Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Phát triển du lịch văn hóa huyện Côn Đảo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.94 MB, 106 trang )


i

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





TRẦN THANH THẢO UYÊN





PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA
HUYỆN CÔN ĐẢO, TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU






TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH





Hà Nội – 2012



ii
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




TRẦN THANH THẢO UYÊN




PHÁT TRIỀN DU LỊCH VĂN HÓA
HUYỆN CÔN ĐẢO, TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU



Chuyên ngành: Du lịch
(Chương trình đào tạo thí điểm)



TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN THÖY ANH

Hà Nội – 2012




3

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài 7
2. Mục đích nghiên cứu 8
3. Sơ lược lịch sử nghiên cứu đề tài 8
4. Phạm vi nghiên cứu 9
4.1. Về nội dung 9
4.2. Phạm vi lãnh thổ 9
4.3. Thời gian nghiên cứu 9
5. Phương pháp nghiên cứu 10
5.1. Phương pháp thu thập, xử lý và lựa chọn thông tin 10
5.2. Phương pháp bản đồ 10
5.3. Phương pháp khảo sát thực địa 10
5.4. Phương pháp chuyên gia 10
6. Những đóng góp mới về khoa học của luận văn 10
7. Cấu trúc của luận văn: gồm 3 chương 10
Chƣơng 1
ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA
CỦA HUYỆN CÔN ĐẢO TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

1.1. Khái quát về Côn Đảo 11
1.1.1. Vị trí địa lý 11
1.1.2. Lịch sử hình thành 13
1.1.3. Dân số và lao động 16

1.1.4. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội 17
1.1.5. Đầu tư xây dựng cơ bản 19
1.1.6. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội 19
1.1.7. Y tế - chăm sóc sức khỏe - giáo dục 20


4
1.1.8. Văn hóa thông tin - thể dục thể thao - phát thanh truyền hình 21
1.2. Điều kiện phát triển du lịch văn hóa huyện Côn Đảo 23
1.2.1. Khái niệm du lịch văn hóa 23
1.2.2. Khái niệm tài nguyên du lịch 24
1.2.1.1. Tài nguyên tự nhiên 24
1.2.1.2. Tài nguyên nhân văn 28
1.2.3. Những thuận lợi và khó khăn, hạn chế của tài nguyên du lịch 43
Tiểu kết chƣơng 1 44
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA
CỦA HUYỆN CÔN ĐẢO, TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
2.1. Các nguồn lực phát triển du lịch văn hóa huyện Côn Đảo 46
2.1.1. Hệ thống cơ sở hạ tầng 46
2.1.1.1. Hệ thống giao thông vận tải 46
2.1.1.2. Hệ thống thông tin liên lạc – viễn thông quốc tế 47
2.1.1.3. Năng lượng và tình hình cung cấp năng lượng 47
2.1.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật 48
2.1.2.1. Cơ sở lưu trú 48
2.1.2.2. Cơ sở kinh doanh ăn uống 48
2.1.2.3. Dịch vụ vui chơi giải trí 49
2.1. 3. Lao động du lịch 49
2.1.3.1. Số lượng lao động du lịch 49
2.1.3.2. Chất lượng lao động du lịch 50

2.1.4. Những thuận lợi và khó khăn của nguồn lực phát triển du lịch 51
2.2. Thực trạng du lịch văn hóa của huyện Côn Đảo 52
2.2.1. Số lượng du khách 52
2.2.2. Doanh thu du lịch 52
2.2.3. Tình hình đầu tư phát triển du lịch 54
2.2.4. Hoạt động tuyên truyền, quảng bá và xúc tiến du lịch 55


5
2.2.5. Sản phẩm du lịch đang được khai thác 56
2.2.6. Du lịch tâm linh ở Côn Đảo 65
2.2.7. Mạng lưới các tuyến, điểm du lịch sinh thái 66
2.2.8. Văn hoá ẩm thực đặc sắc của huyện Côn Đảo 68
2.2.9. Sản phẩm quà lưu niệm 69
2.2.10. Những thành tựu và hạn chế trong phát triển du lịch văn hoá của huyện Côn
Đảo…………………………………………………………………………………69
2.3. Thực trạng giữ gìn và tôn tạo di tích lịch sử cách mạng Côn Đảo 70
2.3.1. Khái quát chung về khu di tích lịch sử cách mạng Côn Đảo 70
2.3.2. Công tác quả n lý , bảo tồn - bảo tàng và phát huy giá trị khu di tích lịch sử
cách mạng Côn Đảo 72
2.3.2.1. Công tác bảo tồn 72
2.3.2.2. Công tác bảo tàng 75
2.3.2.3. Phát huy tác dụng di tích 78
Tiểu kết chƣơng 2 79
Chƣơng 3
CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
DU LỊCH VĂN HOÁ HUYỆN CÔN ĐẢO, TỈNH BÀ RỊA –
VŨNG TÀU ĐẾN NĂM 2020
3.1. Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di tích lịch sử
Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 81

3.2. Các định hƣớng phát triển 82
3.2.1. Định hướng phát triển sản phẩm du lịch văn hóa 82
3.2.2. Định hướng đầu tư phát triển loại hình du lịch văn hóa 82
3.2.3. Định hướng đào tạo nguồn nhân lực 83
3.2.4. Định hướng quảng cáo, tiếp thị 83
3.3. Các chỉ tiêu dự báo 83
3.3.1. Dự báo số lượng du khách 83


6
3.3.2. Dự báo doanh thu du lịch 84
3.3.3. Dự báo đầu tư phát triển du lịch văn hóa 84
3.3.4. Dự báo lao động du lịch 84
3.4. Tổ chức quy hoạch du lịch 85
3.4.1. Quy hoạch các điểm du lịch mới 85
3.4.2. Nâng cao chất lượng các điểm du lịch hiện có 85
3.4.3. Thiết kế thêm các tuyến du lịch văn hóa mới 86
3.5. Các giải pháp 86
3.5.1. Giải pháp nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm du lịch 86
3.5.2. Giải pháp tuyển chọn và thu hút lao động có chất lượng cao 87
3.5.3. Giải pháp thu hút đầu tư vốn và công nghệ phát triển du lịch văn hóa 87
3.5.4. Giải pháp quảng cáo và tiếp thị du lịch 87
3.5.5. Giải pháp bảo tồn bền vững tài nguyên du lịch văn hóa 88
3.5.6. Giải pháp đề xuất các cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư cho ngành du lịch Côn
Đảo 88
3.5.7. Giải pháp bảo đảm, giữ gìn trật tự, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm tại
các khu, điểm du lịch 89
3.6. Ý kiến đề xuất để nâng cao, giữ gìn và tôn tạo khu di tích lịch sử cách
mạng Côn Đảo 89
3.7. Kiến nghị 91

