Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

Biện pháp hoàn thiện công tác thẩm định hồ sơ xét duyệt và trao tặng Giải thưởng chất lượng quốc gia tại Viện Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (847.43 KB, 80 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
MỤC LỤC
Ngô Thị Phương Dung
Lớp: QTCL - K51
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
DANH MỤC BẢNG BIỂU - HÌNH VẼ - VIẾT TẮT
Doanh nghiệp dịch vụ lớn (01 giải): 67
Doanh nghiệp dịch vụ nhỏ và vừa (03 giải): 67
III. Doanh nghiệp dịch vụ lớn (03 giải) 69
IV. Doanh nghiệp dịch vụ nhỏ (02 giải) 69
Ngô Thị Phương Dung
Lớp: QTCL - K51
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
DANH MỤC VIẾT TẮT
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
TCCLVN : Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam
QMR : Đại diện lãnh đạo về chất lượng
TĐ : Trưởng đoàn
ĐGV : Đánh giá viên
HTQLCL : Hệ thống quản lí chất lượng
BM : Biểu mẫu
TT.01. : Thủ tục kiếm soát tài liệu
TT.02. : Thủ tuc kiểm soát hồ sơ
TT.03. : Thủ tục đánh giá nội bộ
TT.04. : Thủ tục xử lí sự không phù hợp, khắc phục phòng ngừa
TT.05. : Thủ tục xem xét lãnh đạo
MSMV : Mã số mã vạch
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
GTCLVN : Giải thưởng Chất lượng Việt Nam
Bộ KH & CN: Bộ Khoa học và Công nghệ
BKHCNMT : Bộ Khoa học công nghệ và môi trường


Ngô Thị Phương Dung
Lớp: QTCL - K51
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
LỜI NÓI ĐẦU
Viện Tiêu Chuẩn Chất lượng Việt Nam ( tên giao dịch quốc tế là Việt Nam
Standards Quality Institute), được thành lập theo quyết định số 150/QĐ- UBKHKT
NAGYF 20/5/1983 Của Ủy ban Khoa học Kĩ thuật (nay là Bộ khoa học và Công
nghệ).
Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam là tổ chức khoa học và công nghệ
trực thuộc Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng ( Bộ Khoa học và Công
nghệ), thực hiện chức năng phục vụ quản lí nhà nước , nghiên cứu khoa học, đào
tạo bồi dưỡng cán bộ và thực hiện các lĩnh vực dịch vụ khoa học công nghệ, trong
lĩnh vực tiêu chuẩn, quy chuẩn kĩ thuật, chất lượng, mã số, mã vạch và giải thưởng
chất lượng quốc gia.
Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa được quốc hội nước Cộng hòa Xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kì họp thứ 2 thông qua ngày 21/11/2007 và Nghị
định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
một số điều luật của chất lượng sản phẩm hàng hóa quy định về Giải thưởng chất
lượng quốc gia (GTCLQG). GTCLQG được xây dựng và triển khai trên thành công
của 13 năm hoạt động của Giải thưởng chất lượng Việt Nam (1996-2008) và do Thủ
tướng chính phủ kí quyết định trao tặng. Sự hình thành GTCLQG đánh dấu một
bước phát triển mới cho hoạt động Giải thưởng chất lượng Việt Nam nói riêng và
phong trào năng suất – chất lượng tại Việt Nam nói chung và khẳng định vai trò, vị
thế của Giải thưởng chất lượng đối với cộng đồng doanh nghiệp và đối với xã hội
Mục tiêu của Giải thưởng Chất lượng quốc gia là khuyến khích các doanh
nghiệp sản xuất, kinh doanh và dịch vụ của Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế
nâng cao chất lượng hoạt động, tạo ra nhiều sản phẩm, hàng hoá có chất lượng cao
có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới và đóng góp tích cực
cho sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Sự tham gia trong các chương trình Giải thưởng Chất lượng Việt Nam hàng

năm đã và đang tạo ra những cơ hội cho các doanh nghiệp trong việc học hỏi, cải
tiến và nâng cao chất lượng quản lý của mình thông qua việc áp dụng các thực hành
sản xuất, kinh doanh tốt nhất. Việc tự đánh giá các hoạt động của mình theo những
tiêu chí của Giải thưởng Chất lượng quốc gia còn giúp cho các doanh nghiệp nhận
biết được những điểm mạnh và cơ hội cải tiến. Đặc biệt, sự đánh giá khách quan
của các chuyên gia đánh giá trong quá trình đánh giá, xét thưởng luôn được các
Ngô Thị Phương Dung
Lớp: QTCL - K51
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
doanh nghiệp tham dự Giải thưởng Chất lượng quốc gia trân trọng và coi đó là căn
cứ hữu ích cho việc triển khai các hoạt động cải tiến liên tục trong hành trình vươn
tới sự tuyệt hảo.
Với đề tài “ Biện pháp hoàn thiện công tác thẩm định hồ sơ xét duyệt và trao
tặng Giải thưởng chất lượng quốc gia tại Viện Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam”
của em gồm có 3 phần chính:
PHẦN I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ VIỆN TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG
VIỆT NAM
PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH HỒ SƠ XÉT DUYỆT VÀ
TRAO TẶNG GIẢI THƯỞNG CHẤT LƯỢNG QUỐC GIA TẠI VIỆN TCCLVN
PHẦN III: BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH HỒ SƠ XÉT
DUYỆT VÀ TRAO TẶNG GIẢI THƯỞNG CHẤT LƯỢNG QUỐC GIA TẠI
VIỆN TCCLVN
Do hạn chế về mặt kiến thức, chắc chắn bài viết của em sẽ còn nhiều sai sót, kính
mong sự góp ý của thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của GS. TS NGUYỄN THÀNH
ĐỘ và GV. DƯƠNG CÔNG DOANH cùng cô chú, anh chị trong Viện Tiêu chuẩn
Chất lượng Việt Nam đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập này.
PHẦN I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ VIỆN TIÊU CHUẨN
CHẤT LƯỢNG VIỆT NAM

