TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
KHOA NGỮ VĂN
Tiểu luận
Môn: Ngữ Nghĩa Nghữ Dụng Học
Đề tài:
ỨNG DỤNG BÌNH DIỆN NGỮ NGHĨA HỌC DỤNG PHÁP
VÀO VIỆC GIẢNG DẠY
PHÂN MƠN ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
(BỘ MƠN NGỮ VĂN) BẬC TRUNG HỌC CƠ SỞ
Giảng viên hướng dẫn: Ts. Bùi Mạnh Hùng
Nhóm thực hiện:
1. Nguyễn Thụy Ái Nhân
2. Mai Thị Dun
3. Nguyễn Hồi Nam
4. Trần Thị Hà
5. Nguyễn Thị Vân Anh
6. Đàm Thị Hằng
7. Nguyễn Thị Linh
Lớp Ngữ văn 4A
Niên khoá 2005 - 2009
Tp Hồ Chí Minh
11 / 2008
1
DẪN NHẬP
1. Phương pháp nghiên cứu, cách thức khai thác vấn đề
Bất kì một tác phẩm văn học nào, dù lớn hay nhỏ, đều tồn tại trong một dạng thức
nhất định. Dựa vào đặc điểm của hiện tượng đời sống được miêu tả trong tác phẩm, phương
thức chiếm lĩnh thực tai của tác giả, cách thức tổ chức tác phẩm và lời văn mà người ta phân
chia ra các thể loại văn học.
Thể loại văn học vừa có tính ổn định, vừa có tính biến đổi. mỗi thể loại được sinh ra
trong một thời kì lịch sử nhất định, rồi duy trì, biến đổi hoặc được thay thế trong các thời kì
tiếp theo. Đồng thời, thể loại cũng mang tính đặc thù của mỗi nền văn hóa dân tộc hay khu
vực.
Cách phân chia tác phẩm văn học căn cứ vào thể loại là cách có thể áp dụng cho gần
như tất cả các tác phẩm. Nghĩa là, nếu đem một khối lượng tác phẩm phân chia nó trong các
loại thể thì sẽ không có phần dư. Bởi lẽ phân chia tác phẩm văn học dựa trên thể loại đụng
chạm đến cả ba ỵếu tố: nội dung văn bản, hình thức văn bản và phương thức chiếm lĩnh đời
sống của tác giả.
Dựa trên những kiến thức về thể loại trên đây, ta có thể thấy rằng, vấn đề thể loại tác
phẩm văn học gắn liền chặt chẽ với vấn đề ngữ nghĩa học dụng pháp (Dựa vào thể loại văn
học trong mỗi thời kì lịch sử, gắn với một ngữ cảnh hình thành tác phẩm nhất định để hiểu
về tác phẩm, cũng có thể dựa vào đặc trưng trong cách thể hiện bình diện ngữ nghĩa học nói
chung và bình diện nghữ nghĩa học dụng pháp nói riêng trong mỗi thể loại, …) Do đó, một
trong những cách thức tiếp cận vấn đề “Ứng dụng bình diện Ngữ nghĩa học dụng pháp trong
giảng dạy văn bản văn học” là dựa trên tiêu chí thể loại.
Sách giáo khoa Ngữ văn THCS trình bày phần văn bản văn học dựa trên tiêu chí loại
thể và tích hợp. Đây cũng là một cơ sở nữa để ta có thể khai thác vấn đề ứng dụg bình diện
ngữ nghĩa học dụng pháp trong sách giáo khoa THCS theo sự phân chia loại thể.
Trong bài tiểu luận này, chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp:
- Phương pháp khảo sát, thống kê
- Phương pháp phân tích tổng hợp
2
- Phương pháp so sánh
Các phương pháp trên có liên quan chặt chẽ vào có ý nghĩa hỗ trợ lẫn nhau, được sử
dụng phối hợp trong quá trình nghiên cứu.
2. Ý nghĩa của việc ứng dụng bình diện Ngữ nghĩa học Dụng pháp vào
việc giảng dạy phân môn Đọc hiểu văn bản (bộ môn Ngữ văn) bậc THCS
- Giúp giáo viên khai thác có cơ sở nội dung của các văn bản văn học vốn sâu xa
và nhiều ý nghĩa.
- Giúp giáo viên tự biết điều chỉnh quá trình đối thoại với học sinh (Quá trình dạy
học chính là quá trình hội thoại giữa giáo viên và học sinh) dựa trên một số quy tắc, đặc
điểm phương châm hội thoại.
3
NỘI DUNG
I. Sơ nét về bình diện Ngữ nghĩa học Dụng pháp và
chương trình giảng dạy phân môn Đọc hiểu văn bản (bộ môn Ngữ văn)ở bậc
THCS
1.1. Sơ nét về bình diện Ngữ nghĩa học Dụng pháp
Nội dung bình diện Ngữ nghĩa học Dụng pháp bao gồm một số vấn đề sau:
a. Vấn đề “Hành động ngôn từ”
b. Vấn đề “Nghĩa hàm ẩn. Tiền giả định và hàm ý”
* Tiền giả định
* Hàm ý:
- Hàm ý và suy ý
- Hàm ý gồm hai loại:
+ Hàm ý quy ước
+ Hàm ý hội thoại:
. Phép thử hàm ý hội thoại (Đặc điểm hàm ý hội thoại)
. Nguyên tắc cộng tác – cơ chế sản sinh hàm ý hội thoại
* Quan hệ giữa tiền giả định và hàm ý
Từ những nội dung đã nêu trên, có thể khái quát một số đặc điểm về nội dung học tập
vấn đề Ngữ nghĩa học Dụng pháp như sau:
a. Nhằm hướng người học tới việc vận dụng kiến thức về Ngữ nghĩa học Dụng
pháp trong giao tiếp
b. Nội dung kiến thức xoáy sâu vào những vấn đề có tính thực hành cao
c. Có những hình thức bài tập vận dụng hướng người học tới thực tiễn giảng
dạy và học tập ở trường phổ thông.
Điều này đặt ra cho người học nhiệm vụ không những có thể vận dụng những kiến
thức thuộc bình diện Ngữ nghĩa học Dụng pháp nói riêng, Ngữ nghĩa học nói chung để hiểu
thấu đáo ngôn ngữ trong quá trình giao tiếp sinh động, trong các tác phẩm văn học. Hơn nữa
nó còn đòi hỏi người học, với tư cách là những giáo viên tương lai, biến những kĩ năng của
4
mình thành kĩ năng của học sinh thông qua giảng dạy. Vấn đề là vừa tự vận dụng lại vừa có
thể giúp người khác vận dụng như mình. Vấn đề thứ hai có khó khăn hơn nhiều vì học sinh
với trình độ phổ thông hầu hết chưa thể có khả năng tri nhận kiến thức của bậc Đại học.Do
đó, phương pháp của giáo viên phải vô cùng khéo léo.
1.2. Sơ nét về chương trình giảng dạy phân môn Đọc hiểu văn bản (bộ môn
Ngữ văn) bậc THCS
Trong sách giáo khoa THCS hiện hành, các văn bản văn học được giới thiệu theo
nhóm thể loại và yêu cầu tích hợp của chương trình cải cách. Cụ thể, gồm các nhóm thể loại
sau đây:
a. Một số thể loại văn học dân gian
Trên đại thể, có thể xếp thể loại văn học dân gian Việt Nam thành bốn nhóm:
- Truyện: Thần thoại, Truyện cổ tích, Truyền thuyết.
