Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Hoàn thiện hoạt động nhập khẩu tại Công Ty CP XD & DV Vạn Xuân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (429.13 KB, 71 trang )

Chuyªn ®Ò thùc tËp GVHD: PGS.TS NguyÔn ThÞ Hêng
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan chuyên đề thực tập với đề tài: “Hoàn thiện
hoạt động nhập khẩu tại Công Ty CP XD & DV Vạn Xuân” là do
em tự nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của PGS.TS - Nguyễn Thị
Hường cùng sự giúp đỡ của các anh chị, cô chú trong phòng nhân sự
cũng như Phòng kinh doanh của Công ty CP XD & DV Vạn Xuân.
Em xin cam đoan những số liệu đưa ra trong chuyên đề thực
tập của mình là hoàn toàn được cung cấp tại Công ty CP XD &DV
Vạn Xuân. Nếu sai em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội 05/2013
Sinh viên: Ngô Văn Đức.
Chuyªn ®Ò thùc tËp GVHD: PGS.TS NguyÔn ThÞ Hêng
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
8 4
Đồ thị 3.7 4
9 4
Đồ thị 3.8 4
10 4
Đồ thị 3.9 4
11 4
Đồ thị 3.10 4
MỞ ĐẦU 7
- Pháp không đạt được mục tiêu ngân sách và tăng trưởng thấp hơn kỳ
vọng 53
Citigroup dự báo mức tăng trưởng GDP trong các năm từ 2012 – 2015
lần lượt là -0,1%; -0,2; 0,9% và 1,2%. Chính phủ Pháp mong muốn đạt
được mục tiêu về thâm hụt ngân sách bằng cách tăng thuế. Tuy nhiên,


Citi dự báo cuối cùng thì Pháp sẽ không thể đạt được mục tiêu này. (Xem
đồ thị 3.3) 53
Citigroup dự báo mức tăng trưởng GDP trong các năm từ 2012 – 2015
lần lượt là -3,8%; -5,7%; -1,3% và 1,1%. Citi lưu ý rằng lực cầu nội địa
của Bồ Đào Nha sẽ tiếp tục suy giảm trong khi lợi ích mà xuất khẩu gia
tăng mang lại là khá thấp. Bồ Đào Nha đang tiến tới tình trạng ngân sách
không bền vững và sẽ phải tiếp tục tái cơ cấu nợ. (Xem đồ thị 3.5) 54
Nhật Bản chật vật trước tình trạng xuất khẩu sụt giảm 55
Citigroup dự báo mức tăng trưởng GDP trong các năm từ 2012 – 2015
lần lượt là 2,1%; 1,3%; 0,2% và 1,5%. Theo Citi, xuất khẩu của Nhật Bản
sẽ tiếp tục sụt giảm cho đến năm 2013. Sau đó, xuất khẩu có chút khởi
sắc do kinh tế Mỹ và Trung Quốc tăng tốc trong khi kinh tế Châu Âu ổn
định trở lại. (Đồ thị 3.6) 55
55
Chuyªn ®Ò thùc tËp GVHD: PGS.TS NguyÔn ThÞ Hêng
55
- Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc tiếp tục suy giảm 55
Citigroup dự báo mức tăng trưởng GDP trong các năm từ 2012 – 2015
lần lượt là 7,9%; 7,6%; 7,3% và 7,0%. (Đồ thị 3.7) 55
57
57
- Indonesia hưởng lợi từ nhu cầu nội địa mạnh mẽ 58
Với doanh số bán lẻ đang tăng lên và niềm tin của người tiêu dùng vẫn ở
mức cao, Citigroup dự báo mức tăng trưởng GDP trong các năm từ 2012
– 2015 lần lượt là 6,2%; 6,1%; 6,3% và 6,5%. (Đồ thị 3.10) 58
3
Chuyªn ®Ò thùc tËp GVHD: PGS.TS NguyÔn ThÞ Hêng
DANH MỤC HÌNH,ĐỒ THỊ
Stt Hình Nội dung
1 Hình 1.1 Mô hình quản lý Công ty

2 Đồ thị 3.1 Mức tăng trưởng GDP Mỹ 2012-2015
3 Đồ thị 3.2 Mức tăng trưởng GDP Đức 2012-2015
4 Đồ thị 3.3 Mức tăng trưởng GDP Pháp 2012-2015
5 Đồ thị 3.4 Mức tăng trưởng GDP Italia 2012-2015
6 Đồ thị 3.5 Mức tăng trưởng GDP Bồ đào nha 2012-2015
7 Đồ thị 3.6 Mức tăng trưởng GDP NHẬT BẢN 2012-2015
8 Đồ thị 3.7 Mức tăng trưởng GDP Trung Quốc 2012-2015
9 Đồ thị 3.8 Mức tăng trưởng GDP Ân Độ 2012-2015
10 Đồ thị 3.9 Mức tăng trưởng GDP Hà Quốc 2012-2015
11 Đồ thị 3.10
Mức tăng trưởng GDP Indonexia 2012-2015
Chuyªn ®Ò thùc tËp GVHD: PGS.TS NguyÔn ThÞ Hêng
DANH MỤC BẢNG
STT
DANH MỤC
BẢNG
NỘI DUNG
1 Bảng 1.1 Thị phần của các doanh nghiệp thép lớn trong ngành
2 Bảng 1.2
Cơ cấu trình độ lao động Công ty Cp Xd &Dv Vạn
Xuân qua các năm
3 Bảng 2.1 Thị trường nhập khẩu của Công ty
4 Bảng 2.2
Kế hoạch tổ chức đàm phán ,ký kết hợp đồng với
Công ty
5 Bảng 2.3
Một số tiêu chí kinh tế cơ bản đạt được trong hoạt
động kinh doanh của Công ty
6 Bảng 2.4
Cơ cấu kim ngạch nhập khẩu sắt thép từ các thị

