Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Giáo dục lòng kính yêu chủ tịch hồ chí minh cho học sinh trong dạy học lịch sử việt nam từ 1919 đến 1945 lớp 12 trung học phổ thông (chương trình chuẩn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (546.1 KB, 20 trang )


1

Giáo dục lòng kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh
cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam
từ 1919 đến 1945 lớp 12 trung học phổ thông
(Chương trình chuẩn)
Educate our beloved President Ho Chi Minh City for students in teaching the history of Vietnam
from 1919 to 1945 grade 12 high school (standard program)
NXB H. : ĐHGD, 2012 Số trang 118 tr. +

Nguyễn Thị Thanh Chung

Trường Đại học Giáo dục
Luận văn ThS ngành: Lý luận và phương pháp dạy học (bộ môn Lịch sử);
Mã số: 60 14 10
Người hướng dẫn: PGS.TS. Trịnh Đình Tùng
Năm bảo vệ: 2012

Abstract: Tìm hiểu các nguồn tài liệu tâm lý, giáo dục và chuyên ngành để xác định
những căn cứ khoa học giúp cho việc giáo dục lòng kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh cho
học sinh trong dạy học lịch sử đạt hiệu quả cao nhất. Điều tra thực trạng việc giáo dục lòng
kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ
thông (THPT). Nghiên cứu mục tiêu, nội dung Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919 – 1945
lớp 12- THPT (chương trình chuẩn), xác định những nội dung lịch sử giúp cho việc giáo
dục lòng kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh cho học sinh. Đề xuất các biện pháp giáo dục
lòng kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp từ
1919 đến 1945 lớp 12- THPT( Chương trình chuẩn) để góp phần nâng cao hiệu quả dạy
học lịch sử và giáo dục lòng kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh cho học sinh. Tiến hành thực
nghiệm sư phạm để kiểm tra tính khả thi của các biện pháp giáo dục lòng kính yêu Chủ
tịch Hồ Chí Minh cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp từ 1919 đến 1945 lớp


12- THPT( Chương trình chuẩn).

Keywords: Lịch sử Việt Nam; Phương pháp dạy học; Lớp 12; Phổ thông trung học.

Content
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, việc giáo dục thế hệ trẻ là một yêu cầu quan trọng đối với sự tồn tại và phát
triển của xã hội loài người, là mối quan tâm của mỗi quốc gia và toàn xã hội. Ở Việt Nam, công
việc đó lại ngày càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Để đào tạo con người Việt Nam phát triển
toàn diện về đức, trí, thể, mĩ, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình
thành và bồi dưỡng nhân cách con người, có thể hội nhập với tri thức nhân loại thì việc giáo dục
tư tưởng, đạo đức, nhân cách cho học sinh có vị trí hết sức quan trọng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh- lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, là tấm gương chói lọi về chủ nghĩa
anh hùng cách mạng, về tinh thần độc lập tự chủ, sáng tạo, lòng yêu dân tha thiết, gắn bó với nhân

2

dân; về tinh thần đoàn kết, về đạo đức giản dị, khiêm tốn, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Chính
vì vậy việc giáo dục lòng kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhiệm vụ quan trọng và cần thiết của
toàn xã hội nói chung của bộ môn lịch sử nói riêng.
Trong nhà trường phổ thông các môn học đều phải có nhiệm vụ giáo dục lòng kính yêu
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho học sinh, trong đó bộ môn Lịch sử là có ưu thế hơn cả. Vì thế nâng
cao chất lượng dạy học Lịch sử Việt Nam ở trường phổ thông sẽ không chỉ giáo dục cho học sinh
về về cuộc đời, sự nghiệp cứu nước giải phóng dân tộc của chủ tịch Hồ Chí Minh mà còn có tác
dụng sâu sắc trong việc giáo dục lòng yêu nước và nêu gương cho giới trẻ.
Tuy nhiên, thực tế không phải công tác này lúc nào cũng được thực hiện tốt và hiệu quả.
Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng tới công tác này như:
Thứ nhất là do bản thân môn lịch sử hiện nay chưa được nhà trường và xã hội quan tâm
đúng mức, còn bị coi là môn phụ. Phương pháp dạy học lịch sử nặng về lối học truyền thống thầy
đọc- trò chép.

Thứ hai là do năng lực dạy học của một số giáo viên còn hạn chế.
Thứ ba là do nhiều học sinh còn lười học hoặc chỉ học những môn có trong chương trình thi
tốt nghiệp, những môn học có hệ số điểm cao
Từ thực tế trên, chúng tôi đã chọn vấn đề: “ Giáo dục lòng kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh cho
học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 1945 lớp 12 trung học phổ thông ” làm đề tài
luận văn thạc sĩ khoa học sư chuyên ngành lý luận và phương pháp dạy học lịch sử.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Những công trình liên quan gián tiếp đến đề tài
a/ Tài liệu nghiên cứu nước ngoài
Tiến sĩ N.G.Đairi, trong Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào, Nxb Giáo dục, Hà Nội,
1973, đã khẳng định hoạt động nhận thức tích cực độc lập của học sinh là một điều kiện bắt buộc
đối với giờ học được tổ chức một cách khoa học và có hiệu quả. Đồng thời, tác giả chỉ rõ muốn
tiến hành giờ học lịch sử đạt hiệu quả cao thì cần phải chuẩn bị giáo án, vận dụng linh hoạt các
khâu, các phương pháp dạy học. Ông cũng đưa ra một sơ đồ, có thể được coi như kim chỉ nam cho
người giáo viên lịch sử về cách sử dụng linh hoạt các tư liệu, nội dung trong quá trình giảng dạy.
I.F.Kharlamôp, Phát huy tính tích cực học tập của học sinh như thế nào. Nguyễn Thị
Trang và Nguyễn Ngọc Quang dịch, Nxb GD, H, 1978, đã đề cập tới những biện pháp nhằm kích
thích hoạt động nhận thức cua học sinh khi trình bày bài mới, khi củng cố kiến thức, khi ôn tập tài
liệu đã học và khi tổ chức công tác tự học cho học sinh
- Robert J. Marzano, Debra J. Pickering, Jane E. Pollock, Các phương pháp dạy học
hiệu quả” (Hồng Lạc dịch, Nxb GD, TP HCM, 2005) gồm 13 chương trong đó từ chương 2 đến

3

chương 10 trình bày các phương pháp dạy học dựa trên các công trình nghiên cứu giáo dục ở Mỹ
tương ứng với 9 phương pháp dạy học có hiệu quả.
B.P.Êxipôp (Liên Xô trước đậy) trong cuốn Những cơ sở của lý luận dạy học, Tập 3,
Nxb Giáo dục, 1971 nhấn mạnh đến việc nâng cao tính tích cực sự sáng tạo, tính tự lập, ham hiểu
biết trong quá trình học tập của học sinh. Nêu rõ nhiệm vụ của nhà trường là phải phát triển tính
tích cực và phương pháp làm việc tự lập của học sinh.

