Tải bản đầy đủ (.pdf) (164 trang)

Pháp luật Triều Thanh quá trình hình thành, nội dung và đặc điểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.03 MB, 164 trang )


2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
………… …






TRẦN THỊ HOA




PHÁP LUẬT TRIỀU THANH
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, NỘI DUNG VÀ ĐẶC ĐIỂM






Chuyên ngành: Lịch sử thế giới
Mã số: 60 22 50







LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ




Người hướng dẫn khoa học:
PGS.NGND NGUYỄN VĂN HỒNG







HÀ NỘI – 2011

4
MỤC LỤC

Trang
MỞ ĐẦU
1
1. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
3
3. Mục đích nghiên cứu
12

4. Nhiệm vụ nghiên cứu
12
5. Giới hạn – phƣơng pháp nghiên cứu
12
6. Nguồn tƣ liệu chủ yếu
13
7. Bố cục của đề tài
13
Chƣơng 1: TRIỀU MÃN THANH THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG LẬP PHÁP
CỦA TRIỀU THANH
15
1.1. Bộ tộc Nữ Chân – Mãn vào Trung nguyên và sự xác lập nền thống trị
của triều Mãn Thanh.
15
1.2. Con đƣờng phong kiến hóa – sự dung hợp Mãn – Hán
19
1.3. Yêu cầu lập pháp và hoạt động lập pháp của triều Thanh
28
1.3.1. Yêu cầu lập pháp
28
1.3.2. Hoạt động lập pháp
30
1.3.2.1.Hoạt động lập pháp trong thời kì triều Thanh khai quốc.
31
1.3.2.2. Hoạt động lập pháp của triều Thanh từ sau khi vào Trung Nguyên
(1644) đến chiến tranh Nha phiến (1840)

34
Tiểu kết chƣơng 1
50

Chƣơng 2: NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT TRIỀU THANH
52
2.1. Tƣ tƣởng pháp luật
52
2.1.1. Tư tưởng “tham Hán chước Kim”, “tường dịch Minh Luật, tham dĩ
quốc chế”

52
2.1.2. Tư tưởng “chính nhân tâm, hậu phong tục”
55
2.1.3. Tư tưởng “Dĩ đức hóa dân, dĩ hình bổ trị”
56
2.2. Những quy định trong lĩnh vực hình sự của pháp luật triều Thanh
57
2.2.1. Những nguyên tắc cơ bản
57
2.2.2. Hình phạt
60
2.2.3. Một số nhóm tội phạm chủ yếu
63
2.3. Những quy định trong lĩnh vực hành chính
69
2.3.1. Cơ cấu Bát Kỳ
69

5
2.3.2. Cơ cấu hành chính ở trung ương
72
2.3.3. Cơ cấu hành chính địa phương
78

2.3.4. Pháp luật hóa chế độ quản lí quan chức
78
2.4. Những quy định trong lĩnh vực dân sự, kinh tế
82
2.4.1. Pháp luật điều chỉnh sự biến đổi các giai tầng trong xã hội triều Thanh
82
2.4.2. Về quyền sở hữu
85
2.4.3. Khế ước
88
2.4.4. Hôn nhân, gia đình và thừa kế.
91
2.4.5. Chế độ thuế khóa lao dịch
95
2.4.6. Chế độ kinh tế công thương nghiệp
97
2.5. Những quy định trong lĩnh vực tƣ pháp.
100
2.5.1. Cơ quan tư pháp
100
2.5.2. Chế độ tố tụng
104
Tiểu kết chƣơng 2
108
Chƣơng 3: ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT TRIỀU THANH. ẢNH
HƢỞNG CỦA PHÁP LUẬT TRIỀU THANH ĐẾN PHÁP LUẬT TRIỀU
NGUYỄN Ở VIỆT NAM.




111
3.1. Đặc điểm cơ bản của pháp luật triều Thanh.
111
3.1.1. Pháp luật triều Thanh từ pháp luật chiếm hữu nô lệ lên pháp luật phong
kiến

111
3.1.2. Pháp luật triều Thanh kế thừa và phát triển chế độ pháp luật triều Minh
113
3.1.3. Hoạt động lập pháp đạt được nhiều thành tựu và có bước tiến về kĩ thuật
lập pháp.

116
3.1.4. Pháp luật triều Thanh tăng cường tính hà khắc, dã man
119
3.1.5. Pháp luật triều Thanh bảo vệ đặc quyền của người Mãn
122
3.1.6. Pháp luật triều Thanh chứa đựng nhiều yếu tố dân tộc đặc sắc
124
3.1.7. Pháp luật dân tộc có nhiều bước tiến.
127
3.1.8. Những quy định trong lĩnh vực dân sự có bước tiến bộ
129
3.2. Ảnh hƣởng của pháp luật triều Thanh đến pháp luật triều Nguyễn ở
Việt Nam.

131
Tiểu kết chƣơng 3
143
KẾT LUẬN

145
PHỤ LỤC
157

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
………… …








TRẦN THỊ HOA







PHÁP LUẬT TRIỀU THANH
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, NỘI DUNG VÀ ĐẶC ĐIỂM










LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ









HÀ NỘI – 2011

2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
………… …






TRẦN THỊ HOA





PHÁP LUẬT TRIỀU THANH
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, NỘI DUNG VÀ ĐẶC ĐIỂM






Chuyên ngành: Lịch sử thế giới
Mã số: 60 22 50






LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ




Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS.NGND NGUYỄN VĂN HỒNG








HÀ NỘI – 2011

3
LỜI CẢM ƠN

Tác giả luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới Nhà giáo
nhân dân, Phó Giáo sư Nguyễn Văn Hồng, người thầy đã tận tình chỉ
dẫn, giúp đỡ tôi rất nhiều trên con đường nghiên cứu khoa học, và trực
tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp trong
Khoa Lịch sử, Khoa Đông phương học - trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn, Khoa Hành chính – Nhà nước – trường Đại học Luật
Hà Nội đã cung cấp những tư liệu bổ ích và có những ý kiến đóng góp
sâu sắc, cụ thể giúp tôi hoàn thiện luận văn này.
Tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên và giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian qua.
Xin chân thành cảm ơn!

4
MỤC LỤC

Trang
MỞ ĐẦU
1
1. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
3
3. Mục đích nghiên cứu
12
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
12
5. Giới hạn – phƣơng pháp nghiên cứu
12
6. Nguồn tƣ liệu chủ yếu
13
7. Bố cục của đề tài
13
Chƣơng 1: TRIỀU MÃN THANH THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG LẬP PHÁP
CỦA TRIỀU THANH
15
1.1. Bộ tộc Nữ Chân – Mãn vào Trung nguyên và sự xác lập nền thống trị
của triều Mãn Thanh.
15
1.2. Con đƣờng phong kiến hóa – sự dung hợp Mãn – Hán
19
1.3. Yêu cầu lập pháp và hoạt động lập pháp của triều Thanh
28
1.3.1. Yêu cầu lập pháp
28
1.3.2. Hoạt động lập pháp
30
1.3.2.1.Hoạt động lập pháp trong thời kì triều Thanh khai quốc.
31
1.3.2.2. Hoạt động lập pháp của triều Thanh từ sau khi vào Trung Nguyên
(1644) đến chiến tranh Nha phiến (1840)


34
Tiểu kết chƣơng 1
50
Chƣơng 2: NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT TRIỀU THANH
52
2.1. Tƣ tƣởng pháp luật
52
2.1.1. Tư tưởng “tham Hán chước Kim”, “tường dịch Minh Luật, tham dĩ
quốc chế”

52
2.1.2. Tư tưởng “chính nhân tâm, hậu phong tục”
55
2.1.3. Tư tưởng “Dĩ đức hóa dân, dĩ hình bổ trị”
56
2.2. Những quy định trong lĩnh vực hình sự của pháp luật triều Thanh
57
2.2.1. Những nguyên tắc cơ bản
57
2.2.2. Hình phạt
60
2.2.3. Một số nhóm tội phạm chủ yếu
63
2.3. Những quy định trong lĩnh vực hành chính
69
2.3.1. Cơ cấu Bát Kỳ
69

5

2.3.2. Cơ cấu hành chính ở trung ương
72
2.3.3. Cơ cấu hành chính địa phương
78
2.3.4. Pháp luật hóa chế độ quản lí quan chức
78
2.4. Những quy định trong lĩnh vực dân sự, kinh tế
82
2.4.1. Pháp luật điều chỉnh sự biến đổi các giai tầng trong xã hội triều Thanh
82
2.4.2. Về quyền sở hữu
85
2.4.3. Khế ước
88
2.4.4. Hôn nhân, gia đình và thừa kế.
91
2.4.5. Chế độ thuế khóa lao dịch
95
2.4.6. Chế độ kinh tế công thương nghiệp
97
2.5. Những quy định trong lĩnh vực tƣ pháp.
100
2.5.1. Cơ quan tư pháp
100
2.5.2. Chế độ tố tụng
104
Tiểu kết chƣơng 2
108
Chƣơng 3: ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT TRIỀU THANH. ẢNH
HƢỞNG CỦA PHÁP LUẬT TRIỀU THANH ĐẾN PHÁP LUẬT TRIỀU

NGUYỄN Ở VIỆT NAM.



