Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty CP xây dựng thủy lợi I Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (289.68 KB, 42 trang )

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
SV Nguyễn Hoàng Hà MSV: 90CV042
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DN Doanh nghiệp
BCĐKT Bảng cân đối kế toán
BCKQHĐKD Báo cáo kết quả hoạt động kinhdoanh
DT Doanh thu
DTBH Doanh thu bán hàng
DT HĐTC Doanh thu hoạt động tài chính
DTT Doanh thu thuần
GVHB Giá vốn hàng bán
HTK Hàng tồn kho
LN Lợi nhuận
LNTT Lợi nhuận trước thuế
LNST Lợi nhuận sau thuế
SXKD Sản xuất kinh doanh
TSCĐ Tài sản cố định
TSDH Tài sản dài hạn
TSNH Tài sản ngắn hạn
VCSH Vốn chủ sở hữu
VLĐ Vốn lưu động
TSLN VKD Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh
TSLN VCSH Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu
TSLN VCĐ Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định
TSLN VLĐ Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động
TSSL Tỷ suất sinh lời
SV Nguyễn Hoàng Hà MSV: 90CV042
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, sự cạnh tranh giữa các
công ty vừa là khó khăn, vừa là động lực cho các doanh nghiệp Việt
Nam. Khó khăn là vì họ phải khẳng định được một vị trí vững chắc


trong nền kinh tế. Động lực là vì phải có “cạnh tranh” thì các doanh
nghiệp mới phát huy được hết khả năng của bản thân trong hoạt động
sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước nói chung và các
doanh nghiệp Nhà nước nói riêng.
Trước sức ép của nền kinh tế thị trường, mọi hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp muốn có kết quả tốt thì những nhà quản trị
doanh nghiệp phải luôn tìm biện pháp hữu hiệu nhất để điều hành, phát
huy tối đa tiềm năng sẵn có của doanh nghiệp. Để làm được điều đó vấn
đề quản lí sử dụng vốn hiệu quả được đặt lên hàng đầu.
Xuất phát từ nhận thức đó, qua thời gian thực tập tại Công ty cổ
phần xây dựng thủy lợi I Nghệ An, em đã đi sâu tìm hiểu doanh nghiệp
và lụa chọn đề tài “Giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn kinh doanh tại Công ty CP xây dựng thủy lợi I Nghệ An’’.
Kết cấu đề tài gồm có 3 phần:
Chương 1: Vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.
Chương 2: Thực trạng sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty CPXD
thủy lợi I Nghệ An.
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại
Công ty CPXD thủy lợi I Nghệ An.
SV Nguyễn Hoàng Hà MSV: 90CV042
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ VỐN KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ SỬ
DỤNG VỐN KINH DOANH
1.1 Khái niệm về VKD và vai trò của VKD trong doanh nghiệp.
1.1.1 Khái niệm về VKD.
VKD của doanh nghiệp là toàn bộ biểu hiện bằng tiền của toàn bộ
giá trị tài sản được huy động, sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh
doanh nhằm mục đích sinh lời
1.1.2. Phân loại VKD.
Căn cứ vào đặc điểm luân chuyển vốn, VKD được chia làm hai loại:

*Vốn cố định:
Vốn cố định là một bộ phận của vốn đầu tư ứng trước về TSCĐ
mà đặc điểm của nó là luân chuyển dần dần từng phần trong nhiều chu
kỳ sản xuất và hoàn thành một vòng tuần hoàn khi TSCĐ hết thời gian
sử dụng. VCĐ là biểu hiện về mặt giá trị của các TSCĐ có trong doanh
nghiệp.
TSCĐ của doanh nghiệp có thể chia thành hai loại:
TSCĐ hữu hình: nhà xưởng, máy móc, thiết bị, phương tiện vận
tải trực tiếp hoặc gián tiếp phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp.
TSCĐ vô hình: tài sản không có hình thái vật chất cụ thể (bằng
sáng chế, phát minh, bản quyền, phần mềm ).
Đặc điểm của vốn cố định:
Thứ nhất, VCĐ tham gia nhiều chu kỳ sản xuất sản phẩm, điều
này là do đặc điểm của TSCĐ được sử dụng lâu dài, trong nhiều chu ký
sản xuất quyết định.
SV Nguyễn Hoàng Hà MSV: 90CV042
Luận văn tố nghiệp Khoa Tài chính doanh
nghiệp
Thứ hai, VCĐ được luân chuyển dần dần từng phần trong các chu
kỳ sản xuất. Khi tham gia vào quá trình sản xuất, một bộ phận VCĐ
được luân chuyển và cấu thành chi phí sản xuất sản phẩm ( dưới hình
thức chi phí khấu hao) tương ứng với phần giá trị hao mòn của TSCĐ
Thứ ba,sau nhiều chu kì sản xuất, VCĐ mới hoàn thành một vòng
luân chuyển. Sau mỗi chu kì sản xuất phần vốn được luân chuyển vào
giá trị sản phẩm dần dần tăng lên, song phần vốn đầu tư ban đầu vào
TSCĐ lại dần giảm xuống cho đến khi TSCĐ hết thời gian sử dụng , giá
trị của nó được chuyển dịch hết vào giá trị sản phấm đã sản xuất thì
VCĐ mới hoàn thành một vòng luân chuyển.
Đặc điểm của VCĐ do đặc điểm của TSCĐ quyết định . Những