trường qua các năm
7 Bảng 2.5 Cơ cấu các loại thép nhập khẩu của Công ty
8 Bảng 2.6
Cơ cấu số lượng thị trường nhập khẩu Công ty qua
các năm
9 Bảng 2.7 Hình thức nhập khẩu thép của Công ty
Chuyªn ®Ò thùc tËp GVHD: PGS.TS NguyÔn ThÞ Hêng
DANH MỤC VIẾT TẮT
STT TỪ VIẾT TẮT NỘI DUNG
1 HĐQT Hội đồng quản trị
2 TGHĐ Tỷ giá hối đoái
3 CO Giấy chứng nhận xuất xứ
4 NCTT Nghiên cứu thị trường
5 KNNK Kim ngạch nhập khẩu
6 DNNK Doanh nghiệp nhập khẩu
7 DTBH&CCDV Doanh thu bán hàng &cung cấp dịch vụ
8 DTTBH&CCDV Doanh thu thuần bán hàng &cung cấp dịch vụ
9 GV Gía vốn
10 LNGBH&CCDV Lợi nhuận gộp bán hàng &cung cấp dịch vụ
11 CPBH&QLDN Chi phí bán hàng &quản lý doanh nghiệp
12 LNTHHĐKD Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
13 TNCN Thu nhập cá nhân
14 LN Lợi nhuận
15 GPNK Giấy phép nhập khẩu
16 DN Doanh nghiệp
17 XK Xuất khẩu
18 KN Kim ngạch
19 XNK Xuất nhập khẩu
20 NK Nhập khẩu
21 GTGT Giá trị gia tăng

Chuyªn ®Ò thùc tËp GVHD: PGS.TS NguyÔn ThÞ Hêng
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay xuất nhập khẩu đóng vai trò vô
cùng quan trọng, nó là nhân tố phát huy sức mạnh nền kinh tế trong nước.
Trong những năm qua, nước ta đang thực hiện chiến lược đẩy mạnh xuất
khẩu, thay thế hàng nhập khẩu bằng hàng trong nước, tuy nhiên không vì thế
mà bỏ qua nhập khẩu. Nhập khẩu hàng hoá là một phần không thể thiếu trong
ngoại thương. Nhập khẩu tác động một cách trực tiếp và quyết định đến đời
sống kinh tế trong nước. Nhập khẩu giúp bổ sung những hàng hoá mà trong
nước không sản xuất được hoặc sản xuất không đủ, hoặc để thay thế những
hàng hoá mà nếu sử dụng hàng trong nước thì sẽ không có lợi bằng. Nhập
khẩu tạo điều kiện thúc đẩy nhanh chóng quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ
thuật, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đảm bảo kinh tế phát triển cân đối; thúc đẩy xuất khẩu, tạo đầu vào cho sản
xuất hàng hoá. Tuy nhiên nhập khẩu phải đảm bảo có hiệu quả và đúng với
chủ trương, chính sách của nhà nước.
Công ty Cổ Phần Xây dựng và Dịch vụ Vạn Xuân (Cty CP XD & DV
Vạn Xuân) là doanh nghiệp có chức năng kinh doanh tổng hợp, trong đó có
chức năng kinh doanh nội địa và kinh doanh xuất nhập khẩu. Trong hoạt động
kinh doanh xuất nhập khẩu thì chủ yếu là hoạt động kinh doanh nhập khẩu.
Hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty có vai trò quan trọng trong toàn
bộ hoạt động của công ty, nó chịu nhiều ảnh hưởng của nền kinh tế trong
nước cũng như nền kinh tế thế giới. Việc đánh giá hoạt động kinh doanh nhập
khẩu của công ty để đề ra một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động nhập
khẩu có tầm quan trọng đặc biệt và có ý nghĩa thiết thực hiện nay. Từ đó em
quyết định nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện hoạt động nhập khẩu tại Công
Ty CP XD & DV Vạn Xuân” để làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài.
Tìm hiểu thực trạng hoạt động nhập khẩu hàng hóa của Công ty Cp

XD & DV Vạn Xuân giai đoạn 2008-2012. Đánh giá những ưu điểm và hạn
chế trong hoạt động nhập khẩu hàng hóa của Công ty CP XD & DV Vạn
Xuân, từ đó đề xuất các biện pháp nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu của
7
Chuyªn ®Ò thùc tËp GVHD: PGS.TS NguyÔn ThÞ Hêng
Công ty đến năm 2015.
3.Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Để hoàn thành mục tiêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là trong
từng chương phải làm rõ và trả lời được những câu hỏi sau:
Chương 1 cần trả lời các câu hỏi:
- Quá trình hình thành và phát triển của Công ty CP Xd & Dv Vạn
Xuân như thế nào?
- Cơ cấu phòng ban của Công ty và lĩnh vực kinh doanh của Công ty là gì?
- Tầm quan trọng của việc hoàn thiện hoạt động nhập khẩu ở Công ty
CP Xd &Dv Vạn Xuân giai đoạn 2008-2012.
- Những nhân tố tác động như thế nào đến hoạt động hoàn thiện nhập
khẩu của Công ty Cp Xd &Dv Vạn Xuân giai đoạn 2008-2012?
Chương 2 cần trả lời các câu hỏi:
- Hoàn thiện hoạt động nhập khẩu của Công ty trong giai đoạn 2008-
2012 bao gồm những nội dung nào?
- Công ty đã thực hiện các nội dung của hoạt động hoàn thiện nhập
khẩu giai đoạn 2008-2012 như thế nào?
- Những kết quả của hoạt động nhập khẩu mà Công ty đã đạt được giai
đoạn 2008-2012 là gì?
- Đánh giá kết quả hoạt động nhập khẩu của Công ty trong giai đoạn
2009-2012 thông qua những chỉ tiêu nào?
- Những ưu điểm, tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại trong hoạt
động hoàn thiện nhập khẩu của Công ty giai đoạn 2009-2012 là gì?
Chương 3 cần trả lời được các câu hỏi:
- Công ty đặt ra những mục tiêu và định hướng gì trong hoạt động nhập