I.Ia.Lécne, nhà giáo dục học Liên Xô trước đây với cuốn sách Dạy học nêu vấn đề, Nxb
Giáo dục, Hà Nội, 1977 đã làm sáng tỏ bản chất và cơ sở dạy học nêu vấn đề, nhấn mạnh tầm
quan trọng của tư duy tích cực trong quá trình nhận thức của học sinh. Đồng thời, ông cũng chỉ ra
tác dụng của việc dạy học nêu vấn đề đối với việc phát huy tính tích cực, độc lập của học sinh.
Một trong những vấn đề quan trong trong việc hướng tới dạy học lấy học sinh làm trung tâm.
b/ Tài liệu nghiên cứu trong nước
Bộ giáo trình do Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi biên soạn,
Phương pháp dạy học lịch sử tập I, II , Nxb Đại học Sư Phạm, 2010, khẳng định phương pháp dạy
học lịch sử là một khoa học; đề ra chức năng, nhiệm vụ của bộ môn lịch sử ở trường THPT; đưa
ra hệ thống những phương pháp dạy học lịch sử, các hình thức, phương pháp dạy học lịch sử và
yêu cầu, biện pháp kiểm tra đánh giá quá trình dạy và học.
Cuốn sách do PGS.TS Trịnh Đình Tùng (Chủ biên), Hệ thống các phương pháp dạy
học ở trường trung học cơ sở, Nxb Đại học Sư phạm, 2005 đã cung cấp lượng kiến thức quý báu
những hiểu biết về cách thức tổ chức dạy học; những cơ sở để xác định, lựa chọn hệ thống phương
pháp dạy học lịch sử ở trường THCS.
Giáo trình “Giáo dục học” của Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt ( Nxb GD, H, 1987) có
đề cập đến các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học .
TS Đặng Thành Hƣng trong cuốn “Dạy học hiện đại: lí luận – biện pháp – kĩ thuật”
(Nxb ĐHQG, H, 2002) đề cập đến nhiều vấn đề của lí luận dạy học hiện đại.
Trong cuốn sách “ Một số chuyên đề phương pháp dạy học lịch sử” của tập thể tác giả,
các nhà giáo dục lịch sử do GS.TS Phan Ngọc Liên, PGS.TS Trịnh Đình Tùng, PGS.TS
Nguyễn Thị Côi, TS. Trần Vĩnh Tƣờng (đồng chủ biên), đề cập tới những quan niệm về hiệu
quả bài học lịch sử và các biện pháp nâng cao hiệu quả bài học lịch sử, những kỹ năng vận dụng
các biện pháp vào chuẩn bị, tiến hành các bài học cụ thể.
Bài viết “Đổi mới phương pháp dạy học lịch sử theo hướng phát huy tính tích cực của
học sinh” của PGS. TS Trịnh Đình Tùng trong cuốn “Đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở
trường phổ thông (một số chuyên đề)” do GS. TS Phan Ngọc Liên chủ biên (Nxb ĐHSP, H,
2005) đã phản ánh một cách toàn diện về quan niệm tính tích cực học tập của học sinh trong dạy
hoc lịch sử, về đặc điểm của quá trình dạy học lịch sử trong mối liên hệ với việc phát huy tính


4

tích cực của học sinh, về các biện pháp chủ yếu nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong
dạy học lịch sử
2.2. Những công trình liên quan trực tiếp đến đề tài
Trước hết, nghiên cứu về Hồ Chí Minh đã có rất nhiều công trình nghiên cứu và biên soạn,
được phổ cập ở rất nhiều các cấp, các ngành. Có thể kể đến ví dụ của Hội đồng trung ƣơng chỉ
đạo biên soạn, Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003;
GS.Phan Ngọc Liên (chủ biên), Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh với thời đại, Nxb Lao động, Hà
Nội, 2001; TS Lê Văn Yên (chủ biên), Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, Nxb Lao động, 2003,
Võ Nguyên Giáp, Một số vấn đề nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Công an nhân dân,
2005.… và rất nhiều cuốn sách có giá trị khác. Có thể nói, đây là những công trình biên soạn công
phu, cho cái nhìn nhiều chiều và toàn diện về cuộc đời hoạt động của Bác, về tư tưởng của Người.
Bài viết của GS. Phan Ngọc Liên, Về việc giảng dạy, học tập cuộc đời và sự nghiệp
cách mạng của Bác Hồ trong trường phổ thông, Thông báo khoa học số 2, 1985; Đoàn Thế
Hanh, Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội - Sự vận dụng sáng tạo tư tưởng
Hồ Chí Minh trong điều kiện hiện nay, Tạp chí cộng sản, số 777, 2007; GS Phan Ngọc Liên
(chủ biên),Sử dụng tư liệu Hồ Chí Minh trong nghiên cứu và giảng dạy lịch sử, Đề tài nghiên
cứu cấp bộ, ĐHSPHN, Hà Nội, 2002; hay như bài viết của PGS.TS Trần Bá Đệ, Một vài suy
nghĩ về tấm gương Bác Hồ thời trẻ đối với giáo dục thanh niên và Chủ tịch Hồ Chí Minh với
việc bồi dưỡng các thế hệ cách mạng thông qua giáo dục bằng gương người thực, việc thực
được in trong thông báo khoa học số 2/1985 …. Đã đề cập phần nào những gợi ý trên cở sở thực
tiễn vấn đề dạy và học về Hồ Chủ tịch ở các cấp học sao cho đồng bộ, thiết thực và phù hợp với
tình hình đất nước yêu cầu cũng như thực hiện được mục tiêu giáo dục đưa ra.
Trong tác phẩm “ Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác sử học”, GS.TS Phan Ngọc Liên đã
phân tích sâu sắc hiệu quả giáo dục lịch sử qua sử dụng các tài liệu lịch sử của Hồ Chí Minh.
Bài viết: “.Tích hợp nội dung học tập và là theo tấm gương đạo đức Bác Hồ trong các
hoạt động dạy và học”- Tạp chí Tuyên giáo số 2 ngày 17/1/2002. tác giả Bùi Thị Diệp đã đề cập
đến ý nghĩa của việc học tập và là theo tấm gương đạo đức Bác Hồ và các hình thức học tập và là
theo tấm gương đạo đức Bác Hồ trong các hoạt động dạy và học

Đặc biệt, Trần Dân Tiên trong “Những mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của Hồ chủ
tịch”- Trần Dân Tiên. NXB Văn Học, Hà Nội, năm 2001, đã trình bày nhiều mẩu chuyện bất hủ,
sinh động, cụ thể, có tác dụng giáo dục bằng chính những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Trên cơ sở tiếp thu tư tưởng của các công trình nghiên cứu trên là những tài liệu quý giá, là
những gợi ý quan trọng để giúp tôi đi sâu cơ sở lý luận liên quan đến đề tài của mình.



