Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công Ty Cổ Phần Bê Tông Ly Tâm Vinaincon

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (387.19 KB, 78 trang )

Trường CĐKTCN Hà Nội Báo cáo thực tập cuối khóa
LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi: - Ban giám hiệu trường CĐ kinh tế công nghiệp Hà Nội
- Các thầy cô giáo trong khoa Kế toán
Tên em là : Bùi Thị Oanh
Sinh viên lớp : CTK09.2
Mã sinh viên : CTK090265
Sau một thời gian thực tập tại công ty Cổ Phần Bê Tông Ly Tâm
Vinaincon được sự giúp đỡ tận tình của cô giáo Th.s Đinh Thị Huệ cùng các
cô chú, anh chị trong ban quản lý và phòng kế toán của công ty,em xin trình
bày bản báo cáo dưới đây.
Em xin cam đoan tất cả các số liệu dưới đây là về Công Ty Cổ Phần Bê
Tông Ly Tâm Vinaincon và bài báo cáo của em không sao chép từ bất kỳ bài
báo cáo nào khác. Nếu sai em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 26, tháng 05, năm 2012
Sinh viên thực hiện
Bùi Thị Oanh
Sinh viên: Bùi Thị Oanh Lớp: CTK09.2
Trường CĐKTCN Hà Nội Báo cáo thực tập cuối khóa
BẢNG KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT
- VNĐ : Việt Nam đồng
- ĐVT : Đơn vị tính
- STT : Số thứ tự
- ĐG : Đơn giá
- TM : Tiền mặt
- CT : Chứng từ
- TT : Thực tế
- QĐ : Quyết định
- BTC : Bộ tài chính
- TK : Tài khoản
- KCT : Kho công ty


- SH : Số hiệu
- NT : Ngày tháng
- SL : Số lượng
- TT : Thành tiền
- CPNCTT: Chi phí nhân công trực tiếp
- CPNVLTT: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- CPSXC : Chi phí sản xuất chung
- ĐĐH : Đơn đặt hàng
Sinh viên: Bùi Thị Oanh Lớp: CTK09.2
Trường CĐKTCN Hà Nội Báo cáo thực tập cuối khóa
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN 1
Sinh viên: Bùi Thị Oanh Lớp: CTK09.2
Trường CĐKTCN Hà Nội Báo cáo thực tập cuối khóa
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
LỜI CAM ĐOAN 1
LỜI MỞ ĐẦU
Để quản lý một cách có hiệu quả đối với hoạt động sản xuất kinh doanh
hay sản xuất dịch vụ của một doanh nghiệp nói riêng, một nền kinh tế quốc
dân nói chung đều cần phải sử dụng một công cụ quản lý khác nhau và một
trong những công cụ quản lý không thể thiếu đó là kế toán.
Trong đó hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm giữ một
vai trò rất quan trọng trong công tác kế toán của doanh nghiệp. Vì đối với các
doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết và sự cạnh
tranh quyết liệt, khi quyết định phương án sản xuất một loại sản phẩm nào đó
đều cần phải tính lượng chi phí bỏ ra để sản xuất và lợi nhuận thu được khi
tiêu thụ. điều đó có nghĩa doanh nghiệp phải tập hợp đầy đủ và chính xác chi
phí sản xuất. Giá thành sản phẩm là chi tiêu quan trọng phản ánh kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất. Giá thành sản phẩm
thấp hay cao, giảm hay tăng thể hiện kết quả của việc quản lý vật tư, lao động,

tiền vốn. Điều này phụ thuộc vào quá trình tập hợp chi phí của doanh nghiệp.
Chính vì thế kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là hai quá
trình liên tục, mật thiết với nhau. Thông qua chỉ tiêu chi phí và giá thành sản
phẩm các nhà quản lý sẻ biết được nguyên nhân gây biến động chi phí và giá
thành và từ đó biết được nguyên nhân do đâu và từ đó tìm ra cách khắc phục.
Việc phấn đấu tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm là một trong những
mục tiêu quan trọng không những của mọi doanh nghiệp mà còn là vấn đề
quan tâm của toàn xã hội.
Nhận thức được tầm quan trọng việc hạch toán chi phí và tính giá thành
trong doanh nghiệp. Qua thời gian học tập tại trường cao đẳng kinh tế công
nghiêp hà nội và thực tập tại Công Ty Cổ Phần Bê Tông Ly Tâm
Vinaincon, từ thực tiển kế toán tại công ty, được sự giúp đỡ tận tình của cô
Sinh viên: Bùi Thị Oanh Lớp: CTK09.2
Trường CĐKTCN Hà Nội Báo cáo thực tập cuối khóa
giáo th.s Đinh Thị Huệ cùng với cán bộ ban tài chính - kế toán Công Ty Cổ
Phần Bê Tông Ly Tâm Vinaincon em đã chọn đề tài " kế toán chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công Ty Cổ Phần Bê Tông Ly Tâm
Vinaincon". Mục đích của đề tài này là vận dụng lý luận để hạch toán chi phí
và tính gia thành sản phẩm vào nghiên cứu thực tế loại hạch toán này tại Công
Ty Cổ Phần Bê Tông Ly Tâm Vinaincon.
Chuyên đề thực tập của em được trình bày gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về Công Ty Cổ Phần Bê Tông Ly Tâm Vinaincon.
Chương 2: Thực trạng về tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm tại Công Ty Cổ Phần Bê Tông Ly Tâm
Vinaincon.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp nhắm hoàn thiện công tác kế toán
chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công Ty Cổ
Phần Bê Tông Ly Tâm Vinaincon.
Mặc dù đã rất cố gắng song thời gian thực tập còn ít, khả năng và kinh
nghiệm bản thân còn hạn chế nên chắc chắn bài báo cáo này còn nhiều thiếu

