Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Một số giải pháp giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 5 chưa ngoan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.91 KB, 13 trang )

MỤC LỤC

A.PHẦN MỞ ĐẦU.
I/ Lý do chọn đề tài 01
II/Mục đích và phương pháp nghiên cứu 02
III/Giới hạn của đề tài 03
IV/Kế hoạch thực hiện 03
B.PHẦN NỘI DUNG.
I/Cơ sở lý luận 03
II/Cơ sở thực tiển 04
III/Thực trạng 05
IV/ Các biện pháp 06
V/Hiệu quả áp dụng 06
C.KẾT LUẬN.
I/ Ý nghĩa của đề tài 07
II/ Khả năng áp dụng 07
III/ Bài học kinh nghiệm, hướng phát triển 07
Tài liệu tham khảo 10
A.PHẦN MỞ ĐẦU:
I/ Lí do chọn đề tài:
Như chúng ta đã biết, công cuộc đổi mới kinh tế xã hội đang diễn ra từng ngày,
từng giờ trên khắp đất nước. Nó đòi hỏi phải có những lớp người lao động mới,
có bản lĩnh, có năng lực, chủ động sáng tạo. Dám nghĩ dám làm thích ứng được
với thực tiễn xã hội luôn thay đổi và phát triển. Nhu cầu này đòi hỏi ngành giáo
dục phải có sự thay đổi cho phù hợp với tình hình đất nước. Và thực sự ngành
giáo dục đã từng bước thay đổi, thể hiện qua việc xác định mục đích giáo dục đào
tạo, hay nói đúng hơn là phát triển toàn diện về nhân cách con người thể hiện qua
hai mặt là : “Tài và Đức”.
Dù ở xã hội nào thì cái đức vẫn luôn được coi trọng vì: Cái đức là gốc, cái tài
là sự biểu hiện của cái đức. Vì vậy việc giáo dục cái đức cho học sinh là một yêu
cầu quan trọng, đang trở thành một vấn đề bức xúc mà xã hội quan tâm. Tình


trạng này không chỉ xuất hiện ngoài xã hội mà còn len lỏi vào trong cả trường
học. Biểu hiện rõ nhất là trong các lớp học vẫn còn có những học sinh chưa
ngoan, yếu kém về đạo đức. Cũng chính vì sự chưa ngoan đó mà dẫn đến tình
trạng học lực yếu, học lực kém, làm ảnh hưởng không ít đến những thành viên
khác trong lớp học.
Là người làm công tác giáo dục có nhiệm vụ nâng đỡ và uốn nắn để giúp học
sinh có sự phát triển đúng đắn về nhân cách, về đạo đức nhằm giúp các em có
điều kiện gần gũi nhau, thường xuyên trao đổi động viên uốn nắn kịp thời tiến bộ
qua từng ngày.
Mặt khác trong những năm qua các mặt hoạt động Đội và phong trào Thanh
thiếu nhi của Liên Đội Trường Tiểu học An Thạnh 1 luôn đạt được những thành
tích rất xuất sắc. Bên cạnh việc đạt được thứ hạng cao thì việc thực hiện nội qui,
nề nếp của học sinh từng bước được thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn. Các
2
em học sinh đã ngày càng ý thức hơn, chấp hành tốt hơn các nội qui của lớp, qui
định của nhà trường cũng như Liên đội.
Trong việc thực hiện các nề nếp, việc tham gia thực hiện các phong trào do
Liên đội cũng như nhà trường phát động trong học sinh, nhà trường và Liên đội
luôn quan tâm đến việc giáo dục đạo đức cho học sinh chưa ngoan từ những việc
làm đơn giản như: Đi thưa về trình, biết chào hỏi lễ phép với ông bà, cha mẹ, với
thầy cô và người lớn…
Qua công tác giáo dục tư tưởng, tổ chức các hoạt động theo chủ điểm như:
Nhớ ơn thầy cô giáo, Hoa thơm dâng Bác, Ngàn hoa việc tốt, Vòng tay bè bạn,
Chăm ngoan học giỏi, …Nhà trường và Liên đội thường xuyên tổ chức kiểm tra
đánh giá tuyên dương-phê bình. Từng ngày các em sẽ ý thức được việc biết vâng
lời ông bà, cha mẹ, thầy cô và mến bạn bè, thương yêu giúp đỡ các em nhỏ.
Tuy nhiên vẫn còn một số học sinh cá biệt, thiếu ý thức, thiếu sự quan tâm của
cha mẹ, lại thường hay giao du với các phần tử xấu ngoài xã hội dẫn đến việc các
em thiếu lễ phép với người lớn, không vâng lới thầy cô, cha mẹ…v v. Nhằm
khắc phục tình trạng trên tôi chọn đề tài: “ Tìm hiểu việc giáo dục đạo đức cho

