Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

Giải pháp tăng cường quan hệ tín dụng giữa ngân hàng Á Châu và các doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (394.08 KB, 73 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng
LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế đất nước đang trên đà đổi mới, chuyển từ cơ chế tập trung sang
nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ
nghĩa. Trong quá trình đổi mới đú cỏc doanh nghiệp luụn đúng một vai trò quan
trọng trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế-xã hội, duy trì vị thế chủ đạo của
kinh tế nhà nước trong nền kinh tế nhiều thành phần. Cùng với những thành tựu
phát triển kinh tế-xã hội của đất nước các DN theo thời gian đã và đang có những
đóng góp ngày càng tăng vào GDP cũng như vào ngân sách nhà nước, góp phần
tích cực trong việc thực hiện chủ trương CNH-HĐH đất nước của Đảng và Nhà
nước ta. Tuy nhiên, thực tiễn phản ánh tình hình hoạt động của các DN đã cho thấy
một tình trạng đáng lo ngại và đang trở nên phổ biến đối với hầu hết các DN đó là
hiện tượng thiếu vốn, đặc biệt là vốn lưu động. Để giải quyết khó khăn này, ngoài
phần tài trợ từ ngân sách nhà nước, bổ sung từ nguồn vốn tự tạo, các doanh nghiệp
thường tìm đến nguồn vốn tín dụng ngân hàng.
Và trong năm 2010 vừa qua khi nền kinh tế toàn cầu gặp nhiều biến động, sự
phục hồi sau khủng hoảng diễn ra chậm chạp và tiềm ẩn nhiều nguy cơ tái khủng
hoảng tài chính – tiền tệ ,đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính ngân hàng - ngành có
vai trò quyết định trong toàn bộ nền kinh tế.Trong hoàn cảnh khó khăn đú cỏc
doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề từ suy thoái kinh tế.Để duy trì và hoạt động
tốt thì mối quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và doanh nghiệp cần được chú trọng
hơn cả.
Qua thời gian thực tập tại Ngân hàng Á Châu – Chi nhánh Hà Nội, em nhận
thấy hoạt động tín dụng tại đây đã đáp ứng được khá lớn nhu cầu vốn từ phớa cỏc
doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động ngân hàng Á Châu không ngừng quan tâm
đến vấn đề củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, do nhiều
nhân tố khách quan và chủ quan mà chất lượng tín dụng vẫn chưa hoàn toàn được
đảm bảo, cũn cú những vấn đề tồn tại, vướng mắc cần tiếp tục được nghiên cứu tìm
ra giải pháp giải quyết hữu hiệu để đem lại chất lượng và hiệu quả tốt nhất cho việc
Nguyễn Tiến Khánh Lớp NHK – K10
1


Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng
đầu tư tín dụng. Xuất phát từ nhận định đó em đã chọn đề tài: ’’Giải pháp tăng
cường quan hệ tín dụng giữa ngân hàng Á Châu và các doanh nghiệp’’
Kết cấu chuyên đề gồm 3 phần:
- Chương 1: Tổng quan chung về ngân hàng Á Châu
- Chương 2: Thực trạng quan hệ tín dụng giữa ngân hàng Á Châu và các
doanh nghiệp
- Chương 3: Những giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường quan hệ tín dụng
giữa ngân hàng Á Châu và các doanh nghiệp.
Và em xin chân thành cảm ơn cán bộ ngân hàng Á Châu đã giúp đỡ và chỉ bảo
tận tình cho em trong quá trình thực tập.Do còn hạn chế về thời gian nghiên cứu, tài
liệu thu thập cũng như kinh nghiệm thực tế, đề tài nghiên cứu của em không tránh
khỏi những thiếu sót. Kính mong các thầy cô giáo quan tâm, tham gia đóng góp ý
kiến quý báu cho đề tài thêm phong phú.
Em xin chân thành cảm ơn!
Nguyễn Tiến Khánh Lớp NHK – K10
2
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CHUNG VỀ NGÂN HÀNG Á CHÂU
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng Á Châu
1.1.1 Lịch sử ra đời và sự thay đổi hình thức pháp lý của ngân hàng Á Châu
- Tên doanh nghiệp: Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
- Tên giao dịch quốc tế: Asia commercial Bank
- Loại hình: Ngân hàng thương mại cổ phần
- Ngành nghề kinh doanh: huy động vốn ngắn,trung và dài hạn theo các hình
thức tiền gửi tiết kiệm; tiền gửi thanh toỏn,chứng chỉ tiền gửi; tiếp nhận vốn uỷ thác
đầu tư; nhận vốn từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước; cho vay ngắn, trung
và dài hạn; chiết khấu thương phiếu,cụng trỏi và giấy tờ có giá; đầu tư vào chứng
khoán và các tổ chức kinh tế; làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng; kinh

