Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

NỘI DUNG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG KỂ CHUYỆN TRONG PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN CHO HỌC SINH THEO HƯỚNG GIAO TIẾP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 45 trang )

NỘI DUNG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG
KỂ CHUYỆN TRONG PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN
CHO HỌC SINH THEO HƯỚNG GIAO TIẾP
1. Nội dung kiểu bài kể chuyện phân mơn Tập làm văn líp 4
1.1. Văn kể chuyện trong chương trình và sách giáo khoa Tiếng Việt 4
Trong chương trình Tiếng Việt bậc tiểu học, văn kể chuyện chiếm một
vị trí quan trọng. Văn kể chuyện được bắt đầu dạy từ líp 2 và chương trình
chú trọng rèn luyện cả kiến thức và kĩ năng làm văn kể chuyện cho HS. Tuy
nhiên, ở líp 2 và 3 các em chỉ mới làm quen với văn kể chuyện thông qua
các bài học thực hành và chưa hình thành kiến thức. Lên líp 4, kiến thức về
văn kể chuyện mới được đưa đến HS và làm nền tảng cho việc rèn luyện kĩ
năng. Cụ thể, chương trình đã xây dựng như sau:
 Líp 2: HS bước đầu làm quen với văn kể chuyện nhưng yêu cầu
đặt ra còn khá đơn giản. Cụ thể có các dạng: kể ngắn theo tranh hoặc theo
câu hỏi gợi ý và kể ngắn theo chủ đề cho trước (có hoặc khơng có câu hỏi
gợi ý). Nhìn chung, chương trình líp 2 đã rèn cho HS kĩ năng xây dựng
cốt truyện (mỗi tranh, mỗi câu hỏi là một ý trong câu chuyện); kĩ năng
xây dựng nhân vật (kể về nhân vật như người thân, cơ giáo có miêu tả
hình dáng, hoạt động hoặc kể một việc làm của nhân vật), luyện viết một
đoạn văn ngắn từ 3 – 5 câu. Ngồi ra, ở líp học này các em còn làm quen
với kiểu bài “nghe kể – trả lời câu hỏi”- dạng bài này là cơ sở cho kiểu bài
“nghe- kể” ở líp 3 - và kiểu bài kể chuyện chứng kiến, tham gia (kể việc
tốt của em hoặc bạn em (TV2-II-tr 132)).
 Líp 3: yêu cầu về kĩ năng kể chuyện đã được nâng lên cao hơn
líp 2. HS líp 3 phải kể thành đoạn, thành bài hồn chỉnh. Cụ thể có các


dạng: kể theo chủ đề cho trước (có hoặc khơng có câu hỏi gợi ý); kể lại
chuyện đã được chứng kiến hoặc tham gia; kể lại câu chuyện được nghe
(kiểu bài nghe – kể). Chương trình líp 3 bước đầu đã chú ý rèn cho các em
xác định đối tượng giao tiếp (Hãy kể về gia đình em với một người bạn


mới quen, TV3-I-tr 28); đề tài kể cũng phong phú hơn líp 2 (gia đình, làng
xóm, lễ hội, bảo vệ mơi trường,...). Về kĩ năng, chương trình tiếp tục nâng
cao kĩ năng xây dựng cốt truyện, xây dựng nhân vật. Kĩ năng viết cũng có
yêu cầu cao hơn, một bài kể thường có độ dài từ 5-7 câu.
 Líp 4: đây là khối líp trọng tâm của văn kể chuyện, HS được
cung cấp kiến thức cơ bản về văn kể chuyện như : thế nào là kể chuyện,
cốt truyện, nhân vật trong truyện, đoạn văn trong bài văn kể chuyện, mở
bài và kết bài trong văn kể chuyện. Với mỗi bài cung cấp kiến thức sẽ có
những bài tập thực hành tương ứng. Chương trình líp 4 nâng cao hơn líp 3
về các kĩ năng bộ phận như: xây dựng cốt truyện, phát triển câu chuyện,
xây dựng nhân vật, viết đoạn,...và tổng hợp lại kĩ năng sản sinh văn bản
dần được hình thành và nâng cao.
 Líp 5: ở líp này, văn kể chuyện khơng cịn là trọng tâm và được
thiết kế để HS ôn tập những kiến thức cơ bản, làm những đề bài tiêu biểu
như : kể theo đề tài cho trước, kể chuyện đã được học và kể theo lời nhân
vật. Văn kể chuyện được dạy trong 3 tiết: ôn tập, kiểm tra và trả bài.
Cũng như các phân môn khác, văn kể chuyện được chương trình
xây dựng theo cấu trúc đồng tâm. Kiến thức và kĩ năng líp trên bao hàm
kiến thức và kĩ năng của líp dưới nhưng cao hơn và sâu hơn. Với cấu trúc
như vậy, HS không bị ngỡ ngàng khi tiếp thu những kiến thức lí thuyết về
văn kể chuyện và q trình sản sinh ngơn bản cũng dược thuận lợi hơn.
1.2. Nội dung kiến thức và kĩ năng làm văn kể chuyện


Ở líp 4, HS được tạo điều kiện để nâng những hiểu biết từ các líp
dưới thành những tri thức sơ giản về văn kể chuyện một cách có hệ thống.
Ngồi ra, các kĩ năng bộ phận được hình thành dần từ các líp dưới cũng
đã phục vụ cho yêu cầu rèn kĩ năng sản sinh văn bản. Chương trình văn kể
chuyện líp 4 được cấu trúc với 19 tiết, cụ thể như sau:
- Cung cấp một số hiểu biết về văn kể chuyện: 7 tiết

- Luyện tập và ôn tập: 12 tiết
 Nội dung kiến thức
Những đặc điểm chính của văn kể chuyện
- Thế nào là văn kể chuyện?
- Nhân vật trong truyện: phân biệt nhân vật chính, nhân vật phụ,
hình dáng, cử chỉ, hành động, lời nói, ý nghĩ của nhân vật.
- Cốt truyện
- Cấu tạo đoạn văn, bài văn kể chuyện
 Nội dung kĩ năng
- Kĩ năng làm văn
+ Định hướng văn bản:
Nhận diện đặc điểm loại văn.
Phân tích đề bài.
+ Tìm ý, lập dàn ý:
Xác định dàn ý của bài văn.
Tìm ý và sắp xếp ý theo đề bài, lập ý cho đoạn, cho bài kể.
+ Diễn đạt thành văn bản:
Chọn từ, tạo câu, viết đoạn.
Liên kết đoạn thành bài kể hoàn chỉnh.
+ Kiểm tra, sửa chữa văn bản
Đối chiếu văn bản của bản thân với mục đích giao tiếp và yêu cầu diễn đạt.


