Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Đóng góp của tự lực văn đoàn cho văn xuôi lãng mạn việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.07 KB, 34 trang )

MỤC LỤC
PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU
Trang
1. Lí do chọn đề tài………………………………………………2
2. Mục đích nghiên cứu………………………………………….2
3. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………3
4. Phạm vi đề tài nghiên cứu……………………………………. 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu………………………………………….3
6. Phương pháp nghiên cứu………………………………………3
7. Thời gian nghiên cứu………………………………………….3
PHẦN THỨ 2: NỘI DUNG
1
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN BÁI
TRƯỜNG THPT TRẦN NHẬT DUẬT
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“ ĐÓNG GÓP CỦA TỰ LỰC VĂN ĐOÀN CHO
VĂN XUÔI LÃNG MẠN VIỆT NAM”
TỔ NGỮ VĂN
Nhóm tác giả: Bùi Thị Cúc
Hoàng Thị Minh Thương
Ma Thị Hồng Thanh
Yên Bình, tháng 12 năm 2011
MỤC LỤC
PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU
Trang
8. Lí do chọn đề tài………………………………………………2
9. Mục đích nghiên cứu………………………………………….2
10.Đối tượng nghiên cứu…………………………………………3
11. Phạm vi đề tài nghiên cứu……………………………………. 3
12.Nhiệm vụ nghiên cứu………………………………………….3
13.Phương pháp nghiên cứu………………………………………3


14.Thời gian nghiên cứu………………………………………….3
PHẦN THỨ 2: NỘI DUNG
Chương I Cơ sở lí luận…………………………………………4
1. Các khái niệm được nói tới trong đề tài……………4
2. Kết luận…………………………………………… 5
Chương II Thực trạng của đề tài
Đóng góp của Tự lực văn đoàn cho văn xuôi hiện đại
Việt Nam……………………………………………. 5
1. Yêu cầu của lịch sử đối với cuộc cách tân văn học 5
2. Vai trò của Tự lực văn đoàn trong cuộc cách tân
Văn học ………………………………………… 7
Chương III Giải quyết vấn đề
Thứ nhất: Tìm hiểu yếu tố hiện thực và chất trữ tình
Lãng mạn trong truyện ngắn của Thạch lam……… 14
1. Nhà văn Thạch Lam ……………………………. 14
2. Yếu tố hiện thực và chất lãng mạn trữ tình trong
Truyện ngắn “ Hai đứa trẻ”………………………. 17
Thứ hai: Thiết kế bài giảng “ Hai đứa trẻ” của
Thạch Lam……………………………… 22
PHẦN THỨ 3: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 31
PHẦN THỨ 4: TÀI LIỆU THAM KHẢO 33
PHẦN MỞ ĐẦU
2
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Tự lực văn đoàn ra đời vào thập kỉ ba mươi của nước ta, là kết quả của sự
vận động xã hội ở Việt Nam, từ khi xã hội thuộc địa nửa phong kiến xuất hiện
một giai tầng mới là tầng lớp thị dân và trí thức. Nó ảnh hưởng nhất định đến
nền văn xuôi hiện đại Việt nam.
Qua học tập và qua thực tế giảng dạy nhiều năm cho thấy: Khi giảng một
tác phẩm nào đó, người thầy cần phải có một kiến thức rộng thì mới có cách

khai thác để hiểu đúng nội dung tác phẩm, mới tìm được một phương pháp
thích hợp, nhằm nâng cao trình độ nhận thức của học sinh.
Với ý nghĩa đó, những người viết sáng kiến kinh nghiệm này muốn cung
cấp một số kiến thức cơ bản về những đóng góp của nhóm Tự lực văn đoàn
cho nền văn xuôi hiện đại Việt Nam. Và khảo sát điều đó qua một tác phẩm cụ
thể của một thành viên nhóm “Tự lực văn đoàn” đó là truyện ngắn “ Hai đứa
trẻ” của nhà văn Thạch Lam.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Nội dung bài viết này không có tham vọng đi sâu, tỉ mỉ vào các đóng góp
của TLVĐ, mà chủ yếu đi một cách khái quát về những đóng góp cơ bản của
tổ chức văn học này cho văn chương nước nhà và sự ảnh hưởng của nó trong
việc cách tân nền văn học nước nhà. Từ đó đi sâu tìm hiểu một tác phẩm cụ
thể: truyện ngắn “ Hai đứa trẻ” của Thạch Lam, một thành viên chủ chốt của
nhóm “ Tự lực văn đoàn” để chứng minh cho những cách tân nghệ thuật và
quan điểm về sự cách tân văn học, cũng như đóng góp của nó cho văn xuôi
hiện đại Việt Nam. Từ đó có tính định hướng cho giáo viên và học sinh trong
quá trình dạy và học có thêm những kiến thức cơ bản và cách khai thác tiếp
nhận tác phẩm văn học của Thạch Lam.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đóng góp của TLVĐ đối với quá trình hiện đại hoá của văn học Việt nam.
Phương pháp lãng mạn trong sáng tác văn học và ảnh hưởng của nó đối với
Việt nam trong ba thập kỉ đầu của thế kỉ 20.
3
Nhà văn Thạch Lam và truyện ngắn “ Hai đứa trẻ”
4. GIỚI HẠN PHẠM VI NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Bài viết này nghiên cứu trong phạm vi của văn học Việt nam trong các
giai đoạn phát triển. Đặc biệt đi sâu vào phần văn học giai đoạn từ đầu thế kỉ
20 đến cách mạng tháng Tám 1945. Đi một cách khái quát đại cương về vai
trò của nhóm “ Tự lực văn đoàn” đóng góp cho văn xuôi hiện đại Việt Nam và
nhà văn Thạch Lam cùng truyện ngắn “ Hai đứa trẻ” trong chương trình ngữ

văn lớp 11 hiện hành.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu về tính lí luận, tính khoa học và sự phát triển có tính qui luật
của văn học hiện đại Việt Nam, trong đó đi sâu trọng tâm vào phần kiến thức
vai trò cách tân nghệ thuật của nhóm “ Tự lực văn đoàn” cho văn xuôi hiện đại
Việt Nam thập kỉ 30 của thế kỉ XX. Đặc biệt đi sâu tìm hiểu cách khai thác và
tiếp nhận tinh thần cách tân đó qua một tác phẩm cụ thể đó là chất hiện thực
và trữ tình lãng mạn trong truyện ngắn “ Hai đứa trẻ” của Thạch Lam.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đọc và tự nghiên cứu qua các tài liệu tham khảo của các giáo sư đầu
ngành về lĩnh vực văn học Việt Nam.
Qua thực tiễn giảng dạy nhiều năm để rút ra những đánh giá có tính tổng quát.
Qua việc tham khảo trắc nghiệm đối với học sinh trong nhận thức vấn đề
từ khái quát đại cương đến tiếp nhận một tác phẩm cụ thể.
7. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Năm học 2009- 2010 và năm học 2010 -2011.

