Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Đình Toàn
MỤC LỤC
LỜI MỞ
ĐẦU 5
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VIỄN THÔNG VIETTEL
(VIETTELTELECOM)
7
1.1 : Tổng quan về công ty viễn thông quân đội
Viettel 7
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công
ty 7
1.1.2. Cơ cấu tổ chức của công
ty 9
1.1.3. Các nguồn lực của công
ty 12
1.1.3.1. Nguồn nhân lực của công ty 12
1.1.3.2. Nguồn lực tài chính của công ty 13
1.1.4. Lĩnh vực hoạt động và kết quả hoạt động kinh doanh của công
ty 14
1.2. Tổng quan về thị trường dịch vụ Mobile Internet 3G ở Việt
Nam 16
1.2.1. Nhà cung cấp dịch
vụ 16
1.2.2. Khách hàng mục
tiêu 17
1.2.3. Đối thủ cạnh
tranh 18
1.2.4. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của công
ty 19
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẨNG CÁO CHO DỊCH
SV: Trần Thị Minh Thư Lớp: Quản trị quảng cáo 51
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Đình Toàn
VỤ MOBILE INTERNET 3G CỦA CÔNG
TY 21
2.1. Thực trạng hoạt động quảng cáo dịch vụ Mobile Internet
3G 21
2.1.1. Giới thiệu dịch vụ Mobile Internet
3G 21
2.1.2. Thực trạng hoạt động quảng cáo cho dịch vụ Mobile Internet
3G 24
2.1.2.1. Mục tiêu quảng
cáo 24
2.1.2.2. Thông điệp quảng
cáo 26
2.1.2.3. Phương tiện, công cụ quảng
cáo 27
2.1.2.4. Ngân sách quảng
cáo 34
2.1.3. Thực trạng việc sử dụng các công cụ, phương tiện hỗ trợ hoạt động
quảng cáo.34
2.2. Đánh giá thực trạng hoạt động quảng cáo dịch vụ mobile Internet 3G của
công ty 35
2.2.1. Đánh giá trên các khía
cạnh 35
2.2.1.1. Đánh giá mục tiêu hoạt động quảng
cáo 36
2.2.1.2. Đánh giá thông điệp quảng
cáo 37
2.2.1.3. Đánh giá phương tiện, công cụ quảng
cáo 37
2.2.1.4. Đánh giá ngân sách quảng
SV: Trần Thị Minh Thư Lớp: Quản trị quảng cáo 51
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Đình Toàn
cáo 38
2.2.1.5. Đánh giá sự kết hợp các công cụ, phương
tiện 39
2.2.2. Ưu điểm hoạt động quảng cáo cho dịch
vụ 40
2.2.3. Nhược điểm hoạt động quảng cáo cho dịch
vụ 40
2.2.4. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng
đó 41
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG
QUẢNG CÁO CHO DỊCH VỤ MOBILE INTERNET 3G CỦA CÔNG
TY 43
3.1. Cơ sở đề xuất giải
pháp 43
3.1.1. Chiến lược kinh doanh của công ty trong tương
lai 43
3.1.2. Xu hướng phát triển của thị
trường 44
3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quảng cáo cho dịch
vụ 46
3.2.1. Giải pháp về họat động quảng cáo dịch
vụ 46
3.2.1.1. Giải pháp về xác định mục tiêu quảng
cáo 47
3.2.1.2. Giải pháp về lựa chọn hình thức quảng cáo dịch
vụ 47
3.2.1.3. Giải pháp về thời gian biểu cho hoạt động quảng
cáo 48
3.2.1.4. Giải pháp về ngân sách cho hoạt động quảng
SV: Trần Thị Minh Thư Lớp: Quản trị quảng cáo 51
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Đình Toàn
cáo 49
3.2.1.5. Giải pháp về phối hợp quảng cáo với các công cụ, phương tiện
truyền thông.49
3.2.2. Các giải pháp hỗ trợ
khác 50
3.2.2.1. Đối với hoạt động truyền thông
marketing 50
3.2.2.2. Hoạt động về nguồn lực của công
ty 51
KẾT
LUẬN 53
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM
KHẢO 55
DANH MỤC HÌNH ẢNH - SƠ ĐỒ - BẢNG BIỂU
SV: Trần Thị Minh Thư Lớp: Quản trị quảng cáo 51
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Đình Toàn
Danh mục hình ảnh
Hình 1.1: Thống kê về bưu chính viễn thông Việt Nam giai đoạn 2008-
2012 14
Hình 1.2: Doanh thu từ hoạt động viễn
thông 15
Hình 1.3: Thị phần dịch vụ điện thoại của các doanh
nghiệp 17
Hình 2.1: Tỉ lệ người truy cập Mobile Internet theo lứa
tuổi 23
Hình 2.2: Logo và banner quảng cáo dịch vụ
3G 26
Hình 2.3: Hình ảnh trang web của công
ty 28
Hình 2.4: Hình ảnh trên trang facebook của công
ty 29
Hình 2.5: Bài viết quảng cáo trên trang
web 30
Hình 2.6: Khách mời tham dự lễ khai trương thử nghiệm các dịch vụ
3G 31
Hình 2.7: Quảng cáo trên di
động 33
Hình 2.8: Hình ảnh quảng cáo trên
ViettelAds 33
Hình 2.9: Poster quảng cáo dịch vụ Mobile Internet
3G 35
Hình 3.1: Dự báo phát triển các thuê bao 3G toàn cầu giai đoạn 2009-
2014 45
Hình 3.2: Dự báo tăng trưởng số thuê bao 3G tại các thị trường khu vực châu
Á 46
SV: Trần Thị Minh Thư Lớp: Quản trị quảng cáo 51
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Đình Toàn
Danh mục sơ đồ
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ
chức 9
Sơ đồ 2.1: Quá trình thông tin khi khách hàng ra quyết định
mua 25
Sơ đồ 2.2: Quy trình đánh giá hoạt động quảng
cáo 35
Danh mục bảng biểu
Bảng 1.1: Doanh thu viễn thông giai đoạn 2010-
2012 15
Bảng 1.2: Doanh thu từ dịch vụ di
động 16
Bảng 1.3: Ma trận
SWOT 19
Bảng 2.1: Các gói cước dịch vụ Mobile Internet
3G 21
Bảng 2.2: Kinh phí cho hoạt động marketing của công
ty 34
SV: Trần Thị Minh Thư Lớp: Quản trị quảng cáo 51
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Đình Toàn
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DN : Doanh nghiệp
PGĐ : Phó giám đốc
TSCĐ : Tài sản cố định
GĐKD: Giám đốc kinh doanh
TCLĐ : Tổ chức lao động
CNTT-VT: Công nghệ thông tin- viễn thông.
