SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ KINH NGHIỆM “ XÂY DỰNG LỚP HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH
CỰC ”
Ở
ĐIỂM
LẺ
A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
- “Xây dựng lớp học thân thiện” là phong trào lớn của ngành giáo dục được xã hội quan tâm
và đồng thuận. Trong quá trình thực hiện hầu hết các hoạt động đều diễn ra tại điểm Trung
tâm của trường, còn các điểm lẻ thì hầu như ít tham gia hoặc có đi nữa thì cũng là hoa loa,
hình thức. Qua nhiều năm giảng dạy ở điểm Hợp tác xã 7/5 của Trường Tiểu học Cao Bá
Quát bản
thân muốn tạo cho học sinh của lớp mình có sự đoàn kết, hoà đồng và nhất là biết
chủ động
sáng tạo trong học tập, vui chơi, nghỉ ngơi hợp lý, Qua nhiều năm thực hiện kể
từ khi phát động phong trào điểm Hợp tác xã 7/5 của Trường Tiểu học Cao Bá Quát dần dần
đã tạo cho mình một diện mạo mới từ lúng túng, thiếu trước, thiếu sau, không có định
hướng rõ ràng, sự
phân chia với nhau giữa giàu, nghèo, giữa các em học giỏi và em yếu, …
đến nay các em đã xây dựng được mối quan hệ bạn bè tốt, biết gọi “bạn” xưng “tôi”; biết
kính trọng thầy cô và lễ
phép với mọi người.
- Chưa thật sự hài lòng với kết quả đạt được của các năm qua, tôi luôn suy nghĩ và quyết
tâm xây dựng ở điểm lẽ Hợp tác xã 7/5 có lớp học thân thiện và đạt theo các tiêu chí của
ngành đề
ra để sánh vai với các lớp tại điểm Trung tâm có nhiều điều kiện thuận lợi hơn với
mong muốn
học sinh biết nhận thức một cách đúng đắn việc mình làm và sẽ làm, biết chia
sẻ công việc lẫn
nhau. Biết tôn trọng thầy cô, yêu mến bạn bè, biết xem lớp học là ngôi nhà
chung của một đại
gia đình cùng nhau vui chơi, cùng nhau học tập góp phần thành công
SKKN - MỘT SỐ KINH NGHIỆM “ XÂY DỰNG LỚP HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH
CỰC”
Ở
ĐIỂM LẺ
1 /
trong thực hiện chủ đề
năm học và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực” nhất là ở
điểm lẻ như lớp của tôi.
SKKN - MỘT SỐ KINH NGHIỆM “ XÂY DỰNG LỚP HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH
CỰC”
Ở
ĐIỂM LẺ
2 /
B). NỘI DUNG:
I). CƠ SỞ LÝ LUẬN :
- Năm học 2011-2012 là năm học đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng về đổi mới
căn
bản, toàn diện giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa dân chủ
hóa và hội
nhập quốc tế.
- Nhằm thực hiện tốt chủ đề năm học 2011 – 2012 năm học “ Đổi mới căn bản và toàn diện để
nâng
cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục” của Bộ GD&ĐT và Kế hoạch số:
1404/SGDĐT-
GDTH của Sở GD&ĐT Cần Thơ ngày 24 tháng 8 năm 2011 về việc hướng dẫn
nhiệm vụ năm học.
- Căn cứ từ Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22 tháng 7 năm 2008 của Bộ GD và ĐT về
việc phát
động phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong nhà trường phổ
thông giai đoạn 2008-2013; Kế hoạch số 307/KH-BGDĐT ngày 22 tháng 7 năm 2008 của Bộ GD và
ĐT về việc triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện,
học sinh tích cực” trong nhà
trường phổ thông năm học: 2008-2009 và giai đoạn 2008-2013; Hướng dẫn số 2034/SGDĐT ngày 22
tháng 10 năm 2008 của Sở GD và ĐT Thành phố Cần
Thơ về việc hướng dẫn thực hiện “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
- Căn cứ từ mục tiêu, nhiệm vụ năm học 2011-2012 của trường Tiểu học Cao Bá Quát và kế
hoạch thực hiện nhiệm vụ mà nhà trường đã giao cho lớp năm học 2011-2012.
