Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Trách nhiệm xã hội của công ty Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc trong lĩnh vực bảo vệ môi trường Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 98 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




NGUYỄN THỊ CHÚC



TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
CỦA CÔNG TY PHÂN ĐẠM VÀ HÓA CHẤT HÀ BẮC
TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG




LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH KHOA HỌC QUẢN LÝ










Hà Nội, 2014





ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



NGUYỄN THỊ CHÚC



TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
CỦA CÔNG TY PHÂN ĐẠM VÀ HÓA CHẤT HÀ BẮC
TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG




LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH KHOA HỌC QUẢN LÝ
MÃ SỐ: ĐÀO TẠO THÍ ĐIỂM


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Linh Khiếu








Hà Nội, 2014


Luận văn đã được chỉnh sửa theo góp ý của Hội đồng

XÁC NHẬN CỦA GVHD VÀ HỘI ĐỒNG

GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN



PGS.TS. Nguyễn Linh Khiếu
THƢ KÝ HỘI ĐỒNG



TS. Nguyễn Văn Chiều
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG



PGS.TS. Phạm Ngọc Thanh






















1
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 3
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 4
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU 5
PHẦN MỞ ĐẦU 6
1. Lý do chọn đề tài 6
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 7
3. Mục tiêu nghiên cứu 9
4. Phạm vi nghiên cứu 9
5. Mẫu khảo sát 10
6. Câu hỏi nghiên cứu 10
7. Giả thuyết nghiên cứu 10
8. Phƣơng pháp nghiên cứu 10

9. Kết cấu của luận văn 11
CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ
HỘI CỦA DOANH NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI
TRƢỜNG 12
1.1. Trách nhiệm xã hội và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 12
1.1.1. Khái niệm trách nhiệm xã hội 12
1.1.2. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 15
1.2. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi
trƣờng 25
1.2.1. Khái niệm bảo vệ môi trường 25
1.2.2. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường 30
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ
HỘI CỦA CÔNG TY PHÂN ĐẠM VÀ HÓA CHẤT HÀ BẮC TRONG
LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG 38
2.1. Vài nét về ngành hóa chất Việt Nam và về công ty Phân đạm và
Hóa chất Hà Bắc 38
2.1.1. Về ngành hóa chất Việt Nam 38
2.1.2. Về công ty Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc 40
2.2. Khái quát việc thực hiện trách nhiệm xã hội của công ty Phân đạm
và Hóa chất Hà Bắc trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng 43
2.2.1. Về sản phẩm và dịch vụ của công ty 44
2.2.2. Về công nghệ sản xuất, sử dụng các nguồn nguyên liệu và năng
lượng 47
2.2.3. Về hệ thống quy trình quản lý và kiểm soát môi trường 56
2.2.4. Các hoạt động xã hội về bảo vệ môi trường hướng tới cộng đồng
65
2.3. Đánh giá một số ƣu điểm và hạn chế đối với việc thực hiện trách
nhiệm xã hội của công ty trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng 65
2.3.1. Về một số ưu điểm 65

2.3.2. Về một số hạn chế 68

2
CHƢƠNG 3. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NHẰM THỰC
HIỆN TỐT HƠN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÔNG TY PHÂN
ĐẠM VÀ HÓA CHẤT HÀ BẮC TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI
TRƢỜNG 71
3.1. Quan điểm của công ty Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc trong việc
thực hiện trách nhiệm xã hội về bảo vệ môi trƣờng 71
3.2. Một số giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn trách nhiệm xã hội của
công ty Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc trong lĩnh vực bảo vệ môi
trƣờng 74
3.2.1. Giải pháp về phía cơ quan quản lý Nhà nước 74
3.2.2. Giải pháp về phía doanh nghiệp 82
KẾT LUẬN 93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 94

3
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình, trong quá trình triển khai
nghiên cứu, khi những kinh nghiệm về nghiên cứu khoa học, những kinh
nghiệm về thực tế cũng như năng lực của bản thân còn hạn chế và thời gian
nghiên cứu chưa đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của một luận văn
thạc sỹ, em đã nhận được sự chỉ bảo rất tận tình của giáo viên hướng dẫn, sự
động viên, giúp đỡ của các thầy cô trong khoa Khoa học Quản lý, thầy cô
trong nhà trường và sự chia sẻ, giúp đỡ của bạn bè, người thân.
Qua đây, em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Linh
Khiếu - người đã hết mực nhiệt tình, tận tâm hướng dẫn em trong suốt thời
gian thực hiện đề tài, từ việc định hướng khoa học đến việc lựa chọn các

phương pháp nghiên cứu và cách trình bày kết quả nghiên cứu.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các anh chị trong công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc đã hợp tác, chỉ
bảo và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.
Cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn ở bên cạnh động viên, khuyến khích
và tạo điều kiện để em hoàn thành khoá luận tốt nghiệp thạc sỹ của mình.


Học viên


Nguyễn Thị Chúc







4
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BVMT:
Bảo vệ môi trường
DN:
Doanh nghiệp
KTTT:
Kinh tế thị trường
ÔNMT:
Ô nhiễm môi trường

PTBV:
Phát triển bền vững
TNXH:
Trách nhiệm xã hội



























5
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU

Bảng
Nội dung
Trang
Bảng 2.1
Định mức tiêu thụ nguyên liệu và năng lượng từ 2008 –
2013
55-56
Bảng 2.2
Bảng tổng hợp các loại nước thải và các lưu lượng có
trong nguồn thải
57
Bảng 2.3
Kết quả phân tích mẫu nước tại cửa xả từ trạm bơm 420
ra sông Thương năm 2013
60-61
Bảng 2.4
Kết quả đo kiểm khí thải tại Nhà máy năm 2013
63
Bảng 2.5
Bảng tổng hợp chất thải rắn của công ty
64
Bảng 2.6
Bảng tổng hợp chất thải nguy hại của công ty
64



