- Ca dao – dân ca
- Tục ngữ
- Sân khấu (chèo)
b. Một số thể loại văn học trung đại
- Thơ
- Truyện, kí
- Truyện thơ Nôm
- Văn nghị luận (hịch, chiếu, biểu,…)
c. Một số thể loại văn học hiện đại
- Truyện, kí
- Tuỳ bút
- Kịch
- Tiểu thuyết
- Thơ
- Văn nghị luận
5
Những yêu cầu đặt ra cho giáo viên khi giảng dạy phân môn Đọc hiểu văn bản nói
riêng, bộ môn Ngữ văn nói chung:
- Giáo viên phải gợi ý cách thức khám phá, tiếp cận và chiếm lĩnh kiến thức về phân
môn Đọc hiểu văn bản nói riêng, bộ môn Ngữ văn nói chung.
- Giáo vịên hướng dẫn thực hành luyện tập để các em tự rèn kĩ năng Ngữ văn (nghe,
nói, đọc, viết, cảm thụ văn học)
- Giúp học sinh nhận ra mối liên hệ chặt chẽ giữa ba phân môn Văn, Tiếng Việt, Tập
làm văn trong việc học tập bộ môn Ngữ văn theo hướng tích hợp.
Như vậy, có thể thấy những yêu cầu về giảng dạy Văn bản văn học nói riêng, bộ môn
Ngữ văn nói chung ở trường THCS luôn gắn liền với những yêu cầu học tập bộ môn Ngữ
nghĩa Ngữ dụng ở trường Sư phạm, đặc biệt ở bình diện Ngữ nghiĩa học Dụng pháp. Việc
ứng dụng những kiến thức của bộ môn Ngữ nghĩa Ngữ Dụng học vào thực tiễn dạy học phổ
thông là vấn đề có tính cần kíp, thiết thực.
II. Ứng dụng bình diện Ngữ nghĩa học Dụng pháp vào
việc giảng dạy phân môn Đọc hiểu văn bản (bộ môn Ngữ văn) ở bậc THCS
2.1. Ứng dụng trong phân tích tác phẩm văn học
Nói đến khía cạnh ứng dụng này, chúng tôi muốn nhấn mạnh tới mặt “kiến thức” của
bình diện Ngữ nghĩa học Dụng pháp. Tức là vận dụng những kiến thức về Ngữ nghĩa học
Dụng pháp để giải quyết những kiến thức trong văn bản văn học.
Chẳng hạn, có thể lấy một số nét ứng dụng chính làm ví dụ như sau:
a. Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn
Ta biết rằng nghĩa hàm ẩn đi kèm với nghĩa tường minh, là phần thông báo ngoài
những gì được nói thẳng ra. Đó là nội dung mà phải thông qua con đường suy luận, ta mới
nắm bắt được. Khi một phát ngôn mang nghĩa hàm ẩn, ta nói, phát ngôn đó có nội dung hàm
ẩn. Không phải bất kỳ loại văn bản nào cũng có nội dung hàm ẩn (Ví dụ: Văn bản thuộc
phong cách ngôn ngữ khoa học, hành chính, …). Nội dung hàm ẩn là đặc điểm của văn bản
nghệ thuật và văn bản hội thoại.
Nghĩa hàm ẩn có thể được đến từ tiền giả định và hàm ý của phát ngôn. Nghĩa hàm ẩn
không được nói thẳng ra nên nó làm cho nội dung ý nghĩa của phát ngôn sâu sắc và độc đáo.
6
Khi xuất hiện trong văn bản văn học, nó giúp phản ánh một trong những đặc trưng của văn
học mà người ta hay gọi là “ý tại ngôn ngoại”, “thiểu ngôn đa nghĩa”, … Nói khác đi, lý
thyết nghĩa hàm ẩn giúp ta rất nhiều trong việc giảng dạy Ngữ văn. Quá trình dẫn dắt học
sinh từ nghĩa tường minh đến với nghĩa hàm ẩn của văn bản văn học cũng là quá trình phát
hiện và phân tích giá trị ẩn dấu của tác phẩm văn chương.
Nghĩa hàm ẩn là phần thông báo ngoài những gì được nói thẳng ra. Khi một phát
ngôn mang nghĩa hàm ẩn, ta nói phát ngôn ấy mang nội dung hàm ẩn. Khi phân tích nghĩa
của phát ngôn (đi từ nghĩa tường minh đến nghĩa hàm ẩn), giáo viên cần chỉ cho học sinh
thấy tác dụng của nghĩa hàm ẩn, nhờ nghĩa hàm ẩn mà nội dung ý nghĩa của phát ngôn thêm
sâu sắc, tác phẩm nhờ vậy trở nên đa nghĩa, nhiều tầng bậc.
Quá trình đi từ nghĩa tường minh đến nghĩa hàm ẩn là một quá trình tư duy đòi hỏi
người đọc, người nghe phải có một trình độ hiểu biết nhất định (kiến thức chuyên ngành lẫn
các kiến thức trong thực tế cuộc sống). Do đó, tạo được một phát ngôn mang nghĩa hàm ẩn
sâu sắc, tinh tế là một thành công của tác giả, tạo nên giá trị nghệ thuật của tác phẩm.
Yêu cầu: Giáo viên cần cung cấp cho học sinh kĩ năng phân tích nghĩa hàm ẩn, qua
các bước sau:
- Gạch dưới từ quan trọng.
- Giải nghĩa từ, cụm từ.
- Tìm mối liên hệ về mặt ngữ nghĩa, ngữ pháp giữa các từ, cụm từ để khái quát nghĩa
tường minh.
- Tìm mối liên hệ giữa các từ, cụm từ với các hiện tượng, sự vật khác trong đời sống
(liên hệ tương đồng, tương cận, tương phản,…)
- Xem xét các yếu tố thuộc ngữ cảnh có tác động gì đến ngữ nghĩa của phát ngôn.
- Rút ra ý nghĩa hàm ẩn
b. Hàm ý và suy ý:
Hàm ý là cái mà người phát ngôn muốn nói nhưng không tường minh; suy ý là cái mà
người nghe rút ra từ phát ngôn của người nói. Hàm ý và suy ý chẳng qua là hai mặt của một
vấn đề. Điều quan trọng trong giao tiếp là tạo được quá trình cộng tác giữa hàm ý và suy ý
(khi hàm ý phù hợp với suy ý). Giáo viên trong quá trình giảng dạy có thể bổ sung kiến thức
7
vừa nêu, đồng thời giải thích tại sao trong hội thoại có sự khập khiễng giữa người nói và
người nghe theo kiểu “ông nói gà, bà hiểu vịt”. Từ đó đặt ra yêu cầu trong giao tiếp, cần có
sự rõ ràng, tránh hàm ý không cần thiết dễ tạo nên suy ý sai lệch.
c. Vấn đề hàm ý hội thoại
Lý thuyết về hàm ý hội thoại áp dụng cho việc sử dụng ngôn ngữ nói chung, bất kể là
hội thoại hay không phải hội thoại (chứ không phải loại hàm ý chỉ tồn tại trong hội thoại).
Phạm vi mà hàm ý hội thoại có thể xuất hiện là tương đối rộng. Do đó, phạm vi ứng dụng nó
trong giảng dạy các văn bản văn học cũng tương đối lớn.
Các phương châm hội thoại và một số trường hợp bất chấp phương châm hội thoại
giúp học sinh phát hiện và lý giải tại sao lại có hàm ý trong phát ngôn. Bên cạnh đó, lý
thuyết này còn bổ trợ rất nhiều cho việc tạo lập lời nói của học sinh. Nói cách khác, nó là
nền tảng để phát triển kĩ năng nghe, nói, đọc, viết của người học.
Phép thử hàm ý hội thoại (Đặc điểm hàm ý hội thoại) cho phép giáo viên (và cả học
sinh) phát hiện và chứng minh có hay không có hàm ý hội thoại của phát ngôn trong văn bản
văn học đang xét.
Trên đây là một số ví dụ về ứng dụng kiến thức Ngữ nghĩa học Dụng pháp trong phân
tích văn bản văn học. Những ứng dụng cụ thể sẽ được chúng tôi trình bày tiếp theo đây theo
cách tiếp cận thể loại.
