Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

SKKN GDCD phòng chống nhiễm HIV/AIDS ở địa phương có hiệu quả cho học sinh khối 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.75 KB, 21 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHƯ THANH
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ XUÂN DU
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TỔ CHỨC DẠY TIẾT THỰC HÀNH NGOẠI KHÓA CHỦ ĐỀ
"PHÒNG, CHỐNG NHIỄM HIV/AIDS Ở ĐỊA PHƯƠNG CÓ HIỆU
QUẢ CHO HỌC SINH KHỐI 9"
Người thực hiện: Nguyễn Văn Thăng
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Trường THCS Xuân Du
SKKN thuộc lĩnh vực (Môn): GDCD
NHƯ THANH NĂM 2014
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Một đất nước phát triển thì ở đó có một nền giáo dục phát triển. Sự phát triển như
vũ bão của khoaa học và công nghệ tiên tiến trên thế giới, cũng như ở nước ta hiện nay
đòi hỏi phải có một nền giáo dục phát triển toàn diện. Nhưng, trong xu thế hiện nay,
các bộ môn khoa học tự nhiên dường như đang chiếm ưu thế, các bộ môn khoa học xã
hội có phần bị "xem nhẹ". Tuy nhiên, trong giáo dục, không ai muốn phủ nhận và
không thể phủ nhận vai trò của các bộ môn khoa học xã hội. Để tránh được tình trạng
trên, cần phải đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục, khắc phục lối truyền thụ một
chiều, rèn luyện thành nếp tư duy, sáng tạo của người học là rất cần thiết, từng bước
áp dụng các phương pháp tiên tiến, hiện đại vào trong quá trình dạy học, đảm bảo thời
gian tự học, tự nghiên cứu của học sinh. Vì vậy, mục tiêu đào tạo của nhà trường phổ
thông là hình thành và phát triển nhân cách tốt đẹp cho thế hệ trẻ. Đó là những công
dân tương lai, những người lao động mới được phát triển hài hòa trên tất cả các mặt:
Đức - Trí - Thể - Mĩ, góp phần to lớn vào việc thực hiện mục tiêu Công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước. Do vậy, vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục được coi là quốc
sách hàng đầu.
Trong bối cảnh hiện nay, với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kĩ thuật,
trình độ phát triển của các nước ngày càng cao, sự giao lưu quốc tế ngày càng sâu
rộng. Bên cạnh mặt tích cực của quá trình phát triển đó, nhiều tệ nạn xã hội, những
căn bệnh nguy hiểm ngày càng có chiều hướng gia tăng và khó kiểm soát như ma túy,


HIV/AIDS, cúm gia cầm, đang đe dọa sự tồn vong của nhân loại. Trong đó
HIV/AIDS và sự lây nhiễm HIV/AIDS là căn bệnh nguy hiểm đang được cộng đồng
quốc tế, trong đó có Việt Nam quan tâm sâu sắc, bởi những tác động vô cùng to lớn
của nó đối với sự phát triển kinh tế-xã hội, nòi giống dân tộc,
Một trong những đối tượng dễ bị tác động và lây lan HIV/AIDS nhất là lứa tuổi
học sinh, sinh viên, trong đó có học sinh THCS. Vì vậy, trang bị cho học sinh THCS
một nền tảng kiến thức về HIV/AIDS, các con đường lây truyền, cách phòng tránh,
những quy định của pháp luật về phòng chống lây nhiễm, là rất cần thiết để giúp
các em có thể chủ động phòng ngừa lây nhiễm cho mình, gia đình và cộng đồng.
Với bài viết này, tôi không đi sâu vào những vấn đề lớn, mà chỉ xin giới thiệu một
vài kinh nghiệm dạy tiết thực hành ngoại khóa chủ đề "Phòng chống nhiễm
HIV/AIDS ở địa phương có hiệu quả cho học sinh khối 9", nhằm cung cấp thêm
cho các em những kiến thức cơ bản về HIV/AIDS ngoài kiến thức các em đã được học
2
ở bài 14 của chương trình GDCD lớp 8, từ đó, giúp các em càng thêm yêu thích môn
học.
Rất mong được bạn đọc đóng góp ý kiến phê bình!
3
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận của vấn đề
Việc tổ chức dạy và học thực hành ngoại khóa các vấn đề địa phương môn GDCD
cấp THCS nói chung và khối 9 nói riêng dựa trên các cơ sở sau:
Thứ nhất: Xuất phát từ quan điểm bộ môn GDCD ngoài việc giúp học sinh tiếp thu
những kiến thức mới như các chuẩn mực đạo đức, pháp luật đã được quy định cho
từng khối, từng lớp trong PPCT, mà còn giúp học sinh có thể vận dụng phần lí thuyết
đã được học ở các bài vào thực tế cuộc sống nhằm kiểm định, chứng minh mối quan
hệ gắn bó giữa phần lí thuyết các em đã được học với thực tiễn cuộc sống sinh động.
Vì vậy, điều quan trọng là sau khi học xong những kiến thức nhất định trong sách, vở
thì các em cần phải được thực hành. Tiết thực hành ngoại khóa được bố trí ở các khối
lớp là thực hiện quan điểm đó.

