Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Đông Đô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (352.03 KB, 72 trang )

Học viện Ngân hàng Khoá luận tốt nghiệp
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
và kết quả trong khóa luận là trung thực và xuất phát từ thực tế nghiên cứu
Hà Nội, ngày 03 tháng 06 năm 2012
Sinh viên
Phạm Thị Hồng Nhung
SV: Phạm Thị Hồng Nhung Lớp: TTQTB – K11
Học viện Ngân hàng Khoá luận tốt nghiệp
MỤC LỤC
SV: Phạm Thị Hồng Nhung Lớp: TTQTB – K11
Học viện Ngân hàng Khoá luận tốt nghiệp
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT, KÝ HIỆU
Ký hiệu Nguyên văn
VP Đông Đô Ngân hàng VP chi nhánh Đông
Đô
KDNH Kinh doanh ngoại hối
TTQT Thanh toán quốc tế
XNK Xuất nhập khẩu
NHNN Ngân hàng nhà nước
DN Doanh nghiệp
TCTD Tổ chức tín dụng
NHTM Ngân hàng thương mại
USD Đô la Mỹ
JPY Đồng bảng Anh
EUR Đồng EURO
JPY Yên Nhật
VND Đồng Việt Nam
trđ Triệu đồng
SV: Phạm Thị Hồng Nhung Lớp: TTQTB – K11
Học viện Ngân hàng Khoá luận tốt nghiệp


DANH MỤC BẢNG BIỂU
SV: Phạm Thị Hồng Nhung Lớp: TTQTB – K11
Học viện Ngân hàng Khoá luận tốt nghiệp

LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Không thể phủ nhận được xu hướng quốc tế hóa đời sống kinh tế đang
diễn ra ngày càng sâu rộng trên khắp các lĩnh vực của nền kinh tế. Hoạt động
kinh doanh của các NHTM trở nên phong phú và đa dạng hơn bao giờ hết.
Bên cạnh các nghiệp vụ ngân hàng mang tính truyền thống, các NHTM nói
chung và ngân hàng VP nói riêng đã không ngừng phát triển các nghiệp vụ tài
chính mới, hiện đại trong đó có các hoạt động về KDNH, xem đây là một
trong những hoạt động chiến lược nhằm giữ vững vị thế trên thị trường trong
nước cũng như phát triển các hoạt động thương mại quốc tế trên thị trường
quốc tế. Là một hoạt động kinh doanh có thể đem lại lợi nhuận rất cao tuy
nhiên nó cũng chứa đựng đẩy rủi ro. Thông qua nghiệp vụ trên thị trường
ngoại hối, mà hoạt động thương mại quốc tế, chu chuyển vốn quốc tế sẽ trở
lên linh hoạt và có hiệu quả hơn.
Vấn đề đặt ra là làm thế nào để có thể phát triển hoạt động KDNH một
cách tốt nhất, mang lại lợi nhuận cho ngân hàng, nâng cao uy tín đồng thời
đảm bảo an toàn trong kinh doanh, nhất là trong điều kiện hội nhập như hiện
nay. Vì vậy, yêu cầu cấp thiết là phải nghiên cứu, đánh giá thực trạng hoạt
động tại ngân hàng VP chi nhánh Đông Đô để đưa ra những giải pháp khoa
học và hữu ích nhằm giải quyết vấn đề trên.
Xuất phát từ thực tế trên, em lựa chọn đề tài: “Giải pháp phát triển
hoạt động kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng
chi nhánh Đông Đô” làm khóa luận
2. Mục đích nghiên cứu
-Làm rõ khái niệm và những vấn đề liên quan đến hoạt động KDNH
-Phân tích đánh giá đối chiếu thực trạng hoạt động kinh doanh ngoại hối

tại ngân hàng VP chi nhánh Đông Đô, từ đó đánh giá những thành tựu đạt
SV: Phạm Thị Hồng Nhung Lớp: TTQTB – K11
5
Học viện Ngân hàng Khoá luận tốt nghiệp

được, những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó.
-Căn cứ vào cơ sở lý luận, những phân tích thực tế, khóa luận đưa ra hệ
thống kiến nghị nhằm phát triển hoạt động KDNH tại VP chi nhánh Đông Đô.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-Nghiên cứu những đặc trưng cơ bản của hoạt động KDNH, các nghiệp
vụ KDNH, các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động KDNH tại ngân hàng.
-Thực trạng hoạt động KDNH.
-Các giải pháp hoàn thiện và phát triển hoạt động KDNH.
Các đối tượng trên được lấy số liệu từ năm 2008 – 2011
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, khóa luận cũng sử dụng phương pháp triết
học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử cùng phương pháp khảo sát, thống
kê, so sánh, phân tích, và tổng hợp để xử lý số liệu. Ngoài ra, trong khóa luận
còn sử dụng các bảng biểu để tăng thêm tính thuyết phục và tính trực quan.
5. Kết cấu khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận bao gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về phát triển hoạt động kinh doanh ngoại
hối của ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng
VP chi nhánh Đông Đô
Chương 3: Các giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối
tại ngân hàng VP chi nhánh Đông Đô
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG
SV: Phạm Thị Hồng Nhung Lớp: TTQTB – K11
6

Học viện Ngân hàng Khoá luận tốt nghiệp

KINH DOANH NGOẠI HỐI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Tổng quan về hoạt động kinh doanh ngoại hối
1.1.1 Khái niệm về kinh doanh ngoại hối
1.1.1.1 Ngoại hối
Ngoại hối là (the foreign exchange) bao gồm các phương tiện thanh toán
được sử dụng trong thanh toán quốc tế.
Ngày nay, các phương tiện thanh toán quốc tế được thể hiện bằng các tài
sản tài chính (financial assets). Đối với một quốc gia, ngoại hối bao gồm:
Ngoại tệ, các giấy tờ có giá ghi bằng ngoại tệ, vàng tiêu chuẩn quốc tế và
đồng tiền quốc gia do người không cư trú nắm giữ.
Ngoại hối là hàng hóa mua bán trên thị trường ngoại hối, nhưng trên
thực tế, người ta chỉ giao dịch mua bán ngoại tệ, còn các giấy tờ có giá ghi
bằng ngoại tệ không được giao dịch trực tiếp trên thị trường ngoại hối. Muốn
trở thành ngoại tệ để giao dịch trên thị trường ngoại hối, thì trước hết phải bán
(chiết khấu) các giấy tờ có giá để có ngoại tệ, sau đó mới tiến hành mua bán
ngoại tệ trên thị trường ngoại hối.Như vậy, đối tượng mua bán trên thị trường
ngoại hối chỉ gồm: Mua bán các đồng tiền khác nhau, mua bán vàng tiêu
chuẩn quốc tế. Do vai trò của vàng giảm đáng kể, chính vì vậy khi nói đến thị
trường ngoại hối người ta thường hiểu đó là thị trường mua bán các đồng tiền
khác nhau, hay mua bán ngoại tệ, nghĩa là thị trường ngoại hối được hiểu theo
nghĩa thực tế là thị trường mua bán ngoại tệ. Trong khóa luận này, các khái
niệm ngoại hối trùng với ngoại tệ và thị trường ngoại hối trùng với thị trường
ngoại tệ.
SV: Phạm Thị Hồng Nhung Lớp: TTQTB – K11
7
Học viện Ngân hàng Khoá luận tốt nghiệp

