Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện chính sách thuế trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (715.7 KB, 70 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được chuyện đề này, trước hết em xin gửi lời cảm ơn đến quý
thầy cô đã và đang công tác, giảng dạy tại trường Học viện Ngân hàng, đã trang bị
cho em kiến thức trong suốt thời gian em theo học tại trường để em có thể hoàn
thành chuyên đề tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn !
Trần Ngọc Thu TCDNB – LTĐH 8
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số
liệu, kết quả trong khóa luận này là trung thực. Nội dung bài khóa luận chưa
được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.



Tác giả
Trần Ngọc Thu
Trần Ngọc Thu TCDNB – LTĐH 8
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
MỤC LỤC
Trần Ngọc Thu TCDNB – LTĐH 8
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Trần Ngọc Thu TCDNB – LTĐH 8
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nguyên nghĩa
TTCK Thị trường chứng khoán
SGDCK Sở giao dịch chứng khoán


CTCK
Công ty chứng khoán
UBCKNN
Ủy ban chứng khoán Nhà nước
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
QĐTCK Quỹ đầu tư chứng khoán
GTGT Giá trị gia tăng
TTĐB Tiêu thụ đặc biệt
TNHH Trách nhiệm hữu hạn


Trần Ngọc Thu TCDNB – LTĐH 8
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong các chính sách kinh tế vĩ mô, chính sách tài chính luôn giữ vai
trò quan trọng, tác động đa dạng và nhiều chiều đến các chủ thể trong nền
kinh tế, góp phần tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi cho các đối tượng
này trong đó có thị trường chứng khoán. Tùy theo mức độ phát triển của thị
trường chứng khoán của từng quốc gia mà chính sách tài chính sẽ là một tác
nhân để phát triển thị trường hoặc ổn định thị trường phù hợp với sự phất
triển của nền kinh tế. Trong đó, thuế là một trong những nhân tố chủ yếu của
chính sách tài chính mà các chính phủ sử dụng nhằm thục hiện các mục đích
về thắt chặt hay khuyến khích đầu tư của mình, mặt khác thuế còn định hướng
đầu tư, điều chỉnh cơ cấu kinh tế và thực hiện công bằng xã hội.
Nhận thức được tầm quan trọng của thuế, UBCKNN và các cơ quan
ban hành quản lý thuế qua một số lần sửa đổi, bổ sung đã xây dựng được một
hệ thống sơ bộ đối với thị trường chứng khoán Việt Nam. Chính sách thuế
này đã góp phần quản lý, điều chỉnh và định hướng cho thi trường ngay trong
giai đoạn đầu phát triển. Sau một thời gian vận hành, thị trường chứng khoán

đã có những thay đổi đáng kể về số lượng nhà đầu tư cũng như chất lượng
chứng khoán niêm yết trên thị trường. Vì vậy, chính sách thuế trước đây đã
bắt đầu bộc lộ nhiều bất cập chưa phù hợp với định hướng phát triển của thị
trường, nên cần được sửa đổi bổ sung để chính sách thuế ngày càng hoàn
thiện hơn, phù hợp với sự phát triển của thị trường chứng khoán nói riêng
cũng như nền kinh tế nói chung.
Vì vậy, chọn đề tài “Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện chính
sách thuế trên thị trường chứng khoán Việt Nam” làm đề tài chuyên đề có ý
nghĩa thiết thực, thời sự, cả về lý luận và thực tiễn.
Trần Ngọc Thu TCDNB – LTĐH 8
1
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục đích của chuyên đề là phân tích sự tác động của thuế đối với các
chủ thể trên thị trường chứng khoán Việt Nam và đồng thời đưa ra các biện
pháp thúc đẩy, hoàn thiện chính sách thuế đối với chứng khoán.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của khóa luận là vấn đề
chung về thuế trên thị trường chứng khoán Việt Nam, nghiên cứu cơ sở lý
luận và thực tiễn phương hướng xây dựng và hoàn thiện chính sách thuế trên
thị trường chứng khoán Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
Chuyên đề sử dụng phương pháp nghiên cứu tai liệu, phương pháp
phân tích để trình bày các nội dung lý luận và thực tiễn. Chuyên đề sử dụng
một số phương pháp đi từ cái chung đến cái riêng, kết hợp lịch sử với logic,
tổng hợp và phân tích qua đó rút ra kết luận.
5. Kết cấu khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận thì bài khóa luận gồm 3 chương:
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THUẾ VÀ THUẾ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG
KHOÁN

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG CHỨNG
KHOÁN VIỆT NAM
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ THUẾ NHẰM THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Trần Ngọc Thu TCDNB – LTĐH 8
2
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ THUẾ VÀ THUẾ TRÊN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN
1.1 Khái quát về thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán (TTCK) là thuật ngữ dùng dể chỉ nơi diễn ra của
hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán trung, dài hạn như các loại trái
phiếu, cổ phiếu và các công cụ tài chính khác như chứng chỉ quỹ đầu tư, công
cụ phái sinh- hợp đồng tương lai, quyền chọn, bảo chứng phiếu, chứng quyền.
Thị trường chứng khoán là thị trường vốn dài hạn, tập trung các nguồn
vốn cho đầu tư và phát triển kinh tế, do dó có tác động rất lớn đến môi trường
đầu tư nói riêng và nền kinh tế nói chung. Mặc khác, thị trường chứng khoán
là một thị trường cao cấp, nơi tập trung nhiều đối tượng tham gia với các mục
đích, sự hiểu biất và lợi ích khác nhau; các giao dịch, cácsản phẩm tài chính
được thực hiện với giá trị rất lớn. Đặc tính đó kiến cho TTCK cững là môi
trường dễ xảy ra các hoạt động kiếm lời không chính đáng thông qua các hoạt
động gian lận, không công băng, gây tổn thất cho các nhà đuầ tư; tổn thất cho
thị trường và toàn bộ nần kinh tế.
Xuất phát từ vai trò quan trọng cũng như tính phức tạp như vậy của
TTCK, việc điều hành và giám sát thị trường là vô cùng cần thiết để đảm bảo
dược tính hiệu quả, công bằng, lành mạnh trong hoạt động của thị trường, bảo
vệ quyền lợi chính đáng của các nhà đầu tư, dung hòa lợi ích của tất cả những
người tham gia thị trường, tận dụng và duy trì được các nguồn vốn để phát
triển kinh tế. mỗi thị trường có cơ chế điều hành và giám sát thị trường riêng

