Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI XÍ NGHIỆP ĐẦU TƯ &PHÁT TRIỂN DU LỊCH SÔNG HỒNG (2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (321.78 KB, 56 trang )

Đại học KTQD Chuyên đề thực tập
LỜI NÓI ĐẦU
Đối với người lao động, tiền lương là nguồn thu nhập quan trọng nhằm
đảm bảo cho cuộc sống của họ và gia đình họ được ổn định.Cho nên, người lao
động luôn lấy mục tiêu phấn đấu là đạt được mức lương cao nhằm cải thiện
cuộc sống. Đối với doanh nghiệp, tiền lương trả cho người lao động lại là một
yếu tố chi phí. Khác với các yếu tố chi phí vật chất cụ thể, chi phí tiền lương là
một yếu tố có tính "ẩn", nếu biết khai thác, doanh nghiệp sẽ thu được lợi nhuận
cao từ khoản chi phí này. Nói như vậy, để ta thấy được tính hai mặt của tiền
lương. Người lao động thì muốn thu nhập cao hơn nhằm phục vụ cho cuộc sống
của bản thân và gia đình, còn doanh nghiệp lại muốn tiết kiệm chi phí nhằm hạ
giá thành sản phẩm và tăng chỉ tiêu lợi nhuận. Trong các doanh nghiệp Việt
Nam ta hiện nay, do ảnh hưởng của một thời gian dài vận hành theo chế độ bao
cấp, công tác quản lý lao động tiền lương còn rất nhiều bất cập, mang nặng tính
"cào bằng", không khuyến khích người lao động phấn đấu, đem hết tài năng sức
lực của mình phục vụ lợi ích của doanh nghiệp, đồng thời qua đó, nâng cao mức
thu nhập của chính mình. Có thể nói, trong môi trường kinh doanh hiện nay, yếu
tố "con người lao động" góp phần làm nên sự khác biệt trong cạnh tranh giữa
các doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào đưa ra được một chế độ tiền lương hợp lí,
có biện pháp quản lý và khai thác đội ngũ lao động của mình sao cho có hiệu
quả, sẽ có lợi thế lớn trong cạnh tranh.
Ngoài ra, việc tính toán và hạch toán các khoản trích nộp theo lương như
Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn có ý nghĩa rất quan trọng
Vũ Thương Huyền
1
Đại học KTQD Chuyên đề thực tập
đối với doanh nghiệp, người lao động và còn ảnh hưởng tới an sinh của xã hội
nói chung. Những hoạt động này tạo nguồn tài trợ và đảm bảo quyền lợi cho
người lao động hiện tại và sau này và còn là một kênh cung cấp vốn quan trọng
nhằm tái đầu tư cho nền kinh tế.
Nhìn nhận được tầm quan trọng của nội dung tiền lương và các khoản


trích nộp theo lương, em đã chọn đề tài thực tập: “HOÀN THIỆN KẾ
TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI
XÍ NGHIỆP ĐẦU TƯ &PHÁT TRIỂN DU LỊCH SÔNG HỒNG”. Nội
dung của bản báo cáo thực tập tốt nghiệp được chia làm 3 phần :
PHẦN I:ĐẶC ĐIỂM LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG VÀ QUẢN LÝ
LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG CỦA XÍ NGHIỆP ĐT & PT DU LỊCH
SÔNG HỒNG.
PHẦN II:THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC
KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI XÍ NGHIỆP ĐT &PT DU LỊCH
SÔNG HỒNG.
PHẦN III.ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ HOÀN THIỆN KẾ
TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI
XÍ NGHIỆP ĐT&PT DU LỊCH SÔNG HỒNG.
Mặc dù đã cố gắng nắm bắt vấn đề lý thuyết, áp dụng lý thuyết vào tình
hình thực tế của đơn vị nhưng do vốn kiến thức còn hạn chế, kinh nghiệm thực
tế chưa có và điều kiện thời gian hạn hẹp, chắc chắn chuyên đề thực tập của em
còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp của cô giáo hướng dẫn
là PGS.TS Nguyễn Minh Phương để bổ sung vào bản báo cáo thực tập tốt
nghiệp và khắc phục những thiếu sót trên.
Vũ Thương Huyền
2
Đại học KTQD Chuyên đề thực tập
Em xin chân thành cám ơn Ban Giám đốc Xí nghiệp ĐT &PT Sông
Hồng và PGS.TS Nguyễn Minh Phương đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành
đề tài này.
Hà Nội ngày 15 tháng 5 năm 2012
Sinh viên thực hiện
Vũ Thương Huyền

Vũ Thương Huyền

3
Đại học KTQD Chuyên đề thực tập
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM LAO ĐỘNG -TIỀN LƯƠNG VÀ QUẢN LÝ
LAO ĐỘNG, TIỀN LƯƠNG CỦA XÍ NGHIỆP ĐT &PT DU LỊCH SÔNG
HỒNG
1.1.Đặc điểm lao động của xí nghiệp.
Xí nghiệp ĐT &PT Du lich Sông Hồng là một doanh nghiệp Nhà nước có quy
mô nhỏ, hoạt động trong lĩnh vực du lịch và thương mại - dịch vụ. Do đặc điểm
ngành nghề kinh doanh đa lĩnh vực nên số lượng lao động của xí nghiệp tuy
không nhiều nhưng thuộc nhiều độ tuổi, trình độ văn hóa cũng như trình độ
chuyên môn cũng rất đa dạng.

