Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sơn
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
LỜI CAM ĐOAN
Tên em là
: Nguyễn Thị Trà My
Lớp
: Kinh tế Kế hoạch A
Khoa
: Kế hoạch và phát triển
Hệ: Chính quy
Mã sinh viên : CQ513760
Em xin cam đoan luận văn này là do em tự nghiên cứu và tự viết. Những đoạn
trích ngun văn và khơng ngun văn trong luận văn đã được liệt kê đầy đủ tên tài
liệu trích dẫn ở trong bản danh sách tổng thể danh mục tài liệu tham khảo.
Nếu có sai, em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Nhà trường, Khoa Kế
hoạch và phát triển và Pháp luật hiện hành.
Hà nội, ngày 20 tháng 5 năm 2013
Sinh viên cam đoan
Nguyễn Thị Trà My
Lớp: Kế hoạch 51 A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sơn
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.............................................................................................................6
NN&PTNT : Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.............................................................................6
UBND : Ủy ban nhân dân...................................................................................................................6
SL : Số lượng......................................................................................................................................6
BQ/1TT : Bình quân/1 trang trại........................................................................................................6
GTSX : Giá trị sản xuất........................................................................................................................6
CPSX : Chi phí sản xuất.......................................................................................................................6
KDTH : Kinh doanh tổng hợp.............................................................................................................6
TT : Trang trại.....................................................................................................................................6
TTNT : Truyền tinh nhân tạo..............................................................................................................6
KH : Kế hoạch.....................................................................................................................................6
QLNN : Quản lý nhà nước..................................................................................................................6
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................................................1
CHƯƠNG 1........................................................................................................................................3
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỀN NGÀNH...............................................................................3
CHĂN NUÔI THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA............................................................................3
1.1. Tổng quan về phát triển chăn ni theo hướng sản xuất hàng hóa........................................3
1.1.1. Khái niệm về ngành chăn ni................................................................3
1.1.1.1. Ngành chăn ni là gì?..............................................................................................3
1.1.1.2. Các hình thức chăn ni:..........................................................................................3
1.1.3.3. Khái niệm chăn ni theo hướng sản xuất hàng hóa................................................4
1.1.2. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của ngành chăn nuôi...................................5
1.1.2.1. Đối tượng sản xuất của chăn nuôi là gia súc, gia cầm, chúng là sinh vật có hệ thần
kinh cao cấp, có quy luật sinh trưởng và phát triển riêng, rất mẫn cảm với môi trường sống
...............................................................................................................................................5
1.1.2.2. Gia súc, gia cầm vừa là đối tượng lao động, vừa là tư liệu lao động.........................6
1.1.2.3. Ngành chăn nuôi phụ thuộc chặt chẽ vào cơ sở thức ăn..........................................6
1.1.2.4. Tái sản xuất mở rộng của ngành chăn nuôi liên tục chu chuyển một cách có hệ
thống.....................................................................................................................................6
1.1.2.5. Trong nền nơng nghiệp hiện đại ngành chăn ni có nhiều thay đổi về hình thức và
hướng chun mơn hóa.........................................................................................................7
1.1.3. Vai trị của ngành chăn nuôi đối với phát triển kinh tế - xã hội..............7
Nguyễn Thị Trà My
Lớp: Kế hoạch 51 A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sơn
1.1.3.1. Cung cấp thực phẩm cho nhu cầu xã hội..................................................................7
1.1.3.2. Chăn nuôi cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, y học và hàng hóa cho xuất khẩu
...............................................................................................................................................8
1.1.3.3. Phát triển ngành chăn ni theo hướng hàng hóa sẽ tăng thu nhập cho người lao
động......................................................................................................................................8
1.1.3.4. Phát triển ngành chăn ni góp phần thức đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển
mạnh mẽ................................................................................................................................8
1.1.4. Các tiêu chí đánh giá sự phát triển chăn ni theo hướng sản xuất hàng
hóa.........................................................................................................9
1.1.4.1. Về mặt kinh tế...........................................................................................................9
1.1.4.2. Về mặt xã hội..........................................................................................................11
1.1.4.3. Về môi trường sinh thái..........................................................................................11
1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động chăn nuôi theo hướng sản xuất
hàng hóa..............................................................................................11
1.1.5.1. Điều kiện tự nhiên..................................................................................................11
1.1.5.2. Các yếu tố kỹ thuật - công nghệ..............................................................................12
1.1.5.3. Điều kiện kinh tế xã hội...........................................................................................14
1.1.6. Những thách thức của q trình phát triển ngành chăn ni theo hướng
sản xuất hàng hóa................................................................................16
1.2. Kinh nghiệm về phát triển chăn ni theo hướng sản xuất hàng hóa..................................18
1.2.1. Kinh nghiệm phát triển chăn nuôi ở Mỹ...............................................18
1.2.2. Kinh nghiệm ở một số tỉnh....................................................................20
1.2.3. Bài học cho tỉnh Nghệ An.....................................................................23
CHƯƠNG II.......................................................................................................................................25
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHĂN NI THEO..................................................................................25
HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HĨA Ở TỈNH NGHỆ AN...........................................................................25
GIAI ĐOẠN 2006 -2012....................................................................................................................25
2.1. Đánh giá tiềm năng phát triển ngành chăn nuôi tỉnh Nghệ An................25
2.1.1. Nhân tố tự nhiên........................................................................................................25
2.1.2. Nguồn nhân lực.........................................................................................................27
2.1.3. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật.........................................................................................27
2.2. Thực trạng hoạt động sản xuất ngành chăn nuôi Nghệ An......................29
2.2.1. Về phát triển tổng đàn gia súc gia cầm, tổng sản phẩm chăn nuôi............................29
2.2.2. Giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi:.......................................................................31
Nguyễn Thị Trà My
Lớp: Kế hoạch 51 A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sơn
2.2.3. Cơ cấu giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi:.............................................................32
2.2.4. Các hình thức và mơ hình chăn ni trên địa bàn tỉnh Nghệ An................................33
2.2.5. Tình hình tiêu thụ sản phẩm chăn ni.....................................................................35
2.2.6.Tình hình phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi và trang trại kinh doanh tổng hợp. .39
2.3. Các nhân tố tác động đến phát triển hoạt động chăn ni theo hướng sản
xuất hàng hóa......................................................................................43
2.3.1. Năng lực sản xuất giống và cung cấp con giống.........................................................43
2.3.2. Thức ăn chăn nuôi.....................................................................................................46
2.3.4. Lực lượng lao động ngành chăn nuôi.........................................................................49
2.3.5. Vốn đầu tư.................................................................................................................51
2.3.6. Cơng tác thú y và phịng trừ dịch bệnh:.....................................................................55
2.3.7. Mơi trường chăn ni................................................................................................56
2.4. Đánh giá tình hình chăn ni theo hướng sản xuất hàng hóa..................59