phù hợp với các tính chất và đặc điểm của riêng nó.
Trần Ngọc Thu TCDNB – LTĐH 8
3
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
1.2 Khái quát về thuế
1.2.1 Khái niệm về thuế
Thuế là một khoản nộp cho nhà nước được pháp luật quy định theo mức
thu và thời hạn nộp. Nói cách khác, thuế là hình thức đóng góp theo nghĩa vụ
do luật quy định cho các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế trong xã hội
nộp cho nhà nước.
Thuế đã tồn tại từ lâu trong lịch sử loài người và được nhiều nhà nước
trên thế giới sử dụng làm công cụ bắt buộc dân cư, các doanh nghiệp đóng
góp để cho nhà nước chi dùng vào các hoạt động của bộ máy nhà nước, văn
hoá xã hội, an ninh quốc phòng và công trình phục vụ công cộng.
1.2.2 Vai trò của thuế
Thuế tạo ra nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước:
Để duy trì sự tồn tại và hoạt động của bộ máy Nhà Nước cần phải có một
nguồn tài chính đảm bảo cho nhu cầu chi tiêu. Nguồn tài chính này được hình
thành từ nhiều nguồn khác nhau như: đi vay, viện trợ, cho thuê công sản, sản
xuất, kinh doanh, phát hành tiền và thu thuế… Trong đó nguồn thu từ thuế là
nguồn thu chủ yếu của NSNN vì đó là nguồn thu thường xuyên, ổn định, chắc
chắn, nhanh và lớn nó chiếm một phần đáng kể trong tổng thu ngân sách.
Nguồn thu của thuế hình thành từ thu nhập quốc dân, do đó khả năng động
viên của thuế phụ thuộc chủ yếu vào sự phát triển của kinh tế và hiệu quả của
sản xuất. Vì vậy chính sách động viên về thuế cần có tác dụng bồi dưỡng
nguồn thu vững chắc, lâu dài cho NSNN. Cơ cấu thuế suất không quá cao,
quá phức tạp mà cần được tính toán kỹ lưỡng phù hợp với khả năng đóng góp
của người nộp thuế. Ngoài ra yêu cầu tăng thu cho NSNN phải gắn liền với
chính sách chi tiêu tiết kiệm, đầu tư kinh tế - xã hội có hiệu quả.
Thuế là công cụ quản lý và điều tiết nền kinh tế vĩ mô:

Trong nền kinh tế thị trường Nhà Nước sử dụng công cụ thuế cùng với
các công cụ kinh tế khác nhằm tạo cân đối vĩ mô, điều tiết sản xuất và thị
Trần Ngọc Thu TCDNB – LTĐH 8
4
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
trường, đảm bảo sự thống nhất giữa tăng trưởng sản xuất và công bằng xã hội.
Nhà nước sử dụng chính sách thuế với các loại thuế và thuế suất khác nhau sẽ
góp phần kích thích sản xuất phát triển, thu hút được các doanh nghiệp và tư
nhân bỏ vốn đầu tư vào các ngành cần thiết và điều chỉnh cơ cấu nền kinh tế
theo định hướng phát triển sản xuất kinh doanh. Thuế phải đảm bảo khuyến
khích, nâng đỡ những hoạt động kinh doanh cần thiết, làm ăn có hiệu quả cao.
Đồng thời thu hẹp, kìm hãm những ngành nghề, mặt hàng cần hạn chế tiêu
dùng theo hướng tiết kiệm.
Thông qua các chính sách thuế tác động và làm thay đổi mối quan hệ
giữa cung và cầu trên thị trường, nhằm góp phần thực hiện điều tiết vĩ mô,
đảm bảo sự cân đối giữa các ngành nghề trong kinh tế.
Để phát huy vai trò quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế, phải xác định
mức thuế hợp lý, thuế phải thật sự kích thích kinh tế phát triển, là công cụ
hướng dẫn tiêu dùng xã hội, đấu tranh chống lậu thuế, làm ăn phi pháp, hướng
dẫn và thu hút đầu tư nước ngoài, tạo môi trường bình đẳng cho các thành
phần kinh tế hoạt động, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên
thị trường nội địa lẫn quốc tế. Tuy nhiên cũng cần quan tâm đến tính trung lập
của thuế, Nhà nước không nên can thiệp quá sâu vào hoạt động của các doanh
nghiệp.
Thuế là công cụ góp phần điều hoà thu nhập, thực hiện công bằng xã
hội:
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, sự phân hoá thu nhập giữa các
tầng lớp dân cư ngày càng diễn ra mạnh mẽ, sự phân hoá giàu nghèo trong xã
hội là nguồn gốc của mọi sự bất bình đẳng. Do đó nhà nước phải có một
chính sách phân phối lại thu nhập hợp lý nhằm giảm bớt khoảng cách chênh

