Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Một số kinh nghiệm chỉ đạo xây dựng “trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.58 KB, 16 trang )

SKKN: Một số kinh nghiệm chỉ đạo xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong trường MN

Đề tài: MỘT SỐ KINH NGHIỆM CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG
“TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN - HỌC SINH TÍCH CỰC”
TRONG TRƯỜNG MẦM NON
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ:
1. Lý do chọn đề tài:
“Mẹ của bé ở trường là cô giáo mến thương”, câu hát đã đi vào tiềm
thức biết bao thế hệ học sinh và là điều tâm nguyện của những cô giáo mầm
non, là mẹ của đàn con thơ. Giờ đây, không chỉ dừng lại ở mong muốn ấy,
nhà trường, nơi các bé được giáo dục thành những cơng dân tí hon có ích cho
xã hội cũng mong muốn trở thành mái nhà thân thương của các bé. Nơi các bé
thật sự được chăm sóc, giáo dục, được cảm thấy an tồn và thỏa mái phát
triển mọi tố chất cũng như khả năng của mình.
Là những nhà lãnh đạo đứng đầu ngành, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã
đẩy mong muốn của nhà trường, gia đình và tồn xã hội thành những hành
động thực tiễn bằng việc ban hành Chỉ thị 4899/CT-BGD&ĐT ngày
04/8/2010 của Bộ GD&ĐT trong đó có nhiệm vụ thực hiện phong trào thi đua
“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong ngành Giáo dục;
mục tiêu: “Huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà
trường để xây dựng mơi trường giáo dục an tồn, thân thiện, hiệu quả, phù
hợp với điều kiện của địa phương và đáp ứng nhu cầu xã hội; phát huy tính
chủ động, tích cực sáng tạo của trẻ trong sinh hoạt học tập và vui chơi.” Sự
lớn mạnh của phong trào trong những năm qua và những kết quả đạt được từ
đó đã phần nào nói lên tầm quan trọng cũng như vai trị tích cực của nó trong
việc nâng cao chất lượng dạy và học cũng như cải tạo cảnh quan môi trường
sư phạm trong nhà trường.
Trường Mầm non Đại Hồng là một trường nằm ở vùng miền núi nghèo
khó, miếng ăn cịn đè nặng trên vai người dân thì việc chăm lo con cái học
hành đến nơi đến chốn khơng thể tốt được. Chính vì vậy, phát triển cơ sở vật
chất trường lớp để nâng cao chất lượng giáo dục cho con em là một vấn đề


khó khăn đối với một người lãnh đạo nhà trường. Nhưng trong gian khó mới
tơi luyện con người, khơng ngại khó, ngại khổ, cùng với sự đi lên thay da đổi
thịt của vùng đất xứ Đại nói chung là sự phát triển khơng ngừng của ngành
giáo dục xã nhà. Hịa trong dịng chảy đổi mới ấy, trường Mầm non Đại Hồng
cũng đang từng ngày phấn đấu không ngừng cho sự nghiệp trăm năm trồng
người. Phong trào thi đua “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” đã gắn
chặc với Mầm non Đại Hồng ngay từ những năm đầu triển khai thực hiện và
đã đạt được những kết quả nhất định. Nhưng không dừng lại ở đó, tơi - một
hiệu trưởng mới nhận nhiệm vụ về trường trong năm học 2011-2012 quyết
tâm đưa trường đi lên phát triển hơn nữa trên nền tảng những gì đã có.
Trong q trình thực hiện nhiệm vụ của mình, tơi đã có khơng ít băn
khoăn, trăn trở về việc làm sao để trường học thật sự là mái nhà thân thương,
Trường Mầm non Đại Hồng

-1-

Người viết: Hoàng Thị Cẩm Nhung


SKKN: Một số kinh nghiệm chỉ đạo xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong trường MN

an toàn đối với trẻ, là nơi mà mọi mối quan hệ đều thân thiết, chan hòa, nơi
con trẻ được tung tăng cười đùa và trên hết là phát huy được mọi khả năng
của mình. Đó cũng chính là lý do tôi chọn đề tài: MỘT SỐ KINH NGHIỆM
CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG “TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH
CỰC” TRONG TRƯỜNG MẦM NON.
* Lịch sử vấn đề:
Xây dựng “Trường học thân thiện - Học sinh tích cực” hiện nay đã
được nhiều nhà giáo dục đề cập đến nhưng mỗi địa phương, mỗi thời điểm,
mỗi trường học có góc độ thực hiện khác nhau.

Đối với Trường Mầm non Đại Hồng, nhà trường đã có nhiều chuyển
biến trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục, ban giám hiệu đã tích
cực trong cơng tác tham mưu, vận động kinh phí đầu tư cơ sở vật chất phục
vụ cho công tác dạy và học như: máy vi tính, máy quay phim, nối mạng
Internet ở các cụm lớp, trang bị đồ chơi ngoài trời, cải tạo sân chơi, đảm bảo
môi trường xanh, sạch, đẹp, thân thiện.
Thành công trong việc xây dựng “Trường học thân thiện; Học sinh tích
cực” là q trình tham khảo tài liệu, được sự giúp đỡ của đồng nghiệp, thời
gian qua tôi đã đầu tư xây dựng, nghiên cứu, hệ thống hóa và áp dụng các
biện pháp hiệu quả trong tổ chức phong trào thi đua xây dựng “Trường học
thân thiện; Học sinh tích cực” và cũng là đề tài tơi muốn trình bày hơm nay.
* Phạm vi và giới hạn đề tài:
Trong phạm vi đề tài của mình, tơi xin trình bày một số kinh nghiệm
nhỏ về “ Xây dựng trường học thân thiện; Học sinh tích cực”. Đề tài đã được
thực hiện ở trường Mầm non Đại Hồng từ đầu năm đến nay, những giải pháp
trình bày trong bài viết này xin chia sẻ kinh nghiệm cùng quí đồng nghiệp vì
khả năng áp dụng được ở tất cả các trường.
2. Cơ sở lý luận:
Trường học thân thiện, trước hết là nơi tiếp nhận tất cả trẻ em trong độ
tuổi quy định đến trường, là trường học có chất lượng giáo dục tồn diện và
hiệu quả giáo dục khơng ngừng được nâng cao, có mơi trường sống lành
mạnh, an tồn và cơ sở vật chất đảm bảo. Trường học thân thiện là nơi huy
động có hiệu quả sự tham gia của học sinh, thầy cô giáo, cha mẹ học sinh, của
chính quyền, các tổ chức đồn thể, các đơn vị kinh tế và nhân dân địa phương
nơi trường đóng cùng đồng lòng, đồng sức xây dựng nhà trường.
Trường học thân thiện là việc tiếp cận trên cơ sở tôn trọng quyền trẻ em
nhằm khuyến khích học sinh khỏe mạnh, hài lịng với việc học tập và được
giáo viên nhiệt tình dạy dỗ cùng với sự hỗ trợ của gia đình và cộng đồng để
các em phát triển hết tiềm năng của mình trong một mơi trường an tồn và
đầy đủ dinh dưỡng. Ngồi ra điều đó cịn thể hiện sự động viên, khuyến khích

