Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

SKKN Phương pháp viết sơ đồ lai trong trắc nghiệm khách quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.03 KB, 22 trang )

PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ năm 2002 Bộ Giáo dục và Đào tạo bắt đầu ra đề thi thống nhất cho
các trường Đại học và Cao đẳng, với những tiêu chí mới: kiểm tra kiến thức
cơ bản, bám sát chương trình phổ thông trung học. Vì vậy, khi giảng dạy
mong muốn lớn nhất của mỗi giáo viên sau mỗi tiết dạy, mỗi bài học, mỗi
chương, học sinh vận dụng kiến thức bài học vào thực tế,cụ thể rõ nhất vào
các bài luyện tập, để từ đó đạt được kết quả cao trong học tập.
Đặc biệt mấy năm gần đây, môn Sinh học có sự đổi mới và đánh giá
theo hình thức trắc nghiệm khách quan ở những kỳ thi quan trọng như: thi học
kỳ, thi tốt nghiệp, thi đại học, cao đẳng,…Vì thế, bản thân tôi nhận thấy trong
quá trình giảng dạy, cần phải có sự thay đổi phương pháp dạy trong chương
“Tính quy luật của hiện tượng di truyền” – Sinh học 12, để giúp học sinh tìm
tỉ lệ kiểu hình, kiểu gen của phép lai trong thời gian ngắn và có kết quả chính
xác. Đó là điều tôi luôn trăn trở để tìm ra phương pháp dạy phù hợp, hiệu quả
nhất với bài học.
Khi giảng dạy bộ môn Sinh học 12, tôi nhận thấy trong trắc nghiệm
khách quan phần bài tập về “Tính quy luật của hiện tượng di truyền” không
khó nhưng học sinh thường gặp khó khăn trong việc viết sơ đồ lai để phục vụ
cho việc xác định các tỉ lệ về kiểu gen, kiểu hình. Nếu học sinh sử dụng cách
viết sơ đồ lai theo cách giải truyền thống (tạo giao tử trong giảm phân và tổ
hợp các giao tử trong thụ tinh) thì mất rất nhiều thời gian, không phù hợp
trong làm bài trắc nghiệm khách quan.
Với kinh nghiệm và tâm huyết của mình, tôi đưa ra phương pháp viết sơ
đồ lai trong trắc nghiệm khách quan, giúp học sinh làm bài trắc nghiệm tốt
hơn, mất ít thời gian hơn. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học Sinh
1
học. Đây cũng là lí do tôi chọn đề tài : “Phương pháp viết sơ đồ lai trong trắc
nghiệm khách quan”.
Với nội dung của đề tài,mục đích của tôi là:
- Nhằm nâng cao nghiệp vụ công tác của bản thân và nâng cao chất
lượng học tập của học sinh, giúp học sinh yêu thích môn học hơn.


- Thông qua đề tài có thể giúp đồng nghiệp thên vài kinh nghiệm trong
giảng dạy.
Trên thực tế nhà trường hiện nay tôi chọn đối tượng nghiên cứu.
- Học sinh các lớp 12A1, 12A6,12A5 trường THPT Kỳ Sơn–Hòa Bình.
- Học theo chương trình ban cơ bản.
- Đề tài dược thực hiện nội dung kiến thức ở Chương II - Sinh học 12,
chương trình chuẩn. Và được nghiên cứu trên đối tượng học sinh trung bình
của khối 12.
- Thời gian thực hiện đề tài trong học kỳ I năm học 2011-2012.
- Trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài, ngoài kinh nghiệm của
bản thân, tôi còn học hỏi và trao đổi các kinh nghiệm từ đồng nghiệp ở các
trường khác thông qua các tiết thao giảng liên trường.
Trong kết quả nghiên cứu này, điểm nổi bật so với phương pháp cũ là học
sinh tiết kiệm dược khá nhiều thời gian làm bài tập trắc nghiệm khách quan.
Học sinh viết sơ đồ lai có thể bỏ qua bước xác định giao tử. Ngoài ra, đề tài có
thể giúp học sinh chủ động tích cực hơn trong học tập.
2
PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
2.1.1. Sơ lược lịch sử vấn đề nghiên cứu
Hiện nay trong các nhà trường, đang thực hiện việc đổi mới kiểm tra,
đánh giá việc học tập của người học để phù hợp với việc đổi mới, phương
pháp day học theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác của học sinh. Phương
pháp trắc nghiệm khách quan là minh chứng cho vấn đề này. Phương pháp
giải bài tập trắc nghiệm được tiến hành thường xuyên ở các kỳ thi, kiểm tra để
đánh giá kết quả học tập, giảng dạy đối với một phần của môn học, toàn bộ
môn học, đối với cả một cấp học hoặc để tuyển chọn một số người có năng lực
nhất vào học một khóa học.
2.1.2. Cơ sở lí luận
Từ thực trạng trên, tôi phát hiện ra nguyên nhân chủ yếu là do học sinh

