Tải bản đầy đủ (.doc) (200 trang)

TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (865.68 KB, 200 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH
2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG TÀI
CHÍNH
MỤC TIÊU
Chương này giới thiệu khái quát nhằm trang bị kiến thức cơ bản về thị
trường tài chính, kể cả chứng khoán hay thị trường vốn và thị trường tiền tệ
trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Đọc xong chương này, sinh viên có thể:
•Hiểu biết có hệ thống về các loại thị trường trong nền kinh tế thị
trường.
•Phân biệt được tài sản tài chính so với những loại tài sản khác.
•Hiểu qua khái niệm căn bản và phân biệt được các loại thị trường trong
thị trường tài chính trước khi nghiên cứu chi tiết ở các chương sau.
•Hiểu rõ khái niệm và phân biệt được các loại hàng hóa được giao dịch
trên thị trường tài chính.
1.1 Các loại thị trường trong hệ thống kinh tế
Hệ thống kinh tế là toàn bộ những thành phần có trật tự, mang tính tổ
chức, tương đối biệt lập, và có khả năng thực hiện một loạt các chức năng mà
những thành phần riêng biệt của hệ thống không thể thực hiện được.
Có nhiều loại thị trường hoạt động trong hệ thống kinh tế của một quốc
gia cũng như hệ thống kinh tế thế giới, nhưng nhìn chung một hệ thống kinh
tế có ba loại thị trường chính trong hệ thống kinh tế đó chính là:
- Thị trường các yếu tố sản xuất
- Thị trường tài chính
- Thị trường sản phẩm
3
Mối quan hệ giữa các thị trường trong hệ thống kinh tế được mô tả bằng hình vẽ sau:
Hình 1.1: Quan hệ giữa các loại thị trường trong hệ thống kinh tế
Nhìn vào hình vẽ này, chúng ta có thể thấy được sự liên hệ giữa các
đơn vị sản xuất và đơn vị tiêu dùng thông qua ba loại thị trường. Các đơn vị


tiêu dùng cung cấp cho các đơn vị sản xuất sức lao động, kĩ năng quản lý, đất
đai và tiền vốn thông qua thị trường các yếu tố sản xuất đồng thời nhận lại
tiền tệ thu nhập từ các đơn vị sản xuất kinh doanh dưới hình thức tiền lương,
tiền thuê và lợi tức. Các đơn vị sản xuất kinh doanh sử dụng các yếu tố sản
xuất huy động được làm ra sản phẩm để cung cấp cho các đơn vị tiêu dùng
thông qua thị trường sản phẩm hay thị trường hàng hóa, đồng thời nhận lại
thu nhập tiền tệ từ các đơn vị tiêu dùng dưới hình thức tiền thu bán hàng.
Ngoài ra, hình vẽ này cũng cho thấy vai trò trung gian của TTTC trong
việc kết nối giữa các đơn vị sản xuất và các đơn vị tiêu dùng. Trong mối liên
4
Luồng tiền thanh toán
Thị trường sản phẩm
Thị trường các
yếu tố sản xuất
Thị trường tài chính
Các đơn vị
sản xuất
Các đơn vị tiêu
dùng
Luồng hàng hóa dịch vụ
Luồng tiền thanh toán
Luồng hàng hóa dịch vụ
Luồng tiền thanh toán
Luồng tiền thanh toán
Luồng tiền thanh toán
Tài sản tài chính
Tài sản tài chính
Luồng tiền thanh toán
Dịch vụ phục vụ sản xuất Dịch vụ phục vụ sản xuất
hệ này, các đơn vị tiêu dùng đóng vai trò của nhà đầu tư (investors), còn các

đơn vị sản xuất đóng vai trò người phát hành chứng khoán (issuers) để huy
động vốn, hay nói ngôn ngữ thị trường, các đơn vị sản xuất đóng ai trò người
bán còn các đơn vị tiêu dùng đóng vai trò là người mua, và hàng hóa mua bán
ở đây là các tài sản tài chính (finicial assets).
1.2.Tài sản tài chính
1.2.1.Khái niệm:
Tài sản nói chung là bất cứ vật sở hữu nào mà có giá trị trong trao đổi.
Tài sản gồm có 2 loại: tài sản hữu hình và tài sản vô hình.
Tài sản hữu hình là những loại tài sản mà giá trị của nó tùy thuộc vào
những thuộc tính tự nhiên của nó: nhà xưởng, đất đai
Tài sản vô hình là những loại tài sản mà giá trị của nó không liên quan gi
đến hình thức vật lý của nó mà dựa vào trái quyền hợp pháp trên một lợi ích
tương lai nào đó.
Tài sản tài chính là một dạng điển hình của tài sản vô hình. Các ví dụ về
tài sản tài chính bao gồm:
- Tín phiếu kho bạc (Treasury Bills)
- Trái phiếu công ty (Corporate Bonds)
- Trái phiếu chính phủ (Government Bonds)
- Cổ phiếu thông thường (Common Stocks)
- Cổ phiếu ưu đãi (Preffered Stocks)
- Sổ tiền gửi tiết kiệm (Saving Books)
- Hợp đồng quyền chọn (Options)…
1.2.2.Định giá tài sản tài chính
Là quyết định một cách chính xác và công bằng giá trị hay giá cả của tài
sản tài chính.
5
Nguyên tắc chung áp dụng cho mọi tài sản tài chính đó là: Giá trị của tài
sản tài chính bằng hiện giá của dòng tiền thu nhập (cash flows) kì vọng.
Quy trình đánh giá tài sản tài chính được mô tả bằng mô hình sau:
Hình 1.2.Quy trình định giá tài sản tài chính

