Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

Đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm bao bì của Công ty TNHH Một Thành Viên 76

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (347.88 KB, 44 trang )

Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi: - Trường đại học Kinh tế quốc dân
-Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế
Tên em là Nguyễn Minh Đạo, sinh viên lớp Kinh Tế Quốc Tế 51C
Trong thời gian từ 21/01/2013 đến 18/5/2013, em đã được tham gia thực tập
tại Công ty TNHH Một Thành Viên 76. Trên cơ sở kiến thức đã học kết hợp với
việc quan sát, học hỏi thực tế, em đã nghiên cứu và hoàn thành chuyên để thực
tập với đề tài: “Đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm bao bì của Công ty TNHH
Một Thành Viên 76”
Em xin cam đoan bài chuyên đề thực tập này là do em viết, không sao chép
chuyên đề, luận văn khác. Em xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về lời cam đoan
trên trước Viện và nhà trường.
Hà Nội, ngày 18 tháng 5 năm 2013
Sinh viên
Nguyễn Minh Đạo
Nguyễn Minh Đạo Lớp: Kinh tế quốc tế 51C
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
LỜI CẢM ƠN
Trong bốn năm theo học chuyên ngành Kinh Tế Quốc Tế, Viện Thương mại
và Kinh tế quốc tế, trường đại học Kinh tế quốc dân, em đã được học hỏi, tiếp
thu nhiều kiến thức đại cương cũng như chuyên ngành, là nền tảng cho em trên
con đường sự nghiệp sau này.
Trên cơ sở những kiến thức đã được học, cùng với những kinh nghiệm thực
tế trong quá trình thực tập, em đã chọn đề tài: “Đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm
bao bì của Công ty TNHH Một Thành Viên 76”
Em xin chân thành cảm ơn tới Công ty TNHH Một Thành Viên 76 và toàn
thể các cô chú làm việc tại Công ty TNHH Một Thành Viên 76 đã tạo điều kiện
thuận lợi cho em trong thời gian thực tập, tìm hiểu thông tin và những kinh
nghiệm thực tế trong công việc.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong viện Thương mại và


kinh tế quốc tế, đặc biệt là TS. Nguyễn Anh Minh đã hướng dẫn, giúp đỡ em
trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và hoàn thành bản chuyên đề thực tập này.
Hà Nội, ngày 18 tháng 5 năm 2013
Sinh viên
Nguyễn Minh Đạo
Nguyễn Minh Đạo Lớp: Kinh tế quốc tế 51C
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
MỤC LỤC
Nguyễn Minh Đạo Lớp: Kinh tế quốc tế 51C
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
DANH MỤC HÌNH, BẢNG BIỂU
Nguyễn Minh Đạo Lớp: Kinh tế quốc tế 51C
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Trong xu thế hiện nay, Hội nhập quốc tế là một quá trình phát triển tất yếu,
do bản chất xã hội của lao động và quan hệ giữa con người. Sự ra đời và phát
triển của kinh tế thị trường cũng là động lực hàng đầu thúc đẩy quá trình hội
nhập. Hội nhập diễn ra dưới nhiều hình thức, cấp độ và trên nhiều lĩnh vực khác
nhau, theo tiến trình từ thấp đến cao. Hội nhập đã trở thành một xu thế lớn của
thế giới hiện đại, nó gắn chặt với sự phát triển của kinh tế- thương mại. Kinh
nghiệm thực tiễn còn cho thấy, trong công cuộc hội nhập quốc tế ở nước ta, việc
mở rộng xuất khẩu hàng hóa vào thị trường thế giới, nhất là vào thị trường các
thành viên khác của WTO với tư cách là một đối tác bình đẳng sẽ khai thác được
những tiềm năng, lợi thế của đất nước.
Trong công cuộc hội nhập hiện nay, đẩy mạnh xuất khẩu cũng sẽ mang lại rất
nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp. Có thể thấy rằng, thông qua xuất khẩu các
doanh nghiệp trong nước có cơ hội tham gia vào cuốc cạnh tranh trên thị trường
thế giới về giá cả, chất lượng. Xuất khẩu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở
rộng thị trường, mở rộng quan hệ kinh doanh với các bạn hàng cả trong và ngoài

nước, trên cơ sở hai bên cùng có lợi, tăng doanh số và lợi nhuận, đồng thời phân
tán và chia sẻ rủi ro, mất mát trong hoạt trong hoạt động kinh doanh, tăng cường
uy tín kinh doanh của doanh nghiệp.
Công ty TNHH Một Thành Viên 76 hiện đang tham gia xuất khẩu sản phẩm
bao bì và đã đạt được những thành tựu đáng kể như: dẫn đầu hàng kinh tế xuất
khẩu trong các công ty thuộc Tổng cục công nghiệp quốc phòng. Công ty là một
trong những đối tác quan trọng của Tập đoàn IKEA (Thụy Điển). Tuy bị ảnh
hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính toàn cầu nhưng doanh thu xuất
khẩu năm 2012 của Công ty 76 vẫn đạt gần 30 triệu USD. Bên cạnh đó, Công ty
hiện đang gặp phải một số khó khăn nhất định trong việc xoay vòng vốn để đổi
mới kỹ thuật công nghệ: Dây chuyên máy móc sản xuất của Công ty chưa được
Nguyễn Minh Đạo Lớp: Kinh tế quốc tế 51C
1
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
đầu tư mới và áp dụng kỹ thuật tiên tiến nhất của thế giới. Điều này gây ảnh
hưởng rất nhiều đến sản lượng cũng như chất lượng sản phẩm bao bì của Công ty.
Ngoài ra, hiện nay, yêu cầu của các công ty đối tác ngày càng cao khiến
Công ty đang rất khó khăn trong việc sản xuất ra các sản phẩm vừa đủ tiêu
chuẩn lại có giá cả phải chăng để đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp xuất
khẩu cùng mặt hàng bao bì này như Công ty cổ phần bao bì xi măng Bút Sơn,
Công ty cổ phần bao bì xi măng Hoàng Thạch…
Chính vì lý do đó, trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH Một Thành
Viên 76 tôi đã chọn đề tài “Đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm bao bì của Công ty
TNHH Một Thành Viên 76” làm chuyên đề cuối khóa của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích chính nghiên cứu của đề tài “Đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm bao bì
của Công ty TNHH Một Thành Vên 76” là nghiên cứu đề xuất các giải pháp đẩy
mạnh xuất khẩu sản phẩm bao bì của Công ty TNHH Một Thành Viên 76 đến
năm 2020. Để đạt được mục đích đó, chuyên đề cần tập trung giải quyết các vấn
đề sau:

+ Phân tích làm rõ các nguyên nhân, nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu sản
phẩm bao bì của Công ty.
+ Phân tích thực trạng xuất khẩu sản phẩm bao bì của Công ty trong giai
đoạn 2009-2012.
+ Đưa ra các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm bao bì của Công ty
đến năm 2020
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của một
doanh nghiệp. Cụ thể chuyên đề tập trung nghiên cứu việc đẩy mạnh xuất khẩu
sản phẩm bao bì của Công ty TNHH Một Thành Viên 76 trong giai đoạn 2009-
2012, và đề xuất ra giải pháp đến năm 2020.
Nguyễn Minh Đạo Lớp: Kinh tế quốc tế 51C
2
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
4. Kết cấu chuyên đề
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục bảng biểu, hình, từ viết tắt,
tài liệu tham khảo, chuyên đề được xây dựng với kết cấu 3 chương như sau:
Chương 1: Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu sản phẩm
bao bì của Công ty TNHH Một Thành Viên 76.
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu sản phẩm bao bì của Công ty TNHH Một
Thành Viên 76.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm bao
bì của Công ty TNHH Một Thành Viên 76.
Nguyễn Minh Đạo Lớp: Kinh tế quốc tế 51C
3
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU SẢN PHẨM BAO BÌ CỦA CÔNG
TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN 76
1.1. Giới thiệu Công ty TNHH Một Thành Viên 76

1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty.
+ Tên công ty:
Tên công ty viết bằng Tiếng Việt: CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN
76
Tên công ty viết tắt: CÔNG TY 76
Tên giao dịch quốc tế: 76 ONE MEMBER LIMITED LIABILITY
COMPANY
+ Địa chỉ trụ sở chính:
Xã Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội
Điện thoại: 04 38276386
Fax: 043.8276406
Địa chỉ email :
Fax: 04 38276406
+ Năm thành lập Công ty TNHH Một Thành Viên 76: 09/03/1971
+ Vốn điều lệ: 250.237.000.000 đồng (Hai trăm năm mươi tỷ hai trăm ba
mươi bảy triệu đồng)
1.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty
Tổ chức bộ máy trong doanh nghiệp cần đảm bảo sự chỉ đạo thống nhất,
toàn bộ hoạt động sản xuất được tiến hành liên tục, nâng cao chất lượng sản
phẩm, tăng cường công tác quản lý và tiêu thụ thành phẩm. Tuy nhiên, yêu cầu
đặt ra là bộ máy lao động gián tiếp phải gọn nhẹ, đáp ứng được yêu cầu quản lý,
có như vậy mới tiết kiệm được chi phí quản lý doanh nghiệp nhằm giảm chi phí,
tăng được lợi nhuận cho doanh nghiệp. Thực hiện các quyết định của Nhà nước
về sắp xếp lại lực lượng lao động, đồng thời cũng để phù hợp với những yêu
Nguyễn Minh Đạo Lớp: Kinh tế quốc tế 51C
4
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
cầu của nền kinh tế thị trường. Từ năm 1990 trở đi, Công ty 76 Bộ quốc phòng
đã thực hiện tinh giảm biên chế đối với các bộ phận lao động gián tiếp, bố trí
sắp xếp lại lao động cho phù hợp với nghề nghiệp, cấp bậc của từng người, tổ

chức lại dây truyền sản xuất tạo ra sự phối hợp nhịp nhàng, ăn khớp giữa các
phân xưởng sản xuất. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty được thể hiện qua
Hình 1.1.
Nguồn : Phòng Quản lý nhân sự
Hình 1.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty 76
Nguyễn Minh Đạo Lớp: Kinh tế quốc tế 51C
5
Phó Giám đốc
kỹ thuật
Phân
xưởng
A1
Phòng
kế
hoạch
vật tư
Phòng
tổ
chức
lao
động
Phòng
chính
trị
Phòng
hành
chính
hậu
cần
Phòng

xuất
nhập
khẩu
Phân
xưởng
A5
Giám Đốc
Phó giám đốc
kinh doanh
Phân
xưởng
A4
Phân
xưởng
A3
Phân
xưởng
A2
Phó giám đốc sản
xuất
Phòng
tài
chính
kế
toán
Phòng
kỹ
thuật
công
nghệ

Phòng
kiểm
nghiệ
m
Phân
xưởng
A6
Phân
xưởng
A7
Phân
xưởng
A8
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
Thực hiện các quyết định của Nhà nước về sắp xếp lại lực lượng lao động,
đồng thời cũng để phù hợp với những yêu cầu của nền kinh tế thị trường. Từ
năm 1990 trở đi, Công ty 76 Bộ quốc phòng đã thực hiện tinh giảm biên chế đối
với các bộ phận lao động gián tiếp, bố trí sắp xếp lại lao động cho phù hợp với
nghề nghiệp, cấp bậc của từng người, tổ chức lại dây truyền sản xuất tạo ra sự
phối hợp nhịp nhàng, ăn khớp giữa các phân xưởng sản xuất.
Giám đốc: Là người điều hành chung mọi hoạt động của Công ty theo đúng
quy định của Bộ Quốc phòng và đại hội công nhân viên chức, chịu trách nhiệm
trước Công ty và tập thể lao động về kết quả sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
Phó giám đốc kỹ thuật: Là người chịu trách nhiệm kỹ thuật của Công ty,
chỉ đạo thực hiện các dự án, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, kiểm tra kỹ thuật đối
với những loại máy móc mà Công ty dự định mua về.
Phó giám đốc kinh doanh: Là người phụ trách vấn đề kinh doanh, chỉ đạo
thực hiện các hợp đồng kinh tế về mua nguyên liệu, tiêu thụ thành phẩm, công
tác tiếp thị của Công ty.

