Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

Báo cáo thực tế chuyên môn 2 di tích lịch sử cấp quốc gia đền thờ anh hùng dân tộc khúc thừa dụ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 46 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
KHOA VĂN XÃ HỘI
================
BÁO CÁO THỰC TẾ CHUYÊN MÔN 2
LỚP: QUẢN TRỊ DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH K9
Sinh viên: Phạm Đình Khánh
Mã SV: DTZ1156180015
Thái Nguyên - ngày 30 tháng 10 năm 2013
MỞ ĐẦU.
Sự nghiệp của các Tiên chúa họ Khúc đã được lịch sử ghi nhận. Từ
“Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu thời Trần, Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô
Sỹ Liên thời Lê đến Việt sử thông giám cương mục của Quốc sử quán triều
Nguyễn đều ghi lại rõ ràng, cho đến cuốn lịch sử Việt Nam tập I do GS. Viện
sĩ Nguyễn Khánh Toàn chủ biên cũng đã ghi:
“Giành lấy chính quyền từ tay bọn phong kiến phương Bắc, Khúc Thừa
Dụ đã kết thúc về cơ bản ách thống trị hơn 1000 năm của bọn chúng. Lịch sử
ghi nhớ công lao của Khúc Thừa Dụ như là một trong những người đặt cơ sở
cho nền độc lập dân tộc”
Bài tiểu luận phần nào đóng góp thêm những thông tin quý báu cho bạn
đọc về lịch sử dân tộc ta, giới thiệu thêm về Đền thờ họ Khúc tới du khách
thập phương cùng biết.
Bài tiểu luận có khai thác thông tin từ nhiều nguồn khác nhau như:
người dân địa phương, ban quản lý khu di tích và nhiều cuốn sách lịch sử có
giá trị (Đại Việt sử ký toàn thư, Lịch sử Việt Nam…) với những phương pháp:
Điền dã, quan sát, liệt kê, tổng hợp,… Kính mong giới thiệu cùng mọi người
cũng như các thầy cô giáo đọc và đóng góp, bổ sung ý kiến cho bài tiểu luận
của em được hoàn thiện hơn.
NỘI DUNG.
I. Báo cáo thực tế.
1.1. Địa điểm thực tế.


Di tích lịch sử cấp quốc gia: Đền thờ anh hùng dân tộc Khúc Thừa Dụ
(thôn Cúc Bồ - xã Kiến Quốc – huyện Ninh Giang – tỉnh Hải Dương)
1.2. Kế hoạch và nhiệm vụ thực tế.
Thời Gian Nhiệm Vụ
Từ
01/09/2013
đến
12/09/2013
Lập kế hoạch đi thực tế.
Xác định nhiệm vụ, mục tiêu thực tế.
Xây dựng đề cương chi tiết cho bài báo cáo.
Xác định thời gian, địa điểm thực tế.
Tìm hiểu sơ bộ về địa điểm thực tế càn đến.
Dự trù những phương án cụ thể trong trường hợp bất trắc.
Từ 13/09/
2013 đến
16/09/2013
Đến địa điểm thực tế tìm hiểu thông tin.
Giới thiệu về bản thân, tiến trình, mục đích nghiên cứu điểm
thực tế với ban quản lý tại đó.
Xin được tham quan sơ bộ tại điểm thực tế, nhờ người ở ban
quản lý chỉ dẫn.
Tìm hiểu kĩ hơn về lịch sử hình thành, những câu chuyện
ngoài nề có liên quan đến anh hùng Khúc Thừa Dụ
Tập trung khai thác thông tin tối đa từ ban quản lý khu di tích
và người dân địa phương.
Từ
17/09/2013
đến
28/09/2013

Lên trường, chọn lọc và thống kê lại những kết quả thu được
và tìm kiếm thêm một số tài liệu khác có liên quan.
Từ
29/09/2013
đến
Quay lại địa điểm thực tế.
Xin các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu
Trao đổi với ban quản lý về những vấn đề chưa hiểu.
30/09/2013
Từ
1/10/2013
đến
20/10/2013
Tôi lên trường tiếp tục chọn lọc những kết quả thu được, kết
hợp với các phương tiện tra cứu, trao đổi thông tin khác như
google, facebook, kiểm tra lại những vấn đề đã hoàn thành,
chuẩn bị dàn ý chi tiết cho đề cương thực tế và làm thành sản
phẩm.
Đúc rút những bài học kinh nghiệm quý báu cho bản thân
1.3. Kết quả đạt được.
- Hoàn thành tương đối kế hoạch và nhiệm vụ đã đề ra.
- Thời gian và địa điểm chính xác như trong kế hoạch.
- Xây dựng thành công đề tài hoàn chỉnh.
- Tìm kiếm được nhiều thông tin bổ ích cho quá trình học tập, nghiên
cứu sau này.
- Tìm hiểu thêm về kiến thức lịch sử dân tộc, lịch sử đấu tranh dựng
nước và giữ nước của ông cha ta.
1.4. Thuận lợi và khó khăn trong quá trình đi thực tế.
1.4.1. Thuận lợi.
- Trong quá trình đi thực tế, phương tiện đi lại bằng ô tô khách đều đặn

nên không bị ảnh hưởng về mặt thời gian thực tế.
- Địa điểm thực tế khá gần nhà nên quá trình đi lại, ăn ở không gặp khó
khăn.
- Có sự hỗ trợ của gia đình và bạn bè, các phương tiện và thiết bị như
xe, máy tính, máy ảnh, điện thoại, máy ghi âm
- Được ban quản lý tin tưởng, giúp đỡ, bảo ban , hướng dẫn nhiệt
tình, chu đáo.
- Được bố mẹ, bạn bè động viên.
- Người dân địa phương tích cực hợp tác, giúp đỡ trong quá trình tác nghiệp
- Sự nghiệp của họ Khúc đã ăn sâu vào tiềm thức của nhân dâm, những
thế hệ nối tiếp ở Cúc Bồ đã có ý thức bảo vệ gìn giữ. Trong tâm thức của nhân
dân vẫn còn những truyền thuyết, vẫn còn đó những tập tục tế lễ hàng năm,
vẫn còn một số di sản văn hóa đáng quý.
1.4.2.Khó khăn.
- Bên cạnh những thuận lợi thì quá trình thực tế cũng gặp không ít
những khó khăn, đó là:
+ Địa điểm thực tế khá xa nơi học tập nên ít được tiếp cận trong thời
gian dài.
+ Thời gian đi thực tế lại phải kết hợp với việc học tập trên trường nên
không thể về được thường xuyên.
+ Sức khỏe bản thân không được tốt nên việc đi lại nhiều bằng ô tô
cũng khó khăn phần nào.
+ Địa điểm thực tế mới được công nhận là di tích lịch sử quốc gia nên
việc sưu tầm. Tìm kiếm thông tin còn nhiều hạn chế và bất cập.
+ Đình thờ họ Khúc ở Cúc Bồ thì bị thực dân Pháp phá đi từ năm 1949.
Thần phả, sắc phong, tư liệu và dữ liệu đã bị hủy hoại và thất tán đi nhiều.
+ Lịch sử đã lui vào quá khứ hơn 1000 năm nên tư liệu còn lạị rất
mỏng manh.
1.5. Kinh nghiệm thu được qua chuyến đi.
- Hiểu biết thêm về truyền thống văn hóa, lịch sử của dân tộc