Tiểu kết chƣơng 3 92
KẾT LUẬN 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO 96
PHỤ LỤC







7


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


VSATTP : Vệ sinh an toàn thực phẩm
BGTVT : Bộ giao thông vận tải
THCS : Trung học cơ sở
THPT : Trung học phổ thông
UBND : Ủy Ban nhân dân
TLKHP : Tài liệu khoa học phụ
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn



























8





DANH SÁCH BẢNG BIỂU

Trang
Bảng 1.1: Lực lượng lao động trên toàn huyện giai đoạn 2006-2011 17

Bảng 2.1: Tình hình nhân lực tại các cơ sở kinh doanh du lịch năm 2011 49
Bảng 2.2: Doanh thu du lịch ở Côn Đảo giai đoạn 2006 – 2011 53
Bảng 2.3: Thống kê lượng khách du lịch đến Côn Đảo giai đoạn 2006-2011 79
Bảng 3.1: Dự báo số lượng du khách đến Côn Đảo năm 2020 83
Bảng 3.2: Dự báo doanh thu du lịch Côn Đảo giai đoạn từ 2000-2020 84
Bảng 3.3: Dự báo lượng lao động du lịch năm 2020 84


Biểu đồ 1.1: Lực lượng lao động trên toàn huyện giai đoạn 2006-2011 17
Biểu đồ 1.2: Cơ cấu kinh tế ở Côn Đảo năm 2010, 2011 18
Biểu đồ 2.1: Số lượt khách tham quan Côn Đảo giai đoạn 2006-2011 53
Biểu đồ 2.2: Tổng doanh thu du lịch 53
Biểu đồ 2.3: Thống kê số lượng đoàn khách đến du lịch Côn Đảo
giai đoạn 2006-2011 79


Sơ đồ 1.1: Sơ đồ phân loại tài nguyên du lịch 24
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ hệ thống nhà tù Côn Đảo thời kỳ thực dân Pháp (1862 – 1954) . 38
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ hệ thống nhà tù Côn Đảo thời Mỹ - Ngụy (1954 – 1975) 40





9

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài:
“Côn Lôn đi dễ khó về

Già đi bỏ xác, trai về nắm xương”
Nhắc đến Côn Đảo không ai không khỏi rùng mình với sự đày đọa của chốn
ngục tù một thời được mệnh danh là “địa ngục trần gian”, một thời của quá khứ đau
thương nhưng oai hùng. Để rồi khi đặt chân đến Côn Đảo ta sẽ được tận mắt chứng
kiến và cảm nhận về “lịch sử oai hùng” của dân tộc, cảm phục tinh thần sắt đá, ý chí
kiên cường, bất khuất của những con người cộng sản yêu nước quên thân mình
“sống vì Đảng, chết không rời Đảng”.
Côn Đảo – một địa danh người Việt Nam cũng như nhiều người nước ngoài
biết đến, bởi nơi đây là một di tích lịch sử của dân tộc Việt Nam từ thế kỷ XIII, khi
Marco Polo tạm trú tại đây và bắt đầu từ triều Nguyễn đến khi Pháp tuyên bố áp đặt
sự thống trị của mình đối với hòn đảo này (1861). Suốt một chặng đường lịch sử hơn
100 năm, Côn Đảo được mệnh danh là nhà tù khắc nghiệt nhất ở Việt Nam với hàng
vạn chiến sĩ cách mạng bị giam cầm và hy sinh oanh liệt. Đối với những người cách
mạng, nơi đây được gọi là trường học để rèn luyện ý chí và quyết tâm cách mạng
theo mục tiêu đã định.
Từ sau ngày đất nước thống nhất, Côn Đảo đã chuyển sang một trang lịch sử
mới. Từng bước, Côn Đảo trở thành một trung tâm du lịch văn hóa, lịch sử, trung
tâm du lịch sinh thái, hàng năm đón tiếp và phục vụ hàng vạn khách du lịch trong
nước và quốc tế.
Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã xác định: “Hình thành một số
trung tâm dịch vụ, du lịch có tầm cỡ khu vực và quốc tế. Đa dạng hóa sản phẩm và
các loại hình du lịch, nâng cao chất lượng để đạt tiêu chuẩn quốc tế” và Côn Đảo
được xác định là một trong những trung tâm du lịch trong tương lai. Trong chiến
lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 được Thủ tướng


10
Chính phủ phê duyệt ngày 30/12/2011 đã khẳng định: “Phát triển du lịch bền vững
gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; giữ gìn cảnh
quan, bảo vệ môi trường; bảo đảm an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội. Vì

vậy, để tìm hiểu tiềm năng, hiện trạng và đưa ra những giải pháp phát triển du lịch
văn hóa trên địa bàn huyện Côn Đảo ngày càng tốt hơn, tôi đã chọn đề tài “Phát
triển du lịch văn hóa huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” làm luận văn tốt
nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu:
Việc chọn đề tài này nghiên cứu nhằm đạt mục đích sau:
Thông qua quá trình tìm hiểu thực trạng hoạt động du lịch văn hoá của tỉnh Bà
Rịa – Vũng Tàu nói chung và tình hình hoạt động cụ thể của huyện Côn Đảo nói
riêng từ đó có thể đánh giá tài nguyên du lịch, nhận định đúng đắn những thuận lợi
và khó khăn mà ngành du lịch mang lại để có thể đưa ra các giải pháp, điều chỉnh
nhằm xây dựng các dự án tối ưu cho ngành du lịch văn hoá của huyện mang lại hiệu
quả kinh tế cao nhất đồng thời giữ gìn và bảo vệ những giá trị đích thực của nền văn
hoá huyện nhà.
Sau quá trình nghiên cứu, xem xét và đánh giá thực trạng của ngành du lịch văn
hoá của huyện từ đó sẽ có những định hướng mới, xây dựng hệ thống tuyến điểm
mới, sinh động, hấp dẫn thu hút du khách. Ngoài ra, việc nghiên cứu tình hình, thực
trạng và tiềm năng về du lịch văn hoá của huyện sẽ đưa ra các đề xuất, kiến nghị,
định hướng quy hoạch du lịch hợp lý, đạt lợi ích tốt nhất.
3. Sơ lƣợc lịch sử nghiên cứu đề tài:
Qua tìm hiểu thực tế từ Ban quản lý di tích Côn Đảo thì có khá nhiều đề tài viết
về Côn Đảo, tuy nhiên chưa có công trình khoa học nghiên cứu Côn Đảo chuyên sâu
từ góc nhìn du lịch, mà đặc biệt là du lịch văn hóa.
- Lê Hữu Phước (1992), Lịch sử nhà tù Côn Đảo 1862 - 1930, Luận án Phó tiến sĩ
Khoa học Lịch sử, Viện Khoa học Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh.
- Nguyễn Đình Thống (1994), Đấu tranh chính trị của các chiến sĩ cách mạng trong
nhà tù Côn Đảo 1955-1975, Luận án Phó Tiến sĩ Lịch sử.


