Tải bản đầy đủ (.pdf) (170 trang)

Văn hóa kinh doanh trong khách sạn 5 sao ở Hà Nội thực trạng và bài học kinh nghiệm (Lấy điển hình 3 khách sạn Sofitel Metropole, Sheraton, Nikko

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.29 MB, 170 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN







NGUYỄN THỊ THUỲ DƯƠNG


VĂN HÓA KINH DOANH
TRONG KHÁCH SẠN 5 SAO Ở HÀ NỘI
THỰC TRẠNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
LẤY ĐIỂN HÌNH 3 KHÁCH SẠN: SOFITEL METROPOLE,
SHERATON, NIKKO




LUẬN VĂN THẠC SỸ DU LỊCH HỌC













HÀ NỘI - 2009


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN








NGUYỄN THỊ THUỲ DƢƠNG


VĂN HÓA KINH DOANH
TRONG KHÁCH SẠN 5 SAO Ở HÀ NỘI
THỰC TRẠNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

LẤY ĐIỂN HÌNH 3 KHÁCH SẠN: SOFITEL METROPOLE,
SHERATON, NIKKO


Chuyên ngành: DU LỊCH
(Chƣơng trình đào tạo thí điểm)


LUẬN VĂN THẠC SỸ DU LỊCH HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
GS.TS. NGUYỄN VĂN ĐÍNH







HÀ NỘI - 2009



MỤC LỤC

NỘI DUNG TRANG

Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ, sơ đồ

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài……………………………………………………… 1
2. Mục tiêu nghiên cứu…………………………………….…………………………………2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4. Lược sử vấn đề nghiên cứu 3

5. Phương pháp nghiên cứu 5
6. Bố cục luận văn 7

Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VĂN HOÁ KINH DOANH

1.1. Tổng quan về văn hóa……………………………………………………………………8
1.1.1. Các quan niệm về văn hóa…………………………………………………………… ….8
1.1.2. Các yếu tố cấu thành văn hóa…………………………………………………………… 9
1.1.3. Vai trò của văn hóa trong đời sống xã hội ………………………………………… …… 9

1.2. Tổng quan về văn hóa kinh doanh………………………………………….……….….10
1.2.1. Khái niệm về văn hoá kinh doanh……………………………………………………… 10
1.2.2. Các nhân tố cấu thành văn hoá kinh doanh……………………………………………… 11
1.2.2.1. Triết lý kinh doanh……………………………………………………………………… 11
1.2.2.2. Đạo đức kinh doanh………………………………………………………………………14
1.2.2.3. Văn hóa doanh nhân…………………………………………………………………… 18
1.2.2.4. Văn hóa trong hoạt động kinh doanh…………………………………………………… 22
1.2.2.5. Các hình thức văn hóa khác………………………………………………………………27
1.2.3. Vai trò của văn hoá kinh doanh trong hoạt động của doanh nghiệp……………………… 30
1.2.4. Văn hóa kinh doanh ở Việt nam…………………………………………………… ……32
1.2.5. Xây dựng văn hóa kinh doanh ……………………………………………… ………… 35
Tiểu kết chương 1 39

Chương 2. VĂN HÓA KINH DOANH TRONG CÁC KHÁCH SẠN 5 SAO TẠI HÀ NỘI

2.1. Hoạt động kinh doanh du lịch và khách sạn ở Việt nam và Hà nội 40
2.1.1. Khái quát hoạt động kinh doanh du lịch và khách sạn tại Hà nội 40
2.1.2. Giới thiệu hệ thống các khách sạn 5 sao tại Hà nội: 44

2.2. Thực trạng văn hóa kinh doanh trong các khách sạn 5 sao tại Hà nội 45

2.2.1. Văn hóa kinh doanh của khách sạn Sofitel Metropole Hà nội 46




2.2.1.1. Khái quát về văn hóa và văn hoá kinh doanh Pháp 46
2.2.1.2. Khái quát về tập đoàn Accor…………………………………………………………… 49
2.2.1.3. Khái quát về khách sạn Sofitel Metropole Hà nội 54
2.2.1.4. Văn hóa kinh doanh trong khách sạn Sofitel Metropole Hà nội 56

2.2.2. Văn hóa kinh doanh của khách sạn Sheraton Hà nội…………… …………….……… 70
2.2.2.1. Khái quát về văn hóa và văn hóa kinh doanh Mỹ 70
2.2.2.2. Khái quát về tập đoàn Starwood………………………… ………………………… ….71
2.2.2.3. Khái quát về khách sạn Sheraton Hà nội…………………………………… …… ….…73
2.2.2.3. Văn hóa kinh doanh trong khách sạn Sheraton Hà nội……………… …………….… …77

2.2.3. Văn hóa kinh doanh của khách sạn Nikko Hà nội…………… ……………………… 87
2.2.3.1. Khái quát về văn hóa và văn hóa kinh doanh Nhật…………… …………………… ….87
2.2.3.2. Khái quát vê tập đoàn JAL …………………………………… …………………….…92
2.2.3.3. Khái quát về khách sạn Nikko Hà nội 92
2.2.3.4. Văn hóa kinh doanh trong khách sạn Nikko Hà nội 93
Tiểu kết chương 2 102

Chương 3. BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ XÂY DỰNG VĂN HOÁ KINH DOANH TRONG
CÁC KHÁCH SẠN TẠI HÀ NỘI

3.1. Xu thế phát triển ngành du lịch – khách sạn Việt nam………………… ……….… 103
3.1.1. Xu hướng phát triển của ngành du lịch Việt nam…………………………………… …103
3.1.2. Xu hướng phát triển của ngành kinh doanh khách sạn tại Việt nam ………………… …104


3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra từ việc nghiên cứu, đánh giá văn hóa kinh doanh
trong 3 khách sạn điển hình……………………………………………… …………106

3.3. Những đề xuất xây dựng văn hóa kinh doanh cho các khách sạn 5 sao ở Hà nôi… 113

3.4. Một số kiến nghị đối với nhà nước nhằm vận dụng tốt văn hóa kinh doanh
trong kinh doanh khách sạn…….……………………………………….………… 117
3.4.1. Về tạo môi trường văn hóa cho doanh nghiệp…………….…………….……………….117
3.3.2. Về công tác đào tạo………………………………… …………………………………120
Tiểu kết chương 3………… …………………………………… …….……… 121

KẾT LUẬN…………… ……………………………………………………………… 122
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1. Các khách sạn nghiên cứu điển hình 3
Bảng 2 Kết quả phiếu điều tra khách lưu trú tai khách sạn khảo sát 6
Bảng 3 Kết quả phiếu điều tra nhân viên tại các khách sạn khảo sát 6

Bảng 2.1. Kết quả kinh doanh của ngành du lịch Việt Nam thời kỳ 2000-2007 41
Bảng 2.2. Doanh thu xã hội từ ngành du lịch Việt nam 41
Bảng 2.3. Số lượng khách quốc tế đến VN và Hà Nội giai đoạn 2001-2007 43
Bảng 2.4. Thời gian lưu lại bình quân và cơ cấu chi tiêu khách du lịch tới Hà nội 43
Bảng 2.5. Danh mục khách sạn 5 sao tại Hà nội 44
Bảng 2.6. Khả năng đáp ứng của các khách sạn 5 sao tại Hà nội 45