Ngô Thị Phương Dung
Lớp: QTCL - K51
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1.1 Lịch sử , lí do ra đời và lĩnh vực hoạt động của Viện TCCLVN
Viện tiêu Chuẩn Chất lượng Việt Nam ( tên giao dịch quốc tế là Việt Nam
Standards Quality Institute), sau đây được viết Tắt là Viện TCLVN được thành lập
theo quyết định số 150/QĐ- UBKHKT NAGYF 20/5/1983 Của Ủy ban Khoa học
Kĩ thuật (nay là Bộ khoa học và Công nghệ).
Địa chỉ liên hệ : Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam
Số 8, đường Hoàng Quốc Việt, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 04.37564407 Fax: 04.38361771
Email:
Website: www.vsqi.gov.vn
 Quá trình phát triển và lịch sử ra đời
Ngày 4/4/1962, Viện Đo lường và Tiêu chuẩn, cơ quan quản lý Nhà nước đầu
tiên về đo lường và tiêu chuẩn hoá của nước ta, đã được thành lập trực thuộc Uỷ
ban Khoa học Nhà nước (nay là Bộ Khoa học Công nghệ).
Ngày 31/12/1970, Viện Đo lường và Tiêu chuẩn được tách thành hai Viện:
Viện Đo lường và Viện Tiêu chuẩn đều trực thuộc Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật
Nhà nước.
Để đáp ứng những yêu cầu về quản lý chất lượng của nền kinh tế đất nước,
ngày 6/4/1971, Cục Kiểm tra chất lượng sản phẩm và hàng hoá đã được thành lập
trực thuộc Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước.
Ở miền Nam, trước ngày giải phóng, Viện Quốc gia Định chuẩn thuộc chính
quyền Sài gòn (ngụy quyền) đã được thành lập vào năm 1972. Sau khi thống nhất
đất nước, ngày 6/4/1976, Hội đồng Chính phủ đã quyết định đổi tên Viện Quốc gia
Định chuẩn thành Viện Định chuẩn trực thuộc Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà
nước. Cũng thời gian này, Hội đồng Chính phủ đã quyết định chuyển đổi Viện Đo
lường và Viện Tiêu chuẩn thành Cục Đo lường Trung ương và Cục Tiêu chuẩn.

Do yêu cầu phải phối hợp đồng bộ ba mặt công tác tiêu chuẩn hoá, đo lường
và quản lý chất lượng, ngày 13/9/1979, Hội đồng Chính phủ đã ra Quyết định số
325/CP về hợp nhất Cục Tiêu chuẩn, Cục Đo lường Trung ương, Cục Kiểm tra chất
lượng sản phẩm và hàng hoá và Viện Định chuẩn thành Cục Tiêu chuẩn-Đo lường-
Chất lượng Nhà nước.
Tổng cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng trực thuộc Bộ Khoa học, Công
nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học Công nghệ) được thành lập ngày 8/2/1984
theo Nghị định 22/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) trên cơ sở
Ngô Thị Phương Dung
Lớp: QTCL - K51
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng Nhà nước.
Tổng cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng có chức năng-nhiệm vụ giúp
Chính phủ quản lý và phát triển các hoạt động tiêu chuẩn hoá, đo lường, quản lý
chất lượng sản phẩm và nâng cao năng suất trong cả nước và đại diện cho nước ta
trong các hoạt động của các tổ chức quốc tế và khu vực có liên quan.
Một trong những hoạt động chính của Tổng cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất
lượng là "Tổ chức xây dựng tiêu chuẩn Việt nam; tham gia xây dựng tiêu chuẩn
quốc tế và kiến nghị việc áp dụng các tiêu chuẩn đó" (Pháp lệnh Chất lượng hàng
hoá (Sửa đổi năm 1999).
Tổng cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng, hiện nay, là thành viên (chính
thức và thông tấn) của trên 17 tổ chức quốc tế và khu vực, trong đó có Tổ chức Tiêu
chuẩn hoá Quốc tế - ISO (tham gia từ năm 1977).
Để ghi nhận những đóng góp lớn lao vào sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội
của hoạt động tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng; nhân kỷ niệm 50 năm Bác Hồ ký
Sắc lệnh 8/SL về đo lường (20-1-1950 - 20-1-2000), Tổng bí thư Đảng Cộng sản
Việt nam Lê Khả Phiêu đã gửi thư khen và Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã ký
Quyết định tặng thưởng Huân chương Lao động hạng nhất cho Tổng cục Tiêu
chuẩn Đo lường Chất lượng.

Ngày 11 tháng 10 năm 2001, Phó thủ tướng Chính phủ Phạm Gia Khiêm đã
ký Quyết định số 155/2001/QĐ-TTg lấy ngày 20 tháng 01 hàng năm là ngày Đo
lường Việt Nam.
Nhân kỷ niệm 40 năm hoạt động TCĐLCL (1962 - 2002), ngày 17 tháng 10
năm 2002, Chủ tịch nước Trân Đức Lương đã ký Quyết định số 714/2002/QĐ/TCN
tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng ba cho Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường
Chất lượng thuộc Bộ Khoa học Công nghệ, do đã có nhiều thành tích xuất sắc trong
công tác, góp phần vào sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa và bảo vệ Tổ quốc.
1.2 Các giai đoạn phát triển
Các giai đoạn phát triển chính của Viện Tiêu Chuẩn Chất lượng Việt Nam
(VSQI)
Bảng 1.1 Các giai đoạn phát triển chính của Viện TCCLVN
Năm Tên tổ chức
2009 Viện tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam
2005 Trung tâm tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam
Ngô Thị Phương Dung
Lớp: QTCL - K51
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1983 Trung tâm tiêu chuẩn Chất Lượng
1976 Cục tiêu chuẩn
1971 Viện tiêu chuẩn
1962 Viện Đo lường và Tiêu Chuẩn
1.3 Các sản phẩm dịch vụ chính
1.3.1 Hoạt động tư vấn
Tư vấn xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn chất lượng là một trong những hoạt
động của Viện Tiêu chuẩn Chất lượng ViệtNam.
Với bề dày truyền thống trên 25 năm hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn chất
lượng, Viện TCCLVN hình thành hệ thống các phòng kỹ thuật với đội ngũ chuyên
gia đầu ngành về tiêu chuẩn hóa được đào tạo cơ bản, giàu kinh nghiệm, nhiệt tình

trong công việc trong hầu khắp các lĩnh vực Cơ khí - Luyện kim, Điện - Điện tử,
Xây dựng, Giao thông Vận tải, Hoá chất, Mỏ, Y tế, Nông nghiệp, Thuỷ sản, Thực
phẩm, Sản phẩm tiêu dùng, Môi trường và Công nghệ thông tin…
Viện TCCLVN luôn hiểu rằng, việc đem lại giá trị thực sự cho doanh
nghiệp/tổ chức bằng các phương pháp tư vấn thiết thực, hiệu quả với những thông
tin cập nhật và cần thiết nhất về lĩnh vực tiêu chuẩn chất lượng sẽ là cơ hội để cùng
nhau hoàn thiện và phát triển. Vì vậy, mục tiêu hàng đầu của Viện TCCLVN là luôn
thỏa mãn khách hàng.
Trong quá trình hoạt động, Viện TCCLVN đã và đang tư vấn xây dựng các hệ
thống quản lý chất lượng/môi trường (ISO 9000, HACCP,GMP, ISO 22000, ISO
14000 …) thành công cho các doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực hoạt động khác
nhau như điện, cơ khí, hoá chất, thực phẩm, mỹ phẩm, thuốc lá, Đồng thời đã
thiết lập được các mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với các tổ chức chứng nhận chất
lượng trong nước và quốc tế có uy tín như:
- Quacert (Việt Nam)
- Global International (Anh)
- D & V (Bỉ)
- AFAQ (Pháp)
- BVQI (Anh)
- TUV Nord (Đức)
Các dịch vụ tư vấn của viện:
- Áp dụng tiêu chuẩn quốc gia;
- Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở;
- Xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9000;
- Xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14000;
Ngô Thị Phương Dung
Lớp: QTCL - K51
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000;

