I.TÊN ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG VIỆC XÂY DỰNG
LỚP HỌC THÂN THIỆN
II. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Cùng với các cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh
thành tích trong giáo dục” và “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự
học và sáng tạo”, để tiếp tục tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác giáo dục
toàn diện cho học sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động phong trào thi đua
“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông
giai đoạn 2008-2013 với mục tiêu: Huy động sức mạnh tổng hợp của các lực
lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân
thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa phương và đáp ứng nhu cầu xã
hội; phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập và các
hoạt động xã hội một cách phù hợp và hiệu quả.
Qua quá trình thực hiện Chỉ thị 40/2008/CT-BGDĐT ngày 27 tháng 8 năm
2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, dưới sự chỉ đạo của ngành cấp trên cùng với
việc tổ chức thực hiện của lãnh đạo nhà trường và thực tế nhiều năm liền được
nhà trường phân công làm công tác chủ nhiệm lớp, bản thân tôi đã tích lũy được
một số kinh nghiệm trong việc xây dựng lớp học thân thiện, góp phần cùng nhà
trường xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Trong phạm vi đề tài này, tôi xin trình bày một số kinh nghiệm trong việc xây
dựng lớp học thân thiện ở lớp 5A (năm học ……….) do tôi chủ nhiệm.
III. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
Lớp học là một đơn vị hợp thành của trường học. Do đó, để xây dựng được
“Trường học thân thiện, học sinh tích cực” theo đúng nghĩa của nó, tôi thiết nghĩ,
trước hết phải xây dựng lớp học thân thiện. Dựa trên 5 tiêu chí xây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cực, chúng ta có thể hiểu rắng: Lớp học thân thiện
là một lớp học sạch sẽ, thoáng máng, đẹp đẽ; chất lượng dạy học đảm bảo,
phương pháp dạy học phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh; tổ chức tốt các
hoạt động tập thể; học sinh có các kĩ năng sống cơ bản theo yêu cầu của lứa tuổi;
tập thể lớp tích cực tham gia tìm hiểu và chăm sóc các di tích lịch sử cách mạng
1
ở địa phương. Làm thế nào để các em coi lớp học như một gia đình thứ hai của
mình. Ở đó, các em được học tập, rèn luyện, vui chơi trong một bầu không khí
thân thiện, gần gũi như ở gia đình. Ở đó, người thầy vừa là bạn, vừa là thầy của
các em, người thầy luôn yêu thương, gần gũi với học trò, luôn biết cách khơi dậy
sự tự tin ở học sinh để các em vươn lên những đỉnh cao trong học tập. Trong môi
trường lớp học thân thiện, tình cảm giữa các bạn trong lớp thật sự gắn kết, yêu
thương, hợp tác, giúp đỡ nhau cùng học tập tiến bộ.
Xây dựng được môi trường lớp học thân thiện sẽ giúp các em hứng thú trong
học tập và đem lại hiệu quả cao trong giáo dục, làm cho các em thật sự cảm nhận
được “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
Môi trường lớp học là một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao
chất lượng và hiệu quả dạy học các môn học. Môi trường lớp học thân thiện giúp
học sinh hình thành và phát triển các kĩ năng ban đầu, cơ bản và cần thiết phù
hợp với đặc điểm tâm sinh lí của trẻ em. Trong môi trường lớp học thân thiện,
học sinh sẽ tự tin, chủ động, tích cực hơn trong quá trình tham gia các hoạt động
học tập và rèn luyện, các em có cơ hội để thể hiện khả năng của mình, đồng thời
học tập được những cái hay của bạn. Qua đó, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tham gia
các hoạt động tập thể, kĩ năng hợp tác, kĩ năng nhận thức của học sinh được phát
huy một cách thuận lợi nhất.