Bảng 3.1. Cơ cấu khách theo mục đích chuyến đi tạị các khách sạn khảo sát 107
Bảng 3.2. Cơ cấu khách theo quốc tịch tại các khách sạn khảo sát 107

Bảng 3.3. Công suất phòng và doanh thu của các khách sạn khảo sát 111
Bảng 3.4. Mức độ hài lòng của khách về khách sạn 112
Bảng 3.5. Mức độ hài lòng của nhân viên về khách sạn 112












DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu 3.1. Cơ cấu khách theo mục đích chuyến đi tại khách sạn khảo sát 107
Biểu 3.2. Cơ cấu khách theo quốc tịch tại khách sạn khảo sát 107























DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1. Logo (cũ) tập đoàn Accor 50
Hình 2.2. Logo (mới) tập đoàn Accor 50
Hình 2.3. Logo khách sạn Metropole Hanoi 68
Hình 2.4. Logo tập đoàn Starwood 71
Hình 2.5. Logo khách sạn Sheraton Hanoi 85
Hình 2.6. Logo tập đoàn JAL 92
Hình 2.7. Logo khách sạn Nikko Hanoi 100




















1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong suốt thời kỳ chiến tranh lạnh, ngoài cuộc đua tranh về tiềm lực quân sự, cả
hai bên Đông-Tây đều lao vào cuộc đua tranh về kinh tế với quan niệm rằng sự vượt
trội về tiềm lực kinh tế có ý nghĩa quyết định đối với thành bại về đại cục. Đến thập kỷ
80 của thế kỷ trước - thập kỷ văn hoá UNESCO, lần đầu tiên nhân loại đã nhìn nhận lại
ý nghĩa của văn hoá, nhận thức lại mối tương quan giữa văn hoá và kinh tế trong đời
sống con người. Người ta hiểu ra rằng sự phát triển đơn thuần về kinh tế không có
nghĩa là một bảo đảm chắc chắn cho cái gọi là „chất lượng sống‟. Nên nói văn hóa là
động cơ cho một xã hội vận hành, còn kinh tế chính là nhiên liệu của xã hội đó. Văn
hóa là mục tiêu của kinh tế chứ không phải ngược lại.
Vào đầu những năm 70, sau sự thành công rực rỡ của các công ty Nhật Bản, các
công ty Mỹ bắt đầu chú ý tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến những thành công đó. Cụm từ
„corporate culture/ organizational culture‟ (văn hóa doanh nghiệp) đã được các chuyên
gia nghiên cứu về tổ chức và các nhà quản lý sử dụng để chỉ một trong những tác nhân
chủ yếu dẫn đến sự thành công của các công ty Nhật Bản trên khắp thế giới. Đầu thập
kỷ 90, người ta bắt đầu đi sâu nghiên cứu tìm hiểu về những nhân tố cấu thành cũng
như tác động to lớn của văn hóa đối với sự phát triển của một doanh nghiệp. Trong
những năm gần đây, khái niệm „văn hóa doanh nghiệp‟ ngày càng được sử dụng phổ
biến, vấn đề của văn hóa doanh nghiệp đã và đang được nhắc đến như một tiêu chí tất

yếu khi bàn về doanh nghiệp.
Xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp ở nước ta hiện nay có tác dụng rất
quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp theo yêu
cầu phát triển kinh tế đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Học tập văn hóa doanh
nghiệp tiên tiến nước ngoài đã trở thành tư duy mới của các doanh nghiệp Việt Nam.
Tuy nhiên, nhận thức về văn hóa kinh doanh trong các doanh nghiệp nói chung
còn chưa đầy đủ. Và việc áp dụng văn hóa kinh doanh để xây dựng hình ảnh, tạo
dựng vị thế và nâng cao hiệu quả kinh tế trong các khách sạn của Việt nam nói
riêng vẫn chưa được quan tâm thỏa đáng.
Đây là nguyên nhân khiến tác giả trăn trở, quyết định lựa chọn đề tài khó khăn
này, như một sự quả quyết dấn thân tìm hiểu một vấn đề còn mới mẻ, với mục đích

2
thiết thực là giúp chính tác giả trong công việc mà tác giả đã, đang và sẽ tiếp tục theo
đuổi, với mong muốn khiêm tốn góp một tiếng nói nhỏ vào một rừng ý kiến của những
người tâm huyết với nghề và thiết tha trông đợi vào sự cất cánh của ngành du lịch -
khách sạn Việt nam vào một ngày không xa.
Lý do chọn 3 khách sạn nghiên cứu điển hình:
Cho đến thời điểm hiện tại, Hà nội có 9 khách sạn 5 sao đã đi vào hoạt động.
Không có điều kiện để khảo sát tất cả các khách sạn, tác giả đã cân nhắc kỹ sau khi
tham khảo ý kiến các chuyên gia và giáo viên hướng dẫn và quyết định lựa chọn 3
khách sạn: Nikko Hanoi Hotel - đại diện cho phong cách văn hóa Nhật Bản, Sofitel
Metropole Hanoi - đại diện cho phong cách văn hóa Pháp, Sheraton Hanoi - đại
diện cho phong cách văn hóa Mỹ. Đây là những khách sạn thuộc quyền quản lý, điều
hành của các tập đoàn quản lý khách sạn danh tiếng khác nhau, trong đó mỗi khách sạn
đại diện cho một phong cách văn hóa riêng, tiêu biểu cho tập đoàn. Từ thực tế nghiên
cứu 3 khách sạn nêu trên có thể rút ra những bài học kinh nghiệm quý cho quản lý kinh
doanh khách sạn ở Việt nam.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn đặt ra các mục tiêu nghiên cứu chủ yếu sau đây:

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về văn hóa kinh doanh và văn hóa kinh doanh
trong các khách sạn;
- Lựa chọn 3 trong tổng số 9 khách sạn 5 sao trên địa bàn Hà nội làm khách thể
nghiên cứu. Đánh giá toàn diện thực trạng văn hóa kinh doanh trong các
khách sạn đó;
- Rút ra những bài học kinh nghiệm từ việc vận dụng văn hóa kinh doanh trong
các khách sạn 5 sao tại Hà nội;
- Đề xuất các giải pháp nhằm vận dụng văn hóa kinh doanh trong các khách sạn
5 sao nói riêng và trong các khách sạn tại Việt nam nói chung.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn được xác định là văn hóa kinh doanh. Trên
cơ sở nghiên cứu văn hóa kinh doanh nói chung, luận văn đi sâu nghiên cứu, phân tích
văn hóa kinh doanh trong khách sạn.

