Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Chiến lược kinh doanh tại Công ty TNHH Tư vấn đầu tư xây dựng và thương mại Hưng Cường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (331.73 KB, 59 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
1. TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
2. CNKT : Công nhân kỹ thuật
3. THCN : Trung học chuyên nghiệp
4. ĐH : Đại học
5. HĐND : Hội đồng nhân dân
6. UBND : Uỷ ban nhân dân
7. XDCB : Xây dựng cơ bản
8. CBCNV : Cán bộ công nhân viên
Nguyễn Văn Vinh Lớp: Thương mại – K40
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
MỤC LỤC
CHƯƠNG I 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP VÀ GIỚI THIỆU
KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI HƯNG
CƯỜNG 3
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 3
1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 3
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN VIỆC XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN CHIẾN
LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY 48
KẾT LUẬN 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO 55
Nguyễn Văn Vinh Lớp: Thương mại – K40
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
CHƯƠNG I 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP VÀ GIỚI THIỆU
KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI HƯNG
CƯỜNG 3
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 3


1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 3
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN VIỆC XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN CHIẾN
LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY 48
KẾT LUẬN 54
Nguyễn Văn Vinh Lớp: Thương mại – K40
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Việc sản xuất ra của cải vật chất chính là cơ sở để tồn tại và phát triển của
xã hội loài người. Hoạt động lao động sản xuất để mưu cầu lợi ích kinh tế là hoạt
động tự giác có ý thức của con người trong mọi hình thái kinh tế xã hội. Khi tiến
hành các hoạt động sản xuất, con người luôn có ý thức và quan tâm đến những
thông số chi phí chi ra trong quá trình sản xuất kinh doanh và kết quả của mỗi
quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh đó. Hay nói cách khác chiến lược hoạt
động sản xuất kinh doanh là vấn đề tồn tại sống còn chi phối toàn bộ hoạt động
của công ty, là căn cứ đề ra những quyết định hữu ích, đem lại hiệu quả kinh tế
ngày càng cao hơn.
Ngày nay,trong xu thế hội nhập với nền kinh tế thế giới, các thành phần
kinh tế tự do cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật, vấn đề chiến lược trong kinh
doanh là một yếu tố quan trọng, là thách thức đối với các đơn vị sản xuất kinh
doanh, đòi hỏi đơn vị phải tốn nhiều công sức cho việc nghiên cứu tìm riêng cho
mình một chiến lược kinh doanh và các chính sách thích hợp để ngày càng nâng
cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Tư vấn đầu tư
xây dựng và thương mại Hưng Cường mới được thành lập trong cơ chế mới
cũng gặp nhiều khó khăn để vượt qua thách thức đó.
Trong suốt thời gian theo học tại Trường đại học kinh tế Quốc dân, với
những kiến thức được các thầy cô của Trường đại học kinh tế quốc dân đã trang
bị, những hiểu biết của cá nhân và sự giúp đỡ tận tình của Công ty TNHH Tư
vấn đầu tư xây dựng và thương mại Hưng Cường và gợi ý của các anh chị
trong Công ty và đặc biệt là cô giáo hướng dẫn thực tập, bản thân tôi xin mạnh
dạn nêu lên đề tài mà tôi luôn quan tâm "Chiến lược kinh doanh tại Công ty

TNHH Tư vấn đầu tư xây dựng và thương mại Hưng Cường " .Đây là đề tài có
phạm vi tương đối rộng nhưng do hạn chế về thời gian thực tập cũng như thời
Nguyễn Văn Vinh Lớp: Thương mại – K40
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
gian viết chuyên đề thực tập, những hạn chế của bản thân, xin đề cập đến những
vấn đề mang tính cấp thiết và hữu ích đối với công ty.
Mặc dù bản thân đã tập trung nỗ lực phấn đấu hoàn thành chuyên đề tốt
nghiệp, nhưng với khả năng có hạn nên đề tài không thể tránh khỏi những sơ
suất ,khiếm khuyết. Bản thân xin ghi nhận những thiếu sót và sự góp ý hướng
dẫn của Cô Nguyễn Thị Liên Hương
Trân trọng chân thành xin cảm ơn cô Nguyễn Thị Liên Hương đã tận tình
giúp đỡ tôi suốt thời gian tôi làm chuyên đề thực tập.
Trân trọng chân thành xin cảm ơn Công ty TNHH Tư vấn đầu tư xây dựng
và thương mại Hưng Cường đã giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này.
Trân trọng chân thành xin cảm ơn!
Nguyễn Văn Vinh Lớp: Thương mại – K40
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA DOANH
NGHIỆP VÀ GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH TƯ
VẤN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI HƯNG CƯỜNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA DOANH
NGHIỆP
1. Một số khái niệm về chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp là sự lựa chọn, phối hợp các
biện pháp (sức mạnh của doanh nghiệp) với thời gian, thời cơ, với không gian
(lĩnh vực hoạt động) theo sự phân tích môi trường và khả năng nguồn lực của
doanh nghiệp như thế nào để đạt được mục tiêu phù hợp với khuynh hướng

