Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Tổ chức lãnh thổ du lịch Phú Quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.52 MB, 123 trang )


1



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




NGÔ XUÂN HÀO










TỔ CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCH PHÚ QUỐC


LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH












Hà Nội - 2012


2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



NGÔ XUÂN HÀO








TỔ CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCH PHÚ QUỐC


Chuyên ngành: Du lịch
(Chương trình đào tạo thí điểm)



LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH






Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Đức Thanh





Hà Nội - 2012



3
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài 6
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 6
3. Lịch sử nghiên cứu 7
4. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu 10
5. Cấu trúc luận văn 12



CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC TỔ
CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCH 13
1.1. Khái niệm 13
1.1.1. Tổ chức lãnh thổ 13
1.1.2. Tổ chức lãnh thổ du lịch 14
1.1.2.1. Tầm quan trọng của tổ chức lãnh thổ du lịch 15
1.1.2.2. Vai trò của công tác tổ chức lãnh thổ du lịch 15
1.1.2.3. Những mục tiêu của việc tổ chức lãnh thổ 16
1.2. Các hình thức biểu hiện của tổ chức lãnh thổ du lịch 18
1.3. Các tiêu chí đánh giá điểm du lịch 25
1.3.1. Độ hấp dẫn của tài nguyên du lịch 26
1.3.2. Thời gian hoạt động du lịch (tính thời vụ) 27
1.3.3. Sức chứa khách du lịch 28
1.3.4. Độ bền vững của môi trường khách du lịch 30
1.3.5. Vị trí khả năng tiếp cận điểm du lịch 30
1.3.6. Những ảnh hưởng về mặt kinh tế ở điểm du lịch 31
1.4. Kinh nghiệm tổ chức lãnh thổ du lịch của Việt Nam và một số nước 32


CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCH PHÚ QUỐC . 35
2.1. Khái quát sự hình thành và phát triển của Phú Quốc 35
2.2. Những nguồn lực ảnh hưởng đến việc TCLTDL Phú Quốc 36
2.2.1. Vị trí địa lý 36
2.2.2. Tài nguyên du lịch 38

4
2.2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên 38
2.2.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn 50
2.2.3. Cơ sở hạ tầng 57

2.2.3.1. Giao thông vận tải 57
2.2.3.2. Bưu chính viễn thông 60
2.2.3.3. Cấp điện 60
2.2.3.4. Cấp nước 61
2.3. Hiện trạng phát triển du lịch Phú Quốc 62
2.3.1. Khách du lịch 62
2.3.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch 67
2.3.2.1. Cơ sở lưu trú 67
2.3.2.2. Hệ thống nhà hàng 68
2.3.2.3. Phương tiện vận chuyển du lịch 68
2.3.2.4. Các cơ sở vui chơi giải trí, thể thao 69
2.3.3. Lao động của du lịch Phú Quốc 70
2.3.4. Công tác quy hoạch và đầu tư phát triển 71
2.3.5. Xúc tiến và quảng bá du lịch 73
2.3.6. Môi trường du lịch 75
2.3.7. Quản lý nhà nước về du lịch 76
2.3.7.1. Tổ chức thực hiện các chính sách, văn bản pháp luật về du lịch 76
2.3.7.2. Quản lý kinh doanh du lịch 78
2.3.7.3. Tổ chức bộ máy quản lý, đào tạo, nâng cao năng lực, trình độ 78
2.4. Đánh giá tổ chức lãnh thổ du lịch Phú Quốc 80
2.5. Đánh giá chung 82


CHƢƠNG 3. ĐỊNH HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC LÃNH THỔ
DU LỊCH PHÚ QUỐC 2012 – 2020 85
3.1. Tổ chức lãnh thổ du lịch Phú Quốc 85
3.1.1. Những căn cứ để tổ chức lãnh thổ du lịch Phú Quốc 2012 - 2020 85
3.1.2. Những định hướng dự báo phát triển du lịch Phú Quốc 87
3.1.3. Phân khu chức năng hoạt động du lịch 91
3.1.3.1. Tổ chức lãnh thổ các điểm đó n tiế p khá ch du lịch 93

3.1.3.2. Tổ chức không gian các điểm du lị ch biể n 95
3.1.3.3. Tổ chức không gian cho các khu du lịch sinh thái 101

5
3.1.3.4. Hoạt động phát triển du lịch gắn với bảo tồn cảnh quan bờ biển 103
3.1.3.5. Hoạt động du lịch văn hóa 104
3.1.3.6. Hoạt động du lịch bổ trợ 104
3.1.4. Điểm, Khu du lịch 104
3.1.5. Các cụm du lịch 105
3.1.5.1. Cụm du lịch Dương Đông – Dương Tơ và phụ cận (cụm Trung tâm). 106
3.1.5.2. Cụm du lịch An Thới và phụ cận (cụm phía Nam). 107
3.1.5.3. Cụm du lịch Cửa Cạn và phụ cận (cụm phía Bắc). 107
3.1.6. Tuyến du lịch 108
3.1.6.1. Tuyến du lịch Dương Đông - Hàm Ninh - An Thới. 108
3.1.6.2. Tuyến du lịch Dương Đông - Khu bảo tồn thiên nhiên (dãy Hàm Ninh) 108
3.1.6.3. Tuyến du lịch Phú Quốc - TP. Hồ Chí Minh. 109
3.1.6.4. Tuyến du lịch Phú Quốc - Hà Nội. 109
3.1.6.5. Tuyến du lịch Phú Quốc - Rạch Giá. 109
3.1.6.6. Tuyến du lịch Phú Quốc - Hà Tiên. 109
3.1.7. Sơ đồ hệ thống lãnh thổ du lịch Phú Quốc 110
3.2. Kiến nghị các giải pháp thực hiện 111
3.2.1. Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện chính sách nhà nước 111
3.2.2. Thu hút các thành phần kinh tế đầu tư trong du lịch 111
3.2.3. Không ngừng kiện toàn bộ máy tổ chức quản lý 112
3.2.4. Chú trọng hoàn thiện, nâng cấp và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng 113
3.2.5. Đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ lao động ngành du lịch 114
3.2.6. Phát triển du lịch gắn liền với bền vững môi trường sinh thái 115
3.2.7. Xây dựng thương hiệu, xúc tiến và quảng bá du lịch 116
3.2.8. Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm đặc trưng 117


KẾT LUẬN 118
TÀI LIỆU THAM KHẢO 119
PHỤ LỤC





6
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CSVCKT : Cơ sở vật chất kỹ thuật
DL : Du lịch
ĐBSCL : Đồng bằng Sông Cửu Long
KT-XH : Kinh tế - Xã hội
Sở VHTT& DL : Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch
TCLTDL : Tổ chức lãnh thổ du lịch
TPHCM : Thành phố Hồ Chí Minh
UBND : Ủy ban nhân dân
UNWTO : United National Word Tourism Organization
Tổ chức Du lịch Thế giới
VQG : Vườn quốc gia



DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1. Vị trí của tổ chức lãnh thổ du lịch trong tổ chức lãnh thổ xã hội 14

