Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Vấn đề chiến lược kinh doanh của công ty lữ hành toàn cầu (Open World) sau khi Việt Nam gia nhập WTO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 109 trang )



1

I HC QUC GIA H NI
TRNG I HC KHOA HC X HI V NHN VN
***********




Nguyễn nh- giang



Vấn đề chiến l-ợc kinh doanh của Công ty lữ
hành Toàn cầu (Open World) sau khi Việt Nam
gia nhập WTO

Chuyờn ngnh: Du lch hc
Mó s: DL 49C 05


LUN VN THC S DU LCH HC
(CHƯƠNG TRìNH ĐàO TạO THí ĐIểM)




NGI HNG DN KHOA HC: TS. Vũ MạNH Hà








H Ni, thỏng 11 - 2007



2
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 4
Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY LỮ HÀNH TOÀN CẦU
(OPEN WORLD) VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
TRƯỚC KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO 9
1.1. Lược sử hình thành và phát triển của công ty 9
1.2. Sơ đồ tổ chức công ty. 11
1.3. Chức năng nhiệm vụ các phòng ban 8
1.3.1. Chức năng nhiệm vụ Phòng Hành chính-Nhân sự 8
1.3.2. Chức năng nhiệm vụ của Phòng kế toán 9
1.3.3. Chức năng nhiệm vụ phòng maketing. 12
1.3.4. Chức năng nhiệm vụ phòng lữ hành và dịch vụ vụ máy bay . 18
1.4. Hoạt động kinh doanh của công ty trƣớc khi Việt Nam gia nhập
WTO 20
1.4.1. Môi trƣờng kinh doanh của Công ty lữ hành Toàn cầu (Open
world) trƣớc khi Việt Nam gia nhập WTO 20
1.4.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty lữ hành Toàn
cầu(Open world) 26
1.4.3. Đánh giá hoạt động kinh doanh của Công ty lữ hành Toàn

cầu(Open world) 30
CHƢƠNG 2. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI CÔNG TY LỮ
HÀNH TOÀN CẦU(OPEN WORLD) SAU KHI VIỆT NAM GIA
NHẬP WTO 32
2.1. Khái quát về WTO và quá trình gia nhập WTO của Việt Nam
32
2.1.1. Khái quát về WTO 32
2.1.2.Khỏi qut về quá trình gia nhập WTO của Việt Nam 37
2.1.3. Những nội dung cam kết cơ bản của Việt Nam 40
2.3. Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam sau khi
Việt Nam gia nhập WTO 57
2.2.1. Cơ hội 57
2.2.2. Thách thức 59
2.3. Cơ hội và thách thức đối với Công ty lữ hành Toàn cầu(Open
world) sau khi Việt Nam gia nhập WTO 61
2.3.1. Cơ hội 61
2.3.2. Thách thức 66
2.3.3. Đánh giá những cơ hội và thách thức của Công ty lữ hành
Toàn cầu(open world) sau khi Việt Nam gia nhập WTO 68
CHƢƠNG 3.MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ CHIẾN
LƢỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY LỮ HÀNH TOÀN CẦU
(OPEN WORLD) SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO 70


3
3.1.Vấn đề chớp lấy cơ hội 70
3.1.1.Về việc khai thác nguồn khách 70
3.1.2. Về việc liên doanh, liên kết trong kinh doanh 75
3.2. Vấn đề vƣợt qua những thách thức mới 77
3.2.1. Nghiên cứu những thay đổi về nhu cầu của khách hàng 77

3.2.2. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh 78
3.2.3. Đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ 79
3.2.4.Sử dụng mụ hỡnh tập đoàn trong kinh doanh 81
3.3. Các khuyến nghị chung khác 82
3.3.1. Khuyến nghị về hoạt động marketing 82
3.3.2. Khuyến nghị về vấn đề quản trị nguồn nhân lực 87
3.3.3. Khuyến nghị về ỏp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001
: 2000 trong quản lý 89
3.3.4. Khuyến nghị về việc tạo dựng và quảng bá thương hiệu Công ty
94
KẾT LUẬN 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO 99















4

LỜI NÓI ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, các
quốc gia không ngừng mở rộng sự liên kết và hợp tác trên các lĩnh vực: kinh
tế, chính trị, văn hóa, xã hội… Sau hơn 20 năm đổi mới, Việt Nam đã hội
nhập với khu vực và quốc tế đã được hơn 10 năm: năm 1995 gia nhập
ASEAN, năm 1996 tham gia và AFTA, năm 1998 là thành viên chính thức
của APEC và năm 2006 là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới
(WTO).
Du lịch là một trong những ngành chịu ảnh hưởng rất lớn của quá trình
toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Điều này được thể hiện thông qua sự
gia tăng về lượng khách du lịch trên toàn thế giới, kéo theo nó là sự gia tăng
các tập đoàn kinh tế, các công ty đa quốc gia, các doanh nghiệp quy mô vừa
và nhỏ kinh doanh trong lĩnh vực du lịch. Bên cạnh đó là sự ra đời của các tổ
chức du lịch khu vực và quốc tế như: Tổ chức du lịch ASEAN( ASEANTA),
Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO).
Ở Việt Nam trong vài năm gần đây, hoạt động du lịch cũng phát triển
nhanh chóng. Năm 2004, Việt Nam đón 2.927.876 lượt khách quốc tế tăng
20,5% so với năm 2003. Năm 2005, Việt Nam đón 3.467.757 lượt, tăng 18%
so với năm 2004. Năm 2006, Việt Nam đón 3.528.486, tăng 3% so với năm
2005. (Nguồn:Tổng cục Du lịch.)
Bên cạnh đó, nền kinh tế Việt Nam vài năm qua phát triển và tăng
trưởng ổn định, đạt loại cao của thế giới. Thu nhập bình quân đầu người tăng
lên đáng kể, đời sống nhân dân được cải thiện, nhu cầu du lịch của người dân
cũng tăng lên nhanh chóng. Sau khi nền kinh tế Việt Nam chuyển đổi từ nền