của doanh nghiệp.
Chiến lược là một khái niệm khá trừu tượng, khái niệm chiến lược chỉ tồn
tại trong đầu óc, trong sự suy nghĩ của những ai có quan tâm đến chiến lược,
đó là những phát minh, sáng tạo của chiến lược về cách thức biện pháp hành
động trong tương lai của doanh nghiệp nhằm đạt được những mục tiêu quan
trọng nhất cơ bản nhất, và một cách có hiệu quả nhất. Ta có thể hình dung
như sau:
Chiến lược là một kế hoạch trong đó bao gồm :
- Mục tiêu cần phải đạt được trong tương lai dài hoặc tương đối dài (3
năm, 5 năm hoặc 10 năm).
- Các quyết định về biện pháp chiến lược, đó là cách thức chủ yếu để
đạt được mục tiêu.
- Tất cả các nội dung trên phải được xây dựng trong khuôn khổ môi
trường cạnh tranh sôi động và các biến cố bên ngoài để đạt được dự kiến
trước.
Nguyễn Văn Vinh Lớp: Thương mại – K40
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Tính định hướng của chiến lược nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp
phát triển liên tục vững chắc trong môi trường kinh doanh thường xuyên biến
động.
Tuy nhiên việc phối kết hợp mục tiêu chiến lược và mục tiêu tình thế
trong quản trị chiến lược là yếu tố cần thiết để đảm bảo hiệu quả kinh doanh.
Các quyết định phải được tập trung về cấp Lãnh đạo cao nhất của doanh
nghiệp, mới có thể đảm bảo tính chuẩn xác của quyết định dài hạn (về sản
phẩm, thị trường, đầu tư và đào tạo) và sự bí mật về thông tin cạnh tranh trên
thị trường.
Chiến lược luôn có tư tưởng tiến công để dành ưu thế trên thương
trường, chiến lược phải được hoạch định và thực thi trên sự phát triển các cơ
hội kinh doanh và nhận thức được lợi thế so sánh của doanh nghiệp nhằm để

đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất.
2. Vấn đề cốt lõi của chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
Trong kế hoạch chiến lược của doanh nghiệp, phải có các nội dung chủ
yếu là mục tiêu chiến lược, biện pháp chiến lược và các chính sách. Nhưng
cái cốt lõi của chiến lựơc chính là các biện pháp để thực hiện mục tiêu, đó
chính là phương án tối ưu để thực hiện mục tiêu. Có thể hình dung chiến lược
kinh doanh của các doanh nghiệp là định hướng các hoạt động chủ yếu các
biện pháp quan trọng sẽ được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định
nhằm mang lại lợi thế nhiều nhất cho doanh nghiệp trong những điều kiện
tiền đề nhất định. Chiến lược của doanh nghiệp được coi như bánh lái của con
thuyền, còn mục tiêu là cái đích mà con thuyền phải đến.
Xác định mục tiêu chiến lược:
- Mục tiêu là gì: Mục tiêu là cái chuẩn đích những thành tựu cụ thể mà
doanh nghiệp phấn đấu để đạt được trong tương lai nào đó. Mục tiêu được coi
như là điểm cuối cùng của một chương trình quản trị mà bất kỳ một bộ phận,
cơ sở nào trong doanh nghiệp phải hướng tới để hoạt động. Mục tiêu được đề
Nguyễn Văn Vinh Lớp: Thương mại – K40
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
ra xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp nhưng nó phải cụ thể
rõ ràng hơn. Mục tiêu còn phải xuất phát từ những hoàn cảnh cụ thể bên
ngoài, bên trong mà doanh nghiệp đang đối diện, đồng thời nó phải đáp ứng
những nguyện vọng mong muốn của các thành phần có liên quan đến doanh
nghiệp.
Sơ đồ 1: Sơ đồ các nhân tố ảnh hưởng đến mục tiêu chiến lược trong
doanh nghiệp
Các yêu cầu đối với mục tiêu:
- Mục tiêu phải cụ thể, phải đặc trưng cho mỗi lĩnh vực ngành, phải chỉ
rỏ thời gian thực hiện và kết quả cuối cùng phải đạt là gì.
- Mục tiêu phải linh hoạt.

- Mục tiêu phải có tính hiện thực đồng thời phải có tính thách thức hay
định lượng.Có như vậy mới có thể kiểm tra và có tác dụng động viên hướng
dẫn.
- Mục tiêu phải có tính nhất quán.
- Các mục tiêu đề ra phải tính đến mong muốn của các thành phần có
liên quan đến doanh nghiệp.
Nguyễn Văn Vinh Lớp: Thương mại – K40
Chức năng nhiệm vụ
Hoàn cảnh bên trong
Mục tiêu chiến lược Hoàn cảnh bên ngoài
Các mong muốn của các thành phần ảnh hưởng
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
3. Mục đích và vai trò của chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
a. Mục đích
Mục đích của chiến lược là thông qua các mục tiêu, các biện pháp chủ
yếu và các chính sách mà xác định, tạo dựng một bức tranh toàn cảnh kinh
doanh nào mà chúng ta muốn đạt đến trong tương lai, nó phác họ ra những
triển vọng, qui mô, vị thế, hình ảnh của doanh nghiệp trong tương lai, chiến
lược còn xác định rõ một bộ khung để hướng dẫn cho các nhà quản trị duy trì
và hoạt động.
b. Vai trò
Trong nền kinh tế thị trường có cạnh tranh gay gắt, một doanh nghiệp
muốn thành công phải có một chiến lược, nhà doanh nghiệp phải nắm được
ưu thế đang thay đổi trên thị trường, tìm ra được nhân tố then chốt cho thành
công, biết khai thác những ưu thế của doanh nghiệp, hiểu được điểm yếu của
doanh nghiệp, hiểu được đối thủ cạnh tranh, mong muốn của khách hàng, biết
cách tiếp cận với thị trường từ đó mới đưa ra được những quyết định đầy sáng
tạo nhằm triển khai các hoạt động hoặc cắt giảm bớt hoạt động ở những thời
điểm và địa bàn nhất định. Chính những cố gắng trên nhằm đưa ra một chiến

