Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại công ty Artexport Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (412.07 KB, 59 trang )

ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA THƯƠNG MẠI & KINH TẾ QUỐC TẾ

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
Đề tài :
ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ
CÔNG MỸ NGHỆ TẠI CÔNG TY ARTEXPORT VIỆT
NAM
Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS Nguyễn Văn Tuấn
Sinh viên thực hiện : Trịnh Quang Nguyên
Mã Sinh Viên : CQ501917
Lớp : Kinh Tế Hải Quan K50
Hệ : Chính Quy

Hà Nội, tháng 05/ 2012
Chuyên đề thực tập tốt ngihệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
1.1.MỘT VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY ARTEXPORT 3
1.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ
NGHỆ CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2007 – 2010 11
1.2.1.1 Hàng thêu ren, dệt may 12
1.2.1.2 Hàng sơn mài, mỹ nghệ, đồ gỗ 12
1.2.1.4 Gốm sứ, đất nung 14
1.2.1.5 Các mặt hàng khác 15
1.2.4.1 Xuất khẩu nhận uỷ thác 19
1.2.4.2 Xuất khẩu trực tiếp và khác 21
1.3. CÁC BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG
MỸ NGHỆ CỦA CÔNG TY 21
1.3.1 Các biện pháp mở rộng và phát triển thị trường 21
1.3.2 Công tác xúc tiến xuất khẩu 22


1.3.3 Công tác huy động hàng xuất khẩu 22
Để có đủ hàng hóa cung ứng cho nhu cầu xuất khẩu hàng thủ công mỹ
nghệ trong giai đoạn phát triển tương đối mạnh mẽ về kim ngạch cũng
như thị trường xuất khẩu, Công ty đã không ngừng tìm kiếm và mở rộng
thị trường nguồn hàng. Nguồn hàng TCMN xuất khẩu của Công ty một
phần là tự sản xuất, còn phần lớn là lấy từ các cơ sở sản xuất mỹ nghệ ở
các làng nghề truyền thống có các lợi thế đặc trưng riêng. Chẳng hạn
như, đối với nguồn cung ứng hàng mây tre, Công ty thường lấy từ các cơ
sở thuộc tỉnh Hà Tây, Hoà Bình, Nam Định, Thanh hoá; hàng cói thì từ
các tỉnh Ninh Bình, Thái Bình; hàng đay từ các tỉnh Hưng Yên, Thái
Bình, Nam Định 22
1.3.4 Phát triển nguồn nhân lực 23
1.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ
CÔNG MỸ NGHỆ CỦA CÔNG TY 24
SV: Trịnh Quang Nguyên Lớp: Hải Quan 50
Chuyên đề thực tập tốt ngihệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn
2.1.1 Mục tiêu phát triển của công ty trong thời gian tới 28
2.1.2 Chiến lược sản xuất kinh doanh giai đoạn 2011 - 2015 29
2.2 CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC KHI XUẤT KHẨU RA THỊ TRƯỜNG
THẾ GIỚI 30
2.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT
KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CHO CÔNG TY TRONG THỜI
GIAN TỚI 32
2.4 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC 40
KẾT LUẬN 48
48
SV: Trịnh Quang Nguyên Lớp: Hải Quan 50
3
Chuyên đề thực tập tốt ngihệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn
LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Thương Mại &
Kinh Tế Quốc Tế, tập thể cán bộ công nhân viên Công ty cổ phần xuất nhập
khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport Việt Nam và đặc biệt là PSG.TS. Nguyễn
Văn Tuấn đã hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình thực tập.
Do còn hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm thực tế cũng như nguồn tài
liệu nên bài viết này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận
được những ý kiến đóng góp để bài viết này được hoàn thiện hơn.
SV: Trịnh Quang Nguyên Lớp: Hải Quan 50
Chuyên đề thực tập tốt ngihệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
***
BẢN CAM ĐOAN
Tên em là: Trịnh Quang Nguyên
Mã SV: CQ501917
Lớp: Hải quan 50
Khoa: Thương mại và Kinh tế quốc tế
Em xin cam đoan rằng Chuyên đề thực tập cuối khoá này hoàn thành do
quá trình tự tìm hiểu và nghiên cứu ,tham khảo các tài liệu của công ty,báo
cáo của các khóa trước nhưng không sao chép, số liệu được sử dung là thực tế
và bám sát với tình hình kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ và giải pháp
trực tuyến Vgroup
Nếu có điều gì vi phạm em xin chịu mọi hình thức kỷ luật của nhà
trường!

Hà Nội, ngày 19 tháng 05 năm 2012
Sinh viên
Trịnh Quang Nguyên
SV: Trịnh Quang Nguyên Lớp: Hải Quan 50
Chuyên đề thực tập tốt ngihệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

TCMN Thủ công mỹ nghệ
KNXK Kim ngạch xuất khẩu
XK Xuất khẩu
XNK Xuất nhập khẩu
XTTM Xúc tiến thương mại
TBCN Tư bản chủ nghĩa
XHCN Xã hội chủ nghĩa
SV: Trịnh Quang Nguyên Lớp: Hải Quan 50
Chuyên đề thực tập tốt ngihệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn
DANH MỤC BẢNG BIỂU
1.1.MỘT VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY ARTEXPORT 3
1.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ
NGHỆ CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2007 – 2010 11
1.2.1.1 Hàng thêu ren, dệt may 12
1.2.1.2 Hàng sơn mài, mỹ nghệ, đồ gỗ 12
1.2.1.4 Gốm sứ, đất nung 14
1.2.1.5 Các mặt hàng khác 15
1.2.4.1 Xuất khẩu nhận uỷ thác 19
1.2.4.2 Xuất khẩu trực tiếp và khác 21
1.3. CÁC BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG
MỸ NGHỆ CỦA CÔNG TY 21
1.3.1 Các biện pháp mở rộng và phát triển thị trường 21
1.3.2 Công tác xúc tiến xuất khẩu 22
1.3.3 Công tác huy động hàng xuất khẩu 22
Để có đủ hàng hóa cung ứng cho nhu cầu xuất khẩu hàng thủ công mỹ
nghệ trong giai đoạn phát triển tương đối mạnh mẽ về kim ngạch cũng
như thị trường xuất khẩu, Công ty đã không ngừng tìm kiếm và mở rộng
thị trường nguồn hàng. Nguồn hàng TCMN xuất khẩu của Công ty một