doanh ngoại tệ,vàng bạc; thanh toán quốc tế,mụi giới và tư vấn đầu tư chứng khoán;
lưu ký,tư vấn tài chính doanh nghiệp và bảo lãnh phát hành; cung cấp các dịch vụ
về đầu tư,quản lý nợ và khai thác tài sản,cho thuê tài chính và các dịch vụ ngân
hàng khác.
- Địa chỉ:
+ Trụ sở chính: 442 Nguyễn Thị Minh Khai,Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh
Tel: (848) 3929 0999, Fax: (848) 38399885
Email: ; Web: acb.com.vn
+ Chi nhánh Hà Nội: 184 – 186 Bà Triệu, Quận Hai Bà Trưng , Hà Nội
Tel: (04) 39433508, Fax: (04) 39439283
- Pháp lệnh về Ngân hàng Nhà nước và Pháp lệnh về NHTM, hợp tác xã tín
dụng và công ty tài chính được ban hành vào tháng 5 năm 1990 đã tạo dựng một
khung pháp lý cho hoạt động NHTM tại Việt Nam. Trong bối cảnh đó, NHTMCP Á
Châu (ACB) đã được thành lập theo Giấy phép số 0032/NH-GP do NHNNVN cấp
ngày 24/04/1993, Giấy phép số 533/GP-UB do Ủy ban Nhân dân TP. Hồ Chí Minh
cấp ngày 13/05/1993. Ngày 04/06/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động.
Nguyễn Tiến Khánh Lớp NHK – K10
3
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng
1.1.2. Tầm nhìn và chiến lược
1.1.2.1. Tầm nhìn
Ngay từ ngày đầu hoạt động, ACB đã xác định tầm nhìn là trở thành ngân
hàng thương mại cổ phần bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Trong bối cảnh kinh tế xã hội
Việt Nam vào thời điểm đú “Ngõn hàng bán lẻ với khách hàng mục tiêu là cá nhân,
doanh nghiệp vừa và nhỏ” là một định hướng rất mới đối với ngân hàng Việt Nam,
nhất là một ngân hàng mới thành lập như ACB
1.1.2.2. Chiến lược
Cơ sở cho việc xây dựng chiến lược hoạt động qua các năm là:
Tăng trưởng cao bằng cách tạo nên sự khác biệt trên cơ sở hiểu biết nhu cầu
khách hàng và hướng tới khách hàng