II). CƠ SỞ THỰC TIỄN :
- Xuất phát từ lớp ở điểm lẻ của trường, học sinh từ lâu nay đã có một thói quen “ vui thì đến,
buồn
thì đi” việc duy trì sĩ số là một điều rất khó khăn cho đội ngũ thầy cô giáo. Khi đến lớp các em còn
bỡ ngỡ không biết mình phải làm gì để học tốt, làm gì để vui chơi, không biết xưng hô cách nào cho
phải. Ngay cả việc khi có lỗi muốn nhận lỗi mà không biết nói bằng cách nào với
thầy cô, với bạn bè. Đối với giáo viên thì hết lòng hết sức cung cấp kiến thức cho các em nhằm
đảm
bảo các em có nền tảng vững chắt. Tuy nhiên qua quá trình giảng dạy thực tế không phải
lúc nào
cũng thuận lợi như kế hoạch đề ra làm ảnh hưởng đến chất lượng học tập, vui chơi của
học sinh.
- Từ khi có Chỉ thị số 40 của Bộ GDĐT ban hành về việc phát động phong trào thi đua “xây dựng
trường học than thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông cùng với việc thực
hiện chủ
đề năm học “Đổi mới căn bản và toàn diện để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt
động giáo dục” của Bộ GD&ĐT. Các nội dung rất phù hợp với những khó khăn của lớp mà giáo viên
cần giải quyết. Bản thân hiểu rõ hơn được hướng đi là phải biết làm gì? Và làm như thế nào để cho
học sinh của mình biết cách học và học như thế nào để đạt kết quả tối ưu, có vốn sống
phong phú hơn
và biết thương yêu giúp đỡ lẫn nhau nhiều hơn. Sau khi có Chỉ thị 40 làm định
hướng, bản thân định
hướng lại các việc cần làm và áp dụng cho lớp mình. Sau một năm thực
hiện thì thấy các hoạt động
của lớp thay đổi hẳn, các em biết quan tâm lẫn nhau hơn, không còn vị kỷ với nhau nữa mà cùng giúp
đỡ lẫn nhau trong học tập cũng như trong vui chơi. Từ đó làm cho lớp trở thành khối đoàn kết thống
nhất và hoàn thành tốt các nhiệm vụ mà giáo viên giao cho. Năm học 2011-2012 xây dựng thành công
“ lớp học thân thiện ở điểm lẻ”.
III). NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
1. Quá trình phát triển kinh nghiệm:
Trước đây, khi ở lớp, giáo viên chỉ làm từng phần và theo các chủ điểm của Ban giám hiệu đưa
ra:
như vệ sinh trường lớp, trang trí, học tập … và thực hiện như các phong trào và không liên tục
thường xuyên suốt năm học. Chú trọng đến kiến thức qui định trong chương trình, những kĩ năng
cần đạt chứ chưa quan tâm đến bối cảnh xung quanh, tới kĩ năng sống và sự hoà đồng
cho HS. Đối
với các điểm lẻ việc vận động học sinh ra lớp 100% và duy trì sĩ số 100% đến cuối
năm là thành
công lớn đối với giáo viên chủ nhiệm vì hầu hết cha mẹ các em đều là nông dân không có thời gian
để quan tâm đến việc học tập của con em mình, tất cả việc học tập đều do thầy cô. Có những chuyện
vui, chuyện buồn ở lớp hoặc cần quan tâm giúp đỡ một bạn có hoàn cảnh khó khăn nào đó các em
cần chia sẽ với cha mẹ là một chuyện rất khó. Thậm chí có những em đã nghỉ học 2-3 ngày khi giáo
viên chủ nhiệm đến hỏi thăm mà gia đình vẫn chưa
hay biết. Nói như thế rằng học sinh học ở điểm lẻ
có hoàn cảnh khó khăn từ nhiều mặt như:
cuộc sống gia đình, điều kiện đi lại, môi trường học tập
của các em rất thiếu, khả năng ứng xử,
giao tiếp ….Mặt khác trước đây do chưa thay đổi tư duy
trong dạy học của đội ngũ giáo viên, một số giáo viên có suy nghỉ cục bộ là lên lớp cung cấp đủ kiến
thức, đảm bảo chương trình, đảm bảo sĩ số cuối năm, học sinh lên lớp 100% là hoàn thành nhiệm vụ
mà quên đi cung cấp
những hiểu biết đời thường, những kỹ năng sống có ích, thiếu theo dõi các hoạt
động xung
quanh các em để kịp thời nhắc nhỡ, sữa chửa, hướng các em có những hoạt động đúng đắn.
2.