5

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình giáo dục lòng kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh
cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 1945, lớp 12- THPT.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các biện pháp giáo dục lòng kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh cho học
sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 1945 lớp 12 THPT(Chương trình chuẩn) để
nâng cao hiệu quả dạy học và giáo dục lòng kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh cho học sinh.
4. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
4.1. Mục đích
Nghiên cứu đề tài không chỉ nâng cao hiệu quả giáo dục lòng kính yêu Chủ tịch Hồ Chí
Minh cho học sinh mà còn góp phần nâng cao chất lượng dạy học Lịch sử Việt Nam từ 1919-
1945 lớp 12- THPT( Chương trình chuẩn).
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu các nguồn tài liệu tâm lý, giáo dục và chuyên ngành để xác định những căn cứ
khoa học giúp cho việc giáo dục lòng kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh cho học sinh trong dạy học
lịch sử đạt hiệu quả cao nhất.
- Điều tra thực trạng việc giáo dục lòng kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh cho học sinh
trong dạy học lịch sử ở trường THPT.
- Nghiên cứu mục tiêu, nội dung Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919 – 1945 lớp 12- THPT

(chương trình chuẩn), xác định những nội dung lịch sử giúp cho việc giáo dục lòng kính yêu Chủ
tịch Hồ Chí Minh cho học sinh.
- Đề xuất các biện pháp giáo dục lòng kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh cho học sinh trong
dạy học lịch sử Việt Nam lớp từ 1919 đến 1945 lớp 12- THPT( Chương trình chuẩn) để góp
phần nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử và giáo dục lòng kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh cho
học sinh.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm tra tính khả thi của các biện pháp giáo dục lòng
kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp từ 1919 đến
1945 lớp 12- THPT( Chương trình chuẩn)
5. Giả thuyết khoa học
Nếu thực hiện tốt các đề xuất được đưa ra trong luận văn thì sẽ không chỉ góp phần nâng
cao chất lượng giáo dục lòng kính yêu chủ tịch Hồ Chí Minh cho học sinh mà còn nhằm nâng cao
chất lượng dạy học bộ môn lịch sử trường phổ thông.



6

6. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Khai thác các tài liệu về tâm lý học, giáo dục học,
phương pháp dạy học bộ môn, nghiên cứu chương trình, nội dung SGK Lịch sử lớp 12 – THPT
và các nguồn tài liệu liên quan đến dạy học.
- Phương pháp điều tra thực tế bao gồm: dự giờ, quan sát, điều tra xã hội học, trao đổi
thảo luận với giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục.
- Thực nghiệm sư phạm: Soạn giáo án và tiến hành thực nghiệm sư phạm dạy học lớp 12
của một số trường THPT.
- Sử dụng phương pháp toán học thống kê: Dựa vào kết quả thu được giữa các lớp thực
nghiệm và đối chứng, tiến hành phân tích xử lý kết quả qua cách tính các tham số đặc trưng như
trung bình cộng, …
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

7.1. Ý nghĩa khoa học
Luận văn làm phong phú thêm lý luận phương pháp dạy học lịch sử nói chung, lý luận
giáo dục lòng kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh qua giảng dạy lịch sử Việt Nam từ 1919- 1945 lớp
12 THPT nói riêng nhằm nâng cao chất lượng dạy học lịch sử ở trường THPT.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu của đề tài còn là tài liệu tham khảo với sinh viên trường sư phạm, các bạn
đồng nghiệp và đặc biệt những giáo viên giảng dạy bộ môn lịch sử tại các trường phổ thông.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn dự kiến gồm 3
chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc giáo dục lòng kính yêu Chủ tịch Hồ Chí
Minh trong dạy học lịch sử ở trường THPT.
Chương 2: Các biện pháp giáo dục lòng kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh trong dạy học lịch
sử Việt Nam từ 1919- 1945 lớp 12- THPT. Thực nghiệm sư phạm

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC GIÁO DỤC
LÒNG KÍNH YÊU CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH CHO HỌC SINH
TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ 1919 ĐẾN 1945
LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Nhiệm vụ giáo dục của bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông

7

Về kiến thức: giúp học sinh nắm vững được những kiến thức cơ bản về các sự kiện lịch sử
tiêu biểu của thế giới và dân tộc trên cơ sở củng cố, phát triển nội dung kiến thức lịch sử ở bậc
THCS, hợp thành hệ thống kiến thức về sự phát triển của lịch sử từ thời nguyên thuỷ cho đến nay.
Về kỹ năng: phát triển các kỹ năng cần thiết cho học tập lịch sử như có quan điểm lịch sử khi

xem xét sự kiện và nhân vật lịch sử, làm việc với SGK và các nguồn sử liệu, biết phân tích, so sánh,
tổng hợp…Có năng lực tự học, phát hiện, đề xuất giải quyết vấn đề HS nâng cao hơn năng lực tư duy
và thực hành.
Về thái độ, tình cảm, tƣ tƣởng: bộ môn lịch sử có ưu thế trong việc giáo dục tư tưởng,
đạo đức, thái độ, tình cảm cho học sinh, góp phần vào việc đào tạo con người Việt Nam toàn diện.
1.1.2. Quan niệm về giáo dục lòng kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh
1.1.2.1. Khái niệm giáo dục
Giáo dục là một quá trình toàn vẹn hình thành nhân cách, đƣợc tổ chức một cách
có mục đích và kế hoạch, thông qua các hoạt động và quan hệ giữa ngƣời giáo dục và ngƣời
đƣợc giáo dục, nhằm truyền đạt và chiếm lĩnh những kinh nghiệm xã hội loài ngƣời.
Theo nghĩa rộng này, giáo dục bao hàm cả giáo dưỡng, dạy học và giáo dục theo nghĩa
hẹp (tất cả các yếu tố tạo nên nét tính cách và phẩm hạnh của con người, đáp ứng các yêu cầu kinh
tế-xã hội).
Giáo dục (theo nghĩa hẹp) là một bộ phận cấu thành nên giáo dục tổng thể (rộng): Là quá
trình hình thành niềm tin, lí tƣởng, động cơ, tình cảm, thái độ, những nét tính cách của
nhân cách, những hành vi và thói quen cƣ xử đúng đắn trong xã hội, thuộc các lĩnh vực tƣ
tƣởng- chính trị, đạo đức, lao động và học tập, thẩm mĩ, vệ sinh
Như vậy, chúng ta nhân thấy quá trình giáo dục theo nghĩa hẹp có chức năng trội là hình
thành phẩm chất nhân cách cho con người. Nó được thực hiện trên cơ sở vừa tác động dến ý thức
vừa tác động đến hành vi; vừa lĩnh hội hệ thống tri thức và giá trị, vừa thể nghiệm những kinh
nghiệm thực tiễn của bản thân, vừa trau dồi học vấn, vừa tham gia các hoạt động xã hội tập thể.
1.1.2.2. Khái niệm giáo dục lòng kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh
Lòng kính yêu là tình yêu, lòng kính phục giữa con người với con người. Giáo dục lòng kính
yêu là hình thành tình cảm yêu mến kính trọng ở mỗi học sinh với một con người cụ thể nào đó.
Giáo dục lòng kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh là hình thành ở học sinh những phẩm chất
đạo đức tốt đẹp đó là sự cảm phục, lòng biết ơn tình cảm kính yêu đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh -
một tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước, nhân cách cao đẹp cho các em học sinh học tập và
làm theo.