lược tối ưu, nó có tác dụng cụ thể đến các chức năng cơ bản của kinh doanh
là:
- Cung cấp cho doanh nghiệp một phương hướng kinh doanh cụ thể, có hiệu
quả làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động chức năng của doanh nghiệp, giúp
cho doanh nghiệp phát huy lợi thế cạnh tranh, tăng cường sức mạnh cho
doanh nghiệp phát triển thêm thị phần.
- Giúp cho doanh nghiệp hạn chế được những bất trắc rủi ro đến mức thấp
nhất, tạo điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh ổn định lâu dài và phát triển
không ngừng.
Nguyễn Văn Vinh Lớp: Thương mại – K40
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
4. Hoạch định và thực thi chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
a. Giai đoạn hoạch định chiến lược:
Giai đoạn hoạch định chiến lược hay còn gọi là lập kế hoạch chiến lược là
quá trình xây dựng nhiệm vụ kinh doanh, điều tra nghiên cứu để phát hiện
những khó khăn, thuận lợi bên ngoài, các điểm mạnh và điểm yếu bên trong,
để dề ra các mục tiêu chiến lược và lựa chọn một chiến lược tối ưu trong
những chiến lược có thể đã dùng.
Vì doanh nghiệp luôn luôn bị hạn chế các nguồn lực nên các nhà chiến
lược phải chọn một chiến lược thích hợp và hợp lý nhất, có hiệu quả cao nhất,
những quyết định này có liên quan đến các sản phẩm, thị trường, nguồn tài
nguyên và công nghệ cụ thể trong một khoảng thời gian dài trong tương lai
các chiến lược xác định rõ được lợi thế cạnh tranh trong dài hạn và có những
ảnh hưởng toàn diện đến doanh nghiệp.
Giai đoạn hoạch định chiến lược là vấn đề quan trọng nhất,nếu doanh
nghiệp không làm tốt giai đoạn này thì dù các giai đoạn khác có triển khai tốt
đến mấy cũng không có ý nghĩa.
b. Giai đoạn thực thi chiến lược:
Đây là giai đoạn hành động của chiến lược. Để thực thi phải có một tổ

chức đảm đương được nhiệm vụ và huy động quản trị viên, nhân viên thật sự
bắt tay vào công việc. Ba hoạt động đảm bảo cho thực thi chiến lược là:
-Thiết lập mục tiêu hằng năm,
- Đề ra các chính sách để theo đuổi
- Phân phối các nguồn tài nguyên.
Đây là giai đoạn khó khăn nhất trong quá trình quản trị chiến lược,nó đòi hỏi
tính kỷ luật cao,sự tận tụy và hy sinh của mỗi cá nhân.
Việc thực thi chiến lược thành công như thế nào phụ thuộc rất nhiều vào
khả năng thúc đẩy các nhân viên của các nhà quản trị, vốn là một nghệ thuật
Nguyễn Văn Vinh Lớp: Thương mại – K40
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
hơn là một khoa học, chiến lược được đề ra mà không được thực hiện sẽ
chẳng có lợi ích gì cả.
c. Kiểm tra chiến lược:
Đây là giai đoạn cuối cùng của quản trị chiến lược.Ba hoạt động chính của
giai đoạn này là:
- Xem xét lại các yếu tố cơ sở của chiến lược,
- Đo lường và đánh giá kết quả
- Thực hiện các hoạt động điều chỉnh.
Kiểm tra là giai đoạn cuối cùng nhưng không có nghĩa là nó chỉ thực hiện
sau cùng mà nó được tiến hành thường xuyên liên tục để tạo thông tin phản
hồi cho các giai đoạn trước kịp thời điều chỉnh công việc của nó.
II. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ĐẦU TƯ XÂY
DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI HƯNG CƯỜNG
1. Qúa trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Tư vấn Đầu tư
Xây dựng và Thương mại Hưng Cường
Tên giao dịch: Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Xây dựng và Thương
mại Hưng Cường
Trụ sở giao dịch: Lô 111 Mặt bằng quy hoạch, phường Nam Ngạn, thành

phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
Cơ sở sản xuất : xóm 7, xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 2801407577 do Sở Kế hoạch
và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa cấp ngày 07/07/2004
Điện thoại: 0373 714 529
Fax: 0373 714 529
E-mail:
Số tài khoản: 3532201001090 Tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, chi nhánh số 4 - Thanh Hoá
Vốn điều lệ: 4.500.000 .000 đồng
Nguyễn Văn Vinh Lớp: Thương mại – K40
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Đại diện theo pháp luật: Ông Lê Văn Tiến
Chức vụ: Giám đốc
Hình thức hoạt động: Công ty TNHH tư vấn đầu tư xây dựng và Thương
mại Hưng Cường là một doanh nghiệp hạch toán độc lập, có tư cách pháp
nhân hoạt động theo điều lệ của doanh nghiệp đã được phê chuẩn. Có bộ máy
quản lý độc lập và con dấu riêng. Tự chủ về vốn và tài sản.
Đi lên từ một cơ sở sản xuất đã có hơn 5 năm kinh nghiệm trong sản
xuất và kinh doanh bột Bentonite với năng lực và kinh nghiệm của mình
cùng với những chính sách của nhà nước ngay từ khi mới thành lập công ty đã
từng bước khắc phục những thiếu thốn ban đầu, mở rộng ngành nghề kinh
doanh và đưa việc sản xuất kinh doanh từng bước đi vào ổn định. Đồng thời
không ngừng vươn lên và hoàn thiện về mọi mặt, sản phẩm của công ty luôn
đáp ứng được yêu cầu của khánh hàng.
Tuy nhiên do bộ máy nhân sự của công ty chưa được hoàn chỉnh, bên
cạnh đó trình độ am hiểu kinh doanh còn hạn chế nên còn khó khăn trong việc
tiếp cận chiến lược kinh doanh. Điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến
kết quả kinh doanh của công ty. Nhưng công ty đã không ngừng phấn đấu

vươn lên vượt qua mọi khó khăn thử thách để hoàn thành tốt nhiệm vụ đề ra,
mỗi. Đồng thời hoàn thành tốt nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước năm sau cao
hơn năm trước cũng như luôn chăm lo đến đời sống của cán bộ công nhân
viên trong công ty.
2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty
a/ Chức năng:
* Hoạt động tư vấn xây dựng:
- Lập dự án đầu tư các công trình:
- Công trình cầu - đường bộ
- Công trình hạ tầng kỹ thuật
- Công trình xây dựng – thủy lợi
Nguyễn Văn Vinh Lớp: Thương mại – K40
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Công trình điện, nước
- Thiết kế kiến trúc:
- Thiết kế bản vẽ kỹ thuật thi công, tổng dự toán công trình: Xây dựng
dân dụng và công nghiệp, công trình giao thông, công trình thủy lợi, công
trình hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp và khu đô thị, cấp thoát nước sinh hoạt
và công nghiệp.
Khảo sát xây dựng:
- Khảo sát địa hình, địa chất, thủy văn.
- Xác định các thông số thủy văn, khí tượng phục vụ thiết kế công trình.
- Khảo sát địa hình: Đo vẽ bản đồ địa hình, địa chính các loại tỷ lệ phục vụ
thiết kế quy hoạch, kiến trúc, hạ tầng, địa chất công trình, thủy văn, tìm kiếm
vật liệu xây dựng, định vị và giám sát các công trình.
- Khảo sát địa chất công trình, địa kỹ thuật: Khảo sát địa chất công trình
phục vụ thiết kế xây dựng công trình: giao thông, thủy lợi, xây dựng dân dụng
và công nghiệp, công trình hạ tầng, công trình điện.
- Thẩm tra: Thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, tổng dự

toán các công trình: Xây dựng dân dụng và công nghiệp, giao thông, công
trình thủy lợi; công trình hạ tầng kỹ thuật công nghiệp và khu đô thị; cấp điện
sinh hoạt và công nghiệp; cấp thoát nước sinh hoạt và công nghiệp.
- Tư vấn giám sát thi công các công trình: Xây dựng dân dụng và công
nghiệp, giao thông, công trình thủy lợi, công trình hạ tầng kỹ thuật công
nghiệp và khu đô thị; cấp điện sinh hoạt và công nghiệp; cấp thoát nước sinh
hoạt và công nghiệp.
- Quản lý dự án: Công ty có thể hợp đồng với các chủ đầu tư để thực
hiện từng phần hay toàn bộ công tác quản lý dự án .
- Các công việc tư vấn khác: Lập hồ sơ mời thầu, phân tích đánh giá hồ
sơ dự thầu và các công việc của tư vấn khác của các công trình: Xây dựng dân
dụng và công nghiệp, giao thông, công trình thủy lợi; công trình hạ tầng kỹ
Nguyễn Văn Vinh Lớp: Thương mại – K40
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
thuật công nghiệp và khu đô thị; cấp điện sinh hoạt và công nghiệp; cấp thoát
nước sinh hoạt và công nghiệp.
* Sản xuất kinh doanh bột Bentonite: Trong quá trình thi công cọc khoan
nhồi không sử dụng ống chống giữ thành, thông thường người ta dùng dung
dịch giữ thành để chống sạt lở. Mục đích sử dụng dung dịch giữ thành trong
thi công cọc khoan nhồi là:
- Hình thành một lớp vỏ mỏng bằng dung dịch trên bề mặt thành lỗ khoan
để có thể chịu được áp lực tĩnh, đề phòng bị lỡ thành.
- Làm chậm quá trình lắng xuống của hạt cát ở trạng thái nhỏ huyền phù
nhằm xử lý cặn lắng
Một trong những vật liệu tạo ra dung dịch giữ thành tốt và phù hợp với
điều kiện sản xuất và kinh tế ở Việt Nam là dùng sản phẩm bột Bentonite.
Đây là loại bột có độ trương nở, độ nhớt và tính dính cao. Vì vậy trong quá
trình sử dụng dung dịch thì công tác quản lý tiêu chuẩn dung dịch khoan là
khâu quan trọng để dung dịch khoan có các chỉ tiêu ổn định như: tỷ trọng, độ