111
3.1. Đặc điểm cơ bản của pháp luật triều Thanh.
111
3.1.1. Pháp luật triều Thanh từ pháp luật chiếm hữu nô lệ lên pháp luật phong
kiến

111
3.1.2. Pháp luật triều Thanh kế thừa và phát triển chế độ pháp luật triều Minh
113
3.1.3. Hoạt động lập pháp đạt được nhiều thành tựu và có bước tiến về kĩ thuật
lập pháp.

116
3.1.4. Pháp luật triều Thanh tăng cường tính hà khắc, dã man
119
3.1.5. Pháp luật triều Thanh bảo vệ đặc quyền của người Mãn
122
3.1.6. Pháp luật triều Thanh chứa đựng nhiều yếu tố dân tộc đặc sắc
124
3.1.7. Pháp luật dân tộc có nhiều bước tiến.
127
3.1.8. Những quy định trong lĩnh vực dân sự có bước tiến bộ
129
3.2. Ảnh hƣởng của pháp luật triều Thanh đến pháp luật triều Nguyễn ở
Việt Nam.


131
Tiểu kết chƣơng 3
143
KẾT LUẬN
145
PHỤ LỤC
157

6
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Trung Hoa không chỉ là một trong những nền văn minh lớn, có lịch sử lâu đời ở
phương Đông mà còn là một quốc gia có nền văn minh chính trị pháp cao. Đồng thời
với nhà nước đầu tiên được thành lập thì nền văn minh pháp lý Trung Hoa cũng khởi
đầu quá trình lịch sử của mình. Trải qua tiến trình phát triển hàng nghìn năm, nền pháp
lý ấy đã có nhiều bước tiến quan trọng và đạt được nhiều thành tựu rực rỡ, không chỉ
tạo nên một nền pháp luật truyền thống mang đặc sắc dân tộc mà còn có sức lan tỏa và
ảnh hưởng lớn đối với nhiều quốc gia trong khu vực. Vì thế, nghiên cứu pháp luật
truyền thống Trung Hoa đã trở thành một trong những vấn đề được nhiều học giả
Trung Quốc cũng như trên thế giới quan tâm tìm hiểu từ rất sớm. Những thành quả mà
các nhà nghiên cứu đạt được có giá trị khoa học và ý nghĩa thực tiễn quan trọng trong
việc tìm hiểu, học tập lịch sử pháp luật Trung Quốc và các quốc gia chịu ảnh hưởng
của văn hóa Trung Hoa.
Nghiên cứu pháp luật truyền thống Trung Quốc chúng ta không thể không nghiên
cứu pháp luật triều Thanh. Bởi triều Thanh với tư cách là vương triều phong kiến cuối
cùng trong lịch sử Trung Quốc, cho nên đây cũng chính là vương triều tổng kết quá
trình phát triển của văn hóa cổ truyền Trung Hoa. Trải qua lịch sử hơn 200 năm, triều
đại Mãn Thanh các phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa phong kiến đã có những
bước phát triển so với giai đoạn trước, điển chương chế độ cũng thu được nhiều thành
tựu nổi bật. Địa vị lịch sử của triều Thanh đã quyết định giá trị lịch sử pháp luật của

nó.
Do vậy, việc nghiên cứu lịch sử pháp luật triều Thanh có vai trò và ý nghĩa quan
trọng. Điều này được thể hiện trên một số phương diện sau.
Thứ nhất, pháp chế triều Thanh đã trải qua một quá trình chuyển hóa từ pháp luật
chiếm nô lên pháp luật phong kiến. Trong quá trình chuyển hóa đó, vương triều Thanh
đã tiếp thu, kế thừa và phát triển hoàn thiện nền pháp luật phong kiến truyền thống của
Trung Quốc. Tính hoàn bị của pháp luật triều Thanh thể hiện trên nhiều phương diện.
Trên phương diện hệ thống pháp luật, đó là một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh được
cấu thành từ các lĩnh vực pháp luật hành chính, hình sự, dân sự, tố tụng… Trên phương
diện nội dung pháp luật thì luật Thanh không chỉ có nội dung phong phú, phạm vi điều
chỉnh sâu rộng mà còn phù hợp với đặc điểm của thời đại. Về tư pháp đã tiến tới trình
độ chế độ hóa và pháp luật hóa, trình tự tố tụng nghiêm ngặt, thẩm cấp rõ ràng. Đặc

7
biệt là trình tự xét xử những vụ án tử hình và chế độ hội thẩm vô cùng hoàn bị. Vì vậy,
nghiên cứu pháp luật triều Thanh giúp chúng ta nhận thức được một cách tương đối
đầy đủ những nội dung và đặc điểm của pháp chế truyền thống Trung Hoa.
Thứ hai, triều Thanh là triều đại có công lao rất lớn trong việc mở rộng và hình
thành bản đồ lãnh thổ Trung Quốc như ngày nay. Để có thể duy trì sự ổn định của một
quốc gia đa dân tộc thống nhất, triều Thanh đặc biệt chú trọng xây dựng hệ thống pháp
luật dân tộc. Đây cũng là vương triều đạt được thành tựu rực rỡ nhất trong hoạt động
lập pháp dân tộc. Với chính sách phù hợp “nhân tục chế nghi” đã giúp cho vùng biên
cương của nhà nước Mãn Thanh được củng cố, sự kiểm soát và khống chế của triều
đình với các dân tộc vùng biên cương ngày càng thắt chặt. Những thành công này đã
để lại những kinh nghiệm quý báu cho chính phủ Trung Quốc hiện nay trong việc
hoạch định chính sách vùng biên.
Thứ ba, Trung Quốc từ cổ đến nay luôn là một quốc gia đa dân tộc thống nhất. Văn
hóa pháp luật truyền thống của Trung Quốc cũng do nhiều dân tộc cùng nhau xây dựng
lên. Tiến trình lịch sử của sự hòa hợp dân tộc cũng chính là quá trình giao lưu, dung
hòa trên phương diện văn hóa pháp luật. Lịch sử Trung Quốc đã không ít lần chứng

kiến việc các dân tộc thiểu số vượt Vạn Lý Trường Thành tiến vào làm chủ Trung
Nguyên. Chính những dân tộc thiểu số đó đã góp phần quan trọng làm phong phú thêm
sắc thái văn hóa pháp luật truyền thống Trung Hoa. Thời kỳ Nam Bắc triều, khi lấy
chính quyền Bắc triều của tộc Tiên Ti làm chủ thể, thì việc chế định “Bắc Tề luật” đã
có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển của pháp luật phong kiến Trung Quốc. “Bắc
Tề luật” lấy luật Hán làm căn bản, tổng hợp với luật Ngụy Tấn. Đây chính là sự thích
ứng của các dân tộc thiểu số với văn hóa tiên tiến của Trung Nguyên. Các triều đại
Liêu, Kim, Nguyên cũng đều góp phần vào việc xây dựng pháp chế phong kiến Trung
Hoa. Có thể là do thời gian thống trị quá ngắn hoặc trải qua quá trình lịch sử quá lâu
dài mà nguồn sử liệu pháp luật của các vương triều lấy các dân tộc thiểu số làm chủ thể
nói trên bị khuyết thiếu, khó khăn cho chúng ta nghiên cứu, tìm hiểu. Nhưng chỉ có
vương triều Thanh lấy dân tộc Mãn Châu làm chủ thể là còn lưu giữ được các nguồn tư
liệu của nền pháp chế tương đối đầy đủ. Từ khi chưa vào Trung Nguyên cho đến khi
kiến lập, xây dựng một nhà nước phong kiến vững mạnh các nguồn sử liệu lưu giữ
được đều rất hoàn chỉnh. Đây là nguồn tư liệu quan trọng để nghiên cứu lịch sử pháp
luật của các dân tộc thiểu số Trung Quốc.

