Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

SKKN Ứng dụng CNTT thiết kế giáo án điện tử và một số phần mềm trong việc tổ chức hoạt động giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (384.59 KB, 24 trang )

A/ MỞ ĐẦU
I. Đặt vấn đề
Bậc học mầm non trong những năm gần đây đang tiến hành đổi mới
chương trình chăm sóc - giáo dục cho trẻ, nên việc tổ chức các hoạt động phù
hợp với sự phát triển của từng cá nhân trẻ, kích thích sự hứng thú của trẻ trong
hoạt động học tập một cách chủ động, tích cực, hồn nhiên, vui tươi là hết sức cần
thiết. Để đáp ứng những nhu cầu trên, đồng thời tạo cơ hội cho giáo viên phát
huy khả năng sáng tạo trong việc lựa chọn và tổ chức các hoạt động chăm sóc -
giáo dục trẻ một cách linh hoạt, mềm dẻo, thực hiện phương châm “học bằng
chơi - chơi mà học”, đáp ứng mục tiêu phát triển trẻ một cách toàn diện về thể
chất, tình cảm - xã hội, ngôn ngữ, trí tuệ, thẩm mỹ; việc đưa công nghệ thông
tin vào hoạt động học tập - hoạt động vui chơi là giải pháp hữu hiệu giúp trẻ làm
quen với một phương pháp học tập mới, hiện đại.
Nếu một hoạt động chỉ hoàn toàn sử dụng những tranh ảnh màu thông
thường và một hoạt động có sử dụng một số hình ảnh động, bắt mắt từ màn
hình máy vi tính thì sự lôi cuốn trẻ chắc chắn có sự khác biệt. Chính vì vậy, việc
gây hứng thú cho trẻ đồng thời tạo nền tảng cho trẻ thu nhận kiến thức một cách
nhẹ nhàng không chỉ dựa vào khả năng vận dụng phương pháp tổ chức của cô mà
còn phụ thuộc vào khả năng vận dụng công nghệ thông tin trong giáo dục.
Bên cạnh đó, trẻ em ngày nay rất linh hoạt trong các hoạt động, do đó
việc tiếp cận với khoa học công nghệ của trẻ càng nhạy bén và tinh tế hơn. Vì
vậy, thực tế đòi hỏi mỗi giáo viên phải năng động, sáng tạo để “ lớn” lên cùng
với trẻ nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của trẻ.
Với tấm lòng yêu nghề mến trẻ và xuất phát từ khả năng ứng dụng công
nghệ thông tin (ƯDCNTT) muốn đem tâm huyết của mình để đóng góp cho
trường, hổ trợ cho tập thể giáo viên, giúp cho các cháu nâng cao nhận thức trong
các hoạt động giáo dục nên tôi đã chọn đề tài “Ứng dụng công nghệ thông tin:
thiết kế giáo án điện tử và một số phần mềm trong việc tổ chức các hoạt động
giáo dục”
1. Thực trạng của vấn đề cần giải quyết:
Trong những năm gần đây, vấn đề ƯDCNTT vào hoạt động giáo dục


bậc mầm non bắt đầu đưa vào thực tế , tuy nhiên trong quá trình thực hiện đã có
những thuận lợi và khó khăn như sau:
* Thuận lợi
+ Về phía nhà trường: Trường Mầm Non Quy Nhơn là một trường trọng
điểm chất lượng của tỉnh, là trường chuẩn quốc gia. Và Mầm Non Quy Nhơn cũng
Giáo viên: Phạm Thị
Hồng Cẩm
là trường làm điểm trong việc thực hiện ƯDCNTT vào chương trình giáo dục
mầm non. Do đó nhà trường có sự đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học
hiện đại phục vụ cho công tác thực tế của nhà trường.
+Về phía giáo viên: Đa số giáo viên có trình độ chuẩn và vượt chuẩn, có
chứng chỉ và khả năng về tin học, có nhiều năm kinh nghiệm trong công tác chăm
sóc giáo dục trẻ.
+ Về phía phụ huynh: Đa số phụ huynh rất quan tâm đến nhà trường luôn có
sự ủng hộ tích cực trong công tác xã hội hóa giáo dục.
+ Về phía bản thân: Tôi đã đạt trình độ đào tạo vượt chuẩn, có kiến thức về
tin học, rất yêu thích về CNTT nên khả năng tiếp cận CNTT một cách nhạy bén,
sáng tạo.
Hơn nữa, phương tiên thông tin đại chúng phát triển nên giáo viên dễ dàng
tìm kiếm nguồn tài nguyên giáo dục qua mạng. Nguồn tài nguyên này rất phong
phú và đa dạng với những hình ảnh, âm thanh, văn bản, phim… rất sống động, tự
nhiên tích cực sẽ có tác động tích cực đến sự phát triển trí tuệ và nhân cách toàn
diện của trẻ.
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, tôi cũng gặp không ít khó khăn như sau:
* Khó khăn:
+ Về phía nhà trường: trang bị chưa đầy đủ về các phương tiện dạy học hiện
đại: chưa kết nối Internet gây khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin, dữ liệu, máy
vi tính, …Trường Mầm Non Quy Nhơn có 14 lớp nhưng chỉ có 1máy chiếu và 01
laptop dùng chung cho cả trường; 09 bộ máy vi tính dành cho 09 lớp (chiếm tỉ lệ
64%).