đặc điểm này lại có ảnh hưởng quyết định đến công tác quản trị VCĐ.
Các nhà quản trị cần chú ý những vấn đề sau khi quản lý VCĐ
Thứ nhất, việc quản lý vốn cố định luôn gắn liền với việc quản lý
hình thái hiện vật của nó là các TSCĐ của doanh nghiệp - Quản lý cả về
mặt giá trị (quản lý quỹ khấu hao) và mặt hiện vật (quản lý theo những
tiêu thức khác nhau) TSCĐ của doanh nghiệp.
Thứ hai, tổ chức nguồn vốn theo hướng huy động nguồn dài hạn.
Nguồn vốn dài hạn tuy đắt hơn nguồn vốn ngắn hạn nhưng nó lại đảm
bảo cho doanh nghiệp có tình hình tài chính ổn định. Đảm bảo cho
doanh nghiệp có cán cân tài chính cân bằng.
*Vốn lưu động:
VLĐ của doanh nghiệp là số vốn ứng ra để hình thành nên các
TSLĐ nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp được thực hiện thường xuyên liên tục. VLĐ luân chuyển toàn bộ
giá trị ngay trong một lần và được thu hồi toàn bộ, hoàn thành một vòng
luân chuyển khi kết thúc một chu kì kinh doanh.
SV Nguyễn Hoàng Hà MSV: 90CV042
Luận văn tố nghiệp Khoa Tài chính doanh
nghiệp
Tài sản lưu động trong doanh nghiệp thường gồm hai bộ phận: tài
sản lưu động trong sản xuất và tài sản lưu động trong lưu thông.
- Tài sản lưu động trong sản xuất là những vật tư dự trữ như: nguyên
liệu, vật liệu, nhiên liệu, bán thành phẩm và các sản phẩm dở dang
trong quá trình sản xuất.
- Tài sản lưu động trong lưu thông bao gồm: Sản phẩm hàng hóa chờ
tiêu thụ, các loại vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán, vốn chờ kết
chuyển, các chi phí trả trước…
Đặc điểm của vốn lưu động: Đặc điểm của TSLĐ đã chi phối đến
đặc điểm của vốn lưu động.
Thứ nhất, VLĐ trong quá trình chu chuyển luôn thay đổi hình thái biểu

hiện.
Thứ hai, VLĐ chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được
hoàn lại toàn bộ sau mỗi chu kỳ kinh doanh.
Thứ ba, VLĐ hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kì kinh
doanh.
Nhà quản trị muốn quản lí và sử dụng hiệu quả VLĐ cần chú ý:
Thứ nhất, trọng điểm của quản lý VLĐ là tăng cường luân chuyển
VLĐ qua các giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh.
Thứ hai, thực hiện phân loại VLĐ theo các tiêu thức khác nhau
nhằm đánh giá sự hợp lí của cơ cấu VLĐ, từ đó có biện pháp đảm bảo
sự phù hợp của cơ cấu VLĐ.
1.1.3 Nguồn VKD của doanh nghiệp.
*Nợ phải trả:
Nợ phải trả là tổng các khoản nợ phát sinh mà doanh nghiệp phải
trả, phải thanh toán cho các chủ nợ, bao gồm các khoản tiền vay (vay
ngắn hạn, vay dài hạn, vay trong nước, vay nước ngoài). Các khoản nợ
SV Nguyễn Hoàng Hà MSV: 90CV042
Luận văn tố nghiệp Khoa Tài chính doanh
nghiệp
trả cho người bán, Nhà nước, các khoản phải trả cho công nhân viên
(tiền lương, phụ cấp …), và các khoản phải trả khác.
Nợ phải trả còn được phân chia thành hai nguồn nhỏ hơn đó là nợ
ngắn hạn và nợ dài hạn.
- Nợ ngắn hạn: là khoản nợ có thời gian đáo hạn đến một năm gồm
các khoản thuế và các khoản phải nộp Nhà nước, các khoản vay ngắn
hạn, các khoản chiếm dụng người bán, người mua trả tiền trước và các
khoản phải trả công nhân viên. Nợ ngắn hạn là nguồn vốn ảnh hưởng
đến khả năng thanh toán trong ngắn hạn và còn được gọi là nguồn vốn
tạm thời của doanh nghiệp.
- Nợ dài hạn: là các khoản nợ có thời gian đáo hạn từ một năm trở lên

bao gồm vay và nợ dài hạn, phải trả dài hạn người bán.
*Vốn chủ sở hữu:
Vốn chủ sở hữu là các nguồn vốn thuộc sở hữu doanh nghiệp bao
gồm: vốn góp của chủ sở hữu, vốn tự bổ sung từ lợi nhuận sau thuế và
từ các quỹ của doanh nghiệp như: quỹ phát triển, quỹ dự trữ, quỹ khen
thưởng phúc lợi Đối với các doanh nghiệp Nhà nước, vốn chủ sở hữu
còn gồm vốn đầu tư xây dựng cơ bản và kinh phí sự nghiệp (kinh phí
do ngân sách Nhà nước cấp phát không hoàn lại ). Loại vốn này được
đánh giá là ổn định và đem lại hiệu quả kinh tế rất cao cho người nắm
giữ nếu biết sử dụng hợp lí.
Tổng nợ dài hạn và VCSH được gọi là nguồn vốn thường xuyên ,
tức là nguồn vốn mang tính chất ổn định dài hạn. Nguồn vốn này dùng
để đầu tư mua sắm TSCĐ và một bộ phận TSLĐ thường xuyên cần
thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.1.3. Vai trò của VKD trong hoạt đông kinh doanh.
- Vốn là điều kiện tiền đề để doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản
SV Nguyễn Hoàng Hà MSV: 90CV042
Luận văn tố nghiệp Khoa Tài chính doanh
nghiệp
xuất kinh doanh của mình. Bởi vì vốn là yếu tố để các doanh nghiệp
mua sắm TSCĐ, thuê mướn công nhân, hình thành nên VLĐ cần thiết.
- VKD giúp cho các doanh nghiệp phát huy tiềm năng, lợi thế riêng có
của mình.
- VKD là công cụ để phản ánh, đánh giá quá trình vận động của tài
sản, kiểm tra, giám sát quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
thông qua các chỉ tiêu tài chính như : hiệu quả sử dụng vốn, hệ số thanh
toán, hệ số sinh lời…thông qua đó nhà quản trị doanh nghiệp biết được
thực trạng của khâu sản xuất, đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh,
phát hiện tồn tại, tìm ra nguyên nhân và đưa ra biện pháp khắc phục.
1.2. Hiệu quả sử dụng VKD và sự cần thiết phải nâng cao hiệu