- Đúc rút ra bài học về cách giao tiếp trong quá trình phỏng vấn.
- Muốn thành công thì không thể thiếu kiến thức thực tế, kiến thức
trong sách vở, cũng như ngoài cuộc sống.
II. Nhật kí cá nhân.
2.1. Từ ngày 01/09/2013 đến 12/09/2013.
- Lập kế hoạch đi thực tế
- Xác định nhiệm vụ, mục tiêu thực tế.
- Xây dựng đề cương chi tiết cho bài báo cáo.
- Xác định thời gian, địa điểm thực tế.
- Tìm hiểu sơ bộ về địa điểm thực tế cần đến.
- Dự trù những phương án cụ thể trong trường hợp bất trắc.
2.2. Từ 13/09/2013 đến 16/09/2013.
2.2.1. Ngày 13/09/2013.
Buổi sáng: 5h30’ tôi bắt đầu dậy để kịp giờ ăn sáng và lên xe về địa điểm tôi
thực tế (Đền thờ Khúc Thừa Dụ - Hải Dương. Đúng 6h tôi đã ngồi yên vị trên chiếc
xe khách màu đỏ thẫm còn mới nguyên chạy tuyến Ninh Giang – Thái Nguyên.
Ngồi trên xe mà lòng tôi không khỏi bồ hồi, lo lắng. Tôi tự hỏi không biết chuyến đi
này của mình sẽ như thế nào? Liệu các cô, các chú, các bác ở đấy có chào đón mình
không, hay là Tôi bắt đầu cảm thấy sợ, một luồng gió lạnh làm tôi nổi da gà, rồi
bao nhiêu ý nghĩ mông nung cứ thoắt ẩn thoắt hiện trong đầu tôi.
6h5’, xe bắt đầu chuyển bánh đi, tôi ngồi trên xe ngắm nhìn cảnh vật
bên ngoài. Khoảng 30 phút sau thì tôi thiếp vào giấc ngủ.
9h40’, xe đến Hưng Yên. Bác tài xế cho các hành khách xuống nghỉ
ngơi giải lao ít phút và đi vệ sinh. Tôi tranh thủ mua mấy chiếc bánh mì về
cho mấy đứa trẻ con. Mười phút sau thì xe lại tiếp tục khởi hành
Khoảng 11h10’, xe đã về đến bến thị trấn Ninh Giang, tôi đón xe bú về
thẳng nhà. Về đến cổng nhà, mẹ đã đón tôi ở bên ngoài và bảo tôi thay quần áo
rồi ăn cơm. Có lẽ vì đi xe hơi mệt nên ăn cơm xong toi đã thiếp vào giấc ngủ cho
đến tận 4h chiều hôm đó. Tôi quyết định ở nhà giúp mẹ nấu cơm, nói chuyện với
mẹ về việc đi thực tế và chuẩn bị để sáng hôm sau mới đến địa điểm thực tế.

2.2.2 . Ngày 14/09/2013.
Không như những lần về nhà khác, sáng nay tôi thức dậy từ 5h30’ để vệ sinh
cá nhân và chuẩn bị bữa sáng cho cả nhà thật là ngon, tạo một bất ngờ cho bố mẹ.
Đúng 6h, bữa sáng đã được chuẩn bị xong, bố mẹ tôi cũng đã dậy từ
lúc nào mà tôi không hay biết. Tôi mời bố mẹ lên nhà dùng bữa sáng để còn
đi làm sớm cho khỏi nắng. Trong bữa ăn, lòng tôi càng phấn khởi hơn không
chỉ vì sắp được đi tìm hiểu địa điểm thực tế mà còn bởi những lời khen không
ngớt của bố mẹ về tài nghệ nấu ăn của tôi.
Khoảng 6h30’, tôi và bố mẹ dùng xong bữa sáng. Cả nhà quây quần nói
chuyện, bố mẹ động viên tôi và căn dặn những điều cần thiết khi đến địa điểm thực
tế. Tôi cũng xin bố mẹ cho mượn chiếc xe cũ để tiện việc đi lại cho nhanh.
6h40’, bố mẹ tôi đi làm đồng, tôi cũng bắt đầu đi đến địa điểm thực tế.
Vì đường xá nông thôn vừa nhỏ lại hẹp nên tôi đi với tốc độ chậm, vừa đi vừa
suy nghĩ viển vông và ngắm nhìn cảnh vật hai bên đường.
Đúng 7h vượt qua quãng đường khá dài tôi đã dừng xe trước cử đền thờ
Khúc Thừa Dụ . Nhìn quanh quẩn một lúc , không tìm thấy chỗ để xe mà để
bên ngoài thì sợ bị trộm mất, tôi đành đánh liều vào một nhà dân gần đó xin
gửi nhờ xe. Đó là nhà anh Thành làm thợ mộc cách cổng chính của đền
khoảng 50m. Rất may, sau khi hỏi han đôi chút thì tôi đã được anh đồng ý cho
gửi nhờ xe. Tôi bắt đầu bước bộ sang cổng chính đền.
Lúc này đã đến giờ mở cửa, 2 cánh cổng đền đã mở rộng chào đón
khách tham quan. Tôi nhẹ nhàng bước từng bước một vào đền với tâm trạng
thảnh thơi. Hiện ra trước mắt tôi là một khug cảnh uy nghiêm, tĩnh lặng, tôi
ngắm nhìn cảnh vật xung quanh, từ những bức phù điêu được trạm trổ tinh tế
cho đến những tượng linh thú, hồ nước xung quanh. Đang mải mê chiêm
ngưỡng cảnh đền thì tôi giật mình bởi một tiếng chào nhẹ từ phía sau: “Chào
cháu, mời cháu vào thăm đền”. Tôi quay người lại, thì ra là bác bảo vệ đền
chừng khoảng 60 tuổi, tôi kính cẩn chào lại bác và trình bày mục đích mình
đến đền Nghe tôi nói xong bác rất hào hứng và giới thiệu với tôi, bác tên là
Nga, làm bảo vệ đền đã được bốn năm rồi. Trò chuyện một lúc, bác dẫn tôi

vào gặp ông Triệu (Bùi Quang Triệu). Ông Triệu làm quản lý ở đây từ khi đền
còn là một ngôi đình làng nhỏ, ông chuyên lo việc thờ cúng, đón khách vào
đền. Sau khi nghe tôi giới thiệu là sinh viên về đây tìm hiểu và nghiên cứu,
ông Triệu lại càng hào hứng hơn. Lúc này tôi biết mình đã được chào đón.
Ông cho tôi đi tham quan các gian thờ trong đền , tôi tranh thủ chụp lại
mấy bức ảnh hoành phi, câu đối, các bức tượng thờ. Sau đó ông dẫn tôi đi ngắm
cảnh đền, ông chỉ cho tôi nào là giếng mắt rồng, nào là nhà tả vu, hữu vu, bức
phù điêu tụ nghĩa, cho đến các tượng linh thú, hai tâm bia đá ghi công của anh
hùng Khúc Thừa Dụ vv Tôi và ông trò chuyện vui vẻ, trao đổi cùng nhau như
hai người tri kỉ đã quen nhau từ lâu, mải miết cho đến khi ánh nắng mặt trời đã
gay gắt. Tôi giật mình nhìn đồng hồ lúc này đã là 10h20’ nên tôi quyết định xin
phép chào ông ra về và hẹn ông vào 1h30’ chiều sẽ quay lại.
Khoảng 11h tôi về đến nhà, trong người đã thấm mệt. Mẹ bảo tôi đi rửa
mặt rồi chuẩn bị vào ăn cơm cho khỏi đói. Ăn cơm xong tôi rửa bát giúp mẹ
và vào giường ngủ trưa.
12h45’, chuông báo thức điện thoại kêu. Tôi tỉnh dậy rửa mặt mũi và
thay đồ, chuẩn bị hành trang lên đường.
Đúng 13h20’ tôi đã có mặt trước cửa đền, ông Triệu đã đón tôi ngay ở
cửa chính với một khuôn mặt rạng rỡ tươi cười, tôi lễ phép chào ông và cùng
ông đi vào trong đền. Sau khi ngồi xuống ghế uống nước, tôi bắt tay ngay vào
công việc theo lịch trình đã hoạch định sẵn ở nhà. Tôi cẩn thận ghi chép lại
những thông tin từ ông, chỗ nào chưa hiểu thì hỏi kĩ hơn, nhờ ông giải đáp
giúp. Tôi và ông trò chuyện rất nhiều, ông hăng say kể cho tôi nghe từ vị trí
khu đền, kết cấu, rồi lịch sử hình thành như thế nào, cả trong những năm
tháng kháng chiến ra sao vv
16h30’, câu chuyện của tôi và ông còn chưa đến hồi kết nhưng tôi xin phép
ông được ra về vì phải giúp mẹ nấu cơm. Tôi chào ông và hẹn ông hôm sau.
Buổi tối sau khi ăn cơm xong, tôi vào bàn học bắt đầu tổng kết và chỉnh
sửa, ghi lại mạch lạc những thông tin tìm hiểu được và chuẩn bị cho công việc
của ngày mai.