Phó giám đốc sản xuất: Là người phụ trách về lĩnh vực sản xuất của Công ty,
cung cấp các nguyên liệu để tạo đà cho quá trình sản xuất được liên tục.
Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban
Phòng Tổ chức lao động: Xây dựng và đề xuất các phương án, biện pháp
kiện toàn cơ cấu của đơn vị cho phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh.
Quản lý quân số và tiền lương, định mức lao động. Quản lý, thực hiện chính
sách theo phân cấp, xây dựng kế hoạch đào tạo huấn luyện hàng năm.
Phòng Xuất Nhập khẩu: Phòng XNK là cơ quan quản lý của Nhà máy
thực hiện chức năng quản lý công tác XNK, Kinh doanh thương mại, dịch vụ uỷ
thác. Tham mưu cho Đảng uỷ và Giám đốc về công tác XNK, quan hệ đối
Nguyễn Minh Đạo Lớp: Kinh tế quốc tế 51C
6
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
ngoại, chính sách xuất - nhập khẩu, pháp luật của Việt Nam và quốc tế về hoạt
động XNK, đầu tư mở rộng thị trường của Nhà máy,
Tìm hiểu thị trường trong và ngoài nước để xây dựng kế hoạch và tổ chức
thực hiện phương án kinh doanh xuất - nhập khẩu, dịch vụ uỷ thác và các kế
hoạch khác có liên quan của Nhà máy.
Chuẩn bị các thủ tục hợp đồng, thanh toán quốc tế và các hoạt động
ngoại thương khác.
Thực hiện các hợp đồng kinh doanh xuất nhập khẩu. Kinh doanh thương
mại.
Quản lý, theo dõi, kiểm tra và đề xuất các biện pháp để đáp ứng các
yêu cầu của công tác xuất khẩu.
Biên dịch tài liệu Anh - Việt, Việt - Anh phục vụ công tác sản xuất
kinh doanh của đơn vị.
Phòng Kiểm nghiệm: Kiểm tra, kiểm soát chất lượng nguyên vật liệu, bán
thành phẩm và các sản phẩm mua ngoài nhập vào nhà máy
Kiểm tra chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất
Đảm bảo công tác đo lường, phân tích, thử nghiệm phục vụ cho sản xuất

trong nhà máy Quản lý và định kỳ hiệu chỉnh, kiểm định các trang thiết bị dụng
cụ đo kiểm cũng như các yếu tố đảm bảo đến an toàn cảu thiết bị và con người.
Phòng Tài chính Kế toán: Tổ chức quản lý, sử dụng tài sản, tiền vốn đúng
nguyên tắc và có hiệu quả cao. Bảo toàn phát triển vốn, bảo toàn năng lực sản
xuất quốc phòng.
Tổ chức và quản lý tốt các giải pháp tài chính cho thực hiện nhiệm vụ chính
trị của đơn vị. Tổ chức công tác tài chính, kế toán, thống kê theo đúng luật kế
toán.
Nguyễn Minh Đạo Lớp: Kinh tế quốc tế 51C
7
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
Tổng kết và thực hiện công tác quyết toán tài chính và công khai tài chính
theo quy định.
Phòng Kế hoạch Vật tư: Là cơ quan đảm nhận công tác quản lý, xây dựng
và triển khai kế hoạch sản xuất kinh doanh, mua sắm, quản lý, cấp phát và thanh
toán vật tư trong đơn vị, chịu sự lãnh đạo của đảng ủy, quản lý điều hành của
giám đốc và sự hướng dẫn chỉ đạo của cơ quan tổng cục về nghiệp vụ.
Tham mưu đề xuất với đảng ủy GĐ nhà máy về các biện pháp trong công
tác kế hoạch sản xuất kinh doanh, công tác cung ứng vật tư đạt hiệu quả cao
nhất. Xây dựng và tổ chức thực hiện các nội dung công tác đồng thời hướng dẫn
kiểm tra các xí nghiệp, phòng ban, phân xưởng trong đơn vị tổ chức thực hiện
Tham mưu cho lãnh đạo, chỉ huy nhà máy giao kế hoạch sản xuất quốc
phòng và kinh tế cho các đơn vị trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh danh được
tổng cục phê duyệt.
Lập kế hoạch mua sắm vật tư, dụng cụ phục vụ sản xuất theo kế hoạch
tháng, quý, năm
Tổ chức mua sắm, quản lý, cấp phát và thanh toán vật tư, dụng cụ trong toàn
nhà máy
Phòng Kỹ thuật công nghệ: có chức năng, nhiệm vụ trước Giám đốc về
công tác xây dựng phương án phát triển kỹ thuật, tiến bộ kỹ thuật, xây dựng quy

trình công nghệ, các chế độ bảo quản sử dụng máy móc thiết bị, xây dựng tiêu
chuẩn hoá kỹ thuật sản phẩm, xây dựng và bổ sung các định mức kinh tế kỹ
thuật, đổi mới sản phẩm Công ty.
Phòng Chính trị: có chức năng làm công tác đảng công tác chính trị trong
Công ty.
Phòng Hành chính hậu cần: có chức năng nhiệm vụ phục vụ đời sống cho
công nhân trong Công ty, giúp Giám đốc giải quyết các vấn đề hậu cần của
Công ty.
Nguyễn Minh Đạo Lớp: Kinh tế quốc tế 51C
8
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
Các phòng ban chức năng trong Công ty đều có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau và cùng phối hợp thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh khá nhịp nhàng,
ăn ý, luôn đảm bảo tốt nhiệm vụ chung của toàn Công ty.
Các phân xưởng trực thuộc: Hiện nay Công ty có 8 phân xưởng, chức
năng và nhiệm vụ của từng phân xưởng như sau:
(1): Phân xưởng A1, có nhiệm vụ đảm bảo công tác cơ điện và dụng cụ cho quá
trình sản xuất cho toàn nhà máy.
(2): Phân xưởng A2, có nhiệm vụ và chức năng dệt manh .
(3): Phân xưởng A3, có nhiệm vụ và chức năng may, gấp bó, đóng gói hoàn
chỉnh sản phẩm thành phẩm.
(4): Phân xưởng A4, có nhiệm vụ và chức năng may, gấp bó, đóng gói hoàn
chỉnh sản phẩm thành phẩm.
(5): Phân xưởng A5, có nhiệm vụ và chức năng sản xuất sơn, lưới ngụy
trang, tăng vải bạt phục vụ quốc phòng.
(6): Phân xưởng A6, có nhiệm vụ và chức năng sản xuất cắt phôi sản phẩm,
gấp bó hoàn chỉnh sản phẩm thành phẩm, đóng khay, quấn màng chít, đóng cont
các sản phẩm.
(7): Phân xưởng A7, có nhiệm vụ và chức năng dệt manh, tráng manh, cắt
phôi sản phẩm