Trường Mầm non Đại Hồng

-2-

Người viết: Hồng Thị Cẩm Nhung


SKKN: Một số kinh nghiệm chỉ đạo xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong trường MN

học sinh, giáo viên và các đối tượng liên quan xây dựng mơi trường giáo dục
với tình thương u và trách nhiệm nhằm đạt được các mục tiêu giáo dục của
nhà trường.
Phát huy tính tích cực của học sinh là tiền đề xây dựng kỹ năng sống
cho các cháu. Giúp các cháu phát huy năng lực, trí lực của mình vào các hoạt
động chung của nhà trường, gia đình và xã hội; giúp các cháu tự biết chăm
sóc, bảo vệ mình và độc lập sáng tạo trong học tập, lao động; biết tự mình xây
dựng hoạt động cá nhân và tập thể, biết đóng góp ý kiến, tự rèn luyện nhân
cách trong cuộc sống hằng ngày. Trong môi trường trường học thân thiện, trẻ
em sẽ cảm nhận được sự thoải mái khi việc học của mình vừa gắn với kiến
thức trong sách vở, vừa thông qua sự thâm nhập, trải nghiệm của chính bản
thân trong các hoạt động ngoại khóa, trong các trò chơi dân gian, các hoạt
động tập thể vui mà học. Có như thế, mỗi ngày trẻ em đến trường là một
ngày vui.
3. Cơ sở thực tiễn:
Trường Mầm non Đại Hồng nằm sát triền núi dọc theo quốc lộ 14b,
trước mặt là dòng Vu Gia hiền hòa xanh mát nên được hưởng bầu khơng khí
trong lành mát mẻ từ những làn gió từ phía sơng thổi vào và nhiều cây xanh
của núi rừng mang lại, tại cụm chính này có nhiều cây xanh bóng mát, lớp
học cao ráo, liên hồn cả dãy có hiên sau. Chính nhờ những ưu điểm này đã
tạo cho môi trường sinh hoạt, học tập của trẻ rất thơng thống tiện lợi.

Trong những năm qua, nhà trường đã cố gắng trong việc tham gia
phong trào thi đua xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, đem
đến một cảnh quan mơi trường sạch sẽ, thoáng mát; phương pháp giảng dạy
được cải thiện; mối quan hệ giữa cô giáo và học sinh cũng được nâng lên
đáng kể.
Tuy vậy, hiện nay vẫn còn rất nhiều cụm lớp lẻ (4 cụm lớp lẻ với 8 lớp)
cần được sửa sang để khang trang sạch đẹp hơn, tạo cho trẻ một mơi trường
học tập thật bổ ích và lý thú. Cơng tác giáo dục ý thức và thói quen về bảo vệ
môi trường chưa được xác lập nhất là học sinh hay vứt rác bừa bãi, hay viết
vẽ bậy lên tường dẫn đến việc tốn kém tiền của để xử lý. Cơng tác tun
truyền hời hợt, manh tính hình thức, khơng ăn sâu vào tiềm thức tạo thành
thói quen đã làm cho môi trường trong trường học ngày càng xấu đi. Phương
pháp đổi mới trong dạy học chưa sâu sắc và toàn diện cũng như mối quan hệ
giữa gia đình và nhà trường chưa thật sự được khắng khít.
Chính vì nhận thức được tất cả những hạn chế này nên tơi quyết tâm
tìm tịi, học hỏi nhiều biện pháp góp nhặt được từ các nơi để áp dụng vể
trường Mầm non Đại Hồng nhằm xây dựng một môi trường thật sự xanh,
sạch, đẹp; ngày càng nâng cao chất lượng dạy học và tạo một môi trường sư
phạm lành mạnh.
Trường Mầm non Đại Hồng

-3-

Người viết: Hoàng Thị Cẩm Nhung


SKKN: Một số kinh nghiệm chỉ đạo xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong trường MN