IV. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Trường Tiểu học ……… ……… Tất cả phòng học và phòng chức năng ở
điểm trường chính thuộc loại công trình xây dựng cấp 4. Bình quân hằng năm
toàn trường có khoảng 17 lớp với gần 500 học sinh. Trong những năm học vừa
qua, lãnh đạo nhà trường đã xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện phong
trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” một cách tích cực và
hiệu quả. Từ cơ sở vật chất, cảnh quan sư phạm đến chất lượng dạy học và các
hoạt động giáo dục khác đều có những thay đổi theo chiều hường tích cực. Trong
đó, nhà trường luôn chú trọng việc xây dựng môi trường trường học thân thiện
nói chung và môi trường thân thiện lớp học nói riêng. Là một thành viên trong
nhà trường được phân công chủ nhiệm lớp, tôi cũng như các thầy cô giáo khác
đã thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo, tổ chức và quản lí của thầy hiệu trưởng trong
việc xây dựng lớp học thân thiện, góp phần cùng nhà trường thực hiện có hiệu
quả phong trào xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực theo tinh thần
Chỉ thị 40/2008 - BGD ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2
V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
Năm học ………, tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 5A. Lớp tôi
có 32 học sinh, trong đó có 14 học sinh nữ. Phần lớn phụ huynh học sinh lớp 5A
là nông dân, điều kiện quan tâm, chăm sóc dạy dỗ con em có những hạn chế nhất
định. Từ thực tế tình hình của lớp, để xây dựng môi trường lớp học thân thiện,
góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục ở lớp mình được phân công
giảng dạy, tôi đã thực hiện một số biện pháp sau:
1. Thực hiện tốt việc trang trí lớp học:
Một trong 5 nội dung của phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học
sinh tích cực” là Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn”. Vậy đối với lớp
học, trước hết phải có môi trường sạch đẹp. Không khí lớp học sạch đẹp an toàn
là yếu tố rất quan trọng thu hút các em đến trường đến lớp với một tinh thần
hăng say và phấn khởi. Muốn có môi trường lớp học sạch đẹp như mong muốn,
chúng ta phải thực hiện tốt việc trang trí lớp học. Đây là một trong những điều
mà bản thân tôi luôn rất quan tâm. Lớp học là ngôi nhà thứ hai mà mỗi ngày ở đó
các em được học tập, vui chơi cùng với bạn bè dưới sự tổ chức, hướng dẫn của
các thầy cô chủ nhiệm. Muốn giáo dục các em yêu mến ngôi nhà thì ngôi nhà đó
phải đẹp đẽ, xinh xắn, phải có nhiều nội dung, hình ảnh phù hợp với tâm hồn và
lứa tuổi của các em. Nội dung và hình thức trang trí lớp học cũng cần thể hiện
được những đặc điểm hay bản sắc riêng của lớp. Để việc trang trí lớp học đạt kết
quả tốt, tôi đã thực hiện theo các bước sau đây :
a) Tham khảo, học tập các mô hính trang trí lớp học thông qua tham quan
thực tế ở các trường bạn. Trong những dịp sinh hoạt giao lưu chuyên môn với
các trường bạn, tôi luôn tranh thủ thời gian đầu buổi, giờ giải lao để tham quan
việc trang trí lớp học ở đơn vị bạn. Đến tham quan lớp nào, dù ít dù nhiều, tôi
cũng học tập được những cái hay của đồng nghiệp. Đồng thời, tôi dành nhiều
thời gian để tham khảo các mô hình trang trí lớp học qua mạng internet. Từ
những gì thu thập được, tôi nghiên cứu chọn lọc những mô hình trang trí lớp học
phù hợp với đặc điểm và điều kiện thực tế của lớp mình đang dạy.
b) Xác định hình thức và nội dung trang trí lớp học:
Hình thức và nội dung trang trí lớp học rất đa dạng và phong phú. Nếu ta làm
không khéo nó dễ biến lớp học thành nơi triễn lãm. Sử dụng màu sắc trong trang
trí lớp học phải phù hợp với đặc điểm thời tiết ở địa phương. Duy Phước là một
xã ở miền Trung có khí hậu quanh năm nóng và khô, do đó tôi chọn màu chủ đạo
3
là xanh lá cây, xanh nước biển. Các màu nóng như màu đỏ, màu cam, màu hồng
chiểm tỉ lệ nhỏ. Qua tham khảo thực tế các mô hình trang trí lớp học ở các đơn vị
bạn, kết hợp với sự gợi ý hướng dẫn của nhà trường, tôi xác định nội dung trang
trí lớp học gồm những khẩu hiệu, panô, tranh ảnh, mô hình, đồ vật, cây cảnh sau:
Ảnh Bác Hồ, 1 câu khẩu hiệu “Đời đời nhớ ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại”.
c) Sắp xếp bố trí các nhu liệu trên một cách hợp lí, tạo được sự cân đối, hài
hòa trong lớp học, làm sao để mọi người nhìn thấy lớp học được đẹp đẽ, gọn
mắt, đồng thời đảm bảo sự thuận tiện, an toàn trong lớp. Cụ thể, tôi đã sắp xếp,
bố trí như sau:
- Ảnh chân dung Bác Hồ được treo trang trọng chính giữa trên bảng lớp.