Thứ hai: Thực hiện việc dạy và học tiết thực hành ngoại khóa các vấn đề địa phương
theo quy định trong PPCT bộ môn do Bộ giáo dục và đào tạo quy định
Thứ ba: Căn cứ vào sự chỉ đạo chuyên môn của Phòng giáo dục và đào tạo về việc
thực hiện dạy và học các tiết thực hành ngoại khóa các vấn đề địa phương và các nội
dung đã học.
Thứ tư: Căn cứ vào tài liệu học tập, mục đích truyền thụ và thực tế địa phương để
người dạy có cách thức tổ chức tiết dạy ngoại khóa phù hợp với đối tượng học sinh từ
việc lựa chọn chủ đề đến cách thức tổ chức giờ dạy nhằm tạo nên hứng thú trong quá
trình lĩnh hội kiến thức của học sinh, từ đó giúp các em biết tự điều chỉnh hành vi của
bản thân, sống theo Hiến pháp, pháp luật và truyền thống đạo đức của dân tộc, của địa
phương.
Do đó, thực tế hiện nay cho thấy, đối với mỗi giáo viên dạy bộ môn GDCD bậc
THCS nói chung và giáo viên dạy khối 9 nói riêng, cách thức, phương pháp tổ chức
một tiết thực hành ngoại khóa về các vấn đề địa phương có vai trò hết sức quan trọng.
2. Thực trạng của vấn đề
Là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn GDCD ở trường THCS Xuân Du, tôi thấy
việc tổ chức dạy một tiết thực hành ngoại khóa kiến thức đã học hoặc các vấn đề địa
phương ở các bộ môn nói chung và môn GDCD nói riêng còn nhiều bất cập. Cụ thể:
Thứ nhất: Nhận thức của học sinh về môn học này còn chưa đúng, đôi kkhi làm mất
đi vai trò giáo dục tư tưởng, đạo đức của bộ môn, bởi môn GDCD là môn học có vai
trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục ở trường THCS, góp phần hình
4
thành nhân cách toàn diện cho học sinh, cung cấp cho học sinh những chuẩn mực đạo
đức và pháp luật đang diễn ra hàng ngày trong thực tế cuộc sống sinh động
Thứ hai: Môi trường tiếp xúc của các em cũng gặp nhiều khó khăn, trở ngại. Nó thể
hiện ở chỗ, xã hội ngày càng phát triển thì kéo theo các tệ nạn xã hội cũng nảy sinh, đi
ngược lại với các bài học GDCD mà các em được học trong nhà trường. Chính những
tệ nạn xã hội nguy hiểm đó đã làm cho việc lây nhiễm HIV/AIDS và các căn bệnh xã
hội nguy hiểm khác ngày càng có chiều hướng gia tăng. Để giúp các em có thể chủ
động phòng tránh được những căn bệnh này, đặc biệt là HIV/AIDS, giáo viên cần

trang bị cho các em đầy đủ những kiến thức, những hiểu biết về con đường lây truyền,
cách phòng tránh cũng như những hiểu biết pháp luật cần thiết có liên quan. Do vậy,
ngoài tiết học chính khóa, thì tiết học ngoại khóa cũng rất quan trọng. Đó là dịp để các
em tìm hiểu sâu hơn về những vấn đề đang diễn ra hàng ngày, về những kiến thức xã
hội, về các tệ nạn xã hội, về các căn bệnh nguy hiểm, trong đó có HIV/AIDS, Để từ
đó giúp các em có được cách cư xử hợp lí, cách phòng tránh hiệu quả.
Vì vậy, việc đổi mới phương pháp giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
trong nhà trường THCS là một việc làm rất cần thiết trong dạy học chương trình môn
GDCD nói chung và giờ học ngoại khóa chương trình địa phương nói riêng. Đó chính
là cơ hội để thu hút học sinh có hứng thú hơn trong các giờ học môn GDCD.
Thứ ba: Hiện nay, tại một số trường THCS, bộ môn GDCD chưa được người học
quan tâm, thậm chí trong suy nghĩ của nhiều học sinh và phụ huynh xem đó là môn
học phụ, chẳng bao giờ thi tốt nghiệp hoặc thi cấp 3. Chính vì thế mà hứng thú học tập
đối với bộ môn này không cao, mang nhiều tính đối phó khi lên lớp.
Thứ tư: Kiến thức của môn GDCD thường khô khan và khó, có tính pháp lí, pháp luật
cao. Nhưng cũng rất phong phú ở từng phần, từng bài, ở mỗi khối bao giờ cũng có 2
phần ( Phần đạo đức và phần pháp luật). Trong đó, phần pháp luật có lượng kiến thức
lớn, chủ yếu là các điều luật, văn bản luật hoặc Hiến pháp. Do vậy, để hiểu và tiếp thu
được kiến thức là rất khó. Điều này cũng phần nào ảnh hưởng đến học tập của học
sinh.
Thứ năm: Việc dạy học môn GDCD ở trường THCS còn rất nhiều bất cập, giáo viên
được đào tạo chuyên ban còn ít mà chủ yếu là liên kết ban. Vì vậy, thực tế ở nhiều
nhà trường phân công cho giáo viên nào dạy môn này cũng được, nên dẫn đến việc
giáo viên cũng ít quan tâm, chú trọng đến chuyên môn bộ môn, giáo viên hiểu như thế
nào thì truyền thụ thế ấy. Ngoài ra, việc dạy và học còn mang tính thụ động, chưa phát
5
huy được tính chủ động, sáng tạo của học sinh. Điều đó dẫn đến hiệu quả dạy và học
chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ của bộ môn. Nhiều tiết học diễn ra
một cách khô khan, nghèo nàn về phương pháp, nặng về thuyết trình, giảng giải, vấn
đáp. Các phương tiện dạy học cũng ít khi được sử dụng, tình trạng dạy chay vẫn phổ