SV: Trần Thị Minh Thư Lớp: Quản trị quảng cáo 51
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Đình Toàn
PHẦN MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài
Từ khi Việt Nam hội nhập WTO nền kinh tế có nhiều bước phát triển mạnh
mẽ toàn diện đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thông tin.Với đề án của Bộ Thông
tin và truyền thông đưa ra vào ngày 22/9/2010: “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước
mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông” đã mở ra nhiều cơ hội cho các nhà
kinh doanh dịch vụ viễn thông tại Việt Nam. Nắm bắt được tình hình, công ty viễn
thông quân đội Viettel-Vietteltelecom đã cho ra mắt các dịch vụ dựa trên công nghệ
3G trong đó có Mobile Internet 3G dành cho điện thoại di động. Trong chiến lược
kinh doanh của mình, Viettel luôn nỗ lực đầu tư về mặt công nghệ và tìm kiếm các
giải pháp phát triển dịch vụ.
Với lợi thế dẫn đầu ngành viễn thông về thị phần và số lượng thuê bao di động
trong nước; cùng với mục tiêu của công ty chú trọng phát triển nâng cao dịch vụ
3G cho điện thoại di động.Viettel đang hoàn thiện triển khai các chương trình
truyền thông đưa dịch vụ tới gần khách hàng hơn. Nhu cầu sử dụng tìm kiếm thông
tin bằng cách truy cập Internet thông qua điện thoại di động ngày càng trở nên phổ
biến; là một phần không thể thiếu của xã hội hiện đại. Do vậy, công ty viễn thông
Viettel đã xây dựng và triển khai nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng sử dụng dịch
vụ một cách tốt nhất, khẳng định vị thế của công ty trên thị trường viễn thông.
Dịch vụ Mobile Internet 3G của Viettel là một trong những dịch vụ cốt lõi của
công ty trong mục tiêu bình dân hóa mạng 3G của mình; công ty luôn chú trọng đầu
tư nguồn lực: nhân lực, công nghệ phát triển hoàn thiện dịch vụ nhằm phục vụ
khách hàng. Với sứ mạng sáng tạo để phục vụ con người; công ty đã đưa ra những
chính sách, chương trình truyền thông quảng bá cho dịch vụ Mobile Internet 3G
chưa thực sự để lại một ấn tượng trong tâm trí khách hàng, giá trị tìm kiếm của
dịch vụ chưa thỏa mãn nhu cầu khách hàng đặt ra so với các nhà mạng Vinaphone
và Mobiphone. Với mục đích giúp công ty viễn thông Viettel đánh giá thực trạng
của hoạt động quảng cáo cho dịch vụ Mobile Internet 3G và đề xuất giải pháp hoàn
thiện hoạt động quảng cáo cho dịch vụ nên em chọn đề tài: “Hoàn thiện hoạt động
SV: Trần Thị Minh Thư Lớp: Quản trị quảng cáo 51
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Đình Toàn
quảng cáo cho dịch vụ Mobile Internet 3G của công ty viễn thông Viettel –
Vietteltelecom” để viết chuyên đề thực tập tốt nghiệp.
Mục tiêu nghiên cứu
- Phân tích tìm hiểu thị trường viễn thông 3G tại Việt Nam trên các khía cạnh:
đặc điểm thị trường, thị phần của công ty, xu hướng và triển vọng phát triển trong
tương lai.
- Phân tích tình hình kinh doanh, các nguồn lực của công ty.
- Tìm hiểu thực trạng hoạt động quảng cáo dịch vụ Mobile Internet 3G từ
trước tới nay của công ty.
- Phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động quảng cáo cho dịch vụ Mobile
Internet 3G.
- Đưa ra một số giải pháp hoàn thiện hoạt động quảng cáo dịch vụ Mobile
Internet 3G.
Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu hoạt động quảng cáo cho dịch vụ Mobile Internet 3G của công ty
viễn thông Viettel đối với thị trường Hà Nội.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu bằng cách thu thập những thông tin thứ cấp về tình hình hoạt động
quảng cáo của công ty viễn thông Viettel, thông tin về thị trường viễn thông 3G,
dịch vụ Mobile Internet 3G của Việt Nam từ các nguồn thông tin của công ty viễn
thông Viettel, thông tin từ các công ty nghiên cứu thị trường ở Việt Nam như TNS
(Kantar Media), Bộ thông tin và truyền thông Việt Nam.