+Về phía giáo viên: Trường Mầm Non Quy Nhơn có 28 giáo viên trong đó
17 giáo viên biết sử dụng thành thạo máy vi tính và sử dụng phần mềm PowerPoint
( chiếm tỉ lệ 60,7%)
+Về phía trẻ: kỹ năng tư duy trả lời các câu hỏi chưa nhanh, khả năng hứng
thú, say mê tham gia các trò chơi học tập chưa cao, còn một số trẻ chưa thật sự tự
nguyện tự giác tham gia hoạt động giáo dục (chiếm 55%).
Biểu đồ:
2010-2011
64%
60,7%
55%
+ Về phía phụ huynh: Vẫn còn một số phụ huynh chưa có nhận thức đúng
tầm quan trọng trọng việc ƯDCNTT trong trường mầm non, đặc biệt là việc đánh
giá thấp khả năng của trẻ khi cho trẻ thao tác trực tiếp với máy tính.
+ Đối với bản thân: Tôi thường gặp rất nhiều khó khăn về mặt thời gian.
Công việc chăm sóc dạy dỗ ở trường vào ban ngày tôi đã dành trọn cho trẻ. Ban
đêm đôi lúc tôi còn lo lắng cho gia đình và con nhỏ nên việc tra cứu đòi hỏi rất mất
thời gian, có những bài tập phải chỉnh sửa nhiều lần, đầu tư nghiên cứu, tìm kiếm
hình ảnh, dữ liệu để phù hợp với khả năng và kinh nghiệm của trẻ và hấp dẫn, lôi
cuốn trẻ. Với những khó khăn như vậy nhưng với lòng quyết tâm nên tôi đã cố gắng
hết sức và hoàn thành một số sản phẩm để phục vụ cho chương trình giáo dục mầm
non mới.
2. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới.
* Đối với giáo viên:
Việc ứng dụng công nghệ thông tin để làm đồ dùng dạy học trong giảng
dạy thực sự là một cách để đổi mới phương pháp dạy học , giúp cho giáo viên có
cơ hội tiếp cận được với nền khoa học mới với sự phát triển bùng nổ của công nghệ
thông tin hiện nay. Nhờ ứng dụng công nghệ thông tin để làm đồ dùng dạy học và
tiết kiệm được thời gian nếu thực hiện bằng phương pháp thủ công, giáo viên có thể
lưu trữ bài giảng của mình một cách dễ dàng, gọn nhẹ, khoa học và không bị hư

hỏng. Bên cạnh đó, giáo viên chỉ ngồi trước máy vi tính đã có thể giao lưu, học hỏi,
trao đổi kinh nghiệm với các trường bạn, tỉnh bạn một cách dễ dàng
Giáo viên có thể tìm nguồn tư liệu: hình ảnh, video, nội dung cần thiết,…để
làm cho bài giảng của mình thêm sinh động.
* Đối với trẻ:
Khi được tham gia vào một hoạt động có sử dụng máy móc, thiết bị, những
hình ảnh sinh động, âm thanh ngộ nghĩnh vui tai thì tinh thần tự nguyện tự giác của
trẻ được nhân lên gấp bội
Được tham gia các hoạt động mà ở đó trẻ được tiếp cận được với khoa học,
thông tin: như cách chơi một số trò học tập trên máy, cách sử dụng con chuột, …
trở thành thói quen hữu ích đối với trẻ.
3. Phạm vi nghiên cứu đề tài:.
* Nội dung: Vấn đề ““Ứng dụng công nghệ thông tin: thiết kế giáo án điện
tử và một số phần mềm trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục” được nghiên
cứu để thực hiện chuẩn bị các hình ảnh, câu chuyện, trò chơi, bài hát… phục vụ kế
hoạch tổ chức các hoạt động học theo chương trình giáo dục mầm non mới từ năm
học 2010- 2011 đến nay tại trường mầm non Quy Nhơn.
* Đối tượng: -Tập thể giáo viên trong việc sử dụng giáo án điện tử.
- Tất cả trẻ ở các độ tuổi.
II. Phương pháp tiến hành
1. Cơ sở lý luận và thực tiễn có tính định hướng cho việc nghiên cứu,
tìm giải pháp của đề tài.
*Cơ sở lí luận có tính định hướng cho việc nghiên cứu, tìm giải pháp
của đề tài.
Khi tiến hành, nghiên cứu, định hướng và tìm ra giải pháp, tôi đã dựa vào các
văn bản chỉ đạo như sau:
Theo quyết định số 81/2001/QD- TTg, thủ tướng chính phủ đã giao nhiệm vụ
trọng tâm cho ngành giáo dục là đào tạo nguồn nhận lực CNTT và đẩy mạnh ứng
dụng CNTT trong công tác giáo dục và đào tạo. Năm học 2008-2009, Bộ giáo dục
và đào tạo đã triển khai cuộc vận động "Năm học ứng dụng CNTT trong giảng dạy"

ở tất cả các cấp trường từ đại học, cao đẳng cho đến THPT, THCS,TH và cả bậc
học mầm non.
Thực hiện văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2012-2013 của
bậc học mầm non, Phòng giáo dục đào tạo thành phố Quy Nhơn tiếp tục đề ra
nhiệm vụ: “ Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong trường mầm non”.
Ở tuổi mẫu giáo, tư duy của trẻ có một bước ngoặc rất cơ bản: đó là sự
chuyển của tư duy từ bình diện bên ngoài vào bình diện bên trong, mà thực chất đó
là chuyển những hành động định hướng bên ngoài thành những định hướng bên
trong theo cơ chế nhập tâm dựa vào những hình ảnh của sự vật và hiện tượng trong
cuộc sống, cũng có nghĩa là chuyển từ kiểu tu duy trực quan – hành động sang kiểu
tư duy trực quan hình tượng.
Việc chuyển từ tư duy trực quan – hành động sang tư duy trực quan – hình
tượng là nhờ vào: Trẻ tích cực hoạt động với đồ vật, hoạt động đó được lặp đi lặp
lại nhiều lầm, lâu dần đồ vật được nhập tâm thành những hình ảnh, những biểu
tượng trong óc. Đó là cơ sở để cho hoạt động tư duy được xảy ra ở bình diện bên
trong.
(Trích theo sách : Giáo trình tâmlý hoc trẻ em- tập 2 của PGS. TS
NGUYỄNÁNH TUYẾT)
Công nghệ thông tin không những chỉ có vai trò quan trọng trong công tác
quản lý mà còn là phương tiện dạy học hỗ trợ giáo viên thực hiện việc thiết kế bài
giảng, đổi mới phương pháp dạy học và tổ chức quá trình dạy học ở tất cả các hoạt
động .
Đối với trẻ, việc sử dụng đồ dùng hiện đại là một phương tiện có tác dụng
trợ giúp cho trẻ tiếp thu kiến thức, khả năng tư duy độc lập, sáng tạo, tự học không
ngừng nâng cao.
*Cơsởthực tiễncótínhđịnhhướngchoviệcnghiêncứu, tìmgiải phápcủađềtài.
Chương trình GDMN mới được triển khai và thực hiện từ năm học 2009 –
2010, là bước chuyển đổi từ hình thức đến nội dung, phương pháp thực hiện. Do đó,
ngoài việc tiếp thu và thực hiện chương trình mới vào thực tiễn, bản thân tôi cũng
như các giáo viên tại trường đều ứng dụng các phương tiện dạy học hiện đại để