5
kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần
vận hành theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước và từ khi luật
Doanh nghiệp ra đời, số lượng các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực

Du lịch tăng lên đáng kể, đặc biệt là các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ.
Về phương diện hợp tác quốc tế về du lịch, đến nay Việt Nam đã tham
gia vào các tổ chức du lịch khu vực và quốc tế như: Hiệp hội du lịch các nước
Đông Nam Á (ASEANTA) năm 1995. Năm 1991 hợp tác về du lịch với các
quốc gia tiểu vùng sông Mêkông mở rộng. Năm 1989 tham gia Hiệp hội du
lịch Châu Á - Thái Bình Dương (PATA). Năm 1981 tham gia vào Tổ chức du
lịch thế giới (UNWTO).
Với việc tham gia vào các tổ chức du lịch khu vực và thế giới, Việt
Nam đã từng bước hội nhập với thế giới về lĩnh vực du lịch. Các doanh
nghiệp du lịch Việt Nam có cơ hội tìm đối tác nước ngoài để liên doanh, liên
kết mở rộng hoạt động kinh doanh, làm tăng qui mô kinh doanh lẫn khả năng
cạnh tranh trong việc khai thác thị trường khách quốc tế. Bên cạnh đó, các
doanh nghiệp du lịch Việt Nam cũng sẽ đứng trước những thách thức to lớn
mà quá trình hội nhập đem lại trong giai đoạn sau khi Việt Nam gia nhập
WTO. Xuất phát từ việc cam kết mở cửa thị trường, sẽ có rất nhiều doanh
nghiệp nước ngoài, các tập đoàn kinh tế lớn vào Việt Nam đầu tư kinh doanh
trong lĩnh vực du lịch. Các doanh nghiệp nước ngoài - thường là những tập
đoàn kinh tế lớn với tiềm lực tài chính mạnh, trình độ quản lý cao, chính sách
lương, thưởng ưu đãi sẽ thu hút nhân lực chất lượng cao làm việc cho họ. Các
doanh nghiệp du lịch Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với các doanh nghiệp du
lịch nước ngoài ngay tại “sân nhà”.
Tuy có nhiều thách thức và khó khăn, song ngành Du lịch Việt Nam
không còn con đường nào khác là phải hội nhập với du lịch khu vực và thế
giới, vì du lịch là một ngành mang tính khu vực và quốc tế cao. Vậy làm thế


6
nào để các doanh nghiệp du lịch Việt Nam có thể đứng vững và phát triển bền
vững trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, đây
là một câu hỏi lớn đặt ra cho rất cả các doanh nghiệp du lịch Việt Nam, đòi

hỏi các doanh nghiệp du lịch Việt Nam phải có chiến lược kinh doanh đúng
đắn để nắm bắt kịp thời những cơ hội vượt qua những thách thức mà quá trình
toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đem lại để đứng vững và vươn lên
trong môi trường kinh doanh mới.
Công ty lữ hành Toàn cầu (Open world) là một công ty được thành lập
từ năm 2001, hiện nay các thị trường khách chủ yếu công ty đang khai thác là
thị trường khách Nga và Đông Âu, thị trường khách Anh, thị trường khách
Mỹ, thị trường khách Châu Á. Công ty cũng đang khai thác thị trường khách
trong nước, đặc biệt là khách có thu nhập cao. Ngoài ra, công ty còn kinh
doanh dịch vụ vé máy bay cho hầu hết các hãng hàng không có mặt tại Việt
Nam. Cũng giống như các công ty lữ hành khác của Việt Nam, Công ty lữ
hành Toàn cầu (Open world) cũng đang đứng trước những cơ hội và thách
thức vô cùng to lớn mà quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế thế giới
đem lại, đặc biệt kể từ khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO.
Tác giả đã có một thời gian làm cộng tác viên với Công ty lữ hành
Toàn cầu (Open world) từ 2005-2007 nên rất thuận lợi khi lựa chọn công ty
làm đối tượng nghiên cứu của mình.
Với những lý do phân tích ở trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Vấn đề
chiến lược kinh doanh của Công ty lữ hành Toàn cầu (Open World) sau
khi Việt Nam gia nhập WTO” để làm luận văn thạc sĩ của mình.
2.Mục đích nghiên cứu


7
Một là, phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty lữ hành
Toàn cầu (Open world) trước khi Việt Nam gia nhập WTO, phân tích môi
trường kinh doanh mới của công ty sau khi Việt Nam gia nhập WTO.
Hai là, phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của Công ty
lữ hành Toàn cầu (Open World), từ đó đưa ra một số khuyến nghị đối với vấn
đề xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty sau khi Việt Nam gia nhập