sót rất mong được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, của các cán bộ phòng kế
toán công ty để em thêm kiến thức tốt cho mình, phục vụ tốt cho công tác sau
này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Bùi Thị Oanh
Sinh viên: Bùi Thị Oanh Lớp: CTK09.2
5
Trường CĐKTCN Hà Nội Báo cáo thực tập cuối khóa
CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG LY TÂM
VINAINCON
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công Ty Cổ Phần Bê Tông Ly
Tâm Vinaincon
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công Ty Cổ Phần Bê Tông Ly
Tâm Vinaincon.
- Tên công ty : Công Ty Cổ Phần Bê Tông Ly Tâm Vinaincon (thuộc Tổng
công ty Xây dựng Công nghiệp Việt Nam)
- Địa chỉ : Thôn Tháp Phan - Xã Đồng Lạc - Huyện Nam Sách - Tỉnh Hải
Dương
- SĐT : 03203.574956
- Fax : 03203.574955.
- Vốn điều lệ: 40.000.000.000VNĐ
Văn phòng đại diện Công ty tại Hà Nội
- Địa chỉ: Tầng 6, tòa nhà Vinaincon, số 5 Láng Hạ - Ba Đình – Hà Nội
- Tel : 043.519.0359.
- Tài khoản số: 123.10.00.022817.1
- Mở tại ngân hàng: Ngân hàng đầu tư và phát triển - Công Ty Quang Trung
Hà Nội.
Gồm các cổ đông sáng lập:

- Tổng công ty Xây dựng và Công nghiệp Việt Nam (VINAINCON)Trụ sở :
Tòa nhà số 5 - Láng Hạ - Ba Đình - Hà Nội
Tel : 04.5142145
Fax: 04.8560629
Email :
- Công ty cổ phần bê tông ly tâm Thủ Đức (TDC)
Sinh viên: Bùi Thị Oanh Lớp: CTK09.2
6
Trường CĐKTCN Hà Nội Báo cáo thực tập cuối khóa
Trụ sở : 365A- Hà Nội- Phường Phước Long A – Quận 9- TP HCM.
Tel : 08 7313086
Email :
- Công ty CP Xây lắp và Sản xuất công nghiệp (CIPC)
Trụ sở : Số 275- Nguyễn Trãi- Thanh Xuân- Hà Nội
Tel : 04 .35581737 or 04.35582198
Fax : 04.35582201
Email:
Website : www.clipcvn.com
Công Ty Cổ Phần Bê Tông Ly Tâm Vinaincon được thành lập theo giấy
phép kinh doanh số 0800727161 do sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Hải Dương
cấp tháng 08 năm 2008. Mặc dù chỉ mới thành lập nhưng công ty luôn tự hào
được thừa hưởng các thành quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đội ngũ
cán bộ công nhân viên có kinh nghiệm, năng lực nhiệt huyết từ các cổ đông
sáng lập đã hoạt động lâu năm như tổng công ty xây dựng Công nghiệp Việt
Nam (Vinaincon), công ty cổ phần Bê tông Ly tâm Thủ Đức (TDC), công ty
cổ phần xây lắp và sản xuất công nghiệp (CIPC).
Sinh viên: Bùi Thị Oanh Lớp: CTK09.2
7
Trường CĐKTCN Hà Nội Báo cáo thực tập cuối khóa
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua 2 năm 2010 và 2011

CÔNG TY CP BÊ TÔNG LY TÂM VINAINCON
Địa chỉ: Thôn Tháp Phan - Đồng Lạc - Nam Sách - Hải Dương
Đơn vị: 1000
đồng
1. Doanh thu BH và cung cấp dịch vụ 01 24,701,530 71,036,570
2. Các khoản giảm trừ doanh thu 03 -
3. Doanh thu thuần về BH và cung cấp dịch vụ 10 24,701,530 71,036,570
4. Giá vốn hàng bán 11 17,971,535 56,861,714
5. Lợi nhuận gộp về BH và cung cấp dịch vụ 20 6,729,995 14,174,856
6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 33,801
77,19
1
7. Chi phí tài chính 22 1,202,228 4,412,373
8. Chi phí bán hàng 24 895,703 1,054,786
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 2,458,130 4,405,528
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 30 2,207,735 4,379,360
11. Thu nhập khác 31 2,227
154,91
4
12. Chi phí khác 32 316
4,14
1
13. Lợi nhuận khác 40 1,911
150,77
3
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 50 2,209,646 4,530,133
15. Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 51 552,412 1,132,533
16. Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại -

-

17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 60 1,657,235 3,397,600
18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 70
( Nguồn số liệu công ty Cổ phần Bê tông Ly tâm VINAINCON)
Sơ đồ 1.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2010 - 2011
1.1.2 Ngành nghề kinh doanh của Công Ty Cổ Phần Bê Tông Ly Tâm
Vinaincon
Sinh viên: Bùi Thị Oanh Lớp: CTK09.2
8
Trường CĐKTCN Hà Nội Báo cáo thực tập cuối khóa
Công Ty Cổ Phần Bê Tông Ly Tâm Vinaincon là đơn vị chuyên sản
xuất và kinh doanh các loại vật liệu xây dựng có chất lượng cao phục vụ
cho nhu cầu xây dựng cơ bản trong và ngoài tỉnh. Sản phẩm của Công ty
được xản xuất với quy trình công nghệ khép kín, máy móc chuyên dùng và
được sản xuất hàng loạt với khối lượng lớn, bao gồm:
• Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm bê tông công nghiệp : Trụ điện,
cọc bê tông, ống cống, cấu kiện bê tông, bê tông thương phẩm.
• Xây lắp các công trình đường dây tải điện và trạm biến áp đến 110 KV,
xây dựng công trình điện dân dụng và điện công nghiệp .
• Sản xuất kinh doanh các sản phẩm cơ khí , vật liệu xây dựng, vật tư
thiết bị , máy móc kỹ thuật.
• Tư vấn xây dựng .
• Chuyển giao công nghệ sản xuất bê tông công nghiệp.
• Kinh doanh xuất nhập khẩu vật liệu, vật tư, thiết bị kỹ thuật.
• Kinh doanh hàng hóa, kinh doanh nhà.
• Thiết kế sản phẩm bê tông công nghiệp, cơ khí, thiết bị nâng công
nghiệp
Các sản phẩm của Công ty được tiêu thụ trên địa bàn trong và ngoài tỉnh,
chủ yếu ở khu vực miền Bắc và miền Trung. Các sản phẩm này chủ yếu được
tiêu thụ phục vụ cho các công trình xây dựng theo dự án, ngoài ra còn phục vụ
nhu cầu xây dựng của các cá nhân, hộ gia đình trên địa bàn tỉnh.

1.2. Đặc điểm tổ chức hệ thống sản xuất và quy trình công nghệ sản xuất
Hiện tại Công Ty Cổ Phần Bê Tông Ly Tâm Vinaincon có sử dụng dây
chuyền sản xuất sản phẩm chủ yếu đó là : Dây chuyền công công nghệ sản
xuất sản phẩm bê tông ly tâm. Nguyên vật liệu để sản xuất bê tông là: Cát,
Sinh viên: Bùi Thị Oanh Lớp: CTK09.2
9
Trường CĐKTCN Hà Nội Báo cáo thực tập cuối khóa
đá, xi măng và thép xây dựng. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của
Công ty được tóm tắt theo các sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.2 : Sơ đồ tóm tắt sản xuất các sản phẩm bê tông
1.3. Tổ chức bộ máy quản lý của Công Ty Cổ Phần Bê Tông Ly Tâm
Vinaincon.
Sinh viên: Bùi Thị Oanh Lớp: CTK09.2
Nguyên
vật liệu
Cát, đá
xi măng
phụ gia
Sắt
Bảo
dưỡng
KCS
Đội
tạo
hình
Đội
trộn
Đội
làm
sắt

Nhập
kho
10
Trường CĐKTCN Hà Nội Báo cáo thực tập cuối khóa
1.3.1. Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty.
Sơ đồ 1.3: Bộ máy quản lý công ty.
1.3.2. Nhiệm vụ và chức năng của từng bộ phận của Công Ty Cổ Phần Bê
Tông Ly Tâm Vinaincon.
Sinh viên: Bùi Thị Oanh Lớp: CTK09.2
Phòng
sản
xuất

tông
1
Phòng
kinh
doanh
thị
trường
Phòng
kế
toán
Hội đồng quản trị
Tổ
nòng
thép
Đại hội đồng cổ
đông
Giám đốc