6
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nền kinh tế thị trường (KTTT) đã mang lại cho đất nước ta những
thành quả đáng ngạc nhiên trên tất cả các mặt của hoạt động xã hội: nó đã đẩy
lùi sự trì trệ, khắc phục một cách có hiệu quả khủng hoảng kinh tế - xã hội
kéo dài nhiều năm trong thời bao cấp, cải thiện và duy trì ổn định tốc độ tăng
trưởng kinh tế hàng năm. Đặc biệt, KTTT đã tác động mạnh mẽ làm thay đổi
tư duy trong tất cả các tầng lớp dân cư. Bên cạnh những mặt tích cực, nền
KTTT cũng ẩn chứa trong mình nhiều nguy cơ và thách thức. Đó là, nguy cơ
băng hoại đạo đức do sự cạnh tranh không lành mạnh vì mục tiêu lợi nhuận,
chạy theo lối sống thực dụng, cá nhân chủ nghĩa, nguy cơ phá hoại môi
trường, cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên….
Chưa bao giờ trong lịch sử vấn đề bảo vệ môi trường (BVMT) được
các quốc gia trên thế giới quan tâm nhiều như hiện nay. Hiện tượng ô nhiễm

môi trường (ÔNMT) gây hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu đang có những
tác động ngược trở lại cuộc sống của con người một cách mạnh mẽ, làm nảy
sinh mâu thuẫn ngày càng gia tăng giữa tăng trưởng kinh tế và vấn đề BVMT.
Ở Việt Nam hiện nay, hầu hết các lĩnh vực, từ doanh nghiệp (DN) đến người
dân, từ thành thị đến nông thôn và miền núi chúng ta còn có nhiều hành vi
mang tính phá hoại môi trường. Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản
dẫn tới sự ÔNMT và việc BVMT chưa bền vững ở nước ta hiện nay. Điều
quan trọng là nhiều khi người ta ý thức được những hậu quả của hành vi gây
ÔNMT của mình, song họ vẫn thực hiện hành vi đó. Ở đây, khi thực hiện
hành vi gây ÔNMT, chủ thể hành vi không hề có tinh thần trách nhiệm, ý
thức về nghĩa vụ BVMT của mình….Điều đó buộc chúng ta phải nhìn nhận
vấn đề trách nhiệm của con người với chính bản thân mình và với tự nhiên
với một thái độ nghiêm túc và khoa học hơn. Bài toán được đặt ra lúc này là
cần phải cân bằng lợi ích kinh tế và vấn đề BVMT để tăng trưởng kinh tế đi
đôi với phát triển bền vững (PTBV).

7
Theo số liệu điều tra của Bộ Công nghiệp Việt Nam và cơ quan hợp tác
quốc tế Nhật Bản (JICA) trong số các nhà máy đã được xác định là nguyên
nhân gây ÔNMT hiện nay thì đa số lại nằm trong khu vực dân cư đông đúc;
các nguồn gây ô nhiễm phân bố chủ yếu ở các ngành công nghiệp thực phẩm,
hoá chất, vật liệu xây dựng. Trong đó, công nghiệp hoá chất chiếm tỉ lệ khá
cao. Vấn đề môi trường ở các nhà máy sản xuất hoá chất thường xuyên được
đặt ra. Vấn đề xử lý, tận dụng chất thải hiện đang là nhiệm vụ quan trọng của
ngành hóa chất và đây cũng là nhiệm vụ của ngành công nghiệp nước ta trong
quá trình xây dựng nền kinh tế PTBV.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Phân đạm và Hóa chất Hà
Bắc nguyên là nhà máy sản xuất phân đạm đầu tiên của Việt Nam, là thành
viên trực thuộc tổng công ty Hóa chất Việt Nam. Trụ sở công ty tại phường
Thọ Xương, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang. Sản phẩm chính của công

ty là phân đạm Urê, ngoài ra công ty còn sản xuất các sản phẩm khác như
phân lân NPK, NH
3,
CO
2
lỏng và rắn, Oxy, than hoạt tính…. Với đặc điểm
chung của ngành hóa chất Việt Nam là khả năng gây ô nhiễm lớn với hàm
lượng khí thải, nước thải và đặc biệt là hàm lượng chất thải rắn thải ra môi
trường cao nên khả năng gây ÔNMT của nhà máy là rất lớn. Vì nằm trong
khu vực dân cư đông đúc nên vấn đề thực hiện trách nhiệm xã hội (TNXH) về
BVMT của công ty càng đặt ra cấp bách hơn vì nó có tác động tới đông đảo
cuộc sống sinh hoạt cũng như sức khỏe của người dân xung quanh và cả
chính những người lao động đang trực tiếp tham gia sản xuất tại nhà máy.
Xuất phát từ những nguyên nhân trên, tác giả đã chọn vấn đề: “Trách
nhiệm xã hội của công ty Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc trong lĩnh vực bảo
vệ môi trường” làm đề tài nghiên cứu.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
TNXH của DN hiện đang là lĩnh vực nhận được sự quan tâm của nhiều
độc giả và nhà nghiên cứu. Vấn đề thực hiện TNXH trong lĩnh vực BVMT
càng được quan tâm nhiều hơn trong bối cảnh nền KTTT nhiều DN vì chạy
theo lợi nhuận mà quên đi trách nhiệm của mình trong lĩnh vực này gây nguy

8
hại tới môi trường làm việc của người lao động và môi trường sống của nhiều
người dân xung quanh. Liên quan tới vấn đề này có một số nghiên cứu như:
* Nguyễn Thị Lan Hương (2009), Trách nhiệm môi trường – Một
phương diện của trách nhiệm xã hội, Kỷ yếu hội thảo quốc tế Trách nhiệm xã
hội trong điều kiện kinh tế thị trường. Trong bài viết này tác giả đã đề cập tới
một trong những vấn đề cấp bách hiện nay, đó là trách nhiệm của con người
đối với môi trường sống của mình từ góc nhìn của TNXH.