Cấu trúc chuyên đề gồm 3 chương:
Chương I: Tổng quan về công ty viễn thông quân đội Viettel (Vietteltelecom)
Chương II: Thực trạng hoạt động quảng cáo cho dịch vụ Mobile Internet 3G
của công ty
Chương III: Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động quảng cáo cho dịch vụ
Mobile Internet 3G của công ty.
SV: Trần Thị Minh Thư Lớp: Quản trị quảng cáo 51
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Đình Toàn
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI VIETTEL
1.1: Tổng quan về công ty viễn thông quân đội Viettel.
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) là công ty trực thuộc Tổng Công
ty Viễn thông Quân đội Viettel được thành lập ngày 05 tháng 4 năm 2007, trên cở
sở sát nhập các Công ty Internet Viettel, Điện thoại cố định Viettel và Điện thoại di
động Viettel.
Trụ sở chính tại : Số 1 Giang Văn Minh, Ba Đình, Hà Nội.
Trang website: www.vietteltelecom.vn.
Với mục tiêu trở thành nhà mạng cung cấp dịch vụ viễn thông hàng đầu Việt
Nam, công ty viễn thông Viettel luôn coi sáng tạo và tiên phong là những kim chỉ
nam hành động. Đó không chỉ là sự tiên phong về mặt công nghệ mà còn là sự sáng
tạo trong triết lý kinh doanh, thấu hiểu và thỏa mãn nhu cầu khách hàng với slogan:
“Say it your way”.
Đến nay, công ty viễn thông Viettel đã ghi nhận được những dấu ấn quan
trọng và có một vị thế lớn trên thị trường viễn thông cũng như trong sự lựa chọn của
khách hàng thân thiết:
-Dịch vụ điện thoại đường dài trong nước và quốc tế 178 đã triển khai trên
khắp các tỉnh thành trên cả nước và các vùng lãnh thổ trên thế giới.
-Dịch vụ điện thoại cố định, dịch vụ Internet phổ cập đến mọi tầng lớp dân
cư, vùng miền đất nước với hơn 1.7 triệu thuê bao.
-Dịch vụ điện thoại di động vượt con số 20 triệu thuê bao, trở thành nhà cung
cấp dịch vụ điện thoại di động số 1 tại Việt Nam.
SV: Trần Thị Minh Thư Lớp: Quản trị quảng cáo 51
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Đình Toàn
•Triết lý Viettel:
-Sứ mạng: Sáng tạo để phục vụ con người – Caring Innovator.
-Triết lý kinh doanh: Mỗi khách hàng là một con người – một cá thể riêng biệt,
cần được tôn trọng, quan tâm và lắng nghe, thấu hiểu và phục vụ một cách riêng
biệt. Liên tục đổi mới, cùng với khách hàng sáng tạo ra các sản phẩm, dịch vụ ngày
càng hoàn hảo.
Nền tảng cho một doanh nghiệp phát triển là xã hội.Viettel cam kết tái đầu tư
lại cho xã hội thông qua việc gắn kết các hoạt động sản xuất kinh doanh với các
hoạt động xã hội, hoạt động nhân đạo.
-Quan điểm phát triển:
•Kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng.
•Chú trọng đầu tư vào cơ sở hạ tầng.
•Kinh doanh định hướng khách hàng.
•Phát triển nhanh, liên tục cải tiến bền vững.
•Lấy con người làm yếu tố cốt lõi.
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển kể từ khi mới thành lập cho đến
nay, công ty viễn thông Viettel đã được khách hàng tin tưởng, tín nhiệm và bình
chọn nhiều giải thưởng trong nước cũng như quốc tế:
Tại Việt Nam:
•Thương hiệu mạnh nhất Việt Nam ngành hàng Bưu chính –Viễn thông –Tin
học
•Doanh nghiệp đầu tiên phá thế độc quyền trong ngành Bưu chính viễn thông
ở Việt Nam.
•Mạng di động đứng đầu Việt nam với việc cung cấp dịch vụ GPRS trên toàn
quốc với hơn 11 triệu thuê bao; là một trong những mạng di động có tốc độ phát
triển nhanh nhất thế giới (tạp chí Wireless Intelligence bình chọn).
•Là doanh nghiệp có số trạm phát sóng nhiều nhất phủ rộng nhất tại Việt
Nam.
•Số 1 về tốc độ truyền cáp quang tại Việt Nam.
SV: Trần Thị Minh Thư Lớp: Quản trị quảng cáo 51
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Đình Toàn
•Số 1 về mạng lưới phân phối ở Việt Nam.
•Số 1 về quy mô tổng đài chăm sóc khách hàng ở Việt Nam
Trong khu vực:
•Doanh nghiệp viễn thông Việt Nam đầu tiên đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
•Số 1 tại Campuchia và Lào về hạ tầng viễn thông.
Trên thế giới:
•Nằm trong top 100 thương hiệu viễn thông lớn nhất thế giới.
•Giải thưởng: “Nhà cung cấp dịch vụ của năm tại thị trường mới nổi” trong hệ
thống giải thưởng Frost & Sullivan Asia Pacific ICT Awards 2009.
•World Communication Awards 2009 bình chọn Viettel là: “Nhà cung cấp
các dịch vụ viễn thông tốt nhất thế giới tại các nước đang phát triển”.
