Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Phát huy tính tích cực chủ động của học sinh thông qua hoạt động nhóm_SKKN môn GDCD THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.33 KB, 16 trang )

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH
PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN NAM TRỰC
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NAM AN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
“RÈN KỸ NĂNG SỐNG VÀ TƯ DUY TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG, SÁNG TẠO CHO HỌC SINH
THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG THẢO LUẬN NHÓM”
Tác giả: Mai Xuân Thu Nam
Trình độ chuyên môn: Cử nhân
Chức vụ: Giáo viên
Nơi công tác: Trường THCS Nam An
Nghĩa An – Nam Trực – Nam Định

Nam Định, tháng 11 năm 2011
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến
1
Rèn kĩ năng sống và tư duy tích cực, chủ động, sáng tạo cho Học sinh
thông qua hoạt động thảo luận nhóm trong môn Giáo dục Công dân.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
Trong công tác giảng dạy và nghiên cứu.
3. Thời gian áp dụng sáng kiến
Tháng 08/ 2011 đến tháng 11/2011
4. Tác giả
Họ và tên: Mai Xuân Thu Nam
Năm sinh: 1983
Nơi thường trú: Nghĩa An – Nam Trực – Nam Định
Trình độ chuyên môn: Cử nhân Ngữ văn – Giáo dục công dân
Chức vụ công tác: Giáo viên
Nơi làm việc: Trường THCS Nam An


Địa chỉ làm việc: Nghĩa An – Nam Trực – Nam Định
Điện thoại: 0936994078
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến
Tên đơn vị: Trường Trung học Cơ sở Nam An
Địa chỉ: Xã Nghĩa An – huyện Nam Trực – tỉnh Nam Định
Điện thoại: 03503
2
I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
Giáo dục công dân có một vị trí, ý nghĩa quan trọng đối với việc giáo
dục thế hệ trẻ. Từ những hiểu biết về các chuẩn mực đạo đức, pháp luật giúp học
sinh tự điều chỉnh hành vi, có những ứng xử phù hợp trong cuộc sống. Qua môn học
các em xác định nhiệm vụ hiện tại, có thái độ đúng với qui luật của tương lai nhất là
đối với học sinh trung học cơ sở lứa tuổi bắt đầu tập làm “ người lớn”.
Tuy nhiên hiện tại có những nhận thức sai lệch về vi trí chức năng của
bộ môn trong đời sống xã hội dẫn đến sự giảm sút chất lượng bộ môn trên nhiều
mặt. Tình trạng học sinh không nắm bắt được những kiến cơ bản phổ thông về pháp
luật, chưa có kĩ năng sống đúng mực - cách ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ
xã hội. Đặc biệt ở các em kỹ năng giải quyết các tình huống đạo đức, pháp luật còn
rất hạn chế.
Đứng trước tình hình đó là một giáo viên giảng dạy Giáo dục công dân
đã khá lâu, trong hiện tại đã từng tham dự một số chuyên đề về đổi mới chương
trình dạy học Giáo dục công dân do các cấp tổ chức, tôi muốn nêu lên một số kinh
nghiệm của bản thân trong phương pháp Rèn kĩ năng sống và tư duy tích cực, chủ
động, sáng tạo của Học sinh thông qua hoạt động thảo luận nhóm - môn Giáo
dục Công dân nhằm nâng cao kiến thức bộ môn, kĩ năng sống, tư duy tích cực chủ
động cho các em, đảm bảo cho các em có đủ hành trang kiến thức, kĩ năng phù hợp
làm hành trang bước vào cuộc sống.
I. THỰC TRẠNG (Trước khi tạo ra sáng kiến)
1. Về lý luận
Trong nhiều năm gần đây, việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy học

sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của các em, khắc phục
lối truyền thụ một chiều, rèn nếp tư duy sáng tạo, rèn kĩ năng sống cho học sinh,
từng bước áp dụng các phương pháp dạy học tích cực và phương tiện hiện đại vào
3
quá trỡnh dạy học … đó được thể chế hóa trong Luật Giáo dục, trong các văn bản
trong ngành và liên ngành. Đặc biệt, môn giáo dục công dân ( GDCD) ở trường
THCS là một bộ môn được cải cách, được cấu trúc tích hợp bao gồm nhiều bộ môn
khoa học khác, liên kết chặt chẻ thành một hệ thống, nó có vai trũ rất quan trọng :
gúp phần thực hiện mục tiờu của Giỏo dục phổ thụng và giỳp học sinh phổ thụng
phỏt triển toàn diện về đạo đức trí tuệ, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hỡnh
thành nhõn cỏch con người Việt Nam XHCN, xây dựng tư cách và trách nhiệm công
dân. Môn học cung cấp cho học sinh một hệ thống các giá trị đạo đức, pháp luật và
các chuẩn mực lối sống phù hợp với lứa tuổi.
Phương pháp giảng dạy thông qua hoạt động thảo luận nhóm kết hợp sử
dụng kênh truyền thông đa phương tiện(multimedia) thật sự phỏt huy được tớnh tớch
cực, tự giỏc, chủ động, sáng tạo của học sinh. Qua hoạt động, mỗi thành viên sẽ bộc
lộ suy nghĩ, thái độ để tập thể điều chỉnh, uốn nắn, mang tính hợp tác cao, giúp bồi
dưỡng phương pháp tự học, các kĩ năng mềm, tác động đến tỡnh cảm, đem lại niềm
vui, hứng thú học tập cho học sinh.
Thế nhưng, trong thời gian qua, vị thế của môn GDCD cũn chưa được nâng
cao lắm, giáo viên (GV) dạy môn GDCD thường sử dụng phương pháp thuyết trỡnh
cú phỏt vấn là chớnh nờn cú nhiều hạn chế nhất là làm cho học sinh nhận thức một
cỏch thụ động, sao chép, áp đặt, máy móc, làm tổn thương đến quá trỡnh dạy học –
sự tổng hợp của hai quỏ trỡnh là dạy và học. Đây là những vấn đề cần được tiếp tục
tập trung giải quyết để loại bỏ khỏi niệm “mụn GDCD là mụn phụ”.
2. Về thực tiễn
2.1. Thuận lợi:
- Nghĩa An là vùng đất có truyền thống hiếu học, phụ huynh rất quan tâm
đến việc học tập của con em.
- Học sinh có đủ sách giáo khoa, có kỹ năng tham gia các hoạt động thảo

luận nhóm ở các bộ môn nói chung và môn Giáo dục công dân nói riêng.
4
- Học sinh có hứng thú trong việc tìm tòi, giải quyết các tình huống Đạo đức
và Pháp luật.
- Trong giờ học các em học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, thực sự là trung
tâm của quá trình dạy học.
- Khả năng nắm bắt kiến thức khá tốt, biết so sánh, đánh giá và xử lý các
hành vi trong thực tế cuộc sống .
- Đội ngũ giáo viên dạy Giáo dục công dân tham gia đầy đủ các chuyên đề
đổi mới phương pháp do Sở, Phòng tổ chức.
- Phương tiện trực quan trong giảng dạy đã được quan tâm mua sắm khá đầy
đủ.
- Phòng giáo dục, ban Giám hiệu nhà trường quan tâm đến quá trình đổi mới
phương pháp, luôn tạo điều kiện để người dạy phát huy tốt khả năng của bản thân,
có nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng tốt nghiệp và đội ngũ học sinh giỏi các
cấp.
2.2. Khó khăn:
- Đặc điểm vùng dân cư Nghĩa An vốn là vùng thuần nông, kinh tế phụ
thuọcc vào nông nghiệp là chính, trình độ dân trí không đồng đều.
- Việc tiếp cận kiến thức môn học còn hạn chế, phần lớn học sinh còn coi
Giáo dục công dân là môn phụ nên chưa nhiệt tình với môn học.
- Phương tiện dạy học còn thô sơ, việc đầu tư mua sắm thiết bị còn ít, đội
ngũ giáo viên chưa thực sự đồng bộ, kiến thức bộ môn chưa thực sự sâu sắc, đặc
biệt việc nắm bắt các đơn vị kiến thức Pháp luật còn hạn chế.
- Học sinh khối lớp 9 thường có tư tưởng tập trung những môn học có khả
năng được chọn thi tuyển vào THPT, nên có tâm lý coi nhẹ bộ môn Giáo dục Công
dân.
Điều tra ban đầu:
5
Khảo sát chất lượng đầu năm học 2011 – 2012 môn: Môn Giáo dục công dân