2.4.1. Kết quả đạt được.......................................................................................................59
2.4.2. Những tồn tại và nguyên nhân...................................................................................60
CHƯƠNG 3.......................................................................................................................................64
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CHĂN NI TỈNH NGHỆ AN THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG
HĨA.................................................................................................................................................64
3.1. Những căn cứ đề xuất giải pháp phát triển chăn ni theo hướng sản xuất
hàng hóa trên địa bàn tỉnh Nghệ An...................................................64
3.1.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế.................................................................................64
3.1.2. Định hướng phát triển ngành chăn nuôi tại Việt Nam...............................................65
3.1.3. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của việc phát triển
chăn ni theo hướng sản xuất hàng hóa............................................66
3.2. Định hướng phát triển ngành chăn nuôi tỉnh Nghệ An theo hướng sản
xuất hàng hóa đến năm 2020..............................................................70
3.2.1. Quan điểm phát triển................................................................................................70
3.2.2. Mục tiêu chung..........................................................................................................70
3.2.3. Mục tiêu cụ thể..........................................................................................................70
3.2.4.Chiến lược phát triển ngành chăn nuôi giai đoạn 2011 – 2020:..................................71
3.4. Những giải pháp phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa.....73
3.4.1 Giải pháp về quy hoạch đất đai...................................................................................73
3.4.2. Giải pháp về thị trường..............................................................................................74
3.4.3. Giải pháp về giống.....................................................................................................76
Nguyễn Thị Trà My
Lớp: Kế hoạch 51 A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sơn
3.4.4. Giải pháp về thú ý và phòng trừ dịch bệnh................................................................77
3.4.5. Giải pháp về vốn........................................................................................................78
3.4.6. Giải pháp về công tác khuyến nông...........................................................................79
3.4.7. Giải pháp về môi trường chăn nuôi...........................................................................80
3.4.8. Giải pháp về hợp tác trong chăn nuôi........................................................................81
3.4.9. Giải pháp về tăng cường thông tin.............................................................................81
3.5. Kiến nghị..................................................................................................82
3.5.1. Đối với Nhà nước.......................................................................................................83
3.5.2. Đối với chính quyền cấp tỉnh, huyện..........................................................................83
3.5.3. Đối với các hộ gia đình...............................................................................................83
KẾT LUẬN.........................................................................................................................................85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................86
Nguyễn Thị Trà My
Lớp: Kế hoạch 51 A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sơn
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
NN&PTNT
: Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn
UBND
: Ủy ban nhân dân
SL
: Số lượng
BQ/1TT
: Bình qn/1 trang trại
GTSX
: Giá trị sản xuất
CPSX
: Chi phí sản xuất
KDTH
: Kinh doanh tổng hợp
TT
: Trang trại
TTNT
: Truyền tinh nhân tạo
KH
: Kế hoạch
QLNN
: Quản lý nhà nước
Nguyễn Thị Trà My
Lớp: Kế hoạch 51 A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sơn
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Tổng đàn gia súc, gia cầm tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010 – 2012.......................................29
Bảng 2.2: Sản lượng sản xuất của ngành chăn nuôi tỉnh Nghệ An năm 2010-2012.........................30
Bảng 2.3: Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tỉnh Nghệ An giai đoạn 2008 – 2010............................31
Bảng 2.4: Cơ cấu các hình thức chăn ni trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2008 – 2012.........33
Bảng 2.5: Tổng sản lượng của các trang trại và bình quân 1 trang trại ở Nghệ An qua 3 năm (2009 –
2011)...............................................................................................................................................40
Bảng 2. 6: Thu nhập các trang trại chăn nuôi Nghệ An năm 2011...................................................41
Bảng 2.7: Giá trị sản xuất, chi phí sản xuất và GTSX/CPSX của từng loại hình trang trại ở tỉnh Nghệ
An năm 2011...................................................................................................................................41
Bảng 2.8: Lợi nhuận bình quân, chi phí sản xuất bình qn và lợi nhuận bình qn/chi phí sản xuất
bình qn của các trang trại năm 2011...........................................................................................42
Bảng 2.9: Tổng thu nhập, số lao động và tổng thu nhập/lao động của các loại hình trang trại ở
Nghệ An năm 2011..........................................................................................................................42
Bảng 2.10: Cơ sở sản xuất và thụ tinh nhân tạo..............................................................................44
Bảng 2.11: Năng lực sản xuất của các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi.........................................46
(Đơn vị: Tấn)....................................................................................................................................46
Bảng 2.12: Diện tích đồng cỏ trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2008 - 2012..............................47
Bảng 2.13: Tình hình sử dụng thức ăn gia súc, gia cầm trong các hộ chăn nuôi ở 3 huyện Nam Đàn,
Thanh Chương, Đô Lương...............................................................................................................47
Bảng 2.15: Quy mô vốn đầu tư phát triển chăn nuôi tỉnh Nghệ An giai đoạn 2008 – 2012.............51
Bảng 2.16: Cơ cấu vốn đầu tư phát triển ngành chăn nuôi tỉnh Nghệ An phân theo nội dung giai
đoạn 2008 - 2012............................................................................................................................52
Bảng 2.17: Nguồn vốn của các hộ chăn ni...................................................................................54
Bảng 2.18: Tình hình dịch bệnh ở Nghệ An năm 2012.....................................................................56
Bảng 3.1: Phân tích SWOT đối với phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng sản xuất hàng
hóa..................................................................................................................................................67
Bảng 3.2: Chỉ tiêu tổng đàn và sản lượng sản xuất của ngành chăn nuôi tỉnh Nghệ An năm 2020..71
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Cơ cấu giá trị sản xuất của ngành chăn ni....................................................................32
(Nguồn: Phịng chăn nuôi – Sở NN&PTNT tỉnh Nghệ An)................................................................33
Nguyễn Thị Trà My
Lớp: Kế hoạch 51 A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sơn
Hình 2.2: Cơ cấu các hình thức chăn ni trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2008 - 2012..........34
(Nguồn: Phòng chăn ni – Sở NN&PTNT tỉnh Nghệ An)................................................................34
Hình 2.3: Kênh thị trường bị thịt trên địa bàn tỉnh Nghệ An..........................................................36
Hình 2.4: Kênh thị trường gà thịt trên địa bàn tỉnh Nghệ An...........................................................37
Hình 2.5: Kênh thị trường lợn thịt trên địa bàn tỉnh Nghệ An.........................................................38
Hình 2.6: Cơ cấu vốn đầu tư phát triển ngành chăn nuôi tỉnh Nghệ An theo nội dung năm 2012. .53
Hình 3.1: Thành phần tham gia tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi.........................................................75
Nguyễn Thị Trà My
Lớp: Kế hoạch 51 A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sơn
LỜI MỞ ĐẦU
Chăn nuôi là một trong hai ngành sản xuất chính của sản xuất nơng nghiệp,
nó có vai trị rất quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội. Chăn nuôi cung cấp thực
phẩm giàu dinh dưỡng cho con người, cung cấp sức kéo và phân bón cho trồng trọt,
nguyên liệu cho chế biến và hàng hóa cho xuất khẩu. Mặt khác sản xuất ngành chăn
ni góp phần lớn vào việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp nói riêng và
chuyển dịch cơ cấu tồn nền kinh tế.
Nghệ An là một tỉnh thuộc vùng trọng điểm kinh tế Trung bộ, sản xuất chăn
ni có vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh. Cùng với sự biến đổi của nền
kinh tế, trong những năm đổi mới, sản xuất chăn nuôi của tỉnh đã đạt được những
thành tích đáng khích lệ. Tuy nhiên, vẫn cịn tồn tại nhiều hạn chế cần khắc phục.
Tỉnh Nghệ An chiếm hơn 60% dân số sống bằng nghề nông nghiệp, việc phát triển
chăn nuôi không những làm tăng sản phẩm xã hội mà còn giải quyết việc làm, sử
dụng triệt để và hiệu quả diện tích đất đồng cỏ, sản phẩm từ trồng trọt, tăng thu
nhập cho nơng dân góp phần xố đói giảm nghèo.
Năm 2012, GDP ngành nơng nghiệp (trồng trọt và chăn ni) chiếm
khoảng 34,15% tổng GDP tồn tỉnh. Trong đó GDP ngành chăn ni đạt 10,12%
GDP tồn tỉnh và bằng 39,6% GDP của nông nghiệp. Chăn nuôi ở tỉnh phần lớn vẫn
cịn mang tính tự phát, quy mơ nhỏ lẻ, tự cung tự cấp, điều này dẫn đến việc xử lý
môi trường, đầu tư tập chung theo hướng hàng hố là rất khó.