1.1.2.3. Khái niệm giáo dục lòng kính yêu Chủ tịch Hồ Chí minh cho học sinh

8

Nhà trường là nơi giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước. Học sinh đến trường
không những chỉ được trang bị kiến thức về các môn học, mà còn được rén luyện kĩ năng sống để
làm người, để sống tốt, sống có ích, trở thành con người toàn diện. Do đó, giáo dục lòng kính yêu
Chủ tịch Hồ Chí Minh có tác dụng rất tốt trong việc nêu gương cho học sinh.
Hiện nay chưa có một khái niệm hoàn chỉnh về giáo dục lòng kính yêu Chủ tịch Hồ Chí
Minh cho học sinh. Nhưng chúng ta có thể hiểu một cách khái quát như sau: Giáo dục lòng kính
yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh cho học sinh là quá trình giáo viên trang bị cho học sinh những kiến
thức cơ bản về hoạt động cách mạng, phẩm chất đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhằm nâng
cao và bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cách mạng, lối sống giản dị cho học sinh, góp phần làm biến
đổi sâu sắc về cả nhận thức và hành động trong việc học tập và làm theo gương Bác Hồ vĩ đại, yêu
cầu học sinh phải nhận thức và tích cực tu dưỡng, rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh, đó là lòng yêu nước, lòng nhân ái vị tha, khoan dung, nhân hậu; cần,
kiệm, liêm chính, chí công vô tư, lối sống giản dị, tinh thần vượt khó khăn, thử thách, suốt đời cống
hiến cho sự nghiệp cách mạng để bảo vệ lợi ích của nhân dân, của dân tộc
1.1.2.4. Tiêu chí đánh giá quá trình giáo dục lòng kính yêu Chủ tịch Hồ chí Minh cho học sinh
THPT
+ Bản lĩnh chính trị kiên định, vững vàng, có ý chí phấn đấu vươn lên.
+ Chấp hành nghiêm đường lối của Đảng, pháp luật Nhà nước, kiên quyết đấu tranh với
các biểu hiện tiêu cực, tích cực tham gia xây dựng môi trường văn hoá sư phạm lành mạnh.
+ Có tinh thầ yêu nước, ý thức xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
+ Có động cơ học tập, rèn luyện đúng đắn, sáng tạo,vượt khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ
được giao, có phẩm chất đạo đức tốt, lối sống lành mạnh
+ Xung kích, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau cùng hoàn thành nhiệm vụ.
+ Đề cao tinh thần tự phê bình và phê bình; có phẩm chất, lối sống trung thực, giản dị, cầu tiến
bộ, sống có trách nhiệm với đơn vị, bản thân, gia đình.
1.1.3. Khả năng giáo dục lòng kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh của bộ môn lịch sử ở trường

phổ thông
Về kiến thức: lịch sử có tác dụng và ưu thế trong việc giáo dục lòng kính yêu Chủ tịch
Hồ Chí minh cho học sinh. . Đặc biệt, là nội dung chính của lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919 -
1945. Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919- 1945 có hai nội dung kiến thức lớn là cuộc vận động
thành lập Đảng và cuộc vận động cách mạng tháng Tám. Cả hai cuộc vận động đó đều gắn liền
với công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với Đảng và cách mạng. Chính vì vậy, việc giảng dạy
bộ môn lịch sử ở trường phổ thông có ưu thế hơn hẳn trong việc giáo dục lòng kính yêu Chủ tịch
Hồ Chí Minh cho học sinh.

9

Về kỹ năng: Thông qua quá trình tổ chức cho học sinh lĩnh hội kiến thức lịch sử Việt Nam giai
đoạn 1919 - 1945 ở lớp 12 THPT (Chương trình chuẩn) sẽ góp phần rèn luyện cho học sinh những kỹ
năng phù hợp với đặc trưng bộ môn như: kỹ năng nhận biết, tái hiện kiến thức lịch sử, kỹ năng phân
tích, tổng hợp, đánh giá, so sánh, đối chiếu các sự kiện hiện tượng… đặc biệt là khả năng vận dụng
kiến thức lịch sử để nhận biết kiến thức mới và vận dụng trong thực tiễn.
Kiến thức lịch sử giai đoạn 1919 - 1945 hết sức phong phú và phức tạp. Nó đề cập đến một
loạt những vấn đề dân tộc, giải phóng dân tộc, giai cấp, đấu tranh giai cấp. Để làm sáng tỏ những
sự kiện, hiện tượng của lịch sử Việt Nam giai đoạn này, đòi hỏi học sinh phải có những kỹ năng
phù hợp với đặc trưng bộ môn.
Về thái độ: Trong giai đoạn 1919 - 1945, học sinh sẽ thấy được tình cảnh nhân dân
Việt Nam dưới ách cai trị của chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa phát xít, từ đó hiểu rõ được
khát khao cháy bỏng của dân tộc là độc lập, giải phóng dân tộc và càng hiểu rõ về tinh thần
đoàn kết dân tộc, lòng yêu nước nồng nàn.
Hơn nữa qua việc dạy học về lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919- 1945 với những nội
dung kiến thức về những hoạt động, công lao của Nguyễn Ái Quốc đối với dân tộc sẽ góp
phần gây xúc động mạnh đối với học sinh, các em sẽ từ cảm phục, biết ơn và kính trọng
Người. Đồng thời các em sẽ có suy nghĩ, hành động đúng đắn để học tập theo Người, góp
phần thực hiện tốt cuộc vận động mà Đảng và Nhà nước đang phát động là "Học tập và làm
việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh".

1.1.4. Vai trò, ý nghĩa của việc giáo dục lòng kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh của bộ môn lịch
sử ở trường phổ thông
Giáo dục lòng kính yêu chủ tịch Hồ Chí Minh có vai trò ý nghĩa quan trọng trong việc
hình thành nhân cách tốt đẹp cho con người. Bộ môn lịch sử thông qua việc giáo dục lòng kính
yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh cho học sinh đã góp phần vào thực hiện mục tiêu giáo dục nói chung là
nhằm trang bị và hình thành cho học sinh:
Nhận thức > Kiến thức > Kĩ năng > Thái độ > Hành vi đúng đắn trong xây dựng,
bảo vệ Tổ quốc.
1.2. Thực trạng việc giáo viên tiến hành giáo dục lòng kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh cho
học sinh trong dạy học lịch sử ở trƣờng phổ thông
1.2.1. Kết quả khảo sát về phía giáo viên
Phần lớn giáo viên đều nhận thức được vấn đề giáo dục lòng kính yêu Chủ tịch Hồ Chí
Minh cho học sinh là vấn đề quan trọng và cần thiết trong quá trình giảng dạy bộ môn.
Tuy nhiên, quá trình giáo dục lòng kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh của các thầy cô giáo chủ
yếu mới chỉ được tiến hành dưới những hình thức lồng ghép trong quá trình bài soạn, bài giảng với mức
độ ít, không thường xuyên.