3
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là văn hóa kinh doanh trong các khách sạn liên
doanh quốc tế 5 sao – những doanh nghiệp kinh doanh lưu trú điển hình ở Hà nội.
Về không gian, do giới hạn về quy mô của luận văn cũng như thời gian nghiên
cứu, tác giả chỉ lựa chọn 3 trong tổng số 9 khách sạn liên doanh quốc tế 5 sao tại Hà
nội hiện nay để nghiên cứu điển hình. Cụ thể là:
Bảng 1. CÁC KHÁCH SẠN NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH
STT
Tên khách sạn
Tập đoàn quản lý
Phong cách quản lý
1
Nikko Hanoi
JAL (Nhật)
Nhật
2

Sofitel Metropole Hanoi
ACCOR (Pháp)
Pháp
3
Sheraton Hanoi
STARWOODS (Mỹ)
Mỹ

Về thời gian, nghiên cứu tình hình kinh doanh khách sạn trong 1 vài năm vừa
qua, thực trạng hiện tại và xu hướng phát triển trong những năm tiếp theo.
4. Lƣợc sử vấn đề nghiên cứu
a. Ngoài nƣớc:
Các vấn đề của văn hóa kinh doanh đã được các nhà nghiên cứu nước ngoài quan
tâm từ những năm 70 của thế kỷ XX. Cuối thế kỷ XX, trong giáo trình giảng dạy về
kinh doanh của Mỹ và các nước phương Tây đã đề cập đến văn hoá như là một nhân tố
không thể thiếu của hoạt động kinh doanh. Đã có những công trình nổi tiếng về Văn
hóa doanh nghiệp (G.Hofstede, 1994; Edgar Schein, 2004; John Kotter, 1992; Fons
Trompenaars, 1992; Fiona Moore, 2005), về Đạo đức kinh doanh (Farrell, O.C,
Fraedrich, J. & Farrell, L., 2002; Linda K. Trevino, Katherine A. Nelson, 2006;
Marianne M. Jennings, 2005; William H. Shaw, 2007; Norman E. Bowie, 2002), về
Văn hoá doanh nhân (John Beck, Marjorie Chan, Chan Chee-Onn, and Cheah Hock
Beng, 1996; Bernard Belasco, 1980) như là những nền tảng lý luận vững chắc để
nghiên cứu sâu về văn hóa doanh nhân, văn hóa kinh doanh. Đã có những công trình
nghiên cứu về vai trò của các nhân tố văn hoá (như lễ hội, tập quán, truyền thống, hệ
thống các giá trị của công ty, tinh thần doanh nghiệp, các chuẩn mực đạo đức, triết lý
công ty, văn hoá công ty, văn hóa của người lónh đạo doanh nghiệp ) trong hoạt động
kinh doanh (P.Drucke,1989; T.Peter & R. Waterman, 1996). Một số tác giả Trung
quốc đã có nghiên cứu bước đầu về tinh thần doanh nghiệp, trong đó nhấn mạnh vai
trò của các nhân tố văn hoá (Quách Thái, 1995; Lưu Vĩnh Thuỵ, 2000). Một số tác giả


4
Hàn Quốc và Việt Nam đã phối hợp nghiên cứu tác động của cải cách hành chính Hàn
Quốc và Việt Nam tới xây dựng văn hóa kinh doanh của 2 nước (NXB Thống kê - Hà
Nội, 2002)…
Tuy nhiên, qua nguồn tài liệu mà tác giả tìm đọc được, số tài liệu nghiên cứu
chuyên sâu hay sách viết về văn hóa kinh doanh riêng trong lĩnh vực du lịch, khách sạn
rất ít ỏi, chủ yếu là các giáo trình được biên soạn để giảng dạy trong các trường đại học
như của Salish Kusluvan 2003, hay các bài báo trên một số tạp chí chuyên ngành như
International Journal of Hospitality Management, International Journal of
Contemporary Hospitality Management, Human Resource Management, Cornell
Hospitality Quarterly (xem danh mục tài liệu tham khảo).
b. Trong nƣớc:
Vấn đề khai thác các nhân tố văn hóa cho phát triển kinh tế, kinh doanh đã bắt
đầu được các nhà khoa học Việt Nam quan tâm. Đã có một số công trình nghiên cứu
về vấn đề này được giới thiệu (xem danh mục các công trình nghiên cứu có liên quan).
Các tác giả đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau của văn hóa kinh doanh, trong đó tập
trung vào 3 vấn đề chính: (i) Nghiên cứu cơ sở lý luận của nhân cách doanh nhân, văn
hóa kinh doanh, (ii) Phân tích hiện trạng nhân cách doanh nhân, văn hóa kinh doanh
Việt Nam và (iii) Phân tích ảnh hưởng cơ chế chính sách, môi trường văn hoá xã hội
đối với doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam từ đó đề xuất các biện pháp nhằm khai
thác các nhân tố văn hoá trong hoạt động kinh tế, kinh doanh của Việt Nam. Về cơ sở
lý luận của doanh nhân, văn hóa kinh doanh (Phạm Xuân Nam, 1996; Đỗ Minh
Cương, 2001; Nguyễn Hoàng Ánh, 2002; Đinh Sơn Hùng, Lê Vinh Danh 2004;
Dương Thị Liễu, 2006), các tác giả nghiên cứu khá sâu sắc mối quan hệ giữa văn hóa
và kinh tế, kinh doanh; tổng quan khá đầy đủ các quan niệm về triết lý kinh doanh,
đạo đức kinh doanh, về văn hóa doanh nghiệp, văn hóa doanh nhân, các nhân tố cấu
thành, các nhân tố ảnh hưởng tới chúng. Mặt khác, các tác giả cũng phác thảo những
phương pháp, cách thức cơ bản để tạo lập các nhân tố đó. Từ nghiên cứu lý luận của
nhân cách doanh nhân, văn hóa kinh doanh, một số tác giả đã bước đầu phân tích hiện
trạng của nhân cách doanh nhân và văn hóa kinh doanh Việt Nam (Phùng Xuân Nhạ

2007; Trần Quốc Dân 2003; Dương Thị Liễu và đồng sự, 2004; Dương Thị Liễu,
2004) qua điều tra, khảo sát một số doanh nghiệp ở các thành phố lớn như Hà Nội và
thành phố Hồ Chí Minh. Qua kết quả phân tích điều tra (trên các nội dung về phẩm
chất, tính cách đội ngũ doanh nhân; xác lập các tiêu chí văn hóa cho doanh nhân Việt

5
Nam; phân tích mối quan hệ biện chứng giữa tinh thần doanh nghiệp với văn hoá kinh
doanh,….) các tác giả đó cố gắng phác họa chân dung nhân cách doanh nhân và văn
hóa kinh doanh Việt Nam. Cũng đã có nhiều tác giả tập trung phân tích ảnh hưởng của
cơ chế, chính sách, môi trường văn hoá xã hội đối với doanh nhân, doanh nghiệp Việt
Nam và đề xuất các biện pháp nhằm khai thác các nhân tố văn hoá trong hoạt động
kinh tế, kinh doanh của Việt Nam (Phùng Xuân Nhạ, 2006; Đỗ Huy,1996; Nguyễn
Anh Dũng, 2000; Vũ Quốc Tuấn, 2001; Nguyễn Quang Vinh, 2002; Lê Quý Đức,
2005). Các nghiên cứu này đó giới thiệu và đề xuất được một số cách thức, phương
thức cải thiện môi trường kinh doanh, phát huy vai trò các nhân tố của văn hóa kinh
doanh, nhưng chủ yếu mới dừng ở dạng các kiến nghị riêng lẻ mà chưa được xây dựng
thành một hệ thống cơ chế, chính sách, giải pháp cụ thể để xây dựng đội ngũ doanh
nhân Việt Nam biết kế thừa, phát huy những giá trị văn hoá của dân tộc trong bối cảnh
hội nhập kinh tế quốc tế…
Nhưng cho tới nay, cũng chưa có cuốn sách hay công trình khoa học nào của Việt
nam nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề văn hóa kinh doanh trong khách sạn. Đây vừa là
thuận lợi, vừa là thách thức không nhỏ đối với tác giả.
c. Về các nghiên cứu của tác giả
Không chuyên trong hoạt động nghiên cứu khoa học, tác giả chưa từng có công
trình nghiên cứu nào, cũng chưa từng có bài viết nào về văn hóa kinh doanh. Nhưng là
người kinh doanh lâu năm trong lĩnh vực du lịch và khách sạn, đây thực sự là vấn đề
mà tác giả rất quan tâm và quyết định lựa chọn làm đề tài luận văn thạc sĩ ngay từ khi
bắt đầu tham gia khóa Cao học Du lịch này.
Luận văn được viết trên cơ sở khảo cứu các tài liệu về văn hóa kinh doanh, tìm
hiểu và khảo sát 3 khách sạn điển hình thuộc 3 tập đoàn khách sạn lớn đại diện cho 3