- Xây dựng và áp dụng Hệ thống HACCP và GMP;
- Dán nhãn môi trường, nhãn tiết kiếm năng lượng, Dấu CE, Dấu CS;
- Hướng dẫn áp dụng mã số mã vạch
1.3.2 Mã số mã vạch (MSMV)
Tổ chức MSMA Việt Nam (tên quốc tế là GS1 Vietnam) đã tham gia
vào tổ chức mã vạch quốc tế từ năm 1995, là đại diện cho tổ chức GS1 tại
Việt Nam. GS1 Việt Nam là đầu mối tiếp nhận,thẩm xét cấp mã số doanh
nghiệp và mã vạch địa điểm toàn cầu cho các doanh nghiệp có nhu cầu sử
dụng. Tính đến nay đã có hơn 9000 doanh nghiệp tại Việt Nam cung cấp các
dịch vụ Kĩ thuật phục vụ cho nhu cầu của các bên trong chuỗi cung ứng như
sau:
- Đào tạo và áp dụng MSMV trong sản xuất và kinh doanh
- Kiểm tra và xác nhận mã số mã vạch
- Tư vấn về tiêu chuẩn, thiết bị in và đọc MSM
- Cung cấp các tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế về MSMV
- Tổ chức hội thảo ứng dụng các công nghệ nhận dạng và thu thập dữ liệu tự
động
- Cung cấp vê dịch vụ hỏi đáp về MSMV nhằm hỗ trợ các tổ chức, cá nhân
có thông tin cần thiết để đăng kí và sử dụng MSMV
1.3.3 Chứng nhận sản phẩm
Chứng nhận sản phẩm: là việc xác nhận sự phù hợp của sản phẩm với các yêu
cầu quy định nêu trong chuẩn mực chứng nhận theo các quy tắc, thủ tục/quy trình
và chỉ dẫn cho việc tiến hành hoạt động đánh giá chứng nhận.
Sản phẩm: bao gồm cả dịch vụ và quá trình.
Chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn: là việc chứng nhận sản phẩm
trong đó chuẩn mực sử dụng để chứng nhận là các tiêu chuẩn được xây dựng trên
nguyên tắc đồng thuận, bao gồm các tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực và tiêu
chuẩn quốc gia. Chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn là hoạt động mang tính tự nguyện.
Tuy nhiên đây là một biện pháp quan trọng giúp nâng cao lòng tin của khách hàng
và các bên liên quan vào chất lượng, tính an toàn, độ tin cậy hay tác động tới môi

trường của sản phẩm.
Chứng nhận sản phẩm phù hợp quy chuẩn kỹ thuật: là việc chứng nhận sản
phẩm trong đó chuẩn mực sử dụng để chứng nhận là các quy chuẩn kỹ thuật bao
gồm quy chuẩn quốc gia và quy chuẩn địa phương. Chứng nhận phù hợp quy chuẩn
Ngô Thị Phương Dung
Lớp: QTCL - K51
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
kỹ thuật được thực hiện một cách bắt buộc. Phương thức đánh giá quy chuẩn kỹ
thuật áp dụng cho từng đối tượng cụ thể được quy định tại quy chuẩn kỹ thuật tương
ứng.
1.3.4 Xuất bản phát hành
Tổ chức xuất bản và phát hành Tiêu chuẩn Quốc gia (TCVN), Quy chuẩn
quốc gia (QCVN) và các tài liệu liên quan theo quy định của Viện Tiêu chuẩn Chất
lượng Việt Nam
+ Bản giấy;
+ Bản đĩa CD-ROM;
+ Tuyển tập các TCVN theo chuyên ngành.
- Nhận in Tiêu chuẩn và các tài liệu khác; hợp đồng cung cấp tiêu chuẩn, quy
chuẩn Quốc gia và các tài liệu liên quan theo quy định;
- Cung cấp các văn bản kỹ thuật về Đo lường, các văn bản quy phạm pháp luật trong
lĩnh vực Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
- Nhận dịch tài liệu tiêu chuẩn kỹ thuật từ tiếng Anh sang tiếng Việt và ngược
lại với chất lượng cao;
- Quản lý và tổ chức khai thác kho tư liệu bao gồm: hồ sơ tiêu chuẩn, quy
chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực và các tài liệu khác về kỹ
thuật nghiệp vụ, tiêu chuẩn chất lượng.
Ngô Thị Phương Dung
Lớp: QTCL - K51
10

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1.4 Các tổ chức quốc tế mà Viện TCCLVN là thành viên.
Bảng 1.2. Các tổ chức Quốc tế mà Viện tham gia.
TT Tên tổ chức Năm
thành
lập
Năm
tham
gia
Hình
thức
tham
gia
Nội dung hợp tác Ghi chú
1 Tổ chức
Quốc tế về
tiêu chuẩn
hóa ISO
1947 1977 Là
thành
viên
đầy đủ
- tham gia các ghoặt động
của các ban kĩ thuật của ISO
(ISO/TCs)
- Triển khai các công việc cập
nhật và soát xét, áp dụng ,
khuyến cáo và ban hành
TCVN theo hướng dẫn của
ISO

- Tiếp nhận và quảng bá các
sản phẩm do ISO phát hành
- Tham gia thành viên hội
đồng ISO
Thủ
tướng
CP cho
phép
tham gia
chính
thức từ
năm 197
2 Ban đại
diện quốc tế
IEC
1904 2002 Thành
viên
liên kết
- tham gia thành viên hội
đồng IEC
- Nghiên cứu và áp dụng hài
hòa các yêu cầu của tiêu
chuẩn IEC vào TCVN
3 Tổ chức
Quốc tế về
Đo lường
Pháp quyền
1955 Từ
tháng
9

năm
2003

thành
viên
đầy đủ
Ngô Thị Phương Dung
Lớp: QTCL - K51
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
4 Tổ chức
Quốc tế về
công nhận
phòng thử
nghiệm
1977 1992 Là
thành
viên
đầy đủ
- Tham gia vào các cuộc họp
thường niên của ILAC
- Triển khai các khuyến cáo
của ILAC trong lĩnh vực công
nhận phòng thử nghiệm tại
Việt Nam
Thủ
tướng
CP
chính
thức cho