- Kĩ năng đặc thù của văn kể chuyện
+ Xây dựng nhân vật
+ Xây dựng cốt truyện
+ Phát triển câu chuyện
+ Xây dựng đoạn văn kể chuyện
+ Mở bài và kết bài kể chuyện
1.3. Phân loại các bài tập làm văn kể chuyện

1.3.1. Phân loại theo tính chất của bài tập văn kể chuyện
Căn cứ theo tính chất của bài tập văn kể chuyệnvăn kể chuyện để
phân loại, có các dạng bài sau:
- Dạng bài tập nhận biết khái niệm: cung cấp cho HS những đặc
điểm chính về văn kể chuyện như: thế nào là văn kể chuyện, cốt truyện,
nhân vật trong truyện.
- Dạng bài tập xây dựng cấu trúc các thành phân của văn kể chuyện:
những bài tập này rèn cho HS biết cấu tạo đoạn văn, bài văn, xây dựng cốt
truyện, cách phát triển truyện, xây dựng nhân vật,...
- Dạng bài tập tổng hợp: những bài dạng này rèn cho HS biết tổng
hợp các thành phần của văn kể chuyện thành một bài văn kể hoàn chỉnh.
Khi làm những bài tập này, HS có thể tự sáng tạo về nội dung, cách kể,
đối tượng kể,.... Tuy chương trình mới thiết kế một số bài dạng này nhưng
mức độ sáng tạo chưa yêu cầu ở mức cao.
1.3.2. Phân loại theo yêu cầu của quá trình tạo lập văn bản
Căn cứ vào những yêu cầu về kĩ năng TLV mà HS cần đạt được , có
những dạng bài tập sau:
- Dạng bài tập định hướng văn bản: hướng dẫn HS cách nhận diện
đặc điểm loại văn và phân tích đề bài.
- Dạng bài tập tìm ý, lập dàn ý: hướng dẫn HS cách tìm ý trong


trong văn bản và tìm ý theo đề bài, lập ý cho đoạn, cho bài kể.
- Dạng bài tập diễn đạt thành văn bản: hướng dẫn HS cách chọn từ,
tạo câu, viết đoạn và liên kết đoạn thành bài văn.
- Dạng bài kiểm tra, sửa chữa văn bản: hướng dẫn HS cách đối
chiếu văn bản của bản thân với mục đích giao tiếp và hình thức diễn đạt.
Trên cơ sở đó, biết cách sửa chữa, bổ sung, thay thế lối diễn đạt trong bài
để làm tăng hiệu quả bài văn.
1.3.3. Phân loại theo kĩ năng làm văn kể chuyện

Vì mục đích của luận văn là rèn kĩ năng kể chuyện cho HS theo
hướng giao tiếp, kĩ năng này có được khi tích hợp rèn cùng với các kĩ năng
làm văn kể chuyện nên chúng tôi căn cứ vào những kĩ năng đặc thù trong
văn kể chuyện cần rèn cho HS để phân loại. Theo cách phân loại này thì có
những dạng bài sau:
1.3.3.1. Dạng bài tập xây dựng cốt truyện: hướng dẫn HS biết cách
xây dựng một cốt truyện. Gồm có các bài đi từ dễ đến khó:
a. Tập sắp xếp các sự việc trong câu chuyện đã biết thành cốt truyện.
VD: Truyện cổ tích Cây khế bao gồm các sự việc chính sau đây:
(a) Chim chở người em ra đảo lấy vàng, nhờ thế người em trở nên giàu
có.
(b) Cha mẹ chết, người anh chia gia tài, người em chỉ được cây khế.
(c) Người anh biết chuyện, đổi gia tài của mình lấy cây khế, người em
bằng lịng.
(d) Cây khế có quả, chim đến ăn, người em phàn nàn và chim hẹn trả ơn
bằng vàng.
(e) Chim lại đến ăn, mọi chuyện diễn ra như cũ, nhưng người anh may tói
quá to và lấy quá nhiều vàng.
(g) Người anh bị rơi xuống biển chết.


Hãy sắp xếp các sự việc trên thành cốt truyện.
(TV4 – I – tr 43)
b. Dùa vào cốt truyện đã sắp xếp để kể lại câu chuyện.
VD: Dùa vào cốt truyện trên, kể lại truyện Cây khế.
(TV4 – I – tr 43)
c. Tạo lập cốt truyện với nhân vật cho trước.
VD: Hãy tưởng tượng và kể lại vắn tắt một câu chuyện có ba nhân vật:
bà mẹ ốm, người con của bà mẹ bằng tuổi em và một bà tiên.
(TV4 – I – tr 45)

(Gợi ý chủ đề: câu chuyện về sự hiếu thảo và lòng trung thực)
1.3.3.2.Dạng bài tập phát triển câu chuyện: hướng dẫn HS biết cách
phát triển một câu chuyện dùa trên gợi ý về nội dung câu chuyện hoặc
đoạn trích kịch đã được học. Cụ thể:
a. Phát triển câu chuyện theo trình tự thời gian dùa trên gợi ý cho
sẵn để xây dựng cốt truyện.
VD : Trong giấc mơ, em được một bà tiên cho ba điều ước và em
đã thực hiện ba điều ước đó. Hãy kể lại câu chuyện đó theo trình tự thời
gian.
Gợi ý:
(1) Em mơ thấy mình gặp bà tiên trong hồn cảnh nào? Vì sao bà
tiên lại cho em ba điều ước?
(2) Em thực hiện từng điều ước như thế nào?
(3) Em nghĩ gì khi thức giấc?
(TV4 – I – tr 75)
b. Tập viết câu mở đầu cho các đoạn văn sắp xếp theo trình tự thời gian.
VD: Dùa theo cốt truyện Vào nghề, hãy viết lại câu mở đầu cho từng


