Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT KÍCH THÍCH SINH TRƯỞNG VÀ GIÁ THỂ ĐẾN KHẢ NĂNG RA RỄ TRONG GIÂM HOM GIỔI XANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (362.09 KB, 52 trang )

ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT KÍCH THÍCH SINH TRƯỞNG VÀ GIÁ THỂ
ĐẾN KHẢ NĂNG RA RỄ TRONG GIÂM HOM GIỔI XANH
Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thị Xuân Viên
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1.Đặt vấn đề
Giổi Xanh (Michelia mediocris Dandy) là loài cây gỗ bản địa có giá trị kinh tế
cao. Gỗ Giổi có giác lõi phân biệt, có mùi thơm đặc trưng, thớ gỗ vàng, mịn, đẹp,
ít bị mối mọt, cong vênh lại nhẹ và bền nên là một trong những loại gỗ được ưa
chuộng trong xây dựng nhà cửa, đóng đồ dùng gia đình, mỹ nghệ. Quả Giổi là
nguyên liệu trong công nghiệp thực phẩm. Đặc biệt, hạt Giổi có tinh dầu và là loại
gia vị truyền thống của nhân dân vùng núi phía Bắc trước đây. Vỏ cây có tác
dụng làm thuốc kích thích tiêu hoá, trị đau bụng, ăn không tiêu. Vỏ cây còn có tác
dụng chữa sốt [10]. Ngoài ra nó còn có giá trị về môi trường, cảnh quan…
Hàng chục năm trở lại đây, do giá trị thương phẩm của loài cây này mà một
số địa phương đã tiến hành trồng thử nghiệm dưới dạng làm giầu rừng. Tuy nhiên,
việc mở rộng trồng Giổi xanh trên quy mô lớn còn nhiều hạn chế do một số tồn tại
như: chưa xác định được điều kiện gây trồng và các biện pháp kỹ thuật gây trồng
phù hợp và việc cung cấp nguồn giống còn nhiều khó khăn, đặc biệt là bảo quản hạt
và các kỹ thuật liên quan đến việc gây tạo giống [7].
Ở nước ta Giổi xanh phân bố rất rộng và trồng chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc
(đặc biệt là ở Phú Thọ), Hòa Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Gia Lai, Kon
Tum, Bình Định. Ở tỉnh Phú Thọ, cây Giổi xanh sinh trưởng tốt trong rừng tự
nhiên. Đa số cây rừng giổi được trồng bằng giống chưa được chọn lọc. Việc chọn
giống và nhân giống là nội dung rất quan trọng trong quá trình cải thiện giống cây
rừng nói chung và cải thiện giống Giổi xanh nói riêng. Hiện nay, đã có một số
nghiên cứu bước đầu về trồng rừng Giổi xanh, song chưa có nhiều nghiên cứu về
chọn giống và nhân giống.
Trong cải thiện giống cây rừng thì nhân giống vô tính bằng phương pháp giâm
hom đã và đang đưa vào sử dụng ngày một nhiều và đóng một vai trò không thể
thiếu được trong công tác chọn giống, bảo tồn tài nguyên di truyền ở trên thế giới


nói chung và nước ta nói riêng.
Như đã đề cập ở trên hạt Giổi xanh chứa tinh dầu nên rất khó khăn trong bảo
quản hạt giống, bên cạnh đó hạt Giổi làm nguyên liệu có giá trị trong công nghiệp
thực phẩm nên việc nhân giống bằng phương pháp hữu tính gặp nhiều trở ngại.
Vì vậy, vấn đề nghiên cứu ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng và giá
thể đến khả năng ra rễ trong giâm hom Giổi xanh (Michelia mediocris Dandy) là
việc làm cần thiết và cấp bách.
1.2.Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định được nồng độ, chất kích thích và giá thể phù hợp cho giâm hom
Giổi xanh.
- Tạo được cây con trong vườn ươm làm nguồn giống
1.3. Ý nghĩa của đề tài
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở khoa học để xác định chất kích
thích, nồng độ và giá thể phù hợp trong giâm hom Giổi xanh.
- Thành công khi nghiên cứu giổi xanh bằng phương pháp giâm hom sẽ góp
phần bổ xung vào hệ thống các biện pháp kỹ thuật nhân giống, tiết kiệm được
nguồn hạt giống để cung cấp cho công nghiệp chế biến thực phẩm.
- Việc áp dụng thành công phương pháp nhân giống này trong nhân giống là
một trong những hướng đi có hiệu quả trong công tác bảo tồn nguồn gen cây rừng.
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1.Ngoài nước
Nhân giống sinh dưỡng bằng phương pháp giâm hom, đây là phương phương
pháp có nhiều ưu điểm và đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng để nhân nhanh
giống cây có năng suất cao, chất lượng tốt, đáp ứng được nhu cầu về trồng rừng ở
quy mô lớn.
Trên thế giới, việc tạo giống cây trồng lâm nghiệp bằng phương pháp giâm
hom đã được nghiên cứu và ứng dụng từ lâu. Ở thế kỷ 12, người ta đã phân loại
thực vật theo sinh sản: cây sinh trưởng từ hom và cây sinh trưởng từ hạt; Trong
bảng phân loại thực vật này có tới trên 50 loài thân gỗ. Nhiều loài cây trồng rừng