nắm chưa vững nội dung của các quy luật di truyền, đồng thời trong quá trình
dạy học do yêu cầu của bài học nên giáo viên cũng không đủ thời gian để
hướng dẫn học sinh cách giải bài tập sinh học. Vì vậy, muốn làm tốt các bài
tập phần “tính quy luật về hiện tượng di truyền” - Sinh học 12. Trong trắc
nghiệm khách quan, học sinh cần phải nắm vững một số kiến thức cơ bản sau
- Tính trạng: là đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lý của cơ thể nhờ đó
có thể phân biệt được cơ thể này với cơ thể khác.
+Tính trạng tương ứng: là những biểu hiện khác nhau của cùng một tính
trạng.
+Tính trạng tương phản: là hai tính trạng tương ứng có biểu hiện trái
ngược nhau.
3
- Cặp gen tương ứng: là cặp gen nằm ở vị trí tương ứng trên những NST
tương đồng và quy định một cặp tính trạng tương ứng hoặc nhiều tính trạng
không tương ứng (di truyền đa hiệu).
- Alen: là những trạng thái khác nhau của cùng một gen
- Gen alen: là các trạng thái khác nhau của cùng một gen trên một vị trí
nhất định của cặp NST tương đồng có thể giống nhau hoặc khác nhau về số
lượng, thành phần, trình tự phân bố các Nucleotit.
- Gen không alen:là các trạng thái khác nhau của các cặp gen không
tương ứng tồn tại trên những nhiễm sắc thể không tương đồng hoặc nằm trên
cùng 1 NST thuộc một nhóm gen liên kết.
- Kiểu gen: là tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào của cơ thể thuộc một
loài sinh vật.
- Kiểu hình: là tập hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể. Kiểu hình thay
đổi theo giai đoạn phát triển và điều kiện của môi trường trong thực tế đề cập
đến kiểu hình người ta chỉ quan tâm đến một hay một số tính trạng.
- Giống thuần chủng: là giống có đặc tính di truyền đồng nhất và ổn
định ở thế hệ con không phân ly và các kiểu hình giống bố mẹ.
- Tính trạng trội: là tính trạng biều hiển khi có kiểu gen ở dạng đồng

hợp tử trội hoặc dị hợp tử
+ Trội hoàn toàn: là hiện tượng gen trội áp chế hoàn toàn gen lặn dẫn
đến thể dị hợp biểu hiện kiểu hình trội.
+ Trội không hoàn toàn: là hiện tượng gen trội át chế không hoàn toàn
gen lặn dẫn đến thể dị hợp biểu hiện tính trạng trung gian.
- Tính trạng lặn là tính trạng chỉ xuất hiện khi kiểu gen ở trạng thái
đồng hợp tử lặn.
4
- Đồng hợp tử: là kiểu gen có 2 gen tương ứng giống nhau
- Dị hợp tử: là kiểu gen có 2 gen tương ứng khác nhau.
- Di truyền: là hiện tượng truyền đạt các đặc tính của bố mẹ, tổ tiên cho
các thế hệ con, cháu.
- Biến dị: là hiện tượng con sinh ra khác bố mẹ và khác nhau ở nhiều
chi tiết, đôi khi có thêm những đặc điểm mới hoặc không biểu hiện những đặc
điểm của bố mẹ.
- Giao tử thuần khiết: là giao tử chỉ chứa một nhân tố di truyền trong cặp
nhân tố di truyền được hình thành trong quá trình phát sinh giao tử.
Bài tập quy luật di truyền (bài tập lai) thuộc môn khoa học thực nghiệm.
Học sinh sử dụng lý thuyết đã học để giải thích kết quả một thí nghiệm cho đề
tài. Để biện luận một bài tập lai ta phải tiến hành 5 bước:
B1: Xác định tính trội, lặn.
B2: Quy ước gen
B3: Xác định quy luật di truyền.
B4: Xác đinh kiểu gen bố mẹ.
B5: Viết sơ đồ lai (nếu có hoán vị gen ta tính tần số hoán vị gen trước
khi viết sơ đồ lai)
Đó là những cơ sở để giải được bài tập về chương “Tính quy luật của
hiện tượng di truyền”.
Nhưng khi thực hiện phương pháp đó, áp dụng để giải bài tập trắc
nghiệm khách quan, không phù hợp mà mất nhiều thời gian. Vì thế, đề giúp