biến, hình thức tổ chức còn nghèo nàn, chỉ bó hẹp trong khuôn khổ, lên lớp đại trà, học
sinh ít có cơ hội được tổ chức học tập theo nhóm, tổ. Nhất là đối với những tiết thực
hành ngoại khóa chương trình địa phương chưa thực sự được coi trọng và đầu tư đúng
mức, chủ yếu vẫn là do giáo viên "tự biên, tự diễn", thậm chí có những tiết còn bị sử
dụng vào những mục đích khác, dạy các môn học khác mà không phải là dạy chương
trình bộ môn, thực hành hay ngoại khóa.
Thứ sáu: Trong những năm trở lại đây cũng đã xuất hiện những yếu tố mới trong đổi
mới phương pháp dạy học bộ môn như: Giáo viên đã đầu tư công sức hơn, sử dụng
nhiều phương pháp dạy học bộ môn hơn băng cách cho học sinh phân tích tình huống,
thảo luận, đàm thoại, đã sử dụng các phương tiện dạy học, các hình thức dạy học đa
dạng, phong phú hơn. Tuy nhiên, những giờ dạy như vậy chỉ mới xuất hiện lẻ tẻ, chủ
yếu là những giờ thao giảng, chuyên đề, thi giáo viên giỏi. Đôi khi cả những giờ dạy
như vậy giáo viên cũng chưa định hình rõ rệt về phương pháp, phương tiện, thiết bị
dạy học, sử dụng phương pháp còn lúng túng, đôi khi còn có tính hình thức, qua loa,
hiệu quả chưa cao.
Thứ bảy: Riêng đối với việc dạy và học tiết thực hành ngoại khóa các vấn đề địa
phương có vai trò rất quan trọng. Nếu các tiết học chính khóa chỉ dừng lại ở việc cung
cấp kiến thức trong một bài, một phần nhất định thì tiết ngoại khóa cung cấp cho học
sinh một khối lượng kiến thức tương đối sâu về một vấn đề, chủ đề cụ thể nào đó đang
xảy ra trong xã hội hoặc ở địa phương hiện nay. Đồng thời, qua những hoạt động
chung đó, rèn luyện cho học sinh kĩ năng hoạt động tập thể, kĩ năng sống, Tuy
nhiên, việc dạy thực hành ngoại khóa còn nhiều bất cập, bởi vì từ trước đến nay tiết
ngoại khóa chưa được giảng dạy phổ biến, những tiết ngoại khóa chỉ trên danh nghĩa
là cho học sinh lên lớp để ôn tập hoặc có tổ chức thì chỉ mang tính hình thức, không
có nội dung, chủ đề cụ thể. Trong khi đó, đối với môn GDCD yêu cầu mỗi khối có từ
2 đến 4 tiết thực hành ngoại khóa/năm học, trong đó riêng đối với khối 9 có 3 tiết thực
hành ngoại khóa/năm học. Vì vậy, để dạy được những tiết thực hành ngoại khóa này
đòi hỏi người giáo viên phải nắm bắt được tình hình kinh tế - xã hội, an ninh quốc
phòng, tệ nạn xã hội, của địa phương để cho học sinh nghiên cứu, tìm hiểu. Trong
6

đó, HIV/AIDS, ma túy, mại dâm, tệ nạn xã hội nói chung đang là những vấn đề bức
xúc ở nhiều địa phương, trong đó có Xuân Du. Thực trạng trên, nguyên nhân chủ yếu
là sách giáo khoa, sách giáo viên mới chỉ cung cấp thông tin mà chưa thực sự là
phương tiện giúp giáo viên hướng dẫn học sinh tìm tòi, khám phá, chưa phù hợp với
cách dạy và học mới. Ngoài ra, các điều kiện về phương tiện và thiết bị dạy học còn
thiếu thốn, chưa phù hợp cũng gây khó khăn cho quá trình đổi mới phương pháp dạy
học bộ môn.
Tóm lại, từ những khó khăn trên, chưa thực sự gây được hứng thú học tập bộ môn
cho học sinh, không khí lớp học trầm hoặc ồn dẫn đến chất lượng dạy học không đồng
đều, thiếu ổn định.
Từ thực trạng trên, tôi đã tiến hành điều tra, khảo sát ban đầu chất lượng học sinh ở
một số lớp qua giờ dạy thực hành ngoại khóa môn GDCD ở trường THCS Xuân Du
khi chưa vận dụng phương pháp đổi mới cho thấy kết quả chưa cao. Cụ thể là:
Tổng số học
sinh khối 9
Số học sinh thích giờ học
ngoại khóa
Số học sinh không thích giờ học
ngoại khóa
Số lượng % Số lượng %
102 28 27.5% 74 72.5%
Từ thực trạng và kết quả điều tra ban đầu, tôi đã tiến hành nghiên cứu, đánh giá và
rút ra kinh nghiệm "Tổ chức dạy tiết thực hành ngoại khóa chủ đề phòng chống
nhiễm HIV/AIDS ở địa phương có hiệu quả cho học sinh khối 9" để trình bày một
số kinh nghiệm mà bản thân tôi đã tổ chức giảng dạy và thực hành ở khối 9 tiết 33,
học kì II năm học 2012-2013. Tiết thực hành ngoại khóa này đã được tôi thực hiện
thành công và có hiệu quả trong thực tế giảng dạy ở nhà trường .
3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
a. Giải pháp
Trong học tập nói riêng, trong nghiên cứu nói chung, việc tạo ra hứng thú có giá trị