PH, độ nhớt. Tùy theo kết cấu địa chất của các khu vực khác nhau, do kinh
nghiệm thực tế của các kỹ thuật viên lâu năm trong nghề, nắm bắt các tiến bộ
trong khoa học kỹ thuật.
Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Xây dung và Thương mại Hưng Cường
sản xuất các loại sản phẩm Bentonite khác nhau phục vụ cho nhu cầu khoan
ở các tầng địa chất khác nhau, dễ sử dụng, đơn giản và hiệu quả kinh tế.
Với thế mạnh nằm ngay trong vùng nguyên liệu đất sét (một sản phẩm
trong quá trình khai thác quặng crômit tại khu công nghiệp quặng crômit (Cổ
Định Thanh Hóa) nên công ty đã và đang sản xuất, kinh doanh bột Bentonite
API theo tiểu chuẩn của Viện dầu lửa Hoa Kỳ (API) chuyên dùng trong công
tác khoan khảo sát địa chất công trình và khoan cọc nhồi dùng trong các công
trình Cầu đường, nhà cao tầng, công trình thủy lợi, thủy điện và một số ngành
công nghiệp khác.
Nguyễn Văn Vinh Lớp: Thương mại – K40
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
b/ Nhiệm vụ của Công ty.
- Xây dựng và tổ chức các kế hoạch mua, bán, tài chính, lao động, tiền
lương theo quy định của Nhà nước.
- Nghiên cứu khả năng sản xuất kinh doanh, nhu cầu của thị trường để
tổ chức xây dựng và phát triển, thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh
có hiệu quả, tổ chức khai thác các nguồn hàng, thực hiện đa dạng hoá về các
mặt hàng, phong phú chủng loại có chất lượng cao phù hợp với thị hiếu khách
hàng.
- Quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả đúng mục đích, chế độ chính
sách có hiệu quả, bảo tồn và phát triển vốn, đảm bảo về trang trải tài chính,
thực hiện đầy đủ và nghiêm túc chế độ và nghĩa vụ của công dân đối với Nhà
nước.
- Chấp hành đúng và đầy đủ các chính sách, chế độ pháp luật trong
quản lý kinh tế của Nhà nước.

- Quản lý và sử dụng lao động theo đúng luật lao động.
- Thực hiện phân phối cân bằng theo đúng khả năng và kết quả lao
động của cán bộ công nhân viên, chăm lo đời sống vật chất cho người lao
động, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên.
- Tổ chức thực hiện các dịch vụ kinh tế theo yêu cầu của khách hàng.
- Tổ chức mạng lưới bán buôn, bán lẻ.
- Thực hiện đúng chính sách bảo vệ môi trường, an ninh, chính trị nội
bộ và trật tự an toàn xã hội, chấp hành nghiêm chỉnh các chế độ, chính sách
nghĩa vụ và pháp luật của Nhà nước có liên quan đến hoạt động kinh doanh.
Nguyễn Văn Vinh Lớp: Thương mại – K40
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
3. Cơ cấu tổ chức của Công ty.
Cơ cấu tổ chức của. Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Xây dựng và Thương
mại Hưng Cường hoạt động theo cơ cấu tổ chức quản lý theo kiểu trực tuyến
chức năng.
Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức của.Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Xây dựng và
Thương mại Hưng Cường
- Giám đốc công ty: là người có quyền điều hành cao nhất trong công ty,
đại diện pháp nhân cho công ty, chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các
nghĩa vụ tài sản khác của công ty, cũng như ký kết các hợp đồng kinh tế, kinh
doanh theo đúng hiến pháp và pháp luật, bảo toàn và phát triển vốn…
- Phó giám đốc công ty: là người được giám đốc uỷ quyền chỉ đạo mọi
hoạt động sản xuất trong công ty, và phải chịu trách nhiệm trước giám đốc và
pháp luật về nhiệm vụ được phân công, uỷ quyền.
- Phòng tổ chức hành chính: tham mưu giúp giám đốc trong lĩnh vực
quản lý nhân sự, sắp xếp cải tiến tổ chức quản lý, bồi dưỡng đào tạo cán bộ,
thực hiện các chế độ chính sách của nhà nước đối với người lao động, thực
hiện chức năng lao động tiền lương và quản lý hành chính văn phòng của
Nguyễn Văn Vinh Lớp: Thương mại – K40

Giám đốc
Phòng
tổ chức
hành
chính
Phòng
tài
chính
kế toán
Phòng
kế
hoạch
Phòng
kỹ
thuật
Phòng
kinh
doanh
Phó giám đốc
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
công ty như lưu trữ hồ sơ, tài liệu của toàn công ty và tiếp nhận công văn giấy
tờ khác.
- Phòng tài chính kế toán: cung cấp thông tin giúp lãnh đạo công ty quản
lý vật tư, tài sản, tiền vốn và các quỹ trong quá trình sản xuất kinh doanh theo
đúng pháp luật và có hiệu quả.Tổ chức hạch toán kế toán các nghiệp vụ kinh
tế phát sinh trung thực, chính xác, kịp thời, đầy đủ, chấp hành nghiêm chỉnh
pháp lệnh kế toán thống kê.Thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối
với các hoạt động kinh tế của công ty. Tổ chức quản lý, tạo nguồn và sử dụng
các nguồn vốn có hiệu quả, thực hiện nghiêm túc các nghĩa vụ đối với ngân