học sinh giải bài tập trắc nghiệm nhanh hơn, tôi đưa ra phương pháp “Viết sơ
đồ lai trong trắc nghiệm khách quan”.
5
2.2. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA GIẢI PHÁP KHOA HỌC
Trong chương “Tính quy luật của hiện tượng di truyền” Sinh học 12
gồm có các bài học mà học sinh sử dụng viết sơ đồ lai:
1. Quy luật phân ly và phân ly độc lập của MenĐen.
2. Sự tác động của nhiều gen và tính đa hiệu của gen.
3. Di truyền liên kết và liên kết với giới tính.
Toàn bộ chương “Tính quy luật của hiện tượng di truyền” Sinh học 12
có thể chia thành 3 nhóm:
Nhóm 1: Một gen nằm trên một NST
Nhóm 2: Nhiều gen nằm trên cùng một NST
Nhóm 3: Dạng toán tổng hợp.
2.2.1. Trường hợp một gen nằm trên cùng một NST
2.2.1.1. Trong phép lai một tính trạng
Giáo viên khi giảng dạy sử dụng quy luật phân li của MenĐen:
“Khi lai hai cơ thể bố, mẹ thuần chủng, khác nhau về một cặp tính trạng
tương phản thì ở thế hệ thứ hai có tỷ lệ xấp xỉ 3 trội: 1 lặn”- [Sinh học 12
nâng cao,mục khung ghi nhớ, tr.44]
* Phương pháp giải truyền thống
B1: Xác định tính trội, lặn.
B2: Quy ước gen
B3: Từ tỉ lệ phân ly kiểu hình ta suy ra kiểu gen của thế hệ trước
B4: Lập sơ đồ lai
6
* Áp dụng phương pháp “Viết sơ đồ lai trong trắc nghiệm khách quan
Một gen quy định một tính trạng, tính trạng trội, lặn là hoàn toàn và
tuân theo quy luật số lớn, nếu:
- F1 phân ly kiểu hình tỷ lệ 3:1 P có kiểu gen Aa x Aa

- F1 phân ly kiểu hình tỷ lệ 1:1 P có kiểu gen Aa x aa
- F1 đồng tính trội P có kiểu gen AA x AA; AA x Aa;
AA x aa
- F1 đồng tính AA x AA; AA x Aa; AA x aa; aa x aa.
* Bài tập vận dụng:
Khi khảo sát tính trạng quả do một gen quy định. Người ta đem lai giữa
cây quả tròn với cây quả bầu thu được F1, đồng loạt quả tròn. Từ kết quả
trên, người ta có thể biện luật điều gì? Cho biết kết quả F2
*Theo cách giải truyền thống:
Biện luận: Từ kết quả của đề bài, ta rút ra được kết luận sau:
- Khi lai giữa cây quả tròn với quả bầu, thu được F1: 100% quả tròn.
Tính trạng quả tròn di truyền theo quy luật đồng tính F1. Suy ra:
+ P
t/c
+ Tính trạng quả tròn trội hoàn toàn so với tính trạng quả bầu
+ F1 là những cá thể dị hợp về tình trạng này.
- Quy ước gen: A: quả tròn; a: quả bầu
- Kiểu gen của P: AA(quả tròn); aa(quả bầu)
SĐL: P
t/c
: AA(quả tròn) x aa(quả bầu)