khối lớp 9
Tổng số
học sinh
Xếp loại giỏi
SL %
Xếp loại khá
SL %
Xếp loại TB
SL %
Xếp loại yếu
SL %
100 6 6 22 22 38 38 34 34
Xuất phỏt từ lý luận và thực tiễn, tôi đã lựa chọn đề tài “Rèn kĩ năng sống và tư
duy tích cực, chủ động, sáng tạo của Học sinh thông qua hoạt động thảo luận
nhóm trong môn Giáo dục Công dân”, nhằm đúc kết một số kinh nghiệm trong
giảng dạy môn GDCD nhất là khối lớp 9.
III. Các giải pháp
1. Đặc điểm:
Phát huy tư duy, rèn kĩ năng sống cho học sinh môn GDCD lớp 9 thông qua hoạt
động thảo luận nhóm gồm những bước đó là:
- Thảo luận cả lớp( một câu hỏi để cả lớp suy nghĩ, trả lời ngay tại lớp)
- Thảo luận nhúm nhỏ(GV phát câu hỏi nhóm thảo luận hoặc dùng giáo án điện tử
nêu tỡnh huống).
- Thảo luận giải đáp(Nhóm này phát vấn nhóm kia), các nhóm bị hỏi có nhiệm vụ
giải đáp.
- Hướng dẫn học sinh trực tiếp.
- Phỏng vấn.
Thực hiện phương pháp này, học sinh giữ vai trũ chủ thể tớch cực, chủ động
tham gia vào thảo luận cũn GV chỉ nờu vấn đề, gợi ý, kiến thiết và tổng kết các hoạt
động của mỗi cá nhân được phát huy trong mối quan hệ phối hợp thầy và trũ, trũ và

trũ để đạt được mục tiêu chung là nắm vững bài học.
6
2. í nghĩa của phương pháp học thảo luận theo nhóm :
- Thông qua thảo luận nhóm, học sinh rèn luyện kỹ năng nói, giao tiếp, bồi dưỡng
phương pháp tự nghiên cứu.
- Quỏ trỡnh thảo luận nhúm dưới sự hướng dẫn của GV sẽ tạo mối quan hệ hai chiều
giữa GV và học sinh sẽ gắn bó hơn.
- Việc đặt câu hỏi hoặc nội dung tỡnh huống được thiết kế qua trang giáo án điện tử
( GAĐT) giúp đưa học sinh trả lời vào trọng tâm bài, giải quyết vấn đề nào của bài
học, nếu không chuẩn bị bài kỹ dễ bị lạc đề hoặc bị bế tắc, phải có hướng giải quyết
vấn đề đó.
- Những vấn đề đưa ra tranh luận phải có ý nghĩa thiết yếu với cuộc sống hàng ngày
mà học sinh thường gặp cũng như có ý nghĩa xó hội thực sự làm cho cỏc em băn
khoăn suy nghĩ, trao đổi ý kiến của mỡnh một cỏch tự giỏc, tớch cực.
- Nếu trước khi thảo luận, GV thiết kế thêm các đoạn video clip ngắn trong trang
GAĐT hoặc tranh ảnh để dẫn dắt học sinh thỡ thời gian thảo luận sẽ cú nhiều kết
quả bất ngờ và chất lượng nội dung nhận xét đánh giá sẽ cao hơn hẳn.
- Tổ chức thảo luận nhúm khụng có nghĩa là GV phải phụ thuộc vào học sinh để
hoàn tất nội dung bài mà trong phần mở bài GV chủ động dẫn dắt lời mở đầu của
mỡnh vào đúng chủ đề. Nếu học sinh có các ý kiến xung đột trí tuệ hoặc tranh cói
thỡ những cõu nhận định gợi mở từ phía GV là cực kỳ quan trọng, không nên để học
sinh bị ám ảnh bởi sự thiếu linh hoạt , sự bất lực của GV khi giải thích những vấn đề
mang tính nhạy cảm đó.
3. Cỏch thực hiện : Theo các bước như sau :
a. Bước 1: Chuẩn bị thảo luận.
a1. Chia nhúm:
- Cú thể chia nhúm theo số điểm danh, theo màu sắc, theo biểu tượng , theo giới
tính, theo vị trí chổ ngồi…
7
- Quy mô nhóm có thể lớn hoặc nhỏ tùy theo vấn đề thảo luận, nhóm từ 6 đến 8 em