phép
làm
thành
viên đầy
đủ tháng
9/1998
5 Ủy ban Tiêu
chuẩn hóa
Thực phẩm
1961 1989 Là
thành
viên
đầy đủ
-Tham dự các cuộc họp
thường niên của CAC
- Nghiên cứu thực hiện các
khuyến cáo của CAC trong
lĩnh vực xây dựng các tiêu
chuẩn về vệ sinh, an toàn
thực phẩm
- Thành lập Văn phòng
CODEX làm đầu mối tổ chức
triển khai các hoạt động của
CAC
Thủ
tướng
CP cho
phép
tham gia
chính

thức
tháng
8/1989
7 Tổ chứa Mã
số vật phẩm
quốc tế
1977 1995 Là
thành
viên
đầy đủ
- Tham gia các cuộc họp
thường niên của EAN
Thủ
tướng
CP cho
phép
tham gia
tháng
6/1995
( nguồn: TCVN-net)
 Tham gia các tổ chức khu vực
Bảng 1.3. Các tổ chức khu vực mà Viện tham gia
Ngô Thị Phương Dung
Lớp: QTCL - K51
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
TT Tên tổ chức Năm
thành
lập
Năm

tham
gia
Hình
thức
tham
gia
Nội dung hợp tác Ghi chú
1 Hội nghị
Tiêu chuẩn
Khu vực
Thái Bình
Dương
(PASC)
1972 1992 Là
thành
viên
đầy đủ
- Tham gia các cuộc họp
PASC hàng năm
Thủ
tường
Chính
phủ cho
phép
5/2000
2 Hợp tác
Châu Á
Thái Bình
Dương về
công nghệ

phòng thử
nghiệm
(APLAC)
1992 1995 Là
thành
viên
đầy đủ
- Tham dự các cuộc họp
thường niên của APLAC
- Thực hiện các quyết định
của APLAC trong công tác
công nhận phòng thử nghiệm
tại Việt Nam
- Tham gia MRA của APLAC
Thủ
tường
chính phủ
cho phép
làm thành
viên đầy
đủ từ
tháng
5/1995
3 Chương
trình Đo
lường Châu
Á - Thái
Bình
Dương
(APMP)

1977 1995 Là
thành
viên
đầy đủ
- Tham dự các cuộc họp
thường niên của APMP
- Tham gia các chương trình
so sánh vòng về chuẩn đo
lường do APMP tổ chức
- Tham gia MOU của APMP
- Chuẩn bị điều kiện kỹ thuật
để tham gia MRA về chuẩn
đo lường
Thủ
tướng CP
cho phép
tham gia
chính
thức
tháng
5/2000
4 Ủy ban Tư
vấn
ASEAN về
Tiêu chuẩn
và Chất
lượng
(ACCSQ)
1992 1995 Là
thành

viên
đầy đủ
- Hài hoá tiêu chuẩn trong
ASEAN
- Tham gia các MRA trong
lĩnh vực tiêu chuẩn và sự phù
hợp
- Công bố các quy định có
liên quan đến lĩnh vực quản
lý chất lượng tới các thành
viên ASEAN
- Tham gia trong các cuộc
Thủ
tướng CP
cho phép
tham gia
chính
thức
tháng
7/1995
Ngô Thị Phương Dung
Lớp: QTCL - K51
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
họp hàng năm của ACCSQ
5 Mạng lưới
công nghệ
Châu á
(TA)
1993 1993 Là

thành
viên
đày đủ
- Trao đổi thông tin liên quan
đến hoạt động của các doanh
nghiệp vừa và nhỏ
- Tham gia một số lớp tập
huấn kỹ thuật do TA tổ chức
Thủ
tướng CP
chính
thức cho
phép
tham gia
tháng
4/1994
6 Tổ chức
năng suất
Châu Á
(APO)
1961 1996 Là
thành
viên
đầy đủ
- Tham gia các chương trình
trình, dự án của APO (khoảng
trên 100 dự án/năm)
- Tham gia ban lãnh đạo APO
(chủ tịch APO nhiệm kỳ
(1999-2000)

- Trao đổi thông tin kỹ thuật
nghiệp vụ về hoạt động năng
cao năng suất - chất lượng
Thủ
tướng CP
chính
thức cho
phép
tham gia
tháng
11/1994
7 Diễn đàn
Đo lường -
Pháp quyền
Châu Á -
Thái Bình
Dương
(APLMF)
1994 1996 Là
thành
viên
đầy đủ
-Tham gia các cuộc họp
thường niên của APLMF
- Trao đổi thông tin liên quan
đến các hoạt động đo lường
pháp quyền tại VN
- Tham gia MOU của
APLMF
Thủ

tướng CP
chính
thức cho
phép
tham gia
tháng
11/1999
8 Hợp tác
công nhận
Thái Bình
Dương
(PAC)
1994 2003 Là
thành
viên
đầy đủ
9 Ban tiêu
chuẩn và sự
phù hợp
thuộc Ủy
ban thương
mại và đầu
tư của
1994 1998 Là
thành
viên
đầy đủ
- Tham gia các cuộc họp
thường niên của SCSC
- Phối hợp triển khai các hoạt

động trong khuôn khổ hợp tác
với APEC
Trong
khuôn
khổ hợp
tác với
APEC
Ngô Thị Phương Dung
Lớp: QTCL - K51
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
APEC
(SCSC)
10 ASEM/TF
AP -SCA
Chương
trình thuận
lợi hóa
thương mại
về Tiêu
chuẩn và
đánh giá sự
phù hợp
của ASEM
1996 1996 Là
thành
viên
đầy đủ
- Tham gia các cuộc họp
thường niên của ASEM

- Xây dựng và hài hoà tiêu
chuẩn, thống nhất các hoạt
động công nhận và chứng
nhận
Trong
khuôn
khổ hợp
tác với
ASEM
11 Tổ chức
Chất lượng
Châu Á -
Thái Bình
Dương
(APQO)
1984 1994 Là
thành
viên
đầy đủ
- Tham gia các cuộc họp Ban
chấp hành của APQO
- Tham gia Giải thưởng Chất
lượng Quốc tế Châu á - Thái
Bình Dương do APQO chủ trì
- Thông qua APQO mở rộng
hợp tác với các cơ quan, tổ
chức chất lượng các nước
thành viên APQO
- Tham gia Ban chấp hành
APQO

Thủ
tướng CP
cho phép
tham gia
chính
thức
tháng
9/1994
12 CGPM -
Hội nghị
toàn thể về
cân đo
1889 2003 Là
thành
viên
hợp tác
( nguồn: TCVN-net)
1.5 CƠ CẤU TỔ CHỨC HIỆN HÀNH CỦA VIỆN TIÊU CHUẨN CHẤT
LƯỢNG VIỆT NAM
1.5.1 Vị trí và chức năng
Viện tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam là Tổ chức Khoa học và công nghệ
trực thuộc Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng ( Bộ Khoa Học và
Ngô Thị Phương Dung
Lớp: QTCL - K51
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Công nghệ), thực hiện chức năng phục vụ năng quản lí nhà nước , nghiên
cứu khoa học, đào tạo bồi dưỡng cán bộ và thực hiện các lĩnh vực dịch vụ
khoa học công nghệ, trong lĩnh vực tiêu chuẩn, quy chuẩn kĩ thuật, chất
lượng, mã số, mã vạch và giải thưởng chất lượng quốc gia.

 Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam có tư cách pháp nhân , có con dấu, tài
khoản riêng và trụ sở tại Thành phố Hà Nội, kinh phí hoạt động thường xuyên
do ngân sách nhà nước cung cấp theo nhiệm vụ được giao
 Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam có tên giao dịch quốc tế là Vietnam
Standards and Quality Institute, viết tắt là VSQI
1.5.2 Nhiệm vụ và quyền hạn
 Nghiên cứu, đề xuất, tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về tiêu
chuẩn, quy chuẩn, chất lượng, mã số mã vạch và giải thưởng chất lượng quốc gia
 Nghiên cứu phương hướng, mục tiêu, chính sách, nghiệp vụ và các giải pháp phát
triển, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực tiêu chuẩn, quy chuẩn kĩ thuật,
chất lượng, mã số mã vạch và giải thưởng chất lượng quốc gia;
 Đề xuất, tham gia xây dựng quy hoạch, kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia và
tiêu chuẩn quốc tế; quy hoạch, kế hoạch xây dựng quy chuẩn kĩ thuật quốc gia.
 Tổ chức và hướng dẫn xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, hướng dẫn xây dựng tiêu
chuẩn cơ sở; chủ trì tham gia xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc tế và tiêu chuẩn
khu vực theo quy định của pháp luật; đề xuất thành lập và quản lí hoạt động của
các Ban kĩ thuật tiêu chuẩn quốc gia
 Tổ chức xây dựng quy chuẩn kĩ thuật quốc gia theo sự phân công của Tổng cục
trưởng; tham gia dự thảo xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia, xây dựng dự
thảo quy chuẩn kĩ thuật quốc gia do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực
thuộc Chính phủ xây dựng, góp ý dự thảo quy chuẩn kĩ thuật do địa phương xây
dựng.
 Hướng dẫn tư vấn cho các tổ chức, các nhân xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn,
quy chuẩn kĩ thuật
 Thực hiện chứng nhận sản phẩm, dịch vụ phù hợp với tiêu chuẩn và quy chuẩn
kĩ thuật
 Tổ chức thực hiện các hoạt động và mã số mã vạch, làm đầu mối của Việt Nam
tại tổ chức mã số mã vạch quốc tế ( gọi tắt là GS1 quốc tế) và đại diện của GS1
quốc tế tại Việt Nam theo phân công của Tổng cục trưởng
 Thực hiện các hoạt động vè giải thưởng chất lượng quốc gia, giải thưởng chất

lượng khu vực và quốc tế theo sự phân công của Tổng cục trưởng.
 Thực hiện các hoạt động dịch vụ kĩ thuật, khoa học công nghệ và các dịch vụ
Ngô Thị Phương Dung
Lớp: QTCL - K51
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
khác về tiêu chuẩn, quy chuẩn kĩ thuật, chất lượng, mã số mã vạch và giải
thưởng chất lượng quốc gia
 Tổ chức triển khai thực hiện các chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học về
lĩnh vực tiêu chuẩn, quy chuẩn kĩ thuật, chất lượng, mã số mã vạch và giải
thưởng chất lượng quốc gia theo qui định của pháp luật
 Tham gia đấu thầu, kí kết và thực hiện các hợp đồng kinh tế và lĩnh vực tiêu
chuẩn, quy chuẩn kĩ thuật, chất lượng, mã số mã vạch và giải thưởng chất lượng
quốc gia theo qui định của pháp luật.
 Thực hiện đào tạo bồi dưỡng kĩ thuật nghiệp vụ về tiêu chuẩn,quy chuẩn chất
lượng , mã số mã vạch và giải thưởng chất lượng quốc gia. Tham gia đào tạo
đại học và sau đại học liên quan đến lĩnh vực tiêu chuẩn, quy chuẩn kĩ thuật,
chất lượng, mã số mã vạch và giải thưởng chất lượng quốc gia theo qui định của
pháp luật.
 Thực hiện công tác thông tin tuyên truyền quảng bá về tiêu chuẩn, quy chuẩn kĩ
thuật chất lượng, mã số mã vạch và giải thưởng chất lượng quốc gia. Tổ chức
khai thác các tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài và
các tài liệu khác có liên quan đến tiêu chuẩn, quy chuẩn kĩ thuật, chất lượng, mã
số mã vạch và giải thưởng chất lượng quốc gia .
 Xuất bản, in và phát hành các tiêu chuẩn quốc gia, các tài liệu có liên quan và
tài liệu khác theo quy định của pháp luật.
 Thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tiêu chuẩn, quy chuẩn
kĩ thuật, chất lượng, mã số mã vạch và giải thưởng chất lượng quốc gia theo ủy
quyền của Tổng cục trưởng và quy định của pháp luật.
 Quản lí cán bộ, viên chức, người lao động, tài chính, tài sản và hồ sơ tài liệu

của Viện theo quy định của Tổng cục, của Bộ và các quy định của Nhà nước.
 Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng cục trưởng giao.
1.5.3 Cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động
Hình 1.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Viện TCCLVN
Ngô Thị Phương Dung
Lớp: QTCL - K51
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Cơ cấu tổ chức Viện gồm có:
Văn phòng Viện
 Phòng tổng hơp – Kế hoạch;
 Phòng tiêu chuẩn chất lượng cơ khí, luyện kim, phương tiện giao thông (gọi tắt
là Phòng tiêu chuẩn Chất lượng 1);
Ngô Thị Phương Dung
Lớp: QTCL - K51
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
 Phòng tiêu chuẩn Chất lượng Điện, điện tử ( gọi tắt là phòng tiếu chuẩn Chất
lượng 2);
 Phòng tiêu chuẩn chất lượng Hóa chất, dầu khí, Khoáng sản, xây dựng công
trình giao thông, thiết bị y tế ( gọi tắt là phòng Tiêu chuẩn Chất lượng 3)
 Phòng tiêu chuẩn Chất lượng Nông nghiệp, thực phẩm ( gọi tắt là phòng Tiêu
chuẩn Chất lượng 4);
 Phòng Tiêu chuẩn chất lượng Sản phẩm tiêu dùng ( gọi tắt là phòng Tiêu chuẩn
Chất lượng 5);
 Phòng tiêu chuẩn Chất lượng Môi trường ( gọi tắt là phòng Tiêu chuẩn Chất
lượng 6);
 Phòng Tiêu chuẩn Chất lượng Công nghệ thông tin ( gọi tắt là phòng Tiêu
chuẩn Chất lượng 7);
 Phòng Nghiệp vụ Tiêu chuẩn Chất lượng;