2.2.3. Ngày 15/09/2013.
Vẫn như ngày hôm qua, tôi dậy từ 5h30’ để ăn sáng và chuẩn bị hành
trang tiếp tục lên đường.
6h30’ tôi bắt đầu lên xe và đi lòng vòng qua mấy khu chợ để ngắm nhìn
chợ quê buổi sáng.
Khoảng hơn 7h, sau khi đã gửi xe vào nhà anh Thành tôi mới bước vào
đền. Thật không may cho tôi, hôm nay ông Triệu phải đi họp đột xuất ở bên
huyện, chỉ có bác Nga bảo vệ tiếp chuyện tôi. Tôi và bác nói chuyện vui vẻ,
hào hứng và thật bất ngờ bởi nhũng kiến thức của bác về khu đền cũng chẳng
kém gì ông Triệu. Bác kể cho tôi nhiều lắm, nào là truyền thuyết giếng ngọc
như thế nào? Sự tích bánh khúc ra sao? Rồi đến những chuyệ về con gái Tiết
độ sứ Khúc Thừa Dụ Tôi phải cong tay, ấn bút để có thể kịp ghi chép lại
những lời của bác. Trong đó tôi nhớ nhất là câu chuyện về sự tích bánh khúc,
cũng xin được tóm tắt lại vài dòng lời của bác như sau:
“ Một năm trời làm đại hạn, mấy tháng không mưa, sông ngòi cạn kiệt,
cây cỏ héo khô, trâu bò không có gì ăn, gày trơ xương. Con người vặt lá cây
ăn trừ bữa.
Trong làng Cúc Thị có một người góa phụ, nuôi hai con nhỏ, đói quá
phải đi mót khoai mậm về nấu cháo ăn vẫn chẳng đủ no. Mậm khoai hết, đành
hái rau tập tàng luộc, đến bữa ba mẹ con ăn cầm hơi
Một lần người mẹ nhìn thấy trong bát rau có lẫn loài rau lạ, mới giật
mình kinh hãi, cũng vì quá vội vàng nên lúc rửa rau không nhận ra. Thị sợ
lắm, chắc mẩm lần này ăn phải rau độc sẽ chết cả nhà.
Nhưng chờ mãi chẳng thấy sao cả. Thực ra thứ rau ấy ăn mát, có mùi
hăng hắc thơm thơm. Lá ánh bạc, mọc nhiều ở chân ruộng mạ nhà hào trưởng.
Chỉ ít sau trời làm mưa, sông ngòi đầy nước, cây cỏ hồi sinh, tôm cá
nhiều, rau đậu lại xanh tốt. Gia đình người góa phụ thoát chết.
Biết tin ấy, hào trưởng Khúc Thừa Dụ cho người gọi mẹ con bà góa đến
cho làm đầy tớ, giúp việc cấy cày.
Một hôm Khúc bà ra cổng chơi chờ Khúc ông đi Nam Sơn hạ trở về,

bỗng nhìn thấy người đàn bà nọ đội trên đầu một rổ sề toàn cỏ dại. Bà hỏi:
- Nhà chị mang cái gì thế kia?
- Bẩm bà, đây là rau dại con nhặt ở ngoài đồng
- Nhặt làm gì cho chật nhà à?
- Dạ không, để ăn ạ. Rau này ăn được. Chúng con đã ăn, mát lành lắm.
Thưa bà không có nó, ba mẹ con nhà con chết đói từ năm ngoái rồi
Nghe chuyện lạ, Khúc bà bảo:
- Thật vậy à, đưa ta xem!?
Khúc bà ngờ ngợ nhận ra loại cỏ này mọc ở bờ ruộng mạ. Nó sinh sản
trong mùa đông, phát triển nhờ hút sương lạnh, mặt lá có màu ánh bạc. Bà
nghĩ: Rau ăn được tất phải lành. Giống rau này từa tựa như cây ngải, chắc
thuộc họ nhà ngải cứu, công dụng cho con người.
Vốn là người xuất thân dòng dõi danh gia, lại về làm dâu nhà hào
trưởng thế lực, nổi tiếng khoan dung giản dị, Khúc bà có tài nữ công gia
chánh. Bà nảy ra ý nghĩ
Sáng hôm ấy Khúc Thừa Dụ dậy muộn, sang bàn ăn, thấy đĩa bánh lạ,
còn bốc hơi nóng hổi, ông hỏi người hầu:
- Đây là cái gì?
- Bẩm ông, bánh bà mới làm ạ. Bà dặn khi nào ông dậy, mang lên để ông
thưởng thức.
- Thế bà đi đâu?
- Thưa, bà đi lễ với các cụ trong làng
Khúc ông ngắm nghía tấm bánh rồi nếm thử. Mùi thơm của bột nếp, mùi
ngậy của mỡ lợn, vị béo ngọt của đậu xanh tạo nên một hương vị dân giã mà
đài các, quả là ông chưa từng một lần được ăn.
Chiều, Khúc bà trở về, ông hỏi ngay:
- Bà cho ta ăn bánh gì mà ngon thế?
- Ông có biết không, bánh làm từ cây cỏ dại ngoài đồng. Rồi bà kể lại
đầu đuôi câu chuyện. Bà giã gạo tẻ làm bột, gạo nếp đồ xôi. Hạt đậu xanh làm
nhân, có mỡ hành phi lên thơm lựng. Rau dại luộc, giã nhỏ rắc đều bột gạo,