* Nguyễn Thị Huyền (2009), Đạo đức môi trường - Một khía cạnh của
trách nhiệm xã hội, Kỷ yếu hội thảo quốc tế Trách nhiệm xã hội trong điều
kiện kinh tế thị trường. Bài viết đã đưa ra được một trong những vấn đề cấp
bách hiện nay là phải cân bằng giữa lợi ích kinh tế và vấn đề đảm bảo môi
sinh, môi trường. Tuy nhiên, khái niệm trách nhiệm được tác giả đề cập tới
bao hàm cả trách nhiệm pháp lý lẫn trách nhiệm đạo đức. Vì vậy nếu chỉ đơn
thuần dựa vào pháp luật hay các quy tắc mang tính cưỡng chế thì không thể
giải quyết được bài toán cân bằng lợi ích.
* GS.TS Vũ Dũng (2011), Đạo đức môi trường ở nước ta – Lý luận và
thực tiễn, NXB Từ điển Bách Khoa. Đây là cuốn sách đầu tiên phân tích về
đạo đức môi trường ở nước ta một cách hệ thống từ lý luận đến thực tiễn.
Cuốn sách được viết dựa trên kết quả nghiên cứu của Dự án điều tra cơ bản
“Đánh giá đạo đức môi trường ở nước ta hiện nay” do Bộ Tài nguyên và Môi
trường giao cho Viện Khoa học xã hội Việt Nam thực hiện, GS.TS. Vũ Dũng
làm chủ nhiệm, thực hiện trong 2 năm 2009, 2010. Cuốn sách trình bày các
vấn đề cơ bản về đạo đức môi trường cũng như kinh nghiệm BVMT ở một số
nước nhìn từ góc độ đạo đức môi trường và đưa ra cái nhìn tổng quan về môi
trường và ÔNMT ở nước ta hiện nay, nhận thức của người dân về đạo đức
môi trường, thực trạng hành vi đạo đức môi trường ở nước ta.
* GS.TS. Võ Quý - trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường –
Đại học Quốc Gia Hà Nội, Một số vấn đề môi trường toàn cầu và Việt Nam:
thân thiện với thiên nhiên để PTBV. Trong đề tài này tác giả đã chỉ ra hiện
trạng của môi trường toàn cầu và một số vấn đề của môi trường Việt Nam

9
hiện nay như tình trạng chặt phá rừng bừa bãi, khả năng mất cân bằng sinh
thái, khả năng gây ô nhiễm và cạn kiện nguồn tài nguyên nước, các vấn đề
liên quan tới biến đổi khí hậu như hạn hán, lũ lụt… Trước bối cảnh ấy bài
viết cũng đưa ra những xu thế chung của thế giới và đề xuất những giải pháp
PTBV tại Việt Nam.

….
Ngoài ra, có nhiều tác phầm khác cũng bàn luận về TNXH của DN hay
TNXH của DN trong lĩnh vực BVMT. Tuy nhiên, chúng có phạm vi nghiên
cứu rộng, nội dung nghiên cứu mang tính khái quát cao. Trong phạm vi
nghiên cứu này, tác giả chỉ lựa chọn một khía cạnh của vấn đề TNXH tại một
DN cụ thể trên địa bàn tỉnh Bắc Giang để nghiên cứu.
3. Mục tiêu nghiên cứu
* Mục tiêu nghiên cứu: Trên cơ sở tìm hiểu những vấn đề lý luận
chung về TNXH của DN trong lĩnh vực BVMT, khảo sát và đánh giá thực
trạng việc thực hiện TNXH trong lĩnh vực BVMT của công ty Phân đạm và
Hóa chất Hà Bắc thời gian qua, đề tài đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm
góp phần thực hiện tốt hơn TNXH của công ty trong lĩnh vực BVMT thời
gian tới.
* Nhiệm vụ cụ thể:
- Làm rõ một số vấn đề lý luận chung về TNXH của DN trong lĩnh vực
BVMT.
- Tìm hiểu và đánh giá thực trạng việc thực hiện TNXH của công ty
Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc trong lĩnh vực BVMT.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện tốt hơn TNXH của
công ty trong lĩnh vực BVMT thời gian tới.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: công ty Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc.
- Về thời gian nghiên cứu: từ 2008 đến nay
- Về nội dung: việc thực hiện TNXH về BVMT của công ty Phân đạm
và Hóa chất Hà Bắc.

10
5. Mẫu khảo sát
Đề tài của tác giả là nghiên cứu trường hợp tại công ty Phân đạm và
Hóa chất Hà Bắc nên mẫu khảo sát là toàn bộ Công ty. Tuy nhiên, tác giả tập

trung khảo sát những nơi có khả năng gây ô nhiễm cao như xưởng amoni,
xưởng ure, tại lò khí hóa, tháp tạo hạt…
6. Câu hỏi nghiên cứu
1. TNXH của công ty Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc trong lĩnh vực
BVMT được thực hiện như thế nào từ năm 2008 đến nay?
2. Những giải pháp nào để thực hiện tốt hơn TNXH của công ty trong
lĩnh vực BVMT thời gian tới?
7. Giả thuyết nghiên cứu
1. Nhận thức được vai trò của việc thực hiện TNXH trong lĩnh vực
BVMT, từ năm 2008 đến nay công ty Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc luôn
quan tâm, chú trọng tới việc BVMT. Công ty đã có nhiều hành động cụ thể để
đầu tư chiều sâu, dần đổi mới công nghệ sản xuất, hướng tới ngành sản xuất
sạch. Tuy nhiên, với đặc điểm chung của ngành hóa chất Việt Nam là công
nghệ sản xuất lạc hậu, việc thay đổi công nghệ khó có thể được thực hiện
trong thời gian ngắn và tiến hành một cách đồng bộ nên trong những năm qua
việc sản xuất của công ty vẫn có những tác động xấu đến môi trường.
2. Để thực hiện tốt hơn TNXH của công ty trong lĩnh vực BVMT thời
gian tới cần phải thực hiện một cách đồng bộ các giải pháp về phía cơ quan
quản lý Nhà nước và giải pháp về phía DN. Trong đó nhóm giải pháp về phía
doanh nghiệp cần tập trung vào việc tăng tính thân thiện với môi trường của
sản phẩm, của công nghệ sản xuất, sử dụng tiết kiệm nguồn nguyên liệu và
năng lượng, có những biện pháp tốt để duy trì hiệu quả công tác xử lý môi
trường và công ty cũng cần quan tâm hơn nữa tới các hoạt động xã hội về
BVMT hướng tới cộng đồng.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu - tổng hợp tài liệu: thu thập, phân tích và
tổng hợp các tài liệu về lý thuyết TNXH của DN trong lĩnh vực BVMT để