Ở bước thứ hai, khi quyết định lãi suất chiết khấu thích hợp, cần phải lưu
ý đến mức độ rủi ro của từng loại tài sản tài chính mà nhà đầu tư phải gánh
chịu khi đầu tư vào tài sản tài chính. Nói chung, rủi ro đầu tư có thể bao gồm:
- Rủi ro tín dụng: phát sinh do người vay vốn hay người phát hành chứng
khoán không thể trả được nợ vay.
- Rủi ro sức mua tiền tệ hay rủi ro do lạm phát: phát sinh do sự giảm sút
sức mua đối nội của tiền tệ gây ra.
- Rủi ro hối đoái: do sự giảm sút sức mua đối ngoại của tiền tệ gây ra.
- Rủi ro lãi suất: do sự thay đổi lãi suất của thị trường gây ra
6
Ước lượng thu nhập tiền tệ
(Thu nhập = lãi, vốn, cổ tức, giá bán kì vọng của cổ phiếu)
Quyết định lãi suất thích hợp cho việc tính toán hiện giá tài sản,
bằng:
*lãi suất tối thiểu – lãi suất của trái phiếu kho bạc
*Cộng thêm một tỷ lệ nhất định để bù đắp rủi ro đầu tư
Giá trị của tài sản tài chính = Hiện giá của thu nhập tiền
tệ mong đợi
1.2.3.Chức năng của tài sản tài chính
Có 2 chức năng chính
-Chuyển dịch vốn thặng dư để đầu tư vào tài sản hữu hình.Thực hiện
chức năng này, tài sản tài chính góp phần chuyển dịch vốn nhàn rỗi từ nhà
đầu tư sang nhà phát hành sử dụng. Điều này đem lại lợi ích cho cả nhà đầu tư
lẫn nhà phát hành. Nhà đầu tư có cơ hội sử dụng vốn của mình nhằm mục
đích sinh lợi còn nhà phát hành giải quyết được nhu cầu thiếu hụt vốn của
mình.
- Chức năng phân tán rủi ro đầu tư tài sản hữu hình cho các nhà đầu tư
tài sản tài chính. Thực hiện chức năng này tài sản tài chính góp phần giúp cho
nhà phát hành hay nhà sản xuất kinh doanh chia sẻ được một phần rủi ro trong
kinh doanh của mình cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, nhà đầu tư chỉ có thể chia sẻ

một phần rủi ro với nhà sản xuất kinh doanh khi nào họ kì vọng thu được lợi
nhuận thỏa đáng khoản đầu tư của họ. Nếu rủi ro khoản đầu tư càng cao thì họ
đòi hỏi lợi nhuận bù đắp rủi ro càng lớn.
1.2.4.Các tính chất của tài sản tài chính
- Tính tiền tệ: một số tài sản tài chính có thể sử dụng làm trung gian trao
đổi và thanh toán các giao dịch tiền tệ.
- Tính có thể phân chia giá trị: TSTC có thể có mệnh giá theo từng mức
độ lớn nhỏ khác nhau cho tiện lợi trong giao dịch.
- Tính có thể chuyển đổi thành tiền: TSTC có thể thu hồi lại và chuyển
đổi thành tiền như trước lúc đầu tư.
- Tính có thời hạn: mỗi TSTC đều có thời gian đáo hạn nhất định trừ cổ
phiếu và trái phiếu vĩnh cửu.
- Tính thanh khoản: TSTC có thể thanh lý để thu hồi tiền mặt.
- Tính có thể chuyển đổi: TSTC có thể đổi từ dạng này sang dạng khác,
chẳng hạn như chuyển đổi từ cổ phiếu ưu đãi sang cổ phiếu phổ thông…
7
- Tính hối đoái: TSTC có thể biểu hiện giá trị của nó bằng nhiều loại tiền
tệ khác nhau, chẳng hạn tiền gửi USD nhưng lãi hàng tháng lãnh bằng VNĐ.
- Tính sinh lợi: TSTC được hưởng lợi tức trên số vốn đầu tư, chẳng hạn
như cổ tức, lãi hàng năm từ việc mua trái phiếu…
- Tính phức hợp: TSTC có thể là một phức hợp của nhiều loại TSTC đơn
giản, chẳng hạn như trái phiếu chuyển đổi là một trái phiếu phức hợp giữa trái
phiếu và quyền chọn.
- Tính chịu thuế: TSTC do có tính sinh lợi nên nó cũng là đối tượng thu
thuế lợi tức.
1.3.Hệ thống tài chính
Hệ thống tài chính là tổng thể các bộ phận khác nhau trong một cơ cấu
tài chính, mà ở đó có quan hệ tài chính hoạt động trên các lĩnh vực khác nhau
nhưng có mối liên hệ tác động lẫn nhau theo những quy định nhất định.
Các bộ phận trong hệ thống tài chính hoạt động trên các lĩnh vực: tạo ra

nguồn lực tài chính và chu chuyển các nguồn tài chính (dẫn vốn). Với các lĩnh
vực hoạt động này, toàn bộ hệ thống tài chính thực hiện vai trò đặc biệt quan
trọng trong nền kinh tế quốc dân là đảm bảo nhu cầu về vốn cho phát triển
kinh tế xã hội
Trong quá trình hoạt động, bất cứ đơn vị nào cũng có lúc tạm thời thặng
dư nhưng cũng có lúc tạm thời thiếu hụt vốn. Tùy theo mức độ khác nhau
nhưng hầu hết các đơn vị trong quá trình hoạt động đều gắn liền với hệ thống
tài chính. Một hệ thống tài chính bao gồm: (1) Thị trường tài chính (2) Các tổ
chức tài chính (3) Các công cụ tài chính.
8
Hình 1.3: Huy động và phân bổ vốn qua hệ thống tài chính
1.4.Thị trường tài chính:
Thị trường tài chính là một sản phẩm bậc cao của nền kinh tế hay nói
chính xác hơn là nền kinh tế tiền tệ, ở đó, bên cạnh các TT khác, TT tài chính
hoạt động như là một sự kết nối giữa người cho vay đầu tiên và người sử
dụng cuối cùng, tạo ra vô số các giao dịch, và ở mỗi giao dịch, dù động cơ
nào, cũng tạo ra các dòng chảy về vốn trong nền kinh tế - như là sự lưu thông
máu trong 1 cơ thể - một nền kinh tế hoạt động lành mạnh và có hiệu quả chỉ
khi nào TT này cũng hoạt động có hiệu quả như thế, và ngược lại
1.4.1.Khái niệm thị trường tài chính
Bắt nguồn từ mối quan hệ nhân quả giữa đầu tư và tiết kiệm: một nền
kinh tế muốn tăng trưởng thì phải có hoạt động đầu tư; trước khi muốn đầu tư,
phải huy động vốn từ nguồn tiết kiệm; đầu tư có hiệu quả sinh ra lợi nhuận lại
làm tăng thêm nguồn tiết kiệm. Vì vậy, mối quan hệ nhân quả này tuần hoàn
và tạo nên sự phát triển kinh tế xã hội.Tuy nhiên, vấn đề là làm sao để cho
đầu tư gặp được tiết kiệm; phải có nơi để tạo ra sự gặp gỡ này. Đó chính là
Đơn vị
thặng dư vốn
Hộ gia đình
Các nhà đầu tư