2.1.1. Ứng dụng các bình diện Ngữ nghĩa học Dụng pháp trong giảng dạy văn bản
văn học thể loại văn học dân gian (Ngữ văn THCS).
Các văn bản văn học thuộc thể loại văn học dân gian được giảng dạy ở các khối lớp 6
và 7. Cụ thể: thể loại tự sự dân gian được giảng dạy ở lớp 6; trữ tình dân gian, sân khấu dân
gian, tục ngữ được giảng dạy trong sách giáo khoa lớp 7.
a. Truyện:
*Thể loại Truyện cười: Đây là loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong
cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội.
Tiếng cười được bật lên trong truyện cười thường liên quan đến vấn đề hàm ý và suy
ý. Một khi người nói đưa ra một phát ngôn có chứa hàm ý, căn cứ trên nguyên tắc cộng tác,
người nghe sẽ thực hiện quá trình suy ý để hiểu hàm ý trên. Khi suy ý phù hợp với hàm ý,
8
người nghe sẽ nhận ra ý mà người nói muốn chuyển tải một cách kín đáo. Do đó mà hiệu quả
giao tiếp được nâng cao, quá trình hội thoại được tiến triển một cách tinh tế. Ngược lại, khi
suy ý không phù hợp với hàm ý, người nghe hiểu sai về những gì người nói muốn nói, hiệu
quả giao tiếp đương nhiên sẽ không như mong muốn, có khi tạo ra tiếng cười. Điều này ta rất
dễ bắt gặp trong các câu chuyện cười có “môtíp nhầm lẫn” .
Chẳng hạn, giáo viên có thể vận dụng kiến thức về hàm ý và suy ý để hướng dẫn học sinh
phân tích, tìm hiểu đoạn hội thoại trong văn bản “Mất rồi! Cháy!” (Ngữ văn 6, tập 1)
Ngữ cảnh của truyện: Ông khách đến chơi đúng ngày người cha vắng nhà, chỉ có người
con ở nhà nên đã hỏi cậu bé:
- Cha cháu có nhà không?
Đứa bé đứng ngẩn ra một lúc rối sực nhớ, nó đưa tay vào túi tìm tờ giấy, không thấy tờ giấy đâu
nó buột miệng:
- Mất rồi!
Câu nói “Mất rồi!” của đứa con nhằm chỉ sự việc để mất tờ giấy mà cha nó đưa cho.
Nhưng trong hoàn cảnh này, ứng với câu nói của ông khách, câu trả lời của nó đã gây ra sự nhầm
lẫn, ông khách tưởng lầm là cha đứa bé mất. Và sự nhầm lẫn cứ theo mạch câu chuyện tiếp tục:
- Mất bao giờ?
- Tối hôm qua.
- Vì sao mà mất?
- Cháy!
Câu hỏi “Mất bao giờ?” của ông khách nhằm ý muốn hỏi thời gian chết của người cha. Nhưng trong
hoàn cảnh này đứa bé cũng lầm tưởng ông khách hỏi về tờ giấy nên nó trả lời:
- Tối hôm qua.
Cứ như thế, người hỏi và người trả lời đều không hiểu ý nhau.Sự nhầm lẫn ấy gây lên tiếng cười
vui vẻ, nhẹ nhàng nơi người đọc.
Chính vì thế việc vận dụng lý thuyết trên trong việc lý giải tiếng cười được bật ra từ
sự không phù hợp giữa hàm ý và suy ý trong các văn bản văn học là rất hữu dụng.
Ngoài ra, tiếng cười trong các văn bản truyện cười dân gian còn đuợc bật lên khi có
sự vi phạm phương châm hội thoại nhằm tạo hàm ý.
Lấy văn bản “Lợn cưới – Áo mới” (Ngữ văn 6, tập 1, trang 126) làm ví dụ.
Với văn bản này giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản, phân tích lời
nói trong cuộc đối thoại của hai nhân vật để tìm ra các thông tin thừa, qua đó thấy được tính
chất gây cười của truyện, và rút ra ý nghĩa của truyện.
9
Ngữ cảnh trong truyện: hai anh chàng khoe của gặp nhau. Dựa vào ngữ cảnh của câu
chuyện, giáo viên có thể vận dụng kiến thức về hàm ý hội thoại để hướng dẫn học sinh phân
tích, lí giải ẩn ý trong lời nói của từng nhân vật
Anh có lợn cưới hỏi: “Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?”
Vì anh chàng này đang trên đường tìm con lợn của mình bị xổng. Rõ ràng trong câu
hỏi này anh ta đã vi phạm phương châm về lượng - nói thừa thông tin cần thiết. Do vậy, giáo
viên cần chỉ ra cho học sinh thấy trong hoàn cảnh đó anh ta chỉ cần hỏi: “Bác có thấy con
lợn nào chạy qua đây không?”, như thế đã đầy đủ thông tin cần thiết để người nghe hiểu anh
ta muốn hỏi gì. Nhưng mục đích của anh chàng mất lợn này không chỉ dừng ở việc muốn hỏi
về con lợn mà mục đích chính của anh ta là muốn khoe con lợn cưới. Hàm ý trong câu nói
của anh ta là: anh ta muốn khoe anh ta sắp cưới vợ và con lợn mà anh ta đang tìm là con lợn
cưới.
Đến lượt anh có áo mới trả lời: “Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con
lợn nào chạy qua đây cả”. Trong câu trả lời này, anh chàng có áo mới cũng vi phạm phương
châm hội thoại, đó là phương châm về lượng. Giáo viên cần chỉ cho học sinh thấy rằng trong
hoàn cảnh này đáng lẽ ra anh ta chỉ cần trả lời “Tôi không thấy con lợn nào chạy qua đây
cả”. Rõ ràng trong câu trả lời của anh ta cũng dư thừa thông tin. Hàm ý trong câu trả lời của
anh chàng có áo mới này cũng nhằm tranh thủ khoe của.
Sau khi phân tích cuộc đối thoại và hiểu được ẩn ý trong từng lời nói của nhân vật,
học sinh sẽ nhận ra đươc yếu tố gây cười trong câu chuyện. Đồng thời các em sẽ nhận ra ý
nghĩa của truyện “Lợn cưới- Áo mới” là chế giễu, phê phán những người có tính hay khoe
của, một tính xấu khá phổ biến trong xã hội.
Như vậy, khi dạy thể loại văn học này, giáo viên cần chú ý đến nghệ thuật gây cười
của chuyện và đồng thời giúp học sinh khái quát một số cách thức gây cười có liên quan đến
bình diện Ngữ nghĩa học Dụng pháp như đã nói ở trên.
Thể loại truyện cổ tích: Đây là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số nhân
vật quen thuộc ( nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ, nhân vật thông minh,…). Truyện cổ
tích thường có yếu tố hoang đường, thể hiện niềm mơ ước, niềm tin của nhân dân về chiến
thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đói với cái xấu, sự công bằng đối với sự
10
bất công. Cái tốt và cái xấu trong truỵện cổ tích luôn ở thế đối chọi nhưng cái xấu xa, tàn ác
luôn được che đậy dưới nhiều hình thức. Một trong những hình thức của nó là sự che đậy
bằng ngôn từ. Vận dụng kiến thức Ngữ nghĩa học dụng pháp, ta có thể bóc đi lớp vỏ bề mặt,
để cho nghĩa hàm ẩn của ngôn từ, bản chất thật sự của nhân vật bị bóc trần trong lời nói. Ví
dụ:
Xét câu nói sau của Lí Thông (Trích Thạch Sanh):
“Đêm nay, đến phiên anh canh miếu thờ, ngặt vì dở cất mẻ rượu, em chịu khó thay
anh, đến sáng thì về”.