đoạn văn. (TV4 – I – tr 82)

c. Tập kể lại một câu chuyện đã học theo trình tự thời gian.
VD: Kể lại một câu chuyện em đã được học (qua các bài tập đọc,
kể chuyện, tập làm văn), trong đó các sự việc được sắp xếp theo trình tự thời
gian.
(TV4 – I – tr 82)
d. Tập kể lại một câu chuyện từ đoạn trích kịch đã học theo trình tự
thời gian và không gian.
VD: 1.Dùa theo nội dung đoạn trích kịch Ở Vương quốc Tương
Lai (bài tập đọc, tuần 7), hãy kể lại câu chuyện Êy theo trình tự thời gian.

2. Giả sử các nhân vật Tin-tin và Mi-tin trong câu chuyện Ở
Vương quốc Tương Lai không cùng nhau lần lượt đi thăm cơng xưởng
xanh và khu vườn kì diệu mà cùng lúc, mỗi người tới thăm một nơi. Em
hãy kể lại câu chuyện theo hướng đó.
(TV4 – I – tr 84)
e. Tập kể lại một câu chuyện từ đoạn trích kịch theo trình tù hơng
gian, kết hợp chuyển lời đối thoại trong kịch thành lời kể và lời dẫn trực
tiếp.
VD: Dùa vào trích đoạn kịch, hãy kể lại câu chuyện Yết Kiêu theo
gợi ý sau:
(a) Chia đoạn:
- Đoạn 1: Giặc Nguyên xâm lược nước ta.
- Đoạn 2: Yết Kiêu tới kinh đô Thăng Long, yết kiến vua Trần Nhân Tông.
- Đoạn 3: Cha của Yết Kiêu ở quê nhà nhớ con, nhớ câu chuyện
giữa hai cha con trước lúc Yết Kiêu lên đường.


(b) Cách trình bày: Nên chuyển lời đối thoại trong kịch thành lời kể
và lời dẫn gián tiếp. Chỉ giữ lại những lời đối thoại quan trọng.
(TV4 – I – tr 93)
1.3.3.3. Dạng bài tập xây dựng nhân vật: hướng dẫn HS biết xây
dựng nên tính cách nhân vật thơng qua hành động, ngoại hình, lời nói, ý
nghĩ của nhân vật.
a. Luyện tập nhận xét tính cách nhân vật qua hành động, lời nói,
ngoại hình.
VD: Nhân vật trong câu chuyện sau đây có những ai? Em có đồng
ý với nhận xét của bà về tính cách của từng cháu khơng? Vì sao bà có
nhận xét như vậy?
( TV4-I – tr 13)
b. Luyện tập kể hành động, lời nói, ngoại hình phù hợp với nhân vật

và tình huống cho trước.
VD : Cho tình huống sau: Một bạn nhỏ mãi vui đùa, chạy nhảy, lỡ
làm ngã một em bé. Em bé khóc.
Em hãy hình dung sự việc và kể tiếp câu chuyện theo mét trong hai
hướng sau:
(a) Bạn nhỏ nói trên biết quan tâm đến người khác.
(b) Bạn nhỏ nói trên khơng biết quan tâm đến người khác.
( TV4-I – tr 13)
c. Tìm hành động của nhân vật trong câu chuyện và sắp xếp hành
động phù hợp với nhân vật, đúng với trình tự xảy ra.
VD: Ghi lại vắn tắt những hành động của cậu bé bị điểm không
trong truyện. Theo em, mỗi hành động của cậu bé nói lên điều gì?
Các hành động trên được kể theo thứ tự như thế nào?
( TV4-I – tr 21)


d. Luyện tập về ngoại hình của nhân vật: nhận xét ngoại hình của
nhân vật trong một đoạn văn cho trước; kể lại câu chuyện có miêu tả
ngoại hình của các nhân vật.
VD: Kể lại câu chuyện Nàng tiên Èc, kết hợp tả ngoại hình của các
nhân vật.
( TV4-I – tr 24)
e. Luyện tập kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật thông qua việc nhận
biết và chuyển các lời dẫn gián tiếp, trực tiếp.
VD1: Tìm những câu ghi lại lời nói và ý nghĩ của cậu bé trong
truyện Người ăn xin.
VD2: Chuyển lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn sau thành lời dẫn gián
tiếp:
Bác thợ hỏi Hoè:
- Cháu có thích làm thợ xây khơng ?

H đáp:
- Cháu thích lắm !
( TV4-I – tr 32)
1.3.3.4. Dạng bài tập dựng đoạn mở bài và kết bài: hướng dẫn HS
các cách mở bài và kết bài thông dụng.
a. Nhận biết các cách mở bài (trực tiếp và gián tiếp) và kết bài
(khơng mở rộng và mở rộng).
VD: Tìm phần kết bài của các truyện sau. Cho biết đó là những kết
bài theo cách nào.
(a) Mét người chính trực
(b) Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca
( TV4-I – tr 123)
b. Luyện tập viết đoạn mở bài theo cách gián tiếp và kết bài theo


cách mở rộng từ một câu chuyện đã biết.
VD: Viết kết bài của truyện Một người chính trực hoặc Nỗi dằn
vặt của An-đrây-ca theo cách kết bài mở rộng.
( TV4-I – tr 123)
1.3.3.5. Dạng bài tập luyện viết đoạn: hướng dẫn HS cách viết một
đoạn văn kể chuyện thông qua việc hoàn chỉnh một đoạn văn, phát triển ý
thành đoạn, hoàn chỉnh nhiều đoạn văn dùa theo một cốt truyện có sẵn.
VD: (Đọc cốt truyện Vào nghề)
Bạn Hà viết thử cả bốn đoạn của câu chuyện trên, nhưng chưa viết
được đoạn nào hoàn chỉnh. Em hãy giúp bạn hoàn chỉnh một trong các
đoạn Êy.
a) Đoạn 1:
- Mở đầu: ...
- Diễn biến:...
- Kết thúc: Từ đó, lúc nào trong trí óc non nít của Va-li-a cũng hiện