8
Thứ tư, sau năm Đạo Quang thứ 20 (1840), xã hội Trung Quốc có bước chuyển lớn
lao, chế độ phong kiến đang đi vào giai đoạn giải thể, văn hóa pháp luật phương Tây
thông qua nhiều con đường khác nhau đã bắt đầu xâm nhập vào Trung Quốc. Biểu hiện
tập trung của quá trình này là phong trào biến pháp cuối thế kỉ XIX, đầu XX. Do vậy,
nghiên cứu pháp luật triều Thanh không chỉ giúp hiểu được lịch sử pháp luật phong
kiến Trung Quốc kết thúc như thế nào mà còn có thể biết được nền pháp chế cận đại
Trung Quốc đã được bắt đầu ra sao.
Thứ năm, triều Thanh còn lưu giữ được một khối lượng rất lớn các tư liệu lịch sử
pháp luật, đặc biệt là các bộ pháp điển, văn bản pháp luật, hồ sơ vụ án…Đây là kết quả
của một quá trình tập hợp, chỉnh lí, biên tập của chính quyền và các học giả triều
Thanh. Đó là những di sản văn hóa pháp luật Trung Quốc có giá trị quan trọng cho
chúng ta nghiên cứu.

Do tính chất đặc thù của địa - chính trị và địa - lịch sử mà Việt Nam đã chịu ảnh
hưởng lớn từ văn minh Trung Hoa trên nhiều phương diện. Trong lĩnh vực pháp luật,
ảnh hưởng của pháp luật phong kiến Trung Hoa tới pháp luật phong kiến Việt Nam là
rất rõ nét. Điều này được thể hiện qua hai bộ pháp điển quan trọng nhất của lịch sử
phong kiến Việt Nam là bộ Quốc triều Hình luật của triều Hậu Lê và bộ Hoàng Việt
luật lệ của triều Nguyễn. Trong đó, bộ Quốc triều Hình luật đã tiếp thu và chịu ảnh
hưởng nhiều từ bộ Đường Luật sớ nghị triều Đường, còn bộ Hoàng Việt luật lệ lại chịu
ảnh hưởng sâu sắc từ bộ Đại Thanh luật lệ của triều Thanh. Do vậy, nghiên cứu pháp
luật triều Thanh còn có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm hiểu những nội dung và giá
trị của bộ luật Gia Long của Việt Nam. Quan trọng hơn, thông qua đó giúp chúng ta có
thêm hiểu biết và có cách nhìn khách quan về quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa
pháp luật giữa Việt Nam và Trung Hoa.
Với những ý nghĩa như trên, tôi đã chọn đề tài “Pháp luật triều Thanh – Quá
trình hình thành, nội dung và đặc điểm” làm đề tài luận văn Thạc sĩ Lịch sử, chuyên
ngành Lịch sử thế giới.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Lịch sử nghiên cứu pháp luật triều Thanh đã trải qua một khoảng thời gian dài hơn
100 năm. Trong khoảng 100 năm đó, việc nghiên cứu pháp luật triều Thanh trải qua
nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn có những đóng góp và những đặc điểm riêng. Cho đến
nay, đã được những thành quả đáng kể, có giá trị khoa học và thực tiễn.

9
2.1. Ở Trung Quốc, việc nghiên cứu pháp luật triều Thanh đã được khởi đầu ngay
từ khi triều Thanh còn đang nắm quyền thống trị. Dưới triều Thanh, hoạt động “Giải
thích pháp luật” rất phát triển, có nhiều học giả đã tham gia vào trào lưu này. Nhờ đó
mà việc nghiên cứu pháp luật của chính vương triều Thanh vì thế cũng bắt đầu được
khai mở. Theo thống kê thì dưới triều Thanh chỉ tính riêng các học giả với tư cách cá
nhân tham gia “chú thích pháp luật” mà cụ thể là chú thích “Đại Thanh luật lệ” đã hơn
100 người. Từ hoạt động đó đã xuất hiện nhiều trước tác của các học giả nổi tiếng, có
đóng góp quan trọng đối với việc nghiên cứu lịch sử pháp luật Trung Hoa nói chung và

lịch sử pháp chế triều Thanh nói riêng. Nổi tiếng nhất phải kể đến các tác giả như
Thẩm Chi Kỳ với tác phẩm “Đại Thanh luật chú” (chú giải luật Đại Thanh), Vương
Minh Đức với “Độc luật bội huề” (tháo gỡ những vấn đề vướng mắc khi đọc luật
(Thanh), Tiết Doãn Thăng với “Độc lệ tồn nghi” (Những tồn tại, nghi vấn khi đọc lệ),
Thẩm Gia Bản với “Lịch đại hình pháp khảo” (Khảo cứu Hình pháp của các triều đại
trong lịch sử)…. Trong đó “Độc lệ tồn nghi” được đánh giá là một trong những cuốn
sách có giá trị nhất, mở đầu cho lịch sử nghiên cứu luật pháp triều Thanh. Cuốn sách
này được ấn hành vào năm 1904, cách chúng ta hơn 100 năm. Cuốn sách này được
Tiết Doãn Thăng coi như tập đại thành tổng kết hoạt động “Chú thích luật học” triều
Thanh. Cuốn sách được xây dựng trên cơ sở những kinh nghiệm phong phú của ông
trong quá trình thực tiễn hoạt động tư pháp, là sự tổng kết những vấn đề khó khăn
trong quá trình áp dụng lệ vào thực tiễn mà ông gặp phải khi thi hành công vụ. Đồng
thời là sự tập hợp những luận giải, những ý kiến của ông liên quan đến vấn đề tu cải
luật lệ. Giá trị của cuốn sách này không chỉ dừng lại ở tổng kết những kinh nghiệm và
thực tiễn áp dụng pháp luật của bản thân ông mà còn có giá trị khoa học rất lớn, thể
hiện trình độ học thuật vô cùng cao. Đồng thời, cuốn sách này còn có ảnh hưởng rất
lớn đối với phong trào cải cách biến pháp cuối triều Thanh. Vì thế mà Tiết Doãn Thăng
đã được coi là người “mở đầu cho phong trào cải cách pháp chế cận đại Trung Quốc”.
Tiếp đó phải kể đến Lương Khải Siêu. Đây chính là một học giả, một nhà Tân học,
một tập bách khoa thư của Trung Quốc cận đại, được tôn xưng là “Đa diện thánh thủ”.
Lương Khải Siêu cũng có những cống hiến có tính chất khai sáng đối với nền pháp học
Trung Hoa cận đại. Năm 1904, ông đã viết một bài luận quan trọng với tựa đề: “Luận
Trung Quốc thành văn pháp biên chế chi duyên cách đắc thất” (Luận bàn về sự được
mất trong quá trình biên soạn pháp luật thành văn Trung Quốc), đây là một trong
những công trình nghiên cứu đầu tiên của một học giả Trung Quốc cho chúng ta có cái