4
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1. Các khái niệm được nói tới trong đề tài
- Chủ nghĩa lãng mạn: Chủ nghĩa lãng mạn là một khái niệm, một thuật ngữ văn
học nhằm chỉ một trường phái sáng tác văn học xuất hiện ở châu âu thế kỉ thứ
XIX. Đó là trường phái nghệ thuật hình thành và phát triển trong hoàn cảnh của
chủ nghĩa tư bản phát triển, có nguyên tác sáng tác riêng, nhằm giải phóng cái
tôi cá nhân trong trí tưởng tượng lãng mạn bay bổng của nghệ thuật, thoả mãn
được giãi bày chân thực cái tôi nội cảm của nhà văn. Chủ nghĩa lãng mạn nhanh
chóng ảnh hưởng hầu khắp các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam- đó là
khi lịch sử nhân loại đã sang trang của thời kì hiện đại: sự thắng thế của tinh thần
dân chủ trong xã hội tư bản khi chế độ quân chủ phong kiến nhanh chóng bị

chôn vùi bởi các cuộc cách mạng tư sản trên thế giới.
- Tự lực văn đoàn: Là một tổ chức văn học công khai theo trường phái lãng
mạn của văn học Việt Nam ra đời từ 1939 đến cách mạng tháng tám 1945.
Nhóm này hoạt động mạnh nhất, có nhà xuất bản riêng( Nhà xuất bản đời
mới) kinh doanh phát đạt.
- Phong cách nghệ thuật: Phong cách nghệ thuật là cá tính sáng tạo riêng của
mỗi nhà văn. Phong cách nghệ thuật được hình thành từ quan điểm thẩm mĩ
nghệ thuật, tư tưởng nghệ thuật và biệt tài ngôn ngữ riêng cùng những cảm
hứng sáng tác riêng, đề tài quen thuộc của mỗi nhà văn. Phong cách nghệ
thuật cá nhân còn ảnh hưởng bởi phong cách nghệ thuật thời đại như: Trường
phái văn học, phương pháp sáng tác…
- Truyện ngắn hiện đại: Truyện ngắn hiện đại là truyện được ra đời và phát
triển ở thời kì văn học đã có sự cách tân nghệ thuật theo xu hướng hiện đại.
Nó có đặc điểm khác biệt so với truyện ngắn cổ điển ở chỗ: tính sáng tạo riêng
biệt theo phong cách nghệ thuật của mỗi nhà văn,nó không bị ảnh hưởng bởi
những tính ước lệ qui phạm về nội dung cũng như hình thức nghệ thuật. Nó
được viết theo thể văn xuôi, những câu văn xuôi co duỗi nhịp nhàng theo điệu
của cảm xúc tâm trạng nhân vật. Đặc biệt nó đi sâu khai thác tâm lí nhân vật,
5
với những rung động mong manh tinh tế nhẹ nhàng nhất, hoặc bi đát đau khổ
quằn quại nhất…
- Chất hiện thực trong một tác phẩm văn học: Là những yếu tố hiện thực đời
sống được nhà văn đưa vào tác phẩm, tái hiện nó một cách chính xác tinh vi
nhất, bản chất nhất và khaí quát nhất, điển hình nhất.
- Chất lãng mạn trong một tác phẩm nghệ thuật: Là yếu tố của cảm xúc nghệ
thuật được thăng hoa bay bổng. được biểu hiện chủ yếu là hiện thực của tâm
trạng nhân vật với những rung động tinh tế nhẹ nhàng, hay mơ hồ, hay say
đắm mãnh liệt, thiết tha hoặc khổ đau quằn quại…Nó chính là hiện thực của
thế giới nội tâm vô cùng tinh tế sâu sắc của con người. Đây cũng là nét nổi
bật của yếu tố lãng mạn của chủ nghĩa lãng mạn: Nhà văn lãng mạn thông qua

hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm của mình mà nhằm giãi bày cái tôi nội
cảm của mình một cách tài hoa nhất, riêng biệt nhất.
2. Kết luận
Với những khái niệm trên đây, hi vọng sẽ giúp các bạn đồng nghiệp có
điều kiện để tiếp nhận một cách đầy đủ, chính xác kiến thức mà chúng tôi
trình bày trong bài viết này
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI
Đóng góp của Tự lực văn đoàn cho văn xuôi hiện đại Việt Nam
Khi đọc hiểu một văn bản văn học, người đọc văn cần có kiến thức sâu
rộng về vấn đề đó như: Yếu tố lịch sử tác động như thế nào đến sự phát triển
của hiện tượng văn học, bản chất của hiện tượng văn học đó đã tồn tại và phát
triển như thế nào trong quá trình phát triển của lịch sử văn học dân tộc? Bản
chất nội dung và nghệ thuật cùng những qui tắc nghệ thuật của hiện tượng văn
học hoặc trào lưu văn học…Từ sự hiểu đó mới có cơ sở đi sâu khám phá tác
phẩm cụ thể của một nhà văn cụ thể. Tiếp nhận văn học có nhiều cấp độ, song
để hiểu sâu sắc tác phẩm văn học ở góc độ lí luận khoa học thì nhất thiết
người đọc văn phải có kiến thức cơ bản về cội nguồn nảy sinh ra nó, đó là trào
lưu sáng tác và yếu tố văn hoá lịch sử tác động trực tiếp tới tư tưởng thẩm mĩ
6
của nhà văn. Khai thác tác phẩm văn học phải dựa trên cơ sở lí luận đó mới
mong có sự tiếp nhận đúng đắn, sâu sắc.
1. Yêu cầu của lịch sử đối với cuộc cách tân văn học.
Hiện thực đời sống xã hội không chỉ là đối tượng phản ánh của một nền
văn học nhất định, mà còn là một nhân tố làm nảy sinh chính nền văn học ấy.
tronh mối quan hệ biện chứng này, ở đầu thế kỉ 20 ở nước ta đã xuất hiện đầy
đủ tiền đề cho một nền văn học hiện đại ra đời.
Đầu thập kỉ 20 của thế kỉ 20, thực dân Pháp đã thực hiện ở Việt Nam hai
cuộc khai thác thuộc địa để bù đắp vào lỗ hổng kinh tế trong nước do cuộc đại
chiến thế giới thứ hai gây ra. Xã hội Việt Nam do đó cũng biến đổi theo. Giai
cấp tư sản Việt Nam tuy còn yếu ớt, hình thành từ cuộc khai thác lần thứ nhất,

đến giữa thập kỉ 20 bắt đầu hoạt động khá mạnh. Một số đơn vị kinh doanh
nổi tiếng xuất hiện ở ba miền Nam, Trung, Bắc. Các đô thị mọc lên rất nhanh
theo đà phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Việc buôn bán cũng bắt
đầu sôi động ở các thành phố lớn. Bộ máy viên chức của thực dân và phong
kiến đã có một qui mô hoàn chỉnh. Một tầng lớp tiểu tư sản đến đầu thập kỉ 30
đã chiếm một tỉ lệ không nhỏ trong dân số đô thị. tầng lớp này bao gồm các
tiểu thương, tiểu chủ, viên chức, giáo viên, học sinh, sinh viên, những người
làm nghề tự do ( luật sư, nhà báo, nhà văn ) lên tới 35 vạn người. Hầu hết các
tầng lớp và giai cấp trên đây đều sống ở đô thị. Một lối sống tư sản hoá được
gọi là “ văn minh thành thị” lan tràn trong tầng lớp tư sản và tiểu tư sản trên.
Năm 1915 Thực dân Pháp bắt buộc bãi bỏ khoa thi Hương ở Bắc kì, năm
1919 khoa thi hội cuối cùng cũng bác bỏ ở Huế, kết thúc một khoa cử nặng nề
thối nát. Từ đây trong các trường học người ta say sưa học tiếng Pháp, văn học
pháp
Sự tiếp xúc văn hoá trên đây đã đem đến cho tầng lớp thanh niên tiểu tư sản
những tình cảm mới, rung động mới họ yêu đương mơ mộng, vui buồn không
giống các cụ ngày xưa. Điều mà ông Lưu Trọng Lư nêu lên công khai trong
buổi diễn thuyết tại nhà học Qui Nhơn hồi tháng 6 năm 1943 : “ Các cụ ta ưa
các màu đỏ choét, ta thì ưa các màu xanh nhạt. Nhìn một cô gái ngây thơ xinh
7
đẹp , các cụ cho là tội lỗi, ta thì như dược đứng trước một cánh đồng xanh mát
mẻ. Cái ái tình của các cụ chỉ là hôn nhân, ta thì đủ muôn hình vạn trạng: Cái
tình gần gũi, cái tình xa xôi, cái tình trong giây lát, cái tình ngàn thu ”.
Sự tiếp xúc với văn hoá phương Tây và lối sống đô thị hoá cũng làm cho
ý thức cá nhân nảy nở và phát triển khá nhanh lấn át ý thức cộng đồng xưa cũ.
Họ muốn khẳng định cái tôi cá nhân trong gia đình và ngoài xã hội, và muốn
khẳng định điều đó trong văn chương. Họ có quan điểm hoàn toàn khác với
thế hệ trước về cái đẹp, về đạo đức nhân sinh, đặc biệt là về văn học nghệ
thuật. Họ cho rằng những qui phạm chặt chẽ của nền văn học cổ đã là vật cản
trên chặng đường tự do dân chủ hoá nền văn học nước nhà. Họ lên tiếng