Phó giám đốc
Ban kiểm soát

tông
2
Tổ
vận
hành
Tổ

khí
Tổ
bảo
trì
Tổ
bốc
xếp
11
Trường CĐKTCN Hà Nội Báo cáo thực tập cuối khóa
Bộ máy quản lý của Công Ty Cổ Phần Bê Tông Ly Tâm Vinaincon
được tổ chức theo kiểu trức tuyến chức năng là mô hình tổ chức quản lý mà
giám đốc là người đứng đầu chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Công ty.
Ngoài ra còn có các phòng ban chức năng để giúp việc cho giám đốc. Giữa
các phòng ban chức năng có mối liên hệ chặt chẽ, có sự phối hợp nhịp nhàng
ăn khớp với nhau trong toàn bộ mọi hoạt động của Công ty.
Bộ máy tổ chức quản lý của Công Ty Cổ Phần Bê Tông Ly Tâm
Vinaincon được thể hiện thông qua Sơ đồ 2.
* Đại hội đồng cổ đông: Bao gồm toàn bộ các cổ đông của Công ty, là
những người góp vốn cổ phần, là chủ sở hữu của Công ty. Do vậy Đại hội
đồng cổ đông có quyền quyết định mọi hoạt động của Công ty.Sau khi kết

thúc năm tài chính 3 tháng thì Công ty sẽ tiến hành họp cổ đông thường niên
để thông qua các quyết định như phương án kinh doanh trong năm tới, quyết
định về chia cổ tức và phân phối lợi nhuận…
* Hội đồng quản trị: do Đại hội đồng cổ đông bầu ra chịu trách nhiệm
giám sát và điều hành các hoạt động chung của Công ty. Hội đồng quản trị
họp thường xuyên trên cơ sở những nội dung do Đại hội đồng cổ đông đề ra,
hàng tháng đưa ra phương án và kế hoạch kinh doanh tổng quát. Ngoài ra còn
giám sát họat động của ban giám đốc.
* Ban kiểm soát: Kiểm soát toàn bộ hệ thống tài chính và việc thực hiện
các quy chế của công ty: Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và
mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ
chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính.Thẩm định báo cáo
tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính theo các định kỳ của công ty, báo cáo
đánh giá công tác quản lý của Hội đồng quản trị lên Đại hội đồng cổ đông tại
cuộc họp thường niên.Xem xét sổ kế toán và các tài liệu khác của Công ty,
Sinh viên: Bùi Thị Oanh Lớp: CTK09.2
12
Trường CĐKTCN Hà Nội Báo cáo thực tập cuối khóa
các công việc quản lý, điều hành hoạt động của Công ty bất cứ khi nào nếu
xét thấy cần thiết hoặc theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông theo yêu cầu
của cổ đông hoặc nhóm cổ đông; Kiểm tra bất thường: Khi có yêu cầu của cổ
đông hoặc nhóm cổ đông, Ban Kiểm soát thực hiện kiểm tra trong thời hạn
bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Trong thời hạn mười lăm
ngày, kể từ ngày kết thúc kiểm tra, Ban kiểm soát phải báo cáo giải trình về
những vấn đề được yêu cầu kiểm tra đến Hội đồng quản trị và cổ đông và
nhóm cổ đông có yêu cầu; Can thiệp vào hoạt động công ty khi cần: Kiến
nghị Hội đồng quản trị hoặc Đại Hội đồng Cổ đông các biện pháp sửa đổi, bổ
sung, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của
công ty; Khi phát hiện có thành viên Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng Cổ
đông, Tổng Giám đốc vi phạm nghĩa vụ của người quản lý công ty phải thông

báo ngay bằng văn bản với Hội đồng quản trị, yêu cầu người có hành vi vi
phạm chấm dứt hành vi vi phạm và có giải pháp khắc phục hậu quả
* Ban giám đốc: Chịu trách nhiệm điều hành Công ty là Ban giám đốc
của Công ty. Trong đó đứng đầu là chủ tịch hội đồng quản trị kiêm giám đốc
Công ty. Giám đốc Công ty có trình độ cử nhân kinh tế, là người phụ trách
toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Tại Công Ty Cổ Phần Bê
Tông Ly Tâm Vinaincon, giám đốc trực tiếp phục trách các lĩnh vực tổ chức
hoạt động sản xuất kinh doanh, công tác tài chính kế toán, công tác nhân sự,
công tác xây dựng cơ bản, hoạch định và quy hoạch phát triển Công ty, chịu
trách nhiệm trong việc ký kết các hợp dồng kinh tế, hợp đồng lao động…
*Phó giám đốc: Là người giúp việc cho giám đốc, phụ trách một phần
hành chính quản trị do giám đốc phân công như chỉ đạo điều hành một phần
hành chính quản trị do giám đốc phân công như chỉ đạo điều hành sản xuất,
chỉ đạo việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, duyệt các dự án kỹ thuật, giám sát
hoạt động của các phân xưởng Bê tông, phân xưởng Mộc và Đội xe vận
Sinh viên: Bùi Thị Oanh Lớp: CTK09.2
13
Trường CĐKTCN Hà Nội Báo cáo thực tập cuối khóa
chuyển cẩu lắp; Và là người chịu trách nhiệm giám sát sự hoạt động của các
phân xưởng. Đồng thời phó giám đốc kinh doanh còn chịu trách nhiệm giải
quyết các công việc khi giám đốc đi vắng hoặc khi được ủy quyền
* Các phòng ban:
Phòng sản xuất: Tham mưu giúp việc cho Giám Đốc trong quản lý điều
hành công ty trong lĩnh vực như theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch của quá
trình sản xuất, quy trình kỹ thuật, quy phạm kỹ thuật, các biện pháp và tính
toán giá trị sản phẩm hoàn thành, lập báo cáo kế hoạch và thực hiện kế hoạch
của công ty. Ngoài ra phòng sản xuất này còn kiểm tra hàng hóa vật tư,
nguyên vật liệu cho sản xuất. Ngoài ra còn có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch và
thực hiện sản xuất, lập kế hoạch về vật tư, nguyên vật liêu cho sản xuất, giao
kế hoạch sản xuất cho các phân xưởng, phụ trách về mặt kỹ thuật, thiết kế