quả sử dụng VKD trong doanh nghiệp.
1.2.1. Hiệu quả sử dụng VKD.
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp tự do kinh doanh
xuất phát từ nhu cầu thị trường nhằm mục têu lợi nhuận. Nền kinh tế thị
trường coi vốn là một trong những nhân tố tạo ra giá trị thặng dư. Tuy
nhiên các tiêu chuẩn về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh
nghiệp lại có nhiều quan điểm khác nhau, sự khác nhau đó dựa trên
mục đích kinh doanh của từng đối tượng.
Quan điểm 1:
- Đối với chủ doanh nghiệp: Hiệu quả sử dụng vốn xác định trên cơ sở tỷ
suất sinh lời trên đồng VCSH và sự phát triển của doanh nghiệp.
- Đối với người cho vay: Tiêu chuẩn hiệu quả là tỉ suất vốn vay và khả
năng bảo toàn giá trị thực tế của vốn vay.
Quan điểm 2:
Dựa trên thu nhập thực tế, một số quan điểm đưa ra tiêu chuẩn
hiệu quả: trong nền kinh tế có lạm phát, cái mà nhà đầu tư quan tâm là
SV Nguyễn Hoàng Hà MSV: 90CV042
Luận văn tố nghiệp Khoa Tài chính doanh
nghiệp
lợi nhuận ròng thực tế chứ không phải là lợi nhuận ròng. Do đó định
nghĩa hiệu quả sử dụng vốn theo quan điểm này là TSLN ròng thực tế
trừ đi lạm phát.
Quan điểm 3:
Dựa trên điểm hoà vốn trong kinh doanh, người ta cho rằng: tiêu
chuẩn hiệu quả sử dụng vốn khác với tiêu chuẩn hiệu quả kinh doanh ở
chỗ: tiêu chuẩn hiệu quả sử dụng vốn phải dựa trên cơ sở điểm hoà vốn,
tức là kết quả hữu ích thực sự được xác định khi mà thu nhập bù đắp
được hoàn toàn số vốn bỏ ra, phần vượt trên điểm hoà vốn là thu nhập
xác định cơ sở điểm hoà vốn.
1.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng VKD.

Nâng cao hiệu quả sử dụng VKD là mục tiêu đối với tất cả các
doanh nghiệp khi tiến hành sản xuất kinh doanh.
- Xuất phát từ mục đích kinh doanh của doang nghiệp:
Bất kì một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào đều hướng tới
mục tiêu lợi nhuận, lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của các
hoạt động sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa thu
nhập và chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để có được khoản thu nhập từ
hoạt động kinh doanh.
- Xuất phát từ vai trò của vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh:
Vốn là tiền đề của quá trình sản xuất kinh doanh. Nếu không có
vốn thì doanh nghiệp sẽ không tiến hành sản xuất kinh doanh, thiếu vốn
sẽ gây khó khăn cho nhà sản xuất và dẫn đến giảm hiệu quả sử dụng
vốn. Nếu vốn của doanh nghiệp không được bảo toàn và phát triển thì
mục tiêu đầu tư vốn sẽ không thực hiện được. Do vậy, các doanh ngiệp
phải khai thác hết tiềm năng của vốn và quản lý, sử dụng vốn một cách
có hiệu quả. Mặt khác vốn là điều kiện để các doanh nghiệp đầu tư đổi
SV Nguyễn Hoàng Hà MSV: 90CV042
Luận văn tố nghiệp Khoa Tài chính doanh
nghiệp
mới thiết bị công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất hạ giá thành từ đó
tăng lợi nhuận.
- Xuất phát từ ý nghĩa đối với xã hội:
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ góp phần tăng doanh thu, giải
quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đẩy nhanh tốc độ
tăng trưởng nền kinh tế.
1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn.
1.2.3.1 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng VKD.
+ Chỉ tiêu TSLN VKD
 Là chỉ tiêu đo lường mức độ sinh lời của đồng vốn, phản ánh một
đồng vốn bình quân trong kì tạo ra bao nhiêu đồng LNTT sau thuế. Chỉ

tiêu này đạt cao chứng tỏ việc sử dụng VKD có hiệu quả.
+ Chỉ tiêu TSLN VCSH
 Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VCSH bình quân sử dụng trong
kỳ tạo ra bao nhiêu đồng LNST cho chủ sở hữu. Chỉ tiêu này đạt cao
cũng chứng tỏ hiệu quả của việc sử dụng VKD.
1.2.2.1. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng VCĐ.
+ Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng VCĐ
 Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VCĐ có thể tham gia tạo ra bao
nhiêu đồng DTT bán hàng trong kì.
Để có thể đánh giá đúng mức kết quản lý và sử dụng VCĐ của
từng thời kì , chỉ tiêu sử dụng VCĐ cần phải được xem xét trong mối
SV Nguyễn Hoàng Hà MSV: 90CV042
Luận văn tố nghiệp Khoa Tài chính doanh
nghiệp
liên hệ với chỉ tiêu hiệu suất sử dụng TSCĐ. Chỉ tiêu này được xác định
theo công thức sau:
 Chỉ tiêu này phản ánh một đồng TSCĐ trong kỳ tham gia tạo ra
bao nhiêu đồng DTT. Thông qua chỉ tiêu này cũng cho phép đánh giá
trình độ sử dụng VCĐ của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng lớn chứng
tỏ hiệu quả sử dụng VCĐ càng cao.
+ Chỉ tiêu TSLN VCĐ
 Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VCĐ trong kì có thể tạo ra bao
nhiêu đồng LNTT (hoặc sau thuế). Chỉ tiêu này đạt cao chứng tỏ sử
dụng VCĐ trong kì có hiệu quả.
+ Các chỉ tiêu về kết cấu TSCĐ của doanh nghiệp
1.2.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng VLĐ.
+ Chỉ tiêu vòng quay VLĐ
 Chỉ tiêu này phản ánh số lần luân chuyển VLĐ hay số vòng quay
vốn lưu động được thực hiện trong một thời kỳ nhất định (thường là
một năm). Chỉ tiên này càng lớn thể hiện tốc độ luân chuyển VLĐ càng