Dưới chân dung Bác là câu khẩu hiệu truyền thống: “Đời đời nhớ ơn Chủ tịch
Hồ Chí Minh vĩ đại”. Đây là hình ảnh nhắc nhở các em luôn kính yêu và ghi nhớ
công ơn của Bác.
- Bên phải bảng lớp là tấm panô ghi 5 điều Bác Hồ dạy trên nền trắng, chữ
xanh. Những điều Bác Hồ dạy rất ngắn gọn và dễ nhớ, giáo dục các em luôn
phấn đấu trở thành người công dân tốt của xã hội.
- Bên trên khung cửa ra vào và cửa sổ đặt 2 câu biểu ngữ ngắn giáo dục học
sinh về tính ngăn nắp,gọn gàng, tạo được thói quen tốt trong học tập, rèn luyện là
: “NGĂN NẮP”, “ GỌN GÀNG”.
4
5
- Trên mảng tường phía dưới phòng học, tôi đặt chính giữa một bảng biển bảo
giao thông, giúp các em ghi nhớ để thực hiện đúng luật lệ giao thông. Đây là một
hình thức giáo dục trực quan về giao thông rất hiệu quả.
Hình ảnh trang trí phòng học lớp 5A
- Hai bên biển báo giao thông, treo các giò hoa nhựa màu đỏ và hai lọ hoa
màu xanh được cắt tỉa theo công nghệ 3D tạo cho lớp học đẹp đẽ,xinh xắn và
mát mẻ.Bản thân tôi cũng rất có cảm xúc trong cách trang trí này.
- Bên trái gần cửa ra vào là một là tranh bạt mang hình ảnh di sản văn hóa thế
giới giúp các em có cái nhìn trực quan về các địa danh nổi tiếng ở Hội An, Mỹ
Sơn, Huế, Hạ Long…
- Các yếu tố phòng học được chú ý liên quan đến vấn đề sức khỏe của học
sinh cũng được quan tâm như quạt mát vào mùa hè ( có quạt trần, có rèm che
nắng) điện thắp sáng vào mùa đông ( có 4 tiếp điện).
2. Thực hiện tốt quan hệ giao tiếp giữa giáo viên và học sinh:
Trong những năm gần đây, tôi đã được học tập nghiên cứu nhiều về 3 quan
điểm trong dạy học hiện đại, đó là quan điểm giao tiếp, quan điểm tích hợp và
quan điểm tích cực hóa các hoạt động học tập của học sinh. Ba quan điểm luôn
đồng hành với phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Do
đó, để giáo dục hoc sinh có hiệu quả trong một môi trường thân thiện, giúp các
em tự tin trong học tập và rèn luyện, để người thầy thật sự vừa là thầy vừa là bạn
của các em, tôi đã thực hiện những điều sau đây:
a) Sử dụng lời nói thân thiện:
Lời nói là phương tiện chủ yếu của người GV. Trước đây người thầy sử dụng
lời nói để cung cấp truyền thụ kiến thức cho học sinh. Ngày nay, với phương
6
pháp dạy học mới, người thầy dùng lời nói chủ yếu để hướng dẫn, tổ chức cho
học sinh thảo luận, trao đổi, tự khám phá để chiếm lĩnh kiến thức. Dù phương
pháp dạy học thay đổi như thế nào thì lời nói của người GV cũng cần phải hết
sức trau chuốt. Do đó, tôi luôn luôn trau chuốt mài giũa công cụ của mình để sử
dụng đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình dạy học. Khi giao tiếp với các em, tôi
cố gắng sử dụng ngôn ngữ sao cho các em dễ hiểu nhất, giàu hình ảnh và đạt giá
trị biểu cảm cao với một âm điệu phù hợp. Chẳng hạn, khi bước vào lớp, học
sinh đứng dậy chào, tôi tươi cười nhìn xuống cả lớp rồi nhẹ nhàng nói: “Cô mời
các em ngồi xuống !” Và buổi học thường bắt đầu một cách tốt đẹp, vui vẻ.