10

1.2.2. Kết quả khảo sát về phía học sinh
- Về nhận thức:
Qua các số liệu điều tra có thể thấy rằng phần lớn các học sinh khi được hỏi đều có nhận
thức chưa đầy đủ về vấn đề giáo dục lòng kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh .
- Về thái độ:
Đa số học sinh khi được hỏi đều có thái độ hào hứng với vấn đề giáo dục kính yêu Chủ
tịch Hồ Chí Minh.
- Về hành vi:
Qua kết quả điều tra, tôi thấy rằng các học sinh mặc dù đã có nhận thức về vấn đề giáo
dục lòng kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh, có thái độ tích cực, hành vi đúng đắn đối với việc học
tập và là theo Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, rất nhiều học sinh khi được hỏi vẫn chưa thực sự

quan tam tới vấn đề này vì cho rằng vấn đề này không quan trọng với mình, không ảnh hưởng tới
tương lai, cuộc sống sau này, nó là vấn đề của xã hội đất nước
* *
*
Thông qua những phân tích trên đây, có thể thấy, việc giáo dục lòng kính yêu Chủ tịch
Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919 - 1945 chủ yếu là giáo dục sự cảm
phục lòng biết ơn cho HS trước những công lao vĩ đại của Người cho non sông, đất nước, cho sự
nghiệp giải phóng dân. Đặt trong bối cảnh hiện nay, việc giáo dục lòng kính yêu Chủ tịch Hồ Chí
Minh cho học sinh THPT không chỉ nhằm góp phần đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn
diện về đức, trí, thể, mĩ mà còn trung thành với lý tưởng cộng sản và là con người Việt Nam
XHCN, có trách nhiệm trong việc bảo vệ nền độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
Tuy nhiên, trên thực tế, qua khảo sát điều tra có thể thấy việc giáo dục lòng kính yêu Chủ
tịch Hồ Chí Minh trong nhà trường phổ thông chưa thực sự có hiệu quả và được đánh giá cao.
Công tác tiến hành còn mang tính cá nhân, phụ thuộc nhiều vào trình độ và cảm hứng người dạy.
Cách thức thực hiện còn khá bế tắc do điều kiện cơ sỏ vật chất, do chương trình biên soạn,…
Chính vì thế, đòi hỏi cần phải có những biện pháp khả thi, có tính hiệu quả cao đối với công tác
giáo dục lòng kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh ở bậc THPT.

CHƢƠNG 2
CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC LÒNG KÍNH YÊU CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ 1919- 1945 Ở
LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG - THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

2.1. Mục tiêu, nội dung cơ bản của chƣơng trình lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919- 1945

11

2.1.1 Mục tiêu cơ bản của chương trình lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919 – 1945
a/ Về kiến thức
- Trình bày được tình hình thế giới nói chung và tình hình đế quốc Pháp nói riêng đã tác

động đến nước ta.
- Những năm 1919 - 1930, bên cạnh phong trào cách mạng sôi nổi ở trong nước là những
hoạt động của những người Việt Nam ở nước ngoài, tiêu biểu nhất là hoạt động cách mạng của
Nguyễn Ái Quốc.
- Từ năm 1925 – 1930, phong trào cách mạng Việt Nam phát triển với sự xuất hiện cả 3
tổ chức cách mạng và sau đó là Đảng Cộng Sản Việt Nam.
- Từ năm 1930 - 1945 quá trình cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng, lần lượt trải qua
ba lần tập dượt cao trào 1930 – 1931, cao trào 1936 - 1939.
b/ Về kỹ năng
Học tập lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919 – 1945, HS sẽ phát triển các năng lực của nhận
thức và phát triển các kỹ năng, kỹ xảo trong học tập bộ môn như sử dụng bản đồ, tranh ảnh, tài
liệu
c/ Về thái độ, tư tưởng, tình cảm
Có lòng yêu quê hương, đất nước, niềm tin vào sức mạnh của nhân dân ta cùng với sự
lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng trong cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, giải phóng dân tộc. Từ
đó, có trách nhiệm đối với quế hương, đất nước, xác định động cơ học tập vì lý tưởng cao đẹp,
phục vụ lợi ích của Tổ quốc.
2.1.2. Nội dung cơ bản của lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919 – 1945 (Chương trình chuẩn)
Giai đoạn 1919 - 1930: Phong trào yêu nước cách mạng ở nước ta từ sau chiến tranh thế
giới I - Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời
Giai đoạn 1930 - 1945: phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta dưới sự
lãnh đạo của Đảng
2.2. Những yêu cầu cơ bản khi xác định các biện pháp giáo dục lòng kính yêu Chủ tịch Hồ
Chí Minh cho học sinh
2.2.1. Phải xuất phát từ nội dung lịch sử để giáo dục học sinh
2.2.3. Sự kiện, hiện tượng lịch sử phải được trình bày cụ thể, sinh động hấp dẫn
2.2.4. Phải phát huy tính tích cực của học sinh
2.2.5. Phải dựa trên tâm lý lứa tuổi và khả năng nhận thức của học sinh trung học phổ thông
2.4. Các biện pháp giáo dục lòng kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh cho học sinh trong dạy
học Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919- 1945

2.4.1. Các biện pháp trong bài nội khoá

12

2.4.1.1. Khai thỏc trit nhng ni dung lch s liờn quan n giỏo dc lũng kớnh yờu Ch tch
H Chớ Minh cho HS
Th nht, Giỏo viờn cn nm vng v ch ng c ni dung kin thc trong giai on
lch s mỡnh ging dy.
Th hai, Cn khai thỏc trit tt c nhng ni dung cú liờn quan n ni dung giỏo dc lũng
kớnh yờu Ch tch H Chớ Minh cho hc sinh v h thng hoỏ nhng ni dung ú thnh n v kin
thc hon chnh vi ni dung, tiờu c th.
Th ba, Cn chn lc tp trung v m bo tớnh va sc.
Th t, l m bo c trng mụn hc
Th nm l vn dng quan im hc i ụi vi hnh, liờn h nhng kin thc quỏ kh
vi cuc sng hin ti
Th sỏu, Cn hng dn hc sinh t nghiờn cu, nm c ni dung bi vit cng nh
phn t liu hc tp.
2.4.1.2. S dng ti liu H Chớ Minh nh mt ngun s liu trong quỏ trỡnh dy hc
cú th hng dn HS hc mt cỏch hiu qu nht, trc tiờn, GV cn khai thỏc trit
ni dung liờn quan n CTHCM trong SGK. Bờn cnh ú, GV cn hng dn HS khai thỏc thờm
ngun thụng tin v H Chớ Minh lm sỏng t vn , phong phỳ hn ni dung kin thc.
2.4.1.3. Trỡnh by s kin c th thụng qua li núi, cõu chuyn v H Chớ Minh khc
sõu hỡnh nh, s kin cho hc sinh
Trong dy hc núi chung, dy hc lch s núi riờng, vic trỡnh by bng ming cú ý ngha
rt quan trng vỡ li núi gi vai trũ ch o trong quỏ trỡnh ging dy ca giỏo viờn v hc sinh.
Vic trỡnh by ming khụng ch thc hin phng phỏp thụng tin - tỏi hin nhm khụi phc
nhng hỡnh nh quỏ kh m cũn giỳp hc sinh nhn thc sõu sc cỏc s kin, trỡnh by c
nhng suy ngh, hiu bit trong tỡm tũi.
Mt s cỏch trỡnh by ming phự hp vi lý lun dy hc v c trng b mụn nh:
Tng thut