lên hình ảnh cơ diễn viên phi ngựa, đánh đàn. Em mơ ước một ngày nào
đó cũng được như cơ - phi ngựa và chơi những bản nhạc rộn rã.
b) Đoạn 2:
- Mở đầu: Rồi một hôm, rạp xiếc thông báo cần tuyển diễn viên.
Va-li-a xin bố mẹ cho ghi tên học nghề.
- Diễn biến:...
- Kết thúc: Bác giám đốc gật đầu cười, bảo em: “Công việc của
diễn viên phi ngựa đánh đàn bắt đầu như thế đấy, cháu ạ. Cái tháp cao
nào cũng phải xây từ mặt đất lên.”
c) Đoạn 3:
- Mở đầu: ...
- Diễn biến: Những ngày đầu, Va-li-a rất bỡ ngỡ. Có lúc rất nản


chí. Nhưng cứ nhớ đến hình ảnh cơ diễn viên phi ngựa, em lại thấy phấn chấn
lên.
- Kết thúc:...
d) Đoạn 4:
- Mở đầu:...
- Diễn biến: Cứ mỗi lần Va-li-a bước ra sàn diễn, những tràn vỗ
tay nồng nhiệt lại vang lên. Chỉ trong nháy mắt, cô đã đứng trên lưng
ngựa, tay ôm cây đàn vĩ cầm. Rồi tiếng đàn cất lên. Vẻ thán phục lé rõ
trên gương mặt từng khán giả.
- Kết thúc:...
2. Một số biện pháp rèn kĩ năng kể chuyện trong phân môn
Tập làm văn cho học sinh theo hướng giao tiếp
2.1. Chuyển đổi ngôi kể - phương thức thích ứng với các yêu cầu
giao tiếp khác nhau khi kể chuyện
2.1.1. Thế nào là chuyển đổi ngôi kể?
Khi kể lại một câu chuyện, người ta thường dùng lời của người dẫn

chuyện và có thể có hoặc khơng dùng đại từ nhân xưng “tôi”. Tuy nhiên,
để câu chuyện hấp dẫn và thó vị người kể thường dùng lời của nhân vật để
kể chuyện =>khi đó, người kể đã dùng biện pháp chuyển đổi ngôi kể.
Chuyển đổi ngôi kể là một trong những biện pháp của nghệ thuật
kể. Khi người kể sử dụng biện pháp này, họ đã có sự thay đổi điểm nhìn
nghệ thuật trong câu chuyện.
Một truyện có nhiều nhân vật và về mặt lí thuyết, người kể có thể
dùng lời của bất cứ nhân vật nào để kể. Trên thực tế, người ta thường hoá
thân vào các nhân vật chính, quan trọng biết nhiều người, nhiều việc,
nhiều cảnh trong truyện để kể vì như thế câu chuyện mới thật sự hay và


hấp dẫn.
2.1.2. Ý nghĩa của việc chuyển đổi ngôi kể khi kể chuyện
Chuyển đổi ngôi kể tạo nên sự thay đổi điểm nhìn nghệ thuật đối
với câu chuyện theo nhiều cách khác nhau trong tương quan giữa người
kể với tác giả, người kể với các nhân vật khác, các tình tiết và người kể
với chính câu chuyện. Cốt truyện, ý nghĩa câu chuyện vẫn được đảm bảo
nhưng những cách nhìn mới, những cảm xúc mới làm cho câu chuyện
được nhìn nhận dưới nhiều góc độ và phong phú hơn. Từ đó tạo ra hiệu
quả mới cho câu chuyện, hiệu quả mới đối với người đọc, người xem.
Xét về mặt giao tiếp, chuyển đổi ngơi kể có nghĩa là tạo nên một
tình huống giao tiếp mới do có sự thay đổi vị trí các nhân vật giao tiếp.
Người kể phải sắp xếp lại bố cục và lùa chọn ngôn từ để kể cho phù hợp
với ngơi kể mới. Vì vậy, khi sử dụng biện pháp chuyển đổi ngôi kể để rèn
kĩ năng kể chuyện theo hướng giao tiếp, GV cần chú ý đến các nhân tố
giao tiếp như: tình huống giao tiếp, vai giao tiếp và sử dụng ngôn từ trong
giao tiếp.
- Về tình huống giao tiếp: khi nhập vai, HS cần nắm vững chi tiết
về thời gian, không gian của các tình tiết xảy ra với nhân vật trong câu

chuyện. Ngồi ra, HS cần hiểu rõ về hình thức giao tiếp của nhân vật mà
mình hố thân với các nhân vật khác. Từ những chi tiết và hiểu biết này,
HS lùa chọn ngôn từ, văn phong, cách ứng xử sao cho phù hợp với nhân vật.
- Về vai giao tiếp: HS cần phải xác định rõ vai giao tiếp của mình
trong từng tình huống giao tiếp cụ thể với các nhân vật trong truyện. Việc
nắm rõ vai giao tiếp của nhân vật mà mình hố thân giúp cho việc kể
được chính xác và nhất qn từ ngoại hình, hoạt động đến ý nghĩ của nhân
vật. Mặt khác, vai giao tiếp cịn trực tiếp ảnh hưởng đến mục đích giao
tiếp. Nếu dùng lời người dẫn truyện thì mục đích là nêu ý nghĩa, bài học