phong cách văn hóa kinh doanh tiêu biểu, và qua chính những phân tích, cảm nhận của
tác giả. Luận văn chắc chắn chưa thể sâu sắc, thỏa đáng trong mọi vấn đề, đồng thời
không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tuy nhiên, đây cũng là một sự mạnh dạn, hy
vọng nhận được sự khuyến khích cũng như sự góp ý của các thày cô giáo.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu: Trên cơ sở phương pháp luận cơ bản duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử, các phương pháp nghiên cứu sau đây sẽ được áp dụng:

6
Nghiên cứu tư liệu: nghiên cứu các tài liệu sẵn có về lý luận và thực tiễn văn hóa
kinh doanh từ nhiều nguồn như sách, báo, đề tài nghiên cứu, tài liệu từ các khách sạn,
mạng internet…
Khảo sát thực tế: tại 3 khách sạn 5 sao được lựa chọn để thu thập thông tin qua
các phương pháp quan sát, các cuộc tiếp xúc và phỏng vấn trực tiếp.
Điều tra xã hội học: sử dụng anket (bảng hỏi) điều tra khách lưu trú và nhân viên
làm việc trong khách sạn
Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến của những chuyến gia hoạt động lâu
năm trong lĩnh vực khách sạn
Các phương pháp so sánh, đối chiếu, phân tích, tổng hợp và khái quát hóa
nhằm làm sáng tỏ và cụ thể hóa nội dung nghiên cứu.
Mô tả điều tra anket:
Bảng hỏi được thiết kế theo 2 mẫu (xem Phụ lục 1. và Phụ lục 2.): 1 mẫu bằng
tiếng Anh điều tra cảm nhận của khách lưu trú về văn hóa kinh doanh của khách sạn, 1
mẫu bằng tiếng Việt điều tra nhận biết của nhân viên khách sạn về văn hóa kinh doanh
của khách sạn.
Công tác điều tra được tiến hành trong cùng 01 đợt 15 ngày (từ 15 đến
30/11/2007), trong đó tại mỗi khách sạn 100 phiếu được phát cho khách và 50 phiếu
được phát cho nhân viên. Kết quả phiếu thu được là:
B¶ng 2. PhiÕu ®iÒu tra kh¸ch

Sè phiÕu ph¸t ra

Sè phiÕu thu vÒ
Sè phiÕu kh«ng hîp lÖ
Sè phiÕu hîp lÖ
Nikko
100
96
6
90
Sheraton
100
94
8
86
Metropole
100
90
4
86
TæNG sè
300
280
18
262

B¶ng 3. PhiÕu ®iÒu tra nh©n viªn

Sè phiÕu ph¸t ra
Sè phiÕu thu vÒ
Sè phiÕu kh«ng hîp lÖ
Sè phiÕu hîp lÖ

Nikko
50
48
2
46
Sheraton
50
49
1
48
Metropole
50
50
0
50
TæNG sè
150
147
3
144

7
Thời gian xử lý dữ liệu là 01 tháng (từ 01 đến 30/03/2008). Phần mềm dùng để
xử lý dữ liệu là SPSS. Kết quả điều tra: xem Phụ lục 3.
6. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và trích
dẫn, danh mục từ viết tắt, danh mục bảng, biểu, hình, hộp tham khảo, phụ lục, phần
nghiên cứu của luận văn chia làm 3 chương:
Chương 1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về văn hoá kinh doanh
Chương 2. Văn hoá kinh doanh trong các khách sệ n 5 sao tại Hà Nội (nghiên

cứu điển hình 3 khách sạn Sofitel Metropole, Nikko và Sheraton)
Chương3. Bài học kinh nghiệm và các đề xuất về xây dựng văn hoá kinh
doanh trong các khách sạn tại Hà nội.

















8
Chƣơng I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN
VỀ VĂN HOÁ KINH DOANH
1.1. TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA
Cùng là văn hóa, và thực chất, cơ sở của văn hoá kinh doanh là văn hóa, nhưng
văn hoá nói chung và văn hóa kinh doanh có rất nhiều điểm khác biệt. Thực tế đây là 2
khái niệm rất dễ gây lầm lẫn, nhất là khi văn hoá kinh doanh vẫn còn là một “thuật
ngữ” mới mẻ. Chính vì thế, trước khi nghiên cứu sâu về văn hóa kinh doanh, cần điểm
lại những vấn đề cơ bản về văn hóa.

1.1.1. Các quan niệm về văn hóa
Văn hoá được hiểu như một hệ thống những chuẩn mực và giá trị mà những
thành viên trong cộng đồng tác động lẫn nhau, thực hiện và sự tác động ấy tạo nên một
sự khác biệt. Và, cũng như nhà xã hội học Anh Tylor cuối thế kỷ XIX cho rằng, văn
hoá được hiểu như là một sự văn minh mà trong đó chứa đựng cả tri thức, luật lệ, nghệ
thuật, nhân bản, niềm tin và tất cả những khả năng mà mọi người trong cộng đồng đó
lĩnh hội và thực hành.
Bản thân khái niệm „văn hóa‟ có nội hàm rất rộng mà càng đi sâu, chúng ta càng
thấy có nhiều điều phải bàn. Có rất nhiều khái niệm khác nhau về văn hóa. Theo E.
Heriot:“Văn hóa là cái còn lại khi người ta đã quên đi tất cả, là cái còn thiếu khi
người ta đã học tất cả”. UNESCO lại có một định nghĩa khác: “Văn hoá phản ánh và
thể hiện một cách tổng quát, sống động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và
của mỗi cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ, cũng như đang diễn ra trong hiện tại,
qua hàng bao nhiêu thế kỷ nó đã cấu thành một hệ thống các giá trị, truyền thống,
thẩm mỹ và lối sống và dựa trên đó từng dân tộc khẳng định bản sắc riêng của mình”.
Nhưng có lẽ khái niệm dễ hiểu và được nhiều người chấp nhận hơn cả là: “Văn hóa là
toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần mà loài người tạo ra trong quá trình lịch
sử”. [5,10]
Đặc trưng của văn hóa là tính tập quán, tính cộng đồng, tính dân tộc, tính chủ
quan, tính khách quan, tính kế thừa, tính có thể học hỏi được, và tính luôn tiến hóa

