Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Xây dựng và bán chương trình du lịch đi Lào dành cho thị trường khách Hà Nội của chi nhánh công ty Cổ phần Du lịch Quốc tế Hữu nghị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (871.68 KB, 51 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
o0o



PHẠM TIẾN CƯỜNG



XÂY DỰNG VÀ BÁN CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH ĐI LÀO
DÀNH CHO THỊ TRƯỜNG KHÁCH HÀ NỘI CỦA CHI NHÁNH
CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH QUỐC TÊ HƯU NGHỊ

Chuyên ngành : Du lịch
(Chương trình đào tạo thí điểm)



LUẬN VĂN THẠC SỸ DU LỊCH






Hà Nội – 2010
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
o0o




PHẠM TIẾN CƯỜNG



XÂY DỰNG VÀ BÁN CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH ĐI LÀO
DÀNH CHO THỊ TRƯỜNG KHÁCH HÀ NỘI CỦA CHI NHÁNH CÔNG
TY CỔ PHẦN DU LỊCH QUỐC TẾ HỮU NGHỊ

Chuyên ngành : Du lịch
(Chương trình đào tạo thí điểm)


TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ DU LỊCH

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Trần Thị Minh Hòa





1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 5
1. Lý do chọn đề tài 5
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 7
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 7
4. Đối tƣợng & phạm vi nghiên cứu 8
5. Phƣơng pháp nghiên cứu: 8

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: 8
7. Cấu trúc của luận văn: 9
Chƣơng 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ XÂY DỰNG VÀ BÁN CHƢƠNG
TRÌNH DU LỊCH 10
1.1. Chƣơng trình du lịch 10
1.1.1. Khái niệm chương trình du lịch 10
1.1.2. Phân loại chương trình du lịch 11
1.1.3. Các yếu tố cấu thành chương trình du lịch 14
1.2. Xây dựng chƣơng trình du lịch 17
1.2.1. Quy trình xây dựng chương trình du lịch 17
1.2.2. Xác định thị trường mục tiêu và nhu cầu của khách du lịch 18
1.2.3. Nghiên cứu khả năng đáp ứng nhu cầu 19
1.2.4. Xác định giá thành, giá bán và các quy định của một chương trình du lich 20
1.2.5. Một số điểm cần lưu ý khi xây dựng chương trình du lịch 27
1.3. Bán chƣơng trình du lịch 27
1.3.1. Tổ chức bán chương trình du lịch 27
1.3.2. Xúc tiến hỗn hợp chương trình du lịch 31
Chƣơng 2: XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH DU LỊCH ĐI LÀO CHO THỊ TRƢỜNG
KHÁCH HÀ NỘI CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH QUỐC TẾ
HỮU NGHỊ 34
2.1. Khái quát về Chi nhánh công ty cổ phần du lịch Quốc tế Hữu Nghị 34
2.1.1. Lịch sử hình thánh và phát triển công ty mẹ 34
2.1.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty mẹ 36
2.1.3 Chi nhánh Công ty Cổ phần Du lịch Quốc tế Hữu Nghị tại Hà Nội 40
2.2. Tình hình hợp tác du lịch Việt Nam - Lào 42
2.2.1. Khái quát về đất nước và du lịch Lào 42

2
2.2.2. Hợp tác du lịch Việt – Lào thời gian qua 43
2.3. Xây dựng chƣơng trình du lịch đi Lào cho thị trƣờng khách Hà Nội của Chi nhánh

Công ty cổ phần du lịch Quốc tế Hữu Nghị 45
2.3.1. Nghiên cứu thị trường khách Hà Nội và xác định thị trường mục tiêu. 45
2.3.2. Nghiên cứu về khả năng cung ứng du lịch của Lào 51
2.3.3. Thiết kế chương trình du lịch đi Lào 63
2.3.4. Xây dựng phương án vận chuyển 71
2.3.5. Xây dựng phương án lưu trú, ăn uống 74
2.3.6. Xác định giá thành giá thành và giá bán cho chương trình du lịch đi Lào. 76
Chƣơng 3: TỔ CHỨC BÁN CHUƠNG TRÌNH DU LỊCH ĐI LÀO DÀNH CHO THỊ
TRƢỜNG KHÁCH HÀ NỘI CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH
QUỐC TẾ HỮU NGHỊ 79
3.1. Đảm bảo các điều kiện đối với Huunghitour để khai thác chƣơng trình du lịch
đi Lào. 79
3.1.1. Điều kiện về các thủ tục pháp lý 79
3.1.2. Điều kiện về tổ chức và nhân lực 80
3.2. Tổ chức xúc tiến hỗn hợp cho chƣơng trình du lịch Lào 81
3.2.1. Hoạt động quảng cáo chương trình du lịch Lào 84
3.2.2. Hoạt động tuyên truyền và quan hệ công chúng 85
3.2.3. Hoạt động khuyến khích, thúc đẩy tiêu thụ, khuyến mãi 85
3.3. Tổ chức bán chƣơng trình du lịch Lào 86
3.3.1. Lựa chọn kênh tiêu thụ 86
3.3.2. Tổ chức và quản lý hệ thống tiêu thụ chương trình du lịch đi Lào của Chi nhánh
Công ty Cổ phần Du lịch Quốc tế Hữu Nghị 88
3.4. Một số đề xuất đối với ban ngành quản lý trong việc hỗ trợ doanh nghiệp 90
3.4.1. Thiết lập cơ chế và tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch đi Lào 90
3.4.2. Tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ doanh nghiệp trong kinh doanh lữ hành 91
KẾT LUẬN 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO 94
PHỤ LỤC 95

3

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Xác định giá thành của một chƣơng trình du lịch theo khoản mục
chi phí 22
Bảng 1.2: Xác định giá thành của một chƣơng trình du lịch
theo lịch trình 23
Bảng 2.2: Lƣợng khách Lào đến Việt Nam và khách Việt Nam đến Lào từ
năm 2006 đến năm 2009 44



















4
DANH MỤC HÌNH


Hình 1.1: Hệ thống kênh phân phối là chƣơng trình du lịch 28
Hình 2.1: Sơ đồ hoạt động của công ty cổ phần du lịch quốc tế
Hữu Nghị 36
Hình 2.3: Bản đồ du lịch Lào 52
Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy Chi nhánh Công ty Cổ phần Du lịch Quốc
tế Hữu Nghị 81
Hình 3.2. Hệ thống phân phối sản phẩm là chƣơng trình du lịch đi Lào của
Chi nhánh Công ty Cổ phần Du lịch Quốc tế Hữu Nghị 88

