Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Xây dựng và sử dụng một số Graph để dạy bài “ ôn tập chương địa lí nông nghiệp” lớp 10 - ban cơ bản.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.63 KB, 27 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐẶNG THAI MAI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG MỘT SỐ GRAPH ĐỂ DẠY BÀI “ÔN TẬP
CHƯƠNG ĐỊA LÍ NÔNG NGHIỆP” LỚP 10- BAN CƠ BẢN
Người thực hiện: Trịnh Thị Hương
Chức vụ: giáo viên
Môn: Địa Lý
Tổ: Địa - sử – GDCD
Năm học 2011 - 2012
Năm 2012
1
MỤC LỤC
Nội dung Trang
Phần 1: Đặt vấn đề 1
I. Lời nói đầu. 1
II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu. 1
1. Tình hình của việc xây dựng và sử dụng graph 1
2. Kết quả của hiện trạng trên. 2
3. Nguyên nhân của hiện trạng trên. 2
Phần II. Giải quyết vấn đề. 3
I. Cơ sở khoa học của việc xây dựng và sử dụng graph 3
1. Khái niệm 3
2.Dấu hiệu
3
3. Bản chất
3
4. Ý nghĩa của việc xây dựng và sử dụng graph
3
II. Xây dựng và sử dụng graph trong bài ôn tập chương địa lí nông nghiệp 3
1. Khả năng của chương địa lí nông nghiệp 3


2. Phương pháp xây dựng graph 3
3. Xây dựng một số graph trong bài ôn tập chương địa lí nông nghiệp 4
Nhóm 1: Vai trò, đặc điểm của nông nghiệp. 4
Vai trò, đặc điểm của nông nghiệp. 6
Nhóm2: Các nhân tố ảnh hưởng đến nông nghiệp. 7
Các nhân tố ảnh hưởng đến nông nghiệp. 8
Nhóm 3: Địa lí ngành trồng trọt 9
Địa lí ngành trồng trọt 10
Nhóm 4: Địa lí ngành trồng cây công nghiệp và ngành trồng rừng 11
Địa lí ngành trồng cây công nghiệp và ngành trồng rừng 12
Ngành trồng rừng 13
Nhóm 5: Địa lí ngành chăn nuôi 14
Địa lí ngành chăn nuôi 15
Nhóm 6: Địa lí ngành nuôi trồng thuỷ sản 16
4. Phương pháp sử dụng gaph trong dạy học Địa lí 17
5. Khi sử dụng gaph trong dạy học Địa lí cần lưu ý. 17
Phần III. Kết Luận
18
1. Kết quả 18
2. Kiến nghị 18
Tài liệu tham khảo 19
2
PHẦN MỘT: ĐẶT VẤN ĐỀ
I - LỜI NÓI ĐẦU
Đổi mới phương pháp dạy và học đang là một vấn đề được các cấp học, các
bậc học quan tâm. Thực tế nó đã tác động rất lớn đối với giáo viên và học sinh ở
các môn học trong đó có cả Địa lí.
Hiện nay trong nhà trường phổ thông, môn địa lí ít được học sinh quan tâm
chọn khối thi và chú ý học. Do đặc trưng của môn học là kiến thức rộng, trừu
tượng nhất là trong phần địa lí kinh tế- xã hội đại cương. Vì vậy trong quá trình