7
GP: A a
F1: Aa(100% quả tròn)
GF1: ♀ (A:a) x ♂ (A:a)
F2: 1AA: 2Aa: 1aa
(3 quả tròn): (1 quả bầu)
* Cách giải áp dụng sáng kiến
F1 đồng tính: ♀ (A:a) x ♂ (A:a)

F2 : 1AA: 2Aa: 1aa
(3 quả tròn): (1 quả bầu)
Như vậy, trong quá trình giảng dạy để cung cấp cho học sinh kiến
thức viết được sơ đồ lai nhanh nhất, trong phép lai 1 tính trạng, giáo viên yêu
cầu học sinh phải thuộc 6 sơ đồ theo bảng dưới đây
Bảng 2.1: Tỉ lệ kiểu gen,kiểu hình,số tổ hợp kiểu hình, số tổ hợp kiểu gen.
Tỉ lệ KG Tỉ lệ KH Số tổ
hợp KH
Sốtổhợp
KG
AAx AA 100% AA 100% A- (100% trội) 1 1
AA x Aa 1AA: 1Aa 100% A- (100% trội) 1 2
AA x aa 100% Aa 100% A- ( 100% trội) 1 1
Aa x Aa 1AA: 2Aa:1aa 3 A- : 1 aa (3 trội:1lặn) 4 4
Aa x aa 1Aa : 1aa 1 A- : 1aa (1 trội:1lặn) 2 2
aa x aa 100% aa 100% aaa (100% lặn) 1 1
8
2.2.1.2. Trong phép lai hay nhiều tính trạng (Mỗi gen quy định 1
tính trạng thường)
“Khi lai 2 cơ thể bố mẹ khác nhau về hai hay nhiều cặp tính trạng
tương phản, di truyền độc lập với nhau, thì xác suất xuất hiện mỗi kiểu hình ở
F2 bằng tích xác suất của tính trạng hợp thành nó”[SGK ,mục khung ghi nhớ,
Sinh học 12 nâng cao. tr.49].
* Phương pháp giải truyền thống
- Quy ước gen
- Xác định tỷ lệ giao tử của P
- Lập sơ đồ lai. Suy ra tỷ lệ KG, tỷ lệ KH
* Phương pháp giải sử dụng sáng kiến
- Số tổ hợp giao tử bằng tích giữa số kiểu giao tử đực với số kiểu giao
tử cái.

- Muốn tính tỷ lệ KG, KH, ta tính kết quả riêng từng tính trạng. Sau
đó, dùng phương pháp nhân xác suất theo yêu cầu của đề ra.
* Bài tập vận dụng: (Dùng cho phép lai hai tính trạng)
Khi cho lai hai cây đậu Hà Lan hạt vàng, vỏ trơn dị hợp tử với nhau
thu được 1600 hạt ở đời con. Hãy xác định số hạt có kiểu gen dị hợp tử về
hai cặp gen. Biết rằng ở đậu Hà Lan hạt vàng (A) là trội so với hạt xanh(a),
vỏ trơn(B) là trội so với vỏ nhăn(b). Mỗi gen qui định tính trạng nằm trên mỗi
nhiễm sắc thể khác nhau.

* Cách giải truyền thống
Học sinh thực hiện các bước như sau:
9
P : AaBb x AaBb
G
P
: 1/4AB: 1/4 Ab 1/4AB: 1/4 Ab
1/4 aB: 1/4 ab 1/4 aB: 1/4 ab
F
1:
Bảng 2.1. Số tổ hợp kiểu gen và tỉ lệ tổ hợp kiểu gen.
1/4AB 1/4Ab 1/4aB 1/4ab
1/4AB 1/16AABB 1/16AABb 1/16AaBB 1/16AaBb
1/4Ab 1/16AABb 1/16AAbb 1/16AaBb 1/16Aabb
1/4aB 1/16AaBB 1/16AaBb 1/16aaBB 1/16aaBb
1/4ab 1/16AaBb 1/16Aabb 1/16aaBb 1/16aabb
Dựa vào bảng tỉ lệ kiểu gen F
1
học sinh thống kê tỉ lệ kiểu gen dị
hợp tử hai cặp gen là: 4/16.
Kết quả số hạt có kiểu gen dị hợp tử về hai cặp gen là:

4 x1600:16= 4000 hạt
* Cách giải sử dụng sáng kiến kinh nghiệm
P : AaBb x AaBb
F
1 :
(1AA: 2Aa: 1aa)( 1BB: 2Bb: 1bb)
Học sinh tìm kiểu gen AaBb = 2x2=4. Số tổ hợp = 4x4=16
Kết quả số hạt có kiểu gen dị hợp tử về hai cặp gen là :4x1600:16= 4000 hạt.
2.2.2. Trường hợp lai hai hay nhiều gen cùng nằm trên 1NST thường.
2.2.2.1. Các gen cùng nằm trên một nhiễm sắc thể liên kết hoàn
toàn
10
Giáo viên sử dụng phương pháp “ngang đi với ngang, chéo đi với chéo”
Ví dụ: Ở ruồi giấm, gen V qui định cánh dài, gen v qui định cánh cụt,
gen B qui định thân xám, gen b qui định thân đen, cùng nằm trên nhiễm sắc
thể thường.
Hãy xác định tỉ lệ kiểu gen trong phép lai sau:
P: ♀ Bv x ♂ bV
bv bv
* Cách giải truyền thống
Học sinh thực hiện các bước như sau:
P: ♀ Bv x ♂ bV
bv bv
G
p
: Bv: bv bV : bv
F
1
: Bv : Bv
:

bV
:
bv
bV bv bv bv
* Cách giải sử dụng sáng kiến kinh nghiệm
Học sinh không thực hiện xác định giao tử vẫn xác định kiểu gen.
F
1
: Bv : Bv
:
bV
:
bv
bV bv bv bv
2.2.2.2.Các gen cùng nằm trên một nhiễm sắc thể liên kết không
hoàn toàn
Trong trường hợp này do các giao tử chiếm tỉ lệ không bằng nhau nên
bắt buộc học sinh phải xác định giao tử và đánh số các giao tử của mỗi cá thể.
Tiến hành tổ hợp các giao tử mỗi cá thể lại.Nếu hai cá thể có giao tử giống
nhau thì viết theo tam giác Pascal ngược thì khi hai số khác nhau ngoài việc
nhân tỉ lệ thì phải nhân 2. Nếu hai cá thể có giao tử khác nhau thì viết theo
hình vuông và nhân tỉ lệ.
11
2.2.2.3.Trường hợp hai cá thể có giao tử giống nhau
Ví dụ:
Ở ruồi giấm, gen V qui định cánh dài, gen v qui định cánh cụt: gen B
qui định thân xám, gen b qui định thân đen cùng nằm trên nhiễm sắc thể
thường.Hãy xác định tỉ lệ kiểu gen trong phép lai sau:
P: BV x Bv
bv bv

Biết rằng tần số hoán vị là 20%
* Cách giải truyền thống
Học sinh thực hiện các bước như sau:
P: BV x Bv
bv bv
G
p
: BV = bv = 40% 1/2Bv : 1/2 bv
Bv = bV =10%
F1:Bảng 2.3. Số tổ hợp kiểu gen và tỉ lệ phần trăm của tổ hợp.
40% BV 40% bv 10% Bv 10% bV
1/2Bv
20%
BV
Bv
20%
Bv
bv
5%
Bv
Bv
5%
Bv
bV
1/2 bv
20%
BV
bv
20%
bv

bv
5%
Bv
bv
5%
bV
bv

* Cách giải sử dụng sáng kiến kinh nghiệm
P: ♀ BV x ♂ Bv
bv bv
Học sinh xác định giao tử của ♀là: 40% BV(1), 40% bv (2)
12
10% Bv(3), 10% bV(4)
Học sinh xác định giao tử của ♂ là: 1/2Bv (1’), 1/2 bv(2’)
Tỉ lệ kiểu gen là: (1)(1)’ (2)(1)’ (3)(1)’ (4)(1)’
(1)(2)’ (2)(2)’ (3)(2)’ (4)(2)’
Học sinh nhân tỉ lệ vào và hoàn thành
Bảng 2.4. Số tổ hợp kiểu gen và tỉ lệ phần trăm của kiểu gen.
20%
BV
Bv
20%
Bv
bv
5%
Bv
Bv
5%
Bv