dùng nước rau luộc rưới vào luyện và nhuyễn rồi vo tròn, lại dàn mỏng như lá
sen nhỏ. Bánh cho vào chõ, một lượt bánh, một lượt gạo nếp, rồi đồ chín.
Tấm bánh ban đầu chỉ làm thức ăn trong nhà, sau truyền ra bên ngoài.
Ngày đầu chẳng biết gọi là gì, người làm kẻ ăn người ở cứ quen gọi
bánh nhà họ Khúc, bánh Khúc bà làm. Rồi chẳng biết từ bao giờ gọi gọn hơn
là bánh Khúc.
Từ đó điền trang nhà họ Khúc đều có bánh để đón hội xuân. Người đất
Hồng Châu bảo nhau làm bánh, họ ăn không hết thì bán. Bán ngoài chợ, bán
ra hàng xứ. Đến nay thành một đặc sản.
Tương truyền khi Khúc Thừa Dụ khởi nghĩa, đánh chiếm Đại La bánh
khúc thành lương thực thiết yếu. Mỗi nghĩa binh đều mang theo bánh để ăn
liên tục hành quân. Khi làm Tiết Độ Sứ cai trị cả nước Nam, Khúc công vẫn
có thói quen ăn bánh khúc. Sau này ở Hà thành, một vài phố Hàng Ngang,
Hàng Cót, Hàng Chiếu vẫn thấy người bán hàng rong với món bánh khúc mỗi
đêm đêm”.
Nghe bác kể xong cũng là lúc quá trưa, tôi xin phép bác ra về và hẹn
bác buổi chiều.
Khoảng hơn 11h tôi mới về đến nhà vì ngang đường gặp trời mưa to,
tôi phải đội mưa về
Buổi chiều trời mưa suốt nên tôi quyết định ở nhà nghỉ ngơi và cũng vì
cảm thấy hơi đau đầu do phải trời mưa lúc ban sáng.
Buổi tối tôi soạn lại bài, viết lại những thông tin được ghi âm trong
điện thoại, sắp xếp một cách trình tự, cẩn thận, rõ ràng rồi đi ngủ sớm để lấy
sức cho ngày mai.
2.2.4. Ngày 16/09/2013.
Sáng nay tôi dậy muộn hơn mọi ngày bởi dư âm của trận đau đầu hôm
qua. Khoảng hơn 6h sáng tôi mới dậy.
Chuẩn bị xong mọi thứ, khoảng 7h30’ tôi đã đến đền. Không hẹn trước,
từ đằng xa tôi đã thấy ông Triệu nở một nụ cười tươi với tôi. Tôi lại gần và
được ông chào bằng một giọng ân cần: “chào cháu, ông xin lỗi vì hôm qua đi

họp đột xuất mà không báo cháu biết. Hôm nay ông tự phạt với cháu đây”
Tôi kính cẩn chào lại ông và nói: “Ông không tự phạt thì cháu cũng có
nhiều chuyện hỏi ông đây”. Rồi tôi cùng ông vào trong uống trà, vừa uống tôi
vừa bắt tay ngay vào việc. Tôi nói: “Hôm qua bác Nga kể cho cháu nghe
nhiều chuyện lắm. Hôm nay ông nói cháu nghe thêm nữa được không ạ?”.
Ông gật đầu đồng ý và bắt đầu say xưa với những câu chuyện, tôi đã kịp mở
điện thoại ghi âm lại. Ông kể cho tôi nghe những chuyện ít ai biết được về
anh hùng Khúc Thừa Dụ, trong đó có một chuyện mà tôi thấy thú vị nhất, xin
kể lại để mọi người cùng nghe:
Dùng trâu đuổi giặc.
“Khi Khúc Thừa Dụ đã là một thanh niên cường tráng, nối nghiệp cha
làm Hào Trưởng. Ông thường tìm cách chiêu nạp hào kiệt. Tất cả mọi người
đến với ông đều mượn danh là gia khách. Họ về đây tụ nghĩa chuẩn bị cho
khởi nghĩa giành chính quyền.
Bọn giặc đánh hơi thấy, bèn sai quân sĩ đến “thăm” nhà Hào trưởng để
dò la thực hư. Biết chuyện ấy, có người khuyên ông: Nên tiêu diệt bọn này rồi
thừa cơ dốc binh quét sạch quân giặc ra khỏi bờ cõi.
Ông mỉm cười, rồi gọi những người thân tín đến, ông nói:
- Ta đã hiểu ý đồ của giặc. Nay giặc tuy yếu nhưng sức ta chưa mạnh.
Ta đánh thắng một trận nhỏ chẳng đủ bù cho tổn thất lớn sau này. Vì thế ta có
ý định làm thế này, thế này
Về sau, dân làng ai cũng biết. Ông đã sai người lấy những trái ớt thật
cay phơi khô, dã nhỏ bỏ chung với muối rồi cho vào túi nhỏ buộc vào hạ bộ
trâu, cột chặt lại, rồi sai người dắt trâu ra đường nơi quân lính thường qua
lại, chờ sẵn. Quả nhiên lũ giặc kéo đến. Ông hạ lệnh lấy nước sôi đổ vào túi
muối ớt. Trâu bị cay, xót hoảng hốt lồng lên chạy thục mạng. Muối ớt càng
thấm, trâu càng hung dữ, gặp bất cứ ai cũng húc.
Giặc khiếp vía, tránh được trâu này lại bị trâu khác húc. Đường hẹp,
không có lối thoát, chúng chỉ còn biết kêu trời mà thôi. Có tên chết, có tên bị
thương kêu la inh ỏi. Khi trâu đã chạy xa, Khúc Thừa Dụ sai người ra khênh

những tên bị thương về dinh chạy chữa và vỗ về tỏ lòng thương tiếc. Từ đấy,
bọn giặc không dam bén mảng đến nữa”
Nghe chuyện xong cũng là lúc đồng hồ điểm 10h30’ trưa. Tôi xin phép
ông ra về sớm để chuẩn bị đồ chiều lên trường. Tôi hẹn ông 2 tuần nữa sẽ
quay lại nơi này. Tạm biệt ông ra về mà trong lòng tôi đầy lưu luyến không
muốn cách xa, với tôi ông đã như một người thầy tự lúc nào
2.3. Từ 17/9/2013 đến 28/9/2013.
- Tôi lên trường, lấy những thông tin đã ghi âm được từ file trong điện
thoại và ghi chép ra giấy.
- Chọn lọc và thống kê lại những kết quả thu được.
- Chọn lọc những bức ảnh có giá trị để làm tư liệu học tập.
- Tìm kiếm them một số tài liệu khác có liên quan.
- Rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu.
- Lên kế hoạch và tiếp tục chuẩn bị cho chuyến đi sau.
2.4. Từ 29/9/2013 đến 30/9/2013.
2.4.1. Ngày 29/9.
Buổi sáng: chuông báo thức kêu 5h30’, tôi dậy gấp một vài bộ quần áo
vào trong cặp rồi gọi xe ôm ra bến bắt xe khách để kịp giờ về địa điểm thực tế.
Lần này vì hơi mệt nên sau khi yên vị trên xe tôi đã ngủ một mạch về
tận bến thị trấn là 1h hơn, tôi bắt xe bus về nhà. Khoảng 11h30’ thì tôi về đến
nhà, mẹ đã dọn cơm chờ tôi sẵn. Tôi rửa mặt mũi rồi vào ăn cơm ngay, vì hơi
mệt nên ăn xong tôi đi nghỉ 1 chút.
Hơn 12h, đồng hồ báo thức kêu, tôi tỉnh dậy chuẩn bị hành trang đi đến
địa điểm thực tế. Trước khi đi tôi đã gọi điện cho ông Triệu hẹn sẵn nên lần
này tôi không còn cảm thấy lo lắng nữa.
Đi lòng vòng qua mấy khúc đường, đúng 13h tôi đã đến được khu đền.
Lần này bác Nga bảo vệ đền ra mở cửa cho tôi, gặp tôi bác đã hớn hở nói:
“Sao hôm nay cháu mới đến vậy? Ông Triệu đang đợi cháu ở bên trong đấy”.
Tôi cũng kính cẩn chào lại bác và hỏi thăm chút sức khỏe. Linh cảm đã mách
bảo cho tôi biết có chuyện gì lạ lạ ở đây. Tôi mạnh dạn bước vào bên trong,