rất lớn với hiệu quả công việc. Do vậy, muốn lôi cuốn học sinh vào việc học, ngoài tiết
học chính khóa, thì tiết ngoại khóa cũng không kém phần quan trọng. Nó giúp học
sinh nhận biết thêm và sâu sắc hơn các phẩm chất đạo đức mà mỗi con người cần phải
có, các vấn đề của xã hội, những vấn đề của Đảng và nhà nước ta, những vấn đề cấp
bách, thời sự hiện nay đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ trong thực tế cuộc sống.
Để làm được điều đó, trước hết phải đa dạng hóa các phương pháp và hình thức
dạy học bộ môn, khắc phục tính đơn điệu, nghèo nàn trong việc áp dụng các phương
7
pháp và hình thức dạy học, kích thích học sinh ham học môn GDCD nói chung và các
giờ thực hành ngoại khóa nói riêng. Với đề tài này, tôi xin đưa ra những giải pháp sau:
Thứ nhất: Lựa chọn chủ đề ngoại khóa
Giáo viên nên lựa chọn những chủ đề ngoại khóa có tính thời sự, đang được Đảng
và nhà nước quan tâm, được đưa vào chương trình hành động của tổ chức Đoàn, Đội ở
trường học, những vấn đề đang thu hút sự quan tâm của dư luận xã hội như: Tệ nạn xã
hội, ma túy, mại dâm, HIV/AIDS,
Thứ hai: Xác định mục tiêu của tiết dạy
Việc xác định chính xác mục tiêu của tiết dạy giúp cho giáo viên tập trung được
vào những kiến thức chủ yếu, tránh sự dàn trải, hời hợt. Đồng thời, giúp học sinh tiếp
thu kiến thức chắc chắn, sâu sắc hơn
Đối với tiết thực hành này, tôi xác định mục tiêu như sau:
1. Về kiến thức:
- Tính chất nguy hiểm của HIV/AIDS
- Các biện pháp phòng tránh để không bị nhiễm HIV/AIDS
- Trách nhiệm của nhà nước, gia đình và công dân trong việc phòng, chống nhiễm
HIV/AIDS, trong đó có địa phương em.
2. Về kĩ năng:
- Biết giữ mình để không bị nhiễm HIV/AIDS
- Tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS
* Kĩ năng sống: Qua tiết học, rèn luyện cho học sinh những kĩ năng sống sau:
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin

- Kĩ năng tư duy sáng tạo
- Kĩ năng thể hiện sự thông cảm, chia sẻ
3. Về thái độ:
- Tham gia ủng hộ những hoạt động phòng chống HIV/AIDS
- Không phân biệt, đối xử với người bị nhiễm HIV/AIDS
Thứ ba: Xác định phương pháp của tiết dạy
Qua thực tế giảng dạy cho thấy việc xác định phương pháp dạy học đối với mỗi bài
dạy, tiết dạy có ý nghĩa quan trọng trong quá trình nhận thức của học sinh. Giúp các
em tích cực hoạt động để tự phát hiện và chiếm lĩnh các tri thức, kĩ năng mới, hình
thành thái độ tích cực dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ của giáo viên.
Tại tiết thực hành ngoại khóa này, tôi định hướng một số phương pháp sau đây:
8
a. Phương pháp sắm vai
b. Phương pháp tổ chức thi hùng biện giữa các nhóm
c. Phương pháp tổ chức trò chơi ( Giáo viên tổ chức trò chơi "Nhanh tay, nhanh
mắt")
Thứ tư: Chuẩn bị cho tiết thực hành ngoại khóa
Dạy học môn GDCD theo tinh thần đổi mới nói chung, dạy học tiết thực hành
ngoại khóa nói riêng, việc chuẩn bị chu đáo cho một tiết thực hành là một trong những
điều kiện để làm tăng tính hấp dẫn, hứng thú và loại trừ cách dạy lí thuyết khô khan,
áp đặt. Đây được coi là công việc quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến thành công
của tiết dạy. Vì vậy, tại sáng kiến này, tôi định hướng việc chuẩn bị cho tiết thực hành
ngoại khóa như sau:
* Đối với giáo viên: Người giáo viên cần thực hiện chuẩn bị các công việc sau:
- Lựa chọn chủ đề thực hành ngoại khóa phù hợp với tình hình ở địa phương.
- Sưu tầm các tranh ảnh có liên quan đến chủ đề của tiết học
- Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết để chơi trò chơi sắm vai
- Chuẩn bị giấy khổ A0, bảng thảo luận nhóm
- Chuẩn bị máy chiếu đa năng, máy vi tính phục vụ cho giảng dạy (Nếu có)
* Đối với học sinh:

- Giáo viên cần cho học sinh biết trước chủ đề thực hành ngoại khóa từ tiết trước.
- GV yêu cầu học sinh về tìm hiểu những thông tin, sưu tầm những tranh ảnh có liên
quan đến chủ đề. Đồng thời cần động viên, khuyến khích các em tích cực, tự giác tham
gia.
Thứ năm: Chuẩn bị bài thu hoặc sau tiết thực hành
Việc xác định bài thu hoạch nhằm giúp học sinh củng cố lại những kiến thức cơ
bản và chủ yếu trong tiết thực hành. Đồng thời, qua bài thu hoạch rèn luyện cho các
em thái độ thực hành nghiêm túc trong học tập, rèn luyện kĩ năng trình bày và xử lí
thông tin. Sáng kiến này tôi định hướng câu hỏi cho bài thu hoạch sau đây:
? Sau khi tìm hiểu tiết thực hành ngoại khóa với chủ đề "Phòng chống
HIV/AIDS ở địa phương" bản thân em rút ra được bài học gì? Bản thân em có thích
cách thức tổ chức dạy và học một tiết ngoại khóa như vậy không?
Thứ sáu: Chuẩn bị kế hoạch giảng dạy
Việc chuẩn bị kế hoạch giảng dạy giúp giáo viên định hướng được những kiến
thức cần trình bày trong tiết thực hành ngoại khóa. Đồng thời, giúp học sinh tiếp thu
9
kiến thức một cách chủ động, tập trung, trọng tâm và sâu sắc. Vì vậy, có thể nói đây là
khâu quan trọng nhất đối với giáo viên giảng dạy nói chung và giáo viên dạy học môn
GDCD nói riêng.
b. Tổ chức thực hiện:
Theo tôi, để tổ chức thực hiện một tiết thực hành ngoại khóa các vấn đề địa
phương đạt hiệu quả, cần tiến hành theo các bước sau đây:
Bước 1: Xác định chủ đề ngoại khóa ( Hay xác định nội dung của tiết ngoại khóa).
Trong nội dung thực hành ngoại khóa ở khối 9 học kì II (Tiết 33 môn GDCD khối
9 năm học 2012-2013) tôi chọn chủ đề ngoại khóa là "Phòng chống nhiễm HIV/AIDS
ở địa phương" để tổ chức ngoại khóa cho học sinh, xem đây như một kinh nghiệm của
bản thân muốn chia sẻ với đồng nghiệp trong dạy và học bộ môn GDCD ở trường
THCS
Bước 2: Xác định mục tiêu cần đạt
Tiết này tôi định hướng mục tiêu cần đạt như sau:

1. Về kiến thức:
- Tính chất nguy hiểm của HIV/AIDS
- Các biện pháp phòng tránh để không bị nhiễm HIV/AIDS
- Trách nhiệm của nhà nước, gia đình và công dân trong việc phòng, chống nhiễm
HIV/AIDS, trong đó có địa phương em.
2. Về kĩ năng:
- Biết giữ mình để không bị nhiễm HIV/AIDS
- Tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS
* Kĩ năng sống: Qua tiết học, rèn luyện cho học sinh những kĩ năng sống sau:
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin
- Kĩ năng tư duy sáng tạo
- Kĩ năng thể hiện sự thông cảm, chia sẻ
3. Về thái độ:
- Tham gia ủng hộ những hoạt động phòng chống HIV/AIDS
- Không phân biệt, đối xử với người bị nhiễm HIV/AIDS
Bước 3: Chuẩn bị phương tiện, đồ dùng dạy học
* Đối với giáo viên
- Giáo viên cần chuẩn bị các thông tin cần thiết có liên quan đến chủ đề ngoại khóa
như: Các số liệu về người nhiễm HIV/AIDS trên thế giới, ở Việt Nam, ở Thanh Hóa
10
và đặc biệt là ở Như Thanh ( Hoặc Xuân Du).
- Tranh ảnh có liên quan đến tiết ngoại khóa, các Video Clip (Nếu có sử dụng máy
chiếu).
* Đối với học sinh
- Học sinh là người tham gia trực tiếp trong quá trình thực hiện, do vậy giáo viên nên
động viên các em nhiệt tình tham gia. Ngoài ra, các em cần chuẩn bị các số liệu về
người nhiễm HIV/AIDS ở địa phương, phương tiện để sắm vai.
Bước 4: Xác định phương pháp
Giáo viên nên áp dụng một số phương dạy học sau:
- Sắm vai

- Thi hùng biện giữa các nhóm
- Tổ chức trò chơi "Nhanh tay, nhanh mắt"
Bước 5: Tổ chức tiết học thực hành
a. Ổn định lớp
- GV kiểm tra sĩ số học sinh của lớp
b. Kiểm tra bài cũ: ? Đối với học sinh, chúng ta cần phải làm gì để trở thành người
sống có đạo đức và làm việc theo pháp luật?
- GV gọi 1-2 học sinh lên bảng trả lời
- Học sinh khác nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét và cho điểm học sinh
c. Bài mới
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới: Giáo viên giới thiệu tiết học bằng một số tranh ảnh
nói về tệ nạn xã hội qua việc trình chiếu lên máy chiếu. Từ đó, giáo viên dẫn dắt học
sinh để vào tiết thực hành.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 2: GV tổ chức cho học sinh chơi
trò chơi "Sắm vai".
GV đưa ra tình huống:
" Hiền đến rủ Thủy sang nhà Huệ chơi. Thủy
nói: "Cậu không biết là chị của Huệ bị ốm à?
Người ta nói chị ấy bị AIDS. Tớ sợ lắm, nhỡ
bị lây thì chết, tớ không đến đâu!".
- GV chia lớp làm 2 nhóm và đưa ra luật chơi.
11
- HS cử người chơi, tự viết lời thoại, phân vai
(Thời gian chuẩn bị là 5 phút).
- Hết thời gian, GV yêu cầu học sinh các
nhóm lên sắm vai.
- GV nhận xét và kết luận tình huống.
GV nêu tiếp:

? Em có đồng tình với cách suy nghĩ của Thủy
không? Vì sao?
- HS trả lời, học sinh khác nhận xét, bổ sung
- GV kết luận và yêu cầu HS nhắc lại khái
niệm HIV/AIDS đã được học trong chương
trình GDCD lớp 8:
+ HIV là tên một loại vi-rút gây suy giảm
miễn dịch ở người
+ AIDS là giai đoạn cuối của sự lây nhiễm
HIV, thể hiện ở nhiều triệu chứng bệnh khác
nhau, đe dọa tính mạng con người.
? Em hãy nêu các con đường lây truyền
HIV/AIDS và cách phòng tránh đối với mỗi
con đường?
- HS nêu
- HS khác nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét và kết luận:
GV có thể trình chiếu cho HS quan sát một
số hình ảnh về các con đường lây truyền
HIV/AIDS hoặc cho học sinh xem đoạn
Video-Clip nói về các con đường lây truyền
HIV/AIDS.
- HS quan sát
- GV nêu tiếp:
1. Các con đường lây truyền
HIV/AIDS
- Qua đường máu
- Mẹ truyền sang con
- Qua đường tình dục
12

? Theo em, nguyên nhân nào khiến con người
nhiễm HIV/AIDS?
- HS trả lời
- GV nhận xét và kết luận nguyên nhân chính
dẫn đến lây nhiễm HIV/AIDS. Ví dụ: Quan hệ
tình dục bừa bãi, tiêm chích ma túy, dùng
chung bơm kim tiêm,
- Sau đó, GV đưa ra một số số liệu liên quan
đến việc lây nhiễm HIV/AIDS ở Việt Nam và
trên thế giới.
* Trên thế giới:
- Tổng số người nhiễm HIV/AIDS còn sống là
khoảng 37.400.000 người (Tính đến tháng 12
năm 2011).
- Số người nhiễm mới HIV được phát hiện
năm 2011 là khoảng 2.500.000 người.
- Số người tử vong do AIDS năm 2011 là
khoảng 2.100.000 người.
* Ở Việt Nam:
- 100% các tỉnh, thành phố trong cả nước có
người nhiễm HIV/AIDS
- Tổng số người nhiễm HIV/AIDS còn sống
là 235.171 người.
- Tổng số bệnh nhân AIDS còn sống là 39.134
người
- Tổng số ca tử vong do AIDS là 51.418 người
(Tính đến hết ngày 31.10.2011).
- Dự báo năm 2012 số người bị nhiễm
HIV/AIDS trên cả nước là khoảng 311.500
người.

- Bình quân mỗi ngày cả nước có khoảng 50
ca nhiễm HIV mới được phát hiện
(Theo nguồn từ Cục phòng, chống HIV/AIDS
13
Việt Nam).
* Ở Thanh Hóa:
- Người bị nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện
là tháng 11.1995
- Có 451/634 xã, phường, thị trấn (Chiếm
71.14%) và 27/27 huyện, thị, thành phố
(Chiếm 100%) có người bị nhiễm HIV/AIDS.
- Tính đến ngày 28.02.2011: Số người nhiễm
HIV/AIDS là 4474 người, trong đó bệnh nhân
AIDS là 2052 người, 843 người tử vong do
AIDS.
(Nguồn: Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS
Thanh Hóa).
* Ở Như Thanh: Tính đến hết năm 2009 toàn
huyện có 9 ca được phát hiện nhiễm
HIV/AIDS. Trong đó những người nhiễm
HIV/AIDS chủ yếu là những người đi làm ăn
xa, hành nghề mại dâm hoặc có sử dụng, tiêm
chích ma túy.
? Qua số liệu trn, em có suy nghĩ gì về tình
hình lây nhiễm HIV/AIDS hiện nay?
- HS: Số người bị nhiễm HIV và chết vì AIDS
ngày càng tăng.
? Theo em, HIV/AIDS gây hậu quả như thế
nào?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung

- GV nhận xét và kết luận ý đúng:

GV nêu tiếp:
? Để phòng chống lây nhiễm HIV, pháp luật
2. Hậu quả
- Ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội
của đất nước.
- Ảnh hưởng đến sức khỏe, nòi
giống quốc gia, dân tộc.
- Gia đình tan nát, hạnh phúc tan
vỡ.
14
nước ta cấm những hành vi nào?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung
- GV kết luận ý đúng: Pháp luật nghiêm cấm
các hành vi mua dâm, bán dâm, tiêm chích
ma túy và các hành vi lây truyền HIV/AIDS
khác.
? Em hãy nêu các biện pháp phòng tránh
HIV/AIDS?
- HS trả lời cách phòng tránh
- HS khác nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét và kết luận:
? Ở địa phương em đã có người bị nhiễm
HIV/AIDS chưa?
- HS tự liên hệ và trả lời theo sự hiểu biết của
mình
? Nhân dân và chính quyền địa phương em đã
có những biện pháp gì để giúp đỡ những
người bị nhiễm HIV/AIDS đó?