mẫu mã sản phẩm, kiểm tra quy trình công nghệ, quy phạm kỹ thuật…
Phòng tài chính kế toán: Tham mưu giúp Tổng Giám đốc chỉ đạo, quản
lý điều hành công tác kinh tế tài chính và hạch toán kế toán; Xúc tiến huy
động tài chính và quản lý công tác đầu tư tài chính; Thực hiện và theo dõi
công tác tiền lương, tiền thưởng và các khoản thu nhập, chi trả theo chế độ,
chính sách đối với người lao động trong Công ty; Thanh quyết toán các chi
phí hoạt động, chi phí phục vụ sản xuất kinh doanh và chi phí đầu tư các dự
án theo quy định.
Phòng kinh doanh thị trường: Tham mưu giúp ban giám đốc công ty
hoạch định các phương án sản xuất kinh doanh của toàn công ty dài hạn, ngắn
hạn hoạc trong từng thời hạn kinh doanh cụ thể. Cùng với các đơn vị khác của
công ty các phương án kinh doanh và tài chính; trực tiếp nghiên cứu thị
trường, nguồn vốn, khách hàng trong và ngoài nước để xúc tiến thương mại;
Trực tiếp quản lý và theo dõi việc sử dụng thương hiệu công ty; xây dựng kế
Sinh viên: Bùi Thị Oanh Lớp: CTK09.2
14
Trường CĐKTCN Hà Nội Báo cáo thực tập cuối khóa
hoạch, định hướng sản xuất kinh doanh hàng năm, hàng quý, hàng tháng cũng
như theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch để kịp thời đề xuất với ban giám
đốc công ty điều hành kế hoạch cho phù hợp với tình hình thực tế; tăng cường
công tác tiếp thị nghiên cứu thị trường để đẩy mạnh kinh doanh, theo dõi chặt
chẽ và nắm bắt kịp thời tình hình thị trường giá cả nhu cầu hàng hóa, nghiên
cứu theo dõi chủ trương chính sách của nhà nước ban hành để triển khai và
thực hiện một cách quy định
Ngoài ra để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty Cổ Phần Bê
Tông ly tâm Vinaincon còn có 2 phân xưởng gồm: bê tông 1 và bê tông 2 và 5
tổ gồm: tổ nòng thép, tổ vận hành, tổ cơ khí, tổ bảo trì, tổ bốc xếp. Các phân
xưởng các tổ có nhiệm vụ trực tiếp sản xuất , thực hiện kế hoạch Công ty giao
hàng tháng, hàng quý, báo cáo trực tiếp với giám đốc, phó giám đốc về việc
thực hiện sản xuất , các định mức tiền lương, vật tư, sửa chữa tài sản cố định,

phụ cấp độc hại, tiến độ sản xuất của đơn vị mình. Quản đốc các phân xưởng
và đội trưởng các tổ là người chịu trách nhiệm chính về mọi măt hoạt động
của đơn vị mình. Chức năng và nhiệm vụ cụ thể của từng phân xưởng và các
tổ như sau:
- Phân xưởng bê tông: Chuyên sản xuất các loại bê tông đúc sẵn như
cột điện ly tông, cột H, cọc móng, tấm đan, panen các loại, ống dẫn nước…
Đây là phân xưởng tạo ra sản phẩm có uy tín, chất lượng cao, chiếm thị
trường phần lớn miền Bắc và miền Trung.
- Các tổ: Nhiệm vụ của các tổ là cung cấp nguyên nhiên liệu cho sản
xuất, bảo dưởng, bốc xếp, vận chuyển, chuyên chở bê tông, sắt thép các loại
từ Công ty đến địa chỉ của khách hàng khi khách hàng yêu cầu hoạc từ kho
đến nơi các phân xưởng sản xuất
1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của Công Ty Cổ Phần Bê Tông Ly
Tâm Vinainconn.
1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán.
Sinh viên: Bùi Thị Oanh Lớp: CTK09.2
15
Trường CĐKTCN Hà Nội Báo cáo thực tập cuối khóa
Xuất phát từ đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty là sản xuất tập
trung và yêu cầu của công tác tài chính kế toán là cung cấp thông tin một cách
liên tục, đầy đủ, chính xác và kịp thời phục vụ cho công tác quản lý nên bộ
máy kế toán tại Công ty cũng được tổ chức theo hình thức tập trung. Theo mô
hình này toàn Công ty chỉ có một phòng ban thực hiện công tác kế toán. Mọi
công việc kế toán của Công ty đều được thực hiện và xử lý tại đây. Tại các
phân xưởng có các kế toán phân xưởng chịu trách nhiệm ghi chép chứng từ,
số liệu phát sinh sau đó chuyển về phòng kế toán để xử lý và hạch toán kế
toán. Phòng kế toán thực hiện toàn bộ công tác kế toán từ thu nhận, ghi sổ, xử
lý thông tin trên hệ thống báo cáo phân tích và tổng hợp của Công ty đến việc
lưu giữa số liệu.
Tại Công Ty Cổ Phần Bê Tông Ly Tâm Vinaincon, phòng tài vụ là bộ