b) Sử dụng ánh mắt và cử chỉ trong giao tiếp với học sinh:
“Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn”. Thật vậy, ánh mắt nói lên thái độ của mỗi
con người. Với giáo viên, ánh mắt cũng góp sức làm nên thành công trong dạy
học. “Hãy bước vào lớp với nụ cười. Khi học trò chào, hãy nhìn vào mắt của
từng em để hiểu được tâm trạng của chúng, vui thì chia vui, buồn thì động viên”
(Hai mươi điều thầy cô cần ghi nhớ”). Trong quá trình tiến hành tiết dạy, tôi cố
gắng chủ động trong việc tổ chức các hoạt động học tập của học sinh bằng một
kế hoạch dạy học đã định sẵn trong đầu. Khi đứng trước học sinh, khi nói với với
các em điều gì, tôi luôn nhìn các em một cách trìu mến, khuyến khích để tạo cho
các em niềm cảm xúc và hứng thú trong học tập. Sự yêu thương gần gũi với các
em được thể hiện qua ánh mắt sẽ khơi dậy ở các em niềm tự tin, hứng thú và sự
sáng tạo.
c) Dùng lời khen để động viên khuyến khích:
Ai cũng biết rằng, tâm lí con người luôn thích được khen. Những lời khen
chân tình sẽ tạo niềm tự tin và phấn khởi, kích thích phấn đấu để được tốt hơn
nữa. Đối với trẻ em, lời khen có sức mạnh vô cùng. Khi được khen, các em
thường về nhà khoe với mẹ, với người thân. Khen ngợi là việc làm không thể
thiếu trong giáo dục, đặc biệt là giáo dục tiểu học. Khen ngợi động viên kịp thời
không những làm thay đổi hành vi của học sinh theo hướng tích cực mà là động
cơ thúc đẩy tinh thần học tập của các em, sẽ làm cho các em ham thích và dẫn tới
chăm chỉ học tập. Trong giờ học, giờ chơi, tôi theo dõi phát hiện và kịp thời khen
ngợi từng tiến bộ nhỏ của học sinh, nhất là đối với những em trung bình, yếu. Vì
các em thường ít được khen hơn những em khá giỏi, nên lời khen đối với các em
càng có giá trị. Sự động viên, khen ngợi như là liều thuốc tinh thần giúp các em
thay đổi hành vi theo hướng tích cực.
7
Ví dụ: Em ……. lớp tôi rất yếu môn Tiếng Việt, bài viết chính tả của em
thường mắc nhiều lỗi. Bài viết của em tuần trước mắc đến 8 lỗi. Bài viết tuần
này em mắc 6 lỗi. Mắc 6 lỗi chính tả trong một bài là hạn chế rất lớn. Tuy nhiên,
từ 8 lỗi giảm xuống còn 6 lỗi là một sự tiến bộ rất rõ rệt, rất đáng được khen
ngợi. Do đó, tôi đã kịp thời khen ngợi, động viên sự tiến bộ của em Đức. Từ đó,
em phấn khởi và chăm chỉ hơn trong việc rèn viết đúng chính tả. Đây chính là bệ
phóng tinh thần để em vươn lên trong học tập.
Tuy nhiên, tôi không bao giờ để lạm phát lời khen với học sinh. Sự khen ngợi
không đúng mức, không phù hợp sẽ có tác dụng ngược lại, làm cho lời khen trở
nên vô nghĩa.
c) Tạo tiếng cười trong tiết học:
“Tiếng cười là liều thuốc bổ”. Tiếng cười trong dạy học sẽ làm tan đi không
khí căng thẳng của tiết học. Không những thế, tiếng cười còn tạo ra sự hưng
phấn để kích thích suy nghĩ. Dạy học là một nghệ thuật, vậy người giáo viên
không phải là một diễn viên nhưng phải có chút ít nghệ sĩ, phải có chút hài hước.
Chính sự hài hước lại tác động vào não để kích thích tư duy. Vì vậy, trong quá
trình giảng dạy, tôi thường vận dụng tính hài hước để thu hút sự chú ý của các
em, làm tăng tính hấp dẫn của vấn đề cần truyền đạt, tạo cho không khí lớp học
nhẹ nhàng, tự nhiên, đem lại hiệu quả cao. Trong chương trình thay sách giáo
khoa mới, các tác giả cũng cố ý đưa vào nội dung giảng dạy những mẫu chuyện
vui, có chất hài hước, nhẹ nhàng. Bên cạnh việc vận dụng tình hài hước trong
những chi tiết có sẵn trong sách giáo khoa, tôi chú ý khai thác những chi tiết,
tình huống có thể gây cười để tiết học được diễn ra một cách nhẹ nhàng, thỏai
mái, tạo cho học sinh niềm hứng thú trong học tập.