giảng dạy nếu giáo viên không chủ động khai thác và sử dụng phương pháp phù
hợp để lôi cuốn, gây hứng thú đối với học sinh thì sẽ dẫn tới tiết học nhàm chán,
học sinh học theo kiểu thụ động thầy giảng giải, trò ghi chép.
Hơn nữa đối tượng học sinh mà tôi đang dạy là học sinh của vùng nông
thôn, nhiều xã vùng biển nên điều kiện học tập gặp rất nhiều khó khăn, chất
lượng học tập thấp, thậm chí nhiều học sinh còn có tư tưởng đến trường đi học
là do sự ép buộc của gia đình. Chính vì vậy khả năng tiếp thu kiến thức của các
em hạn chế, việc tự học và khái quát kiến thức hầu như không thể thực hiện
được. Để khắc phục tình trạng trên, đồng thời lôi cuốn và phát huy được tư duy
và sáng tạo của học sinh tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Xây dựng và sử dụng một
số graph trong dạy bài ôn tập chương địa lí nông nghiệp” lớp 10- ban cơ bản cho
sáng kiến kinh nghiệm của mình.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Tình hình của việc xây dựng và sử dụng graph trong dạy học địa lí trong
các bài ôn tập chương địa lí nông nghiệp
Bản thân là một giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Địa lí, tôi luôn ý có
thức đổi mới phương pháp dạy học nhằm kích thích hứng thú và cải thiện kết
quả học tập của học sinh.
Tuy nhiên những năm trước đây tôi chưa thực sự mạnh dạn xây dựng và
sử dụng graph trong dạy học bộ môn, đặc biệt đối với bài “Ôn tập chương địa lí
nông nghiệp” lớp 10- ban cơ bản.
3
Vì vậy giờ học diễn ra một cách nặng nề, học sinh không có hứng thú đối
với tiết học. Đặc biệt là học sinh không hệ thống được kiến thức cả chương “Địa
lí nông nghiệp”. Bản thân giáo viên cũng cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng mỗi khi
dạy bài ôn tập này. Kết quả kiểm tra của học sinh không cao.
2. Kết quả của hiện trạng trên
Trong quá trình dạy bài “Ôn tập chương Địa lí nông nghiệp” khi chưa sử
dụng graph tại 2 lớp 10A1 và 10A2 Trường trung học phổ thông Đặng Thai Mai
tôi đã thu được kết quả như sau.

* Mức độ gây hứng thú
Lớp
Rất hứng thú Hứng thú Không hứng thú
SL % SL % SL %
10A
1
9 20,5 17 38,6 18 40,9
10A
2
6 13,6 14 31,8 24 54,6
*Kết qủa kiểm tra
Lớp Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
SL % SL % SL % SL % SL %
10A
1
2 4,5 8 18,2 23 52,3 9 20,5 2 4,5
10A
2
1 2,3 6 13,6 21 47,7 12 27,3 4 9,1
Qua bảng số liệu trên ta thấy việc sử dụng các phương pháp truyền thống
khi dạy bài “Ôn tập chương Địa lí nông nghiệp” đạt kết quả chưa cao. Điều đó
thể hiện chưa tạo được sự hứng thú trong học tập của học sinh.
3 - Nguyên nhân của thực trạng trên
- Học sinh có quan niệm đây là môn học phụ, nên thường có tâm lí xem
nhẹ ít được học sinh quan tâm để ý.
4
- Giáo viên chưa thực sự mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học, còn
mang nặng dạy học theo các phương pháp truyền thống
- Điều kiện dạy và học chưa đảm bảo.
- Thực tế ở trường cơ sở vật chất cũng như thiết bị, đồ dùng dạy học phục

vụ cho môn học còn thiếu.
PHẦN HAI : GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG GRAPH
TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ
1. Khái niệm
Graph được hiểu là mô hình kiến thức dưới dạng đi từ lo gíc của một vài
đơn vị kiến thức của một bài hay vài bài hay cả chương.
5
2. Dấu hiệu của graph
+ Thể hiện cấu trúc của các sự vật hiện tượng.
+ Thể hiện mối quan hệ giữa các bộ phận của sự vật, hiện tượng.
+ Thể hiện những điểm mấu chốt và quan trọng nhất.
+ Thể hiện sự tác động của các đối tượng.
3. Bản chất của graph trong dạy học
Chính là việc xây dựng các sơ đồ hoá một cách trực quan khái quát nội
dung tài liệu sách giáo khoa. Từ đó giúp giáo viên và học sinh hệ thống kiến
thức trọng tâm các bài học trên lớp.
4. Ý nghĩa của việc sử dụng graph trong dạy học địa lí
a. Đối với giáo viên
- Giáo viên cần phải nghiên cứu thật kĩ tài liệu, xác định mục tiêu, yêu cầu
của bài học. Trên cơ sở đó xác định kiến thức cơ bản, xác định mối quan hệ giữa
kiến thức với nhau và thể hiện bằng sơ đồ. Từ đó cấu trúc lại cho hợp lí phù hợp
với trình độ lĩnh hội kiến thức của học sinh.
- Graph giúp giáo viên nâng cao chất lượng giảng dạy bởi nó có tính khái
quát cao, tăng cường tính gợi mở kích thích tư duy cho học sinh.
b. Đối với học sinh
- Giúp các em nâng cao chất lượng tự học, đem lại hứng thú trong học tập.
Từ đó giúp các em sử dụng tài liệu sách giáo khoa có hiệu quả hơn.
II. XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG GRAPH TRONG BÀI ÔN TẬP CHƯƠNG
ĐỊA LÍ NÔNG NGHIỆP - LỚP 10 CƠ BẢN