là tốt nhất. Phải đảm bảo có đủ trong nhóm gồm học sinh giỏi, trung bỡnh, yếu để “
Hổ trợ nhau”.
a2. Nội dung thảo luận:
- Các nhóm chuẩn bị nội dung thảo luận có thể giống hoặc khác nhau, chỉ yêu cầu
học sinh phải chuẩn bị trước nội dung bài học, tỡm hiểu những vấn đề sẽ đưa ra thảo
luận.
- Quy định rừ thời gian thảo luận và trỡnh bày kết quả thảo luận của các nhóm từ 3
đến 7 phút.
- Tiến hành cử nhóm trưởng, thư ký của nhúm. Yờu cầu học sinh phải hết sức tập
trung, khụng làm việc riờng, cú ý thức kỷ luật.
b. Bước 2: Giao nhiệm vụ cho từng nhúm.
- Nhóm trưởng điều khiển dũng thảo luận của nhúm, gọi tên các thành viên lên phát
phát biểu, chuyển sang câu hỏi khi thích hợp, đảm bảo rằng mỗi người đều có cơ hội
phát biểu như nhau.
- nhiệm vụ được giao phải rừ ràng cụ thể và tất cả học sinh trong lớp đều biết.
- Yờu cầu trong quỏ trỡnh thảo luận phải trật tự tuân theo cách điều hành của nhóm
trưởng, thảo luận ý kiến cú chọn lọc.
c. Bước 3: Tiến hành thảo luận.
- Học sinh tiến hành thảo luận nhóm, GV không giải đáp thắc mắc ngay mà chỉ giúp
học sinh hướng thảo luận hoặc gợi ý cỏc nguồn dữ liệu hoặc cho học sinh xem lại
cỏc tỡnh huống ở trong GAĐT để học sinh không đi lệch vấn đề, điều chỉnh đúng
hướng thảo luận. GV nên chú ý phát hiện những điều thống nhất và chưa thống nhất
vẫn cũn tranh chấp ở cỏc nhúm.
- Kết quả thảo luận có thể được trỡnh bày dưới nhiều hỡnh thức: bằng lời, đóng vai,
viết hoặc vẽ trên giấy to…có thể do một người thay mặt nhóm trỡnh bày, nhiều
người trỡnh bày, mỗi người một đoạn nối tiếp nhau.
8
- Trong quỏ trỡnh học sinh thảo luận, GV cần quan sỏt, lắng nghe cỏc ý kiến của học
sinh. Đối với những đề tài nhạy cảm, thường có những tỡnh huống mà học sinh cảm
thấy xấu hổ, bối rối khi phải núi trước mặt GV, nên tránh không xen vào hoạt động