11
- Trịnh Công Lý (2006), Đấu tranh của những người Cộng sản ở nhà tù Côn Đảo

1930 – 1945 Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ, Luận án tiến sĩ khoa học Lịch sử.
- NCS. Bùi Văn Toản (2012), Quá trình tổ chức và rèn luyện lực lượng đấu tranh
của các chiến sĩ cách mạng ở nhà tù Côn Đảo 1957-1975, Luận án tiến sĩ Lịch sử
Việt Nam cận đại và hiện đại, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại
học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
- Lê Thị Lợi (2009), Nghiên cứu phát triển bền vững du lịch huyện Côn Đảo, tỉnh Bà
Rịa – Vũng Tàu, Luận văn Thạc sĩ.
- Đề án phát triển kinh tế - xã hội huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020
của Thủ tướng chính phủ.
- Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển Côn Đảo đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm
2030 của Thủ tướng chính phủ.
- Một số sách và bài báo đã viết về Côn Đảo đã được ghi chú trong phần tài liệu
tham khảo.
4. Phạm vi nghiên cứu:
4.1. Về nội dung:
Cùng với sự phát triển của ngành du lịch trong cả nước từ đó ta có thể đưa ra
các thế mạnh, tiềm năng để phát triển ngành du lịch riêng của tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu cũng như của Côn Đảo. Xây dựng những định hướng tối ưu để phát triển ngành
công nghiệp không khói, một ngành mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Đồng thời có
thể giữ gìn và phát huy những truyền thống văn hoá của huyện, của tỉnh cũng như
của cả nước.
4.2. Phạm vi lãnh thổ:
Giới hạn trên địa bàn huyện Côn Đảo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
4.3. Thời gian nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về du lịch văn
hóa ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, nhất là giai đoạn từ năm 2006-2011.
Đưa ra những định hướng phát triển đến năm 2015 và tầm nhìn du lịch văn hoá
của huyện đến 2020.



12
5. Phƣơng pháp nghiên cứu:
5.1. Phương pháp thu thập, xử lý và lựa chọn thông tin:
Tiến hành thu thập thông tin, tư liệu từ nhiều nguồn: sách, báo, các thông tin
các ban ngành của huyện, của tỉnh liên quan đến đề tài từ đó đảm bảo việc xây dựng
đề tài chính xác và hợp lý, đạt hiệu quả cao.
5.2. Phương pháp bản đồ:
Việc sử dụng bản đồ giúp ta có cái nhìn toàn diện, cụ thể đến các tiềm năng,
hiện trạng của ngành du lịch văn hoá của toàn huyện thông qua đó cho ta thấy được
một cách bao quát hơn, cụ thể hơn nhằm đưa ra các định hướng, giải pháp để phát
triển tối ưu các thế mạnh của huyện.
5.3. Phương pháp khảo sát thực địa:
Sử dụng phương pháp này thông qua quan sát, số liệu thu thập được từ đó có
thể nhìn chung thực trạng của ngành du lịch của huyện đồng thời thông qua đó có
thể đưa ra các định hướng, giải pháp phát triển du lịch của toàn huyện.
5.4. Phương pháp chuyên gia:
Việc tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong việc xây dựng đề tài là điều rất
thiết thực vì nguồn tài liệu thu thập được từ nhiều nơi, có những chỗ mâu thuẩn,
trùng lắp chính vì thế mà cần có những định hướng đúng đắn để có thể có những
định hướng phát triển và các quyết định mang tính khả thi.
6. Những đóng góp mới về khoa học của luận văn
- Làm rõ du lịch văn hóa có tiềm năng to lớn và lợi thế so sánh cao trong quá trình
phát triển du lịch nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung ở tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu.
- Khẳng định trong quá trình phát triển kinh tế, phát triển du lịch phải gắn với bảo
tồn các di sản văn hóa, bảo vệ môi trường sinh thái.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn là tư liệu tham khảo cho việc xây dựng kế hoạch
phát triển du lịch, phát triển văn hóa ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
7. Cấu trúc của luận văn: gồm 3 chương



13
Chƣơng 1
ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA
CỦA HUYỆN CÔN ĐẢO TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

1.1. Khái quát về Côn Đảo:
1.1.1. Vị trí địa lý:
Côn Đảo là một quần đảo nằm ở Đông Nam nước ta. Cách Vũng Tàu 97 hải lý
và cách Sông Hậu 45 hải lý. Côn Đảo có cùng một kinh độ với TPHCM (106
0
36’
kinh Đông) và cùng một vĩ độ với tỉnh Cà Mau (8
0
36’ vĩ Bắc). Sử sách nước ta xưa
nay gọi là hòn đảo lớn nhất của quần đảo Côn Lôn (gọi tắt là Côn Đảo), cả quần đảo
này cũng gọi chung là địa danh ấy. Người ta cũng thường gặp những biến dạng gần
gũi như: Côn Lôn, Côn Sơn, Côn Nôn. Năm 1977, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam quyết định tên gọi chính thức là Côn Đảo.
Côn Đảo là một quần đảo gồm 16 hòn đảo lớn nhỏ: Hòn Côn Lôn lớn (Phú
Hải), hòn Côn Lôn nhỏ (Phú Sơn), hòn Bảy Cạnh (Phú Tường), hòn Cau (Phú Lệ),
hòn Bông Lan (Phú Phong), hòn Vung (Phú Vinh), hòn Trọc (Phú Nghĩa), hòn
Trứng (Phú Thọ), hòn Tài lớn (Phú Bình), hòn Tài nhỏ (Phú An), hòn Trác lớn (Phú
Hưng), hòn Trác nhỏ (Phú Thịnh), hòn Tre lớn (Phú Hòa), hòn Tre nhỏ (Phú Hội),
hòn Anh (hòn Trứng lớn), hòn Em (hòn Trứng nhỏ) [2, tr.13]
1. Côn Lôn tức Côn Đảo (còn gọi là Phú Hải) là đảo lớn nhất có hình dạng
như con Gấu lớn quay lưng về đất liền, chân hướng ra biển Đông, có chiều dài
khoảng 15km, chiều ngang chỗ rộng nhất khoảng 9km, chỗ hẹp nhất khoảng 1km.
Diện tích 51.520km
2