1.1.1.2 Kinh doanh ngoại hối

a.Khái niệm
KDNH là hoạt động mua – bán ngoại tệ của các ngân hàng khi tham
gia trên thị trường ngoại hối trong và ngoài nước nhằm đảm bảo nhu cầu về
ngoại tệ của khách hàng, thu lợi nhuận chủ yếu thông qua chênh lệch tỷ giá,
kinh doanh cho khách hàng và cho chính ngân hàng.
b.Tính tất yếu của hoạt động KDNH
- Trong xu thế hội nhập và phát triển của thế giới nói chung và Việt Nam
nói riêng, việc tham gia của ngoại tệ trong quan hệ kinh tế quốc tế là một điều
tất yếu. Tất cả các hoạt động của tổ chức kinh tế (như chi trả nước ngoài trong
các quan hệ kinh tế, chính trị, ngoại giao…) và cá nhân (chi trả kiều hối, đi du
lịch, học tập, chữa bệnh ở nước ngoài) đều phát sinh nhu cầu về ngoại tệ.
- Ngoài ra, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các ngân hàng ra đời
ngày càng nhiều, cạnh tranh ngày càng gay gắt, vì vậy, việc cung ứng sản
phẩm mới (trong đó có hoạt động KDNH) một cách tốt nhất góp phần giúp
ngân hàng chiến thắng trong cạnh tranh, nâng cao uy tín, hình ảnh của ngân
hàng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và hoạt động kinh tế
đối ngoại nói riêng.
- Phát triển hoạt động KDNH cũng có ý nghĩa trong việc nâng cao hình
ảnh của ngành ngân hàng Việt Nam trên trường quốc tế. Nó giúp Việt Nam
thực hiện được những quan hệ đối ngoại với các quốc gia khác nhau trên thế
giới mà không còn gặp khó khăn khi sử dụng các đồng tiền khác nhau.
1.1.1.3 Vai trò của KDNH
KDNH là hoạt động cơ bản của một ngân hàng hiện đại trên thế giới.
Phát triển hoạt động KDNH là phù hợp với xu thế chung khi hội nhập.
-Phát triển hoạt động KDNH góp phần giúp ngân hàng tăng lợi nhuận
một trong những chỉ tiêu định lượng đo lường hiệu quả hoạt động của ngân
SV: Phạm Thị Hồng Nhung Lớp: TTQTB – K11
8
Học viện Ngân hàng Khoá luận tốt nghiệp


hàng. Bởi vậy, việc đưa ra thị trường sản phẩm này đã góp phần đa dạng hóa
các hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa
dạng của khách hàng trong và ngoài nước. Khi nhu cầu của họ được thỏa mãn
một cách tốt nhất, việc tiêu dùng sản phẩm dịch vụ sẽ diễn ra nhiều hơn, lợi
nhuận của ngân hàng sẽ gia tăng. Ngoài ra, khi ngân hàng tham gia hoạt động
đầu cơ, nếu tỷ giá biến động theo hướng có lợi cho ngân hàng thì có khả năng
ngân hàng sẽ thu được lợi nhuận cao từ hoạt động đầu cơ này.
-Hoạt động KDNH phát triển tốt sẽ nâng cao uy tín của ngân hàng. Một
ngân hàng hoạt động hiệu quả, đạt được lợi nhuận cao sẽ tạo lòng tin của
khách hàng.
-Sự phát triển của hoạt động này có tác động thúc đẩy các hoạt động có
liên quan phát triển tiếp theo. Đó là những sản phẩm có cùng đối tượng khách
hàng như TTQT, tài trợ XNK….Do vậy, khi hoạt động mua bán ngoại tệ diễn
ra thuận lợi sẽ tạo nguồn ngoại tệ phong phú để phát triển các hoạt động có
liên quan.
1.1.2 Lãi, lỗ trong kinh doanh ngoại hối
Lãi (lỗ) trong KDNH phát sinh thông qua việc mua – bán các đồng tiền
tại các mức tỷ giá khác nhau.
Tỷ giá mua (bán) là tỷ giá tại đó ngân hàng yết giá sẵn sàng mua (bán)
đồng tiền yết giá.
Chênh lệch giữa tỷ giá mua và tỷ giá bán gọi là spread. Spread được tính
theo cách sau:
-Tính theo điểm tỷ giá (số tuyệt đối): Spread = Tỷ giá bán – Tỷ giá mua.
-Tính theo tỷ lệ % (số tương đối):
Spread = 100% X
SV: Phạm Thị Hồng Nhung Lớp: TTQTB – K11
Tỷ giá bán – Tỷ giá mua
Tỷ giá mua
9
Học viện Ngân hàng Khoá luận tốt nghiệp