của nhóm khi thảo luận.
d. Bước 4: Tổng kết thảo luận.
- Tổ chức chung cho cả lớp.
- Các nhóm cử đại diện lên trỡnh bày trước lớp kết quả thảo luận của nhóm mỡnh
hoặc nờu cỏc ý kiến khỏc, cỏc đề xuất hợp lý khác…
- GV tổng kết các nhận xét, đi sâu làm rừ cỏc nội dung nhận thức kốm theo sự uốn
nắn cỏc sai sút, sửa chữa lệch lạc, giải đáp thắc mắc hoặc làm sáng tỏ các vấn đề lý
thú nảy sinh trong quá trỡnh thảo luận.
* Kinh nghiệm cho thấy:
+ Nhóm trưởng thường là tổ trưởng, có học lực từ khá trở lên, có uy tín với
bạn bè, điều hành tốt giờ thảo luận cũng như bao quát hết không gian thảo luận
nhóm mỡnh.
+ Phương pháp thảo luận chỉ thành công khi các nhóm được giao nhiệm vụ
rừ ràng kốm theo khoảng thời gian nhất định để thực hiện nhiệm vụ. Câu hỏi tỡnh
huống mà GV đưa ra cũng dễ hiểu nhưng phải xoáy vào những trọng tâm khó nhất,
hay nhất của bài học để học sinh phát huy được hết trí tuệ tập thể, cũng như sự tư
duy của tất cả học trũ trong nhúm.
+ Các thành viên phải quan tâm đến mọi người trong nhóm mỡnh, trỏnh
tỡnh trạng người làm việc ít mà cũng có cùng số điểm của nhóm. Nhóm trưởng nên
ghi tên những bạn ít phát biểu ở cuối hàng và đánh một dấu chéo để GV trừ điểm
hoặc nhắc nhở trừ điểm.
+ Quỏ trỡnh học sinh thảo luận là thời gian mà Gv phải quan sỏt, theo dừi để
nhận xét đánh giá chính xác điểm cho học sinh, tránh làm thiệt thũi quyền lợi cho
bất cứ một học sinh nào vỡ lý do GV khụng bao quỏt hết trong giờ học sinh đang
thảo luận.
9
4. Minh hoạ một số bài học có sử dụng phương pháp thảo luận nhóm :
.
a. Khi dạy bài 3 : Dõn chủ và kỷ luật
Cõu hỏi : Thế nào là dõn chủ ? Thế nào là kỷ luật, tỏc dụng của tớnh dõn

chủ và kỷ luật ?
+ Bước 1 : Phõn chia nhúm : 2 bàn 1 nhúm 8 em( Lớp cú 6 nhúm).
+ Bước 2 : GV đưa ra câu hỏi thảo luận ( Phỏt phiếu cỏc nhúm)
+ Bước 3 : Học sinh tiến hành thảo luận cõu hỏi
+ Bước 4 : Tổng kết thảo luận.
- Học sinh các nhóm cử đại diện nhóm lên trỡnh bày
- Cỏc nhúm nghe và bổ sung ý kiến.
- GV kết luận.
 Dõn chủ : Là mọi người được làm chủ công việc của tập thể và xó hội,
mọi người phải được biết, được cùng tham gia bàn bạc, góp phần thực hiện và giám
sát những công việc chung của tập thể.
 Kỷ luật : Là tuân theo những quy định chung của cộng đồng hoặc của
một tổ chức xó hội, nhằm tạo ra sự thống nhất hành động để đạt chất lượng, hiệu quả
trong công việc vỡ mục tiờu chung.
 Tỏc dụng của tớnh dõn chủ và kỷ luật : Tạo ra sự thống nhất cao về
nhận thức ý chí và hành động của mọi người, tạo cơ hội cho mọi người phát triển,
xây dựng được quan hệ xó hội tốt đẹp và nâng cao hiệu quả chất lượng lao động, tổ
chức các hoạt động xó hội. Từ kết luận của GV học sinh cú thể nhắc lại 1 hoặc 2 lần
và tự cỏc em rỳt ra nội dung bài học – tự ghi nhớ bài học và ghi vào vở.
 Với môn học này đũi hỏi GV và học sinh phải liờn hệ thực tế một cỏch
phong phỳ, chớnh xỏc để rèn luyện kỷ năng, ý thức cho học sinh. Do vậy, thảo luận
bằng một câu hỏi để học sinh liên hệ thực tế là khụng thể thiếu trong bài GDCD.
10
 Cuối cùng GV sữa lỗi cho học sinh sau khi học sinh đọc đáp án và GV
phải có một kết luận chung nhất để học sinh ghi vào vở.
b. Khi dạy bài 8 : Năng động sáng tạo
+ Bước 1. Phân nhóm : Như nhóm cũ đầu năm.
+ Bước 2. GV phỏt cõu hỏi thảo luận.
Cõu hỏi : ( GV chọn phần đặt vấn đề về Bác học Ê – đi – xơn để học sinh thảo
luận và rút ra phẩm chất năng động sáng tạo của nhà bác học)