phần là tự sản xuất, còn phần lớn là lấy từ các cơ sở sản xuất mỹ nghệ ở
các làng nghề truyền thống có các lợi thế đặc trưng riêng. Chẳng hạn
như, đối với nguồn cung ứng hàng mây tre, Công ty thường lấy từ các cơ
sở thuộc tỉnh Hà Tây, Hoà Bình, Nam Định, Thanh hoá; hàng cói thì từ
các tỉnh Ninh Bình, Thái Bình; hàng đay từ các tỉnh Hưng Yên, Thái
Bình, Nam Định 22
1.3.4 Phát triển nguồn nhân lực 23
1.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ
CÔNG MỸ NGHỆ CỦA CÔNG TY 24
SV: Trịnh Quang Nguyên Lớp: Hải Quan 50
Chuyên đề thực tập tốt ngihệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn
2.1.1 Mục tiêu phát triển của công ty trong thời gian tới 28
2.1.2 Chiến lược sản xuất kinh doanh giai đoạn 2011 - 2015 29
2.2 CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC KHI XUẤT KHẨU RA THỊ TRƯỜNG
THẾ GIỚI 30
2.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT
KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CHO CÔNG TY TRONG THỜI
GIAN TỚI 32
2.4 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC 40
KẾT LUẬN 48
48
SV: Trịnh Quang Nguyên Lớp: Hải Quan 50
8
Chuyên đề thực tập tốt ngihệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Đất nước ta sau khi xoá bỏ bao cấp, gia nhập vào cơ chế thị trường
nền kinh tế đã thay đổi rất nhiều. Đã thu được những thành công nhất định,
đời sống nhân dân ngày càng nâng cao rõ rệt và xu hướng phát triển ngày
càng tăng với xu thế hội nhập toàn cầu, chính sách đổi mới mở của Đảng và

Nhà nước để phù hợp với hội nhập thì hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu ở
nước ta đặc biệt được coi trọng trở thành công cụ để đẩy mạnh tốc độ tăng
trưởng và phát triển của đất nước. Bước sang thế kỉ 21.
Việt nam đang đứng trước rất nhiều thời cơ cũng như thách thức đối với
quá trình phát triển nền kinh tế của mình. Kinh doanh trong xu thế quốc tế
hoá, các Doanh nghiệp, các quốc gia cần phải dựa trên tiềm lực, lợi thế so
sánh sẵn có của mình để tham gia có hiệu quả vào thương mại quốc tế. Một
trong những lợi thế của Việt Nam là sản xuất mặt hàng thủ công mỹ nghệ.
Hiện nay, hàng Thủ công mỹ nghệ được xếp vào nhóm 10 mặt hàng có
tiềm năng xuất khẩu lớn của Việt Nam. Sản phẩm thủ công mỹ nghệ của nước
ta đang có mặt tại 136 quốc gia và vùng lãnh thổ với nhịp độ tăng trưởng kim
ngạch xuất khẩu tăng trên 20% mỗi năm.
Xuất phát từ thực tại trên, trong quá trình thực tập tại công ty Artexport,
qua việc tìm hiểu và thu thập thông tin, em đã quyết định chọn đề tài: “Đẩy
mạnh hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại công ty
Artexport Việt Nam ” làm đề tài cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của
mình.
2. Mục đích nghiên cứu
•Đề ra một hệ thống cơ sở lý luận khoa học về việc thực hiện hoạt động
xuất khẩu
•Trên cơ sở của việc nghiên cứu phân tích hoạt động xuất khẩu hàng thủ
công mỹ nghệ tại công ty ARTEXPORT.
•Đưa ra một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng thủ công
mỹ nghệ của công ty.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu : Hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của
Công ty Artexport
Phạm vi nghiên cứu:
SV: Trịnh Quang Nguyên Lớp: Hải Quan 50
1

Chuyên đề thực tập tốt ngihệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn
- Về mặt hàng: tất cả các mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu của
Công ty Artexport
- Về thời gian: từ năm 2007 đến năm 2010
5. Kết cấu của chuyên đề thực tập
Chương 1 – Thực trạng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công
ty Artexport Việt Nam
Chương 2 – Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ
nghệ tại Công ty Artexport Việt Nam
SV: Trịnh Quang Nguyên Lớp: Hải Quan 50
2
Chuyên đề thực tập tốt ngihệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn
Chương 1 : THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ
CÔNG MỸ NGHỆ CỦA CÔNG TY ARTEXPORT VIỆT NAM
1.1.MỘT VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY ARTEXPORT
Công ty Cổ phần XNK Thủ Công Mỹ Nghệ - Artexport Vietnam
Địa chỉ :2A Phạm Sư Mạnh - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội
Phone: (84.4) 38266576 - Fax: (84.4) 38259275
Email:
Website:
Ngày thành lập:23/12/1964
Vốn điều lệ:
Lĩnh vực hoạt động:Thủ công mỹ nghệ, VLXD
Tên doanh nghiệp phát hành: Công ty cổ phần Xuất Nhập khẩu Thủ
công Mỹ nghệ
Tên giao dịch: Handicraft and Art Articles Export- Import Joint Stock
Company
Tên viết tắt: Artexport
Vốn điều lệ : 95.875.000.000 đồng
Số lượng phát hành :9.587.500 cổ phần