 Phòng Tư vấn và Dịch vụ Khoa học Công nghệ;
 Phòng Xuất bản - Phát hành;
 Văn phòng Mã số mã vạch;
 Văn phòng giải thưởng chất lượng;
 Xưởng in Tiêu chuẩn;
Viện Tiêu chuẩn Chất lương Việt Nam có Hội đồng Khoa học, công nghệ về đào
tạo do viện trưởng quyết định thành lập, là tổ chức tư vấn giúp Viện trưởng các vấn
đề quan trọng liên quan đến hoạt động khoa học Công nghệ và Đào tạo của Viện.
Viện trưởng Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn các đơn vị trực thuộc Viện.
Cơ chế hoạt động
Lãnh đạo Viện tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt
Nam được tổ chức và hoạt động theo chế độ thủ trưởng. Lãnh đạo viện có Viện
trưởng và một số phó Viện trưởng.Viện trưởng chịu trách nhiệm trước Tổng cục
Trưởng tổng cục Tiêu chuẩn đo lường Chất lượng Việt Nam.
 Là người đứng đầu và chịu trách nhiệm về toàn bộ các hoạt động của Viện
TCCLVN và trước pháp luật.
 Ban hành chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng của Viện và đảm bảo
chính sách này được thấu hiểu, thực thi, duy trì ở tất cả các cấp của Viện
TCCLVN.
 Ủy quyền cho các Phó viện trưởng khi vắng mặt;
 Đảm bảo cung cấp nguồn lực cần thiết để thực hiện một cách có hiệu lực và
hiệu quả hệ thống quản lí chất lượng;
 Phê duyệt và ban hành các tài liệu của hệ thống quản lý chất lượng;
 Ra quyết định thành lập Ban giải quyết khiếu nại và Ban kĩ thuật khi cần
 Ra các quyết định liên quan đến viêc cấp, duy trì, đình chỉ hoặc thu hồi các tài
Ngô Thị Phương Dung
Lớp: QTCL - K51
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

liệu chứng nhận;
 Chủ trì các cuộc họp xem xét lãnh đạo;
 Tham gia và báo cáo tại các cuộc họp của Hội đồng chứng nhận.
 Phó Viện trưởng : giúp Viện trưởng phụ trách về một hoặc một số mặt của
công tác Viện , chịu trách nhiệm trước Viện trưởng và trước Pháp luật vè nhiệm
vụ được phân công.
 Lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Viện chịu trách nhiệm trước Viện trưởng và
trước pháp luật về nhiệm vụ được giao
 Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm Lãnh đạo viện, Lãnh dạo các đơn vị
trong Viện thực hiện theo quy định của Nhà nước, của Bộ khoa học và Công
nghệ của Tổng cục Đo lường Chất lượng Việt Nam
 Đại diện lãnh đạo về Chất lượng
 Chụi trách nhiệm đảm bảo Hệ thống quản lí chất lượng của Viện TCCLVN
được xây dựng, áp dụng duy trì liên tục, cải tiến một cách có hiệu lực, phù hợp
với Chính sách chất lượng đã đề ra, phù hợp với tất cả các quy định của quốc
gia và quốc tế có liên quan;
 Chụi trách nhiệm kiểm tra, xem xét sự phù hợp của toàn bộ hệ thống tài liệu,
biểu mẫu của Hệ thống quản lí chất lượng;
 Giám sắt việc cung cấp và sử dụng nguồn lực của hệ thống;
 Phối hợp các đơn vị liên quan để xem xét các tài liệu của Hệ thống trước khi
trình Viện trưởng phê duyệt;
 Chụi trách nhiệm lập kế hoạch đánh giá nội bộ, điều hành công tác đánh giá nội
bộ;
 Giám sát việc xử lí không phù hợp, việc thực hiện các hành động khắc phục, và
phòng ngưà trong quá trình thực hiện và duy trì hệ thống quản lí chất lượng,
xem xét các đề xuất cải tiến hệ thống;
 Phối hợp với Ban giải quyết khiếu nại, trong việc xem xét và xử lí các khiếu
nại và tranh chấp;
 Báo cáo tại các cuộc họp xem xét của lãnh đạo về thực hiện hệ thống quản lí
chất lượng của Viện;

 Thường xuyên liên hệ trực tiếp với Viện trưởng để trao đổi về tình hình áp dụng
hệ thống quản lí chất lượng;
 Đề nghị triệu tập và tham gia các cuộc họp bàn về Hệ thống quản lí chất lượng
và trình lên Viện trưởng các biện pháp có liên quan đến Hệ thống quản lí Chất
lượng;
 Thẩm xét hồ sơ đánh giá chứng nhận theo Quy định chứng nhận sản phẩm -
QĐ.01
Ngô Thị Phương Dung
Lớp: QTCL - K51
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1.6 TỔNG HỢP KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN TIÊU CHUẨN
CHẤT LƯỢNG VIỆT NAM
1.6.1 Kết quả hoạt động nghiên cứu và phát triển của Viện TCCLVN giai đoạn
2009 - 2012
Theo báo cáo tổng kết công tác năm 2012 và phương hướng nhiệm vụ năm 2013
nêu rõ: Thực hiện chức năng được phân công, năm 2012, Viện TCCLVN đã triển
khai công tác quản lý Nhà nước về TCĐLCL theo hướng xây dựng và thực hiện các
chương trình, kế hoạch trọng điểm nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, góp
phần nâng cao năng suất chất lượng cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Tiếp tục
hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật để tổ chức thực hiện Luật Tiêu chuẩn và
Quy chuẩn kỹ thuật, Luật Đo lường và Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa.
Năm 2012, Viện TCCLVN đã trình cấp có thẩm quyền ban hành 11 văn bản, trong
đó có 1 Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đo
lường và 10 Thông tư của Bộ KH&CN. Ngoài ra còn tham gia biên soạn Quyết
định 317/QĐ-TTg phê duyệt đề án nâng cao năng lực trung tâm ứng dụng tiến bộ
KH&CN, trung tâm kỹ thuật TCĐLCL thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương và Thông tư số 22/2012/TT-BKHCN hướng dẫn thực hiện Quyết định
317/QĐ-TTg.
Về thực hiện nhiệm vụ chuyên môn