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Những năm gần đây, cùng với sự đổi mới của đất nƣớc, sự phát triển giao
lƣu kinh tế, văn hóa với các nƣớc láng giềng có chung đƣờng biên giới với
nƣớc ta đã ảnh hƣởng sâu sắc tới sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nƣớc,
cũng nhƣ của các tỉnh biên giới. Du lịch là một ngành kinh tế mang nhiều yếu
tố kinh tế quốc tế, nên sự phát triển giao lƣu kinh tế, văn hóa với các nƣớc láng
giềng có chung biên giới ngày các đòng vai trò quan trong trong sự nghiệp
phát triển du lịch của đất nƣớc.
Tiềm năng du lịch của Lào khá đa dạng và phong phú, cả về tự nhiên và
nhân văn, mang nhiều yếu tố mới, hấp dẫn du khách Việt Nam nói chung và
du khách Hà Nội nói riêng. Đất nƣớc Lào với các di tích, danh lam thắng cảnh
nổi tiếng ở hầu hết các địa phƣơng, mà nổi bật 2 di sản văn hóa thể giới là cố
đô Luông Phrabang và Wat Phu, với nhiều dân tộc có truyền thồng văn hóa
dân gian đặc sắc, có nền ẩm thực với những nét đặc trƣng độc đáo, có vị trí
giao thông đƣờng bộ khá thuận tiện đối với du khách xuất phát từ Việt Nam,
có đƣờng vành đai hơn 1000 km giáp với Việt Nam, Lào có đầy đủ điều kiện
để trở thành một điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách Việt Nam.

Hợp tác du lịch với Lào thời gian qua đƣợc triển khai theo tinh thần hợp
tác hữu nghị, đoàn kết đặc biệt giữa hai Đảng và nhân dân 2 nƣớc. Mặc dù
điều kiện phát triển của ngành Du lịch hai nƣớc còn thấp nhƣng Du lịch Việt
Nam trong khả năng của mình luôn hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm với phía Bạn.
Cùng nằm trong khu vực Đông Dƣơng, với nhiều điểm tƣơng đồng và quan hệ
truyền thống tốt đẹp giữa hai nƣớc là những điều kiện hết sức thuận lợi để
ngành du lịch hai nƣớc tăng cƣờng hợp tác nhằm khai thác tối đa thế mạnh,
tiềm năng của mỗi nƣớc.
Quan hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam – Lào là quan hệ hữu nghị truyền
thống đặc biệt. Hiệp ƣớc hữu nghị hợp tác, Hiệp ƣớc bổ sung và hoạch định
biên giới giữa 2 nƣớc, Hiệp định quy chế biên giới, Hiệp định hợp tác Kinh tế

2

- Văn hóa – Khoa học kỹ thuật, Hiệp định thƣơng mại (mới năm 1998), Nghị
định thƣ về trao đổi hàng hóa. Bản thỏa thuận một số quy định chung về Hải
Quan đối với phƣơng tiện quá cảnh và đấu tranh chống buôn lậu. Thỏa thuận
về việc mở 11 cặp chợ biên giới, Nghị định thƣ về quản lý phƣơng tiện vận tải
đƣờng bộ, Hiệp định về Lãnh sự, Hiệp định về hợp tác lao động, Hiệp định
tránh đánh thuế 2 lần, Hiệp định hợp tác năng lƣợng, Hiệp định kiều dân….mà
hai bên đã ký kết là có cơ sở pháp lý chung cho hợp tác du lịch.
Thị trƣờng khách Hà Nội trong những năm gần đây với nhu cầu đi du lịch
nƣớc ngoài đang tăng với số lƣợng ngày một lớn, đặc biệt trong 5 năm trở lại
đây. Giai đoạn 2005 - 2009 là giai đoạn bùng nổ nhu cầu đi du lịch ra nƣớc
ngoài của du khách Hà Nội. Các điểm đến quen thuộc trong khu vực Châu Á
với nhiều ƣu điểm nổi trội về giá, về dịch vụ, về tài nguyên du lịch của điểm
đến đã thu hút lƣợng lớn du khách Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng,
đặc biệt là điểm đến Thái Lan, Trung Quốc, Singapore, Malaysia. Đến nay các
điểm đến đó đã phần nào trở nên quen thuộc. Đứng ở vai trò của ngƣời công
tác trong ngành kinh doanh lữ hành, tác giả thiết nghĩ cần khai thác điểm đến

mang tính lạ cho du khách Hà Nội.
Seagame 25 lần đầu tiên đƣợc tổ chức tại Lào, giúp cho du khách Việt
Nam biết đến đất nƣớc con ngƣời Lào nhiều hơn, một đất nƣớc dù còn nhiều
khó khăn nhƣng luôn giàu lòng hiếu khách, một đất nƣớc đầy sức cuốn hút và
hấp dẫn từ yếu tố con ngƣời, văn hóa, ẩm thực, danh thắng. Trong tƣơng lai
không xa, Lào sẽ trở thành một điểm đến mới mang đầy tính khám phá cho du
khách Việt Nam nói chung và khách Hà Nội nói riêng.
Chính vì vậy, tác giả đã tiến hành chọn đề tài: “Xây dựng và bán chƣơng
trình du lịch đi Lào dành cho thị trƣờng khách Hà Nội của Chi nhánh
công ty cổ phần du lịch quốc tế Hữu Nghị”.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đây là một đề tài mang tính mới trong nghiên cứu của học viên cao học,
nghiên cứu sinh khối ngành xã hội trong nƣớc. Các đề tài trƣớc đây chủ yếu

3

đƣợc thực hiện bởi các cơ quan, tổ chức quản lý nhà nƣớc mang tầm vĩ mô
nhƣ các công trình nghiên cứu của Viện Nghiên Cứu Đông Nam Á, Tổng Cục
Du Lịch Việt Nam, Viện Nghiên Cứu và Phát triển Du Lịch, hay của các khối
ngành văn hóa, kinh tế có tính chuyên biệt về văn hóa vùng, tiểu vùng.
Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu về hợp tác du lịch Việt – Lào
của Viện Nghiên Cứu Đông Nam Á:
- Chính sách đối ngoại của Lào và tác động của nó đối với quan hệ Lào -
Việt những năm đầu thế kỷ XXI;
- Vai trò và vị thế của Lào trong hợp tác Đông Á;
- Hợp tác du lịch Việt - Lào - Campuchia trong khu vực Tiểu vùng sông
Mêkông mở rộng;
- Quan hệ Lào - Thái Lan.