Tổng số CBCNV của doanh nghiệp hiện tại là 43 người được phân bổ vào 4 bộ
phận chính: Bộ phận văn phòng, bộ phận kinh doanh, bộ phận thương mại dịch
vụ và Đội tầu.
Bảng 1.1. Bảng phân bổ lao động trong xi nghiệp
TT Tên phòng ban/bộ phận Số lượng lao động
1 Bộ phận văn phòng 13
2 Bộ phận kinh doanh 7
3 Bộ phận TM- DV 11
4 Đội tầu 12
+ Bộ phận Văn phòng bao gồm bộ máy quản lí, bộ phận kế toán, bộ phận hành
chính, bảo vệ trong đó Ban Giám đốc có 3 người, phòng kế toán 3 người, bảo vệ
4 người, lái xe 1 người, quản lý nhân sự 1 người, nhân viên văn phòng 1 người.
+ Bộ phận Kinh doanh có 7 người. Bộ phận Kinh doanh làm nhiệm vụ chủ yếu là
tiếp thị, quảng cáo, tổ chức bán vé
Vũ Thương Huyền
4
Đại học KTQD Chuyên đề thực tập
+ Bộ phận Thương mại - Dịch vụ 11 người. Chức năng chính của bộ phận này là

phục vụ ăn uống, tổ chức các dịch vụ trên tầu.
+Đội tầu gồm 12 người được chia thành 3 tầu. Tầu Thăng Long 18, trọng tải 150
khách được biên chế 5 thủy thủ gồm 1 thuyền trưởng, 2 thuyền phó, 1 máy
trưởng và 1 nhân viên kinh doanh. Tầu Thăng Long 333, trọng tải 60 khách được
biên chế 3 thủy thủ gồm: 1 thuyền trưởng, 1 thuyền trưởng dự bị và 1 máy
trưởng.Tầu Sông Hồng 5, trọng tải 40 khách được biên chế 4 thủy thủ gồm: 1
thuyền trưởng, 1 thuyền phó, 1 máy trưởng, 1 máy phó.
Hiện nay số CBCN làm việc thường xuyên trong xí nghiệp thuộc 02 loại hợp
đồng lao động:
+ Hợp đồng không xác định kỳ hạn
+ Hợp đồng có xác định kỳ hạn 03 năm.

Vũ Thương Huyền
5
Đại học KTQD Chuyên đề thực tập
Bảng 1.2.Bảng phân loại lao động của doanh nghiệp
Cơ cấu lao dộng

Chỉ tiêu
Số lượng Tỉ lệ (%)
1. Phân loại theo giới
tính
43 100
+ Nam 20 46,5
+ Nữ 23 53,5
2. Phân loại theo trình
độ
43 100
+ Cao học, đại học 15 34,9
+ Cao đẳng,trung cấp 20 46,5

+ Lớp 12/12 8 18,6
3. Phân loại theo chức
năng
43 100
+ Trực tiếp 30 69,8
+ Gián tiếp 13 30,2
4. Phân loại theo độ tuổi 43 100
+ 20 – 40 32 74,4
+ 40 – 60 11 25,6

Do tính chất hoạt động kinh doanh tổng hợp của doanh nghiệp nên cơ cấu
lao động của xí nghiệp tương đối cân bằng về giới. Bộ phận thương mại dịch vụ
có số đông lao động nữ và số nam giới tập trung nhiều ở các đội tầu.Điều này là
hoàn toàn hợp lý khi xét đến tính chất công việc ở từng bộ phận. Số lao động
gián tiếp chiếm 30,2 %, một tỷ lệ chưa hợp lý trong phân bổ lao động. Nhìn
chung, đội ngũ CBCNV trong xí nghiệp đều đang ở độ tuổi sung sức (20 – 40
tuổi), trình độ chuyên môn và học vấn trên trung cấp chiếm tỷ lệ cao.Đây cũng là
một thuận lợi cho doanh nghiệp.
Vũ Thương Huyền
6
Đại học KTQD Chuyên đề thực tập
Ngoài số CBCNV đang làm việc thường xuyên cho xí nghiệp, trong những
tháng mùa vụ du lịch, xí nghiệp có thuê một số lao động hợp đồng. Số lượng
người phụ thuộc vào lượng công việc. Số lao động này được kí với xí nghiệp hợp
đồng lao động. Số lao động này được biên chế trên các tầu du lịch để làm việc và
sẽ do các tổ trưởng thuộc bộ phận TM – DV quản lí điều động.
Bảng 1.3.Theo dõi số lượng lao động hợp đồng mùa vụ tại xí nghiệp ĐT & PT
Du lịch Sông Hồng trong năm 2011
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
SL