d) Xây dựng mối quan hệ gần gũi, yêu thương trong lớp học:
Như đã nói ở trên, để học sinh coi lớp học như ngôi nhà thứ hai của mình, tôi
luôn quan tâm xây dựng mối quan hệ gần gũi giữa các em, tạo cho các em thói
quen biết quan tâm chia sẻ, động viên, thăm hỏi lẫn nhau trong học tập cũng như
trong cuộc sống. Có câu nói: “ Nỗi buồn chia đôi vơi đi một nửa, niềm vui chia
đôi sẽ nhân lân gấp bội”. Tuổi thơ của các em luôn hồn nhiên, vui tươi những đôi
lúc các em cũng có những nỗi buồn rất cần sự chia xẻ, cảm thông. Để xây dựng
cho học sinh thói quen biết chia xẻ, tôi tổ chức một số hình thức nhẹ nhàng, phù
hợp với điều kiện của nhà trường của lớp.
8
Ví dụ: Hôm nào có ngày sinh của một em trong lớp, em lớp trưởng ghi thông
báo trên bảng tin của lớp để lớp tổ chức sinh nhật cho bạn của mình. Quà sinh
nhật có thể là một cây bút, 1 quyển sổ nhỏ, 1 quyển truyện tranh… kèm những
lời chúc mừng của các bạn. Bên cạnh đó, tôi cũng chuẩn bị một món quà nhỏ để
tặng các em trong ngày sinh nhật. Hoặc có trường hợp một em bị ốm hay có
người thân như ông bà qua đời, tôi sẽ cùng một vài em đại diện cho lớp đến thăm
hỏi, chia buồn.Tôi còn tổ chức cho các em “Nuôi heo đất giúp bạn”, sau mỗi lần
mổ heo (giao cho 2 em thực hiện việc giữ heo, mổ heo), các em có nhiệm vụ
thông báo với lớp số tiền góp được trước tập thể, sau đó tôi gợi ý cho các em
chọn những bạn có hoàn cảnh khó khăn để tặng một phần quà.Trong dịp Tết vừa
rồi có 2 em được nhận áo tết (em Hoa, em Hà). Những việc làm này chắc chắn sẽ
giúp các em thấy được sự quan tâm của cô giáo và các bạn, làm cho các em gần
gũi\, yêu thương và gắn bó hơn trong một lớp học. Từ đó, giúp các em tự tin hơn
trong học tập cũng như việc tham gia các hoạt động tập thể.
3. Tăng cường sự tham gia của học sinh trong vào các hoạt động của lớp:
Học sinh tiểu học rất ham thích tham gia các hoạt động tập thể nhưng đồng
thời các em cũng có tâm lí ngại ngùng, thiếu mạnh dạn, tự tin. Nếu chúng ta biết
tổ chức và khơi dậy thì các em sẽ hăng hái, tích cực tham gia các hoạt động của
lớp. Do đó, tôi đã tổ chức một số hình thức nhằm tăng cường sự tham gia của
học sinh.
a) Xây dựngNhật kí Chi đội em học tập và làm theo năm điều Bác dạy :
Đầu năm học, tôi thông báo cho học sinh một yêu cầu và nhiệm vụ chính của
năm học. Trên cơ sở đó,theo từng tuần tôi hướng dẫn gợi ý các em viết nhật kí
chi đội thông qua những việc các em đã làm trong tuần đó, ví dụ tuần này các
em thực hiện tuần lễ bông hoa điểm 10 thì nội dung công việc đó được các em
ghi chép lại thành nhật kí, hoặc là cuộc thi tìm hiểu về “Biển đảo tổ quốc em”
cũng được các em phản ánh lại với rất nhiều những ý kiến khác nhau. Việc tổ
chức cho học sinh tự xây dựng Nhật kí Chi đội em làm theo năm điều Bác dạy
nhằm tạo điều kiện để các em bày tỏ ý kiến của mình, đồng thời các em được
bày tỏ cảm xúc một cách chân thực, các em được lắng nghe và tôn trọng. Từ
đó, giúp các em hiểu, tôn trọng và thực hiện tốt các hoạt động tập thể. Mặt khác,
đây cũng là cơ hội để các em rèn luyện kĩ năng giao tiếp, bày tỏ ý kiến và tham
gia vào các hoạt động của lớp,trường.