Đối với công tác tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật: Tiếp tục cùng các Bộ/ngành
triển khai rà soát xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn các tổ chức thực
hiện các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật đối với từng
lĩnh vực chuyên ngành. Đã tổ chức thẩm định và đề nghị công bố 565/618 TCVN,
đạt 91%. 53 TCVN trong thời gia còn lại của năm 2012 sẽ thẩm định và trình Bộ
KH&CN công bố. Tiếp nhận, thẩm tra hồ sơ và tổ chức thẩm định 92 Quy chuẩn
Việt Nam do các Bộ/ngành biên soạn. Tổ chức thực hiện việc tiếp nhận, đăng ký 27
Quy chuẩn Việt Nam đã ban hành. Năm 2012, Tổng cục đã nghiên cứu và góp ý
cho trên 100 dự thảo Tiêu chuẩn Việt Nam và Quy chuẩn Việt của các Bộ/ngành.
Về hoạt động đo lường
Chỉ định tổ chức kiểm định chuẩn đo lường cho 8 tổ chức kiểm định, chứng nhận
chuẩn cho 99 tổ chức, công nhận lại, công nhận mở rộng khả năng kiểm định cho
119 tổ chức, công nhận lần đầu cho 8 tổ chức, chuyển công nhận 7 tổ chức. Phê
duyệt 1598 mẫu PTĐ của 359 cơ sở, chứng nhận kiểm định viên đo lường cho 1198
cá nhân thuộc 214 đơn vị đình chỉ hiệu lực quyết định chứng nhận 44 kiểm định
Ngô Thị Phương Dung
Lớp: QTCL - K51
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
viên. Đã tiến hành kiểm tra đo lường đối với 5 đơn vị. Xây dựng và phát triển hệ
thống chuẩn đo lường quốc gia.
Công tác quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa: Đã tổ chức tổng kết hoạt động xây
dựng và áp dụng HTQLCL đối với Cơ quan hành chính nhà nước. Phối hợp với Cục
Kiểm soát thủ tục hành chính tổng hợp báo cáo Thủ tướng tình hình thực hiện
Quyết định 118/2009/QĐ-TTg. Đã tổ chức kiểm tra giám sát 7 tổ chức tư vấn, 2 tổ
chức chứng nhận, cấp mới 502 Giấy chứng nhận HTQLCL theo TCVN ISO
9001:2008, cấp giấy chứng nhận lần 2, mở rộng, thu hẹp, điều chỉnh phạm vi áp
dụng HTQLCL cho 158 cơ quan.
Hoạt động đăng ký lĩnh vực hoạt động Đánh giá sản phẩm hang hóa và chỉ định tổ
chức Đánh giá sản phẩm hàng hóa: Đã cấp giấy chứng nhận đăng ký lĩnh vực hoạt

động Đánh giá sản phẩm hàng hóa cho 12 tổ chức chứng nhận, 23 tổ chức thử
nghiệm, đình chỉ 1 tổ chức chứng nhận đồ chơi trẻ em, kiểm tra giám sát hoạt động
2 tổ chức thử nghiệm, 5 tổ chức chứng nhận.
Đối với hoạt động triển khai Quy chuẩn Việt Nam
Hướng dẫn các tổ chức chứng nhận được chỉ định về thừa nhận kết quả Đánh giá
sản phẩm hàng hóa đối với các thiết bị điện, điện tử, các doanh nghiệp thực hiện
kiểm tra chất lượng nhập khẩu thiết bị điện, điện tử, giải quyết các vấn đề liên quan
đến kết quả thử nghiệm của tổ chức thử nghiệm được chỉ định. Hướng dẫn các đơn
vị xử lý đối với trường hợp xăng không chì có hàm lượng nước và metanol…Tổ
chức đào tạo nghiệp vụ Giải thưởng Chất lượng Quốc gia cho các Chi cục TĐC và
các doanh nghiệp tham dự năm 2012. Về mã số mã vạch: Đã thẩm xét hồ sơ cấp mã
doanh nghiệp cho 1750 hồ sơ đăng ký sử dụng, thu hồi 1810 giấy chứng nhận, xử lý
276 hồ sơ xin thay đổi lại giấy chứng nhận và xử lý 12 hồ sơ xi xác nhận sử dụng
mã nước ngoài.
Về thực hiện nhiệm vụ liên quan đến cháy nổ xe máy: Tiến hành thống kê các vụ
cháy nổ ô tô xe máy trên địa bàn các tỉnh thành phố. Lấy mẫu xăng dầu liên quan
đến xe cháy để thử nghiệm. Trong 66 mẫu xăng liên quan đến cháy xe ở 20 tỉnh
thành thì có 64/66 mẫu đạt yêu cầu. 1 mẫu có chỉ tiêu ngoại quan không đạt và 1
mẫu không đạt hàm lượng kim loại Fe. Chuẩn bị báo cáo Thủ tướng, Ủy ban
KHCN&MT Quốc hội các vấn đề liên quan đến cháy nổ phương tiện cơ giới đường
bộ.
Kết quả công tác kiểm tra thanh tra
Đã tiến hành thanh tra 12 chi cục, 4 đơn vị thuộc Tổng cục, phối hợp với Bộ Công
Ngô Thị Phương Dung
Lớp: QTCL - K51
22
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
thương trong việc thanh kiểm tra liên ngành. Phối hợp với đoàn liên ngành Trung
ương số 5, Cục Thý y, C49 Bộ Công an, Viên Kiểm nghiệm ATVSTP… tiến hành
thanh kiểm tra trên địa bàn một số tỉnh thành. Ngoài ra còn tiến hành kiểm tra xăng

dầu, mũ bảo hiểm, đồ chơi trẻ em, thiết bị điện, điện tử và kiểm tra hàng hóa xuất
nhập khẩu…
Hoạt động hợp tác quốc tế
Triển khai các hoạt động hợp tác song phương trên cơ sở MoU đã ký kết. Tham gia
các hoạt động hợp tác Việt – Lào, tham gia đàm phán FTA với châu Âu và các đối
tác khác, tham gia đàm phán về TBT trong hiệp định xuyên Thái Bình Dương –
TPP. Tham gia hợp tác ASEAN/ACSSQ, Tham gia hợp tác APEC/SCSC, hợp tác
trong khuôn khổ ISO, IEC, APO…
Công tác tổ chức cán bộ: Đã nghiên cứu và góp ý các văn bản theo yêu cầu của
Bộ/ngành, chuẩn bị nội dung phục vụ buổi làm việc với đoàn giám sát của Ủy ban
Kiểm tra Trung ương tại Tổng cục. Báo cáo kết quả tinh giản biên chế. Hoàn thành
công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo các đơn vị trực thuộc tổng cục. Hoàn thành kỳ
thi tuyển công chức. Tiến hành bổ nhiệm mới 23 nhân sự, bổ nhiệm lại 11 nhân sự.
Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Tổng cục…
Công tác kế hoạch tài chính
Đã hướng dẫn các đơn vị đề xuất các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, tăng cường
trang thiết bị, sửa chữa lớn, xây dựng nhỏ năm 2013, tổ chức họp Hội đồng tư vấn
xác định nhiệm vụ năm 2013. Báo cáo Bộ danh mục đề xuất nhiệm vụ cấp Nhà
nước 2013. Tổ chức thẩm định dự án năng suất chất lượng ngành/địa phương, xây
dựng kế hoạch hành động triển khai nghị quyết 20 của BCH Trung ương…
Hoạt động TBT
Triển khai thực hiện tốt kế hoạch theo chức năng: công tác thông báo hỏi đáp, các
hoạt động liên quan đến đàm phán TBT, hoạt động thư ký cho ban liên ngành TBT,
nghĩa vụ thành viên của WTO trong ủy ban TBT của WTO và các yêu cầu đột xuất
của Tổng cục, của Bộ KH&CN.
Hoạt động kiểm định/hiệu chuẩn, kiểm tra, thẩm định, thử nghiệm, chứng
nhận
Đã tiến hành kiểm tra chất lượng, giám định chất lượng sản phẩm, hàng hóa phục
vụ quản lý: 38.919 lô hàng/yêu cầu. Kiểm định/hiệu chuẩn cho 176.252 PTĐ. Thử
nghiệm 199.360 mẫu sản phẩm hàng hóa. Chứng nhận phù hợp cho 5.549 sản phẩm