học sinh chưa ngoan” để nghiên cứu thực hiện trong năm học này.
II/ Mục đích và phương pháp nghiên cứu:
1/Mục đích:
Nhằm giúp học sinh có thói quen đi thưa về trình, biết lễ phép với người lớn,
biết vâng lời ông bà, cha mẹ, thầy cô. Không nói tục, chửi thề…
2/Phương pháp nghiên cứu:
-Phương pháp khảo sát-quan sát.
-Phương pháp kiểm tra-đánh giá.
-Phương pháp trò chuyện.
-Tổ chức các hoạt động thi đua, tuyên dương, khen thưởng.
Trên đây là một số phương pháp tiêu biểu mà tôi đã áp dụng trong đề tài này.
Vì mỗi phương pháp điều có cái hay trong quá trình áp dụng thực hiện. Nếu
3
chúng ta áp dụng đúng phương pháp trong từng thời điểm thích hợp thì hiệu quả
đạt được rất tốt trong việc thực hiện đề tài: “Tìm hiểu việc giáo dục đạo đức cho
học sinh chưa ngoan”.
III/Giới hạn của đề tài
Vì đây là đề tài khá nhạy cảm, gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện, sử
dụng các phương pháp nghiên cứu và được thực hiện lần đầu tiên tại đơn vị. Nên
việc nghiên cứu đề tài “Tìm hiểu việc giáo dục đạo đức cho học sinh chưa
ngoan” chỉ giới hạn trong phạm vi lớp 5C.
IV/Kế hoạch thực hiện
- Chọn đề tài
- Lập đề cương nghiên cứu
- Đọc, thu thập tài liệu viết đề tài
- Thâm nhập thực tế
- Hoàn thành sáng kiến

B.NỘI DUNG:
I/Cơ sở lí luận:

*Một số khái niệm có liên quan đến đề tài:
1/Giáo dục là gì:
- Theo nghĩa rộng, giáo dục được hiểu là quá trình hình thành và phát triển nhân
cách dưới ảnh hưởng của tất cả các hoạt động từ bên ngoài: Từ nhà trường, gia
đình, xã hội, từ môi trường tự nhiên, môi trường nhân tạo.
- Theo nghĩa hẹp: Giáo dục được hiểu là quá trình hình thành và phát triển nhân
cách người được giáo dục dưới quan hệ của những tác động sư phạm nhà trường,
liên quan đến các mặt giáo dục, đức dục, mỹ dục, thể dục và giáo dục lao động.
2/Đạo đức là gì:
4
Đạo đức là một bộ phận của hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp những qui tắc,
nguyên tắc chuẩn mực xã hội. Nhờ đó con người tự giác điều chỉnh các hành vi
của mình sao cho phù hợp với lợi ích, với hạnh phúc của bản thân của cộng đồng
và sự tiến bộ xã hội trong mới quan hệ giữa con người với con người, giữa cá
nhân với xã hội.
3/Thế nào là học sinh chưa ngoan và dấu hiệu của học sinh chưa ngoan:
Học sinh chưa ngoan là hậu quả của sự phá vỡ những mối liên hệ bình thường
của học sinh với gia đình, nhà trường và xã hội. Trong ngôn ngữ thường ngày trẻ
chưa ngoan còn được gọi là trẻ “khó dạy”, “ Chậm tiến”…
*Những dấu hiệu của học sinh chưa ngoan:
- Tính mâu thuẩn trong hành vi do những mâu thuẩn trong sự phát triển nhân
cách tạo nên. Trí tuệ phát triển nhưng tình cảm hầu như không phát triển, hoặc
ngược lại. Hay tầm hiểu biết rất hạn chế nhưng kinh nghiệm xấu trong cuộc sống
hàng ngày lại phong phú.
- Thái độ xung đột kéo dài đối với những người xung quanh.
- Lập trường sống ích kỹ.
- Tính không ổn định của các hứng thú, nguyện vọng lúc thế này, lúc thế khác.
- Luôn chống đối các tác động giáo dục.
II/Cơ sở thực tiễn:
- Đối với học sinh trong quá trình hình thành thì trường học chính là nơi các em