cảnh quan khác ở các vùng nông thôn và đô thị đã được nhân giống vô tính (nhân
hom) từ nhiều thế kỷ này. Chẳng hạn các dòng vô tính của liễu, dương Lombrdy và
ngô đồng London là những dòng vô tính cổ nhất được tạo ra từ 300 năm trước đây.
Năm 1828, cây hom Vân sam (Picea abies) ra rễ đầu tiên đã được con người
tạo ra, song thành tựu này đã không được đưa ngay vào thực tế sản xuất lâm
nghiệp, phải chờ 120 năm sau để thành công về nhân giống bằng hom cây Vân sam
mới được đẩy mạnh để phục vụ các mục tiêu chọn giống, trong đó dùng để xây
dựng vườn giống là chính chứ chưa phải đưa thằng vào trồng rừng cây hom.
Từ đầu thế kỷ 20, các chương trình trồng rừng đã được đề cao và phát triển.
Đi cùng với nó là chương trình cải thiện giống, trong đó có các nghiên cứu về nhân
giống hữu tính và vô tính. Hầu hết các loài cây gỗ, kể cả lá rộng và lá kim, lúc đó
được coi là khó ra rễ, vì vậy việc giâm hom lúc đó có phạm vi áp dụng nhỏ và hạn
chế cho riêng một số loài cây quen thuộc. Mục tiêu ban đầu đặt ra cho giâm hom
cũng chỉ là để tạo ra vật liệu đồng nhất về mặt di truyền (cây hom) và sau đó là để
xây dựng vườn giống [10].
Vào năm 1948, nhà nghiên cứu nổi tiếng R. Kleinschmit đã bắt đầu chương
trình nhân giống hom cây Vân sam ở cộng hoà liên bang Đức. Ruden cũng bắt đầu
chương trình này ở Nauy. Bước đầu, các cố gắng của họ tập trung vào việc tìm hiểu
kỹ thuật giâm hom, trước hết là cây 10 tuổi, sau đó cho các cây có độ tuổi lớn hơn.
Kỹ thuật giâm hom đã được giải quyết, song hai khó khăn cơ bản của cả chương
trình là cây càng lớn tuổi, giâm hom càng khó hơn và cây hom có nguồn gốc từ cây
lớn tuổi mang tính bảo lưu cục bộ trong suốt một thời gian dài. Do đó, các nhà
nghiên cứu đã sớm gắn chương trình nhân giống hom với một chương trình chọn
lọc sớm các cây non sinh trưởng nhanh từ các khảo nghiệm xuất xứ và khảo
nghiệm hậu thế. Các dòng vô tính được đưa vào trồng rừng bằng cây hom, được
tiếp tục khảo nghiệm và tỉa bỏ trên cơ sở các bước chọn lọc tiếp theo, và cứ như
thế, chương trình nhân giống hom phát triển và mở rộng cùng với chương trình
chọn giống dài hạn.
Ở Brasin, Công Gô và Trung Quốc nhân giống sinh dưỡng bằng phương pháp
giâm hom đối với các dòng vô tính Keo lai và dòng bạch đàn đã thu được nhiều

thành công trong những năm gần đây.
Vào cuối những năm 1950 nhân giống bằng hom Bạch đàn vẫn được coi là
khó, song từ đó đến nay đã tìm ra được các biện pháp giải quyết thích hợp và Bạch
đàn đã trở thành loài cây nổi tiếng trong việc gây trồng dòng vô tính vào thực tiễn
sản xuất lâm nghiệp [11]. Năm 1961 Giordano đã giâm hom thành công Bạch đàn
E.camaldulensis một năm tuổi với tỷ lệ ra rễ đạt trên 60%. Năm 1963, nhà nghiên
cứu người Pháp là Franclet đã đưa ra một danh mục bao gồm 58 loài Bạch đàn đã
được thử nghiệm giâm hom và đạt được thành công ở từng mức độ khác nhau.
Vào đầu những năm 1970, các nhà khoa học Pháp đã đi sâu nghiên cứu tìm ra
quy trình công nghệ sản xuất cây hom Bạch đàn có năng suất cao tại Trung tâm kỹ
thuật lâm nghiệp nhiệt đới (CTFT) Công gô. Công nghiệp này đã được mau chóng
áp dụng vào sản xuất lâm nghiệp ở Công gô, đặc biệt là việc sản xuất hàng loạt các
dòng vô tính ưu việt có nguồn gốc từ cây lai tự nhiên hoặc cây lai nhân tạo. Trong
suốt 10, từ năm 1978 đến năm 1987, Công gô đã trồng được 25.000 ha rừng trồng
Bạch đàn bằng các dòng vô tính cao sản. Các dòng vô tính nổi tiếng bắt nguồn từ
các cây lai khác loài E.alba x E.urophylla và E.tereticornis x E. saligna, trong đó có
hai dòng vô tính nổi tiếng nhất và được trồng rộng rãi nhất là: E. PF1 và E. 12BL x
E. saligna. Cho tới năm 1987, một số rừng trồng cây hom bạch đàn cao sản đã được
khai thác lấy gỗ suất khẩu sang Châu âu và rừng trồng bằng cây hom này đã được
chứng tỏ sức sinh trưởng nổi bật và hứa hẹn tương lai đầy triển vọng.
Theo công báo của Griffin và Revelli (1993), có 25 công ty chính của Brazin
trong năm 1991 đã sản xuất 270 triệu cây giống phục vụ trồng rừng, có 175 triệu
cây Bạch đàn, chiếm 65% tổng số cây giống, trong đó có tới 50 triệu cây hom Bạch
đàn. Nếu trồng với cự ly 3m x 3m, hàng năm Brazin sẽ có thêm 45.000 ha rừng
trồng cây hom Bạch đàn cao sản, với năng suất dự kiến tối thiểu đạt 50- 70
m3/ha/năm.
Một nghiên cứu khác vào năm 1974, Martin và Quilet đã nghiên cứu về nhân
giống hom cho Bạch đàn và thấy IBA làm tăng tỷ lệ ra rễ của Bạch đàn dần lên từ
12- 15% so với đối chứng nhưng lại gây tử vong nhiều cho cây. Ở Aracrus, người
ta đã xử lý chồi Bạch đàn với IBA pha loãng ở nồng độ 600 ppm đạt tỷ lệ ra rễ hơn

