Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

CHUYÊN ĐỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÂN MÔN KHOA HỌC LỚP 5, LỚP 4 THEO CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG VÀ GIÁO ÁN MINH HỌA.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (468.84 KB, 20 trang )

/>TƯ LIỆU CHUYÊN MÔN TIỂU HỌC.

CHUYÊN ĐỀ
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
PHÂN MÔN KHOA HỌC LỚP 5, LỚP 4
THEO CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG
VÀ GIÁO ÁN MINH HỌA.
HẢI DƯƠNG – NĂM 2015
/> />LỜI NÓI ĐẦU
Trong giai đoạn xã hội hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, nguồn
lực con người Việt Nam trở nên có ý nghĩa quan trọng, quyết định sự
thành công của công cuộc phát triển đất nước. Giáo dục ngày càng có
vai trò và nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng thế hệ người Việt
Nam mới, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Đảng và nhà
nước luôn quan tâm và chú trọng đến giáo dục. Với chủ đề của năm
học là “Tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”
đối với giáo dục phổ thông. Mà trong hệ thống giáo dục quốc dân, thì
bậc Mầm non là bậc quan trọng mở đàu, nó có ý nghĩa vô cùng quan
trọng là bước đầu hình thành nhân cách con người cũng là bậc học
khởi đầu nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự
phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ
và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học Tiểu học. Để đạt được
mục tiêu trên đòi hỏi người dạy học phải có kiến thức sâu và sự hiểu
biết nhất định về nội dung chương trình tổ chức các hoạt động, có
khả năng hiểu được về tâm sinh lí của trẻ, về nhu cầu và khả năng
của trẻ. Đồng thời người dạy có khả năng sử dụng một cách linh hoạt
các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với đối tượng
học sinh. Hiện nay chủ trương của ngành là dạy học theo ChuẨN
kiến thức kĩ năng môn học.
- Coi trọng sự tiến bộ của học sinh trong học tập và rèn luyện,
động viên khuyến khích không gây áp lực cho học sinh khi đánh giá.


Tạo điều kiện và cơ hội cho tất cả học sinh hoàn thành chương trình
và có mảng kiến thức dành cho đối tượng học sinh năng khiếu.
Ngoài ra trong quá trình thực hiện đổi mới phương pháp dạy học
Tiểu học căn cứ vào những nhận thức mới của học sinh về hứng thú
hoạt động, học tập và rèn luyện ở các em, căn cứ vào năng lực tổ
chức, thiết kế và những hoạt động trong quá trình dạy học ở giáo
viên. Việc nâng cao chất lượng giáo dục và giảng dạy là vô cùng cần
thiết. việc đó thể hiện đầu tiên trên giáo án - kế hoạch bài giảng cần
đổi mới theo đối tượng học sinh. Giáo viên nghiên cứu, soạn bài,
/> />giảng bài, hướng dẫn các em tìm tòi kiến thức tự nhiên không gò ép,
việc soạn bài cũng rất cần thiết giúp giáo viên chủ động khi lên lớp.
Trân trọng giới thiệu cùng quý vị thầy cô giáo, các bậc phụ
huynh và các bạn đọc cùng tham khảo, trải nghiệm tài liệu:
CHUYÊN ĐỀ: ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP
DẠY HỌC PHÂN MÔN KHOA HỌC LỚP 5,
LỚP 4 THEO CHUẨN KIẾN THỨC KĨ
NĂNG VÀ GIÁO ÁN MINH HỌA.
Chân trọng cảm ơn!
/> />CHUYÊN ĐỀ
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
PHÂN MÔN KHOA HỌC LỚP 5, LỚP 4
THEO CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG
VÀ GIÁO ÁN MINH HỌA.
A.CHUYÊN ĐỀ:
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
PHÂN MÔN KHOA HỌC LỚP 5, LỚP 4
THEO CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG.
Năm học: 2014 - 2015
Trong giai đoạn hiện nay, chúng ta đang tiếp cận với nội
dung chương trình thay Sách giáo khoa. Cùng với việc thay