9
1.1.2. Các yếu tố cấu thành văn hóa
Văn hóa có hai mặt: văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần.Văn hóa vật chất là
toàn bộ những sáng tạo thể hiện qua giá trị vật chất như: hàng hóa, công cụ lao động,
cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội Văn hóa vật chất ảnh hưởng lớn đến trình độ dân trí, lối
sống của những thành viên thuộc về nền văn hóa vật chất. Dân cư của một quốc gia
tiên tiến ít tin vào số mệnh và tin tưởng vào khả năng kiểm soát những gì xảy ra với
chính họ. Văn hóa tinh thần là toàn bộ những hoạt động tinh thần của con người và xã
hội bao gồm: kiến thức, phong tục tập quán, thói quen, cách ứng xử, ngôn ngữ (có lời

và không lời), các giá trị và thái độ, các hoạt động văn học nghệ thuật, tôn giáo, giáo
dục, các phương thức giao tiếp, cách thức tổ chức xã hội
1.1.3. Vai trò của văn hóa trong đời sống xã hội
- Là mục tiêu của sự phát triển xã hội: Theo quan điểm của Liên Hợp Quốc, sự
phát triển „bền vững‟của một quốc gia không thể chỉ đơn thuần là tăng trưởng cao về
kinh tế. Thước đo sự phát triển phải căn cứ vào chỉ số phát triển con người (HDI -
Human Developing Index) - một hệ thống bao gồm 3 chỉ tiêu cơ bản: (1) Mức độ phát
triển kinh tế đo bằng mức sống bình quân (GDP/người), (2) Tiến bộ y tế đo bằng tuổi
thọ trung bình, (3) Tiến bộ về giáo dục căn cứ vào tỷ lệ ngưòi biết chữ và số năm đi
học trung bình của người dân. Nguyên Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) J. Cuellar -
1996 khẳng định: “Văn hóa là mục đích cuối cùng của sự phát triển đầy đủ, nghĩa là
văn hóa được coi là mục đích phát triển con người một cách toàn diện”. Trong dịp
phát động Thập kỷ Quốc tế phát triển văn hóa của LHQ (1988-1997), Tổng Giám đốc
UNESCO đã tuyên bố: “Động cơ và mục đích của sự phát triển phải được tìm trong
văn hóa. Từng doanh nghiệp, từng địa phương, từng người, từng nhà chức trách phải
kịp thời nắm lấy bài học này”.
- Là động lực cho sự phát triển xã hội:
Thứ nhất, trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nếu „lối sống‟ của một dân
tộc phù hợp với các yếu tố của văn minh, hài hòa giữa hiện đại và truyền thống thì văn
hóa sẽ tăng cường, cổ vũ cho sự phát triển kinh tế xã hội. Trái lại, nó sẽ kìm hãm sự
phát triển.
Thứ hai, khi được khéo léo khơi dậy, văn hóa sẽ trở thành nguồn lực vô song, và
ở những thời điểm đặc biệt, có thể quyết định sự tồn vong của dân tộc.

10
- Là linh hồn và hệ điều tiết của phát triển: Có hai quyền lực cùng lãnh đạo quá
trình phát triển xã hội: quyền lực chính trị có tính cưỡng chế, trực tiếp, hiệu lực nhanh
và quyền lực văn hóa tập trung trong hệ thống các giá trị, có tính tự giác, gián tiếp,
truyền thống, hiệu lực chậm nhưng lâu dài. Một nhà nước với nền chính trị phi nhân
tính chắc chắn sẽ đi tới diệt vong (Đức quốc xã, Khơ me đỏ ). Một thể chế hợp lý cho

phát triển kinh tế hay chính trị nhưng đi ngược lại các giá trị văn hóa sẽ để lại những
hậu quả nặng nề (mất cân bằng sinh thái, ô nhiễm môi trường, truyền thống mai
một…). Chỉ có sự phối hợp hài hòa hai quyền lực nói trên mới tạo điều kiện cho nền
kinh tế xã hội phát triển tốt đẹp.
1.2. TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA KINH DOANH
1.2.1. Khái niệm về văn hoá kinh doanh
Văn hóa ngày càng tham gia tích cực vào mọi hoạt động của con người. Hoạt
động kinh doanh không lấy các giá trị của văn hóa làm mục đích trực tiếp, song nghệ
thuật kinh doanh được „thăng hoa‟ lên với những giá trị tốt đẹp sẽ là biểu hiện sinh
động cho văn hóa con người. Mục đích của kinh doanh là mang lại lợi nhuận. Còn việc
kinh doanh như thế nào, kinh doanh đem lại lợi ích và giá trị cho ai thì đó là vấn đề của
văn hóa kinh doanh. Bản chất của văn hóa kinh doanh là làm cho cái lợi gắn bó chặt
chẽ với cái đúng, cái tốt và cái đẹp.
Vậy văn hoá kinh doanh là gì? Văn hoá kinh doanh là toàn bộ các giá trị văn hoá
được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở
thành các giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào mọi hoạt động
của doanh nghiệp ấy, đồng thời chi phối tình cảm, nếp nghĩ và hành vi của mọi thành
viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích. Cũng như văn
hóa nói chung, văn hoá kinh doanh có những đặc trưng cụ thể riêng biệt. Trước hết,
văn hoá kinh doanh là sản phẩm của những người cùng làm trong một doanh nghiệp
và đáp ứng nhu cầu giá trị bền vững. Nó xác lập một hệ thống các giá trị được mọi
người làm trong doanh nghiệp chia sẻ, chấp nhận, đề cao và vận dụng. Văn hoá kinh
doanh còn góp phần tạo nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp và được coi là truyền
thống của riêng mỗi doanh nghiệp. Và, nếu văn hoá là những hệ thống chuẩn mực và
giá trị mà mọi người trong một cộng đồng người được chia sẻ thực hiện, thì văn hóa
kinh doanh cũng là những chuẩn mực hay những giá trị mà những người trong công ty
cùng chia sẻ và tuân thủ. Có thể khái quát về văn hóa kinh doanh như sau:

11
“Văn hóa kinh doanh là toàn bộ các nhân tố văn hóa được chủ thể kinh doanh

chọn lọc, tạo ra, sử dụng và biểu hiện trong hoạt động kinh doanh tạo nên bản sắc
kinh doanh của chủ thể đó”. [5,23]
Đặc trƣng của văn hoá kinh doanh là: tính tập quán, tính cộng đồng, tính dân
tộc, tính chủ quan, tính khách quan, tính kế thừa, tính học hỏi, tính tiến hóa.
Các nhân tố tác động đến văn hóa kinh doanh:
 Nhân tố khách quan:
- Nền văn hóa xã hội
- Thể chế xã hội
- Sự khác biệt và sự giao lưu văn hóa
- Quá trình toàn cầu hóa
- Khách hàng
 Nhân tố chủ quan: là nhân tố tạo nên „Bản sắc‟ doanh nghiệp:
- Ban lãnh đạo
- Lịch sử và truyền thống
- Giá trị cá nhân người đứng đầu
- Sản phẩm và dịch vụ
- Giá trị văn hóa học hỏi được
1.2.2. Các nhân tố cấu thành văn hoá kinh doanh: Văn hóa kinh doanh chủ
yếu cấu thành bởi các nhân tố: triết lý kinh doanh, đạo đức kinh doanh, văn hóa doanh
nhân, văn hóa trong hoạt động kinh doanh và các hình thức văn hóa khác… mà tac sẽ
đi sâu trình bày sau đây.
1.2.2.1. Triết lý kinh doanh: “Là những tư tưởng triết học phản ánh thực tiễn
kinh doanh thông qua con đường trải nghiệm, suy ngẫm, khái quát hóa của các chủ
thể kinh doanh và chỉ dẫn cho hoạt động kinh doanh.” [5,54]
Với tư cách là nguồn lực vô hình, triết lý kinh doanh là một trong những nguyên
nhân tạo nên thành công của các doanh nghiệp lớn trên thế giới. Thực tế đó khẳng định
quản lý doanh nghiệp được định hướng bởi một triết lý kinh doanh tích cực là phương
thức để phát triển bền vững. Con đường chung hình thành triết lý kinh doanh là sự tổng
kết kinh nghiệm thực tiễn để đi đến các tư tưởng triết học về kinh doanh. Tác giả của