Biểu đồ 1.2. Hệ thống lãnh thổ du lịch (M.Bưchơvarốp,1975) 19
Biểu đồ 1.3. Cấu trúc hệ thống lãnh thổ du lịch (Ce – Caspar, 1990) 21
Biểu đồ 1.4. Hệ thống lãnh thổ du lịch cơ bản (Leiper, 1979) 22
Biểu đồ 1.5. Hệ thống du lịch chức năng (Gunn, 1993) 22
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu ngành kinh tế huyện Phú Quốc năm 2011, dự báo năm 2015
52
Biểu đồ 2.2. Khách du lịch đến Phú Quốc giai đoạn 2005 – 2011 63
Biểu đồ 2.3. Cơ cấu thị trường khách quốc tế đến Phú Quốc năm 2005, năm 2011
65
Biểu đồ 2.4. Biểu đồ tăng trưởng các cơ sở lưu trú được phép hoạt động 68





7
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Tiêu chuẩn để tính sức chứa khách du lịch đối với các bãi biển 29
Bảng 2.1. Các đơn vị hành chính trực thuộc 35
Bảng 2.2. Phân loại các bãi biển chính trên đảo Phú Quốc 44
Bảng 2.3. Dân số huyện Phú Quốc qua các năm từ 2005 - 2011 51
Bảng 2.4. Bảng thống kê các di tích lịch sử - văn hóa huyện đảo Phú Quốc năm 2011
55
Bảng 2.5. Số lượng giếng khoan và bể nước mưa trong thời kì 2006-2011 61
Bảng 2.6. Lượng khách du lịch đến Phú Quốc giai đoạn 2005 – 2011 63
Bảng 2.7. Cơ cấu khách nội địa đến Phú Quốc năm 2006, năm 2011 66
Bảng 2.8. Lao động trong ngành du lịch giai đoạn 2005 - 2011 70
Bảng 3.1. Dự báo khách du lịch đến Phú Quốc thời kỳ 2011-2020 89
Bảng 3.2. Dự báo mức chi tiêu trung bình mỗi ngày của một khách du lịch 89

Bảng 3.3. Dự báo thu nhập du lịch ở Phú Quốc thời kỳ năm 2011 – 2020 90
Bảng 3.4. Dự báo nhu cầu khách sạn ở Phú Quốc thời kỳ 2012 – 2020 90
Bảng 3.5. Dự báo cơ cấu phòng khách sạn đạt tiêu chuẩn ở Phú Quốc 91
Bảng 3.6. Dự báo nhu cầu lao động trong du lịch ở Phú Quốc thời kỳ 2012 – 2020
91
Bảng 3.7. Cơ cấ u phân khu chức năng hoạt động du lịch Phú Quốc 92


DANH MỤC BẢN ĐỒ

Bản đồ 1.1. Bản đồ hành chính huyện Phú Quốc
Bản đồ 2.1. Bản đồ tài nguyên du lịch đảo Phú Quốc
Bản đồ 3.1. Bản đồ định hướng phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
Bản đồ 3.2. Bản đồ du lịch đảo Phú Quốc trong hệ thống du lịch tuyến điểm du lịch
ĐBSCL & TPHCM




8
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tổ chức lãnh thổ du lịch là một trong những nhiệm vụ quan trọng về mặt xã hội
của địa lý học. Các nhà địa lý cho rằng, Tổ chức lãnh thổ du lịch không phải chỉ phù
hợp với một nền kinh tế kế hoạch hóa như trước đây mà còn đặc biệt quan trọng trong
nền kinh tế thị trường hiện nay. Tổ chức lãnh thổ du lịch sẽ là một trong những giải
pháp định hướng khai thác không gian một cách bền vững là công cụ hữu hiệu để vừa
thỏa mãn nhu cầu du lịch của các thế hệ hiện nay, vừa không gây thiệt hại đến việc
thỏa mãn nhu cầu của các thế hệ mai sau.


Huyện đảo Phú Quốc nó i riêng và vù ng kinh tế phía Nam nó i chung có tố c độ
tăng trưở ng kinh tế và thu nhậ p bình quân đầ u ngườ i cao nhấ t nướ c . Phú Quốc đang
từ ng bướ c chuyể n dịch cơ cấu kinh tế từ nông lâm ngư sang dịch vụ và du lịch phù
hợ p vớ i điề u kiệ n cơ sở hạ tầ ng đang có và tiề m năng nguồ n nhân lự c trình độ cao. Sự
phát triển du lịch góp phần cải thiện tình hình kinh tế – xã hội của huyện đảo Phú
Quốc, nâng cao thu nhậ p , giải quyết công ăn việc làm cho người dân Phú Quốc . Du
lịch còn thúc đẩy các ngành khác phát triển , đẩ y mạ nh chuyể n dị ch cơ cấ u kinh tế .
Việ c phá t triể n mạ nh ngà nh du lịch huyện đảo Phú Quốc là mộ t điề u không thể thiế u
đượ c để xây dự ng mộ t nề n kinh tế cân đố i , đủ mạ nh, mộ t đờ i số ng xã hộ i hà i hò a ,
phong phú

Để tổ chức các hoạ t độ ng du lị ch có hiệ u quả , đáp ứng được nhu cầu củ a thị
trườ ng và khai thác hợp lý các nguồn lực trong lãnh thổ, tạo khả năng thu hú t khách du
lịch tới mức cao nhất thì vấn đề “tổ chức lãnh thổ du lịch Phú Quốc” là rất cần thiết. Tổ
chức lãnh thổ du lịch Phú Quốc sẽ góp phần huy động các nguồn lực cho việc khai thác
không gian du lịch huyện đảo Phú Quốc một cách hợp lý, vừa mang lại hiệu quả kinh
tế cao, vừa góp phần gìn giữ, bảo vệ môi trường, đảm bảo ổn định xã hội, nâng cao
chất lượng cuộc sống cho người dân và góp phần gia tăng đóng góp cho ngân sách nhà
nước

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục tiêu
Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch Phú Quốc nhằm góp phần khai thác hợp lý
tài nguyên du lịch và phát triển du lịch theo hướng bền vững. Bên cạnh đó, góp phần

9
tạo nên chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng tỷ trọng đóng góp của ngành du lịch vào tổng
thu nhập địa phương, làm cho du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tương xứng
với tiềm năng du lịch của huyện đảo Phú Quốc


- Nhiệm vụ
Để đạt được mục tiêu trên cần thực hiện những nhiệm vụ sau:
+ Thu thập những tư liệu về lý thuyết về tổ chức lãnh thổ nói chung cũng như tổ chức
lãnh thổ du lịch nói riêng
+ Nghiên cứu tài liệu về huyện đảo Phú Quốc
+ Khảo sát thực tế để bổ sung các thông tin
+ Phân tích thực trạng du lịch huyện đảo Phú Quốc
Đề xuất giải pháp tổ chức lãnh thổ du lịch Phú Quốc cho giai đoạn 2012 - 2020

- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
+ Đối tượng:
* Các nguồn lực cho tổ chức lãnh thổ du lịch huyện đảo Phú Quốc