70%. Theo nghiên cứu của Bhatragan và Jocky (1973) ở Ấn Độ, giâm hom chồi
gốc Bạch đàn Eucalyptus tereticonis với IBA 100ppm trong 24 giờ đạt tỷ lệ ra rễ
60% trong tháng 8 [11].
Với loài cây Tếch (Techtona grandis) trong một công thức thí nghiệm thích
hợp của Bhatragan (1972) đã cho tỷ lệ ra rễ đạt 65.8%. Theo Kondas (Ấn độ) nhân
giống Phi lao (Casuarina junghuniana) đã được ông thực hiện lần đầu vào năm
1981 bằng cách dùng Seradis B đạt khả năng ra rễ từ 42-90%. Năm 1990, Bupl
Sunik cũng nghiên cứu khả năng ra rễ của Phi lao và ông thấy IBA là chất có hiệu
quả nhất trong việc kích thích ra rễ và ở nồng 100 ppm cho tỷ lệ ra rễ cao nhất với
thời gian xử lý thích hợp là 3 giờ. Năm 1991, theo nghiên cứu của C.Y.Wong và
R.J.Hainess về nhân giống Keo tai tượng (Acacia mangium) cho kết quả đạt tỷ lệ ra
rễ là 54% ở công thức đối chứng và đạt 71-79% ở công thức xử lý bằng IBA [1].
Việc nghiên cứu và ứng dụng phương pháp nhân giống sinh dưỡng đã đạt
được những thành tựu đáng kể trên thế giới và đã được áp dụng trong sản xuất lâm
nghiệp ở nhiều nước với nhiều loài cây. Cụ thể hàng năm công ty Hylleshog (Thụy
Điển) sản xuất 4 triệu cây hom Vân sam (Picea abies), vườn ươm Toolara ở bang
Queesland (Autralia) trong năm 1993 sản xuất 700.000 cây hom của hai loài Thông
Pinus elliotiti và Pinus caribaca (năm 1994 sản xuất 1 triệu cây hom, từ năm 1994
trở lại đây sản xuất đạt 2 triệu cây hom/năm…), ở Nhật Bản sản xuất 49 triệu cây
hom Liễu sam (Crytomexia japonica) chiếm 25% diện tích trồng rừng.
Như vậy, là nhờ có những tiến bộ khoa học vượt bậc về di truyền học, về phát
triển lý luận và kỹ thuật chọn giống, tiến bộ về lý luận và thực tiễn nhân giống sinh
dưỡng đã trở thành một lĩnh vực nghiên cứu và sản xuất lớn trong vài thập niên
qua.
2.2.Trong nước
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu và sản xuất cây giống bằng phương pháp nhân
giống vô tính đã được tiến hành trong nhiều năm qua. Hiện nay, nhân giống vô tính
bằng phương pháp giâm hom đang được sử dụng rộng rãi đối với các loài bạch đàn,
keo, thông và một số loài khác để nhân nhanh và cung cấp giống cho trồng rừng
quy mô lớn. Dưới đây là một số kết quả nghiên cứu về giâm hom:

Từ năm 1973 đến nay Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn) đã cho phép Trung tâm nghiên cứu phát triển lâm nghiệp Phù Ninh,
Lâm trường thực nghiệp Quảng Ninh và xí nghiệp giống Hồ Chí Minh nhập một số
dây chuyền sản xuất cây con bằng mô - hom của Trung Quốc. Đến nay trung tâm
Phù Ninh đã sản xuất được hàng chục vạn cây con Bạch đàn (E.urophylla), xí
nghiệp giống Hồ Chí Minh hàng năm sản xuất 1 triệu cây con Bạch đàn, Keo cho
các chương trình trồng rừng. Hiện nay những công nghệ này đã được đưa đến tận
tay người dân [11].
Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng thuộc Viện khoa học Lâm nghiệp - Ba
Vì cũng đạt được một số thành tựu đáng kể trong việc nhân giống bằng hom: theo
nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Nghĩa năm 1990 đối với cây Sở (Camellia oleosa)
giâm hom bằng NAA có một số công thức cho tỷ lệ ra rễ đạt 80% (kết quả nghiên
cứu khoa học Lâm nghiệp 1987- 1988). Lê Đình Khả và Đoàn thị Bích giâm hom
Bạch đàn trắng bằng IBA nồng độ 75ppm cho tỷ lệ ra rễ cao hơn27,5% so với công
thức đối chứng [11]
Năm 1992, Dương Mộng Hùng nhân giống Phi lao bằng hom cành với công
thức xử lý IBA nồng độ 0,2% có số hom ra rễ rất lớn, gấp 4 lần so với đối chứng,
đạt tới 76,6%. Lê Đình Khả nhân giống Keo lá chàm bằng hom cho tỷ lệ ra rễ ở
công thức đối chứng là 92,9%, và khi xử lý bằng IBA ở nồng độ 0,2% tỷ lệ này chỉ
đạt 85,7% [11]
Năm 1996, Lê Đình Khả và cộng sự nghiên cứu giâm hom với loài Thông đỏ
(P.taxus chinensis) cho thấy Thông đỏ thích hợp với loại thuốc TTG2 cho tỷ lệ rễ
đạt 71,9% [11]
Trung tâm giống cây rừng Ba Vì đã đạt được một số thành tựu nhân giống
bằng hom khoảng 10 loài cây như: Thông, Sao đen, Trắc bách diệp, Bách tán, Trà
cảnh…đặc biệt là Keo lai đã được sản xuất trên quy mô lớn và rất thành công với
thuốc bột TTG 1% cho tỷ lệ ra rễ từ 76%- 95,5%.
Năm 1999, Nguyễn Thị Tâm, Trần Thanh Trăng, Trần Đình Mạnh, Nguyễn
Trọng Luận… đã thu được những kết quả nhất định về giâm hom cho loài Quế
(C.cassia Blume). Nội dung nghiên cứu tập chung vào ảnh hưởng của các biện