Miờu t
Gii thớch
2.4.1.4. Dy hc liờn mụn giỏo dc lũng kớnh yờu Ch tch H Chớ Minh cho hc sinh
Dy hc liờn mụn l mt trong nhng nguyờn tc quan trng trong dy hc núi chung v
dy hc Lch S núi riờng, õy c coi l mt quan nim dy hc hin i, nhm góp phần bổ
sung l-ợng kiến thức các môn học khác cho bài học, phỏt huy tớnh tớch cc ca hc sinh, ng thi
nõng cao hiệu quả bài học.
2.4.1.5. Thy cụ giỏo phi lm gng cho hc sinh trong quỏ trỡnh giỏo dc lũng kớnh yờu Ch
tch H Chớ Minh

13

Nêu gương về đạo đức đã được biết đến từ lâu trong lịch sử như là một yêu cầu, một
phương thức giáo dục đạo đức. Bởi lẽ thầy, cô giáo “nhất cử nhất động” đều ảnh hưởng trực tiếp
đến HS. Từ lời ăn tiếng nói, tác phong, thái độ cư xử cho đến lối sống hằng ngày đều tác động
trực tiếp đến HS. Vì thế nên trong DHLS nói chung, giáo dục lòng kính yêu CTHCM cho
HS nói riêng các thầy cô giáo phải làm gương cho HS học tập.
2.4.1.6. Tích hợp sử dụng công nghệ thông tin trong quá trình giảng dạy
Hiện nay, với sự bùng nổ công nghệ thông tin của thời đại, bài giảng lịch sử trở nên sống
động hơn rất nhiều nhờ có sự "can thiệp" của khoa học công nghệ. Những phương tiện kĩ thuật hỗ
trợ cho việc giảng dạy cũng có thể được xem như một dạng đồ dùng trực quan mà giáo viên nên
kết hợp khi sử dụng các tài liệu lịch sử như: ti vi, máy ghi âm, phần mềm hỗ trợ giảng dạy, máy
minh hoạ trên lớp với LCD- Projector (máy chiếu tinh thể lỏng), phim chiếu để giảng bài với đèn
chiếu Overhead… Nhưng phổ biến hơn cả trong những biện pháp có sự hỗ trợ của công nghệ
thông tin mà giáo viên lựa chọn đó là việc thiết kế bài giảng điện tử (sử dụng phần mềm
Microsoft powerpoint).
2.4.1.7. Kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học truyền thống và hiện đại
Không có phương pháp dạy học nào là vạn năng do đó việc lựa chọn phương pháp phù
hợp với mục tiêu, nội dung bài học là một yếu tố quan trọng đảm bảo sự thành công của việc dạy
học. Trong một giờ học, GV không chỉ sử dụng một phương pháp từ đầu đến cuối mà cần có

những phương pháp thích hợp cho từng phần.
2.4.2. Các biện pháp trong bài ngoại khoá
Các hình thức tổ chức ngoại khoá được tiến hành khá phong phú dưới nhiều hình thức
như: đọc sách, kể chuyện lịch sử, nói chuyện lịch sử, trao đổi, thảo luận lịch sử; dạ hội lịch sử;
tham quan lịch sử …Ở đây, luận văn đề cập đến 2 hoạt động chủ yếu trong hoạt động ngoại
khoá và giáo viên có thể hướng dẫn học sinh đọc tài liệu lịch sử để chuẩn bị cho những hoạt
động dưới đậy:
* Hướng dẫn học sinh đọc tài liệu lịch sử để chuẩn bị và tham gia tham quan lịch sử
* Hướng dẫn học sinh đọc tài liệu lịch sử để chuẩn bị và tham gia dạ hội lịch sử
2.5. Thực nghiệm sƣ phạm
2.5.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm
1. Bước đầu kiểm nghiệm tính khả thi của việc vận dụng các phương pháp và hình thức
GD lòng kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh cho học sinh qua môn Lịch sử 12- THPT.
2. Làm sáng tỏ khả năng thực hiện các phương pháp và hình thức giáo dục lòng kính
yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh cho học sinh qua môn Lịch sử 12 tại 2 trường:
- Trường THPT Kinh Môn II, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.
- Trường THPT Phúc Thành, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.

14

3. đánh giá hiệu quả việc vận dụng các phương pháp và hình thức GD lòng kính yêu Chủ
tịch Hồ Chí Minh cho học sinh qua môn Lịch sử 12- THPT- chương trình cơ bản trên địa bà
huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.
2.5.2. Nội dung và phương pháp thực nghiệm
Để bài thực nghiệm đạt kết quả cao, khẳng định tính khả thi mà đề tài nghiên cứu, chúng tôi
tiến hành thực nghiệm ở trường THPT Kinh Môn II, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương, qua bài:
Phần lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 2000
Chương I: Việt Nam từ 1919 đến 1930
Bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919 đến 1930
( Tiết 2)

Chương II: Việt Nam từ 1930 đến 1945
Bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc 1939 - 1945 và cách mạng tháng Tám năm 1945.
Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà thành lập (Tiết 2).
Nội dung thực nghiệm gồm một số công việc cơ bản sau:
- Chuẩn bị 2 giáo án:
+ Kiểu 1: Giáo án thực nghiệm như dự kiến của Luận văn, Giáo dục lòng kính yêu Chủ tịch
Hồ Chí Minh cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919 - 1945 trường THPT
(Chương trình chuẩn).
+ Kiểu 2: Giáo án đối chứng do giáo viên của trường chuẩn bị được soạn và dạy bình thường.
- Kiểm tra chất lượng dạy học bằng cách cho HS cả lớp đối chứng và lớp thực nghiệm
làm bài kiểm tra, đánh giá trong 10 phút cuối tiết học đó.
2.5.3. Phương pháp tiến hành thực nghiệm
- Tiến hành theo đúng phân phối chương trình và thời gian biểu do nhà trường đề ra trong
năm học 2012 - 2013, phù hợp với kế hoạch giảng dạy của Bộ giáo dục và Đào tạo.
- Chúng tôi chọn 4 lớp thực nghiệm và 4 lớp đối chứng:
+ Lớp thực nghiệm: Sử dụng giáo án kiểu 1, bài giảng được soạn theo phương pháp dạy học mới,
nhấn mạnh trọng tâm vào vấn đề giáo dục lòng kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh cho học sinh THPT .
+ Lớp đối chứng: Sử dụng giáo án kiểu 2, bài giảng được tiến hành thep phương pháp dạy
học truyền thống, nội dung được trình bày theo SGK, không đi tập trung vào vấn đề giáo dục lòng
kính yêu CTHCM cho học sinh THPT.
- Yêu cầu: Học sinh được chọn làm lớp đối chứng và thực nghiệm có sức học ngang nhau,
số lượng học sinh như nhau, điều kiện học tương đương nhau. Giáo viên tham gia giảng dạy là
những người giảng dạy lâu năm, có nhiều kinh nghiệm và tâm huyết với nghề.