1.1.1. - Lịch sử hình thành và phát triển
1.1.1.1- Lịch sử hình thành :
Công ty XNK thủ công mỹ nghệ có tên giao dịch quốc tế - Vietnam
SV: Trịnh Quang Nguyên Lớp: Hải Quan 50
3
Chuyên đề thực tập tốt ngihệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn
National Art and Handicraft Products Export- Import Company, viết tắt là
Artexport.
Công ty XNK Thủ công mỹ nghệ Việt Nam được thành lập theo
Quyết định số 617/BNgT-TCCB ngày 23/12/1964 của Bộ Ngoại thương, là
một doanh nghiệp nhà nước có bề dày hoạt động, với thương hiệu có uy tín
trên thị trường trong và ngoài nước. Căn cứ vào Quyết định số 1424/QĐ-
BTM ngày 04/10/2004 của Bộ trưởng Bộ Thương mại (hiện nay là Bộ Công
Thương), Công ty XNK Thủ công mỹ nghệ được cổ phần hoá và trở thành
Công ty Cổ phần XNK Thủ công mỹ nghệ.
1.1.1.2- Sự phát triển của công ty:
Giai đoạn từ 1964-1991 : Đây là giai đoạn mà công ty hoạt động trong
cơ chế tập trung bao cấp, mọi kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty đều
do Nhà nước mà trực tiếp là Bộ Ngoại Thương (hiện nay là Bộ Công
Thương), đề ra.Nhà nước giao chỉ tiêu kim ngạch cho công ty đồng thời giao
các hợp đồng theo Nghị định thư (NéT) giúp công ty hoàn thành chỉ tiêu
đó.Công ty chỉ việc căn cứ vào các hợp đồng theo NĐT đã có sẵn, tiến hành
sản xuất, thu mua hàng theo đúng, đủ số lượng, quy cách phẩm chất, mẫu mã
rồi tiến hành giao hàng.Thị trường của công ty trong giai đoạn này gồm các
nước thuộc khối SEV.Các thị trường này rất ổn định. Thời gian này công ty
đã có một số đơn vị thành viên là các cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ
cung cấp cho hoạt động xuất khẩu.Các cơ sở này có mặt ở Hà Nội và rải rác ở
các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ.Nói chung đây là thời kỳ công ty hoạt động khá
ổn định và có bước phát triển, tuy còn chậm.
Trong giai đoạn đổi mới sau năm 1991, Artexport đã phải đối mặt với

nhiều thách thức nhưng với truyền thống dám nghĩ dám làm, biết kết hợp giữa
sản xuất và xuất khẩu, quảng bá thương hiệu, Artexport đã từng bước vượt
qua khó khăn, đưa kim ngạch XNK lên mỗi năm khoảng 30 triệu USD. Ghi
nhận nhưng thành tích của công ty sau 40 năm xây dựng và trưởng thành,
năm 2004, Artexport đã được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động
hạng Nhất.
Sau 40 năm hoạt động tích cực trong lĩnh vực kinh doanh để xây dựng
hình ảnh về một Artexport vững mạnh, từ 2005 Công ty đã chuyển sang hoạt
SV: Trịnh Quang Nguyên Lớp: Hải Quan 50
4
Chuyên đề thực tập tốt ngihệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn
động theo mô hình cổ phần hoá.
Đồng hành với những thay đổi về kinh tế, xã hội trong và ngoài nước,
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport cũng có những
thay đổi đáng kể trong việc mở rộng lĩnh vực hoạt động kinh doanh.
Ngày nay, khi nhắc tới Artexport bạn bè trong nước và nước ngoài còn
được biết thêm một lĩnh vực hoạt động mới nhưng đã rất thành công đó là
kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng, nhà xưởng, kho bãi.
Với lợi thế sẵn có, Artexport đã và đang tiến hành xây dựng một số toà
nhà có tiêu chuẩn chất lượng cao phục vụ công tác kinh doanh cho thuê văn
phòng tại Hà Nội.
Ngoài ra công ty cũng rất chú trọng tới việc mở rộng thị trường xuất
nhập khẩu, phát triển các mặt hàng mới, đồng thời liên doanh sản xuất với các
đối tác để tạo ra một nguồn hàng ổn định, chất lượng cao dành cho xuất khẩu.
Artexport đã mang đến cho thị trường quốc tế những mặt hàng thủ công
tinh hoa được sản xuất từ bàn tay khéo léo của người thợ Việt Nam. Những
nỗ lực trên của Artexport được ghi nhận bằng những giải thưởng sáng giá như
giải thưởng doanh nghiệp xuất khẩu xuất sắc do thương vụ Việt Nam tại các
nước bình chọn, giải thưởng Sao Vàng Đất Việt dành cho thương hiệu nổi
tiếng và một số bằng khen của Chính Phủ cũng như của Bộ Thương Mại (hiện