1. Khả năng của chương địa lí nông nghiệp trong việc xây dựng và sử dụng
Graph trong dạy học
Trong chương địa lí nông nghiệp, các bài được thể hiện cấu trúc dọc-
ngang. Thời gian dành cho tiết ôn tập không nhiều đòi hỏi phải có tính khái quát
cao, nên dạng bài ôn tập thường phù hợp với việc xây dựng sơ đồ lôgic trong
6
quá trình hệ thống hoá kiến thức.Nhưng trong quá trình giảng dạy, để đạt được
hiệu quả cao giáo viên phải kết hợp nhiều phương pháp dạy học khác nhau.
2. Phương pháp xây dựng Graph trong dạy học địa lí
a. Phương hướng chung để xây dựng và sử dụng Graph trong dạy học địa lí
- Dựa vào đặc điểm nội dung của bài.
- Dựa vào cấu trúc của bài.
- Xuất phát từ đối tượng học sinh (giỏi, khá, trung bình, yếu).
b. Nguyên tắc xây dựng
* Cần phải - Có lời dẫn
- Có mục đích yêu cầu thực hiện
- Có nội dung cần thực hiện
- Có định hướng
* Ví dụ : Nội dung Graph là nêu vai trò và đặc điểm của các ngành nông nghiệp
thì cần phải :
- Lời dẫn : dưạ vào kiến thức đã học hãy nêu vai trò và đặc điểm ngành
nông nghiệp
- Yêu cầu thực hiện : Hãy hoàn thành sơ đồ
- Nội dung thực hiện: Hãy điền vào các ô trống có nội dung sao cho phù
hợp
- Có định hướng: Dựa vào đâu
* Xây dựng graph phải phù hợp với nội dung
c. Các bước xây dựng graph trong dạy học địa lí
Bước 1: Giáo viên xác định kiến thức trọng tâm của bài.
Bước 2: Sắp xếp trình tự một cách hợp lí.

Bước 3: Xây dựng các mũi tên để diễn tả mối liên hệ.
Bước 4: Hoàn thiện sơ đồ (sắp xếp bổ sung, sửa đổ sơ đồ).
7
3. Xây dựng một số graph trong bài ôn tập chương Địa lí nông nghiệp - Lớp
10 ban cơ bản
Bước 1: Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm. Mỗi nhóm nghiên cứu 1 nội dung.
Bước 2: Giáo viên giao nhiệm vụ cho từng nhóm.
Dựa vào kiến thức đã học hãy điền vào các ô trống sau sao cho thích hợp
Nhóm 1: Vai trò và đặc điểm của sản xuất nông nghiệp
Nhóm 2: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành nông
nghiệp
Nhóm 3: Ngành trồng cây lương thực.
Nhóm 4: Ngành trồng cây công nghiệp và ngành trồng rừng.
Nhóm 5: Vai trò, đặc điểm ngành chăn nuôi.
Nhóm 6 : Ngành nuôi trồng thuỷ sản.
Bước 3: Các nhóm thảo luận và trình bày kết quả.
Bước 4: Học sinh nhận xét, bổ sung. Giáo viên tổng kết vấn đề.
Nhóm 1: Vai trò và đặc điểm của nông nghiệp
Yêu cầu: Học sinh nắm vững vai trò và đặc điểm của nông nghiệp
8
9
Nhóm 1: VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NÔNG NGHIỆP
10
Vai trò của
sản xuất
nông nghiệp
Cung cấp cây lương thực, thực phẩm
Công nghiệp SX
hàng tiêu dùng
Công nghiệp chế