10
nhìn tương đối hệ thống về Lịch sử pháp chế Trung Quốc. Trong tác phẩm này ông đã
lấy pháp luật phương Tây mà cụ thể là pháp luật La Mã làm đối tượng để tham chiếu.
Từ nhãn quan của người đại diện cho phái Duy tân mà ông đã đưa ra một số đặc trưng

của pháp luật thành văn Trung Quốc. Trong đó ông dành một chương riêng thảo luận
về “pháp luật thành văn Minh Thanh”, chỉ rõ những mặt có thể kế thừa và những mặt
hạn chế cần phải loại bỏ trong quá trình tiến lên xây dựng một nền pháp chế mới.
Sau khi Dân quốc được thành lập, những công trình nghiên cứu liên quan đến lịch
sử pháp luật Trung Quốc cũng không ít, nhưng chủ yếu là những tác phẩm mang tính
chất thông sử, còn những công trình chuyên nghiên cứu về luật Thanh thì rất hạn chế.
Trong đó đáng kể nhất có thể nói tới 2 nhân vật là Đồng Khang và Quách Vệ. Đồng
Khang đã từng tham gia cải cách pháp chế cuối triều Thanh, từng cùng làm việc với
Tiết Doãn Thăng và Thẩm Gia Bản cho nên quan niệm của ông cũng chịu ảnh hưởng
nhiều của 2 nhân vật này. Về vấn đề nghiên cứu luật Thanh ông có hai bài viết “Tiền
Thanh pháp chế khái yếu” (Khái lược những vấn đề trọng yếu về pháp chế Tiền
Thanh”, đăng tải trên “Pháp học quý san” kì 2 năm 1924 và “Tiền Thanh tư pháp chế
độ” (Chế độ tư pháp Tiền Thanh) đăng trên “Pháp học tạp chí” số tháng 8/1935. Trong
hai bài viết này ông không chỉ thảo luận những vấn đề liên quan đến chế độ pháp luật
Thanh trên phương diện lí luận mà từ kinh nghiệm bản thân ông đã đưa ra những nhận
xét, suy nghĩ cá nhân về nền pháp chế Trung Quốc tương lai.
Quách Vệ có một số bài viết như “Thanh luật Danh lệ” (Danh lệ của luật Thanh)
đăng tải trên “Trung Hoa pháp học tạp chí” tháng 12/1936, “Thanh lục luật chi kiểm
thảo (Lại, Hộ) thượng” (bước đầu nghiên cứu luật Lại, Hộ trong 6 luật triều Thanh)
đăng trên tạp chí “Trung Hoa pháp học tạp chí (tân biên)” tháng 4/1937 và “Thanh
Hình luật chi kiểm thảo” (Nghiên cứu Hình luật triều Thanh) đăng trên tạp chí “Chính
trị quý san” tháng 12/1939. Trong 3 bài viết này tác giả đã lấy luật pháp hiện hành của
chính phủ Quốc dân để tham chiếu. Trong đó, ông đã có sự nghiên cứu và giải thích
tương đối tỉ mỉ tường tận “Đại Thanh luật lệ” trên từng phương diện Danh lệ luật, Hình
luật, Lại luật, Hộ luật. Từ những bài viết đó có thể thấy xu hướng nghiên cứu của
Quách Vệ là tập trung nghiên cứu từng bộ phận của “Đại Thanh luật lệ”. Nhưng hiện
nay những nghiên cứu của ông về luật Binh và luật Lễ chúng ta không thể tìm thấy.
Từ thập kỉ 50 đến thập kỉ 70 của thế kỉ XX được coi là giai đoạn thứ 2 của lịch sử
nghiên cứu pháp luật triều Thanh. Tháng 10 năm 1949 nước Cộng hòa nhân dân Trung
Hoa được thành lập. Không thể không thừa nhận đây là một cuộc biến đổi lớn trên


11
phương diện chính trị, xã hội Trung Quốc. Sự biến đổi này đã ảnh hưởng sâu sắc đối
với các ngành khoa học trong đó có khoa học lịch sử pháp luật. Tư tưởng của giới học
thuật có biến đổi nhanh chóng, họ đã lấy tư tưởng Mác –Lênin làm chỉ đạo, sử dụng
phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa Mác - Lênin. Do vậy mà việc nghiên cứu lịch
sử pháp luật cũng ảnh hưởng biến đổi theo. Do ảnh hưởng của quan niệm cho rằng
triều Thanh là vương triều bán nước, cho nên những vấn đề khoa học liên quan đến
triều Thanh gần như không được chú trọng và đánh giá cao. Điều này cũng ảnh hưởng
không nhỏ tới thành quả nghiên cứu pháp luật triều Thanh.
Nhìn một cách tổng thể, từ năm 1949 trở đi việc nghiên cứu lịch sử pháp luật
Trung Quốc nói chung và pháp luật triều Thanh nói riêng có một số điểm cơ bản sau.
Từ những năm 50 đến những năm 60 thế kỉ XX, việc nghiên cứu lịch sử pháp chế
Trung Quốc lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm chỉ đạo, chịu ảnh hưởng tư tưởng giai cấp
một cách giáo điều. Đặc biệt là thời kì này vẫn còn tồn tại cách nhìn, đánh giá triều
Mãn Thanh là triều đại ngoại tộc, người Hán bị người Mãn thống trị là điều đầy xỉ
nhục. Vì thế, đã tồn tại quan điểm không khách quan, không khoa học về triều Thanh.
Tiếp đó là cuộc “Đại Cách mạng văn hóa” đã thủ tiêu những tư tưởng khoa học chân
chính, làm cho không chỉ khoa học pháp lý mà các ngành khoa học khác, đặc biệt là
khoa học xã hội có bước lùi đáng tiếc. Nhìn chung, việc nghiên cứu lịch sử pháp luật
Trung Quốc nói chung và lịch sử pháp luật triều Thanh nói riêng không đóng góp gì
đáng chú ý.
Tình hình này kéo dài đến năm 1979 mới bắt đầu có sự chuyển biến. Tháng 1 năm
1979 tạp chí “Pháp học nghiên cứu” in ấn trở lại, đã mở đầu một trang mới trong việc
nghiên cứu pháp luật Trung Hoa. Cũng vào tháng 9 năm đó tại Thành phố Trường
Xuân tỉnh Cát Lâm đã khai mạc hội thảo khoa học toàn quốc về Lịch sử pháp luật và
Lịch sử tư tưởng pháp luật. Đây là sự kiện đánh dấu một giai đoạn mới trong việc
nghiên cứu lịch sử pháp luật Trung Hoa và lịch sử pháp luật triều Thanh. Việc nghiên
cứu Lịch sử pháp luật triều Thanh đã bước sang giai đoạn mới. Tạp chí “Pháp học
nghiên cứu” số đầu tiên đã đăng tải một bài nghiên cứu liên quan đến lịch sử pháp luật

triều Thanh. Đó là bài “Thanh luật sơ thám” (Sơ lược khảo cứu luật Thanh) của
Trương Tấn Phiên. Trong đó Trương Tấn Phiên cho rằng: “Luật Thanh là hình thái
cuối cùng của pháp luật phong kiến Trung Quốc, cũng là hình thái quá độ lên pháp luật
nửa thuộc địa nửa phong kiến. Thể lệ của nó phong phú, hình phạt tàn khốc, so với
pháp luật phong kiến của các triều đại trước đó có nhiều điểm đặc thù”. Ông còn rút ra

12
một số điểm đặc thù cơ bản của pháp luật triều Thanh. Trong nhãn quan của các nhà
nghiên cứu pháp luật Trung Quốc ngày nay thì quan điểm của ông có gì đó quá cũ.
Nhưng đặt trong hoàn cảnh lúc bấy giờ, sau một thời gian dài bị trói buộc bởi những tư
tưởng giáo điều thì những quan điểm của ông chính là một bước đột phá quan trọng.
Giai đoạn thứ ba từ những năm 1980 đến những năm 2000. Đây là thời kì bắt đầu
hưng khởi của việc nghiên cứu pháp luật Trung Quốc và pháp luật triều Thanh. Từ
những năm 80 trở đi việc nghiên cứu pháp luật triều Thanh dần dần được hồi phục và
phát triển. Trải qua 20 năm đã đạt được những thành tựu rõ rệt. Trong 20 năm này lại
phân thành 2 thời kì nhỏ. Trong 10 năm đầu là thời kì phục hồi, 10 năm sau là giai
đoạn phồn thịnh.
Trong 10 năm đầu, có thể kể tới 2 trước tác lớn và thành công. Thứ nhất là luận
văn “Sự kế thừa và biến đổi của luật Thanh”, của học giả Cù Đồng Tổ. Luận văn này
đã nhận được sự quan tâm chú ý và đánh giá cao của giới học thuật trong và ngoài
nước. Bản thảo bằng tiếng Anh của luận văn cũng được đăng trên “Trung Quốc xã hội
khoa học” (Bản tiếng Anh) kì 3 năm 1980, bản Trung văn thì được đăng trên “Lịch sử
nghiên cứu” kì 4 năm 1980, còn được báo cáo trong hội thảo quốc tế ở châu Âu năm
1980. Nội dung chủ yếu của công trình này là đề cập đến sự kế thừa, tiếp thu luật Minh
của luật Thanh. Trong đó, thông qua sự so sánh tương đối tỉ mỉ, tác giả đã chỉ rõ bộ
“Đại Thanh luật lệ” đã tiếp thu và biến đổi những gì từ luật Minh. Và ông đã kết luận,
luật Thanh kế thừa thì nhiều còn biến đổi thì rất ít. Sau này đã được nhập vào cuốn
“Trung Quốc pháp học văn tập” do Nhà xuất bản pháp luật biên soạn và xuất bản.
Trương Tấn Phiên, tiếp nối những nghiên cứu của mình cuối những năm 70 đã
phối hợp cùng với Quách Thành Khang, sử dụng những tư liệu “Mãn văn đang án” và