tổ chức
Các doanh
nghiệp
Chính phủ
Nhà đầu tư
nước ngoài
Đơn vị
Thiếu hụt vốn
Hộ gia đình
Các nhà đầu tư
tổ chức
Các doanh
nghiệp
Chính phủ
Nhà đầu tư
nước ngoài
Thị trường
Tài chính
Tổ chức
Tài chính
Trung gian
Huy động vốn
Phân bổ vốn
9
quá trình giao lưu vốn hay nói khác hơn đó là thị trường tài chính, là nơi tạo
ra cơ chế cho những nguồn vốn nhàn rỗi không có chỗ đầu tư giao lưu với
những nhà đầu tư đang cần vốn.
Như vậy, thị trường tài chính là thị trường giao dịch, mua bán, trao
đổi các sản phẩm tài chính ngắn hạn, trung hạn, dài hạn để đáp ứng nhu
cầu khác nhau của các chủ thể trong nền kinh tế. Trong đó, các chủ thể

thừa vốn thì tìm kiếm lợi nhuận thông qua hoạt động đầu tư, còn các chủ thể
thiếu vốn bổ sung vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và các nhu cầu đầu
tư khác.
1.4.2. Vai trò của thị trường tài chính
- Là nơi gặp gỡ giữa người mua và người bán để quyết định giá cả, tài
sản tài chính
- Cung cấp cho nhà đầu tư khả năng giải quyết vấn đề, thanh khoản
trong trường hợp nhà đầu tư muốn bán lại tài sản tài chính
- Là nơi gặp gỡ giữ người mua và người bán, nhờ vậy tiết kiệm được
chi phí thông tin, nghiên cứu và tìm hiểu thị trường để mua bán các loại tài
sản tài chính.
1.4.3. Chủ thể của thị trường tài chính
a. Chủ thể đi vay
Chủ thể đi vay chủ chốt trên thị trường tài chính là chính phủ, các công
ty, hộ gia đình.
Chính phủ: chính phủ vay trên thị trường tài chính bằng cách phát hành
trái phiếu kho bạc… để bù đắp tạm thời sự thiếu hụt ngân sách nhà nước.
Các công ty: doanh nghiệp huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu
hoặc trái phiếu để giải quyết việc thiếu vốn sản xuất kinh doanh.
Các hộ gia đình: hộ gia đình vay trên thị trường để đáp ứng nhu cầu sản
xuất kinh doanh và yêu cầu chi tiêu khác.
10
b. Chủ thể cho vay hay đầu tư
Các hộ gia đình: hộ gia đình là những người cho vay chủ yếu thong qua
việc mua trái phiếu hoặc gửi tiền vào ngân hàng.
Công ty bảo hiểm: công ty bảo hiểm nhận tiền bảo hiểm của dân chúng
sau đó đem cho công ty, ngân hàng vay hoặc mua trái phiếu.
Các trung gian tài chính: Ngân hàng là trung gian của việc vay và cho vay.
Công ty và chính phủ: công ty và chính phủ khi có tiền nhàn rỗi họ đều
tìm cách sinh lợi dưới dạng mua trái phiếu hoặc gửi tiền vào ngân hàng.

1.4.4.Phân loại TTTC
1.4.4.1.Thị trường tiền tệ và TT vốn
- TT tiền tệ là là nơi trao đổi mua bán các công cụ tài chính ngắn hạn.
theo thông lệ, một công cụ tài chính có thời hạn thanh toán dưới 1 năm là
công cụ của TTTT.(lâu nhất là 12 tháng và ngắn nhất là 1 đêm hay 24 giờ)
- TT vốn: là nơi trao đổi các công cụ tài chính trung và dài hạn. một công cụ
tài chính có thời hạn thanh toán trên 1 năm được coi là công cụ của TTV.
1.4.3.2.TT sơ cấp và TT thứ cấp
- TT sơ cấp (primary markets) là TT phát hành và giao dịch các loại
chứng khoán mới phát hành, cung cấp nguồn vốn cho các nhà phát hành
chứng khoán.
- TT thứ cấp (secondary markets) là TT giao dịch các loại chứng khoán
đã phát hành, cung cấp thanh khoản cho các nhà đầu tư.
1.4.3.3.TT tập trung và TT phi tập trung (OTC)
- TT tập trung ( organized market) là TT giao dịch tập trung ở sở giao
dịch, giao dịch các loại chứng khoán đã được niêm yết
- TT OTC là TT giao dịch không tập trung ở sở hoặc sàn giao dịch mà
giao dịch ở ngoài sở giao dịch (over – the – counter), giao dịch các chứng
khoán chưa được niêm yết.
11
1.5.Các tổ chức tài chính
Tổ chức tài chính là tổ chức có chức năng cung cấp các dịch vụ tài
chính cho các khách hàng hoặc các thành viên. Có lẽ dịch vụ tài chính quan
trọng nhất mà các tổ chức tài chính cung cấp là hoạt động như các trung gian
tài chính. Phần lớn các tổ chức tài chính được đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ
của nhà nước.
1.5.1.Tổ chức nhận tiền gửi
Tổ chức nhận tiền gửi là loại hình chủ yếu của các tổ chức tài chính, nó
nhận tiền gửi từ các đơn vị thặng dư vốn và cung cấp tín dụng cho những đơn
vị thiếu hụt vốn hoặc đầu tư bằng cách mua chứng khoán. Tổ chức nhận tiền