biến LT - TP
Tạo hàng xuất khẩu
Đảm bảo nguyên liệu
Tăng thêm ngoại tệ
Khai thác tốt tiềm năng tự nhiên
Đảm bảo an ninh lương thực
Tạo việc làm
Đặc điểm
của sản xuất
nông nghiệp
Đất trồng là tư liệu sản
xuất chủ yếu
Cây trồng vật nuôi là
đối tượng lao động
Sản xuất nông nghiệp
có tính mùa vụ
Sản xuất nông nghiệp
phụ thuộc vào ĐKTN
- Duy trì nâng cao độ phì của đất.
- Sử dụng hợp lí và tiết kiệm
Hiểu biết và tôn trọng quy luật
sinh học, quy luật tự nhiên
- Xây dựng cơ cấu NN hợp lý.
- Tăng vụ, xen canh gối vụ
- Phát triển ngành nghề dịch vụ
- Đảm bảo đầy đủ 5 yêu tố : Nhiệt
độ, ánh sáng, nước, không khí và
dinh dưỡng
- Hình thành các vùng NN chuyên
canh.

- Đẩy mạnh chế biến nông sản.
NN ngày càng trở thành
ngành SX hàng hoá
Nhóm 2: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP
Quan trọng Quyết định
11
Nhóm 2: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP
Quan trọng Quyết định
12
Phát triển và
phân bố nông nghiệp
Các nhân
tố
KT - XH
Đất đai
Khí hậu
Nguồn
nước
Các
nhân
tố tự
nhiên
Dân cư và
nguồn lao động
Thị trường tiêu
thụ
Các quan hệ sở
hữu ruộng đất
Tiến bộ khoa
học kỹ thuật

Đường lối chính
sách
Sinh vật
Nhóm3: ĐỊA LÍ NGÀNH TRỒNG TRỌT
Yêu cầu: Học sinh nắm vững được vai trò, cơ cấu, đặc điểm sinh thái, tình hình
sản xuất và phân bố của ngành trồng cây lương thực
13
Nhóm3: ĐỊA LÍ NGÀNH TRỒNG TRỌT
14
Cây lương thực
Cơ cấu
Lúa gạo Ngô
Cây lương
thực khác
Lúa mì
Vai Trò
- Cung cấp
cho con
người
-Nguyên
liệu cho
công
nghiệp
- Nguồn
hàng xuất
khẩu
- Cung cấp
cho con
người
-Nguyên

liệu cho
công
nghiệp
- Nguồn
hàng xuất
khẩu
-Thức ăn
cho chăn
nuôi
-Nguyên
liệu cho
công
nghiệp
- Hàng
xuất khẩu
- Thức ăn
cho chăn
nuôi
-Nguyên
liệu nấu
rượu bia
15
Đặc điểm sinh
thái
- Nhiệt đới
gió mùa
- Cận nhiệt
-Vùng thảo
nguyên ôn
đới

- Cận nhiệt
- Thảo
nguyên
nhiệt đới
- Cận nhiệt
và ôn đới
- Vùng
đồng cỏ và
nửa hoang
mạc
Tình hình sản
Xuất
-Sản lượng
-Năng Xuất
-Sản lượng
-Năng Xuất
-Sản lượng
-Năng Xuất
-Sản lượng
-Năng Xuất
Phân bố
Nước có
sản lượng
lớn: Hoa
Kì, Thái
Lan , Việt
Nam
Nước có
sản lượng
lớn: Trung

quốc, ấn
Độ, Hoa Kì
Nước có
sản lượng
lớn: Trung
quốc,
Braxin,
Mêhicô
Nước có
sản lượng
lớn: Châu
phi, Nam á
Nhóm 4: ĐỊA LÍ NGÀNH TRỒNG TRỌT ( TIẾP)
Học sinh nắm vững được vai trò, cơ cấu, đặc điểm sinh thái, tình hình sản xuất và phân bố của ngành trồng cây trồng
cây công nghiệp và ngành trồng rừng.
1 - Cây công nghiệp
16
Nhóm 4: Vai trò, cơ cấu, đặc điểm sinh thái, tình hình sản xuất và phân bố của ngành trồng cây trồng cây công nghiệp
1 - Cây công nghiệp CÂY CÔNG NGHIỆP
Cơ cấu Cây lấy đường
Cây lấy
sợi
cây lấy
dầu
cây cho chất kích thích
cây lấy
nhựa
Mía
Củ cải
đường


bông, đay,
cói

Đậu
tương, lạc,
dừa
Chè Cà phê Cao su
Đặc điểm
sinh thái
Nhiệt ảm
cao
Đất đen,
phù sa
Nóng, áng
sáng
ẩm, tơi,
xốp
Nhiệt độ
ôn hoà
ẩm, tơi xốp
Ưa nhiệt,
ẩm, không
chịu bão
Đất phù sa
mới
Có chăm
sóc đầy đủ
Đất tốt,
phân bón