của truyện và HS thường chỉ bộc lé thái độ với chính câu chuyện. Nếu vào
vai một nhân vật thì mục đích là phải nêu được ý nghĩa, bài học của chính
nhân vật và HS có điều kiện bộc lé khơng chỉ thái độ với câu chuyện mà
cịn có thái độ với nhân vật. Nói cách khác, việc nhập vai làm cho việc kể
chuyện mang dấu Ên cá nhân rất rõ nét.
- Về sử dụng ngôn từ: phải phù hợp với vai giao tiếp của nhân vật
trong từng tình huống giao tiếp cụ thể trong truyện. HS cần phải thống
nhất đại từ nhân xưng từ đầu đến cuối truyện, đây là một lỗi mà HS rất
hay mắc phải. Ngoài ra, HS cũng phải biết cách dùng các từ xưng hô của
nhân vật mình hố thân với các nhân vật khác trong truyện, đặc biệt là
trong cách dẫn các lời nói gián tiếp, trực tiếp của nhân vật.
Trong chương trình Tiếng Việt đầu thế kỉ XXI, văn kể chuyện đã có
yêu cầu HS kể chuyện bằng lời của nhân vật từ năm học líp 3 và tiếp tục
được củng cố và phát triển ở các năm học tiếp theo. Tuy nhiên, chương
trình lại khơng thiết kế giê dạy để hướng dẫn HS hoá thân vào nhân vật
của một văn bản truyện đã có sẵn. Thơng thường, nếu HS vào vai một
nhân vật của chính câu chuyện mà các em có tham gia thì việc dùng đại từ
nhân xưng “tơi” hay “em” (với đối tượng HS kể là GV) khơng mấy khó
khăn. Nhưng khi yêu cầu HS nhập vai vào một trong những nhân vật có

sẵn văn bản truyện thì nhiều em vẫn cịn lúng túng. Để giúp HS hố thân
vào nhân vật được tốt, GV cần cho HS biết là các em cần tách mình ra
khỏi mình trong khoảnh khắc để thâm nhập vào tâm hồn, vào cách nghĩ,
cách làm của nhân vật. Qua đó, các em mới có thể nói lên ý nghĩ, bộc lé
tính cách, thể hiện suy nghĩ của nhân vật một cách sâu sắc và trọn vẹn.
2.1.3. Một số dạng bài tập chuyển đổi ngơi kể có thể vận dụng
ở líp 4
Khi sử dụng biện pháp chuyển đổi ngôi kể để rèn kĩ năng giao tiếp


cho HS, các đề bài thường yêu cầu HS mượn lời của nhân vật, đóng vai
nhân vật để kể lại chuyện. Về phương diện làm văn, các đề bài như thế là
rõ ràng và HS xác định được vai giao tiếp của mình trong tác phẩm. Để
nâng cao hơn, ta có thể thiết kế đề bằng một tình huống giao tiếp và HS
phải nhận ra tình huống giao tiếp, nhân vật giao tiếp và vai giao tiếp mà
mình sẽ đảm nhận. Ngữ liệu để xây dựng đề bài trên là xác định tình
huống giao tiếp có nhân vật mà HS sẽ hóa thân, các nhân vật giao tiếp và
một hướng phát triển cốt truyện hợp lí (nếu là truyện kể lại phải phát triển
như văn bản gốc).
VD1 : Bài “Tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện”
(tuần 2, tiết 2)
Bài tập gốc: Kể lại câu chuyện Nàng Tiên Èc, kết hợp tả ngoại
hình của các nhân vật.
Bài tập vận dông1 : Kể lại câu chuyện “Nàng Tiên Èc” bằng lời của
một nhân vật, kết hợp tả ngoại hình của các nhân vật.
Gợi ý:
- Em đọc lại bài thơ “Nàng Tiên Èc”
- Đặt mình vào vai nhân vật bà già nghèo hoặc là con ốc rồi kể lại
câu chuyện.
- Chó ý đến ngơi kể, cách dùng từ xưng hơ.

Bài tập vận dụng 2 : Cho tình huống sau:
Tơi vừa về đến nhà và thật ngạc nhiên: “Nhà cửa sao mà sạch quá”.
Đặt mình vào vai nhân vật trong tình huống trên, em hãy kể lại câu
chuyện “Nàng Tiên Èc” bắt đầu từ tình huống này. Kết hợp với tả ngoại
hình các nhân vật.
Gợi ý:
- Em xác định tình huống nằm ở chi tiết nào trong truyện.


- Em xác định nhân vật trong tình huống trên.
- Em kể lại chuyện bắt đầu từ giữa câu chuyện. (sẽ đề cập rõ hơn ở
mục 2.4.1)
- Chó ý đến ngôi kể, cách dùng từ xưng hô và không lặp lại những
chi tiết đã kể.

Bài tập vận dụng 3 : Cho tình huống sau:
Tơi giật mình vì tiếng động. Lính tính mách bảo một điều gì đó. Tơi
vội đi tìm vỏ ốc nhưng ...ơi thơi! Nó đã vỡ tan.
Đặt mình vào vai nhân vật trong tình huống trên, em hãy kể lại câu
chuyện “Nàng Tiên Èc” bắt đầu từ tình huống này. Kết hợp với tả ngoại
hình các nhân vật.
Gợi ý:
- Em xác định tình huống nằm ở chi tiết nào trong truyện.
- Em xác định nhân vật trong tình huống trên.
- Em kể lại chuyện bắt đầu từ giữa câu chuyện. (sẽ đề cập rõ hơn ở
mục 2.4.1)
- Chó ý đến ngôi kể, cách dùng từ xưng hô và không lặp lại những
chi tiết đã kể.
VD 2: Bài “Kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật” (tuần 3, tiết 1)
Bài tập gốc 1: Chuyển lời dẫn gián tiếp trong đoạn văn sau thành

lời dẫn trực tiếp:
Vua nhìn thấy những miếng trầu têm rất khéo bèn hỏi bà hàng nước
xem trầu đó ai têm. Bà lão bảo chính tay bà têm. Vua gặng hỏi mãi, bà
lão đành nói thật là con gái bà têm.
Bài tập vận dông1 : Mượn lời của nhà vua (hoặc bà cụ), em hãy