gửi bao gồm các loại hình sau:
- Ngân hàng thương mại: là tổ chức mà hoạt động chủ yếu và thường
xuyên là nhận tiền gửi của công chúng dưới hình thức tiền gửi và sử dụng tiền
gửi đó để cho vay và thực hiện các dịch vụ tài chính khác.
- Tổ chức tiết kiệm: là loại hình tổ chức nhận tiền gửi thường được tổ
chức dưới hình thức hiệp hội tiết kiệm và cho vay hoặc ngân hàng tiết kiệm,
nó hoạt động tương tự như ngân hàng thương mại nhưng tập trung chủ yếu
vào khách hàng cá nhân hơn khách hàng công ty.
- Hiệp hội tín dụng: là tổ chức phi lợi nhuận, hạn chế hoạt động trong
phạm vi thành viên của hội, sử dụng hầu hết các nguồn vốn huy động từ hội
viên và cung cấp tín dụng lại cho các hội viên khác.
1.5.2.Tổ chức không nhận tiền gửi
Tổ chức không nhận tiền gửi không huy động nguồn vốn bằng hình thức
tiền gửi mà huy động vốn bằng các hình thức khác như phát hành tín phiếu, trái
phiếu hoặc cổ phiếu. Về loại hình, các tổ chức không nhận tiền gửi bao gồm:
- Công ty tài chính: huy động vốn bằng cách phát hành chứng khoán
và sử dụng vốn huy động được để cho vay. Hoạt động cho vay của công ty tổ
12
chức cũng giống như ngân hàng thương mại, nhưng nó chủ yếu tập trung vào
một phân khúc thị trường cụ thể.
- Quỹ đầu tư tương hỗ: Huy động vốn bằng cách bán cổ phần cho các
nhà đầu tư và sử dụng vốn huy động được để đầu tư chứng khoán trên thị
trường tài chính.
- Công ty chứng khoán: Cung cấp đa dạng các loại dịch vụ tài chính
như môi giới, kinh doanh, tư vấn
- Công ty bảo hiểm: Huy động vốn bằng cách bán chứng nhận bảo
hiểm cho công chúng và sử dụng nguồn vốn huy động được để đầu tư trên thị
trường tài chính.
- Quỹ hưu bổng: Hình thành từ tiền đóng góp của công ty và đại diện
chính phủ, được sử dụng để đầu tư trên thị trường tài chính. Vốn gốc và lãi

của quỹ này dùng để chi trả cho người lao động dưới hình thức lương hưu.
1.6.Các loại hàng hóa trên thị trường tài chính
1.6.1.Trên thị trường tiền tệ
- Tín phiếu kho bạc: chứng khoán có thời hạn không quá một năm do
Kho bạc phát hành để huy động vốn bù đắp thiếu hụt cho ngân sách.
- Chứng chỉ tiền gửi: chứng chỉ tiền gửi do các tổ chức nhận tiền phát
hành có nêu rõ số tiền gửi, thời hạn và lãi suất.
- Tín phiếu công ty: chứng khoán ngắn hạn do các công ty uy tín phát
hành để huy động vốn ngắn hạn
- Thuận nhận của ngân hàng: thỏa thuận theo đó ngân hàng chấp nhận sẽ
thanh toán số tiền ghi trên hối phiếu khi hối phiếu được xuất trình.
- Quỹ liên bang: kí thác của các tổ chức nhận kí thác gửi tại Ngân hàng
Dự trữ liên bang
- Thỏa thuận mua lại: thỏa thuận theo đó ngân hàng hoặc công ty bán
chứng khoán Chính phủ mà họ sở hữu kèm theo cam kết sau này sẽ mua lại
chứng khoán đó
13
- Tiền gửi Dola ngoại biên: tiền gửi Dola tại các ngân hàng nằm ngoài
lãnh thổ Hoa Kì
1.6.2.Trên thị trường vốn
- Trái phiếu: là chứng nhận nợ dài hạn do công ty hoặc Chính phủ phát
hành để huy động vốn tài trợ cho hoạt động của mình.
- Cổ phiếu: còn gọi là chứng khoán vốn, là chứng nhận đầu tư và sở hữu
một phần trong công ty cổ phần
- Chứng khoán cầm cố bất động sản: là loại chứng khoán nhận nợ dài
hạn được tạo ra nhằm tài trợ cho việc mua bất động sản.
1.6.3.Chứng khoán phái sinh
Chứng khoán phái sinh là loại chứng khoán mà các giá trị của nó được
phái sinh từ giá trị của tài sản cơ sở. Tài sản cơ sở có thể là hàng hóa, cổ
phiếu, chỉ số chứng khoán hoặc tiền tệ. Chứng khoán phái sinh phổ biến bao