•World Commnication Awards 2011 bình chọn Metfone – thương hiệu của
Viettel tại Campuchia là: “Nhà cung cấp dịch vụ viền thông tốt nhất thế giới tại thị
trường đang phát triển”.
1.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của công ty:
SV: Trần Thị Minh Thư Lớp: Quản trị quảng cáo 51
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Đình Toàn
Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức
(Nguồn: phòng tổ chức)
Nhiệm vụ chức năng từng phòng ban:
-Giám đốc: là người được Tổng công ty Viễn thông quân đội Viettel bổ nhiệm
để điều hành tất cả các hoạt động của công ty; chịu trách nhiệm về tất cả hoạt động
sản xuất kinh doanh với Tổng công ty.
•Quản lý điều hành sử dụng các nguồn lực lao động để thực hiện các nhiệm
vụ sản xuất kinh doanh và các nhiệm vụ khác do tổng công ty giao cho cho công ty.
•Quản lý toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, bao gồm các
lĩnh vực quản lý kế hoạch tác nghiệp, vật tư tài sản, quản lý tài chính, hành chính,
quản lý kế hoạch marketing, quản lý bán hàng và chăm sóc khách hàng, quản lý kỹ
thuật.
•Tổ chức quản lý hành chính: quản lý hành chính pháp luật, thực hiện công
tác đảng, đoàn thể công tác chính trị tại chi nhánh, xây dựng công ty thành đơn vị
vững mạnh toàn diện có nề nếp tác phong làm việc chính quy, quản lý kỷ luật, hoàn
SV: Trần Thị Minh Thư Lớp: Quản trị quảng cáo 51
Giám đốc
Phó GĐ
Phó
GĐKD
cố định
KD
Phó
GĐKD
di động
PGĐ
khai thác
thác
PGĐ
hạ
tầng
Phòng
trợ lý
Phòng
BHTB
Phòng
CSKH
Phòng
kế
hoạch
Phòng
tổ chức
Phòng
Market
Phòng
TCLĐ
Phòng
quản
lý địa
bàn
Phòng
kĩ
thuật
Phòng
điều
hành
kĩ
thuật
Phòn
g xây
dựng
hạ
tầng
Phòng
bán
hàng
di
động
Phòng
kiểm
soát
nội bộ
Phòng
khách
hàng
DN
Phòng
phát
triển
ngoại
vi
Phòng
hành
chính
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Đình Toàn
thành mọi nhiệm vụ được giao.
•Phụ trách, chịu trách nhiệm trước tổng công ty về kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh và toàn bộ các lĩnh vực quản lý của công ty.
•Trực tiếp chỉ đạo phòng tài chính, tổng hợp.
- Phó giám đốc: là người giúp giám đốc điều hành hoạt động của công ty, các
phòng ban, xưởng sản xuất, là người thay quyền giám đốc chỉ đạo giám sát hoạt
động các phòng ban: phòng chính trị, phòng kiểm soát nội bộ, phòng hành chính.
- Phó giám đốc kinh doanh cố định: Chịu trách nhiệm quản lý, giám sát, chỉ
đạo trực tiếp hoạt động của các phòng ban gồm: Phòng bảo hành cố định, phòng
phát triển ngoại vi và phòng khách hàng doanh nghiệp.
- Phó giám đốc kinh doanh di động:
•Chịu trách nhiệm quản lý, giám sát chỉ đạo trực tiếp hoạt động các phòng
ban trong công ty gồm: Phòng kinh doanh di động và phòng quản lý địa bàn.
-Phó giám đốc khai thác:
•Chịu trách nhiệm quản lý giám sát chỉ đạo trực tiếp hoạt động các phòng ban
trong công ty gồm: Phòng kỹ thuật và Phòng điều hành khai thác.
-Phó giám đốc hạ tầng:
•Chịu trách nhiệm quản lý giám sát chỉ đạo trực tiếp hoạt động các phòng ban
trong chi nhánh gồm: Phòng xây dựng hạ tầng.
* Nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban:
-Phòng tổ chức lao động:
•Tổ chức cải tiến sắp xếp mô hình kinh doanh và mô hình quản lý tại văn
phòng tổng công ty và các đơn vị thành viên để phù hợp yêu cầu quản lý mới, hiệu
quả trong việc điều hành quản lý công ty.
•Công tác quy hoạch và đào tạo cán bộ.
•Công tác nhân sự và tổ chức lao động.
•Công tác sắp xếp mô hình quản lý trong chi nhánh.
•Thực hiện công việc do giám đốc và ban giám đốc giao phó.
SV: Trần Thị Minh Thư Lớp: Quản trị quảng cáo 51
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Đình Toàn
- Phòng kế hoạch:
•Xây dựng định hướng chiến lược, phát triển kinh doanh của chi nhánh kế
hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, ngắn hạn.
- Phòng tài chính:
•Thực hiện công tác tài chính
•Thực hiện công tác kế toán thống kê.
- Phòng marketing:
•Nghiên cứu các nhu cầu mới của khách hàng.
•Điều tra khảo sát ý kiến, đánh giá của khách hành đối với sản phẩm, dịch vụ
của công ty.
•Đưa ra các chương trình xúc tiến cho khách hàng như khuyến mãi, xúc tiến
bán cho từng sản phẩm dịch vụ của công ty.
•Tổ chức hoạt động truyền thông, quảng cáo cho dịch vụ trên các phương
tiện, công cụ truyền thông.