WTO.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của luận văn là các doanh nghiệp lữ
hành của Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế, cụ thể ở đây là Công ty lữ
hành Toàn cầu(Open World) với tư cách là doanh nghiệp kinh doanh về du
lịch trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới và sau khi Việt
Nam gia nhập WTO.
Phạm vi nghiên cứu chủ yếu của luận văn là việc tập trung phân tích
môi trường kinh doanh mới của Công ty lữ hành toàn cầu(Open world) sau
khi Việt Nam gia nhập WTO. Phân tích những cơ hội và thách thức mà công
ty găp phải. Tác giả đi sâu tìm hiểu các vấn đề liên quan đến chiến lược kinh
doanh của Công ty lữ hành Toàn cầu sau khi Việt Nam gia nhập WTO, từ đó
tác giả sẽ đưa ra một số khuyến nghị mang tính thực tiễn đối với vấn đề chiến
lược kinh doanh của công ty nhằm giúp công ty có khả năng tích ứng nhanh
trong môi trường kinh doanh mới sau khi Việt Nam gia nhập WTO.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp phân tích SWOT, phương pháp phân
tích xu thế, phương pháp phân tích tài liệu, cụ thể là phân tích các tài liệu của
Công ty Lữ hành toàn cầu (Open World) và các nguồn tư liêu của Tổng cục
du lịch Việt Nam, các giáo trình liên quan tới toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế


8
thế giới và việc gia nhập WTO của Việt Nam cũng như là các giáo trình liên
quan tới vấn đề chiến lược kinh doanh.

5. Bố cục của luận văn
Chương 1. Khái quát về Công ty lữ hành Toàn cầu (Open World) và
hoạt động kinh doanh của Công ty trước khi Việt Nam gia nhập WTO
Chương 2. Cơ hội và thách thức đối với Công ty lữ hành Toàn cầu

(Open world) sau khi Việt Nam gia nhập WTO.
Chương 3. Một số khuyến nghị đối với vấn đề chiến lược kinh doanh
của Công ty lữ hành Toàn cầu (Open world) sau khi Việt Nam gia nhâp
WTO.




9
Chƣơng 1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY LỮ HÀNH TOÀN CẦU (OPEN
WORLD) VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRƢỚC
KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO
1.1. Lƣợc sử hình thành và phát triển của công ty
Công ty lữ hành Toàn cầu (Open World) được thành lập ngày
20/3/2001. Công ty có văn phòng đặt tại thủ đô Hà Nội và những văn phòng
đại diện tại Vương quốc Anh, Ba Lan, Ukraina.
Hiện nay, công ty là thành viên của hai tổ chức quốc tế uy tín trên thế
giới về du lịch là Hiệp hội du lịch Châu Á - Thái Bình Dương (PATA), Hiệp
hội hàng không quốc tế (IATA).
Quan điểm kinh doanh của công ty là kết hợp giữa việc xây dựng
thương hiệu công ty với việc quảng bá hình ảnh đất nước con người Việt
Nam. Doanh thu và lợi nhuận của công ty luôn luôn phải dựa trên cơ sở cung
cấp cho khách hàng những chương trình du lịch đa dạng và độc đáo, chất
lượng cao, bao gồm những tour du lịch cổ điển đến những điểm du lịch hấp
dẫn nhất Việt Nam. Bên cạnh đó công ty cũng luôn chú ý xây dựng các
chương trình du lịch mới, hấp dẫn nhằm đa dạng hóa các loại hình dịch vụ du
lịch kinh doanh của mình.
Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty hiện nay là:
- Tổ chức các chương trình du lịch Inbound;
-Tổ chức các chương trình du lịch Outbound;

- Tổ chức các chương trình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo;
- Dịch vụ bán vé máy bay;
- kinh doanh các dịch vụ khác.



10
Những thành công mà công ty đã đạt được:
Cung cấp cho khách hàng những chương trình du lịch lý thú và những
sự lựa chọn đa dạng với những tour du lịch chất lượng tốt nhất để thỏa mãn
nhu cầu nghỉ ngơi, vui chơi giải trí của quý khách.
Công ty đã xây dựng một đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, được đào
tạo trong môi trường làm việc chuyên nghiệp với sự nhiệt tình, có khả năng
thích nghi với môi trường làm việc quốc tế.
Trên con người phát triển bên cạnh những thành công đã đạt được,
công ty đang nỗ lực xây dựng thương hiệu với mục tiêu phấn đấu trở thành
một công ty du lịch dẫn đầu Việt Nam và Đông Dương.


11
1.2. Sơ đồ tổ chức công ty.



















HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
GIÁM ĐỐC (QMR)
PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÕNG HÀNH CHÍNH
NHÂN SỰ

PHÕNG KẾ TOÁN

PHÕNG MARKETING
PHÕNG LỮ HÀNH VÀ
DỊCH VỤ VÉ MAY BAY
Trƣởng phòng
NV. Hành chính
NV. Nhân sự
Trƣởng phòng
(KT Trưởng)
KT Bán hàng
KT Tổng hợp
Thủ quỹ
Giám đốc Marketing
Quản lý Marketing

Chuyên gia Marketing
Trợ lý Marketing
Giám đốc
Quản lý lữ hành
Trợ lý lữ hành
Điều hành Tour
Trợ lý bán Tour
Trợ lý bán vé máy bay
NV phụ trách các nh à
cung cấp
NV. IT
(Công nghệ tin học)


12












8
1.3. Chức năng nhiệm vụ các phòng ban
1.3.1. Chức năng nhiệm vụ Phòng Hành chính-Nhân sự