khẩu hàng hóa giai đoạn từ nay tới năm 2015?
- Nhằm đạt được những định hướng và mục tiêu đề ra từ nay đến năm
2015, công ty cần thực hiện những giải pháp nào?
- Đề xuất kiến nghị với nhà nước những chính sách nhằm hỗ trợ hoạt
8
Chuyªn ®Ò thùc tËp GVHD: PGS.TS NguyÔn ThÞ Hêng
động nhập khẩu hàng hóa của công ty từ nay đến năm 2015 như thế nào?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
. Đối tượng nghiên cứu Hoạt động nhập khẩu của Công ty CP XD &
DV Vạn Xuân .
. Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Chuyên đề tập trung nghiên cứu hoàn thiện hoạt động
nhập khẩu của Công ty CP Xd & Dv Vạn Xuân . Mặt hàng Công ty nhập
khẩu là thép ,thép cây ,thép cuộn ,máy công nghiệp.
Thời gian: Số liệu sử dụng để phân tích trong chuyên đề là từ năm
2008 đến năm 2012. Định hướng và một số giải pháp đến năm 2015.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, toàn bộ nội dung chính của chuyên đề
được chia làm 3 chương.
Chương 1: Tầm quan trọng và những nhân tố ảnh hưởng tới hoạt
động nhập khẩu hàng hóa tại Công ty Cp Xd &Dv Vạn Xuân giai đoạn
2008-2012.
Chương 2: Thực trạng hoạt động nhập khẩu tại Công ty Cp Xd &Dv
Vạn Xuân giai đoạn 2008-2012.
Chương 3: Định hướng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu
ở Công ty Cp Xd &Dv Vạn Xuân đến năm 2015.
9
Chuyªn ®Ò thùc tËp GVHD: PGS.TS NguyÔn ThÞ Hêng
CHƯƠNG 1
TẦM QUAN TRỌNG VÀ NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI

HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY CP XD
& DV VẠN XUÂN GIAI ĐOẠN 2008-2012
Mục tiêu nghiên cứu: Chương 1 giới thiệu khái quát về Công ty CP
XD & DV Vạn Xuân, làm rõ vai trò và phân tích những nhân tố ảnh hưởng
đến hoạt động nhập khẩu của Công ty giai đoạn 2008-2012 để thấy được
thuận lợi và bất lợi mà nhân tố tác động đến. Và lấy đó làm cơ sở để phân
tích thực trạng đẩy mạnh nhập khẩu của Công ty.
Nhiệm vụ nghiên cứu: Trả lời câu hỏi: ( 1).Quá trình hình thành và
phát triển Công Ty CP XD & DV Vạn Xuân là như thế nào? (2). Cơ cấu các
phòng ban của Công ty tổ chức ra sao và lĩnh vực kinh doanh của Công ty
CP XD & DV Vạn Xuân là gì? (3).Trình bày tầm quan trọng hoạt động nhập
khẩu hàng hoá của Công ty giai đoạn 2008-2012. (.4). Phân tích các nhân tố
ảnh hưởng đến hoạt động đẩy mạnh nhập khẩu hàng hóa tại Công ty giai
đoạn 2008-2012.
Nội dung chương 1.
2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty CP XD &DV Vạn
Xuân.
2.2.Tầm quan trọng hoạt động nhập khẩu hàng hóa của Công ty giai
đoạn 2008-2012.
2.3.Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu hàng hóa tại
Công ty CP XD & DV Vạn Xuân giai đoạn 2008-2012.
1.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY.
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty.
Công ty CP XD & DV Vạn Xuân được Sở kế hoạch và đầu tư thành
phố Hà Nội cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu ngày 14 tháng 5
10
Chuyªn ®Ò thùc tËp GVHD: PGS.TS NguyÔn ThÞ Hêng
năm 2003 và đăng ký thay đổi lần 7 ngày 29 tháng 4 năm 2010. Công ty
thuộc hình thức công ty cổ phần, hoạt động theo Luật doanh nghiệp và các
quy định hiện hành khác của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Những ngày đầu mới thành lập, Công ty gặp rất nhiều khó khăn cả về vốn và
nhân lực. Đội ngũ cán bộ công nhân viên còn quá non trẻ cả về tuổi đời lẫn
tuổi nghề. Họ chưa có kinh nghiệm trong việc quản lý điều hành, trình độ
chuyên môn nghiệp vụ còn yếu, cơ sở vật chất nghèo nàn. Từ năm 2003 đến
nay, cùng với sự phấn đấu của các cán bộ nhân viên Công ty CP XD & DV
Vạn Xuân đã không ngừng phát triển và lớn mạnh. Vốn điều lệ từ 2 tỷ đồng
năm 2003 đến nay đã tăng lên 180 tỷ đồng.
Công ty Vạn Xuân là một đơn vị kinh tế hạch toán độc lập, có đầy đủ
tư cách pháp nhân, có quan hệ đối nội đối ngoại tốt và có con dấu riêng.
* Tên công ty: Công ty cổ phần Xây dựng và Dịch vụ Vạn Xuân
* Tên giao dịch: Vanxuan contruction and service joint stock company
Vanxuan, JSC.
* Mã số thuế: 0101369788
* Địa chỉ trụ sở chính: Nhà số 8, lô 2, khu Đô thị mới Đại Kim - Định
Công, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.
* Điện thoại: 04.36411424
11
Chuyªn ®Ò thùc tËp GVHD: PGS.TS NguyÔn ThÞ Hêng
1.1.2. Bộ máy tổ chức của Công ty Cp Xd & Dv Vạn Xuân.
Hình 1.1: Bộ máy tổ chức của công ty CP XD & DV Vạn Xuân
- Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy tổ chức:
+ Giám đốc: là người quyết định thực thi kế hoạch, chiến lược phát
triển của công ty. Thông qua sự tích hợp những ý kiến, đánh giá có được từ
hệ thống các phòng ban trực thuộc sự quản lý của giám đốc như các phó
giám đốc, phòng xuất nhập khẩu, phòng tài chính kế toán.
Giám đốc có nhiệm vụ chủ yếu là:
* Theo dõi tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
* Ký các hợp đồng lao động hay thoả ước lao động với công nhân.
* Thay mặt doanh nghiệp ký kết các hợp đồng kinh tế phục vụ cho hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty.