lệch về thu nhập trong dân cư. Thuế là công cụ hữu hiệu được nhà nước sử
dụng để điều tiết thu nhập của dân cư trên phạm vi toàn xã hội bằng việc áp
dụng các sắc thuế thu nhập, thuế trực thu, thuế gián thu nhằm điều tiết bớt thu
Trần Ngọc Thu TCDNB – LTĐH 8
5
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
nhập của các thể nhân và pháp nhân có thu nhập cao so với mức bình quân xã
hội theo hai hướng, giảm bớt các thu nhập cao và nâng đỡ các thu nhập thấp
như giảm thuế cho những hàng hoá thiết yếu. Trong thuế thu nhập đánh trực
tiếp vào thu nhập cá nhân, ngoài việc tạo nguồn thu cho NSNN mà còn đóng
vai trò quan trọng trong thực hiện công bằng xã hội. Như vậy Thuế thật sự trở
thành công cụ quan trọng của Nhà nước để điều tiết và phân phối lại sự chênh
lệch giữa các loại thu nhập trong xã hội.
1.3 Chính sách thuế trên thị trường chứng khoán
1.3.1 Thuế giá trị gia tăng
Thuế giá trị gia tăng là một loại thế gián thu, đánh vào việc tiêu dung
hàng hóa dịch vụ trong đó doanh nghiệp là người nộp thuế còn người tiêu
dùng cuối cùng là người chịu thuế.
Hàng hoá, dịch vụ (kể cả dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước
ngoài) dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng là đối tựong nộp thuế.
Các hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực chứng khoán thuộc diện không
chịu thuế giá trị gia tăng, bao gồm:
- Môi giới chứng khoán;
- Tự doanh chứng khoán;
- Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán;
- Bảo lãnh và đại lý phát hành chứng khoán;
- Tư vấn tài chính và tư vấn đầu tư chứng khoán do công ty chứng
khoán, công ty quản lý quỹ cung cấp cho khách hàng trong lĩnh vực đầu tư
chứng khoán, tái cơ cấu tài chính, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp
và hỗ trợ doanh nghiệp trong việc phát hành và niêm yết chứng khoán;

- Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán;
- Giám sát Quỹ đầu tư chứng khoán;
- Lưu ký chứng khoán;
- Đại diện người sở hữu trái phiếu;
Trần Ngọc Thu TCDNB – LTĐH 8
6
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
- Các hoạt động đầu tư của Quỹ đầu tư chứng khoán.
1.3.2 Thuế đối với lãi tiền vay và lợi tức cổ phần
1.3.2.1 Thuế thu nhập từ lợi tức cổ phần
Cổ tức là khoản lợi tức cổ phần mà nhà đầu tư nhận được khi nắm giữ cổ
phiếu cuối năm. Khoản lợi tức này được chia từ thu nhập còn lại sau khi công
ty đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và trừ đi phần lợi nhuận để lại. Cổ tức
do bị đánh thuế ở cấp độ công ty nếu chia cho cổ đông lại đánh thuế thì khoản
lợi nhuận được cho là đã bị đánh thuế hai lần. Tuy nhiên, hầu hết các quốc gia
trên thế giới đều đánh thuế trên thu nhập từ cổ tức. Chẳng hạn như tại Mỹ,
thuế đánh vào thu nhập từ cổ tức được bắt đầu áp dụng vào năm 1895. Năm
2003, Tổng thống George W.Bush đã đề nghị bỏ thuế cổ tức với quan điểm
rằng “Công bằng khi đánh thuế đối với lợi nhuận của một công ty tuy nhiên
không công bằng khi đánh thuế lần hai đối với các cổ đông trên cùng một
khoản lợi nhuận đó”. Tuy nhiên sau đó việc bãi bỏ thuế này cũng không được
thực hiện mà Quốc Hội Mỹ chỉ thông qua sắc lệnh giảm nhẹ thuế (Jobs and
Growth Tax Relief Reconciliation Act of 2003 - JGTRRA). Theo luật mới
này, mức thuế khởi điểm là 10% áp dụng cho hầu hết các nhà đầu tư với cổ
tức thông thường (Ordinary Dividends), thu nhập cổ phiếu tiêu chuẩn
(Qualified Dividents) sẽ được áp dụng mức thuế ưu đãi thấp hơn. Qui định về
thu nhập cổ tức tiêu chuẩn được áp dụng đến 31/12/2008 nhưng sau đó được
gia hạn hai lần đến 31/12/2012 theo sắc lệnh tránh thất nghiệp (Tax Increase
Prevention and Reconciliation Act of 2005) và sắc lệnh tránh thất nghiệp và
tạp việc làm năm 2010 (Unemployment Insurance Reauthorizrtion and Job

Creation Act of 2010).
Trần Ngọc Thu TCDNB – LTĐH 8
7
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
Bảng 1.1 Thuế thu nhập cổ tức tại Mỹ từ năm 2003
2003 - 2012 2013
2003 - 2007 2008 - 2012
Thu
nhập
thông
thường
(%)
Cổ tức
thông
thường
(%)
Cổ tức
tiêu
chuẩn
(%)
Cổ tức
thông
thường
(%)
Cổ tức
tiêu
chuẩn
(%)
Thu
nhập

thông
thường
(%)
Cổ tức
thông
thường
(%)
Cổ tức
tiêu
chuẩn
(%)
10 10 5 10 0 15 15 15
15 15 5 15 0 28 28 28
25 25 15 25 15 31 31 31
28 28 15 28 15 36 36 36
33 33 15 33 15 39.6 39.6 39.6
35 35 15 35 15 39.6 39.6 39.6
Nguồn: wikipedia
Trong những trường hợp kinh tế khó khăn, các nước sẽ có những chính
sách ưu đãi như giảm thuế, tín dụng thuế nhằm hỗ trợ các nhà đầu tư trên thị
trường chứng khoán.
Tại Nhật Bản, theo chính sách miễn giảm thuế, mức thuế suất áp dụng
cho thu nhập từ cổ tức đối với cổ phiếu niêm yết là 10% trong giai đoạn từ
đầu 2009 đến hết năm 2012. Sau thời gian này, tất cả các khoản thu nhập từ
cổ tức đều phải chịu thuế với mức thuế suất 20%. Chính sách giảm thuế này
chỉ áp dụng với những nhà đầu tư cá nhân nắm giữ cổ phiếu niêm yết và với
tỷ lệ nắm giữ đối với một công ty là không quá 5%. Nếu tỷ lệ nắm giữ cổ
phiếu niêm yết và với tỷ lệ nắm giữ đối với một công ty vượt quá 5% hoặc
đầu tư vào cổ phiếu chưa niêm yết thì các khoản thu nhập cổ tức từ những
khoản đầu tư đó đều phải chịu mức thuế suất chung là 20%.