“Thực lục” để tiến hành khảo sát về hình thức pháp luật của triều Thanh trước khi vào
Trung Nguyên và hoàn thành công trình “Lịch sử chế độ pháp luật của Nhà nước
Thanh trước khi nhập Quan (vào Trung Nguyên)”, do Nhà xuất bản Liêu Ninh ấn
hành. Cuốn sách tập trung phân tích tính chất xã hội chiếm nô của vương triều Mãn
Thanh trong giai đoạn trước khi vào Trung Nguyên, quá trình phong kiến hóa, những
ảnh hưởng của luân lí đạo đức phong kiến đối với xã hội Mãn Châu và cuối cùng đưa
tới những biến đổi quan trọng trong đời sống pháp luật, phá vỡ tính chất pháp luật
chiếm nô và tiếp cận nền pháp chế phong kiến. Tiếp đó ông còn chủ biên cuốn “Trung
Quốc pháp chế sử nghiên cứu tổng thuật” (Tổng kết nghiên cứu Lịch sử pháp luật
Trung Quốc) được xuất bản tại Bắc Kinh năm 1990. Đây chính là cuốn tổng kết tình

13
hình nghiên cứu pháp luật Trung Quốc từ 1949 đến 1989. Trong đó chương 11 (bộ
phận pháp luật triều Thanh) do Trịnh Tần biên soạn đã đưa ra nhiều kiến giải sâu sắc
và thấu đáo về vấn đề pháp luật triều Thanh. Cuốn sách này chính là mốc tổng kết thời
kì phục hồi nghiên cứu luật Thanh.
Thời kì 10 năm tiếp theo là thời kì hoạt động nghiên cứu Lịch sử pháp chế Trung
Quốc có những bước tiến lớn và đạt nhiều thành tựu rực rỡ. Do những quan niệm cố
hữu về triều Thanh trước đây phần nào đã được phá vỡ, các nhà nghiên cứu có cách
nhìn khách quan hơn về địa vị lịch sử và những giá trị văn hóa triều Thanh nên hoạt
động nghiên cứu về triều Thanh nói chung cũng có nhiều thành tựu đáng kể. Trên
phương diện nghiên cứu pháp luật, đây là thời kỳ những công trình nghiên cứu về lịch
sử pháp luật nói chung và pháp luật triều Thanh xuất hiện nhiều. Có thể kể tới một số
cuốn tiêu biểu như: “Thanh luật nghiên cứu” của Trương Tấn Phiên, NXB Pháp luật
1992; “Thanh triều pháp chế sử” do Trương Tấn Phiên chủ biên, Trung Hoa thư cục
xuất bản năm 1998; “Trung Quốc pháp chế sử” do Trương Tấn Phiên chủ biên, NXB
pháp luật 1995; “Tân biên Trung Quốc pháp chế sử giáo trình” do Tiết Đào Khanh
chủ biên, NXB Đại học chính pháp Trung Quốc 1995…Đặc biệt đây cũng là thời kì đã
bắt đầu xuất hiện những công trình nghiên cứu về pháp luật dân tộc triều Thanh. Có
nhiều nhà nghiên cứu đã bước đầu khảo sát quá trình lập pháp, những chính sách dân

tộc chủ yếu qua các thời kì và hiệu quả thực thi pháp luật dân tộc của triều Thanh. Có
thể kể tới một số công trình tiêu biểu như: “Thử luận bàn về việc thực thi pháp luật đối
với khu vực dân tộc Tạng của triều đình Thanh” của Vương Chí Cương, “Bước đầu
tìm hiểu về hoạt động lập pháp hành chính của triều Thanh đối với khu vực Tây Tạng”
của Từ Hiểu Quang…
Đóng góp chủ yếu của các công trình này là đã tiến một bước trong việc sử dụng
các phương pháp nghiên cứu có tính chất liên ngành để nghiên cứu, luận giải những
vấn đề liên quan đến nội dung, tính chất của pháp luật, tác dụng và hiệu lực thực thi
pháp luật. Các tài liệu sử dụng cũng ngày càng phong phú và vấn đề nghiện cứu cũng
có nhiều điểm mới và tường tận. Lĩnh vực nghiên cứu cũng tiến tới chuyên ngành hóa
và ngày càng toàn diện. Các học giả khi nghiên cứu thường phân thành các lĩnh vực tư
tưởng pháp luật, hình thức pháp luật, luật hình sự, dân sự, hành chính, kinh tế, đối
ngoại, tố tụng, tộc pháp….Nhìn chung lĩnh vực nghiên cứu ngày càng mở rộng, chuyên
sâu, quan niệm cũng có nhiều điểm mới. Điều này đã góp phần quan trọng vào việc
khai thác, tìm hiểu những giá trị văn hóa pháp luật của triều Thanh.

14
Từ những năm 2000 trở lại đây, việc nghiên cứu pháp luật Trung Quốc nói chung
pháp luật Thanh nói riêng cũng được đẩy mạnh. Việc nghiên cứu tiến trình hình thành
và phát triển của pháp luật Trung Quốc tiếp tục được chú ý. Trong đó có đề cập đến
luật Thanh. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu mang tính chất thông sử này chủ
yếu là sự tổng kết những thành quả trong giai đoạn trước. Có thể kể tới những công
trình cơ bản như “Trung Quốc pháp chế sử” của Tăng Hiến Nghĩa (NXB Đại học Bắc
Kinh 2000), “Trung Quốc pháp chế sử” của Triệu Côn Pha (NXB Đại học Bắc Kinh
2002), “Trung Quốc pháp chế sử” của Diệp Hiếu Tín chủ biên (NXB Đại học Phúc
Đán 2008), “Trung Quốc pháp chế sử” do Đặng Kiến Phúc chủ biên (NXB Đại học
Bắc Kinh 2011)…
Đáng chú ý là những năm trở lại đây, các học giả đã đi sâu khai thác những lĩnh
vực có tính chuyên biệt của pháp luật Thanh. Điển hình là các lĩnh vực pháp luật dân
tộc, pháp luật dân sự, thực tiễn áp dụng pháp luật…Có thể kể tới một số tác giả và

công trình tiêu biểu sau: “Đại Thanh luật lệ và sự khống chế xã hội thời Thanh” của
Thẩm Đại Minh (NXB Nhân dân Thượng Hải 2007). Trong tác phẩm này, tác giả trên
cơ sở nghiên cứu toàn diện bộ “Đại Thanh luật lệ” và khảo chứng hồ sơ những vụ án
mà phân tích sự khống chế của pháp luật đối với xã hội, từ đó thấy được mối quan hệ
giữa xã hội và pháp luật. Hoàng Tông Tri viết cuốn “Pháp luật triều Thanh, xã hội và
văn hóa: biểu hiện và thực tiễn áp dụng của pháp luật dân sự”, do Thượng Hải Thư
quán xuất bản năm 2007. Đây là một trong những công trình nghiên cứu tương đối
chuyên sâu về Dân pháp và thực tiễn áp dụng, thực thi Dân pháp dưới triều Thanh.
Trên cơ sở nghiên cứu một cách tỉ mỉ những văn bản, quy định pháp luật dân sự và hồ
sơ các vụ án tác giả đã đi đến kết luận giữa những quy định pháp luật với thực tiễn áp
dụng pháp luật tồn tại nhiều mâu thuẫn “ngôn hành bất nhất”. Từ đó có thể lí giải một
số mâu thuẫn trong văn hóa và xã hội truyền thống Trung Quốc….Các lĩnh vực khác
như vấn đề Văn tự ngục, chính sách “than đinh nhập mẫu” (đem thuế đinh nhập vào
thuế ruộng), kỳ địa (đất đai thuộc sở hữu của người Mãn ở các Kỳ), chế độ Bát Kỳ,
chính sách “Cải thổ quy lưu” (xóa bỏ chế độ thổ ty ở các khu vực dân tộc thiểu số, đưa
chế độ quan lại khu vực thiểu số nhập vào quan chế của cả nước)…cũng đã và đang
được các học giả tiếp tục nghiên cứu.
Nhìn chung, việc nghiên cứu pháp luật triều Thanh ở Trung Quốc đã được bắt đầu
từ sớm và trải qua quá trình lâu dài với nhiều giai đoạn. Mỗi giai đoạn có những đặc
trưng riêng nhưng đều có những đóng góp quan trọng góp phần làm cho các vấn đề về