chống lại sự trói buộc của thi pháp cổ mang tính phi ngã một thời đã là mẫu
mực của văn học nghệ thuật. Họ đòi hỏi phải cách tân để thoả mãn nhu cầu
thẩm mĩ mới, và kích thích cá tính sáng tạo trong văn học nghệ thuật.
2. Vai trò của Tự lực văn đoàn trong cuộc cánh tân văn học Việt Nam.
2.1 Tinh thần chung
Tự lực văn đoàn là một tổ chức văn học ra đời năm 1939, và tồn tại cho
đến trước cách mạng tháng Tám. Trụ sở đặt tại 80 đường Quán Thánh Hà Nội.
Số thành viên gồm: Nguyễn Tường Tam( Nhất Linh ; Bảo Sơn: Truyện ngắn;
Đông Sơn: vẽ ; Tân Việt: thơ) Nguyễn Tường Long( Hoàng Đạo, Tứ Li)
Nguyễn Tường Lân ( Thạch lam), Trần Khánh Dư (Khái Hưng, Nhị linh), Hồ
trọng Hiếu (Tú Mỡ), Nguyễn Thứ Lễ(Thế lữ, Lê Ta), về sau thêm Ngô Xuân
Diệu và Trần Tiêu.
Ngoài số thành viên này ra còn có sự cộng tác của nhiều văn nghệ sĩ nổi
tiếng khác như: Trần Phú Tứ, Thanh Tịnh, Huy Cận,Tô Ngọc Vân, Cát Tường
Tôn chỉ của tự lực văn đoàn gồm 10 điểm sau
1. Tự sức mình làm ra những giá trị văn chương chứ không phiên dịch
sách nước ngoài, mục đích làm giàu thêm văn hoá nước nhà.
2. Soạn hay dịch những sách có tư tưởng xã hội, chú ý làm cho con người
và xã hội ngày một hay hơn.
8
3. Theo chủ nghĩa bình dân, soạn những sách có tính cách bình dân, và cổ
động người khác có tư tưởng bình dân.
4. Dùng một lối văn giản dị, dễ hiểu, ít chữ Nho, một lối văn có tính cách
An Nam.
5. Lúc nào cũng mới, trẻ, yêu đời, có chí phấn đấu và tin ở sự tiến bộ.
6. Ca tụng những nét hay, vẻ đẹp của nước ta mà có tính cách bình dân,
khiến cho người khác đem lòng yêu nước một cách bình dân, không có tính
cách trưởng giả quí phái.
7. Trọng tự do cá nhân.
8. Làm cho người ta hiểu rằng đạo Khổng không hợp nữa.

9. Đem những phương pháp văn học Thái Tây áp dụng vào văn chương
An Nam
10. Theo 1 trong 9 điều này cũng được, miễn là đừng trái với những điều khác.
Tôn chỉ của TLVĐ đã thể hiện hoài bão về văn hoá dân tộc. Đặc biệt là đề
cao cá tính sáng tạo và quyền tự do cá nhân. Trong lịch sử phát triển nhân loại,
chủ nghĩa cá nhân là một một bước tiến bộ trong quá trình con người giành
quyền sống.
Đa sầu, đa cảm trở thành cái mốt trong sáng tác thơ văn: Không ốm mà
rên, không đau cũng khóc, người ta gọi đó là căn bệnh thời đại. Chủ trương
của TLVĐ là nhằm xua tan căn bệnh đó.
Chủ trương của TLVĐ phấn đấu cho sự tiến bộ của văn học.
- Cổ vũ phong trào Thơ Mới:
Nhà làm thơ cũ cân nhắc từng chữ, cốt ý để câu văn được chuẩn, đọc lên
nghe cho kêu, có những chữ đối chọi thần tình, khéo léo. Nhà làm thơ mới cân
nhắc từng chữ xem chữ nào diễn dạt được cái cảm của mình, tả được cái ý của
mình đúng hơn hết xem phải cần đến chữ nào, câu thơ mới có điệu khả dĩ tả
được sự rung động của linh hồn.
Thơ cũ chưa bao giờ tả được như thơ mới những cảnh vui hay buồn, âm
thầm hay lộng lẫy, những nỗi yêu thương nhớ tiếc hay lo sợ, những tính tình
trong lòng người, cao hơn nữa những sự nhiệm màu huyền bí của đời người,
9
của vũ trụ. Những bài thơ của Thế lữ đã chứng tỏ rằng thơ mới đã vượt qua sự
chật hẹp của thơ cũ mà đi vào con đường khác rộng rãi tốt đẹp hơn.
Trong một bài viết Lê Ta đã thẳng thắn bênh vực thơ mới: “ Các ông
không biết rằng thơ bao giờ cũng phải có luật không phải cái luật hẹp hòi,
hạn câu, chọn chữ là một lối rất tiện cho những người khúm múm thi thố cái
tiểu xảo của mình. Nhưng thơ phải có luật cao siêu hơn, thiêng liêng hơn:
Mình biểu lộ tâm trạng mình một cách êm ái hay tha thiết, hùng tráng du
dương theo cái bản lĩnh của riêng mình, không bao giờ chịu theo tư tưởng
tình cảm của người khác”

2.2. Những đóng góp về nội dung tư tưởng của văn xuôi Tự lực văn đoàn.
a. Đấu tranh nhằm giải phóng cái tôi cá nhân ra khỏi sự ràng buộc của lễ
giáo và chế độ đại gia đình phong kiến.
Phẩm chất tư tưởng nổi bật trong tiểu thuyết của TLVĐ là chống lễ giáo
phong kiến khẳng định bản ngã xã hội. Phần lớn các tác phẩm của Khái hưng,
Nhất linh đều nhằm khẳng định cái tôi cá nhân của những con người hấp thụ
nền văn minh Âu hoá. Đòi tự do yêu đương, tự do kết hôn, chống lại sự can
thiệp thô bạo của lễ giáo đại gia đình phong kiến.
Thực ra, ý thức cá nhân từ trước đã xuất hiện trong lớp nhà Nho tài tử phóng
khoáng. Đó là loại Nho sĩ quí trọng tài tình, sắc đẹp hơn phúc ấm công danh.
Mong ước gặp giai nhân hơn cả minh quân lương tướng. Chính “những đứa con
hư” của giai cấp phong kiến đó đã sáng tác ra những khúc ngâm chứa chan tình
cảm, những truyện nôm ca tụng tình yêu, những bài ca trù phóng khoáng.
Trong thực tế, lễ giáo phong kiến tồn tại bao đời bám rễ rất sâu vào ý thức
của nhiều thế hệ thời đại gia đình phong kiến, vẫn còn là lực cản của ý thức cá
nhân. Điều này đã được phản ánh trong Tố Tâm của Hoàng Ngọc phách. Đạm
Thuỷ và Tố Tâm yêu nhau nồng nàn say đắm tưởng có thể vượt qua được lễ
giáo phong kiến để tiến đến cái đích cuối cùng của tình yêu. Nhưng họ đã bị lễ
giáo phong kiến chặn đứng. ý thức cá nhân hồi đầu thế kỉ 20 chưa đủ mạnh để
bắt lễ giáo khuất phục. Cuối cùng Đạm Thuỷ đã khuyên Tố Tâm đầu hàng. Tố
10
Tâm phải miễn cưỡng xuất giá lấy người chồng mà nàng không yêu. Sau đó
ốm tương tư mà chết.
Đến vai trò của TLVĐ, mở màn cho cuộc đấu tranh này là Khái Hưng với
“Hồn bướm mơ tiên”. Là câu chuyện tình lãng mạn của đôi trai gái. Lan là
một thiếu nữ xinh đẹp, mồ côi cha mẹ từ bé, phải ở với người chú. Ông này
bắt Lan phải lấy con một nhà giàu trong làng. Nàng không chịu nên đã đi tu ở
chùa Long giáng. Tại đây, Lan gặp Ngọc, là cháu của sư cụ trụ trì ngôi chùa
này. hai người yêu nhau và chỉ nguyện yêu nhau trong tâm ttưởng. Một tình
yêu thoát tục nấp dưới bóng của từ bi phật tổ. Tiếp truyện này Khái Hưng viết