nay là Bộ Công Thương), Việt Nam.
Bên cạnh những đánh giá cao của bạn bè trong nước, Artexport với hơn
150 nhân viên chuyên nghiệp cũng luôn được khách hàng quốc tế tin cậy do
uy tín làm việc cũng như chính những sản phẩm chất lượng cao và phong phú
về mẫu mã mà Artexport cung cấp.
Trong thời gian tới, Artexport sẽ tiếp tục phát huy những thế mạnh, mở
ra những cơ hội mới để vươn lên cùng sự phát triển của đất nước.
1.1.2 Lĩnh vực hoạt động của ARTEXPORT
- Kinh doanh xuất nhập khẩu : Kinh doanh XNK (trực tiếp và uỷ thác) mặt
hàng thủ công mỹ nghệ và các mặt hàng tổng hợp khác Nhà nước không cấm.
SV: Trịnh Quang Nguyên Lớp: Hải Quan 50
5
Chuyên đề thực tập tốt ngihệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn
- Sản xuất và gia công chế biến: Sản xuất và gia công chế biến các sản
phẩm gỗ mỹ nghệ, gốm sứ, thêu ren và các mặt hàng tổng hợp khác để bán
tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
- Kinh doanh dịch vụ:
+ Kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng, nhà;
+ Kinh doanh cho thuê kho bãi, nhà xưởng sản xuất;
+ Dịch vụ khác.
- Kinh doanh khác: Thực hiện sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu và
dịch vụ tổng hợp tất cả các ngành hàng Nhà nước không cấm. Cụ thể:
+ Kinh doanh trang thiết bị, dụng cụ y tế;
+ Kinh doanh nhập khẩu nguyên vật liệu, vật tư, máy móc, thiết bị thi
công, thiết bị phục vụ cho ngành điện;
+ Kinh doanh vật liệu xây dựng, thiết bị văn phòng, nội thất, hoá chất và
hàng tiêu dùng;
+ Chế biến hàng nông lâm hải sản, khoáng sản, công nghệ phẩm, may,
da;
+ Đại lý các mặt hàng cho các khách hàng trong và ngoài nước;

+ Tổ chức hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước đối với nhóm hàng thủ
công mỹ nghệ.
1.1.3 Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý.
Ban lãnh đạo
Bà Đường Thị Ngân Chủ tịch HĐQT
Đàm Bích Ngọc Uỷ viên HĐQT
Nguyễn Tất Thắng Uỷ viên HĐQT
Vũ Đức Trung Uỷ viên HĐQT
Phạm Ngọc Tuân Uỷ viên HĐQT
Đỗ Nguyên Phương Trưởng ban kiểm soát
Nguyễn Anh Dũng Thành viên BKS
SV: Trịnh Quang Nguyên Lớp: Hải Quan 50
6
Chuyên đề thực tập tốt ngihệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn
Nguyễn Thị Minh Thương Thành viên BKS
Đỗ Văn Khôi Tống Giám đốc
Ban giám đốc: Đứng đầu là Tổng giám đốc Công ty, chịu trách nhiệm
toàn bộ về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trước pháp luật cũng
như trước Bộ chủ quản.
+ Phụ trách công tác tài chính, xuất nhập khẩu tiêu thụ sản phẩm.
+ Phụ trách công tác đầu tư đổi mới công nghệ thiết bị mở rộng sản xuất
kinh doanh, công tác kế hoạch dài hạn.
+ Phụ trách công tác cán bộ, bảo vệ chính trị nội bộ.
+ Phụ trách công tác tổ chức bộ máy quản lý công tác tuyển dụng và đào
tạo, công tác khen thưởng và kỷ luật, nâng lương, đơn giá lương.
Tổng giám đốc là người lập kế hoạch chính sách kinh doanh, đồng thời
cũng là người trực tiếp điều hành mọi hoạt động của Công ty. Tổng giám đốc
là người luôn đứng đầu trong việc hoạch định chiến lược kinh doanh.
- Văn phòng gồm 12 người với nhiệm vụ quản lý tài sản chung của công ty,
theo dõi tình hình sử dụng tài sản, quản lý các khoản chi tiêu thuộc phạm vi văn

phòng.
- Phòng tổ chức cán bộ có 7 cán bộ công nhân viên có nhiệm vụ
giúp các đơn vị tổ chức sắp xếp và quản lí lao động để tạo điều kiện nhằm sử
dụng hợp lý và có hiệu qủa lực lượng lao động của công ty.
- Phòng tài chính kế hoạch có 11 người có nhiệm vụ tạo điều kiện
cho các đơn vị phát huy tốt hiệu qủa công việc, phòng còn tham mưu
cho giám đốc xét duyệt các phương án kinh doanh và phân phối thu
nhập của công ty.
- Phòng thị trường hàng hóa có chức năng tìm hiểu khách hàng,
thị trường và thực hiện các biện pháp giữ khách hàng.
- Các phòng nghiệp vụ xuất khẩu có 10 phòng trực tiếp hoạt động
kinh doanh xuất nhập khẩu theo các phương án được giám đốc xét duyệt.
Các phòng này thực hiện các bước của thương vụ: tìm hiểu thị trường, chào
hàng, ký kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng thanh toán
Qua cơ cấu tổ chức của công ty ta nhận thấy đây là một cơ cấu tổ chức
hợp lý. Công ty đã trao quyền trực tiếp sản xuất kinh doanh cho các đơn vị
SV: Trịnh Quang Nguyên Lớp: Hải Quan 50
7
Chuyên đề thực tập tốt ngihệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn
trên cơ sở đảm bảo kinh doanh có lãi và tuân theo các khuôn khổ của luật
pháp là một doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu nên cơ cấu tổ chức của
công ty có nét đặc thù riêng là có thêm phòng thị trường hàng hóa, nhằm tạo
điều kiện thuận lợi cho các đơn vị hoạt động. Tuy nhiên, cơ cấu sản xuất trên
thì có thể dẫn tới một hạn chế là nhiều đơn vị kinh doanh một mặt hàng
nên dẫn tới sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Để khắc phục tình trạng trên
các phòng này cần thương lượng với nhau. Cùng hỗ trợ nhau phát triển dưới
sự chỉ đạo của ban giám đốc. Nhằm bảo đảm bảo lợi ích cho các bên và phục
vụ cho mục đích chung là sự phát triển của công ty.
Ngoài trụ sở chính của công ty đặt tại 2A- Phạm Sư Mạnh Công ty
còn có 3 chi nhánh và văn phòng đại diện đặt ở 3 thành phố lớn.