sách mới , thầy cô giáo đang sử dụng dạy học theo phương
pháp đổi mới trong quá trình dạy học. Như chúng ta đã biết
chương trình mới rất khác chương trình cũ, cụ thể là kênh
chữ và kênh hình đóng vai trò chủ yếu trong việc cung cấp
kiến thức. Học sinh dựa vào câu lệnh,tranh ở Sách giáo khoa
để hình thành cho bài học. Chính vì vậy học sinh dựa vào
quan sát, bằng nhữmg đồ dùng trực quan, thí nghiệm, trò chơi
để rút ra kiến thức mới. Vì vậy để tiết học đạt hiệu quả giáo
viên cần nghiên cứu kĩ bài dạy, sắp xếp các hoạt động cho
phù hợp, đảm bảo đúng mục tiêu bài học. Với phân môn khoa
học lớp 5, rất quan trọng và cần thiết đối với các em trong đời
sống. Chính vì vậy, mỗi thầy cô chúng ta cần dạy như thế nào
để có chất lượng. Để có chất lượng, ta cần lưu ý những điểm
sau:
A.Mục tiêu của môn học:
/> />* Một số kiến thức cơ bản ban đầu:
- Sự trao đổi chất, nhu cầu dinh dưỡng và sinh sản, cơ
thể người, phòng tránh một số bệnh thông thường.
- Sự sinh sản ở động vật và thực vật.
- Đặc điểm và ứng dụng của một số chất, một số vật
liệu, dạng năng lượng thường gặp trong đời sống.
* Một số kĩ năng ban đầu
- Ứng xử thích hợp trong một tình huống có liên quan
đến sức khoẻ bản thân, gia đình, cộng đồng…
- Quan sát một số thí nghiệm,thực hành đơn giản, gắn
liền với đời sống, sản xuất.
- Đặt câu hỏi trong quá trình học tập, diễn đạt bằng lời
nói, bài viết, hình vẽ, sơ đồ…
- Phân tích, so sánh, rút ra dấu hiệu chung và riêng của
một số sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên.

* Một số thái độ và hành vi:
- Tự giác thực hiện các qui tắc vệ sinh, an toàn cho bản
thân, gia đình và cộng đồng.
- Ham hiểu biết khoa học, có ý thức vận dụng những
kiến thức đã học vào đời sống
- Yêu con người, thiên nhiên, đất nước, yêu cái đẹp.
- Tích cực tham gia bảo vệ môi trường xunh quanh.
Nội dung môn khoa học và mức độ cần đạt:
Môn khoa học đã tích hợp các nội dung của Khoa học
Tự nhiên như Vật lý, Hoá học, Sinh học với khoa học về sức
khoẻ con người. Môn học được xây dưng trên cơ sở nối tiếp
về những kiến thức về tự nhiên của môn Tự nhiên và xã hội ở
/> />lớp 1, 2, 3. Nội dung đươc cấu trúc đồng tâm mở rộng xoay
quanh theo từng chủ đề như:
- Con người và sức khoẻ.
- Vật chất và năng lượng.
- Thực vật và động vật.
- Riêng lớp 5 có thêm chủ đề: Môi trường và tài nguyên
thiên nhiên.
Hoc sinh nhận ra được tự nhiên, con người và xã hội là
một thể thống nhất có mối quan hệ qua lại. Trong đó con
người với những hành động của mình vừa là cầu nối giữa tự
nhiên và xã hội, vừa là tác động mạnh mẽ đến tự nhiên và xã
hội. Điều này không chỉ giúp cho việc tích hợp nội dung giáo
dục môi trường, giáo dục dân số mà còn làm cho môn học có
giá trị thực tế và hấp dẫn đối với các em.
C. Phân bố nội dung chương trình:
- Thời lượng 2 tiết/ tuần x 35 tuần = 70 tiết
* Phân bố nội dung chương trình:
/> /> /> /> />STT Chủ đề và các mạch nội

dung
Số tiết
1. Con người và sưc khoẻ
1.1 Sự sinh sản và phát
triển của cơ thể người.
1.2 Vệ sinh phòng bệnh.
1.3 An toàn trong cuộc
sống.
19 tiết + 2 tiết ôn tập chủ đề
7
7
5
2. Vật chất và năng lượng