Giải pháp thực hiện:
2.1 Khi nhận lớp tôi bắt đầu tìm hiểu lý
lịch,
học lực và hạnh kiểm của từng học sinh. Nhận xét mối
quan hệ giữa các em trong lớp với nhau. Từ đó có những chuẩn
bị
cho kế hoạch phân chia các đối
tượng vào các nhóm, tổ với nhau (có giỏi, yếu, có hoàn cảnh khó khăn, hoàn cảnh tốt
…) Từ chỗ chia tổ nhóm với nhau sẽ tạo mối ràng buộc lẫn nhau. Vì vậy mà các em sẽ quan tâm và
giúp đỡ lẫn nhau hơn và thực hiện tốt các yêu cầu mà GVCN đề ra.
Hoạt động học nhóm
2.2 Họp PHHS lớp đầu năm: báo tình hình lớp vận động sự hổ trợ của phụ huynh cho hoạt động
của
lớp.
2.3 Tổ chức cho HS tham gia nhiều hoạt động tập thể nhằm giáo dục ý thức, đoàn kết giúp đỡ
lẫn
nhau như: xây dựng kế hoạch nhỏ lấy tiền giúp đỡ những bạn khó khăn, thiếu thốn dụng cụ
học tập,
liên hoan, cắm trại vào những ngày lễ, tết, hè
2.4 Phát động thi đua trong các tổ nhóm lẫn nhau như: Giúp bạn tiến bộ, giúp hạn vượt khó
…và có tổng kết khen thưởng sau mỗi tiết học, bài đạt điểm 10, sản phẩm đẹp được trưng bày
Góc trương bày sản phẩm
2.5 Sân chơi sôi nổi nhất trong lớp là cây hoa điểm 10. Hàng ngày các em thi đua nhau đính từng bông
hoa tươi thắm. Ngày đầu của tuần cây còn ít hoa, sau những ngày cuối tuần, cây nở
rất nhiều hoa làm
đẹp thêm phần trang trí của lớp. Cuối tuần, tiết sinh hoạt chủ nhiệm tất rộn rã. Tôi phải rất thận trong
khi đánh giá nhận xét và rất công bằng. Ngoài ra tôi rất tôn trọng và động
viên các em, tổ chưa đạt như
mong muốn cố gắng phấn đấu ở tuần sau.
Cây hoa điểm 10
2.6 Góc thư viện là nơi các em chia sẽ những mẫu chuyện mà các em đã được đọc qua để giới
thiệu
với bạn mình và cũng là nơi để các em thường xuyên trao đổi, học hỏi giao lưu với nhau. Các em
chẳng những trao đổi việc học tập mà còn tìm thêm về hoàn cảnh gia đình. Từ đó các em biết chia sẽ
đồ dùng, đồ chơi với các bạn, từ đó tình bạn thêm thân thiết hợn.
Góc thư viện và chia sẽ đồ chơi
2.7 Giờ sinh hoạt ngoài trời cũng rất quan trọng, các em được biết thêm rất nhiều môi trường
sống
xung quanh, các em được biết kĩ năng sống, những việc nên làm và không nên làm. Biết
tái tạo các
những đồ dùng đã bỏ đi để làm những đồ chơi ngộ nghỉnh làm phong phú thêm cho góc sản phẩm
(bao thuốc làm thành Ô tô, chai nước làm chậu hoa, ống hút làm nên bông hoa nhiều màu sắc…).
Biết tự tạo cho mình một cảnh quan thiên nhiên mà do chính các em xây dựng và chăm sóc làm tăng
thêm vẽ đẹp sân trường.
Trồng và chăm sóc hoa kiễng
2.8 Giờ ra chơi nếu chúng ta không chú ý, không nhắc nhỡ thì các em lại sẽ chơi những trò chơi
có
tính chất nguy hiểm như chạy đuổi nhau có thể gây chấn thương. Xác định được vấn đề, giờ
ra chơi
tôi hướng dẫn các em chơi những trò chơi dân gian, bước đầu các em chưa quen nhưng
dần dần các
em chơi rất thành thạo và rất thích.
Trò chơi dân gian
2.9 Sự chuyển biến: Qua thời gian thực hiện, bản thân thấy lớp tiến bộ rõ rệt. Các em chung sống rất
hoà đồng, biết quan tâm và chia sẻ lẫn nhau. Đặc biệt là thực hiện tốt các yêu cầu mà GVCN lớp đề
ra với sự phấn khởi và hăng hái.
3. Kết quả thực hiện kiểm chứng :
3.1 HS tiến bộ khá tốt; biết quan tâm giúp đỡ lẫn nhau.
3.2 Đi đầu trong các phong trào thi đua của trường.
3.3 Đi đầu trong các phong trào vận động quyên góp như: Giúp đỡ đồng bào bị lũ lụt, thiên tai; giúp
bạn vượt khó; quỹ đền ơn đáp nghĩa; quỹ tấm lòng vàng….