Xây dựng hệ thống quản lý rủi ro đồng bộ, hiệu quả và chuyên nghiệp để
đảm bảo cho sự tăng trưởng được bền vững
Duy trì tình trạng tài chính ở mức độ an toàn cao, tối ưu hóa việc sử dụng
vốn cổ đông (ROE mục tiêu là 30%) để xây dựng ACB trở thành một định chế tài
chính vững mạnh, có khả năng vượt qua mọi thách thức trong môi trường kinh
doanh còn chưa hoàn hảo của ngành ngân hàng Việt Nam
Có chiến lược chuẩn bị nguồn nhân lực và đào tạo lực lượng nhân viên
chuyên nghiệp nhằm đảm bảo quá trình vận hành của hệ thống liên tục, thông suốt
và hiệu quả
Xây dựng “Văn hóa ACB” trở thành yếu tố tinh thần gắn kết toàn hệ thống
một cách xuyên suốt
ACB đang từng bước thực hiện chiến lược tăng trưởng ngang và đa dạng hóa.
- Chiến lược tăng trưởng ngang: thể hiện 3 hình thức
+ Tăng trưởng thông qua mở rộng hoạt động: hiện nay trên phạm vi toàn quốc,
ACB đang tích cực phát triển mạng lưới kênh phân phối tại thị trường mục tiêu, khu
vực thành thị Việt Nam, đồng thời nghiên cứu và phát triển các sản phẩm dịch vụ
ngân hàng mới để cung cấp cho thị trường đang có và thị trường mới trong tình hình
yêu cầu của khách hàng ngày càng tinh tế và phức tạp. Ngoài ra, khi điều kiện cho
phép, ACB sẽ mở văn phòng đại diện tại Hoa Kỳ.
Nguyễn Tiến Khánh Lớp NHK – K10
4
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng
+ Tăng trưởng thông qua hợp tác, liên minh với các đối tác chiến lược: hiện
nay, ACB đã xây dựng được mối quan hệ với các định chế tài chính khác, ví dụ như
các tổ chức thẻ quốc tế (Visa, Master Card), các công ty bảo hiểm (Prudential, AIA,
Bảo Việt, Bảo Long), chuyển tiền Western Union, các ngân hàng bạn (Banknet),
các đại lý chấp nhận thẻ, đại lý chi trả kiều hối, v.v… Để thực hiện mục tiêu tăng
trưởng, ACB đang quan hệ hợp tác với các định chế tài chính và doanh nghiệp khác
để cùng nghiên cứu phát triển các sản phẩm tài chính mới và ưu việt cho khách
hàng mục tiêu, mở rộng hệ thống kênh phân phối đa dạng. Đặc biệt, ACB đó cú một

đối tác chiến lược là Ngân hàng Standard Chartered, một ngân hàng nổi tiếng về các
sản phẩm của ngân hàng bán lẻ. ACB đang nỗ lực tham khảo kinh nghiệm, kỹ năng
chuyên môn cũng như công nghệ của các đối tác để nâng cao năng lực cạnh tranh
của mình trong quá trình hội nhập.
+ Tăng trưởng thông qua hợp nhất và sáp nhập: ACB ý thức là cần phải xây
dựng năng lực tiếp nhận đối với loại tăng trưởng không cơ học này và thực hiện
chiến lược hợp nhất và sáp nhập khi điều kiện cho phép.
- Chiến lược đa dạng hóa
+ Đa dạng hóa là một chiến lược tăng trưởng khác mà ACB quan tâm thực
hiện, ACB đã có Công ty chứng khoán (ACBS), Công ty Quản lý nợ và khai thác
tài sản (ACBA), đang chuẩn bị thành lập Công ty Cho thuê tài chính và Công ty
Quản lý quỹ. Với vị thế cạnh tranh đã được thiết lập khá vững chắc trên thị trường,
trong thời gian sắp tới, ACB có thể xem xét thực hiện chiến lược đa dạng hóa tập
trung để từng bước trở thành nhà cung cấp dịch vụ tài chính toàn diện thông qua các
hoạt động sau đây:
Cung cấp và tăng cường quan hệ hợp tác với các công ty bảo hiểm để phối
hợp cung cấp các giải pháp tài chính cho khách hàng.
Nghiên cứu thành lập công ty thẻ (phát triển từ trung tâm thẻ hiện nay), công
ty tài trợ mua xe
Nghiên cứu khả năng thực hiện hoạt động dịch vụ ngân hàng đầu tư
Tuy ACB đã khẳng định được mình nhưng luôn nhận thức rằng thách thức vẫn
còn phía trước và phải nỗ lực rất nhiều, đẩy nhanh hơn nữa việc thực hiện các
chương trình trợ giúp kỹ thuật, các dự án nâng cao năng lực hoạt động, hướng đến
Nguyễn Tiến Khánh Lớp NHK – K10
5
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng
áp dụng các chuẩn mực và thông lệ quốc tế để có khả năng cạnh tranh và hội nhập
khu vực thành công. Do vậy, từ năm 2005, ACB đã bắt đầu cựng cỏc cổ đông chiến
lược xây dựng lại chiến lược mới. Đó là chương trình Chiến lược 5 năm (2006-
2011) và tầm nhìn 2015.