II/ NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN:
1. Triển khai các văn bản chỉ đạo của cấp trên đến với hội đồng sư

phạm nhà trường, đồng thời tham mưu, phối hợp với các ban ngành
chức năng:
Nhận thức được tầm quan trọng và vai trị to lớn của phong trào, trong
q trình xây dựng nhà trường với trách nhiệm là người hiệu trưởng tôi đã
nghiêm túc nghiên cứu hệ thống văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Sở
GD&ĐT, Phòng GD&ĐT, đồng thời xuất phát từ điều kiện cụ thể của nhà
trường để vận dụng văn bản một cách phù hợp, thiết thực và mang tính khả
thi cao.
Triển khai đầy đủ, linh hoạt, và sâu sắc Chỉ thị số 40/CT-BGDĐT của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về phong trào thi đua “Xây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 20082013 và kế hoạch số 2829/KH-SGD&ĐT của Sở Giáo dục & Đào tạo về triển
khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
trong các trường học tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2008-2013 cùng với kế hoạch
nhiệm vụ năm học của Phịng GD&ĐT để tồn thể cán bộ giáo viên nhà
trường hiểu được nội dung cốt lõi, mục đích, ý nghĩa của phong trào, từ đó sẽ
tham gia phong trào một cách tích cực, hăng hái và hiệu quả.
Thành lập Ban chỉ đạo; xây dựng kế hoạch hoạt động của đơn vị, cá
nhân đảm bảo đủ nhiệm vụ và sát với thực tế của trường và giáo viên. Từ nhà
trường đến lớp, đến giáo viên đều xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ, đưa
ra giải pháp tương ứng với nhiệm vụ có tính khả thi, có dự kiến kết quả đạt
được cụ thể.
Xây dựng kế hoạch chung trong thời gian 5 năm và phát động mạnh mẽ
phong trào; đồng thời cụ thể hóa các tiêu chí thi đua phù hợp với nhà trường
bằng kế hoạch hằng năm, hằng tháng.
Tập huấn cho giáo viên nắm được mục đích, nội dung của phong trào
để từ đó giáo viên chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện cùng với các nhiệm
vụ chuyên môn.
Trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch, các thành viên trong Ban
chỉ đạo luôn theo dõi, kiếm tra, nhắc nhở và tháo gỡ kịp thời những khó khăn
vướng mắc của cán bộ giáo viên nhà trường, việc kiểm tra giám sát này cịn

có sự tham gia của Ban đại diện cha mẹ trẻ.
Tổ chức kiểm tra, đánh giá, xếp loại các lớp và trường theo biểu điểm
(bảng chấm điểm trường học thân thiện, học sinh tích cực theo phụ lục kèm
theo văn bản hướng dẫn số 1741/BGD&ĐT ngày 5/3/2009 của Bộ Giaos dục
Trường Mầm non Đại Hồng

-4-

Người viết: Hoàng Thị Cẩm Nhung


SKKN: Một số kinh nghiệm chỉ đạo xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong trường MN

và Đào tạo), kiểm tra đánh giá giáo viên về cơ sở vật chất, phương pháp dạy
học cũng như về tình cảm và kỹ năng của trẻ. Sau kiểm tra, đánh giá, ban chỉ
đạo và từng cá nhân rút ra kinh nghiệm và bài học để thực hiện đạt hiệu quả
hơn.
Cùng với việc phát huy nội lực, nhà trường chủ động, thường xuyên
tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và phối hợp cùng các
ban ngành đoàn thể, Hội phụ huynh học sinh, Hội khuyến học xây dựng môi
trường giáo dục lành mạnh, an toàn cho học sinh, đảm bảo cơ sở vật chất cho
nhà trường, đáp ứng các yêu cầu, nội dung của “trường học thân thiện, học
sinh tích cực”. Các chương trình hành động như: Phát động thực hiện cuộc
vận động Xây dựng trường lớp xanh sạch đẹp; Người lớn là tấm gương mẫu
mực cho trẻ em noi theo; tuyên truyền thực hiện khẩu hiệu “Mỗi ngày bé đến
trường là một ngày vui”.
Thơng qua nhiều hình thức như: thảo luận, sinh hoạt chuyên đề, tuyên
truyền thông qua hoạt động giao lưu với cha mẹ học sinh, thông qua phản ảnh
kết quả phong trào trong từng giai đoạn trên phương tiện thông tin đại chúng
của địa phương, từ đó huy động được sự tham gia, ủng hộ tích cực của cha mẹ

học sinh, các tầng lớp nhân dân, đồng thời nâng cao nhận thức của chính các
giáo viên trong trường.
Một ví dụ xác thực cho sự phối hợp của nhà trường cùng Hội phụ
huynh học sinh trong việc thực hiện phòng trào là sự cam kết của Hội. Để
hưởng ứng phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực” do Ngành GD&ĐT phát động, phụ huynh học sinh trường MN Đại
Hồng cùng tham gia và cam kết thực hiện một số yêu cầu sau:
- Đưa đón học sinh đi học đúng giờ, chấp hành tốt nội quy quy định của
nhà trường.
- Không mua quà vặt trước cổng trường.
- Các cháu được chuẩn bị áo quần, tóc tai gọn gàng sạch sẽ khi đến
trường.
- Tích cực đóng góp những ngun vật liệu sẵn có, cây xanh để giáo
viên làm đồ dùng đồ chơi cho các cháu, tạo môi trường xanh đẹp.
- Dạy và nhắc nhở con (cháu) biết chào các cô, các bác trong trường khi
đến lớp và ra về. Chào những người thân trong gia đình và bạn bè khi gặp
mặt.
- Vui vẻ, niềm nở với cô giáo và CBNV trong nhà trường, khi có việc
khơng hài long thì trao đổi với giáo viên và Ban giám hiệu đúng chỗ, đúng lúc.
- Tham gia đóng góp ý kiến để xây dựng trường ngày một nâng cao về
chất lượng và số lượng.
Trường Mầm non Đại Hồng

-5-

Người viết: Hoàng Thị Cẩm Nhung


SKKN: Một số kinh nghiệm chỉ đạo xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong trường MN