11
đưa ra luận cứ lý thuyết cho đề tài. Đồng thời, đề tài phân tích và tổng hợp

các tài liệu của công ty Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc liên quan tới lĩnh vực
BVMT để phục vụ cho luận cứ thực tiễn.
- Phương pháp phỏng vấn: Thực hiện phỏng vấn sâu đối với ông Đỗ
Doãn Hùng - tổng giám đốc công ty Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc để thấy rõ
quan điểm của Công ty trong việc thực hiện TNXH về BVMT. Ngoài ra, tác
giả còn thực hiện phỏng vấn sâu đối với ông Hoàng Văn Huệ - Trưởng phòng
Kỹ thuật an toàn – môi trường của Công ty và ông Nguyễn Minh Tiến –
Trưởng phòng Kỹ thuật – Công nghệ của Công ty để tìm hiểu sâu về công
nghệ sản xuất và thực trạng việc thực hiện TNXH trong lĩnh vực BVMT của
Công ty những năm qua. Tác giả còn thực hiện phỏng vấn sâu đối với một số
người dân sinh sống quanh nhà máy để thấy được đánh giá của họ về việc
thực hiện trách nhiệm xã hội của công ty trong lĩnh vực BVMT thời gian qua.
9. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3
chương 7 tiết.
















12
PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ
HỘI CỦA DOANH NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI
TRƢỜNG
1.1. Trách nhiệm xã hội và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm trách nhiệm xã hội
Công bằng xã hội, đoàn kết xã hội và TNXH là những yếu tố quan
trọng giúp duy trì sự ổn định của xã hội, đồng thời chúng cũng là những động
lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Để làm rõ khái niệm
TNXH, trước hết phải làm rõ khái niệm trách nhiệm.
Khái niệm trách nhiệm được cấu tạo bởi hai từ “trách” và “nhiệm”:
Trách được hiểu là phận sự phải làm còn nhiệm (nhận) là gánh vác công việc
phải làm. Do vậy, nghĩa của khái niệm “trách nhiệm” là gánh vác công việc,
nhiệm vụ, chức năng phải làm hoặc được giao phó, phải hoàn thành công
việc, nhiệm vụ, chức năng đó (nếu không hoàn thành công việc, nhiệm vụ,
chức năng đó thì phải chịu hậu quả - chịu trách nhiệm). Mỗi con người sống
trong xã hội đều có trách nhiệm trước bản thân, gia đình, tập thể và cộng
đồng. Sở dĩ người ta được thừa nhận và có thể có được những vị trí nhất định
trong các mối quan hệ, các tổ chức chính trị xã hội nhất định là vì con người
ấy đã làm tròn bổn phận, vai trò của mình.
Trách nhiệm là một khái niệm thuộc phạm trù luật học, đạo đức học và
xã hội học phản ánh thái độ xã hội đặc biệt thể hiện thái độ đạo đức - pháp
luật của cá nhân, cộng đồng đối với xã hội và đối với nhân loại nói chung,
thái độ này biểu thị sự hoàn thành nghĩa vụ đạo đức của mình và các tiêu
chuẩn pháp luật. Trong luật học, trách nhiệm được cụ thể ra thành trách
nhiệm kinh tế, trách nhiệm tài chính, trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hình
sự… kèm theo với mỗi loại trách nhiệm đó là những quy định chặt chẽ về
trách nhiệm bồi thường, các mức phạt cao thấp khác nhau khi không thực
hiện trách nhiệm pháp lý. Trong đạo đức học, phạm trù trách nhiệm thể hiện

một điều không thể thoái thác, không thể không làm của một chủ thể hành

13
động nhằm đáp lại một yêu cầu chính đáng nào đó. Trong xã hội học thì trách
nhiệm được xem như là một cam kết tinh thần trong việc thực hiện các chuẩn
mực đạo đức của xã hội. Phạm trù trách nhiệm bao quát vấn đề triết học - xã
hội học về mức độ năng lực và khả năng của con người thể hiện ra với tư
cách chủ thể của những hành động của mình, cũng như những vấn đề cụ thể
hơn, như khả năng của con người có thể thực hiện một cách tự giác (có chủ ý,
tự nguyện) những nhu cầu nhất định và hoàn thành những nhiệm vụ đặt ra
cho mình, thực hiện một sự lựa chọn đúng đắn; đạt tới một kết quả nhất định,
cũng như các vấn đề có liên quan khác. Khi bàn về khả năng điều chỉnh hành
vi của các chuẩn mực đạo đức, Max Weber cho rằng mọi hành vi được điều
chỉnh bởi hai nhóm chuẩn mực: những chuẩn mực dựa trên đạo đức và những
chuẩn mực dựa trên trách nhiệm. Ông tin rằng con người hành động không
chỉ dựa trên mục đích mà còn dựa trên trách nhiệm. Những chuẩn mực đạo
đức dựa trên mục đích và trách nhiệm không hoàn toàn đối lập nhau mà bổ
sung cho nhau.
Trong chủ nghĩa Mác, vấn đề trách nhiệm mang tính lịch sử - cụ thể và
được giải quyết trên cơ sở phân tích mức độ tự do hiện thực của con người
trong những điều kiện lịch sử nhất định. Việc xây dựng một xã hội không có
bóc lột, không có những giai cấp thù địch, việc áp dụng nguyên lý tự giác một
cách có kế hoạch vào đời sống xã hội, việc làm cho quần chúng nhân dân
quen với việc tự quản lý xã hội và sáng tạo lịch sử sẽ tăng cường mạnh mẽ
mức độ tự do của cá nhân và đồng thời, tăng cường TNXH và đạo đức của
mỗi người. Trong pháp luật xã hội chủ nghĩa, trách nhiệm công dân, trách
nhiệm hành chính và hình sự của kẻ vi phạm pháp luật được xác định không
phải bằng con đường vạch ra cấu tạo của tội phạm một cách thuần tuý hình
thức, mà phải tính đến tình hình giáo dục, đời sống và hoạt động của người
đó, mức độ nhận thức tội lỗi và khả năng sửa chữa trong tương lai. Trong đạo