Là một bộ phân quan trọng trong công ty, phòng hành chính - nhân sự có
các chức năng nhiệm vụ sau:
- Quản lý hồ sơ, tài liệu của công ty: Quản lý các văn bản, quyết định của
các cơ quan cấp trên đối với công ty. Quản lý hồ sơ lý lịch của cán bộ nhân
viên trong công ty. Quản lý các hồ sơ và tài liệu khác của công ty.
-Tham mưu cho giám đốc công ty một số vấn đề nghiệp vụ: Tham mưu
cho giám đốc về các chính sách của Nhà nước đối với người lao động.Tham
mưu cho giám đốc về việc tuyển dụng lao động các ngành nghề phù hợp cho
công ty, các nội qui và qui chế của công ty
-Giải quyết các công việc thường ngày trong công ty của bộ phận nghiệp
vụ:Tuyển dụng lao động theo yêu cầu của giám đốc công ty, thảo hợp đồng
lao động cho người lao động trình giám đốc công ty ký, lập sổ bảo hiểm xã
hội cho người lao động,làm thẻ bảo hiểm y tế cho người lao động, thực hiện
theo yêu cầu của giám đốc công ty một số công việc về đối ngoại, phối hợp
với các đơn vị trưởng trong công ty giải quyết các công việc hàng ngày, xử lý
các trường hợp vi phạm các nội qui kỷ luật trong công ty và báo cáo giám đốc
công ty, soạn thảo các quyết định nâng lương, nâng bậc, chức vụ và các quyết
định khác trình giám đốc công ty phê duyệt, phối hợp với công đoàn công ty
giải quyết các thắc mắc về chế độ cho người lao động.
- Giải quyết các công việc về hành chính: Chấm công hàng ngày trực tiếp
tại các đơn vị trong công ty, đón khách, bố trí để giám đốc công ty hoặc các
đơn vị khác tiếp khách theo qui định, đánh máy các văn bản đối nội, đối ngoại
của lãnh đạo công ty và các phòng ban khác. Gửi các công văn, tài liệu đã
được giám đốc công ty phê duyệt tới các đơn vị trong công ty và các ban



9

gành cấp trên. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất lên giám đốc công

ty. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được giao.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức:









1.3.2. Chức năng nhiệm vụ của Phòng kế toán
Phòng kế toán có các chức năng nhiệm vụ sau:
-Là công cụ quản lý của công ty : Phòng kế toán là một bộ phận hoạt
động nghiệp vụ quản lý nói chung và hạch toán kế toán nói riêng, trên cơ sở
yêu cầu cho hoạt động kinh doanh của công ty, bằng các hoạt động nghiệp
vụ theo pháp lệnh kế toán được nhà nước ban hành , và cụ thể hoá tại điều lệ,
và quy chế tài chính của công ty giúp ban lãnh đạo công ty đưa mọi nguồn
vốn vào hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất.
-Phân tích và cung cấp thông tin: Bằng các hoạt động cập nhật đầy đủ, hệ
thống những phát sinh về kinh tế và thực hiện các nghiệp vụ hạch toán kế
toán, bằng các báo cáo đột xuất, thường xuyên, định kỳ có sự phân tích cụ
thể các diễn biến về tình hình tài chính, vốn, phục vụ cho hoạt động của công
ty, giúp cho ban lãnh đạo công ty nắm vững được hiệu quả kinh tế trong kinh
doanh, chủ động trong việc đưa ra các giải pháp linh hoạt, các quyết định
đúng đắn, nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao trong kinh doanh cũng như trong
các hoạt động đầu tư của công ty
Trưởng phòng
NV Hành
chính

NV Nhân sự
NV công nghệ
thônh tin


10
- Phòng Tài chính kế toán là cơ quan giúp việc giám đốc công ty về quản
lý tài chính theo quy chế hoạt động tài chính của công ty cổ phần và pháp
luật của Nhà nước, giúp giám đốc công ty quản lý về nghiệp vụ hệ thống
hạch toán kế toán, quản lý tài sản, tiền vốn, phản ảnh kịp thời, đầy đủ, chính
xác các biến động trong quá trình kinh doanh.
-Phòng Tài chính kế toán nằm trong hệ thống các phòng ban chức năng
của công ty. Trưởng phòng làm nhiệm vụ kế toán trưởng chịu trách nhiệm
trước giám đốc công ty về mọi hoạt động tài chính kế toán toàn công ty.
Về quản lý nghiệp vụ:
- Xây dựng quy chế quản lý tài chính của công ty, hướng dẫn, kiểm tra
quy chế tài chính trên cơ sở quy chế hoạt động tài chính của các cơ quan quản
lý nhà nước ban hành.
- Phổ biến kịp thời và hướng dẫn cụ thể, chính xác các văn bản của Nhà
nước về công tác quản lý tài chính, tổ chức hạch toán, chế độ kiểm toán,
quyết toán và các chế độ chính sách mới liên quan đến tài chính doanh
nghiệp.
- Tham gia với phòng tổ chức lao động về công tác lao động đối với đội
ngũ kế toán công ty như: bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng đề bạt.
Về quản lý tài chính:
- Xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm của công ty, trình giám đốc
và hội đồng quản trị công ty để phê duyệt.
- Tổ chức thực hiện đối với kế hoạch đã được phê duyệt, khi cần phải
kịp thời báo cáo giám đốc công ty và hội đồng quản trị điều chỉnh cho phù
hợp với diễn biến của quá trình kinh doanh của công ty để đảm bảo hoàn

thành kế hoạch cả năm.
- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện các quy chế về hoạt động các nguồn
vốn để đáp ứng yêu cầu của kế hoạch kinh doanh, quy chế về đầu tư xây dựng
cơ bản, mua sắm, nhượng bán tài sản cố định của công ty.
- Thực hiện đối chiếu và có biện pháp theo dõi để quản lý các biến
động về tài sản, tiền vốn, hạch toán đúng nguồn vốn cố định, vốn lưu động
đàm bảo tương ứng với tài sản cố định và tài sản lưu động.