15

2.5.4. Tổ chức tiến hành thực nghiệm
- Địa bàn thực nghiệm: chúng tôi chọn trường THPT Kinh Môn II và THPT Phúc Thành

(Huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương).
- Lớp thực nghiệm và đối chứng: chúng tôi lựa chọn 2 lớp 12A, 12B của trường THPT Kinh
Môn II, lớp 12C, 12D của trường THPT Phúc Thành là lớp thực nghiệm và 12F, 12L của trường
THPT Kinh Môn II, lớp 12A, 12B của trường THPT Phúc Thành là lớp đối chứng.
Bài giảng thực nghiệm .
Sau khi giảng xong, chúng tôi tiến hành kiểm tra việc nắm kiến thức của học sinh hai lớp
bằng bài kiểm tra nhanh 10 phút ngay cuối tiết dạy đó. Câu hỏi kiểm tra hoạt động nhận thức giữa
các lớp có nội dung hoàn toàn giống nhau, bám sát vào nội dung bài học và có cụ thể đáp án cũng
như barem chấm điểm.
2.5.5. Kết quả
Sau khi chấm bài kiểm tra theo đúng thang điểm đã quy định, xếp loại học sinh qua các
mức giỏi, khá, trung bình, yếu – kém, chúng tôi thu được kết quả thực nghiệm như sau:
Bảng 2.1. Bảng điểm kiểm tra kết quả thực nghiệm của học sinh lớp 12
Trƣờng
Lớp
Số
HS
Điểm số
Điểm
TB
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

KM
TN
90
0
0
0
3
9
15
27
23
10
3
7,11
ĐC
85
0
4
5
7
18
24
19
8
0
0
5,67
KM II
TN
89

0
0
0
2
6
13
20
29
15
4
7,44
ĐC
88
0
2
5
3
12
25
27
13
1
0
6,17
Chú giải:
KM : Trường THPT Kinh Môn ĐC : Đối chứng
KM II : Trường THPT Kinh Môn II Điểm TB : Điểm trung bình
TN : Thực nghiệm
Tiến hành xử lí bảng điểm của HS chúng tôi có được kết quả như sau:
Bảng 2.2. Bảng điểm kiểm tra đã xử lí kết quả thực nghiệm của học sinh lớp 12

Trƣờng
Lớp
Số HS
Điểm số (%)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
KM
TN
90
0
0
0
3.3
10.0
16.7
30.0
25.6
11.1
3.3
ĐC
85
0

4.7
5.9
8.2
21.2
28.9
22.9
9.6
0
0

16

KM II
TN
89
0
0
0
2.2
6.7
14.6
22.5
32.6
16.9
4.5
ĐC
88
0
2.3
5.7

3.4
13.6
28.4
30.7
14.8
1.1
0
Tổng số
TN
179
0
0
0.4
3.4
9.5
18.7
29.8
24.8
10.7
2.7
ĐC
173
0
2.7
5.0
5.0
15.0
27.7
31.2
12.3

1.2
0
Chú giải:
KM : Trường THPT Kinh Môn TN : Thực nghiệm
KM II : Trường THPT Kinh Môn II ĐC : Đối chứng.

0
0
0
3
9
15
27
23
10
3
4
5
7
18
24
19
8
0
0
0
5
10
15
20

25
30
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Số học sinh
Điểm
TN
ĐC

Biểu đồ 2.1: Biểu đồ điểm TB của lớp thực nghiệm và
đối chứng trƣờng Kinh Môn II

0
0
0
2
6
13
20
29
15
4
2
5
3
12
25
27
13
1
0

0
5
10
15
20
25
30
35
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Điểm
Số học sinh
TN
ĐC

Biểu đồ 2.2. Biểu đồ điểm TB của lớp thực nghiệm và đối chứng trƣờng Phuc Thành
Qua biểu đồ và bảng số liệu trên, chúng ta có thể thấy rõ mức độ đạt được điểm trung bình
giữa các lớp đối chứng và lớp thực nghiệm, sự chênh lệch điểm thực nghiệm, điểm trung bình của
HS giữa hai trường. Chất lượng dạy học lớp thực nghiệm luôn cao hơn lớp đối chứng. Điều đó

17

chứng tỏ học sinh lớp thực nghiệm với giáo án được soạn theo phương pháp dạy và hình thức tổ
chức dạy học phù hợp, kiến thức có trọng tâm, rõ ràng đã nắm vững kiến thức hơn lớp đối chứng.
Kết quả trên khẳng định tính khả thi cuả các biện pháp chúng tôi đề xuất trong luận văn.
* *
*
Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919 – 1945 có vị trí, ý nghĩa quan trọng trong tiến trình lịch
sử Việt Nam. Nội dung giáo dục lòng kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh trong giai đoạn này là một
trong những nội dung chủ yếu. Việc tiến hành giáo dục lòng kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh cho
học sinh là việc cần thiết vì nó góp phần quan trọng trong việc giáo dục đạo đức, nhân cách con

người. Và để tiến hành việc giảng dạy, giáo dục lòng kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh cho học sinh
thuận lợi thì cần thiết phải áp dụng nhuần nhuyễn, linh hoạt các biện pháp khác nhau để đạt được
hiệu quả giáo dục cao nhất.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Giáo dục lòng kính yêu Chủ tịch hồ Chí Minh cho HS là một hoạt động có ý nghĩa thiết
thực đối với toàn xã hội nói chung và học sinh nói riêng; nó góp phần nâng cao nhận thức sâu sắc
về những giá trị to lớn của tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tạo sự chuyển biến
mạnh mẽ về mặt nhận thức, về ý thức tu dưỡng, rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh cho học sinh; nâng cao đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư cho học
sinh. Do vậy, vấn đề chất lượng giáo dục lòng kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh là vấn đề rất quan
trọng, cần được đặc biệt quan tâm, yêu cầu đặt ra là phải làm gì để nâng cao chất lượng giáo dục
lòng kính yêu Chủ tịch hồ Chí Minh cho học sinh trong trường phổ thông.
Trên thực tế hiện nay việc giáo dục lòng kính yêu Chủ tịch hồ Chí Minh cho HS còn nhiều
hạn chế ở các mặt: biên soạn chương trình, hạn chế trong trình độ giáo viên, cơ sở vật chất còn
thiếu thốn, trang thiết bị trong việc dạy và học còn chưa đáp ứng đủ nhu cầu, tâm lý môn chính và
môn phụ điều này khiến cho việc dạy và học bộ môn lịch sử nói chung và giáo dục lòng kính
yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh càng trở nên khó khăn.
Trên cơ sở đó, chúng tôi đề xuất một số khuyến nghị sau:
Thứ nhất: Nhà trường mở rộng tuyên truyền giáo dục lòng kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh
cho HS, tăng cường hơn nữa việc đưa nội dung giáo dục lòng kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh vào
chương trình giáo dục nhà trường, triển khai lồng ghép nội dung giáo dục lòng kính yêu Chủ tịch
Hồ Chí Minh vào các môn học để HS nâng cao nhận thức và hình thành thái độ, hành vi đúng đắn
cho mình.