đức cộng sản chủ nghĩa, trách nhiệm của cá nhân không chỉ bao hàm những
hành vi đã làm, mà cả sự nhận thức của cá nhân về lợi ích của xã hội nói
chung, nghĩa là xét đến cùng, nhận thức được các quy luật phát triển của lịch

14
sử. Điều đó làm cho trách nhiệm pháp lý xích gần lại với trách nhiệm đạo
đức.
Như vậy, thông qua các cách hiểu về trách nhiệm như đã nêu ở trên, có
thể nêu một cách chung nhất khái niệm TNXH đó là ý thức của chủ thể về
nghĩa vụ, bổn phận của mình đối với xã hội, với cộng đồng, nó được thể thiện
thông qua nhận thức và hành động cụ thể của con người trong các mối quan
hệ xã hội và trong cả mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên.
TNXH bao gồm ba nội dung cơ bản:
- Thứ nhất, quan hệ giữa người với người cùng chung sống, hợp tác
khoan dung với nhau trong xã hội.
- Thứ hai, sự gắn bó (đoàn kết, cố kết) giữa cá nhân với cộng đồng và
xã hội.
- Thứ ba, trách nhiệm phải đóng góp vào sự bảo vệ và PTBV của cộng
đồng và xã hội. Sự đóng góp này được thể hiện ở ba mức độ: tự nhiên, tự
nguyện và nghĩa vụ.
Về thực chất, TNXH được hình thành từ quyền và nghĩa vụ của cá
nhân đối với xã hội cũng như của xã hội đối với cá nhân. TNXH phản ánh
mối quan hệ qua lại giữa cá nhân với cộng đồng và với xã hội. Xã hội thừa
nhận quyền của mỗi cá nhân và đảm bảo những quyền và lợi ích chính đáng
ấy bằng pháp luật, ngược lại mỗi cá nhân đều phải có trách nhiệm với cộng
đồng, với xã hội. Để đảm bảo xã hội như một chỉnh thể thống nhất và PTBV
thì mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng và với xã hội phải đạt được sự
đồng thuận. Cơ sở của TNXH chính là lợi ích. Giải quyết hài hòa và thỏa
đáng mối quan hệ lợi ích giữa các cá nhân và lợi ích giữa cá nhân với xã hội
sẽ là động lực mạnh mẽ thúc đẩy cá nhân hành động có trách nhiệm để đạt

được lợi ích của mình và đồng thời cũng đem lại lợi ích cho người khác và
cho xã hội, làm gia tăng TNXH của cá nhân đó. TNXH chính là chìa khóa
của sự phát triển xã hội trong bối cảnh nền KTTT hiện nay.
Thể hiện trách nhiệm của mỗi người đối với xã hội không phải là điều
quá khó mà trước hết phụ thuộc vào thái độ, nhận thức của từng con người cụ

15
thể. Điều này rất dễ, nếu mỗi người dù ở cương vị nào, làm việc trong lĩnh
vực gì, chỉ cần thực hiện tốt chức trách của mình, hy sinh chút ít quyền lợi cá
nhân của mình vì cái chung, vì cộng đồng, chắc hẳn chúng ta sẽ xây dựng
được một xã hội tốt đẹp, mang lại hạnh phúc cho nhân dân, cho dân tộc.
1.1.2. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
1.1.2.1. Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Trong xã hội hiện nay có thể phân chia thành ba khu vực chính: khu
vực nhà nước, khu vực tư nhân và khu vực xã hội. Một xã hội phát triển lành
mạnh khi cả ba khu vực này hoạt động hữu hiệu. Trong đó, khu vực tư nhân
và khu vực xã hội là các thành phần cốt lõi của xã hội, còn khu vực nhà nước
là một phần của xã hội hoạt động chủ yếu nhằm tạo điều kiện và môi trường
thuận lợi để cho khu vực tư nhân và khu vực xã hội hoạt động có hiệu quả.
Đối với khu vực tư nhân thì nhiệm vụ chính của họ là tạo ra của cải vật
chất và dịch vụ. Làm tốt nhiệm vụ của mình, hoàn thành các nghĩa vụ và
trách nhiệm theo luật định cũng đã là thực hiện trách nhiệm đối với xã hội.
Về thực chất, DN được thành lập nhằm mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận nên DN
phải đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu. Việc DN “lách luật” để gia tăng lợi
ích của mình không phải là hành động đáng bị lên án mà có chăng hành động
ấy phải đáng được tuyên dương vì nhờ đó những nhà làm luật mới có thể
nhận biết điểm chưa hoàn thiện của luật để có thể hoàn thiện. Tuy nhiên, nhìn
dưới một góc độ khác, vì hoạt động trong môi trường xã hội nên DN cần phải
có trách nhiệm về những tác động phát sinh từ hoạt động của mình mà pháp
luật không quy định hoặc quy định không tường minh nhưng lại có thể ảnh

hưởng tới môi trường, đến khách hàng, đến cộng đồng, đến người lao động và
những thành phần liên quan khác. Nếu không có một môi trường thuận lợi thì
DN không thể phát triển, nếu bị xã hội tẩy chay DN không thể đứng vững.
Theo truyền thống, DN thực hiện TNXH như là một hoạt động tự
nguyện, tự giác tham gia giải quyết các vấn đề xã hội mang tính nhân đạo, từ
thiện. Nghĩa là, ngoài việc tuân thủ pháp luật lao động, pháp luật kinh doanh,
các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước, DN không phải chịu trách nhiệm