pháp tác động đến khả năng ra rễ của hom giâm đối với Quế 2 tuổi và Quế 7 tuổi,
các tác giả đã sử dụng một số biện pháp xử lý hom trước cây mẹ như: ken cành, che
sáng kết hợp với các loại Auxin NAA, IBA ở các nồng độ 250ppm đến 1000ppm
với thời gian xử lý khác nhau [11]
Năm 2004, Nguyễn Tiến Duy trong luận văn tốt nghiệp của mình đã có nghiên
cứu về đặc điểm tái sinh và khả năng nhân giống vô tính loài cây Vạng trứng . Kết
quả cho thấy ở nồng độ 500ppm với loại thuốc IBA cho tỷ lệ ra mô sẹo cao nhất là
50% và tỷ lệ ra rễ là 29%[11].
Nguyễn Hoàng Nghĩa, Nguyễn Văn Thọ (2006) đã tiến hành nhân giống bằng
hom cây Bách vàng tại trung tâm thực nghiệm Lâm sinh Cầu Hai. Kết quả cho
thấy, khi sử dụng IBA 2% và ABT1 1% cho hiệu quả ra rễ cao nhất.
Hà Văn Tiệp (2009), đã tiến hành nghiên cứu giâm hom Vù hương tại Sơn La.
Kết quả cho thấy sau thời gian 21 ngày giâm, hom Vù hương bắt đầu ra rễ, số
lượng rễ trung bình trên một hom dao động trung bình từ 1,5-5,5 rễ/hom, chiều dài
trung bình rễ 2,0-4,6cm. Hom có thể ra rễ cả khi không cần dùng thuốc kích thích,
nhưng tỷ lệ hom ra rễ thấp chỉ đạt trung bình 16-23%. Hom được xử lý bằng chất
kích thích ra rễ ABT1 nồng độ 1,5% cho tỷ lệ cao nhất 76%, trong khi đó sử dụng
thuốc IAA nồng độ 1% cho tỷ lệ ra rễ đạt 60%.
Đòan Thị Mai và cộng sự (2009), khi nghiên cứu nhân giống Xoan ta bằng
phương pháp giâm hom và ghép cây mầm kết quả cho thấy: Các chất khác nhau
cho tỷ lệ sống và tỷ lệ ra rễ khác nhau. Hai chất IBA, IAA ở nồng độ ở nồng độ
khác nhau cho tỷ lệ sống khác nhau, riêng NAA tỷ lệ khác nhau không rõ rệt.
Trong 3 chất kích thích đã sử dụng trong nghiên cứu thì IBA ở nồng độ 0,75%, tỷ
lệ hom sống và tỷ lệ hom ra rễ là cao nhất đạt 63,70% và 57,78%.
Một nghiên cứu khác của Đoàn Thị Mai và cộng sự (2009) về nhân giống
sinh dưỡng và xây dựng mô hình trồng một số dòng Keo lá tràm mới tuyển chọn.
Kết quả cho thấy trong hai loại chất kích thích ra rễ được sử dụng trong thí
nghiệm , IBA có tác động mạnh hơn IAA. Trong đó ở công thức IBA 1% cho tỷ lệ
sống của hom đạt cao nhất từ 89,7 đến 96,6%.
Nhằm mục đích bảo tồn Tạ Quang Nhiệm và cộng sự đã thăm dò khả năng

nhân giống bằng hom cây Ba gạc bốn lá (Rauvolfia vomitoria) ở Phú Thọ, kết quả
cho thấy các hom dài có khả năng ra rễ và nảy chồi nhưng tỷ lệ sống ít (<10%), các
hom ngắn hơn không có khả năng ra rễ [12].
Phạm Duy Hùng và cộng sự đã thăm dò phương pháp giâm cành và rễ cây Ba
gạc hoa đỏ, có sử dụng chất kích thích ra rễ. Kết quả cho thấy các cành giâm đều
chết và không ra rễ, trong khi đó các hom rễ có khả năng ra rễ tốt khi không sử
dụng chất kích thích ra rễ [12].
Nguyễn Đinh Hải (2009), đã tiến hành nghiên cứu khảo nghiệm giống và
nhân giống sinh dưỡng cây Macadamia ở Việt Nam. Kết quả cho thấy, giâm hom
Mắc ca dùng chất điều hòa sinh trưởng IBA nồng độ 1500ppm, thời vụ giâm hom
thích hợp cho Mắc ca từ tháng 4 đến tháng 9, giá thể giâm hom thích hợp nhất là
hỗn hợp 1/3 cát vàng + 1/3 trấu + 1/3 rơm ủ hoai.
Giổi xanh là loài cây gỗ có giá trị trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nói riêng và cả
nước nói chung. Hiện nay giá của cây giống Giổi xanh rất cao mà hạt giống khó
bảo quản [7]. Đặc biệt hạt giổi lại là thương phẩm có giá trị trên thị trường.
Trong khi đó các chương trình trồng rừng thường gặp khó khăn về giống đối
với loài cây giổi, hoặc về số lượng hoặc về chất lượng. Thêm vào đó, chưa có nhiều
các công trình nghiên cứu công bố về cây Giổi xanh, đặc biệt là nghiên cứu về cải
thiện giống loài cây này. Nên giống cung cấp trên thị trường thường là giống được
thu hái xô bồ, chưa qua chọn lọc dẫn đến chất lượng, năng suất rừng trồng không
cao.
Tóm lại, việc nghiên cứu và ứng dụng những thành tựu của công tác nhân
giống sinh dưỡng bằng hom đã được tiến hành ở nhiều loài cây, song những nghiên
cứu về giâm hom cho loài Giổi xanh vẫn còn ít. Vì vậy, việc nghiên cứu giâm hom
cho loài cây này là việc làm hết sức cần thiết nhằm đóng góp một phần kết quả cho
công tác nhân giống sinh dưỡng cây rừng.
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Hom cây Giổi xanh
- Chất kích thích ra rễ: IBA, IAA, NAA ở các nồng độ: 500ppm; 1000ppm;
1500ppm
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Chỉ sử dụng chất kích thích IBA, IAA, NAA ở các nồng độ: 500ppm;
1000ppm; 1500ppm
- Thời gian nghiên cứu: 1 năm ( 1/2013-12/2013)
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu ảnh hưởng của chất và nồng độ chất kích thích đến khả năng ra
rễ của hom Giổi Xanh
- Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể đến khả năng ra rễ hom
- Đề xuất kết quả nghiên cứu vào sản xuất
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Vật liệu nghiên cứu:
- Vật liệu đưa vào giâm hom thí nghiệm là những hom đầu cành, không có hoa
quả. Việc thu chồi thường tiến hành vào buổi sáng. Chồi thu về được cắt tạo hom
ngay. Hom được cắt vát ở gốc, mỗi hom có 4–5 lá, được cắt bỏ 1/3-1/2 lá để giảm
diện tích thoát hơi nước. Hom cắt xong được thả vào chậu nước sạch. Trước khi xử
lý hoá chất hom được ngâm vào dung dịch Benlát nồng độ 0,3% trong khoảng 30
phút dể diệt nấm.
- Giá thể giâm hom:
+ Đất tầng B (loại đất đang sử dụng trong sản xuất thông thường)
+ Cát thô, loại cát đổ bê tông
- Hoá chất: Chất kích thích ra rễ: IBA, IAA, NAA ở các nồng độ: 500ppm;
1000ppm; 1500ppm
- Nhà giâm hom: Hom được che bóng bằng giàn che cơ động phủ nylon và
lưới đen để tháo lắp dễ dàng và hạn chế sự tác động của mưa khi tiến hành giâm
hom trong mùa mưa. Nền đất mặt hom giâm và nền cát được đôn cao nhằm tránh
hom không bị úng nước làm thối hom.
3.4.2. Bố trí thí nghiệm