3.4 Hầu hết các em đều biết tham gia các hoạt động sinh hoạt vui chơi, biết một số trò chơi dân gian
như: trò chơi Rồng rắn lên mây, Bắt kim thang, chuyền chuyền, Chốn tìm, … mà lâu nay các em còn
bỡ ngỡ .
3.5
Tất cả học sinh ở lớp đều hiểu được cách ứng xử với bạn bè, với thầy cô, với người lớn. Biết
chào lễ
phép mỗi khi có thầy cô giáo ở Trung tâm đến thăm hoặc thầy cô nơi khác đến. Trong
lớp các em tự làm cho mình góc trưng bày và chia sẽ đồ chơi với nhau, các em còn trồng thêm hoa
kiểng xung quanh lớp và xung quanh khung viên trường. Góc thư viện hoạt động hiệu quả,
mỗi học
sinh có 8 đầu sách thiếu nhi, các em rất tích cực mỗi khi học tiết học thư viện.
3.6
Chất lượng:
3.6.1 Năm học: 2009 – 2010:
- Số lượng hs yếu của lớp cuối năm giảm rõ rệt: đầu năm 7/31 em - cuối năm: 0/31 em.
- HS lên lớp thẳng 100%; HS duy trì sĩ số 100%
3.6.2 Năm 2010 – 2011:
- Số HS yếu đầu năm 7/21 – giữa HKI 0/21
- Cuối HKI: Số HS yếu 0/21; Số HS Trung bình 0/21; Số HS khá: 7/21; Số HS Giỏi: 14/21.
- Cuối năm: khá 8; Giỏi 13.
- Hoàn thành chương trình tiểu học 100%, duy trì sĩ số 100%.
- Học sinh viết chữ đẹp cấp trường 3, đạt quận 2
3.6.3 Năm học 2011-2012:
- Số HS yếu đầu năm 16/21 – giữa HKI 0/21
- Cuối HKI: Số HS yếu 0/21; Số HS Trung bình 4/21; Số HS khá: 11/21; Số HS Giỏi: 6/21.
- Giữa HKII: Số HS yếu 0/21; Số HS Trung bình 4/21; Số HS khá: 10/21; Số HS Giỏi: 7/21.
- Viết chữ đẹp cấp trường là 4 học sinh, cấp quận 3 học sinh, Thành phố 1 (bảo lưu).
- Olympic Tiếng Anh 1 học sinh đạt vòng trường, giải toán qua mạng 1 học sinh công nhận
quận.
- Tham dự Hội khỏe Phù Đổng cấp quận môn bóng bàng 1 học sinh đạt giải nhì.
IV). KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
1 Đánh giá kết quả:
1.1 Qua việc áp dụng thực hiện “Lớp học thân thiện, học sinh tích cực” ở điểm lẻ mà từ lâu nay
chúng ta nghỉ là khó thực hiện được. Tuy nhiên bằng quyết tâm và áp dụng một cách đúng đắn
thì kết
quả nhất định sẽ đạt được mà cụ thể là học sinh có ý thức hơn, biết quan tâm đến trường
lớp, quan
tâm đến các hoạt động của lớp, biết giúp nhau học tập cùng nhau tiến bộ.
1.2 Qua thực tế đã đạt được, cần rút ra kết luận là: HS tiểu học tuy còn khó nhưng các em rất
hiếu
động, muốn được tham gia các hoạt động của lớp. Vì vậy là GVCN chúng ta phải mạnh
dạn phân công nhiệm vụ và có kế hoạch hướng dẫn để các em hoàn thành được những nhiệm
vụ được
giao. Từ đó các em sẽ gắn bó hơn với lớp với trường, tạo được mối tương thân, tương ái
với nhau hơn.
1.3 Qua một năm thực hiện mô hình Xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực, ở điểm lẻ
năm
học năm học: 2010-2011 và năm học 2011-2012 bản thân nhận thấy: Ban đầu các em tuy chưa quen
với công việc được giao vì vậy mà các em rất cần được hướng dẫn thực hiện nhiệm
vụ ngay đầu năm. Bước đầu chỉ giao 1, 2 nhiệm vụ sau một thời gian các em đã quen dần với
công
việc thì giáo viên nâng dần nhiệm vụ lên. Khi mới thực hiện có thể các em gặp lúng túng, chưa thạo,
nhưng khi quen dần, các em sẽ rất hứng thú.