+ Phạm vi nghiên cứu:
* Về nộ i dung: Các cấp phân vị trong tổ chứ c lã nh thổ du lịch huyện đảo Phú Quốc bao
gồ m: điể m du lịch, cụm du lịch, trung tâm du lịch và tuyế n du lịch

* Phạm vi về lã nh thổ : Tập trung chủ yếu nghiên cứu huyện đảo Phú Quốc vớ i mố i
quan hệ mậ t thiế t lâu đờ i về tự nhiên, KT-XH và trong mố i quan hệ vớ i cá c địa phương
thuộ c Tiểu vùng du lịch Tây Nam Bộ cũng như hệ thống du lịch của vùng du lịch Nam
Trung Bộ và Nam Bộ

* Phạm vi về thời gian: Các số liệu được sử dụng để nghiên cứu từ 1995 – 2012

3. Lịch sử nghiên cứu
- Ở các nước
Theo Nguyễn Minh Tuệ (1996), từ những năm 70 của thế kỷ 20, các nhà địa lý
ở Liên Xô có các công trình như: Mukhina (1973) Đánh giá các thể tổng hợp tự nhiên
phục vụ giải trí; Kadaxkia (1972), Sepfer (1973) Nghiên cứu sức chứa và ổn định của
các điểm du lịch; Pirogonic (1985) Phân tích hệ thống lãnh thổ du lịch. Ở Pháp có Jean

Pierre Lozoto –Giotart (1990) đã nghiên cứu các tụ điểm du lịch và dòng du lịch, sau
đó phân tích các kiểu dạng không gian du lịch cũng như các vấn đề chính sách về

10
không gian du lịch. Các nhà địa lý Mỹ có Boha (1918, 1971), nhà địa lý Anh
(H.Robinson), nhà địa lý Canada (Voufe, 1966, 1972) tiến hành đánh giá sử dụng tài
nguyên thiên nhiên phục vụ mục đích giải trí du lịch [22]

Ngoài ra có nhiều công trình nghiên cứu địa lý trên thế giới trong lĩnh vực du
lịch đã xác định đối tượng nghiên cứu địa lý du lịch là các hệ thống lãnh thổ du lịch
hoặc thể tổng hợp du lịch tức là xác định các hệ thống địa bàn phát triển trên lãnh thổ
và phân tích cơ cấu tổng hợp các yếu tố trên địa bàn phát triển du lịch

- Ở Việt Nam
Trong những năm gần đây, khi mà du lịch đã trở thành một ngành quan trọng
trong nền kinh tế quốc dân và mang lại những lợi ích to lớn thì việc nghiên cứu về địa
lý du lịch nói chung và vấn đề tổ chức lãnh thổ du lịch trên phạm vi cả nước ngày càng
phát triển. Việt Nam đã xây dựng chiến lược phát triển du lịch thông qua các đề án như
“Dự án Quy hoạch tổng thể du lịch đến năm 2020, tầm nhìn 2030”, Đáng chú ý là các
công trình nghiên cứu quy hoạch du lịch của Vũ Tuấn Cảnh [3],[4],[5] và các tác giả
khác như Lê Thông [7],[18], Nguyễn Trần Cầu [6], Nguyễn Minh Tuệ [23],[24]. Đặng
Duy Lợi, Phạm Trung Lương và nhiều người khác [12];[13] Hầu hết các công trình
nghiên cứu này đều phân tích cơ sở lý luận của tổ chức lãnh thổ du lịch, nghiên cứu các
vấn đề như tổ chức lãnh thổ du lịch và phân vùng du lịch, phương pháp phân vùng du
lịch, dự báo nhu cầu chiến lược phát triển, xây dựng các tuyến, điểm du lịch… Có thể
nói rằng, những công trình nghiên cứu trên đã đặt nền móng cho việc nghiên cứu du
lịch trên phạm vi cả nước. Nội dung nghiên cứu bao gồm những vấn đề thuộc các
phạm trù như đánh giá tài nguyên du lịch, cơ sở lý luận của tổ chức lãnh thổ du lịch, hệ
thống phân vị và chỉ tiêu trong phân vùng du lịch


Cùng với việc phát triển du lịch mạnh mẽ, thì những tác động của nó trên nhiều
lĩnh vực như văn hóa xã hội, tài nguyên môi trường đang là những vấn đề gây quan
tâm của các nhà nghiên cứu. Lần lượt trong các công trình và tác phẩm của mình, các
tác giả như Vũ Tuấn Cảnh, Phạm Trung Lương, Đặng Duy Lợi, Nguyễn Ngọc Khánh,
Nguyễn Văn Bình [13]; Nguyễn Bá Thụ, Nguyễn Hữu Dũng, Nguyễn Đình Hòe [10]…
đã giới thiệu và nêu lên những biện pháp nhằm giải quyết vấn đề để đảm bảo cho một
sự phát triển du lịch bền vững.

- Ở Phú Quốc

11
Trước những yêu cầu mới trong phát triển kinh tế - xã hội huyện đảo Phú Quốc,
ngày 05/10/2004, Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt “Đề án phát triển tổng thể đảo
Phú Quốc đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020”. Quí I, năm 2005 Tổng cục du
lịch trình Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch Phú Quốc theo
hướng chủ yếu là du lịch chất lượng cao, gắn với nhiệm vụ đảm bảo an ninh quốc
phòng”. Quí II, năm 2005 Bộ xây dựng trình Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch tổng thể
xây dựng và phát triển đảo Phú Quốc”.

Ngoài các đề án, quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội huyện đảo Phú
Quốc được chính phủ phê duyệt, còn có các đề tài nghiên cứu khoa học cấp khu vực,
cấp tỉnh, cấp trường được nghiên cứu và bước đầu áp dụng vào khai thác và phát triển
huyện đảo trong đó đặc biệt là các đề tài về phát triển du lịch như:

Đề tài (2006): “Xây dựng chiến lược phát triển du lịch bền vững huyện đảo Phú
Quốc tỉnh Kiên Giang đến năm 2020”, do tiến sĩ Trương Thị Kim Chuyên làm chủ
nhiệm đề tài với nội dung: thu thập dữ liệu, đánh giá thực trang kinh tế - xã hội của
huyện đảo Phú Quốc; các điều kiện tự nhiên phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội,
hiện trạng phát triển các ngành kinh tế, các vấn đề xã hội của Phú Quốc đang gặp phải;
Xây dựng chiến lược phát triển bền vững bằng công cụ SWOT, điểm mạnh, điểm yếu,

cơ hội và thách thức, từ đó đưa ra chiến lược phát triển bền vững du lịch cho huyện đảo
Phú Quốc.

Đề tài (2006): “Du lịch sinh thái Phú Quốc – tiềm năng và triển vọng” của thạc
sĩ Lê Thị Lợi với nội dung: thu thập, nghiên cứu về các tiềm năng tự nhiên, các tài
nguyên nhân văn có giá trị trong nhành du lịch. So sánh giữa tiềm năng với thực trạng,
tiềm năng với nhu cầu du lịch từ đó đưa ra những triển vọng phát triển du lịch ở huyện
đảo Phú Quốc.