- Thông thường các nước đều áp dụng phương pháp khấu trừ tại nguồn
đối với khoản lợi tức cổ phần. Tuy nhiên có sự phân biệt nhau trong cách
phân loại các đối tượng để tính khấu trừ:
Trần Ngọc Thu TCDNB – LTĐH 8
8
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
•Căn cứ vào đối tượng nộp thuế là cá nhân hay tổ chức
Tại Trung Quốc, Việt Nam và một số quốc gia khác, cổ tức của cá nhân
nhận được từ một doanh nghiệp được áp dụng mức thuế suất riêng tron gkhi
đó một tổ chức đầu tư chứng khoán khi nhận được cổ tức thì khoản thu nhập
này được coi như thu nhập khác và tính vào thu nhập chịu thuế của doanh
nghiệp theo mức thuế suất thuế TNDN thông thường.
•Căn cứ đối tượng là người cư trú hay không cư trú, tổ chức hay doanh
nghiệp trong nước hay doanh nghiệp nước ngoài:
Tại Hàn Quốc, mức thuế suất đối với người cư trú được tính theo thuế
đánh trên tổng thu nhập. Khi thu nhập từ cổ tức của một người cư trú nhận
được từ một doanh nghiệp trong nước mà được tính vào tổng thu nhập chịu
thuế thì sẽ được khấu trừ như sau:
+ Tiến hành tính tổng số cổ tức thực tế cổ đông đó nhận được cộng với
19% thu nhạp từ cổ tức; tổng này dùng để tính tổng thu nhập chịu thuế cá
nhân của mỗi cổ đông.
+ Tiếp đó, tiến hành khấu trừ thuế vơi tỷ lệ 19% trên thu nhập từ cổ tức
để tránh việc đánh trùng thuế.
Đối với doanh nghiệp trong nước, thuế cổ tức được coi như một khoản
thu nhập khác để tính vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp. Riêng đối với
cá nhân không cư trú và doanh nghiệp nước ngoài được áp dụng một mức
thuế suất chung đối với cổ tức và lãi tiền vay là 25%.
•Căn cứ và tổ chức chi trả cổ tức hoặc tổ chức nộp thuế
Tại Thái Lan, chính sách thuế qui định mức thuế suất khác nhau tùy
thuộc tổ chức nộp thuế là tổ chức đã niêm yết hay chưa niêm yết, ngoài ra còn

căn vào tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu của tổ chức nộp thuế. Đối với tổ chức chi trả
cổ tức cũng căn cứ vào đối tượng cho trả mà đưa ra các mức thuế suất ưu đãi
khác nhau. Chính sách thuế cổ tức tại Thái Lam được qui định như sau:
Trần Ngọc Thu TCDNB – LTĐH 8
9
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
+ Khấu trừ 10% nếu tổ chức nộp thuế chưa niêm yết, miễn thuế nếu tổ
chức đã niêm yết và cổ tức nhận được từ công ty trong nước hay từ một quỹ
tương hỗ. Miễn thuế nếu tổ chức nộp thuế đang nắm giữ ít nhất 25% số cổ
phiếu đang lưu hành ở công ty chi trả cổ tức và công ty chi trả này nắm giữ cổ
phần của tổ chức nộp thuế; miến thuế nếu tổ tức nhận được từ bất kì công ty
nào được tài trợ thông qua hình thức BOI.
+ Đối với cá nhân: Khấu trừ 10% nếu cổ tức nhận được từ các công ty
niêm yết, từ các quỹ tương hỗ và nhà đầu tư lựa chọn không tính gộp khoản
thu nhập này cùng với khoản thu nhập khác vào thời điểm cuối năm. Miễn
thuế nếu cổ tức nhận được từ bất kì công ty nào mà được tài trợ dưới hình
thức BOI.
1.3.2.2 Thuế thu nhập từ lãi tiền vay
Đây là khoản tiền lãi nhận được từ các khoản tín dụng công (như lệnh
phiếu, trái phiếu, các chứng chỉ do Chính phủ phát hành), trái phiếu công ty,
trái phiếu kho Bạc, các hợp đồng thương mại ngắn hạn, tiền gửi Ngân hàng và
các khoản vay khác. Tương tự như thuế thu nhập từ côt tức, các nước đều áp
dụng phương pháp khấu trừ tại nguồn và có những chính sách miễm giảm
thuế thùy đối tượng kinh doanh và tổ chức phát hành chứng khoán. Hầu hết
các nước đếu miễn thuế đối với lãi tiền vay có bản chất là lãi tiền gửi tiết
kiệm nhân hàng, lãi từ trái phiếu Chính phủ. Tùy theo từng nước mà mức
miễn giảm thuế khác nhau.
1.3.3 Thuế chuyển nhượng chứng khoán
Thuế chuyển nhượng chứng khoán là thuế đánh vào mỗi giao dịch
chuyển nhượng chứng khoán. Việc đánh thuế dựa trên tỷ lệ phần trăm trên