bV
20%
BV
bv
20%
bv
bv
5%
Bv
bv
5%
bV
bv
2.2.2.4. Trường hợp hai cá thể có giao tử khác nhau
Ví dụ
Ở cà chua, gen A qui địnhquả đỏ, gen aqui định quả vàng: gen B qui
định quả tròn, gen b qui định cùng nằm trên nhiễm sắc thể thường. Hãy xác
định tỉ lệ kiểu gen trong phép lai sau:
P: ♀ AB x ♂ Ab
ab ab
Biết rằng tần số hoán vị là 20% và hiện tượng hoán vị gen xảy ra cả
hai giới
* Cách giải truyền thống
Học sinh thực hiện các bước như sau:
P: ♀ AB x ♂ Ab
13
ab ab
G
p
: AB = ab = 40% AB = ab = 40%

Ab = aB =10% Ab = aB =10%
F
1
: Bảng 2.5.Số tổ hợp và tỉ lệ phần trăm của kiểu gen.
40% AB 40% ab 10% Ab 10% aB
40%AB
16%
AB
AB
16%
AB
ab
4%
AB
Ab
4%
AB
aB
40%ab
16%
AB
ab
16%
ab
ab
4%
Ab
ab
4%
aB

ab
10% Ab
4%
AB
Ab
4%
Ab
ab
1%
Ab
Ab
1%
Ab
aB
10% aB
4%
AB
aB
4%
aB
ab
1%
Ab
aB
1%
aB
aB
Học sinh sử dụng bảng thống kê theo bảng :
Bảng 2.6.Phần trăm của tổ hợp kiểu gen.
16% AB

AB
32% AB
ab
16% ab
ab
8% AB
Ab
8% AB
aB
8% Ab
ab
8% aB
ab
1% Ab
Ab
2% Ab
aB
1% aB
aB
* Cách giải sử dụng sáng kiến kinh nghiệm
P: ♀ AB x ♂Ab
ab ab
Học sinh xác định giao tử của ♀ là: 40% AB(1), 40% ab (2),
10% Ab(3), 10% aB(4)
Học sinh xác định giao tử của ♂ là: 40%AB (1), 40% ab (2),
10% Ab (3), 10% aB(4)
Tỉ lệ kiểu gen là : (1)(1) 2(1)(2) 2(1)(3) 2(1)(4)
14
(2)(2) 2(2)(3) 2(2)(4)
(3)(3) 2(3)(4)

(4)(4)
Học sinh nhân tỉ lệ vào và hoàn thành
16% AB
AB
32% AB
ab
8% AB
Ab
8% AB
aB

16% ab 8% Ab 8% aB
ab ab Ab
1% Ab 2% Ab
Ab aB
1% aB
aB
2.2.2.5. Trường hợp một hay nhiều gen cùng nằm trên một nhiễm sắc
thể giới tính .
* Trường hợp một hay nhiều gen cùng nằm trên một nhiễm sắc thể
giới tính X.
Học sinh thực hiện ở giới XX theo sáu phép lai một tính cơ bản.Ở giới
XY thì viết lại kiểu gen XX ở thế hệ P rồi thêm Y vào
Ví dụ: Ở ruồi giấm, gen Aqui định mắt đỏ , gen a qui định mắt trắng
nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X.Hãy xác định tỉ lệ kiểu gen trong phép lai
sau: P : ♀ X
A
X
a
x ♂ X

a
Y
- Cách giải truyền thống
P : ♀ X
A
X
a
x ♂ X
a
Y
G
P
: X
A
: X
a
X
a
: Y
15
F
1
: X
A
X
a
: X
a
X
a