sách nhà nước, các khoản nợ cũng như việc lập báo cáo tài chính theo quy
định.
- Phòng kinh doanh: Đây là bộ phận rất quan trọng của Công ty bởi nó
tác động trực tiếp đến khối lượng tiêu thụ, khối lượng sản phẩm sản xuất ra
được bộ phận bán hàng đem đi tiêu thụ như bán buôn, bán lẻ, bán đại lý.
Ngoài ra, phòng còn làm công tác tiếp thu nắm bắt yêu cầu thị trường đáp ứng
với từng đối tượng, từng địa bàn một cách thuận lợi và thanh toán tiền hàng
theo quyết định của Công ty.
- Phòng kỹ thuật: Kiểm tra, theo dõi kỹ thuật công nghệ, quản lý máy
móc, thiết bị nhằm ổn định sản xuất, chất lượng sản phẩm, đảm bảo thống
nhất, đầu tư sửa chữa bảo dưỡng, bảo hành máy móc thiết bị, nâng cao năng
xuất lao động, đảm bảo chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Kiểm ra
chất lượng sản phẩm trong khi sản xuất cũng như trước khi đưa ra thị trường
tiêu thụ
- Phòng kế hoạch: Tham mưu giúp ban giám đốc xây dựng kế hoạch sản
xuất kinh doanh, kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất phục vụ sản xuất kinh doanh
và nhu cầu phát triển của công ty.
Nguyễn Văn Vinh Lớp: Thương mại – K40
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
4. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Tư vấn Đầu tư
Xây dựng và Thương mại Hưng Cường
 Các ngành nghề kinh doanh chủ yếu
- Xây dựng các công trình: Dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi,
công trình hạ tầng kỹ thuật, đường dây tải điện và trạm biến áp đến 35 KV.
- Sản xuất, kinh doanh bột bentonite.(Dung dịch dung trong khoan khảo
sát và Khoan cọc nhồi)
- Kinh doanh vật tư hóa chất (không bao gồm các loại hóa chất nhà nước
cấm.
- Kinh doanh vận tải hàng hóa đường bộ.

- Sản xuất, mua bán lắp đặt,sửa chữa bảo trì các thiết bị thang máy,thang
cuốn, tời hàng, máy nâng, cẩu trục, băng tải và phụ tùng thay thế.
- Kinh doanh thiết bị văn phòng, văn phòng phẩm
- Kinh doanh vật liệu xây dựng, gạch ốp lát, đá hoa, đá granit.
- Kinh doanh phân bón hóa chất phục vụ sản xuất nông nghiệp (không
bao gồm thuốc bảo vệ thực vật)
- Kinh doanh thương mại tổng hợp.
- Khảo sát trắc địa công trình.
- Tư vấn giám sát thi công công trình hạ tầng kỹ thuật, công nghiệp, dân
dụng, giao thông, thủy lợi.
- Tư vấn thiết kế công trình hạ tầng kỹ thuật, công nghiệp, dân dụng,
giao thông, thủy lợi.
- Tư vấn lập dự án đầu tư, thẩm tra dự án, thẩm tra thiết kế kỹ thuật,
thẩm tra tổng dự toán công trình, tư vấn đấu thầu và quản lý dự án đầu tư
 Nguồn lao động
Nói chung lực lượng lao động của Công ty trong nhiều năm gần đây có xu
hướng giảm dần về mặt số lượng và cơ cấu cũng có những thay đổi theo một
chiều hướng nhất định.
Nguyễn Văn Vinh Lớp: Thương mại – K40
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Một số bảng cấu lao động của Công ty trong những năm gần đây như
sau:
+ Theo tính chất lao động :
Bảng 1. Phân loại lao động theo tính chất
Tiêu thức Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Lao động trực tiếp 195 150 121
Lao động gián tiếp 23 27 31
Tổng số lao động 218 177 152
( Nguồn: Phòng tổ chức - hành chính )

Ta thấy tổng số lao động của công ty đang giảm, lượng giảm chủ yếu là
lao động trực tiếp, bên cạnh đó lao động gián tiếp lại ngày một tăng ở mức ổn
định là khoảng 14,8%.
+Theo trình độ :
Bảng 2. Phân loại lao động theo trình độ
Tiêu thức Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
CNKT 157 114 102
THCN 25 27 20
Cao đẳng, ĐH và
trên đại học
36 36 30
( Nguồn: Phòng tổ chức - hành chính )
Qua đây ta thấy rằng trình độ lao động chủ yếu trong công ty là CNKT
chiếm số đông, số lượng lao đông trình độ THCN chiếm số lượng ít, và đều
đang ở xu hướng giảm dần qua từng năm với mức ổn định. Bên cạnh đó
lượng lao động ở trình độ Cao đẳng, ĐH và trên ĐH ngày càng tăng điều này
thể hiện mức độ cải tạo cơ cấu trình độ cán bộ công nhân viên chức trong
công ty. Lực lượng này tăng đều tương ứng với tăng lao động gián tiếp. Tuy
vậy mặt bằng chung về trình độ lao động của công ty là tương đối thấp, hầu
hết là những CNKT. Điều này thể hiện tính chất công việc không đòi hỏi cao
Nguyễn Văn Vinh Lớp: Thương mại – K40
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
trong sản xuất kinh doanh, những người có trình độ cao thường trong tổ chức
bộ máy quản lý của công ty.
Tóm lại, tình trạng lao động của công ty hiện nay đang có xu hướng giảm
đó là do công ty đang có chiến lược mới trong kinh doanh nên từng bước
giảm dần lực lượng lao động gián tiếp thay vào những lao động trực tiếp.
 Đặc điểm về vốn:
Vốn kinh doanh của công ty chủ yếu được hình thành từ vốn góp của các