gồm các loại hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng giao sau, hợp đồng hoán đổi và hợp
đồng quyền chọn.
- Hợp đồng kỳ hạn: Là một thoả thuận ràng buộc mang tính pháp lý
giữa hai bên để mua hoặc bán một số tài sản, nghĩa vụ phải trả hoặc công cụ
tài chính nhất định vào một thời điểm xác định trong tương lai với mức giá
thoả thuận giữa các bên tại ngày giao dịch. Các hợp đồng kỳ hạn, đôi khi là
các thỏa thuận kỳ hạn và rất phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Ví dụ:Tiền
thuê căn hộ, đặt mua báo dài hạn, đặt giao bánh pizza.
- Hợp đồng tương lai: Là một thoả thuận ràng buộc mang tính pháp lý
giữa các bên để mua hoặc bán một số tài sản, nghĩa vụ phải trả hoặc công cụ
tài chính nhất định vào một thời điểm xác định trong tương lai với mức giá
niêm yết tại ngày giao dịch, được chuẩn hoá theo quy định và được giao dịch
trên sàn giao dịch tập trung.
14
- Hợp đồng hoán đổi: Là một thoả thuận ràng buộc mang tính pháp lý
giữa hai bên để trao đổi (nhưng không mang tính chất mua bán) một số tài sản
hoặc nghĩa vụ phải trả trong một khoảng thời gian cụ thể với một mức lãi
suất, tỷ giá hối đoái hoặc giá cả nhất định được quy định trong hợp đồng. Ví
dụ về hợp đồng hoán đổi hàng hoá.
- Hợp đồng quyền chọn: Là một thoả thuận ràng buộc mang tính pháp
lý giữa hai bên, trong đó người mua quyền chọn được quyền (nhưng không
bắt buộc) mua hoặc bán một công cụ tài chính cụ thể với một mức giá nhẩt
định vào hoặc trước một thời điểm trong tương lai được quy định trong hợp
đồng. Khi người mua quyền chọn thực hiện quyền mua hoặc bán theo hợp
đồng, người bán quyền chọn bắt buộc phải thực hiện các nghĩa vụ đã ký kết
trong hợp đồng theo yêu cầu của bên mua.
1.6.4.Hàng hóa trên thị trường ngoại hối
Ngoại hối bao gồm các phương tiện thanh toán được sử dụng trong thanh
toán quốc tế. Trong đó, phương tiện thanh toán là những thứ có sẵn để chi trả,
thanh toán lẫn cho nhau.

Đối với một quốc gia, ngoại hối (phương tiện thanh toán quốc tế) bao gồm:
- Ngoại tệ
- Các giấy tờ có giá trị ghi bằng ngoại tệ
- Vàng tiêu chuẩn quốc tế
- Đồng tiền quốc gia do người không cư trú nắm giữ.
1.6.5.Chứng khoán tổng hợp
Chứng khoán tổng hợp là một loại chứng khoán được xây dựng bằng
việc kết hợp hai hay nhiều chứng khoán cơ bản.
Chỉ có 4 loại chứng khoán cơ bản cần để xây dựng một dạng chứng
khoán tổng hợp bất kỳ đó là:
- Các cổ phiếu không chịu rủi ro
15
- Các trái phiếu không chịu rủi ro
- Các chứng khoán được quyền chuộc lại
- Các loại chứng khoán tự chọn trả.
1.7.Hiệu quả của TTTC
Khái niệm hiệu quả TT tài chính rất quan trọng vì nó làm nền tảng cho
nhiều lý thuyết và mô hình tài chính mà ta sẽ xem xét trong các chương sau.
TTTC hiệu quả (efficient finacial market) là TTTC trong đó giá hiện tại
của tài sản tài chính phản ánh đầy đủ thông tin có liên quan, nghĩa là giá thị
trường của những chứng khoán riêng biệt thay đổi rất nhanh theo thông tin
mới xuất hiện. Theo Eugene Fama có ba mức độ hiệu quả như sau:
•Hình thức hiệu quả yếu: Giá cả hiện tài phản ánh đầy đủ kết quả giá cả
trong quá khứ, nói khác đi, hiểu biết về động thái giá cả quá khứ sẽ giúp bạn
cải thiện được khả năng dự báo giá cả trong tương lai.
• Hình thức hiệu quả trung bình: Giá cả hiện tại phản ánh đầy đủ tất
cả những thông tin được công bố, chẳng hạn như báo cáo thường niên hoặc
những tin tức có liên quan.
• Hình thức hiệu quả mạnh: Giá cả hiện tại phản ánh đầy đủ tất cả
thông tin, kể cả thông tin quá khứ, thông tin được công bố lẫn thông tin nội

gián.
Ví dụ: Giá cổ phiếu của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB
Bank) đang giao dịch ở mức 25.700/ cổ phiếu. Giá cổ phiếu ngân hàng rất
nhạy cảm với sự biến động trong ban lãnh đạo cấp cao. Ngày 20/8/2012, Ông
Nguyễn Đức Kiên – nguyên Phó chủ tịch Hội đồng quản trị ACB - bị bắt để
điều tra về hành vi "kinh doanh trái phép". Thông tin này ảnh hưởng đến giá
cổ phiếu phụ thuộc vào hình thức hiệu quả của thị trường.
- Với hình thức hiệu quả yếu: Giá cổ phiếu không giảm vì chỉ phản ánh
thông tin quá khứ, tức là lúc chưa có thông tin ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt.
16
- Với hình thức hiệu quả trung bình: Giá cổ phiếu hôm sau giảm xuống
nếu thông tin ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt được công bố hoặc đăng tải trên
thông tin đại chúng.
- Với hình thức hiệu quả mạnh: Giá cổ phiếu giảm ngay lập tức dù thông
tin ông Nguyễn Đức Kiên bị bắtchưa được công bố.
1.7.1.Tại sao cần có thị trường hiệu quả
Trong thị trường hiệu quả mạnh không ai có thể lợi dụng ưu thế về
thông tin để chiến thắng người khác và do giá cả phản ánh rất nhanh với
mọi thông tin có liên quan nên không thể kiếm được lợi nhuận do ưu thế
hơn về thông tin. Do đó, giao dịch trên thị trường tài chính được minh bạch
và công bằng hơn.
Nếu thị trường hiệu quả yếu sẽ có người lợi dụng ưu thế thông tin để
kiếm lợi nhuận trong khi người khác không kiếm được do không có lợi thế
thông tin
Thị trường tài chính nói chung và thị trường dành cho các công cụ phái
sinh nói riêng rất cần sự hiệu quả để tạo ra sự công bằng cho các nhà giao
dịch, và chỉ khi ấy các công cụ phái sinh mới có thể trở thành công cụ kinh
doanh và tự bảo hiểm rủi ro theo đúng nghĩa của nó.
1.7.2.Làm thế nào để thị trường hiệu quả
Thị trường hiệu quả phụ thuộc vào mức độ phát triển của nền kinh tế