1.4 Sự hổ trợ của ban đại diện cha mẹ học sinh lớp cũng là động lực phát huy được tính tích cực
chủ
động của học sinh. Cụ thể qua phiên họp phụ huynh học sinh đầu năm, GVCN nêu những
hoạt động
của lớp và kêu gọi sự hổ trợ của phụ huynh.
1.5 Tổ chức cho học sinh trồng và chăm sóc 13 cây cao và hoa sân trường. Tổ chức cho học
sinh
họp mặt nụ cười xuân, chăm sóc Đình Thần Thới An 1 lần.
2. Kiểm điểm lại kinh nghiệm:
2.1 Qua việc tổ chức thực hiện “xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực” ở điểm lẻ là việc
làm
đúng đắn và là phù hợp với tình hình giáo dục hiện nay nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
toàn diện,
xóa được sự phân hóa giữa điểm trung tâm với điểm lẻ đối với các trường có nhiều
điểm.
2.2 Khi có Chỉ thị 40 của Bộ GDĐT, HS phấn khởi, tích cực hơn trong học tập. Các em không còn vị
kỷ giữa giàu nghèo - giỏi yếu mà các em đã biết quan tâm giúp đỡ nhau hơn, tạo cho lớp
thành đoàn
kết đưa lớp đứng đầu trong các phong trào của nhà trường.
2.3 Phạm vi tác dụng của phương pháp: Được nhiều lớp cùng điểm và lớp ở điểm khác áp dụng.
2.4 Có Chỉ thị 40 làm định hướng, GV mạnh dạn giao ước cho HS và có kế hoạch giúp đỡ các em
thực hiện. HS rất hứng thú và phấn khởi khi được giao việc và hoàn thành công việc. Được
sự đồng
tình của ban đại diện cha mẹ hs lớp và được sự chỉ đạo và hậu thuẩn của BGH trường.
V). KẾT LUẬN:
- Thiết nghĩ, đây là một việc làm trước đây chúng ta cũng đã từng làm, từng thực hiện. Tuy nhiên nó
chưa đầy đủ và chưa cụ thể mà thôi.
- Khi có Chỉ thị 40 của Bộ phát động phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học
sinh
tích cực” làm định hướng, chúng ta mới hiểu rõ thêm những việc cần làm và làm như thế
nào? Và
tác dụng của nó như thế nào đối với sự giáo dục học sinh của chúng ta.
- Tuy nhiên, với phương pháp nào cũng có mặt mạnh, mặt yếu của nó. Cái đáng quan tâm nhất
là làm
sao và làm như thế nào để chúng ta tổng hợp được sức mạnh của các lực lượng trong và ngoài nhà
trường cùng chăm lo và xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện đối với học
sinh.
- Phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong học tập và tinh thần tương
thân,
tương ái tạo lớp mình thành một khối đoàn kết thống nhất cùng nhau tiến bộ và trở thành con ngoan
trò giỏi, có ích cho xã hội sau này.
- “ Xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực” ở điểm lẻ hy vọng sẽ là đề tài được quý thầy
cô
và các bạn ủng hộ, góp phần giảm thiểu sự phân hóa học sinh giữa điểm trung tâm và các điểm lẻ
trong ngành giáo dục quận Ô Môn chúng ta.
VI). ĐỀ XUẤT:
- Giáo dục Thới An nói riêng quận Ô Môn nói chung về cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn, nhiều
trường còn điểm lẻ, sự thiệt thòi của các em học sinh của các điểm lẻ chắc ai trong mỗi
chúng ta cũng điều biết. Việc “Xây dựng lớp học thân thiện ở điểm lẻ” nên chăng chúng ta cần
tập
trung quan tâm để giúp các em có được môi trường học tập tốt hơn, thu hút học sinh tại địa
bàn học
nhiều hơn, giảm áp lực sự đi lại của các em, góp phần tích cực cho công tác Phổ cập
GDTH đúng độ
tuổi. Đồng thời tạo được sự đồng thuận và mối quan hệ tốt giữa Nhà trường – Gia đình – Xã hội.
- Qua Đề tài, tôi tha thiết kêu gọi các cấp, các ngành tăng cường đầu tư cơ sơ vật chất, trang thiết bị
cho các điểm lẻ được tốt hơn, Ban giám hiệu, nghiệp vụ Phòng giáo dục thường xuyên thăm điểm,
dự giờ, để giúp đỡ chúng tôi hoàn thiện hơn trong việc thực hiện phong trào “Xây dựng lớp học
thân thiện, học sinh tích cực”.
Thới An, ngày 26 tháng
3
năm 2012
Người viết
Nguyễn Thị Hạnh