Nhiệm vụ phát triển chăn ni trong chương trình phát triển nơng nghiệp và
nơng thơn trong giai đoạn 2010 -2015 của tỉnh Nghệ An là: Hình thành các vùng
chăn nuôi tập trung gắn với công nghiệp chế biến thực phẩm; Khuyến khích chăn
ni theo mơ hình trang trại – gia trại với hệ thống có năng suất cao, chất lượng tốt;
Mở rộng mạng lưới chết biến thức ăn gia súc và các dịch vụ chăn nuôi khác; Phấn
đấu tang tỷ tọng ngành chăn nuôi giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Do vậy phát
triển chăn nuôi của tỉnh có ý nghĩa vơ cùng quan trọng khơng những phát huy được
thế mạnh và tiềm năng của tỉnh, không chỉ tăng sản phẩm cho xã hội mà còn làm
tăng thu nhập của người dân. Chính vì vậy tơi lựa chọn đề tài “Một số giải pháp
phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn tỉnh Nghệ An”
Nguyễn Thị Trà My
1
Lớp: Kế hoạch 51 A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sơn
1: Mục tiêu nghiên cứu
1.1: Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở đánh giá tình hình chăn ni ở địa phương, đề ra những giải pháp
phù hợp nhằm phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, góp phần chuyển
dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.
1.2: Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về sản xuất hàng hóa.
- Phân tích và đánh giá thực trạng sản xuất chăn nuôi và các nhân tố ảnh
hưởng đến phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa ở tỉnh Nghệ An.
-Đề ra các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển chăn nuôi của tỉnh theo hướng
sản xuất hàng hóa đến năm 2015.
2: Phương pháp nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các vấn đề liên quan đến phát triển ngành
chăn ni theo hướng sản xuất hàng hóa và các yếu tố tác động đến phát triển ngành
chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Đề tài sử dụng kết hợp các phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp, so sánh
và phương pháp thực chứng dựa trên số liệu thống kê từ sở NN&PTNT Nghệ An,
tài liệu, Internet,…
3: Kết cấu chuyên đề
Ngoài lời mở đầu và kết luận, chuyên đề được chia làm 3 phần:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về phát triển ngành chăn nuôi theo hướng sản xuất
hàng hóa.
Chương 2: Thực trạng phát triển chăn ni theo hướng sản xuất hàng hóa ở tỉnh
Nghệ An giai đoạn 2008 – 2012.
Chương 3. Định hướng phát triển ngành chăn ni tỉnh Nghệ An theo hướng sản
xuất hàng hóa.
Em xin chân thành cám ơn các cô chú ở Sở NN&PTNT tỉnh Nghệ An và
PGS.TS Nguyễn Ngọc Sơn đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành bài viết này.
Nguyễn Thị Trà My
2
Lớp: Kế hoạch 51 A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sơn
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỀN NGÀNH
CHĂN NUÔI THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA
1.1. Tổng quan về phát triển chăn ni theo hướng sản xuất hàng hóa
1.1.1. Khái niệm về ngành chăn ni
1.1.1.1. Ngành chăn ni là gì?
Chăn nuôi đã xuất hiện lâu đời trong nhiều nền văn hóa kể từ khi lồi người
chuyển đổi từ lối sống săn bắt hái lượm sang định canh định cư. Bắt đầu từ việc
thuần hóa các lồi động vật và kiểm sốt các điều kiện sống của vật ni dần tháy
đổi các hành vi tập thể, vòng đời và sinh lý của vật ni so với tính hoang dã ban
đầu nhằm phục vụ nhau cầu về thức ăn của con người.
Theo quan niệm hiện nay, ngành chăn nuôi là một ngành quan trọng của
nông nghiệp hiện đại, nuôi lớn vật nuôi (gia súc, gia cầm ... trừ các loại thủy sinh
vật) để sản xuấ những sản phẩm như: thực phẩm, nguyên liệu cho các ngành khác
(lông, sừng ...), cung cấp sức lao động (sức kéo). Sản phẩm từ ngành chăn nuôi
nhằm mang lại nguồn lợi nhuận và phục vụ cho đời sống sinh hoạt của con người.
1.1.1.2. Các hình thức chăn ni:
- Chăn ni theo hình thức chăn thả: Là hình thức chăn nuôi thả rông gia
súc, gia cầm, không cần thiết phải xây dựng chuồng trại. Tận dụng đồng cỏ và mặt
nước tự nhiên để chăn thả gia súc, gia cầm cho chúng tự tìm kiếm thức ăn trong tự
nhiên. Lợi thế của hình thức chăn thả là tận dụng được nguồn thức ăn trong tự nhiên
do đó tiết kiệm chi phí thức ăn đồng thời tăng cường sự vận động của vật ni để có
được sản phẩm thịt săn chắc, chất lượng thịt thơm ngon. Hình thức chăn ni này
thường được áp dụng tại các vùng miền núi, vùng dồi dào nguồn thức ăn tự nhiên.
Tuy nhiên hạn chế của hình thức chăn thả là vật ni phải tự chổng chọi với điều
kiện tự nhiên khơng có sự hỗ trợ bảo vệ của con người, khơng được phịng dịch đầy
đủ nên phát triển chậm, năng suất thấp và dễ bị chết do khí hậu khắc nghiệt -hoặc
do bị nhiếm bệnh.
- Chăn ni theo hình thức bán chuồng trại: Hình thức này tiến bộ hơn chăn
thả ở chỗ có sự chăm sóc của con người đối với vật ni, có xây dựng chuồng trại
Nguyễn Thị Trà My
3
Lớp: Kế hoạch 51 A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sơn
cho vật ni. Với hình thức này, người chăn ni tận dụng nguồn thức ăn từ ngành
trồng trọt (lúa, ngô, khoai, sắn ...) và các chế phẩm khác kết hợp thả cho vật ni tự
tìm kiếm một phần thức ăn từ tự nhiên với mục đich tăng cường sự vận động của
vật ni và tiết kiệm một phần chi phí thức ăn, do đó nguồn thức ăn cho vật ni
được bảo đảm cung cấp đầy đủ hơn chăn thả. Bên cạnh đó hình thức chăn ni này
có thêm sự chăm sóc củ con người nên việc phòng dịch được chú ý hơn nên tỷ lệ
chết của vật ni giảm. Hình thức chăn nuôi bày cho sản lượng cao hơn mà vẫn
đảm bảo được chất lượng thịt thơm ngon. Tuy nhiên nguồn thức ăn không được
kiểm nghiệm cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho vật ni phù hợp với từng
lồi, từng giai đoạn phát triển, không tạo được môi trường tốt nhất cho vật nuôi phát
triển nên chưa thể khai thác hết năng suất sản xuất của vật nuôi. Mặt khác, việc thả
vật nuôi vào tự nhiên tiềm ẩn nhiều khả năng nhiễm dịch bệnh và bùng phát dịch
gây thiệt hại cho chăn ni.
- Chăn ni theo hình thức cơng nghiệp: Khi áp dụng hình thức chăn ni
theo hình thức này vật nuôi được nhốt trong chuồng trại (chăn nuôi trang trại) với
điều kiện sống tốt nhất do con người xây dựng nên phù hợp với từng lồi vật ni,
là hình thức chăn ni áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuât (chọn giống, lai cải tạo,
thụ tinh nhân tạo, chế biến thức ăn ...) để vật nuôi đạt được năng suất sản xuất tối
đa. Vật nuôi nhận sự chăn sóc hồn tồn từ người chăn ni từ việc lựa chọn thức
ăn phù hợp, cân bằng dinh dưỡng đên việc thú y, phòng dịch và sự tham gia của con
người vào q trình sinh sản của vật ni ... nên luôn cho năng suất cao và hạn chế
sự lan truyền dịch bệnh.
1.1.3.3. Khái niệm chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa
Sản xuất hàng hố là quy luật khách quan của đa số hình thái kinh tế, phản
ánh trình độ phát triển sản xuất đó và phân cơng lao động càng sâu sắc thì sản xuất
hàng hố càng phát triển, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội phù hợp.
Việc duy trì hay thay đổi về cơ cấu ngành trồng trọt hay chăn nuôi không phải là
mục tiêu mà là phương thức cho sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế, mọi
sự duy trì quá lâu hay thay đổi quá nhanh cơ cấu kinh tế mà khơng tính đến thay đổi
của điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội đều gây những thiệt hại về kinh tế.