12
các triết lý kinh doanh thường là những doanh nhân từng trải - các „triết gia‟ trong lĩnh
vực kinh tế. Các triết lý kinh doanh đều có tính đặc thù nghề nghiệp cao. Đôi khi, triết
lý kinh doanh cũng là cơ sở để các nhà quản trị đưa ra các quyết định quản lý có tính
chiến lược quan trọng trong những tình huống mà sự phân tích tài chính thông thường
không thể giải quyết. Đồng thời, triết lý kinh doanh cũng là phương tiện để giáo dục và
phát triển nguồn nhân lực và tạo ra phong cách làm việc đặc thù của doanh nghiệp
Theo Uwayaki, tác giả cuốn „Bí mật của các doanh nghiệp chƣa hề thất bại‟,
đứng đầu 11 điều kiện cho sự thành công chính là „Triết lý và phong thái kinh doanh‟.
Ông khẳng định: „Triết lý và cách ngôn của nhà lãnh đạo đều thấm sâu vào toàn thể
doanh nghiệp, từ đó hình thành một sức mạnh thống nhất‟ [5,75]. Tại CHLB Đức,
quản trị cơ bản được phân loại thành 4 chức năng, xếp theo thứ tự quan trọng, đứng số
1 là „Xác định triết lý, giáo lý và triết lý kinh doanh‟ [5,75].
Văn bản „Triết học quản lý của công ty Trung Cƣơng‟ [5,60] có mục „Mƣời
hai sách lƣợc quản lý cơ bản‟, bao gồm:
 Tập tục phải tốt đẹp
 Tổ chức phải phù hợp
 Dùng người phải tinh giản
 Biết người rồi phải khéo dùng người
 Tăng cường đào tạo, huấn luyện
 Kỷ luật nghiêm minh
 Mạnh dạn giao quyền
 Nâng cao hiệu suất làm việc
 Chi tiêu phải tiết kiệm
 Quy tắc, điều lệ phải được xây dựng, bổ sung và thay đổi kịp thời
 Luôn tìm tòi cái mới
 Phục vụ khách hàng phải nhiệt tình
Để xây dựng triết lý kinh doanh, cần dựa trên kết cấu nội dung của triết lý kinh
doanh gồm:
+ Sứ mệnh và các mục tiêu kinh doanh cơ bản: Thực chất là lời giải của các

câu hỏi: Chúng ta là ai? Chúng ta muốn trở thành một tổ chức như thế nào? Tại sao
chúng ta tồn tại? Chúng ta tồn tại vì cái gì? Chúng ta có nghĩa vụ gì? Câu trả lời cho

13
những câu hỏi trên xuất phát từ quan điểm của người sáng lập, lãnh đạo công ty về vai
trò và mục đích kinh doanh và lý tưởng của công ty cần vươn tới.
Công ty Trung Nguyên xác định sứ mệnh là: “Tạo dựng thương hiệu hàng đầu
qua việc mang đến cho người thưởng thức cà phê và là nguồn cảm hứng sáng tạo và
niềm tự hào trong phong cách Trung Nguyên đậm đà văn hóa Việt” [8,20]…
+ Hệ thống các giá trị của doanh nghiệp: Mỗi doanh nghiệp thành đạt đều có
các giá trị văn hóa riêng. Các giá trị này được sắp xếp theo một thang bậc nhất định tạo
thành hệ thống giá trị của doanh nghiệp - là thành phần cốt lõi của văn hóa kinh doanh
và rất ít biến đổi. Giá trị ở đây chính là những phẩm chất, năng lực tốt đẹp có tính
chuẩn mực mà mỗi thành viên của doanh nghiệp cần phấn đấu để đạt tới và cần được
bảo vệ, giữ gìn. Hệ thống giá trị này quy định tiêu chuẩn đạo đức trong hoạt động của
doanh nghiệp. Các doanh nghiệp kinh doanh có văn hóa đều đề cao nguồn lực con
người, coi trọng sự trung thực, chất lượng…
Tham khảo hệ thống giá trị của Oracle [5,59]:
 Đức liêm chính
 Tôn trọng lẫn nhau
 Tính đồng đội
 Thông tin liên lạc (giữa các nhân viên)
 Sáng kiến
 Làm hài lòng khách hàng
 Chất lượng
 Tính trung thực
 Luôn luôn tuân thủ (luật lệ, quy định…)
 Nguyên tắc kinh doanh tuân thủ các chuẩn mực của tập đoàn
+ Các biện pháp và phong cách quản lý: trả lời câu hỏi: Doanh nghiệp hoàn
thành sứ mệnh kinh doanh bằng con đường nào? Với những nguồn lực gì? Tổ chức,

quản lý doanh nghiệp là nhiệm vụ trung tâm, có vai trò quyết định trong việc thực hiện
các sứ mệnh và mục tiêu lâu dài của doanh nghiệp. Phong cách và biện pháp quản lý
của mỗi doanh nghiệp thành đạt đều có điểm đặc thù, sự khác biệt lớn so với các doanh
nghiệp khác do thị trường, môi trường kinh doanh, văn hóa dân tộc và quan điểm quản
trị khác nhau của người lãnh đạo… Chính triết lý quản lý là cơ sở để lựa chọn, đề xuất
các biện pháp quản lý, củng cố phong cách quản lý kinh doanh đặc thù của công ty.

14
Sau đây là triết lý quản lý doanh nghiệp của một số công ty hàng đầu thế giới:
Honda: “Đương đầu với những thách thức gay go nhất trước tiên”
Sony: “Luôn động não, độc lập sáng tạo”
IBM: “Thực hiện triệt để nhất việc phục vụ người tiêu dùng”
Castrol: “Thực hiện công việc một cách tuyệt hảo với cách làm việc mới mẻ”
1

Đặc biệt, định hướng đến con người - nguồn lực phát triển quan trọng nhất - trở
thành một giá trị tất yếu trong triết lý kinh doanh của các công ty xuất sắc:
Honda: “Tôn trọng con người”
Gold Star: “Tạo dựng một bầu không khí gia đình”
HP: “Lấy con người làm hạt nhân”
Trung Cƣơng: “Quản lý bằng chữ Ái”
2

1.2.2.2. Đạo đức kinh doanh: “Tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng
điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của chủ thể kinh doanh nhằm
hướng tới triết lý đã định” [5,105].
Hoạt động kinh doanh đòi hỏi chủ thể có những hành vi phù hợp với đạo lý dân
tộc, các quy chuẩn về cái thiện. Đạo đức kinh doanh góp phần phát triển mối quan hệ
với người lao động, với chính quyền, với khách hàng, với đối thủ cạnh tranh, với nhà
cung cấp và với cộng đồng xã hội, góp phần tạo nên môi trường kinh doanh ổn định.