Spread không phải là một tỷ lệ cố định cho tất cả các giao dịch và cho tất
cả các đồng tiền mà phụ thuộc vào: số lượng ngoại tệ trong giao dịch; tầm cỡ
cũng như sự nổi tiếng của trung tâm tài chính; tính chất ổn định hoặc không
ổn định của các đồng tiền tham gia giao dịch; tỷ trọng các đồng tiền trong
giao dịch.
Các hoạt động làm phát sinh lãi lỗ trong KDNH là:
1.1.2.1 Mua bán hộ khách hàng
Các ngân hàng tiến hành hoạt động KDNH chủ yếu để phục vụ nhu cầu
của khách hàng đó là nhu cầu thanh toán ngoại thương. Điều này sẽ thúc đẩy
sự phát triển của hoạt động TTQT. Nó thể hiện ở việc ngân hàng làm trung
gian cho khách hàng, mua ngoại tệ của khách hàng xuất khẩu, bán ngoại tệ
cho khách hàng nhập khẩu và thực hiện các dịch vụ giao dịch khác nhằm làm
cân bằng trạng thái ngoại tệ do những giao dịch với khách hàng tạo ra.
Đây là nghiệp vụ chủ yếu của ngân hàng. Thực hiện hoạt động này, ngân
hàng hầu như không có rủi ro vì chỉ khi khách hàng có nhu cầu ngân hàng
mới tiến hành kinh doanh. Do vậy, việc mua bán sẽ không tạo ra trạng thái
ngoại tệ. Khi khách hàng có nhu cầu mua hay bán một loại ngoại tệ nào đó,
họ sẽ nhờ ngân hàng mua bán hộ. Bằng việc yết tỷ giá mua thấp hơn tỷ giá
bán, ngân hàng sẽ có thu nhập từ hoạt động KDNH. Đặc biệt, nếu ngân hàng
đồng ý mua bán một lượng ngoại tệ với số lượng như nhau thì ngân hàng sẽ
thu được khoản lợi nhuận mà không cần phải bỏ ra một đồng vốn nào. Lợi
nhuận mà ngân hàng thu được từ giao dịch này chính là spread. Nếu ngân
hàng mở rộng spread thì lợi nhuận thu được sẽ lớn hơn trong mỗi giao dịch.
Tuy nhiên, việc này sẽ không hấp dẫn khách hàng. Do vậy, trong cạnh tranh
ngân hàng thường có xu hướng thu hẹp spread nhằm tăng doanh số giao dịch,
tăng lượng khách hàng mua bán ngoại tệ, từ đó tăng uy tín cho ngân hàng.
Không chỉ mua bán ngoại tệ một cách trực tiếp, ngân hàng còn cung cấp
SV: Phạm Thị Hồng Nhung Lớp: TTQTB – K11
10

Học viện Ngân hàng Khoá luận tốt nghiệp

dịch vụ tư vấn cho khách hàng những vấn đề có liên quan đến ngoại hối như
lãi suất, tỷ giá… nhằm phục vụ nhu cầu kinh doanh của khách hàng. Tuy
nhiên, đặc trưng của hoạt động này chỉ diễn ra khi khách hàng có nhu cầu chứ
không phải bất cứ khi nào ngân hàng cũng có thể tiến hành KDNH.
1.1.2.2 Kinh doanh chênh lệch tỷ giá
Tỷ giá mua vào luôn thấp hơn tỷ giá bán ra. Đồng thời, tỷ giá được niêm
yết ở những nơi khác nhau là khác nhau. Kinh doanh chênh lệch tỷ giá là việc
tại cùng một thời điểm, ngân hàng mua một đồng tiền tại nơi rẻ và bán ra tại
nơi giá cao hơn để ăn chênh lệch tỷ giá. Khi thực hiện hành vi này, việc mua
bán diễn ra tại cùng một thời điểm nên về mặt lý thuyết thì kinh doanh chênh
lệch tỷ giá không chịu rủi ro tỷ giá và không phải bỏ vốn; đồng thời ngân
hàng không tạo ra trạng thái ngoại hối. Tuy nhiên khác với nghiệp vụ mua
bán hộ khách hàng, quyết định kinh doanh là do ngân hàng quan sát thị
trường, thấy chênh lệch theo hướng có lợi cho mình và tiến hành kinh doanh
nhằm thu lợi nhuận. Lãi trong kinh doanh chắc chắn sẽ biết trước.
Ngày nay, thông tin được truyền đi nhanh chóng và rộng khắp. Mọi diễn
biến của thị trường đều được cập nhật và thị trường hoạt động ngày càng
thông suốt, vì vậy hoạt động này ngày càng khó xảy ra. Nếu tỷ giá tại một thị
trường chênh lệch so với thị trường khác thì thông tin này được truyền đi
ngay lập tức và hoạt động kinh doanh chênh lệch tỷ giá sẽ diễn ra, khiến cho
cung cầu về ngoại tệ thay đổi kéo tỷ giá trở lại cân bằng so với các thị trường.
Chỉ có những ngân hàng chịu khó quan sát thị trường, nắm bắt thông tin kịp
thời và có kĩ thuật tiến hành kinh doanh nhanh chóng mới có thể thực hiện
được kinh doanh chênh lệch tỷ giá trong trường hợp này bởi cơ hội kinh
doanh chỉ là thoáng qua.
1.1.2.3 Hoạt động đầu cơ tỷ giá
Tỷ giá thường xuyên biến đổi theo cung cầu ngoại tệ trên thị trường.
SV: Phạm Thị Hồng Nhung Lớp: TTQTB – K11

11
Học viện Ngân hàng Khoá luận tốt nghiệp

Điều này kích thích ngân hàng tiến hành hoạt động đầu cơ tỷ giá. Đó là việc
ngân hàng tiến hành mua ngoại tệ ngày hôm nay (Spot hay Forward) và bán
lại đồng tiền này tại một thời điểm nhất định trong tương lai nhằm ăn chênh
lệch giá.
Trong hoạt động này, hành vi mua bán diễn ra tại hai thời điểm khác
nhau nên tạo ra trạng thái ngoại hối mở, gây rủi ro tỷ giá và ngân hàng phải
bỏ vốn kinh doanh. Ngân hàng có thể kinh doanh bất cứ lúc nào và thời gian
đầu cơ cũng do ngân hàng tự quyết định. Nguyên tắc kinh doanh là ngân hàng
phải phán đoán thị trường và sẵn sàng chịu rủi ro. Chính vì vậy, lãi kinh
doanh là không chắc chắn và không biết trước.
Mục đích của ngân hàng khi tiến hành hoạt động này là tự doanh nhằm
tìm kiếm thêm lợi nhuận, bảo hiểm rủi ro. Thực hiện hoạt động này đòi hỏi
các ngân hàng phải quản lý trạng thái ngoại tệ ở mức cần thiết để phải những
rủi ro gây thiệt hại về mặt tài sản cũng như uy tín cho chính ngân hàng.
1.2 Các nghiệp vụ KDNH
1.2.1 Nghiệp vụ giao ngay
1.2.1.1 Khái niệm
Nghiệp vụ ngoại hối giao ngay được thống nhất trên thị trường quốc tế
chỉ bao gồm việc mua bán các đồng tiền khác nhau có trên tài khoản ngân
hàng và các bên mua bán tiến hành thanh toán ngay sau khi đã thỏa thuận.
Ngày giá trị của hợp đồng giao ngay thông thường là hai ngày làm việc
tiếp theo sau ngày hợp đồng được ký kết.
1.2.1.2 Đặc điểm của thị trường giao ngay
Đây là thị trường sôi động, giao dịch với khối lượng lớn, tốc độ giao
dịch nhanh và có thể tận dụng được cơ hội kinh doanh chênh lệch tỷ giá dù là
rất nhỏ.
SV: Phạm Thị Hồng Nhung Lớp: TTQTB – K11