-Phòng chăm sóc khách hàng:
•Nghiên cứu các chương trình khuyến mãi, giảm giá cước,quà tặng cho khách
hàng đăng kí và sử dụng dịch vụ.
•Tư vấn giải đáp thắc mắc của khách hàng trong quá trình sử dụng dịch vụ
của công ty.
- Phòng thiết bị đầu cuối:
•Tiếp nhận, kiểm tra, bảo hành, sửa chữa thiết bị đầu cuối.
•Kiểm soát tiến độ giao, nhận thiết bị bảo hành.
•Quản lý hành hóa dùng cho bảo hành theo chủng loại linh kiện tại cửa hàng,
siêu thị, đại lý.
•Hướng dẫn sử dụng tính năng thiết bị đầu cuối, hỗ trợ công tác bán hàng, bảo
hành.
•Đánh giá các hoạt động bảo hành, sửa chữa các thiết bị đầu cuối.
-Phòng chính trị:
SV: Trần Thị Minh Thư Lớp: Quản trị quảng cáo 51
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Đình Toàn
•Nghiên cứu đề xuất giám đốc các chủ trương, chính sách, chương trình kế
hoạch, biện pháp công tác tổ chức.
•Xây dựng hồ sơ, phiếu nhân sự cán bộ, tổ chức quản lý lý lịch, hồ sơ, phiếu
nhân sự cán bộ theo quy định.
•Hướng dẫn tố chức thực hiện các nghị quyết tổ chức của Đảng và nhà nước.
•Thực hiện các nhiệm vụ khác thuộc chức năng của phong do giám đốc giao.
- Phòng kinh doanh:
•Thừa hành để thực hiện công tác quản trị hành chính, quản trị nhân sự, thanh
tra và bảo vệ pháp chế, thi đua và tuyên truyền.
•Là chiếc cầu nối công tác từ ban lãnh đạo xuống các phong ban và ngược lại
làm trung tâm thông tin giữa các phòng truyền tin và mệnh lệnh của ban giám đốc
xuống nơi cần thiết một cách kịp thời và chính xác.
•Quản lý TSCĐ, công cụ dụng cụ, văn phòng phẩm theo phân cấp.
•Hướng dẫn theo dõi thi đua công tác tuyên truyền trong công ty.
-Phòng kiểm soát nội bộ:
•Đảm bảo tính chính xác của các số liệu kế toán và báo cáo tài chính của công ty.
•Giảm bớt rủi ro trong gian lận trộm cắp đối với công ty do bên thứ ba hoặc
nhân viên của công ty.
•Giảm bớt rủi ro không tuân thủ chính sách và quy trình kinh doanh của công ty.
•Ngăn chặn những rủi ro không cần thiết do quản lý rủi ro không đầy đủ.
- Phòng kinh doanh cố định:
•Phụ trách sản phẩm mang tính cố định bao gồm điện thoại cố định
Homephone, các dịch vụ Internet có dây.
- Phòng khách hàng doanh nghiệp:
•Phụ trách các sản phẩm đối với các doanh nghiệp về dịch vụ của công ty.
•Giải đáp quan hệ những thắc mắc của doanh nghiệp về dịch vụ mà phòng
chịu trách nhiệm.
-Phòng phát triển mạng ngoại vi:
SV: Trần Thị Minh Thư Lớp: Quản trị quảng cáo 51
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Đình Toàn
•Phụ trách phát triển hệ thống mạng lưới cáp quang thay vì hệ thống cáp
quang đồng như trước làm tăng tốc độ truyền thông tin đối với toàn hệ thống.
•Tổ chức xây dựng hệ thống cáp ngầm trên các địa bàn của công ty.
- Phòng kinh doanh di động:
•Phụ trách các mảng về dịch vụ di động các gói cước trả trước, trả sau thuê
bao Internet di động
•Tổ chức các hoạt động quảng bá, tuyên truyền nhằm thu hút thuê bao di động.
-Phòng quản lý địa bàn:
•Phối hợp cùng với tổ kinh doanh để quản lý địa bàn kinh doanh và khách
hành của công ty.
-Phòng kỹ thuật:
•Chịu trách nhiệm về các vấn đề kĩ thuật, thông tin trên hệ thống được giao.
•Kịp thời khắc phục sự cố kĩ thuật trong phạm vi hoạt động để đảm bảo chất
lượng dịch vụ.
- Phòng điều hành khai thác:
•Chịu trách nhiệm điều hành việc khai thác hệ thống mạng lưới thông tin, cơ
sở vật chất kỹ thuật sao cho hệ thống họat động thông suốt đảm bảo chất lượng dịch
vụ cung cấp.
•Điều chuyển cơ sở vật chất (các trạm phát sóng di động) trong các ngày lễ,
tết đảm bảo không bị nghẽn sóng, mất mạng
- Phòng xây dựng hạ tầng:
•Phụ trách các công việc về xây dựng hệ thống dây dẫn, cáp thông tin.
•Tiếp tục quá trình hạ tầng đường dây thông tin trên các tuyến phố trên địa
bàn chi nhánh họat động.
•Xây dựng các trạm thu phát sóng.