15
pháp luật triều Thanh ngày càng sáng tỏ và được nhìn nhận một cách khách quan,
những cống hiến của triều Thanh cũng được đánh giá một cách xác đáng.
2.2. Trên thế giới: Vấn đề lịch sử pháp luật Trung Quốc nói chung đã được các
học giả trong khu vực và thế giới quan tâm nghiên cứu tương đối sớm và những thành
quả đạt được cũng rất rõ rệt. Có thể đề cập đến một số quốc gia và khu vực với những
công trình chủ yếu dưới đây.
- Ở Đài Loan, vấn đề này đã được chú ý nghiên cứu từ những năm 60, 70 của thế
kỉ XX. Có thể kể tới Đỗ Phụ Ông với bài luận “Luật Hình của Mãn Thanh” đăng trên

“Trung Anh nhật báo” tháng 10/1960; Nguyễn Nghị Thành “Hình luật của triều
Thanh” đăng trên “Pháp lệnh nguyệt san” tháng 11/1969; Tái Đình Huy với “Tội
phạm công cộng trong Đại Thanh luật lệ” đăng trên “Pháp học tùng san” số tháng
1,4,7 năm 1973, Trương Tố Sùng viết bài “Bước đầu giải thích Đại Thanh luật lệ”
đăng trên “Hoa cương pháp túy” số ra tháng 6 năm 1974…Nhưng do hoàn cảnh đặc
thù giữa Trung Quốc và Đài Loan những năm 50 đến 70 của thế kỉ XX mà những
nghiên cứu này của các học giả Đài Loan rất khó tiếp cận. Hiện nay các nhà nghiên
cứu cũng đã tìm hiểu nhưng vẫn chưa tìm được nguyên văn.
- Ở Nhật Bản, việc nghiên cứu luật Thanh còn được bắt đầu sớm hơn nhiều. Từ
năm 1939, việc nghiên cứu đã được mở ra với bài luận “Sự hình thành luật Thanh”
của một học giả Nhật Bản đăng trên “Pháp tào tạp chí” số 4/1939. Nhưng sau đó là một
khoảng trống tương đối dài, mãi đến những năm 70 thế kỉ XX vấn đề này mới được
tiếp tục trở lại với nhiều bài nghiên cứu và sách được xuất bản như “Nghiên cứu luật
Hình triều Thanh” của NXB Đại học Tokyo 1973, “Pháp chế triều Thanh” – “Nhập
môn nghiên cứu Trung Quốc cận đại” của NXB Đại học Tokyo 1974; “Thẩm phán
Dân sự và Khế ước dân gian thời kì Minh Thanh” của NXB Pháp luật 1998…
- Khu vực Âu Mĩ: Có nhiều công trình nghiên cứu về pháp luật Trung Quốc nói
chung và pháp luật triều Thanh nói riêng. Các học giả đã nghiên cứu và dịch bộ “Đại
Thanh luật lệ” ra tiếng Anh. Ví dụ như một nhà nghiên cứu người Anh là George
Thomas Staunton đã dịch “Đại Thanh luật lệ” ra tiếng Anh từ năm 1810 và đã được
xuất bản, tái bản nhiều lần ở các nước châu Âu. Các công trình nghiên cứu chắc chắn
có rất nhiều nhưng do hạn chế nhiều mặt mà người viết chưa tiếp cận, tìm hiểu được.
Trung Quốc cũng đã dịch một số công trình của các học giả nước ngoài ra tiếng Trung,
có thể kể tới cuốn “Nghiên cứu Đại Thanh luật lệ” do Tô Diệc Công dịch và “Các học
giả Mĩ bàn luận về Pháp luật truyền thống Trung Quốc” do Cao Đạo Uẩn dịch và

16
được NXB Đại học Chính pháp xuất bản năm 1994; năm 2000 NXB Đại học Chính
pháp lại xuất bản cuốn “Bước đầu phân tích pháp chế triều Thanh nhìn từ góc độ xã
hội học” do Trương Thủ Đông dịch…

2.3. Ở Việt Nam
Vấn đề nghiên cứu Lịch sử pháp luật Trung Quốc nói chung và Lịch sử pháp
luật triều Thanh nói riêng cũng đã được bắt đầu nhưng còn rất nhiều hạn chế. Nhìn
chung, các nhà nghiên cứu Việt Nam chưa có một công trình chuyên sâu nào nghiên
cứu về về vấn đề này. Có chăng thì chỉ có một số học giả bước đầu đề cập đến. Có lẽ
người Việt Nam đầu tiên và là người nghiên cứu tỉ mỉ nhất, thành công nhất về cổ luật
Việt Nam và cổ luật Trung Quốc là Giáo sư Vũ Văn Mẫu, trưởng Luật khoa Sài Gòn.
Trong các tác phẩm nghiên cứu về cổ luật Việt Nam như: Cổ luật Việt Nam thông
khảo, tập 1,2, Sài Gòn 1974; Cổ luật Việt Nam và tư pháp sử diễn giảng, Sài Gòn
1973; Cổ luật Việt Nam lược khảo, quyển 1,2 Sài Gòn 1970 ông đã bước đầu tìm hiểu
về cổ luật Việt Nam trong tương quan so sánh với cổ luật Trung Quốc. Trong đó, khi
tìm hiểu luật nhà Nguyễn, ông đã có sự so sánh với luật nhà Thanh và có nhận xét pháp
luật triều Nguyễn là sự sao chép gần như nguyên vẹn pháp luật triều Thanh.
Từ giữa những năm 90 thế kỉ XX, có một số nhà nghiên cứu cũng đã đề cập đến
vấn đề này khi nghiên cứu bộ Hoàng Việt Luật Lệ của Triều Nguyễn. Trong bài viết
“Hoàng Việt luật lệ đã tham khảo luật nhà Thanh như thế nào” của tác giả Nguyễn
Phan Quang đăng trên tạp chí “Nghiên cứu Lịch sử” số 1/1995, đã bước đầu chỉ ra việc
tiếp thu luật Thanh của Hoàng Việt luật lệ thông qua khảo sát một số điều luật. Trần
Thị Thanh Thanh trong “Góp thêm ý kiến về bộ Hoàng việt luật lệ của triều Nguyễn”
trên tạp chí “Nghiên cứu Lịch sử” số 3/2002 cũng khảo cứu và đưa ra một số nhận xét
về quá trình xây dựng bộ Hoàng Việt luật lệ trên cơ sở tiếp thu luật triều Hậu Lê và
triều Thanh.
Gần đây, GS. Đỗ Thanh Bình và Ths. Nguyễn Thị Thu Thủy của trường Đại
học sư phạm Hà Nội đã có 2 bài viết nghiên cứu về luật Thanh đăng trên tạp chí
Nghiên cứu Trung Quốc. Trong bài “Về bộ “Đại Thanh luật lệ” và các đặc trưng cơ
bản của nó” (Nghiên cứu Trung Quốc số 9/2010), hai tác giả đã khái quát quá trình ra
đời, kết cấu bộ luật và phân tích một số đặc trưng cơ bản của bộ luật này. Trong bài
“Luật Thanh đã tiếp thu luật Minh như thế nào” (Nghiên cứu Trung Quốc số 10/2010),
trên cơ sở nghiên cứu, so sánh luật Thanh và luật Minh tác giả đã chỉ ra những điểm
tiếp thu cũng như những điểm cải biến của luật Thanh so với luật Minh Đây có lẽ là