Những năm trước đây, nông nghiệp nước ta mang tính tự cấp tự túc nên hàng
năm vẫn phải nhập khẩu lương thực vì sản lượng lương thực khơng đủ đáp ứng nhu
cầu tiêu dùng của toàn dân. Trong suốt thời gian dài, sản lượng lương thực, thực
Nguyễn Thị Trà My
4
Lớp: Kế hoạch 51 A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sơn
phẩm của ta hầu như dậm chân tại chỗ, mà chi phí sản xuất lại quá cao, hiệu quả
kinh tế thấp, các nông trường quốc doanh năm nào cũng “lãi giả lỗ thật”, Nhà nước
thường xuyên phải cung cấp ngân sách để bù vào. Từ khi thực hiện giao đất nông
nghiệp cho hộ nơng dân sử dụng lâu dài, tình hình sản xuất nơng nghiệp đã có nhiều
khởi sắc và đời sống của người dân ngày càng ổn định và bước đầu đã có tích luỹ.
Đây chính là điều kiện để phát triển nơng nghiệp nói chung và chăn ni nói riêng
theo hướng sản xuất hàng hóa.
Vậy chăn ni theo hướng sản xuất hàng hố là gì?
“Đó là việc ngành chăn ni sản xuất ra những sản phẩm với mục đích đem
bán để thu về giá trị của nó và có giá trị thặng dư để tái sản xuất mở rộng”.
Nền kinh tế thị trường ra đời làm nảy sinh quy luật “cung cầu” trên thị
trường và toàn xã hội, đối với chăn ni thì khả năng cung là các nơng sản phẩm
như thịt, trứng, sữa … nguyên liệu chế biến cịn cầu của người chăn ni là sản
phẩm cơng nghiệp như hàng hoá tiêu dùng, vật tư, thức ăn gia súc gia cầm. Chính vì
thế, nơng hộ muốn thoả mãn nhu cầu về hàng tiêu dùng như tái sản xuất thì họ buộc
phải có sản phẩm đem bán, hiệu quả của sản xuất hàng hoá được đặt lên hàng đầu
và sản xuất hàng hoá là một tất yếu.
Nếu ngành chăn ni vẫn giữ lối sản xuất cũ thì khả năng tích lũy của nơng
dân hầu như khơng có, thu nhập của họ sẽ không vượt qua nghèo khổ. Đối với quy
mơ sản xuất của hộ gia đình nếu khơng chun mơn hố sản xuất mỗi loại một ít,
ni nhiều loại vật ni thì kết quả cao nhất cũng chỉ thoả mãn được nhu cầu của
gia đình mà khơng có sản phẩm đem trao đổi để thoả mãn nhu cầu về đời sống tinh
thần cũng như đề phòng tai nạn rủi ro. Chăn ni theo hướng hàng hố, dần tích lũy
vốn, chuyển dần từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung công nghiệp là hướng
đi đúng đắn giúp người nơng dân có thu nhập cao nhất.
1.1.2. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của ngành chăn nuôi
1.1.2.1. Đối tượng sản xuất của chăn nuôi là gia súc, gia cầm, chúng là
sinh vật có hệ thần kinh cao cấp, có quy luật sinh trưởng và phát triển riêng, rất
mẫn cảm với mơi trường sống
Đây chính là đặc điểm khác với các ngành sản xuất khác và khác với trồng
trọt. Đối tượng sản xuất trong chăn ni là động vật có hệ thần kinh cao cấp, giữa
chúng và mơi trường có quan hệ mật thiết với nhau, mọi biến đổi của ngoại cảnh
đều nhanh chóng tác động đến con vật. Ngành chăn nuôi phát triển rộng khắp mọi
Nguyễn Thị Trà My
5
Lớp: Kế hoạch 51 A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sơn
vùng miền từ miền núi đến đồng bằng với nhiều giống lồi, trong đó có nhiều giống
lồi mang tính bản địa rõ rệt. Chính vì thế muốn phát triển chăn ni cần:
+ Nghiên cứu quy luật sinh trưởng phát triển của từng con gia súc, gia cầm
để có biện pháp kỹ thuật tác động phù hợp.
+ Công tác quản lý và chỉ đạo sản xuất của ngành cần chú ý vấn đề quản lý
giống, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, chỉ tiêu kế hoạch, phân vùng phát
triển chăn nuôi cho thích hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế của vùng.
1.1.2.2. Gia súc, gia cầm vừa là đối tượng lao động, vừa là tư liệu lao động
Vật nuôi với mục đích lấy thịt là đối tượng lao động, cịn vật ni với mục
đích lấy trứng sữa, súc vật con hay sức kéo thì đó là tư liệu lao động. Như vậy mục
đích chăn ni của con người quyết định vật nuôi là đối tượng lao động hay tư liệu
lao động. Do đó dựa vào mục đích sản xuất mà ta sẽ lựa chọn vật nuôi phù hợp
nhằm đem lại hiệu quả kinh tế lớn nhất cũng như có các biện pháp kỹ thuật tác động
thích hợp nhằm tăng khả năng cho sản phẩm đáp ứng yêu cầu của con người.
1.1.2.3. Ngành chăn nuôi phụ thuộc chặt chẽ vào cơ sở thức ăn
Thức ăn phục vụ cho ngành chăn nuôi gồn các nguồn thức ăn từ tự nhiên
(đồng cỏ, diện tích mặt nước), nguồn từ ngành trồng trọt (hoa màu, cây lương thực)
và nguồn thức ăn chế biến tổng hợp (hay thức ăn cơng nghiệp).
Gia súc, gia cầm có khả năng tận dụng các sản phẩm phụ và các phế phẩm của
trồng trọt, các sản phẩm phụ trong công nghiệp chế biến và các phế phẩm trong đời
sống. Từ đặc điểm này ta thấy muốn phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hố thì
cần lưu ý tận dụng nguồn thức ăn này một cách triệt để, hợp lý cũng như phối hợp
với các loại thức ăn khác để có khẩu phần ăn phù hợp với từng loại gia súc, gia cầm.
1.1.2.4. Tái sản xuất mở rộng của ngành chăn nuôi liên tục chu chuyển
một cách có hệ thống
Trong trồng trọt, cây trồng phát triển yêu cầu những điều kiện khắt khe về
thời tiết, nếu không thực hiện đúng thời vụ thì sẽ thất bại vì chu kỳ phát triển của
cây trồng cố định trong những điều kiện khí hậu nhất định. Khác với cây trồng, gia
súc, gia cầm có thể chu chuyển liên tục; trong cùng một thời gian với cùng một loại
gia súc có con chửa, đẻ, ni con, xuất chuồng … Mặt khác môi trường hoạt động
của ngành chăn nuôi gắn liền với điều kiện tự nhiên nên rất nhạy cảm với sự thay
đổi của thời tiết và đặc biệt là dịch bệnh nên rủi ro cao. Do đó, để giảm thiểu rủi ro
Nguyễn Thị Trà My
6
Lớp: Kế hoạch 51 A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sơn
đòi hỏi người chăn ni phải có kiến thức nắm vững sự chu chuyển liên tục kết hợp
với sự lựa chọn tiêu chuẩn giống vật nuôi theo một kế hoạch nhất định để đảm bảo
cho đàn gia súc, gia cầm được tăng cường về mặt số lượng và chất lượng; điều đó
ảnh hưởng trực tiếp đến quy mơ và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.
1.1.2.5. Trong nền nông nghiệp hiện đại ngành chăn ni có nhiều thay
đổi về hình thức và hướng chun mơn hóa.