(8): Phân xưởng A8, có nhiệm vụ và chức năng kéo sợi, tráng màng BOPP,
cắt dây quai đồng bộ sản phẩm.
Nhận xét: Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của công ty luôn đảm bảo tính
thống nhất trong toàn công ty. Các phòng ban luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của
cấp trên giao phó. Tuy nhiên cơ cấu tổ chức chưa phát huy được hết hiệu quả
của việc quản lý do vẫn còn thiếu một số phòng ban quan trọng như phòng
Nguyễn Minh Đạo Lớp: Kinh tế quốc tế 51C
9
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
Marketing. Vì thế công ty cần xây dựng phòng Marketing cho riêng mình nhằm
đạt hiệu quả tốt trong quản lý.
1.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty 76
Chức năng của Công ty 76
Ngành nghề kinh doanh của công ty theo giấy phép đăng ký kinh doanh:
- Sản xuất các sản phẩm bằng kim loại
- Sản xuất sơn các loại
- Sản xuất hàng nhựa, vải mưa, các loại tăng, bạt vải, bao bì từ sợi
tổng hợp ;
- Sản xuất bao bì bằng giấy bìa
- Sản xuất bao bì từ plastic
- Sản xuất các sản phẩm khác từ nhựa plastic
- Sản xuất các sản phẩm khác từ cao su
- Sản xuất, kinh doanh hàng may
- Tái chế phế liệu
- In nhãn mác trên các loại bao bì
- Đại lý bán buôn, bán lẻ : xăng dầu, vật tư, phụ tùng xe máy ; điện-
điện tử
- Xuất nhập khẩu các mặt hàng Công ty kinh doanh
- Xuất khẩu các mặt hàng do Công ty sản xuất
- Kinh doanh vật tư, thiết bị chậm luân chuyển và thanh lý

Nhiệm vụ của Công ty 76
- Xây dựng và tổ chức kế hoạch tiêu thụ sản phẩm mà công ty đã đăng
ký trong giấy phép kinh doanh.
- Xây dựng và đề ra các mục tiêu chiến lược cho công ty.
- Tổ chức nghiên cứu, tìm hiểu thị trường về sản phẩm mà công ty đang
kinh doanh.
- Thiết lập các mối quan hệ với các nhà cung cấp sản phẩm nhằm đa
dạng hóa sản phẩm mà công ty kinh doanh.
- Tổ chức nghiên cứu sản phẩm, nâng cao năng suất lao động, áp dụng
khoa học kĩ thuật tiên tiến nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm và hoàn
thiện bộ máy quản lý.
Nguyễn Minh Đạo Lớp: Kinh tế quốc tế 51C
10
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
- Bảo toàn và phát triển nguồn vốn của công ty.
- Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho nhân viên. Đào tạo, nâng cao
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho nhân viên.
- Bảo vệ doanh nghiệp, bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh trật tự, an
toàn xã hội và thực hiện đầy đủ các chính sách đối với nhà nước.
1.2. Đặc điểm của Công ty ảnh hưởng đến xuất khẩu sản phẩm bao bì
1.2.1. Đặc điểm cơ sở hạ tầng của Công ty
Trong những năm gần đấy, để đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm bao bì Công ty
TNHH Một Thành Viên 76 đã trú trọng hơn vào việc nâng cơ sở hạ tầng và đầu
tư trang thiết bị mới
Cụ thể, năm 2008 nhà máy đầu tư tăng năng lực sản xuất với giá trị 27,89 tỷ
đồng gồm mua sắm thiết bị 16,37 tỷ, cải tạo 3400m2 nhà xưởng, xây mới
2400m2 nhà xưởng với giá trị 11,1 tỷ. Năm 2009 xây mới nhà điều hành sản
xuất, năm 2010 xây mới 2400m2 nhà xưởng mua sắm 300 máy may các loại với
giá trị 2,6 tỷ; giúp cho nhà máy đáp ứng được tiến độ, chất lượng sản phẩm.
Làm tốt công tác bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị như máy tráng, máy dệt, máy tạo