2.1 Đặc điểm và công
dụng của một số vật liệu
thường dùng.
2.2 Sự biến đổi của chất.
2.3 Sử dụng năng lượng.
25 tiết + 2 tiết ôn tập và
kiểm tra học kì I+2 tiết ôn
tập chủ đề
11
5
9
3. Thực vật và động vật
3.1 Sinh sản của thực vật.
3.2 Sinh sản của động vật.
10 tiết + 1 tiết ôn tập chủ đề
4

6
4. Môi trường và tài
nguyên thiên nhiên
4.1 Môi trường và tài
nguyên
4.2 Mối quan hệ giữa môi
trường và con người
7 tiết + 1tiết ôn tập chủ đề+
1 tiết ôn tập và kiểm tra
cuối năm
2
5
/>D. Một số phương pháp dạy học:
I/ Phương pháp quan sát:
- Phương pháp quan sát là phương pháp sử dụng các
giác quan để tri giác trực tiếp có mục đích các sự vật, hiên
tượng diễn ra trong tự nhiên và trong cuộc sống mà không có
sự can thiệp vào quá trình diễn biến của sự vật, hiện tượng
đó.
- Trong dạy học giáo viên chúng ta thường sử dụng
phương pháp quan sát:- cho học sinh xem tranh, đồng thời
câu lệnh của giáo viên phải phù hợp từng nội dung bức tranh.
VD dạy bài: Phòng bệnh viêm gan A.
- Cho học sinh hoạt động nhóm đôi, quan sát hình 2, 3,
4, 5. Nêu tác dụng của việc làm từng hình đó đối với việc
phòng tránh.
- Từ đó giáo dục thực tế cho học sinh trong cuộc sống,
cụ thể là phòng tránh các bệnh truyền nhiễm.
VD bài: Sử dụng năng lượng gió và năng lượng nước
chảy.

- Chúng ta sử dụng phương pháp quan sát- thực hành thí
nghiệm.
- Đồ dùng dạy học: Tranh ảnh về sử dụng năng lượng
gió ,năng lượng nước chảy – Mô hình tua-bin hoặc bánh xe
nước .
Qua bài học,HS biết tác dụng của năng lượng gió và
năng lượng nước chảy trong tự nhiên. Kể những thành tựu
trong việc khai thác để sử dụng năng lượng gió, năng lượng
nước chảy .
/> />Từ những phương pháp GV có thể rút ra kết luận cho
bài học .
II/ Phương pháp thí nghiệm:
- Phương pháp thí nghiệm đòi hỏi tác dụng lên sự vật,
hiện tượng cần nghiên cứu qua các hiện tượng xảy ra trong
thí nghiệm.
- Phương pháp này ở tiểu học rất đơn giản. Giáo viên
phải chuẩn bị vật liệu, vật mẫu, thành thạo các bước thí
nghiệm tránh gây nghi ngờ cho học sinh.
Giáo viên phải:
- Xác định mục đích thí nghiệm.
- Vạch kế hoạch tiến hành thí nghiệm.
- Tiến hành thí nghiệm.
VD bài: Dung dịch
- Cho học sinh thí nghiệm: úp đĩa lên một cốc nước
muối nóng trong khoảng 1 phút rồi nhấc đĩa ra.
- Dự đoán em những giọt nước đọng trên đĩa có mặn
như nước muối trong cốc không? Các nhóm tiến hành thí
nghiệm- báo cáo kết quả thí nghiệm- từ đó giáo viên rút ra
kết luận.
* Khi tổ chức cho hoc sinh tiến hành thí nghiệm, giáo