+ Chi nhánh đặt tại Hải Phòng
+ Chi nhánh đặt tại Đà Nẵng
+ Văn phòng đại diện đặt tại Thành phồ Hồ Chí Minh.
Ngoài ra công ty còn có xưởng sản xuất gỗ, xưởng thêu và phòng
trưng bày giới thiệu sản phẩm.
1.1.4- Kết quả hoạt động kinh doanh của Artexport trong những
năm gần đây.
Trong những năm qua công tác tài chính của công ty đã đảm bảo đầy đủ
kịp thời các nhu cầu về vốn cho các đơn vị kinh doanh, phát huy được hiệu
quả số vốn của công ty và hoạch toán chính xác, quyết toán kịp thời.Nguồn
vốn của công ty không ngừng tăng lên qua các năm.Công ty có thể huy động
vốn dưới mọi hình thức theo quy định của pháp luật như thông qua vay ngân
hàng, tổ chức tín dụng, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.Công ty có
tài khoản tiền Việt và ngoại tệ ở một số ngân hàng như ngân hàng ngoại
thương, ngân hàng công thương thuận lợi cho việc giao dịch với bạn hàng,
đáp ứng được phần nàoyêu cầu về vốn cho hoạt động thu mua sản phẩm, kịp
thời thoả mãn yêu cầu của khách hàng.Tuy nhiên nếu có nguồn vốn lớn hơn
sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa trong hoạt động kinh doanh của công ty
như có thể huy động nguồn hàng nhanh hơn, chất lượng cao hơn đồng thời có
thể áp dụng biện pháp xuất khẩu trả chậm cho khách hàng nước ngoài nhằm
khuyến khích xuất khẩu.
SV: Trịnh Quang Nguyên Lớp: Hải Quan 50
8
Chuyên đề thực tập tốt ngihệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn
Dưới đây là kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 3
năm vừa qua.
SV: Trịnh Quang Nguyên Lớp: Hải Quan 50
9
Chuyên đề thực tập tốt ngihệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn
Bảng 1.1 Báo cáo kểt qủa hoạt ðộng kinh doanh nãm 2008 - 2010

Đơn vị tính: Triệu VND
Chi tiêu 2008 2009 2010
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
vụ
530.101 548.414 539.146
2. Các khoản giảm trừ kinh doanh
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung
cấp dịch vụ
530.101 548.414 539.146
4. Giá vốn hàng bán 468.697 418.984 467.313
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung
cấp dịch vụ
61.430 66.430 71.832
6. Doanh thu hoạt động tài chính 14.145 12.613 18.633
7. Chi phí tài chính
Trong đó: Chi phí lãi vay
19.593
10.877
18.050
5.966
20.250
8. Chi phí bán hàng 34.510 24.413 28.213
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 8.358 6.830 14.473
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh
13.087 29.730 27.278
11. Thu nhập khác 1.758 744 128
12. Chi phí khác 2.553 4.433 297
13. Lợi nhuận khác 794 3.688 169
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 12.293 26.041 27.109

15. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
hiện hành
1.615 4.085 6.368
16. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
hoãn lại
435 418
17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh
nghiệp
11.112 21.537 20.740
18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 1,304(VND) 2,528(VND) 2,313(VND)
Nguồn: Artexport
SV: Trịnh Quang Nguyên Lớp: Hải Quan 50
10
Chuyên đề thực tập tốt ngihệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn
1.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ
CÔNG MỸ NGHỆ CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2007 – 2010
1.2.1 Mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu
Trong chiến lược kinh doanh của mình trong giai đoạn hiện nay, cũng
như trong giai đoạn ngay trước đó, Công ty đã luôn xác định cho mình những
nhóm hàng mũi nhọn sau: Nhóm hàng thêu ren, dệt may; Nhóm hàng sơn
mài, mỹ nghệ, đồ gỗ; Nhóm hàng cói, mây tre; Nhóm hàng gốm sứ, đất nung.
Để tìm hiểu rõ cơ cấu tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty theo nhóm hàng,
chúng ta sẽ đi phân tích bảng sau:
Bảng 1.2 KNXK theo cơ cấu nhóm hàng giai đoạn 2007-2010
Đơn vị: USD
Chỉ tiêu 2007
TT
(%)
2008
TT

(%)
2009
TT
(%)
2010
TT
(%)
Tổng
KNXK
12.172.307 100 12.851.624 100 11.283.665 100 9.609.115 100
Hàng thêu
ren, dệt
may
3.792.942 32,53 3.966.627 30,95 3.766.528 33,49 3.053.451 31,9
Hàng sơn
mài, mỹ
nghệ, đồ gỗ
3.291.608 27,52 3.043.410 23,71 2.965.777 26,35 2.827.156 29,6
Hàng cói,
mây tre
953.093 6,61 1.347.444 10,41 957.191 8,39 882.254 9,08
Gốm sứ,
đất nung
1.284.738 9,61 967.446 7,43 1.330.725 11,71 837.575 8,60
Hàng khác 2.849.926 23,73 3.526.697 27.5 2.263.443 20,06 2.008.679 20.92
Nguồn: Artexport
Qua bảng 1.2 ta thấy cơ cấu xuất khẩu theo mặt hàng của Công ty không
có nhiều thay đổi lắm trong giai đoạn 2007-2010 này. Nhóm hàng thêu ren,
dệt may vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhất trong kim ngạch xuất khẩu, dao động
trong khoảng 30-34%. Nhóm hàng sơn mài, mỹ nghệ, đồ gỗ chiếm tỉ trọng