toàn bộ giá trị mua bán chứng khoán.
Số thuế phải nộp= thuế suất * giá trị giao dịch
Có hai phương pháp nộp thuế chuyển nhượng chứng khoán: các công
yt chứng khoán khấu trừ tại nguồn khoản thuế này khi các nhà đầu tư thực
Trần Ngọc Thu TCDNB – LTĐH 8
10
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
hiện giao dịch tại công ty và nộp lại cho cơ quan thuế hoặc người thực hiện
nộp thuế trực tiếp chuyển nhượng chứng khoán sẽ nộp trực tiếp cho cơ quan
thuế tùy thuốc theo qui định từng quốc gia và loại chứng khoán chuyển
nhượng.
Đối tượng tác động của thuế chuyển nhượng chứng khoán thường là bất
kì người nào thực hiện giao dịch bán chứng khoán trên thị trường. Tuy nhiên,
một số trường hợp các quốc gia không áp dụng thuế chuyển nhượng chứng
khoán đối với tổ chức nước ngoài mà chỉ áp dụng thuế này đối với cá nhân
trong nước và cá nhân nước ngoài. Chẳng hạn như tại Hàn Quốc, các tổ chức
nước ngoài không phải chịu thuế chuyển nhượng chứng khoán với điều kiện
được sự cho phép của Hàn Quốc của Bộ tài chính và kinh tế theo sắc lệnh
giao dịch nước ngoài hoặc sắc lệnh chứng khoán.
Ngoài ra, chính sách thuế Hàn Quốc luôn khuyến khích nhà đầu tư thự
hiện giao dịch trên thị trường tập trung thay vì mua bán thỏa thuận trên thị
trường tự do nhằm mục đích kiếm soát và quản lý thị trường một cách hiệu
quả và chặt chẽ. Vì vậy, chính sách thuế chuyển nhượng chứng khoán tại Hàn
Quốc là khác nhau đối với mỗi thị trường giao dịch
Bảng 1.2: Thuế suất thuế chuyển nhượng chứng khoán tại Hàn Quốc
Loại giao dịch
Cổ phiếu niêm
yết
Cổ phiếu chưa
niêm yết

Thuế đặc biệt
Thị trường KSE 0.15% 0.15%
Thị trường KOSDAG 0.3%
Thị trường tự do 0.5% 0.5%
Nguồn:
Tại Thái Lan, thuế chuyển nhượng chứng khoán áp dụng cho cả nhà đầu tư
nước ngoài và nhà đầu tư trong nước là 1 bạt đối với mỗi 1000 bạt giá trị giao
dịch. Tuy nhiên các trường hợp sau được miễn trừ thuế:
- Chuyển nhượng các loại chứng khoán đã đăng ký và lưu ký tại trung
tâm lưu ký Thái Lan.
Trần Ngọc Thu TCDNB – LTĐH 8
11
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
- Chuyển nhượng Trái phiếu Chính phủ, Trái phiếu doanh nghiệp có vốn
thuộc sở hữu nhà nước phát hành hay chứng chỉ quỹ ủy thác đầu tư.
1.3.4 Thuế lãi vốn (Capital gain tax)
Thuế lãi vốn được hình thành nhằm điều tiết khoản thu nhập từ kinh
doanh mua bán chứng khoán trên thị trường của các chủ thể. Thuế này được
tính dựa trên thuế suất nhân với khoản chênh lệch giá bán giá mua chứng
khoán. Một số quốc gia còn cho phép trừ các khoản chi phí trong thu nhập từ
bán chứng khoán.
Mức thuế suất là khác nhau đối với từng đối tượng phụ thuộc vào chinhs
sách thuế trên thị trường chứng khoán của từng quốc gia.
Hiện nay nhiều quốc gia lớn trên thế giới như Hong Kong, Singapore,
Malaysia, Mexico đều không đánh thuế lãi vốn chứng khoán để khuyến khích
thị trường chứng khoán phát triển. Hoặc như tại Thái Lan, thuế lãi vốn đối với
doanh nghiệp được tính như khoản thu nhập khác và tính vào thu nhập chịu
thuế nhưng đối với cá nhân thì được miễn. Tuy nhiên bên cạnh đó còn có các
quốc gia khác lại qui định rất cụ thể đối với khoản lãi vốn từ giao dịch chứng
khoán như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản.

• Thuế lãi vốn tại Hàn Quốc
Chính sách thuế lãi vốn của Hàn Quốc qui định khá cụ thể đối với đối
tượng nộp thuế là cá nhân hay tổ chức, là đối tượng cư trú hay không cư trú
với các mức thuế suất khác nhau thể hiện mức độ khuyến khích các đối tượng
tham gia thị trường.
- Đối với cá nhân cư trú
+ Không có khoản thuế lãi vốn nào đối với chứng khoán được niêm yết
của các cổ đông thiểu số nắm giữ ít hơn 3% tổng số cổ phiếu hoặc giá trị thị
trường nhỏ hơn 10 tỷ won. Tuy nhiên loại thuế này sẽ được áp dụng khi
chứng khoán được giao dịch trên thị trường tự do (Free Board).
Trần Ngọc Thu TCDNB – LTĐH 8
12
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
+ Đối với cổ đông lớn, nếu nắm giữ chứng khoán của những công ty lớn
ít hơn 1 năm thì sẽ bị đánh thuế 30% còn lại sẽ được hưởng mức thuế 20%.
Cổ đông lớn được xác định như sau: là những người nắm giữ hơn 3% cổ
phiếu được phát hành tính tới ngày kết thúc năm tài chính hoặc cổ đông nắm
giữ hơn 10 tỷ won giá trị vốn hóa thị trường bao gồm cả nắm giữ cổ phiếu của
những người liên quan.
Đối với việc nắm giữ cổ phiếu của các công ty nhỏ và vừa (SMEs) thì
mức thuế suất là 10%.
Bảng 1.3: Mức thuế suất lãi vốn áp dụng đối với cá nhân cư trú tại Hàn Quốc
Loại chứng
khoán
Cổ đông Mức áp dụng thuế lãi vốn
Mức thuế
suất
Chứng
khoán niêm
yết

Cổ đông
lớn
Cổ đông của những công ty lớn (chứng
khoán được nắm giữ ít hơn 1 năm)
30%
Cổ đông của những công ty vừa và nhỏ 10%
Trường hợp khác 20%
Cổ đông
nhỏ
Không đánh thuế lãi vốn
Chứng
khoán chưa
niêm yết
Cổ đông
lớn
Giống với chứng khoán được niêm yết
Cổ đông
nhỏ
Cổ đông của những công ty vừa và nhỏ 10%
Trường hợp khác 20%
Nguồn:
Đối với doanh nghiệp trong nước, thuế lãi vốn được cộng vào tổng thu
nhập chịu thuế và tính theo thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp:
Bảng 1.4: Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp tại Hàn Quốc
Đơn vị: triệu won
Mức thu nhập Thuế suất
0-100 13%
>100 13% đối với khoản thu nhập dưới 100 triệu won cộng 25%
khoản vượt quá 100 triệu won
Nguồn:

Trần Ngọc Thu TCDNB – LTĐH 8
13
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
Đối với người không cư trú và doanh nghiệp nước ngoài:
Người không cư trú và tổ chức nước ngoài tại Hàn Quốc được xác định
dựa trên tiêu chuẩn sau:
+ Người không cư trú ở Hàn Quốc là những công ty có trụ sợ chính ở
nước ngoài.
Lãi vốn từ giao dịch chứng khoán đối với người không cư trú và doanh
nghiệp nước ngoài nếu tính theo phương pháp tính thuế trên tổng thu nhập thì
áp dụng thuế suất 10%. Nếu tính theo phương pháp tính trên khoản mục chịu
thuế thì áp dụng thuế suất 25%.
• Thuế lãi vốn tại Trung Quốc
Thu nhập từ lãi vốn của cá nhân tại Trung Quốc bị đánh thuế với thuế
suất 20%. Đối với doanh nghiệp trong nước, khoản thu nhập từ lãi vốn được
tính vào thu nhập chịu thuế thông thường của doanh nghiệp.
Đối với các doanh nghiệp nước ngoài, khoản thu nhập từ lãi vốn sẽ bị
khấu trừ thuế với mức thuế khấu trừ là 10%.
• Thuế lãi vốn tại Nhật Bản
Mức thuế lãi vốn đối với cá nhân tại Nhật Bản được áp dụng chung đối
với cá nhân cư trú vĩnh viễn, cá nhân cư trú không vĩnh viễn (những người
từng sống ở Nhật Bản ít nhất 5 năm) và cá nhân không cư trú. Theo luật thuế
thu nhập cá nhân, thuế suất cho khoản thu nhập lãi vốn từ kinh doanh chứng
khoán đối với cổ phiếu niêm yết là 10% (7% thuế thu nhập, 3% thuế địa
phương), đối với các loại chứng khoán khác là 20%.
Đối với tổ chức, thuế lãi vốn được thêm vào thu nhập thông thường và
áp dụng mức thuế suất bằng với mức thuế suất của thu nhập thông thường:
+ Kể từ ngày 1/4/2012, thuế thu nhập doanh nghiệp quốc gia là 25,5%.
Thêm vào đó là khoản thuế lũy tiến 10% được áp dụng đến 31/3/2015. Vì vậy
tỷ lệ thuế suất tổng cộng là 28,05%

Trần Ngọc Thu TCDNB – LTĐH 8
14
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
+ Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp vừa và nhỏ dưới 8 triệu yên là
15% với điều kiện vốn cổ phần ít hơn 100 triệu yên. Một khoản thuế lũy tiến
10% cũng được tính vào cho đến 31/3/2015. Vì vậy thuế suất tổng cộng đối
với doanh nghiệp vừa và nhỏ là 16,5%.
1.3.5 Ưu đãi thuế với các chủ thể khác trên thị trường chứng khoán
1.3.5.1 Ưu đãi thuế đối với các quỹ đầu tư chứng khoán
Quỹ đầu tư chứng khoán là một quỹ tiền tệ do tổ chức và các nhân góp
lại để được quản lý nhằm tăng cường tính chuyên nghiệp trong hoạt động đầu
tư chứng khoán. Với chức năng của mình, quỹ đầu tư chứng khoán có thể huy
động vốn từ các nhà đầu tư nhỏ lẻ và cung cấp vốn cho các doanh nghiệp
thông qua việc đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu công ty. Trong quá trình hoạt
động, quỹ đầu tư chứng khoán phát hành chứng chỉ quỹ, cố phiếu để huy
động vốn làm tăng thêm hàng hóa cho TTCK, vừa tạo ra nhu cầu đồng thời
cũng thúc đẩy hoạt động giao dịch chứng khoán trên thị trường, góp phần
bình ổn thị trường và nâng cao chất lượng hoạt động đầu tư cá nhân. Bởi vậy,
để phát triển TTCK nhiều quốc gia luôn quan tâm đến chính sách miễn giảm
thuế đối với các quỹ đầu tư chứng khoán.
Tại Mỹ, các QĐTCK đã có một lịch sử hoạt động khá lâu đời. Trong
giao đoạn đầu phát triển của ngành quỹ, các quỹ đóng phát triển mạnh mẽ
nhưng sau đó quỹ mở lại trở nên phổ biến hơn và chiếm 4/5 tổng tài sản trong
ngành QĐTCK tại Mỹ. Đến nay trên TTCK Mỹ có trên 9000 QĐTCK.
Bảng 1.5 Quy mô quy mở theo loại hình đầu tư ở Mỹ
Đơn vị tính: tỷ USD
Năm Quỹ cổ
phiếu
Quỹ trái
phiếu