lao
động
6 6 6 5 4 4 4 4 4 4 4 1
1.2.Các hình thức trả lương của xí nghiệp.
1.2.1.Chế độ tiền lương tại xí nghiệp.
Doanh nghiệp đang áp dụng những điều khoản được quy định trong Bộ Luật
lao động của nước Cộng Hòa Xã Hội chủ Nghĩa Việt Nam, Nghị định số
114/2002/NĐ – CP và Thông tư số 12/2003/TT – BLĐTBXH ban hành ngày
30/5/2002 về việc hướng dẫn thi hành một số điều khoản của Bộ luật lao động về
tiền lương áp dụng cho công ty TNHH một thành viên Nhà nước nắm giữ
100%vốn điều lệ.
Theo các văn bản luật và dưới luật nói trên, việc tính và trả chi phí lao
động có thể thực hiện theo nhiều hình thức khác nhau, tuỳ theo đặc điểm hoạt
động sản xuất kinh doanh, tính chất công việc và trình độ quản lý của doanh
nghiệp.
Chế độ BHXH trả thay lương cho những công ốm đau, thai sản, nghỉ chế độ
hiếu hỉ….
Vũ Thương Huyền
7
Đại học KTQD Chuyên đề thực tập
CBCNV được hưởng trợ cấp BHXH trong trường hợp nghỉ ốm là 75%
tiền lương tham gia góp BHXH, trường hợp nghỉ thai sản, tai nạn lao động tính
theo tỷ lệ 100 % tiền lương tham gia góp.
Xí nghiệp thực hiện đúng chế độ hiện hành của Nhà nước về những trường
hợp nghỉ ốm đau, thai sản, tai nạn rủi ro có xác nhận của cơ quan y tế. Thời gian
nghỉ hưởng BHXH.Thời gian nghỉ hưởng BHXH sẽ được căn cú như sau:
Nếu làm việc trong điều kiện bình thường mà có thời gian đóng BHXH
dưới 15 năm sẽ được nghỉ 30 ngày /năm.
Thời gian đóng BHXH từ 15 năm đến 30 năm được nghỉ 40 ngày / năm
Thời gian đóng BHXH trên 30 năm sẽ được nghỉ 50 ngày /năm.

Nếu CBCNV bị bệnh dài ngày, mắc các bệnh đặc biệt theo quy định của
Bộ Y tế thì thời gian nghỉ hưởng BHXH không quá 180 ngày /năm không phân
biệt thời gian đóng BHXH.Tỷ lệ hưởng BHXH trong trường hợp này cũng là
75% mức lương cơ bản.
Chế độ trả lương cho những ngày lễ:
CBCNV đi làm vào những ngày lễ sẽ được hưởng 300 % mức lương ngày
bình quân trong tháng.
Chế độ tiền ăn giữa ca :
Xí nghiệp quy định tiền ăn giữa ca của CNV là 25.000 đ/người
. Chế độ tiền thưởng quy định :
Ngoài tiền lương, công nhân có thành tích tốt trong công tác còn được
hưởng khoản tiền thưởng. Việc tính toán tiền thưởng căn cứ vào sự đóng góp của
người lao động và chế độ khen thưởng của xí nghiệp.
Vũ Thương Huyền
8
Đại học KTQD Chuyên đề thực tập
Tiền thưởng thi đua chi bằng quỹ khen thưởng, căn cứ vào kết quả bình xét
thành tích xếp loại lao động 6 tháng đầu năm và 6 tháng cuối năm.
Tiền thưởng sáng kiến nâng cao chất lượng sản phẩm phải căn cứ vào hiệu
quả kinh tế cụ thể để xác định, được tính vào chi phí SXKD.
Chế độ thuế TNCN:
Thuế TNCN được tính toán theo Thông tư 84/2008/TT-BTC ngày 30 tháng 9
năm 2008 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế TNCN và hướng dẫn
thi hành Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08/9/2008 của Chính phủ quy định
chi tiết một số điều của Luật Thuế TNCN.
Thuế thu nhập cá nhân (thuế TNCN) đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền
lương, tiền công là tổng số thuế được tính theo từng bậc thu nhập và thuế suất
tương ứng theo biểu luỹ tiến từng phần, trong đó số thuế tính theo từng bậc thu
nhập được xác định bằng thu nhập tính thuế thu nhập cá nhân của bậc thu nhập
nhân (x) với thuế suất tương ứng của bậc thu nhập đó.

Thu nhập tính thuế TNCN = Thu nhập từ tiền lương – Các khoản giảm trừ
Bảng 1.4. Thuế suất thuế TNCN
Bậc tính thuế Mức thu nhập tính thuế Thuế suất
Vũ Thương Huyền
9
Đại học KTQD Chuyên đề thực tập
Bậc 1 0 trđ – 5 trđ 5 %
Bậc 2 5 trđ– 10 trđ 10%
Bậc 3 10 trđ – 18 trđ 15%
Bậc 4 18 trđ – 32 trđ 20%
Bậc 5 32 trđ – 52 trđ 25%
Bậc 6 52 trđ – 80 trđ 30%
Bậc 7 80 trđ – 82,8 trđ 35%
Các khoản giảm trừ được tính như sau:
- Giảm trừ cho bản thân : 4 triệu đồng/tháng
- Cho mỗi suất phụ thuộc (con, bố mẹ ) : 1,6 triệu đồng/tháng
- Các khoản trích theo lương (BHXH,BHYT,BHTN)
1.2.2.Các hình thức trả lương được áp dụng.
Xí nghiệp ĐT &PT Du lịch Sông Hồng hiện có 2 loại đối tượng lao động:
+Lao động thường xuyên có hợp đồng dài hạn và hợp đồng 3 năm
+Lao động không thường xuyên, thuê theo mùa vụ.
Xí nghiệp đang áp dụng hình thức trả lương theo thời gian đối với cả 2
loại đối tượng người lao động hiện đang làm việc cho doanh nghiệp.
Đối với lao động có Hợp đồng lao động không xác định thời hạn và lao
động có Hợp đồng lao động có xác định thời hạn Xí nghiệp căn cứ trên một số
chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả lao động và trả lương. Thời gian để tính lương, tính
Vũ Thương Huyền
10
Đại học KTQD Chuyên đề thực tập
thưởng, phụ cấp, trợ cấp và các khoản khác phải trả cho người lao động là theo