phận nghiệp vụ có nhiệm vụ hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết, lập báo
cáo kế toán, phân tích hoạt động kinh tế và kiểm tra công tác ké toán toàn
Công ty. Phòng tài vụ là người trợ giúp đắc lực cho lãnh đạo Công ty trong
việc cung cấp các thông tin và đưa ra các quyết định. Đảm nhận công việc kế
toán của Công ty là một bộ máy kế toán gồm 1 kế toán trưởng kiêm kế toán
tổng hợp, 4 kế toán viên(kế toán công nợ và thanh toán, kế toán ngân hàng, kế
toán vật tư kiêm thủ kho, kế toán thủ quỹ kiêm tiền mặt). Các nhân viên kế
toán này đều đã được đào tạo và có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững
vàng phù hợp với nhiệm vụ và yêu cầu công việc. Ngoài ra ở các phân xưởng
còn có các nhân viên kế toán làm nhiêm vụ theo dõi thống kê sản phẩm, chấm
công và chia lương cho các cán bộ công nhân viên phân xưởng. Các nhân
viên này hoạt động theo hình thức báo sổ để giảm bớt công việc kế toán cho
các nhân viên phòng tài vụ.
Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sinh viên: Bùi Thị Oanh Lớp: CTK09.2
16
Trường CĐKTCN Hà Nội Báo cáo thực tập cuối khóa
Ghi chú:
Quan hệ chỉ đạo
Quan hệ trực tuyến
Sơ đồ 1.4: Tổ chức bộ máy kế toán của Công Ty Cổ Phần Bê Tông Ly Tâm
Vinaincon
1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong tổ chức bộ máy kế toán.
- Kế toán trưởng: Là trưởng phòng, là người chỉ đạo chuyên môn cho
các nhân viên kế toán trong Công ty, chịu trách nhiệm trước giám đốc và cơ
quan tài chính cấp trên về các vấn đề liên quan đến tài chính của Công ty.
Bên cạnh đó tại Công ty cổ phân Bê Tông Ly Tâm Vinaincon, kế toán trưởng
còn kiêm luôn nhiệm vụ của một kế toán tổng hợp và là người trực tiếp theo
dõi tình hình tăng, giảm và tính khấu hao tài sản cố định.
- Kế toán công nợ thanh toán: Có nhiệm vụ lập phiếu thu, phiếu chi

liên quan đến hoạt động tài chính như: thủ tục kê khai nộp thuế, tổ chức đối
chiếu công nợ, thu hồi TK ngân hàng, cân đối nhu cầu, tránh tình trạng thiếu
vốn trong kinh doanh của Công ty và theo dõi tình hình thanh toán, tạm ứng
với khách hàng.
Sinh viên: Bùi Thị Oanh Lớp: CTK09.2
Kế toán
công nợ
thanh toán
Kế toán
ngân hàng
Kế toán vật
tư kiêm thủ
kho
Thủ quỹ
kiêm kế
toán tiền
mặt
Kế toán
trưởng(kế toán
tổng hợp)
17
Trường CĐKTCN Hà Nội Báo cáo thực tập cuối khóa
- Kế toán ngân hàng: Chịu trách nhiệm về mở TK, ghi séc, ủy nhiệm
chi, thanh toán tiền ngân hàng, hướng dẫn thue tục thanh toán, kiểm tra
chứng từ,kiểm tra việc mở sổ sách, ghi sổ thu, chi tiền mặt của công ty.
- Kế toán vật tư kiêm thủ kho: Chịu trách nhiệm theo dõi tình hình
thực hiện có và biến động từng loại vật tư, hàng hóa, đồng thời chấp nhận
đầy đủ quy định về thủ tục nhập, xuất, bảo quản vật tư.
- Thủ quỷ kiêm kế toán tiền mặt: Chịu trách nhiệm quản lý và thu chi
quỹ tiền mặt, tiền gữi ngân hàng khi có nghiệp vụ phát sinh.