Rõ ràng trong câu nói này Lí Thông đã vi phạm phương châm về chất - đã không nói
hết sự thật: đi canh miếu thờ thực chất là đi nộp mình cho chằn tinh ăn thịt. “Đến sáng thì
về” nghĩa là không có vấn đề gì làm phương hại đến Thạch Sanh nếu Thạch anh đi canh
miếu giúp Lý Thông. Sự vi phạm này nhằm tạo lòng tin cho người nghe để thực hiện mục
đích “đánh lừa” của người nói.
Hoặc câu nói:
“- Con trăn đó là của vua nuôi đã lâu. Nay em giết nó, tất không khỏi bị tội chết.
Thôi, bây giờ nhân trời chưa sáng em hãy trốn đi. Có chuyện gì để anh ở nhà lo liệu.”. Ở câu
nói này giáo viên cũng có thể vận dụng kiến thức về hàm ý hội thoại để chỉ ra cho học sinh
thấy rằng Lí Thông cũng đã vi phạm phương châm về chất - không nói đúng sự thật. Đồng
thời, khi hắn nói với Thạnh Sanh trốn đi để một mình hắn “lo liệu”trong lời nói của hắn còn
có hàm ý: sẽ chịu tội giết chằn tinh giúp Thạnh Sanh.
Như vây, qua việc phân tích lời nói của nhân vật, học sinh có thể nhận thấy bản chất
thật của Lí Thông là gian manh, xảo trá, lừa lọc. Đó cũng là bản chất của nhân vật phản diện.
b. Ca dao – dân ca:
Các văn bản trữ tình dân gian mà tiêu biểu là ca dao dân ca có đặc điểm nổi bật là
diễn tả thế giới tâm hồn, thế giới nội tâm con người rất sâu sắc, tinh tế. Bằng hình thức ngắn
gọn, ít lời nhưng nhiều ý, các văn bản ca dao dân ca luôn gây được sự hứng thú cho người
đọc khi phải cố công tìm hiểu đằng sau lớp vỏ ngôn từ ấy, tác giả dân gian muốn diễn tả điều
gì.
11
Trong bốn văn bản ca dao được giảng dạy trong chương trình Ngữ văn lớp 7, tập 1, có
không ít những bài ca dao khiến học sinh khó khăn trong tiếp nhận. Lý do nằm ở cách diễn
đạt ý nhị, kín đáo của ca dao – dân ca. Nếu không vận dụng những kiến thức về nghĩa tường
minh và nghĩa hàm ẩn của ngữ nghĩa học Dụng pháp thì không cách nào hiểu được văn bản.
Một ví dụ sinh động cho trường hợp này là bài ca dao thứ tư trong văn bản “Những
câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người” (SGK Ngữ văn 7, tập 1, tr. 32):
“Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông.
Thân em như chẽn lúa đòng đòng,
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai”
Kinh nghiệm giảng dạy cho thấy, học sinh khi học văn bản này không hiểu hai câu
đầu của bài ca dao ngoài ý miêu tả cánh đồng, còn ý gì hay không? Và tại sao lại lặp đi lặp
lại từ, ngữ, cấu trúc câu cũng như dùng đảo ngữ nhiều như vậy? Hai câu sau của bài ca dao
này, học sinh chỉ có thể đoán tả về một cô gái đẹp chứ không thể lý giải tại sao những từ ngữ
so sánh “chẽn lúa đòng đòng”, từ ngữ miêu tả ‘ngọn nắng hồng”, “phất phơ” lại giúp lột tả
vẻ đẹp ấy.
Khi phát ngôn: “Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát”nghĩa là ta
đã thừa nhận có một chủ thể đang quan sát (tiền giả định tồn tại), chủ thể ấy có vị trí đứng là
“bên ni đồng” (vị trí gần nơi phát ngôn) và hành động là “ngó” về “bên tê” (vị trí cách xa nơi
phát ngôn). Kết quả của quá trình quan sát từ vị trí này là “mênh mông bát ngát”. Câu thứ hai
cũng cùng một chủ thể nhưng đổi ngược vị trí quan sát. Kết quả quan sát cũng tương tự: “bát
ngát mênh mông”. Từ đây, có thể suy đoán, chủ thể quan sát muốn thâu tóm cảnh cánh đồng,
muốn quan sát từ nhiều góc độ để có thể chắc chắn về điều được rút ra: cánh đồng rất rộng
lớn. Tới đây ta lại có thể dẫn tới một suy đoán tiếp theo: Cảnh vật thế nào mà khiến người
ngắm cảnh tìm mọi cách để thâu tóm trong lăng kính quan sát của mình? Chắc hẳn cảnh phải
rất đẹp, rất mênh mông, rất khoáng đạt. Như vậy có nghĩa là thông qua việc diễn tả tư thế
của người quan sát, tác giả dân gian muốn chuyển tải vẻ đẹp quê hương mình một cách kín
đáo (nghĩa hàm ẩn). Vì nó không được miêu tả một cách cụ thể nên mỗi người sẽ có một
12
cảnh vật riêng trong tưởng tượng của mình. Việc dùng đảo ngữ, điệp ngữ, … cũng nhằm
nhấn mạnh, khắc sâu để chuyển tải ý ngầm ẩn ấy.
Hai câu thơ sau người đọc tiếp tục phải dựa vào tiền giả định của từ mới có thể tìm
thấy vẻ đẹp trẻ trung, tươi tắn, tràn đầy sức sống của cô thiếu nữ miền Bắc Trung Bộ thông
qua hình ảnh “chẽn lúa đòng đòng”, “ngọn nắng hồng”.
Trong các bài ca dao có nhiều biểu tượng thì vấn đề tiền giả định của văn bản lại nổi
rõ hơn hết. Chẳng hạn ở bài ca dao sau:
“Nước non lận đận một mình
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay
Ai làm cho bể kia đầy
Cho ao kia cạn cho gầy cò con?”
Tiền giả định văn bản trong bài ca dao trên là: hình ảnh con cò trong quan niệm của
người bình dân xưa, tượng trưng cho người lao động nghèo. Thừa nhận bài ca dao có tiền giả
định này mới có thể suy ra điều câu ca dao muốn nói: Nỗi đắng cay, vất vả, nỗi trăn trở về
cảnh sống vất vả, cực nhọc; nỗi oán thán trước những cảnh trái ngược bất công trong xã hội
của người lao động nghèo.
Không chỉ là vấn đề tiền giả định, vấn đề tạo hàm ý trong ca dao – dân ca cũng rất
thường thấy. Khi dạy các bài ca dao dân ca than thân và châm biếm, giáo viên cần chú ý đến
đặc điểm này.
Xét hàm ý trong câu ca dao sau:
“Cái cò lặn lội bờ ao
Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng?
Chú tôi hay tửu hay tăm
Hay nước chè đặc, hay nằm ngủ trưa.
Ngày thì ước những ngày mưa
Đêm thì ước những đêm thừa trống canh.”
Bài ca dao có cách diễn đạt rõ ràng vi phạm phương châm về chất. Tính từ “hay”
nghĩa là gioỉ, là thạo. Ta có thể đặt ra suy đoán: Người nói muốn khen, muốn ca ngợi ‘chú
tôi’. Tuy nhiên, bình thường ‘hay’ không kết hợp với những tật xấu hoặc những thứ có
13
nghĩa tiêu cực. Ở đây, nó lại được kết hợp với ‘tửu’, ‘tăm’, ‘nước chè đặc’, ‘nằm ngủ trưa’,
toàn là những thói xấu. Rõ ràng người nói không có ý khen mà là ý chê. Đây là cách nói
ngược để tăng sự mỉa mai, tạo nghịch cảnh ngay trên phát ngôn để diễn tả hàm ý (Bất chấp
phương châm về cách thức).
c. Tục ngữ
Là một loại thể đặc biệt, tục ngữ mang đặc điểm của văn nghị luận.Điều đó lý giải tại
sao trong tục ngữ, ta rất ít khi bắt gặp nghĩa hàm ẩn. Tuy nhiên, vì mang đậm chất dân gian
nên tục ngữ cũng có những lối diễn đạt bóng bẩy với nhiều hình ảnh ẩn dụ. Lối nói ngắn
gọn, có vần điệu, giàu hình ảnh cụ thể; lối nói dứt khoát, có tác dụng nhấn mạnh kinh
nghiệm mang đặc trưng văn nghị luận khiến tục ngữ (nhất là tục ngữ về thiên nhiên và lao
dộng sản xuất) gần như chỉ xuất hiện nghĩa tường minh trên văn bản.nếu có nghĩa hàm ẩn đi
chăng nữa thì dễ gặp hơn cả là ở tục ngữ về con người và xã hội.