tháng.
Đối với lao động có Hợp đồng lao động thời vụ thì theo thỏa thuận từ
ban đầu giữa người lao động và Giám đốc Xí nghiệp, những lao động thuộc đối
tượng này sẽ được hưởng một mức lương cố định theo thoả thuận trong Hợp
đồng lao động từ khi Hợp đồng lao động có giá trị đến khi hợp đồng hết hạn.
1.3.Chế độ trích lập, nộp và sử dụng các khoản trích theo lương tại Xí nghiệp
ĐT &PT Du lịch Sông Hồng.
Căn cứ để trích lập các khoản trích theo lương tại xí nghiệp là theo mức
lương cơ bản được quy định trong trong Nghị định số 22/2011/NĐ – CP về quy
định mức lương tối thiểu chung. Cụ thể là từ ngày 01/5/2011, mức lương tối
thiểu chung là 830.000 đ/tháng.
Chế độ trích lập BHXH:
Theo như chế độ tài chính đã quy định, hàng tháng Xí nghiệp căn cứ vào
tiền lương cấp bậc (lương cơ bản) của CBCNV để trích 24% trên lương cơ bản
nộp cho quỹ BHXH cấp trên (ở đây là BHXH cấp Quận). Trong số này, có 17%
do doanh nghiệp chịu và được tính vào chi phí sản xuất trong tháng và 7% được
trích từ lương của người lao động.
- Phạm vi chi dùng quỹ BHXH: ốm đau (con ốm, bản thân người lao động
ốm), thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, già yếu, nghỉ mất sức, hưu trí,
tử tuất và chi nuôi sống bộ máy quản lý quỹ BHXH.
- Phương thức quản lý, chi tiêu quỹ BHXH: hàng tháng, doanh nghiệp phải
nộp toàn bộ các khoản BHXH đã trích vào cơ quan quản lý quỹ BHXH. Các
khoản chi tại doanh nghiệp như: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động sau khi đã chi
Vũ Thương Huyền
11
Đại học KTQD Chuyên đề thực tập
trả cho người lao động doanh nghiệp phải nộp các chứng từ gốc hợp lệ cho cơ
quan quản lý quỹ để đề nghị cơ quan này thanh toán.
Chế độ trích lập BHYT:
Hàng tháng, xí nghiệp trích 4,5% tổng quỹ lương để đóng góp vào quỹ

BHYT, trong 3 % do doanh nghiệp chịu, tính vào chi phí trong kỳ, còn 1,5 %
được trừ vào lương của người lao động. Quỹ BHYT được sử dụng để trợ cấp cho
các hoạt động khám chữa bệnh của CBCNV.Quỹ này do cơ quan BHYT thống
nhất quản lý và trợ cấp cho người lao động thông qua mạng lưới y tế. Vì vậy, khi
trích BHYT, xí nghiệp phải nộp cho cơ quan BHYT qua tài khoản ở kho bạc.
- Phương thức quản lý chi tiêu quỹ: BHYT được nộp lên cho cơ quan
chuyên môn chuyên trách (thường dưới hình thức mua BHYT) để phục vụ, bảo
vệ, chăm sóc sức khoẻ cho công nhân viên như khám bệnh, kê đơn, mua thuốc,
chữa bệnh.
Chế độ trích lập KPCĐ:
Kinh phí công đoàn là nguồn tài trợ cho các hoạt động công đoàn của doanh
nghiệp như thăm hỏi khi công nhân viên đau ốm, bệnh tật, tổ chức đi tham quan,
dã ngoại, nghỉ mát, liên hoan
Theo chế độ tài chính hiện hành, KPCĐ được trích theo tỷ lệ 2 % trên tổng số
tiền lương phải trả cho người lao động và số này do doanh nghiệp chịu toàn bộ,
được tính vào chi phí trong kỳ.
Quản lý, chi tiêu quỹ: Trong số 2% trích lập KPCĐ, doanh nghiệp được phép
giữ lại 1% để chi tiêu cho hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp, còn 1% phải
nộp lên cho cơ quan quản lý công đoàn cấp trên. Ngoài ra xí nghiệp còn thu thêm
của CBCNV trong doanh nghiệp 1% lương để làm quỹ công đoàn.
Chế độ trích lập BHTN:
Vũ Thương Huyền
12
Đại học KTQD Chuyên đề thực tập
Đóng BHTN là một chính sách mới của Nhà nước ta có tác động trực tiếp đến
người lao động, người sử dụng lao động nhằm nâng cao an sinh xã hội, bù đắp
một phần thu nhập của người lao động khi họ bị mất việc làm.
Nguồn hình thành quỹ BHTN: Được hình thành từ 3% tiền lương, tiền công của
người lao động.Trong đó:
- Người lao động chịu 1%.