giảm tải những công việc chuẩn bị của giáo viên cho một số hoạt động giáo dục.
Bên cạnh đó, còn giúp trẻ tăng khả năng hứng thú , tự nguyện tự giác tham gia vào
hoạt động một cách tự nguyện, không gò bó, giúp cho trẻ tiếp thu kiến thức mới tốt
hơn, nhanh hơn, nhạy bén hơn và linh hoạt hơn.
Ban giám hiệu đã quan tâm đầu tư vào cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ
chương trình, có sự chỉ đạo sâu sát. Hàng năm, nhà trường tổ chức các chuyên đề
theo kế hoạch của nhà trường và sự phân công của ngành, nhằm bồi dưỡng nâng
cao trình độ kiến thức, tay nghề của đội ngũ giáo viên cũng như việc chuẩn bị bài
dạy bằng giáo án điện tử. Nhà trường đã yêu cầu giáo viên phải biết sử dụng giáo án
điện tử trong giảng dạy và có kế hoạch kiểm tra việc thực hiện kế hoạch.
2. Thời gian tạo ra giải pháp.
* Năm học 2010- 2011
* Năm học 2011- 2012
* Năm học 2012-2013
B. NỘI DUNG
I. Mục tiêu
Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm,
trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ
vào lớp 1; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực
và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa
tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc
học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời.
Dạy trẻ làm quen với phương pháp học mới: Vừa học - vừa chơi, học trên
máy tính cho mầm non , giúp trẻ vừa chơi vừa học nhằm rèn luyện trí tuệ, củng cố
kiến thức, kỹ năng trẻ đã học, vốn kinh nghiệm sống của trẻ. Làm quen thao tác sử
dụng chuột máy tính, biết thực hiện các lệnh theo yêu cầu và biết sáng tạo theo ý
tưởng của trẻ.
Hiện nay với việc “lấy trẻ làm trung tâm” thực sự trở thành một nhu cầu tất
yếu trong phương pháp dạy học tích cực. Để thực hiện được điều này, bản thân giáo
viên trực tiếp làm công tác giảng dạy gặp rất nhiều khó khăn: Làm sao để lôi cuốn

trẻ vào các hoạt động giáo dục một cách hứng thú, tự nguyện tự giác, vừa đảm bảo
về nội dung giáo dục trong chương trình giáo dục mầm non mới?
Do đó, tôi đã suy nghĩ và trăn trở rất nhiều: làm sao để thông qua những phần
mềm tin học, tạo ra những trò chơi bổ ích, những hình ảnh sinh động, nghộ nghĩnh
hấp dẫn, lôi cuốn trẻ vào các hoạt động giáo dục tại trường mầm non. Vì vậy, thiết
nghĩ “ Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong chương trình giáo dục mầm non
mới” là một đề tài mang tính thực tiễn, đi sâu và góp phần hữu ích trong công tác
giảng dạy bậc học mầm non.
II. Mô tả giải pháp của đề tài
1. Thuyết minh tính mới ( kèm theo đĩa)
a. Năm học 2010- 2011
Nếu trước đây giáo viên mầm non phải rất vất vả để có thể tìm kiếm những
hình ảnh, biểu tượng, đồ dùng phục vụ bài giảng thì hiện nay với việc ứng dụng
CNTT, giáo viên có thể sử dụng Internet để chủ động khai thác tài nguyên giáo dục
phong phú, chủ động quay phim, chụp ảnh làm tư liệu cho bài giảng điện tử. Chỉ
cần một số thao tác "nhấp chuột" là hình ảnh những con vật ngộ nghĩnh, những
bông hoa đủ màu sắc, những hàng chữ biết đi và những con số biết nhảy theo nhạc
hiện ngay ra với hiệu ứng của những âm thanh sống động ngay lập tức thu hút được
sự chú ý và kích thích hứng thú của các cháu vì được chủ động hoạt động nhiều hơn
để khám phá nội dung bài giảng.
Thông qua những giờ học có áp dụng công nghệ thông tin và sử dụng các bài
giảng điện tử, những hình ảnh đẹp, hành vi đẹp, những kỹ năng sống được chuyển
tới trẻ em một cách nhẹ nhàng và sống động; góp phần hình thành ở các em nhận
thức về cái đẹp, biết yêu cái đẹp, mong muốn tạo ra cái đẹp trong cuộc sống và
những kỹ năng sống cần thiết đối với lứa tuổi mầm non.