11
- Theo dõi và quản lý tình hình thực hiện nghĩa vụ của công ty đối với
Nhà nước. Kế toán trưởng phải thường xuyên nắm vững tình hình tài chính
của công ty để báo cáo khi giám đốc hoặc hội đồng quản trị công ty yêu cầu.
Về quản lý kế toán:
- Thực hiện tốt công tác kế toán, hạch toán các hoạt động kinh doanh
theo yếu tố chi phí, theo dõi và thanh lý các hợp đồng kinh tế đã thực hiện.
- Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch thu chi, thu nộp, thanh toán.
Kiểm tra việc sử dụng tài sản, tiền vốn, hàng tháng tiến hành kiểm quỹ, đối
chiếu sổ sách theo quy định
- Theo dõi, tính toán và trích khấu hao tài sản cố định đúng, đủ, kịp
thời đúng chế độ, lập báo cáp kiểm kê tài sản định kỳ, chuẩn bị các thông tin
cần thiết cho việc giải quyết các khoản mất mát, hư hỏng nếu có và đề xuất
biện pháp xử lý.
- Kiểm tra chứng từ đề nghị thanh toán, tách VAT được khấu trừ và lập
chứng từ kế đầy đủ, chính xác, đúng quy định và nộp cho ngân hàng những
chứng từ thanh toán qua ngân hàng sau khi Lãnh đạo phê duyệt. Ghi sổ kế
toán, cuối tháng in báo cáo chi tiết trình lãnh đạo
- Phân tích hoạt động tài chính của công ty để xác định hiệu quả kinh tế
từng kỳ: qúy, 6 tháng, cả năm giúp giám đốc và hội đồng quản trị công ty có
những quyết sách trong hoạt động chỉ đạo kinh doanh.

- Duy trì trong công ty chế độ báo cáo hàng tháng, qúy, 6 tháng và chế
độ kiểm tra hàng năm, đồng thời có trách nhiệm phân tích hoạt động tài chính
kế toán ở các khâu giúp giám đốc và hội đồng quản trị công ty xem xét đánh
giá đúng đắn tình hình tài chính của công ty.
- Giải quyết thực hiện các loại hình bảo lãnh hợp đồng mua bán và các
hoạt động kinh tế khác. Trưởng phòng trực tiếp làm việc với các đoàn thanh
tra, kiểm toán của Nhà nước và địa phương khi được giám đốc công ty ủy
nhiệm.
Về các hoạt động khác:
- Thực hiện việc quản lý tài liệu, hồ sơ và các văn bản được giao theo
quy định, thực hiện đầy đủ và kịp thời việc báo cáo định kỳ, đột xuất về hoạt
động của bộ phận lên ban lãnh đạo công ty.


12
- Tập hợp và đề xuất các ý kiến, sáng kiến cải tiến, tham mưu cho ban
lãnh đạo công ty về các nội dung chuyên môn phụ trách. Thực hiện các nhiệm
vụ khác khi được giao.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức:











1.3.3. Chức năng nhiệm vụ phòng maketing.
Phòng marketing có các chức năng nhiệm vụ sau:
Bộ phận phân tích nghiên cứu thị trường:
- Thu thập và phân tích các dữ liệu về khách hàng theo các tiêu chí về
dân số, sự ưu tiên, nhu cầu và thói quen tiêu dùng của khách hàng để xác định
thị trường tiềm năng và các tếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu về sản phẩm.
- Chuẩn bị báo cáo về các thông tin đã tìm kiếm. Minh hoạ các dữ liệu
bằng bảng biểu, và giải thích các dữ liệu phức tạp bằng văn bản. Đánh giá và
dự đoán mức độ hài lòng của khách hàng và nhân viên.
-Dự đoán trước và theo dõi các xu hướng bán hàng và thị trường, phân
tích các dữ liệu đã thu thập được. Tìm kiếm và cung cấp thông tin nhằm giúp
công ty xác định vị trí của mình trên thị trường. Đánh giá tính hiệu quả của
các chương trình và chiến lược marketing, quảng cáo và thông tin liên lạc.
TRƢỞNG PHÕNG KẾ TOÁN
KẾ
TOÁN
BÁN
HÀNG

THỦ
QUỸ

KẾ
TOÁN
CÔNG
NỢ/
NGÂN
HÀNG
KẾ
TOÁN

THUẾ
KẾ
TOÁN
TỔNG
HỢP


13
-Tiến hành các hoạt động nghiên cứu ý kiến khách hàng và các chiến
lược marketing, phối hợp với các chuyên gia marketing, chuyên gia về thống
kê, người thu thập thông tin, và các chuyên gia trong các lĩnh vực khác.
-Có mặt trong các buổi họp của nhân viên để quản lý và đưa ra các đề
xuất liên quan đến xúc tiến, phân phối, thiết kế và giá cả sản phẩm hoặc dịch
vụ của công ty.
-Thu thập các thông tin của đối thủ cạnh tranh, phân tích chính sách giá
của họ, phương thức bán hàng, marketing và phân phối. Theo dõi các số liệu
thống kê của ngành, tuân theo các xu hướng trong kinh doanh.
Bộ phận marketing và bán hàng:
- Hoàn thiện và xuất trình các phiếu yêu cầu bán hàng để tiến hành giao
dịch với đối tác. Tìm hiểu về đối tác nhằm xác định tài sản sở hữu, các khoản
nợ, lưu lượng tiền mặt, bảo hiểm, tình trạng thuế và các mục tiêu tài chính.
- Ghi chép các cuộc giao dịch chính xác và đảm bảo rằng đối tác được
thông báo về các cuộc giao dịch đó. Phát triển các kế hoạch tài chính dựa trên
sự phân tích về tình trạng tài chính của đối tác, và thảo luận các phương án tài
chính với họ.
- Xem xét lại tất cả các giao dịch về chứng khoán để đảm bảo sự chính
xác của thông tin và hoạt động kinh doanh theo đúng những quy định của
chính phủ. Tư vấn về vấn đề mua bán các loại chứng khoán cụ thể.
- Nối tiếp các yêu cầu mua và bán nhằm trao đổi chứng khoán hoặc
củng cố bộ phận kinh doanh. Xác định các đối tác tiềm năng, sử dụng các