- Doanh nghiệp chịu 1%.
- Ngân sách Nhà nước chi trả 1%.
Toàn bộ số trích BHTN được nộp lên cơ quan quản lý quỹ BHTN.Người lao
động đóng BHTN đủ trong vòng 24 tháng trước khi bị mất việc và chưa tìm
được việc làm sau 15 ngày kể từ ngày đăng ký với cơ quan lao động theo quy
định sẽ được nhận trợ cấp thất nghiệp.
Chế độ trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm.
Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm là quỹ dùng để trợ cấp cho người lao
động phải nghỉ việc làm theo chế độ. Mức trích quỹ dự phòng trợ cấp mất
việc làm theo quy định hiện hành như sau:
+ Mức trích quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm từ 1% - 3% trên quỹ tiền
lương làm cơ sở đóng BHXH của doanh nghiệp.
+ Mức trích cụ thể do doanh nghiệp tự quyết định tùy vào khả năng tài chính
của doanh nghiệp hàng năm.
+ Khoản trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm được trích và hạch toán
vào chi phí quản lí doanh nghiệp trong kỳ.
Thời điểm trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm là thời điểm khóa sổ
kế toán để lập Báo cáo tài chính năm.
Vũ Thương Huyền
13
Đại học KTQD Chuyên đề thực tập
1.4.Tổ chức quản lí lao động và tiền lương của xí nghiệp ĐT &PT Du lịch
Sông Hồng.
1.4.1.Tổ chức bộ máy quản lí lao động trong xí nghiệp.
Giám đốc là người chịu trách nhiệm tuyển dụng và bố trí người lao động vào
các bộ phận chức năng căn cứ vào kiến nghị về nhân sự của các phòng, ban chức
năng hay đội tầu. Để thực hiện tốt công tác nhân sự, xí nghiệp có phân công một
người chuyên trách về công tác tổ chức. Nhân viên này có trách nhiệm quản lý
hồ sơ lao động của các CBCNV, theo dõi và đề nghị với Giám đốc về các quyết
định nâng lương, nâng bậc của người lao động. Hàng tháng, cán bộ tổ chức nhân

sự này sẽ thu thập bảng công từ các đơn vị, phòng ban để tính ngày công, tính
BHXH cho CBCNV trong doanh nghiệp rồi chuyển kết quả cho phòng kế toán
để tính lương, liên hệ làm việc với cơ quan BHXH để giải quyết các chính sách
cho anh chị em lao động trong doanh nghiệp
Các Phó Giám đốc và trưởng phòng có trách nhiệm phân công công việc cho
người lao động. Các Trưởng phòng, tổ trưởng thuyền trưởng các tầu có chức
năng quản lý giám sát công việc và quản lý người lao động.
Để quản lý lao động về mặt số lượng, xí nghiệp sử dụng sổ danh sách lao
động. Sổ này do nhân viên tổ chức nhân sự lập (lập chung cho toàn doanh nghiệp
và lập riêng cho từng bộ phận ) nhằm nắm chắc tình hình phân bổ, sử dụng
lao động hiện có trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn căn cứ
vào sổ lao động (mở riêng cho từng người lao động) để quản lý nhân sự cả về số
lượng và chất lượng lao động, về biến động và chấp hành chế độ đối với lao
động.
Đối với số lao động hợp đồng theo thời vụ, xí nghiệp có xây dựng một bảng
định mức công việc để thuê số lượng lao động cho phù hợp. Chẳng hạn, với
Vũ Thương Huyền
14
Đại học KTQD Chuyên đề thực tập
những chuyến du lịch có 40 – 50 khách, xí nghiệp thuê 2 lao động. Số lao động
hợp đồng theo mùa vụ này được biên chế vào các tổ dịch vụ làm việc trên tầu.
1.4.2.Tổ chức bộ máy kế toán tiền lương trong xí nghiệp
Để thực hiện phần hành kế toán lao động – tiền lương, xí nghiệp bố trí 3
người thực hiện các công đoạn:
1.Nhân viên tổ chức nhân sự: Theo dõi tổng hợp số liệu ngày công, ngày
nghỉ hưởng BHXH, BHYT
2.Kế toán tiền lương: Tính lương phải trả cho CBCNV, tính toán các
khoản trích theo lương, từ đó lên bảng thanh toán lương cho các bộ phận.
3.Kế toán tổng hợp: Từ các số liệu của phần kế toán chi tiết, lập các bảng
tổng hợp, vào Sổ Nhật kí chung, sổ Cái các nghiệp vụ có liên quan đến phần kế

toán tiền lương và lên các Báo cáo kế toán cuối kỳ.
Xí nghiệp ĐT & PT Du lịch Sông Hồng áp dụng chế độ trả lương theo thời
gian nên có phân công một cán bộ tổ chức – nhân sự để theo dõi, tổng hợp các
chứng từ hạch toán lao động như Bảng chấm công, Phiếu nghỉ hưởng BHXH
Mỗi phòng ban trong xí nghiệp phải lập bảng chấm công hàng tháng cho
các nhân viên trong bộ phận mình. Hàng ngày, tổ trưởng hoặc người được được
phân công việc chấm công phải căn cứ theo tình hình thực tế của bộ phận mình
để chấm công cho từng người, ghi vào ngày tương ứng trong các cột từ 1 đến 31
theo ký hiệu quy định trong chứng từ
Cuối tháng người chấm công và phụ trách bộ phận ký vào Bảng chấm công và
chuyển bảng chấm công cùng các chứng từ liên quan như Phiếu nghỉ hưởng
BHXH có xác nhận của cán bộ y tế cùng với các chứng từ về tiền thưởng , cho
nhân viên tổ chức và nhân sự của xí nghiệp để nhân viên này tổng hợp,kiểm tra,
đối chiếu quy ra công làm căn cứ để tính lương, các khoản trích theo lương cho
Vũ Thương Huyền
15
Đại học KTQD Chuyên đề thực tập
CBCNV.Sau khi tổng hợp, nhân viên tổ chức nhân sự sẽ chuyển cho phòng kế
toán.
- Kế toán tiền lương sẽ tính lương phải trả cho người lao động, đồng thời
tính các khoản trích theo lưong như BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN ….để lập
Bảng thanh toán lương cho các bộ phận. Bảng thanh toán tiền lương sẽ được kế
toán tiền lương (người lập bảng lương ) ký, ghi rõ họ tên rồi chuyển cho Kế toán
trưởng kiểm tra, xác nhận, sau đó Giám đốc xí nghiệp ký duyệt.
Sau khi được các cấp lãnh đạo phê duyệt, Bảng thanh toán lương sẽ được
chuyển xuống phòng kế toán để lập Phiếu chi tiền. Thủ quỹ sẽ tiến hành chi trả
lương cho CBVNV. Xí nghiệp thực hiện chế độ trả lương cho nhân viên làm 2
kỳ /tháng:
- Kỳ I: Tạm ứng lương (Vào các ngày mùng 5 hàng tháng).
- Kỳ II: Cuối tháng căn cứ vào bảng thanh toán lương và các khoản trích