Quỹ hỗn
hợp
Quỹ thị
trường tiền tệ
Tổng
2000 3.963 811 346 1.845 6.965
2001 3.418 925 346 2.285 6.975
2002 2.663 1.125 330 2.272 6.390
2003 3.685 1.241 437 2.052 7.414
Trần Ngọc Thu TCDNB – LTĐH 8
15
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
2004 4.382 1.289 519 1.911 8.101
2007 N/a N/a N/a N/a 12.356
2008 3.707 1.567 494 3.832 9.601
Nguồn: Mạc Quang Huy “Cẩm nang ngân hàng đầu tư”, NXB Thống Kê, Hà Nội
Để kích thích sự phát triển của quỹ mở như hiện nay, Chính phủ Mỹ đã
thực hiện các chính sách ưu đãi như đặt ra các bộ quy định kế toán, nguyên
tắc thuế đặc biệt cho phép các quỹ sẽ không bị đánh thuế trên thu nhập nếu
quỹ phân bổ 90% thu nhập cho cổ đông và đáp ứng được yêu cầu đa dạng hóa
danh mục đầu tư theo Bộ luật thuế TNDN trong nước.
Tại Nhật Bản, bản thân các QĐTCK ở Nhật Bản không hình thành một
cách tự phát như ở các nước Châu Âu mà là một sản phẩm do Chính phủ tạo
ra đẻ khuyến khích công chúng góp vốn vào đầu tư. Hiện tại, các QĐTCK
được áp dụng thuế suất thấp nhất và đầu tư vào QĐTCK không phải nộp thuế
thu nhập từ tài sản đầu tư.
Tại Singapore, các chính sách ưu đã về thuế thu nhập và hỗ trợ đào tạo
nguồn nhân lực cho ngành quỹ cũng được Chính phủ quan tâm và thực hiện.
Tuy nhiên, Cơ quan quản lý tiền tẹ Singapore cũng đưa ra hệ thống giám sát
và khung quản lý chặt chẽ đối với hoạt động thành lập các quỹ. Để được

hưởng ứng ưu đãi thuế, công ty quản lý quỹ mở phải có trụ sở Singapore và
phải được cơ quan quản lý tiền tệ Singapore cho phép quản lý quỹ mở. Ngoài
ra, để được ưu đãi thuế, Luật Chứng khoán quy định danh sách các khoản
mục đầu tư mà quỹ mở bị hạn chế đầu tư.
1.4 Ảnh hưởng của chính sách thuế đối với hoạt động kinh doanh chứng
khoán
Trong hoạt động kinh doanh chứng khoán, thuế đối với chứng khoán là
công cụ quản lý và điều tiết nền kinh tế vĩ mô. Nhà nước sử dụng chính sách
thuế với các loại thuế và thuế thuế suất khác nhau sẽ góp phần kích thích sự
phát triển của thị trường, thu hút được các doanh nghiệp và tư nhân bỏ vốn
đầu tư vào thị trường chứng khoán.
Trần Ngọc Thu TCDNB – LTĐH 8
16
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
Các chính sách thuế tác động và làm thay đổi mối quan hệ giữa cung và
cầu trên thị trường, nhằm góp phần thực hiện điều tiết vĩ mô, đảm bảo sự cân
đối giữa các ngành nghề trong kinh tế.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, sự phân hóa thu nhập giữa các
tầng lớp dân cư ngày càng diễn ra mạnh mẽ, sự phân hóa giàu nghèo trong xã
hội là nguồn gốc của mọi sự bất bình đẳng. Do đó Nhà nước phải có một
chính sách phân phối lại thu nhập hợp lý nhằm giảm bớt khoảng cách chênh
lệch về thu nhập trong dân cư. Thuế là công cụ hữu hiệu được Nhà nước sử
dụng để điều tiết bớt thu nhập của các thể nhân và pháp nhân có thu nhập cao
so với mức bình quân xã hội.
Khi thị trường chứng khoán đang suy thoái, chính phủ có thể giảm thuế,
miễn thuế phải nộp đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động trên thị trường
chứng khoán nhằm thúc đẩy sự phát triển trở lại của thị trường. Mặt khác khi
thị trường chứng khoán phát triển quá nóng thì Nhà nước có thể tăng thuế
nhằm ổn định thị trường, dẫn thị trường đi đúng hướng phát triển mà Nhà
nước đề ra.

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
2.1 Thực trạng hoạt động của TTCK Việt Nam giai đoạn 2006-2012
TTCK Việt Nam được ra đời trên cơ sở Nghị định 48/1998/NĐ-CP
ngày 10/07/1998 của Thủ tướng Chính phủ về Chứng khoán và Thị trường
chứng khoán cùng với Quyết định 127/1998/QĐ-TTg ngày 11/07/1998 thành
lập hai (02) Trung tâm Giao dịch Chứng khoán (TTGDCK) tại Hà Nội và TP.
Hồ Chí Minh. Ngày 20/07/2000, TTGDCK Tp.HCM đã chính thức khai
Trần Ngọc Thu TCDNB – LTĐH 8
17
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
trương đi vào vận hành, và thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày
28/07/2000 với hai loại cổ phiếu giao dịch REE và SAM.
Giai đoạn 2006: Sự phát triển đột phá của TTCK Việt Nam
Mốc thời gian kể từ đầu năm 2006 được coi là mang tính chất phát triển
“đột phá”, tạo cho thị trường chứng khoán Việt Nam một diện mạo hoàn toàn
mới với hoạt động giao dịch sôi động tại cả 3 “sàn”: Sở giao dịch Tp.Hồ Chí
Minh, Trung tâm Giao dịch Hà Nội và thị trường OTC. Với mức tăng trưởng
đạt tới 60% từ đầu đến giữa năm 2006 thị trường chứng khoán Việt Nam
trở thành "điểm" có tốc độ tăng trưởng nhanh thứ 2 thế giới, chỉ sau Dim-
ba-buê. Và sự bừng dậy của thị trường non trẻ này đang ngày càng "hút
hồn" các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Không thể phủ nhận năm 2006,
thị trường chứng khoán Việt Nam non trẻ đã có “màn trình diễn” tuyệt vời
và có thể sẽ không bao giờ có lại được với khối lượng vốn hoá tăng gấp 15
lần trong vòng 1 năm.
TTCK Việt Nam có sự phát triển vượt bậc, chỉ số Vn-Index tại sàn
giao dịch TP. Hồ Chí Minh (HOSE) tăng 144% năm 2006, tại sàn giao
dịch Hà Nội (Hastc) tăng 152,4%. VN-Index cuối năm tăng 2,5 lần so với
đầu năm. Tổng giá trị vốn hóa đạt 13,8 tỉ USD cuối năm 2006 (chiếm