Làm quen với phần mềm Window Movie Maker:
Khi tôi tự mình học và nghiên cứu trên máy tính, tôi đã phát hiện ra một công
cụ soạn giáo án điện tử khá tiện ích với giáo viên mầm non đó là Phần mềm
Window Movie Maker. Phần mềm này có sẵn trong chương trình Window nhưng

không phải ai cũng chú ý tới nó. Các bạn chỉ cần thao tác nhấp chuột vào Start/
Program/Window Movie Maker, biểu tượng là một cuộn phim. Phần mềm này cho
phép các bạn làm giáo án như những đoạn phim. Các bạn có thể đưa tranh ảnh,
video, âm thanh, chữ viết vào bài giảng của mình và làm hiệu ứng cho chúng thật
sống động. Các bạn muốn tự ghi âm giọng kể truyện ngọt ngào của mình để lồng
vào đoạn phim? Thật đơn giản, các bạn chỉ cần kích vào biểu tượng chính Micro và
làm theo chỉ dẫn mà.
Đối với phần mềm này giáo viên mầm non dễ sử dụng vì tính đơn giản của
nó.
Ví dụ như câu chuyện “ Cáo , Thỏ và GÀ trống”
*Đối với câu chuyện này, tôi thực hiện như sau:
@ Đầu tiên tôi chọn những hình ảnh cần thiết phù hợp với nội dung câu
chuyện.
@ Tiếp theo tôi vào Start/ Program/Window Movie Maker, biểu tượng là
một cuộn phim. Tiếp theo tôi copy lần lượt những hình ảnh trình tự nội dung câu
chuyện.
@ Chọn hiệu ứng cho mỗi bức tranh. Sau đó thực hiện công đoạn lồng tiếng
cho câu chuyện
@Click chuột vào Import audio/music / copy đoạn truyện và paste. Chú ý
chỉnh sửa cho đoạn truyện nào phù hợp với bức tranh nào. Chọn nút play để kiểm
tra lại.
@ Cuối cùng Save/ đặt tên / lưu vào ổ đĩa cần thiết.
Nhượt điểm phần mềm Window Movie Maker là không tạo được những tiểu
tiết nhỏ và nó được xây dựng ở dạng tự động nên sẽ trình chiếu một loạt cho trẻ
xem mà giáo viên không thể kiểm soát hoặc chỉnh sửa sau khi hoàn thành sản
phẩm.
Đối với phần mềm giáo dục POWERPOINT (ppt)
So với phần mềm Window Movie Maker thì POWERPOINT (ppt) có những
tiến bộ vượt bậc hơn. Phần mềm này phức tạp hơn, khó sử dụng hơn nhưng tính
hiệu quả của nó rất cao. Cùng là thể loại kể chuyện nhưng khi tôi dùng phần mềm

ppt thì các cháu rất thích, chăm chú say sưa.
Nếu trước đây cô giáo chỉ cho trẻ xem qua tranh rồi kể cho trẻ nghe câu
chuyện thì chưa thật sự thu hút sự chăm chú, chú ý lắng nghe của hầu hết cả lớp
nhưng khi đưa câu chuyện vào sử dụng ppt, dùng những hiệu ứng và lồng ghép âm
thanh thì đã thực sự kích thích được tính tò mò, ham hiểu biết và chăm chú lắng
nghe của trẻ. Mặt khác, với việc ứng sử dụng phần mềm này cô giáo tự tin hơn, và
có thể khỏa lấp những mặt còn chưa mạnh của cô giáo như : giọng kể chưa hay, vẽ
tranh chưa đẹp.
Ví dụ :
+ Câu chuyện “ Mưu trí của Thỏ Nâu” ; “Lợn con sạch lắm rồi”;
+ Hoạt động âm nhạc “ Giọt mưa và em bé”, “ Tôm cá cua thi tài”
*Đối với dạng ppt này, đặc biệt là hoạt động làm quen với văn học, được thực
hiện như sau:
@ Điều đầu tiên là giáo viên phải nghiên cứu kỹ nội dung của câu chuyện và
chia câu chuyện ra thành những đoạn hợp lý. Sau đó, nghiên cứu về trình tự các
đoạn hội thoại của các nhân vật.
@Tiếp theo là phân chọn hình ảnh phù hợp với các nhân vật trong truyện.
Đối với vấn đề này giáo viên thường sẽ mất rất nhiều thời gian để chọn những hình
ảnh phù hợp. Do đó, chúng ta sẽ có hai cách để tìm kiếm: thứ nhất là vào
GOOGLE.COM - tên của hình ảnh muốn tìm; thứ hai là: chụp ảnh câu chuyện có

hình nhân vât và scan hình ảnh cần thiết vào file, sau đó dùng phần mềm photoshop
cắt riêng từng nhân vật theo ý muốn.
@ Sau đó, sử dụng những hiệu ứng trong chương trình ppt để cho nhân vật
xuất hiện theo trình tự câu chuyện.
@ Cuối cùng là phần lồng tiếng (nếu cần), giáo viên download những lời kể
trên mạng hoặc tự kể rồi lồng vào (Chọn Insert- movie and sound – sound from
file- chọn đường dẫn đến câu chuyện). Đối với phần này, chúng ta nên chọn đuôi
nhạc là “ mp3/wav” thì phần thực hiện sẽ dễ dàng hơn nhiều.
+ Hoạt động làm quen với toán: Đo thể tích.