theo lưong trừ đi số tạm ứng đầu tháng và thanh toán số còn lại cho người lao
động.
Bảng thanh toán lương kỳ I và Bảng thanh toán lương kỳ II sẽ được lưu tại
phòng kế toán.Mỗi lần lĩnh lương, nhân viên công ty phải trực tiếp ký vào cột "
Ký nhận". Nếu có người nhận thay thì phải ghi "KT"(ký thay) và ký tên.
Sau khi thanh toán với người lao động, Bảng thanh toán lương các bộ
phận sẽ được chuyển cho kế toán tổng hợp (trong xí nghiệp kế toán trưởng là
người chịu trách nhiệm làm phần kế toán tổng hợp) để thực hiện các nghiệp vụ
kế toán tổng hợp như lên cáo bảng tổng hợp, vào sổ Nhật kí chung, các sổ Cái
TK và lên các Báo cáo kế toán cuối kỳ.
Về phần tính thuế TNCN, xí nghiệp tiến hành tính số thuế phải nộp và khấu
trừ vào lương CBCNV 1 lần /năm.
Vũ Thương Huyền
16
Đại học KTQD Chuyên đề thực tập
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN
TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI XÍ NGHIỆP.
2.1. Kế toán tiền lương tại xí nghiệp.
Vũ Thương Huyền
17
Đại học KTQD Chuyên đề thực tập
2.1.1. Chứng từ sử dụng
• Bảng chấm công: Là chứng từ quan trọng để quản lý người lao động
về mặt thời gian làm việc và cũng là chứng từ kế toán ban đầu quan
trọng nhất làm căn cứ để tính lương cho người lao động.
• Phiếu nghỉ hưởng BHXH: Dùng để theo dõi số ngày nghỉ theo chế
độ hưởng BHXH của người lao động trong xí nghiệp.Mẫu nghỉ
hưởng BHXH do Nhà nước ban hành.
• Bảng thanh toán BHXH :Là bảng tổng hợp tất cả các Phiếu nghỉ
hưởng BHXH của toàn doanh nghiệp.

• Sổ lương CBCNV.
• Bảng tổng hợp số ngày nghỉ hưởng trợ cấp BHXH
2.1.2. Phương pháp tính lương
Xí nghiệp áp dụng một phương pháp tính lương theo thời gian thống nhất
trong toàn doanh nghiệp.
Đối với đội ngũ CBCNV làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp, xí
nghiệp tính lương căn cứ vào hệ số cấp bậc, phụ cấp trách nhiệm và mức lương
cơ bản theo quy định của Công ty mẹ.
Công thức tính lương
Tổng tiền lương tháng = Lương những ngày công đi làm + Lương
trách nhiệm + Lương nghỉ phép(nếu có) + Lương do BHXH chi trả cho
những công ốm đau, hiếu hỉ Các khoản trích BHXH, BHYT, BHTN
Lương tháng = Hệ số cấp bậc × Mức lương cơ bản.
Lương ngày = Lương tháng/ Số ngày công quy định
Vũ Thương Huyền
18
Đại học KTQD Chuyên đề thực tập
Lương những ngày công đi làm = Số ngày công thực tế đi làm × Lương ngày
• Hệ số cấp bậc: Là hệ số lương cơ bản thực tế của từng người căn cứ vào
trình độ, thâm niên công tác của CBCNV theo quy định của Nhà nước về
Chế độ hệ thống thang lương của người lao động.
• Số ngày công theo quy định của doanh nghiệp là 22 ngày/tháng
Lương trách nhiệm = Hệ số phụ cấp trách nhiệm × Mức lương cơ bản.
• Hệ số phụ cấp trách nhiệm là hệ số trả cho những CBCNV quản lý, tuỳ
theo mức độ trách nhiệm khác nhau, cụ thể:
- Giám đốc xí nghiệp : 0, 4
- Phó giám đốc :0,3
- Các trưởng phòng, trưởng bộ phận: 0,1
- Các phó phòng , cấp phó phụ trách bộ phận :0.07
Mức lương cơ bản để làm căn cứ tính lương trong xí nghiệp dựa trên mức