1.1.3. Nguồn lực công ty:
1.1.3.1. Nguồn nhân lực của công ty
Chỉ tính đến hết năm 2012, số lao động làm việc ở công ty viễn thông Viettel
SV: Trần Thị Minh Thư Lớp: Quản trị quảng cáo 51
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Đình Toàn
gần 2000 nhân viên. Trên 85% tỷ lệ được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp và có
trình độ đại học trong và ngoài nước. Công ty viễn thông Viettel lấy con người là
nguồn lực chính để xây dựng công ty. Đội ngũ lao động được rèn luyện trong quốc
phòng mang tính kỷ luật cao, nghiêm túc trong công việc, sáng tạo trong suy nghĩ
và phục vụ tận tụy khách hàng của mình. Tại công ty, Ban lãnh đạo rất quan tâm
đến đời sống tinh thần cũng như chăm lo đến nhân viên của mình. Lao động làm
việc ở công ty Viễn thông Viettel được hưởng chế độ đãi ngộ tốt, mức lương cao
hơn hẳn so với đối thủ cạnh tranh. Theo báo cáo của công ty gửi lên Bộ thông tin và
truyền thông thì nhu nhập bình quân người lao động tăng 12% so với năm 2011.
Công ty áp dụng lý thuyết trả lương theo 2 chóp. Chóp thứ nhất là sự phát triển theo
nguyên tắc, yêu cầu quy định ngạch, bậc chỉ huy trong đơn vị quân đội. Chóp thứ
hai chính là sự khuyến khích tài đức của các cá nhân, dựa trên sự cống hiến năng
lực của cá nhân đó. Ở công ty, nhân viên luôn có sự tương đồng về văn hóa và khát
vọng, trong quá trình đóng góp, khẳng định mình sẽ tạo điều kiện để phát triển.
Hàng tháng, công ty xuất bản tập san Người Viettel với tiêu chí Văn hóa Viettel làm
nên người Viettel tặng cho toàn bộ nhân viên công ty để ca ngợi con người trong
Viettel.Vì thế, toàn bộ nhân viên luôn hăng say làm việc hoàn thành tốt mục tiêu mà
ban lãnh đạo công ty đặt ra.
1.1.3.2. Nguồn lực tài chính của công ty
Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel là một tập đoàn lớn mạnh bao gồm
nhiều công ty con với tiềm lực tài chính hùng mạnh, công ty Viễn thông Viettel là
một trong số đó .Từ năm 2010 đến nay doanh thu từ hoạt động viễn thông tăng
trung bình 123,18%. Năm sau cao hơn năm trước, với tình hình kinh doanh khả
quan công ty được đánh giá là phát triển hùng mạnh. Nguồn tài chính dồi dào là
nguồn lực cho các hoạt động đầu tư, phát triển dịch vụ của công ty. Hàng năm, Ban
lãnh đạo công ty phân bố ngân sách hợp lý cho các phòng ban hoạt động làm nhiệm
vụ chức năng của mình.
SV: Trần Thị Minh Thư Lớp: Quản trị quảng cáo 51
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Đình Toàn
Hình 1.1: Thống kê về bưu chính viễn thông Việt Nam giai đoạn 2008-2012
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Đầu tư cho hoạt động viễn thông của công ty chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tập
đoàn. công ty viễn thông Viettel luôn là đơn vị tiên phong và ưu tiên quan tâm trong
việc phát triển về cơ sở hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin. Với sự hỗ trợ tài
chính từ Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel và nguồn nhân lực dồi dào sự tăng
trưởng về thị phần cuãng như doanh số giúp xây dựng được thương hiệu công ty lớn
mạnh như ngày này. Trong bất cứ doanh nghiệp nào, tài chính đóng vai trò quan
trọng nhất, quyết định nhất đến giá trị cốt lõi hình thành nên sản phẩm, dịch vụ và
các hoạt động marketing, lập kế hoạch…và đánh giá sự lớn mạnh của công ty trên
thị trường kinh doanh trong và ngoài nước. Tóm lại nguồn lực tài chính hùng mạnh
của công ty viễn thông Viettel là cơ sở để doanh nghiệp đầu tư, phát triển, hoàn
thiện sản phẩm dịch vụ của mình.
1.1.4 Lĩnh vực hoạt động và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Hiện tại, công ty viễn thông Viettel đang kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ sau:
SV: Trần Thị Minh Thư Lớp: Quản trị quảng cáo 51
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Đình Toàn
•Dịch vụ điện thoại cố định không dây.
•Dịch vụ di động (2G, 3G và EDGE).
•Dịch vụ điện thoại cố định có dây.
•Dịch vụ Internet băng thông rộng (ADSL, FTTH, Wimax).
•Dịch vụ cho thuê kênh nội hạt, thuê kênh đường dài trong nước, thuê kênh
quốc tế, dịch vụ mạng riêng ảo (VPN).
•Kinh doanh thiết bị đầu cuối: kèm dịch vụ (Dcom 3G,Iphone,
Blackberry,Sumo).
Trong đó, dịch vụ di động, điện thoại được công ty chú trọng phát triển
với đặc thù trong kinh doanh viễn thông và đem lại nguồn doanh thu lớn nhất
cho công ty.
Kết quả tình hình kinh doanh của công ty:
Hình1.2. Doanh thu từ hoạt động viễn thông
(Nguồn: www.vietteltelecom.vn)
Từ biểu đồ trên ta nhận thấy, doanh thu từ hoạt động viễn thông của công ty
Viettel tăng trưởng đều đặn trong giai đoạn qua các năm. Từ khi ra nhập thị trường
viễn thông, công ty luôn tạo ra những mục tiêu cụ thể cho từng năm cũng như kế
hoạch triển khai, hoàn thiện sản phẩm dịch vụ của công ty.