Đề tài (2010): “Phát triển các loại hình du lịch huyện đảo Phú Quốc tỉnh Kiên
Giang theo hướng bền vững” của thạc sĩ Đinh Thị Thanh Mai với nội dung: vận dụng
lý thuyết về phát triển du lịch bền vững trên thế giới và Việt Nam để phân tích tiềm
năng, những lợi thế so sánh và thực trạng phát triển các loại hình du lịch ở huyện đảo
Phú Quốc


12
Tóm lại, đã có một số công trình nghiên cứu có giá trị nhằm góp phần phát triển
du lịch Phú Quốc. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu về tổ
chức lãnh thổ du lịch trên huyện đảo này.

4. Các quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu
- Các quan điểm
+ Quan điểm tổng hợp lãnh thổ
Hệ thống lãnh thổ du lịch được xem như là hệ thống xã hội được tạo thành bởi
nhiều thành tố tự nhiên, văn hóa, lịch sử, con người… có quan hệ qua lại mật thiết và
gắn bó với nhau một cách hoàn chỉnh theo từng sự phân công chức năng. Chính vì vậy,
việc nghiên cứu, xác định, đánh giá các nguồn lực du lịch thường được nhìn nhận trong
mối quan hệ về mặt không gian hay lãnh thổ nhất định để đạt được những giá trị đồng
bộ về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Từ đó, đối tượng lãnh thổ du lịch Phú

Quốc được xem như là một hệ thống mở, có mối quan hệ chặt chẽ với các tổ chức lãnh
thổ khác và phải đặt vấn đề khai thác tài nguyên du lịch Phú Quốc, tổ chức lãnh thổ du
lịch Phú Quốc và phát triển du lịch Phú Quốc trong mối quan hệ chặt chẽ với chủ
trương phát triển KT-VH-XH chung của Phú Quốc

+ Tiếp cận hệ thống
Du lịch Phú Quốc được xem như là một bộ phận của các hệ thống du lịch có
quy mô và tầm thức lớn hơn, đó là hệ thống du lịch tiểu vùng du lịch Tây Nam Bộ
cũng như hệ thống du lịch của vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ nên giữa chúng
có mối liên hệ gắn bó với nhau vì vậy việc nghiên cứu đầy đủ các thuộc tính du lịch
của hệ thống là có giá trị thực tiễn để vận dụng vào việc sản xuất và kinh doanh du
lịch. Mặt khác, Phú Quốc là một huyện của Kiên Giang, do vậy cần đặt vấn đề nghiên
cứu phát triển du lịch Phú Quốc như là một bộ phận không thể tách rời của sự phát
triển du lịch Kiên Giang

- Các phương pháp nghiên cứu thu thập
+ Thu thập và phân tích dữ liệu thứ cấp
Là phương pháp cần thiết trong việc tiếp cận vấn đề nghiên cứu. Trên cơ sở tổng
quan những tài liệu, các bài báo, tập san chuyên đề, niên giám thống kê, các công trình
khoa học trước… về tổ chức lãnh thổ du lịch, về Phú Quốc có được cho phép hiểu biết
những thành tựu nghiên cứu trong quá khứ và những vấn đề cập nhật trong và ngoài
nước.

13
* Đánh giá, phân tích các dữ liệu thứ cấp
Việc đánh giá các dữ liệu thứ cấp thành từng loại, nhóm dữ liệu và qua phân
tích chúng, sẽ giúp phát hiện ra những vấn đề trọng tâm cũng như những khoảng trống
chưa được tiếp cận của vấn đề. Trên cơ sở những tài liệu phong phú đó, việc tổng hợp
sẽ giúp có được một tài liệu toàn diện và khái quát và bổ sung những thiếu sót chưa đề
cập tới


- Điều tra thực địa
Địa lý học nói chung và địa lý du lịch nói riêng rất gắn bó với thực tế tự nhiên,
xã hội. Phương pháp nghiên cứu thực địa giúp chúng ta tiếp cận vấn đề một cách chủ
động, sáng tạo… đặc biệt là công tác điều tra ở những điểm du lịch phổ biến, nơi mà
diễn ra các hoạt động du lịch với mức độ cao. Công tác quan sát, điều tra, ghi chép, mô
tả, chụp ảnh tư liệu tại các địa điểm nghiên cứu cũng như trao đổi bàn bạc với chính
quyền địa phương, với người dân sở tại giúp tôi tránh được sự chủ quan, làm tăng khả
năng hiểu biết thực tế, tạo khả năng vận dụng nhanh chóng các kết quả nghiên cứu vào
thực tiễn sản xuất

- Điều tra xã hội học
Là phương pháp quan trọng trong nghiên cứu du lịch. Nó bao gồm 3 loại điều
tra là phỏng vấn cá nhân, phỏng vấn bằng điện thoại và phỏng vấn bằng phiếu điều tra
(bảng hỏi). Hình thức thứ ba thường được áp dụng vì nó có nhiều thuận lợi như chi phí
thấp, không qua khâu trung gian nên những câu trả lời là chắc chắn và xác thực, có ưu
thế đối với những vấn đề tế nhị, tuy nhiên đạt được mục đích có tinh hiệu quả, cần phải
thiết kế câu hỏi cho thật tốt

- Phỏng vấn sâu (phương pháp chuyên gia)
Trong quá trình khảo sát nghiên cứu thực tế, học viên tiến hành tham khảo ý
kiến của chuyên gia về du lịch của Ông Trần Hùng Việt – Giám đốc Tổng Công ty Du
lịch Sài Gòn (Saigontourist) và các nhà lãnh đạo cấp địa phương: ông Phạm Vũ Hồng -
Chủ tịch UBND huyện Phú Quốc, ông Trần Thanh Xuân – Cục trưởng Cục thống kê
tỉnh Kiên Giang… Ngoài ra, Trong quá trình nghiên cứu đề tài, luận văn luôn được sự
góp ý của PGS.TS. Phạm Xuân Hậu một trong những chuyên gia tổ chức lãnh thổ du
lịch




14
- Phương pháp bản đồ và GIS
Luận văn sử dụng công cụ thông tin địa lý (GIS - Geographic Information
System) để đánh giá hiện trạng của các quá trình, các thực thể tự nhiên, kinh tế - xã hội
thông qua các chức năng thu thập, truy vấn, phân tích và tích hợp các thông tin được
gắn với một nền hình học (bản đồ) nhất quán trên cơ sở toạ độ của các dữ liệu đầu vào.

Việc trình bày những dữ kiện du lịch trên bản đồ rất là cần thiết vì nó giúp nắm
bắt được những thông tin quan trọng, cập nhật đáp ứng cho việc đi lại, tham quan, giải
trí, ăn, ở… Những bản đồ này thường được minh họa hay trang trí trong nền cảnh tự
nhiên. Để làm được điều này, đề tài sử dụng các loại bản đồ chức năng như tài nguyên
du lịch, cơ sở hạ tầng – cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch Từ đó xây dựng bản đồ du lịch
để thể hiện những thông tin đã nghiên cứu.