tiếp “ Nửa chừng xuân” với nhân vật cô Mai, đã khẳng định ý thức cá nhân rất
rõ rệt, một tinh thần đấu tranh chống lễ giáo phong kiến tương đối quyết liệt.
Mai và Lộc yêu nhau, lúc đầu họ bất chấp sự ngăn cản của bà Phán- mẹ Lộc.
Mai có thai, bà Phán đã tìm cách chia rẽ đôi tình nhân bằng cách mạo một bức
thư tình của một chàng trai khác viết cho Mai và cố tình để cho Lộc nhìn thấy.
Lộc ghen, hiểu lầm Mai. Mai cùng em trai bỏ lên Phú Thọ sinh sống. Bà Phán
bắt Lộc lấy vợ khác, đáng tiếc vợ Lộc lại vô sinh. Khi biết Mai có con trai với
Lộc, bà Phán đã lên Phú Thọ định bắt cháu nội về. Mai kiên quyết không cho
bà Phán bắt. Lộc hiểu ra vấn đề, đau khổ có ý nối lại duyên tình với Mai, song
cô kiên quýêt từ chối. Mai nói với Lộc lời chia tay vĩnh viễn “ Hai ta tuy ở hai
nơi, nhưng tâm hồn luôn nhớ về nhau là được rồi”. Qua nhân vật Mai ta thấy
truyện của Khái Hưng đã đề cao tinh thần tự do yêu đương, dám yêu và dám
vượt lễ giáo phong kiến để thoả mãn nhu cầu hạnh phúc lứa đôi không còn
thuần tuý trong tâm tưởng mà đã vượt rào phong kiến để hưởng thụ hạnh phúc
đích thực cả về tâm hồn lẫn thể xác. Một mặt ta thấy ý thức về cái tôi cá nhân
của Mai rất cao. Mai dám làm dám chịu, Mai không cam chịu làm vợ bé như
bao người phụ nữ khác trong xã hội phong kiến.
Tiểu thuyết “Lạnh lùng” và “Đoạn tuyệt” của Nhất Linh được xem là bản
tuyên ngôn của lớp thanh niên mới chống chế độ đại gia đình phong kiến lúc
bấy giờ. Một số cuốn tiểu thuyết của tự lực văn đoàn như “Nửa chừng xuân”,
“Đoạn tuyệt”, “Lạnh lùng” một mặt đã phản ánh khát vọng cháy bỏng được
11
tự do trong tình yêu và hôn nhân của tuổi trẻ, mặt khác cổ vũ họ trong cuộc
đấu tranh đòi bản ngã và quyền sống. Vì vậy một số tác phẩm của Tự lực văn
đoàn vừa có tính chiến đấu, tính hiện thực và tinh thần nhân văn.
b. Những biểu hiện của tinh thần dân tộc.
Tinh thần dân tộc là một trong những vẻ đẹp tâm hồn Việt Nam.Tinh thần
ấy được phản ánh trong nghệ thuật, là nét đặc trưng nghệ thuật nổi bật của văn
học chân chính từ trước đến nay. Đó là niềm tự hào về đất nước Việt Nam tươi
đẹp, về truyền thống văn hoá độc đáo, là lòng thương yêu đùm bọc lẫn nhau

trong cuộc sống sản xuất và chiến đấu, là ý thức tự chủ tự cường, ý chí bất
khuất trước kẻ thù xâm lược Những yếu tố trên đây của tinh thần dân tộc ít
nhiều đều tìm thấy trong tác phẩm của TLVĐ.
Thực ra trước khi TLVĐ ra đời, Nguyễn Tường Tam đã bộc lộ thái độ phê
phán gay gắt đối với chế độ thuộc địa đương thời qua truyện ngắn “Người
quay tơ”và “nô lệ”. Đó là câu chuyện về một thanh niên trí thức tham gia
phong trào yêu nước bị thực dân Pháp bắt đầy ra Côn Đảo. Người vợ ở nhà
quay tơ dệt lụa nuôi dưỡng mẹ chồng. Mẹ mất, nàng xin nhà nước ra Côn Đảo
với chồng và sinh được một đứa con trai. Nghe lời khuyên của chồng, nàng
đưa con về quê, ít lâu sau được tin chồng tự tử, rồi tiếp đến con chết, nàng quá
đau khổ hoá điên. Tác phẩm là lời lên án chế độ thực dân đương thời. Tất
nhiên, dưới sự kiểm duyệt gắt gao của thực dân, nên nhà văn chỉ dùng cách
nói ám chỉ.
Tinh thần dân tộc cũng dễ dàng nhận thấy ở những trang phóng sự của
Hoàng Đạo trong “ Trước vành móng ngựa”. Đây là tập phóng sự vừa có tính
hài biếm, vừa có giọng điệu bi thương. Sau khi tốt nghiệp cử nhân luật, Hoàng
Đạo được bổ làm tham tán lục sự ở toà án. Có lẽ trong thời gian này ông đã
thu thập được nhiều điều tai nghe mắt thấy ở các phiên toà để dựng nên phóng
sự này.Những trang viết của ông đề cập đến nhiều vấn đề xã hội đương thời:
Từ tội ác của thực dân đầu độc và bần cùng hoá nhân dân, cho đến nỗi thống
khổ mà nhân dân lao động phải chịu.
12
Chỉ điểm qua một vài tác phẩm ta cùng thấy rõ tiếng nói yêu nước, tinh
thần dân tộc của văn xuôi TLVĐ.
2.3. Những cách tân trong nghệ thuật văn xuôi.
a. Một bước tổng hợp mới giữa ảnh hưởng của văn hoá Đông, Tây và truyền
thống văn học dân tộc.
Trong cuốn “ Thi nhân Việt Nam” Hoài Thanh đã viết: Sự gặp gỡ với các
nước phương Tây là một cuộc biến thiên lớn nhất trong lịch sử Việt Nam
trong mấy mươi thế kỉ”.