chính thức được học tập và rèn luyện một cách nghiêm túc nhất. Bước vào trường
học mỗi học sinh được tạo ra cơ hội để tiếp thu giáo dục, ý thức đầy đủ về nghĩa
vụ, trách nhiệm đối với toàn bộ các hoạt động học tập rèn luyện của mình.
-Trong môi trường mới các em tiếp thu và hình thành các quan hệ xã hội đa
dạng, nhất là với bạn bè xung quanh và được phát triển có định hướng rõ ràng.
Song, bên cạnh đó các em hầu như chưa thật sự nổ lực, phấn đấu để trở thành
người học sinh toàn diện, mà bên cạnh những cái hay, cái đẹp, vẫn còn tồn tại
những cái xấu, cái chưa hoàn hảo. Hay nói cách khác học sinh khá giỏi về học
5
lực, tốt về đạo đức rất nhiều nhưng học sinh yếu về học lực, có đạo đức chưa tốt
vẫn còn. Hầu như các em có đạo đức không tốt là những học sinh có hành vi đạo
đức xuất phát từ những động cơ xấu, không theo một chuẩn mực đạo đức nào.
-Như đã nói ở trên, những học sinh cá biệt chưa ngoan có tầm hiểu biết hạn chế
nhưng kinh nghiệm “xấu” trong cuộc sống hàng ngày lại rất phong phú, có thái
độ xung đột kéo dài đối với những người xung quanh, lập trường sống ít kỷ, luôn
chống đối các tác động giáo dục. Các em thường lập thành một nhóm riêng
không thích hoà đồng với mọi người, dửng dưng trước mọi hoạt động của lớp,
của trường. Nhìn chung những học sinh này thường có những hành vi không tốt
với mọi người như: Quậy phá, chọc ghẹo bạn bè, không vâng lời thầy cô, thích
nghỉ học, không tuân theo nội qui của trường, của lớp, thậm chí đánh nhau với
bạn bè…và còn rất nhiều những thói hư tật xấu khác.
-Theo tôi những hành động trên là những hành động có ý thức, nhưng do nhận
thức bị sai lệch. Vì thế trách nhiệm của người thầy không kém phần quan trọng,
nên xem việc giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt chưa ngoan là công việc quan
trọng. Muốn thực hiện tốt việc này đòi hỏi người thầy phải kiên trì, bền bỉ, khéo
léo để từng bước uốn nắn giúp đỡ cho các em trở thành một học sinh ngoan, có tư
cách, có đạo đức tốt.
Vì vậy điểm tựa vững chắc nhất của các em là gia đình và nhà trường, trong đó
đặc biệt quan trọng là giáo viên chủ nhiệm.
III/Thực trạng