12
Học viện Ngân hàng Khoá luận tốt nghiệp

Thị trường giao ngay bao gồm cả thị trường bán buôn (Interbank) và thị
trường bán lẻ. Nhưng doanh số giao dịch trên Interbank là chủ yếu nên người
ta thường coi thị trường giao ngay chính là thị trường tài chính lớn nhất toàn
cầu, trong đó lớn nhất là thị trường Anh (chiếm 27% doanh số giao dịch toàn
cầu), tiếp theo là Mỹ, Nhật, Singapore…Đây là thị trường phi tập trung
(không giao dịch trên sở giao dịch), bao gồm các NHTM, các công ty tài
chính lớn, những nhà môi giới ngoại hối và cả NHTW, trong đó NHTM đóng
vai trò chủ chốt.
Tuy nhiên, nếu chỉ sử dụng hợp đồng giao ngay thì ngân hàng rất dễ gặp
phải rủi ro tỷ giá. Bởi thực tế cho thấy, để kinh doanh ngoại tệ có lãi thì nhà
kinh doanh phải tạo ra trạng thái ngoại tệ mở và tỷ giá phải biến động. Để
tránh rủi ro tỷ giá, nhà kinh doanh cần biết cách tạo ra trạng thái ngoại tệ theo
hướng biến động của tỷ giá để cho lợi cho mình nhất. Tỷ giá là một yếu tố
khách quan đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nó luôn biến động
thất thường và không giới hạn làm cho cơ hội kiếm lãi của các nhà kinh
doanh trở lên thường xuyên và hấp dẫn hơn nhưng rủi ro gặp phải cũng không
thể lường trước được.
1.2.1.3 Tỷ giá giao ngay
Tỷ giá giao ngay được xác định theo quy luật cung cầu trên thị trường
ngoại tệ liên ngân hàng. Thực tế hiện nay, hầu hết các NHTM trên thế giới
nói chung và Việt Nam nói riêng, thường tính tỷ giá bình quân cho cả ngày
giao dịch. Hàng ngày vào đầu giờ làm việc buổi sáng,các ngân hàng tính toán
tỷ giá giao ngay dựa trên cơ sở bao gồm tỷ giá giao ngay được xác định chính
xác theo quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường; tỷ giá bình quân của thị
trường ngoại tệ liên ngân hàng của ngày hôm trước và trên cơ sở tỷ giá của
ngân hàng bạn….
SV: Phạm Thị Hồng Nhung Lớp: TTQTB – K11

13
Học viện Ngân hàng Khoá luận tốt nghiệp

Tỷ giá này sẽ là tỷ giá giao ngay và được sử dụng trong suốt ngày làm
việc hôm đó. Chỉ trong một số trường hợp đặc biệt ngân hàng mới điểu chỉnh
tỷ giá giao ngay trong cùng ngày làm việc.
1.2.1.4 Phân loại
Giao dịch giao ngay bao gồm hai loại:
a.Giao dịch tiền mặt giao ngay
Khái niệm: Giao dịch tiền mặt giao ngay là việc mua – bán của các ngoại
tệ được căn cứ vào tỷ giá và biên độ giao động tỷ giá của các loại ngoại tệ đó
trên thị trường ngoại hối lớn như: London, NewYork, Tokyo, Singapore,
Frankfurt….
Nhìn chung, tỷ giá giao dịch tiền mặt được yết với spread rất rộng, trung
bình từ 5 – 6%, một số ngoại tệ đặc biệt có thể được yết vơi spread 10% hay
hơn 10%. Đó là do: doanh số giao dịch nhỏ; chi phí các công việc giấy tờ; chi
phí vận chuyển kho quỹ, kiểm đếm cao; ngân hàng luôn phải giữ các loại
ngoại tệ khác nhau từ nhu cầu phục vụ nhu cầu đổi tiền của khách hàng và số
ngoại tệ này không sinh lời; rủi ro về tiền giả.
Thị trường ngoại tệ tiền mặt gồm
Thị trường bán lẻ: Là nơi diễn ra các giao dịch ngoại tệ tiền mặt giữa
khách hàng với ngân hàng.
Thị trường bán buôn: Là nơi diễn ra các giao dịch ngoại tệ tiền mặt giữa
các công ty chuyên nghiệp chuyên mua bán ngoại tệ tiền mặt (những nhà bán
buôn tiền mặt – Bank note wholesaler) với các ngân hàng và các sở giao dịch
ngoại hối.
Chênh lệch spread trên thị trường bán buôn thấp hơn so với thị trường
bán lẻ thông thường mức chênh lệch này là 2% vì doanh số mua – bán trên thị
trường bán buôn lớn hơn nhiều so với thị trường bán lẻ.
SV: Phạm Thị Hồng Nhung Lớp: TTQTB – K11