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là xây dựng đƣợc một số chƣơng trình
du lịch đi Lào hấp dẫn và mang tính khả thi cao cho thị trƣờng khách Hà Nội,
đồng thời tổ chức đƣợc các hoạt động bán phù hợp cho Chi nhánh Công ty Cổ
phần Du lịch Quốc tế Hữu Nghị.
Để đạt đƣợc mục đích trên thì nhiệm vụ đặt ra đƣợc xác định là :
- Hệ thống và xây dựng những vấn đề lý thuyết mang tính cơ sở lý luận
về xây dựng và bán chƣơng trình du lịch.
- Nghiên cứu và đánh giá đặc điểm thị trƣờng khách du lịch Hà Nội cũng
nhƣ tiềm năng du lịch Lào trong việc thu hút khách du lịch nói chung và khách
du lịch Hà Nội nói riêng, từ đó đƣa ra các phƣơng án xây dựng chƣơng trình
du lịch đi Lào cho khách Hà Nội
- Đánh giá khả năng khai thác kinh doanh của Chi nhánh Công ty Cổ phần
Du lịch Quốc tế Hữu Nghị, trên cơ sở đó tổ chức các hoạt động tiêu thụ sản
phẩm chƣơng trình du lịch đi Lào cho khách Hà Nội một cách phù hợp và hiệu
quả.
4. Đối tƣợng & phạm vi nghiên cứu

4

Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là : vấn đề lý luận và thực tiễn việc xây
dựng và bán chƣơng trình du lịch đi Lào cho thị trƣờng khách Hà Nội của Chi
nhành Công ty Cổ phần Du lịch Quốc tế Hữu Nghị
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là : thị trƣờng khách Hà Nội và tất cà các
điều kiện có thể thỏa mãn nhu cầu đi du lịch Lào của thị trƣờng khách Hà Nội.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Trong quá trình thực hiện đề tài, các phƣơng pháp sau đây đƣợc áp dụng
để đảm bảo tính khoa học và thống nhất của đề tài: Phƣơng pháp tổng hợp và
phân tích thứ cấp, phƣơng pháp chuyên gia và phƣơng pháp thực địa.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:

Trên cơ sở học hỏi và kế thừa những hƣớng nghiên cứu và lý luận nghiên
cứu đi trƣớc, đề tài bƣớc đầu tổng hợp cơ sở khoa học của du lịch với điểm
đến Lào. Đây là đóng góp lý thuyết của đề tài nhằm khẳng định hƣớng nghiên
cứu chƣơng trình du lịch mới nhƣ một hƣớng nghiên cứu cần thiết với ngành
học có ý nghĩa thực tiễn mạnh mẽ nhƣ du lịch học.
Khi thực hiện đề tài này, tác giả mong muốn đề tài của mình có thể giúp
cho những ngƣời đọc, những ngƣời quan tâm có thể tìm hiểu kỹ lƣỡng hơn về
đất nƣớc, con ngƣời Lào. Hy vọng đề tài có thể trở thành một tài liệu có ích
cho ngƣời đọc có nhu cầu quan tâm, tìm hiểu sản phẩm du lịch Lào. Và hơn
hết chƣơng trình du lịch Lào khi đó, đề tài sẽ mang lại một ý nghĩa khác khi
đƣợc áp dụng để nhận diện và ứng dụng trong thực tế nhằm khai thác điểm
đến mới một cách có hiệu quả hơn.
7. Cấu trúc của luận văn:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, bố cục luận văn đƣợc chia thành 3 chƣơng
nhƣ sau:
Chƣơng 1: Một số lý luận cơ bản về xây dựng và bán chƣơng trình du
lịch
Chƣơng 2: Tổ chức xây dựng chƣơng trình du lịch đi Lào dành cho thị
trƣờng khách du lịch Hà Nội của Chi nhánh Công ty cổ phần du lịch quốc
tế Hữu Nghị

5

Chƣơng 3: Tổ chức bán chƣơng trình du lịch đi Lào dành cho thị
trƣờng khách Hà Nội của Chi nhánh Công ty cổ phần du lịch quốc tế Hữu
Nghị


Chƣơng 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ XÂY DỰNG VÀ BÁN
CHƢƠNG TRÌNH DU LỊCH

1.1. Chƣơng trình du lịch
1.1.1. Khái niệm chương trình du lịch
Theo Luật Du Lịch của Việt Nam thì: “Chương trình du lịch là lịch trình,
các dịch vụ và giá bán chương trinh được định trước cho chuyến đi của
khách du lịch từ nơi xuất phát đến điểm kết thúc chuyến đi” [6, tr.12]
Với nhà quản lý du lịch thì theo Quy chế Quản lý Lữ hành của Tổng cục
du lịch Việt Nam quy định: “Chương trình du lịch là một tập hợp các dịch vụ
như xuất cảnh, lưu trú, ăn uống, phương tiện vận chuyển và chương trình
tham quan”. Quy định này nhằm giúp các doanh nghiệp lữ hành hiểu đúng
phạm vi hoạt động và đặc điểm sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp đang kinh
doanh.
Theo David Wright trong cuốn: “Tƣ vấn nghề nghiệp lữ hành” thì:
“Chƣơng trình du lịch là các dịch vụ trong lộ trình du lịch, thông thƣờng bao
gồm dịch vụ giao thông, nơi ăn ở, di chuyển và tham quan một quốc gia hay
nhiều hơn, vùng lãnh thổ hay thành phố. Sự phục vụ này phải đƣợc đăng ký
đầy đủ hoặc hợp đồng trƣớc với một doanh nghiệp lữ hành và khách du lịch
phải thanh toán đầy đủ trƣớc khi các dịch vụ đƣợc thực hiện”. [2, tr. 11]
1.1.2. Phân loại chương trình du lịch
Có rất nhiều tiêu chí để phân loại chƣơng trình du lịch. Tuy nhiên, đơn
giản nhất có thể phân loại theo một số tiêu chí cơ bản sau:
a. Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh.
- Chƣơng trình du lịch chủ động:
- Chƣơng trình du lịch bị động
- Chƣơng trình du lịch kết hợp

6

b. Căn cứ vào nội dung và mục đích của chuyến du lịch
- Chƣơng trình du lịch nghỉ ngơi, giải trí và chữa bệnh.
- Chƣơng trình du lịch theo chuyền đề: văn hóa, lịch sử, phong tục tập

quán, lễ hội, nghiên cứu.
- Chƣơng trình du lịch tôn giáo, tín ngƣỡng.
- Chƣơng trình du lịch thể thao, khám phá, mạo hiểm, leo núi, lặn biển.
- Chƣơng trình du lịch đặc biệt: tham quan chiến trƣờng xƣa, DMZ.
- Chƣơng trình du lịch tổng hợp (nhƣ du lịch xuyên việt….)
c. Căn cứ vào mức giá
- Chương trình du lịch trọn gói
- Chương trình du lịch với mức giá phổ cập
- Chương trình du lịch với mức giá tự chọn.
d. Căn cứ vào thị trường khách du lịch hay đối tượng khách.
- Chương trình du lịch nội địa
- Chương trình du lịch inbound
- Chương trình du lịch Outbound
1.1.3. Các yếu tố cấu thành chương trình du lịch
Nhƣ đã nói ở trên, chƣơng trình du lịch là một tập hợp của tất cả các dịch
vụ du lịch, có thể là dịch vụ trọn gói hoặc chỉ một vài dịch vụ đơn lẻ tùy thuộc
vào từng hoàn cảnh cụ thể. Tuy nhiên cấu thành của một chƣơng trình du lịch
thông thƣờng sẽ bao gồm các thành phần cơ bản: Vận chuyển, lƣu trú, ăn
uống, hƣớng dẫn, lịch trình và dịch vụ bổ xung.
Vai trò của các yếu tố cấu thành trên là ngang nhau, tùy thuộc vào mỗi
chƣơng trình du lịch cụ thể mà yếu tố cấu thành nào là quan trọng nhất. Các
chƣơng trình du lịch còn có thể bao gồm thêm một số dịch vụ bổ xung để đáp
ứng những nhu cầu tối thiểu nhất cho du khách .
1.2. Xây dựng chƣơng trình du lịch
1.2.1. Quy trình xây dựng chương trình du lịch
Chƣơng trình du lịch đƣợc xây dựng theo quy trình gồm các bƣớc sau đây:
- Xác dịnh thị trƣờng mục tiêu và nhu cầu của khách du lịch.