9
b) Chia xẻ hộp thư vui:
Mỗi học sinh và giáo viên làm một hộp thư. Qua các hoạt động học tập và rèn
luyện hằng ngày, mỗi học sinh và giáo viên ghi những lời chúc mừng, khen ngợi,
động viên, những lời nhắc nhở, … dành cho bạn, cho học sinh và bỏ vào hộp thư
mỗi người.
Ví dụ: Trong tuần này, em Nguyên nhận thấy em Hằng đã tích cực làm tốt
công tác trực nhật lớp, em Nguyên viết một lời khen ngợi, chẳng hạn “Bạn Hằng
thật là một học sinh mẫu mực” bỏ vào hộp thư của em Hằng. Trường hợp khác,
em Tín, tổ trưởng nhận thấy em Lê Quốc có biểu hiện ít chăm chỉ trong học tập,
cô giáo gọi trả bài môn Khoa học, Quốc còn ấp úng do học bài chưa kĩ. Tín viết
một lời nhắc nhở, chẳng hạn “Quốc ơi, cố gắng lên nhé !” bỏ vào hộp thư của
Quốc…
Cuối tuần, vào tiết sinh hoạt tập thể, tất cả mở ra xem và đọc cho cả lớp cùng
nghe. Tôi nghĩ, việc làm này sẽ giúp các em hướng tới những điều lạc quan, tích
cực trong cuộc sống, tạo điều kiện cho những em ngại giao tiếp trước đám đông
cũng có thể bày tỏ ý kiến của mình qua hộp thư vui.
c) Đôi bạn cùng tiến:
Trong một lớp học bao giờ cũng có nhiều đối tượng học sinh. Bên cạnh
những em khá giỏi cũng có những em xếp loại trung bình và yếu kém. Lớp 5A
của tôi cũng không phải là ngoại lệ. “Học thầy không tầy học bạn”. Đầu năm
học, sau khi nhận lớp và nắm bắt tình hình học sinh của lớp, tôi tiến hành xây
dựng các đôi bạn cùng học cùng tiến, phân công em giỏi giúp đỡ những em trung
bình hoặc yếu (Xem phụ lục Danh sách các “Đôi bạn cùng tiến” lớp 5A, năm
học …… ”). Để việc giúp đỡ có hiệu quả, ngoài việc chọn các đôi bạn phù hợp,
tôi hướng dẫn cách thức và nội dung cần giúp đỡ cụ thể cho các em được phân
công. Tùy theo đặc điểm của từng em, nội dung cần giao cho các em giỏi giúp
đỡ thường gồm những việc sau:
- Nhắc bạn kiểm tra sách vở, dụng cụ học tập trước khi đến lớp.
- Nhắc bạn hoàn thành những việc cô giáo giao về nhà.
- Nhắc bạn chú ý nghe cô giáo hướng dẫn ở lớp khi bạn có phần l ơ đễnh.
- Hỏi bạn có khó khăn gì khi làm bài để gợi ý, hướng dẫn.
- Qua bài làm của bạn, biết bạn còn hạn chế về kĩ năng nào, giúp bạn rèn
luyện kĩ năng đó.
10
- Giúp bạn giải toán. Rèn chữ viết.
* Cách thức giúp đỡ:
- Trao đổi trong giờ ra chơi.
- Nhắc nhở bạn trong 15 phút đầu buổi.
- Ra hiệu khi cô giáo đang hướng dẫn làm bài.
- Hỏi và xem vở của bạn.
- Theo dõi kết quả bài làm hằng ngày của bạn.
* Thái độ khi giúp đỡ:
- Ân cần với bạn.
- Luôn luôn tôn trọng bạn, đặt mình trong trường hợp của bạn.
- Nhẹ nhàng và tế nhị.
Cuối học kì, cuối năm học, tôi dành một phần thời gian để các đôi bạn cùng tiến
báo cáo kết quả của học tập và rèn luyện của đôi bạn mình. Tôi kịp thời tuyên
dương những đôi bạn có tiến bộ, chỉ bảo hướng dẫn thêm những đôi bạn còn hạn
chế phấn đấu vươn lên.
d) Thực hiện phương châm “Học mà chơi, chơi mà học”:
Trò chơi là một trong các hình thức dạy học phong phú và hấp dẫn, có sức thu
hút mạnh mẽ các em vào quá trình học tập. Các em học sinh tiểu học rất thích tham
gia các trò chơi. Chính vì vậy, việc tổ chức cho các em tham gia các trò chơi là một
việc làm hết sức cần thiết. Tham gia trò chơi giúp các em rèn luyện thể chất, sự
khéo léo, trở nên nhanh nhẹn, hoạt bát, tạo sự hòa đồng, thân thiện, đoàn kết …
Những phút vui chơi thỏai mái, lành mạnh sẽ giúp các em thêm hào hứng để học tập
và sống hồn nhiên hơn. Hơn nữa, việc vui chơi lành mạnh còn tạo ra nhiều đức tính
tốt đẹp, hạn chế những tật xấu, đồng thời rèn luyện thể chất và tâm hồn các em theo
chiều hướng tốt hơn.