SV: Trần Thị Minh Thư Lớp: Quản trị quảng cáo 51
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Đình Toàn
SV: Trần Thị Minh Thư Lớp: Quản trị quảng cáo 51
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Đình Toàn
Bảng 1.1: Doanh thu viễn thông Viettel giai đoạn 2010-2012
Năm 2010 2011 2012
Doanh thu (tỷ đồng) 91,134 116,674 141,418
Chênh lệch(tỷ đồng) 25,540 24,744
Tăng trưởng ( %) 128,02% 121,20%
(Nguồn: phòng kế toán)
Như vậy, đối lập với những khó khăn do suy thoái kinh tế, doanh thu viễn
thông vẫn tăng trưởng khoảng 25 tỷ đồng mỗi năm. Lý do ở đây là công ty đã
không ngừng cung cấp nhiều tiện ích, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ viễn thông của
mình tới đối tượng khác hàng. Sư thay đổi về công nghệ đã đem lại nhiều tiện ích
phục vụ đời sống, nhu cầu ngày càng tăng của con người. Kinh doanh viễn thông
trở thành ngành kinh doanh béo bở cho các doanh nghiệp. Nắm bắt được xu thế
thay đổi của thị trường cũng như nhận thức sự thay đổi hành vi người tiêu dùng,
công ty đã không ngừng hoàn thiện, đầu tư cho công nghệ, hạ tầng viễn thông của
mình lớn mạnh. Bằng chứng cụ thể về doanh số, thị phần, lợi nhuận là thước đo
thành công của thương hiệu, tạo nên giá trị, uy tín của công ty Viettel trên thị
trường viễn thông.
Bảng 1.2: Doanh thu từ dịch vụ di động
Năm 2010 2011 2012
Doanh thu( Triệu đồng) 41.609 53.132 70.291
Chênh lệch (Triệu đồng) 11.523 17.159
Tăng trưởng (%) 127,69 % 132,29 %
(Nguồn: Phòng kế toán)
Theo số liệu của Bộ thông tin-truyền thông tính đến hết năm 2012, lượng thuê
bao 3G xấp xỉ đạt 20 triệu. Lượng thuê bao chủ chốt là Viettel, Mobiphone và
Vinaphone, còn Vietnamobile chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ. Ước tính, Viettel giữ gần 7 triệu
thuê bao 3G. Mặc dù kinh tế suy thoái chung, doanh thu viễn thông vẫn tăng trong
đó thuê bao 3G chiếm doanh số lớn nhất. Thời điểm ban đầu công ty đầu tư vốn rất
lớn cho dịch vụ 3G về công nghệ tính đến nay có 25000 trạm phát sóng 3G phủ
sóng trên 90% diện tích lãnh thổ; cộng thêm gói cước dịch vụ ngày càng rẻ nên thu
hút lượng lớn khách hàng sử dụng dịch vụ 3G. Doanh thu từ dịch vụ di động chiếm
tỷ lệ lớn, tỉ lệ tăng trưởng năm 2011-2012 lớn hơn 5% so với năm 2010-2011. Nhờ
SV: Trần Thị Minh Thư Lớp: Quản trị quảng cáo 51
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Đình Toàn
có dịch vụ 3G nên doanh thu từ di động tăng lên đáng kể chứng tỏ nhu cầu kết nối,
chia sẻ của mọi người ngày càng tăng. Đó là một phần tất yếu của cuộc sống hiện
đại, thời đại tri thức và công nghệ quyết định sự tiến bộ của mỗi quốc gia.
1.2.Tổng quan về thị trường dịch vụ Mobile Internet 3G ở Việt Nam.
1.2.1. Nhà cung cấp dịch vụ.
Hiện nay thị trường viễn thông trong nước có ba nhà mạng cung cấp dịch vụ
3G lớn nhất là Vinaphone, Mobiphone và Viettel. Ngày 25/3/2010, Viettel đã khai
trương mạng 3G sau thời gian thử nghiệm, chậm hơn VinaPhone, Mobifone nhưng
hiện tại Viettel đang có hơn 25000 trạm 3G phủ sóng trên 63 tỉnh thành phố trên cả
nước. Về mặt cơ sở hạ tầng viễn thông, công ty viễn thông Viettel đang là đơn vị có
mạng lưới trạm phát sóng 3G lớn nhất hiện nay với 25000 trạm 3G, kế đó là
Vinaphone và Mobiphone. Về chất lượng dịch vụ thì Vinaphone đang đứng đầu do
Công ty điện toán và truyền số liệu (VDC/VNPT) nắm giữ hơn 70% thị phần dịch
vụ Internet băng thông rộng. Tuy nhiên với những nỗ lực cố gắng không ngừng
trong quá trình cung cấp dịch vụ truy cập Internet công ty viễn thông Viettel đang
nỗ lực đầu tư vào trạm phát sóng kiểm tra và giám sát chất lượng mạng thường
xuyên tránh vấn đề hỏng hóc quá tải đường truyền.
1.2.2. Khách hàng mục tiêu.
Đối tượng sử dụng dịch vụ là thuê bao trả trước và trả sau đang dùng sim card
Viettel. Viettel đã bình dân hóa 3G bằng việc thiết kế chính sách giá cước thấp nhất,
thậm chí chi phí sử dụng data trên nền 3G còn rẻ hơn 2G: Chỉ cần 10.000
đồng/tháng khách hàng đã có thể sử dụng dịch vụ Mobile Internet 3G (truy cập
internet bằng điện thoại di động) mọi lúc mọi nơi. Nhu cầu sử dụng Internet ngày
càng gia tăng đặc biệt qua điện thoại di động. Hơn nữa Viettel đang là nhà mạng có
số lượng thuê bao di động lớn nhất hiện nay chiếm hơn 38% ( năm 2011) thị phần
cả nước; tiềm nằng phát triển là rất lớn dựa trên số lượng khách hàng của mình
Viettel đang cố gắng tìm kiếm xây dựng phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.