thấy ông Triệu đang ngồi nói chuyện với một chú nữa. Ông kêu tôi ngồi
xuống uống nước và giới thiệu với tôi: “Hôm nay cháu thật may mắn đấy,
đây là chú Sắn, chắc cháu cũng đã quen thuộc rồi. Chú đang là phó chủ tịch
xã Kiến Quốc và là trưởng ban quản lý chung của đền, có chuyện gì chưa hiểu
hay muốn biết thêm nữa thì cháu cứ hỏi chú ấy. Bây giờ ông phải đi có công
chuyện, hai chú cháu ngồi nói chuyện với nhau nhé”.
Tôi chào tạm biệt ông và ngồi xuống lễ phép chào chú Sắn. Chú là phó
chủ tịch xã nhưng lại vô cùng giản dị, chú mặc chiếc áo sơ mi màu nâu, cái
quần xám với đôi dép quai hậu màu đen đã mòn đế; không đóng thùng cũng
chẳng giầy đen bóng. Tôi bắt tay ngay vào phần việc chính của mình là tìm
hiểu về thực trạng phát triển du lịch của đền, cố gắng khai thác thật nhiều
thông tin từ chú. Thật không may cho tôi là hôm nay chú lại không đem theo
những tài liệu có liên quan đến mảng này. Nhưng chú cũng nhiệt tình giải đáp
một cách khái quát nhất những câu hỏi của tôi. Chú còn kể cho tôi nghe nhiều
câu chuyện mơ mơ hồ hồ, chẳng hạn như Chuyện rùa thần xuất hiện tại buổi
lễ an vị tượng Khúc Thừa Dụ-Khúc Hạo-Khúc Thừa Mỹ tại Cúc Bồ:
Theo lời chú kể lại mà tôi ghi được vài dòng thì… “Hôm đó là ngày
21/7/2008 âm lịch, ông Bùi Văn Nam (là anh em họ với chú Sắn) nhân đi thăm
vùng đăng tại “Cống Nhạng” trước cửa đền thờ (đoạn sông Luộc nối sông Hồng
với sông Thái Bình. Anh Nam thấy có vật bơi xung quanh túi đăng, giống con ba
ba. Anh lội xuống chặn đăng lại rồi về mang vợt bắt. Khi vớt lên nhìn kỹ thì
không phải là ba ba mà là một con rùa, nên ông mang rùa về đền.
Đêm ấy, khi hành lễ, rùa được thả trong chiếc thau to, dưới làn nước
trong veo. Trong tiếng thanh la, chiêng trống ầm vang, rùa vẫn bơi lội bình
thường. Thấy lạ, nhiều máy quay phim, máy ảnh không rời ống kính. Nhìn
tấm ảnh phóng to50 x 75 thấy rùa có điều rất lạ khác với rùa thường ngày:
Toàn thân màu vàng, tai đỏ, sống lưng có màu xanh sẫm, xen lẫn sọc vàng
mờ. Trên mai, ngăn cách bởi đường viền và sống lưng, nằm gọn trong khuôn
vây thứ nhất hiện lên chân dung một người: gồm khuôn mặt, cổ áo, ngực, đầu
đội mũ vành rộng, trên đỉnh mũ ở giữa trán là phần lóa sáng. Khuôn mặt đầy

đặn, vừng trán cao, phía dưới là đôi mắt, mũi, miệng và gò má. Dưới khuôn
mặt phần kề với đốt sống lưng là cổ áo đóng kín, có đường viền rồi xòe ra hai
bờ vai phủ xuống phần ngực, giống như chiếc áo có màu vàng mờ, xanh mờ.
Vây thứ hai kề bên là hình ảnh người phụ nữ, dứng nghiêng, khuôn mặt
bầu, mái tóc búi ngược phía sau, khoác trên người một chiếc áo dài, rộng.
Trên áo có hai sọc vàng chạy song song từ cổ xuống phủ đến chân để lộ bàn
chân giống đôi hài mũi vuông.
Chân dung trên mai Rùa giống pho tượng Khúc Tiên Chúa đang thờ
trong cung điện. Tiên Chúa đầu đội mũ “Xung thiên”. Trên đỉnh mũ có đôi
rồng chầu (Lưỡng long chầu nguyệt), khuon mặt đầy đặn, phúc hậu, cổ áo,
ngực, bờ vai rất cân đối
Đằng xa kia là chân dung người phụ nữ đang đứng. Đấy có thể là chân
dung của công chúa Khúc Thị Ngọc-em Trung chúa Khúc Hạo. Người có
công giúp cha anh xây dựng và mở mang đất nước. Khi bà “hóa” được nhân
dân kính yêu, tôn là “Thánh mẫu Quỳnh Hoa”. Theo nhà nghiên cứu Hoàng
Tuấn Phổ: Bà là con của Khúc Tinh Quân và Quỳnh cung Công chúa ở
Thượng Giới được đầu thai xuống trần gian làm con cụ Khúc Thừa Dụ để
khuyến thiện, trừ ác”.
“Hô thần nhập tượng” lễ trọng thay
Tìm Cá được Rùa Bến Cúc đây
Có phải Thiên đình cùng thấu tỏ
Sai Rùa vàng xuống báo tiệp này”.
………………………………….
Sau khi trò chuyện với chú khá lâu, khoảng 10h tôi xin phép chú ra về.
Chú hẹn tôi chiều qua nhà chú ở ngay đầu cầu xã lấy những tài liệu chú có được.
Khoảng 11h thì tôi về đến nhà, sau khi ăn uống và nghỉ ngoei xong. Tôi
đến nhà chú Sắn lấy tài liệu vè tham khảo. Cả buổi chiều và tối tôi dồn toàn
lực vào việc đọc những tài liệu xin được từ chú và chuẩn bị hành trang cần
thiết cho ngày mai.
2.4.2. Ngày 30/9.

Sáng hôm nay trời mưa nhỏ nhưng tôi vẫn quyết định đi xuống đền để
xác minh lại một lần nữa những tài liệu thu thập được từ những ngày vừa qua.
Khoảng hơn 8h tôi mới xuống đến đền gặp ông Triệu. Tôi và ông bàn luận,
trao đổi những thông tin hiểu biết với nhau một cách cởi mở. Thật tình cờ tôi
lại được ông đọc cho nghe bài văn tế anh hung đan tộc Khúc Thừa Dụ, tôi
nhanh tay ghi chép lại được vài dòng sau:
Đẹp thay!
Mây thắm Ninh Giang
Nắng hanh Kiến Quốc
Gió mùa thu man mác Cúc Bồ
Tiết tháng bảy heo may sông Luộc
Thắp hương trầm cung kính người xưa
Dâng lễ vật tri ân đời trước.
Nhớ linh xưa:
Khoan hòa nức tiếng Hồng Châu
Hào hiệp lừng danh đất Cúc
Tuổi thiếu niên-trí tuệ thông minh
Thời trai tráng-quyền năng mưu lược
Gặp kẻ sa cơ, cấp giúp tận tình
Nhìn lũ bạo tàn, ghét căm tột bực
Hào trưởng nhiều đời, đáng vẻ danh gia
Thế lực khắp vùng, xứng trang cự tộc
Kính bậc hiền nhân, môn khách hội tụ đàm luận văn chương
Nghe ông đọc xong bài văn mà trong lòng tôi rạo rực, lòng tôn quý với
người xưa, sự biết ơn chân thành với Khúc Tiên Chúa đã đặt nền móng cho
nền độc lập, tự chủ của nước nhà. Sự cảm thông sâu sắc với Khúc Hậu chúa,
chịu nín nhịn khi sa vào tay giặc để mưu đồ phục quốc trấn giang sơn.
10h30p tôi xin phép cáo từ ông ra về để chiều còn kịp giờ xe chạy lên
trường học. Tôi cũng xin phép ông tạm thời kết thúc chuyến đi về đây để lên
trường tập trung tìm hiểu thêm nữa, nếu có gì sẽ gọi điện về cho ông sau,