Tổ chức trò chơi dân gian: “ Cuộc sống đối với trẻ em không thể thiếu những trò
chơi. Trò chơi dân gian không đơn thuần là một trò chơi của trẻ con mà nó chứa
đựng cả một nền văn hóa dân tộc Việt Nam độc đáo và giàu bản sắc. Trò chơi
dân gian không chỉ nâng cánh cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển khả năng tư
duy, sáng tạo, sự khéo léo mà còn giúp các em hiểu về tình bạn, tình yêu gia
đình, quê hương, đất nước. Trẻ em ở một xã hội công nghiệp, chỉ quen với máy
móc và không có khoảng trống để chơi củng là một thiệt thòi. Thiệt thòi hơn khi
các em không được làm quen và chơi những trò chơi dân gian của trẻ em thưở
trước- đang ngày càng bị mai một và quên lãng, không chỉ ở các thành phố mà
còn ở cả các vùng nông thôn, nơi mà đang dần bị đô thị hóa mạnh mẽ. Vì thế
11
giúp các em hiểu và tìm về cội nguồn với những trò chơi dân gian là một việc
làm cần thiết”(Theo PGS.TS Nguyễn Văn Huy, Giám đốc Bảo tàng dân tộc học
Việt Nam). Có rất nhiều trò chơi dân gian. Để việc tổ chức trò chơi dân gian
thành công, thu hút được sự tham gia của các em và hình thành cho các em thói
quen chơi các trò chơi dân gian, tôi đã sưu tầm và lựa chọn một số trò chơi phù
hợp với lứa tuổi và điều kiện tổ chức ở trường, ở lớp. Hầu hết các trò chơi dân
gian tôi thường tổ chức cho các em trong giờ sinh hoạt và sau đó khuyến khích
các em chơi trò chơi dân gian trong giờ ra chơi. Tôi chọn một số em nhanh nhẹn,
hoạt bát trong lớp làm nòng cốt và hướng dẫn các em cách tổ chức cho các bạn
trong tổ, trong nhóm chơi trò chơi. Những em này phải nắm vững luật chơi và
luôn là người khởi xướng để các em khác tham gia. Nhóm này chơi, nhóm khác
sẽ “bắt chước” chơi theo. Từ đó, tạo ra một phong trào chơi trò chơi dân gian.
Các trò chơi dân gian mà các em lớp 5A thường tổ chức là: Trốn tìm, Đá gà,
Nhảy cóc, Nhảy dây, Đánh banh thẻ, Bắn bi, Ô ăn quan, Cướp cờ, Bỏ khăn…
- Tổ chức các trò chơi học tập: Một trong những yêu cầu cơ bản của việc đổi
mới phương pháp dạy học là thực hiện đa dạng hình thức dạy học nhằm phát huy
vai trò tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập, tạo cho các em tự tin tham gia
các hoạt động học tập trong một môi trường thân thiện. Trò chơi học tập là một
trong các hình thức dạy học có ưu thế tạo hứng thú cho người học, làm cho không
khí lớp học nhẹ nhàng, tự nhiên và vui vẻ. Để việc tổ chức trò chơi học tập đạt hiệu
quả tốt, khi lựa chọn và thiết kế trò chơi, tôi thường tuân thủ các nguyên tắc sau:
+ Phải dựa vào nội dung bài học.
+ Trò chơi phải mang ý nghĩa giáo dục.
+ Trò chơi phải nhằm mục đích củng cố, khắc sâu nội dung bài học.
12
+ Trò chơi phải phù hợp với tâm lí học sinh.
+ Trò chơi phải có tính thi đua để học sinh nổ lực thực hiện.
+ Trò chơi phải tạo cơ hội cho nhiều em tham gia.
Trong quá trình tiến hành tiết dạy, tùy theo môn học và nội dung bài dạy, tôi
thường cho các em tham gia các trò chơi học tập như: Câu cá, Tiếp sức, Em làm
giám khảo, Rung chuông vàng, Ô cửa bí mật… Cuối mỗi chương hoặc mỗi giai
đoạn, tôi thường tổ chức củng cố, ôn tập, mở rộng kiến thức cho các em qua trò
chơi Giải ô chữ.