- Tạo điều kiện và động viên cho con (cháu) tham gia tốt các hoạt động
do nhà trường tổ chức.
- Khi đưa đón con tại trường ln ăn mặc lịch sự (khơng mặc áo quần
hở hang ,luộm thuộm…), khơng đón con trong tình trạng say xỉn, tâm thần
khơng ổn định.
2. Đổi mới phương pháp dạy và học, tạo dựng những mối quan hệ
trong môi trường sư phạm thân thiện, lành mạnh:
Trong cuộc vận động xây dựng “trường học thân thiện, học sinh tích
cực”, vai trị các thầy cơ giáo có ý nghĩa hết sức quan trọng, là nhân tố quyết
định, muốn đổi mới phương pháp thì phải bắt đầu đổi mới từ chính người giáo
viên. Do đó nhà trường thường xun chú trọng công tác xây dựng, củng cố,
nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL; từng bước xây dựng đội ngũ
giáo viên có phẩm chất đạo đức, năng lực quản lý, đáp ứng yêu cầu của giáo
dục trong thời kỳ phát triển mới.
Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ
giáo viên. Việc bồi dưỡng, nâng cao năng lực trình độ cho đội ngũ giáo viên
được duy trì như: tổ chức cho chị em được thảo luận để học tập, chia sẻ kinh
nghiệm, tham dự các lớp tập huấn của huyện, tỉnh, tạo điều kiện về thời gian
và kinh phí cho chị em hoàn thành các lớp cao đẳng, đại học mầm non. Nhờ
đó, chất lượng giảng dạy được nâng cao, nhiều giáo viên sáng tạo, lựa chọn
nội dung, linh hoạt trong phương pháp truyền thụ kiến thức cho trẻ.
Khuyến khích, hỗ trợ giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin, tăng
cường kỹ năng cộng tác tìm kiếm, chia sẻ thơng tin tư liệu cùng đồng nghiệp.
Vận dụng đổi mới phương pháp dạy học trọng tâm là phương pháp dạy học
lấy học sinh làm trung tâm, tăng cường cho học sinh được thực hành trên máy
tính, tiếp cận cơng nghệ mới “Học qua chơi - chơi mà học” với nhiều bài
giảng điện tử, phần mềm trò chơi sáng tạo của giáo viên, nâng cao hiệu quả
giáo dục; nhằm giúp trẻ học tập tự tin, tăng khả năng khám phá, sáng tạo
(hình 1)
Nhà trường tổ chức khuyến khích giáo viên tăng cường vận động phụ

huynh ủng hộ vật liệu, hướng dẫn trẻ tạo sản phẩm đồ chơi, đồ dùng dạy học;
phát động mạnh mẽ phong trào, giúp cán bộ giáo viên tăng cường tìm tịi sáng
tạo làm đồ chơi đồ dùng dạy học, khơng những để phục vụ giảng dạy thường
xuyên mà còn là dịp để trao đổi giao lưu kinh nghiệm lẫn nhau; góp phần làm
phong phú thêm nguồn học liệu từ các nguyên liệu tận dụng. Từ đó, nề nếp
làm đồ chơi được duy trì thường xuyên.
Điều đáng ghi nhận là sự lơi cuốn tham gia tích cực của trẻ vào hoạt
động làm đồ dùng dạy học với giáo viên, qua đó hình thành ở các cháu một số
kỹ năng cần thiết như sự phối hợp làm việc theo nhóm, sự khéo léo của bàn
tay, sự phối hợp tinh tế giữa mắt và tay…(hình 2)
Trong từng góc chơi, đồ chơi được thay đổi, bổ sung thường xuyên cho
phù hợp với nhu cầu, hứng thú của trẻ. Nhà trường đặc biệt quan tâm chỉ đạo
Trường Mầm non Đại Hồng

-6-

Người viết: Hoàng Thị Cẩm Nhung


SKKN: Một số kinh nghiệm chỉ đạo xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong trường MN

việc tạo môi trường hoạt động, đồ dùng đồ chơi phải kích thích tính tị mị
khám phá nhằm làm thỏa mãn nhu cầu của trẻ. Bên cạnh đó là sự sắp đặt gọn
gàng, ngăn nắp, thuận tiện đồ dùng, đồ chơi cùng với sự hướng dẫn của giáo
viên đã tạo nên bầu khơng khí gần gũi, vui tươi giữa cơ và trẻ. Vì vậy trẻ ln
thích đến lớp, cha mẹ tin tưởng khi gửi con đến trường.
Ngoài việc tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức và gợi ý các phương
pháp tổ chức hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ, giáo viên còn biết vận dụng
sáng tạo các nội dung giáo dục, tận dụng môi trường thực tế để dạy trẻ; khai
thác các nội dung văn hóa dân tộc, địa phương bổ sung vào các hoạt động

giáo dục âm nhạc, văn học, giáo dục dinh dưỡng, trò chơi…làm phong phú
thêm chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ và phù hợp với khả năng phát triển
của trẻ.
Ngay từ đầu năm học, nhà trường triển khai cho giáo viên xây dựng kế
hoạch tổ chức lồng ghép các trò chơi dân gian, đồng dao, dân ca vào hoạt
động giáo dục hằng ngày (hình 3). Các hình thức vui chơi tập thể, thể thao vui
khỏe, hội thi với nội dung thiết thực, bổ ích thu hút sự hào hứng của tất cả trẻ.
Phong trào sáng tác chuyện, thơ, dân ca có nội dung giáo dục trẻ với sự tham
gia của phụ huynh được phát động rộng rãi.
Chương trình văn nghệ được lồng ghép trong báo cáo chun đề, đem
đến một khơng khí vui tươi, mới mẻ và rất hiệu quả, dưới đây là một đoạn
trích nhỏ trong chương trình sân khấu hóa:
Nhóm cháu : Dắt nhau vừa đi vừa hát vè
“Dung dăng dung dẻ
Dắt trẻ đến trường
Cô giáo mến thương
Bạn bè quý mến
Muốn xanh sạch đẹp
Thơm thống q hương
Bảo vệ mơi trường
Đó là ý thức
Học sinh háo hức
Chăm sóc cây xanh
Cây lớn vươn nhanh
Toả tràn bóng mát
Cho chúng em hát
Cho chúng em chơi
Rộn rã tiếng cười
Trường Mầm non Đại Hồng