16
pháp lý nào khác đối với xã hội và người tiêu dùng. Gần đây mới nổi lên một
trường phái khác và đang ngày càng được ủng hộ cho rằng cần phải có sự can
thiệp mạnh mẽ của Nhà nước và xã hội, kể cả cần có các quy định pháp luật
nhằm tăng cường TNXH, chứ không chỉ dựa vào sự tự giác, tự nguyện của
DN. Có một quan niệm khá thịnh hành hiện nay là “DN - Công dân”
(Corporate Citizen). Quan niệm này cho rằng xét trên các phương diện hoạt
động, một DN không khác gì so với một công dân: Công dân và DN đều cùng
phải hoạt động kinh tế (làm ra thu nhập) để tồn tại, phát triển và đóng góp cho
nền kinh tế; cả hai đều phải tuân thủ pháp luật của Nhà nước (luật dân sự, luật
thuế, luật đất đai, luật lao động, ); cả hai đều phải tuân thủ những quy định
bất thành văn về đạo đức. DN không chỉ đơn thuần là một tổ chức thu lợi
nhuận mà còn cần phải trở thành một phần của cộng đồng. Họ không chỉ thúc
đẩy lợi ích của các cổ đông mà còn hướng tới lợi ích của tất cả những bên
hữu quan. TNXH của DN được coi là một phạm trù của đạo đức kinh doanh,
liên quan tới mọi hoạt động kinh doanh của DN. Trong thế giới kinh doanh,
các DN có thể thể hiện TNXH của mình thông qua việc có được một số
chứng chỉ và bộ quy tắc ứng xử được quốc tế công nhận. Các tiêu chuẩn
TNXH quan trọng nhất trên thế giới hiện nay là: SA 8000 dành cho nơi làm
việc của các nhà máy, WRAP (sản xuất hàng may mặc có trách nhiệm Toàn
cầu) - trách nhiệm trong ngành may mặc và da giầy của Hoa Kỳ, hoặc ISO
14001 hệ thống quản lý môi trường ở các DN, và OHSAS 1800 đối với an

toàn sức khỏe
Trong thời gian qua, những thành quả đáng kể mà cộng đồng DN đã
đóng góp cho tăng trưởng và phát triển kinh tế của xã hội là không thể phủ
nhận. Tuy nhiên, trong cuộc đua tăng trưởng, một số lượng không nhỏ các
DN đã bộc lộ mặt trái của kinh doanh thị trường. Tình trạng DN gây ô nhiễm
đã ở mức báo động, còn người tiêu dùng đang lao đao vì thực phẩm độc hại,
hàng hóa tiêu dùng kém chất lượng. Thực trạng này đang gióng lên hồi
chuông đối với việc thực thi TNXH trong các DN. Để DN thực hiện đúng vai
trò, trách nhiệm của mình đối với xã hội, trước tiên và quan trọng nhất là vấn

17
đề hiểu đúng về khái niệm TNXH.
Thuật ngữ TNXH của DN được xuất hiện trong cuốn “TNXH của
doanh nhân” (Social Responsibilities of the Businessmen) của H.R.Bowen
vào năm 1953 nhằm mục đích tuyên truyền và kêu gọi người quản lý tài sản
không làm tổn hại đến các quyền và lợi ích của người khác, kêu gọi lòng từ
thiện nhằm bồi hoàn những thiệt hại do các DN làm tổn hại cho xã hội. Tuy
nhiên, từ đó đến nay, thuật ngữ TNXH của DN đang được hiểu theo nhiều
cách khác nhau.
Theo Carroll thì “TNXH của DN bao gồm sự mong đợi của xã hội về
kinh tế, luật pháp, đạo đức và lòng từ thiện đối với các tổ chức tại một thời
điểm nhất định”[10]. Dựa trên quan điểm của mình, Carroll đã đưa ra mô
hình kim tự tháp về TNXH, đây được xem là cái nhìn khá toàn diện về
TNXH:
Hình 1.1: Mô hình kim tự tháp về TNXH của Caroll (1999)

Theo mô hình TNXH của Carroll thì TNXH bao gồm trách nhiệm kinh
tế, pháp lý, đạo đức và từ thiện:
- Thứ nhất, trách nhiệm kinh tế thể hiện qua hiệu quả và tăng trưởng, là
điều kiện tiên quyết bởi DN được thành lập trước hết vì mục tiêu tìm kiếm lợi

nhuận. Trách nhiệm kinh tế là nền tảng của tất cả các trách nhiệm khác.

18
- Thứ hai, trách nhiệm tuân thủ pháp luật, đây chính là một phần của
bản khế ước giữa DN với xã hội. Nhà nước ban hành các văn bản luật và buộc
DN chỉ được phép hoạt động để tìm kiếm lợi nhuận trong khuôn khổ pháp
luật cho phép.
- Thứ ba, trách nhiệm đạo đức: việc tuân thủ pháp luật chỉ được coi là
sự đáp ứng những đòi hỏi, chuẩn mực tối thiểu mà xã hội đặt ra. DN cần phải
thực hiện các cam kết ngoài luật. Trách nhiệm đạo đức là tự nguyện, nó
không bị xử lý về mặt pháp lý nhưng nếu DN không thực hiện hoặc thực hiện
không tốt thì sẽ bị xã hội lên án, đây chính là trung tâm của TNXH.
- Thứ tư, trách nhiệm từ thiện là những hành vi của DN vượt ra ngoài
sự trông đợi của xã hội như quyên góp ủng hộ cho người yếu thế, tài trợ học
bổng, đóng góp cho các dự án cộng đồng…Giống với trách nhiệm đạo đức,
trách nhiệm từ thiện là tự nguyện.
Trong điều kiện KTTT, vấn đề TNXH thường được quy về thành phần
xã hội quan trọng là khối sản xuất - kinh doanh. Câu hỏi đặt ra là khi lấy đi
các nguồn tài nguyên thiên nhiên, huy động vốn tư bản, vốn xã hội và vốn
con người thì các DN đã trả lại những gì cho xã hội nói chung và bồi đắp
những gì cho những người không được hưởng lợi trực tiếp từ quá trình đó.
Thực hiện TNXH thực chất là việc hoàn trả lợi tức lại cho xã hội của các DN.
DN PTBV là DN thực hiện tốt TNXH; coi TNXH là một chiến lược kinh
doanh của mình. Theo chuyên gia Nigel Twose của Ngân hàng thế giới thì
TNXH của DN được định nghĩa là: "sự cam kết của DN đóng góp vào sự phát
triển kinh tế bền vững, hợp tác cùng người lao động, gia đình họ, cộng đồng
và xã hội nói chung để cải thiện chất lượng cuộc sống cho họ, sao cho vừa tốt
cho DN vừa ích lợi cho phát triển”[22].
Ngoài ra, còn có nhiều định nghĩa khác để biểu đạt nội hàm khái niệm
TNXH của DN, định nghĩa của Ngân hàng Thế giới được coi là khá toàn diện

và được nhiều độc giả chấp nhận. Theo đó, “TNXH của DN là khái niệm mà
ở đó các tổ chức coi trọng lợi ích của xã hội bằng cách chịu trách nhiệm về
tác động của các hoạt động của mình đối với khách hàng, nhà cung cấp,