chiến dịch quảng cáo, danh sách gửi thư hoặc liên hệ trực tiếp.
- Xem xét các báo cáo tài chính định kỳ, báo cáo về cổ phiếu và trái
phiếu, bản báo cáo kinh doanh và các tài liệu khác nhằm xác định mức độ đầu


14
tư trong tương lai đối với các đối tác và theo sát các xu hướng phản ánh các
điều kiện của thị trường.
- Liên hệ với các khách hàng có triển vọng để xác định nhu cầu khách
hàng, các thông tin hiện tại, và giải thích các dịch vụ hiện có.
Bộ phận quản lý quan hệ công chúng:
- Xác định nhóm đối tác và công chúng chủ yếu xác định phương pháp
tốt nhất để truyền tải thông tin đến những đối tượng này. Phát hành những ấn
phẩm hấp dẫn và có hiệu quả, chuẩn bị thông tin cho các kênh truyền thông,
phát triển và duy trì các trang web của công ty trên mạng Internet.
- Phát triển và duy trì hình ảnh và sự nhận biết của công chúng về công
ty bao gồm việc sử dụng logo và các dấu hiệu nổi bật. Quản lý ngân quỹ dùng
cho việc truyền thông.
- Tổ chức các sự kiện đặc biệt như là tài trợ cho các cuộc đua, các bữa
tiệc giới thiệu sản phẩm mới hoặc các hoạt động khác do công ty tài trợ nhằm
thu hút sự chú ý của công chúng mà không cần quảng cáo trực tiếp.
- Soạn thảo các bài phát biểu cho lãnh đạo công ty, sắp xếp các buổi đối
thoại hoặc dưới hình thức khác đế có thể liên lạc với họ. Chỉ định, giám sát và
kiểm tra các hoạt động của nhân viên ở bộ phận quan hệ công chúng.
- Đánh giá các chương trình quáng cáo và xúc tiến trong sự tương thích
với những nỗ lực của quan hệ công chúng. Thiết lập và duy trì mối quan hệ
làm việc hiệu quả với quan chức chính quyền tại địa phương và các đại diện
hãng truyền thông.
- Tham vấn với người quản ký bộ phận quan hệ lao động nhằm phát
triển kênh thông tin nội bộ để đảm bảo mọi nhân viên đều được thông báo về

các hoạt động của công ty
Bộ phận quản trị marketing:
- Phát triển các chiến lược giá, cân đối các mục tiêu của công ty và sự hài
lòng của khách hàng. Nhận biết, phát triển và đánh giá chiến lược marketing,


15
dựa trên hiểu biết về các mục tiêu đã được xác lập, các đặc điểm thị trường và
các yếu tố về chi phí.
- Đánh giá về mặt tài chính dành cho việc phát triển sản phẩm chẳng
hạn như ngân quỹ, chi tiêu, các khoản chi dành riêng cho việc nghiên cứu và
phát triển, tính toán khả năng thu hồi vốn đầu tư cũng như khả năng lỗ lãi.
- Mô hình hoá, chỉ đạo và phối hợp các hoạt động và chính sách
marketing nhằm xúc tiến sản phẩm và dịch vụ. Giám đốc marketing còn có
trách nhiệm làm việc với người quản lý bộ phận quảng cáo và xúc tiến.
- Chỉ đạo việc tuyển dụng, đào tạo và đánh giá mức độ thực thi công
việc của nhân viên marketing và nhân viên bán hàng, giám sát các hoạt động
thường ngày của họ.
- Đàm phán với các đại lý bán lẻ và các nhà phân phối nhằm quản lý sự
phân phối sản phẩm, thiết lập mạng lưới phân phối và phát triển các chiến
lược phân phối.
- Giữ vai trò tư vấn với bộ phận phụ trách việc phát triển sản phẩm về
các đặc điểm của sản phẩm ví dụ: về thiết kế, màu sắc và đóng gói. Soạn thảo
bản liệt kê về mô tả sản phẩm và chào hàng các dịch vụ.
- Vận dụng các kỹ năng dự báo bán hàng và kế hoạch có tính chiến lược
để đảm bảo khả năng bán và khả năng lợi nhuận của sản phẩm, dòng sản
phẩm hoặc các dịch vụ, phân tích sự phát triển của kinh doanh và giám sát các
xu hướng thị trường.
- Lựa chọn sản phẩm và các phụ tùng để trưng bày tại các hội chợ
thương mại và các show trưng bày sản phẩm đặc biệt khác.