-7-

Người viết: Hoàng Thị Cẩm Nhung


SKKN: Một số kinh nghiệm chỉ đạo xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong trường MN

Vang trời dậy đất
Ha…ha…ha…
Cô hỏi : Nhưng cô hỏi các con bảo vệ mơi trường bằng những việc gì nào?
Tất cả nói : Là thế này nè !(Hát lý cây xanh) minh hoạ bằng động tác
Không nên phá phách làm dập mầm cây đang chồi non, không nên bẻ
cành bức lá đau chồi con, vệ sinh trước sau gọn gàng. Cho trường học khang
trang. Đừng cho rác bay sân trường, hương ngày một thơm hương.
Qua các hoạt động văn nghệ ấy giúp trẻ hiểu thêm về truyền thống,
những câu ca, hò vè của địa phương cũng như của đất nước, đây cũng là dịp
để cán bộ giáo viên hiểu biết và có ý thức phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Đồng thời với các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh sẽ động viên, khuyến
khích, tạo cơ hội cho trẻ thể hiện rõ thái độ, hành vi cá nhân, hình thành các
kỹ năng vận động, kỹ năng giao tiếp tình cảm, ngơn ngữ xã hội và nhận thức
phù hợp với sự phát triển theo hướng tích cực.
Trong dạy học và giáo dục, tăng cường việc rèn luyện kỹ năng sống
cho học sinh bằng các hoạt động xã hội, các hoạt động học tập, vui chơi ngoài
trời như phối hợp với ban quản lý khu di tích lịch sử của xã, tổ chức cho các
học sinh tham quan để từ đó các em hiểu rõ hơn về truyền thống văn hóa, tinh
thần cách mạng của địa phương nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung.
Để phong trào thực sự có hiệu quả nhà trường đã lồng ghép nội dung
của phong trào với các cuộc vận động " Học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh", "Hai không", " Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương
đạo đức, tự học sáng tạo” và “Chống bệnh thành tích trong giáo dục”. Tổ

chức nhiều hoạt động nhằm nâng cao nhận thức của đội ngũ giáo viên, nhân
viên nhà trường như: Hội thi “Tìm hiểu tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”,
qua đó là dịp để đa số giáo viên tìm hiểu tấm gương của Người, xây dựng nề
nếp sinh hoạt, học tập, làm việc chuẩn mực trong đội ngũ giáo viên (trang
phục, lời nói, cách cư xử, thái độ…), đặc biệt giáo viên biết tôn trọng và cư
xử công bằng với tất cả các trẻ.
Nhà trường luôn nắm bắt những thông tin được phản ánh từ phụ huynh
về thái độ phục vụ của giáo viên để kịp thời uốn nắn, khắc phục. Đồng thời,
từng thành viên Ban giám hiệu nhà trường cũng lắng nghe từ phía phụ huynh
và giáo viên phản ánh về mình để tự điều chỉnh phong cách trong quản lý lãnh
đạo nhà trường. Ngoài ra, cán bộ quản lý nhà trường đã làm tốt công tác giáo
dục tư tưởng chính trị, là người bạn gần gũi để lắng nghe nguyện vọng, chia
sẻ những khó khăn với chị em giáo viên, trở thành chỗ dựa tinh thần vững
chắc cho họ. Trong công việc cũng như cuộc sống hằng ngày, cán bộ giáo
viên luôn giúp đỡ lẫn nhau với tinh thần tương thân tương ái, tất cả là một đại
gia đình với nhau. Nhờ vậy mà tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà
trường luôn tạo được sự đồng thuận, đoàn kết.
Trường Mầm non Đại Hồng

-8-

Người viết: Hoàng Thị Cẩm Nhung


SKKN: Một số kinh nghiệm chỉ đạo xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong trường MN

Tất cả những tình cảm thân thiết, chân thành ấy là động lực to lớn để
chị em có ý thức phấn đấu hoàn thành sự nghiệp “trồng người” thiêng liêng,
cao cả nhưng khơng ít khó khăn.
Trong cơng tác chăm sóc trẻ, các cơ ln tự nhủ mình là “mẹ của bé ở

trường” nên chăm chút các bé từ miếng ăn đến giấc ngủ, khơng chỉ dạy những
con chữ mà cịn ân cần dạy trẻ biết bao điều hay lẽ phải. Đem đến cho trẻ cảm
giác an toàn, thân thuộc như đang ở chính nhà mình (hình 4). Các cán bộ, giáo
viên luôn gương mẫu, yêu thương, tôn trọng và đối xử cơng bằng với trẻ. Trẻ
được rèn tính mạnh dạn, tự tin vì cảm thấy sự gần gũi, nhiệt thành từ phía cơ
giáo. Đồng thời giáo viên ln tạo cơ hội cho trẻ tham gia một cách hứng thú
các hoạt động thực hành, vui chơi, giao tiếp, giáo dục cho trẻ biết đoàn kết,
giúp đỡ lẫn nhau. Tạo nên sự hợp tác, thân thiện trong đội ngũ là tạo nên sức
mạnh tổng hợp để thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường. Như vậy, có
thể nói niềm vui và hạnh phúc được đến trường mầm non của trẻ đó là: mơi
trường xanh, sạch, đẹp và an tồn; đó là sự u thương, đùm bọc của cơ giáo;
đó là mơi trường hoạt động kích thích sự tham gia nhiều nhất của trẻ; tạo môi
trường tốt nhất cho sự phát triển nhân cách của trẻ; tạo được niềm tin yêu của
gia đình, cộng đồng xã hội đối với nhà trường mầm non.
3. Xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp:
Toàn trường đã chú trọng thực hiện xây dựng môi trường giáo dục lành
mạnh, thân thiện, tạo cảm giác an toàn, gần gũi, hòa hợp với thiên nhiên cho
trẻ. Sân trường tạo được bóng mát cây xanh, có chỗ cho các cháu vui chơi an
tồn.
Để tạo mơi trường học tập "xanh, sạch, đẹp" nhà trường phát động
những mơ hình trồng, chăm sóc cây với tên gọi "Góc thiên nhiên", "Vườn tuổi
thơ", "Cây xanh bé chăm","Vườn rau của bé"… đã tạo cho các cháu ý thức
thói quen bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ mơi trường. Cơ cùng trẻ chăm sóc cây
kiểng, vườn rau xanh, nhất là q trình gieo hạt, chăm bón và theo dõi sự phát
triển, lớn lên của cây có được từ việc gieo hạt xuống đất, cho các cháu một ấn
tượng sâu sắc về môi trường thiên nhiên xung quanh. (hình 5)
Để đảm bảo phương tiện hoạt động phát triển thể lực của trẻ khi chơi
ngoài trời, nhà trường thường xuyên kiểm tra và có kế hoạch bổ sung, sửa
chữa kịp thời những đồ chơi ngồi trời. Do đó, đồ chơi ngồi trời của trường
ngày càng đa dạng, và ln đảm bảo được độ chắc chắn, an toàn.