1.5. Hình thức kế toán của Công Ty Cổ Phần Bê Tông Ly Tâm
Vinaincon.
Hình thức kế toán của công ty: Để phản ánh kịp thời, chính xác cũng
như tạo điều kiện cho việc ghi chép kế toán được thuận lợi, phù hợp với trình
độ của các nhân viên kế toán, Công ty Cổ Phần Bê Tông Ly tâm Vinaincon đã
áp dụng hình thức ghi sổ kế toán là hình thức Chứng từ ghi sổ.
Hình thức kế toán này gồm các loại sổ:
- Chứng từ ghi sổ
- Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
- Sổ cái TK.
- Các sổ và các sổ thẻ chi tiết
Trình tự hạch toán theo chứng từ ghi sổ được hạch toán như sau:
Sơ đồ 1.5: Sơ đồ hạch toán tại Công ty
Sinh viên: Bùi Thị Oanh Lớp: CTK09.2
18
Trường CĐKTCN Hà Nội Báo cáo thực tập cuối khóa
Ghi chú:
Ghi hàng tháng
Đối chiếu, kiểm tra
Ghi vào cuối tháng
Sinh viên: Bùi Thị Oanh Lớp: CTK09.2
Chứng từ gốc
Sổ quỹ Bảng tổng
hợp chứng từ
gốc
Sổ (thẻ) kế
toán chi tiết
Sổ đăng ký chứng
từ ghi sổ
Chứng từ ghi sổ Bảng tổng hợp

chi tiết
Sổ cái
Bảng cân đối phát
sinh
Báo cáo tài chính
19
Trường CĐKTCN Hà Nội Báo cáo thực tập cuối khóa
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ
SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN BÊ TÔNG LY TÂM VINAINCON
2.1 Kế toán chi phí sản xuất tại Công Ty Cổ Phần Bê Tông Ly Tâm
Vinaincon.
2.1.1 Phân loại chi phí sản xuất
Tại Công Ty Cổ Phần Bê Tông Ly Tâm Vinaincon, chi phí sản xuất
được phân loại theo từng khoản mục để tiện cho việc theo dõi và quản trị chi
phí cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho công tác hạch toán chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm. Theo đó chi phí sản xuất được phân loại như sau:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là toàn bộ chi phí về nguyên nhiên
vật liệu phục vụ trực tiếp cho quá trình sản xuất ra sản phẩm. Bao gồm chi phí
nguyên vật liệu chính và chi phí nguyên vật liệu phụ.
- Chi phí nhân công trực tiếp: Là chi phí về tiền lương, tiền cơm ca và
các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuât.
- Chi phí sản xuất chung: Bao gôm tất cả các chi phí liên quan đến
quản lý và phục vụ sản xuất trong phạm vi phân xưởng như: tiền lương
nhân viên quản lý phân xưởng, chi phí điện nước phục vụ sản xuất, chi phí
khấu hao và sửa chữa thường xuyên tài sản cố định, chi phí ca cẩu, ca xe
phục vụ sản xuất…
2.1.2 Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất
Xuất phát từ đặc điểm sản xuất của Công Ty Cổ Phần Bê Tông Ly

Tâm Vinaincon là sản xuất hàng loạt với khối lượng lớn, các sản phẩm sản
xuất ra bao gồm nhiều chủng loại, kích cỡ khác nhau do đó không thể tập
Sinh viên: Bùi Thị Oanh Lớp: CTK09.2
20
Trường CĐKTCN Hà Nội Báo cáo thực tập cuối khóa
hợp chi phí sản xuất cho từng sản phẩm được. Mặt khác từ đặc điểm tổ
chức sản xuất của Công ty gồm nhiều phân xưởng, mỗi phân xưởng sản
xuất một nhóm các sản phẩm khác nhau nên với Công Ty Cổ Phần Bê
Tông Ly Tâm Vinaincon đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là theo từng
phân xưởng. Khi chi phí sản xuất phát sinh cho phân xưởng nào thì sẽ được
tập hợp trực tiếp cho phân xưởng đó.
Đối tượng tính giá thành của Công ty là từng sản phẩm sản xuất ra. Khi
các chi phí sản xuất phát sinh cho phân xưởng nào sẽ được tập hợp theo phân
xưởng đó. Chi phi nguyên vật liệu trực tiếp sẽ được phân bổ trực tiếp cho
từng sản phẩm sản xuất của phân xưởng còn chi phí nhân công trực tiếp và
chi phí sản xuất chung được tập hợp cho toàn phân xưởng sau đó sẽ phân bổ
cho các sản phẩm hoàn thành để mỗi loại sản phẩm có một giá thành riêng.
2.1.3 Quy trình hạch toán
Chi phí sản xuất được theo dõi và tập hợp cho tưng loại sản phẩm. Đến
cuối tháng kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tập hợp, phân
bổ cho các chi phí để tính giá thành.
Các bộ phận đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm là do
các tổ sản xuất của từng phân xưởng sản xuất.
Để tập hợp các đối tượng công ty đã áp dụng hạch toán chi phí sản xuất
theo từng loại sản phẩm, với các kỳ hạch toán là hàng tháng, chính vì vậy đã
đáp ứng được những nhu cầu theo dõi những phát sinh thường xuyên và bất
thường của các yếu tố chi phí sản
Sinh viên: Bùi Thị Oanh Lớp: CTK09.2
21
Trường CĐKTCN Hà Nội Báo cáo thực tập cuối khóa