5. Cấu trúc luận văn
Chương 1. Cơ sở lý luậ n và thực tiễn liên quan đến việc tổ chứ c lã nh thổ du lịch
Chương 2. Thực trạng tổ chức lãnh thổ du lch Phú Quốc
Chương 3. Định hướ ng và một số giả i phá p tổ chứ c lã nh thổ du lịch Phú Quốc 2012
- 2020













15
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC TỔ
CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCH

1.1. Khái niệm
1.1.1. Tổ chức lãnh thổ
Tổ chức lãnh thổ ra đời từ cuối thế kỷ XIX và trở thành một khoa học quản lý
lãnh thổ. Nhiệm vụ của nó được nhận thức cho đến nay là tìm kiếm một tỷ lệ và quan
hệ hợp lý về phát triển kinh tế - xã hội giữa các ngành trong một vùng, giữa các vùng
trong một quốc gia và trên một mức độ nhất định có xét đến mối liên kết giữa các quốc
gia với nhau; tạo ra một giá trị mới nhờ có sự sắp xếp trật tự và hài hòa giữa các đơn vị
lãnh thổ khác nhau trong cùng một tỉnh, một vùng và cả nước, trong những điều kiện
kinh tế thị trường và hệ thống kinh tế mở và việc sử dụng hợp lý các nguồn lực và lợi
thế so sánh (điều kiện tự nhiên và tài nguyên, nguồn nhân lực và nguồn vốn…), trong
xu thế hòa nhập và cạnh tranh để đây nhanh tăng trưởng kinh tế, giải quyết tốt các vấn
đề xã hội, đảm bảo sự phát triển bền vững [21]

Tổ chức lãnh thổ xã hội luôn luôn gắn với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài
người. Về đại thể, tổ chức lãnh thổ xã hội bao gồm 2 hình thức chủ yếu: tổ chức lãnh
thổ nền sản xuất xã hội và tổ chức lãnh thổ môi trường sống của con người, trong đó
hình thức thứ nhất giữ vai trò quyết định [6]

Nền sản xuất xã hội như một quá trình mà kết quả của nó là con người với
những quan hệ nhất định đã tạo nên hang loạt sản phẩm cần thiết cho cuộc sống. Bằng
hoạt động sản xuất, con người có khả năng điều chỉnh và kiểm soát sự trao đổi vật chất
giữa bản thân họ với tự nhiên

Như vậy, hoạt động sản xuất của con người chính là hình thức tác động của con
người vào tự nhiên. Trong quá trình này con người không chỉ thích ứng, mà còn thay

đổi cả tự nhiên

Con người luôn gắn bó với một lãnh thổ nhất định, nơi họ sống và làm việc.
Chính ở đây đã tạo ra được một hệ thống mối quan hệ qua lại hợp lý giữa con người
với tự nhiên. Hệ thống này, một mặt, cho phép con người sử dụng tốt nhất các nhân tố
lãnh thổ sản xuất với chi phí xã hội thấp nhất, hiệu quả kinh tế cao nhất và mặt khác,

16
tạo nên các điều kiện thuận lợi cho cuộc sống và lao động của mình. Đó là bản chất của
việc tổ chức xã hội theo lãnh thổ

Việc giải quyết các vấn đề tổ chức xã hội theo lãnh thổ gắn liền với hai nhiệm
vụ tương đối độc lập, nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau là kinh tế với xã hội.
Trong chừng mực nhất định, việc giải quyết các vấn đề xã hội phụ thuộc nhiều vào việc
giải quyết các vấn đề kinh tế

1.1.2. Tổ chức lãnh thổ du lch
Tổ chức lãnh thổ nền sản xuất xã hội có ý nghĩa hàng đầu đối với việc phát
triển xã hội. Trong hình thức này bao gồm hàng loạt các hình thức tổ chức lãnh thổ ở
cấp thấp hơn như tổ chức lãnh thổ công nghiệp, tổ chức lãnh thổ nông nghiệp… Rõ
ràng, tổ chức lãnh thổ du lịch là một bộ phận của tổ chức lãnh thổ nền sản xuất xã hội
và ngày càng có vị trí quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế,
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân (Biểu đồ 1.1)

Biểu đồ 1.1. V trí của tổ chức lãnh thổ du lch trong tổ chức lãnh thổ xã hội

Từ những quan niệm nói trên, tổ chức lãnh thổ du lịch được hiểu là một hệ
thống liên kết không gian của các đối tượng du lịch và các cơ sở phục vụ có liên quan

17

dựa trên việc sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên du lịch, kết cấu hạ tầng và các nhân
tố khác nhằm đạt hiệu quả cao nhất về các mặt kinh tế, xã hội, môi trường sinh thái

1.1.2.1. Tầm quan trọng của tổ chức lãnh thổ du lịch
Trong việc nghiên cứu du lịch, tổ chức lãnh thổ du lịch là một trong những vấn
đề được quan tâm hàng đầu bởi vì không thể tổ chức và quản lý có hiệu quả nếu như
không xem xét kỹ càng khía cạnh không gian (lãnh thổ) của nó. Nếu như sự tiến triển
của tầm quan trọng về kinh tế và xã hội của du lịch đã trở thành một điều thực tế trên
thế giới thì có nhiều người còn chưa hiểu hết được mối liên hệ về mặt tổng thể của hoạt
động du lịch đối với môi trường và khung cảnh tổ chức của không gian, điều này giải
thích việc gần đây công tác du lịch mới được thừa nhận trong việc tổ chức lãnh thổ.
Trên quan điểm đó, trong việc tổ chức và xúc tiến du lịch hiện nay của đa số nhà nước
không chỉ chú trọng vào mục tiêu kinh tế mà còn đảm bảo việc đạt được các mục tiêu
khác như văn hóa, giáo dục, xã hội chính trị, quan hệ giữa môi trường và con người
chính những nhận định này đã làm cho việc tổ chức du lịch trên địa bàn lãnh thổ càng
trở nên cần thiết và mang tính hệ thống hơn. Cần nhận biết rằng nếu xem xét theo khía
cạnh thời gian, thì hoạt động du lịch tùy thuộc vào các kỳ nghỉ hay mùa vụ còn ở khía
cạnh không gian thì nó lệ thuộc vào khoảng cách của các điểm du lịch nằm trên một
phạm vi lãnh thổ, do đó việc bố trí sao cho những chuyến du lịch được dễ dàng còn tùy
thuộc rất nhiều vào cách làm sao cho đường xá thuận tiện, các phương tiện đi lại đảm
bảo tiện nghi tối thiểu, sự bố trí sẵn có của các cơ sở ăn ở và nghỉ ngơi tất cả những
yêu cầu này chỉ được đáp ứng khi vấn đề tổ chức lãnh thổ du lịch được thực hiện một
cách đồng bộ và có hiệu quả.