và mức độ phát triển của thị trường tài chính. Trong đó quan trọng nhất là
yếu tố quy mô và sự tự do của thị trường. Quy mô nhỏ dẫn đến thị trường
trở nên quá mỏng và không hoàn hảo, theo đó thị trường dễ bị điều khiển và
khống chế.
Sự tự do hóa của thị trường làm cho những ai có thế mạnh trong quan hệ
với các nhà quản lý và hoạch định chính sách khó có thể có được ưu thế hơn
người khác, đồng thời sự tự do hóa thị trường khiến thị trường trở nên hấp
dẫn hơn vì ở đó rủi ro và lợi nhuận tương đồng với nhau.
17
CHƯƠNG 2: CÁC LOẠI HÀNG HÓA TRÊN TTTC
MỤC TIÊU
Chương này nhằm giới thiệu bức tranh chung về các loại công cụ hay tài
sản được giao dịch trên thị trường tài chính. Đọc xong chương này, sinh viên
có thể:
•Hiểu được tổng quát về các loại tài sản được giao dịch trên thị trường
tài chính.
•Nắm được đặc điểm và cách thức, định giá, giao dịch của từng loại
công cụ tài chính trên từng loại thị trường khác nhau.
•Hiểu được cách thức làm thế nào để phát triển các loại công cụ này trên
thị trường Việt Nam.
2.1.Các hàng hóa trên TT tiền tệ:
Các loại chứng khoán có thời hạn dưới 1 năm được xem là các công cụ
giao dịch trên thị trường tiền tệ. Phát hành các công cụ này có thể là công ty
hoặc Chính phủ nhằm mục đích huy động vốn ngắn hạn hay do thiếu hụt vốn
tạm thời.
Lúc mới phát hành, các công cụ thị trường tiền tệ được giao dịch trên thị
trường sơ cấp. Sau khi phát hành, nếu nhà đầu tư có nhu cầu mua các hàng
hóa thị trường tiền tệ hoặc bán, họ có thể giao dịch trên thị trường thứ cấp.
Theo Điều 9 khoản 2 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định:
“Thị trường tiền tệ là thị trường vốn ngắn hạn, nơi mua, bán các giấy tờ có giá

ngắn hạn, bao gồm tín phiếu kho bạc, tín phiếu NHNN, chứng chỉ tiền gửi và
các giấy tờ có giá ngắn hạn khác”.
2.1.1. Tín phiếu kho bạc
Tín phiếu kho bạc là loại trái phiếu Chính phủ (giấy vay nợ ngắn hạn) có
kỳ hạn dưới một năm do Bộ tài chính phát hành để bù đắp thiếu hụt tạm thời
18
của ngân sách Nhà nước và là một công cụ quan trọng để Ngân hàng Nhà
nước điều hành chính sách tiền tệ. Tín phiếu kho bạc là loại tín phiếu chiết
khấu. Điều đó có nghĩa là, tín phiếu được bán thấp hơn mệnh giá và thanh
toán theo mệnh giá khi đáo hạn, chứ không trả lãi theo định kỳ.
Tín phiếu kho bạc được phát hành trên thị trường sơ cấp trên cơ sở
đấu thầu. Tại Việt Nam, các tổ chức tham gia đấu thầu thường là các tổ
chức tín dụng, công ty bảo hiểm thỏa mãn một số quy định trong đó quan
trọng nhất là phải có vốn pháp định bằng hoặc cao hơn mức quy định của
Ngân hàng Nhà nước.
Nghiệp vụ thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc được thực hiện từ tháng
5/1995. Từ năm 2003 cho phát hành tín phiếu kho bạc và trái phiếu chính phủ
bằng ngoại tệ. Doanh số và tỷ trọng tín phiếu Kho bạc phát hành dưới hình
thức đấu thầu qua NHNN trong tổng doanh số huy động vốn của Kho bạc
Nhà nước tăng qua các năm. Điều này phù hợp với xu thế phát triển thị
trường và thông lệ quốc tế.
Khối lượng tín phiếu kho bạc và trái phiếu chính phủ (nội tệ) phát hành
qua các năm:
Năm Số phiên Khối lượng trúng thầu
(tỷ đồng)
1995 4 423.6
1996 16 823.4
1997 37 2917.5
1998 46 4020.7
1999 45 3011.6

2000 43 4441.0
2001 46 3915.0
2002 50 8410.0
2003 51 15901.0
2004 48 19465.0
2005 60 22120.6
2006 48 22075.1
19
Vì tín phiếu kho bạc có những ưu điểm vượt trội hơn hẳn các loại chứng
khoán khác, chẳng hạn như: công cụ có tính thanh khoản cao nhất, rủi ro vỡ
nợ thấp nhất. Do đó, đây sẽ là kênh các Tổ chức tín dụng đầu tư vốn khả dụng
của mình, hưởng lãi, khi cần đem giao dịch trên thị trường mở đáp ứng nhu
cầu vốn của mình. Điều đó đã cho thấy được tính hấp dẫn của nó trong việc
đầu tư kiếm lợi. Chính vì vậy mà tín phiếu kho bạc chủ yếu do các ngân hàng
thương mại nắm giữ.
Tuy nhiên, thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc qua NHNN vẫn còn
một số tồn tại như thành viên tham gia đấu thầu chủ yếu vẫn là các Ngân hàng
thương mại Nhà nước, số lượng các NHTMCP và chi nhánh ngân hàng nước
ngoài tham gia rất ít. Nguyên nhân chủ yếu là các NHTMCP chưa thực sự
quan tâm tới thị trường này do lãi suất tín phiếu kho bạc chưa thực sự hấp dẫn
so với các loại trái phiếu phát hành qua Uỷ Ban chứng khoán. Mặt khác,
lượng vốn khả dụng dư thừa để đầu tư vào tín phiếu kho bạc của các
NHTMCP vẫn còn hạn chế. Việc đầu tư vào tín phiếu kho bạc của các thành
viên chủ yếu nhằm mục đích dự phòng an toàn về khả năng thanh toán vào
giai đoạn nhạy cảm (VD: Tết âm lịch) do đó việc giao dịch các loại giấy tờ có
giá giữa các tổ chức tín dụng trên thị trường liên ngân hàng với nhau chưa
linh hoạt, một phần nguyên nhân do cơ sở hạ tầng (công nghệ, pháp lý) của
thị trường thứ cấp chưa phát triển. Quy chế 935/2004/QĐ-NHNN ngày
23/7/2004 tuy đã cho phép việc tổ chức hình thức đấu thầu kết hợp cả cạnh
tranh và không canh tranh lãi suất trong một phiên đấu thầu nhưng đến nay