+ Khám phá khoa học “nước với đời sống”.
* Vềdạng pptnàythìsửdụngcáchthựchiệnnhưtrênnhưng dễhơnvì hìnhảnh rất
dễtìm.
Riêng đối với hoạt động tạo hình, giáo viên nên trực tiếp thực hiện cho các
cháu cùng xem nhưng trên thực tế , một số cô giáo chưa có đủ năng khiều nhiều về
bộ môn này hoặc chưa đủ bình tĩnh tự tin trước trẻ để vẽ mẫu. Vì vậy chúng ta có
thể sử dụng các hiệu ứng của ppt một cách khéo léo và linh hoạt để giúp trẻ có
những đường vẽ thật đẹp trong quá trình hướng dẫn trẻ trong hoạt động tạo hình.
Ví dụ : Vẽ ô tô
* Bài giảng dành cho hoạt đông tạo hình - là hình vẽ sơ đẳng mang tính hình
tượng nên hình ảnh được sử dụng là những hình học cơ bản. Do đó, chúng ta không
cần phải tìm kiếm mà sử dụng công cụ Draw để vẽ trực tiếp trên ppt: Insert/ chọn
dạng hình chữ nhật để làm thùng xe, đầu xe và cửa ra vào
@ Tiếp theo, Insert/ chọn dạng hình tròn để làm bánh xe.
@Và trên thùng xe, vẽ một đường cong biểu tượng cho hàng hóa: Insert/
line/ vẽ theo kích thước cần thiết.
@ Cuối cùng là phần hiệu ứng tô màu cho mỗi hình trên chiếc xe: Custom
animation/ Add effect/ Emphasis/ Chọn màu theo ý thích. Cứ lần lượt như vậy cho
đến hết.
Ngoài ra cũng có thể kích thích sự hứng thú của trẻ trong bộ môn tiếng anh
bằng cách lồng ghép cách đọc của người bản xứ để các cháu cùng đọc theo. Vì trẻ
còn nhỏ thì yêu cầu chính xác về ngôn từ càng cao để giúp trẻ có nền tảng vững
chắc để làm tiền đề cho trẻ phát triển toàn diện.
Ví dụ: Màu sắc, English for children.
* Cách thực hiện bài dạy màu sắc tương tự như trên. Tuy nhiên ở phần “
Enlish for children” thì sẽ khó hơn, nghĩa là: trong một slide chúng ta vừa sử dụng
câu hỏi và câu trả lời . Làm sao để chúng ta thực hiện được điều này? Chúng vẫn
thực hiện các bước cơ bản như trên, nhưng ở phần cài đặt âm thanh thì chúng ta sẽ
quy ước ký hiệu loa ở bên trái là câu hỏi, còn ký hiệu loa bên phải là câu trả lời.
Như vậy khi click chuột vào loa trái thì máy tự động sẽ phát ra câu hỏi, sau đó click

chuột vào loa bên phải thì máy sẽ đọc câu trả lời.
Bên cạnh sự say mê chăm chỉ, thích thú tham gia trò chơi trên máy vi tính
như Kidsmart, Happy kids thì những trò chơi mạng tính ôn luyện trên máy tính
thông phần mềm ppt cũng không kém phần thu hút các cháu. Đối với những trò
chơi như thế này, về cả nội dung và hình thức đều tùy theo yêu cầu của bài giảng và
khả năng của trẻ tại lớp để đưa ra câu hỏi phù hợp với trẻ ở những lĩnh vực khác
nhau hoặc ở dạng tổng hợp kiến thức… Trẻ khi được tiếp xúc với những trò chơi
càng mới, càng khó, càng hấp dẫn thì càng kích thích sự nổ lực, phấn đấu, cố gắng
tìm ra đáp án. Vì vậy nên hầu hết trẻ ở trường nói chung và ở lớp tôi nói riêng rất
thích thú và chơi say sưa với các thể loại trò chơi như trên.
Ví dụ: Bé với tiếng kêu các con vật, Game 0610
* Đối với trò chơi “Bé với tiếng kêu các con vật”, tôi vẫn thực hiện những
thao tác cơ bản về hình ảnh, âm thanh nhưng đặc biệt, tôi chuyển đổi những file
tiếng này sang dạng đuôi wav. Như vậy là tôi đã đưa định dang âm thanh vào ppt
và vì vậy khi copy hoặc di chuyển tôi không cần phải copy luôn file âm thanh kèm
theo vì nó đã được mặc định trong bài rồi.
*Đối với “Gam0610” là một trò chơi mang tính tư duy cao hơn thường được
dành cho các cháu lớp LÁ. Mỗi con số ứng với mỗi câu hỏi và đâp án kèm theo và
được xem như là một tổ hợp riêng lẻ, những hoạt động của con số này không ảnh
hưởng đến những con số khác và ngược lại. Cách làm như sau:
@ Đầu tiên, ý tưởng về những câu hỏi-câu trả lời-cách thể hiện về nội dung qua
hình
ảnh. @ Chọn hình ảnh cho phù hợp.
@Thiết kế dạng câu hỏi và sau đó làm phần đáp án kem theo. Đặc biệt có
thêm dạng câu hỏi trắc nghiệm; do đó khi thao tác trên máy khó hơn là phải dùng
trigger. Sau khi chọn hiệu ứng cho mỗi đáp án thì chọn Trigger cho mỗi đáp án.
*Đối với chương trình tiếng anh theo các chủ đề được thực hiện bởi phần
mềm Proshow Gold . Chúng ta tìm hình ảnh, âm thanh và cài vào chương trình.
Trong chương trình này hổ trợ các cô giáo trong vấn đề dạy tiếng anh có cả vừa
hình ảnh vừa âm thnh, phù hợp với các chủ đề ở trường mầm non.

b. Năm học 2011- 2012:
Giáo viên: Phạm Thị
Hồng Cẩm
Với khoa học này càng phát triển, nhất là công nghệ thông tin nên việc tìm
ra cái mới tinh tế hơn, ưu việt là quy luật tất yếu. Sau khi trẻ được học với các bài
Giáo viên: Phạm Thị
Hồng Cẩm
dạy có sự đầu tư về các phương tiện dạy học hiện đại, dần các cháu ít dần hứng thú
hơn và hầu như có thể dự đoán được ý đồ của giáo viên khi tổ chức hoạt động. Vì
vậy phần nào giảm đi sự say mê, tìm tòi, khám phá cái mới của trẻ. Do đó, bản thân
tôi không nghừng phấn đấu và đã thiết kế thêm một số trò chơi học tập để phục vụ
các hoạt động học theo từng lĩnh vực, phù hợp với từng đề tài mà giáo viên lựa
chọn và thực hiên
Sang năm học 2011-2012: tôi vẫn tiếp tục làm thêm một số chương trình ppt
cho các hoạt động học tuy nhiên đã được lồng ghép các trò chơi khác nhằm gây
hứng thú và thay đổi hình thức cho các cháu được hứng thú hơn :Trò chơi “Rung
chuông vàng”trong hoạt động làm quen với toán “ Số lượng 2” , Trò chơi “ Ai là
Triệu phú”cho hoạt động làm quen với toán “ To- nhỏ”, Câu chuyện “ Ban ngày và
ban đêm”, Câu chuyện “ Cừu và Sói”,Câu chuyện “ Điều ước của sâu bướm”,
Câu chuyện “Gà và vịt”, Vòng đời của vịt
* Trong phần trò chơi “Rung chuông vàng”, “Số lượng 2”, Ai là triệu phú”,
nhưng đây là trò đi sâu, cũng cố cho mỗi nội dung bài dạy và được thiết kế theo
dạng câu hỏi trắc nghiệm, kích thích tư duy của trẻ vừa tạo cho trẻ sự hứng thú, và
đó cũng là cách gợi ý cho trẻ nhiều đáp án để lựa chọn sao cho phù hợp.
Cách thực hiện cũng tương tự như Game 0610.
* Đối với các câu chuyện “Ban ngày và ban đêm”, Câu chuyện “Gà và vịt”,
“Điều ước của sâu bướm” ngoài phần tạo nội dung theo trình tự câu chuyện thì
phần đàm thoại cũng được đưa vào trong bài giảng, dưới dạng tự chọn câu hỏi
thông qua nhũng nhân vật yêu thích. Ở Câu chuyện “ Cừu và Sói” thì phần đàm
thoại được thiết kế dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm, với những câu hỏi có trích lời