17
những bài nghiên cứu có tính chuyên khảo đầu tiên về vấn đề pháp luật triều Thanh
của các học giả Việt Nam. Tuy nhiên hai bài viết này vẫn dừng lại ở mức độ giới thiệu
sơ khảo, chưa thực sự nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ về pháp luật triều Thanh.
Nhìn một cách tổng thể, vấn đề Lịch sử pháp luật Trung Quốc và lịch sử pháp
luật triều Thanh vẫn là một khoảng trống lớn trong khoa học lịch sử pháp luật ở Việt
Nam. Đây cũng là vấn đề nên được các nhà nghiên cứu quan tâm trong thời gian tới.
Chúng ta chỉ có thể hiểu và lý giải được các vấn đề về cổ luật Việt Nam khi hiểu được
cổ luật Trung Quốc. Đặc biệt là việc nghiên cứu luật pháp triều Nguyễn không thể tách
rời pháp luật triều Thanh. Nhờ đó cũng nhận biết sự giao lưu văn hóa Việt Nam -
Trung Quốc trên phương diện văn hóa chính trị pháp lý.
3. Mục đích nghiên cứu
- Thông qua việc nghiên cứu bối cảnh lịch sử và yêu cầu của việc xây dựng pháp
luật thấy rõ hơn quá trình chuyển biến từ pháp luật chiếm hữu nô lệ lên pháp luật
phong kiến của triều Thanh.
- Từ quá trình lập pháp, nội dung pháp luật rút ra những đặc điểm cơ bản của pháp
luật Mãn Thanh. Từ đó thấy được phần nào nội dung và đặc trưng của pháp chế Trung
Hoa thời cổ trung đại.
- Đặt luật Thanh trong tương quan so sánh với luật triều Nguyễn của Việt Nam để
làm rõ hơn sự ảnh hưởng của pháp luật phong kiến Trung Hoa tới pháp luật phong kiến
Việt Nam.
- Góp thêm tư liệu cho việc học tập, nghiên cứu và giảng dạy lịch sử pháp luật thế
giới và lịch sử pháp luật Việt Nam.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Trình bày khái quát sự thành lập triều Mãn Thanh để thấy được hoàn cảnh lịch sử
chi phối và tác động tới pháp luật.
- Khái quát được tiến trình lập pháp trước và sau khi vào Trung Nguyên.
- Phân tích được một số nội dung cơ bản và rút ra được đặc điểm, tính chất của
pháp luật triều Thanh.

- Phân tích được một số ảnh hưởng của pháp luật triều Thanh tới pháp luật triều
Nguyễn Việt Nam.
5. Giới hạn – phƣơng pháp nghiên cứu
- Giới hạn nghiên cứu: Thứ nhất: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu một số vấn đề cơ
bản của pháp luật triều Thanh giai đoạn đầu, tức là từ khi triều Thanh được thành lập

18
(1616) cho đến trước chiến tranh Nha Phiến 1840. Trong đó, đề tài cũng chú trọng và
đi sâu hơn tìm hiểu pháp luật triều Thanh từ khi tiến vào làm chủ Trung Nguyên
(1644) đến 1840.
Thứ hai: Trong phạm vi pháp luật triều Thanh bao gồm nhiều bộ phận, có thể
chia thành hai hệ thống là pháp luật thực định và pháp luật ngoài thực định. Tuy nhiên,
trong phạm vi đề tài này, tôi chủ yếu tìm hiểu những vấn đề cơ bản trong hệ thống
pháp luật thực định của triều Thanh.
- Phương pháp nghiên cứu: ngoài các phương pháp nghiên cứu có tính chất cơ sở
phương pháp luận cho các ngành khoa học xã hội nói chung như phương pháp duy vật
biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử chúng tôi còn sử dụng các phương pháp đặc
thù khác như:
Phương pháp lịch sử - logic được sử dụng trình bày quá trình hình thành và phát
triển của vấn đề bằng những sự kiện lịch sử điển hình, phân chia các giai đoạn phát
triển bằng các mốc lịch sử theo thời gian, phân tích bối cảnh từng giai đoạn để thấy
được đặc trưng và rút ra những kết luận cần thiết.
Luận văn cũng sử dụng phương pháp đối chiếu, thống kê, so sánh, phân tích,
tổng hợp… để thấy được những đặc trưng của luật Thanh trong từng thời kì và so với
luật các triều đại trước, những ảnh hưởng của luật Thanh với pháp luật Việt Nam
phong kiến.
6. Nguồn tƣ liệu chủ yếu
Để thực hiện đề tài tôi căn cứ trước hết vào tài liệu gốc là những văn bản pháp luật
của các triều đại phong kiến Trung Quốc mà cụ thể ở đây là hai bộ luật cơ bản “Đại
Minh luật” của triều Minh và “Đại Thanh luật lệ” của triều Thanh. Ngoài ra, một

nguồn tư liệu gốc nữa mà chúng tôi sử dụng là hai bộ cổ luật của Việt Nam: “Quốc
triều hình luật” của triều Hậu Lê và bộ “Hoàng Việt luật lệ” của triều Nguyễn.
Bên cạnh đó chúng tôi sử dụng một nguồn tư liệu chủ yếu nữa là các công trình
nghiên cứu, các bài báo, tạp chí nghiên cứu về lịch sử và pháp luật triều Thanh bằng
tiếng Trung và tiếng Việt.
Luận văn cũng khai thác và tiếp cận các bài viết, thông tin có liên quan đến đề
tài trên nhiều trang điện tử quốc tế (Internet).
7. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn
được chia làm 3 chương chính:

19
- Chương 1: Triều Mãn Thanh thành lập và hoạt động lập pháp của triều Mãn
Thanh
- Chương 2: Nội dung cơ bản của pháp luật triều Thanh
- Chương 3: Đặc điểm cơ bản của pháp luật triều Thanh. Ảnh hưởng pháp luật
triều Thanh đến pháp luật triều Nguyễn ở Việt Nam.


20
Chƣơng 1: TRIỀU MÃN THANH THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG LẬP
PHÁP CỦA TRIỀU THANH
1.1. Bộ tộc Nữ Chân – Mãn vào Trung nguyên và sự xác lập nền thống trị của
triều Mãn Thanh.
Triều Thanh là vương triều phong kiến do tộc Nữ Chân kiến lập. Sau thời kì nhà
Nguyên đây là lần thứ 2 Trung Quốc bị đặt dưới sự cai trị của một vương triều dân tộc
thiểu số, cũng là vương triều cuối cùng trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Triều
Thanh, kể từ khi Nỗ Nhĩ Cáp Xích xưng đế cho đến vị vua cuối cùng là Phổ Nghi tổng
cộng trải qua 20 đời vua. Năm 1616, Nỗ Nhĩ Cáp Xích kiến lập triều Hậu Kim. Năm
1636, Hoàng Thái Cực đổi quốc hiệu là Thanh. Năm 1644 vượt Sơn Hải Quan vào

Trung Nguyên và định đô ở Bắc Kinh. Triều Thanh trong quá trình trấn áp các cuộc
khởi nghĩa nông dân ở các địa phương và lực lượng phản kháng của triều Nam Minh
đã dần dần thống nhất cả nước. Cho đến năm 1911 khi cuộc cách mạng Tân Hợi bùng
nổ, lật đổ sự thống trị của triều Thanh. Từ đó đã chấm dứt chế độ phong kiến tồn tại
suốt hơn 2000 năm ở Trung Quốc.
Vào cuối triều Minh, chính trị hỗn loạn, nạn hoạn quan hoành hành khiến cho
chính quyền nhà Minh ngày càng suy yếu. Từ cuối thế kỉ XV, triều Minh bước vào giai
đoạn khủng hoảng. Trong nội bộ giai cấp thống trị thường xuyên diễn ra cảnh tranh
giành quyền lực, tiêu diệt lẫn nhau. Vua thường lên ngôi khi còn ít tuổi, chỉ biết ăn
chơi, mọi quyền hành đều rơi vào tay các hoạn quan. Quan lại triều Minh chỉ thi nhau
vơ vét cho đầy túi tham, thuế má, lao dịch nặng nề khiến cho đời sống nhân dân vô
cùng vất vả. Giai cấp địa chủ tìm mọi cách chiếm đoạt ruộng đất. Thêm vào đó, Trung
Quốc nhiều lần bị người Mông Cổ xâm nhập, thậm chí trong cuộc tấn công năm 1449,
vua Minh Anh Tông đã bị bắt đưa về Mông Cổ.
Song song với sự rối loạn triều chính là nạn hoạn quan hoành hành. Đời Minh có lẽ
là đời có họa hoạn quan lớn nhất. Những cơ quan Đông Xưởng, Tây Xưởng, Nội
Xưởng
1
đã trở thành các cơ quan mật vụ của hoạn quan, chuyên dò xét, tiêu diệt những
kẻ chống lại bọn chúng. Dưới triều Minh, do hoạn quan hoành hành, triều chính rối
loạn, dân bị hà hiếp, quan lại có tài không theo bọn chúng đều bị hãm hại, khiến cho
quan dân đều oán thán.