viên cần lưu ý cho học sinh dự đoán kết quả và giải thích lý
do đưa ra dự đoán đó, tiến hành thí nghiệm. Như vậy kích
thích được trí tò mò, sự ham hiểu biết của học sinh. Học sinh
nắm được mục đích của thí nghiệm trước khi tiến hành, vận
dụng những hiểu biết đã có để đưa ra dự đoán, thấy được sự
gắn bó của thí nghiệm với kiến thức khoa học.
III/ Trò chơi học tập:
/> />Trò chơi học tập là trò chơi có nội dung gắn với hoạt
động học tập của học sinh.
- Trò chơi giúp giờ học nhẹ nhàng, thoải mái, giúp học
sinh nhanh nhẹn, tiếp thu tích cực hơn.
VD: Trò chơi tiếp sức “ghép chữ vào hình” (bài: Sự sinh
sản của thực vật có hoa)
- Giáo viên chia thành 2 đội cử ra 7 học sinh chơi tiếp
sức gắn các tấm thẻ rời có ghi sẵn các chú thích (hạt phấn,
vòi nhuỵ, ống phần, đầu nhuỵ…)
* Giáo viên chú ý trò chơi tránh việc quá thiên về phân
định thắng thua.
IV/ Phương pháp đóng vai:
Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành một
số cách ứng xử.
Ưu điểm của phương pháp này là học sinh thực hành những
kĩ năng ứng xử trong môi trường an toàn, gây hứng thú và
chú ý đối với học sinh, tạo đièu kiện cho học sinh phát huy
tính tích cực và sang tạo, khích lệ sự thay đổi thái độ hành vi
của học sinh, có thể thấy ngay tác động và hiệu quả của lời
nói hoặc việc làm trong vai diễn.
* Tóm lại: Nếu trong day học, chúng ta sử dụng tốt các
phương pháp đáp ứng cho từng bài dạy. Ngoài việc học sinh
tiếp thu tốt nội dung bài học, còn rèn thêm cho học sinh

những kĩ năng áp dụng trong cuộc sống hằng ngàycủa các em
để trở thành nhân cách sống trong nhà trường,gia đình và xã
hội.
B.GIÁO ÁN MINH HỌA:
/> />1.KHOA HỌC LỚP 5
BÀI 46-47: LẮP MẠCH ĐIỆN ĐƠN GIẢN
MỤC TIÊU
Sau bài học, HS biết:
- Lắp được mạch điện thắp sáng đơn giản: sử dụng pin,
bóng đèn, dây điện.
- Làm được thí nghiệm đơn giản trên mạch điện có
nguồn điện là pin để phát hiện vật dẫn điện hoặc cách điện.
ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Chuẩn bị theo nhóm: Một cục pin, dây đồng có vỏ bọc
bằng nhựa, bóng đèn pin, một số vật bằng kim loại (đồng,
nhôm, sắt,…) và một số vật khác bằng nhựa, cao su, sứ,…
- Chuẩn bị chung: Bóng đèn điện hỏng có tháo đui (có
thể nhìn thấy rõ 2 đầu dây)
- Hình trang 94, 95,97 SGK
HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động 1: THỰC HÀNH LẮP MẠCH ĐIỆN
* Mục tiêu: HS lắp được mạch điện thắp sáng đơn giản: sử
dụng pin, bóng đèn, dây điện.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm
Các nhóm làm thí nghiệm như hướng dẫn ở mục Thực
hành trang 94 SGK.
- Mục đích: Tạo ra một dòng điện có nguồn điện là pin
trong mạch kín làm sáng bóng đèn pin.
- Vật liệu: Một cục pin, một số đoạn dây, một bóng đèn