hạt, cải tạo mở rộng mặt bằng sản xuất, sắp xếp lại theo quy trình sản xuất giảm
công vận chuyển, tiết kiệm chi phí và hợp lý cho quá trình sản xuất, cải thiện
môi trường làm việc cho người lao động. Thường xuyên kiểm tra, kiểm định an
toàn cho các thiết bị, thực hiện quản lý kỹ thuật theo phân cấp cho phù hợp với
yêu cầu nhiệm vụ và thực tế sản xuất. Chính vì thế, chất lượng sản phẩm bao bì
của Công ty liên luôn ổn định giúp cho kim ngạch xuất khẩu của Công ty luôn
tăng trưởng trong những năm gần đây.
1.2.2. Đặc điểm nguồn lực tài chính của Công ty
Công ty TNHH Một Thành Viên 76 là một doanh nghiệp trực thuộc bộ quốc
phòng với số vốn điều lệ 250.237.000.000 đồng (Hai trăm năm mươi tỷ hai trăm
ba mươi bảy triệu đồng). Trong những năm qua, Doanh thu thuần, lợi nhuận gộp
đều tăng mạnh. Nguyên nhân tăng doanh thu thuần là do sản lượng tiêu thụ tăng.
Nguyễn Minh Đạo Lớp: Kinh tế quốc tế 51C
11
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
Điều này là tín hiệu rất tốt vì khách hàng ngày càng tín nhiệm sản phẩm của
Công ty hơn nên nhu cầu ngày càng tăng. Có thể thấy rằng, các hoạt động trong
công ty đều phát sinh chi phí, đặc biệt có những khoản chi phí rất lớn như : Thu
mua nguyên vật liệu, chi phí nhân công, nghiên cứu phát triển sản phẩm… Do
vậy công ty cần có nguồn vốn rồi rào để có thể đáp ứng được các khoản chi phí
đó. Tuy nhiên, với việc nguồn lực tài chính ngày một lớn mạnh Công ty 76 có
thể đầu tư để cải tạo nhà xưởng, cùng với đó là mua sắm các trang thiết bị kỹ
thuật tiên tiến trên thế giới như máy tráng màng pp, máy ép dẻo… Từ đó, có thể
đáp ứng được các tiêu chí mà Công ty đối tác yêu câù về chất lượng cũng như số
lượng sản phẩm bao bì. Qua đó, làm cho sự tín nhiệm với Công ty ngày càng
tăng và sẽ làm kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng ổn định. Vì thê, Công ty nên
duy trì và phát huy vì đó là nguyên nhân mang tính bền vững.
Bảng 1.1 cho thấy doanh thu, và lợi nhuận của Công ty tăng lên nhanh
chóng. Năm 2012 tăng 46% về doanh thu so với năm 2011 và 39% về lợi
nhuận. Từ đó, ta có thể thấy được việc làm ăn của Công ty đang đi đúng hướng

và phát triển vượt bậc qua từng năm. Việc doanh thu và lợi nhuận tăng ổn định
trong những năm gần đây sẽ giúp Công ty có thể xoay vòng vốn đầu tư trang
thiết bị, công nghệ tiên tiến trên thế giới nhằm mục đích tăng chất lượng cũng
như chất lượng của sản phảm bao bì. Qua đó, tăng kim ngạch xuất khẩu hàng
năm.
Nguyễn Minh Đạo Lớp: Kinh tế quốc tế 51C
12
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
Bảng 1.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty (ĐV: VND)
Chỉ tiêu Mã số Thuyết
minh
Năm 2012 Năm 2011
1. Doanh thu hàng kinh tế xuất khẩu 0
1
VI.2
5
662.384.263.68
1
453.569.741.321
Doanh thu hàng kinh tế xuất khẩu 485.455.077.97
5
280.607.276.902
Doanh thu hàng quốc phòng xuất khẩu 4.116.446.252 12.817.775.447
Doanh thu hàng quốc phòng nội địa 145.768.053.42
2
81.639.392.609
2.Các khoản giảm trừ 0
2
1.975.427.725 70.966.090
Giảm giá hàng bán 124.638.178 70.966.090

Giảm trừ doanh thu năm trước 1.850.789.547
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp
dịch vụ ( 10 = 01-02 )
1
0
660.408.835.95
6
453.498.775.231
4. Giá vốn bán hàng 1
1
VI.2
7
596.166.164.35
8
416.275.682.779
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp
dịch vụ ( 20 = 10 -11 )
2
0
64.242.671.598 37.223.092.452
6. Doanh thu hoạt động tài chính 2
1
VI.2
6
7.783.783.263 4.262.705.414
7. Chi phí tài chính 2
2
VI.2
8
10.905.149.217 889.501.499

Chi phí vay lãi 2
3
7.435.273.047 889.501.499
8. Chi phí bán hàng 2
4
5.913.003.399 3.764.622.806
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 2
5
30.826.373.474 21.809.737.938
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh [ 30= 20 + ( 21 – 22) – (25 + 24) ]
3
0
23.381.928.771 16.021.935.623
11. Thu nhập khác 3
1
91.319.331 2.920.055.142
12. Chi phí khác 3
2
819.886.526
13. lợi nhuận khác ( 40 = 31 – 32 ) 4
0
91.319.331 2.100.168.616
14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế ( 50 =
30 + 40 )
5
0
23.473.248.102 18.122.104.239
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 5 VI.3 4.118.111.501 4.196.098.055
Nguyễn Minh Đạo Lớp: Kinh tế quốc tế 51C

13
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
1 0
16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 5
2
VI.3
0
17. Lợi nhuận sau thuế TNDN ( 60 = 50 –
51 -52)
6
0
19.355.136.601 13.936.006.184
Nguồn: Phòng kế hoạch
1.2.3. Đặc điểm nguồn nhân lực của Công ty
Đối với bất kì một xí nghiệp hay tổ chức kinh tế nào thì lực lượng hoạt
động luôn là yếu tố đóng vai trò quan trọng, then chốt trong việc thực hiện
quá trình sản xuất kinh doanh. Nhận thức rõ điều đó ngay từ khi thành lập,
công ty đã chú trọng vấn đề tổ chức sắp xếp một cách hợp lý, khoa học,
không ngừng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ
cho đội ngũ lao động của công ty. Tổng số lao động của toàn Công ty có hơn
1.600 cán bộ công nhân viên được phân bổ như Bảng 1.2.
Bảng 1.2. Cơ cấu lao động của Công ty (2012)
Nguồn: Phòng quản lý nhân sự
Công ty 76 là một doanh nghiệp chuyên sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm
bao bì nên Công ty có cơ cấu lao động chủ yếu là lao động trực tiếp chiếm tỷ lệ
Nguyễn Minh Đạo Lớp: Kinh tế quốc tế 51C
14
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
hơn 80% , lao động gián tiếp chỉ chiếm gần 20%. Với số lượng lao động trực
tiếp khá lớn và làm việc trong môi trường nhà máy sản xuất nên có thể ảnh