* Bổ nhiệm miễn nhiệm các chức vụ lãnh đạo trong từng bộ phận của
PHÓ GIÁM
ĐỐC
PHÒNG
KẾ
HOẠCH
SX-KD
TRUNG
TÂM
SX-KD
PHÒNG
XNK
P.TÀI
CHÍNH
KẾ
TOÁN
GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM
ĐỐC
PHÒNG
TỔ
CHỨC
PHÒNG
BAN
KHÁC
CỬA
HÀN
G KD
SỐ 1
CỬA
HÀN

G KD
SỐ 2
X SX
SỐ 1
X SX
SỐ 2
TỔ
KHO
VẬN
TỔ
NGHIỆ
P VỤ
KẾ
TOÁN
TỔ KẾ
TOÁN
TÀI
CHÍNH
TỔ
KINH
DOANH
TỔNG
HỢP
LAO
ĐỘNG
TIỀN
LƯƠNG
TỔ
CHỨC
HÀNH

CHÍNH
12
Chuyªn ®Ò thùc tËp GVHD: PGS.TS NguyÔn ThÞ Hêng
công ty.
* Đại diện cho công ty để giao dịch với cơ quan nhà nước , các tổ chức
kinh tế và với tào án về mọi vấn đề có liên quan đến hoạt động của công ty.
+ Các phó giám đốc: là bộ phận tham mưu cho giám đốc về các kế
hoạch, chiến lược phát triển công ty.
Phó giám đốc tổ chức và triển khai các quyết định của giám đốc tới
các phòng ban trực thuộc do mình quản lý theo sự phân công của giám đốc.
Như các phòng kế hoạch sản xuất kinh doanh, trung tâm sản xuất kinh doanh,
phòng tổ chức và các phòng ban khác của công ty.
+ Phòng kế toán tài chính: có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc tổ
chức thực hiện, chỉ đạo hướng dẫn các đơn vị trực thuộc trên cơ sở mục tiêu
chung của toàn công ty và yêu cầu của của các bộ phận khác đề ra yêu cầu
cho bộ phận mình.
* Xử lý các vấn đề phát sinh về tài chính tiền tệ, xác định những thế
mạnh và điểm yếu của công ty để huy động vốn cho các hoạt đông của doanh
nghiệp.
* Bảo toàn và phát triển nguồn vốn kinh doanh.
* Xây dựng kế toán tài chính và thống kê theo pháp lênh hiện hành của
nhà nước.
* Quản lý sử dụng tài sản, vật tư, hàng hoá, quỹ khấu hao tài sản cố
định để mua sắm, xây dựng tranh thiết bị mới, các nguồn vốn dùng cho hoạt
động sản
xuất kinh doanh của công ty.
* Mở tài khoản tại ngân hàng.
* Hoạch toán giá, thành lập và phân tích báo cáo tài chính như : boá
cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán…
+ Phòng tổ chức:là phòng có chức năng tham mưu giúp giám đốc và

phó giám đốc phụ trách của công ty tổ chức thực hiện công tác, xây dựng và
lựa chọn mô hình tổ chức lao động sao cho phù hợp với nhiệm vụ sản xuất
kinh doanh. Và tổ chức bộ máy quản lý đơn vị, cơ cấu bộ máy phải gọn nhẹ,
13
Chuyªn ®Ò thùc tËp GVHD: PGS.TS NguyÔn ThÞ Hêng
hiệu quả và khoa học, chủ động lập kế hoạch chi tiết và phân công lao động
hợp lý.
Nhiệm vụ của phòng tổ chức:
* Thực hiện tuyển dụng lao động, đào tạo bồi dưỡng cán bộ. Sử dụng
cán bộ đúng năng lực chuyên môn.
* Thực hiện chế độ khen thưởng đúng mức, xây dựng kế hoạch tiền
lương, lựa chọn phương thức trả lương.
*Thực hiện phân phói thu nhập cho lao động và công tác chính sách xã
hội bảo hộ an toàn lao động.
* Tổ chức thi đua khen thưởng và kỉ luật, giải quyết các đơn thư khiếu
nại, thanh tra kiểm tra đảm bảo an toàn trật tự, công tác phòng cháy chữa
cháy cho công ty.
* Tổ chức các công tác hành chính quản trị, mua sắm các trang thiết bị
văn phòng, bố trí nơi làm việc, điện nước, tổ chức công tác dịch vụ văn
phòng.
+ Phòng xuất nhập khẩu: có chức năng là tham mưu cho giám đốc về
các nghiệp vụ kinh doanh quốc tế.
Chức năng của phòng xuất nhập khẩu là thu thập thông tin về các mặt
hàng mà công ty đang kinh doanh trên thị trường quốc tế, để tìm ra các khách
hàng tiềm năng cho công ty. Và chuẩn bị các công tác cho việc kí kết hơp
đồng kinh doanh quốc tế.
+ Phòng kế hoạch sản xuất kinh doanh: có nhiệm vụ và chức năng lập
kết hoạch kinh doanh, các chỉ tiêu cho phó giám đốc tham khảo trình lên
giám đốc và báo cáo kết quả kinh doanh của các cửa hành kinh doanh lên
phó giám đốc phụ trách. Và nhận nhiệm vụ của mình theo quyết định của phó

giám đốc phụ trách.
+ Trung tâm sản xuất kinh doanh: có chức năng giám sát các xưởng sản
xuất, tổ kho vân, tổ nghiệp vụ kỹ thuật để báo cáo lên phó giám đốc phụ trách.
Nhiệm vụ của trung tâm sản xuất kinh doanh là tổ chức cho các xưởng
sản xuất của công ty, sản xuất ra các sản phẩm theo chỉ thị ơ trên. và tổ chức
14
Chuyªn ®Ò thùc tËp GVHD: PGS.TS NguyÔn ThÞ Hêng
kho vận để nhập hàng hoá về bảo quản hoặc sản xuất. Và giao nhiệm vụ cho
tổ nghiệp vụ kĩ thuật kiểm tra các sản phẩm trước khi xuất xưởng, cũng như
kiển tra chất lượng sản phẩm mua về nhập kho.
o Mối quan hệ giữa các bộ phận trong bộ máy tổ chức:
Giám đốc là người có quyền cao nhất và quyết định các vấn đề quan
trọng của công ty. Giám đốc thu thập thông tin từ các phòng các phó giám
đốc và các phòng ban trong công ty, từ đó ra các quyết định để các phòng ban
thực hiện nhiệm vụ.
Còn các phó giám đốc tham mưu cho giám đốc về các kế hoạch phát
triển công ty và điều hành các phòng ban trực thuộc mình quản lý. Thu thập
các thông tin từ các phòng ban đó để hỗ trợ cho giám đốc trong việc ra các
quyết định.
Các phòng ban: phòng kế hoạch sản xuất kinh doanh, trung tâm sản
xuất kinh doanh, phòng xuất nhập khẩu, phòng tài chính kế toán, phòng tổ
chức, và các phòng ban khác sẽ nhạn các nhiệm vụ của mình từ cấp trên để
chỉ đạo cấp dưới của mình thực hiện nhiệm vụ. Và thu thập thông tin từ các
đơn vị thuộc mình quản lý để báo cáo lên cấp trên.
Như Phòng kế hoạch sản xuất thu thập thông tin từ các cửa hàng kinh
doanh sau đó lập kế hoach kinh doanh báo cáo cho phó giám đốc phụ trách.
Trung tâm sản xuất kinh doanh thì nhận các kế hoạch sản xuất từ
phó giám đốc phụ trách, sau đó giao kế hoạch cho từng xưởng sản xuất.
Phân việc cho tổ kho vận giao và chuyển hàng, tổ nghiệp vụ kỹ thuật kiểm
tra các sản phẩm.