Khi trình độ phát triển và nhu cầu xã hội cịn thấp thì chăn ni chỉ là ngành
phụ trong các nông hộ nhằm tận dụng phế phẩm từ ngành chính là trồng trọt. Tuy
nhiên, sự tăng lên của nhu cầu tiêu dùng của xã hội đã thúc đẩy ngành chăn nuôi
phát triển và đã khẳng định được tầm quan trọng trong nền kinh tế hộ cũng như
đóng góp vào sự phát triển kinh tế chung của đất nước và trở thành ngành độc lập
trong ngành nông nghiệp. Khoa học kỹ thuật phát triển đã thay đổi dần hình thức
chăn ni để đạt được năng suất cao, từ hình thức chăn thả đến bán chuồng trại và
hình thức cao hơn là chăn nuôi công nghiệp. Quy mô sản xuất của ngành chăn nuôi
ngày càng tăng lên, nhu cầu tiêu dùng của xã hội đa dạng và phức tạp thì ngành
chăn ni cũng ngày càng chun mơn hóa (nuôi lấy trứng, nuôi lấy thịt, nuôi lấy
sữa …) và việc chế biến sản phẩm đòi hỏi phải phát triển mạnh mẽ các ngành
chun mơn hóa hẹp như: Cơng nghệ chế biến thức ăn gia súc, công nghiệp chế
biến thực phẩm….
1.1.3. Vai trị của ngành chăn ni đối với phát triển kinh tế - xã hội
1.1.3.1. Cung cấp thực phẩm cho nhu cầu xã hội
Các sản phẩm chăn nuôi: thịt, trứng sữa là sản phẩm có hàm lượng protein
cao, nó rất cần cho đời sống con người, là tăng thể lực, tăng sức làm việc của con
người. Trong điều kiện nước ta, lao động thủ công là chủ yếu, mức sống thấp, sản
phẩm trồng trọt còn chiếm chủ yếu trong các bữa ăn. Vì vậy để duy trì và nâng cao
sức khoẻ người lao động, ngoài lương thực người dân phải tăng cường sử dụng thực
phẩm từ động vật trong bữa ăn. Như vậy, đẩy mạnh phát triển ngành chăn ni theo
hướng hàng hố nhằm tạo nguồn thực phẩm lớn phục vụ cho nhu cầu đời sống con
người là hết sức cần thiết.
Nguyễn Thị Trà My
7
Lớp: Kế hoạch 51 A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sơn
1.1.3.2. Chăn nuôi cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, y học và hàng
hóa cho xuất khẩu
Chăn ni cung cấp nhiều loại nguyên liệu cho công nghiệp chế biến: thịt,
da, lông, xương, sừng, sữa... Các sản phẩm chăn nuôi qua chế biến là các hàng hố
xuất khẩu có giá trị, là nguồn tích luỹ ngoại tệ phục vụ cho sự nghiệp cơng nghiệp
hố - hiện đại hố của đất nước.
Ngành y học cũng sử dụng một số loại sản phẩm từ chăn nuôi để chế tạo
thuốc chữa bệnh như mật gấu, mật ong… hay vacxin như trứng gà …
1.1.3.3. Phát triển ngành chăn ni theo hướng hàng hóa sẽ tăng thu
nhập cho người lao động
Ngồi thu nhập từ trồng trọt thì chăn ni theo hướng hàng hố sẽ giúp
người nơng dân tăng thu nhập của mình, bởi chăn ni khơng phụ thuộc vào mùa
vụ, có thể thực hiện quanh năm, xen cùng trồng trọt và các ngành khác mà vẫn đạt
năng suất và hiệu quả cao.
1.1.3.4. Phát triển ngành chăn nuôi góp phần thức đẩy sản xuất nơng
nghiệp phát triển mạnh mẽ
Việc sử dụng tốt các yếu tố cơ bản của sản xuất nơng nghiệp cùng việc kết
hợp gắn bó chặt chẽ của các ngành trong nông nghiệp là điều quyết định cho sản
xuất nông nghiệp phát triển tốt. Thực tế cho thấy, các vùng có điều kiện thuận lợi về
tự nhiên, kinh tế mới chỉ chú ý đến phát triển trồng trọt, chăn ni chỉ mang tính
chất nhỏ lẻ cung cấp nhu cầu bản thân họ, còn thừa mới đem bán hoặc nuôi để kinh
doanh nhưng quy mô nhỏ và phân tán. Như vậy sẽ gây lãng phí trong việc sử dụng
các nguồn lực. Phát triển chăn nuôi tạo nên sự phát triển cân đối trong nông nghiệp,
làm cho nông nghiệp phát triển toàn diện vững chắc.
- Cung cấp phân bón cho sản xuất trồng trọt
Trên các diện tích đất canh tác, hàng năm cây trồng lấy đi một phần các chất
dinh dưỡng trong đất. Nếu đất đai không được bồi dưỡng thường xuyên thì độ phì
của đất ngày càng giảm nên cần phải bổ sung các chất dinh dưỡng cho đất. Mà nếu
chúng ta chỉ sử dụng các chất vơ cơ để bón cho đất thì sẽ làm mật độ tơi xốp của
đất, làm ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển và khả năng cho sản phẩm của cây
trồng, làm giảm năng suất các vụ sau, năm sau. Phân do gia súc, gia cầm thải ra là
phân hữu cơ có hàm lượng cao về nito, photphat và kali … sẽ cung cấp chất mùn,
Nguyễn Thị Trà My
8
Lớp: Kế hoạch 51 A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sơn
tang độ xốp, độ phù cho đất có tác dụng cải tạo đất lâu dài, góp phần thâm canh
tăng năng suất cây trồng.
Lượng phân do gia súc, gia cầm thải ra:
Trung bình:
Gà: 50 - 60 kg/con/năm
Vịt: 75 – 90 kg/con/năm
Ngỗng: 125 – 150 kg/con/năm
Trâu: 4.500 kg/con/năm
Lợn: 1000 kg/con/năm
- Cung cấp sức kéo:
Việc thực hiện cơ giới hố sản xuất trong nơng nghiệp nước ta cịn gặp nhiều
khó khăn, ngun nhân chủ yếu là: Cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn còn thấp,
ruộng đất manh mún, năng suất lao động chưa cao, ruộng đất canh tác là ruộng nước,
ruộng bậc thang (ở trung du và miền núi). Việc sử dụng sức kéo trâu bị cịn phổ biến
trong sản xuất nơng nghiệp đặc biệt là vùng trung du và miền núi và những vùng chưa
đủ điều kiện đưa máy móc vào sản xuất. Việc khai thác, vận chuyển gỗ ở các lân
trường, việc cày bừa, kéo xe vận chuyển hàng hóa vẫn là nhu cầu lớn của người dân.
Không chỉ riêng ở Việt Nam mà ngay cả ở một số nước công nghiệp tiên tiến
vẫn còn phải sử dụng sức kéo của trâu, bị, ngựa, lạc đà … để giúp ích cho con
người trong những trường hợp cần thiết.
- Việc phát triển chăn nuôi sẽ tận dụng các sản phẩm phụ của trồng trọt, của
công nghiệp chế biến
Trong trồng trọt, sản phẩm phụ rất lớn, nó là nguồn thức ăn to lớn phục vụ
cho chăn nuôi. Việc phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hoá cho phép tận dụng
hết các sản phẩm phụ trong nông nghiệp, công nghiệp tiểu thủ công nghiệp để tạo ra
các sản phẩm chăn ni có giá trị cho xã hội
1.1.4. Các tiêu chí đánh giá sự phát triển chăn ni theo hướng sản xuất
hàng hóa
1.1.4.1. Về mặt kinh tế
Sự phát triển của ngành chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa thể hiện ở
sự phát triển về chất và về lượng của ngành chăn nuôi.
Nguyễn Thị Trà My
9
Lớp: Kế hoạch 51 A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sơn
a) Về mặt lượng:
- Sự tăng lên về số lượng đàn gia súc, gia cầm, sự tăng lên về sản lượng thịt,
trứng, sữa …thể hiện khả năng đáp ưng nhu cầu thị trường về các sản phẩm chăn nuôi.