14
Học viện Ngân hàng Khoá luận tốt nghiệp

b.Giao dịch chuyển khoản giao ngay
Khái niệm: Giao dịch chuyển khoản giao ngay là việc trao đổi các đồng
tiền trên các tài khoản khác nhau tại ngân hàng.
Đặc điểm:
-Các đồng tiền giao dịch đều dưới dạng ngoại tệ tín dụng (số dư Có trên
tài khoản ngoại tệ tại ngân hàng).
-Giao dịch được thực hiện thông qua sự trao đổi số dư Có trên các tài
khoản ngân hàng được ghi bằng đồng tiền giao dịch.
-Tỷ giá được xác định theo quy luật cung cầu của các đồng tiền tham gia
giao dịch trên thị trường ngoại hối liên ngân hàng toàn cầu.
1.2.2 Nghiệp vụ kỳ hạn
1.2.2.1 Khái niệm
Hợp đồng kỳ hạn là công cụ tài chính để mua hoặc bán một lượng tiền
nhất định, tại một tỷ giá nhất định tại một thời điểm xác định trong tương lai.
1.2.2.2 Đặc điểm
-Việc hoàn tất một giao dịch mua – bán được xác định vào một thời điểm
nhất định trong tương lai (một ngày bất kỳ kể từ ngày làm việc thứ ba sau
ngày ký kết hợp đồng). Thời điểm này chính là ngày giá trị của hợp đồng kỳ
hạn, được thỏa thuận ngay khi ký kết hợp đồng.
-Tại thời điểm ký kết hợp đồng không có sự trao đổi các đồng tiền
(không có các luồng tiền). Các luồng tiền này chỉ xảy ra tại thời điểm ngày
giá trị của hợp đồng.
1.2.2.3 Tỷ giá kỳ hạn
Là tỷ giá được thỏa thuận ngày hôm nay làm cơ sở cho việc trao đổi tiền
tệ tại một ngày xác định xa hơn ngày giá trị giao ngay.
Tỷ giá kỳ hạn được tính dựa trên cơ sở:
SV: Phạm Thị Hồng Nhung Lớp: TTQTB – K11

15
Học viện Ngân hàng Khoá luận tốt nghiệp

-Tỷ giá giao ngay (tỷ giá của các đồng tiền giao dịch tại thời điểm ký kết
hợp đồng kỳ hạn)
-Mức lãi suất của các đồng tiền tham gia giao dịch.
Công thức tổng quát xác định tỷ giá kỳ hạn
F = S + S
dpy
t
Rc
dpy
t
RcRt
.1
)(
+

Trong đó:
F: Tỷ giá kỳ hạn
S: Tỷ giá giao ngay.
Rt: Lãi suất/năm của đồng tiền định giá.
Rc: Lãi suất/năm của đồng tiền yết giá.
T: Thời hạn tính theo ngày.
Dpy: Cơ sở tính lãi suất (days per year) được tính số ngày trong một
năm.
Trong thực tế kinh doanh trên thị trường tiền tệ và thị trường ngoại hối,
lãi suất của mỗi đồng tiền và tỷ giá giao ngay đều được yết hai chiều . Dựa
vào những tiêu thức này người ta tính được tỷ giá kỳ hạn mua vào (Forward
Bid Rate – Fb) và tỷ giá kỳ hạn bán ra (Forward Offer Rate – Fo):

- Tỷ giá kỳ hạn mua vào (Fb) là tỷ giá mà tại đó ngân hàng yết giá
sẵn sang mua kỳ hạn đồng tiền yết giá.
- Tỷ giá kỳ hạn bán ra (Fo) là tỷ giá mà tại đó ngân hang yết giá sẵn
sàng bán kỳ hạn đồng tiền yết giá.
1.2.2.4 Điểm kỳ hạn
Điểm kỳ hạn là chênh lệch giữa tỷ giá kỳ hạn và tỷ giá giao ngay. Điểm
kỳ hạn được xác định bởi công thức : P = F – S
Trong đó P là điểm kỳ hạn (Point)
SV: Phạm Thị Hồng Nhung Lớp: TTQTB – K11
16
Học viện Ngân hàng Khoá luận tốt nghiệp

Đồng thời ta cũng rút ra được công thức tính điểm kỳ hạn như sau:
P = S
).1(
_(
)
dpy
t
R
dpy
t
RR
C
CT
+
Giả sử cơ sở lãi suất của các đồng tiền là như nhau. Từ công thức này,
người ta tính toán được tỷ giá kỳ hạn mà mình cần ký kết tại thời điểm hiện
tại dựa vào những dự đoán về biến động lãi suất trong tương lai.
Ta có:

-Nếu R
T
> R
C
thì P>0 được gọi là điểm kỳ hạn gia tăng. Trong trường
hợp này, tỷ giá kỳ hạn lớn hơn tỷ giá giao ngay, nghĩa là đồng tiền định giá sẽ
giảm giá kỳ hạn và đồng tiền yết giá sẽ lên giá kỳ hạn.
-Nếu R
T
< R
C
thì P<0, gọi là điểm kỳ hạn khấu trừ. Trong trường hợp
này, tỷ giá kỳ hạn nhỏ hơn tỷ giá giao ngay, nghĩa là đồng tiền định giá sẽ lên
giá kỳ hạn và đồng tiền yết giá sẽ giảm giá kỳ hạn.
-Nếu R
T
= R
C
thì P= 0, điểm kỳ hạn bằng 0 nên tỷ giá kỳ hạn và giá giao
ngay bằng nhau.
Như vậy, chỉ cần so sánh các mức lãi suất của các đồng tiền, ta có thể
biết đồng tiền nào lên giá đồng tiền nào giảm giá kỳ hạn
Việc tiến hành nghiệp vụ giao dịch kỳ hạn, thực chất là việc các ngân
hang áp dụng các công cụ kỹ thuật liên quan tới giao dịch kỳ hạn để dự đoán
tỷ giá trong tương lai. Trên cơ sở đó, ngân hàng tiến hành ký kết các hoạt
động mua – bán kỳ hạn nhằm thu được lợi nhuận, bảo hiểm rủi ro tỷ giá.
Giao dịch ngoại hối kỳ hạn ngày nay phát triển rất nhanh và ngày càng
đóng vai trò quan trọng trong thị trường ngoại hối. Đây là giao dịch không chỉ
có hiệu quả trong việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá đối với các công ty khi tham
gia hoạt động XNK, vay nợ nước ngoài hay thực hiện đầu tư quốc tê. Bên

cạnh đó trong những năm gần đây thị trường kỳ hạn còn là nơi hoạt động tích
SV: Phạm Thị Hồng Nhung Lớp: TTQTB – K11
17
Học viện Ngân hàng Khoá luận tốt nghiệp