pin.
HS lắp mạch để đén sáng và vẽ lại cách mắc vào giấy.
Bước 2: Làm việc cả lớp
/> />- Từng nhóm giới thiệu hình vẽ và mạch điện của nhóm
mình.
- GV đặt vấn đề: Phải lắp mạch như thế nào thì đèn mới
sáng?
Bước 3: Làm việc theo cặp
- HS đọc mục Bạn cần biết ở trang 94, 95 SGK và chỉ
cho bạn xem: cực dương (+), cực âm (-) của pin; chỉ 2 đầu
của dây tóc bóng đèn và nơi 2 đầy này được đưa ra ngoài.
HS chỉ mạch kín cho dòng điện chạy qua (hình 4 trang 95
SGK) và nêu được:
+ Pin đã tạo ra trong mạch điện kín một dòng điện
+ Dòng điện này chạy qua dây tóc bóng đèn làm cho dây
tóc nóng tới mức phát ra ánh sáng.
Bước 4: HS làm thí nghiệm theo nhóm
- Quan sát hình 5 trang 95 SGK và dự đoán mạch điện ở
hình nào thì đèn sáng. Giải thích tại sao?
- Lắp mạch điện để kiểm tra. So sánh với kết quả dự
đoán ban đầu. Giải thích kết quả thí nghiệm.
Lưu ý: Khi dùng dây dẫn nối hai cực của pin với nhau (đoản
mạch) (như trường hợp hình 5c) thì sẽ làm hỏng pin. GV cần
lưu ý HS kiểm tra trường hợp này làm nhanh để tránh làm
hỏng pin.
Bước 5: Thảo luận chung cả lớp về điều kiện để mạch thắp
sáng đèn.
Hoạt động 2: LÀM THÍ NGHIỆM PHÁT HIỆN VẬT
DẪN ĐIỆN, VẬT CÁCH ĐIỆN
* Mục tiêu: HS làm được thí nghiệm đơn giản trên mạch điện

pin để phát hiện vật dẫn điện hoặc cách điện.
* Cách tiến hành:
/> />Bước 1: Hoạt động 2: QUAN SÁT VÀ THẢO LUẬN
* Mục tiêu: HS kể tên và nêu được công dụng, việc khai thác
của từng loại chất đốt.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm
Làm việc theo nhóm
Các nhóm làm thí nghiệm như hướng dẫn ở mục Thực
hành trang 96 SGK.
- Lắp mạch điện thắp sáng đèn. Sau đó tách một đầu
dây đồng ra khỏi bóng đèn (hoặc một đầu của pin) để tạo ra
một chỗ hở trong mạch. (Kết quả và kết luận: Đèn không
sáng, vậy không có dòng điện chạy qua bóng đèn khi mạch
hở.)
- Chèn một số vật bằng kim loại, bằng nhựa, bằng cao
su, sứ,… vào chỗ hở của mạch và quan sát xem đèn có sáng
không.
Kết quả:
+ Khi dùng một số vật bằng kim loại (đồng, nhôm, sắt,
…) chèn vào chỗ hở của mạch điện – bóng đèn pin phát sáng.
+ Khi dùng một số vật bằng cao su, sứ, nhựa,… chèn
vào chỗ hở của mạch điện – bóng đèn pin không phát sáng.
kết luận:
- Các vật bằng kim loại cho dòng điện chạy qua nên
mạch đang hở thành mạch kín, vì vậy đèn sáng.
- Các vật bằng cao su, sứ, nhựa,… không cho dòng điện
chạy qua nên mạch vẫn bị hở, vì vậy đèn không sáng.
Vật
Kết quả

Kết luận
Đèn
sáng
Đèn không
sáng
/> />Miếng
nhựa
X Không cho dòng điện
chạy qua
Miếng
nhôm
X Cho dòng điện chạy qua

Bước 2: Làm việc cả lớp
- Từng nhóm trình bày kết quả thí nghiệm
- GV đặt câu hỏi chung cho cả lớp:
+ Vật cho dòng điện chạy qua gọi là gì?
+ Kể tên một số vật liệu cho dòng điện chạy qua gọi là
gì?
+ Kể tên một số vật liệu không cho dòng điện chạy qua.
Hoạt động 3: QUAN SÁT VÀ THẢO LUẬN
* Mục tiêu:
- Củng cố cho HS kiến thức về mạch kín, mạch hở; về
dẫn điện, cách điện.
- HS hiểu được vai trò của cái ngắt điện.
* Cách tiến hành:
- GV cho HS chỉ ra và quan sát một số cái ngắt điện. HS
thảo luận về vai trò của cái ngắt điện.
- HS làm cái ngắt điện cho mạch điện mới lắp (có thể sử
dụng cái ghim giấy)