nhanh hay nói lên hiệu suất sử dụng VLĐ càng cao.
+ Chỉ tiêu kỳ luân chuyển VLĐ
 Chỉ tiêu này phản ánh số ngày bình quân cần thiết để thực hiện
SV Nguyễn Hoàng Hà MSV: 90CV042
Luận văn tố nghiệp Khoa Tài chính doanh
nghiệp
một vòng quay vốn lưu động. Vòng quay vốn càng nhanh thì kỳ luân
chuyển vốn càng được rút ngắn và chứng tỏ vốn lưu động càng được sử
dụng có hiệu quả.
+ Chỉ tiêu TSLN VLĐ
 Chỉ tiêu này phản ánh một đồng LNTT (sau thuế). Chỉ tiêu này đạt cao
thể hiện việc sử dụng VLĐ có hiệu quả.
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp.
1.3.1 Các nhân tố khách quan.
- Cơ chế quản lí và chính sách vĩ mô của Nhà nước: Trong nền kinh tế thị
trường Nhà nước cho phép các doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh và
bình đẳng trước pháp luật. Tuy nhiên Nhà nước vẫn quản lí vĩ mô nền kinh
tế và tạo hành lang pháp lí để tất cả các thành phần kinh tế hoạt động tự do
trong khuôn khổ pháp luật.
- Đặc thù ngành kinh doanh: Đặc thù ngành kinh doanh thường ảnh hưởng
đến cơ cấu đầu tư và cơ cấu nguồn vốn cũng như vòng quay vốn. Do vậy,
việc so sánh các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp
với chỉ tiêu trung bình của ngành là cần thiết nhằm phát hiện những ưu
điểm và hạn chế trong việc quản lí và sử dụng vốn.
- Ảnh hưởng tình hình kinh tế, chính trị xã hội trên thế giới: Trong điều
kiện nền kinh tế trong nước cũng ổn định, nếu tình hình kinh tế xã hội
không ổn định, có chiến tranh, giá cả hàng hoá tăng, giảm đột ngột, gây
ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả kinh doanh.
- Rủi ro và lãi suất thị trường: Có những rủi ro xảy ra mà con người không
thể dự tính đến như thiên tai, hoả hoạn làm thiệt hại đến tài sản, con người,

tiến độ thi công, phát sinh nợ khó đòi, phá sản của doanh nghiệp… làm
ảnh hưởng xấu đến hiệu quả kinh doanh. Còn lãi suất thị trường ảnh hưởng
SV Nguyễn Hoàng Hà MSV: 90CV042
Luận văn tố nghiệp Khoa Tài chính doanh
nghiệp
đến chi phí huy động bằng vốn vay. Trong điều kiện các yếu tố khác không
đổi, khi lãi suất thị trường tăng lên, lợi nhuận giảm làm TSLN trên vốn
giảm xuống.
1.3.2 Các nhân tố chủ quan
Đây là nhân tố quan trọng quyết định đến hiệu quả sử dụng vốn của
doanh nghiệp.
- Trình độ của bộ máy quản lí và tay nghề người lao động: Đây là yếu tố có
ý nghĩa quyết định đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh
nghiệp. Trình độ quản lí tốt, bộ máy gọn nhẹ, đồng bộ, nhịp nhàng, tay
nghề người lao động tốt sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng vốn và ngược lại.
- Chu kì sản suất kinh doanh: Nếu chu kì sản xuất kinh doanh ngắn, vòng
quay VKD nhanh, doanh nghiệp ẽ nhanh chóng thu hồi vốn đáp ứng nhu
cầu kinh doanh tiếp theo. Ngược lại, chu kì kinh doanh của doanh nghiệp
kéo dài thì vốn của doanh nghiệp sẽ bị ứ đọng, thời gian thu hồi vốn chậm.
- Chế độ lương và cơ chế khuyến khích người lao động: Đây là nhân tố ảnh
hưởng lớn đến thái đọ và ý thức làm việc của người lao động. Một mức
lương tương xứng với mức độ cống hiến cùng với chế độ khuyến khích
hợp lí sẽ tạo ra động lực cho việc nâng cao năng suất lao động, từ đó nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn.
- Chi phí của việc huy động vốn: Khi doanh nghiệp sử dụng bất kì một
nguồn tài trợ nào đều phải chịu một chi phí sử dụng vốn nhất định. Chi phí
sử dụng vốn ảnh hưởng đến lợi nhuận của DN
từ đó ảnh hưởng đến TSLN trên vốn.
SV Nguyễn Hoàng Hà MSV: 90CV042
Luận văn tố nghiệp Khoa Tài chính doanh

nghiệp
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY
CPXD THỦY LỢI I NGHỆ AN
2.1 Khái quát về công ty.
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty.
Tên DN: Công ty Cổ phần Xây Dựng thủy lợi I Nghệ An
Tên giao dịch quốc tế: Nghe An Hydraulic Constraction Joint Stock
Company No-1
Tên viết tắt:HYJOCO
Địa chỉ trụ sở chính:Số 216, Đường Nguyễn Trường Tộ, Phường Đông
Vĩnh, Tỉnh Nghệ An.
Điện thoại:+84-038 3537559 – Fax:+84-038 3537558
Quyết định thành lập doanh nghiệp và đăng kí kinh doanh:
- Năm thành lập: Thành lập năm 20/04/1970 (tiền thân là Công ty xây
lắp thủy lợi I Nghệ An)
- Quyết định thành lập số: Số 4703/QĐ-DN ngày 11/12/2001 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Nghệ An (chuyển đổi cổ phần hóa từ DNNN).
- Kinh doanh số: 2900491724 (đăng kí lần đầu ngày 04/11/2002 và thay
đổi lần thứ 5 ngày 28/12/2010) do Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Nghệ An
cấp.
- Vốn điều lệ của công ty: 2.871.000.000.000 VNĐ (Hai nghìn tám trăm
bảy mươi mốt tỷ đồng).
- Tên chi nhánh: Chi nhánh tại TP.Hồ Chí Minh Công Ty Cổ Phần Xây
SV Nguyễn Hoàng Hà MSV: 90CV042
Luận văn tố nghiệp Khoa Tài chính doanh
nghiệp
Dựng Thủy Lợi I Nghệ An.
- Địa chỉ chi nhánh: 24/10 Đường số 23, khu phố 5, Phường Hiệp Bình
Chánh, Quận Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh.