cực của các nhà đầu tư để kiếm lời nên thị trường ngày càng hoạt động hiệu
quả.
1.2.3 Nghiệp vụ hoán đổi
1.2.3.1 Khái niệm
Hợp đồng hoán đổi ngoại hối là hợp đồng diễn ra việc đồng thời mua
vào và bán ra một đồng tiền nhất định, trong đó ngày giá trị mua vào và bán
ra là hai ngày khác nhau.
Về bản chất, giao dịch hoán đổi là sự kết hợp đồng thời hai hợp đồng
mua, bán ngoại tệ: một hợp đồng giao ngay và hợp đồng kỳ hạn.
Giống như trên thị trường giao ngay và kỳ hạn, nếu không có thỏa thuận
nào khác thì khi nói đến mua một đồng tiền có nghĩa là ngân hàng yết giá mua
vào đồng yết giá; bán một đồng tiền có nghĩa là ngân hàng yết giá bán ra đồng
tiền yết giá.
1.2.3.2 Đặc điểm của hợp đồng hoán đổi
-Là hợp đồng mua vào và bán ra một đồng tiền nhất định được ký kết
đồng thời tại ngày hôm nay.
-Số lượng mua vào và bán ra là như nhau nhưng ngày giá trị của hai hợp
đồng lại rất khác nhau
1.2.3.3 Tỷ giá hoán đổi
Tỷ giá hoán đổi phản ánh điểm kỳ hạn mà tại đó ngân hàng yết giá sẵn
sàng hoán đổi hai đồng tiền nhất định thông qua giao dịch giao ngay và giao
dịch kỳ hạn.
Do đó: Swap rates = Forward points
Hay: Tỷ giá hoán đổi = Tỷ giá kỳ hạn – Tỷ giá giao ngay.
Như vậy, về bản chất, tỷ giá hoán đổi không phải là tỷ giá đích thực mà

chỉ là chênh lệch giữa tỷ giá kỳ hạn và tỷ giá giao ngay.
Đối với giao dịch ngoại hối thông thường (bao gồm một giao dịch giao
SV: Phạm Thị Hồng Nhung Lớp: TTQTB – K11
18
Học viện Ngân hàng Khoá luận tốt nghiệp

ngay và một giao dịch kỳ hạn), có hai cách yết tỷ giá kỳ hạn
Yết giá kỳ hạn theo kiểu Outright: là cách yết trực tiếp tiến hành giao
dịch kỳ hạn mà không cần tính toán thêm.
Tỷ giá kỳ hạn mua vào một chiều = Tỷ giá giao ngay mua vào +/- Điểm
kỳ hạn mua vào
(Outright forward bid rate = Spot bid rate +/- Forward bid points)
Tỷ giá kỳ hạn bán ra một chiều = Tỷ giá giao ngay bán ra +/- Điểm kỳ
hạn bán ra
(Outright Forward offer rate +/- Forward offer rate points)
Yết tỷ giá kỳ hạn theo kiểu Swap: là cách yết tỷ giá theo điểm Swap
(chính là điểm kỳ hạn, là biến động tỷ giá giao ngay dự tính). Để biết được tỷ
giá về kỳ hạn phải lấy tỷ giá giao ngay cộng thêm điểm kỳ hạn gia tăng hoặc
trừ đi điểm kỳ hạn khấu trừ.
1.2.3.4 Phân loại
a. Căn cứ vào đặc điểm ngày giá trị
Thứ nhất, bao gồm một giao dịch giao ngay và một giao dịch kỳ hạn
(Spot – Forward Swap)
Thứ hai, bao gồm hai giao dịch đều là kỳ hạn được ký kết đồng thời
ngày hôm nay, nhưng ngày giá trị khác nhau (Forward – Forward Swap)
b. Căn cứ vào số lượng hợp đồng trong giao dịch, Giao dịch hoán đổi
được chia thành:
- Giao dịch hoán đổi đồng nhất: là giao dịch trong đó, vế giao ngay và vế
kỳ hạn thuộc một hợp đồng hoán đổi, Khi đó, tỷ giá giao ngay trong cả hai vế
của giao dịch hoán đổi đồng nhất, có thể là tỷ giá mua vào, tỷ giá bán ra hay

tỷ giá trung bình.
- Giao dịch hoán đổi không đồng nhất: là giao dịch trong đó có một hợp
đồng giao ngay và một hợp đồng kỳ hạn, đây là hai hợp đồng độc lập. Trong
SV: Phạm Thị Hồng Nhung Lớp: TTQTB – K11
19
Học viện Ngân hàng Khoá luận tốt nghiệp

trường hợp này, tỷ giá giao ngay được áp dụng cho vế giao ngay và về kỳ hạn
là không giống nhau, làm tăng chi phí của khách hàng tham gia giao dịch.
Giao dịch hoán đổi là một công cụ hữu ích để xử lý trạng thái luồng tiền
(tạo ra độ lệch về mặt thời gian đối với các luồng tiền) mà không tạo ra trạng
thái ngoại hối ròng, tuy nhiên chỉ hiệu quả trong ngắn hạn (dưới 1 năm), khi
tỷ giá kỳ hạn tính toán theo mức lãi suất hiện hành trên thị trường tương đối
sát với tỷ giá giao ngay dự tính trong tương lai, hay thị trường ngoại hối và thị
trường tiền tệ liên kết hoàn hảo. Còn trong dài hạn, khó có thể xác định chính
xác tỷ giá kỳ hạn.
1.2.4 Nghiệp vụ quyền chọn
1.2.4.1 Khái niệm
Hợp đồng quyền chọn tiền tệ là một công cụ tài chính cho phép người
mua hợp đồng quyền chọn có quyền (không phải nghĩa vụ) mua hoặc bán ra
một đồng tiền này với một đồng tiền khác tại một tỷ giá cố định đã thỏa thuận
trước trong một khoảng thời gian nhất định.
1.2.4.2 Tỷ giá quyền chọn
Tỷ giá áp dụng trong hợp đồng quyền chọn tiền tệ được gọi là tỷ giá
quyền chọn. Không giống như tỷ giá trong các giao dịch giao ngay, kỳ hạn
hay hoán đổi, tỷ giá quyền chọn do các bên tham gia hợp đồng quyền chọn
thoản thuận, không nhất thiết phụ thuộc vào quan hệ cung cầu trên thị trường.
Tỷ giá quyền chọn phụ thuộc chủ yếu vào phí quyền chọn: tỷ giá quyền
chọn càng có lợi cho người mua hợp đồng thì phí quyền chọn càng cao và
ngược lại. Vì vậy, tỷ giá quyền chọn có thể cao hơn đáng kể so với các tỷ giá

trong các giao dịch giao ngay, kỳ hạn hay hoán đổi.
1.2.4.3 Phân loại
Có nhiều tiêu thức để phân loại hợp đồng quyền chọn:
a.Nếu dựa vào lịch sử hình thành
SV: Phạm Thị Hồng Nhung Lớp: TTQTB – K11
20
Học viện Ngân hàng Khoá luận tốt nghiệp