22,7% GDP)
Đây là những mức tăng mà các thị trường trên thế giới phải thừa nhận là
quá ấn tượng. Tính đến phiên 29/12/2006, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán
TP.HCM đã có sự góp mặt của 106 cổ phiếu, 2 chứng chỉ quỹ và 367 trái
phiếu với tổng giá trị niêm yết theo mệnh giá là trên 72 nghìn tỷ đồng. Còn tại
Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, số lượng chứng khoán tham gia
đã lên đến 87 cổ phiếu và 91 trái phiếu với tổng mức đăng ký giao dịch theo
mệnh giá đạt 29 nghìn tỷ đồng. Xét riêng về mức vốn hoá cổ phiếu, toàn bộ
Trần Ngọc Thu TCDNB – LTĐH 8
18
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
thị trường chứng khoán chính thức Việt Nam với 193 cổ phiếu vào phiên cuối
năm, đã lên tới 220 nghìn tỷ đồng, tương đương với 13,8 tỷ USD.
Giai đoạn 2007: Giai đoạn TTCK bùng nổ
Luật Chứng khoán có hiệu lực từ ngày 01/01/2007 đã góp phần thúc
đẩy thị trường phát triển và tăng cường khả năng hội nhập vào thị trường
tài chính quốc tế. Tính công khai, minh bạch của các tổ chức niêm yết được
tăng cường.
VN-Index đạt đỉnh 1.170,67 điểm. HASTC-Index chạm mốc 459,36
điểm. Nhìn chung diễn biến của thị trường và giá cả chứng khoán trong các
phiên giao dịch có nhiều biến động, Index của cả 2 sàn giao dịch đều có biên
độ giao động mạnh. Kết thúc phiên giao dịch cuối năm, VN-Index đạt 927,02
điểm, Hastc-Index dừng ở mức 323,55 điểm, như vậy sau 1 năm hoạt động
VN-Index đạt được mức tăng trưởng là 23,3%; Hastc-Index tăng 33,2% so
với mức điểm thiết lập vào cuối năm 2006.
Giai đoạn 2008: Cùng trong xu thế chung của nền kinh tế, TTCK Việt Nam
khép lại năm 2008 với sự sụt giảm mạnh
Nhìn lại thị trường sau 01 năm giao dịch, những điểm nổi bật của thị
trường: Index giảm điểm, thị giá các loại cổ phiếu sụt giảm mạnh (nhiều mã
CP rơi xuống dưới mệnh giá), tính thanh khoản kém, sự thoái vốn của khối

ngoại, sự can thiệp của các cơ quan điều hành và sự ảm đạm trong tâm lý các
NĐT. Tính từ đầu năm đến hết ngày 31/12/2008, TTCKVN trải qua 03 giai
đoạn chính.
Giai đoạn 1: Từ tháng 01 tới tháng 06 - Thị trường giảm mạnh do tác
động của các chính sách kinh tế vĩ mô. Khởi đầu năm tại mức điểm 921,07,
VN-Index đã mất đi gần 60% giá trị và trở thành một trong những thị trường
giảm điểm mạnh nhất trên thế giới trong nửa đầu năm 2008. Các thông tin tác
động xấu tới tâm lý nhà đầu tư trong giai đoạn này chủ yếu xuất phát từ nội
Trần Ngọc Thu TCDNB – LTĐH 8
19
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
tại nền kinh tế. Trong đó nổi bật là sự gia tăng lạm phát, chính sách thắt chặt
tiền tệ của NHNN, sự leo dốc của giá xăng dầu và sức ép từ phía ngân hàng
đối với các khoản đầu tư vào TTCK.
Giai đoạn 2: Tháng 06 tới đầu tháng 09 - Phục hồi trong ngắn hạn
Nhờ vai trò dẫn dắt của một số cổ phiếu blue -chip như STB, FPT,
DPM…và đặc biệt là SSI với sức cầu hỗ trợ từ đối tác nước ngoài, cả hai sàn
chứng khoán đã có được những phiên tăng điểm mạnh trong giai đoạn này.
VNIndex tăng được 168,55 điểm, tương đương 45,52%. Khối lượng giao dịch
bình quân đạt 16,9 triệu CP&CCQ, tương đương 599,18 tỷ đồng/phiên.
Giai đoạn 3: Từ tháng 09 tới tháng 12 - Thị trường rơi trở lại chu kỳ giảm do
tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Đây là thời kỳ VNIndex rơi trở lại xu hướng giảm, thậm chí đã phá vỡ
đáy thiết lập được trong giai đoạn đầu của năm 2008. Tổng kết cả giai đoạn
này, VNIndex mất 223,48 điểm, tương đương 41,45%. Khối lượng giao dịch
trung bình đạt 15,82 triệu CP&CCQ, tương đương 497,58 tỷ
đồng/phiên. Nguyên nhân tác động lớn nhất tới TTCK trong giai đoạn này
chính là sự lan tỏa mạnh của cuộc khủng hoảng tài chính trên toàn thế giới.
Hòa cùng xu thế giảm điểm của TTCK các nước, 02 chỉ số chứng khoán tại
sàn HoSE và HaSTC liên tiếp giảm điểm. Trong 86 phiên giao dịch tại HoSE,

49 phiên VNIndex mất điểm. Đây mới thiết lập trong giai đoạn này là 286,85
điểm vào ngày 10/12/2008. Cùng với nỗ lực giải cứu nền kinh tế của Chính
phủ và động thái từ NHNN, xen lẫn giữa những phiên giảm điểm, TTCK Việt
Nam vẫn có những phiên phục hồi mạnh. Tuy nhiên, các “con sóng” trên
thị trường thường rất ngắn và không ổn định.
Giai đoạn 2009:
Mặc dù về những tháng cuối năm thị trường chứng khoán Việt Nam đã
có điều chỉnh giảm do tác động của chính sách thắt chặt tiền tệ của Chính Phủ
Trần Ngọc Thu TCDNB – LTĐH 8
20

×