Lịch sử hình thành và phát triển:
- Năm thành lập: Thành lập năm 1970 (tiền thân là Công ty xây dựng
thủy lợi I Nghệ An).
- Năm 2001: Chuyển Công ty Xây dựng thủy lợi I Nghệ An thành
công ty CPXD thủy lợi I Nghệ An theo QĐ SỐ 4701/QĐ-DN ngày
11/12/2001 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An.
Trải qua gần 40 năm xây dựng và phát triển, doanh nghiệp đã vượt qua
nhiều khó khăn thử thách, trưỏng thành cùng những năm tháng xây dựng và
kiến thiết đất nước, đạt được nhiều thành tựu trong các lĩnh vực xây lắp -
khai thác, sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng, tư vấn thiết kế - đầu tư
và quản lý dự án. DOanh nghiệp đã có nhiều đóng góp vào sự nghiệp phát
triển kinh tế, chính trị, văn hóa của đất nước. Doanh nghiệp hiện nay đang
đứng vững và phát triển ổn định, địa bàn hoạt động rộng khắp cả nước trên
các lĩnh vực giao thông, thủy lợi, thủy điện, xây dựng dân dụng… Quy mô
ngày càng mở rộng, có đủ năng lực và thi công các công trình có quy mô
lớn và phức tạp, có đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân tay nghề cao đáp ứng
kịp thời với sự phát triển của khoa học, công nghệ hiện nay. Đời sống người
lao động ngày càng được cải thiện, đảm bảo lợi tức hàng năm từ 12% -
15%.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty.
2.1.2.1 Ngành nghề kinh doanh.
- Xây dựng các công trình thủy lợi, thủy điện, dân dụng, giao thông.
- Xây lắp các thiết bị cơ khí, điện thuộc công trình thủy lợi-thủy điện.
- Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, lò sưởi và điều hòa không khí.
- Sản xuất, mua, bán vật liệu xây dựng.
- Tư vấn, giám sát các công trình: giao thông, thủy lợi, dân dụng, công
nghiệp.
- Tư vấn, lập kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu.
- Kinh doanh vận tải hành khách đường bộ
2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức:

SV Nguyễn Hoàng Hà MSV: 90CV042
Luận văn tố nghiệp Khoa Tài chính doanh
nghiệp
- Đại hội cổ đông: Bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ
quan quyết định cao nhất của công ty, được tổ chức và hoạt động theo quy
định của pháp luật và điều lệ của công ty.
- Hội đồng quả trị: Là cấp có thẩm quyền cao nhất của công ty giữa 2 kỳ đại
hội. HĐQT do đại hội cổ đông bầu ra, thay mặt cho đại hội cổ đông và toàn
quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích,
quyền lợi của công ty, trừ những quyền lợi thuộc thuộc thẩm quyền của đại
hội cổ đông. Hội đồng quản trị có quyền và nghĩa vụ giám sát giám đốc
điều hành và là người quản lý khác trong công ty. Quyền và nghĩa vụ của
hội đồng quản trị do pháp luật và điều lệ công ty, các quy chế nội bộ của
công ty và Nghị quyêt Đại hội đồng cổ đông quy định.
- Ban kiểm soát: Ban kiểm soát do đại hội cổ đồng cổ đông bầu ra, là tổ
chức thay mặt cổ đông để kiểm tra giám sát hoạt động trong công ty, bao
gồm hoạt động của hội đồng quản trị, Ban giám đốc, kế toán trưởng, và các
bộ phận chức năng của công ty, ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội
đồng quản trị và Giám đốc.
- Giám đốc công ty: Giám đốc công ty thay mặt Hội đồng quản trị trong
mọi hoạt động giao dịch với các cơ quan nhà nước và đơn vị kinh tế đối tác
khác. Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty. Giám đốc là
chủ tài khoản thay mặt HĐQT ký các hợp đồng kinh tế của công ty và quản
lý toàn bộ tài sản của công ty. Giám đốc công ty toàn quyền tổ chức điều
hành phối hợp và kiểm tra hoạt động của công ty theo phương hướng, kế
hoạch của HĐQT đề ra.
- Phó giám đốc công ty: Các Phó Giám Đốc giúp việc cho Giám đốc và
chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các nội dung công việc đã được Giám
đốc ủy quyền theo quy định của pháp luật và điều lệ của công ty.
- Phòng tài vụ: Phòng tài vụ tham mưu cho Giám đốc trong công tác quản