- Tăng trưởng về giá trị sản xuất, doanh thu và lợi nhuận: thể hiện hiệu quả
của hoạt động chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa. Các tiêu chí như: GO ngành
chăn ni, VA ngành chăn ni … Đây chính là yếu tố quan trọng nhằm thu hút
đầu tư vào ngành chăn ni cũng như khuyến khích người dân tăng cường sản xuất
chăn nuôi, chuyển đổi dần sang chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa.
- Đóng góp của ngành chăn ni vào tăng trưởng kinh tế và kim ngạch xuất
khẩu: thể hiện tầm quan trọng của ngành chăn nuôi với nềm kinh tế.
- Số hộ chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa/ số hộ chăn ni trên địa
bàn tỉnh: thể hiện mức độ chuyển đổi từ chăn nuôi tự cung tự cấp sang chăn nuôi
công nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa.
Một số chỉ tiêu đánh giá:
-
Tổng đàn gia súc, gia cầm; sản lượng gia súc gia cầm/1 trang trại.
-
Tổng sản lượng thịt trứng sữa, sản lượng bình quân/ 1 trang trại.
-
GO, VA ngành chăn nuôi.
-
Giá trị kim ngạch xuất khẩu.
-
Đóng góp của ngành chăn ni vào GDP tồn tỉnh.
-
Số cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi.
b) Về mặt chất:
- Hình thức chăn ni của các hộ gia đình: hình thức chăn ni ảnh hưởng
quan trọng đến số lượng, chất lượng sản phầm chăn nuôi, ảnh hưởng của hoạt động
chăn nuôi đến môi trường xung quanh.
- Năng suất lao động: thể hiện mức độ tiết kiệm chi phí sản xuất, tăng trình
độ khoa học – kỹ thuật cho người chăn nuôi, tăng thu nhập cho người lao động, tăng
sản lượng đầu ra của hoạt động chăn nuôi.
- Chất lượng sản phẩm chăn nuôi: mức độ đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm của sản phẩm, nâng cao lượng dinh dưỡng trong các sản phẩm như thịt,
trứng, sữa …
Nguyễn Thị Trà My
10
Lớp: Kế hoạch 51 A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sơn
- Chất lượng giống gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh: thể hiện mức độ nâng
cao chất lượng giống chăn nuôi, tăng khả năng chủ động nguồn giống cũng như
tăng chất lượng giống gia súc, gia cầm của tỉnh.
- Độ hiệu quả của hoạt động chăn nuôi trang trại: thể hiện tính hiệu quả,
đúng đắn của việc chuyển đổi từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung quy mơ
lớn, chăn ni trang trại: Thu nhập bình qn/ 1 trang trại, Giá trị sản xuất/ chi phí
sản xuất, Lợi nhuận/ chi phí sản xuất, Tổng thu nhập, số lao động, thu nhập/ người.
1.1.4.2. Về mặt xã hội
Sự phát triển của ngành chăn ni theo hướng sản xuất hàng hóa về mặt xã
hội được đánh giá qua các tiêu chí như: chất lượng nguồn nhân lực, công tác thú y
– phịng dịch, khả năng giải quyết cơng ăn việc làm, tăng thu nhập, nâng cao chất
lượng đời sống người dân được thể hiện ở một số chỉ tiêu sau:
- Phát triển nguồn nhân lực: trình độ văn hóa, khoa học cơng nghệ.
- Số lao động có việc làm và mức thu nhập của lao động trong ngành chăn nuôi.
- Tỷ lệ hộ chăn nuôi đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh.
- Tổ chức mơ hình chăn ni và mơ hình quản lý: hộ gia đình, trang trại.
- Đổi mới cơ chế chính sách và đường lối phát triển chăn ni
1.1.4.3. Về môi trường sinh thái
Sự phát triển của ngành chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa về mặt mơi
trường sinh thái được đánh giá qua việc đảm bảo môi trường sinh thái như đất đai,
nguồn nước, khơng khí … cơng tác phịng chống dịch bệnh. Ngồi ra cịn thể hiện ở
việc bảo vệ nguồn gen quý của các giống vật nuôi “đặc sản” địa phương và phát
triển thêm các giống vật nuôi phù hợp khác.
1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động chăn ni theo hướng sản
xuất hàng hóa
1.1.5.1. Điều kiện tự nhiên
Vật nuôi là cơ thể sống, sự sinh trưởng phát triển và phát dục của chúng phụ
thuộc vào những quy luật nhất định, các quy luật này lại chịu sự khống chế bởi điều
kiện thiên nhiên phức tạp. Do vậy điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến ngành
chăn nuôi cả về số lượng lẫn chất lượng. Đất nước khí hậu và thời tiết – cây trồng –
vật ni có mối quan hệ khăng khít với nhau bằng những quy luật chặt chẽ, phức
tạp; chúng ta cần phải hiểu và nắm chức các quy luật đó để vận dụng chúng vào
trong sản xuất .
Nguyễn Thị Trà My
11
Lớp: Kế hoạch 51 A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sơn
1.1.5.2. Các yếu tố kỹ thuật - công nghệ
a, Giống
Giống vật nuôi là tiền đề cho sự phát triển ngành chăn nuôi, là điều kiện
quan trọng để tăng quy mô cả về số lượng và chất lượng của đàn gia súc, gia cầm.
Giống có vị trí đặc biệt quan trọng chi phối đến nhiều biện pháp kỹ thuật và hiệu
quả kinh doanh của ngành chăn ni. Để có được con giống tốt, còn giải quyết các
yêu cầu sau:
- Tổ chức lai tạo chọn lọc giống, tạo ra nguồn giống có chất lượng cao, thích
nghi được với điều kiện tự nhiên và sản xuất cụ thể. Tổ chức quản lý tốt các nguồn
gen gốc làm cơ sở cho sự lai tạo.
- Xây dựng một cơ cấu giống hợp lý, phù hợp với điều kiện kinh tế của từng
khu vực, địa phương.
- Xây dựng một hệ thống giống quốc gia, tăng cường đưa các giống mới có
năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện tự nhiên vào sản xuất đại trà.
b, Thức ăn
Trong chăn nuôi, thức ăn được coi là biện pháp hàng đầu quyết định sự tồn
tại và phát triển của đàn gia súc. Có con giống tốt mà yếu tố thức ăn khơng coi
trọng thì vật ni khơng thể phát triển và sinh sản tốt. Thức ăn là điều kiện nuôi
dưỡng, là cơ sở nâng cao năng lực sản xuất của gia súc. Tốc độ tái sản xuất đàn và
hiệu quả kinh tế của ngành chăn nuôi phụ thuộc trực tiếp vào mức độ đảm bảo thức
ăn. Vì vậy xây dựng khẩu phần ăn đáp ứng nhu cầu của gia súc phù hợp với từng
giai đoạn sinh trưởng, nhằm mang lại hiệu quả cao trong chăn nuôi thể hiệ một trình
độ cao trong kinh doanh.
Mức nhu cầu thức ăn của từng loại gia súc là khác nhau. Trong từng giai
đoạn phát triển khác nhau của một loại gia súc khác nhau thì nhu cầu thức ăn cũng
khác nhau. Vì vậy việc sử dụng thức ăn phải theo đúng quy trình kỹ thuật ni
dưỡng với từng loại gia súc, phù hợp với nhu cầu sinh trưởng phát triển của từng
giai đoạn.
Thức ăn sử dụng trong chăn nuôi chủ yếu là từ các sản phẩm trồng trọt,
nhưng trồng trọt lại mang tính thời vụ. Vì thế để đảm bảo thức ăn phục vụ cho chăn
nuôi đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng, chúng ta cần phải có kế hoạch sản
xuất, chế biến, bảo quản các nguồn thức ăn đặc biệt trong những khi giáp vụ.