Bộ phận quản lý bán hàng :
- Giải quyết phàn nàn của khách hàng liên quan đến bán hàng và dịch vụ.
Theo dõi sự ưu tiên của khách hàng nhằm xác định trọng điểm bán hàng. Chỉ
đạo và phối hợp các hoạt động liên quan đến việc bán hàng hoá, dịch vụ, bất
động sản và các danh mục hàng hoá khác.


16
- Xác định bảng giá và tỷ lệ giảm giá. Xem xét các báo cáo hoạt động
nhằm dự đoán khả năng bán hàng và xác định khả năng lợi nhuận.
- Chỉ đạo, phối hợp và xem xét các hoạt động trong kế toán bán hàng và
dịch vụ, trong việc tiếp nhận và chuyển giao các công việc trong kế hoạch.
Trao đổi và tham vấn cho các bộ phận lãnh đạo nhằm lập kế hoạch cho các
dịch vụ quảng cáo và đảm bảo thông tin về các đặc điểm của khách hàng.
- Tư vấn cho các đại lý và các nhà phân phối trong trong chính sách và
quy trình vận hành nhằm đảm bảo tính hiệu quả của tổ chức kinh doanh về
mặt chức năng.
- Chuẩn bị ngân sách và phê duyệt các khoản chi lấy từ ngân sách. Giới
thiệu công ty tại các hội nghị liên kết kinh doanh nhằm xúc tiến cho sản
phẩm.
Bộ phận quản lý quảng cáo và các hoạt động xúc tiến:
- Chuẩn bị ngân quỹ và đệ trình các dự định dành cho các chi phí dành
cho chương trình là một phần của chiến dịch phát triển. Lập kế hoạch và
chuẩn bị tư liệu quảng cáo và xúc tiến nhằm thúc đẩy việc bán sản phẩm hoặc
dịch vụ, làm việc với khách hàng, với lãnh đạo công ty, với bộ phận bán hàng
và các hãng quảng cáo.
- Thanh tra các bản sao quảng cáo, biên tập bản chính ở dạng văn bản,
các băng audio và video, và các tư liệu đảm bảo sự gắn bó chặt chẽ với đặc
điểm sản phẩm.
- Phối hợp hoạt động của các bộ phận ví dụ; bán hàng, thiết kế đồ hoạ,

hãng truyền thông, tài chính và nghiên cứu. Tìm kiếm và đàm phán các hợp
đồng quảng cáo và bán hàng.
- Nhận biết và phát triển sự liên lạc cho các chiến dịch xúc tiến và các
chương trình trong ngành đảm bảo đáp ứng các mục tiêu của những người
mua hàng đã đươc xác định ví dụ: các đại lý, các nhà phân phối, hoặc các
khách hàng.


17
- Thu thập và xử lý thông tin cho việc lập kế hoạch cho chiến dịch
quảng cáo.Tham vấn với các bộ phận lãnh đạo và/hoặc với nhân viên về các
vấn đề như: hợp đồng, lựa chọn phương tiện quảng cáo, và sản phẩm nào sẽ
được quảng cáo.Đưa ra những lời khuyên cho các đối tác về vấn đề về kỹ
thuật và thị trường.
Bộ phận ước lượng chi phí:
- Phân tích bản thiết kế chi tiết và các tài liệu khác để ước lượng về thời
gian, chi phí, nguyên vật liệu và nhân công. Ước lượng hiệu quả chi phí của
sản phẩm, dự án hoặc dịch vụ, theo dõi giá cả thực tế liên quan đến việc đấu
thầu khi dự án được tiến hành.
- Tư vấn với các đối tác, đại lý bán lẻ, nhân sự ở các bộ phận khác hoặc
quản lý bộ phận xây dựng để thảo luận, công thức hoá các ước lượng và giải
quyết các vấn đề. Tham vấn với các kỹ sư, kiến trúc sư, chủ dự án, nhà thầu
chính nhà thầu phụ trong việc thay đổi điều chỉnh giá ước lượng.
- Dự tính các chi phí dành cho các mục đích khác như lập kế hoạch, tổ
chức, sắp xếp thời gian cho công việc. Dự tính chi phí dùng cho việc lựa chọn
các đại lý bán lẻ và các nhà thầu phụ.
- Xem xét lại các yêu cầu về nhân công và nguyên vật liệu để quyết
định xem tự sản xuất ra các bộ phận hay mua các bộ phận từ các nhà thầu
phụ, phương án nào hiệu quả hơn về chi phí hơn.
- Chuẩn bị các bản thông báo chi phí và các tài liệu cần thiết khác trong

khoảng thời gian tạm nghỉ của dự án. Chuẩn bị và duy trì danh mục các nhà
cung cấp, các nhà thầu chính và các nhà thầu phụ.
- Thiết lập chi phí dùng cho các hệ thống và các thủ tục báo cáo giám
sát. Thu thập và xử lý thông tin cho việc lập kế hoạch cho chiến dịch quảng
cáo
- Nhận biết và phát triển sự liên lạc cho các chiến dịch xúc tiến và các
chương trình trong ngành đảm bảo đáp ứng các mục tiêu của những người