chuyển lời dẫn gián tiếp trong đoạn văn sau thành lời dẫn trực tiếp:
Vua nhìn thấy những miếng trầu têm rất khéo bèn hỏi bà hàng nước
xem trầu đó ai têm. Bà lão bảo chính tay bà têm. Vua gặng hỏi mãi, bà lão
đành nói thật là con gái bà têm.
Gợi ý:
- Em xác định nhân vật mà mình sẽ vào vai.
- Xác định lời nói của từng nhân vật.
- Chó ý cách dùng từ xưng hơ và hình thức của lời dẫn.
Bài tập vận dụng 2 : Em hãy chuyển lời dẫn gián tiếp trong đoạn văn
sau thành lời dẫn trực tiếp bằng lời bằng lời của nhân vật đã nói câu:
“Những miếng trầu này têm thật là khéo!”
Vua nhìn thấy những miếng trầu têm rất khéo bèn hỏi bà hàng nước
xem trầu đó ai têm. Bà lão bảo chính tay bà têm. Vua gặng hỏi mãi, bà lão
đành nói thật là con gái bà têm.
Gợi ý:
- Em xác định nhân vật đã có câu nói của đề bài để vào vai.
- Xác định lời nói của từng nhân vật.
- Chó ý cách dùng từ xưng hơ và hình thức của lời dẫn.
Bài tập vận dụng 3 : Em hãy chuyển lời dẫn gián tiếp trong đoạn văn
sau thành lời dẫn trực tiếp bằng lời bằng lời của nhân vật đã nói câu: “Tơi
đã têm những miếng trầu này đấy.”
Vua nhìn thấy những miếng trầu têm rất khéo bèn hỏi bà hàng nước
xem trầu đó ai têm. Bà lão bảo chính tay bà têm. Vua gặng hỏi mãi, bà lão

đành nói thật là con gái bà têm.
Gợi ý:
- Em xác định nhân vật đã có câu nói của đề bài để vào vai.
- Xác định lời nói của từng nhân vật.


- Chó ý cách dùng từ xưng hơ và hình thức của lời dẫn.
Bài tập gốc 2: Chuyển lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn sau thành
lời dẫn gián tiếp:
Bác thợ hỏi H:
- Cháu có thích làm thợ xây khơng?
H đáp:
- Cháu thích lắm !
Bài tập vận dụng 1 : Mượn lời của bác thợ (hoặc của Hoè) chuyển
lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn sau thành lời dẫn gián tiếp:
Bác thợ hỏi H:
- Cháu có thích làm thợ xây khơng ?
H đáp:
- Cháu thích lắm !
Gợi ý:
- Em xác định nhân vật mà mình sẽ vào vai.
- Xác định lời nói của từng nhân vật.
- Chó ý cách dùng từ xưng hơ và hình thức của lời dẫn.
Bài tập vận dụng 2 : : Em hãy chuyển lời dẫn trực tiếp trong đoạn
văn sau thành lời dẫn gián tiếp bằng lời bằng lời của nhân vật đã nói câu:
“Hoè đã trả lời với tơi là thích lắm.”
Bác thợ hỏi H:
- Cháu có thích làm thợ xây khơng?
H đáp:
- Cháu thích lắm!

Gợi ý
- Em xác định nhân vật đã có câu nói của đề bài để vào vai.
- Xác định lời nói của từng nhân vật.


- Chó ý cách dùng từ xưng hơ và hình thức của lời dẫn.
Bài tập vận dụng 3 : : Em hãy chuyển lời dẫn trực tiếp trong đoạn
văn sau thành lời dẫn gián tiếp bằng lời bằng lời của nhân vật ở trong tình
huống sau: “Tơi nhìn bác với vẻ phấn khởi và trả lời...”
Bác thợ hỏi Hoè:
- Cháu có thích làm thợ xây khơng?
H đáp:
- Cháu thích lắm!
Gợi ý:
- Em xác định nhân vật đã có câu nói của đề bài để vào vai.
- Xác định lời nói của từng nhân vật.
- Chó ý cách dùng từ xưng hơ và hình thức của lời dẫn.
VD 3: Bài “Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện” (tuần 6, tiết
2)
Bài tập gốc 1: Dùa vào tranh và lời kể dưới tranh, kể lại cốt truyện
Ba lưỡi rìu:


Bài tập vận dụng: Dùa vào tranh và lời kể dưới tranh, kể lại cốt
truyện “Ba lưỡi rìu” bằng lời của chàng tiều phu hoặc cụ già.
Gợi ý:
- Em xác định các nhân vật trong truyện và nhân vật mình vào vai.
- Nắm vững ý của mỗi tranh và cốt truyện.
- Kể lại cốt truyện, chú ý cách dùng từ xưng hô.
Bài tập gốc 2: Phát triển ý nêu dưới mỗi tranh thành một đoạn

văn kể chuyện.
Về cơ bản, thiết kế đề cho đề gốc thứ hai cũng không khác với đề gốc
thứ nhất là nhấn mạnh đến việc lùa chọn vai giao tiếp và đưa ra một tình
huống giao tiếp bất kì trong cốt truyện để HS bắt đầu kể từ tình huống đó.
Tuy nhiên, vì đề bài u cầu viết đoạn nên ta chó ý thêm về hình thức đoạn
văn cũng như việc miêu tả ngoại hình, hành động và dẫn lời nói, ý nghĩ của


các nhân vật.
2.2. Xác định đối tượng giao tiếp (người đọc, người xem) cho
câu chuyện
2.2.1. Vai trò của đối tượng giao tiếp (người đọc, người xem) đối với
việc làm bài văn kể chuyện
Mét trong những yếu tố chi phối bài văn của HS đó chính là “đối
tượng giao tiếp”. Trong cuộc sống, HS phải tiếp xúc với nhiều người khác
nhau và trong từng trường hợp cụ thể các em phải giữ nhiều “vai” khác
nhau. Trong việc dạy TLV, nếu đối tượng giao tiếp bị gạt ra ngoài sự chú
ý của HS thì việc dạy làm văn sẽ rơi vào việc rèn kĩ năng làm văn chung
chung, khơng có đích tác động cụ thể và như vậy bài văn của HS sẽ là
những sản phẩm na ná nhau. Khi làm văn, HS cần biết mình đang trong
“vai” nào để lùa chọn chi tiết cần thông báo, ngôn từ để thể hiện, cách
mở đầu bài văn như thế nào để hấp dẫn...tất cả phải phù hợp với “vai” và
với đối tượng nghe, đọc bài văn của mình. Ngồi ra, nếu được chỉ định
đối tượng giao tiếp thì HS phải ý thức được mình đang “trị chuyện” cùng
ai; đang làm cho ai bị cuốn hót, bị chinh phục bởi vấn đề mình đang đề
cập. Trong trường hợp cho HS được quyền chọn đối tượng giao tiếp thì
chúng ta cần khơi gợi ở HS mong muốn được chia sẻ vấn đề với ai, mục
đích khi em chia sẻ vấn đề với đối tượng đó là gì,...
Đối với văn kể chuyện, đối tượng giao tiếp rất quan trọng, ảnh
hưởng từ việc chọn lùa ngôn từ, chi tiết đến cách xây dựng cốt truyện;