Các nhà tiểu thuyết Việt Nam tiếp thu được những tư tưởng tiến bộ của các
nhà tư tưởng Pháp. Học tập được ở các nhà văn lớn của pháp cách tiếp cận hiện
thực, cách kết cấu tác phẩm cho đến cách xây dựng nhân vật, ngôn ngữ diễn tả.
Họ hướng đề tài vào tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã hội, quan tâm tới từng
số phận của mỗi cá nhân trong cộng đồng. Kết cấu tiểu thuyết hiện đại đã xa rời
với lối tiểu thuyết chương hồi thời phong kiến. Thời gian nghệ thuật không
tuân theo trình tự vật lí mà đan xen, phức tạp. Tiểu thuyết hiện đại quan tâm
dựng tính cách nhân vật nhiều hơn là mô tả các sự kiện xã hội. Đi sâu vào miêu
tả tâm lí nhiều hơn là nói về các mối quan hệ đơn thuần.Ngôn ngữ gần gũi với
đời sống hàng ngày trong cuộc sống thực. Cách diễn đạt trong sáng, không còn
lối văn biền ngẫu, những ước lệ qui phạm nặng nề.
b. Một bước tiến mới trong nghệ thuật miêu tả nhân vật và thiên nhiên.
Với tiểu thuyết, nhân vật là phương tiện chủ yếu để nhà văn khái quát
cuộc sống, là yếu tố cơ bản để thể hiện tư tưởng chủ đề.
- Tiểu thuyết của TLVĐ đã cách tân trong việc miêu tả nhân vật ở nhiều
phương diện.
- Tả vẻ đẹp thể chất- Ngoại hình nhân vật thường đẹp dù nhân vật đó là
loại người nào trong xã hội.
- Đi sâu tả thế giới nội tâm nhân vật, với những biến thái tinh tế của cảm
xúc, suy nghĩ.
- Miêu tả thiên nhiên trong mối quan hệ hoà hợp với con người.
c. Sự đổi mới cốt truyện và kết cấu trong các thể loại tiểu thuyết và truyện ngắn.
13
Cốt truyện là một chuỗi các sự kiện liên quan với nhau một cách nghệ
thuật, phản ánh cuộc sống và các xung đột xã hội. Qua đó tính cách được hình
thành và phát triển trong các mối quan hệ qua lại nhằm làm sáng tỏ chủ đề và
tư tưởng tác phẩm
Kết cấu của văn xuôi TLVĐ chú ý tới từng chi tiết của tính cách nhân vật
để góp phần bộc lộ rõ nhất tính cách nhân vật.
d. Sự đổi mới ngôn ngữ và giọng điệu văn xuôi.

Ngay từ khi thành lập TLVĐ đã chủ trương mộ lối văn bình dân, có tính
cách An Nam. Câu văn xuôi co xuỗi nhịp nhàng theo điệu của cảm xúc và tính
cách nhân vật, chứ không khuôn mẫu cứng nhắc như văn học cổ. Ngôn ngữ là
lời ăn tiếng nói của cuộc sống đời thực.
Kết luận.
Những kiến thức khái lược trên đây sẽ gợi ý cho học sinh và giáo viên có
cách tiếp cận tốt hơn với văn xuôi lãng mạn Việt nam một thời đã làm say
đắm bao trái tim độc giả và cho đến ngày nay nó vẫn còn nguyên giá trị.
Việc áp dụng những kiến thức văn học trên đây đã đem lại cho giáo viên
khi giảng dạy có một độ thoáng nhất định trong quá trình hướng dẫn học sinh
tiếp cận các tác phẩm trong chương trình học. Bản thân học sinh cảm thấy
hứng thú khi tiếp xúc với những kiến thức mới, tạo được độ gợi mở trong tư
duy nghệ thuật. Đặc biệt là với đối tượng học sinh khá giỏi. Các em sẽ có một
cái nhìn tổng quát về một vấn đề văn học. Do vậy việc nghiên cứu trên đây
không chỉ bổ ích cho thầy dạy mà còn có ích cho học sinh trong quá trình học
tập và thi cử.
14
CHƯƠNG III: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
THỨ NHẤT: TÌM HIỂU YẾU TỐ HIỆN THỰC VÀ CHẤT TRỮ TÌNH
LÃNG MẠN TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA THẠCH LAM
Để rõ hơn cho đóng góp của Tự lực văn đoàn đối với văn xuôi Việt Nam
hiện đại, phần tiếp theo chúng ta sẽ xét một truyện ngắn xuất sắc của một
thành viên của nhóm- nhà văn Thạch Lam với truyện ngắn Hai đứa trẻ.
Bài viết không tham vọng đi sâu làm rõ cho những vấn đề như : cách tân
về nghệ thuật; những biểu hiện của tinh thần dân tộc; vấn đề đấu tranh giải
phóng cái tôi cá nhân ra khỏi lễ giáo phong kiến Biết rằng đây là những
đóng góp lớn của Tự lực văn đoàn và cũng là của trào lưu văn học lãng mạn
30 – 45 nói chung đối với văn xuôi Việt Nam hiện đại. Song trong khuôn khổ
của một bài tập nhỏ, hơn nữa tính thiết thực cho việc giảng dạy ở nhà trường
phổ thông là cần thiết.Vì thế bài viết này, tập trung đi sâu tìm hiểu và làm rõ :

“Yếu tố hiện thực và chất trữ tình lãng mạn trong một truyện ngắn của Thạch
Lam”. Đây cũng là nét riêng mới mẻ góp phần làm nên diện mạo chung
phong phú cho nền văn xuôi Việt Nam hiện đại mà nhóm Tự lực văn đoàn đã
đưa lại. Hơn nữa, vấn đề đưa ra để tìm hiểu trong bài viết này cũng là một
trong những định hướng quan trọng,đúng đắn và thiết thực cho việc thiết kế
bài giảng về truyện ngắn Hai đứa trẻ trong chương trình giảng dạy lớp 11 ở cả
chuẩn và nâng cao.
1. Nhà văn Thạch Lam
Thạch Lam ( 1909 – 1942) tên thật là Nguyễn Tường Vinh sau đổi thành
Nguyễn Tường Lân, quê nội làng Cẩm Phô, Hội An, Quảng Nam. Quê ngoại
Cẩm Giàng, Hải Dương. Thuở nhỏ, Thạch Lam sống với gia đình ở quê ngoại,
sau đó theo cha chuyển sang Thái Bình tiếp tục bậc tiểu học. Lớn lên, ông
cùng gia đình chuyển ra Hà Nội, học trường Canh nông. Thạch Lam bắt đầu
hoạt động văn học từ 1932, thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn. Ông tham
gia biên tập các tờ tuần báo Phong hoá, ngày nay. Thạch Lam mất vì bệnh lao
tại Hà Nội.
15
Tác phẩm chính: Các tập truyện ngắn Gió đầu mùa (1937), Nắng trong
vườn (1938) Sợi tóc (1942), tiểu thuyết Ngày mới ( 1939) tập tiểu luận Theo
dòng ( 1941)
Văn chương của Thạch Lam là những trang đẹp. Cho đến nay nó càng lôi
cuốn tâm hồn những con người đương đại, những con người đã trải qua hai
cuộc chiến có và lửa thảm khốc. Thoát ra khỏi không gian, thời gian của
“ Vầng trăng quầng lửa”. Con người hôm nay tìm về Thạch Lam như nhu cầu
tìm về một cõi hiền hoà, yên tĩnh, dịu dàng… về một cõi mình có thể lắng
nghe mình, về thời gian của “ Gió đầu mùa” Về không gian của “ Nắng trong
vườn”, hương vị của “ Hà Nội băm sáu phố phường”
Văn chương của Thạch Lam là những trang hiện thực thoáng qua, những
dấu ấn còn lại trong cảm nhận của ta sau một cơn gió nhẹ…dấu ấn miên man.
đó là chủ nghĩa hiện thực không tả thực, một chủ nghĩa hiện thực mĩ thuật. ở