SV: Trịnh Quang Nguyên Lớp: Hải Quan 50
11
Chuyên đề thực tập tốt ngihệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn
lớn thứ hai trong kim ngạch xuất khẩu, dao động trong khoảng 24-30%.
Nhóm hàng cói, mây tre và nhóm hàng gốm sứ, đất nung thì có tỉ trọng chiếm
khoảng xấp xỉ 10%.
1.2.1.1 Hàng thêu ren, dệt may
Là mặt hàng có từ lâu đời (cách đây 350 năm) do ông tổ là Trần
Quốc Khải ở Quất Động Thường Tín Hà Tây sáng lập. Qua thời gian phát
triển đến nay mặt hàng này khá phổ bến trên mọi miền đất nước.
Giá trị đích thực của mặt hàng này đã được khẳng định tại nhiều thị
trường lớn như Nhật, Mỹ, Pháp, Italia, Tây Ban Nha…thu hút ngày càng
nhiều lao động có tay nghề, có khả năng sáng tạo, đem lại việc làm cho hàng
nghìn lao động. Mặt hàng thêu ren hứa hẹn sự phát triển không ngừng với
tiềm năng vô tận và đang được Công ty đầu tư để tạo ra một nét riêng cho
Artexport.
1.2.1.2 Hàng sơn mài, mỹ nghệ, đồ gỗ
Hàng sơn mài mỹ nghệ là mặt hàng xuất hiện đầu tiên trong lịch sử hình
thành của Công ty. Mặt hàng này được biết đến với 3 chủng loại chính bao
gồm: Sơn mài khảm trai ốc, sơn mài điêu khắc và các loại sơn mài khác.
Ngay từ những năm 1994, Công ty đã chú ý tới nhu cầu tại thị trýờng các
nýớc nhập khẩu, cho ra ðời hàng loạt mặt hàng sõn mài mỹ nghệ phù hợp với
thị hiếu của từng quốc gia nhý: sõn mài, gốm sõn mài, tre ghép, tre sõn mài…
ðýợc chế tác hết sức cẩn thận. Tuy nhiên, khi mới ðýợc xuất sang các nýớc ôn
ðới, sản phẩm sõn mài bị cong vênh do không phù hợp với thời tiết. Công ty
ðã tiến hành giải quyết bằng cách cho ra đời các sản phẩm bằng cốt gốm hay
composite qua xử lý. Cho đến nay, xưởng sản xuất các mặt hàng mỹ nghệ cốt
gốm, cốt nhựa composite và tre ghép được khảm trai, ốc, vỏ trứng…phù hợp
với thời tiết và chủ yếu sang Châu Âu, Nhật Bản.
Các sản phẩm đồ gỗ Việt Nam được nhiều khách hàng đánh giá có

chất lượng tốt hơn của Inđônêxia, kiểu dáng sáng tạo và độc đáo hơn của
Trung Quốc, giá cạnh tranh.
SV: Trịnh Quang Nguyên Lớp: Hải Quan 50
12
Chuyên đề thực tập tốt ngihệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn
Bảng 1.3 KNXK hàng sơn mài – gỗ mỹ nghệ giai đoạn 2007-2010
Đơn vị: USD
Năm Tổng KNXK
KNXK sơn mài-gỗ
mỹ nghệ
Tỷ trọng
(%)
Tốc độ
tăng (%)
2007
(*)
11.102.317 3.101.598 27,93 _
2008 12.761.634 3.019.590 23,66 -2,64
2009 11.179.675 2.892.887 25,88 -6,73
2010 9.496.125 2.798.273 29,47 -9,98
Nguồn: Artexport
(*): Năm cơ sở
Qua bảng trên, ta thấy kim ngạch xuất khẩu mặt hàng sơn mài-gỗ mỹ
nghệ đang có xu hướng giảm về giá trị, càng những năm gần đây thì giá trị
càng giảm dần. Năm 2008 kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này giảm 2,64%;
năm 2009 giảm 6,73% và năm 2010 giảm 9,98% so với năm 2007.
1.2.1.3 Hàng cói, mây tre
Với đặc điểm gọn nhẹ, xinh xắn, dễ thay đổi kiểu dáng, khá bền và giá
tương đối rẻ so với đồ gỗ, hàng cói, mây tre đã có bước phát triển khá vững
chắc. Từ một số ít mặt hàng bàn ghế theo mẫu từ xa xưa, đơn giản, gần đây

những mặt hàng cói, mây tre đã cải tiến, có thêm nhiều kiểu dáng đẹp mắt
theo mẫu mã nước ngoài. Nguồn nguyên liệu làm hàng này rất phong phú: từ
mây tre, trúc, lá buông đến xơ dừa, lục bình, dứa dại dưới bàn tay khéo léo
của những người thợ cũng có thể trở thành đôla xuất khẩu. Mặt hàng này
không đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao, lao động tương đối đơn giản. Nhiều cơ sở
sản xuất của Công ty đã dùng mây tre lá kết hợp với thủy tinh, gốm, gỗ, kim
loại để tạo ra nhiều sản phẩm có kiểu dáng đặc biệt, độc đáo, thu hút được sự
chú ý của khách nước ngoài.
SV: Trịnh Quang Nguyên Lớp: Hải Quan 50
13
Chuyên đề thực tập tốt ngihệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn
Bảng 1.4 KNXK hàng cói, mây tre giai đoạn 2007-2010
Đơn vị: USD
Năm Tổng KNXK KNXK cói, mây tre
Tỷ trọng
(%)
Tốc độ
tăng (%)
2007
(*)
11.102.317 729.103 6,57 _
2008 12.761.634 1.437.554 11,26 97,16
2009 11.179.675 940.201 8,41 28,95
2010 9.496.125 859.304 9,05 17,86
Nguồn: Artexport
(*): Năm cơ sở
Qua bảng trên, ta thấy, kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng mây tre cũng
giống như các mặt hàng khác, cũng đạt giá trị cao nhất vào năm 2008. Riêng
năm 2008, tốc độ tăng trưởng gần gấp đôi so với năm 2007 – đạt 97,16%. Các
năm 2009 và 2010 mặc dù tổng kim ngạch xuất khẩu giảm nhưng giá trị kim