phần vì đường xá xa xôi, phần vì sức khỏe và công việc học tập trên trường
nên tôi không thể về nhiều được. Tôi lấy trong túi sách ra một gói trà mà tôi
đã chuẩn bị từ trên Thái Nguyên đem tặng ông rồi ra về. Hai ông cháu chia
tay nhau mà lòng đầy lưu luyến không muốn rời, ông hẹn tôi khi nào về thì
xuống chơi thăm ông, thăm Đền. Tôi chào tạm biệt ông lần nữa rồi lấy xe ra
về, đến từng nhà những người đã giúp đỡ tôi trong suốt khoảng thời gian qua
để guiwr lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất….
2.5. Từ 01/10/2013 đến 20/10/2013.
Tôi lên trường tiếp tục chọn lọc những kết quả thu được, kết hợp với
các phương tiện tra cứu, trao đổi thông tin khác như google, facebook, kiểm
tra lại những vấn đề đã hoàn thành, chuẩn bị dàn ý chi tiết cho đề cương thực
tế và làm thành sản phẩm.
Đúc rút những bài học kinh nghiệm quý báu cho bản thân
III. Sản phẩm thực tế.
TÌM HIỂU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN THỜ KHÚC THỪA DỤ, HIỆN
TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
(thôn Cúc Bồ-xã Kiến Quốc–huyện Ninh Giang–tỉnh Hải Dương)
Chương 1: Một Số Vấn Đề Lý Luận Cơ Bản Về Di Tích Và Di Tích Thờ
Nhân Vật Lịch Sử.
1.1. Khái niệm di tích.
Theo từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học Việt Nam thi: “Di
tích là dấu vết của quá khứ còn lưu lại trong lòng đất hoặc trên mặt đất có ý
nghĩa về mặt văn hóa và lịch sử”.
1.2. Di tích lịch sử văn hóa.
Căn cứ Điều 4 Luật di sản văn hoá, Điều 14 Nghị định số 92/2002/NĐ-
CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật Di sản văn hoá, các di tích được phân loại như sau:
Di tích lịch sử - văn hoá là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ
vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hoá,
khoa học. Di tích lịch sử - văn hoá phải có một trong các tiêu chí sau đây:

- Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu trong
quá trình dựng nước và giữ nước. Các di tích tiêu biểu thuộc loại này như đền
Hùng, Cổ Loa, cố đô Hoa Lư, chùa Thiên Mụ, Cột cờ
- Công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh
hùng dân tộc, danh nhân của đất nước. Các di tích tiêu biểu thuộc loại này
nhưkhu di tích lịch sử Kim Liên, đền Kiếp Bạc, Đền Mẫu Đợi , Lam
Kinh, đền Đồng Nhân, đền Khúc Thừa Dụ…
- Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu của
các thời kỳ cách mạng, kháng chiến. Các di tích tiêu biểu thuộc loại này
như khu di tích chiến thắng Điện Biên Phủ, Địa đạo Củ Chi, khu di tích lịch
sử cách mạng Pắc Bó
1.3. Tiêu chuẩn xếp hạng di tích.
Điều 1. Những bất động sản nói trong Nghị định số 519-TTg của Thủ
tướng Chính phủ ra ngày 29/10/1957 có những tiêu chuẩn sau đây, trong khi
chưa đủ điều kiện phân loại A, B,C, đều được xếp vào một hạng:
1. Di tích lịch sử: Những di tích liên quan đến những sự kiện lớn về
lịch sử đấu tranh của dân tộc qua các thời kỳ, từ tiền sử đến ngày nay.
2. Di tích danh nhân: Di tích của những người đã chết có sự nghiệp
lớn lao góp phần vào lịch sử đấu tranh hay lịch sử văn hóa của dân tộc và thế
giới: anh hùng dân tộc, nhà chính trị, nhà khoa học, văn hào, nghệ sĩ…
3. Di tích kiến trúc nghệ thuật: Những công trình kiến trúc điêu khắc
có giá trị tiêu biểu đóng góp vào kho tàng văn hóa dân tộc và thế giới.
4. Thắng cảnh: Những khu vực sông núi, hồ biển, những phong cảnh
tươi đẹp nổi tiếng ở trong nước và nước ngoài.
5. Di tích khác: Những di tích liên quan mật thiết đến sinh hoạt văn
hóa của địa phương có tác dụng giáo dục tư tưởng, phổ biến văn hóa, khoa
học cho nhân dân địa phương.
Những dấu vết xưa có giá trị cần giữ gìn làm phong phú cho đời sống
văn hóa ở nông thôn hay thành thị.
Điều 2. Những động sản nói trong điều 5 của Nghị định số 519-TTg và

được Ty, Sở văn hóa đăng ký, nếu xét có giá trị lịch sử nghệ thuật tiêu biểu
cũng đều được xếp hạng.
Chương 2: Khái Quát Lịch Sử, Hiện Trạng Đền Thờ Khúc Thừa Dụ
(thôn Cúc Bồ-xã Kiến Quốc–huyện Ninh Giang–tỉnh Hải Dương)
2.1. Khái quát vị trí địa lí đền thờ Khúc Thừa Dụ.
Đền thờ Khúc Thừa Dụ thuộc trang Cúc Bồ - là làng cổ, thời xưa gọi
là làng Gọc, tổng Bồ Dương, phủ Ninh Giang, đất Hồng Châu tự xa xưa.
Nay là thôn Cúc Bồ, xã Kiến Quốc, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương
Đền thờ Khúc Thừa Dụ (Đình Cúc Bồ) nằm ở phía Nam làng Cúc
Bồ, cách bờ đê khoảng 500m, qua dòng Luộc giang là sang đất Quỳnh Phụ
- Thái Bình . Đền xây dựng trên một khu đất cao so với cư dân gần 2m,
mảnh đất hình chữ nhật chiều dài khoảng 600m rộng 300m. Hiện nay chưa
xác định rõ ngôi đình có tự bao giờ. Theo các cụ kể lại, từ thuở xa xưa có
ngôi đình gọi là đình Đồng Cói (Hiện ở đất Quỳnh Hoa- Quỳnh Phụ - Thái
Bình). Bên Quỳnh Hoa có làng Bồ Trang, có tiếng "Bồ" giống Cúc "Bồ".
Dòng sông chuyển mình đình Đồng Cói rời về nơi này.
Đền cách thành phố Hải Dương khoảng 37km, cách Hà Nội 90km và
có các tuyến đường chạy qua như 37A, 37B và 217. Từ thành phố Hải Dương
theo đường số 17 về thị trấn Ninh Giang, đến Cầu Me, rẽ phải đi ước chừng 8
cây số nữa thì đến ngã tư cầu xã Kiến Quốc, rẽ trái đi hơn 1km thì đến Đền.
2.2. Lịch sử hình thành Đình thờ Khúc Thừa Dụ ngày xưa và đền thờ
ngày nay.
2.2.1. Đình làng Cúc Bồ hạt Hồng Châu xưa.