* Thí nghiệm 1: Thí nghiệm được bố trí trên nền cát thô sạch với độ dày của
cát 10 -12cm và xử lý nền giâm trước khi giâm hom 12 giờ, nền giâm được khử
trùng bằng cách tưới thuốc tím (KMnO4) 0,1% (1gam/1 lít nước) lên trên toàn bộ
mặt nền giâm với độ thấm sâu 2 – 3cm.
- 30 hom/ công thức thí nghiệm
- Mỗi công thức được lặp lại 3 lần
- Thời gian cắm hom: Mùa xuân
- Công thức thí nghiệm:
+ Công thức 1 (CT): Đối chứng là các hom không xử lý với các chất kích
+ CT2: Hom được xử lý qua chất IBA với nồng độ 500ppm
+ CT3: Hom được xử lý qua chất IBA với nồng độ 1000ppm
+ CT4: Hom được xử lý qua chất IBA với nồng độ 1500ppm
+ CT5: Hom được xử lý qua chất IAA với nồng độ 500ppm
+ CT6: Hom được xử lý qua chất IAA với nồng độ 1000ppm
+ CT7: Hom được xử lý qua chất IAA với nồng độ 1500ppm
+ CT8: Hom được xử lý qua chất NAA với nồng độ 500ppm
+ CT9: Hom được xử lý qua chất NAA với nồng độ 1000ppm
+ CT10: Hom được xử lý qua chất NAA với nồng độ 1500ppm
* Thí nghiệm 2: Thí nghiệm được bố trí trên nền đất tầng B với độ dày của đất
10 -12cm và xử lý nền giâm trước khi giâm hom 12 giờ, nền giâm được khử trùng
bằng cách tưới thuốc tím (KMnO4) 0,1% (1gam/1 lít nước) lên trên toàn bộ mặt
nền giâm với độ thấm sâu 2 – 3cm.
- 30 hom/ công thức thí nghiệm
- Mỗi công thức được lặp lại 3 lần
- Thời gian cắm hom: Mùa xuân
- Công thức thí nghiệm:
+ Công thức 11 (CT): Đối chứng là các hom không xử lý với các chất kích
+ CT12: Hom được xử lý qua chất IBA với nồng độ 500ppm
+ CT13: Hom được xử lý qua chất IBA với nồng độ 1000ppm
+ CT14: Hom được xử lý qua chất IBA với nồng độ 1500ppm

+ CT15: Hom được xử lý qua chất IAA với nồng độ 500ppm
+ CT16: Hom được xử lý qua chất IAA với nồng độ 1000ppm
+ CT17: Hom được xử lý qua chất IAA với nồng độ 1500ppm
+ CT18: Hom được xử lý qua chất NAA với nồng độ 500ppm
+ CT19: Hom được xử lý qua chất NAA với nồng độ 1000ppm
+ CT20: Hom được xử lý qua chất NAA với nồng độ 1500ppm
3.4.3.Phương pháp thu thập số liệu và xử lý số liệu
+ Phương pháp thu thập số liệu: Sau 60 ngày tiến hành rửa sạch giá thể để đo
đếm tỷ lệ sống, tỷ lệ hom ra rễ, số rễ trung bình/hom, chiều dài trung bình rễ dài
nhất/hom.
+ Phương pháp xử lý số liệu
Tỷ lệ sống = (tổng số hom sống/ tổng số hom thí nghiệm)x100
Tỷ lệ ra rễ =(số hom ra rễ/tổng số hom đếm) x100;
Số rễ/hom: Ntb = tổng số rễ/số hom đếm (cái);
Chiều dài rễ dài nhất: Lmax(cm) được xác định trên hom có rễ dài nhất trong
thí nghiệm.
Chiều dài trung bình rễ dài nhất trên hom = Tổng chiều dài các rễ dài nhất/
tổng số rễ theo dõi của hom.
3.4.2. Xử lí số liệu: Tổng hợp, xử lý và phân tích các chỉ tiêu thống kê trên chương
trình Microsoft Excel 2003 và phần mềm SPSS 16.0 trên máy vi tính.
Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể đến khả năng giâm hom Giổi xanh
Giá thể có 2 chức năng chính: Thứ nhất nó giữ cho vật liệu trong quá trình
nhân giống ở tư thế thuận lợi nhất cho sự hình thành cây con. Thứ hai cung cấp
nước, dinh dưỡng khoáng, ôxi và các chất cần thiết khác cho vật liệu nhân giống.
Do đó, có thể khẳng định giá thể là một trong những nhân tố có ảnh hưởng lớn đến
sự thành bại của nhân giống sinh dưỡng [2].
Tùy theo loài cây và phương pháp nhân giống sinh dưỡng mà môi trường nhân
giống cũng khác nhau. Chính vì vậy, khi nghiên cứu nhân giống sinh dưỡng thì