cách mở bài, kết bài... Trong trường hợp đề bài xác định rõ đối tượng giao
tiếp, GV cần hướng dẫn HS đối chiếu các chi tiết, các ngôn từ trong bài
viết để giúp các em hiểu được vì sao chọn chi tiết này là được hay chưa
được, dùng từ ngữ này, cách nói này phù hợp với đối tượng giao tiếp,
trong khi đó dùng từ ngữ kia, cách nói kia là khơng phù hợp. Nếu em kể


cho bà của mình, dĩ nhiên lời lẽ, cách sắp xếp các chi tiết, cách kết bài,
mở bài phải khác với kể cho em của mình. Vì những đối tượng này có sự
quan tâm, chú ý khác nhau về cùng một câu chuyện được nghe kể. Những
nét tâm lí khác nhau giữa các đối tượng là điều mà người kể cần lưu ý để
có sự chọn lùa chi tiết, thêm thắt các chi tiết phụ bên cạnh các chi tiết
chính, sắp xếp và phát triển cốt truyện nếu muốn thu hót, hấp dẫn người
nghe, đọc câu chuyện. Tuy nhiên, việc kể lại một câu chuyện cho phù hợp
với từng đối tượng cụ thể, phù hợp về tâm lí lứa tuổi, trình độ tư duy,
cách diễn đạt ngơn ngữ nói năng khơng phải là việc dễ. Thêm vào đó, dù
kể lại chuyện với bất cứ đối tượng nào; thêm, bớt các chi tiết như thế nào
cho phù hợp đối tượng thì vẫn phải đảm bảo u cầu khơng bỏ sót các
tình tiết quan trọng, tuân thủ một số ngôn ngữ đặc thù của truyện, đặc biệt
là các truyện cổ tích, thần thoại khơng hiện đại hố ngơn ngữ và các sự
việc trong truyện.
2.2.2. Đặc điểm đề bài hiện nay và các yêu cầu xác định đối tượng
giao tiếp
Trong phân môn TLV líp 4, các đề làm văn viết thư thể hiện rất rõ
đối tượng giao tiếp (viết thư gửi một bạn trường khác...; viết thư gửi một
người thân...) nhưng các đề văn kể chuyện thì hầu như khơng đề cập yếu
tố này, thường chỉ yêu cầu HS kể cái gì và kể như thế nào. Vì vậy, để rèn
kĩ năng kể chuyện theo hướng giao tiếp trong nội dung này, chúng ta có
thể làm như sau:
- Xác định yếu tố “đối tượng giao tiếp” cho đề bài đã ra: việc rèn kĩ

năng kể chuyện theo hướng giao tiếp được rèn chung với thực hành luyện
tập lí thuyết làm văn của bài dạy. Vì vậy, nếu bổ sung vào đề bài các nhân
tố giao tiếp thì vẫn khơng ảnh hưởng đến nội dung của bài dạy và thời
gian cũng không phải kéo dài thêm. Trong những trường hợp cụ thể, ta có


thể thêm vào đề yêu cầu về “vai” khi có thêm yếu tố “đối tượng giao
tiếp”, làm như vậy ta sẽ cùng lúc rèn được hai nội dung “vai và đối tượng
giao tiếp”. Như phần trên đã phân tích, khi có thêm yêu cầu về đối tượng
giao tiếp trong đề bài, GV cần hướng dẫn HS về cách sử dụng ngôn từ,
nhất là từ xưng hô; cách diễn đạt; cách mở bài, kết bài...
- Khuyến khích HS tự lùa chọn đối tượng giao tiếp: Trong cuộc
sống, HS có rất nhiều đối tượng giao tiếp, mong muốn được thể hiện mình
với nhiều người khác nhau. Vì vậy, GV có thể để HS tự lùa chọn đối
tượng giao tiếp cho mình bằng cách khơi dậy ở HS những ước muốn của
các em như: nếu câu chuyện xảy ra với em, ai là người em muốn kể lại;
em thích chia sẻ những suy nghĩ về ý nghĩa, nhân vật của câu chuyện với
ai; em muốn ai bị thu hót, bị chinh phục bởi câu chuyện em kể;...Dĩ nhiên,
khi yêu cầu HS lùa chọn đối tượng giao tiếp, GV cũng phải có sự hướng
dẫn về cách dùng từ, chọn lọc chi tiết,...
Sai phạm thường thấy của HS trong trường hợp này là các em
thường không nhất quán từ đầu đến cuối chuyện đối tượng mình kể, đầu
chuyện kể cho người này nhưng cuối chuyện lại kể cho người khác. Vì
vậy, về mặt dùng từ xưng hô thường là các em thiếu sự thống nhất chứ
khơng phải các em khơng biết cách dùng. HS cịng hay lo ngại không kể
đủ hết các ý trong truyện nên thường hay kể khơng có chọn lọc mà kể tất
cả các chi tiết. Để khắc phục điểm này, GV có thể hướng dẫn HS nên tập
trung vào những chi tiết chính phù hợp, hấp dẫn đối tượng giao tiếp, đề
cập Ýt hoặc không đề cập những chi tiết không cần thiết. GV cũng nên để
HS kể một cách hồn nhiên như các em nghĩ mình đang kể thực ngồi cuộc