19
người lao động, cổ đông, cộng đồng và các bên liên quan khác, cũng như môi
trường. Trách nhiệm này được coi là vượt qua cả trách nhiệm tuân thủ luật
pháp và xem như các tổ chức tự nguyện tiến hành thêm các biện pháp nhằm
cải thiện chất lượng cuộc sống cho người lao động và gia đình của họ cũng
như cho cộng đồng địa phương và xã hội nói chung” [10].
Như vậy, thông qua các khái niệm về TNXH của DN được đề cập ở
trên có thể khái quát TNXH của DN là việc DN hoạt động sao cho vừa tốt cho
DN vừa đảm bảo lợi ích của các bên liên quan bao gồm: khách hàng, nhà
cung cấp, người lao động, cổ đông và cho cả cộng đồng xã hội cũng như môi
trường đảm bảo sự PTBV của xã hội. Thông qua khái niệm TNXH của DN có
thể thấy nó bao gồm các yếu tố, các mặt như: 1. BVMT; 2. Đóng góp cho
cộng đồng xã hội; 3. Thực hiện tốt trách nhiệm với nhà cung cấp; 4. Bảo đảm
lợi ích và an toàn cho người tiêu dùng; 5. Quan hệ tốt với người lao động; và
6. Đảm bảo lợi ích cho cổ đông và người lao động trong DN. Trong đó, bốn
yếu tố đầu tiên thể hiện trách nhiệm bên ngoài của DN, còn hai yếu tố cuối
thể hiện trách nhiệm bên trong, nội tại của DN. Tất nhiên, sự phân chia thành
trách nhiệm bên ngoài và trách nhiệm bên trong chỉ có ý nghĩa tương đối và
không thể nói trách nhiệm nào quan trọng hơn trách nhiệm nào.
Ở Việt Nam, không phải đến bây giờ, vấn đề TNXH của DN mới được
đặt ra; mà trái lại, ngay trong thời bao cấp, người ta cũng đã nói nhiều về
TNXH của các xí nghiệp đối với nhà nước và người lao động, cũng như đối
với cộng đồng nói chung. Nhưng, trong những năm gần đây, TNXH được
hiểu một cách rộng rãi hơn, không chỉ từ phương diện đạo đức, mà cả từ
phương diện pháp lý. Những tác hại về môi trường do một số DN gây ra
trong thời gian qua không những bị dư luận lên án về phương diện đạo đức,

mà quan trọng hơn là cần phải được xử lý nghiêm khắc về phương diện pháp
lý. Do đó, không phải ngẫu nhiên trên sách báo và nhiều diễn đàn ở Việt
Nam, thuật ngữ TNXH của DN đã và đang được sử dụng ngày càng phổ biến.
Tuy nhiên, TNXH vẫn là vấn đề còn khá mới mẻ và được hiểu theo nhiều
cách khác nhau. Có thể nói rằng, đến thời điểm này chưa có một định nghĩa

20
thống nhất nào về TNXH và chúng ta chỉ có thể tiếp cận vấn đề TNXH bằng
cách nhìn vào 02 lợi ích của nó, đó là lợi ích cho DN và lợi ích cho xã hội.
1.1.2.2. Lợi ích thu được từ việc thực hiện trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp
Ngày nay, TNXH đã trở thành một trong những nội dung quan trọng và
không thể thiếu được trong hoạt động quản trị chiến lược của tất cả các DN
với nội dung thực hiện không chỉ giới hạn trong các vấn đề truyền thống về
môi trường sinh thái mà còn lan rộng tới rất nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội
khác. Nhiều nhà lãnh đạo DN đã bắt đầu coi TNXH là một cơ hội vừa nhằm
đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của DN, vừa góp phần đóng góp cho xã hội.
Các nhà lãnh đạo xem TNXH là trọng tâm trong tất cả các chiến lược kinh
doanh của DN, giúp DN tập trung vào những hoạt động kinh doanh chính một
cách sáng tạo. Người đầu tiên thực hiện TNXH, có thể nói là ông Noris, CEO
đầu tiên của công ty Control Data. Ông đã phác thảo những ý tưởng đầu tiên
về TNXH vào năm 1955. Theo Noris, các DN nên sử dụng tài năng và nguồn
lực của mình nhằm đáp ứng những nhu cầu của xã hội. Ý tưởng này thể hiện
sự kết nối và trách nhiệm của DN với cộng đồng. Tuy nhiên, ông đã không
thành công trong việc triển khai những ý tưởng của mình. United Way là
người đã phát triển ý tưởng của Noris thành chiến lược thành công giúp DN
gia tăng lợi thế cạnh tranh đồng thời phát triển cộng đồng lâu dài.
Đối với bất kỳ DN nào, ngay từ khi bắt đầu khởi nghiệp thì mục đích
lợi nhuận là vấn đề DN quan tâm hàng đầu. Nhưng để DN PTBV, có thương
hiệu và uy tín trên thị trường trong nước cũng như quốc tế thì các DN cần chú

trọng tới việc xây dựng hình ảnh DN. Một trong những biện pháp hữu hiệu
giúp xây dựng và quảng bá hình ảnh DN là việc thực hiện tốt TNXH của DN
đó. Do vậy, song hành với quá trình phát triển sản xuất, kinh doanh, DN cần
quan tâm đến việc thực hiện TNXH.
Theo báo cáo của công ty Cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam
(Vietnam Report) có đến 62% trong số các DN VNR500 (top 500 DN lớn nhất
tại Việt Nam) được hỏi đều cho rằng TNXH ngày càng đóng vai trò quan