7


- Nghiên cứu khả năng đáp ứng nhu cầu.
- Xác định khả năng và vị trí của doanh nghiệp lữ hành.
- Xây dựng mục đích, ý tƣởng của chƣơng trình du lịch.
- Giới hạn quỹ thời gian và mức giá tối đa.
- Xây dựng tuyến hành trình cơ bản, bao gồm những điểm du lịch chủ yếu,
bắt buộc của chƣơng trình.
- Xây dựng phƣơng án vận chuyển.
- Xây dựng phƣơng án lƣu trú ăn uống.
- Những điều chỉnh nhỏ, bổ sung tuyến hành trình. Chi tiết hóa chƣơng
trình với những hoạt động tham quan, nghỉ ngơi, giải trí.
- Xác định giá thành và giá bán của chƣơng trình.
- Xây dựng những quy định của chƣơng trình
1.2.2. Xác định thị trường mục tiêu và nhu cầu của khách du lịch
Đây là bƣớc đầu tiên và là bƣớc đóng vai trò quan trọng trong quá trình
xây dựng và thực hiện chƣơng trình du lịch. Cũng nhƣ các ngành kinh doanh
khác, xác định thị trƣờng mục tiêu là bƣớc không thể thiếu nhằm giúp doanh
nghiệp tập trung khai thác vào đúng thị trƣờng tiềm năng từ đó có thể giúp
doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực và đáp ứng tối đa nhu cầu
chính đáng của khách hàng. Việc phân đoạn thị trƣờng mục tiêu có thể dựa
trên những tiêu chí khác nhau nhƣ nghề nghiệp, tuổi tác, giới tính, thu nhập,
quốc tịch…
1.2.3. Nghiên cứu khả năng đáp ứng nhu cầu
Sau khi đã xác định đƣợc thị trƣờng mục tiêu và nhu cầu của du khách,
các công ty lữ hành cần tập trung vào việc nghiên cứu khả năng đáp ứng nhu
cầu đó của công ty lữ hành, của tài nguyên du lịch và của các nhà cung ứng
dịch vụ khác nhƣ lƣu trú, vận chuyển, nhà hàng….
Về khả năng đáp ứng của các công ty lữ hành cần kể đến các yếu tố nhƣ
vốn, nhân lực, mối quan hệ với những nhà cung cấp dịch vụ…. sau khi xác
định đƣợc khả năng của mình, nhà điều hành sẽ xem xét và đƣa ra quyết định
để xây ựng và thiết kế các chƣơng trình sao cho phù hợp và khả thi nhất.


8

1.2.4. Xác định giá thành, giá bán và các quy định của một chương trình
du lich
1.2.4.1. Xác định giá thành của một chương trình du lịch
a. Khái niệm giá thành của một chương trình du lịch
Giá thành của một chƣơng trình du lịch bao gồm toàn bộ những chi phí
trực tiếp mà công ty lữ hành phải chi trả một lần thực hiện chƣơng trình du
lịch.
b. Phương pháp tính giá thành
Trên cơ sở hai loại chi phí cố định và biển đổi, tồn tại một số phƣơng pháp
xác định giá thành của các chƣơng trình du lịch, chúng ta có hai phƣơng pháp
xác định giá thành cơ bản.
Phƣơng pháp 1: Xác định giá thành theo khoản mục chi phí.
Phƣơng pháp này xác định giá thành bằng cách nhóm toàn bộ các chi phí
phát sinh vào một số khoản mục chủ yếu. Thông thƣờng, ngƣời ta lập bảng để
xác định giá thành của một chƣơng trình du lịch.
Phƣơng pháp 2: Xác định giá thành theo lịch trình
Về cơ bản phƣơng pháp này không có gì khác biệt so với phƣơng pháp thứ
nhất. Tuy nhiên ơ đây chi phí đƣợc liệt kê cụ thể và chi tiết lần lƣợt theo từng
ngày của lịch trình.
1.2.4.2. Xác định giá bán của một chương trình du lịch
Giá bán của một chƣơng trình du lịch phụ thuộc vào những yếu tố sau
đây: Mức giá phổ biến trên thị trƣờng, vai trò, vị thế, thƣơng hiệu của doanh
nghiệp trên thị trƣờng, mục tiêu của doanh nghiệp, giá thành của chƣơng trình,
thời vụ du lịch
a. Các phương pháp khách để xác định giá bán
Phương pháp 1 : Xác định giá bán chuyến du lịch theo lợi nhuận mục
tiêu.

Phương pháp 2 : Phƣơng pháp hòa vốn
1.2.4.3. Các quy định của một chương trình du lich

9

Theo thông lệ thì các quy định của một chƣơng trình du lịch bao gồm
những điểm chủ yếu sau :
- Nội dung, mức giá của chƣơng trình du lịch
- Những quy định về giấy tờ, visa, hộ chiếu
- Những quy định về vận chuyển
- Những quy định về đăng ký đặt chỗ, tiền đặt trƣớc, chế độ phạt khi hủy
bỏ, hình thức và thời gian thanh toán
- Trách nhiệm của doanh nghiệp lữ hành
- Các trƣờng hợp bất khả kháng
1.2.5. Một số điểm cần lưu ý khi xây dựng chương trình du lịch
Một chƣơng trình du lịch đƣợc xây dựng phải chú ý tới các điểm sau:
- Phù hợp với đặc điểm tiêu dùng.
- Chƣơng trình phải có tốc độ hoạt động hợp lý
- Chƣơng trình phải có tính hấp dẫn. Đa dạng hóa các loại hình hoạt
đồng, tránh sự nhàm chán, (chú ý đến hoạt động đón tiếp, tiễn, và các hoạt
động bổ trợ buổi tối trong chƣơng trình).
- Chƣơng trình phải có tính khả thi
- Chƣơng trình phải đúng mục đích lữ hành
1.3. Bán chƣơng trình du lịch
1.3.1. Tổ chức bán chương trình du lịch
1.3.1.1. Xác định nguồn khách
Khi xây dựng các chƣơng trình du lịch, các doanh nghiệp lữ hành
thƣờng đã xác định thị trƣờng mục tiêu chủ yêu cho sản phẩm của mình. Đây
là một trong nhƣng giai đoạn cơ bản và đóng vai trò quyết định để đạt đƣợc
mục đích kinh doanh chƣơng trình du lịch của doanh nghiệp lữ hành. Vì vậy

cần lựa chọn các phƣơng pháp và phƣơng tiện tới ƣu nhằm tiêu thụ đƣợc
lƣợng sản phẩm tối đa chỉ với chi phí tối thiểu. Giai đoạn này bao gồm các
công việc chính nhƣ là lựa chọn kênh tiêu thụ, và quản lý các kênh tiêu thụ
trong chƣơng trình du lịch.