, chiếm 2/3 tổng diện tích của cả quần đảo.
2. Hòn Côn Lôn Nhỏ - tức Hòn Bà (còn gọi là Phú Sơn). Diện tích 5,450km
2

tiếp giáp với hòn Côn Lôn về phía Tây Nam bởi một khe nước khoảng 20m còn
được gọi là Họng Đầm (hay Cửa Tử), giữa 2 đảo là một vũng đầm còn gọi là Vịnh
Tây Nam, nơi đây khá sâu và khuất gió rất thuận lợi cho tàu thuyền tránh sóng. Một
cảng cá vừa được xây dựng nơi đây được gọi là cảng Bến Đầm.


14
Theo truyền thuyết, vào thế kỷ 18 (năm 1784) Nguyễn Ánh giam cầm người
vợ trẻ của mình là thứ phi Hoàng Phi Yến (tức Lê Thị Răm) trong một hang đá trên
hòn đảo này, kể từ đó hòn Côn Lôn nhỏ được gọi là Hòn Bà.
3. Hòn Bảy Cạnh (hay Phú Cường) cách Côn Lôn 7km về phía Đông Nam,
có diện tích khoảng 5,500km
2
. Ở đây có ngọn hải đăng xây dựng từ năm 1883. Hiện
nay ngọn hải đăng này vẫn hoạt động với tầm bán kính 72km để hướng dẫn tàu
thuyền đi lại gần vùng biển Côn Đảo.
4. Hòn Cau (hay Phú Lệ) có diện tích 1,800km
2
nằm cách Côn Lôn 12km về
phía Đông. Nơi đây thực dân Pháp cho xây dựng nhà ngục để giam tù chính trị. Vào
khoảng thời gian 1930-1931, đồng chí Phạm Văn Đồng từng bị đầy ải ra ngục này.
5. Hòn Bông Lan (hay Phú Phong), có diện tích 0,200km
2
, với hình dạng
như miếng bánh Bông Lan, nằm kề bên hòn Bảy Cạnh.
6. Hòn Vung (hay Phú Vinh) diện tích 0,150km

2
có hình dạng như chiếc
vung nồi úp chụp lên mặt biển xanh, nằm kế bên Hòn Bà.
7. Hòn Trọc (hay Phú Nghĩa) có diện tích 4,400km
2
nằm về phía Tây Nam
của hòn Côn Lôn. Đây cũng là nơi khai thác nguồn ngọc trai quý giá nên còn gọi là
Hòn Trai.
8. Hòn Trứng (hay Phú Thọ), có diện tích 0,100km
2
với hình dạng như một
quả trứng khổng lồ, nằm ở hướng Đông Bắc của hòn Côn Lôn. Đây cũng là nơi xây
tổ của loài chim biển.
9. Hòn Tài Lớn (hay Phú Bình), diện tích 0,380km
2
.
10. Hòn Tài Nhỏ (hay Phú An), có diện tích 0,100km
2
.
11. Hòn Trác Lớn (hay Phú Hưng), diện tích 0,250km
2
.
12. Hòn Trác Nhỏ (hay Phú Thịnh), diện tích 0,100km
2
.
Bốn hòn đảo này là một chuỗi đảo liên tiếp nối với hòn Bông Lan trải từ
Đông Bắc xuống Tây Nam che chắn bên ngoài hòn Côn Lôn.
13. Hòn Tre Lớn (hay Phú Hòa), diện tích 0,750km
2
.

14. Hòn Tre Nhỏ (hay Phú Hội), diện tích 0,250km
2
.


15
Hai hòn đảo này nằm về phía Tây và Tây Bắc của hòn Côn Lôn, ở đây có tre
mọc thành rừng dày đặc. Năm 1930-1931 thực dân Pháp đã dùng hòn Tre Lớn làm
nơi lưu đầy tù chính trị như ở Hòn Cau. Nơi đây đồng chí Lê Duẩn bị thực dân Pháp
đày ải làm khổ sai một thời gian.
15. Hòn Anh (hay Hòn Trứng Lớn).
16. Hòn Em (hay Hòn Trứng Nhỏ)
Hai hòn đảo nằm về phía Tây Nam của hòn Côn Lôn, khoảng cách gần 25 hải lý.
Nằm trên con đường giao lưu Đông và Tây. Từ Ấn Độ Dương qua Thái Bình
Dương hoặc xuống lục địa Châu Úc phải xem Côn Đảo như một chiếc cầu nối trên
đại dương.
1.1.2. Lịch sử hình thành:


Côn Đảo trước năm 1861:
Do vị trí thuận lợi trên đường hàng hải nối liền Âu – Á. Côn Đảo được người
phương Tây biết đến từ rất sớm.
Từ thế kỷ XIII (năm 1294) đoàn thuyền của nhà thám hiểm người Ý tên Marco
Polo, gồm 14 chiếc trên đường từ Trung Hoa về nước bị một cơn bão nhấn chìm mất
8 chiếc số còn lại đã dạt vào trú tại Côn Đảo.
Thế kỷ XV – XVI có rất nhiều đoàn du hành của Châu Âu ghé viếng Côn Đảo.
Cuối thế kỷ XVII và đầu thế kỷ XVIII tư bản Anh, Pháp đã bắt đầu nhòm ngó
các nước Đông Dương. Nhiều lần các công ty Đông - Ấn của Anh, Pháp cho người
tới Côn Đảo điều tra, dò xét tình hình mọi mặt với âm mưu xâm lược.
Năm 1702 đời chúa Nguyễn Phúc Chu, năm thứ 12, công ty Đông - Ấn của