- HS trả lời theo sự hiểu biết của mình
? Gia đình và bản thân em đã ứng xử như thế
nào đối với người bị nhiễm HIV/AIDS?
- HS tự liên hệ bản thân
- GV nhận xét.
Hoạt động 3: GV tổ chức trò chơi thi hùng
biện giữa các nhóm với chủ đề : "Suy nghĩ
của em về căn bệnh HIV/AIDS và lối sống của
thanh niên hiện nay".
3. Cách phòng tránh
- Tránh tiếp xúc với máu của người
bị nhiễm HIV/AIDS.
- Không dung chung bơm, kim
tiêm.
- Không quan hệ tình dục bừa bãi.
- Không nên sinh con khi bị nhiễm
HIV/AIDS
15
Mục đích: Phần thi này là rèn luyện cho các
em cách ứng xử về vấn đề HIV/AIDS. Để từ
đó giúp các em có cái nhìn đúng đắn, biết
cách phòng chống căn bệnh này, cũng như
thấy được lối sống buông thả của một bộ phận
thanh thiếu niên trong thời kì mở cửa hội nhập
của đất nước ta hiện nay.
- GV chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử một đại
diện lên trình bày phần thi
(Thời gian chuẩn bị này là 5 phút và thời
gian thi hùng biện là 3 phút).
- GV yêu cầu HS thi hùng biện cần đạt được

những yêu cầu sau:
+ HIV/AIDS đang là căn bệnh , một vấn đề
nhức nhối và cấp bách của thế giới nói chung
và Việt Nam nói riêng.
+ Nêu được tính chất nguy hiểm của
HIV/AIDS.
+ Nêu được lối sống của thanh niên hiện nay.
- HS thi xong, GV nhận xét và phân đội chiến
thắng.
Hoạt động 4: GV tổ chức trò chơi "Nhanh
tay, nhanh mắt".
Mục đích: Phần thi này nhằm rèn luyện cho
các em kĩ năng nghe, nhìn nhanh.
- GV chia lớp làm 2 đội như ở hoạt động 3
- GV đọc câu hỏi, nếu đội nào giơ tay nhanh
hơn thì đội đó có quyền trả lời (Câu trả lời ở
dạng đúng - sai).
Câu hỏi
1. HIV/AIDS chỉ lây truyền cho những người
lao động chân, tay. Đúng hay sai?
- HS trả lời
- Sai
16
2. Tệ nạn xã hội là con đường ngắn nhất dẫn
đến lây nhiễm HIV/AIDS. Đúng hay sai?
- HS trả lời
3. Học sinh THCS không bị nhiễm
HIV/AIDS. Đúng hay sai?
- HS trả lời
4. Không nên xa lánh người bị nhiễm

HIV/AIDS. Đúng hay sai?
- HS trả lời
5. Tình hình lây nhiễm HIV/AIDS trên thế
giới cũng như ở Việt Nam đang có chiều
hướng diễn biến phức tạp. Đúng hay sai?
- HS trả lời
Cuối cùng, GV nhận xét và phân đội thắng
- thua
- Đúng
- Sai
- Đúng
- Đúng
d. Củng cố
- GV tổng hợp kiến thức, nhận xét và rút ra kết luận cho tiết ngoại khóa.
- GV đọc cho HS nghe câu chuyện "Về một cái chết thương tâm" (Theo Hương Sen -
Tạp chí AIDS và cộng đồng số 9.2013).
đ. Đánh giá: GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:
? HIV/AIDS lây truyền qua những con đường nào?
? Chúng ta cần có cách ứng xử như thế nào với người bị nhiễm HIV/AIDS?
- HS trả lời
- Lớp nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét và kết luận
e. Hoạt động tiếp nối
- GV yêu cầu HS về nhà viết thu hoạch tiết ngoại khóa, giờ sau nộp với câu hỏi:
? Sau khi tìm hiểu tiết thực hành ngoại khóa với chủ đề: "Phòng chống HIV/AIDS ở
địa phương", bản thân em rút ra được bài học gì? Bản thân em có thích cách thức
tổ chức dạy và học một tiết ngoại khóa như vậy không?
- HS về nhà chuẩn bị tiết 34: Ôn tập cuối học kì II
g. Tổng kết tiết thực hành ngoại khóa: GV nhận xét về sự tham gia của GV và học
sinh trong tiết thực hành ngoại khóa:

17
- Đa số HS tích cực tham gia học tập, tìm hiểu và hăng say phát biểu ý kiến
- Giờ học sôi nổi, nhiều học sinh trả lời câu hỏi của giáo viên chính xác và có chất
lượng.
- Giáo viên hăng say truyền thụ kiến thức và tổ chức các hoạt động của tiết thực hành
ngoại khóa như đã chuẩn bị.
Tóm lại, qua tiết thực hành ngoại khóa theo phương pháp đổi mới như trên đã giúp
học sinh chủ động tiếp thu kiến thức, giờ học bớt nhàm chán, học sinh tích cực học
tập, giáo viên nhiệt tình giảng dạy. Vì vậy, tiết thực hành ngoại khóa thực sự đã mang
lại hiệu quả cao hơn cách làm cũ.
4. Kiểm nghiệm
a. Kết quả, hiệu quả của đề tài
Với đề tài "Tổ chức dạy tiết thực hành ngoại khóa chủ đề phòng, chống nhiễm
HIV/AIDS ở địa phương có hiệu quả cho học sinh lớp 9", tôi đã áp dụng theo
phương pháp đổi mới sau một năm thực dạy, trao đổi kinh nghiệm cùng các đồng
nghiệp qua các đợt chuyên đề, bồi dưỡng, tôi nhận thấy số học sinh hứng thú học tập
môn GDCD nói chung và số học sinh thích giờ thực hành ngoại khóa nói riêng cũng
tăng lên đáng kể, chất lượng dạy và học cũng có những chuyển biến tích cực hơn trong
năm học 2012-2013. Cụ thể là:
Tổng số học
sinh khối 9
Số học sinh thích học giờ
ngoại khóa
Số học sinh không thích học
giờ ngoại khóa
Số lượng % Số lượng %
101 70 69.3% 31 30.7%
Như vậy, từ kết quả trên, tôi rút ra kết luận: Việc đổi mới phương pháp dạy học
nói chung và đổi mới cách thức dạy tiết thực hành ngoại khóa nói riêng đã giúp học
sinh nắm vững bài hơn, dễ nhớ, hiểu sâu hơn và thích học bộ môn hơn. Bởi, qua tiết