: X
A
Y : X
a
Y
- Cách giải sử dụng sáng kiến kinh nghiệm
P : ♀ X
A
X
a
x ♂ X
a
Y
Học sinh nhận thấy nếu bỏ nhiễm sắc thể X đi thì đây là phép lai Aa x
aa nên kết quả là: 1Aa : 1aa sau đó điền nhiễm sắc thể giới tính X vào và
có kết quả là: X
A
X
a
: X
a
X
a
. Còn giới XY học sinh lần lượt viết lại kiểu gen
X
A
X
a
sau đó thêm Y vào sau X và dùng dấu ”: ” để tách ra .
Kết quả F

1
là: X
A
X
a
: X
a
X
a
: X
A
Y : X
a
Y
* Trường hợp một hay nhiều gen cùng nằm trên một nhiễm sắc thể
giới tính Y.
Chỉ nhiễm sắc thể Y mang gen nhiễm sắc thể X không mang
gen nên học sinh viết theo tỉ lệ giới tính : XX : XY và viết gen vào
nhiễm sắc thể Y
2.2.3. Dạng bài toán tổng hợp
Học sinh khi viết sơ đồ lai sẽ tách ra thành từng nhóm riêng biệt sau
đó tổ hợp lại.
Ví dụ: Ở ruồi giấm, gen B qui định mắt đỏ , gen b qui định mắt nâu
nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, gen A qui định cánh dài, gen a qui định
cánh cụt nằm trên nhiễm sắc thể thường. Hãy xác định tỉ lệ kiểu gen trong
phép lai sau:
P ♀ Aa X
B
X
b

x ♂ aa X
b
Y
*Cách giải truyền thống
P: ♀ Aa X
B
X
b
x ♂ aa X
b
Y
G
p:
A X
B
: A

X
b
: aX
B
: aX
b
a X
b
: a Y
16
F
1
:

Bảng 2.7. Tổ hợp kiểu gen.
A X
B
A

X
b
aX
B
aX
b
a X
b
A aX
B
X
b
A

a

X
b
X
b
aaX
B
X
b
aaX

b
X
b
a Y Aa X
B
Y

A

a

X
b
Y aaX
B
Y aaX
b
Y
* Cách giải sử dụng sáng kiến kinh nghiệm
P : ♀ Aa X
B
X
b
x ♂ aa X
b
Y
Học sinh thực hiện phép lai Aa x aa . Kết quả phép lai là (1Aa : 1aa)
đặt làm cột.
Học sinh thực hiện phép lai . P: ♀ X
B

X
b
x ♂ X
b
Y
Kết quả phiếu lai là: (X
B
X
b
: X
b
X
b
: X
B
Y : X
b
Y) đặt làm hàng.
Đếm cột có hai kiểu gen nên viết hàng hai lần. Lần lượt điền cột vào
hàng thu dược kết quả:
F
1
: A aX
B
X
b
: A

a


X
b
X
b
: Aa X
B
Y

: A

a

X
b
Y
aaX
B
X
b
: aaX
b
X
b
: aaX
B
Y : aaX
b
Y
2.3. HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Sáng kiến này được áp dụng trong học kỳ I năm học 2011-2012 trên đối

tượng học sinh các lớp 12A1 là học sinh khá giỏi, 12A5,12A6 là học sinh
trung bình, yếu học theo chương trình chuẩn. Trong đó, lớp 12A1, 12A5 áp
17
dụng thực nghiệm, còn lớp 12A6 dạy theo phương pháp truyền thống. Kết quả
khảo sát khi cho học sinh thực hiện kiểm tra trắc nghiệm khách quan thì phần
xác định tỷ lệ kiểu gen các phép lai như sau:
Bảng 2.8.Kết quả thống kê thực nghiệm.
Lớp Sĩ số Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
12A1 30 8 16 6 0 0
12A5 38 8 17 6 4 0
12A6 34 2 13 11 6 2