cũng nhất thiết phải nghiên cứu giá thể.
4.1.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể đến tỷ lệ sống của hom
Tỉ lệ sống của hom là chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá kết quả của quá trình
nhân giống bằng hom. Để hom nhân giống có thể phát triển thành cây được, trước
tiên phải đảm bảo hom đó là sống. Do đó, đề tài tiến hành đánh giá ảnh hưởng của
giá thể đến tỷ lệ sống của hom Giổi xanh. Kết quả được tổng hợp ở bảng 4.1.
Bảng 4.1: Tỷ lệ hom sống trên giá thể cát và đất
Giá thể
Công
thức
Tỉ lệ sống
(%)
Lặp 1 Lặp 2 Lặp 3 Trung bình
Cát
1 0 0 0 0
2 0 0 0 0
3 0 0 0 0
4 0 0 0 0
5 0 0 0 0
6 0 0 0 0
7 0 0 0 0
8 0 0 0 0
9 0 0 0 0
10 0 0 0 0
Đất
11 0 0 0 0
12 23,3 16,7 20,0 20,0
13 33,3 16,7 26,7 25,6
14 40,0 26,7 20,0 28,9
15 20,0 10,0 20,0 16,7

16 23,3 16,7 20,0 20,0
17 20,0 23,3 30,0 24,4
18 26,7 6,7 13,3 15,6
19 23,3 16,7 16,7 18,9
20 23,3 20,0 13,3 18,9
Trung bình giá thể cát 0,0
Trung bình giá thể đất 18.9
Qua kết quả thí nghiệm tổng hợp từ bảng 4.1 cho thấy: Tỷ lệ sống của hom
Giổi xanh của toàn thí nghiệm không cao, dao động từ 0% đến 28,9%. Các công
thức thí nghiệm trên giá thể cát tỷ lệ sống là 0%, nhưng trên giá thể đất tỷ lệ sống
dao động từ 0% đến 28,9%. Kết quả phân tích số liệu còn cho thấy tỷ lệ sống trung
bình của giá thể đất đạt được 18,9% trong khi đó tỷ lệ sống trung bình của giá thể
cát chỉ là 0%.
Tỷ lệ sống khác nhau khi sử dụng giá thể khác nhau làm thí nghiệm. Kiểm tra
thống kê ảnh hưởng của loại giá thể đến tỷ lệ sống của hom cho thấy sig=0<0,05,
như vậy đã có sự sai khác khá rõ rệt giữa giá thể đất và giá thể cát (phụ biểu 01).
Sự khác biệt này có thể là do yếu tố nhiệt độ, khả năng giữ và thoát nước của giá
thể. Trên giá thể cát sự biến động về nhiệt độ là rất lớn, nóng lên nhanh và lạnh
cũng nhanh, bên cạnh đó khả năng giữ nước cũng rất hạn chế dẫn đến các thí
nghiệm trên giá thể cát đều không cho kết quả mong muốn.
4.1.2.Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể đến khả năng ra rễ hom
Vấn đề có ý nghĩa quyết định trong giâm hom là làm cho hom ra rễ. Loại rễ
này thường là rễ bất định. Khả năng hình thành rễ lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố
như: Đặc điểm di truyền của loài cây, bộ phận cây lấy vật liệu giống, vị trí của nó
trên cây đồng thời vào điều kiện giá thể giâm hom. Trong nghiên cứu này, chất
lượng bộ rễ được phản ánh qua ba chỉ tiêu là tỷ lệ ra rễ, số rễ/ hom, chiều dài trung
bình rễ dài nhất. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể đến khả năng ra rễ hom
Giổi xanh được thể hiện ở bảng 4.2.
Bảng 4.2: Ảnh hưởng của gía thể đến khả năng ra rễ của hom
Giá thể Công thức

Tỉ lệ ra rễ
(%)
Số rễ / hom
(rễ)
L tb rễ dài nhất
(cm)
Cát 1 0,0 0,0 0,0
2 0,0 0,0 0,0
3 0,0 0,0 0,0
4 0,0 0,0 0,0
5 0,0 0,0 0,0
6 0,0 0,0 0,0
7 0,0 0,0 0,0
8 0,0 0,0 0,0
9 0,0 0,0 0,0
10 0,0 0,0 0,0
Đất
11 0,0 0,0 0,0
12 12,2 1,1 1,2
13 15,6 1,5 1,5
14 22,2 1,7 1,7
15 7,8 0,7 0,9
16 11,1 1,1 1,3
17 14,4 1,4 1,5
18 6,7 0,5 0,6
19 7,8 0,7 0,8
20 7,8 0,7 0,9
Trung bình giá thể cát 0,0 0,0 0,0
Trung bình giá thể đất 10,6 0,9 0,9
Từ kết quả thu thập số liệu được tổng hợp ở bảng 4.2 cho thấy: Tỷ lệ ra rễ, số