a. Em cú nhận xột gỡ về viờc làm của ấ- đi- xơn và Lê Thái Hoàng trong những
câu chuyện trên ?
b. Những việc làm đó đó đem lại thành quả gỡ cho ấ- đi- xơn và Lê Thái Hoàng ?
+ Bước 3 : Học sinh tiến hành thảo luận theo sự hướng dẫn của GV và sự điều
hành của nhóm trưởng ( 5 phút).
+ Bước 4. Tổng kết thảo luận. Tổng kết chung cả lớp.
- Các nhóm cử đại diện lên trỡnh bày đáp án của nhóm mỡnh.
- Cỏc nhúm bổ sung nhận ý kiến và nhận xột chộo.
 GV kết luận: Ê- đi –xơn và Lê Thái Hoàng là những người luôn năng động
sáng tạo.
 Những việc làm đó đó đem lại niềm vui lớn cho Ê-đi- xơn và Lê Thái Hoàng
vỡ những việc họ làm đó đem lại vinh dự cho bản thân, gia đỡnh, đem lại những kỳ
tích cho quê hương, đất nước và cho nhân loại.
 Từ thảo luận trên, cho học sinh làm nhanh bài tập khảo sát tại lớp để đánh
giá kết quả ( GV kẻ 2 cột lên bảng cho học sinh biểu hiện):
Năng động sỏng tạo Thiếu năng động sáng tạo
- Gặp bài khú khụng nón lũng tỡm
mọi cỏch để giải cho bằng được
- An ngồi trong lớp chú ý nghe giảng,
có điều gỡ khụng hiểu là An mạnh dạn
hỏi ngay.
- Gặp bài khú nhờ anh chị giải hộ.
- Học giờ văn, đem vở toán ra chép
bài hôm trước.
- Nam chỉ làm những gỡ mà thầy cụ
đó núi.
11
- Trong giờ học bài, Mai luụn tỡm ra
cỏch học bài mau thuộc nhất.
- Mỡnh dám làm những việc khó

khăn mà người khác né tránh.
- Chỉ làm những điều đó được hướng
dẫn.
- Đang học, cúp điện Hồng xếp vở đi
ngủ đến sáng( Nhà có đèn xạc điện)
GV thu bài về nhà chấm.
IV. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI
* Sau khi chấm bài khảo sát của một sô tuần, kết quả thật bất ngờ: Học sinh làm
bài tốt đạt 98% từ trung bỡnh trở lờn. Kết quả rất cao so với bài khụng cú thảo luận
nhúm.
* Qua thực tế giảng dạy bộ môn này ở lớp 9 cùng với đồng nghiệp, bản thân và
các thầy cô cùng dạy bộ môn này đó thu được những kết quả sau:
- Kiến thức của học sinh đó giảm bớt phần chủ quan, phiến diện, làm tăng tính
khách quan, khoa học.
- Kiến thức học sinh thu được trở nên sâu sắc, bền vững, dễ nhớ và nhớ nhanh
hơn do được giao lưu, học hỏi giữa các thành viên trong nhóm.
- Khi tranh luận không khí trở nên cởi mở nên học sinh mạnh dạn hơn, các em
học được cách trỡnh bày của bạn mỡnh, bỏm sỏt lắng nghe và biết phờ phỏn ý kiến
của bạn, từ đó giúp các em rèn luyện kĩ năng sống: Ra quyết định, ứng phó căng
thẳng, tìm kiếm sự giúp đỡ, Đạt mục tiêu, tư duy sáng tạo, Hợp tác, đảm nhận trách
nhiệm, lắng nghe tích cực, thể hiện sự tự tin . . . .
- Học sinh có thể nhớ sâu hơn và khắc sâu về những kiến thức đó thảo luận. Học
sinh tự nhận thức được những cái đúng, phê phán những điều sai trái và đó vận dụng
bài học vào thực tế cuộc sống.
- Học sinh đó nõng cao được tính nhạy cảm của mỡnh đối với nội dung thảo luận
và đối với người cùng tham gia trong nhóm.
- Khi tranh luận không khí trở nên cởi mở nên học sinh mạnh dạn hơn, các em
học được cách trỡnh bày của bạn mỡnh, bỏm sỏt lắng nghe và biết phờ phỏn ý kiến
của bạn, từ đó giúp các em rèn luyện kĩ năng sống: Ra quyết định, ứng phó căng
12