Cùng với việc tuyên truyền phong trào “Trường học thân thiện, học
sinh tích cực” một cách sâu rộng, nhà trường đã vận động được sự ủng hộ
nhiệt tình của các bậc phụ huynh học sinh, các mạnh thường quân, các doanh
nghiệp, các ban ngành đoàn thể để cải thiện cơ sở vật chất cho nhà trường.
Kết quả là từ đầu năm đến nay nhà trường đã xây mới được 2 cơng trình vệ
sinh, mở rộng diện tích 4 phịng học và làm mương thốt nước ở cụm chính
(để cắt mạch nước từ trong núi chảy ra làm sân trường đầy meo rất dể trơn
Trường Mầm non Đại Hồng

-9-

Người viết: Hoàng Thị Cẩm Nhung


SKKN: Một số kinh nghiệm chỉ đạo xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong trường MN

trượt gây nguy hiểm cho trẻ), xây mới vườn cổ tích và làm tường rào cụm lớp
Hà Vy. .(hình 6)
Ở mỗi lớp giáo viên chủ động tuyên truyền vận động phụ huynh ủng hộ
cây xanh tạo vườn cây, góc thiên nhiên; đảm bảo mỗi trường lớp luôn sạch,
đẹp, xanh mát. Các cơng trình phụ trợ, sân vườn trường đã được nhân dân phụ
huynh, các ban ngành, đoàn thể xây dựng, san lấp, trồng cây xanh, bồn hoa
(tại cụm Hà Vy và Dục Tịnh).
Chỉ đạo các lớp ở cụm lẻ phối hợp với hội phụ huynh tổ chức trồng cây
xanh trong sân trường để tạo bóng mát, trồng cây cảnh để tạo vẻ mỹ quan.
Đối với vườn cây của bé ở tại cụm chính nhà trường giao cho chi đồn có kế
hoạch chăm sóc.
Tạo góc thiên nhiên nhỏ ở mỗi lớp để dạy cho trẻ biết cách chăm sóc
một chậu hoa nhỏ trong nhà, hàng ngày nhắc nhở để trẻ tưới nước cho cây.
Thường xuyên thực hiện công tác vệ sinh môi trường:

Làm cho mơi trường trong và ngồi lớp sạch sẽ, giáo viên có ý thức bố
trí, sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, hợp lý, trang trí tạo mơi trường học tập, vui
chơi cho trẻ có màu sắc hài hịa, vị trí phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý trẻ,
tạo được không gian gần gũi, thân thiện mỗi khi trẻ đến lớp. Ở tất cả các cụm
lớp đều có đủ cơng trình vệ sinh, nước sạch cho giáo viên và học sinh sử
dụng, có đồ chơi ngồi trời để trẻ có thể vui chơi và học tập thỏa mái, thuận
tiện.
Tổ chức làm vệ sinh mơi trường các phịng chức năng, phịng làm việc,
đặc biệt các lớp học phải được thơng thống. Thường xun khai thơng cống
rãnh và hầm rút của bếp ăn.
Đối với CBGV- CNV, hàng tuần vào chiều thứ sáu tất cả cán bộ giáo
viên, công nhân viên đều tham gia dọn vệ sinh trong và ngồi phịng học,
phịng làm việc, sân trường.(hình 7)
Đối với học sinh, vào giờ hoạt động ngoài trời giáo viên tổ chức cho
các cháu nhặt rác và lá cây bỏ vào sọt sau đó mang đi đổ đúng nơi qui định
dần dần tất cả các cháu đều có thói quen khi ra sân thấy rác hoặc lá cây rơi là
nhặt bỏ vào sọt ngay. Hay tập cho trẻ thói quen dùng vật gì, có rác thì bỏ ngay
vào thùng rác. Ví dụ cơ giáo có thể nói với trẻ: “Vỏ kẹo sẽ khóc vì con không
bỏ vỏ kẹo vào kia (thùng rác) đấy, nhà của vỏ kẹo ở kia cơ mà”. Các bé sẽ
luôn cảm nhận rằng mọi thứ đều biết suy nghĩ, từ đó có hành động đúng đắn
đối với mơi trường, coi môi trường như một con người cần bảo vệ, yêu
thương và đối xử tốt. (hình 8)
III/ NHỮNG KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU:
Sau gần một năm tiếp tục thực hiện phong trào thi đua” Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực” cơ sở vật chất nhà trường ngày càng
Trường Mầm non Đại Hồng