Thoát
nước
Mưa nhiều
quanh năm
Đất ba
gian
Đất ba gian
17
Phân bố
Nước có
sản lượng
lớn:
Nước có
sản lượng
lớn:
Nước có
sản lượng
lớn:
Nước có
sản lượng
lớn:
Nước có
sản lượng
lớn:
Nước có
sản lượng
lớn:
Nước có
sản lượng
lớn:

Ấn Độ,
Trung
Quốc
Pháp, Hoa
Kì, CH LB
Đức
Trung
Quốc, Hoa

Hoa Kì,
Braxin,
Trung
Quốc, Việt
Nam
Braxin,
Việt Nam
Đông Nam
á, Nam á
2. NGÀNH TRỒNG RỪNG
Yêu cầu: Nắm vững vai trò, tình hình sản xuất và phân bố ngành trồng rừng
2. Ngành trồng rừng
2. Ngành trồng rừng
Ngành trồng rừng
18
Vai trò
Tình hình sản
xuất
Phân bố
- Quan trọng với môi trường
của con người.

- Lá phổi xanh của trái đất.
- Hình thành bảo vệ đất
- Bảo tồn gen quý giá.
- Cung cấp lâm, đặc sản
- Diện tích rừng
đang có nguy cơ
suy giảm.
- Trữ lượng rừng
suy giảm
- Nuớc có diện
tích lớn:
Trung Quốc,
Nga, Hoa Kỳ,
Ấn Độ
19
Nhóm 5: ĐỊA LÍ NGÀNH CHĂN NUÔI
Yêu cầu: Học sinh nắm vững được vai trò, đặc điểm của ngành chăn nuôi
a. Vai trò:
20
b. Đặc điểm: Quyết định sự phát triển và phân bố chăn nuôi
Cơ sở chăn nuôi
Trồng trọt Công nghiệp chế biến
- Đồng cỏ tự nhiên
- Cây thức ăn cho gia súc.
- Hoa màu, cây lương thực
- Thức ăn chế biến trồng trọt.
Phụ phẩm công nghiệp chế biến
Thúc đẩy ngành trồng trọt và công nghiệp chế biến thức ăn
Nhóm 5: ĐỊA LÍ NGÀNH CHĂN NUÔI
a. Vai trò:

21
- Cung cấp thực phẩm có dinh dưỡng cho con người
+ Thịt
+ Trứng
+ Sữa
- Nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất
+ Sản xuất hàng tiêu dùng
+ Chế biến thực phẩm
+ Dược phẩm
Vai trò
b - Đặc điểm: Quyết định sự phát triển và phân bố chăn nuôi
Cơ sở chăn nuôi
Trồng trọt Công nghiệp chế biến
- Đồng cỏ tự nhiên
- Cây thức ăn cho gia súc.
- Hoa màu, cây lương thực
- Thức ăn chế biến trồng trọt.
Phụ phẩm công nghiệp chế biến
Thúc đẩy ngành trồng trọt và công nghiệp chế biến thức ăn.
Nhóm 6: ĐỊA LÍ NGÀNH NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN
22
- Nguồn hàng xuất khẩu
- Cung cấp sức kéo phân bón
- Tạo nền nông nghiệp phát triển bền vững
Chăn nuôi
NGÀNH NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN
NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN
Vai trò:
- Cung cấp đạm
động vật bổ dưỡng