Đình làng Cúc Bồ xưa
Từ xa xưa cúc Bồ đã có Đình thờ Khúc Thừa dụ, Miếu thờ Khúc Hạo,
Đền thờ Quỳnh Hoa công chúa và chùa Kim Liên.
Đình Cúc bồ tọa lạc trên thế ðất long giáng hổ ngồi, gần ðýờng, gần
sông, hiện còn lưu đôi câu đối:
“ Thiên trụ lãi tôn, cậu nhi lục, viễn nhi giang,tả hữu vãng lai chiêm

khởi kính
Địa dư dĩ lập, cao sở phú, hậu sở tái, á- âu phong vũ dịch lan ma”
Ngôi đình tọa lạc trên thế đất cao so với đất cư dân khoảng trên 1 mét.
Theo truyền ngôn: từ xưa làng có ngôi đình Đồng Cói( xây dựng trên đất
đồng cói), hiện nay thuộc xã Quỳnh Hoa, huyện Quỳnh phụ, tỉnh Thái Bình.
Dòng sông luộc chuyển mình, Nhân dân Cúc Bồ đã chuyển ngôi đình đồng
Cói về dựng lại phía nam của làng từ năm nào chưa rõ. Năm 1918, làng tân
tạo lại ngôi đình.
Đình xây dựng theo kiểu chữ Đinh, gồm 7 gian ngoài, 3 gian hậu cung,
kiến trúc nghệ thuật thời Lê-Nguyễn, do 7 hiệp thợ của làng đứng ra đảm
nhiệm. hai bên tả hữu là 2 giải vũ. Trước cửa Đình là một ao rộng. Cổng đình
được kiến trúc là một cổng chính và 2 cổng phụ. Bên cạnh là 2 giếng mắt
rồng, xung quanh có nhiều cây cổ thụ, phong cảnh u hoàn, tuyệt mĩ.
Ngôi đình bị thực dân Pháp tháo gỡ từ năm 1950, khi chúng kéo quân
về đóng bốt tại làng. Ngày xưa, trong đình có rất nhiều đồ thờ rất quý như 3
pho tượng thờ, ngựa ,hài, mũ, long đình, bát biểu hoành phi, câu đối, sạp thờ,
tất cả được sơn son thiếp vàng. Ngày nay chỉ còn: sập thờ, khám thờ, long
đình,bát biểu, hài mũ. Đáng chú ý là bức cuốn tạo thư dựng năm Canh Thìn,
niên hiệu Bảo Đại 1940, nội dung ghi :
“Tổ linh thiêng biến hóa trên đời. Muốn phúc lớn phải có lòng tôn
quý. Lòng nhân từ lớn lao, trí tuệ thần thông, quảng đại mênh mông. Đạo sâu
nặng, xưa nay vẫn tích tụ trong sáng , nghàn thu mãi lưu truyền”.
(Nguyễn Thị Ngọc Lan- Bảo tàng Hải Dương dịch) và một vài bài trâm:
“ Chủ từ tích thư
Tự linh hiển thiên
Cơ khúc lưu thử
Tam vạn cúc kinh”
Nghĩa:
Người được thờ dấu tích được ghi trong sách
Vốn từ xưa đã linh thiêng hiển ưungs

Cơ đồ họ Khúc được lưu tại đây
Trải qua bao đời đất Cúc này vẫn không thay đổi
Và một số câu đối:
1.Thánh đế đại vương lưu vạn phúc
Tam tiên linh chúa tối linh từ
2. Phong vũ bất khả xâm
Đông tây bất khả phạm
3 .Vị Nam thiên tranh tự do quyền, tinh vẫn Khâm Châu anh khí tại
Chỉ Bắc địa thệ tùng nhất trí, nguyệt trầm Cúc thủy nộ đào sinh.
2.2.2. Đền thờ Khúc Thừa Dụ ngày nay.

Đền Khúc Thừa Dụ ngày nay
Đền thờ xây dựng cạnh Đình làng tạo thành quần thể Đình-Làng-Đền-Nước.
Ngôi đến có kiến trúc hình chữ công gồm 5 gian tiền tế, 3 gian trung từ,
5 gian hậu cung. Hai bên có tả vu, hữu vu, giếng mắt rồng, tượng linh thú, hồ
sen, cầu đá, tứ trụ, cây xanh, bồn hoa, cây cảnh… xây dựng theo kiến trúc
truyền thống với nguyên liệu bền vững: đồng, đá, gỗ lim.
Du khách vào chiêm bái dừng xe trước cửa đền đã thấy 2 câu đối trạm
trên trụ đá uy nghiêm:
1. Hưng Nam tráng khí sơn hà tại
Cự Bắc dư linh miếu vũ trường
Nghĩa:
Hưng vượng cõi Nam tráng khí còn với núi sông
Chống cự phương Bắc dư linh bền vững tại miếu đường
2. Công đức bính nam thiên nguy nguy vĩnh tại
Uy phong oanh Bắc địa lẫm lẫm trường tồn
Nghĩa:
Công đức sáng trời Nam nguy nga vĩnh tại
Uy phong lừng đất Bắc lẫm liệt trường tồn.
Qua cầu đá vào cổng chính ( y môn ngoại) có 3 cửa : một cửa chính, 2

cửa phụ. Kiến trúc “ bằng dầu” có 2 tầng. Hai đầu nóc là 2 con rồng đắp nổi,
phía dưới là 2 “nghê đá” ngồi 2 đầu cổng hướng mặt hướng ra ngoài canh giữ.
Qua cổng chính vào sân của phần hội. Ở đây gặp hồ sen ở giữa, xung quanh
hồ là hàng lan can đá trạm khắc tứ linh oai nghiêm, bề thế. Kế tiếp là 10 pho
tượng linh thú (nghê, trâu, ngựa, voi, hà mã) xếp hai hàng hướng mặt vào sân
rồi đến hai bức phù điêu bằng đá giống như bức bình phong trước cửa đền.
Bức bên trái dựng cảnh “ tụ nghĩa”, rèn quân sĩ, đánh Tống Bình và suy tôn
Khúc Thùa Dụ làm Tiết Độ Sứ. Lá cờ đại có chữ Khúc tung bay trước gió.
Bên phải là “Khúc hoan ca” mô tả cảnh thái bình, mở mang nghề nông chăn
tằm, dệt cửi , học hành, lễ hội vui chơi.
Bước qua 5 bậc đá của y môn nội sâu vào phần sân của phần lễ, ngước
nhìn lên nóc nhà thượng điện, có tấm biển đề 3 chữ “Thiên cổ tại”ngự giữa
nóc. Các mái đao là những con rồng uốn cong, tóc dài hình sóng vắt ngược
lên cao rồi uốn chạy xuống phía dưới với vài đợt sóng
Qua 9 bậc thềm vào khu nhà Thượng điện, tai đây có ba ban thờ. Ban
công đồng đặt chính giữa, trên là bức hoành phi có đề 4 chữ Thiên Nam
chính khí, dưới là đôi câu đối:
“Thời thế tạo danh hư, thất cước anh hùng ta xuyễn vận
Giang sơn hàm sấn tiếu, tham công bại phụ khấp tàn nhi”
Nghĩa:
“Thời thế dựng vơi đầy, sẩy bước anh hùng sa lỡ vận
Non sông cười mỉm nụ, tham công cha bại khóc con tàn”
Và hai bên là ban thờ “Lưỡng ban” có hai hoành phi.
Bên phải: “Hồng Châu anh kiệt”
Bên trái là: “Hùng phong do tại”
Và đôi câu đối:
“Cường nhược Bắc Nam thời hữu biệt
Chính nhân hào kiệt thế kỳ ban”
Tại gian trung từ có ba bức hoành phi:
1. Khoan giản an lạc