vẫn chưa áp dụng.
2.1.2. Tín phiếu NHNN
Tín phiếu NHNN là một giấy tờ vay nợ do NHNN phát hành nhằm thực
hiện các chính sách tiền tệ góp phần kiềm chế lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng
20
kinh tế ở mức cao. Lãi suất tín phiếu NHNN thường do NHNN quy định tùy
theo mục tiêu của chính sách tiền tệ.
Các tổ chức tín dụng tham gia mua tín phiếu NHNN thông thường dưới
2 hình thức: tự nguyện và bắt buộc. Tuy nhiên, ở Việt Nam do các tổ chức tín
dụng không mặn mà với loại công cụ này nên hình thức chủ yếu là bắt buộc.
Thông thường chỉ khi NHNN thực hiện chính sách tiền tệ thặt chặt (xuất phát
từ mục tiêu rút bớt tiền trong nền kinh tế về trong điều kiện nền kinh tế có
lạm phát) thì NHNN mới cho phát hành tín phiếu NHNN dưới hình thức bắt
buộc đối với các tổ chức tín dụng.
Tương tự như tín phiếu kho bạc, hầu hết các tổ chức tín dụng mua tín
phiếu NHNN đều có xu hướng giữ tới khi đáo hạn, hiếm có giao dịch mua
bán lại giữa các tổ chức tín dụng.
2.1.3. Chứng chỉ tiền gửi
Chứng chỉ tiền gửi là công cụ vay nợ do ngân hàng phát hành nhằm huy
động vốn trên thị trường với bản chất tương tự như một khoản tiền gửi có kỳ
hạn.Trong đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một thời hạn
nhất định, điều kiện trả lãi và các điều khoản cam kết khác giữa tổ chức tín
dụng và người mua.
Chứng chỉ tiền gửi là một công cụ đang ngày càng phổ biến ở thị
trường Việt Nam. Chủ thể phát hành chủ yếu là các ngân hàng thương mại
lớn. Để thu hút nguồn vốn từ khách hàng, ngoài mức lãi suất hấp dẫn các
NHTM còn sử dụng rất nhiều những chính sách hấp dẫn như hình thức
khuyến mại, chiết khấu, bốc thăm trúng thưởng, nâng lãi suất …để đem lại
lợi ích cho các khách hàng.
2.1.4. Kỳ phiếu ngân hàng

Về cơ bản, một kỳ phiếu ngân hàng là một sự thừa nhận của các khoản
nợ do các ngân hàng thương mại phát hành. Kỳ phiếu là một công cụ nợ, mà
21
không phải hậu thuẫn của tài sản bảo đảm. Kỳ phiếu được hỗ trợ bởi các khả
năng thanh toán nợ và danh tiếng của ngân hàng phát hành kỳ phiếu
Đối với Ngân hàng phát hành kỳ phiếu, ngân hàng đã nộp đơn cho cơ
quan có thẩm quyền. Đơn xin phát hành kỳ phiếu Ngân hàng sẽ nhận được
chấp thuận nếu cơ quan có thẩm quyền không có bất kỳ sự phản đối với các
ứng dụng đó. Ở Việt Nam, việc phát hành kỳ phiếu ngân hàng đương nhiên
chịu giám sát của NHNN Việt Nam.
Hiên nay, hầu hết các ngân hàng đều có công cụ kỳ phiếu. Đây được coi
là công cụ hiệu quả trong huy động vốn của các ngân hàng thương mại. Tuy
nhiên, hình thức phát hành chủ yếu là kỳ phiếu ghi danh bằng đồng Việt Nam.
Việc huy động vốn tuy theo con đường phát hành kỳ phiếu còn chua tương
xứng đối với sử dụng công cụ này trên thị trường quốc tế.Việc đưa ra thông
tin cung ứng cho khách hàng cá nhân và tổ chức chưa rõ ràng để có thể so
sánh công cụ tối ưu nhất giữa các ngân hàng.
Bên cạnh đó, NHNN Việt Nam cũng chưa có quy định cụ thể về việc
phát hành kỳ phiếu của các ngân hàng. Một vài trường hợp tạm ngưng phát
hành kỳ phiếu không thông báo lí do cụ thể . Điều này làm tăng tính rủi ro
cho khách hàng, tác động tâm lí, bất ổn thị trường vốn và tạo tiền lệ không tốt
với các ngân hàng khác. Kỳ phiếu ngân hàng ở nước ta dường như mới chỉ
dừng lại ở việc làm tăng thêm tinh phong phú đa dạng trong hoạt động ngân
hàng và thêm sự lựa chọn sảm phẩm cho các đối tượng có vốn rảnh rỗi.
2.1.5. Hối phiếu
Hối phiếu là một tờ mệnh lệnh đòi tiền vô điều kiện, do người xuất khẩu,
người bán, người cung ứng dịch vụ, ký phát đòi tiền người nhập khẩu,
người mua, người nhận cung ứng và yêu cầu người này khi nhìn thấy hối
phiếu phải trả một số tiền nhất định, tại một địa điểm nhất định, trong một
thời gian nhất định cho người hưởng lợi quy định trong hối phiếu,hoặc theo