Để xây dựng đạo đức kinh doanh, doanh nhân cần làm gì?
- Đạo đức kinh doanh trước hết thể hiện qua chữ „Tín‟. Chữ Tín được bắt đầu
từ những cam kết. Phải thực hiện cam kết, cho dù khó khăn đến mấy. Giữa các doanh
nghiệp cam kết là các hợp đồng kinh tế, hay giữa doanh nghiệp và khách hàng là hợp
đồng cung cấp sản phẩm, dịch vụ. Nó bao gồm nhiều điều khoản mà quan trọng nhất
(với doanh nghiệp thực hiện) là giá cả, số lượng, chất lượng và thời hạn… Việc tuân
thủ nghiêm chỉnh những cam kết không chỉ giới hạn trong trách nhiệm của ban giám
đốc, người quản lý mà còn là trách nhiệm của từng cán bộ, công nhân viên. Hợp đồng
kinh tế đã ký kết giữa doanh nghiệp và khách hàng phải được coi là pháp lệnh mà mọi
người phải thực hiện. Mọi kế hoạch lập ra chỉ là lý thuyết vì thực tế luôn phát sinh
những trục trặc làm ảnh hưởng tới công việc. Vì vậy, khi phát sinh các sự việc ngoài

1
-
2
Theo Tài liệu của các Công ty


15
mong muốn có nguy cơ làm ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ, tới uy tín của công ty,
thì bất kể nhân viên nào cũng phải cố gắng tối đa tìm cách giải quyết ổn thỏa nhất. Chỉ
vì một cam kết mà sống chết phải thực hiện là doanh nghiệp biết trọng chữ Tín. Doanh
nghiệp chỉ tồn tại và lớn mạnh khi giữ được chữ Tín.
- Đạo đức kinh doanh thể hiện trong quản trị nguồn nhân lực: từ việc tuyển
dụng, bổ nhiệm, sử dụng lao động, đánh giá người lao động, bảo vệ người lao động
trên nguyên tắc luôn luôn tôn trọng phẩm giá, quyền lợi chính đáng, tiềm năng phát
triển của nhân viên, quan tâm đúng mức, tôn trọng quyền tự do và các quyền hạn hợp
pháp khác… Tất cả các công ty xuất sắc đều đặc biệt quan tâm đến định hướng con
người, coi nguồn nhân lực là tài sản, nguồn vốn quan trọng nhất:
Hon da: “Tôn trọng con người”

Sony: “Quản lý là sự phục vụ con người”
IBM: “ Tôn trọng người làm”
Goldstar: “Tạo dựng bầu không khí gia đình”
3

Chính nguồn nhân lực sẽ tạo nên sự khác biệt hay biến dịch vụ trở thành hoàn
hảo. Một công ty muốn vận hành tốt thì phải có cơ cấu tổ chức, chính sách tuyển dụng
và chiến lược phát triển hoàn hảo. Trình độ quản lý của nhà lãnh đạo sẽ thể hiện rõ nét
nhất trong khả năng quản trị nguồn nhân lực:
Thứ nhất, cơ cấu tổ chức phải gọn nhẹ, khoa học, phù hợp với hình thái sản
xuất kinh doanh của công ty. Đặc biệt cần có phân công chức năng rõ ràng, tránh
chồng chéo trong giải quyết công việc gây lãng phí và mất thời gian.
Thứ hai, việc tuyển dụng phải nghiêm ngặt. Phải xác định đúng người đúng
việc. Mỗi vị trí tuyển dụng đều cần có bảng mô tả công việc và yêu cầu cụ thể về
người có thể tuyển dụng. Tránh vì tư lợi mà sắp xếp vào vị trí quan trọng những người
không hiểu việc, khiến không chỉ ảnh hưởng đến kết quả công việc mà còn gây mất
niềm tin và bất bình trong nội bộ.
Thứ ba, mọi chính sách về lương, thưởng phạt, thăng tiến đều phải đúng đắn,
minh bạch, rõ ràng, giúp mọi thành viên có thể yên tâm làm việc, cống hiến hết mình
cho công việc.

3
Theo Tài liệu của các Công ty

16
Ngoài mức lương đảm bảo cuộc sống dễ chịu, khẳng định mình bằng sự thăng
tiến cũng là nhu cầu chính đáng của mỗi cá nhân. Mở ra những cơ hội thăng tiến minh
bạch bằng uy tín và khả năng thực sự tức là tạo ra không khí cạnh tranh lành mạnh, tạo
động lực phát triển cho công ty.
Minh họa 1.1: Bài học từ Công ty Viettravel

Tại công ty Vietravel, mục tiêu đặt ra là giúp mọi người hiểu rõ mình là ai, tương lai mình ở
đâu? Hàng năm, công ty tổ chức Ngày hội gia đình Vietravel; gặp gỡ trao đổi và xây dựng mối quan
hệ giữa ban giám đốc, nhân viên và gia đình họ. Mỗi năm một lần, toàn thể nhân viên và cán bộ bỏ
phiếu tín nhiệm phó giám đốc, giám đốc và tổng giám đốc. Hai năm liền, nếu ai không đủ số phiếu tín
nhiệm thì không được giữ chức. Việc bổ nhiệm cũng chỉ có giá trị cao nhất là 3 năm. Ông Nguyễn
Quốc Kỳ, Tổng giám đốc Vietravel, nói: “Việc một nhân viên giỏi được bổ nhiệm vào chức vụ lãnh
đạo cũng như việc một cán bộ tự nguyện từ chức vì không đáp ứng được yêu cầu công việc là chuyện
bình thường”. Vì vậy công ty đã xây dựng được một bộ máy năng động, hiệu quả. Doanh số năm đầu
thành lập 1995 là 7 tỷ đồng, năm 2002 đạt 170 tỷ đồng, năm 2004 doanh số lên tới 288 tỷ đồng.
Trong mọi chiến lược phát triển, phải có sự nghiên cứu kỹ lưỡng, có sự tham
khảo ý kiến tập thể, vừa tận dụng được các sáng kiến vừa khiến mọi người cảm thấy
được tôn trọng, được thực sự là thành viên của công ty.
Thứ tư, văn hóa trong xây dựng bầu không khí tâm lý của tổ chức. Văn hóa
ứng xử giúp cho doanh nghiệp dễ dàng thành công hơn, làm đẹp hơn hình tượng của
công ty, tạo điều kiện phát huy dân chủ cho mọi thành viên, giúp củng cố và phát triển
địa vị của mỗi cá nhân trong nội bộ doanh nghiệp. Văn hóa ứng xử trong nội bộ doanh
nghiệp được biểu hiện qua: văn hóa ứng xử của cấp trên đối với cấp dưới (việc xây
dựng cơ chế tuyển chọn, bổ nhiệm công khai, bình đẳng, cạnh tranh, dùng người đúng
chỗ, chế độ thưởng phạt công minh, thu phục được nhân viên dưới quyền, quan tâm
đến thông tin phản hồi từ phía nhân viên, xử lý những tình huống căng thẳng có hiệu
quả ); văn hóa ứng xử của cấp dưới đối với cấp trên (thể hiện đúng vai trò của mình
trước cấp trên, tôn trọng và cư xử đúng mực, làm tốt công việc được giao, biết chia sẻ,
tán dương, nhiệt tình ); văn hóa ứng xử giữa các đồng nghiệp (sự lôi cuốn lẫn nhau,
xây dựng thái độ cởi mở, giúp đỡ lẫn nhau, xây dựng tình bạn, tình đồng nghiệp );
văn hóa ứng xử với công việc (cẩn thận trong cách ăn mặc, tôn trọng lĩnh vực của
người khác, mở rộng kiến thức, tôn trọng giờ giấc làm việc, thực hiện công việc đúng
tiến độ, biết lắng nghe, làm việc siêng năng ). Những điều này có thể được quy định
thông qua hệ thống các quy tắc của công ty. Truyền thống, và dĩ nhiên, vai trò của
người lãnh đạo rất quan trọng. Những ứng xử chuẩn mực sẽ tạo một bầu không khí