Kết luận:
Qua số liệu nghiên cứu ở trên, tôi nhận thấy khi áp dụng giải pháp khoa
học thì chất lượng học tập của học sinh ở lớp 12A1 và 12A5 giảm tỉ lệ học
sinh trung bình, yếu. Còn lớp 12A6 tỉ lệ học sinh yếu, kém vẫn còn nhiều .
Như vậy, có thể nói rằng việc sử dụng “Phương pháp viết sơ đồ lai trong
trắc nghiệm khách quan” vào chương “Tính quy luật của hiện tượng di
truyền” có tác động tích cực đến kết quả học tập của học sinh.
PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT
3.1. Kết luận chung
Hầu hết các dạng bài tập sinh học hiện nay,đều được biên soạn theo
hướng đổi mới , nhằm nâng cao tính chủ động ,tích cực trong quá trình học tập
18
của học sinh. Sau khi thực hiện xong đề tài của giải pháp khoa học, bản thân
cá nhân tôi nhận thấy rằng: Khi học sinh thực hiện viết sơ đồ lai bằng cách sử
dụng sáng kiến kinh nghiệm trên đã rút ngắn được thời gian làm bài, có tính
chính xác cao và học sinh dễ dàng thực hiện các phép lai nhiều tính trạng, các
phép lai tổng hợp nhiều qui luật di truyền. Học sinh có thể bỏ qua khâu xác
định giao tử. Đây là điểm mạnh của phương pháp này và cũng là nhược điểm

đối với học sinh yếu kém, vì các em không sử dụng thường xuyên cách tạo
giao tử nên các em thường quên cách tạo giao tử. Mặt khác, khi sử dụng
phương pháp này thường dựa trên sáu phép lai một tính trạng, nên bắt buộc
học sinh phải nhớ sáu phép lai đó. Đối với đối tượng học sinh từ yếu trở lên
các em thực hiện điều này dễ dàng hơn, còn với đối tượng học sinh kém, lười
thì hầu như các em không thực hiện được ngay ở bước đầu tiên nên khi thực
hiện các bước sau gần như các em không theo kịp vì sáng kiến kinh nghiệm
các khâu các bước đều có liên hệ mật thiết với nhau.
Sáng kiến kinh nghiệm có ý nghĩa trong việc giảng dạy bộ môn sinh
học trong phần: “Tính quy luật của hiện tượng di truyền”. Giúp học sinh
không cảm thấy phần bài tập ở chương này quá khó và quá nặng, nhất là khi
giải các bài toán tổng hợp (Bài tập chương tr.67 SGK 12 chương trình chuẩn)
Giải pháp khoa học này có khả năng áp dụng trên các bài tập di truyền
học và có thể sử dụng trong bài tập di truyền giải theo phương pháp tự luận,
chỉ cần học sinh bổ sung thêm bước tạo giao tử.
Phương pháp này có nhiều ưu điểm nhưng chưa phải đã là phương pháp tối
ưu, vì vậy cần kết hợp với nhiều phương pháp khác để kết quả dạy – học tốt
hơn.
3.2.Đề xuất
19
- Sau một thời gian nghiên cứu đề tài, tôi mạnh dạn với tổ chuyên môn
có thể áp dụng phương pháp trên đối với mọi đối tượng học sinh khi học
chương “Tính qui luật của hiện tượng di truyền”.
- Đề tài của giải pháp khoa học này sẽ không tránh khỏi những thiếu
sót, tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp.
Kỳ sơn, ngày 18 tháng 5 năm 2012.
Người viết:
Đào Minh Huệ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thành Đạt và các cộng sự 2008) - Sách giáo khoa sinh học 12

(Chương trình chuẩn) - Nhà xuất bản giáo dục - Năm 2008
20
2. Nguyễn Thành Đạt và các cộng sự (2008) - Sách giáo viên sinh học 12
(Chương trình chuẩn) - Nhà xuất bản giáo dục - Năm 2008
3. Huỳnh Quốc Thành - Các dạng toán và phương pháp giải bài tập trắc
nghiệm Sinh học 12 - Nhà xuất bản giáo dục - Năm 2008
4. Vũ Văn Vụ và cộng sự - Sách Sinh học 12 (chương trình nâng cao) - Nhà
xuất bản giáo dục - Năm 2008
5. Vũ Văn Vụ và cộng sự - Sách giáo viên Sinh học 12 (chương trình nâng
cao) - Nhà xuất bản giáo dục - Năm 2008
Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ NHẬN XÉT VÀ XẾP LOẠI
NHÀ TRƯỜNG
21
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
22

×