Anh ngang nhiên đổ quân lên Côn Đảo xây dựng pháo đài và cột cờ.
Sau 3 năm (ngày 3-2-1705) xảy ra cuộc nổi dậy của người Mã Lai MACATXA
(lính đánh thuê của chính quyền Anh) do chính quyền nhà Nguyễn chủ trương tổ
chức và chỉ huy nhằm bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của xứ Đàng Trong, đoàn quân Anh
rời bỏ Côn Đảo.
Ngày 28-1-1783 Pigneau de Bohaine (Bá Đa Lộc) trong chuyến đem hoàng tử
Cảnh và vương ấn của Chúa Nguyễn Ánh về Pháp, tự đứng ra đại diện cho Nguyễn


16
Ánh ký với Bá tước Montomorin đại diện cho vua Loui 16 ký hiệp ước Versailles.
Đó là văn kiện bán nước đầu tiên của nhà Nguyễn nhường cho Pháp chủ quyền cửa
biển Đà Nẵng và quần đảo Cơn Lơn để đổi lại Pháp giúp cho Nguyễn Ánh 4 tàu
chiến, 1200 lính, 200 pháo thủ, 250 người lính Phi để chống lại qn Tây Sơn.
Nhưng nội tình Pháp lúc bấy giờ đang bị khủng hoảng rất nghiêm trọng nên triều
đình Pháp khơng thể thực hiện được những cam kết, Hiệp ước Versailles về mặt
pháp lý cũng như trên thực tế khơng có giá trị gì.
Ngày 1-9-1858 Pháp tấn cơng Đà Nẵng chiếm đóng bán đảo Sơn Trà, chuẩn bị
đánh Huế.
Tháng 2-1859 sau những trận đẫm máu ở Vũng Tàu (10-2-1859), Cần Giờ (11-
2-1859) giặc Pháp hạ thành Gia Định (17-2-1859)
Tháng 4-1861, Pháp đánh chiếm Định Tường, chính trong thời gian này Pháp
khẩn trương đặt vấn đề chiếm đóng Cơn Đảo vì sợ Anh nhảy vào hớt tay trên vị trí
chiến lược quan trọng này.
Ngày 28-11-1861, vào lúc 10 giờ sáng Bonard thủy sư đơ đốc Pháp hạ lệnh
xâm chiếm Cơn Đảo. Nhân danh nước Pháp đặt ách thống trị lên quần đảo Cơn Lơn
bằng một biên bản: "Tun cáo xâm lược"












• Bản “Tuyên cáo xâm lược” của Thực dân Pháp


17

Côn Đảo giai đoạn 1862 – 1975:
Ngày 14-1-1862 chiếc tàu chở hàng (Nievre) chở một số nhân viên ra đảo, họ
có nhiệm vụ tìm vị trí thuận lợi dựng tạm ngọn hải đăng Côn Đảo nhằm chống chế
nếu có nước nào phản kháng hành động xâm lược.
Nhà tù Côn Đảo – nhà tù đầu tiên thực dân Pháp thiết lập trong quá trình xâm
lược Việt Nam.
Ngày 1-2-1862 Bornard ký quyết định thành lập nhà tù Côn Đảo, và từ đó biến
Côn Đảo núi non hùng vĩ, biển trời trong lành thành "Địa Ngục Trần Gian".
Quần đảo Côn Lôn trước khi thuộc Pháp thuộc tỉnh Hà Tiên, sau đổi cho tỉnh
Vĩnh Long quản hạt.
Ngày 16-5-1882 Tổng thống Pháp Guiuyn Gơrevi ký sắc lệnh công nhận quần
đảo Côn Lôn là một quận của Nam Kỳ.
Tháng 9-1954, Ngụy quyền Ngô Đình Diệm tiếp tục chế độ lao tù của thực dân
Pháp đã đổi tên quần đảo Côn Lôn thành hải đảo Côn Sơn.
Tháng 3-1955, Thiếu tá Aloise Alanck, đại diện Chính phủ Pháp ký biên bản
bàn giao quần đảo và đề lao Côn Lôn cho Thiếu tá Bạch Văn Bốn đại diện Chính
phủ Việt Nam Cộng Hòa. Sau đó Bạch Văn Bốn bàn giao cho Trần Văn Thiều quản

lý. Danh xưng quần đảo và đề lao vẫn được duy trì như dưới chế độ thực dân Pháp.
Ngày 22-10-1956, Ngô Đình Diệm ký sắc lệnh 143/ NV đổi quần đảo Côn Nôn
thành tỉnh Côn Sơn, một tỉnh không có dân cư, chỉ có người tù và bộ máy trị tù.
Ngày 24-4-1965, Ngụy quyền Sài Gòn đổi tỉnh Côn Sơn thành cơ sở hành
chính Côn Sơn, trực thuộc bộ nội vụ và chức tỉnh trưởng được đổi thành Đặc phái
viên hành chánh. Sau Hiệp định Paris (27-1-1973) Ngụy quyền Nguyễn Văn Thiệu
muốn đánh lạc hướng dư luận quốc tế, lại đổi tên quần đảo này một lần nữa. Cái tên
Phú Hải xa lạ (thị trấn Phú Hải tỉnh Gia Định) được nhắc đến trong văn thư từ của
Mỹ Ngụy từ ngày 1-11-1974 và cũng là ngày các hòn đảo cũng như các trại tù đều
có ghép chữ "Phú".
Ngày 1-5-1975, Côn Đảo hoàn toàn giải phóng, thoát khỏi cảnh "Địa Ngục
Trần Gian" trải qua 113 năm.