Ví dụ: “Lá lành đùm lá rách” Dùng tiền giả định với hình ảnh tượng trưng để diễn tả
hàm ý.
Tiểu kết:
Tóm lại, về thể loại văn học dân gian trong sách giáo khoa Ngữ văn THCS (lớp 6, lớp
7), ta có thể vận dụng kiến thức Ngữ nghĩa học dụng pháp để giải quyết mặt nghĩa hàm ẩn
cho văn bản. Tuy nhiên, với sự thể hiện theo đặc trưng loại thể, mức độ vận dụng đậm nhạt
có khác nhau. Trong các thể loại truyện dân gian, giáo viên cần chú trọng đặc biệt đến hàm ý
hội thoại, riêng truyện cười, phải chú ý đến mối quan hệ giữa hàm ý và suy ý. Ca dao dân ca
là nơi xuất hiện rất nhiều biểu tượng văn học. Cho nên, có chú ý đến vấn đề tiền giả định,
đặc biệt là tiền giả định văn bản ta mới có thể giúp học sinh tìm thấy cái hay, cái đẹp trong
sự kín đáo, uyển chuyển của ca dao – dân ca. Tục ngữ là thể loại đặc biệt của nghị luận văn
học. Do sự chi phối của đặc điểm thể loại như vậy nên sự vận dụng bình diện Ngữ nghĩa học
Dụng pháp không thật đậm nét.
14
2.1.2. Ứng dụng các bình diện Ngữ nghĩa học Dụng pháp trong giảng dạy văn bản văn
học thể loại văn học trung đại (Ngữ văn THCS)
Với các tác phẩm văn học Trung đại, chúng tôi xác định hai vấn đề quan trọng giáo
viên cần đặc biệt lưu tâm khi vận dụng bình diện Ngữ nghĩa học Dụng pháp trong giảng dạy.
Đó là vấn đề về ngữ cảnh (rộng và hẹp), hàm ý và suy ý.
a. Vấn đề ngữ cảnh
Trong các tác phẩm văn học Trung đại, vấn đề quan trọng nhất là ngữ cảnh mà tác
phẩm được hình thành. Có như vậy mới suy ra chính xác hàm ý mà nhà văn muốn nói. Khi
dạy văn học trung đại, GV cần chú ý tới bối cảnh giao tiếp rộng (đó là toàn bộ những nhân tố
xã hội, địa lý, chính trị, kinh tế, văn hoá, phong tục, tập quán, của cộng đồng ngôn ngữ). Nó
tạo nên bối cảnh văn hoá của tác phẩm để chuẩn bị tâm thế cho học sinh tiếp nhận. Nếu để
cho HS hiểu VB của văn học trung đại theo nhân sinh quan và thế giới quan ngày nay thì HS
sẽ không bao giờ hiểu được giá trị của tác phẩm cũng như cái tài của nhà văn, nhà thơ.
Chúng ta nên đặt tác phẩm vào đúng thời điểm mà nó ra đời, vào đúng bối cảnh của nó.
Không chỉ là bối cảnh rộng, mỗi một tác phẩm văn học luôn xây dựng nên cho chính
nó một ngữ cảnh. Người ta gọi nó là ngữ cảnh hẹp. Ngữ cảnh hẹp của văn bản văn học là tất
cả những nhân tố: người nói, người nghe, thời gian, địa điểm được nói tới trong tác phẩm.
Những nhân tố trên là những nhân tố chi phối trực tiếp quá trính khám phá nghĩa hàm ẩn của
một phát ngôn trong văn bản.
Trong quá trình phân tích các văn bản văn học Trung đại (Ngữ văn THCS), chúng tôi
sẽ chỉ ra sự chi phối của ngữ cảnh hẹp đến nghĩa hàm ẩn của phát ngôn trong văn bản.
Nhưng quan trọng hơn là việc khắc sâu ngữ cảnh rộng như một đặc trưng của việc ứng dụng
bình diện Ngữ nghĩa học Dụng pháp trong giảng dạy văn bản văn học Trung đại.
Lý lẽ này được minh chứng trong nhiều tác phẩm thơ lẫn văn xuôi Trung đại.
* Thơ Trung đại
15
Trong bài thơ Qua Đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan), nếu không dựa vào Ngữ
cảnh của bài thơ để lý giải thì rất dễ dẫn đến những suy ý sai lầm.
Vận dụng phép thử hàm ý hội thoại trong hai câu thơ sau:
“Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”
(Qua Đèo Ngang – Bà Huyện Thanh Quan, SGK Ngữ Văn 7, tập 1, tr. 102)
Căn cứ vào đặc điểm “có thể suy đoán được” của hàm ý hội thoại, giáo viên có thể
dẫn dắt học sinh lần lượt đưa ra các suy đoán sau đây:
+ Có thể nhà thơ nhớ nước thực sự.
+ Người Việt Nam đứng trên đất nước Việt Nam mà lại “đau lòng” vì “nhớ nước”.
Như thế thì lời thơ sẽ rất khuôn sáo (hoàn toàn lấy ý từ hai câu thơ nổi tiếng ở Trung Quốc),
tình cảm giả tạo (như lời một tác giả Sách giáo khoa đã phê bình).
+ Hẳn nhà thơ phải có một hàm ý nào đó và hàm ý hẳn phải liên quan đến hoàn cảnh
“nước nhà” lúc ấy.
Đến đây, giáo viên tiếp tục dựa vào ngữ cảnh lúc nhà thơ phát ngôn (thời gian sáng
tác bài thơ, địa điểm sáng tác, tâm thế của tác giả, tâm thế của người nghe) để giúp học sinh
lý giải:
Bà Huyện Thanh Quan sống vào một thời đại khác hẳn thời đại ngày nay. Đó là xã
hội đầu đời Nguyễn. Trong xã hội bấy giờ, có một số người, nhất là ở Đàng Ngoài, còn nhớ
cuộc sống dưới thời nhà Lê, chưa quen được nếp sống trong triều đại mới. Số người ấy đã
phải chấp nhận chính quyền của thời nhà Nguyễn với nhiều bất mãn và thương tiếc dồn nén.
Bà Huyện Thanh Quan là một trong số đó. Bà quê ở Thăng Long nhưng được vua nhà
Nguyễn vời vào cung ở Huế làm Cung trung giáo tập (Đàng Trong) . Bài Qua Đèo Ngang
nhiều khả năng được làm trong chuyến hành trình của bà từ ngoài Bắc vào kinh thành Huế.
Đối với người Việt thời Bà Huyện Thanh Quan, vua ở đâu thì nước ở đó. Nước của bà là ở
Đàng Ngoài. Cho nên, khi đi qua Đèo Ngang, ranh giới giữa Đàng Ngoài và Đàng Trong, bà
hoài niệm về cố quốc (nước cũ) của triều Lê – Trịnh ở Đàng Ngoài trước kia.