1/Thuận lợi:
Được sự quan tâm lãnh chỉ đạo của Ban giám hiệu ngay từ đầu năm học. Ban
đại diện cha mẹ học sinh của trường, cũng như phụ huynh học sinh của lớp. Đặc
biệt là giáo viên chủ nhiệm ở lớp dưới khi bàn giao lớp cho tôi đã nói về hoàn
cảnh gia đình, hạnh kiểm, học lực của từng em học sinh. Nhất là những học sinh
có hoàn cảnh khó khăn, học sinh cá biệt về học lực, hạnh kiểm cần được quan
tâm, giúp đỡ.
6
Đa số là học sinh ngoan biết vâng lời ông bà, cha mẹ, thầy cô. Có thái độ học
tập nghiêm túc.
2/Khó khăn
Còn một số em chưa ngoan vì gia đình chưa quan tâm do hoàn cảnh gia đình
khó khăn, ba mẹ phải đi làm thuê kiếm sống hằng ngày nên thời gian gần gũi dạy
dỗ cho các em rất ít. Bên cạnh đó còn một số em phải lao động sớm như đi bán
vé số, giúp bán hàng cho người khác để phụ giúp cho gia đình …
Gia đình thường có những xung đột, ảnh hưởng đến việc phát triển cân bằng về
tâm sinh lí ở các em.
Văn hoá phẩm đồi truỵ, phim bạo lực, trò chơi bạo lực trên các bộ phim nước
ngoài, các trò chơi trên vi tính…ảnh hưởng rất nhiều đến việc phát triển và hình
thành nhân cách, hành vi đạo đức xấu ở các em.
IV/ Các biện pháp giải quyết vấn đề:
Từ những thuận lợi và khó khăn trên ngày từ đầu năm học khi nhận lớp bản
thân tôi đã vận động phụ huynh hỗ trợ tập sách, đồ dùng học tập cho học sinh có
hoàn cảnh khó khăn. Còn đối với học sinh cá biệt chưa ngoan tôi đã đến gia đình
tìm hiểu hoàn cảnh, trao đổi để biết được những tâm tư, nguyện vọng của từng
em.
Kết hợp với Đội và phong trào Thanh thiếu nhi của Liên Đội Trường cho các
em tham gia các hoạt động như: Vòng tay bè bạn, Chăm ngoan học giỏi, Đôi bạn
cùng tiến Từ các hoạt trên, tạo môi trường thân thiện để các em hòa nhập với
thầy, cô, bạn bè. Bên cạnh đó nhà trường cũng kết hợp với Liên Đội Trường tổ

chức các diễn đàn giáo dục kĩ năng sống cho các em như: chống game online bạo
lực, phòng chống bạo lực, tai nạn thương tích trong nhà trường. Qua các hoạt
động đó các em dần dần thay đổi hành vi của bản thân, các em thân thiện hơn với
bạn bè, biết vâng lời thầy, cô.
- Trong lớp học tôi luôn khích lệ, khen ngợi các em từ những tiến bộ nhỏ trong
học tập cũng như về hạnh kiểm.
7
V/ Hiệu quả áp dụng:
-Qua việc nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng, nghiên cứu cơ sở lí luận, tìm ra biện
pháp khắc phục và áp dụng thực hiện trong phạm vi lớp 5C. Tôi thật sự hài lòng
về kết quả thu được, các em đã gần gũi hơn với bạn bè trong lớp, cởi mở hơn với
thầy cô, không còn hằn học, không nói tục, chửi thề. Các em ngày càng lễ phép
hơn với người lớn, với thầy cô…
Từ các hoạt động của Đội, sự quan tâm của bạn bè, thầy cô các em đã tiến bộ
nhiều trong học tập cũng như về đạo đức, các em thay đổi theo từng tháng.
Không còn gắt gõng với bạn bè, thầy cô. Các em biết hoàn thiện bản thân mình
hòa nhập với bạn bè. Tích cực tham gia các hoạt động của trường, của lớp. Mạnh
dạn, tự tin khi tiếp xúc với mọi người xung quanh.
C/ KẾT LUẬN:
I/ Ý nghĩa đề tài đối với công tác:
Đề tài này giúp cho bản thân tôi nắm rõ những nguyên nhân dẫn đến việc các
em chưa ngoan và đề tài còn đề ra những phương pháp giải quyết hữu hiệu giúp
cho tôi có thể từng ngày uốn nắn, giúp đỡ, hướng dẫn các em trở người học sinh
chăm ngoan, học tốt, xứng đáng là con ngoan trò giỏi-Đội viên tốt-Cháu ngoan
Bác Hồ.
II/ Khả năng áp dụng
Đề tài này áp dụng cho lớp tôi đang giảng dạy và những lớp sau này. Xin chia
sẻ đến các đồng nghiệp trong tổ để áp dụng thực tế dạy học, nhầm nâng cao chất
lượng giáo dục trong tổ nói riêng và nhà trường nói chung.
III/ Bài học kinh nghiệm, hướng phát triển:

- Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu thực tế việc giáo dục đạo đức cho học
sinh chưa ngoan ở lớp 5C Trường tiểu học An Thạnh 1. Tôi thấy rằng, việc giáo
dục đạo đức và hình thành nhân cách cho học sinh, cho thế hệ trẻ là một quá trình
rèn luyện lâu dài, liên tục, diễn ra ở nhiều môi trường khác nhau, liên quan nhiều
8
đến các mối quan hệ xã hội. Vì vậy nó đòi hỏi người thầy giáo phải có đức tính
kiên trì, khéo léo trong ứng xử, bền bỉ, tế nhị để có thể tìm hiểu sâu sắc từng đối
tượng học sinh, và thương yêu các em với một tình cảm chân thành. Cần có cách
cư xử nhẹ nhàng, chừng mực với từng đối tượng, thể hiện sự quan tâm đến các
em, qua đó tạo cho các em có sự tinh tưởng tuyệt đối với giáo viên.
- Muốn cho học sinh tránh những hành vi đạo đức sai lệch, chưa ngoan thì
người thầy phải biết kết hợp các phương pháp một cách nhuần nhuyễn, phải
nghiên cứu từng đối tượng một cách chính xác để sử dụng các phương pháp giáo
dục đạo đức thích hợp cho từng cá nhân nhằm làm thay đổi suy nghĩ sai lệch ở
từng đối tượng.
- Mặc khác, nhà trường, gia đình và xã hội cần phối hợp chặt chẽ nhằm hổ trợ
cho nhau để hoàn thành nhiệm vụ là giáo dục học sinh trở thành một con người
đầy đủ cả tài lẫn đức, xứng đáng là con ngoan trò giỏi- Đội viên tốt-cháu ngoan
Bác Hồ mà cả xã hội đang mong chờ.
-Về phía nhà trường: Cần có những biện pháp giáo dục áp dụng với từng đối
tượng học sinh. Phối hợp với Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh tạo nhiều
sân chơi lành mạnh, hình thành thói quen ở các em “Mình vì mọi người, mọi
người vì mình”. Giáo dục các em tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái thông
qua các hoạt động từ thiện, các hoạt động giúp đở bạn nghèo… do nhà trường và
Liên đội phát động. Qua đó có thể giáo dục các em tinh thần “ Lá lành đùm lá
rách” “ Một miếng khi đói bằng một gói khi no”…
-Đối với giáo viên chủ nhiệm: Cần phải thường xuyên làm tốt công tác chủ
nhiệm lớp, thường xuyên thăm hỏi gia đình các em. Mỗi giáo viên phải có lòng vị
tha, thương yêu học sinh như chính người thân của mình. Công bằng trong
thưởng phạt, giáo dục các em tinh thần tương thân tương ái, động viên kịp thời

trong mọi hoạt động, giúp các em không mặc cảm, tự ti và vươn lên. Ngoài ra
giáo viên cần phải chịu khó lắng nghe tâm tư, tình cảm của các em, qua đó phân
9
tích lí giải những ý kiến của các em, tạo cơ hội cho các em tâm sự những gút mắc
trong các em.
-Về phía gia đình: Cần phải luôn là chỗ dựa vững chắc cho các em, giúp các
em không cảm thấy cô đơn, lẽ loi, hụt hẩng. Gia đình cần nhận thức đúng đắn về
vai trò, trách nhiệm của mình trong việc giáo dục con cái. Không nên quá lo về
kinh tế mà bỏ quên việc giáo dục con em mình, phải thường xuyên liên lạc với
nhà trường, nắm tình hình học tập của con em mình. Những thành viên trong gia
đình cần luôn noi gương tốt cho các em noi theo.

Hội đồng xét duyệt của trường
Xếp loại :………
CTHĐ
An Thạnh , ngày 20 tháng 4 năm 2012
Người viết

10
F.TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Tâm lý học Đại Cương. ( Hà Nội 1995 )
2.Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học Sư phạm. ( Hà Nội 1995 )
3.Giáo dục học Tiểu Học I. ( NXB Đà Nẵng ).
4.Tâm lý học Đại Cương. ( Huế-2001 )
5.Đề cương bài giảng Tâm lý học-Giáo dục học ( CĐSP Tây Ninh ).
6.Đề cương bài giảng Nghiên cứu khoa học ( CĐSP Tây Ninh ).
11
12
13

×