lý vốn, vay vốn ngân hàng và các tổ chức kinh tế, các cá nhân để đảm bảo
vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Phòng Kế hoạch – Kỹ thuật: Là bộ phận tham mưu cho ban giám đốc
trong việc sản xuất kinh doanh, kỹ thuật thi công và quản lý sử dụng xe
máy, thiết bị, vật tư trong sản xuất.
SV Nguyễn Hoàng Hà MSV: 90CV042
Luận văn tố nghiệp Khoa Tài chính doanh
nghiệp
- Phòng tổ chức hành chính: tham mưu cho giám đốc các mặt về tổ chức
cán bộ lao động hành chính.
- Các công trường: Công trường là đơn vị trực tiếp sản xuất , thi công làm
ra sản phẩm cho công ty đồng thời chịu sự điều hành trực tiếp của ban giám
đốc và có mối liên hệ chặt chẽ với các phòng nghiệp vụ. Công trường là
đơn vị hạch toán phụ thuộc, có trách nhiệm quản lý toàn diện về mặt tổ
chức. Sản xuất, tài chính cấp công trường và đời sống CBCNV.
- Chi nhánh đại diện tại TP Hồ Chí Minh: thi công các gói thầu đúng tiến
độ, đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của chủ đầu tư và quyết định của pháp
luật hiện hành. Ký kết các hợp đồng kinh tếvới các nhà cung cấp vật tư và
các đối tác khác để phục vụ thi công công trình. Thực hiện nghiệm thu
thanh toán quyết toán công trình với chủ đầu tư và chuyển tiền vào tài
khoản công ty. Chủ trì trong công tác mua sắm vật tư, máy móc thiết bị
phục vụ thi công công trình. Tổ chức bàn giao công trình hoàn thành cho
chủ đầu tư và chịu trách nhiệm bảo hành công trình theo quy định của nhà
nước.
Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lí của công ty.
SV Nguyễn Hoàng Hà MSV: 90CV042
ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN KIỂM SOÁT
GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH

PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
P.TÀI VỤ P. KH-KT
P.TC-HC
Luận văn tố nghiệp Khoa Tài chính doanh
nghiệp
SV Nguyễn Hoàng Hà MSV: 90CV042
(Nguồn: Công ty cổ phần xây dựng thủy lợi I Nghệ An )
CHI NHÁNH ĐẠI DIỆN
Tại TP.Hồ Chí Minh
CÁC CÔNG TRƯỜNG
Luận văn tố nghiệp Khoa Tài chính doanh
nghiệp
2.2.3 Đặc điểm bộ máy kế toán:
- Kế toán trưởng: Là người có chức năng tổ chức, chỉ đạo thực hiện toàn
bộ công tác kế toán tài chính trong toàn công ty; hướng dẫn, kiểm tra, chỉ
đạo việc hạch toán, lập kế hoạch tài chính và chịu trách nhiệm trước Giám
đốc.
- Kế toán vốn bằng tiền: Thực hiện với các khoản thanh toán trong nội
bộ, với Nhà nước, với nhà cung cấp, với khách hàng và theo dõi tình hình
thu hồi vốn của các công trình.
- Kế toán vật tư và tài sản cố định: Theo dõi tình hình biến động TSCĐ
của công ty, ghi sổ khấu hao TS và theo dõi tình hình nhập xuất vật tư.
- Thủ quỹ: Quản lý tiền mặt của công ty, hàng tháng đối chiếu với kế
toán vốn bằng tiền về tồn quỹ và các lệnh thu chi báo cáo với kế toán
trưởng.
2.1.3 Khái quát kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
trong 3 năm 2010-2011-2012.
Chúng ta có thể đánh giá khái quát tình hình hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty thông qua bảng số liệu sau:

SV Nguyễn Hoàng Hà MSV: 90CV042
Luận văn tố nghiệp Khoa Tài chính doanh nghiệp
Bảng 2.1: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty CPXD thủy lợi I
Nghệ An 2010-2012
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
Năm
Năm
Năm 2011/2010 Năm 2012/2011
Chênh
lệch
% Chênh
lệch
%
1.Doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ
152,788 122,466 167,164 (30,322) (19.84) 44,698 36.49
2.Các khoản giảm trừ
doanh thu
721 - - ( 721) 0 - -
3.DTT về bán hàng
và cung cấp dịch vụ
152,067 122,466 167,164 (29,601) (19.46) 44,698 36.49
4.Giá vốn hàng bán
137,350 110,880 146,810 (26,470) (19,27) 35,930 32.40
5.Lợi nhuận gộp về
bán hàng và cung cấp
dịch vu
14,716 11.586 20,354 (3,148) (21.39) 8,768 75.67

6.Doanh thu hoạt
động tài chính
242 199 141 (43) (17.76) (58) (29.14)
7.Chi phí tài chính
2.722 3,047 6,805 325 119.48 3,758 123.33
8.Chi phí bán hàng
- - - - - - -
9.Chi phí quản lý DN
11,361 8,537 12,853 (2,824) (24.85) 4,316 50.55
10.Lợi nhuận thuần
từ SXKD
874 201 836 (673) (77.00) 635 315.92
11.Thu nhập khác
83 53 - (30) (36.14) (53) 0.00
12.Chi phí khác
300 135 51 (165) (55) (84) (62.22)
13.Lợi nhuận khác
(217) 82 - 299 (137.78) (82) 0.00
14.Tổng lợi nhuận kế
toán trước thuế
656 119 784 (457) (69.66) 665 558.82
15.Chi phí thuế
TNDN hiện hành
186 36 196 (150) (80.64) 160 444.44
16.Lợi nhuận sau
thuế TNDN
470 82 588 (388) (82.55) 506 617.07
(nguồn: BCKQHĐKD của công ty CPXD thủy lợi I Nghệ An năm 2010-2012)
SV Nguyễn Hoàng Hà MSV: 90CV042
Luận văn tố nghiệp Khoa Tài chính doanh nghiệp