- 10 -

Người viết: Hoàng Thị Cẩm Nhung



SKKN: Một số kinh nghiệm chỉ đạo xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong trường MN

khang trang hơn, đảm bảo môi trường xanh- sạch- đẹp, đủ điều kiện để các
cháu học tập vui chơi. Từ đó giúp cho cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện
tốt nhiệm vụ của mình trong cơng tác ni, dạy, giáo dục kỹ năng sống cho
trẻ cụ thể:
a/ Đối với học sinh:
Tỷ lệ huy động trẻ từ 3 đến 5 tuổi hiện nay đạt gần 80%; Tỷ lệ trẻ ở lại
bán trú đạt 87% trên tổng số học sinh đang học tại trường. Tỷ lệ trẻ đạt tiêu
chí của từng độ tuổi ở mức độ khá, tốt là 80-90%.
Cháu có ý thức bảo vệ môi trường lớp học, biết giúp cô chăm sóc cây
xanh, biết bỏ rác đúng chổ. Có kỹ năng thực hành vệ sinh cá nhân thành thạo
như: Biết rửa tay, rửa mặt, chải răng đúng thao tác, không khạc nhổ bừa bãi,
đi tiêu đi tiểu đúng nơi quy định. Trẻ có kỹ năng lao động tự phục vụ giờ học,
giờ ăn….
Trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào các trò chơi dân gian, thuộc các bài
ca dao đồng dao... phù hợp với độ tuổi, mạnh dạn hồn nhiên trong giao tiếp,
ứng xử với những người xung quanh, tự tin biết bày tỏ ý kiến và cảm xúc của
mình, thân thiện chia sẻ hợp tác với bạn bè trong các hoạt động sinh hoạt, vui
chơi, học tập.
b/ Đối với CBGVNV trong nhà trường:
Đổi mới trong việc tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục, gần gũi,
yêu thương trẻ.
Sự gần gũi, thân thiện giữa trẻ với cô giáo và phụ huynh cùng các đồng
nghiệp ngày càng được thắt chặt, uy tín nhà trường được nâng lên góp phần
đem lại thành tích cho nhà trường, được phụ huynh tin tưởng gửi con đến lớp
và đồng thuận hưởng ứng đóng góp các khoản khi trường vận động, nhờ vậy
mà trang thiết bị phục vụ dạy học ngày càng tăng, cơ sở vật chất ngày càng

phát triển phù hợp với yêu cầu của trường học thân thiện, học sinh tích cực.
* Kết quả đầu tư cơ sở vật chất:
Mở rộng diện tích 4 lớp và 2 cơng trình vệ sinh tại cụm chính với tổng
kinh phí là: 176.605.000đ.
Cải tạo nhà vệ sinh, xây dựng tường rào cụm Hà Vy, quét vôi tất cả các
cụm lớp, làm mương thốt nước tại cụm chính với tổng kinh phí là:
64.271.000đ.
Mua sắm trang thiết bị gồm:
+ Bàn ghế: MG (170 bộ)+NT( 4 bàn và 24 ghế): 164.700.000đ
+ 3 máy vi tính + 6 bộ loa: 24.000.000đ
+ 4 Ti vi : 18.800.000đ
Trường Mầm non Đại Hồng

- 11 -

Người viết: Hoàng Thị Cẩm Nhung


SKKN: Một số kinh nghiệm chỉ đạo xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong trường MN

+ Máy quay phim : 12.750.000đ
+ Kệ giá 12 lớp và xe đẩy 4 lớp: 49.000.000đ
- Bổ sung nguồn đồ dùng đồ chơi cho các lớp với tổng kinh phí là:
73.353.000đ
Tổng kinh phí tu sửa và mua sắm thiết bị cho năm học 2011-2012
là: 583.479.000đ
Trong đó: - Nguồn từ ngân sách địa phương:

216.876.000đ


- Nguồn từ phụ huynh và xã hội hóa: 246.603.000đ
- Nguồn từ NS và Học phí:

120.000.000đ

IV/ KẾT LUẬN:
1. Bài học kinh nghiệm:
Lãnh đạo chỉ đạo, tổ chức thực hiện phong trào thi đua “trường học
thân thiện, học sinh tích cực” phải bằng nghị quyết chi bộ, bằng chương trình
kế hoạch cụ thể và được sự thống nhất cao của hội đồng sư phạm nhà trường,
sự đồng thuận của hội phụ huynh học sinh và các cấp chính quyền.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác giáo dục mầm non trong giai
đoạn hiện nay, triển khai sâu rộng các văn bản của các cấp cho hội đồng sư
phạm nhà trường; cập nhật kịp thời những vấn đề liên quan đến giáo dục mầm
non để triển khai thực hiện.
Chỉ đạo đội ngũ giáo viên thực hiện tốt nội dung chương trình giáo dục
mầm non mới, đầu tư soạn giảng theo phương pháp đổi mới, sử dụng phương
pháp lấy trẻ làm trung tâm. Lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng sống, an
tồn giao thơng, ý thức bảo vệ mơi trường v.v..vào trong các hoạt động giáo
dục trẻ.
Thường xuyên thay đổi góc chơi, đồ chơi được bổ sung thường xuyên
cho phù hợp với nhu cầu, hứng thú của trẻ. Quan tâm chỉ đạo việc tạo môi
trường hoạt động, đồ dùng đồ chơi để kích thích tính tị mị khám phá nhằm
làm thỏa mãn nhu cầu của trẻ
Xây dựng tập thể sư phạm đồn kết, tạo khơng khí ấm áp, xem trường
mầm non là ngơi nhà và trẻ là con của mình; từ đó tạo cho cán bộ, giáo viên,
nhân viên và phụ huynh có mối liên hệ chặt chẽ, có ý thức trách nhiệm trong
việc xây dựng và bảo vệ trường lớp, bảo vệ các cháu.
Phối hợp với phụ huynh học sinh trong nhà trường để cùng chăm lo cho
trẻ và xây dựng cơ sở vật chất để tạo môi trường an toàn, lành mạnh, xanh,

sạch, đẹp cho trẻ học tập vui chơi.
Tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm kịp thời trong từng giai đoạn để tìm
kiếm các biện pháp chỉ đạo thích hợp.
Trường Mầm non Đại Hồng