18
Tháng 5-1975, Côn Đảo được gọi là tỉnh Côn Sơn.
Tháng 1-1977, Côn Đảo được đổi là huyện Côn Đảo thuộc tỉnh Hậu Giang, sau
thuộc Thành phố Hồ Chí Minh.
Tháng 5-1979, quận Côn Đảo - Đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo.
Tháng 10-1991 đến nay: huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Thị trấn Côn Đảo nằm trên một thung lũng hình bán nguyệt ở tọa độ
106
0
36’10’’ kinh độ Đông và 8
0
40’57’’ vĩ độ Bắc. Cao độ trung bình khoảng 3m so
với mặt nước biển. Chiều dài từ 8 đến 10km và chiều rộng từ 2 đến 3km. Một mặt
trông ra vịnh Đông Nam. Ba mặt còn lại vây quanh là núi, chính nơi đây tập trung
toàn bộ đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của cả quần đảo.
1.1.3. Dân số và lao động:

Dân số của toàn huyện gần 6.402 người (số liệu năm 2010), đạt 103,3% kế
hoạch năm, tăng 3,84% so với năm 2009; tỷ lệ tăng tự nhiên 0,86%; tỷ lệ tăng cơ
học 4,28%, tập trung sinh sống và làm việc ở hòn Chính của đảo. Tốc độ tăng dân số
khá cao khoảng 10%/năm . Trước năm 1975 Côn Đảo chỉ là nơi sinh sống của các
gia đình công chức chính quyền Sài Gòn, làm nhiện vụ cai quản tù binh và tù chính
trị. Từ sau ngày giải phóng đến nay dân số trên đảo được phát triển do dân cư nhiều
địa phương di cư đến tuy nhiên cơ cấu dân tộc không phức tạp, đại đa số là người
Kinh, ngoài ra còn một số là người dân tộc Khơ Me. Về tôn giáo trên đảo có đạo
Phật, Thiên Chúa…Tình hình tôn giáo và dân tộc trong thời gian qua diễn ra khá tốt.
Đồng bào dân tộc và đồng bào có đạo đều tuân thủ các quy định của pháp luật, tích
cực tham gia hưởng ứng các phong trào, các cuộc vận động do huyện phát động.
Công tác quản lý nhà nước về tôn giáo thực hiện tốt quy định về Pháp lệnh tôn giáo
– tín ngưỡng và phù hợp với thực tế địa phương. Huyện đã tiến hành xây dựng 5 nhà
vệ sinh cho các hộ dân tộc, hỗ trợ đồ dùng học tập cho con em người dân tộc nhân
dịp khai giảng năm học mới.





19
Bảng1.1: Lƣợng lao động trên toàn huyện giai đoạn 2006 - 2011
CHỈ TIÊU
ĐVT
2006
2007
2008
2009
2010
2011

Số người trong
độ tuổi LĐ
Ngàn người
3.864
3.992
4.340
4.410
4.675
4.919
Số LĐ tham
gia trong nền
KTQD
Ngàn người
2.526
2.176
2.348
2.423
2.675
2.815
Tỷ lệ số LĐ
được đào tạo
%
15.11
15.23
15.41
15.81
16.23
16.92
Nguồn: BQL các khu Du lịch Côn Đảo


1.1.4. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội:


Về chỉ tiêu kinh tế:
Năm 2010, tổng giá trị gia tăng (theo giá cố định) thực hiện được 78,70 tỷ
đồng, đạt 102,71% kế hoạch năm, tăng 17,45% so với năm trước, theo giá hiện
hành thực hiện được 131,16 tỷ đồng, đạt 107,69% kế hoạch năm, tăng 22,4% so
với năm trước. Cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện là: Dịch vụ - Du lịch: 79,96%,
Công nghiệp - Xây dựng: 11,38%, Nông – Lâm – Thủy sản: 8,66%.


20
Năm 2011, tổng giá trị gia tăng (theo giá cố định) dự kiến là 92,87 tỷ đồng,
tăng 18% so với năm trước, theo giá hiện hành dự kiến là 157,72 tỷ đồng, tăng
20,25% so với năm trước. GDP bình quân đầu người là 1.225 USD. Cơ cấu kinh tế
năm 2011 là: khu vực Dịch vụ - Du lịch: 82,75%, khu vực Công nghiệp - Xây dựng:
9,85%, khu vực Nông - Lâm - Thủy sản: 7,4%.
Biểu đồ1.2: Cơ cấu kinh tế ở Côn Đảo năm 2010, 2011







Nông, lâm, ngư nghiệp, thủy sản:
Nông nghiệp: Ước thực hiện được 18,96 tỷ đồng, đạt 111,5% kế hoạch năm, tăng
19,02% so với năm trước. Trong đó, trồng trọt: 3,2 tỷ đồng, tăng 44,14% so với
năm trước; chăn nuôi: 15,76 tỷ đồng, tăng 14,95% so với năm trước. Tổng đàn trâu
bò 420 con, đàn heo 2.800 con, đàn gia cầm: 6.584 con.

82.75
7.4
9.85
Đơn vị tính: %
Đơn vị tính: %


21
Ngư nghiệp: Ước thực hiện 22,5 tỷ đồng, đạt 102,3% kế hoạch năm, tăng 13,1% so
năm trước. Sản lượng nuôi trồng thủy sản 40 tấn, đánh bắt hải sản 460 tấn.
Lâm nghiệp: Vườn quốc gia Côn Đảo bao gồm 5.998 ha rừng, khoảng 14.000 ha
trên biển và khoảng 20.500 ha vùng đệm biển. Thảm thực vật và động vật tại khu
vực Côn Đảo được bảo tồn khá tốt so với các vùng khác của đất nước.
Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục và bảo vệ tốt tài nguyên thiên nhiên, môi
trường, chú trọng công tác phòng cháy chữa cháy rừng, không để xảy ra cháy rừng
và xâm hại nghiêm trọng đến tài nguyên rừng, biển. Vườn Quốc gia Côn Đảo đã
thường xuyên thực hiện nghiên cứu các đề tài khoa học bảo vệ một số loài cây, thú
quý hiếm nhằm đảm bảo tính đa dạng sinh học của rừng, biển Côn Đảo.


Về công nghiệp:
Ước thực hiện được 56,1 tỷ đồng, đạt 175,3% kế hoạch năm, tăng 58,9% so với
năm trước. Các sản phẩm công nghiệp: Điện thương phẩm: 7.035 ngàn Kw đạt
82,86% kế hoạch năm, nước máy thương phẩm: 767 ngàn m
3
đạt 106,53 % kế hoạch
năm, nước đá 71 ngàn tấn đạt 101,4% kế hoạch năm, đá xây dựng 17 ngàn m
3
đạt
141,67% kế hoạch năm, gạch xây dựng 402 ngàn viên đạt 67% kế hoạch năm.