ngạch vẫn tăng so với năm 2007, năm 2009 tăng 28,95% so với năm 2007,
năm 2010 tăng 17,86%.
1.2.1.4 Gốm sứ, đất nung
Là một doanh nghiệp đi đầu trong lĩnhvực xuất khẩu hàng gốm sứ và thủ
công mỹ nghệ ở Việt Nam trong những năm qua, Artexport đã có rất nhiều cố
gắng trong việc đẩy mạnh và mở rộng xuất khẩu hàng gốm sử sang các thị
trường trên thế giới.
Những năm đầu, thị trường tiêu thụ phần lớn là các nước thuộc hệ thống
XNCN. Khi thị trường các nước này bị khủng hoảng và thu hẹp lại, Công ty
đã đẩy mạnh việc chào bán sản phẩm thuộc khối TBCN. Bước đầu có Đức,
Pháp, Anh, Nhật, Đan Mạch, Úc về sau các thị trường ngày ngày càng được
mở rộng và đến nay là hầu khắp các châu lục: Hà Lan, Italia, Thuỵ Sỹ, Bỉ,
Hàn Quốc, Đài Loan, Niu Dilân, Xingapo, Angieri, Nam Phi…
Những năm gần đây, kim ngạch hàng gốm xuát khẩu có phần giảm sút
do chi phí đầu vào tăng cao và suy thoái kinh tế ở một số thị trường trọng
điểm. Nhằm duy trì mức tăng trưởng, Công ty đã đưa ra nhiều sản phẩm mới
SV: Trịnh Quang Nguyên Lớp: Hải Quan 50
14
Chuyên đề thực tập tốt ngihệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn
có tính thẩm mỹ và cạnh tranh cao. Đó là các sản phẩm kết hợp với các chất
liệu khác: gốm thuỷ tinh, gốm mây tre, gốm sơn mài…Các sản phẩm này đã
và đang mang lại nhiều hợp đồng cho Công ty.
Sản phẩm gốm sứ khá đa dạng, phong phú, gồm:
+ Đồ gia dụng: Đĩa chậu, bát chén khay, ấm bình lọ…
+ Đồ thờ cúng: Chân đèn, chân nến lư hương
+ Đồ trang trí: Tượng nh? các loại…
Với đủ loại màu sắc văn hoa: Hoa văn thong, văn chải, văn in, văn vai
đắp nổi, văn chìm kết hợp…
1.2.1.5 Các mặt hàng khác
Các mặt hàng xuất khẩu khác không nằm trong các nhóm hàng mũi nhọn

nhưng vẫn đóng một vai trò quan trọng trong tổng doanh thu xuất khẩu mà
Công ty đem về hàng năm. Có thể kể đến các mặt hàng như: hàng nông sản,
thực phẩm, rau quả; hàng tôn sắt mỹ nghệ; mùn cưa xay; bột Artesunate; hàng
tạp hóa.
Bảng 1.5 KNXK các mặt hàng khác giai đoạn 2007-2010
Đơn vị: USD
Năm Tổng KNXK
KNXK các mặt
hàng khác
Tỷ trọng
(%)
Tốc độ
tăng (%)
2007
(*)
11.102.317 2.598.946 23,41 _
2008 12.761.634 3.496.707 27.4 34,54
2009 11.179.675 2.254.454 20,16 -13,26
2010 9.496.125 1.990.709 20.96 -23,4
Nguồn: Artexport
(*): Năm cơ sở
Giá trị kim ngạch xuất khẩu của nhóm các mặt hàng khác đem về cho
Công ty cũng giống với hầu hết các mặt hàng mũi nhọn, đều có xu hướng
giảm vào 2 năm 2009 và 2010. Và năm 2008 cũng vẫn là năm có doanh thu
đem về cao nhất, đạt 3,5 triệu USD, tăng 34,54% so với năm 2007.
1.2.2 - Thị trường xuất khẩu
SV: Trịnh Quang Nguyên Lớp: Hải Quan 50
15
Chuyên đề thực tập tốt ngihệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn
Có thể nói, công tác thị trường của Artexport trong những năm qua đã