lương tối thiểu được quy định trong Thông tư số 12/2011/TT – BLĐTBXH áp
dụng cho công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu là
830.000VNĐ/tháng và căn cứ vào kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Đối với xí nghiệp ĐT &PT Sông Hồng, mức lương cơ bản để tính lương cho
CBCNV hiện nay là 980.000 đ/ tháng. Mức lương này được áp dụng cho các đơn
vị trực thuộc Công ty TNHH MTV Thăng Long GTC và do Công ty mẹ quy
định.
Lương nghỉ phép = Lương cơ bản mỗi ngày phép × Số ngày nghỉ phép trong
tháng
Vũ Thương Huyền
19
Đại học KTQD Chuyên đề thực tập
Lương cơ bản mỗi ngày phép: Xí nghiệp đang áp dụng chế độ nếu CBCNV
nghỉ phép thì ngày phép đó vẫn được hưởng lương cơ bản với mức tối thiểu là
830.000 đ/tháng
Lương do BHXH chi trả = Lương cơ bản mỗi ngày do BHXH quy định × Số
ngày nghỉ theo chế độ BHXH
Theo chế độ hiện hành tỷ lệ tính hưởng trợ cấp BHXH trong trường hợp
nghỉ ốm là 75% tiền lương tham gia góp BHXH. Đối với các trường hợp nghỉ
thai sản, tai nạn lao động tính theo tỷ lệ 100 % tiền lương tham gia góp.
Tiền
BHXH
phải trả
=
Hệ số cấp
bậc x Mức
lương tối
thiểu
x
Số

ngày
nghỉ
hưởn
g
x
Tỷ lệ
% tính
BHXH
Tổng số ngày
công
Theo chế độ hiện hành tỷ lệ tính hưởng trợ cấp BHXH trong trường hợp
nghỉ ốm là 75% tiền lương tham gia góp BHXH, trường hợp nghỉ thai sản, tai
nạn lao động tính theo tỷ lệ 100 % tiền lương tham gia góp.
Các khoản trích lập BHXH,BHYT, BHTN trừ vào lương = 9,5% × Hệ số cấp bậc
× Mức lương tối thiểu.
Cách tính lương của bộ phận văn phòng:
Vũ Thương Huyền
20
Đại học KTQD Chuyên đề thực tập
Giám đốc xí nghiệp Lê Thắng có hệ số cấp bậc là 5,65, phụ cấp trách nhiệm là
0,3. Số ngày công trong tháng của ông là 20 ngày, nghỉ phép 2 ngày. Vậy thu
nhập trong tháng của ông là:
Lương một ngày công đi làm = 5,65×980.000/22 = 251.682 đ/ ngày
Lương trách nhiệm = 0,4 × 980.000 = 392.000 đ/tháng
Lương một ngày phép = 5,65 × 830.000 /22 = 213.159 đ/ngày
Các khoản trích = 9,5% × 5,65× 830.000 = 445.502 đ
Lương được lĩnh trong tháng = 20× 251.682 + 392.000 + 2 × 213.159 –
445.502
= 5.406.456 đ
Cách tính lương của nhân viên phòng kinh doanh:

Anh Trần Quốc Hùng, nhân viên phòng kinh doanh có hệ số cấp bậc là 3,27, phụ
cấp trách nhiệm 0. Trong tháng, anh đi làm 18 công và nghỉ ốm 4 công có giấy
xác nhận của cơ quan y tế. Vậy thu nhập trong tháng của anh sẽ được tính như
sau:
Lương một ngày công đi làm = 3,27×980.000/22 = 145.664 đ/ ngày
Lương một ngày nghỉ ốm = 0,75 × 3,27 × 830.000 /22 = 92.526 đ/ngày
Các khoản trích = 9,5% × 3,27 × 830.000 = 257.840 đ
Lương được lĩnh trong tháng = 18× 145.664 + 4× 92.526 – 257.840
= 2.734.216 đ
Cách tính lương của nhân viên đội tầu:
Vũ Thương Huyền
21
Đại học KTQD Chuyên đề thực tập
Anh Vũ Tùng, thuyền trưởng tầu Thăng Long 18 có hệ số cấp bậc 4,92,
phụ cấp trách nhiệm 0,1 trong tháng anh đi làm 21 công và 1 công làm ngày
lễ,vậy lương của anh được tính như sau:
Lương một ngày công đi làm = 4,92×980.000/22 = 219.164 đ/ ngày
Lương trách nhiệm = 0,1 × 980.000 = 98.000 đ/tháng
Các khoản trích = 9,5% × 4,92 × 830.000 = 387.942 đ
Lương được lĩnh trong tháng = 24× 219.164 + 98.000 – 387.942 = 4.871.994
đ
Đối với các lao động thuê ngoài theo mùa vụ, xí nghiệp cũng trả lương
theo thời gian. Mức lương được quy định trong hợp đồng với người lao
động.
2.1.3. Kế toán chi tiết tiền lương tại xí nghiệp ĐT &PT Du lịch Sông Hồng.
Hàng ngày các bộ phận phòng ban phải nắm rõ số lượng CNV, tình hình nghỉ
ốm, nghỉ phép của từng người lao động. Để hạch toán thời gian lao động, kế toán
dựa vào các chứng từ: Bảng chấm công, Phiếu làm thêm giờ…
Bảng chấm công được lập riêng cho từng tổ, đội, phòng ban. Danh sách
người lao động ghi trong sổ danh sách lao động của từng bộ phận được ghi trong