17
tâm lý tổ chức tích cực giúp người lao động an tâm công tác, tạo hứng khởi làm việc,
mang lại hiệu quả cao, xây dựng văn hóa doanh nghiệp có bản sắc riêng, tạo sức mạnh
và sự trường tồn cho doanh nghiệp.
Có thể ví người lãnh đạo giống như một nhạc trưởng, tinh thần của người lãnh
đạo là sợi chỉ đỏ xuyên suốt, tạo nên linh hồn của tổ chức, giữ vai trò tiên quyết trong
việc tạo ra một bầu không khí tâm lý tổ chức lành mạnh, làm tiền đề cho sự thành công
vững chắc của công ty.
- Đạo đức kinh doanh thể hiện qua việc gắn lợi ích của doanh nghiệp với trách
nhiệm xã hội. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được hiểu là “cam kết của doanh
nghiệp đóng góp cho việc phát triển bền vững, thông qua việc tuân thủ chuẩn mực về
bảo vệ môi trường, bình đẳng về giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương
công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng… theo cách có lợi
cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội”
4
.
Nói đến việc tôn vinh doanh nhân, người ta thường liên tưởng đến một huyền
thoại doanh nhân thế giới, Henry Ford - người đàn ông đã „đặt cả thế giới lên bốn bánh
xe‟. Thước đo sự kính trọng, sự tôn vinh đối với doanh nhân của cả thế giới đã gặp
nhau ở một điểm: điều quan trọng không phải là số tiền mà Henry Ford kiếm được lớn
chừng nào, công ty của Henry Ford to ra sao, mà quan trọng là ông và công ty của ông
đã mang lại cho xã hội cái gì, cái đó có góp phần làm thay đổi xã hội và làm cho cuộc
sống của con người tốt lên hay không. Cuối đời mình, Henry Ford rút ra bài học dành
cho những người kế nhiệm: "Một cuộc kinh doanh không mang lại gì cho xã hội mà
chỉ kiếm được tiền là một cuộc kinh doanh tồi tệ". Điều đó thật sự đáng để chúng ta suy
ngẫm. Xã hội, và sau này là lịch sử, sẽ rất công bằng. Một doanh nhân chỉ thật sự được
tôn vinh khi với tài năng giải quyết vấn đề của mình, người ấy đang cùng doanh nghiệp
làm cho xã hội này tốt đẹp hơn lên mỗi ngày.
Trách nhiệm xã hội của mỗi doanh nghiệp đều bao gồm 3 vấn đề:
+ Kinh tế: Thực hiện nghĩa vụ thuế một cách đầy đủ và minh bạch.

+ Pháp lý: Thực hiện đầy đủ các quy định về pháp lý bao gồm 5 khía cạnh: điều
tiết cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ môi trường, an toàn bình đẳng,
khuyến khích phát hiện và ngăn chặn hành vi sai trái.

4
Theo Ngân hàng Thế giới. Xem www.worldbank.org/privatesector/csr/index.htm.

18
+ Lòng bác ái: những hành động thể hiện mong muốn đóng góp cho xã hội như
lập quỹ từ thiện, ủng hộ các dự án cộng đồng… nhằm nâng cao chất lượng cuộc
sống cho người nghèo, san sẻ bớt gánh nặng cho chính phủ…
Hiện nay, các phong trào đền ơn đáp nghĩa, ngày vì người nghèo, các tài trợ cho
những cuộc thi tìm kiếm tài năng (cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia, Tài năng kinh
doanh trẻ, Chắp cánh ước mơ, Trí tuệ Việt Nam, Robocom ) trên Truyền hình Việt
Nam là một ví dụ sinh động cho những hoạt động xã hội - từ thiện của văn hoá kinh
doanh ở Việt Nam trong thế kỷ XXI. Việc các cơ quan như Ủy ban Trung ương Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp
vừa và nhỏ Việt Nam, Hội Nghiên cứu Khoa học Đông Nam Á, Viện Tư vấn Phát
triển Kinh tế - Xã hội Miền núi và Công ty Văn hóa Hà Nội tổ chức bình chọn và trao
tặng Cúp Vàng „Vì sự phát triển cộng đồng‟ là việc làm rất kịp thời, có ý nghĩa tôn
vinh những doanh nhân văn hóa này.
1.2.2.3. Văn hóa doanh nhân: “Toàn bộ các nhân tố văn hóa mà các doanh
nhân chọn lọc, tạo ra, sử dụng và biểu hiện trong hoạt động kinh doanh của mình.”
[5,204]
Trước hết, để thành công, doanh nhân cần phải có tài năng kinh doanh. Đó là:
 Hiểu biết về thị trường
 Hiểu biết về nghề kinh doanh
 Có năng lực tổ chức và lãnh đạo
 Nhanh nhạy, quyết đoán và khôn ngoan
Nhưng sau nữa, doanh nhân phải có „đạo làm giàu‟. Người sớm dùng khái niệm

“đạo làm giàu" ở nước ta đầu thế kỷ XX là Cụ Cử Lương Văn Can. Cụ từng viết rằng
“Cổ nhân thường khinh sự buôn là mạt nghệ, bởi vì người đời xưa trọng đạo đức mà
khinh công lợi, thấy người buôn tham lợi mà ít nói thực, sợ mất cái lòng đạo đức đi”
Từ cái gốc ấy, Cụ Cử luận về cách làm thế nào mà làm giàu nhưng không để đánh mất
cái đạo đức của đời thường, gắn cái thực dụng của đạo làm giàu của doanh nhân với
cái cao đạo của kẻ sĩ duy tân. Hơn thế Cụ còn gắn thêm cái mục đích làm giàu không
chỉ để „vinh thân phì gia‟ mà còn biết làm việc nghĩa với đồng bào và kín đáo (vì khi
đó đã mất nước) hô hào giúp nước Cái gốc của văn hoá là phương thức ứng xử xã
hội để hướng tới mục tiêu xã hội.

×