Sơ đồ quy trình hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên.
2.1.4 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty Bê tông Ly tâm
Vinaincon.
2.1.4.1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp .
Nguyên vật liệu là đối tượng lao động dưới dạng vật hóa tham gia vào
một chu kỳ sản xuất nhất định và giá trị của nó được chuyển hết một lần vào
giá thành sản phẩm. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm giá trị của vật
liệu chính, vật liệu phụ và nhiên liệu được sử dụng để trực tiếp sản xuất ra sản
phẩm. Mặt khác chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường chiểm tỉ trọng lớn
trong tổng chi phí sản xuất, đối với Công Ty Cổ Phần Bê Tông Ly Tâm
Sinh viên: Bùi Thị Oanh Lớp: CTK09.2
TK 154 TK 632 TK 911
TK 622
TK 627
TK 621
K/C NVL
trực tiếp
K/C NC
trực tiếp
K/C SXC
trực tiếp
K/C giá thành

SP hoàn thành
K/C giá thành

XĐKQKD
22
Trường CĐKTCN Hà Nội Báo cáo thực tập cuối khóa
Vinaincon là khoảng 85% - 90%. Do vậy việc hạch toán đầy đủ, chính xác

khoản mục này sẽ tạo điều kiện thuân lợi cho công tác tính giá thành sản
phẩm và làm cơ sở để giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao hiệu
quả cho quản trị chi phí tại Công ty.
Xuất phát từ đặc điểm kinh doanh của Công Ty Cổ Phần Bê Tông Ly
Tâm Vinaincon sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau. Do vậy nguyên vật
liệu để sản xuất ra các sản phẩm này cũng rất đa dạng.
Tại Công ty để tiến hành sản xuất sản phẩm phải sử dụng các loại nguyên vật
liệu sau:
- Nguyên vật liệu của phân xưởng bê tông:
+ Nguyên vật liệu chính: Xi măng rời, xi măng bao, cát vàng, đá 1X2,
thép thành phẩm các loại từ Φ4 đến Φ25…
+ Nguyên vật liệu phụ: Dầu đen, dầu công nghiệp HĐ, dầu DIEZEL,
sơn nâu, sơn ghi…
*Hạch toán chi tiết
Tại Công Ty Cổ Phần Bê Tông Ly Tâm Vinaincon, phương pháp hạch
toán chi tiết nguyên vật liệu là phương pháp thẻ song song. Thủ kho sử dụng
thẻ kho để phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn về mặt số lượng của từng loại
vật tư hàng hóa. Kế toán vật liệu sử dụng sổ kế toán chi tiết vật tư hàng hóa
để phản ánh về số lượng và giá trị biến động tăng, giảm và tình hình hiện có
của từng loại vật tư hàng hóa và định kỳ đối chiếu số liệu với thủ kho.
Chứng từ ban đầu để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là các phiếu
xuất kho.
Sinh viên: Bùi Thị Oanh Lớp: CTK09.2
23
Trường CĐKTCN Hà Nội Báo cáo thực tập cuối khóa
+ Quy trình lập phiếu xuất kho: Căn cứ vào nhu cầu sử dụng vật tư
trong tháng, kế toán phân xưởng viết giấy đề nghị xuất vật tư gửi lên phòng
vật tư.
Sinh viên: Bùi Thị Oanh Lớp: CTK09.2
24

Trường CĐKTCN Hà Nội Báo cáo thực tập cuối khóa
CÔNG TY CP BÊ TÔNG LY TÂM VINAINCON
Thôn Tháp Phan - Đồng Lạc - Nam Sách - Tỉnh Hải Dương
GIẤY ĐỀ NGHỊ XUẤT VẬT TƯ
Ngày 15 tháng 04 năm 2012 Số: 396
Người đề nghị: Nguyễn Văn Vinh
Địa chi : Phân xưởng 1
STT
Mã vật

Tên vật tư ĐVT
Số
lượng
Mục đích sử
dụng
1 P90 Xi măng Kg 1000 Phục vụ sản xuất
2 P91 Thép Φ25 Kg 1200 Phục vụ sản xuất
… … …. … …. …
Người duyệt Người đề nghị
(ký, họ tên) (ký, họ tên)
Biểu số 2.1: Giấy đề nghị xuất vật tư
Phòng vật tư sẽ xem xét và phê duyệt Giấy đề nghị xuất kho sau đó
chuyển cho kế toán vật tư để lập phiếu xuất kho. Phiếu xuất kho này sẽ được
Kế toán trưởng ký và Giám đốc phê duyệt, sau đó sẽ giao cho người nhận
phiếu cầm xuống kho để nhận hàng.
Khi lập phiếu xuất kho chỉ ghi số lượng vật liệu xuất kho. Đến cuối
tháng sau khi tính được đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ, kế toán sẽ ghi đơn giá
xuất và tính thành tiền lên các phiếu xuất kho này
Sinh viên: Bùi Thị Oanh Lớp: CTK09.2
25

×