đây không có rùng rợn và bão tố, không có sần sùi gồ ghề kịch tính…tất cả
chỉ đẹp và tinh tế; Những “ Dưới bóng hoàng lan” “ Đứa con đầu lòng”…đi
nhẹ vào tâm thức ta, sâu lắng, khó quên.
Thời văn học Việt Nam thập kỉ 30- 40, các tư tưởng nghệ thuật dẫu đứng
phía nào, ở nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh, ở chủ nghĩa
hiện thực hay chủ nghĩa lãng mạn…cũng đều ở trình độ giản đơn. Các nhà tư
tưởng nghệ thuật thuở ấy mang cấu trúc tư duy tam đoạn luận. Do vậy tính
biện chứng bị vắng bóng. Họ chưa thấy được nghệ thuật và văn chương là
hoạt động nhiều chiều và có khi chúng ngược nhau, đan dệt vào nhau. Cho
nên các cuộc tranh cãi bất phân thắng bại.
Trong bối cảnh ấy, Thạch Lam xuất hiện như một tư tưởng về sứ mệnh
của văn chương. Thạch Lam đặt văn chương đối diện với một sứ mệnh toàn
vẹn. Trong lời tựa “ Gió đầu mùa” ông viết: “ Đối với tôi văn chương không
phải là cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên; trái lại văn
chương là thứ khí giới thanh cao đắc lực mà chúng ta có, để và tố cáo và thay
đổi một cái thế giới đầy giả dối và tàn ác,vừa làm cho lòng người thêm trong
sạch và phong phú hơn…” So với thời đại của mình, tư tưởng nghệ thuật này
16
của Thạch Lam tỏ ra hiểu văn chương hơn cả. Thạch Lam sống và làm việc
với những ngưòi bạn chí thân trong “ Tự lực văn đoàn”, những Thế Lữ (tôi chỉ
là người bộ hành phiêu lãng, đường trần gian xuôi ngược thú vui chơi) những
Xuân Diệu( tôi là con chim, đến từ núi lạ, ngứa cổ hót chơi…) thế mà ông vẫn
cứ lắc đầu!
Trong một cảm nhận thú vị và khâm phục về thơ mới, nhà phê bình Hoài
Thanh đã viết: “ Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu trường tình cùng Lưu
Trọng Lư, ta điên cuồng cùng với Hàn MặcTử – Chế Lan Viên, ta đắm say
cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng
rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ… ta ngẩn ngơ buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận” (
thi nhân Việt Nam) Thoát li và quên lãng, xét cho cùng cũng là một thái độ
phản kháng thực tại. Nhưng nó không nhập cuộc, Thạch Lam muốn có một

cái thế nhập cuộc của văn chương. Văn chương, với Thạch Lam phải là một
thứ khí giới.
Con người sinh ra văn chương, mong muốn nó trở thành một công cụ
chiêbs đấu cho hạnh phúc của con người. Văn chương Thạch Lam là thứ khí
giới thanh cao, vì nó đến nơi thanh cao của tâm hồn con người mà trú ngụ.
Không như nhiều nhà văn lãng mạn thời đó mải mê với những ước vọng
cải lương về một “ con đường sáng” hoặc say cảnh “hồn bướm mơ tiên” thoát
ly thực tế,Thạch Lam hướng ngòi bút của mìnhvào hiện thực đời sống để phát
hiện “Những cảnh ngộ nghịch trái, đồng thời cũng là để đi sâu vào những tâm
trạng, tâm tình, cảm xúc, cảm giác” (Nguyễn Tuân). Bằng các sáng tác như :
Gió lạnh đầu mùa; Nhà mẹ Lê; Cô hàng xén và Hai đứa trẻ Thạch Lam đã
chứng minh cho quan niệm văn chương rất đỗi lành mạnh và tiến bộ của mình
“Đối với tôi, văn chương không là một cách đem đến cho người đọc sự thoát li
hay sự quên; trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực, mà
chúng ta có được để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác,
vừa làm cho người được thêm trong sạch và phong phú hơn”.
Sở trường của Thạch Lam là truyện ngắn, nhưng là truyện dường như
không có chuyện – là loại truyện tâm tình, nhà văn chú trọng khai thác thế giới
17
nội tâm nhân vật với những tình cảm, cảm xúc, cảm giác mơ hồ mong manh
trong cuộc sống thường ngày. Mỗi truyện của Thạch Lam như một bài thơ trữ
tình, giọng điệu nhỏ nhẹ, điềm đạm, lời văn trong sáng giản dị mà thâm trầm
sâu sắc. trong mỗi trang viết đều chứa đựng tình cảm mến yêu chân thành và
sự nhạy cảm của nhà văn đối với con người và cuộc đời. Trong rất nhiều
truyện ngắn của ông, ta thấy có sự hoà quyện giữa hai yếu tố hiện thực và trữ
tình lãng mạn.
Yếu tố hiện thực : trước hết là sự định hướng rõ ràng của ngòi bút - viết
về những người lao động nghèo. Đó là những công chức, thị dân, nông dân có
số phận cơ cực bởi gánh nặng cơm áo, hoặc quanh quẩn mỏi mòn trước cảnh
đời vô nghĩa; không gian của truyện thường là nơi phố huyện nhỏ tiêu điều,

hoặc một xóm ngoại ô nghèo.
Yếu tố lãng mạn trữ tình : trong truyện của mình, Thạch Lam chú ý khai
thác thế giới nội tâm con người, nhưng ít chú ý đến đời sống tâm lý(đ/s duy
lý), khía cạnh này ta thường gặp trong các tác phẩm văn xuôi hiện thực phê
phán; còn truyện ngắn của Thạch Lam xem xét nhiều hơn ở đời sống tâm
hồn(đ/s duy cảm), với tất cả những biến thái tinh vi, mơ hồ mong manh nhất
của nó, mà ta thường thấy trong thơ lãng mạn như thơ Xuân Diệu, Huy Cận,
Hàn Mặc Tử Do đó hiện thực trong văn Thạch lam là hiện thực của tâm hồn,
hiện thực thấm đẫm cảm xúc cá nhân. Đó cũng là một trong những lý do khiến
cho văn Thạch Lam rất giàu chất thơ.
2. Yếu tố hiện thực và chất lãng mạn trữ tình trong truyện ngắn " Hai
đứa trẻ" của Thạch Lam.
“Hai đứa trẻ” là một trong những truyện ngắn đặc sắc và cũng rất tiêu biểu
cho văn phong Thạch Lam, in ở tập truyện Nắng trong vườn (xuất bản 1938).
Cũng như nhiều truyện ngắn khác của ông, truyện ngắn Hai đứa trẻ có sự hoà
quyện của hai yếu tố hiện thực và lãng mạn trữ tình.
2.1. Yếu tố Hiện thực đời sống được phản ánh trong truyện là cảnh đời đơn
điệu, hiu hắt, những kiếp người tàn tạ ở một phố huyện nhỏ vào lúc hoàng
18
hôn, đêm và đêm khuya. Với ba thời khắc ấy, tác giả đã tạo nên ba bức tranh
nhỏ về phố huyện được ghép lại liên hoàn với nhau:
- Phố huyện lúc hoàng hôn
- Phố huyện lúc đêm
- Phố huyện lúc đêm khuya
Ba bức tranh đều được xây cất từ chất liệu đời sống, bằng những chi tiết
chân thực. Song, ở đây ta xét sẽ yếu tố hiện thực của thiên truyện ở hai khía
cạnh sau:
a. Bức tranh thiên nhiên nơi phố huyện vào thời khắc của ngày tàn tới
đêm khuya, trước hết:
- Về thời gian: nhà văn chọn khung cảnh buổi chiều tàn, mở đầu là tiếng trống