cho con người
- Cung cấp nguyên
liệu cho công nghiệp
thực phẩm
- Là mặt hàng xuất
khẩu có giá trị
Tình hình nuôi trồng và phân bố
Đánh bắt
Nuôi
trồng
- Ở biển, Đại
dương chiếm
- Ở ao hồ,
nước ngọt
- Nguồn
Sản lượng
Sản
lượng.
Nước có sản
lượng lớn:
Sản lượng
lớn:
4. Phương pháp sử dụng graph trong dạy học địa lí
Việc sử dụng graph trong dạy học địa lý có nhiều cách khác nhau tuỳ theo nội
dung bài mà giáo viên có thể sử dụng theo các hướng khác nhau
23
* Giáo viên vừa giảng bài vừa tổ chức cho học sinh tìm ra kiến thức, vừa xây dựng sơ
đồ. Kết thúc bài học thì việc xây dựng sơ đồ cũng hoàn thành và nội dung bài học
được thể hiện một cánh trực quan bằng sơ đồ.
Ví dụ: Trong nội dung các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành

nông nghiêp.
Giáo viên đưa ra câu hỏi để từng bước học sinh xây dựng sơ đồ
Ví dụ: Có mấy nhóm nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành nông
nghiệp.
Học sinh trả lời.
Giáo viên vẽ sơ đồ lên bảng.
Nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp bao gồm
những nhân tố nào ?.
Học sinh trả lời, giáo viên vẽ tiếp sơ đồ.
Đất đai có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp
Học sinh trả lời, giáo viên chuẩn kiến thức.
* Giáo viên có thể xây dựng trên giấy Roky đưa sơ đồ trước. Theo cách này giáo viên
hướng dẫn học sinh phân tích các mối liên hệ trên sơ đồ. Học sinh phân tích, giải thích
nắm vững nội dung bài hoc.
Ví dụ: Vai trò và đặc điểm của ngành nông nghiệp
Giáo viên đưa ra câu hỏi: sản xuất nông nghiệp gồm những đặc điểm nào?
* Trong quá trình ôn tập giáo viên có thể vẽ lên bảng một số dấu hiệu tiêu biểu (trong
từng ô) để trống một số ô. Yêu cầu học sinh nghiên cứu sách giáo khoa và tài liệu để
hoàn thành sơ đồ.
Ví dụ: Địa lí ngành trồng cây lương thực
* Graph không những dành cho ôn tập mà còn được sử dụng để giảng bài mới, kiểm
tra bài cũ và ra bài tập về nhà.
5 – Khi sử dụng Graph trong dạy học địa lí cần chú ý
24
- Do sử dụng Graph có tính khái quát cao nên khi sử dụng, giáo viên không
phân tích giảng giải đầy đủ học sinh sẽ nhận thức vấn đề không trọn vẹn, kiến thức có
thể bị lệch lạc, phiến diện. Do vậy giáo viên phải phân tích liên hệ thực tế để cho học
sinh hiểu một cách hoàn chỉnh.
- Sử dụng Graph cần phải kết hợp với nhiều phương pháp khác trong dạy học
như: thảo luận nhóm, đàm thoại gợi mở, nghiên cứu

PHẦN BA - KẾT LUẬN
1. Kết quả
Năm học 2011- 2012 tôi đã sử dụng graph trong dạy bài “Ôn tập chương Địa lí
nông nghiệp” tại lớp 10A7 và lớp 10A9 kết quả thu được như sau:
• Về mức độ gây hứng thú cho học sinh trong qúa trình ôn tập.
Lớp Hiệu quả Số ý kiến Tỷ lệ (%)
Rất hứng thú 33 75
10 A7 Hứng thú 8 18,2
Không hứng thú 3 6,8
Rất hứng thú 29 65,9
10 A9 Hứng thú 10 22,7
Không hứng thú 5 11,4
Qua bảng số liệu trên cho thấy sử dụng Graph trong ôn tập nhìn chung là có
hiệu quả gây hứng thú cho học sinh thể hiện ở lớp 10 A7chiếm 75% và lớp 10A9
chiếm tới 65,9%.
Còn học sinh lớp 10A1 và 10A2 tôi đã dạy theo phương pháp truyền thống
không gây hứng thú cho học sinh, không phát huy được tính tích cực, tư duy sáng tạo
của học sinh.
Như vậy việc sử dụng Graph trong ôn tập chương địa lí nông nghiệp đã lôi
cuốn, gây hứng thú, phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh. Đây cũng là phương
pháp dạy học theo hướng tích cực, lấy học sinh làm trung tâm.
25

×