Bảng 3: Bảng cơ cấu vốn kinh doanh của công ty từ năm 2009- 2011:
Đơn vị: Đồng
CHỈ TIÊU NĂM 2009 NĂM 2010 NĂM 2011
Vốn cố định 3.562.218.955 3.111.832.922 2.204.016.820
Vốn lưu động 15.477.875.821 12.822.025.143 13.944.212.073
Tổng số vốn kinh doanh. 17.040.094.776 15.933.858.065 15.248.228.893
( Nguồn: Báo cáo tài chính các năm-Phòng tài vụ)
Qua bảng trên ta thấy tỉ lệ vốn cố định chiếm hơn 14% tổng số vốn kinh
doanh, còn vốn lưu động chiếm khoảng trên 85%. Tuy nhiên ta thấy số vốn lưu
động của công ty đang có xu hướng tăng qua các năm từ 2009 đến 2011. Điều
đó chứng tỏ quy mô sản xuất kinh doanh của công ty đang được mở rộng dần.
 Đặc điểm về thị trường và khách hàng.
Sản phẩm Bột bentonite Công ty đã có hơn 5 năm nay trên thị trường,
nên có thể dễ dàng thấy rằng thị trường chính của công ty là những thị trường
truyền thống mà công ty có sự uy tín, trách nhiệm cao.
Nguyễn Văn Vinh Lớp: Thương mại – K40
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Bảng 4: Bảng phân phối sản phẩm ra thị trường,dự án xây dựng theo địa lý
như sau
Các sản phẩm chủ yếu Thị trường tiêu thụ
1. Bột bentonite
Thanh hóa,hà tỉnh nghệ an, Thái bình, nam đinh,
Hà nam, Hà nội ,Lạng Sơn, Thái bình và 6 tỉnh
phía bắc (Vĩnh phúc, Phú thọ, Yên bái, Lào cai,
Hà Giang và Tiên quang.)
3. Dự án xây dựng
Thanh hóa,hà tỉnh Nghệ An, Thái bình, Nam
Định, Hà Nam, Hà nội, …
(Nguồn: Phòng kinh doanh)

Có thể nói thị trường tiêu thụ bột bentonite là trung bình, chủ yếu là thị
trường truyền thống của công ty. Thị trường này tiêu thụ gần 80% tổng sản
phẩm của công ty sản xuất ra trong đó riêng thị trường Thanh hóa và một số
vùng lân cận chiếm gần 60%. Chính từ đặc điểm của thị trường phân phối, ta
thấy lượng khách hàng tiêu dùng sản phẩm bột bentonite chủ yếu là những
khách hàng quen thuộc.
 Đặc điểm về máy móc thiết bị.
Hệ thống sản xuất bentonite bao gồm những máy móc thiết bị chính sau:
- 2 Lò nung quay: Hệ thống lò nung quay do Rumani sản xuất và cung
cấp thiết bị phụ tùng kem theo dây chuyền lò nung.
- Máy nghiền nguyên liệu gồm : 5 cái. Công nghệ ướt do Rumani sản
xuất
- 2 Máy bừa bùn năng suất thiết kế là 60 m3 / giờ máy
- 3 Giếng điều chế mỗi cái dung tích chứa 1.500 m3
- 3 Bơm Pulles năng suất 35 tấn / giờ máy
- 4 Máy nghiền bentonite trong đó : 4 cái năng suât thiết kế 14,5 tấn /
giờ máy và 2 cái năng suất thiết kế 16 tấn / giờ máy.
- 2 Máy nghiền đóng bao năng suất 34 tấn / giờ máy.
Nguyễn Văn Vinh Lớp: Thương mại – K40
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Phương tiện vận tải :
- 3 Máy cán đá trong đó : 2 cái với công suất 40 tấn / giờ cái và 1 cái 80
tấn giờ cái
- 2 Máy xúc
- Cầu trục 10 tấn x 9 cái
- Cần trục 10 tấn x 2 cái
Nhìn chung, hệ thống máy móc thiết bị trong Công ty đa dạng về chủng
loại, đầy đủ về số lượng đảm bảo cho vận hành dây chuyền sản xuất 85.000
tấn bột bentonite một năm.