Nhà Nguyễn tuy tìm cách thu phục nhân tâm Đàng Ngoài, biệt đãi cựu thần triều Lê
nhưng có lẽ khó dung thứ cho sự trung thành, thương tiếc dồn nén trên. Chính vì thế, nhà thơ
16
khó có thể công khai bày tỏ lòng mình.Trên bề mặt phát ngôn, nhà thơ sử dụng một điển tích
quen thuộc trong văn chương cổ Trung Hoa và Việt Nam: Vua nước Thục (Thục Đế) chết
hóa thành chim đỗ quyên, tiếng kêu ai oán như nỗi niềm nhớ nước. Cái khuôn sáo ấy được
giới văn học và dĩ nhiên nhà cầm quyền đương thời sẵn sàng chấp nhận theo ý nghĩa thông
thường nói trên, lại có thể diễn tả đúng tâm trạng mà tác giả không được công khai bày tỏ:
Bất mãn và tiếc thương dồn nén nếp sống dĩ vãng mà mình không dược duy trì dưới triều Lê
(Hàm ý của hai câu thơ).
Rõ ràng, hàm ý này chỉ xuất hiện khi nó gắn với ngữ cảnh vừa nêu. Nếu ngữ cảnh
thay đổi, hàm ý trên sẽ biến đổi theo. Một tác giả sách giáo khoa đã phê bình câu thơ với
giọng mai mỉa, đại khái như sau: “Người Vịêt Nam đứng trên đất nước Việt Nam mà lại ‘đau
lòng’ vì ‘nhớ nước’. Lời thơ khuôn sáo, tình cảm giả tạo!”. Lý do là vì ông đã đặt câu thơ
vào một ngữ cảnh khác, hoàn cành khác, hoàn cảnh nước ta “từ ải Nam Quan đến Mũi Cà
Mau” như bây giờ. Cho nên, hàm ý nêu trên không còn. Thay vào đó chỉ thấy khuôn sáo, giả
tạo, xa rời thực tế, không thiết thực.
Giả sử, tác giả thay thế cách diễn đạt trên bằng một cách diễn đạt khác cùng nội dung
thông tin (một điển cố, điển tích khác cũng diễn tả tâm trạng của người xa xứ xa nhà) thì
hàm ý trên vẫn không thay đổi. Hàm ý đó cũng có thể dễ dàng bị hủy bỏ khi tác giả phủ nhận
hàm ý trong phát ngôn của mình.
Lấy một ví dụ khác. Khi giảng dạy Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn (SGK
Ngữ Văn 7, tập 1, tr.91), làm thế nào để ta khẳng định đằng sau câu chuyện người chinh phụ
tiễn chồng ra trận còn có một nội dung thông tin khác được ẩn dấu kín đáo và bằng cách nào
giúp học sinh phát hiện ra nó?
Cũng dựa vào các đặc điểm của hàm ý hội thoại như trên, giáo viên dẫn dắt học sinh
đi từ nghĩa tường minh đến nghĩa hàm ẩn của văn bản.
Giáo viên có thể giúp học sinh phát hiện các địa điểm liên hệ đến chiến cuộc trong tác
phẩm cách nhau quá xa, các nhân vật mà Chinh phụ nhắc đến thuộc các thời khác nhau (đời
Đường, đời Hán). Cho nên không phải là một cuộc chiến cụ thể nào trong lịch sử Trung Hoa.
Vì vậy mà nghĩa tường minh của văn bản chỉ là lớp sơn bọc ngoài, là một cuộc chiến tranh
giả tưởng giúp che dấu nghĩa hàm ẩn bên trong.
17
Khảo luận từ cảnh ngộ lịch sử đến ý đồ sáng tác của nhà thơ theo phép thử hàm ý hội
thoại như trên, ta dễ dàng giúp học sinh phát hiện nghĩa hàm ẩn của văn bản.
Đặng Trần Côn sống vào thời kì Nam – Bắc phân tranh, là thời kì biến loạn nhất trong
lịch sử nước ta. Những trận xung đột giữa Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn, Chúa Nguyễn và
Tây Sơn là những trận nội chiến liên miên khiến những lứa đôi thiếu niên phải cách bức,
những gia đình êm ấm phải chia lìa. Đặng Trần Côn muốn tỏ xúc động của ông trước tình
trạng xã hội thời ông đang sống: nội loạn khắp nơi, người đương thời có cảm tưởng tình
trạng trên kéo dài không dứt.
Nói đến tình trạng giặc giã mà nguyên nhân chính yếu là sự suy sụp của chế độ đương
quyền, dĩ nhiên , Đặng Trần Côn phải áp dụng lối nói gián tiếp, dùng việc này ám chỉ việc
kia, giấu kín điều mà thực sự mình muốn nói. Ở đây, ông dùng các địa danh, các sự kiện lịch
sử lấy trong sử liệu Trung Quốc để chắp nối thành chiến cuộc. Thực chất không có một cuộc
chiến tranh nào có các địa điểm và nhân vật lịch sử thuộc các thời đại. Từ đó, nghĩa hàm ẩn
được nổi lên khi bóc đi lớp vỏ bọc của nó: “Tố cáo chiến tranh phi nghĩa, thể hiện niềm khát
khao hạnh phúc lứa đôi”.
Hoặc như khi phân tích đoạn trích Nước Đại Việt ta (trích từ tác phẩm “Bình ngô đại
cáo” của Nguyễn Trãi, SGK Ngữ văn 8). Trước tiên ứng dụng phương diện ngữ cảnh của
phát ngôn.
Lý do là tác phẩm thuộc thể loại văn cổ được viết nguyên văn theo chữ Hán, để học
sinh hiểu được giá trị của tác phẩm thì giáo viên phải cho học sinh nắm được ngữ cảnh của
nó. Ngữ cảnh đó trước tiên là ngữ cảnh rộng: Sau khi đánh tan quân Minh xâm lược năm
1428, Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Thái Tổ soạn thảo bài cáo này. Giáo viên phải gợi cho học
sinh hiểu được việc ra đời của bài cáo trong giai đoạn này có ý nghĩa như thế nào. Vì đất
nước ta sau hàng ngàn năm chịu ách nô lệ của thực dân phương Bắc giờ đây lại mới giành lại
được nền độc lập thì thời điểm này là bước ngoặt của lịch sử dân tộc ta. Bài cáo không chỉ
thông báo cho nhân dân biết được về nền độc lập mới giành được mà còn muốn khẳng định
nền độc lập đó với các dân tộc khác. Vậy nên tác phẩm có giá trị như một bản tuyên ngôn
độc lập của dân tộc.
Khi giảng hai câu đầu:
18
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
Ta có tiền giả định là: Phàm là người, ai cũng muốn có cuộc sống hòa bình, được yên
ổn làm ăn. Muốn thế mọi người phải lấy chữ nhân nghĩa mà đối đãi với nhau. Là người đúng
đầu của một nước, mục đích mà họ hướng tới phải là chăm lo cho cuộc sống của nhân dân.
Tiền giả định trên giúp ta hiểu được tinh thần nhân nghĩa lấy dân làm gốc của tác giả, đồng
thời khẳng định tính chính nghĩa của cuộc đấu tranh của nhân dân ta.
Đến 8 câu tiếp theo:
Như nước đại việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục bắc nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau
Song hào kiệt đời nào cũng có
Từ nghĩa tường minh của văn bản, ta có thể xác định tiền giả định: Phàm một nước phải
có đường biên giới của mình, có phong tục tập quán riêng, có một nền văn hiến lâu đời.
Lưu ý cách sử dụng phép lặp cấu trúc câu và phép đối ở câu thơ thứ 5,6, ta dễ dàng
nhận ra một mối quan hệ ngang hàng giữa các triều đại vua Việt với các triều đại vua Trung
Quốc. Trong bối cảnh đất nước Đại Việt bị phương Bắc đô hộ bao nhiêu năm, bị xem là
nước nhược tiểu, bị coi thường, rõ ràng cách sử dụng và sắp đặt câu chữ như trên chứa đầy
dụng ý. Kết hợp ngữ cảnh rộng và ngữ cảnh hẹp của bài thơ, từ nghĩa tường minh và tiền giả
định, ta thấy hàm ý được nổi lên: Nước Đại Việt và Trung Quốc chỉ có mối quan hệ ngang
hàng, ý thức dân tộc, lòng tự hào dân tộc được đẩy lên cao độ.