bảng chấm công và số liệu phải khớp nhau. Đối với ngày nghỉ, lễ tết theo quy
định phải được ghi rõ trong Bảng chấm công (Phụ lục 1).
Bảng chấm công có kết cấu như sau:
Cột A, B ghi thứ tự và họ tên của từng người trong đơn vị
Cột C ghi nghề nghiệp hoặc chức vụ của từng người trong đơn vị
Cột 1 đến cột 31 ghi số ngày trong tháng
Cột 32 ghi số ngày công hưởng lương TG của từng người trong tháng
Vũ Thương Huyền
22
Đại học KTQD Chuyên đề thực tập
Cột 33 ghi số ngày công quy đổinghỉ hưởng 100% lương
Cột 34 ghi số ngày công được tính ăn ca.
Hàng ngày tổ trưởng hoặc người uỷ quyền căn cứ vào tình hình thực tế của
phòng, tổ mình để chấm công cho từng người trong ngày ghi vào ngày tương
ứng trong các cột từ cột 1 đến cột 31 theo các ký hiệu quy định trong chứng từ.
Cuối tháng người chấm công và phụ trách bộ phận ký vào Bảng chấm công
cùng các chứng từ liên quan như Phiếu nghỉ hưởng BHXH (Phụ lục 2), cho
nhân viên tổ chức - nhân sự tổng hợp, đối chiếu quy ra công để tính lương và
BHXH.
Bảng chấm công được lập hàng tháng và được lưu lại phòng (ban) kế toán
cùng các chứng từ có liên quan.
Sau khi tổng hợp số ngày công của CBCNV, nhân viên tổ chức – nhân sự của
xí nghiệp sẽ chuyển tài liệu cho kế toán tiền lương để tính lương cụ thể cho từng
CBCNV. Kế toán sẽ lên Bảng thanh toán tiền lương cho từng bộ phận giao cho
kế toán trưởng kiểm tra và phê duyệt. Sau đó, giám đốc sẽ duyệt lương và
chuyển xuống cho kế toán thanh toán lập phiếu chi và thủ quỹ sẽ chi trả lương
cho CBCNV trong xí nghiệp. Trên cơ sở Bảng thanh toán lương, kế toán sẽ lên
Sổ lương CBCNV tháng (Phụ lục 3).
Quy trình kế toán chi tiết tiền lương trong xí nghiệp ĐT & PT Du lịch Sông
Hồng được tóm lược trong sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.1. Quy trình luân chuyển chứng từ hạch toán chi tiết tiền lương của
CBCNV:
Vũ Thương Huyền
23
Đại học KTQD Chuyên đề thực tập
-Trích BHYT,BHXH,KPCĐ,BHTN
tính vào chi phí SX –KD, khấu trừ vào
lương người lao độngCác khoản tiền
lương, tiền công phải trả người lao
động.Kế toán tổng hợpThủ quỹNgười
chấm công
- Giá trị tài sản thừa chờ xử lý.
- Số đã nộp, đã trả lớn hơn số phải nộp,
phải trả được cấp bù.
- Các khoản phải trả khác.
- Dư có: Số tiền phải trả phải nộp; giá
trị tài sản thừa chờ xử lý.
Ngoài TK 334, việc hạch toán lao động
– tiền lương trong doanh nghiệp còn
sử dụng những TK có liên quan là các
TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”,
TK 627 “Chi phí sản xuất chung”, TK
641 “Chi phí bán hàng”, TK 642 “Chi
phí quản lý doanh nghiệp”
Quy trình kế toán tổng hợp tiền lương
tại doanh nghiệp.
Căn cứ vào Bảng thanh toán lương
của các bộ phận, kế toán tổng hợp sẽ
lập Bảng tổng hợp lương toàn xí
nghiệp(Phụ lục 4), Bảng phân bổ tiền

lương và BHXH(Phụ lục 5), Bảng
thanh toán BHXH Trên cơ sở những
bảng tổng hợp này, kế toán sẽ ghi
những định khoản các nghiệp vụ tương
Nhân viên t ch c nhân sổ ứ ự
T ng h p s ng y côngổ ợ ố à
Vũ Thương Huyền
24
Đại học KTQD Chuyên đề thực tập
ứng vào sổ Nhật kí chung (Phụ lục 6)
theo trình tự thời gian và quan hệ đối
ứng TK (để phục vụ việc ghi vào Sổ
cái) của các nghiệp vụ đó. Đồng thời,
số liệu trên sổ Nhật kí chung là căn cứ
để ghi vào Sổ cái TK 334(Phụ lục 7),
338(Phụ lục 8).Cụ thể với các nghiệp
vụ xẩy ra vào tháng 3/2012:
1.Tính ra lương phải trả cho đội tầu
(gồm CBCNV 3 tầu Thăng Long 18,
thăng Long 333 và Sông Hồng )
Nợ TK 622: 46.392.800
Có TK 334(1): 46.392.800
2.Tính ra lương phải trả cho bộ phận
TM – DV:
Nợ TK 622:27.469.400
Có TK 334(1):27.469.400
3.Tính ra lương phải trả cho bộ phận
Kinh doanh:
Nợ TK 641: 19.119.800
Có TK 334(1): 19.119.800

4.Tính ra lương phải trả cho bộ phận
văn phòng:
Nợ TK 642: 44.991.800
Có TK 334(1): 44.991.800
5. Căn cứ vào Phiếu chi lương, kế
toán định khoản vào Nhật kí chung
nghiệp vụ chi trả lương cho CBCNV:
Chi trả lương kỳ II cho CBCNV:
Nợ TK 334(1): 82.035.998
Vũ Thương Huyền
25

×