18

Thứ hai, Nhà trường kết hợp với các cơ quan đoàn thể của địa phương thường xuyên tổ
chức các buổi ngoại khoá về Chủ tịch Hồ Chí Minh cho học sinh.

Thứ ba, Chương trình sách giáo khoa lịch sử lớp 12 (Chương trình cơ bản) cần tiến hành
chỉnh sửa một số nội dung hợp lý hơn.
Thứ tư, Người giáo viên trong quá trình giảng daỵ cần phải có lòng nhiệt huyết, yêu nghề,
sự năng động, ham học hỏi, ham đổi mới. Đồng thời, cũng cần nắm vững yếu tố tâm lý của học
sinh để có những phương pháp dạy học phù hợp vơi đối tượng và hoàn cảnh. Hạn chế những vấn
đề tâm lý liên quan đến vùng – miền, để cùng đạt mục tiêu chung nhất là nâng cao chất lượng và
hiệu quả dạy học bộ môn.
Thứ năm,Với những khó khăn trong quá trình biên soạn sách giáo khoa, người giáo viên
khi tiến hành giảng dạy, giáo dục lòng kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh trong giai đoạn 1919 –
1945 nói riêng cần thiết phải:
+ Nắm vững những nội dung chủ yếu về Bác trong giai đoạn này.
+ Hệ thống hóa những nội dung chính qua các bài, chương thành một đơn vị kiến thức
hoàn chỉnh, dựa trên tinh thần bám sát sách giáo khoa.
Thứ saú, Trên cơ sở đó, chia nhỏ nội dung về Hồ Chí Minh thành các giai đoạn, đặt tiêu
đề cụ thể, đưa ra những yêu cầu về mục tiêu kiến thức, kỹ năng, thái độ cần đạt được trong các
giai đoạn đó. Từ đó, giáo viên tiến hành soạn giáo án thong qua các bước, các khâu, hoạt động
chính trên lớp để thực hiên được mục tiêu đã đề ra.
Trên đây là một vài đề xuất nhỏ. Việc thực hiện được không phải ngày một, ngày hai và
cần có sự đầu tư nhất định cho chất lượng. Không có phương pháp nào là vạn năng và việc thực
hiện được hiệu quả dạy học hay không phụ thuộc rất nhiều yếu tố nhưng quan trọng nhất chính là
tâm huyết của người dạy.

References
1. Nguyễn Thị Côi, Một số phương hướng, biện pháp nâng cao chất lượng dạy học lịch sử Việt
Nam trường phổ thông. Tạp chí giáo dục, sô 202, 2008, tr 37-39.
2. Nguyễn Thị Côi, Các con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường phổ
thông. Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2008.
3. Nguyễn Thị Côi, Đoàn Văn Hƣng, Thiết kế và sử dụng bản đồ giáo khoa điện tử trong dạy
học lịch sử trường phổ thông. Tạp chí Thiết bị giáo dục, số 35, 2008, tr 26-29.
4. Nguyễn Thị Côi (chủ biên), Nguyễn Mạnh Hƣởng, Nguyễn Thị Thế Bình, Hướng dẫn sử

dụng kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử lớp 12. Nxb Đại học Sư phạm, 2010.
5. Bùi Thị Diệp.Tích hợp nội dung học tập và là theo tấm gương đạo đức Bác Hồ trong các hoạt
động dạy và học.Tạp chí Tuyên giáo số 2 (ngày 17/1/2002).

19

6. Vũ Thị Duyên, Sự chuyển biến tư tưởng của Hồ Chí Minh trong quá trình tìm đường cứu
nước 1911 – 1930. Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội, 2005.
7. PGS.TS Trần Bá Đệ, Một vài suy nghĩ về tấm gương Bác Hồ thời trẻ đối với giáo dục thanh
niên và Chủ tịch Hồ Chí Minh với việc bồi dưỡng các thế hệ cách mạng thông qua giáo dục bằng
gương người thực, việc thực. Thông báo khoa học số 2, 1985.
8. Đặng Hòa, Bác Hồ những năm tháng ở nước ngoài. Nxb Thông tin, Hà Nội, 1990.
9. Lê Văn Hồng, Tâm lí lứa tuổi và tâm lý học sư phạm. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001.
10. Đặng Thành Hƣng, Dạy học hiện đại- Lí luận, Biện pháp, Kỹ thuật. Nxb Đại học quốc gia
Hà Nội, 2002.
11. Nguyễn Thị Xuân Khang, Sử dụng tài liệu lịch sử theo hướng phát huy tính tích cực của học
sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam tư tưởngừ 1945 đến 1954, lớp 12, THPT(Chương trình
chuẩn). Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, Đại học sư phạm Hà Nội, 2009.
12. GS. Phan Ngọc Liên, Về việc giảng dạy, học tập cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Bác
Hồ trong trường phổ thông. Thông báo khoa học số 2, 1985.
13. Phan Ngọc Liên (chủ biên), Sử dụng tư liệu Hồ Chí Minh trong nghiên cứu và giảng dạy lịch
sử. Đề tài nghiên cứu cấp bộ, ĐHSPHN, Hà Nội, 2002.
14. Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi, Phương pháp dạy học lịch sử tập I, II.
Nxb Đại học Sư Phạm, 2010.
15. Lƣơng Ninh, Nguyễn Thị Côi, Về việc vận dụng sơ đồ Đairi với việc dạy học môn lịch sử.
Tạp chí nghiên cứu giáo dục, 1998, tr8.
16. Trịnh Đình Tùng, Mấy biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục qua một bài học sử. Tạp chí
nghiên cứu giáo dục, số 5/ 1988.
17. Trịnh Đình Tùng, Một vài suy nghĩ về đổi mới nội dung giảng dạy lịch sử ở trường phổ
thông trung học hiện nay. Tạp chí nghiên cứu giáo dục, số 5/ 1991.

18. Trịnh Đình Tùng, Hệ thống các phương pháp dạy học ở trường trung học cơ sở. Nxb Đại
học Sư phạm, 2005.
19. Trịnh Đình Tùng, Để nâng cao chất lượng dạy học môn lịch sử trường phổ thông. Tạp chí
giáo dục, số 155/ 2008.
20. Trịnh Đình Tùng (chủ biên), Tư liệu lịch sử 12. Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2008
21. Trần Dân Tiên, Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch (1948). NXB Văn học
Hà Nội, 2001.
22. Phạm Viết Vƣợng, Giáo dục học. Nxb Quốc Gia Hà Nội, 2000.
23. Học viên chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Tập bài giảng tư tưởng Hồ Chí Minh (Hệ cử
nhân chính trị).Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2003.

20

24. Hội đồng trung ƣơng chỉ đạo biên soạn, Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh. Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2003.
25. Từ điển Hồ Chí Minh sơ giản. Nxb Trẻ, 2001.
26. B.P.Êxipôp, Những cơ sở của lý luận dạy học, Tập 3. Nxb Giáo dục, 1971.
27. Tiến sĩ N.G.Đairi, Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào. Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1973.
28. N.V.Savin, Giáo dục học, tập 1. Nxb Giáo dục, 1983 .


×