Hoạt động 4: TRÒ CHƠI “ DÒ TÌM MẠCH ĐIỆN”
(KHÔNG BẮT BUỘC)
* Mục tiêu: Củng cố cho HS kiến thức về mạch kín, mạch hở;
về dẫn điện, cách điện
* Cách tiến hành:
/> />- GV chuẩn bị một hộp kín, nắp hộp có gắn các khuy
kim loại (có thể dùng dây đồng cứng xuyên qua hộp và bẻ
gập cả trong và ngoài để gắn chặt vào nắp hộp). Các khuy
được xếp thành 2 hàng và đánh số như hình 1 (cả ở trong và ở
ngoài). Phía trong hộp, một só cặp khuy (gồm 2 khuy ở hàng
được nối với nhau bởi dây dẫn (chẳng hạn 2 với 5; 3 với 2; 3
với 10….)(hình 1). Đậy nắp hộp lại (lúc này nhìn phía trên
nắp như hình 2), dùng mạch điện gồm có pin, bóng đèn và để
hở 2 đầu (Gọi là mạch thử –hình 3). Bằng cách chạm 2 đầu
của mạch thử vào 1 khuy bất kì nào đó, căn cứ vào dấu hiệu
đèn sáng hay không sáng ta có thể biết được 2 khuy đó có
được nối với nhau bằng dây dẫn hay không.
- Mỗi nhóm đựơc phat 1 hộp kín (việc nối dây có thể do
GV hoặc do nhóm khác thực hiện). GV có thể đặt vấn đề
bằng cách nào có thể phát hiện được những cặp khuy nào
được nối với nhau bởi dây dẫn. Từ đó đi đến phương án dùng
mạch thử. Mỗi nhóm sử dụng mạch thử để đoán xem các cặp
khuy nào được nối với nhau. Sau đó ghi kết quả dự đoán vào
một tờ giấy.
- Sau cùng một thời gian, các hộp kín của các nhóm
được mở ra. Đối chiếu kết quả dự đoán, mỗi cặp khuy xác
định đúng được 1 điểm, sai bị trừ 1 điểm, nhóm nào đúng
nhiều hơn là thắng.
Hình vẽ trang 157
Lưu ý: Trò chơi “ Dò tìm mạch điện” phát triển thành thực

hành “ Làm bảng kiểm tra kiến thức)như sau:
Thực hành: “Làm bảng kiểm tra kiến thức”:
Làm một bảng gỗ (hoặc bìa cứng) có 2 hàng khuy như ở
trò chơi “ Dò tìm mạch điện”. Mặt trước ghi (hoặc cài thẻ)
/> />các câu hỏi ở một hàng (mỗi khuy ứng với một câu hỏi) và
các câu trả lời (được sắp thứ tự lộn xộn so với câu hỏi) ở
hàng còn lại (giống như dạng câu hỏi ghép đôi) (hình 4). Mặt
sau dùgn dây dẫn nói câu hỏi với câu trả lời đúng. Câu hỏi có
thể ở phần Con người và sức khỏe, Vật chất và năng lượng,
…Dùng “mạch thử” để chọn câu trả lời đúng (nối câu hỏi và
câu trả lời lựa chọn), nếu đúng thì đèn sáng, nếu sai thì đèn
không sáng.
GV đánh giá nhóm nào làm đúng, đẹp. Sau đó có thể
cho các nhóm chơi trò chơi “Đố bạn”, một nhóm đố (bằng
cách cài các câu hỏi và câu trả lời), một nhóm trả lời. Có thể
cho điểm như sau: Có thể chọn 2 lần, nếu chọn lần một đúng
được 2 điểm, chọn lần 2 mới đúng thì chỉ được 1 điểm; ngoài
ra, nhóm đố nếu ra đề sai bị trừ 1 điểm. Cuối cùng nhóm nào
được nhiều điểm hơn thì thắng.
Câu hỏi 1
 
Câu trả
lời a
Câu hỏi 2
 
Câu trả
lời b

 


 
 