rễ/ hom, chiều dài trung bình rễ dài nhất của hom Giổi xanh là rất thấp. Tỷ lệ ra rễ
dao động từ 0% đến 22.2%, số rễ trên hom dao động từ 0 đến 1,7 cái và chiều dài
trung bình rễ dài nhất dao động từ 0cm đến 1,7cm.
- Trên giá thể cát: Trong tổng số 10 công thức thí nghiệm thì cả 10 công thức
đều không ra rễ. Các chỉ tiêu nghiên cứu là tỷ lệ ra rễ, số rễ/ hom, chiều dài trung
bình rễ dài nhất của hom Giổi xanh trung bình đều bằng 0.
- Trên giá thể đất: Trong tổng số 10 công thức thí nghiệm có 9 công thức ra rễ
và 1 công thức không ra rễ, trong đó có 1 công thức đối chứng là công thức 11. Tỷ
lệ ra rễ của các công thức dao động từ 0% đến 22,2% đạt cao nhất là công thức 14,
thấp nhất thuộc về các công thức 11. Trung bình trên giá thể đất tỷ lệ ra rễ đạt
10,6%.
Khi nghiên cứu khả năng nhân giống bằng giâm hom ngoài chỉ tiêu về tỷ lệ
hom ra rễ thì cũng cẫn phải nghiên cứu chỉ tiêu số rễ trên hom. Vì nó góp phần
quan trọng trong việc tạo một cây hom hoàn chỉnh.
Về chỉ tiêu số rễ trên hom : Dao động từ 0 đến 1,7 rễ/hom. Số rễ trên hom
thấp nhất là công thức 11, đạt cao nhất là công thức 14, tiếp sau đó là công thức 13
và 17. Trung bình trên giá thể đất số rễ/hom đạt 0,9 rễ/hom.
Chiều dài trung bình rễ dài nhất dao động từ 0 đến 1,7cm. Chiều dài trung
bình rễ dài nhất thấp nhất là công thức 11, đạt cao nhất là công thức 14, tiếp sau đó
là công thức 13 và 17 đều đạt 1,5cm. Trung bình trên giá thể đất chiều dài rễ dài
nhất đạt 0,9 cm.
Kết quả kiểm tra thống kê so sánh ảnh hưởng của loại giá thể đến tỷ lệ ra rễ,
số rễ trung bình trên hom và chiều dài trung bình rễ dài nhất đã có sự sai khác có ý
nghĩa thống kê vì sig = 0< 0,05 (phụ biểu 02,03, 04). Điều này càng khẳng định giá
thể đất được chọn trong giâm hom Giổi xanh là tốt hơn giá thể cát.
4.1.3.Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể đến khả năng ra chồi của hom.
Trong quá trình giâm hom, ngoài việc quan tâm đến số lượng hom sống, thì
cần phải quan tâm đến khả năng ra chồi của hom. Một cây hoàn chỉnh là cây phải
có đủ rễ, lá, chồi để có khả năng phát triển tốt. Vì lá là cơ quan giữ vai trò quan
trọng ngoài việc hấp thụ ánh sáng trong quá trình quang hợp để tạo ra các chất hữu

cơ cần thiết thì lá còn giữ vai trò trong việc xây dựng các mô phân sinh của rễ, lá là
cơ quan thoát hơi nước để khuyếch tán tác dụng của các chất kích thích ra rễ đến
các bộ phận của hom. Muốn có lá thì phải có chồi, do vậy những người làm công
tác giâm hom cần phải quan tâm đến số hom ra chồi. Kết quả thí nghiệm theo dõi
khả năng ra chồi của hom Giổi xanh được tổng hợp ở bảng 4.3.
Kết quả kết quả thí nghiệm được thể hiện trong bảng 4.3 cho thấy: Số chồi
trên hom trên 2 giá thể (giá thể đất và giá thể cát) có sự chênh lệch nhau tương đối
lớn. Dao động từ 0 đến 1,9 chồi/hom.
Số chồi trên hom trung bình trên giá thể đất có 1,2 chồi/hom, trong khi đó
công thức giá thể cát không ra chồi. Số lượng chồi trung bình của hom cao nhất đạt
được ở công thức 14 (1,9 chồi), thấp nhất ở các công thức trên giá thể cát và công
thức đối chứng (0 chồi).
Kiểm tra thống kê ảnh hưởng của giá thể đến số lượng chồi của hom cho thấy
sig=0<0,05 (phụ biểu 05), nghĩa là giá thể có ảnh hưởng rõ rệt đến số lượng chồi
của hom.
Bảng 4.3: Ảnh hưởng của giá thể đến khả năng ra chồi của hom
Giá thể Công thức Chất ĐHST
Nồng độ
(ppm)
Số chồi trung
bình/ hom
(chồi)
Cát 1 ĐC 0 0.0
2
IBA
500 0,0
3 1000 0,0
4 1500 0,0
5
IAA

500 0,0
6 1000 0,0
7 1500 0,0
8 NAA 500 0,0
9 1000 0,0
10 1500 0,0
Đất
11 ĐC 0 0,0
12
IBA
500 1,4
13 1000 1,7
14 1500 1,9
15
IAA
500 1,2
16 1000 1,3
17 1500 1,5
18
NAA
500 0,5
19 1000 1,1
20 1500 1,3
Trung bình giâm hom trên giá thể cát 0,0
Trung bình giâm hom trên giá thể đất 1,2
Nhận xét chung: Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu ảnh hưởng của giá thể
đến khả năng nhân giống bằng giâm hom Giổi xanh cho thấy loại giá thể khác nhau
thì khả năng tạo cây hom là khác nhau. Trong những thí nghiệm trên giá thể đất
cho tỷ lệ sống, tỷ lệ ra rễ cũng như chất lượng bộ rễ và chất lượng chồi là cao hơn
nhiều so với những thí nghiệm trên giá thể cát.