được thành tích to lớn góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty phát triển.Từ chỗ chỉ có một thị trường duy nhất là Liên Xô và Đông
âu, đặc biệt là sau khi mất hẳn thị trường này, công ty không những đã trụ
vững mà còn mở rộng được thị trường ra gần 40 nước trên thế giới.Thị trường
của công ty hầu hết là thị trường giàu tiềm năng nhưng kim ngạch xuất khẩu
của công ty sang các thị trường đó còn khiêm tốn chưa xứng với tiềm năng
đó.Mặt khác còn nhiều thị trường mà công ty chưa quan tâm tới hoặc chưa đủ
sức vươn tới như thị trường Bắc mỹ, Bắc Phi và Trung Đông.Những thị
trường này cũng giàu tiềm năng không kém gì thị trường Tây Bắc Âu và
Châu á-Thái Bình Dương.
Trong xu hướng khu vực hoá, toàn cầu hoá, quốc tế hoá, ARTEXPORT
không ngừng mở rộng quan hệ buôn bán với nhiều nước trên thế giới. Ngoài
những thị trường truyền thống, Công ty luôn nỗ lực tìm kiếm và khẳng định vị
trí của mình ở những thị trường mới.
1.2.2.1- Thị trường Châu Á.
Xuất khẩu sang thị trường Châu Á đã có mức tăng trưởng ngoạn mục.
Cụ thể là năm 2005, kim ngạch đã tăng 17.5% so với năm 2004; năm 2006
tăng 4,36% so với 2005 và Châu Á đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất
của Artexport. Các bạn hàng lớn nhất của Công ty trong khu vực này phải kể
đến Nhật Bản, Hàn Quốc , Đài Loan, Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ. Đây là
các quốc gia có vị trí địa lý gần Việt Nam với các đặc trưng văn hoá gần
giống nhau, giao thông vận tải thuận lợi, thu nhập đầu người ở mức khá trở
lên. Do đó, đây là khu vực thị trường có tiềm năng tăng trưởng rất lớn. Công
ty cần tăng cường công tác quản lý kiểm tra chất lượng sản phẩm, nghiên cứu
kỹ các kênh phân phối với đặc thù thị trường, tìm hiểu tập quán tiêu dùng của
khu vực này để có biện pháp thích ứng.
Đặc biệt phải nói thêm về thị trường nhật bản : Đối với thị trường Nhật
Bản được xếp thứ hạng cao trong số những thị trường xuất khẩu quan trọng
của Việt Nam. Mục tiêu lớn hiện nay vẫn được xem là thị trường có sức tăng
trưởng ấn tượng trong thế kỷ 21 với nhiều tiềm năng tăng trưởng hứa hẹn

trong tương lai. Mỗi năm Nhật Bản nhập khẩu khoảng 2,9 tỉ USD, kim ngạch
xuất khẩu hàng TCMN của Việt Nam sang Nhật Bản đạt khoảng 54 triệu
USD/năm, chiếm 3% kim ngạch nhập khẩu hàng TCMN của Nhật Bản. Nhu
cầu nhập khẩu hàng TCMN của Nhật Bản rất lớn (khoảng 2 tỷ USD/năm) vì
người Nhật có thói quen tặng quà cho nhau vào cá dịp lễ hội. Hàng gỗ và sản
SV: Trịnh Quang Nguyên Lớp: Hải Quan 50
16
Chuyên đề thực tập tốt ngihệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn
phẩm TCMN xúât khẩu sang Nhật, chưa phát triển mạnh được ở thị trường
này trước sự cạnh tranh của hàng TCMN của Trung Quốc, Thái Lan cùng
nhiều nước ASEAN cả về giá cả và mẫu mã. Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản
phẩm TCMN xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản không ổn định và chưa đạt
ngưỡng 1 triệu USD.
Thứ trưởng Bộ Công thương Lê Danh Vĩnh cho biết: “Từ trước tới nay,
Nhật Bản luôn là thị trường xuất khẩu chủ lực của mặt hàng thủ công mỹ
nghệ, chiếm tỷ trọng từ 10-29% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ
nghệ cả nước. Tuy nhiên, con số trên chưa xứng với tiềm năng sẵn có và chưa
đáp ứng hết nhu cầu của người tiêu dùng Nhật Bản”.
1.2.2.2- Thị trường Tây Âu
Đây là thị trường đã phát triển khá cao. Các quốc gia trong khu vực này
hầu hết là các nước phát triển, có nền kinh tế ổn định, thu nhập bình quân đầu
người cao. Kim ngạch xuất của Công ty sang thị trường trong năm 2004 đạt
mức cao nhất (chiếm 59,84% tổng kim ngạch xuất khẩu tất cả các thị trường).
Tuy nhiên, trong năm 2005, 2006 xuất khẩu sang thị trường này cũng đã giảm
xuống tương đối (lần lượt là 48,63% , 42.23% tổng kim ngạch các thị trường).
Đó là do hậu quả của các vụ kiện bán phá giá của liên minh EU đối với một
số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Những bạn hàng lớn nhất của Công ty
trong khu vực này là Bỉ, Ý , Tây Ban Nha, Hà Lan, Đức, Pháp, Anh. Đây là
những bạn hàng cực kỳ khó tính về chất lượng sản phẩm, độ đồng đều của sản
phẩm và tiến độ thực hiện hợp đồng.

1.2.2.3- Thị trường Châu Mỹ.
Đây là thị trường không đồng nhất với nhu cầu nhập khẩu đa dạng.
Trong khu vực này thì Mỹ, Canađa và Mêhicô là các bạn hàng chính của
Công ty. Tuy nhiên, các mặt hàng xuất khẩu truyền thống của Công ty vẫn
chưa đáp ứng được nhu cầu của các thị trường này. Đặc biệt, Mỹ là thị trường
lớn nhất thế giới với nhu cầu rất đa dạng. Các rào cản kỹ thuật vẫn là vấn đề
làm đau đầu các nhà xuất khẩu Việt Nam. Bên cạnh đó, việc tập trung vào
một thị trường trong giai đoạn vừa qua khiến một số mặt hàng xuất khẩu của
Việt Nam bị áp thuế chống phá giá. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc
thực hiện các chỉ tiêu xuất khẩu của công ty. Thị trường Châu Mỹ (chiếm
chưa đầy 5% tổng kim ngạch xuất khẩu) vẫn còn khá nhiều cơ hội cho
Artexport.
SV: Trịnh Quang Nguyên Lớp: Hải Quan 50
17

×