1.1.2.2. Vai trò của công tác tổ chức lãnh thổ du lịch
Trong quá khứ và cho đế n nay vẫ n cò n là hiệ n tượ ng khá phổ biế n ở nhiề u nơi ,
đó là vấ n đề tổ chứ c lã nh thổ du lị ch vẫ n đượ c xem như là quá trình nhằ m mở mang
khách sạn mới, đả m bả o sự lưu thông đế n cá c vù n g và tổ chứ c mộ t chiế n dịch xú c tiế n
du lị ch. Chỉ có những dự án du lịch mang tính hệ thống mới được tiến hành nhằm lựa
chọn các địa điểm du lịch hay khách sạn thích hợp để áp dụng công tác quy hoạch cho

phù hợp với thắ ng cả nh và nhữ ng tiêu chuẩ n cầ n thiế t kế kỹ thuậ t . Lố i tiế p cậ n nà y
thườ ng thà nh công đố i vớ i sự phá t triể n củ a khá ch sạ n tư nhân hay nhữ ng điể m du lịch
quy mô nhỏ . Tuy nhiên sau thế chiế n thứ hai , hoạt động du lịch đã phát triển một cách
nhanh chó ng và hà ng loạ t vù ng , đặ c biệ t là vù ng Địa Trung Hả i hoặ c Caribe hay mộ t
số vù ng khá c vố n dĩ phá t triể n du lịch bằ ng nhữ ng hoạ t độ ng không mang tính tổ chứ c

18
đã có nhữ ng trả giá cho nhữ ng h ậu quả về mặt xã hội , môi trườ ng và đã hố i tiế c cho
nhữ ng lự a chọ n du lị ch theo lố i tiế p cậ n không có kiểm soát và tổ chức [30].

Hiệ n nay du lịch đượ c phá t triể n để nhắ m và o nhữ ng lý do khá c nhau . Mục đích
chính của nó là nhằm tạo ra những lợi ích kinh tế trong việc thu hút ngoại tệ , tăng thu
nhậ p, việ c là m, đó ng gó p cho ngân sá ch quố c gia và là mộ t tá c nhân xú c tá c cho sự
thay đổ i cá c nhân tố kinh tế khá c như : nông nghiệ p, thủy sản, lâm nghiệ p và chế tạ o,…
bên cạ nh đó cò n là m thay đổ i bộ mặ t cơ sở hạ tầ ng cũ ng như phụ c vụ cho nhữ ng nhu
cầ u kinh tế cộ ng đồ ng . Việ c tổ chứ c du lịch tố t cò n thú c đẩ y vấ n đề kiể m soá t môi
trườ ng, bảo tồn di sản văn hóa v à thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở cả những nơi không
phong phú tà i nguyên . Về mặ t xã hội , việ c tổ chứ c du lị ch là hình thứ c tố t nhấ t nhằ m
cung cấ p cá c phương tiệ n trong cá c lĩnh vự c văn hó a giả i trí , thương mạ i và nhữ ng dị ch
vụ được sử dụng cho cả khách du lịch và người dân sở tại . Nó còn cung cấp những cơ
hộ i giá o dụ c ý thứ c ngườ i dân về việ c tôn trọ ng văn hó a và môi trườ ng ở nơi khá c như
là tài sản của chính quốc gia họ vậy. Đó chính là sự thúc đẩy việc xích lại gần nhau của
con ngườ i và cá c quố c gia trên thế giớ i và là m cho du lị ch có tính trao đổ i xuyên văn
hóa. Tuy nhiên việ c tổ chứ c du lịch không có tí nh hệ thố ng và khoa họ c cũ ng dẫ n đế n
nhữ ng tai hạ i như là m mấ t đi nhữ ng lợ i í ch kinh tế tiề m năng cũ ng như mé o mó củ a
kinh tế địa phương, suy giả m môi trườ ng, hay là m mấ t đi sự thố ng nhấ t và bả n s ắc văn
hóa… [27]. Như vậ y, nhằ m đạ t đượ c nhữ ng lợ i í ch du lịch và ngăn chặ n đế n mứ c thấ p
nhấ t nhữ ng vấ n đề có thể nảy sinh , việ c tổ chứ c tố t và quả n lý có hiệ u quả du lịch là
cầ n thiế t. Nhìn chung, việ c tổ chứ c lã nh thổ du lịch dự a trên nhữ ng đố i tượ ng thà nh
phầ n du lịch có thể đạ t đượ c nhiề u hiệ u quả nế u đượ c thự c hiệ n cẩ n thậ n và thố ng nhấ t

trong chương trình và dự á n ở tầ m mứ c vĩ mô củ a cả quố c gia.

Mộ t điể m khá c cầ n phả i đượ c lưu ý đó là ở nhữ ng vù ng mớ i đượ c xú c tiế n tổ
chứ c lã nh thổ du lịch thì cầ n phả i có sự linh độ ng , mề m dẻ o trong việ c tiế p thu ý kiế n
đó ng gó p để không ngừ ng có sự bổ sung , sử a đổ i nhằ m hoà n thiệ n việ c đá p ứ ng nhu
cầ u đò i hỏ i củ a khá ch du lị ch cũ ng như để luôn luôn đạ t sự phá t triể n, còn ở những
vùng du lịch cũ thì công tác tổ chức lãnh thổ du lịch sẽ tạo ra nguồn sinh khí mới cho
sự tá i phụ c hồi và tăng trưở ng [29].

1.1.2.3. Những mục tiêu của việc tổ chức lãnh thổ
Tổ chứ c lã nh thổ du lịch có th ể cung cấp một sự cải thiện về du lịch nếu như nó
hướ ng trự c tiế p đế n hà ng loạ t cá c mụ c tiêu chủ yế u . Ở đây, nhữ ng mụ c tiêu đượ c xá c

19
định dự a trên sự khá c nhau củ a cá c đố i tượ ng du lịch . Các đối tượng du lịch đó phải
thậ t cụ thể , rõ ràng để công tác tổ chức du lịch được diễn ra một cách thuận lợi và đồng
bộ trong mộ t thờ i gian nhấ t đị nh . Nhữ ng mụ c tiêu nà y sẽ tạ o tiề n đề cho sự hướ ng đế n
của ý tưởng hay mục đích và cung cấp một nề n tả ng hệ thố ng cho sự xá c nhậ n củ a cá c
chính sách du lịch . Có 4 mục tiêu cơ bản cần phải nhắm đến khi tiến hành công tác tổ
chứ c lã nh thổ du lịch [27]:

+ Đá p ứ ng sự hà i lò ng và thỏ a mã n của khá ch du lịch.
+ Đạ t được những những thành quả về kinh doanh và kinh tế.
+ Bảo vệ nguồn tài nguyên du lịch.
+ Sự thố ng nhấ t ở vù ng du lị ch và cộ ng đồ ng.

Bố n mụ c tiêu nà y phả i đượ c xem như nhữ ng độ ng cơ thú c đẩ y đố i vớ i tấ t cả
nhữ ng nhà hữ u quan tham gia và o trong dự á n và phả i phá t triể n nhữ ng chiế n lượ c và
đố i sá ch cầ n thiế t nhằ m thự c hiệ n chú ng cho bằ ng đượ c.