lệnh của người này trả cho người khác.
22
Hối phiếu có tính thanh khoản cao. Hối phiếu có thể mang đến các
NHTM để bảo lãnh hoặc chiết khấu. Hơn thế nữa các NHTM còncó thể
mang đi tái chiết khấu hoặc tái cầm cố tại NHNN để khôi phục nguồn vốn
của mình.
Bảo lãnh hối phiếu là sự cam kết của người thứ ba trả cho người hưởng
lợi khi hối phiếu đến hạn trả tiền. Thông thường người đứng ra bảo lãnh hối
phiếu là các NHTM.
Chiết khấu hối phiếu là một nghiệp vụ của ngân hàng. Trong đó người
hưởng lợi hối phiếu xuất trình hối phiếu chưa đến hạn trả tiền cho ngân hàng
để lấy tiền ngay với một giá thấp hơn số tiền ghi trên tờ hối phiếu.
Hiện nay, hối phiếu và các nghiệp vụ liên quan như bảo lãnh, chiết khấu
vẫn chưa thực sự đi vào đời sống kinh tế Việt Nam. Điều này xuất phát từ một
số thực trạng của nền kinh tế Việt Nam như:
- Các chủ thể tham gia vào nghiệp vụ hối phiếu chưa thật sự có lòng tin
đối với hối phiếu và khả năng chuyển hoá ra tiền của hối phiếu khi đến hạn.
- Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa có những thông tư hướng dẫn cụ thể về
việc thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến hối phiếu.
- Pháp lệnh thương phiếu vẫn còn nhiều điểm chưa rõ ràng nên tính khả
thi vẫn còn kém.
2.1.6.Hợp đồng mua lại
Hợp đồng mua lại thường được gọi tắt là Repo, là một thỏa thuận giữa
hai bên, theo đó bên bán chứng khoán đồng ý mua lại chứng khoán đã bán
cho người mua ở một mức giá nhất định.
Thực chất hợp đồng mua lại thể hiện như là một khoản tín dụng có đảm
bảo bằng chứng khoán mua lại. Nếu người vay khoản tín dụng này (người bán
chứng khoán) thất bại trong việc trả nợ cho người cho vay (người mua chứng
khoán) có quyền thụ hưởng trái quyền của chứng khoán được mua bán.
23

Hầu hết các hợp đông mua lại dựa trên cơ sở mua bán chứng khoán
Chính phủ, tuy nhiên cũng có những trường hợp dựa trên giao dịch tín phiếu
công ty hoặc chứng chỉ tiền gửi.
2.1.7.Tín phiếu công ty
Công ty phát hành tín phiếu Công ty khi cần huy động vốn ngắn hạn. Chỉ
có những công ty lớn và có uy tín mới có thể phát hành tín phiếu Công ty.
Tín phiếu Công ty là loại công cụ nợ không có đảm bảo và thường được
phát hành huy động vốn ngắn hạn đầu tư vào tồn kho và khoản phải thu. Do
đó, tín phiếu Công ty được coi như là kênh huy động vốn ngắn hạn thay thế
tín dụng ngắn hạn của ngân hàng.
Tín phiếu Công ty hiện chưa được áp dụng nhiều ở Việt Nam nhưng rất
phổ biến ở Mỹ và các nước có thị trường tiền tệ phát triển. Tín phiếu Công ty
thường có thời hạn từ 20 ngày đến 45 ngày, cũng có khi ngắn đến mức chỉ có
một ngày hoặc dài đến 270 ngày.
Tín phiếu Công ty không có thị trường thứ cấp sẵn sàng huy động nhằm
đáp ứng nhu cầu thanh khoản nên nhà đầu tư thường mua và giữ nó cho đến
khi đáo hạn.
Tín phiếu Công ty rủi ro hơn tín phiếu Kho bạc về cả hai phương diện:
rủi ro tín dạng và rủi ro thanh khoản. Tuy nhiên nó thường đem lại lợi suất
cao hơn.
Tín phiếu Công ty được bán ở mức giá chiết khấu so với mệnh giá:
nPP
PPPar
Y
CP
360
×

=
Y

CP
: Lợi suất tín phiếu Công ty
Par: Mệnh giá tín phiếu Công ty
PP: Giá mua tín phiếu Công ty
n: Số ngày nhà đầu tư giữ tín phiếu
24
2.1.8.Kí quỹ liên bang
Ký quỹ liên bang là một công cụ thị trường tiền tệ ở Mỹ. Nó cho phép
các tổ chức nhận tiền gửi có thể vay và cho vay quỹ ngắn hạn với nhau.
Giao dịch quỹ liên bang giữa các tổ chức tiền gửi có thể diễn ra trực tiếp
hoặc thông qua nhà môi giới. Một khi giao dịch được thỏa thuận, Ngân hàng
dự trữ liên bang sẽ thực hiện ghi nợ vào tài khoản dự trữ của tổ chức cho vay
và ghi có vào tài khoản dự trữ của tổ chức đi vay.
Lãi suất đối với quỹ liên bang thấp hơn lãi suất tín phiếu Kho bạc một
chút. Về thời hạn, giao dịch quỹ liên bang thường rất ngắn hạn từ 1 ngày đến
7 ngày.
2.1.9. Dollar ngoại biên
Dollar ngoại biên là khoản tiền gửi theo đơn vị USD tại các ngân hàng
ngoại quốc ngoài nước Mỹ hay tại chi nhánh ở nước ngoài của ngân hàng Mỹ.
Ngân hàng Mỹ có thể vay tiền gửi ở ngân hàng khác hoặc chi nhánh nước
ngoài của họ khi họ cần vốn.
Ngân hàng Mỹ gửi USD tại một chi nhánh nước ngoài sẽ tránh được hạn
chế nhất định về sử dụng nguồn vốn này cũng như về lãi suất.
Có hai loại thị trường dollar ngoại biên:
- Thị trường tiền gửi: thị trường này bao gồm các khoản đầu tư ngắn hạn
với thời hạn dài nhất là 1 năm. Lãi suất được áp dụng là lãi suất thị trường
tiền tệ và được thực hiện với mọi đồng tiền tự do chuyển đổi. Có hai loại tiền
gửi: tiền gửi kỳ hạn (là khoản tiền gửi với lãi suất và thời hạn nhất định) và
tiền gửi không kỳ hạn (là khoản tiền gửi được thông báo trước 48 giờ khi rút
không xác định thời hạn nhưng có thể tăng, giảm hay rút về 2 ngày sau khi

thông báo.
- Thị trường tiền tệ cho vay: phần lớn là thị trường bán sỉ. Do đó, dollar
ngoại biên mang tính liên ngân hàng giữa các ngân hàng lớn, ngoài ra có công
ty đa quốc gia, chính phủ…
25

×