-Quyền chọn kiểu Mỹ: là hợp đồng cho phép người nắm giữ quyền được
thực hiện quyền chọn vào những ngày làm việc hợp pháp trong thời gian hiệu
lực của hợp đồng.
-Quyền chọn kiểu châu Âu: chỉ cho phép thực hiện giao dịch tại thời
điểm hợp đồng đáo hạn .
Thông thường khi nói đến hợp đồng quyền chọn tiền tệ, người ta thường
đó là quyền chọn kiểu châu Âu, trừ khi nói rõ đó là quyền chọn kiểu Mỹ.
b. Nếu dựa vào nhu cầu của khách hàng
-Quyền chọn mua (Call Option): Là hợp đồng trong đó người mua hợp
đồng có quyền được mua một lượng ngoại tệ nhất định với một tỷ giá thỏa
thuận trong một thời gian nhất định.
Do kinh doanh không có phương pháp hữu hiệu để thực hiện các giao
dịch quyền chọn nhưng ta cũng có thể rút ra được một số điểm quan trọng:
Nếu nhà kinh doanh tin chắc vào xu hướng vận động của thị trường thì
nên ưu tiên giao dịch giao ngay và kỳ hạn. Còn nếu muốn đảm bảo chắc chắn
về các khoản thu (chi) bằng ngoại tệ tránh rủi ro khi tỷ giá biến động mạnh thì
giao dịch quyền chọn trở lên rất hiệu quả, bởi nó cho phép các bên giới hạn
hay giảm các khoản lỗ trong giao dịch.
Các hợp đồng quyền chọn mua thuộc tài sản có, các hợp đồng quyền
chọn bán thuộc tài sản nợ. Khi thị trường ngoại hối biến động làm xuất hiện
các cơ hội hấp dẫn thì có thể chuyển nhượng (bán lại hoặc mua lại) hợp đồng
quyền chọn (kiểu châu Âu) để cố định khoản lãi ngay khi hợp đồng chưa đến.

1.2.5 Nghiệp vụ tương lai
1.2.5.1 Khái niệm
Hợp đồng tương lai là sự thỏa thuận mua – bán một số lượng chuẩn hàng
hóa nào đó vào thời điểm đã được xác định trước trong tương lai theo mức giá
được thống nhất giữa hai bên ở thời điểm hiện tại.
SV: Phạm Thị Hồng Nhung Lớp: TTQTB – K11
21
Học viện Ngân hàng Khoá luận tốt nghiệp

1.2.5.2 Đặc điểm
- Giao dịch ngoại tệ tương lai được thực hiện trên cơ sở những hợp đồng
được tiêu chuẩn hóa và thông qua bởi sở giao dịch tiền tệ tương lai (Sở giao
dịch). Do đó, giao dịch tương lai không phải là thỏa thuận giữa các cá nhân
mà luôn có một bên tham gia hợp đồng là Sở giao dịch.
- Thị trường tiền tệ tương lai, chỉ tồn tại một số ngày giá trị nhất định.
Tuy nhiên, hợp đồng tương lai có thể được chấm dứt bất cứ lúc nào bằng việc
ký kết một hợp đồng tương lai đối nghịch (hợp đồng có cùng số lượng tiền tệ
và ngày giá trị nhưng theo chiều ngược lại). Vì vậy, các hợp đồng tương lai ít
khi được duy trì đến ngày đáo hạn mà có thể được thanh toán sớm bởi người
mua (bán)
- Quy định có tính chất bắt buộc là cả người mua, người bán phải ký quỹ
(mức ký quỹ thường là 4% giá trị hợp đồng) và phải trả phí giao dịch. Khoản
ký quỹ được duy trì trên tài khoản của nhà môi giới và nhà môi giới lại phải
ký quỹ trên tài khoản thanh toán bù trừ tại Sở giao dịch. Nếu số dư tài khoản
giảm xuống dưới hạn mức duy trì, thường là 75% mức ký quỹ ban đầu, nếu
những người nắm giữ hợp đồng tương lai không bổ sung đủ mức ký quỹ ban
đầu trong hai ngày làm việc thì Sở giao dịch sẽ tự động thanh lý hợp đồng với
khách hàng.
Giao dịch tương lai có một số ưu điểm sau:
-Khoản lãi phát sinh từ hợp đồng tương lai được điều chỉnh theo các

điều kiện của thị trường hàng ngày và những người tham gia có thể nhận
được khoản lãi của mình ngay trong ngày bằng tiền mặt.
-Chi phí giao dịch rất thấp.
-TÍnh lỏng của hợp đồng tương lai rất cao do vậy sự hiện diện làm trung
gian của Sở giao dịch.
-Nếu giá đóng cửa ngày hôm nay tăng so với giá đóng cửa ngày hôm
SV: Phạm Thị Hồng Nhung Lớp: TTQTB – K11
22
Học viện Ngân hàng Khoá luận tốt nghiệp

trước thì người mua có lãi và người bán chịu lỗ (đúng bằng phần chênh lệch).
Còn nếu giá đóng cửa ngày hôm nay giảm so với ngày hôm trước thì người
mua bị lỗ và người bán được lãi.
Thoạt nhiên, ta thấy hợp đồng tương lai và hợp đồng kỳ hạn có nhiều
điểm giống nhau. Tuy nhiên giữa hai hợp đồng này lại có nhiều điểm khác
nhau
Sử dụng hợp đồng tương lai cũng là một hình thức nữa để phòng ngừa
rủi ro tỷ giá. Tuy nhiên, để có thể áp dụng được phương pháp này, cần phải có
một trung tâm thanh toán bù trừ tại Sở giao dịch (chẳng hạn như Sở giao dịch
Chicago) và hàng hóa phải được chuẩn hóa về mặt giá trị.
1.3 Phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối
1.3.1 Khái niệm
Phát triển là một phạm trù triết học chỉ khái quát quá trình vận động tiến
lên từ thấp lên cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật
Phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối là quá trình gia tăng về doanh
số (lãi gia tăng) cũng như chất lượng của các hoạt động về nghiệp vụ kinh
doanh ngoại hối. Sự phát triển trong hoạt động này cho thấy vị thế của ngân
hàng trên thị trường tài chính, ngân hàng trong và ngoài nước.
1.3.2 Các chỉ tiêu đo lường sự phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối
1.3.2.1 Trạng thái ngoại tệ của ngân hàng