VI. KẾT QUẢ THỰC HIỆN:
Qua gần một năm tiến hành thực nghiệm đề tài này, cùng với sự quản lí chỉ đạo
của nhà trường, tôi nhận thấy việc xây dựng môi trường lớp học thân thiện ở lớp 5A
đã đạt được một số kết quả cụ thể như sau:
- Quan hệ giữa giáo viên và học sinh được gần gũi, thương yêu. Học sinh luôn
luôn kính trọng, lắng nghe và thực hiện nghiêm túc những điều thầy cô dạy bảo.
- Quan hệ giữa học sinh với học sinh trong lớp ngày càng gắn bó. Các em biết
yêu thương, tôn trọng và giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và sinh hoạt. Đặc biệt kĩ
năng sống của học sinh có nhiều tiến bộ. Các em biết quan tâm, chia xẻ trong tình
bạn.
- Lớp học luôn được trang trí, giữ gìn sạch đẹp, tạo cho các em một môi trường
học tập vui vẻ, an toàn và thân thiện.
- Tất cả học sinh đều phấn khởi, tự tin trong học tập, từ đó chất lượng học tập và
giáo dục đã tăng lên qua từng giai đoạn.
VII. KÊT LUẬN:
Xây dựng môi trường lớp học thân thiện là một nhiệm vụ trọng tâm trong công
tác của người giáo viên chủ nhiệm lớp, góp phần cùng nhà trường thực hiện có hiệu
quả phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Xây dựng tốt
môi trường lớp học thân thiện là một trong những biện pháp nhằm nâng cao hiệu
quả giáo dục học sinh, trong đó đó có giáo dục về kĩ năng sống. Với những kinh
nghiệm tích lũy được sau 5 năm thực hiện phong trào “Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực” do ngành phát động, tôi đã nghiên cứu, thực nghiệm đề tài
“Một số kinh nghiệm trong việc xây dựng lớp học thân thiện” ở lớp 5A. Sau gần
một năm thực nghiệm đề tài này, lớp tôi đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ
như đã nêu trên. Tôi sẽ tiếp tục đúc kết kinh nghiệm để thực hiện tốt hơn nữa trong
13
những năm học đến, đồng thời đưa ra tổ chuyên môn và toàn trường tham khảo, góp
ý rút kinh nghiệm và ứng dụng.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
14
VIII. TÀI LIỆU THAM KHẢO :
- 20 điều thầy cô cần ghi nhớ.
- Kế hoạch xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” của Bộ Giáo
Dục Đào Tạo ( chỉ thị số 40/2008/CT-BGĐT ngày 22-8-2008) và Kế hoạch số 307/
KH- BGDĐT ngày 22-7-2008 về triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường PT giai đoạn từ 2008-2013.
15
IX. MỤC LỤC :
Phần Nội dung Trang
I Tên đề tài 1
II Đặt vấn đề 1
III Cơ sở lí luận 1
IV Cơ sở thực tiễn 2
V Nội dung nghiên cứu 3
VI Kết quả thực hiện 13
VII Kết luận 13
VIII Tài liệu tham khảo 15
IX Mục lục 16
X Kết quả đôi bạn cùng tiến 17
XI Phiếu đánh giá xếp loại SKKN
16
X. KẾT QUẢ ĐÔI BẠN CÙNG TIẾN
STT Tên HS giúp bạn HS được bạn giúp Nội dung giúp Kết quả kì I
1 Lê Nguyễn Kim Quyên Lê Trung Tín Rèn chữ viết Tiến bộ
2 Lư Thị Hoàng Oanh Lê Ngọc Quốc Giải toán Tiến bộ
3 Phạm Thị Thảo Nguyên Lê Trung Hoàng Giải toán Còn chậm
4 Trần Ngọc Quốc Lê Trung Khoa Giải toán Tiến bộ
5 Lê Thị Thùy Nghi NguyễnThành Phú Rèn chữ Tiến bộ
6 Trương Thị Thu Hằng Hứa Trần Mỹ Hằng Làm văn Tiến bộ
7 Võ Thị Thu Hà Hồ Thị Thu Học bài ở nhà Tiến bộ rõ
8 Trương Thị Vân Anh Phạm Đình Long Giải toán Còn chậm
17