Hình 4
2. Khoa học lớp 4
Bài 26: NGUYÊN NHÂN LÀM NƯỚC BỊ Ô
NHIỄM
I . Mục tiêu : Giúp HS :
- Nêu những nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm.
/> />- Biết những nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm nước ở
địa phương .
- Nêu được tác hại của nguồn nước bị ô nhiễm đối với sức
khoẻ của con người .
- Có ý thức hạn chế những vịêc làm gay ô nhiễm nguồn
nước .
II - Đồ dùng dạy – học
- Hình minh hoạ SGK .
- Sưu tầm thông tin về nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm
nước ở địa phương.
III . Hoạt động dạy – học .
Hoạt động dạy Hoạt động học
A – Kiểm tra bài cũ :
- Gọi HS lên trả lời câu hỏi :
+ Thế nào là nước sạch ?
+ Thế nào là nước bị ô nhiễm ?
- Nhận xét cho điểm .
B – Bài mới :
1 – Giới thiệu bài : ghi bảng
2 . Tìm hiểu nội dung bài :
*HĐ1 – Tìm hiểu 1số nguyên
nhân làm nước bị ô nhiễm .

+ Cách tiến hành :
- GV tổ chức cho HS thảo luận
nhóm .
- Yêu cầu HS các nhóm quan sát
hình minh hoạ , trả lời câu hỏi :
+ Hãy mô tả những gì em nhìn
thấy trong hình vẽ ?
- 2HS trả lời câu hỏi .
- HS nhận xét bổ xung .
- HS thảo luận nhóm và
trả lời :
VD hình 1 : hình vẽ nước
thải từ nhà máy chảy
không qua sử lý xuống
sông . Nước sông có màu
/> />+ Theo em việc làm đó sẽ gây ra
điều gì?
GV nhận xét tổng hợp ý kiến .
+ Các em về nhà đã tìm hiểu hiện
trạng nước ở địa phương mình .
Theo em những nguyên nhân nào
dẫn đến nước ở nơi em ở bị ô
nhiễm ?
+ Vì vậy theo em mỗi người dân
phải làm gì để bảo vệ nguồn
nước …nhiễm ?
KL : Có rất nhiều việc làm của
con người gây ô nhiễm nguồn
nước . Nước rất quan trọng đối
với đời sống con người , thực vật

và động vật , do đó chúng ta cần
hạn chế những việc làm có thể
gây ô nhiễm nguồn nước .
*HĐ2 – Thảo luận về tác hại của
sự ô nhiễm nước .
đen bẩn . Nước thải …
con người và cây trồng .
Hình 2 : hình vẽ 1 ống
nước sạch bị vỡ , các chất
bẩn chui vào ống nước,
chảy đến các gia đình có
lẫn các chất bẩn . Nước
đó đã bị bẩn . điều đó là
… sạch đã bị nhiễm bẩn .
- HS tự do phát biểu :
+Do nước thải từ các
chuồng trại của các hộ
gia đình đổ trực tiếp
xuống sông .
+ Do nước thải từ nhà
máy chưa được sử lý đổ
trực tiếp xuống sông .
+ Do khói , khí thải từ
nhà máy chưa được sử lý
thải lên trời , nước mưa
có màu đen .
+ Do đổ rác bẩn
- HS phát biểu
- HS nhắc lại .
/> />+ Cách tiến hành : HS thảo luận

TL: -
- Nguồn nước bị ô nhiễm có tác
hại gì đối với cuộc sống của con
người và động, thực vật ?
GV giảng : Nguồn nước bị ô
nhiễm là nơi các loại vi sinh vật
sống và gây bệnh
Có tới 80% các bệnh là do sử
dụng nguồn nước bị ô nhiễm .
- Em đã làm gì để bảo vệ nguồn
nước ở địa phương em không bị
ô nhiễm ?
C . Củng cố dặn dò :
- Tóm tắt nội dung bài .
- Nhận xét giờ học .
- HD HS học bài ở nhà và chuẩn
bị bài sau .
- HS thảo luận trả lời :
+ Nguồn nước bị ô nhiễm
là môi trường tốt để các
loại vi sinh vật sống
như : rong , rêu , tảo , bọ
gậy Chúng phát triển
và là nguyên nhân gây
bệnh và lây lan các
bệnh :tả , lỵ , viêm gan
đau mắt
- HS tự liên hệ ….
- HS đọc mục bạn cần
biết SGK 55.





/> /> />

×