Phòng xuất nhập khẩu thì tìm kiếm thông tin thị trường và tìm các
nhà cung cấp tiềm năng báo cáo cho giám đốc. Và chuẩn bị các công tác
đàm phán,
giao dịch và soạn thảo hợp đồng cho giám đốc ký kết với bên nước ngoài.
Phòng tài chính kế toán tổng hợp các số liệu thống kê về mua bán
các mặt hàng qua đó báo cáo cho giám đốc biết được tình hình tài chính
của công ty.
15
Chuyªn ®Ò thùc tËp GVHD: PGS.TS NguyÔn ThÞ Hêng
1.1.3. Lĩnh vực kinh doanh của Công ty Cp Xd & Dv Vạn Xuân.
Số lĩnh vực kinh doanh qua các năm:khi mới thành lập thì lĩnh vực kinh
doanh chủ yếu của Công ty chỉ là thương mại ( nhập khẩu các sản phẩm thép
công nghiệp ,máy công nghiệp về phân phối cho các công ty trong nước).Đến
năm 2006 thì công ty đã có nhà máy sản xuất thép,và đã sản xuất các sản
phẩm theo yêu cầu của khách hàng.Như vậy từ năm 2005 đến nay công ty đã
mở rộng lĩnh vực kinh doanh về cả thương mại và sản xuất các mặt hàng thép
công nghiệp.
Cơ cấu của số lĩnh vực kinh doanh:Hiện nay công ty kinh doanh các
mặt hàng nhập khẩu khoảng 90% là thương mại .Còn 10% là dùng cho quá
trình sản xuất các sản phẩm phục vụ theo yêu cầu của khách hàng.
- Danh mục các mặt hàng mà công ty nhập khẩu và sản xuất kinh doanh.
+ Thép tấm, thép lá cán nóng, cán nguội dạng cuộn và kiện.
+ Thép các bon, thép hợp kim dạng tấm và thanh tròn.
+ Thép hình các loại: U-I V-L
+ Máy công nghiệp, máy tiện vạn năng, máy bào, máy nén khí.
+ Cùng với kinh doanh công ty còn có một bộ phận sản xuất, chuyên
phục vụ theo yêu cầu của khách hàng về các loại sản phẩm sau thép đó là:thép
hình U-C-Z , thép tấm là theo yêu cầu về kích thước, kiểu dáng chất lượng
của khách hàng.
1.2. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG

NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2008-2012.
Mục tiêu nghiên cứu: Làm rõ tầm quan trọng của hoạt động nhập
khẩu hàng hóa tác động đến Công Ty Cp Xd &Dv Vạn Xuân giai đoạn 2008-
2012 và tác động đến nền kinh tế Quốc Gia giai đoạn 2008-2012.
1.2.1. Tầm quan trọng đối với Công ty CP XD & DV Vạn Xuân.
Vai trò của nhập khẩu được khẳng định cùng với sự phát triển của nền
kinh tế cũng như đối với các doanh nghiệp nói chung và đối với Công ty CP
XD & DV Vạn Xuân nói riêng.
16
Chuyªn ®Ò thùc tËp GVHD: PGS.TS NguyÔn ThÞ Hêng
+ Một là: Nhập khẩu giúp Công ty Vạn Xuân có được công nghệ sản
xuất hiện đại để tăng năng xuất lao động và năng cao chất lượng sản phẩm
cũng như tăng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường.
+ Hai là: Thông qua nhập khẩu, Công ty CP Vạn Xuân có cơ hội mở
rộng quan hệ buôn bán kinh doanh với nhiều đối tác nước ngoài, dẫn đến việc
hình thành các liên doanh, liên kết giãu các chủ thể trong và ngoài nước, từ đó
giúp Công ty Vạn Xuân có kinh nghiệp trong công tác quản lý cũng
nhuwtrong việc hoạch định các chiến lược kinh doanh.
+Ba là: Nhập khẩu giúp công ty tăng doanh thu và lợi nhuận thông qua
việc đáp ứng các nhu cầu của xã hội từ đó tăng vốn kinh doanh cho doanh
nghiệp cũng như tăng thu nhập và năng cao mức sống cho cán bộ công nhân
viên của công ty Vạn Xuân giai đoạn 2008-2012.
1.2.2. Tầm quan trọng đối với nền kinh tế Quốc dân.
Nhập khẩu là một trong hai hoạt động quan trọng của hoạt động ngoại
thương nên nó tác động trực tiếp tới sản xuất và đời sống của mỗi quốc gia.
Mỗi quốc gia muốn tăng cường và phát triển kinh tế cần phải có 4 điều
kiện là:
+ Nguồn nhân lực;
+ Tài nguyên;
+ Vốn;