dạy, học sinh được làm việc nhiều, được suy nghĩ nhiều, còn giáo viên chỉ là người
định hướng, học sinh mới là người giải quyết vấn đề.
b. Kinh nghiệm rút ra
Từ kết quả khách quan của việc tổ chức dạy tiết thực hành ngoại khóa, theo kinh
nghiệm của bản thân, tôi nhận thấy:
- Tổ chức một giờ thực hành ngoại khóa là vấn đề luôn mới và khó đối với giáo viên
dạy môn GDCD vì xã hội luôn phát triển theo chiều hướng đi lên, bởi vậy, việc nhận
xét, đánh giá các vấn đề chính trị - xã hội cũng có phần thay đổi theo sự thay đổi của
xã hội. Do đó, cách thức tổ chức giờ dạy ngoại khóa bộ môn là rất cần thiết đối với
18
mọi giáo viên. Qua việc tổ chức ngoại khóa sẽ giúp các em thực hành, khắc sâu và đối
chiếu những kiến thức của sách vở với thực tế cuộc sống sinh động, từ đó tạo niềm tin
cho các em vào những kiến thức mà mình tiếp thu được. Tuy nhiên, khi tổ chức giờ
thực hành ngoại khóa, tùy vào điều kiện cụ thể của đối tượng học sinh, trình độ phát
triển của địa phương, hoàn cảnh thực tế để người dạy lựa chọn phương pháp,
hình thức dạy học phù hợp, góp phần tạo niềm tin cho học sinh, hình thành ở các em
những thói quen tốt, biết điều chỉnh hành vi phù hợp với chuẩn mực xã hội.
- Đa số các em thích giờ thực hành ngoại khóa, bởi qua đó các em được độc lập suy
nghĩ, kiểm nghiệm kiến thức và được tìm hiểu những vấn đề mới, thực tế ở địa
phương, vì vậy các em tham gia rất nhiệt tình vào các hình thức học tập do giáo viên
tổ chức.
- Dạy theo cách thức mới tạo nên sự thoải mái trong hoạt động dạy và học, hiệu quả
tiết dạy được nâng cao.
- Việc giáo viên sử dụng đa dạng các phương pháp dạy học trong một tiết thực hành
ngoại khóa đã tạo nên sự thoải mái, hứng thú trong học tập của học sinh.
- Sử dụng cách thức tổ chức dạy học trên, giáo viên dễ xác định chủ đề, nội dung tiết
dạy, tạo thuận lợi cho việc chuẩn bị các bước của tiết dạy, phương tiện tiến hành, địa
điểm tiến hành,
- Giáo viên có sự thuận lợi trong việc thống nhất cách soạn giáo án, cách ghi bảng,
hình thức tổ chức thực hành ngoại khóa.

C. KẾT LUÂN VÀ ĐỀ XUẤT
Để thực sự nâng cao được hiệu quả dạy và học bộ môn GDCD trong nhà trường
THCS, bản thân tôi xin đề xuất:
19
- Cần biên soạn thêm nhiều tài liệu về việc tổ chức các tiết ngoại khóa để giáo viên
dạy bộ môn có thể tham khảo
- Giáo viên dạy bộ môn cần định ra trước chủ đề mà mình muốn tổ chức ngoại khóa
để học sinh biết, tìm hiểu và tích cực tham gia
- Giáo viên nên soạn tiết ngoại khóa theo hướng đổi mới phương pháp dạy học.
- Giáo viên cần đầu tư thêm thời gian và công sức vào việc tìm hiểu tài liệu, làm đồ
dùng dạy học, đồng thời cần biết vận dụng, liên hệ với cuộc sống ngoài xã hội để bài
dạy thêm sinh động.
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân mà trong quá trình giảng dạy tôi đã
đúc kết được. Tuy nhiên, do trình độ và thời gian có hạn, bài viết chắc chắn sẽ không
tránh khỏi những thiếu sót chủ quan. Vì vậy, tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến
chân thành của các đồng nghiệp, của các đồng chí phụ trách chuyên môn để sáng kiến
kinh nghiệm này thêm hoàn chỉnh và mang lại hiệu quả thiết thực hơn.
Tôi xin cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG Xuân Du, ngày 13 tháng 01 năm
2014
Tôi xin cam đoan đây là SKKN
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác
(Kí và ghi rõ họ tên)
Nguyễn Văn Thăng
MỤC LỤC
20
TÊN MỤC TRANG
A. Đặt vấn đề `1
B. Giải quyết vấn đề

1. Cơ sở lí luận của vấn đề
2. Thực trạng của vấn đề
3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
a. Giải pháp
b. Tổ chức thực hiện
4. Kiểm nghiệm
a. Kết quả, hiệu quả của đề tài
b. Kinh nghiệm rút ra
2
2
2
5
5
8
16
16
16
C. Kết luận và đề xuất 18
Mục lục 19
21

×