1.1.5. Đầu tƣ xây dựng cơ bản:
Ước thực hiện năm 2010 là 247,23 tỷ đồng, đạt 104,7% kế hoạch năm. Trong đó:
- Giải ngân nguồn vốn ngân sách Nhà nước 101,03 tỷ đồng, đạt 117,1% kế
hoạch năm, bao gồm: vốn ngân sách tỉnh 60,13 tỷ đồng, đạt 120,3% kế hoạch năm,
vốn XDCB phân cấp cho huyện 20,73 tỷ đồng, đạt 138,2% kế hoạch năm, vốn sự
nghiệp kinh tế 20,17 tỷ đồng, đạt 132,5% kế hoạch.
- Giải ngân các nguồn vốn khác ngoài ngân sách khoảng 146,2 tỷ đồng, đạt
100% kế hoạch năm, trong đó: vốn trong dân và doanh nghiệp khoảng 70 tỷ đồng,
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ước thực hiện 76,2 tỷ đồng.
1.1.6. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội:
Thị trấn Côn Đảo có 3 tuyến đường bộ đi hướng Bắc, hướng Tây và hướng
Nam của đảo. Ngoài ra, trong thị trấn Côn Đảo còn có 11 đường phố với chiều dài
khoảng 7,19 km.


22
Cảng Bến Đầm đã được đầu tư phát triển, đóng vai trò là một cảng tổng hợp
vừa phục vụ nghề cá, vừa đảm bảo vận chuyển hàng hoá và hành khách giữa đảo và
đất liền, quy mô tiếp nhận 5.000 tàu thuyền/năm. Ngày 4-7-2003 Bộ Giao Thông
Vận Tải công nhận cảng Bến Đầm là phân cảng quốc tế Vũng Tàu, được hưởng quy
chế và chuyển tải hàng hóa trong nước và quốc tế tại Quyết định số 1947/2003/QĐ-
BGTVT.
Sân bay Cỏ Ống đang hoạt động tiếp nhận máy bay từ TP Hồ Chí Minh ra Côn
Đảo một tuần 6 chuyến. Từ tháng 7-2003 sân bay được nâng cấp giai đoạn I bao
gồm các hạng mục công trình như đường hạ cất cánh, đường lăn, sân đỗ máy bay
với mục tiêu lưỡng dung: dân dụng và quân sự, đảm bảo cho máy bay chở 70-80
hành khách hạ và cất cánh.
Trên đảo hiện có bưu điện trung tâm Côn Đảo và hai trạm bưu cục cơ sở tại Cỏ
Ống và Bến Đầm. Mạng điện thoại di động đã phủ sóng trên toàn đảo đảm bảo liên
lạc với đất liền thuận tiện.

1.1.7. Y tế - chăm sóc sức khỏe - giáo dục:
Trong năm qua khám chữa bệnh và điều trị cho gần 12.400 lượt người. Chú
trọng công tác kiểm tra, giám sát tình hình dịch bệnh và tuyên truyền cho nhân dân
thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là phòng chống dịch sốt
xuất huyết, tiêu chảy cấp vào mùa mưa. Thường xuyên giám sát, theo dõi, kiểm tra
các hoạt động của các sơ sở hành nghề y, dược tư nhân. Thông báo kịp thời đến các
cơ sở hành nghề y, dược tư nhân những thông tin về chuyên môn có liên quan theo
chỉ đạo của Sở Y tế.
Tổ chức kiểm tra định kỳ, đột xuất các cơ sở kinh doanh về công tác đảm bảo
vệ sinh an toàn thực phẩm, tổ chức “Tháng hành động vì chất lượng VSATTP” năm
2010 trên địa bàn huyện. Phối hợp với Viện Răng hàm mặt thành phố Hồ Chí Minh,
Viện Răng hàm mặt Trung ương khám, Bệnh viện Nhân dân 115 Thành phố Hồ Chí
Minh, điều trị miễn phí cho nhân dân. Bình xét các danh hiệu sức khỏe năm 2010
với kết quả 1.127 gia đình đạt danh hiệu Gia đình sức khỏe; 46 Tổ dân cư đạt danh
hiệu Tổ dân cư sức khỏe; 10 Khu dân cư đạt danh hiệu Khu dân cư sức khỏe.


23
Toàn ngành giáo dục thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn, hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ năm học 2009-2010; tỉ lệ xét tuyển tốt nghiệp THCS năm học 2009 –
2010 đạt 98% (48/49 học sinh), bổ túc THCS đạt 100% (9/9 học sinh), tốt nghiệp
THPT đạt 100% (52/52 học sinh); các cấp học phấn đấu thi đua dạy tốt – học tốt,
chất lượng giáo dục và nề nếp học sinh ngày càng được nâng cao và ổn định. Bậc
mầm non thực hiện tốt công tác chăm sóc và nuôi dạy trẻ. Bậc tiểu học hoàn thành
các tiêu chí để đề nghị đạt chuẩn quốc gia mức độ II. Công chức, viên chức của
ngành tích cực tham gia các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn do huyện và các
đoàn thể phát động.
Thực hiện tốt công tác chuẩn bị và tổ chức Lễ khai giảng năm học 2010 -2011
ở tất cả các trường trên địa bàn. Số cháu đi nhà trẻ là 490 cháu đạt 103,3% kế hoạch
năm, số cháu đi mẫu giáo là 200 cháu đạt 103% kế hoạch năm, số học sinh tiểu học

là 459 học sinh đạt 109,8% kế hoạch năm, số học sinh THCS là 268 học sinh đạt
104,6% kế hoạch năm, số học sinh THPT là 135 học sinh đạt 103,8% kế hoạch
năm. Triển khai kiểm tra khảo sát chất lượng đầu năm, tiếp tục thực hiện tốt kế
hoạch dạy và học, tổ chức thi khảo sát chất lượng học kỳ I năm học 2010 - 2011.
1.1.8. Văn hóa thông tin - thể dục thể thao - phát thanh truyền hình:
Xây dựng các chương trình văn nghệ đặc sắc biểu diễn phục vụ cán bộ, chiến
sĩ, nhân dân và du khách trong dịp Tết cổ truyền Canh Dần 2010, các ngày lễ lớn
trong năm, các ngày kỷ niệm và các sự kiện chính trị của địa phương. Phối hợp, hỗ
trợ các Đoàn nghệ thuật ra Côn Đảo biểu diễn phục vụ; hỗ trợ các địa phương bạn
tổ chức giao lưu văn nghệ nhân dịp đến thăm Côn Đảo.
Tổ chức Hội Trại sáng tác điêu khắc đá năm 2010, thu hút 30 Nhà điêu khắc
nổi tiếng đến từ 3 miền của đất nước và khánh thành vào dịp kỷ niệm 35 năm ngày
giải phóng miền Nam thống nhất đất nước với 33 tác phẩm, đạt chất lượng nghệ
thuật cao.
Tổ chức Hội diễn nghệ thuật quần chúng chào mừng các ngày lễ lớn trong
tháng 4 và tháng 5/2010 thu hút 13 đội tham gia hội diễn với hơn 70 tiết mục các