Nguyễn Thị Trà My
12
Lớp: Kế hoạch 51 A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sơn
c, Cơng tác thú y
Gia súc là sinh vật sống có hệ thần kinh cao cấp, rất mẫn cảm với môi trường
sống. Trong mơi trường chăn ni có nhiều mầm mống dịch bệnh gây hại cho sức
khoẻ vật nuôi, làm hạn chế sự phát triển của vật nuôi, ảnh hưởng đến năng suất
chăn nuôi. Mặt khác, hầu hết các sản phẩm chăn nuôi phục vụ cho nhu cầu đời sống
của con người, để giữ gìn sức khoẻ cho con người thì các sản phẩm chăn ni phải
khơng có dịch bệnh. Nhiệm vụ chính của cơng tác thú y là phịng và chống bệnh
cho gia súc, phải coi trọng cơng tác phịng bệnh và kịp thời diệt gọn những ổ bệnh
ngay từ khi mới phát sinh. Vì vậy trong chăn ni cần coi trọng công tác thú y.
Để thực hiện tốt công tác thú y, trong chăn nuôi chúng ta phải thực hiện
nghiêm túc các quy định về an toàn thú y như: xây dựng chuồng trại đúng quy trình,
cơng tác tiêm phịng tổ chức định kỳ, cơng tác kiểm dịch chặt chẽ. Phải tổ chức tốt
mạng lưới thú y ở các địa phương, các dịch vụ thú y, tăng cường công tác tuyên
truyền giáo dục chuyển giao kiến thức chăn nuôi thú y cho người chăn ni.
d, Quy trình kỹ thuật
Trong chăn nuôi, từng loại vật nuôi cần môi trường nuôi dưỡng khác nhau,
khả năng phòng chống bệnh dịch khác nhau, khả năng thích nghi khác nhau. Trong
cùng loại vật ni, các giai đoạn sinh trưởng phát dục khác nhau thì nhu cầu dinh
dưỡng khác nhau. Vì vậy, với mỗi loại vật ni có quy trình kỹ thuật chăm sóc ni
dưỡng riêng phù hợp với đặc điểm sinh trưởng phát dục từng giai đoạn, khả năng
thích nghi và sức chống chịu của chúng theo mục đích sản xuất của con người.
Nắm chắc quy trình chăn ni với từng loại gia súc, chúng ta tác động các
biện pháp kỹ thuật vào sản xuất, cải tiến khâu chăm sóc ni dưỡng, tăng cường
bảo vệ đàn gia súc, làm tăng năng suất và tăng hiệu quả kinh tế ngành chăn ni.
e, Hình thức chăn ni
Các hình thức chăn ni có ảnh hưởng lớn đến năng suất vật nuôi. Sản xuất
chăn nuôi rất phong phú, mỗi loại vật ni có quy luật sinh trưởng phát dục riêng,
có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau, thích nghi trong điều kiện tự nhiên khác nhau.
Mỗi loại vật nuôi có quy trình chăm sóc ni dưỡng riêng. Trong cùng một loại vật
ni, tuỳ thuộc mục đích chăn ni thì cũng có quy trình chăm sóc ni dưỡng
riêng. Vì vậy khơng thể áp dụng hình thức chăn ni loại gia súc này cho loại gia
súc khác, làm như vậy sẽ gây ảnh hưởng đến năng suất chất lượng vật nuôi.
Nguyễn Thị Trà My
13
Lớp: Kế hoạch 51 A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sơn
f, Vốn
Để phát triển chăn ni theo hướng hàng hố thì phải mở rộng quy mô chăn
nuôi gia súc, tăng cường đầu tư cở sở chuồng trại chăn nuôi, áp dụng các biện pháp
kỹ thuật vào trong chăn nuôi, muốn vậy thì hộ phải có nguồn vốn lớn để đầu tư.
Mặt khác phát triển chăn nuôi không chỉ chú ý đến từng mặt hoặc đầu tư rải rác mà
phải có vốn để giải quyết đồng bộ từ xây dựng chuồng trại, con giống, thức ăn,
thuốc phòng bệnh. Vốn trong ngành chăn nuôi những năm gần đây ngày càng phát
triển do huy động được nguồn vốn từ khu vực tư nhân tham gia mơ hình sản xuất
trang trại. Tuy nhiên, xét đến thời điểm hiện tại thì vốn đầu tư phát triển ngành
chăn nuôi vẫn đang phụ thuộc phần lớn vào nguồn vốn ngân sách nhà nước do
lượng vốn đầu tư từ khu vực tư nhân khơng ổn định. Do đó cần phải có sự tích luỹ
vốn, đầu tư hỗ trợ của Nhà nước về việc vay vốn với lãi suất ưu đãi cho sản xuất
cũng như mạng lưới dịch vụ phục vụ chăn nuôi, giống, thú y, thức ăn, cơ sở hạ
tầng, thị trường đầu ra.
1.1.5.3. Điều kiện kinh tế xã hội
a, Chính sách
Để phát triển chăn ni mạnh mẽ ngồi các biện pháp kỹ thuật chủ yếu
chúng ta cần có các chính sách tác động tích cực thúc đẩy ngành chăn ni phát
triển. Nhà nước bằng các chính sách hỗ trợ vốn hoặc cho vay vốn với lãi suất ưu đãi
cho người chăn nuôi. Đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất và bảo quản giống, đầu tư
các phương tiện kỹ thuật cho các cơ sở đó, có các chính sách hỗ trợ giống để giữ
các giống cao sản chất lượng tốt; xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn và miền núi,
chăm lo đến đời sống vật chất – tinh thần của người chăn nuôi, tạo điều kiện tăng
cường các dịch vụ phục vụ chăn nuôi, nhằm hỗ trợ chăn ni ngày càng phát triển.
Vì vậy Nhà nước cần có những chính sách phù hợp với người chăn ni, nó sẽ có
tác dụng khuyến khích người chăn ni phát triển chăn nuôi.
b, Lao động
Nguồn lực lao động là yếu tố hàng đầu trong mọi hoạt động sản xuất. Số
lượng chất lượng lao động, cơ cấu lao động đầu tư cho chăn ni nhiều hay ít, phù
hợp hay khơng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển chăn nuôi theo hướng
hàng hoá, đặc biệt là chất lượng lao động trong chăn ni (trình độ hiểu biết, tay
nghề, vận dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, trình độ quản lý kinh tế...). Do đặc điểm
kinh tế xã hội của các tổ chức sản xuất ngành chăn nuôi chủ yếu là kinh tế hộ, tư
Nguyễn Thị Trà My
14
Lớp: Kế hoạch 51 A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sơn
nhân và tập thể nên lực lượng lao động gồm cả người trong và ngồi độ tuổi lao
động mà vẫn có khả năng tham gia sản xuất. Lao động trong ngành chăn ni
chun nghiệp là những người có thu nhập chủ yếu từ hoạt động này, họ có kiến
thức và kỹ năng nghề nghiệp. Ngồi ra cịn một lượng đơng đảo lao động chăn nuôi
không chuyên, họ kết hợp chăn nuôi để tận dụng phế phẩm từ trồng trọt hoặc thực
phẩm dư thừa của gia đình để tăng thu nhập. nhìn chung số lượng lao động trong
ngành chăn nuôi khá đông nhưng kiến thức của những người than gia hoạt động
chăn nuôi không đồng đều. Do vậy, để phát triển chăn ni cần nâng cao dân trí, bồi
dưỡng và đào tạo cán bộ công nhân lành nghề cả về kỹ thuật – quản lý kinh tế, đưa
tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
c, Thị trường
Ngày nay, các nhà kinh tế học thống nhất với nhau khái niệm về thị trường
như sau: thị trường là một quá trình mà trong đó người bán và người mua tác động
qua lại với nhau để xác định giá cả và sản lượng.