+ Kỹ thuật công nghệ,
Nhưng không phải quốc gia nào cũng có đủ 4 điều kiện trên.Bởi vậy,
nhập khẩu là con đường ngắn nhất giúp các nước có được các điều kiện còn
thiếu của nền kinh tế và nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh tế. Nhập khẩu
cho phép khai thác tiềm năng thế mạnh của các nước trên thế giới, bổ sung
những hàng hóa mà trong nước không sản xuất được, sản xuất không đáp ứng
được nhu cầu hoặc thay thế những hàng hóa mà trong nước có thể sản xuất
được nhưng không hiệu quả, làm cho thị trường hàng hóa trong nước phong
phú về chủng loại, quy cách và đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng của xã hội.
Nhập khẩu cũng tạo điều kiện cho phân công lao động và hợp tác quốc tế,
phát huy lợi thế so sánh của mỗi quốc gia trên cơ sở chuyên môn hóa sản
xuất.
17
Chuyªn ®Ò thùc tËp GVHD: PGS.TS NguyÔn ThÞ Hêng
Đối với Việt Nam, một nước mà trình độ phát triển còn thấp thì tầm
quan trọng của nhập khẩu được thể hiện ở các khía cạnh sau:
+Thứ nhất: Nhập khẩu vốn, thiết bị kỹ thuật công nghệ tiên tiến thúc
đẩy quá trình xây dựng cơ sở vật chất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Nguồn vốn nhập khẩu có
thể được hình thành từ các nguồn :đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vay nợ,
các nguồn viện trợ, thu từ hoạt động du lịch, dịch vụ thu ngoại tệ trong nước.
+Thứ hai: Nhập khẩu vừa đảm bảo đầu vào cho sản xuất, vừa đáp ứng
cho các nhu cầu ngày càng phông phú và đa dạng của nhân dân, giúp giải
quyết công ăn việc làm cho người lao động,cải thiện và nâng cao khả năng
tiêu dùng, mức sống của nhân dân.
+Thứ ba: Nhập khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy phát triển các mối
quan hệ đối ngoại. Nhập khẩu thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần nâng, tạo
môi trường thuận lợi cho xuất khẩu hàng Việt Nam ra nước ngoài, cũng như
góp phần hoàn thiện các cơ chế quản lý, chính sách xuất nhập khẩu của Nhà
nước và mỗi địa phương thông qua các đòi hỏi hợp lý của các chủ thể tham

gia nhập khẩu trong quá trình thực hiện.
1.3. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬP KHẨU HÀNG
HÓA TẠI CÔNG TY CP XD & DV VẠN XUÂN GIAI ĐOẠN 2008-2012.
Mục tiêu của mục: Này là nghiên cứu những nhân tố và sự tác
động của chúng tới hoạt động nhập khẩu của Công ty trong thời gian từ
năm 2008- 2012.
Nhiệm vụ nghiên cứu:Sẽ tiếp cận các nhân tố ảnh hưởng đến việc
hoàn thiện hoạt động nhập khẩu của Công ty CP Xd &Dv Vạn Xuân theo hai
hướng là nhân tố môi trường bên ngoài Công ty và nhân tố thuộc môi trường
bên trong Công ty.Từ đó rút ra kết luận các nhân tố đó đã tác động thuận lợi
hay bất lợi đến việc hoàn thiện hoạt động nhập khẩu của Công ty CP Xd &Dv
Vạn Xuân
18
Chuyªn ®Ò thùc tËp GVHD: PGS.TS NguyÔn ThÞ Hêng
1.3.1. Các nhân tố bên ngoài Công ty giai đoạn 2008-2012 ảnh
hưởng đến nhập khẩu hàng hóa của Công ty.
1.3.1.1. Môi trường kinh tế giai đoạn 2008-2012
Kinh tế thế giới.
Khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 bắt đầu từ Mỹ đã ảnh hưởng
tới hầu hết các quốc gia trên thế giới. Năm 2009 thương mại thế giới đã giảm
sút trên 10%. Cuộc khủng hoảng bắt đầu từ ngành tài chính ngân hàng và
nhanh chóng lan rộng tầm ảnh hưởng đến các ngành khác. Hậu quả của cuộc
khủng hoảng đã khiến cho giá cả nhập khẩu tăng, tín dụng thắt chặt. Sở dĩ
khủng hoảng làm cho giá cả hàng hóa nhập khẩu tăng là do trong thời gian
diễn ra khủng hoảng, đồng nội tệ đã mất giá khá nhanh. Trong giai đoạn này,
đã có lúc tỷ giá được dự đoán đẩy lên đến trên 22.000VND/USD. Do đó, cuộc
khủng hoảng này đã gây nhiều ảnh hưởng bất lợi đối với hoạt động nhập khẩu
của Công ty CP XD & DV Vạn Xuân giai đoạn 2008 - 2012.
Kinh tế trong nước.
Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới.

Trong giai đoạn này lãi suất ngân hàng ở mức rất cao, bình quân trên 20%
khiến cho Công ty gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn đầu tư
cho hoạt động nhập khẩu tác động bất lợi đến hoàn thiện hoạt động nhập khẩu
của Công ty.
Đặc biệt, từ cuối năm 2011 đến nay, tình trạng khủng hoảng ngày càng
rõ nét và trầm trọng đối với nền kinh tế trong nước. Người tiêu dùng tỏ ra bi
quan với nền kinh tế trong nước, sức mua của các mặt hàng đều giảm mạnh.
Điều này gây rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp.
Những khó khăn và tâm lý bi quan nêu trên, đang là một trong những
bất lợi không nhỏ với những tính toán kinh doanh của Công ty trong thời
gian tới.
1.3.1.2. Môi trường chính trị luật pháp giai đoạn 2008-2012.
Lĩnh vực nhập khẩu chịu sự điều chỉnh của nhiều nguồn luật: luật trong
nước, luật của các nước bạn hàng của khách hàng và luật pháp quốc tế.
19
Chuyªn ®Ò thùc tËp GVHD: PGS.TS NguyÔn ThÞ Hêng
Trong giai đoạn 2009-2012, Chính phủ và Bộ Tài chính đã ban hành
nhiều văn bản pháp luật quy định hoặc sửa đổi, hướng dẫn thi hành, thực hiện
các văn bản pháp luật đã có trong các lĩnh vực liên quan đến xuất nhập khẩu:
+ Thông tư số 79/2009, Thông tư 194/2010: hướng dẫn về thủ tục hải
quan, kiểm tra, giám sát hải quan, thuế XNK và quản lý thuế đối với hàng hoá
XNK đã giúp cho doanh nghiệp được thuận lợi hơn khi thực hiện hoạt động
nhập khẩu
+ Nghị định số 87/2010/NĐ-CP: quy định chi tiết thi hành luật thuế
xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Do đó chi phí nhập khẩu giảm, quy định về việc
tính thuế được cải thiện rõ ràng hơn tác động thuận lợi đến việc giải quyết
những thủ tục và những vướng mắc trước đây quy định về thuế nhập khẩu.
1.3.1.3. Môi trường văn hóa xã hội giai đoạn 2008 - 2012.
Phong tục tập quán, lối sống, thị hiếu, thói quen tiêu dùng, tôn giáo tín
ngưỡng có ảnh hưởng trực tiếp đến mức tiêu thụ sản phẩm, nhập khẩu hàng hóa