Qua báo cáo kết quả kinh doanh của công ty trong 3 năm ta có thể thấy:
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Trong năm 2011 giảm xuống
30.3 tỷ, còn năm 2012 tăng lên gần 44.7 tỷ. Tuy năm 2011 giảm mạnh
nhưng sang năm 2012 DN đã cải thiện được khó khăn. Đây là một dấu hiệu
tốt cho thấy tình hình kinh doanh của DN đang có xu hướng đi lên, tăng qui
mô hoạt động, mở rộng thị trường.
- Các khoản giảm trừ DT trong năm 2010 thì giảm trừ 721 triệu nhưng
trong 2 năm 2011, 2012 thì DN đều không có, điều này có thể lý giải bởi
trong năm 2011 và năm 2012 DN đã giảm DT so với năm 2010 nên tất yếu
DN sẽ phải hạn chế những chính sách ưu đãi khách hàng và những chi phí
khác để không bị ảnh hưởng đến DT.
- Năm 2011 do doanh thu nên giá vốn hàng bán cũng giảm, năm 2012
doanh thu tăng thì giá vốn hàng bán cũng tăng tỉ lệ thuận. Điểu này phản ánh
giá vốn chịu ảnh hưởng trực tiếp của việc tăng lên hay giảm xuống của mức
độ kinh doanh.
- Lợi nhuận về bán hàng và cung câp dịch vụ qua 3 năm có sự thay đổi
đáng kể, năm 2010-2011: giảm xuống gần 3.2 tỷ, còn đến năm 2011-2012
tăng lên gần 8.8 tỉ. Chứng tỏ qua 3 năm doanh thu có tăng nhưng tăng ít mà
giá vốn hàng bán đã chiếm 1 khoản lớn vì vậy lợi nhuận là không nhiều. Tuy
vậy lợi nhuận qua 3 năm cũng có sự tăng lên. Đây là một dấu hiệu tốt cho
DN.
- Doanh thu từ hoạt động tài chính: có sự giảm đều cả 3 năm. Từ 242 triệu
xuống 199 triệu và đến năm 2012 còn 141 triệu. Điều này cho thấy DN đã
không đầu tư thêm vào tài chính mà tập trung vào hoạt động chính của công
ty. Ta có thể nhận thấy điều nảy ở bảng cân đối kế toán, các khoản đầu tư tài
chính của DN qua các năm đều rất ít.
- Tuy ko đầu tư vào tài chính nhưng DN đều vay nợ nhiều nên chi phí tài
chính vẫn cao, tăng đều qua từng năm, cụ thể: năm 2010: 2.722 tỉ, năm
2011: hơn 3 tỷ, năm 2012: 6.8 tỷ. Chứng tỏ DN đang phải chịu chi phí lãi
vay cao, DN cần tìm cách để khắc phục giảm chỉ tiêu này trong năm tới.

- Chi phí QLDN trong năm 2011- 2012 giảm 2.8 tỉ tương ứng 24.85%, còn
trong năm 2011-2012 tăng 4.3 tỷ tương ứng 50.55%. Như vậy có thể thấy
năm 2011 là năm DN gặp khó khăn nhiều nhất nên chi phí dành cho quản lý
DN ít hơn rất nhiều so với 2 năm còn lại, sang năm 2012 DN có sự khởi sắc
SV Nguyễn Hoàng Hà MSV: 90CV042
Luận văn tố nghiệp Khoa Tài chính doanh nghiệp
trong kinh doanh rất rõ rệt nên chi phí cho việc quản lý kinh doanh có tăng
nhiều hơn.
- Lợi nhuận thuần sau khi đã trừ đi chi phí QLDN thì trong năm 2011 giảm
xuống 673 triệu, đạt con số thấp nhất trong 3 năm vì doanh thu giảm mạnh.
Đây cũng có thể là do năm này nền kinh tế cả nước đang gặp khó khăn
chung và cũng có thể đây là chiến lược của DN nhằm mở rộng thị trường,
chấp nhận lợi nhuận giảm để đến năm 2012 có bước tiến lớn về kinh doanh.
- Qua đó ta có thể thấy lợi nhuận năm 2011 giảm là điều tất yếu , trong
năm 2011 đã giảm xuống từ 470 triệu xuống còn 82 triệu, còn đến năm 2012
lại tăng lên 588 triệu. DN nên xem xét để tiếp tục phát huy chỉ tiêu này cho
năm sau để đạt được kết quả tốt hơn nữa.
- Qua tất cả các hoạt động kinh doanh, thu nhập chính của DN thì lợi
nhuận trước thuế trong năm 2011 đã giảm xuống do lợi nhuận thuần về
SXKD + lợi nhuận khác đều nhỏ hơn. Đến năm 2012 mặc dù lợi nhuận của
hoạt động khác có giảm nhưng không đáng kể, lợi nhuận từ hoạt động kinh
doanh chính đã bù đắp làm tăng lợi nhuận trước thuế từ 119 triệu lên 784
triệu.
Nhìn chung trong 3 năm 2010-2011-2012 thì tình hình kinh doanh của
công ty cũng gặp nhiều khó khăn do tình hình kinh tế chung nhưng nhìn
chung DN cũng đã có những biện pháp khắc phục và cũng có tiến triển đáng
kể nhưng DN đã mở rộng thị trường trong năm 2011, đầu tư nhiều vào hoạt
động kinh doanh chính trong năm nên làm cho năm 2012 có sự tăng lên về
lợi nhuận bù cho năm lỗ 2011. Trong các năm hoạt động kinh doanh chính
của DN đã đóng góp lớn nhất vào lợi nhuận như vậy DN đã phát triển theo

đúng hướng
2.2 Thực trạng sử dụng vốn kinh doanh của công ty.
2.2.1 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty.
2.2.1.1 Sự biến động và cơ cấu phân bổ tài sản.
SV Nguyễn Hoàng Hà MSV: 90CV042
Luận văn tố nghiệp Khoa Tài chính doanh nghiệp
SV Nguyễn Hoàng Hà MSV: 90CV042
Luận văn tố nghiệp Khoa Tài chính doanh nghiệp
Bảng 2.2: Phân tích sự biến động và cơ cấu phân bổ tài sản của công ty CPXD
thủy lợi I Nghệ An năm 2010-2012
(Nguồn: BCĐKT của công ty CPXD thủy lợi I Nghệ An năm 2010-2012)
SV Nguyễn Hoàng Hà MSV: 90CV042
Đơn vị tính: triệu đồng
Tài sản Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2011/2010 Năm 2012/2011
Tiền % Tiền %
A.Tài sản ngắn hạn 232,682 325,173 235,590 92,491 39.74 (89,583) (27.54
I.Tiền và các
khoản tđ tiền 11,734 7,129 11,811 (4,605) (39.24) 4,685 65.71
II.Các khoản ĐTTC
ngắn hạn - 9 - 9 0.00 (9) 0.00
III.Các khoản phải
thu NH 183,146 272,079 185,435 88,933 48.55 (86,644) (31.84)
1.Phải thu khách
hàng 12,239 23,770 12,392 11,531 94,21 (11,378) (47,86)
2.Trả trước cho
người bán 1,761 9,638 1,783 7,877 477.30 (7,855) (81.50)
3.Phải thu nội bộ
ngắn hạn khác 164,969 234,135 167,031 69,611 41.92 (67,104) (28.66)
4.Các khoản phải
thu khác 4,175 4,534 4,227 359 8.59 (307) (6.77)