1
Đông Xưởng, Tây Xưởng, Nội Xưởng là cơ quan đặc vụ tư pháp được lập ra dưới triều Minh, tuy không là cơ
quan tư pháp chính thức, nhưng được hoàng đế cho phép đặc biệt tham gia vào tất cả các khâu trong hoạt động tư
pháp. Cơ quan này do hoạn quan thao túng, trực tiếp phụng mệnh của hoàng đế để làm việc


21

Nạn chiếm ruộng đất của dân và tập trung ruộng đất vào tay giai cấp địa chủ cuối
triều Minh đã trở nên nghiêm trọng. Có những nơi cứ 10 người thì có tới 9 người
không có đất. Bên cạnh đó là sưu cao thuế nặng, nhiều người phải bán vợ đợ con, vay
nặng lãi thậm chí bán mình trở thành tá điền, nô tì hoặc tha phương cầu thực. Lúc bấy
giờ nhân dân cả nước nói chung đề khốn khổ, nhưng nghiêm trọng nhất là ở Thiểm
Tây. Vì vậy mà nơi đây đã trở thành nơi bùng nổ phong trào chiến tranh nông dân cuối
triều Minh. Từ Thiểm Tây, phong trào ngày càng lan rộng, trong đó có 2 lực lương
quan trọng nhất là nghĩa quân nông dân của Lý Tự Thành ở khu vực Thiểm Tây và của
Trương Hiến Trung ở khu vực miền Nam.
Gần như qui luật lịch sử, mỗi khi các vương triều của người Hán ở Trung Nguyên
suy yếu thì các bộ tộc chăn nuôi du mục phương Bắc lại hướng xuống phía Nam cướp
bóc. Họ lấy du mục làm nghề chính, thiện về kị chiến, vô cùng dũng mãnh nhanh nhẹn,
đến nhanh như cuồng phong, đi nhanh như ánh chớp. Nếu người du mục thiết lập được
một xã hội tương đối chặt chẽ - tổ chức quân sự, sản sinh được một thủ lĩnh có sức
hiệu triệu, họ bèn phát triển việc cướp bóc tạm thời thời thành cuộc chiến tranh chinh
phạt qui mô lớn, thậm chí là “dùng cung, ngựa để đoạt cả thiên hạ”, vào làm chủ Trung
Nguyên, xây dựng lên vương triều của mình. Thế kỉ thứ V, tộc Tiên Ti vượt lãnh thổ
thống nhất lưu vực Hoàng Hà; thế kỉ XII, người Mông Cổ lập nên triều Nguyên…đó là
những trang vĩ đại trong lịch sử người du mục vào làm chủ Trung Nguyên. Và giờ đây,
khi chính quyền nhà Minh suy yếu, thì Trung Nguyên rộng lớn của người Hán lại đứng
trước nguy cơ rơi vào ách thống trị của người ngoại phiên – tộc Nữ Chân.
Tộc Nữ Chân vốn là tiền thân của người Mãn. Từ 2000 năm trước gọi là “Túc
Thận” (肃慎 su zhen), từ thời Hán đến thời Tấn, xưng là “Ấp Lâu” (挹娄 yi lou), thời
kì Nam Bắc triều gọi là “Vật Cát” (勿吉 wu ji), thời Tùy Đường gọi là “Mạt Hát” (靺
鞨 Mohe), lập nước Bột Hải. Đến thời kì Liêu Kim gọi là “Nữ Chân” (女真). Trong
các sách vở của Liêu cũng gọi là Nữ Chân. Triều Kim chính là do tộc Nữ Chân lập
nên. Từ thời Nguyên trở đi, tộc Nữ Chân đều cư trú ở vùng Đông Bắc Trung Quốc.
Đầu thời Minh, tộc Nữ Chân bị phân thành 3 bộ phận lớn là Kiến Châu Nữ
Chân, Hải Tây Nữ Chân, Dã Nhân Nữ Chân. Dưới triều Minh, vùng Đông Bắc có thiết
lập Liêu Đông đô ty, Nô Nhi Can đô ty làm cơ quan quản lí. Các bộ tộc Nữ Chân đều

thần phục triều đình Minh. Những người thống trị của triều Thanh vốn xuất thân từ thị
tộc Ái Thân Giác La của bộ tộc Kiến Châu Nữ Chân. Thời kì thủ lĩnh của bộ tộc Kiến
Châu Nữ Chân là Mãnh Ca Thiếp Mộc Nhi (猛哥帖木耳 meng ge tie mu er) (là ông tổ

22
6 đời của Nỗ Nhĩ Cáp Xích, sau này được truy phong là Triệu Tổ Nguyên Hoàng đế)
đã là Kiến Châu Tả Vệ Đô Đốc của triều Minh, năm 1433 do xung đột với Bồi tộc nên
bị chết. Năm 1440, bộ tộc Kiến Châu thực hiện Nam di, định cư ở Hách Đồ A La (Liêu
Ninh). Sau cuộc Nam di đó, bộ tộc Kiến Châu Nữ Chân và chính quyền nhà Minh có
quan hệ mật thiết, xã hội của bộ tộc Kiến Châu có nhiều điều kiện phát triển, kinh tế
ngày càng phồn vinh.
Năm 1583 Ái Thân Giác La Nỗ Nhĩ Cáp Xích được phong là Kiến Châu Tả Vệ
chỉ huy xứ, từng bước chinh phục, kiêm tính và thống nhất các bộ tộc Nữ Chân. Ông
còn củng cố thành trì, cắt đặt đại thần, xây dựng pháp luật, tiến hành tố tụng, xây dựng
chế độ Bát Kỳ. Chế độ Bát Kỳ đã thúc đẩy sự phát triển của xã hội tộc Nữ Chân, củng
cố địa vị thống trị của Nỗ Nhĩ Cáp Xích.
Năm 1616, Nỗ Nhĩ Cáp Xích đã tự xưng là Hãn ở thành Hách Đồ A La (Liêu
Ninh ngày nay), lấy quốc hiệu là Kim (sử thường gọi là Hậu Kim), lấy niên hiệu là
Thiên Mệnh, công khai chống lại chính quyền nhà Minh. Năm 1618, Nỗ Nhĩ Cáp Xích
ban bố bài Hịch “Thất đại hận” làm lí do đánh triều Minh, tuyên thệ thảo phạt triều
Minh.
Năm 1621, Nỗ Nhĩ Cáp Xích chiếm được Liêu Dương, Thẩm Dương và dời đô
về Liêu Dương. Mùa xuân năm 1625, Nỗ Nhĩ Cáp Xích không cần hội ý với các Bối
Lặc và các đại thần, tự ý dời đô về Thẩm Dương. Từ đó, Thẩm Dương trở thành trung
tâm thống trị của chính quyền Hậu Kim. Nhưng năm 1626, trong chiến dịch Ninh
Viễn, Nỗ Nhĩ Cáp Xích đã bị quân Minh tiến đánh bị trọng thương, không lâu sau thì
qua đời. Người con trai thứ 8 là Hoàng Thái Cực lên nối ngôi, tiếp tục mở rộng thế tấn
công triều Minh, và liên kết với các bộ tộc Mông Cổ, thế lực ngày càng mạnh.
Năm 1635, Thanh Thái Tông Hoàng Thái Cực đã bỏ Tộc danh cũ là “Chư Thân”
(Nữ Chân), định Tộc danh mới là “Mãn”. Năm 1636, Hoàng Thái Cực xưng đế và đổi

quốc hiệu từ “Kim” thành “Thanh”, chính thức sáng lập triều Thanh, đổi niên hiệu là
Sùng Đức. Từ đó trở đi triều Thanh càng tích cực chuẩn bị và đẩy mạnh quá trình thôn
tính Trung Nguyên.
Năm 1644, quân Lý Tự Thành tiến vào Bắc Kinh, vua Sùng Trinh của triều Minh
tự sát ở Cảnh Sơn sau hoàng thành. Tướng của triều Minh đang đồn trú ở Sơn Hải
Quan là Ngô Tam Quế hàng Thanh. Nhiếp Chính vương Đa Nhĩ Cổn chỉ huy quân Bát
Kỳ tiến vào Trung Nguyên (Nhập Quan) do Ngô Tam Quốc dẫn đường, đánh đuổi
nghĩa quân nông dân, chiếm lấy Bắc Kinh. Cũng trong năm đó, hoàng đế Thuận Trị

×