Về phương diện lãnh thổ, du lịch cũng có những tác động ngược lại, đặc biệt đối
với những vùng xa xôi, nền kinh tế chậm phát triển, không thể quy hoạch cho sự phát
triển các ngành kinh tế khác thì tổ chức thực hiện các biện pháp thu hút khách sẽ có tác
dụng cải thiện đời sống nhân dân và phát triển kinh tế địa phương.

Ở mức độ rộng hơn, có thể xem tổ chức lãnh thổ du lịch như là một bộ phận của
tổ chức lãnh thổ xã hội, bao trùm tất cả những vấn đề liên quan tới việc phân bố lực
lượng sản xuất, địa bàn cư trú và hoạt động của con người, mối quan hệ tự nhiên, xã
hội, các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, sinh thái. Như vậy rõ ràng tổ chức lãnh thổ
du lịch là một dạng của tổ chức lãnh thổ xã hội, trong đó nó đề cập đến vấn đề tổ chức
và quản lý hành chính nền sản xuất du lịch, định hướng các kết hợp du lịch về phương
diện lãnh thổ, xác định các đối tượng du lịch cần thiết phải được quản lý theo không
gian, các dạng phân vùng du lịch với mục đích tổ chức và điều khiển.

Việc nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch có ý nghĩa không chỉ về mặt lý luận
mà cả tính chất thực tiễn. Việc nhận thức chúng một cách đúng đắn sẽ tạo ra những
tiền đề cần thiết nhằm sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn lực du lịch để phát
triển kinh tế - xã hội địa phương và cả nước.


20
1.2. Các hình thức biểu hiện của tổ chức lãnh thổ du lịch
Ở mức độ hoàn hảo nhất, du lịch phải được thực hiện như một thành phần của
một dự án hoàn chỉnh trên một vùng lãnh thổ ở cùng một thời điểm. Tuy nhiên, theo
nhìn nhận chung thì việc tổ chức du lịch phải được tiến hành riêng lẻ nhưng những nỗ
lực tối đa phải được thực hiện để đảm bảo rằng nó không bị lệch khỏi những chính
sách phát triển tổng thể [29]. Là một dạng của tổ chức lãnh thổ xã hội, tổ chức lãnh thổ
du lịch mang tính chất lịch sử. Cùng với sự phát triển của xã hội, trước hết là của sức
sản xuất, đã dần dần xuất hiện 3 tổ chức chủ yếu: hệ thống lãnh thổ du lịch, thể tổng
hợp lãnh thổ du lịch và vùng du lịch. Trong đó hình thức cuối cùng mang nhiều tính

thực tiễn.

Hệ thống lãnh thổ du lịch
Hệ thống lãnh thổ du lịch được xem như một thành tạo toàn vẹn về hoạt động và
lãnh thổ có sự lựa chọn các chức năng xã hội nhất định. Một trong những chức năng
quan trọng là hồi phục và tái xuất sức khỏe, khả năng lao động, thể lực và tinh thần của
con người. Vì vậy, hệ thống lãnh thổ du lịch thường được coi là hệ thống xã hội được
tạo thành bởi các yếu tố có quan hệ qua lại mật thiết với nhau nhóm người du lịch; các
tổng thể tự nhiên, văn hóa, lịch sử; các công trình kỹ thuật; đội ngũ những người phục
vụ và bộ phận tổ chức, quản lý.

Về phương diện cấu trúc, hệ thống lãnh thổ du lịch gồm nhiều thành phần có
mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Có thể coi các điều kiện và nhân tố du lịch trong sự
thống nhất của chúng là một hệ thống mở phức tạp gồm có cấu trúc bên trong và cấu
trúc bên ngoài. Cấu trúc bên trong gồm các nhân tố hoạt động với sự tác động qua lại,
còn cấu trúc bên ngoài gồm các mối liên hệ với điền kiện phát sinh và với các hệ thống
khác. Đây là một dạng đặc biệt của địa hệ mang tính chất hỗn hợp, có đủ các thành
phần: tự nhiên, kinh tế, xã hội và chịu sự chi phối của nhiều loại quy luật cơ bản.

Xét trên quan điểm hệ thống, hệ thống lãnh thổ du lịch được cấu thành bởi nhiều
phân hệ khác nhau về bản chất nhưng có mối liên hệ mật thiết với nhau. Đó là các phân
hệ [24]
+ Phân hệ khách du lịch
+ Tổng thể tự nhiên, lịch sử, văn hóa
+ Công trình kỹ thuật
+ Cán bộ phục vụ

21
+ Bộ phận điều khiển


Theo Bùi Thị Hải Yến, nhà địa lý học Bungari M.Bưchơvarốp một trong những
nhà khoa học đi tiên phong trong việc nghiên cứu hệ thống lãnh thổ du lịch ông đã đưa
ra Hệ thống lãnh thổ du lịch (Biểu đồ 1.2)

Biểu đồ 1.2. Hệ thống lãnh thổ du lch (M.Bưchơvarốp,1975) [25]

Chú giải:
: Luồng khách du lịch
: Các mối liên hệ bên trong hệ thống
: Các mối liên hệ với hệ thống khác
: Các mối liên hệ giữa I và II
I Môi trường với các điều kiện phát sinh nhu cầu du lịch.
II Hệ thống lãnh thổ du lịch.
1 - Phương tiện giao thông vận tải
2 - Phân hệ khách du lịch
3 - Phân hệ cán bộ phục vụ
4 - Phân hệ tài nguyên du lịch
5 - Phân hệ công trình kỹ thuật

22
Phân hệ khách du lịch: là phân hệ trung tâm, có tính chủ động, quyết định các
yêu cầu đối với các thành phần khác của hệ thống bởi vì các thành phần này có tính
phụ thuộc vào những yêu cầu của khách du lịch (những đặc điểm về xã hội, dân tộc,
quốc tịch). Những đặc trưng của phân hệ khách chính là sở thích, động cơ, cấu trúc và
lượng nhu cầu, tính lựa chọn, tính mùa và tính đa dạng của các luồng khách.

Phân hệ tổng thể tự nhiên, lịch sử, văn hóa: được xem như là các loại tài
nguyên, những điều kiện vật chất và tinh thần nhằm thỏa mãn nhu cầu nghỉ ngơi của
khách du lịch. Phân hệ này phản ánh những nét riêng và có tính đặt thù theo lãnh thổ.
Tổng thể này có những đặt trưng về sức chứa, độ tin cậy, tính thích hợp, tính ổn định

và tính hấp dẫn. Nó được đặt trưng bằng lượng nhu cầu, diện tích phân bố và thời gian
khai thác. Dựa trên các điều kiện tài nguyên tự nhiên, lịch sử, văn hóa và những thuộc
tính đặt biệt của chúng mà trong hoạt động du lịch, có thể phân chia thành các loại hình
du lịch khác nhau.

Phân hệ công trình kỹ thuật: đảm bảo cho cuộc sống bình thường của khách du
lịch về các mặt như sự phục vụ và đáp ứng các nhu cầu (ăn ở, đi lại) và những sự thỏa
mãn về phương diện giải trí hay các nhu cầu khác (tham quan, vui chơi, chữa bệnh…).
Toàn bộ công trình tạo nên cơ sở hạ tầng của du lịch. Nét đặt trưng của phân hệ này
sức chứa, tính đa dạng, tính thích hợp, mức độ chuẩn bị khai thác.