Hình 1.3: Thị phần dịch vụ điện thoại di động của các doanh nghiệp
SV: Trần Thị Minh Thư Lớp: Quản trị quảng cáo 51
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Đình Toàn
(Nguồn sách trắng 2012)
Có thể nói đối tượng khách hàng mà Viettel phục vụ có đặc điểm chung là
những người ưa thích khám phá công nghệ mới thích thể hiện và nhóm khách hàng
có thu nhập khá trở nên. Bao gồm doanh nhân, nhân viên văn phòng, cán bộ công
nhân viên từ 18 đến 50 tuổi tập trung chủ yếu ở khu vực thành phố. Ngoài ra Viettel
còn chú trọng triển khai dịch vụ đến tầng lớp học sinh, sinh viên đông đảo ưa thích
công nghệ, thích tìm kiếm thông tin nhưng thu nhập còn phụ thuộc vào gia đình. Do
vậy công ty đang có những chính sách riêng chú trọng phát triển dịch vụ cho đối
tượng khách hàng tiềm năng này. Ví dụ đưa ra các gói dịch vụ hấp dẫn truy cập
Internet qua điện thoại di động với giá cước khuyến mãi 10000 đồng /tháng thu hút
đông đảo tầng lớp trẻ tham gia tạo nên sự lan truyền rộng rãi trên các trang mạng xã
hội, diễn đàn học sinh, sinh viên. Đối với đối tượng khách hàng doanh nhân giới
văn phòng hay doanh nghiệp công ty cũng đưa ra các dịch vụ riêng biệt cung cấp
nhiều lợi ích cho họ. Đối với mỗi đối tượng khách hàng VIP công ty có nhiều chính
sách chăm sóc khách hàng riêng mà theo như phản hồi của khách hàng họ đều hài
lòng với dịch vụ của công ty.
SV: Trần Thị Minh Thư Lớp: Quản trị quảng cáo 51
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Đình Toàn
1.2.3. Đối thủ cạnh tranh.
Như đã nói ở trên hai đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Viettel là Vinaphone và
Mobiphone. Theo số liệu từ sách trắng về Công nghệ thông tin -Truyền thông phát
hành năm 2012 thì hai mạng MobiFone và VinaPhone chiếm áp đảo với 78,03% thị
phần thuê bao truy cập internet qua mạng di động 3G.theo số liệu của Sách trắng,
mạng di động Viettel với số lượng thuê bao điện thoại di động lớn nhất hiện nay
nhưng chỉ chiếm một tỷ lệ khá khiêm tốn: 20,77%. Mạng Vietnamobile chiếm
0,83%, EVN Telecom (thời điểm chưa chuyển về Viettel) chiếm 0,37%. Trong khi
đó, thị phần với tỷ lệ rất lớn lại thuộc về MobiFone với 42,11% và VinaPhone là
35,92%. Trong quá trình quảng bá truyền thông cho dịch vụ 3G Vinaphone được
coi là nhà mạng đưa ra nhiều dịch vụ tiện ích nhất trên nền 3G với hơn 80 dịch vụ
giá trị gia tăng hiện có. Được biết, doanh thu từ dịch vụ 3G chiếm hơn 60% tổng
doanh thu trong năm 2012 tương đương với 15.000 tỷ đồng. Như vậy, so với việc
nắm giữ thị phần thuê bao sử dụng điện thoại di động lớn nhất thì một lượng rất lớn
khách hàng không sử dụng dịch vụ cho thấy Viettel đang bỏ lỡ nhiều cơ hội, chưa
khai thác nhu cầu khách hàng. Với chất lượng dịch vụ truy cập Internet băng thông
rộng tốc độ cao tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh. Thời điểm khai trương mạng di
động 3G, Viettel cung cấp cho khách hàng 3 dịch vụ cơ bản gồm Video Call, dịch
vụ truy nhập Internet băng rộng tốc độ cao Mobile Internet (dành cho điện thoại di
động), D-com3G (dành cho máy tính) và 8 dịch vụ GTGT: MobiTV, Imuzik
3G, Mclip, Vmail, Websurf, Mstore, Game, PixShare- tất cả các dịch vụ trên đều
được tích hợp trên Wapsite 3G. Dịch vụ 3G phổ biến nhất hiện nay là video call. Có
thể nói các dịch vụ cho mạng di động 3G còn khá ít so với Vinaphone, đây có thể là
chiến lược phát triển riêng của công ty đầu tư hoàn thiện về hạ tầng cơ sở rồi sau đó
mới triển khai hoàn thiện sản phẩm dịch vụ của mình. Xét về tính lâu dài, Viettel có
nhiều điểm mạnh, lợi thế hơn hẳn so với các đối thủ của mình, công ty đang hướng
tới chiến lược phát triển bao phủ thị trường di động dẫn đầu về mặt thị phần, xây
dựng , nuôi dưỡng các khách hàng tiềm năng thành khách hàng trung thành thật sự
với công ty. Đây là chiến lược khôn ngoan với một công ty thâm nhập muộn thị
SV: Trần Thị Minh Thư Lớp: Quản trị quảng cáo 51