Các giao dịch làm phát sinh sự chuyển giao quyền sở hữu về ngoại tệ
làm phát sinh trạng thái ngoại tệ. Các giao dịch làm tăng quyền sở hữu về một
ngoại tệ làm phát sinh doanh số trường (hay doanh số dương) của ngoại tệ
đó, ngược lại các giao dịch làm giảm quyền sở hữu về một ngoại tệ sẽ làm
phát sinh doanh số đoản (hay doanh số âm) của ngoại tệ đó. Trạng thái ngoại
tệ ròng (NEP
F(t)
) là chênh lệch giữa TSC và TSN (nội và ngoại bảng) của
ngoại tệ F tại một thời điểm.
SV: Phạm Thị Hồng Nhung Lớp: TTQTB – K11
23
Học viện Ngân hàng Khoá luận tốt nghiệp

Nếu NEP
F(t)
> 0 thì ngoại tệ F ở trạng thái trường ròng, tỷ giá tăng sẽ tạo
ra lãi ngoại hối và khi tỷ giá giảm sẽ phát sinh lỗ ngoại hối với NHTM
Nếu NEP
F(t)
< 0 thì ngoại tệ F ở trạng thái đoản ròng, tỷ giá tăng sẽ tạo ra
lỗ ngoại hối và khi tỷ giá giảm sẽ phát sinh lãi ngoại hối.
Trạng thái ngoại tệ tại một thời điểm cho biết doanh số mua vào hay bán
ra của một loại ngoại tệ lớn hay nhỏ, sự chênh lệch tạo ra trạng thái ngoại tệ
ròng trường hay đoản điều này cho thấy doanh số mua vào có đáp ứng được
nhu cầu phục vụ thanh toán hàng xuất nhập khẩu, hay gây ra tình trạng thiếu
hụt ngoại tệ phục vụ cho thanh toán, việc trạng thái đoản dễ gây ra tình trạng
lỗ, cũng như không thu hút được các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong các
hoạt động về ngoại hối cũng như thanh toán quốc tế
1.3.2.2 Đa dạng nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối
Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối bao gồm các nghiệp vụ giao ngay,

nghiệp vụ kỳ hạn, nghiệp vụ hoán đổi, nghiệp vụ quyền chọn, nghiệp vụ
tương lai. Việc đa dạng hóa các loại hình kinh doanh cho thấy sự năng động
cũng như tính cập nhật các nghiệp vụ mới trên thế giới từ đó thu hút nguồn
khách hàng, đa dạng hóa loại hình đầu tư. Mặt khác mỗi nghiệp vụ ngân hàng
đóng vai trò khác nhau trên thị trường tài chính, lúc là chính khách hàng, lúc
là nhà môi giới, lúc là người tạo lập thị trường… thông qua các hoạt động
kinh doanh kết hợp với tính toán tham khảo tỷ giá trên thị trường quốc tế,
ngân hàng còn kinh doanh trên việc thu phí, chênh lệch tỷ giá mua – bán, mở
rộng các hoạt động thương mại quốc tế, các hoạt động TTQT góp phần giảm
thiểu rủi ro cho chính mình và cho khách hàng gia tăng lợi nhuận gia tăng uy
tín, tăng tính cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế các hoạt động
TTQT cũng phát triển theo
1.3.2.3 Số lượng và độ thỏa mãn của khách hàng
Thành viên tham gia trên thị trường ngoại hối gồm nhóm khách hàng
SV: Phạm Thị Hồng Nhung Lớp: TTQTB – K11
24
Học viện Ngân hàng Khoá luận tốt nghiệp

mua bán lẻ ( khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân); ngân hàng
thương mại; những nhà môi giới; ngân hàng trung ương
Khi tiến hành giao dịch ngoại hối NHTM cung cấp dịch vụ cho khách
hàng, bằng cách mua bán hộ cho nhóm khách hàng bán lẻ. Việc mua bán hộ
này ngân hàng không phải bỏ vốn, không chịu rủi ro tỷ giá và không làm thay
đổi kết cấu bảng cân đối tài sản nội bảng. Thông qua dịch vụ này ngân hàng
thu được khoản phí tăng lợi nhuận KDNH
Khi tiến hành kinh doanh cho chính mình, tức là mua bán ngoại tệ nhằm
kiếm lãi khi tỷ giá thay đổi. Hoạt động này ngân hàng chịu rủi ro tỷ giá, thay
đổi kết cấu bảng cân đổi, và ngân hàng phải bỏ vốn. Lợi nhuận thông qua hoạt
động này cũng lớn hơn, chu chuyển vốn gia tăng.
Khi các hoạt động NHTM diễn ra trôi chảy, hoạt động cung cấp vốn và

điều phối vốn cho khách hàng hay với những NHTM khác thuận lợi, các
nghiệp vụ liên quan đến tư vấn dịch vụ nhân viên ngân hàng chuyên nghiệp
năng động , điều này sẽ khiến uy tín ngân hàng tăng lên giữ chân được khách
hàng cũ, gia tăng khách hàng mới…gia tăng lợi nhuận cho khách hàng và
ngược lại
1.3.2.4 Rủi ro lỗ trong hoạt động KDNH
Rủi ro trong hoạt động KDNH xảy ra khi các NHTM tiến hành kinh
doanh chênh lệch giá gây ra tình trạng lỗ.Tỷ lệ rủi ro ở hoạt động này được
định tính bằng công thức sau:
Tỷ lệ rủi ro =
Tỷ lệ rủi ro càng cao cho thấy hoạt động KDNH của ngân hàng kém hiệu
quả, lợi nhuận thấp ảnh hưởng tới tổng lợi nhuận của ngân hàng. Vấn đề đặt
SV: Phạm Thị Hồng Nhung Lớp: TTQTB – K11
Số món giao dịch lỗ
Tổng số món giao dịch
25

×