6 câu cuối cùng của đoạn trích:
Vậy nên:
Lưu Cung tham công nên thất bại
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong
19
Cửa Hàm Tử bắt sóng Toa Đô
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã
Việc xưa soi xét
Chứng cớ còn ghi.
Nghĩa tường minh: Nước ta đã từng đối mặt với không ít những cuộc chiến tranh
xâm lấn của kẻ thù bên ngoài, đã bao lần đánh tan những thế lục xâm lược hung bạo nhất –
những chiến công vĩ đại được lưu lại sử sách muôn thuở.
Cũng xuất phát từ văn bản, giáo viên giúp học sinh nhận ra việc tác giả sử dụng một
chuỗi liệt kê dồn dập vối những chiến thắng cụ thể nhằm mục đích khẳng định truyền thống
chống ngoại xâm kiên cường, bất khuất từ muôn đời của nhân dân ta.
Trong hoàn cảnh đất nước vừa giành được độc lập sau nhiều năm chịu ách đô hộ của
giặc phương Bắc thì bài cáo như bản hùng ca ca ngợi chiến tích của nhân dân ta, ca ngợi tinh
thần chiến đấu và chiến thắng ngoại xâm của dân tộc. Đồng thời đây cũng là một sự khẳng
định độc lập và quyền tự chủ của đất nước ta và tinh thần quyết tâm đánh bại âm mưu xâm
lược của kẻ thù.
“Truyện Kiều” của Nguyễn Du. (SGK Ngữ văn 9)
Nguyễn Du (1756-1820), sinh ra và lớn lên trong một thời đại mà lịch sử đầy biến
động, bản thân ông và gia tộc của ông cũng trải qua bao nhiêu thăng trầm. Cuối thế kỉ XVIII
đầu thế kỉ XIX, xã hội Việt Nam vẫn là xã hội phong kiến nhưng không còn ở thời kì hưng
thịnh của nó như thế kỉ XV, XVI mà đi vào thoái trào, khủng hoảng và bế tắc. Giai cấp phong
kiến thống trị trong giai đoạn này tỏ ra không còn năng lực quản lý và lãnh đạo nhà nước, mà
lao vào cảnh ăn chơi truỵ lạc và tranh giành quyền lợi, sinh ra đâm chém lẫn nhau. Truyện
Kiều là bức tranh rộng lớn về cuộc sống thời đại mà nhà thơ của chúng ta đang sống, trong đó
ông muốn làm nổi bật sự đối lập gay gắt giữa quyền sống của con người, nhất là người phụ nữ
với sự áp bức bất công của chế độ phong kiến trong lúc suy tàn.
Trong tay sẵn có đồng tiền
Dầu rằng đổi trắng thay đen khó gì
Hay:
Tiền lưng sẵn có việc gì chẳng xong
20
Không nắm được điều đó HS sẽ khó nắm bắt được cái đau đớn của Nguyễn Du
thương xót cho thân phận người phụ nữ:
Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung
bởi họ “tại gia thì tòng phụ, xuất giá tòng phu mà phu tử thì tòng tử”. Trong xã hội ấy
không hiếm những thân phận như Thuý Kiều, như Đạm Tiên.
Hiểu về thời đại Nguyễn Du sống mới biết những chuẩn mực xã hội được quy định về
chữ tình, chữ hiếu, chữ trung, chữ trinh, chữ tâm, chữ tài, chữ mệnh, chữ nghiệp,…
Ngoài ra thi pháp trong thời kì đó là thi pháp trung đại nhưng Nguyễn Du đã có nhiều
điểm sáng tạo khiến cho tác phẩm của ông có giá trị nghệ thuật cao, thủ pháp tả cảnh ngụ
tình, miêu tả điễn biến tâm lý nhân vật một cách tài tình, dám đem những hình ảnh dung tục
vào trong tác phẩm của mình: cảnh Kiều tắm.
HS sẽ cảm thông cho cách kết thúc tác phẩm, Nguyễn Du vẫn chưa thật sự tìm ra giải
pháp cho thân phận người phụ nữ mà chỉ là:
Từ rày khép của phòng thu
Chẳng tu thì cũng như tu mới là
“Truyện Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu (SGK Ngữ văn 9)
Xã hội trong Lục Vân Tiên là một xã hội đầu thế kỉ XIX suy yếu, loạn lạc: bọn độc
ác, bọn phản trắc, trộm cướp nổi lên khắp nơi, hãm hại những người dân lương thiện, vua bất
tài, gian thần lộng hành, ngoại sâm xâm lược, đất nước lâm nguy… Trong bối cảnh đó xuất
hiện một trang anh hùng hảo hán, một nho sinh chính trực, một con người nghĩa hiệp như
Lục Vân Tiên là ước mơ, khát vọng của tác giả, là chuẩn mực cho vẻ đẹp con người trong xã
hội. Hay một cô gái khuê các, đằm thắm, biết cách cư xử như Kiều Nguyệt Nga. Đó là một
cặp trai tài gái sắc.
Truyện Kiều
Cậy em em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa
Xác định tiền giả định của các từ “cậy, lậy, chịu, thưa” và của cả câu thơ:
+ Hành động, thái độ của kẻ dưới đối với kẻ trên
21
+ Thể hiện sự quỵ luy nhờ vả
+ Xưng hô chị - em. Chị có vai vế lớn hơn em
+ Thuý Kiều mời em ngồi lên ghế, lạy rồi mới thưa chuyện
Nhờ tiền giả định trên, ta mới biết được tâm trạng của Thuý Kiều, sự tin cậy của nàng
với Thuý Vân khi nàng quyết định nhờ cậy em một việc hệ trọng “lấy duyên chị buộc vào
duyên em”. Nàng biết rằng nếu không làm thế, Thuý Vân nhất định sẽ không nhận lời. Đẩy
Thuý Vân vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Qua đó cũng thấy được sự giằng xé trong tâm lý
Thuý Kiều.
* Văn xuôi Trung đại:
Trở lên, tiểu luận đã phân tích một số tác phẩm thơ Trung đại để thấy sự vận dụng
bình diện Ngữ nghĩa học Dụng pháp (vấn đề ngữ cảnh rộng) trong giảng dạy. Tiếp theo tiểu
luận sẽ tiếp khảo sát sự vận dụng này trong phân tích tác phẩm văn xuôi Trung đại.
Trong các tác phẩm văn xuôi Trung đại, “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ
(SGK Ngữ văn 9) là một ví dụ có thể làm rõ sự vận dụng ở khía cạnh này.
Nguyễn Dữ (chưa rõ năm sinh năm mất), sống ở thế kỉ XVI, là thời kì triều đình nhà
Lê đã bắt đầu khủng hoảng, các tập đoàn phong kiến Lê, Mạc, Trịnh tranh giành quyền bính,
gây ra các cuộc nội chiến kéo dài. Người đọc ít nhiều nắm bắt được bối cảnh xã hội thời nội
chiến, hình ảnh chinh phu - chinh phụ, những bà mẹ mòn mỏi đợi con, những người vợ đau
đáu chờ chồng trở về, những đứa con khao khát gặp cha, cha ra trận không biết mặt con và
cả những nghi ngờ, hiểu lầm dẫn tới những cái chết oan khiên. Đó là hiện thực, là bi kịch cần
sự thấu hiểu, cảm thông và lòng tin vào sự thuỷ chung của tình vợ chồng. Qua nhân vật Vũ
Thị Thiết ta thấy được số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
b. Vấn đề hàm ý và suy ý:
Vấn đề hàm ý và suy ý trong một tác phẩm văn học có thể được hiểu ở hai góc độ. Từ
góc độ thứ nhất có thể hiểu: từ hàm ý của tác giả gửi gắm vào trong tác phẩm, ta có thể suy
ý, rút ra những đặc sắc nội dung lẫn nghệ thuật gì. Từ góc độ thứ hai, ta xét mối quan hệ
giữa hàm ý và suy ý ở phạm vi hẹp hơn là nội bộ văn bản. Lúc này, ta thực hiện việc phát
hiện và đánh giá mối quan hệ đó có vai trò và ý nghĩa gì với tổ chức toàn văn bản.