hưởng đến sức khỏe và năng suất lao động vì thế công ty rất chú ý quan tâm tới
bộ phận lao động trực tiếp này để đảm bảo tính ổn định sản xuất của nhà máy.
Về phía lao động gián tiếp thì phần lớn là cán bộ chỉ đạo quản lý lao động trực
tiếp vì thế công ty cũng chú trọng, nâng cao việc đào tạo quản lý ở bộ phận này.
Lao động nữ chiếm tỉ lệ 60% với 1003 người, lao động nam là 683 người
chiếm 40% tổng số lao động của Công ty. Việc bố trí các bộ phận lao động cho
công nhân theo năng lực, theo sức khỏe là rất cần thiết. Ví dụ công nhân nữ sẽ
được bố trí vào các phân xưởng đòi hỏi sự khéo léo tỉ mỉ. Nam công nhân sẽ
được bố trí vào các phân xưởng có tính chất sức khỏe. Với sự bố trí này, sản
phẩm bao bì của Công ty khi xuất đi sẽ vừa đáp ứng đủ số lượng yêu cầu cũng
như chất lượng sản phẩm. Qua đó, sẽ tăng thêm sự tín nhiệm của đối tác giúp
kim ngạch xuất khẩu sản phẩm bao bì của Công ty có thể tăng trưởng ổn định.
Ngoài ra, Tỷ lệ lao động có trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp chiếm
19.68% người trong tổng số lao động của Công ty, đây là nguồn nhân lực có khả
năng nghiên cứu, tiếp nhận, cải tiến, chuyển giao công nghệ góp phần làm đa
dạng hoá sản phẩm phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng. Hiện nay,
Công ty còn tuyển thêm một số các cán bộ có trình độ tiếng anh tốt để có thể
thương thảo hợp đồng với đối tác. Với lực lượng lao động của Công ty hiện nay
vẫn đảm bảo nhu cầu cung ứng sản phẩm hàng hóa cho thị trường. Tuy nhiên
trong vài năm tới, khi nền kinh tế tiếp tục đẩy mạnh và phát triển trong nền kinh
tế hội nhập như hiện nay, các doanh nghiệp mọc ra rất nhiều, các mẫu mã sản
phẩm chất lượng của các đối thủ cạnh tranh được nâng cao… thì đối tượng lao
động này là chưa đủ giúp Công ty hoàn thiện cho các chiến lược, mục tiêu mà
công ty đưa ra. Chính vì thế, để góp phần nâng cao hiệu quản sản xuất cùng với
đó là tăng kim ngạch xuất khẩu Công ty phải đào tạo những kỹ năng cần thiết
cho cán bộ công nhân viên và cùng với đó là tuyển dụng, bổ sung thêm những
lao động có tay nghề tốt.
1.2.4. Đặc điểm sản phẩm của Công ty
Nguyễn Minh Đạo Lớp: Kinh tế quốc tế 51C
15

Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
Hiện nay, Các sản phẩm bao bì của Công ty 76 có thể chia thành 3 nhóm
chính. Nhóm thứ nhất : Manh dệt PP gồm các sản phẩm như túi siêu thị xanh loại to,
túi siêu thị xanh trung bình. Nhóm thứ hai : Manh dệt PE có bạt tarpaulin Nhóm
thứ 3 : Manh dệt PP có tráng màng.
Thời kỳ đầu, khi mới bắt đầu sản xuất và xuất khẩu sản phẩm bao bì cho tập
đoàn IKEA, Công ty 76 chủ yếu xuất khẩu sản phẩm bao bì thuộc nhóm manh dệt
PP, ví dụ như : Túi siêu thị xanh loại to, Túi siêu thị xanh loại trung bình, Túi xe
đẩy, Túi Dimpa 65… Nhóm này là các loại bao bì có chất liệu bền bì phù hợp với
thị hiếu lúc đó, tuy nhiên điểm yếu của dòng sản phẩm này đó là mẫu mã của nhóm
sản phẩm này chưa đa dạng, khá đơn điệu gần như chỉ là các mẫu bao bì một mầu
và không có hoạ tiết in trên bao bì. Chính vì điều này, làm cho sự lựa chọn của khách
hàng là rất hạn hẹp. Nhận thức được điều đó, vào năm 2009 Công ty 76 đã đầu tư
thiết bị tráng màng tiên tiến để phát triển dòng sản phẩm manh dệt PP có tráng màng
và dòng sản phẩm manh dêt PE. Dòng sản phẩm này vừa có những ưu điểm của
dòng sản phẩm thuộc nhóm manh dệt pp đó là sự bền bì lại vừa có mẫu mã đẹp hơn.
Điều này, đã làm cho khác hàng có thêm sự lựa chọn về mặt hàng của Công ty. Sản
phảm bao bì của Công ty luôn đáp ứng được những yêu cầu cả về chất lượng cũng
như mẫu mã của khách hàng, làm tăng sự tín nhiệm của đối tác với Công ty. Chính
vì thế, từ năm 2009 đến nay, kim ngạch xuất khẩu của Công ty 76 liên tục tăng
trưởng, năm sau hơn năm trước từ 10% – 15%.
Bảng 1.3. Các sản phẩm bao bì của Công ty
I Nhóm I - Manh dệt PP
1 Túi siêu thị xanh loại to
2 Túi siêu thị xanh loại trung bình
3 Túi xe đẩy
4 Túi Dimpa 65
5 Túi Dimpa 100
II Nhóm II- Manh dệt PE
1 Bạt tarpaulin