các nhân vật thì được lồng tiếng, để giúp trẻ được nghe và cũng cố lại nội dung câu
chuyện nhiều hơn.
Cách thực hiện: các thao tác tương tự những câu chuyện và trò chơi ở trên.
c. Năm học 2012-2013:
Tiếp tục với trò chơi học tập “ Sắp xếp theo quy tắc” trong hoạt động làm
quen với toán “Sắp xếp theo quy tắc” và phóng sự về công việc của công nhân vệ
sinh đường phố, hoạt động làm quen với văn học “Ngày bà bị ốm”
Cách thực hiện: “Sắp xếp theo quy tắc” tương tự như các trò chơi trên.
Cách thực hiện “Công nhân vệ sinh đường phố”: thực hiện giống như “Giọt
mưa và em bé”
Cách thực hiện “Ngày bà bị ốm” tương tự như cách thực hiện với các câu
chuyện, nhưng phần trò chơi sẽ cố gắng cho trẻ lắng nghe và phát hiện ra bài thơ có
những lỗi sai và sửa lại.
2. Khả năng áp dụng:
Trong thời gian từ năm 2010- 2012, những sản phẩm của tôi được bản thân
tôi và các chị đồng nghiệp sử dụng cho hoạt động giảng dạy và có kết quả như sau
a.Thời gian áp dụng và hiệu quả
Thờ
i
gian
Tên đề tài Người sử dụng
Thời điểm sử
dụng
Kết quả
Năm
học
2010
-
2011
Câu chuyện “ Lợn con

sạch lắm rồi”
Nguyễn Thị Hoàng
GVDGTP
Nhà trẻ
Tốt
Khám phá khoa học
“Nước và đời sống”
Hồ Phi Yến
GVDG TP lớp
Chồi 2
Tốt
Bài hát “ Tôm cá của
thi tài”
Nguyễn Thị Trân
Châu
Tiết tốt
Chồi 3
Tốt
-Trò chơi “Bé với tiếng
kêu các con vật”
Trần Thị Thu Hương
Tiết tốt –
Nhóm trẻ
Tốt
-“ Vẽ ô tô’
Nguyễn Thị Trân
Châu
Tiết tốt- Chồi 3 Tốt
English for chilren
Phạm Thị Hồng Cẩm

Kiểmtra ngoại
ngữ-Chồi
Tốt
Màu sắc
Ngô Đình Lệ Thủy
Kiểm tra ngoại
ngữ - Chồi
Tốt
Chương trình phát
âm từ vựng tiếng anh
qua các chủ đề.
Tất cả các giáo viên
trong trường
Dạy tiếng anh Tốt
Năm
Trò chơi “ Rung
Chuông vàng”
Ngô Đình Lệ Thủy Tiết tốt Tốt
Trò chơi “ Số lượng 2” Phạm Thị Hồng Cẩm Tiết tốt Tốt
Trò chơi “ Ai là triệu
phú”
Phạm Thị Hồng Cẩm Tiết tốt Tốt
Câu chuyện “ Ban
ngày và ban đêm”
Nguyễn thị Linh
GVDG cấp
trường
Tốt
học
2011-

2012
Câu chuyện “ Điều
ước của sâu bướm
Lê Thị Anh
GVDG cấp
trường
Tốt
Câu chuyện “ Cừu và
sói”
Phạm Thị Hồng Cẩm Tiết tốt Tốt
KPKH“VòngđờicủaV
ịt

Phạm Thị Hồng Cẩm
Thanh tra
chuyên môn
Tốt
Năm
Trò chơi “ Sắp xếp
theo quy tắc”
Phạm Thị Hồng Cẩm Tiết tốt Tốt
Thơ “Ngày bà bị ốm” Nguyễn Thị Linh
Thanh tra toàn
diện
Tốt
học
2012-
2013
Phóng sự “ Công nhân
vệ sinh môi trường”