IV.Hàng tồn kho 22,850 25,632 23,135 2,782 12.17 (2,497) (9.7)
V.Tài sản ngắn
hạn khác 14,951 20,322 15,138 5,371 35.92 (5,184) (25.50)
1.Chi phí trả trước
ngắn hạn 194 194 197 0 0.00 3 1.54
2.Thuế GTGT được
khấu trừ 532 1,635 539 1,103 207.33 (1,096) (67.03)
3.Thuế và các khoản
phải thu của nhà
nước - 2 - 2 0.00 (2) 1.00
4.Tài sản ngắn hạn
khác 14,223 18,490 14,401 4,267 30.00 (4,089) (22.11)
B.Tài sản dài hạn 13,969 12,292 14,143 (1,677) (12.00) 1,851 15.05
I.Tài sản cố định 13,658 11,790 13,829 (1,868) (13.76) 2,039 17.29
1.Tài sản cố định
hữu hình 13,529 11,562 13,698 (1,967) (14.53) 2,136 18.47
2.Tài sản cố định vô
hình 44 28 45 (16) (36.36) 17 60.71
3.Chi phí xây dựng
cơ bản dở dang 84 199 85 115 136.90 (114) (57.28)
II.Tài sản dài
hạn khác 310 501 314 191 61.61 (187) (37.32)
Tổng tài sản 246,651 337,645 249,734 90,994 36.89 (87,911) (26.03)
Luận văn tố nghiệp Khoa Tài chính doanh nghiệp
Xét về tổng TSNH qua các năm đều chiếm tỉ trọng cao trong tổng tài sản của
DN. Năm 2012 thì TSNH có giảm nhiều hơn so với 2011 tương ứng 89,583
triệu.
+ Tiền và các khoản tương đương tiền qua các năm tăng giảm không đều, cụ
thể trong năm 2011 đã giảm 39,24% (gần 4,605 triệu), nhưng sang năm 2012
tăng mạnh lên thêm 4,685 triệu đây là con số đáng kể chứng tỏ trong năm công ty

có thể đã giảm các khoản đầu tư, dẫn đến tích trữ tiền tăng. Đây là nguyên nhân
chính dẫn đến sự giảm của tổng TSNH. Sự tăng mạnh của chỉ tiêu này cũng có
thể cho ta nhận xét rằng khả năng ứng phó với các khoản nợ ngắn hạn của DN
đang rất tốt.
+ Các khoản phải thu ngắn hạn thì tăng trong năm 2011 cụ thể tăng 88,933
triệu (48,55 %) nhưng sang đến năm 2012 thì lại giảm xuống 185,43 triệu, tương
ứng giảm 86,644 triệu. Sự tăng của khoản phải thu ngắn hạn trong năm 2011
nguyên nhân chính là do việc tăng khoản phải thu của khách hàng. Chỉ tiêu này
trong năm 2012 giảm chứng tỏ DN đã nâng cao được chính sách tín dụng đối với
khách hàng. Mục trả trước cho người bán thì giảm mạnh trong năm 2012, từ 9.6
tỷ xuống còn 1.7 tỷ tương ứng 81.50% cho thấy khả năng thanh toán của DN là
rất tốt.
+ Hàng tồn kho có sự biến động mạnh qua 3 năm, năm 2011/2010 tăng
12.17% tương ứng với 2.7 tỉ, và trong năm 2012 đã giảm mạnh 2.4 tỉ tương
đương 9.7%. Trong năm 2012 hàng tồn kho và các khoản phải thu giảm hơn
chứng tỏ tình hình kinh doanh của DN đang gặp khó khăn, DN cần tìm hiểu để
khắc phục tình trạng này càng sớm càng tốt.
+ TSNH khác tăng mạnh trong năm 2011 và giảm mạnh trong năm 2012. Sự
tăng mạnh trong năm 2011 là do sự tăng lên của các khoản thuế GTGT được
khấu trừ và từ các TSNH khác. Điều này là tất yếu bởi trong năm 2011 thì số
lượng hàng tồn kho của DN cũng đã tăng lên dẫn đến sự tăng lên của thuế GTGT.
Đối lập với năm 2011 thì năm 2012 nguyên nhân giảm chủ yếu do giảm các
khoản TSNH khác và thuế, các khoản phải thu nhà nước, cụ thể TSNH giảm 4 tỉ
tương ứng 22.11%, và các khoản thuế giảm 1.1 tỷ, tương đương 67.03%.
Xét về TSDH thì qua 3 năm tỷ trong TSDH trong tổng tài sản là không thay
đổi nhiều. Như vậy chứng tỏ trong các năm DN đã không dùng tiền để đầu tư vào
khoản mục này nhiều mà chủ yếu tập trung vào TSNH, như vậy cũng là 1 dấu
hiệu tốt, giúp cho DN ko bị vốn chết. Nhưng xét trên từng năm thì trong năm
2011 đã giảm 1.6 tỷ, còn trong năm 2012 đã tăng 1.5 tỷ.
SV Nguyễn Hoàng Hà MSV: 90CV042

×