III Nhóm III - Manh dệt PP có tráng màng
1 Túi phân loại rác s4
2 Túi phân loại rác có giá đỡ
3 Túi phân loại rác 3p
4 Túi giáng sinh
Nguồn: Phòng kế hoạch
Nguyễn Minh Đạo Lớp: Kinh tế quốc tế 51C
16
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
1.3. Các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến xuất khẩu bao bì của Công
ty
1.3.1. Đặc điểm thị trường xuất khẩu của Công ty
Các sản phẩm bao bì của Công ty 76 chủ yếu được xuất khẩu cho tập đoàn
IKEA – Thụy Điển với trụ sở tại nhiều nước trên Thế giới và mỗi một nước khi
xuất khẩu sản phẩm bao bì sang, Công ty luôn gặp phải khó khăn nhất định bởi
Công ty luôn phải chịu những tác động từ các chính sách thuế nhập khẩu cùng
với đó là các chính sách bảo hộ mậu dịch của các Quốc gia đó.
Ngoài ra, Công ty còn phải tuân theo những điều khoản, quy định của
IKEA. Về chất lượng sản phẩm liên quan đến các vấn đề kỹ thuật, chất lượng và
môi trường được dựa trên tầm nhìn và ý tưởng kinh doanh của IKEA và nó được
thể hiện trong các chính sách về chất lượng và môi trường.
Làm kinh doanh với IKEA có nghĩa là hoàn toàn chịu trách nhiệm trong
việc đảm bảo sản phẩm sản xuất ra đạt chất lượng và được phân phối với điều
kiện xã hội và môi trường tốt. Việc này không có dung sai đối với sự an toàn và
sức khỏe của khách hàng trong một số lĩnh vực sau:
- Các sản phẩm của IKEA dành cho trẻ em
- Những nguyên liệu tấm, nguyên liệu có độ tỏa mùi thấp
- Những hóa chất đáng ngờ trong các sản phẩm tiếp xúc với thực phẩm
và/hoặc da
Chất lượng sản phẩm chứng tỏ nhà cung cấp có điều kiện tốt để sản xuất

các sản phẩm IKEA, cụ thể là:
- Thiết kế theo tài liệu của IKEA
- Nhà cung cấp hiểu và đáp ứng các tiêu chuẩn của IKEA
- Nhà cung cấp có thể sản xuất các sản phẩm với dung sai xác định theo
tài liệu sản phẩm của IKEA.
Một cách để đánh giá chất lượng sản phẩm của IKEA là thông qua phản
hồi từ phía khách hàng. Phản hồi từ phía khách hàng cho chúng ta biết được bao
nhiêu sản phẩm mà khách hàng có phản hồi do thay đổi trong suy nghĩ, lỗi sản
Nguyễn Minh Đạo Lớp: Kinh tế quốc tế 51C
17
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
phẩm, chất lượng sản phẩm và/hoặc lỗi bán hàng. Mục tiêu IKEA là giảm phản
hồi từ phía khách hàng nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Nếu mức độ chất lượng hoặc số lượng của sản phẩm không phù hợp với
những gì đã thoả thuận với IKEA, IKEA sẽ thực hiện quá trình khiếu nại. Mục
đích của quá trình khiếu nại là IKEA thu lại số tiền đã chi trả cho mặt hàng đó
trong quá trình vận chuyển và giải quyết các vấn đề phát sinh.
1.3.2. Đối thủ cạnh tranh của Công ty
Trong nền kinh tế thị trường việc cạnh tranh là điều không thể tránh
khỏi – nó là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới thị trường tiêu thụ sản phẩm của
doanh nghiệp, thậm chí có thể đẩy doanh nghiệp đến chỗ phá sản hoặc bị thôn
tính. Việc mở rộng thị phần là mục tiêu của mọi doanh nghiệp, nó chỉ xuất hiện
khi nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, hiểu rõ mạnh yếu của
đối thủ, để có chiến lược tối ưu. Chính vì thế, việc nghiên cứu và hiểu rõ đối thủ
là công việc không thể thiếu đôi khi còn là nhiệm vụ sống còn đối với một
doanh nghiệp. Và Công ty TNHH Một Thành Viên 76 cũng không phải ngoại lệ.
Hiện nay, Nước đang bước vào thời khì hội nhập nên ngày càng nhiều đối
thủ cạnh tranh xuất hiện . Có hai nhóm đối thủ canh tranh chủ yếu với công ty
đó là nhóm đối thủ canh tranh trong nuớc và nước ngoài .
Ở trong nước hiện có rất nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế

tạo các loại bao bì. Trong đó phải kể đến các đối thủ mạnh như Công ty cổ phần
xuất nhập khẩu khoáng sản Hà Nam. Công ty này thành lập năm 2006, đến năm
2007, Công ty sản xuất và xuất khẩu các loại túi xách trong siêu thị ( loại túi pp
có khả năng sử dụng nhiều lần ) đang được sử dụng tại thị trường Châu Âu,
Mỹ… Có thể thấy rằng, Công ty chính là một đối thủ lớn của Công ty TNHH
một thành viên 76. Ngoài Công ty cổ phần xuất nhập khẩu khoáng sản Hà Nam,
Công ty TNHH một thành viên 76 còn phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ
từ các Công ty khác như: Công ty cổ phần bao bì xi măng Bút Sơn, Công ty cổ
phần bao bì xi măng Hoàng Thạch…
Nguyễn Minh Đạo Lớp: Kinh tế quốc tế 51C
18
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
Không chỉ có các đối thủ cạnh tranh trong nước, tại thị trường Quốc tế,
Công ty 76 còn vấp phải sự cạnh tranh rất mạnh mẽ của một số Công ty sản xuất
bao bì lớn. Có thể kể đến như: Crown Holdings, Inc., công ty của Mỹ chuyên
cung cấp bao bì trên toàn thế giới hiện đã có chi nhánh tại khu vực châu Á-Thái
Bình Dương, World Packaging Company, Inc- Công ty sản xuất bao bì hàng
đầu trên Thế giới…
Hiện nay, thị phần của Công ty 76 còn rất nhỏ nếu so sánh với các Công ty
này. Chính vì vậy, trong những năm qua Công ty 76 đã không ngừng đầu tư
nâng cấp trang thiết bị và các công nghệ tiên tiến hang đầu trên thế giới để qua
đó tạo ra các sản phẩm chất lượng tốt để làm hài lòng nhu cầu và thị hiếu của
khách hàng qua đó có thể nâng cao thị phần xuất khẩu bao bì của Công ty.
1.3.3. Biến động tỷ giá
Với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu,tỷ giá hối đoái tác động lớn đến doanh
thu và lợi nhuận của công ty. Đa phần các hợp đồng thương mại quốc tế các doa
nh nghiệp thường xuyên sử dụng các đồng ngoại tệ mạnh như EUR hay USD.
Rất hiếm hoặc không bao giờ sử dụng đồng tiền yếu như VND để thanh toán.
Vì vậy thường xảy ra sự chênh lệch lớn về doanh thu và lợi nhuận của các công
ty so với kế hoạch hay năm trước đó khi quy đổi ngoại tệ mạnh về nội tệ của