của Công ty. Những khu vực khác nhau có văn hóa - xã hội khác nhau do vậy
khả năng tiêu thụ hàng hóa cũng khác nhau, đòi hỏi giai đoạn 2008-2012 Công
ty phải nghiên cứu rõ những yếu tố thuộc về văn hóa - xã hội ở khu vực đó để có
những chiến lược kinh doanh sản phẩm phù hợp với từng khu vực khác nhau.
1.3.1.4. Môi trường cạnh tranh giai đoạn 2008-2012.
Sự phát triển của nền sản xuất, của những doanh nghiệp sản xuất trong
nước tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ với sản phẩm nhập khẩu, tạo ra sản phẩm
thay thế hàng nhập khẩu, do vậy làm giảm nhu cầu hàng nhập khẩu và nếu
như sản xuất kém phát triển, không thể sản xuất được những mặt hàng đòi hỏi
kỹ thuật sản xuất cao thì nhu cầu về hàng nhập khẩu tăng lên, do đó ảnh
hưởng tới hoạt động nhập khẩu. Với những biến động bất lợi trong giá cả đầu
vào, những doanh nghiệp thép có quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, tiêu hao
nhiều năng lượng sẽ không thể cạnh tranh và dần rút khỏi ngành (phá sản).
Bên cạnh đó, việc tích hợp dọc và đầu tư vào công nghệ hiện đại đang tạo ra
hàng rao gia nhập cao với các đối thủ tiềm năng. Điều này sẽ khiến thị phần
tập trung vào trong tay những doanh nghiệp lớn có công nghệ hiện đại và lợi
thế về chi phí.(xem bảng 1.1).
20
Chuyªn ®Ò thùc tËp GVHD: PGS.TS NguyÔn ThÞ Hêng
Bảng 1.1: Thị phần của các doanh nghiệp thép lớn trong ngành
Công ty
Công suất
thiết kế
Năm 2010 Năm 2011
Sản lượng
sản xuất
(ngàn tấn)
Thị phần
(%)
Sản lượng sản

xuất (ngàn
tấn)
Thị phần
(%)
Pomina 1,100 810 16.6 755 15.6
Hoà Phát 650 601 12.0 654 13.3
Thái Nguyên 600 578 12.6 611 12.3
VNS 450 396 7.6 392 8.2
Vinakyoei 400 416 8.7 383 7.8
Tổng 5 công ty 3,200 2,801 57.5 2,795 57.2
Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2011 HPG
Bảng số liệu trên cho thấy nhiều đặc điểm đáng chú ý về ngành thép.
Ngành thép có mức độ tập trung hoá khá cao. Năm công ty lớn nhất trong
ngành hiện đang nắm giữ xấp xỉ 57% tổng thị phần. Trong bối cảnh thị trường
xây dựng năm 2011 ảm đạm và sức tiêu thụ thép toàn thị trường giảm thì các
nhà máy thép lớn vẫn gần như phát huy hết công suất thiết kế hiện tại và đem
lại lợi nhuận khả quan. Như vậy, có thể thấy, tác động tiêu cực từ sự suy giảm
nhu cầu chủ yếu tác động đến Công ty Vạn Xuân, gặp bất lợi về chi phí.
Riêng tại thị trường phía Nam, thép Pomina còn dư thừa một lượng công
suất khá lớn. Do đó, Pomina có khả năng đáp ứng sự gia tăng nhu cầu thép
trong tương lai mà chưa cần phải đầu tư mới, đáp trả bất kỳ sự tấn công
nào vào thị trường miền nam thông qua việc giảm giá bán và tận dụng công
suất dư thừa này.Nói chung môi trường cạnh tranh với nhiều công ty lớn
quy mô sẽ tác động bất lợi đến kinh doanh nhập khẩu hàng hóa của công ty
giai đoạn 2008-2012.
1.3.2. Nhân tố bên trong Công ty giai đoạn 2008-2012 ảnh hưởng
21
Chuyªn ®Ò thùc tËp GVHD: PGS.TS NguyÔn ThÞ Hêng
đến nhập khẩu hàng hóa của Công ty
1.3.2.1. Nhân tố về sức mạnh tài chính của Công ty CP XD & DV

Vạn Xuân giai đoạn 2008-2012.
Đây là một nhân tố tổng hợp phản ánh sức mạnh của Công ty Vạn
Xuân thông qua khối lượng (nguồn) vốn mà Công ty có thể huy động vào
kinh doanh, khả năng phân phối, đầu tư có hiệu quả các nguồn vốn, khả năng
quản lý các nguồn vốn kinh doanh trong hoạt động nhập khẩu của Công ty.
Yếu tố vốn là yếu tố chủ chốt quyết định đến qui mô của Công ty Vạn
Xuân và quy mô có cơ hội có thể khai thác. Nó phản ánh sự phát triển của
công ty và là sự đánh giá hoạt động nhập khẩu kinh doanh của công ty trong
thời gian tới.
Với tổng vốn kinh doanh cũng hạn hẹp chỉ khoảng dưới 15 tỷ đồng
năm 2008 và các năm trước đó nhưng kết quả kinh doanh mà Công ty đạt
được là thành công. Doanh thu tăng hàng năm và cao cụ thể năm 2009 doanh
thu là 349,804 tỷ đồng, năm 2010 là 409,847 tỷ đồng, năm 2011 là 415,270 tỷ
đồng, năm 2012 là 500 tỷ đồng. Tỷ lệ Tổng doanh thu đạt được thường gấp
30 đến 40 lần vốn kinh doanh.Điều này chứng tỏ lợi nhuận Công ty đang tăng
lên một cách đáng kể .Và là một thuận lợi trong những năm tiếp theo của
Công ty.
1.3.2.2. Nhân tố con người của Công ty giai đoạn 2008 - 2012.
Nguồn lực con người là vốn quý nhất trong kinh doanh, cơ bản quyết
định sự thành công của doanh nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực buôn bán quốc
tế đòi hỏi người tham gia phải có một trình độ nhất định thì mới có thể đảm
đương, hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Là công ty kinh doanh trong lĩnh
vực xuất nhập khẩu công ty CP XD & DV Vạn Xuân luôn chú trọng đến trình
độ nghiệp vụ của cán bô, nhân viên trong công ty. Chú trọng chất lượng từ
khâu tuyển dụng, đến chế độ quản lý, khuyến khích nhân viên làm việc một
cách hăng say, nhiệt tình và gắn bó với sự phát triển của Công ty. Nguồn lực
con người của Công ty CP XD & DV Vạn Xuân có thể được khái quát qua
bảng trình độ lao động tính đến năm 2012 như sau: (xem bảng 1.2).
22
Chuyªn ®Ò thùc tËp GVHD: PGS.TS NguyÔn ThÞ Hêng