10

1.3.1.2. Quan hệ giữa các công ty lữ hành với nhau và với khách du
lịch
Hợp tác giữa các công ty lữ hành bao giờ cũng đóng vai trò đặc biệt quan
trọng. Đối với công ty lữ hành tại Việt Nam, khi điều kiện tiếp xúc và khai
thác trực tiếp các nguồn khách quốc tế tại nơi lƣu trú của họ và vô cùng hạn
chế thì việc nhận khách thông qua các công ty lữ hành gửi khách gần nhƣ là
một tất yếu. Giữa các công ty gửi khách và nhận khách thƣờng có một bản hợp
đồng thỏa thuận.
Đối với khách du lịch tự đến với các doanh nghiệp (chủ yếu là khách lẻ),
khi họ mua chƣơng trình của doanh nghiệp lữ hành, nếu chƣơng trình có giá trị
tƣơng đối lớn thì giữa doanh nghiệp và khách hàng thƣờng có 1 bản hợp đồng
về việc thực hiện chƣơng trình du lịch.
1.3.2. Xúc tiến hỗn hợp chương trình du lịch
1.3.2.1. Khái niệm xúc tiến hỗn hợp
Thực chất của xúc tiến hồn hợp là quá trình kết hợp truyền thông trong
kinh doanh du lịch cho ngƣời tiêu dùng trên thị trƣờng mục tiêu. Một mặt giúp
họ nhận thức đƣợc các chƣơng trình du lịch của doanh nghiệp, mặt khác dẫn
dụ, thu hút ngƣời tiêu dùng mục tiêu mua sản phẩm của doanh nghiệp và trung
thành với sản phẩm bao gồm quảng cáo tuyên truyền và quan hệ công chúng,
thúc đẩy tiêu thụ, chào hàng trực tiếp. Việc lựa chọn các hoạt động xúc tiến
hồn hợp cần phải phân tích các yếu tố ảnh hƣởng sau đây: bản chất, đặc điểm
của từng loại chƣơng trình du lịch mà doanh nghiệp đƣa ra thị trƣờng, mục
tiêu mà tham vọng truyền thông hƣớng tới, các giai đoạn trong chu kỳ sống

của sản phẩm (tính thời vụ du lịch), tình hình mà doanh nghiệp phải đối mặt và
xác định vị trí của mình trên thị trƣờng mục tiêu, ngân quỹ có thể dành cho
hoạt động xúc tiến hỗn hợp.
1.3.2.2. Hoạt động quảng cáo chương trình du lịch
Tất cả các hoạt động quảng cáo đều nhằm khơi dậy nhu cầu của du khách
đối với các sản phẩm của doanh nghiệp lữ hành. Các sản phẩm quảng cáo phải

11

tạo ra sự phù hợp giữa các chƣơng trình du lịch với nhu cầu, mong muốn và
nguyện vọng của khách du lịch.
1.3.2.3. Hoạt động tuyên truyền và quan hệ công chúng
Hoạt động tuyên truyền là việc tác động một cách gián tiếp nhằm khơi dậy
nhu cầu du lịch hay làm tăng uy tín của doanh nghiệp lữ hành bằng cách đƣa
những thông tin về điểm, tuyến du lịch mới thông qua việc sử dụng các
phƣơng tiện truyền thông đại chùng (báo hình, báo nói, báo viết, tạp chí, báo
điện tử) với sự hỗ trợ của các phóng viên.
1.3.2.4. Hoạt động khuyến khích, thúc đẩy tiêu thụ, khuyến mãi
Hoạt động khuyến khích thúc đẩu tiêu thụ của doanh nghiệp lữ hành là
việc sử dụng các biện pháp kích thích trực tiếp vào đội ngũ bán chƣơng trình
du lịch của đại lý lữ hành, các doanh nghiệp lữ hành, nhằm tạo động lực cho
ngƣời bán hàng tích cực chủ động đẩy nhanh tiên độ bán các chƣơng trình du
lịch. Các hình thức khuyến mại maf doanh nghiệp lữ hành có thể áp dụng: tăng
mức hoa hồng cơ bản, hoa hồng thƣởng… Tạo điều kiện thuận lợi và các
chính sách ƣu đãi cho nhân viên bán và các đại lý….

Chƣơng 2: XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH DU LỊCH ĐI LÀO CHO THỊ
TRƢỜNG KHÁCH HÀ NỘI CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN
DU LỊCH QUỐC TẾ HỮU NGHỊ


2.1. Khái quát về Chi nhánh công ty cổ phần du lịch Quốc tế Hữu
Nghị
2.1.1. Lịch sử hình thánh và phát triển công ty mẹ
Từ những ngày đầu của năm 1990 chỉ từ một trung tâm du lịch Hữu nghị
Sầm Sơn với nhiệm vụ đƣa du khách về thăm Thanh Hóa tắm biển Sầm Sơn
đến nay du lịch Hữu Nghị đã trƣởng thành và phát triển với tên Công ty Cổ
phần Du lịch Quốc tế Hữu Nghị. Hiện nay Huunghitour đã là thành viên của
VITA, VCCI, đƣợc cấp giấy chứng nhận kinh doanh lữ hành quốc tế số:

12

0911/2008/TCDL-GPLHQT với mạng lƣới các đơn vị thành viên tại Hà
Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Nghệ An
Thành lập ngày 21/01/2002 với sự phấn đấu không ngừng ngày
21/01/2007 Công ty đã chính thức đƣợc công nhận là Hội viên của Hiệp hội
Du lịch Việt Nam, giấy chứng nhận Hội viên số 2292/HHDL – HV.
2.1.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty mẹ
a. Phòng sale Outbound
b. Phòng sale Nội địa
c. Phòng vé máy bay
d. Phòng điều hành
e. Phòng kế toán
2.1.3 Chi nhánh Công ty Cổ phần Du lịch Quốc tế Hữu Nghị tại Hà Nội
2.1.3.1. Sự hình thành Chi nhánh Công ty Cổ phần Du lịch Quốc tế
Hữu Nghị
Chi nhánh Công ty cổ phần du lịch quốc tế Hữu Nghị đƣợc thành lập ngày
15 tháng 1 năm 2009 theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 011 302
4846 do sở Kế Hoạch Đầu Tƣ Hà Nội
Mã số thuế số: 2800 67 4315 – 001 cấp ngày: 25/03/2009.
Địa chỉ trụ sở: Số nhà: Số 04, nhà N6, khu tập thể Quân đội, Bảo tàng Hậu