24
thể loại ca, múa, tiểu phẩm, phục vụ gần 1.000 lượt người xem. Tổ chức các Đội
tham gia Hội thi tìm hiểu pháp luật đạt giải cao.
Tổ chức các môn thể thao như bóng đá, bóng chuyền, cờ tướng, vật tay, chạy
việt dã, đua bè,…mừng Đảng, mừng Xuân Canh Dần 2010 và các ngày lễ trong, các
ngày kỷ niệm. Duy trì các lớp võ thuật, thể dục thẩm mỹ, nhịp điệu, yoga.
Ban Quản lý Di tích Côn Đảo thực hiện tốt công tác bảo quản, trùng tu, tôn
tạo, phát huy giá trị di tích nhà tù Côn Đảo; nghĩa trang Hàng Dương. Tổ chức long
trọng Lễ giỗ lần thứ 58 của nữ anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Võ Thị Sáu
(23/01/2010) và các lễ giỗ anh hùng lực lượng vũ trang Lê Văn Việt, Cao Văn
Ngọc, nhà yêu nước Nguyễn An Ninh và cố Tổng Bí thư Lê Hồng Phong. Tổ chức
triển lãm “Gương Nữ anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu” tại Sở Cò; phối hợp với Khu di

tích Phủ Chủ tịch tổ chức trưng bày chuyên đề “Có Bác mãi trong tim” tại di tích
Nhà Công Quán. Phục vụ lễ viếng Nghĩa trang Hàng Dương của cán bộ, chiến sĩ,
nhân dân huyện và các Đoàn khách Trung ương, các địa phương và du khách. Đón
tiếp và phục vụ khoảng 3.500 đoàn khách của trung ương, địa phương đến thăm và
làm việc, tham quan du lịch tại Côn Đảo với tổng số 34.000 lượt khách.
Thực hiện tốt công tác tiếp và phát sóng các chương trình truyền thanh, truyền
hình của Đài Trung ương và các đài địa phương. Khai mạc và tổ chức phủ sóng
chương trình phát thanh của Đài phát thanh - Truyền hình tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
tại Côn Đảo. Duy trì việc nhận và phát lại bản tin thời sự hàng ngày của Đài phát
thanh - Truyền hình tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trên sóng đài Côn Đảo. Đẩy mạnh
tuyên truyền cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, cuộc
vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Đại hội Đảng bộ
huyện lần thứ VIII, các ngày lễ lớn; thông tin phản ánh các hoạt động lãnh đạo, điều
hành của lãnh đạo địa phương và các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn
huyện. Trong năm đã thực hiện 365 chương trình truyền thanh, 52 lượt chuyên mục
cơ sở, 351 chương trình thời sự địa phương, 65 chuyên mục.
Bình xét các danh hiệu văn hóa năm 2010 với kết quả 1.010/1.112 gia đình đạt
danh hiệu Gia đình văn hóa, tỉ lệ 90,82%; 43/46 Tổ dân cư đạt danh hiệu Tổ dân cư


25
văn hóa, tỉ lệ 93,47%; 10/10 Khu dân cư văn hóa, đạt tỉ lệ 100%; 71/73 cơ quan,
đơn vị, doanh nghiệp, trường học, bệnh viện, chợ văn hóa, đạt 97,26%.
Mức hưởng thụ văn hóa đạt 27 lần/người/năm, đạt 107,2% kế hoạch năm, tăng
11,67% so với năm trước. Tỷ lệ dân số tập thể dục thường xuyên chiếm 21% dân số,
đạt 105% kế hoạch năm, tăng 10,53% so với năm trước.
1.2. Điều kiện phát triển du lịch văn hóa huyện Côn Đảo:
1.2.1. Khái niệm du lịch văn hóa:
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO: United Nation World Tourism
Oganization) đưa ra khái niệm về du lịch văn hóa như sau:“Du lịch văn hóa bao

gồm hoạt động của những người với động cơ chủ yếu là nghiên cứu, khám phá về
văn hóa như các chương trình nghiên cứu, tìm hiểu về nghệ thuật biểu diễn, về các
lễ hội và các sự kiện văn hóa khác nhau, thăm các di tích và đền đài, du lịch nghiên
cứu thiên nhiên, văn hóa hoặc nghệ thuật dân gian và hành hương”.[1, tr7]
Theo Hội đồng Quốc tế các di chỉ và di tích (ICOMOS: International Coucil
On Monuments & Sites) đưa ra khái niệm về du lịch văn hóa: “Du lịch văn hóa là
loại hình du lịch mà mục tiêu là khám phá những di tích và di chỉ. Nó mang lại
những ảnh hưởng tích cực bằng việc đóng góp vào việc duy tu, bảo tồn. Loại hình
này trên thực tế đã minh chứng cho những nổ lực bảo tồn và tôn tạo, đáp ứng nhu
cầu của cộng đồng vì những lợi ích văn hóa - kinh tế - xã hội”. [1, tr7]
Theo Điều 4, Luật Du lịch thì: “Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào
bản sắc văn hóa dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy
các giá trị văn hóa truyền thống”.
Ở Việt Nam, ta nhận thấy có sinh cảnh môi trường tự nhiên với sự đa dạng của
các hệ sinh thái (từ núi đồi, cao nguyên, châu thổ đến ven biển, hải đảo và đa dạng
sinh học). Tâm thức Việt Nam thích sống hòa hợp với tự nhiên nên ở Việt Nam đi
tham quan thắng cảnh tự nhiên thường cũng đồng thời là tham quan di tích – di sản
văn hóa: “Du lịch văn hóa là loại hình chủ yếu hướng vào việc quy hoạch, lập
trình, thiết kế các tour lữ hành tham quan các công trình văn hóa cổ kim”.

×