Bảng 1.2 Cơ cấu trình độ lao động Công ty Vạn Xuân qua các năm.
Đơn vị: Người
Năm
Chỉ tiêu
2008 2009 2010 2011
2012
Số
lượng
Tỷ
lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ
lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ
lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ
lệ
(%)

Tổng số lao
động
249 100 235 100 234 100 207 100
200 100
Theo giới:
- Nam 139 120 122 87 42 87 42
- Nữ 110 115 112 120 58 125 60
Theo trình độ:
- Thạc sĩ 6 8 9 12 5,8 20
- Đại học 49 52 55 68 32,85 70
- Cao đẳng 60 65 47 39 18,85 30
Theo tuổi:
- Tuổi 25- 40 60 55 58 70 33,8 90
- Tuổi 41- 50 120 135 125 100 48,3 85
- Tuổi 51- 55 69 45 51 37 17,9 30
Thu nhập bình
quân (đồng)
995.703 1.094.530 1.234.174 1.500.000 1.650.000
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính năm 2012
Từ bảng số liệu trên cho thấy về số lượng cán bộ công nhân viên trong
Công ty có sự tinh giảm qua các năm cụ thể năm 2008 số cán bộ công nhân
viên là 249 người, năm 2009 là 235 người, năm 2010 là 234 người, nhưng tỷ
lệ giảm không đáng kể. Đặc biệt năm 2011 sau khi Công ty chuyển đổi cơ cấu
thì số lượng cán bộ công nhân viên giảm đáng kể còn 207 người thể hiện sự
23
Chuyªn ®Ò thùc tËp GVHD: PGS.TS NguyÔn ThÞ Hêng
tinh giảm có chọn lọc nhằm đáp ứng phù hợp với hình thức hoạt động sản
xuất kinh doanh của Công ty và có sự tăng lên về chất lượng trình độ cán bộ
công nhân viên.
Số lượng cán bộ công nhân viên có trình độ Thạc sĩ, đại học tăng lên 80

người năm 2011 so với 64 người năm 2010 và 60 người năm 2009.
Về độ tuổi, có sự trẻ hóa trong đội ngũ cán bộ, công nhân viên. Số
lượng cán bộ công nhân viên độ tuổi từ 25- 40 và 41- 50 tăng qua các năm từ
đó nhằm đáp ứng được yêu cầu công việc đặt ra trong điều kiện cạnh tranh
hiện nay.
Thu nhập bình quân của cán bộ, công nhân viên trong Công ty có sự
tăng lên đáng kể qua các năm và có mức thu nhập khá so với mức thu nhập
trung bình hiện nay cụ thể năm 2008 là 995.703 đ/người, năm 2009 là
1.094.530 đ/ người, năm 2010 là 1.234.174 đ/người, năm 2011 là 1.500.000
đ/người và theo báo cao tổng kết cuối năm 2012 của Công ty thì thu nhập
bình quân của cán bộ công nhân viên năm 2012 là 1.650.000 đ/người.
Từ bảng trên cho thấy với cơ cấu lao động Nữ nhiều hơn Nam hiện nay
và với đặc thù của một doanh nghiệp kinh doanh thương mại thi cũng gặp một
số khó khăn. Độ tuổi lao động tập trung phần lớn ở độ tuổi từ 41 đến 50
chiếm 48,3%. Cơ cấu trong phân bổ vị trí tại các phòng ban của Công ty thể
hiện sự chuyên môn hoá cao trong phân bố vị trí.Tác động bất lợi đến hoạt
động kinh doanh nhập khẩu của Công ty.
1.3.2.3. Nhân tố trình độ kỹ thuật công nghệ giai đoạn 2008-2012.
Trình độ kỹ thuật, công nghệ tiên tiến cho phép Công ty Vạn Xuân
chủ động nâng cao chất lượng hàng hoá, năng suất lao động và hạ giá
thành sản phẩm. Các yếu tố này tác động hầu hết đến các mặt về sản
phẩm như: đặc điểm sản phẩm, giá cả sản phẩm, sức cạnh tranh của sản
phẩm. Nhờ vậy doanh nghiệp có thể tăng khả năng cạnh tranh của mình,
tăng vòng quay của vốn lưu động, tăng lợi nhuận đảm bảo cho quá trình
tái sản xuất mở rộng của doanh nghiệp. Ngược lại với trình độ công nghệ
thấp thì không những giảm khả năng cạnh tranh của Công ty Vạn Xuân
mà còn giảm lợi nhuận, kìm hãm sự phát triển. Nói tóm lại, nhân tố trình
24
Chuyªn ®Ò thùc tËp GVHD: PGS.TS NguyÔn ThÞ Hêng
độ kỹ thuật công nghệ cho phép Công ty nâng cao năng suất chất lượng

và hạ giá thành sản phẩm nhờ đó mà tăng khả năng cạnh tranh, tăng
vòng quay của vốn, tăng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu.
Tóm lại chương 1 đã giới thiệu tổng quan về Công ty CP XD & DV Vạn
Xuân. Đồng thời đánh giá được vai trò tầm quan trọng của việc đẩy mạnh hoạt
động nhập khẩu hàng hóa của Công ty CP XD & DV Vạn Xuân giai đoạn 2008-
2012 và phân tích được những nhân tố thuộc môi trường bên trong và môi
trường bên ngoài ảnh hưởng tới việc đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu của Công
ty CP XD & DV Vạn Xuân giai đoạn 2008 - 2012.
25

×