thu không gọi buổi chiều, những đám mây hồng ở phương tây ánh lên như hòn
than sắp tàn rồi kết thúc bằng đêm khuya, cả phố huyện yên tĩnh đầy bóng tối.
- Về không gian: đó là buổi chiều và đêm khuya của một ngày hè nơi phố
huyện, có âm thanh, ánh sáng, có gió nhẹ, có cánh đồng và con đường mấp mô
những hòn đá nhỏ, có các cửa hàng hai dãy phố, một vòm trời đêm mượt như
nhung với hàng ngàn sao lấp lánh. Tả cảnh chiều tàn nhất là đêm khuya Thạch
Lam đã chọn và đặc tả hai chi tiết:
+ Âm thanh: “tiếng trống thu không, từng tiếng vang xa để gọi buổi
chiều ”;văng vẳng tiếng ếch nhái, tiếng muỗi vo ve, tiếng người nói năng, trò
truyện nhỏ nhẹ. Đêm khuya, khi mọi người đã buồn ngủ thì tiếng trống cầm
canh “đánh tung lên một tiếng khô khan”.Và liền sau đó, đoàn tàu từ Hà Nội
chạy qua phố huyện “tiếng bánh xe rít mạnh vào ghi đoàn tàu rầm rộ đi tới”.
Nhưng chỉ chốc lát, toàn phố huyện chỉ còn đêm khuya, tiếng trống cầm canh,
tiếng chó sủa xa xa, kết thúc là đêm yên tĩnh tịch mịch.
+ ánh sáng: ngày tàn –phương tây đỏ rực như lửa cháy, những đám mây hồng
như hòn than sắp tàn. màn đêm buông xuống là ánh sáng của ngàn sao lấp
lánh, lẫn với vệt sáng của những con đom đóm bay là là trên mặt đất. Dưới đất
toả ra những quầng sáng nhỏ nhoi nhưng thân mật, thân mật của gánh phở bác
Siêu, ngọn đèn con hàng nước của chị Tí Nửa đêm, phố huyện bừng lên
19
những vầng sáng mới của ánh đèn sáng trưng trên các toa tàu, kền và cửa kính
lấp lánh, hoà với những âm thanh rộn rã, những quầng sáng này đã làm bừng
dậy trong lòng người niềm vui và nuôi dưỡng những hy vọng, tuy mơ hồ
nhưng trong trẻo.
Tóm lại: Đó là bức tranh quê bình dị, yên ả quen thuộc như bao miền
quê thôn dã của đất Việt, tuy buồn nhưng thơ mộng. Bức tranh gợi ra cái hồn
của làng quê xưa.
b. Bức tranh về đời sống con người nơi phố huyện có lựa chọn, chân thực,
ở những thời điểm khác nhau:
- Lúc cảnh chợ phiên đã tàn: trên bãi đất trống không chỉ còn lại “rác rưởi, vỏ

bưởi, vỏ thị, lá mía, lá nhãn cùng với mùi nồng ngái bốc lên từ đất”. Những
đứa trẻ con nhà nghèo đang “lom khom” đi lại tìm kiếm nhặt nhạnh Những
người đi chợ đang xỏ gánh, nói nốt với nhau những câu cuối cùng, rồi đi dần
vào những ngõ quê đang ngập đầy bóng tối. Chị em Liên không bán được gì,
ngoài vài thứ lặt vặt nhỏ mọn. Đó là hình ảnh một vùng quê nghèo xơ xác với
những kiếp người lam lũ.
- Lúc trời “nhá nhem”, những con người nơi phố huyện lại hiện ra với những
công việc của họ mà hôm qua, hôm nay, ngày mai họ đã làm, lại làm và sẽ
làm: mẹ con chị Tý hàng nước, bác Siêu với gánh phở rong, gia đình bác xẩm
và bà cụ Thi điên Đó là cuộc sống tù đọng nhợt nhạt, nhàm chán và vô vị.
- Đêm tối lại về : cả phố huyện chìm nghỉm trong bóng tối. Người ta chỉ nhận
ra cuộc sống phố huyện qua những đốm sáng leo lét: hột, khe ,chấm, đặc biệt
là ngọn đèn con của chị Tý hàng nước “chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ”được
lặp lại nhiều lần trong trang truyện đầy dụng ý. Những con người nơi đây mỗi
người một cảnh ngộ, một niềm khao khát khác nhau, nhưng đều giống nhau là
đợi chuyến tàu đêm từ Hà Nội đi qua rồi mới đi ngủ. Bằng ầy con người trong
bóng tối vẫn kiên trì hy vọng: “mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống
nghèo khổ hằng ngày của họ”.
Tóm lại: Dựng lên bức tranh phố huyện nghèo với những chi tiết về thời
gian, không gian, cuộc sống con người như thế ngòi bút Thạch Lam đậm chất
20
hiện thực. Cái phố huyện ấy đang mất dần sinh khí, sự sống như đang đuối
dần. Đó là cái không khí lụi tàn mòn mỏi từ thời gian tới không gian, từ con
người tới đồ vật, từ giọng điệu tới nhịp điệu
2.2. Yêú tố lãng mạn trữ tình của thiên truyện được thể hiện tập trung qua
việc miêu tả nội tâm nhân vật Liên – một cô bé mới lớn, đã có thời gian sống
ở đất Hà Thành hoa lệ. Tuy gia cảnh khó khăn, nhưng có tấm lòng nhân hậu,
nhạy cảm, những trạng thái cảm xúc, cảm giác buồn xót thương cho mình, cho
những kiếp người tàn tạ không hạnh phúc, tương lai và không nguôi khao khát
nhớ thương chờ đợi, hy vọng vào một ngày mai tươi sáng.

- Được mẹ giao trông coi cái cửa hàng tạp hoá nhỏ xíu giữa phố huyện
nghèo thưa vắng, số tiền thu được là nguồn thu phụ của gia đình, kể từ ngày
bố Liên mất việc làm. Giữa cảnh đời hiu hắt, nhưng chị vẫn yêu cuộc sống
bằng cả tâm hồn thuần phác đôn hậu. Trước thời khắc ngày tàn “ đôi mắt chị
bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn
thơ ngây của chị”. Liên thấy lòng buồn man mác, vì thời khắc của ngày tàn
gợi ra cái hữu hạn của đời người trước cái vô hạn, vô tận của thời gian mà cảm
nhận xót xa cho sự vô danh, vô nghĩa của kiếp người. Liên không chỉ buồn
trước cảnh sắc của ngày tàn mà còn xót xa trước cảnh nhân thế tàn tạ: Nỗi vất
vả của mẹ con chị Tý hàng nước, sự nghèo khổ của những em bé nhặt rác,bà
cụ Thi điên Tất cả những mảnh đời ấy, khiến chị động lòng thương. Điều
đáng quí ở Liên, chị không thu mình lại trong nỗi cô đơn tuyệt vọng, trái lại
mở hồn để quan sát cảm nhận mọi sự vật, con người xung quanh bằng những
rung động tinh tế giàu yêu thương. Buổi chiều tàn, qua tâm hồn thơ ngây của
Liên, ta thấy đậm đà tình người. Dường như tình cảm sâu nặng đối với quê
hương, tình yêu thương đối với con người của nhà văn đã hoà vào nhân vật.
Khi cảm nhận về nhân vật Liên, có người đã nhận xét: “Đằng sau hình ảnh cô
bé Liên đầy thương mến kia, tôi thấy thấp thoáng hình ảnh của chính Thạch
Lam với một thế giới tâm hồn mơ màng, dịu ngọt và vô cùng trong trẻo hồn
Thạch Lam đã nhập vào Liên như một sự “lên đồng” để tìm và thắp sáng
21
những hoài niệm ấu thơ đầy day dứt. Phải chăng đây chính là cái bản ngã tinh
vi, sâu kín trong hành trình sáng tạo truyện ngắn này của Thạch Lam”.
- Là thành viên của Tự lực văn đoàn, nhưng phong cách Thạch Lam khác
hẳn : không ảo tưởng, không thoát ly cuộc sống. Yếu tố lăng mạn trong văn
Thạch Lam chỉ là một chút mơ màng dịu nhẹ, một chút vượt thoát mơ hồ để
đến một thế giới ao ước. Và, một chút lãng mạn ấy cũng vẫn vấn vương hiện
thực, vẫn gắn với đời sống bằng những sợi tơ mảnh mai nhưng vô cùng bền
chặt.
Tâm trạng đợi tàu của chị em Liên chỉ có thể xuất hiện trong nhịp sống u