2. Khí tráng sơn hà
3. Khúc chúa anh linh
Và 3 đôi câu đối:
1. Khoan giản thân dân nghĩa khí cao tiêu hồng vũ nội
An lạc thủ đạo, cơ quyền năng đãi khích vi gian
2. Hồng Châu mục hạ vô Nam Hán
Bắc địa tâm tồn hữu Việt thiên
3. Ta ngã hoài nhân phương hữu Cúc
Ngọc câu di ảnh lục lâm bồ
Khu cung điện có ba pho tượng đồng: tượng Tiên chúa Khúc Thừa Dụ đặt
giữa, phía trên là bức hoành phi: “Khai quốc thừa gia”, phía dưới là đôi câu đối:
“Tiềm phục cù long quy đại hải
Vân khai hồng nhật kiến thanh thiên”
Tượng Khúc trung chúa Khúc Hạo bên phải, trên là bức hoành phi
“sáng nghiệp thùy thống” dưới là đôi câu đối:
“Chí tại hiếu thân thừa kế phát dương vô cải đạo
Khúc toàn đại nghiệp khuất cường tỏa thiểm dĩ thành nhân”
Mọi người chiêm bái ngôi đền tĩnh mịch, uy nghiêm, hào hùng này tất
phải thêm phần ngưỡng mộ. Phải sùng, phải kính, phải bồi đắp thêm lòng tự
hào dân tộc, nhắc nhở con cháu nhớ lấy công lao to lớn của các bậc tiền nhân.
Vả lại, đền thiêng ngự tại đây là thỏa ước mong của nhân dân xứ Đông. Nhân
dân có chốn để xuân thu nhị kỳ, cúng dâng lễ vật hương hoa lên đấng anh
linh. Điều quan trọng là còn nói đến mối quan hệ thế đạo, tới nhân tình, nên ý
nghĩa ngôi đền không phải là nhỏ.
2.3. Khái quát lịch sử và công lao đóng góp của họ Khúc Việt Nam.
2.3.1. Công lao của họ Khúc.
Trong những bộ sử chính thống của quốc gia, trong đình, miếu, đền
thờ, hay trong ghi nhớ bằng kí ức dân gian, bằng tâm linh luôn khắc sâu hình
ảnh, tên tuổi, hành trang, sự nghiệp của các vị anh hung tiên liệt, mà tiêu biểu
là: Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bôn, Mai Hắc Đế, Phùng Hưng, Dương Thanh

trong đó còn có các vị anh hùng họ Khúc thế kỷ X.
Sử cũ chép: Họ Khúc quê ở trang Cúc Bồ, hạt Hồng Châu xưa, nay là
làng Cúc Bồ, xã Kiến Quốc, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương. Khúc Thừa
Dụ là người có chí lớn, tính khoan hòa, thương người nên được nhân dân
trong vùng kính phục.
Năm 905 đời vua Chiêu Tông nhà Đường, chính sự đổ nát, nhân dân
khởi nghĩa khắp nơi. Ở Giao Châu, nhân dân nổi dậy chống bọn thống trị
khiến nhiều kẻ sợ hãi, phải bỏ lỵ sở chạy trốn. Nhân cơ hội này, Khúc Thừa
Dụ đã đứng lên đánh chiếm Tống Bình, tự xưng là Tiết Độ sứ để cai trị Giao
Châu. Nhà Đường bấy giờ đã suy yếu, không thể ngăn cản được cũng đành
thuận để Khúc Thừa Dụ làm “Tĩnh Hải quân Tiết Độ sứ” và gia phong “Đồng
bình Chương sự” (một chức quan cực phẩm của triều đình, được quyền ngồi
ngang với vua bàn việc quốc trọng). Tuy chưa dặt quốc hiệu, xưng đế, xưng
vương, trên danh nghĩa vẫn tự coi mình là mệnh quan của nhà Đường nhưng
thực chất Khúc Thừa Dụ đã tạo nên nền móng tự chủ ban đầu cho đất nước
mà một nghìn năm trước bao bậc anh hùng liệt nữ chưa thể làm được.
Ngày 23 tháng 7 năm 907 (Đinh Mão), Khúc Thừa Dụ mất, con là
Khúc Hạo lên kế thừa đại nghiệp, dựa vào cơ đồ cũ, giữu vững La Thành,
xưng Tiets Độ sứ, tiếp tục làm chủ Giao Châu. Khúc Hạo đã sáng suốt nhận
thức rõ: “phải tạo được nền tảng kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội vững chắc
mới giữ được nền tự chủ lâu dài”. Khúc Hạo đã tiến hành những chính sách
cụ thể: chia đất nước thành Lộ - Phủ - Châu – Giáp – Xã, bình quân thuế
ruộng, tha bỏ lực dịch, lập sổ hộ khẩu kê rõ quê quán giao cho Giáp trưởng
trông coi. Chính sự cốt chuộng Khoan dung – Giản dị - An cư – Lạc nghiệp,
gọi tắt là Khoan – Giản – An – Lạc.
Năm 917, Khúc Hạo tạ thế. Con là Khúc Thừa Mỹ lên kế nghiệp làm
Tiết Độ sứ. Thời điểm này ở Trung Quốc, nhà Nam Hán đã mạnh, chúng diệt
nhà Lương và các nước xung quanh rồi mang quân xâm lược nước ta. Vì lực
mỏng thế cô, Khúc Thừa Mỹ bị Nam Hán bắt.
Họ Khúc truyền 3 đời, tổng cộng 51 năm (879-930), trong đó có 25

năm đất nước thanh bình.
Điều không thể phủ nhận là sự nghiệp của họ Khúc lớn lắm. Đúng như
lời của sử gia Đặng Xuân Bảng ca ngợi: “An Nam dựng nước bắt đàu từ
Khúc Thừa Dụ, mạnh lên thời Dương Đình Nghệ, Ngô Quyền. Sau này Đinh
Tiên Hoàng dựa vào công liệt của các vị ấy. Bởi họ Khúc đã có 3 đời nối tiếp
hùng cứ một phương, lòng người yên ổn, tạo sức để Dương Đình Nghệ đuổi
Lý Tiến, chém Trần Bảo, Ngô Quyền đuổi Lưu Cung, giết Hoàng Thao. Nam
Hán hai lần sang, hai lần thất bại. Tuy chưa xưng đế xưng vương nhưng thế
nước đã dần dần vững mạnh, kẻ thù không lấy lại được. Cho nên xét về việc
xưng đế ché và nhạn phong vương Bắc triều phải lấy Đinh Tiên Hoàng làm
đầu. Nhưng xét việc nối quốc thống, tiếp tục cơ nghiệp Hồng Bàng thì phải
lấy Khúc Thừa Dụ làm trước” (Việt sử Cương mục Tiết yếu).
Đánh giá công lao của họ Khúc trong lịch sử dân tộc, tại hội thảo khoa
học “Khúc Thừa Dụ và họ Khúc trong lịch sử dân tộc” tại Hải Dương, ngày
04/3/1999 đã thống nhất họ Khúc có 4 công lớn:
Một là: Người đặt cơ sở đầu tiên cho nền độc lập dân tộc.
Hai là: Người chấm dứt hơn 1000 năm đô hộ của phong kiến phương Bắc
Ba là: Người đặt mối bang giao thật sự với phương Bắc từ thế kỷ X.
Bốn là: Người xây dựng nhà nước với đường lối Khoan dung, Giản di,
An cư, Lạc Nghiệp gọi tát là Khoan-Giản-An-Lạc.
Bậc trượng phu sinh ra ở đời phải biết cứu nạn lớn, lập công to để tiếng
thơm nghàn năm. Ở vào thế kỷ X, hễ bàn tới các bậc hào kiệt có công xây đắp
nền tự chủ đưa dân ta thoát khỏi đêm trường nghìn năm Bắc thuộc thì Tiên
chúa là bậc có công đầu. Đương khi làm chủ Giao Châu, không ham danh lợi,
rất mực yêu thương nhân dân, rèn sĩ tốt, khí phách cao cả, lấy đạo trị quốc là
chính; lại dáng kính phục nữa là: gia đạo rất mực tôn nghiêm, cha trồng cây
đức, con chăm sóc tốt tươi. Dù cho Tiên Chúa đã đi xa hơn 1000 năm nhưng
sự nghiệp khí thiêng của Tiên chúa cùng với đất nước mãi mãi trường tồn.

×