18
mua hàng đó đươc xác định ví dụ: các đại lý, các nhà phân phối, hoặc các
khách hàng.
- Tham vấn với các bộ phận lãnh đạo, nhân viên về các vấn đề như:
Hợp đồng, lựa chọn phương tiện quảng cáo, và sản phẩm nào sẽ được quảng
cáo. Đưa ra những lời khuyên cho các đối tác về vấn đề kỹ thuật và thị
trường.
1.3.4. Chức năng nhiệm vụ phòng lữ hành và dịch vụ vé máy bay
Phòng lữ hành và dịch vụ vé máy bay có các chức năng nhiệm vụ sau:
- Tập hợp và đề xuất các ý kiến, sáng kiến cải tiến, tham mưu cho ban
lãnh đạo công ty về các nội dung chuyên môn phụ trách. Thực hiện việc
quản lý tài liệu, hồ sơ và các văn bản được giao theo quy định. Thực hiện
đầy đủ và kịp thời việc báo cáo định kỳ, đột xuất về hoạt động của bộ phận
lên ban lãnh đạo công ty. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được giao.
- Trao đổi với khách hàng để xác định điểm đến, phương tiện vận
chuyển, ngày khởi hành, xem xét về khả năng tài chính và các yêu cầu về nơi
ăn chốn ở. Thiết lập và duy trì tốt quan hệ với các nhà cung cấp trong lĩnh vực
lữ hành và các lĩnh vực có liên quan.
- Tính toán chi phí của chuyến đi bằng sử dụng máy tính tay, máy vi
tính, bảng tính giá, bảng giá của các nhà cung cấp, đưa ra giá tour trọn gói.
Tiến hành đặt chỗ với các nhà cung cấp bằng việc sử dụng máy vi tính và điện

thoại.
- Lập kế hoạch, mô tả, sắp xếp và bán các sản phẩm tour trọn gói và thúc
đẩy khuếch trương bán các sản phẩm được cung ứng bởi các nhà cung cấp.
Cung cấp cho khách hàng các tập gấp và những ấn phẩm của công ty về các
thông tin du lịch ví dụ như phong tục tập quán của người dân địa phương, các
địa điểm du lịch hấp dẫn, hay các quy định, nguyên tắc của nước ngoài.
Chức năng nhiệm vụ cụ thể của các bộ phận:


19
- Bộ phận hoạt động thiết kế tour có chức năng nhiệm vụ: Lập kế hoạch
thiết kế tour, tiến hành khảo sát thực tế, thiết kế chương trình tour, tổng hợp
đánh giá, trình phê duyệt.
- Bộ phận lập kế hoạch và triển khai tour có chức năng nhiệm vụ: Thu
thập thông tin, đặt hàng dịch vụ nhà cung cấp, phối hợp với bộ phận bán hàng
và bộ phận marketing xác nhận nội dung đặt hàng với khách hàng, cung cấp
dịch vụ, quản lý hướng dẫn viên, giám sát chất lượng dịch vụ, thực hiện các
biện pháp xử lý khi có phát sinh, đánh giá thỏa mãn khách hàng
- Bộ phận lựa chọn, đánh giá các nhà cung cấp dịch vụ có chức năng
nhiệm vụ: Tìm hiểu thông tin nhà cung cấp, đánh giá, lựa chọn nhà cung cấp,
tham gia đàm phán, chuẩn bị hợp đồng ký với nhà cung cấp, theo dõi, đánh
giá dịch vụ của nhà cung cấp, định kỳ đánh giá lại, báo cáo tình hình nhà cung
cấp để ban lãnh đạo có chính sách phù hợp.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức:











1.4. Hoạt động kinh doanh của công ty trƣớc khi Việt Nam gia
nhập WTO
TRƢỞNG
PHÕNG
Giám sát bộ
phận lữ hành
Quản lý bộ
phận lữ hành

Trợ lý bán
Tour
Trợ lý bán vé
máy bay

Điều hành
Tour

NV phụ trách
các nhà cung
cấp



20
Chương này tác giả tập trung nghiên cứu và phân tích môi trường
kinh doanh của Công ty Lữ hành Toàn cầu trước khi Việt Nam gia

nhập WTO. Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty
những năm vừa qua, đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty, phân
tích những điểm mạnh, điểm yếu của công ty.
1.4.1. Môi trƣờng kinh doanh của Công ty lữ hành Toàn cầu (Open
world) trƣớc khi Việt Nam gia nhập WTO
Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp lữ hành nói chung và của
Công ty lữ hành Toàn cầu nói riêng, được hiểu là tập hợp các yếu tố,
điều kiện có ảnh hưởng và tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới hoạt
động kinh doanh của công ty. Chúng có thể đem lại cho các doanh
nghiệp lữ hành những tác động tích cực hay tiêu cực. Một mặt, những
yếu tố thuộc môi trường kinh doanh có thể kìm hãm sự phát triển của
các doanh nghiệp, vì vậy các doanh nghiệp lữ hành cần phải có khả
năng thích ứng nếu không công ty sẽ bị loại bỏ khỏi thị trường. Mặt
khác, những yếu tố thuộc môi trường kinh doanh cũng tạo ra những cơ
hội thuận lợi để các doanh nghiệp lữ hành có thể nắm bắt, tận dụng
trong hoạt động kinh doanh của mình. Nói chung, môi trường kinh
doanh có những tác động không giống nhau đối với các doanh nghiệp
lữ hành, nó phụ thuộc rất nhiều vào vị trí địa lý, chức năng hoạt động
của doanh nghiệp trong ngành. Không phải mọi thay đổi của môi
trường đều có tác động đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp
lữ hành. Đồng thời các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô thường khó có
khả năng dự đoán chính xác như những biến động về tình hình kinh tế,
công nghệ… hoặc các yếu tố thuộc về tự nhiên như: Khí hậu, thời tiết ,
địa hình… Đây là những nhân tố nằm ngoài sự kiểm soát của doanh
nghiệp. Tuy nhiên, một số yếu tố thuộc môi trường vĩ mô sẽ có ảnh

×