trầm nơi phố huyện ấy. Nó có một cái nền vững chắc từ niềm khao khát của
tất cả mọi người đang sống xung quanh như mẹ con chị tý, bác phở Siêu, gia
đình bác Xẩm “Chừng ấy con người trong bóng tối mong đợi một cái gì
tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ”. Đó là chất hiện thực xù
xì, thô nhám. Nhưng thật kỳ lạ, ngay chính trong cái nền hiện thực ấy, Thạch
Lam vẫn thăng hoa, lãng mạn được. Liên và An không chờ tàu vì lẽ mưu sinh
như nhiều người đợi tàu kia. Vì bán hàng thêm nữa cũng chẳng đáng là bao.
Như vậy chị em Liên đợi tàu là vì nhu cầu tinh thần. Liên và An khao khát dù
chỉ trong chốc lát được tiếp xúc với một thế giới khác – một thế giới lộng lẫy,
tràn đầy ánh sáng, khác hẳn với nhịp sống thường ngày nơi phố huyện. Sau
một ngày dài buồn tẻ, họ muốn vượt thoát khỏi cái nhịp đời tàn tạ. Chính sự
khác hẳn, vượt thoát ấy đã đem đến cho thiên truyện ngắn hương vị mộng mơ
đẫm chất lãng mạn.
Tất nhiên không chỉ có thế, đằng sau tâm trạng đợi tàu của chị em Liên, là
ý nghĩ sâu kín của nhà văn. Thạch Lam muốn lay gọi thức tỉnh cuộc đời, và
mỗi chúng ta bằng một lời chân thành cảm động : Đừng để cái nhịp đời buồn
tẻ nhàm chán nhấn chìm mình! Hãy biết khao khát và ước mơ! Hãy biết vươn
tới những thế giới mới nhiều niềm vui và ánh sáng! Dù khao khát có nhỏ bé,
ước mơ có mong manh, thì cũng hãy gìn giữ nâng niu và trân trọng và hâm
nóng nó, đừng để nguội lạnh, đừng để tuột mất đi, đừng để nó tan loãng vào
22
cuộc mưu sinh vật chất đời thường, thậm chí tầm thường. Đó là ý nghĩa nhân
văn vô cùng sâu sắc mà Thạch Lam đã gửi đến cho bạn đọc.
Chính điều đó đã làm nên một Thạch Lam vừa hiện thực vừa lãng mạn. và
đây cũng là điểm mấu chốt trong nhiều tác phẩm của nhà văn trong đó có
truyện ngắn Hai đứa trẻ đã khiến cho nhiều người phải tranh cãi lâu nay khi
bàn về khuynh hướng sáng tác của ông – là nhà văn hiện thực hay nhà văn
lãng mạn? nhưng dù là lãng mạn hay hiện thực, thì ta vẫn thấy ở Thạch Lam
tiếng lòng thì thầm sâu thẳm mà ông gửi gắm trong tác phẩm đã làm rung
động sâu sắc hàng triệu triệu trái tim bạn đọc.

Kết luận:
- Với sự kết hợp của hai yếu tố hiện thực và lãng mạn trữ tình đã khiến cho
truyện của Thạch Lam nhất là truyện ngắn Hai đứa trẻ mang vẻ đẹp riêng. Bức
tranh triên nhiên nơi phố huyện lúc chiều tàn và đêm khuya chứa chất tâm
trạng. Bức tranh về đời sống chân thực nhưng không khô cứng, thô nhám mà
mềm mại, ý nhị giàu chất thơ.
- Mặt khác nữa là việc tìm hiểu một khía cạnh nhỏ trong văn phong Thạch
Lam ở phương diện này,còn giúp ta nhận ra một điều: văn Thạch Lam rất giàu
hình ảnh, cảm giác nhưng không khoe khoang mà kín đáo, ý nhị, ấm áp tình
người và đậm đà bản sắc dân tộc.
- Với bản sắc rất riêng trong bút pháp, nhà văn Thạch Lam đã đưa truyện ngắn
đến trình độ cao, cùng với Tự lực văn đoàn nói riêng và trào lưu văn học lãng
mạn 30 - 45 nói chung đã góp phần làm cho văn xuôi Việt Nam hiện đại thêm
phong phú, đa dạng.
THỨ HAI: THIẾT KẾ BÀI GIẢNG” HAI ĐỨA TRẺ”
Thạch Lam
A. Mục tiêu bài dạy: ( 2 tiết)
- Kiến thức:
+ Bức tranh phố huyện với cảnh ngày tàn, chợ tàn, những kiếp ngưòi tàn tạ
qua cảm nhận của hai đứa trẻ
23
+ Niềm xót xa, thương cảm của nhà văn trước cuộc sống quẩn quanh, tù đọng
của những người lao động nghèo nơi phố huyện và sự trân trọng nâng niu
những khát vọng nhỏ bé nhưng tươi sáng của họ
+ Tác phẩm đạm đà yếu tố hiện thực vừa phảng phất chất lãng mạn, chất thơ
- Kĩ năng
+ Đọc hiểu tác phẩm theo đặc trưng thể loại
+ Phân tích tâm trạng nhân vật trong tác phẩm tự sự
B. Phương tiện thực hiện: SGK, SGV, thiết kế bài dạy
C. Cách thức tiến hành:

Hướng dẫn h/s đọc, cảm nhận về t/p, gợi mở, thảo luận
D. Tiến trình dạy học:
1. ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ : kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh
3. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài
mới
Hoạt động 2: HD học sinh tìm
hiểu về tác giả, tác phẩm.
GV: Các em theo dõi phần tiểu
dẫn sgk-> tóm tắt những nét
chính về t/g?
HS: tóm tắt
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả :
- Tên khai sinh : Nguyễn Tường Vinh( sau
đổi thành Ng.Tường Lân) 1910-1942
- Là em ruột của 2 nhà văn : Nhất Linh,
Hoàng Đạo và cả 3 đều là thành viên của
nhóm tự lực văn đoàn
- Thuở nhỏ sống ở quê ngoại( phố huyện
Cẩm Giàng, Hải Dương- 1 phố huyện có 1
cái chợ, cái ga xép, đêm đêm có 1 chuyến
tầu chạy qua) sau này trở thành không gian
nghệ thuật cho nhiều sáng tác của nhà văn
- Là người đôn hậu, điềm đạm và rất đỗi
24
Hoạt động 3: Hd đọc hiểu t/p
GV : Đọc đoạn 1-> giọng chậm

rãi, nhẹ nhàng, gợi được không
khí làng quê toát lên từ các câu
văn-> gọi h/s đọc tiếp đoạn 2, 3
GV : Cảm nhận chung của em
về giọng văn
HS : Trình bày cảm nhận
GV : Em hãy thử tóm tắt truyện
và nêu cảm nhận khi làm công
việc này ? lí giải.
GV : Em hãy cho biết :
- T/g kể chuyện gì? câu chuyện
diễn ra ở đâu? vào những thời
điểm nào? hệ thống n/v trong
truyện?
HS: Tái hiện
tinh tế
- Có biệt tài về tr.ngắn- truyện không có cốt
chuyện, chủ yếu khai thác thế giới nội tâm
n/v. Mỗi truyện như một bài thơ trữ tình
đượm buồn, giọng điệu điềm đạm
- Văn Thạch Lam trong sáng, giản dị mà
thâm trầm, sâu sắc
2. Truyên ngắn “ Hai đứa trẻ”:
- Rút từ tập: “ Nắng trong vuờn” 1938
- Tiêu biểu cho p/c truyện ngắn Thạch lam:
II. Đọc –hiểu tác phẩm
1. Đọc, cảm nhận chung về t/p
- Giọng văn êm dịu, tha thiết.
- Truyện khó tóm tắt vì chỉ xoay quanh 1 sự
kiện: 2 chị em Liên và An cố thức để đợi

tàu, truyện chủ yếu miêu tả thế giới tâm
hồn, tâm trạng của cô bé Liên-> đây là kiểu
tr. ngắn trữ tình nên không thể tóm tắt theo
dòng sự kiện hoặc c/đ n/v
- Thế giới hình tượng trong truyện:
+ Hai chị em Liên và An được mẹ giao
trông coi 1 quán hảng nhỏ. Chiều nào cũng
vậy sau khi don hàng xong, 2 đứa trẻ lại cố
thức để đợi chuyến tàu đêm từ Hà Nội về
qua phố huyện
+ Đây là 1 phố huyện nghèo trước CMT8
hiện lên ở 3 thời điểm: chiều tối, đêm khuya
và khi chuyến tàu đến rồi đi qua-> tất cả
25

×