Nguyễn Thị Linh
Chuyên đề Sở
“ KPXH
Tốt
b. Khả năng áp dụng tại trường Mầm Non Quy Nhơn và trong ngành:
Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động giáo dục giúp giáo viên
nhẹ nhàng hơn trong vấn đề chuẩn bị đồ dùng dạy học trước đây. Đồng thời những
hình ảnh trên máy tính sinh động, màu sắc tươi, có những cử động tinh tế, bắt mắt
các cháu rất thích. Hơn nữa, nhờ vào chương trình Powerpoint mà giáo viên có thể
thiết kế những trò chơi phát triển tư duy, vừa củng cố nội dung bài dạy, làm cho trẻ
thích thú, tự nguyện tham gia hoạt động học một cách hào hứng.
Sản phẩm được làm ra không chỉ áp dụng trong phạm vi nhà trường mà còn
có thể chia sẽ với các bạn đồng nghiệp bằng cách tải lên trang giáo án điện tử
. Được các đồng nghiệp nhiệt tình ủng hộ, góp ý và gợi thêm
cho tôi những ý tưởng mới, giúp tôi có thêm những sản phẩm mới phù hợp hơn, hữu
ích hơn.
Hơn thế nữa, làm sao để chuẩn bị tốt cho trẻ vào lớp 1, không chỉ về mặt tâm
lý mà còn về khả năng tham gia các trò chơi học tập trên máy tính, tạo nền tảng cho
trẻ có thể tham gia các kỳ thi giải toán, tiếng anh trên mạng ở bậc tiểu học.
3. Lợi ích kinh tế- xã hội:
a. Lợi ích đạt được trong quá trình giáo dục:
Sau những năm thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin, chương trình ppt
vào việc giảng dạy, chúng tôi nhận thấy có nhiều tiện ích như sau:
@ Đối với trẻ:
+Phương pháp ứng dụng CNTT trong giáo dục mầm non tạo ra một môi
trường dạy học sống động và đạt hiệu quả cao, tạo cho trẻ cảm giác hứng thú và
kích thích đa giác quan cho trẻ.
+ Khả năng hứng thú của trẻ tham gia vào các hoạt động âm nhạc cao hơn, trẻ
tự nguyện tự giác hơn.Tư duy, óc phán đoán, trí tưởng tượng, ghi nhớ, suy luận,…
của trẻ càng được nâng cao hơn, khả năng phối hợp giữa trí tuệ, và thao tác nhạy

hơn, nhịp nhàng hơn, tính chính xác càng cao hơn.
+ Khả năng cảm thụ âm nhạc của các cháu cũng được nâng cao vì trẻ say sưa
thích thú nhiều hơn.
+ Trẻ được làm quen với công nghệ thông tin: làm quen với thao tác sử dụng
chuột máy tính, cách sử dụng máy tính và sáng tạo ý tưởng qua bài học.
+ Trẻ tự do khám phá, tìm hiểu và nêu lên những ý kiến cá nhân của mình với
sự khuyến khích, giúp đỡ, gợi ý của giáo viên.
+ Trẻ tham gia hoạt động hứng thú, thoải mái, tự nhiên giao tiếp cùng cô, chia
sẻ hiểu biết - hợp tác cùng bạn. Biết vận dụng những kiến thức đã học để tham gia
các trò chơi học tập, tạo tiền đề cho trẻ khi tham gia Violimpic ở bậc Tiểu học.
@Đối với giáo viên:
Nội dung, tư liệu bài giảng giới thiệu cho trẻ mang tính chân thực, phong
phú. Trong bài giảng điện tử trẻ có thể làm quen với những hiện tượng tự nhiên, xã
hội mà trẻ khó có thể tự bắt gặp trong thực tế.
` Giáo viên có thể chủ động khai thác tìm kiếm nguồn tài nguyên giáo dục qua
mạng thông tin truyền thông, Internet, Nguồn tài nguyên vô cùng phong phú với
hình ảnh, âm thanh sống động sẽ tác động tự nhiên đến sự phát triển trí tuệ của trẻ
mầm non cũng như ảnh hưởng đến quá trình hình thành nhân cách toàn diện ở trẻ.
Tiết kiệm được thời gian cho giáo viên và chi phí cho các hoạt động của
trường mầm non.Khi thấy được sự tiến bộ của các cháu qua mỗi hoạt động học, bản
thân tôi cũng như các chị đồng nghiệp rất vui mừng và thêm phần hưng phấn,để lao
động và cống hiến sức mình vào công việc giảng dạy và cho nhà trường.
b. Về lợi ích kinh tế:
Phần mềm Powerpoint được cãi sẵn trong máy vi tính, các dự liệu về hình
ảnh có thể lên mạng tìm kiếm, và có thể lưu trữ thuận tiện, di chuyễn nhẹ nhàng,
giáo viên chỉ cần học cách sử dụng. Và một điều cần thiết trong vấn đề này, bản
thân giáo viên phải thật sự chăm chỉ và kiên trì để học và tạo nên những bài học có
giá trị cho trẻ. Học ppt không khó nhưng để tạo một bài dạy giúp trẻ dễ hiểu lại
vừa hứng thú phù hợp với độ tuổi thì hoàn toàn ngược lại.
c. Chất lượng và hiệu quả:

Qua thời gian ứng dụng CNTT vào chương trình giáo dục mầm non mới đã
đem lại nhiều hiệu quả đáng kể.
- Về phía nhà trường: Ban Giám Hiệu nhà trường thấy được tiện ích của việc
ứng dụng CNTT vào các hoạt động giáo dục nên đã nối mạng Internet xuống 12
lớp, đầu tư cho lớp 12 máy vi tính (85,7%).
- Về phía Giáo viên: Trong 28 giáo viên có 25 giáo viên có thể sử dụng thành
thạo máy vi tính và soạn giảng bằng giáo án điện tử.( Chiếm tỉ lệ 89,2%)
- Về phía trẻ: Hiện nay khả năng sử dụng chuột vi tính của trẻ nhanh nhạy
hơn, kỷ năng tư duy khi tham gia chơi các trò chơi học tập trên máy đã có tiến bộ,
đa số trẻ tự nguyện tự giác tham gia các hoạt động có mục đích tăng theo từng năm.
( tỉ lệ 74,5%)
- Về phía phụ huynh: Với sự tiến bộ của trẻ và sự tuyên truyền, vận động
rộng rãi của giáo viên nên đã phần nào giúp cho phụ huynh nhận thấy được tầm
quan trọng trong việc ứng dụng CNTT vào trong chương trình giáo dục mầm non.
Do đó, hội phu huynh của trường đã chung tay gắn sức vì sự nghiệp xã hội hóa giáo
dục, đã trang bị ửng hộ cho nhà trường 14 TV màn hình phẳng để phục vụ cho công
tác giảng dạy tại lớp
*Biểu đồ :
d. Những điều cần chú ý trong quá trình vận dụng công nghệ thông tin để
kích thích sự hứng thú của trẻ:
- Khi sử dụng các phần mềm giáo dục, bạn hãy chú ý, đừng nên quá lạm
dụng vì nếu không sẽ làm mất đi tính thẩm mỹ của bài giảng. Ví dụ như lựa chọn
phông chữ, màu chữ, hiệu ứng hình ảnh bạn nên chọn màu chữ và màu nền không
quá tương phản, nếu không trẻ nhứt mắt và không thể chú ý vào bài giảng được, gây
tác dụng ngược.
- Khi sắp xếp các Slide hãy sắp xếp đơn giản, hợp lý và luôn lưu ý đến mối
liên kết giữa chúng phải logic phù hợp với nội dung, để dễ dàng trong việc kéo dài
sự hứng thú của trẻ trong hoạt động.
- Sử dụng kết nối giữa các slide. Các slide chạy tự động trên nền nhạc theo
từng nội dung cụ thể, tạo nên sự bất ngờ chờ đợi của trẻ. Cô giáo cũng không nên xé lẻ