sống, tránh dùng sự áp đặt cái mình nghĩ, mình muốn lên HS.
2.2.3. Một số dạng bài tập kể chuyện có nêu đối tượng giao tiếp
Nếu ra một đề làm văn có đối tượng giao tiếp thì chúng ta lưu ý chỉ


nên chỉ định những đối tượng gần gũi với cuộc sống của đa số HS như
cha mẹ, ông bà, anh chị em, bạn bè (bạn cùng líp, bạn hàng xóm, bạn ở
các líp học năng khiếu, bạn cùng tuổi ở một nơi nào đó,...), cần cân nhắc
thật kĩ nếu yêu cầu HS kể cho những đối tượng mà các em Ýt tiếp xúc
hoặc có tiếp xúc nhưng khơng có nhiều Ên tượng, tình cảm. Trong trường
hợp để HS lùa chọn đối tượng giao tiếp, chúng ta sẽ đặt ra yêu cầu này khi
hướng dẫn HS phân tích đề. Do đó, trong phần này chúng tơi chỉ ra một số
đề có yêu cầu về “đối tượng giao tiếp”.
VD 1: Bài “Kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật” (tuần 3, tiết 1)
Bài tập gốc: Chuyển lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn sau thành lời
dẫn gián tiếp:
Bác thợ hỏi Hoè:
- Cháu có thích làm thợ xây khơng?
H đáp:
- Cháu thích lắm !
Bài tập vận dụng : Đóng vai một người bạn của Hoè kể lại mẩu đối
thoại sau cho mẹ của bạn Êy bằng lời dẫn gián tiếp.
Bác thợ hỏi H:
- Cháu có thích làm thợ xây khơng?
H đáp:
- Cháu thích lắm!
Gợi ý:
- Em xác định lời kể của mình.
- Xác định đối tượng mình sẽ kể.
- Chuyển lời dẫn, chú ý đến cách xưng hô.

VD 2 : Bài “Cốt truyện” (tuần 4, tiết 1)
Bài tập gốc : Dùa vào cốt truyện trên, kể lại truyện Cây Khế


(Cốt truyện đã được đưa ra trước bài tập.)
Bài tập vận dông1 : Dùa vào cốt truyện trên, kể lại truyện Cây
Khế cho mét em nhá.
Gợi ý:
- Em xác định đối tượng nghe câu chuyện mình kể.
- Dù tính cách dùng từ và lùa chọn các chi tiết cần nhấn mạnh: Em
có thể dùng đại từ nhân xưng là anh hoặc chị; gọi em nhá là em, bé,...Em
kể theo trình tự thời gian để em nhỏ dễ theo dõi; em có thể nhấn mạnh đến
các chi tiết như; người em rất dễ tính (người anh u cầu điều gì người em
cũng đồng ý) và thật thà (chim bảo sao thì làm đúng như vậy), người anh
thì tham lam ( ln dành phần tốt về mình và khơng nghe lời chim may tói
quá to). Để kết thúc truyện, em có thể đặt một câu hỏi cho em nhỏ trả lời,
gây nên sự hứng thó cho trẻ.
- Chó ý đến cách xưng hơ và có thể miêu tả ngoại hình theo trí
tưởng tượng của em. Lưu ý đến cách dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp lời nói, ý
nghĩ của nhân vật.
Bài tậpvận dụng 2 : Dùa vào cốt truyện trên, kể lại truyện Cây Khế
theo lời của một nhân vật cho mét em nhá.
Gợi ý:
- Làm tương tự như trên. Tuy nhiên, với đề bài này em xác định
nhân vật mình sẽ vào vai nên cần thay đổi đại từ nhân xưng cho phù hợp
nhân vật, đặt trọng tâm nhiều vào các chi tiết, các suy nghĩ, lời nói của
nhân vật em sẽ vào vai.

VD 3 : Bài “Luyện tập phát triển câu chuyện” (tuần 9, tiết 2)
Bài tập gốc : Dùa vào đoạn trích kịch, hãy kể lại câu chuyện



Yết Kiêu theo gợi ý sau:
a) Chia đoạn
- Đoạn 1: Giặc Nguyên xâm lược nước ta.
- Đoạn 2: Yết Kiêu tới kinh đô Thăng Long, yết kiến vua Trần Nhân Tông.
- Đoạn 3: Cha của Yết Kiêu ở quê nhà nhớ con, nhớ câu chuyện
giữa hai cha con trước lúc lúc Yết Kiêu lên đường.
b) Cách trình bày: Nên chuyển lời đối thoại trong kịch thành lời kể
và lời dẫn gián tiếp. Chỉ giữ lại những lời đối thoại quan trọng.
Bài tập vận dụng 1 : Dùa vào đoạn trích kịch, hãy kể lại câu chuyện
“Yết Kiêu” cho một người bạn của em.
Gợi ý:
- Em xác định đối tượng nghe câu chuyện mình kể.
- Dù tính cách dùng từ và lùa chọn các chi tiết cần nhấn mạnh : Em
dùng từ xưng hô phù hợp như : tôi – bạn; cậu – tớ,...Vì đối tượng khoảng
tuổi em có tính hiếu động, thích sự mạo hiểm và hành động nên em có
thể mở bài bằng cách giới thiệu ưu điểm của nhân vật Yết Kiêu hoặc mô
tả những điều bạo ngược mà giặc Nguyên đã làm để tạo sự hấp dẫn ngay
từ đầu. Trong khi kể, em cũng có thể lồng vào việc miêu tả ngoại hình của
Yết Kiêu theo sự tượng tượng của mình và nhấn mạnh các hành động khi
Yết Kiêu yết kiến nhà vua.
Bài tập vận dụng 2 : Dùa vào đoạn trích kịch, hãy kể lại câu chuyện
“Yết Kiêu” cho một người bạn của em bằng lời của nhân vật Yết Kiêu.
Gợi ý :
- Làm tương tự như trên. Tuy nhiên, với đề bài này em xác định
nhân vật mình sẽ vào vai nên cần thay đổi đại từ nhân xưng cho phù hợp
nhân vật, đặt trọng tâm nhiều vào miêu tả hành động và lời nói của nhân
vật em vào vai.



×