Phân hệ đội ngũ phục vụ: hoàn thành chức năng dịch vụ cho khách và đảm bảo
cho các xí nghiệp hoạt động bình thường, số lượng, trình độ chuyên môn, nghề nghiệp
của đội ngũ những người công tác phục vụ và mức độ đảm bảo lực lượng lao động là
nhưng đặt trưng chủ yếu của phân hệ.

Bộ phận điều khiển: có nhiệm vụ giữ cho cả hệ nói chung và từng phân hệ nói
riêng hoạt động một cách tối ưu.

Liên quan tới cấu trúc của hệ thống lãnh thổ lại có một diễn đạt khác. Quan
niệm này, về cơ bản, có nhiều nét tương đồng với quan niệm của M.Bưchơvarốp,
nhưng cụ thể hơn theo Nguyễn Thanh Sơn ông cho rằng Hệ thống lãnh thổ du lịch của
Ce-Caspar chịu sự chi phối chặt chẽ của các môi trường kinh tế - xã hội – sinh thái –
kỹ thuật [17]


23
Biểu đồ 1.3. Cấu trúc hệ thống lãnh thổ du lch (Ce – Caspar, 1990) [17]



Theo Trương Phước Minh cách mô tả của Leiper (1979) [14], hệ thống lãnh thổ
du lịch cơ bản (Biểu đồ 1.4) bao gồm “vùng phát sinh du lịch” được nối kết với “vùng
tiếp nhận du lịch” nhờ ở “các tuyến đường quá cảnh”. Trong mô hình có 3 thành phần
cơ bản đó là khách du lịch, các nhân tố địa lý (vùng phát sinh du lịch, vùng tiếp nhận,
vùng có lộ trình quá cảnh) và kỹ nghệ du lịch (thành phần thứ 3 này chính là sự tham
gia trong việc chuyển giao sản phẩm du lịch của các nhà kinh doanh hay các tổ chức du
lịch).

Đây là một hệ thống của vùng phát sinh được nối kết với vùng tiếp nhận du lịch
bởi những tuyến đường du lịch được thiết lập giữa hai vị trí này. Khi hệ thống lãnh thổ
du lịch này đã được xác định thì công tác tổ chức hoạt động du lịch không chỉ tiến hành
bằng việc thiết lập các khách sạn, những phi trường, hệ thống dịch vụ mà còn nối kết
những thành phần chủ yếu của hệ thống trong mối quan hệ gần gũi và phụ thuộc.



24
Biểu đồ 1.4. Hệ thống lãnh thổ du lch cơ bản (Leiper, 1979) [14]

Chú thích:  Địa điểm của những người du hành, du lịch và của kỹ nghệ du lịch
Cũng theo Trương Phước Minh, bên cạnh hệ thống lãnh thổ du lịch cơ bản thì
hệ thống du lịch chức năng của Gunn (1993) [14] (Biểu đồ 1.6) cho chúng ta thấy
những ảnh hưởng nội tại ngay trong một hệ thống lãnh thổ du lịch. Cốt lõi của các
thành phần của hệ thống du lịch chức năng bao gồm hàng loạt các nhân tố cần thiết
nhằm đảm bảo hoạt động du lịch diễn ra thuận lợi như lãnh đạo tổ chức, tài chính, lao
động các đại lý hay tư nhân, cộng đồng, sự cạnh tranh, chính sách nhà nước, tài nguyên
tự nhiên và văn hóa.
Biểu đồ 1.5. Hệ thống du lch chức năng (Gunn, 1993) [14]



25
Thể tổng hợp lãnh thổ du lịch
Là sự kết hợp giữa các cơ cở du lịch với các cơ sở thuộc kết cấu hạ tầng được
liên kết vơi nhau bằng các mối quan hệ kinh tế, sản xuất và cùng sử dụng chung vị trí
địa lý, các nguồn tài nguyên thiên nhiên và kinh tế của lãnh thổ. Thể tổng hợp lãnh thổ
du lịch được thể hiện như một khái niệm để chỉ một thể tổng hợp từ cấp lớn nhất đến
cấp nhỏ nhất. Thể tổng hợp lãnh thổ chỉ xuất hiện ở trình độ phát triển nhất định của
lực lượng sản xuất. Mỗi thể tổng hợp có lịch sử hình thành riêng và ở mỗi giai đoạn
đều có cấu trúc và tổ chức lãnh thổ tương ứng [6]; [22]. Động lực chủ yếu của nó là
nhu cầu du lịch của xã hội. Các tiền đề làm nảy sinh thể tổng hợp là các điều kiện tự
nhiên, kinh tế - xã hội. Ở Việt Nam chúng ta, các dấu hiệu của thể tổng hợp lãnh thổ
đang dần xuất hiện bằng các dấu hiệu chuyên môn hóa du lịch theo lãnh thổ như
Festival biển Nha Trang, du lịch miệt vườn Nam Bộ…

Có 3 giai đoạn hình thành thể tổng hợp lãnh thổ du lịch. Giai đoạn đầu tiên chỉ
là việc tập trung một cách đơn giản các cơ sở du lịch nhỏ. Giai đoạn tiếp theo phát triển
các ngành chuyên môn hóa và tập trung các cơ sở du lịch lớn theo dấu hiệu ngành và
lãnh thổ. Giai đoạn cuối cùng hình thành cấu trúc lãnh thổ của thể tổng hợp. Việc
nghiên cứu thể tổng hợp lãnh thổ du lịch có ý nghĩa quan trọng. Mục tiêu cuối cùng
của nó nhằm tổ chức tối ưu hoạt động du lịch trên cơ sở sử dụng hợp lý các nguồn tài
nguyên (tự nhiên, kinh tế, xã hội, văn hóa, lịch sử…).

Vùng du lịch
Tổ chức du lịch có đối tượng xác định rõ ràng đó là các miền lãnh thổ và trong
quá trình nghiên cứu du lịch, yêu cầu cấp thiết đặt ra là phải phân nhóm các đối tượng
và hiện tượng du lịch theo du lịch theo không gian. Nó thể hiện tính liên tục của các
đối tượng và hiện tượng du lịch trong thời gian và không gian. Tuy nhiên, một trong
những hoạt động du lịch là tính phân tán và khác biệt trong không gian của các sự vật
và hiện tượng du lịch, do đó việc tổ chức lãnh thổ hợp lý thì ngoài ý nghĩa kinh tế, còn
có thể “tiết kiệm” được không gian để sử dụng cho các mục đích khác, muốn vậy cần

phải làm tốt công tác phân vùng du lịch. Phân vùng du lịch thực chất là phân vùng
ngành và về cơ bản nó vẫn phải áp dụng những lý luận chung về phân vùng kinh tế
tổng hợp. Việc phân vùng có cơ sở khoa học sẽ trở thành điều kiện cần thiết cho việc
hoàn thiện chuyên môn hóa, nâng cao hiệu quả kinh tế của lãnh thổ.

×