Cần, xã Mỹ Đình, Huyện Từ Liêm, Hà Nội
Địa chỉ giao dịch: 273 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội
Số điện thoại: 04 6290 2018 Fax : 04 3785 6907
Nhiệm vụ: Đại diện cho công ty trong việc triển khai hoạt động kinh doanh
tại Hà Nội.
Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh: Kinh doanh lữ hành nội địa và
quốc tế; Kinh doanh lƣu trú du lịch; Kinh doanh vận chuyển khách du lịch;
Kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch; Kinh doanh dịch vụ du lịch
khác; Kinh doanh xuất nhập khẩu; In ấn, Quảng cáo, truyền thông.
2.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ và địa vị pháp lý của chi nhánh

13

Chi nhánh Công ty Cổ phần Du lịch Quốc tế Hữu Nghị có những chức
năng sau:
- Là đại diện giao dịch với các đối tác, khách hàng cuả công ty tại Hà Nội.
- Đại diện pháp lý cung cấp thông tin, nhận thông tin của các các đơn vị
quản lý nhà nƣớc, các cơ quan báo chí….
- Trực tiếp kinh doanh, khai thác mở rộng thị trƣờng tại địa bàn Hà Nội.
- Hỗ trợ công ty mẹ trong việc tổ chức thực hiện các tour Out bound đƣờng
bộ và đƣờng bay cho khách khởi hành từ Thanh Hóa.
- Kết hợp cùng các Văn Phòng Đại Diện tại Nghệ An và Hồ Chí Minh, xây
dựng phƣơng hƣớng phát triển, xây dựng sản phẩm mới, và đƣa vào khai thác.
- Đào tạo nguồn nhân lực du lịch có chất lƣợng cho công ty mẹ tại Thanh
Hóa.
2.1.3.3. Thực trạng kinh doanh của chi nhánh và định hướng phát triển.
Sau 1 năm Chi nhánh Công ty Cổ phần Du lịch Quốc tế Hữu Nghị đƣợc
thành lập tại địa bàn Hà Nội, chi nhánh Công ty Cổ phần Du lịch Quốc tế Hữu
Nghị đã đạt đƣợc những kết quả cơ bản nhƣ sau:
- Xây dựng đƣợc thƣơng hiệu Huunghitour tại thị trƣờng Hà Nội.

- Có đƣợc tập khách hàng tại thị trƣờng Hà Nội, mặc dù số lƣợng chƣa
lớn, nhƣng chọn lọc đƣợc khách hàng có khả năng chi trả cao, tiêu dùng sản
phẩm cao cấp.
- Mở rộng quan hệ với các đối tác tại thị trƣờng điểm đến tại nƣớc
ngoài.
- Xây dựng đƣợc đỗi ngũ nhân viên đến thời điểm tháng 6 năm 2010 là
8 nhân viên, tất cả lƣợng nhân viên đều có trình độ và chuyên môn du lịch tốt.
2.2. Tình hình hợp tác du lịch Việt Nam - Lào
2.2.1. Khái quát về đất nước và du lịch Lào
- Diện tích 236.800km2, chia thành 16 tỉnh, 1 thành phố (Thủ đô Viêng-
chăn) và 1 đặc khu (Xay-xổm-bun).
- Dân số: 6,3 triệu ngƣời; thủ đô Viêng Chăn (2009)
- GDP đầu ngƣời: 841 USD/ngƣời/năm (2008).

14

- Nhịp độ tăng trƣởng trung bình GDP: năm 2005 7,2%; 2006 đạt 7,4%;
2007: 8%; 2008: 7,9%.
- Kinh tế đối ngoại: Lào có quan hệ thƣơng mại với 60 nƣớc, ký hiệp định
thƣơng mại với 19 nƣớc, 39 nƣớc cho Lào hƣởng quy chế GSP.
- Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch: Tổng cục Du lịch Lào, cơ quan
thuộc Phủ Thủ tƣớng. Ông Somphong Mongkhonvilay, Bộ trƣởng, Chủ nhiệm
Văn phòng Phủ Thủ tƣớng, kiêm Tổng cục trƣởng TCDL Lào.
- Các hiệp hội ngành nghề: Hiệp hội Lữ hành Lào, Hiệp hội Khách sạn và
Nhà hàng Lào và Cục Xúc tiến và Marketing Du lịch.
- Đã thành lập cảnh sát du lịch tại các tỉnh: Viêng Chăn, Luông
Phrabang, Sa va na khet, Cham pa sắc, Luông Nậ m Tha, Khăm Muộn, Xiêng
Khoảng.
- Điểm du lịch: có hơn 1.000 điểm du lịch, trong đó: 579 điểm du lịch
thiên nhiên, 257 điểm du lịch văn hoá, 162 điểm du lịch lịch sử.

- Vùng du lịch: 3 vùng du lịch chính: thủ đô Viêng Chăn, tỉnh Cham Pa
Sắc và tỉnh Luông Phrabang.
- Di sản thế giới: 2 di sản là đô thị lịch sử Luông Phrabang và Vat Phu
thuộc tỉnh Cham Pa Sắc.
- Các sự kiện du lịch lớn đã được tổ chức tại Lào trong khuôn khổ hợp
tác ASEAN: Diễn đàn Du lịch ASEAN năm 2004 (ATF 2004), Năm Du lịch
Quốc gia Lào 1999 – 2000.
- Đơn vị kinh doanh du lịch: 48 khách sạn, 809 nhà khách nhà nghỉ, 511
nhà hàng và 68 công ty du lịch.
- Nhân lực du lịch: 820 hƣớng dẫn viên, 2.860 nhân viên làm việc trực
tiếp trong các khách sạn, nhà khách – nhà nghỉ, khách sạn và 636 lao động du
lịch đƣợc các tổ chức quốc tế hỗ trợ đào tạo.
2.2.2. Hợp tác du lịch Việt – Lào thời gian qua
- Chủ trương quan hệ đối ngoại 2 nước: quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc
biệt và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng và hai Nhà nƣớc.