Thị trường có vai trị quan trọng trọng phát triển kinh tế hàng hố nói chung
và trong phát triển chăn ni hàng hố nói riêng. Thị trường các chủ thể kinh tế
mua bán các yếu tố, điều kiện của sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, mua được các hàng
hoá tiêu dùng và dịch vụ. Điều đó đảm bảo cho q trình tái sản xuất được tiến hành
bình thường thơng suốt. Vì vậy, khơng có thị trường thì sản xuất và trao đổi hàng
hố khơng thể tiến hành được.
Thị trường là trung tâm của tồn bộ q trình tái sản xuất hàng hố. Những
vấn đề cơ bản của nền sản xuất xã hội là sản xuất mặt hàng gì, số lượng bao nhiêu và
bằng phương pháp nào đều phải thông qua thị trường. Thị trường là nơi kiểm tra về
chủng loại, số lượng và chất lượng hàng hoá điều tiết sản xuất kinh doanh. Thông qua
thị trường các chủ thể sản xuất kinh doanh lựa chọn phương án hoạt động sản xuất
kinh doanh nhằm đạt hiệu quả cao hơn. Thị trường là nơi diễn ra sự cạnh tranh giữa
các chủ thể kinh tế để xác định giá cả và sản lượng hàng hoá. Vì vậy địi hỏi các chủ
thể kinh tế phải năng động, sáng tạo trong sản xuất kinh doanh, thúc đẩy áp dụng
khoa học công nghệ... để tạo ra sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Vì giá cả các yếu tố đầu vào và giá đầu ra của sản phẩm chăn nuôi ảnh
hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế nên việc lựa chọn và phối hợp các yếu tố đầu
vào và việc xây dựng thị trường đầu ra với giá cả phù hợp là việc làm cần cân nhắc
tính tốn kỹ khi xây dựng phương án sản xuất.
Nguyễn Thị Trà My
15
Lớp: Kế hoạch 51 A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sơn
Với ý nghĩa và vai trò như vậy của thị trường, để phát triển chăn ni theo
hướng sản xuất hàng hố, cần gắn thị trường trong nước với thị trường quốc tế, có
chính sách hợp lý nhằm khuyến khích sản xuất trong nước để tạo điều kiện hội nhập
với thị trường khu vực và thế giới.
d, Phong tục tập quán
Mỗi khu vực địa phương, mỗi dân tộc có phong tục tập qn, có nhu cầu đời
sống văn hố khác nhau, tập tục sản xuất khác nhau. Những phong tục tập quán
từng địa phương, từng khu vực sẽ ảnh hưởng nhất định đến phát triển sản xuất
ngành chăn nuôi tại địa phương, khu vực đó. Vì thế, việc đầu tư phát triển chăn ni
cho một khu vực địa phương nào đó, ta cần tính đến phong tục tập qn và văn hố
của địa phương đó.
e, Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng tác động nhiều mặt đến phát triển kinh tế xã hội trong đó có
sản xuất ngành chăn ni. Ở những địa phương có hệ thống cơ sở hạ tầng tốt, nó là
cơ sở vững chắc cho phát triển kinh tế ở địa phương trong đó có chăn ni là điều
kiện nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân.
1.1.6. Những thách thức của quá trình phát triển ngành chăn ni theo
hướng sản xuất hàng hóa
- Dịch bệnh ngày một gia tăng cả về chủng loại virut gây bệnh và tần suất
xuất hiện dịch bệnh trong năm: không chỉ ở Việt Nam mà ngành chăn ni trên tồn
thế giới đang phải đối mặt với nhiều loại dịch bệnh nguy hiểm cho cả con người và
vật nuôi hiện nay vẫn chưa thể điều trị mà chỉ có thể tiêu hủy và sử dụng biện pháp
phòng bệnh bằng vacxin trước khi xảy ra dịch đã gây thiệt hại lớn cho ngành chăn
nuôi và ảnh hưởng lớn tới con người như: Dịch cúm gia cầm H5N1, dịch lở mồm
long móng, dịch lợn tai xanh …
- Cùng với sự tăng quy mô chăn nuôi công nghiệp đồng hành với sự ô nhiếm
môi trường ngày càng cao: Môi trường hiện nay đang bị ô nhiễm nghiêm trọng do
chất thải từ các khu công nghiệp, khu dân cư và cả các điểm chăn nuôi khơng có
chu trình khép kín. Sự ơ nhiễm mơi trường là một trong những nguyên nhân gây gia
tăng dịch bệnh cho con người và súc vật, đồng thời riêng với ngành chăn ni thì nó
làm giảm chất lượng của sản phẩm vật ni do nhiễm các hóa chất độc hại từ đó
ảnh hưởng đến sức khỏe con người khi tiêu dùng thực phẩm.
Nguyễn Thị Trà My
16
Lớp: Kế hoạch 51 A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sơn
- Thức ăn chăn nuôi là yếu tố đầu vào không thể thiếu đối với ngành chăn
nuôi. Giá cả của thức ăn chăn ni có tác động rất lớn đến sự phát triển của ngành.
Giá thức ăn chăn nuôi tăng cao sẽ khiến người chăn ni gặp khó khan trong sản
xuất, đặc biệt khó khan về vốn. Ở Việt Nam sự gia tăng nhanh đàn gia súc trong bối
cảnh nước ta đang phải nhập siêu nguyên liệu thức ăn, con giống và thuốc thú y. Từ
giữa năm 2007, giá thức ăn chăn ni đã tăng phi mã, chỉ trong ít tháng, giá khơ đậu
nàng tăng gấp đơi, giá ngơ, khoai mì lát phơi khô tăng 24 -66% khiến nhiều hộ chăn
nuôi phải thu hẹp quy mô sản xuất, mặt khác điều này làm tăng giá thành sản xuất
chăn nuôi của nước ta cao hơn so với các nước trong khu vực, từ đó giảm khả năng
cạnh tranh trên thị trường nội địa.
- Phát triển chăn nuôi công nghiệp tuy mang lại lợi ích về sản lượng nhưng
quá lạm dụng lại làm mất chỗ đứng của con giống nội địa, làm mất tính đa dạng
sinh học của vùng, đánh mất nguồn gien quý của địa phương, có khả năng dẫn đến
nguy cơ tuyệt chủng một số lồi vật ni bản địa. Nền nông nghiệp của Việt Nam
trước đây là nền nông nghiệp sinh thái. Dựa vào đặc điểm tự nhiên của mỗi vùng
miền mà con giống và hình thức chăn ni được lựa chọn thích hợp. Khi chuyển
sang chăn ni cơng nghiệp, hàng loạt con giống cao được nhập về để lai tạo và
thay thế con giống nội địa nhằm tăng năng suất chăn ni đã vơ tình làm mất đi
quỹ gen một số loại vật ni bản địa có phẩm chất thịt thơm ngon, mất nguồn gen
quý giá để đa dạng vật nuôi. Mặt khác, việc nhập khẩu giống vật nuôi nước ngồi
đã vơ tình mang theo những bệnh truyền nhiễm gia súc khó chữa trị. Điển hình là
dịch “lợn tai xanh” do một loại virut làm suy giảm miễn dịch nghiêm trọng gây
chết nhiều giống lợn ở Miền Trung vào giữa năm 2007 xuất phát từ đàn lợn nhập
từ Mỹ về.
- Xu hướng dinh dưỡng của con người hiện nay trên thế giới, đặc biệt ở các
nước phát triển là giảm sự tiêu hóa q nhiều thịt: Các cơng trình nghiên cứu dinh
dưỡng gần đây đã công bố ăn nhiều thịt gia súc sẽ làm tăng nguy cơ mặc các bệnh
béo phì, tim mạch do hàm lượng cholesteron cao. Chính vì vậy, những nước phát
triển hiện nay hầu như khơng tăng về số lượng đầu gia súc mà họ tập trung nâng cao
chất lượng sản phẩm. Ngành chăn nuôi đặc biệt là chăn ni theo hướng sản xuất
hàng hóa cần phải thích ưng xu hướng mới để có được vị trí trong thị trường trong
nước và thế giới.
Nguyễn Thị Trà My
17
Lớp: Kế hoạch 51 A