- 12 -

Người viết: Hoàng Thị Cẩm Nhung


SKKN: Một số kinh nghiệm chỉ đạo xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong trường MN

2.Kết luận vấn đề:
Phong trào thi đua “trường học thân thiện, học sinh tích cực” do Bộ
Giáo dục và Đào tạo phát động với mục tiêu “Huy động sức mạnh tổng hợp
của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng mơi trường giáo dục
an tồn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa phương và đáp
ứng nhu cầu xã hội; phát huy tính chủ động, tích cực sáng tạo của trẻ trong
sinh hoạt học tập và vui chơi” đã và đang là nguồn động lực tiếp thêm sức
mạnh và mở ra cho nhà trường một tầm nhìn, một hướng đi phù hợp với sự
phát triển của xã hội, góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục nói chung và
giáo dục mầm non nói riêng ở địa phương.
Thực tế, qua thời gian tập trung chỉ đạo phong trào ở trường Mầm non
Đại Hồng kết quả mang lại là rất khả quan, môi trường sư phạm ngày càng
đổi mới, chất lượng giáo dục tăng nhanh và đã thực sự là trường học An toàn
- Thân thiện - Tích cực. Những tồn tại hạn chế sẽ được nhà trường có giải
pháp khắc phục cùng với việc tiếp tục chỉ đạo làm tốt những định hướng đề
ra. Chắc chắn rằng, công tác môi trường của trường Mầm non Đại Hồng ngày
càng thu hút nhiều hoa thơm, quả ngọt.
V/ ĐỀ NGHỊ:

Hiện nay, cơ sở vật chất đang được bổ sung và ngày càng hồn thiện
nhưng vẫn chưa thốt khỏi sự nghèo nàn thiếu thốn. Chính phủ đã ban hành
nhiều văn bản để phát triển hơn nữa sự nghiệp giáo dục, đặc biệt là bậc học
mầm non, nhưng cần hơn nữa những biện pháp chỉ đạo sát sao, kịp thời để
những văn bản ấy, đến với từng địa phương từng ngôi trường.
Với tôi, cũng mong rằng ý thức của không chỉ người dân mà cả các cấp
lãnh đạo về tầm quan trọng của bậc học đầu tiên này không ngừng được cải
thiện, nâng cao. Để chúng tôi, những người giáo viên toàn tâm toàn ý đứng
lớp cùng các trẻ yêu thương, bớt đi những băn khoăn lo nghĩ làm sao để việc
xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” ngày càng đi vào chiều
sâu thực hiện đạt hiệu quả hơn.
Đại Hồng, ngày 20 tháng 02 năm 2012
Người viết

Hoàng Thị Cẩm Nhung

Trường Mầm non Đại Hồng

- 13 -

Người viết: Hoàng Thị Cẩm Nhung


SKKN: Một số kinh nghiệm chỉ đạo xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong trường MN

VI/ TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chiến lược giáo dục mầm non từ năm 1998 đến năm 2020 của Vụ
Giáo dục Mầm non- Viện nghiên cứu phát triển giáo dục. Nhà xuất bản Hà
nội
2. Quyết định số 149/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc

Phê duyệt Đề án "Phát triển Giáo dục mầm non giai đoạn 2006 - 2015"
3. Điều lệ trường Mầm non do Bộ giáo dục & Đào tạo ban hành kèm
theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07/4/2008 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo.
4. Chỉ thị 40/2008/CT-BGD&ĐT về phát động phong trào thi đua xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực trong các trường phổ thơng giai
đoạn 2008-2013.
5. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên mầm non chu kỳ II
(2004-2007).
6. Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên mầm non năm học
2009-2010.

Trường Mầm non Đại Hồng

- 14 -

Người viết: Hoàng Thị Cẩm Nhung


SKKN: Một số kinh nghiệm chỉ đạo xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong trường MN

VII/ MỤC LỤC

Mục

Nội dung

Số trang

I


Đặt vấn đề

1

Lý do chọn đề tài

1

2

Cơ sở lý luận

2

3

Cơ sở thực tiễn

3

II

Những giải pháp cơ bản

1
2
3

1–3


4 – 10

Triển khai các văn bản chỉ đạo của cấp trên tới hội
đồng sư phạm nhà trường, đồng thời tham mưu,
phối hợp với các ban ngành chức năng
Đổi mới phương pháp dạy và học, tạo dựng những
mối quan hệ trong môi trường sư phạm thân thiện,
lành mạnh

4–5

6-8

Xây dựng trường học xanh – sạch – đẹp

9-10

III

Những kết quả bước đầu

11-12

IV

Kết luận

12-13


1

Bài học kinh nghiệm

12

2

Kết luận vấn đề

13

V

Đề nghị

13

VI

Tài liệu tham khảo

14

VII

Mục lục

15


VIII

Phụ lục

16 - 19

VIII/ PHỤ LỤC
Trường Mầm non Đại Hồng

- 15 -

Người viết: Hoàng Thị Cẩm Nhung


SKKN: Một số kinh nghiệm chỉ đạo xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong trường MN

(Các hình ảnh minh họa đã xóa khi đưa lên Website vì dung lượng lớn)
Hình 1: Một tiết dạy ứng dụng cơng nghệ thơng tin
Hình 2: Cơ giáo cùng trẻ làm đồ dùng đồ chơi
Hình 3: Trẻ chơi trị chơi dân gian
Hình 4: Cơ giáo đón trẻ trước cổng trường
Hình 5: Trẻ chăm sóc cây xanh
Hình 6: Trẻ đang sinh hoạt vệ sinh(một CTVS mới xây dựng tại cụm P. Lâm)
Hình 7: CBGVCNV tham gia làm vệ sinh trường, lớp
Hình 8:Trẻ làm vệ sinh trong sân trường

Trường Mầm non Đại Hồng

- 16 -


Người viết: Hoàng Thị Cẩm Nhung



×