15

- Văn kiện đã ký: Hiệp định Hợp tác Du lịch song phƣơng cấp chính phủ
ngày 11/02/1991.
- Trao đổi khách: Năm 2004, Việt Nam trở thành thị trƣờng gửi khách
quan trọng của Lào, đứng thứ 6 trong 10 thị trƣờng nguồn đầu bảng của Lào
- Xúc tiến quảng bá: các hoạt động xúc tiến thúc đẩy du lịch đƣờng bộ
đƣợc tổ chức thƣờng xuyên hàng năm nhằm quảng bá cho tuyến du lịch
caravan dọc theo Hành lang Đông Tây.
- Đào tạo nguồn nhân lực: đã hỗ trợ đào tạo ngắn hạn (3 tháng) cho Lào
45 cán bộ về quản lý du lịch, quy hoạch, quản lý khách sạn.
- Trao đổi kinh nghiệm: tập trung vào quy hoạch du lịch, xây dựng Luật
Du lịch, phân hạng khách sạn.
- Tạo thuận lợi đi lại: Hai nƣớc đã miễn visa cho khách du lịch trong thời

hạn 15 ngày từ 01/7/2004. Hai nƣớc đang triển khai thí điểm cơ chế 1 điểm
dừng kiểm tra hàng hoá quá cảnh biên giới tại cửa khẩu Lao Bảo.
- Hợp tác giữa các địa phương:
+ 10 tỉnh của Lào và Việt Nam có ký thoả thuận hợp tác chung.
+ Họp thƣờng niên cấp cao 7 tỉnh biên giới Việt – Lào – Thái bàn về phát
triển du lịch đƣờng 8 (tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây)
- Các tuyến du lịch liên hoàn: hai tuyến du lịch đang triển khai hiệu quả:
+ Tuyến đƣờng bộ: Mukdahan (Đông Bắc Thái Lan ) qua Savanakhet
(Nam Lào) đến Quảng Trị và các tỉnh miền Trung Việt Nam.
+ Tuyến di sản dài 1.500km nối Vịnh Hạ Long (Việt Nam), Cố đô Luông
Phrabang (Lào) và Udon Thani (Thái Lan).
2.3. Xây dựng chƣơng trình du lịch đi Lào cho thị trƣờng khách Hà
Nội của Chi nhánh Công ty cổ phần du lịch Quốc tế Hữu Nghị
2.3.1. Nghiên cứu thị trường khách Hà Nội và xác định thị trường mục
tiêu.
2.3.1.1. Điều kiện kinh tế - chính trị - văn hóa – xã hội
Hà Nội, thủ đô nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là trung tâm
kinh tế, văn hóa, chính trị của đất nƣớc. Với vị thế của minh Hà Nội luôn giữ

16

vai trò đầu tầu và có tốc độ phát triên mọi mặt rất cao so với cả nƣớc. Qua hơn
15 năm thực hiện chính sách đổi mới và mở cửa, Hà Nội có những bƣớc phát
triển vƣợt bậc:
Về mặt kinh tế, nền kinh tế thị trƣờng đã từng bƣớc hình thành và phát
triển mạnh mẽ. Theo báo cáo công bố tình hình kinh tế xã hội tháng 3 và Quý I
năm 2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ tại cuộc họp Báo Chính phủ ngày
1/4/2010, mặc dù đứng trƣớc nhiều khó khăn, thách thức, nhƣng trong quý
I/2010 nền kinh tế nƣớc ta vẫn tiếp tục đà phục hồi của những quý cuối năm
2009 với tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nƣớc đạt 5,83%, gấp gần 1,9 lần tốc

độ tăng trong quý I/2009. Đáng chú ý là sự phục hồi diễn ra ở hầu hết các
ngành, các lĩnh vực kinh tế then chốt: Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và
thủy sản tăng 5,8%; giá trị sản xuất công nghiệp tăng 13,6%; thị trƣờng trong
nƣớc tiếp tục phát triển ổn định với tốc độ tăng trƣởng cao, trong đó, tổng mức
bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế tăng 24,1%, hoạt động du
lịch sôi nổi, lƣợng khách quốc tế đến Việt Nam tăng 36,2% so với cùng kỳ
năm trƣớc; thực hiện vốn đầu tƣ toàn xã hội ƣớc tính tăng 26,23% so với cùng
kì năm trƣớc đặc biệt là khu vực ngoài nhà nƣớc tăng tới 46,38%;
2.3.1.2. Trình độ dân trí
Là trung tâm của cả nƣớc, nơi đóng trụ sở các cơ quan đầu não của Đảng,
Chính Phủ, Hà Nội là nới đặt các đại sơ quán, các văn phòng đại diện kinh tế
thƣơng mại, ngoại giao, quốc phòng, nơi giao dịch của các tổ chức quốc tế, các
công ty nƣớc ngoài, các viện nghiên cứu, các trƣờng đại học… do đó Hà Nội
có trình độ dân trí cao hơn mặt bằng chung của cả nƣớc. Đây là nơi tập trung
nhiều trí thức và đội ngũ cán bộ có trình độ cao chiếm hơn 80% của cả nƣớc.
Hà Nội cũng là nơi đầu tiên hoàn thành phổ cập trung học sơ sở. Điều đó nảy
sinh các nhu cầu khám phá, giao lƣu của ngƣời dân Hà Nội lớn hơn các địa
phƣơng khác trong cả nƣớc.
2.3.1.3. Thu nhập và mức sống của người dân Hà Nội
Các chỉ tiêu kinh tế bình quân GDP tăng khoảng 7-7,5%; tổng kim ngạch
xuất khẩu tăng 10%; tổng thu ngân sách Nhà nƣớc 588,5 nghìn tỷ đồng; tỷ lệ

17

bội chi so với GDP là 5,5% Với điều kiện thu nhập thực tế của ngƣời dân
Hà Nội tăng lên dẫn đến đời sống vật chất đảm bảo cho việc ngƣời dân Hà Nội
đƣợc cải thiện. Đây là điều kiện vật đảm bao cho ngƣời dân Hà Nội biến mong
muốn đi du lịch trở thành hiện thực. Sự gia tăng thu nhập dẫn đến cải thiện khả
năng tài chính của ngƣời dân Hà Nội đã thúc đẩy nhu cầu du lịch xa hơn và cải
thiện tốt hơn khả năng chi trả cho các chi phí liên quan đến chƣơng trình du