22
* Ở góc độ thứ nhất, cần lưu ý, khi dạy các văn bản văn học Trung đại mang đậm giá
trị hiện thực, phê phán tố cáo xã hội đương thời là HS phải biết được nhà văn không thể
tường minh ý định của mình mà bằng cách này hay cách khác thể hiện điều đó. GV cần
hướng HS tìm hiểu, phát hiện ra được hàm ý của nhà văn và từ đó rút ra suy ý.
Chẳng hạn với Truyện Kiều của Nguyễn Du.
Nguyễn Du xây dựng hình tượng Thuý Kiều, bên cạnh đó còn hàng loạt các nhân vật
mà nhà văn muốn thể hiện thái độ và quan điểm của mình như Từ Hải, Hồ Tôn Hiến, hay tố
cáo thực trạng xã hội đồng tiền như Mã Giám Sinh, Thúc Sinh, Tú Bà, Bạc Hạnh, Bạc Bà,
Thằng bán tơ,… tố cáo triều đình như tên quan tri huyện, gia đình Hoạn Thư,…
Nói về cuộc đời Kiều nhưng thực chất là về toàn bộ xã hội mà nhà văn đang sống với
hiện thực thối nát, bất công tàn bạo. Qua đó giúp HS thấy được nhà văn muốn bộc lộ lòng
thương cảm trước số phận bi kịch của con người, lên tiếng bảo vệ thân phận người phụ nữ,
đề cao nhân phẩm, tài năng cũng như khát vọng chân chính của con người về tự do, công lý,
tình yêu, hạnh phúc. Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc nằm ở đó.
Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.
Đây là một tác phẩm viết theo thề loại truyền kì: ghi chép tản mạn những chuyện kì lạ
vẫn được lưu truyền. Truyện được cấu tạo tương tự một vở kịch cổ điển gồm 3 phần: Khai
đề, thắt nút và giải đề và 2 mạch: Mạch chính và mạch phụ nhưng phải hướng học sinh phát
hiện ra hàm ý của nhà văn: Vũ Nương cũng không thể nào thoát ra khỏi cái thân phận:
Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung
Nhà văn lên tiếng thức tỉnh: hãy quan tâm tới số phận người phụ nữ, đến số phận con
người. Hãy hiểu nhau và đừng phá vỡ hạnh phúc lứa đôi, hạnh phúc gia đình.
* Ở góc độ thứ hai, ta có thể thấy rõ ràng qua việc phân tích những ví dụ sau:
Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ
“Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm
trở về quê cũ, chỉ mong ngày về mang theo được 2 chữ bình yên, thế là đủ rồi. Chỉ e việc
quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuông còn lẩn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế
chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chin quá kì, khiến tiện thiếp băn khoăn, mẹ hiền lo lắng. Nhìn
23
trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trông liễu rũ bãi hoang, lại thổn
thức tâm tình, thương người đất thú! Dù có thư tín nghìn hàng, cũng sợ không có cánh hồng
bay bổng”.
Trước tiên cần xác định bối cảnh giao tiếp hẹp của phát ngôn là trong buổi Vũ Nương
đưa tiễn chồng ra trận, “nàng rót chén rượu đầy tiễn chồng mà rằng:”. Sau đó xác định tiền
giả định của phát ngôn:
+ Trương Sinh ra trận còn nàng, mẹ chồng ở lại quê nhà
+ Người ta ra trận có thể lập được công danh, được đeo ấn phong hầu, vinh quy trở về
làng
+ Chiến trận rất nguy hiểm, có khi ảnh hưởng tới tính mạng con người.
+ Người đi lính khi mùa dưa chín thì thay phiên nhau trở về thăm gia đình
+ Rất nhiều người chinh phụ mòn mỏi chờ chồng, mùa rét thì may áo gửi cho chồng
ngoài chiến trận, ngày ngày trông ngóng tin chồng.
Qua đó suy ra hàm ý của Vũ Nương: nàng không màng vinh hoa phú quý, chỉ cần
chồng được bình an trở về, khi đi xa ngày ngày được bíêt tin chàng. Ở nhà, mọi người sẽ rất
nhớ mong và mùa rét sẽ gửi áo cho chàng, nhìn cảnh mà nhớ thương người đang ở phương
xa. Trương Sinh qua đó thấy được tình cảm, sự quan tâm của vợ dành cho mình. Ngoài chiến
trận chàng sẽ hết sức cẩn trong.
Hay như lời của mẹ chồng nàng trước khi nhắm mắt: “Ngắn dài có số, tươi héo bởi
trời. Mẹ không phải không muốn chờ chồng con về, mà không gắng ăn miếng cơm miếng
cháo đặng cùng vui sum họp. Song, lòng tham vô cùng mà vận trời khó tránh. Nước hết
chuông rền mà số khí cũng kiệt. Một tấm thân tàn, nguy trong sớm tối, việc sống chết không
khỏi phiền đến con. Chồng con nơi xa xôi không biết sống chết thế nào, không thể về đền ơn
được. Sau này trời xét lòng lành ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn,
xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ mẹ”. Tiền giả định của phát ngôn
này là:
+ Con người sống chết là do trời định
+ Người già cả cái chết đến trong nay mai, không ai đoán định trước được
24
+ Người xưa dùng đồng hồ nước để đo thời gian, khi nước chảy nhỏ giọt hết cũng là
lúc chuông báo sáng để bắt đầu một ngày mới.
+ Con người có nhiều ước muốn, dự định nhưng không phải khi nào cũng thực hiện
được
+ Con cái phải tận hiếu với cha mẹ, về bên linh cữu khi cha mẹ mất
+ Ông trời không phụ lòng người tốt
+ Vũ Nương đã làm trọn chữ hiếu với mẹ chồng
Hàm ý: Thời gian qua nhanh, đời người cũng có lúc kết thúc. Mẹ không thể chờ
chồng con về sum họp dù rất muốn. Mẹ mong sau này các con sống hạnh phúc, con đàn cháu
đống. Như vậy là mẹ có thể yên tâm nhắm mắt. Suy ý: Lời trăn trối, dặn dò cũng là lời chúc
phúc của mẹ chồng dành cho mình.
Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu
Khoan khoan ngồi đó chớ ra
Nàng là phận gái ta là phận trai
Xác định tiền giả định, trong xã hội phong kiến, thân phận nam nữ rất rạch ròi, nam
nữ thụ thụ bất thân. Hàm ý của Lục Vân Tiên rằng Kiều Nguyệt Nga chớ nên bước ra khỏi
kiệu kẻo lại vi phạm khuân phép. Nguyệt Nga biết được dụng ý của Vân Tiên nói gì nên ngồi
nguyên trong kiệu.
Cũng trong Truyện người con gái Nam Xương, chính vì suy ý sai nên Trương Sinh
hiểu lầm câu nói của con trai, dẫn đến cái chết oan ức của Vũ Thị Thiết.
Khi dạy, GV cần hướng HS xác định đoạn hội thoại vi phạm phương châm nào
“Sinh dỗ dành:
- Nín đi con, đừng khóc. Cha về, bà đã mất, lòng cha buồn khổ lắm rồi.
Đứa con ngây thơ nói:
- Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước
kia chỉ nín thin thít.
Chàng ngạc nghiên gạn hỏi. Đứa nhỏ nói:
- Trước đây, thường có một người đàn ông đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ
Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả.
25