 Đặc điểm về nguyên vật liệu
Đối với Công ty TNHH Tư vấn và đầu tư xây dựng và thương mại
Hưng Cường, chủng loại vật tư phục vụ sản xuất bao gồm :
- Nguyên vật liệu chính: Đất sét, phụ gia
- Nguyên vật liệu phụ: bi đạn dùng cho máy nghiền; Vỏ bao ; Dầu
nhờn, mỡ máy
- Nhiên liệu : dầu MFO ; dầu Diezel ; xăng
- Năng lượng : Điện
- Các thiết bị phụ tùng thay thế và các chủng loại vật tư dùng trong chế
tạo phụ tùng thay thế cho sửa chữa thiết bị, lượng vật tư này cũng chiếm một
tỷ trọng khá lớn.
Nói chung nguồn nguyên liệu sản xuất của Công ty là nguồn nguyên
liêu thiên nhiên tương đối lớn cùng với địa thế của công ty nằm trong khu vực
nên rất thuận lợi về nguồn nguyên liệu.
5. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Ta thấy với cơ cấu tổ chức khá gọn nhẹ theo kiểu trực tuyến, công ty đã
phát huy được hết năng lực chuyên môn của các phòng ban nhưng vẫn đảm
bảo quyền chỉ huy của hệ thống trực tuyến. Tổ chức bộ máy quản lý doanh
nghiệp của Công ty. Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Xây dựng và Thương mại
Nguyễn Văn Vinh Lớp: Thương mại – K40
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Hưng Cường đã đáp ứng được phần lớn các yêu cầu đề ra. Thực hiện đầy đủ
chức năng quản lý toàn doanh nghiệp, thực hiện nghiêm túc chế độ một thủ
trưởng phù hợp với quy mô sản xuất và loại hình kinh doanh của công ty.
Để đánh giá một cách chính xác toàn diện về thực trạng kinh doanh của
công ty ta phải đi sâu phân tích một số chỉ tiêu tài chính của công ty từ đó tìm
ra nguyên nhân giải pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả kinh doanh của công
ty. Sau đây ta đi đánh giá chỉ tiêu về:
Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu

Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu =
îc®t¹®thuDoanh
nhuËnLîi
Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng doanh thu có thể mang lại bao nhiêu
đồng lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận càng cao thì hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp càng tốt. Chỉ tiêu này có ý nghĩa khuyến khích các doanh nghiệp tăng
doanh thu, giảm chi phí nhưng điều kiện để có hiệu quả là tốc độ tăng lợi
nhuận phải lớn hơn tốc độ tăng doanh thu.
Để đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động của Công ty thông qua bảng
sau:
Bảng 5: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty.
Năm
Chỉ tiêu
2009 2010 2011
So sánh
2010/2009
So sánh 11/10
CL
Tỷ lệ
(%)
CL
Tỷ lệ
(%)
1. Tổng doanh thu (tỷ đồng) 15,253 17,587 24,254 +2,334 +15,3 +6,667 +37,9
2. Nộp ngân sách Nhà nước
(triệu đồng) 381,32 414,67 606,35 +33,35 +8,75 +191,68 +46,2
3. Thu nhập bình quân
(người/tháng/ngàn đồng) 1500 2000 2200 +500 +33,3 +200 +10
4. Lợi nhuận (tỷ đồng) 1,372 1,482 2,182 +0,110 +8,01 +0,700 +47,2
( Nguồn: Báo cáo tài chính các năm - Phòng tài chính kế toán)

Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty 3 năm qua cho thấy:
Nguyễn Văn Vinh Lớp: Thương mại – K40
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, ta thấy
Doanh thu năm 2010 tăng 2,334 tỷ đồng so với năm 2009 tương ứng với
15,3%, doanh thu năm 2011 tăng 6,667 tỷ đồng so với năm 2009 tương ứng
với 37,9%. Công ty đã đem lại khoản nộp ngân sách Nhà nước đáng kể với
tổng mức nộp ngân sách hàng năm tăng lên qua các năm cụ thể năm 2010
tăng 33,35 triệu đồng so với năm 2009 tương ứng với 8.75 %, 2011 tăng
191.68 triệu đồng so với năm 2009 tương ứng với 46,2 %. Thu nhập bình
quân của người lao động cũng tăng qua các năm cụ thể năm 2009 là 1500
nghìn đồng/người/tháng thì đến năm 2011 đã là 2200 nghìn
đồng/người/tháng. Qua số liệu về lợi nhuận của công ty ta thấy chỉ tiêu này
cũng tăng cụ thể năm 2010 tăng 0,11 tỷ đồng so với năm 2009 tương ứng với
8,01%, lợi nhuận năm 2011 tăng 0,7 tỷ đồng so với năm 2010 tương ứng
47,2%. Điều đó chứng tỏ công ty đang từng bước đi vào phát triển mạnh, đời
sống người lao động được nâng cao.
Nguyễn Văn Vinh Lớp: Thương mại – K40
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG II
CÔNG TÁC XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC
KINH DOANH CỦA CÔNG TY
I. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC XÂY
DỰNG VÀ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG
TY
1. Các nhân tố khách quan
1.1 Môi trường vĩ mô:
Cũng như mọi Công ty khác trong nền kinh tế thị trường, Công ty hoạt

động trong môi trường vĩ mô rộng lớn bao gồm các lực lượng tạo thành cơ
may và những mối đe doạ. Môi trường vĩ mô là yếu tố khó kiểm soát đòi hỏi
phải tìm hiểu nhiều và phân tích kỷ càng đồng thời phải tiên liệu và điều
chỉnh các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và thích ứng với môi
trường.
- Môi trường kinh tế:
Phát triển kinh tế - xã hội nhanh, hiệu quả và bền vững; tạo sự chuyển
biến căn bản về chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Phấn đấu đến năm 2015, Thanh Hóa thuộc nhóm tỉnh trung bình của cả nước,
đến năm 2020 Thanh Hoá cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp có cơ cấu kinh tế
hợp lý, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được phát triển đồng bộ, hiện
đại; đồng thời là một trong những trung tâm kinh tế, giáo dục - đào tạo, y tế,
thể dục - thể thao, khoa học - kỹ thuật của vùng Bắc Trung Bộ và cả nước, an
ninh chính trị ổn định, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc.
- .Môi trường chính trị- Pháp luật và xã hội:
Nguyễn Văn Vinh Lớp: Thương mại – K40
22

×