lịch.
2.3.1.4. Thời gian rỗi
Hà Nội là nơi tập trung một lƣợng dân cƣ lớn trong đó đội ngũ cán bộ,
công nhân, viên chức, học sinh, sinh viên, chiếm một tỷ lệ cao. Bên cạnh đó
với những điều kiện mới bổ xung trong luật lao động về việc tăng thời gian
nghỉ cho ngƣời lao động…. Đây là quỹ thời gian rỗi tƣơng đối lớn mà nhà
nƣớc dành cho đối tƣợng cán bộ, công nhân, viên chức, học sinh, sinh viên.
Bênh cạnh thời gian nghỉ cuối tuần, thời gian nghỉ lễ, tết, hầu hết các doanh
nghiệp, các cơ quan đoàn thể tại Hà Nội đều dành một khoảng thời gian nhất
định dành cho nghỉ ngới, du lịch của cán bộ công nhân viên (thƣờng vào mùa
hè). Nhƣ vậy thời gian rỗi của những đối tƣợng này là khá cao. Điều này mang
đến chob các công ty du lịch Hà Nội rất nhiều cơ hội trong một thị trƣờng
khách du lịch Hà Nội rộng lớn.
2.3.1.5. Xác định thị trường mục tiêu
Định hƣớng kinh doanh cho giai đoạn 2010 đến 2015 của Chi nhánh công
ty cổ phần du lịch quốc tế Hữu Nghị trong việc khai thác thi trƣờng khách Hà
Nội đó là việc phát triển sản phảm mới, ở đây là sản phẩm chƣơng trình du
lịch. Nhằm mục tiêu lợi nhuận, chiếm thị phần lớn về đƣa du khách Hà Nội
nói riêng và du khách Việt đi du lịch Lào, và trở thành doanh nghiệp dẫn đầu
trong khai thác sản phẩm dịch vụ du lịch Lào.
Với đặc thù của một sản phẩm mới, các điểm đến của Lào mang nhiều
yếu tố tự nhiên, các chƣơng trình du lịch là sản phẩm mục tiêu sẽ mang nhiều
tính khám phá, nên trong việc xác định nguồn khách và nhóm khách. Chi
nhánh công ty cổ phần du lịch quốc tế Hữu Nghị cần xác định rất rõ đối tƣờng

18

khách tiềm năng, để từ đây xây dựng kênh quảng bá, phƣơng pháp quản lý
kênh nhằm đem lại hiệu quả cao trong khai thác. Tác giả thiết nghĩ với những
điều kiện thực tế hiện nay, đối tƣợng khách hàng cần nhắm tới sẽ chia thành 2

nhóm:
- Nhóm khách đoàn: Các doanh nghiệp, các hội đoàn thể (hội phụ nữ, hội
cựu chiến binh…)
- Nhóm khách lẻ: Thanh niên, và trung niên có nhu cầu khám phá.
Trong đó đối tƣợng khách lẻ cần đƣợc quan tâm trƣớc, và xây dựng kênh
bán qua các đại lý lữ hành, các đơn vị gom khách lẻ tại Hà Nội.
2.3.2. Nghiên cứu về khả năng cung ứng của của Lào
2.3.2.1. Tiềm năng du lịch & định hướng phát triển không gian du lịch
của Lào
Nằm ở giữa bán đảo Đông Dƣơng và ở khu vực Đông Nam á, Lào có vị trí
rất thuận lợi trong việc mở mang phát triển du lịch quốc tế với đầy đủ các điều
kiện để xây dựng một hệ thống giao thông toàn diện nhƣ đƣờng bộ, đƣờng
thuỷ, đƣờng hàng không. Lào giao lƣu với các nƣớc láng giềng và các nƣớc
trong khu vực chủ yếu bằng đƣờng bộ và đƣờng hàng không. Khách du lịch
quốc tế đến Lào chủ yếu bằng đƣờng hàng không thông qua sân bay quốc tế
Vạt Thay, cửa khẩu quan trọng để đón khách và giao lƣu hàng hoá với các
nƣớc trên thế giới. Ngoài ra hệ thống giao thông đƣờng bộ, đƣờng sông cũng
có vai trò nhất định.

Lào có tiềm năng du lịch phong phú, đa dạng về mặt tự nhiên, giàu bản sắc
dân tộc và văn hoá lịch sử, có nền kinh tế đang phát triển. Đó là những điều
kiện thuận lợi để du lịch Lào phát triển với tất cả các loại hình du lịch khác
nhau trong tƣơng lai. Các tài nguyên du lịch tự nhiên có tổ hợp du lịch ven
sông hồ, tổ hợp du lịch núi và tổ hợp du lịch đồng bằng, đồi. Trong đó tổ hợp
du lịch đồng bằng, đồi có vai trò quan trọng nhất hiện nay. Trong các tài
nguyên nhân văn, các di tích lịch sử văn hoá có sức hấp dẫn và lôi cuốn khách
du lịch nhiều nhất. Trong mấy năm vừa qua Lào chủ yếu phát triển du lịch

19


tham quan và trong tƣơng lai gần có thể phat triển loại hình du lịch nhận thức
để mở rộng khả năng thu hút nhiều loại khách.
Đất nƣớc Lào có nền văn hoá lâu đời bới ba thành phần dân tộc lớn (Lào
Lùm, Lào Thơng, Lào Xủng) bao gồm nhiều các bộ tộc khác nhau có phong
tục tập quán, tiếng nói, cách ăn mặc riêng.
Vùng du lịch phía Bắc:
Về mặt lãnh thổ, vùng du lịch phía Bắc bao gồm cả 3 vùng tự nhiên là
vùng đồi núi Đông Bắc, Tây Bắc và một phần Trung Lào (vùng đồng bằng trù
phú của tỉnh Viêng Chăn và thủ đô).
Về phƣơng diện tự nhiên, vùng du lịch phía Bắc có cả núi cao, cao
nguyên và đồng bằng. ở đây còn nhiều khu rừng nguyên sinh con ngƣời chƣa
bao giờ bƣớc chân tới. Trong điều kiện hiện nay, các tài nguyên này hầu nhƣ
còn ở dạng tiềm năng.
2.4.2.2. Kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch
Kết cấu hạ tầng có vai trò đặc biệt đối với phát triển du lịch. Kết cấu hạ
tầng phục vụ du lịch chủ yếu bao gồm hệ thống giao thông vận tải; mạng lƣới
thông tin liên lạc; khả năng cung cấp điện, nƣớc. Trong thời gian gần đây, kết
cấu hạ tầng của Lào đã đƣợc đầu tƣ từng bƣớc và ngày càng có nhiều thay đổi
theo chiều hƣớng tích cực.
a. Giao thông vận tải
Có thể nói, mạng lƣới giao thông vận tải của Lào chủ yếu là đƣờng bộ
và đƣờng thuỷ. Từ năm 1975, sau khi giải phóng đất nƣớc, cùng với nhịp độ
phát triển kinh tế - xã hội, ngành giao thông vận tải Lào khá phát triển, đặc biệt
là đƣờng bộ, đƣờng thuỷ và đƣờng hàng không.
* Hệ thống giao thông đường bộ
Hiện nay trên lãnh thổ nƣớc Lào có khoảng 3.543 km đƣờng nhựa,
6.051km đƣờng đá, và 12.026 km đƣờng đất. Tổng cộng đƣờng bộ ở Lào dài
tới 21.620 km.
* Hệ thống giao thông đường thuỷ

×