Vì vậy trong sản xuất giâm hom Giổi xanh cần chú ý trong việc lựa chọn giá
thể để giâm hom. Muốn cây hom có số lượng cũng như chất lượng tốt nhất thì
trong hai giá thể đã nghiên cứu nên chọn giá thể đất làm giá thể giâm hom.
Khi tiến hành thí nghiệm và theo dõi kết quả trên hai giá thể có sự khác biệt
khã rõ ràng, và trên giá thể cát các chỉ tiêu theo dõi đều bằng 0 do đó khi phân tích
ảnh hưởng của loại chất kích thích sinh trưởng IBA, IAA và NAA ở các nồng độ
khác nhau đến khả năng tạo cây hom thì nhóm nghiêm cứu sẽ chỉ đề cập đến các thí
nghiệm trên giá thể đất, coi giá thể cát là đồng nhất.
4.2. Ảnh hưởng của loại chất kích thích sinh trưởng IBA, IAA và NAA ở các
nồng độ khác nhau đến khả năng tạo cây hom
4.2.1. Ảnh hưởng của loại chất kích thích sinh trưởng IBA, IAA và NAA ở các
nồng độ khác nhau đến tỷ lệ sống của hom
Kết quả thí nghiệm từ bảng 4.4 cho thấy: Về tỷ lệ sống trong tổng số 10 công
thức thí nghiệm có 1công thức tỷ lệ sống bằng 0% đó là công thức 11(Công thức
đối chứng không được xử lý bằng chất kích thích sinh trưởng). Các công thức còn
lại đạt tỷ lệ sống dao động từ 15,6% đến 28,9% . Điểm rễ nhận thấy nhất được từ
thí nghiệm là các công thức xử lý các chất kích thích sinh trưởng ở nồng độ
1500ppm đều có tỷ lệ sống cao hơn các nồng độ 500ppm, 1000ppm. Và chất kích
thích sinh trưởng IBA được sử dụng trong thí nghiệm cho tỷ lệ sống trung bình cao
nhất đạt 12,4% hơn chất kích thích sinh trưởng IAA, NAA và đối chứng lần lượt
đạt được là 10,2%; 8,9% và 0%. Như vậy, nhìn chung hom Giổi xanh có tỷ lệ sống
không phải ở mức cao.
Bảng 4.4: Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng đến
tỷ lệ sống của hom Giổi xanh
Công thức
Chất
ĐHST
Nồng
độ
(ppm)

Tỉ lệ sống
(%)
Lặp 1 Lặp 2 Lặp 3 Trung bình
11 ĐC 0 0 0 0 0,0
12
IBA
500 23,3 16,7 20,0 20,0
13 1000 33,3 16,7 26,7 25,6
14 1500 40,0 26,7 20,0 28,9
15
IAA
500 20,0 10,0 20,0 16,7
16 1000 23,3 16,7 20,0 20,0
17 1500 20,0 23,3 30,0 24,4
18
NAA
500 26,7 6,7 13,3 15,6
19 1000 23,3 16,7 16,7 18,9
20 1500 23,3 20,0 13,3 18,9
Trung bình đối chứng 0
Trung bình sử dụng chất kích thích IBA trong thí nghiệm 12,4
Trung bình sử dụng chất kích thích IAA trong thí nghiệm 10,2
Trung bình sử dụng chất kích thích NAA trong thí nghiệm 8,9
Cũng từ bảng 4.4 cho thấy công thức 14 IBA nồng độ 1500 ppm tỷ lệ sống
trung bình đạt cao nhất 28,9%, sau đó là công thức 13 IBA 1000ppm và công thức
17 IAA 1500ppm tỉ lệ sống đạt lần lượt là 25,6% và 24,4%.
Từ kết quả này cho thấy Giổi xanh là loài cây khó nhân giống bằng phương
pháp giâm hom, và khó khăn hơn nếu không được xử lý bằng chất kích thích sinh
trưởng (công thức đối chứng tỷ lệ sống là 0%).
Và có thể nói chất kích thích sinh trưởng có ảnh hưởng rõ rệt tới sức sống của

hom trong nhân giống Giổi xanh. Các hom xử lý thuốc đều cho tỷ lệ hom sống cao
hơn so với hom không được xử lý thuốc. Hom được xử lý bằng các chất kích thích
khác nhau, nồng độ chất kích thích khác nhau có tỷ lệ hom sống là không như
nhau.
Phân tích phương sai về ảnh hưởng của loại chất kích thích sinh trưởng đến tỷ
lệ sống của hom Giổi xanh cho thấy sig = 0 <0,05. Như vậy, cho thấy các chất kích
thích sinh trưởng khác nhau được sử dụng ở các nồng độ khác nhau có ảnh hưởng
rõ rệt tới tỷ lệ sống của hom Giổi xanh. Trong các công thức thí nghiệm có công
thức xử lý IBA nồng độ 1500ppm là ảnh hưởng tốt nhất đến tỷ lệ sống của hom đạt
28,9% (phụ biểu 06)
4.2.2. Ảnh hưởng của loại chất kích thích sinh trưởng IBA, IAA và NAA ở các
nồng độ khác nhau đến khả năng ra rễ của hom.
Khi nghiên cứu nhân giống bằng giâm hom, điều quan tâm nhất của những
người làm công tác giống là làm thế nào cho hom ra rễ và bộ rễ có chất lượng tốt
nhất.
Kết quả nghiên cứu về khả năng ra rễ của hom Giổi xanh với chất kích thích
sinh trưởng IBA, IAA VÀ NAA với 3 nồng độ kích thích khác nhau 500ppm,
1000ppm và 1500ppm được thể hiện qua bảng 4.5:

×