nước mình. Ở đây, thì Công ty TNHH Một Thành Viên 76 cũng phải chịu ảnh
hưởng nhất định từ biến đổi tỷ giá hối đoái.
Tỷ giá hối đoái tác động đến khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị
trường quốc tế. Một khi giá cả sản phẩm nội địa rẻ hơn tương đối so với sản
phẩm cùng loại trên thị trường quốc tế thì khả năng cạnh tranh tăng lên, xuất
khẩu do đó có xu hướng tăng lên và ngược lại.
Có thể thấy, Công ty 76 cũng sẽ chịu tác động rất lớn từ tỷ giá hối đoái. Sẽ
xuất hiện những khoản lợi nhuận mới hay những khoản thâm hụt không nhỏ nếu
biến động tỷ giá xuất hiện. Sự xuất hiện của biến động tỷ giá sẽ tác động trức
tiếp đến giá và sản lượng của mặt hàng xuất khẩu. Với cùng một lượng hàng
xuất khẩu thu được cùng một lượng ngoại tệ những Công ty xuất khẩu sẽ thu
được nhiều nột tệ hơn nếu đồng nội tệ giảm giá hơn so với USD vì vậy để tăng
Nguyễn Minh Đạo Lớp: Kinh tế quốc tế 51C
19
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
khả năng cạnh tranh của hàng hóa Công ty sẽ giảm giá bán từ đó khối lượng
hàng hóa xuất khẩu tăng lên do khả năng cạnh tranh về giá cao. Do đó, nếu biến
động tỷ giá đi đúng hướng thì Công ty 76 có thể thu được khoản lợi nhuận
không nhỏ hay đạt được lợi thế cạnh tranh về giá với các mặt hàng cùng vị thế
cạnh tranh, qua đó đẩy mạnh sản lượng xuất khẩu.
Ngược lại, nếu biến đọng tỷ giá không theo ý muốn của Công ty tức là: đồng
nội tệ tăng giá so với đồng ngoại tệ thì với cùng một lượng ngoại tệ thu được sau
khi đổi ra đồng nội tệ Công ty sẽ thu được ít nội tệ hơn. Qua đó, khả năng cạnh
tranh của hàng hóa giảm do để đảm bảo lợi nhuận Công ty buộc phải tăng giá
bán. Vì vậy, kim ngạch xuất khẩu sẽ giảm đi do khả năng cạnh tranh kém.
1.3.4. Các nhân tố trong nước
1.3.4.1. Nguồn cung ứng nguyên vật liêu của Công ty 76
Các sản phẩm bao bì của Công ty 76 chủ yếu làm từ hai nguyên liệu chính
là nhựa tráng và nhựa kéo sợi. Trong những năm qua, tỷ lệ đáp ứng các yêu cầu
đặt ra của nguyên vật liệu của Công ty là tương đối đảm bảo. Hai nguyên liệu

chính là nhựa tráng và nhựa kéo sợi, Công ty mua với số lượng lớn và tương đối
ổn định với một số khách hàng quen và có công suất lớn, uy tín do đó tình trạng
thiếu hàng hay chất lượng sản phẩm kém thường ko xẩy ra, và luôn đáp ứng
được những yêu cầu của kế hoạch sản xuất. Ngoài ra cũng do Công ty đã dự báo
được những biến động về giá vật tư thị trường trong nước và thế giới, chủ động
mua dự trữ những loại vật tư chính, vì vậy giá vật tư có biến động nhưng không
làm ảnh hưởng lớn đến kế hoạch sản xuất và giao hàng của nhà máy. Để làm
được điều đó thì Công ty đã hợp tác với rất nhiều Công ty trong nước và Quốc
tế chuyên cung cấp các nguyên vật liệu cần thiết cho Công ty. Với nguồn cung
ứng luôn ổn định thì sản lượng và chất lượng của sản phẩm bao bì luôn đáp ứng
được yêu cầu của đối tác qua đó giúp cho kim ngạch xuất khẩu của Công ty 76
từ năm 2009 đến nay lien tục tăng.
Nguyễn Minh Đạo Lớp: Kinh tế quốc tế 51C
20
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
Bảng 1.4 là danh sách các công ty chính chuyên cung ứng các nguyên vật
liệu cho Công ty 76. Trong những năm qua, ngoài mua các nguyên vật liệu của
các công ty trong nước thì Công ty 76 còn nhập khẩu một số nguyên vật liệu
khác ở các công ty nước ngoài, ví dụ như: nhựa kéo sợi, vải không dệt… Nhìn
chung, nguyên vật liệu cần thiết cho việc sản xuất của Công ty đã được đáp ứng
đầy đủ với chất lượng tốt. Vì vậy, Công ty luôn sản xuất ra sản phẩm bao bì với
chất lượng và mẫu mã đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật của khách hàng.
Qua đó, sự tín nhiệm của đối tác với Công ty ngày một tăng. Chính vì thế, từ
năm 2009 đến nay kim ngạch xuất khẩu của Công ty 76 liên tục tăng trưởng.
Bảng 1.4. Danh sách một số nhà cung cấp nguyên vật liệu cho Công ty
TT Nhà cung cấp
Nguyên vật liệu cung
cấp
Địa chỉ
1 Công ty Golden Edge

Hạt nhựa kéo sợi, tráng PP
dạng nguyên sinh
Hàn Quốc
2 Công ty Beline
Hạt nhựa kéo sợi, tráng PP
dạng nguyên sinh
Hàn Quốc
3 Công ty Munich Hạt mầu các loại SINGAPORE
4 Công ty Hugg
Dây khóa, óc khóa, tấm bìa,
vải cào tuyết
Trung Quốc
5 Công ty Tiến Mạnh Dây quai các loại TP. HCM
6 Công ty Công Minh Chỉ may các loại Hà Nội
7 Công ty in Tuyết Lan
Các loại tem may, tem dán
hộp
Hà Nội
8 Tập đoàn Ánh Sao Bao bì, hộp carton Hà Nội
Nguồn: Phòng Vật tư
Nguyễn Minh Đạo Lớp: Kinh tế quốc tế 51C
21

×