và trên 1.000 hệ thống quản lý chất lượng.
Ngô Thị Phương Dung
Lớp: QTCL - K51
23
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Hoạt động thông tin tuyên truyền
Xuất bản 12 số bản tin phục vụ doanh nghiệp và thành viên, tiếp nhận và phục vụ
đơn hàng cho 4107 lượt khách hàng yêu cầu tài liệu, cung cấp trên 33.000 lượt tài
liệu cho khách hàng. Xuất bản tạp chí TCĐLCL 2 số/tháng. Ra mắt báo điện tử chất
lượng Việt Nam…
Hoạt động đào tạo, tư vấn
tổ chức hơn 500 lớp đào tạo về nghiệp vụ TĐC, ISO, OHSAS và mô hình kinh
doanh hoàn hảo cho trên 6.000 học viên. Ngoài ra còn thực hiện các kỳ thi và cấp
giấy chứng nhận hàn cho 172 học viên theo tiêu chuẩn ISO 9606…
Công tác văn phòng
Tổ chức thành công lế kỷ niệm 50 năm thành lập Tổng cục TCĐLCL và đón nhận
Huân chương Độc lập hạng nhất, tiến hành tổ chức các lớp tập huấn theo kế hoạch.
Thực hiện công tác báo cáo, tổng hợp đầy đủ kịp thời.
Từ kết quả năm 2012, báo cáo nêu 10 điểm nổi bật:
 Tổ chức thành công lế kỷ niệm 50 năm thành lập Tổng cục TCĐLCL và đón
nhận Huân chương Độc lập hạng nhất.
 Chính phủ ban hành Nghị định 86/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đo
lường để tăng cường hoạt động quản lý đo lường.
 Triển khai chương trình Quốc gia Năng suất chất lượng. Tổ chức thẩm dịnh
dự án năng suất chất lượng ngành/địa phương, tổ chức làm việc với các bộ
và UBND thành phố Hồ Chí Minh về việc triển khai xây dựng thực hiện dự
án Năng suất chất lượng ngành/địa phương, xây dựng phương án triển khai
thực hiện dự án 1, 2 thuộc chương trình 712.
 Triển khai thực hiện đề án thực hiện hiệp định hàng rào kỹ thuật trong
thương mại giai đoạn 2011 – 2015.

 Tăng cường quản lý hoạt động của các tổ chức Đánh giá sản phẩm hàng hóa,
kiểm định, hiệu chuẩn, kiểm tra chất lượng đối với sản phẩm hàng hóa lưu
thông, nhập khẩu, kiểm tra chuyên đề, kiểm tra đột xuất, khảo sát đánh giá
chất lượng, thông tin báo cáo.
 Đẩy mạnh công tác quy hoạch, đòa tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên
chức của tổng cục và hệ thống TĐC, hoàn thành thi tuyển công chức.
 Tiếp tục triển khai Quyết định 118/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ;
duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng trong khối cơ quan Tổng cục.
 Tăng cường công tác kế hoạch tiêu chuẩn, tăng cường sự tham gia vào việc
Ngô Thị Phương Dung
Lớp: QTCL - K51
24
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
phê duyệt các dự án xây dựng TCVN và QCVN vào việc biên soạn, thẩm tra
dự thảo TCVN, QCVN của các Bộ/ngành.
 Khai thác có hiệu quả hợp tác quốc tế về lĩnh vực TCĐLCL. Thống nhất Việt
Nam tham gia các nhóm công tác trong khuôn khổ ASEAN/ACSSQ. Thực
hiện tốt vai trò chủ tịch của ACCSQ trong cuộc họp ACSSQ 38.
 Tăng cường hoạt động khảo sát nắm tình hình và diễn biến chất lượng trên
thị trường đối với các mặt hàng thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ KH&CN
và cả các mặt hàng khác, xử lý kịp thời các vụ việc nóng như cháy nổ xe.
1.6.2 Kết quả hoạt động tài chính của Viên TCCLVN giai đoạn 2009 – 2012
Trong giai đoạn 2009 - 2012 Viện TCCLVN đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể và
đáp ứng được yêu cầu của Nhà nước đặt ra về vấn đề Tiêu Chuẩn hóa và Khoa học
công nghệ. Với sợ hỗ trợ của Nhà nước Viện TCCLVN đã và đang có những cống
hiến hết sức to lớn cho nền Khoa học và Công nghệ nước nhà, đảm bảo duy trì hoạt
động của mình, mang tới cho khách hàng những dịch vụ tối ưu nhất, mang lại giá trị
gia tăng cao và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước.
Bảng 1.4. Kết quả hoạt động nghiên cứu và phát triển của Viện TCCLVN
Đơn vị tính: tỷ đồng

Chi tiêu 2009 2010 2011 2012
1. Doanh thu 150.95 186.31 210,23 294.06
2. Chi cho hoạt động KH&CN 96,20 120,28 128.28 156,14
2.1. Đề tài /dự án cấp Nhà nước 91,46 114.74 122.21 147.98
2.2. Đề tài/dự án cấp Bộ 4.74 5.54 6.07 8.16
2.3. Đề tài /dự án cấp Tỉnh/Thành phố - - - -
2.4. Nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở - - - -
2.5. Nhiệm vụ KH&CN khác - - - -
3. Chi tiền lương tiền công 14.14 18.46 20.47 44,04
4. Chi thành lập các quỹ 2.14 3.12 6.47 12,13
5. Chi khác 0.94 1.13 2.74 3.45
Lợi nhuận 37,53 43,32 52,27 78,3
(Nguồn : Báo cáo tình hình tài chính Viện TCCLVN giai đoạn 2009- 2012;
Phòng tài chính kế toán)
Bảng 1.5. Số liệu xây dựng trên kết quả hoạt động của Viện TCCLVN
Chi tiêu
%Tăng giảm % So với doanh thu
2010/2009
%
2011/2010
%
2012/2011
%
2009
%
2010
%
2011
%
2012

%
Ngô Thị Phương Dung
Lớp: QTCL - K51
25

×