thẳng, tìm kiếm sự giúp đỡ, Đạt mục tiêu, tư duy sáng tạo, Hợp tác, đảm nhận trách
nhiệm, lắng nghe tích cực, thể hiện sự tự tin . . . .
* Kết quả kiểm tra:
+ Tỷ lệ thuộc bài tại chổ: 87% - 92%.
+ Tỷ lệ học sinh học tập đạt điểm trung bỡnh bộ mụn trở lờn chiếm từ
97% - 99%.
V. Đề xuất, kiến nghị
- Qua quỏ trỡnh thực hiện trờn, bản thõn rỳt ra kết luận sau: Phương pháp sử
dụng dưới tất cả các dạng bài và thường các câu hỏi thảo luận nhóm không chỉ là
kiến thức phát hiện trong sỏch giỏo khoa mà cũn phải tư duy, liên hệ qua các bài
hoặc thực tế để rút ra được câu trả lời hoàn hảo cho bài học.
- Qua việc thực hiện phương pháp dạy học theo cách thảo luận nhóm trong dạy,
học GDCD lớp 9 để thực hiện tốt cần đảm bảo các yếu tố sau:
* Về phớa GV: Phải chuẩn bị kỹ nội dung bài để nắm bắt, hiểu lúc nào cần
đưa câu hỏi thảo luận nhóm, gợi ý khi cõu hỏi tương đối khó với học sinh. Chia
nhóm phải có nhiều đối tượng: khá giỏi, trung bỡnh, nhắc nhở cỏc em phải hoạt
động tập trung tránh cói vó ồn ào. Cõu hỏi phải vừa sức học sinh, khụng nờn đánh
đố các em.
* Về phớa học sinh: Trước giờ học, các em phải chuẩn bị bài tốt, gạch dưới
những phấn khó hiểu để chú ý kỹ khi nghe cụ giỏo giảng bài. Khi thảo luận phải trật
tự và tập trung suy nghĩ, từng thành viên đều đưa ra những ý kiến của mỡnh. Nhúm
trưởng và thư ký phải chọn lọc ghi đáp án để trả lời khi GV yêu cầu. Qua đó, phát
huy tính tích cực của học sinh, lớp học sẽ sôi nỗi hơn, tạo hứng thú cho học sinh tiếp
thu bài mới một cách dễ dàng nhất.
Làm được những điều này, nhất định chất lượng môn GDCD sẽ được nâng
cao, tác động tích cực đến việc hỡnh thành nhõn cỏch cho học sinh.
13
Tuy nhiên, ngoài những thuận lợi trong việc dạy học GDCD hiện nay,
phương pháp này cũng gặp những khó khăn phổ biến như lớp học đông, bàn ghế khó
di chuyển theo ý muốn, nội dung tiết học nhiều, thời gian cho tiết học khụng thể

thờm hơn quy định… nên phần lớn GV phải chạy đuổi thời gian cho kịp giáo án, do
vậy việc tổ chức thảo luận cũn qua quýt, vội vàng, nhiều khi không thể nghe hết
được ý tưởng của các em. Nhưng, trong quá trỡnh đổi mới chúng ta không thể ngồi
chờ có đủ điều kiện mới làm mà phải vận dụng phù hợp, tận dụng hết lợi thế đang có
để chí ít thầy trũ làm quen với cỏch dạy học GDCD khụng thụ động, bỏ hẳn cách
dạy một chiều, thuộc lũng – cỏi búng của cỏch dạy cũ mà chỳng ta cần thay đổi.
Trên đây chỉ là ý nghĩ chủ quan của bản thõn, việc thực hiện cũng chưa
nhiều cho nên không thể không thiếu những khiếm khuyết, rất mong nhận được sự
chia sẽ, góp ý từ đồng nghiệp và những nhà nghiên cứu chuyên môn.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả sáng kiến

Mai Xuân Thu Nam
14
CƠ QUAN, ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
(xác nhận, đánh giá, xếp loại)
PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO
(xác nhận, đánh giá, xếp loại)
15
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đổi mới phương pháp dạy học – Bộ môn Giáo dục công dân
NXB Giáo dục
2. Bài tập tình huống Giáo dục công dân 9
NXB Giáo dục
3. Sách giáo viên – Giáo dục công dân 9
NXB Giáo dục
4. Giới thiệu giáo án Giáo dục Công dân 9
NXB Hà Nội
5. Giáo dục công dân 9
NXB Giáo dục

16

×