21
trọng hơn trong chiến lược kinh doanh của họ, đặc biệt trong thời kỳ sau suy
thoái kinh tế hiện nay. Con số này cho thấy rằng các DN VNR500 nói riêng
và cộng đồng DN Việt nói chung đã có những nhận định đúng đắn về TNXH
và tầm quan trọng của TNXH trong sự PTBV của DN. Cũng theo một nghiên
cứu của công ty này dành cho các DN hàng đầu Việt Nam thì có đến 78% số
DN được hỏi cho rằng khía cạnh thu được nhiều lợi ích nhất từ việc thực hiện
TNXH của DN trong thời gian qua là nâng cao được hình ảnh DN trong cộng
đồng. Thực vậy, khi DN thực hiện tốt TNXH, không chỉ người tiêu dùng, mà
cả cộng đồng biết đến DN với sự đánh giá cao về thương hiệu. Một khía cạnh
khác cũng được các DN nhận định là thu được lợi ích từ việc thực hiện
TNXH của DN trong thời gian qua là việc thu hút và giữ chân nhân sự tài
năng (30% trong tổng số DN VNR500 được hỏi)
1
. Bởi, trong chiến lược thực
hiện TNXH của DN có sự quan tâm đến an toàn lao động, đến đời sống của
không chỉ cá nhân người lao động mà còn cả gia đình họ nữa; người lao động
làm việc trong các DN này được đào tạo nâng cao về chuyên môn, được làm
việc trong một môi trường hiện đại, thân thiện và an toàn. Chính vì thế, khối
nhân sự tài năng này muốn gắn bó lâu dài với DN và cống hiến hết mình cho
DN. Như vậy, việc thực hiện tốt TNXH đem lại cho DN rất nhiều thuận lợi:
hình ảnh của DN được nâng cao, người lao động gắn bó và cống hiến hết

mình cho DN, DN có ưu thế cạnh tranh hơn.
Xét một cách tổng thể, việc thực hiện TNXH sẽ mang lại những lợi ích
trực tiếp đối với DN và lợi ích cho xã hội:
* Ở cấp độ DN
Thứ nhất, thực hiện TNXH góp phần giảm chi phí và tăng năng suất.
Trong một số trường hợp, TNXH có thể đem lại hiệu suất lớn hơn, tiết kiệm
được chi phí từ việc ứng dụng các kỹ thuật giảm thiểu chất thải, và điều này
có thể giúp DN có được giá cả cạnh tranh hơn. Một DN có thể tiết kiệm được
chi phí sản xuất nhờ đầu tư, lắp đặt các thiết bị mới. Chẳng hạn, một DN sản


1
Theo Công ty Cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam (VietNam Report) (2010), Báo cáo
thường kỳ số 7 của VNR: Trách nhiệm xã hội - con đường nào cho doanh nghiệp Việt


22
xuất bao bì lớn của Ba Lan đã tiết kiệm được 12 triệu đôla Mỹ trong 5 năm
nhờ việc lắp đặt thiết bị mới, nhờ đó làm giảm 7% lượng nước sử dụng, 70%
lượng chất thải nước và 87% chất thải khí
2
.
Mặt khác, chi phí sản xuất và năng suất lao động phụ thuộc chặt chẽ
vào hệ thống quản lý nhân sự. Một hệ thống quản lý nhân sự hiệu quả cũng
giúp DN cắt giảm chi phí và tăng năng suất lao động đáng kể. Chế độ lương,
thưởng hợp lý, môi trường lao động sạch sẽ và an toàn, các cơ hội đào tạo và
chế độ bảo hiểm y tế và giáo dục đều góp phần giảm tỷ lệ nhân viên nghỉ, bỏ
việc, do đó giảm chi phí tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới. Tất cả những
yếu tố đó góp phần giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động.
Thứ hai, thực hiện TNXH góp phần tăng doanh thu. Mỗi DN đều hoạt

động trên một địa bàn nhất định. Do đó, việc đầu tư hỗ trợ phát triển kinh tế
địa phương có thể tạo ra một nguồn lao động tốt hơn, nguồn cung ứng rẻ và
đáng tin cậy hơn và nhờ đó tăng doanh thu. Chẳng hạn, công ty Hindustan
Lever, một chi nhánh của tập đoàn Unilever tại Ấn Độ, vào đầu những năm
70 (của thế kỷ 20) chỉ hoạt động được với 50% công suất do thiếu nguồn
cung ứng sữa bò từ địa phương và do vậy, đã bị lỗ trầm trọng. Để giải quyết
vấn đề này, công ty đã thiết lập một chương trình tổng thể giúp nông dân
tăng sản lượng sữa bò. Chương trình này bao gồm đào tạo nông dân cách
chăn nuôi, cải thiện cơ sở hạ tầng cơ bản và thành lập một ủy ban điều phối
những nhà cung cấp địa phương. Nhờ đó, số lượng làng cung cấp sữa bò đã
tăng từ 6 tới hơn 400, giúp cho công ty hoạt động hết công suất và đã trở
thành một trong những chi nhánh kinh doanh lãi nhất tập đoàn
3
.
Thứ ba, thực hiện TNXH góp phần nâng cao giá trị thương hiệu và uy
tín của công ty. TNXH có thể giúp DN tăng giá trị thương hiệu và uy tín đáng
kể. Đến lượt nó, uy tín giúp DN tăng doanh thu, hấp dẫn các đối tác, nhà đầu
tư và người lao động. Trên thế giới, những công ty khổng lồ đang chi một
khoản tiền rất lớn để trở thành hình mẫu kinh doanh lý tưởng. Ví dụ như hãng


2
,3
Theo Công ty luật Sunlaw, Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp,
,
ngày cập nhật 12.5.2013

×