nội dung của vấn đề dễ tạo ra sự chờ đợi không quá lâu, tạo nên sự mệt mỏi khi tham
gia hoạt động.
- Các bài giảng bằng giáo án điện tử nên được các chuyên gia các nhà quản lí
giáo dục đưa ra các tiêu chí đánh giá chung để có cơ sở thẩm định, tạo ra thư viện
các bài giảng điện tử có chất lượng giúp giáo viên mầm non có cơ hội để học hỏi và
tham khảo.
C.KẾT LUẬN:
Đổi mới phương pháp dạy học trong ngành giáo dục nói chung và giáo dục
mầm non nói riêng bằng ứng dụng CNTT là cả một quá trình lâu dài và đầy khó
khăn thách thức. Nó không chỉ đòi hỏi sự quan tâm đầu tư quá nhiều về cơ sở vật
chất của nhà nước, ngành giáo dục đào tạo và các trường mầm non mà còn đỏi hỏi
sự say mê nhiệt huyết với nghề của đội ngũ giáo viên mầm non. Đồng thời cũng
được sự quan tâm, tạo điều kiện của Ban Giám Hiệu và đồng nghiệp để góp ý xây
dựng để tạo nên những sản phẩm tốt nhất để phục vụ cho công tác giáo dục trẻ, khơi
gợi ở trẻ lòng đam mê, tính tích cực tham gia các hoạt động mà không có bất cứ sự
gò bó nào.
1. Những kinh nghiệm bản thân trong việc “Ứng dụng công nghệ thông tin:
thiết kế giáo án điện tử và phần mềm trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục”
Khi thực hiện các công tác soạn giảng chúng ta nên lựa chọn nội dung thích hợp,
phù hợp với khả năng và kinh nghiệm của trẻ từng lớp, từng độ tuổi. Không nên
chọn những nội dung quá trừu tượng , hoặc những nội dung đòi hỏi sự trải nghiệm,
tiếp xúc trực tiếp vì không phải nội dung nào cũng có thể sử dụng hình ảnh để thể
hiện ý tưởng.
Trong học hỏi, tìm kiếm bài giảng, thông tin, dữ liệu trên mạng nên có sự chắc
lọc và chỉnh sửa phù hợp với trường, lớp, trẻ. Không nên rập khuôn, máy móc vì
như vậy hiệu quả giáo dục sẽ không cao.
Một điều nữa không kém phần quan trọng là phải biết giao lưu học hỏi với tập
thể sư phạm nhà trường bằng cách trao đổi ý kiến, thảo luận đưa ra ý tưởng mới
trong các hoạt động giáo dục tại trường. Bên cạnh đó, chúng ta có thể tải những bài
giảng của mình lên những trang Web về giáo dục để tìm kiếm sự đóng góp ý kiến

của các đồng nghiệp ở các nới khác để bài giảng của mình thêm tiến bộ.
2. Đề xuất:
Phòng GD_ĐT thành phố Quy Nhơn quan tâm hổ trợ hơn nữa về tài liệu,
phần mềm thông tin liên quan để tiện cho việc tìm tòi, nghiên cứu và vận dụng và
thực tiễn giáo dục mầm non.
Ban Giám Hiệu nhà trưởng trang bị cho tủ sách về CNTT, khoa học để tiện
cho việc cập nhật, nghiên cứu thêm để nâng cao chất lượng giáo dục trẻ./.
MỤC LỤC
STT
NỘI DUNG
TRANG
A MỞ ĐẦU
1
I Đặt vấn đề 1
1
Thực trạng của vấn đề
1
2
Ý nghĩa và tác dụng
3
3 Phạm vi nghiên cứu 4
II Phương pháp tiến hành
4
1
Cơ sở lý luận và thực tiễn có tính định hướng cho việc
nghiên cứu, tìm giải pháp của đề tài.
4
2 Thời gian tạo ta giải pháp 6
B NỘI DUNG
6

I Mục tiêu
6
II Mô tả giải pháp 6
1
Thuyết minh tính mới
6
a
Năm học 2010- 2011
6
b Năm học 2011- 2012 10
c
Năm học 2012- 2013
11
2
Khả năng áp dụng
11
a Thời gian áp dụng và hiệu quả 12
b
Khả năng áp dụng tại trường Mầm Non Quy Nhơn và
trong ngành
13
3
Lợi ích về kinh tế
13
a Lợi ích đạt được trong quá trình giáo dục 13
b
Về lợi ích kinh tế
14
c
Chất lượng và hiệu quả

15
d
Những vấn đề cần lưu ý khi ứng dụng công nghệ thông tin
để kích sự hứng thú của trẻ
16
C KẾT LUẬN
16
1.
Những kinh nghiệm bản thân trong việc “Ứng dụng
công
nghệ thông tin: thiết kế giáo án điện tử và phần mềmtrong
việc tổ chức các hoạt động giáo dục”
16
2. Đề xuất
17

×