Tầm nhìn, mục tiêu và chiến lược nêu trên được cổ đông và nhân viên ACB
đồng tâm bám sát trong suốt 17 năm hoạt động của mình và những kết quả đạt được
đã chứng minh rằng đó là các định hướng đúng đối với ACB. Đó cũng chính là tiền
đề giúp Ngân hàng khẳng định vị trí dẫn đầu của mình trong hệ thống NHTM tại
Việt Nam trong lĩnh vực bán lẻ.
1.2. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngân hàng Á Châu
1.2.1. Sản phẩm
Vốn điều lệ kể từ ngày 31 tháng 12 năm 2010 là 9.376.965.060.000 đồng.
Ô Các sản phẩm dịch vụ chính:
- Nhận tiền gửi bằng VND, ngoại tệ, vàng.
+ Tiền gửi thanh toán bằng VND
+ Tiền gửi thanh toán bằng ngoại tệ
+ Tiền gửi có kỳ hạn bằng VND và ngoại tệ
+ Tiền gửi ký quỹ đảm bảo thanh toán thẻ.
+ Tiền gửi thanh toán linh hoạt – lãi suất thả nổi.
- Cho vay phục vụ sản xuất, kinh doanh, và tiêu dung :
+ Vay đầu tư vàng.
+ Vay trả góp nhà ở,nền nhà.
+ Vay trả góp sinh hoạt tiêu dung.
+ Vay trả góp phục vụ sản xuất kinh doanh và dịch vụ.
+ Vay cầm cố,thế chấp sổ tiết kiệm,giấy tờ có lãi.
- Dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, chuyển tiền nhanh Western Union.
- Thu đổi ngoại tệ.
- Các dịch vụ thẻ quốc tế và thẻ nội địa:
+ Thẻ tín dụng nội địa
+ Thẻ thanh toán quốc tế
+ ACB Visa DebitMasterCard Dynamic
+ ACB Visa ElectronMasterCard Electronic
Nguyễn Tiến Khánh Lớp NHK – K10
6

Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng
- Các dịch vụ ngân hàng khác:
+ Dịch vụ giữ hộ vàng
+ Dịch vụ thu đổi ngoại tệ
+ Dịch vụ thanh toán và mua bán bất động sản
+ Dịch vụ tài chính cá nhân
+ Dịch vụ BankDraff đa ngoại tệ…
- Mục tiêu đa dạng hóa sản phẩm và hướng đến khách hàng để trở thành ngân
hàng bán lẻ hàng đầu của Việt Nam, ACB hiện đang thực hiện đầy đủ các chức
năng của một ngân hàng bán lẻ. Danh mục sản phẩm của ACB rất đa dạng tập trung
vào các phân đoạn khách hàng mục tiêu, bao gồm cá nhân và doanh nghiệp vừa và
nhỏ. Sau khi triển khai thực hiện chiến lược tái cấu trúc, việc đa dạng hóa sản phẩm,
phát triển sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng đã
trở thành công việc thuờng xuyên và liên tục. Các sản phẩm của ACB luôn dựa trên
nền tảng công nghệ tiên tiến, có độ an toàn và bảo mật cao.
- Trong hoạt động tín dụng, ACB là ngân hàng có nhiều sản phẩm tiết kiệm
tiền tệ và vàng, thu hút mạnh nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Các sản phẩm huy
động vốn của ACB rất đa dạng thích hợp với nhu cầu của dân cư và tổ chức.
Với uy tín, thương hiệu ACB, tính thích hợp của sản phẩm cùng với mạng lưới
phân phối trải rộng, ACB đã thu hút mạnh nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và
doanh nghiệp. Với tốc độ tăng trưởng rất nhanh, ACB có điều kiện phát triển nhanh
về quy mô, gia tăng khoảng cách so với các đối thủ cạnh tranh chính trong hệ thống
NHTMCP và thu hẹp khoảng cách với các NHTMNN.
- Các sản phẩm tín dụng mà ACB cung cấp rất phong phú, nhất là dành cho
khách hàng cỏ nhõn và doanh nghiệp. ACB là ngân hàng đi đầu trong hệ thống
ngân hàng Việt Nam cung cấp các loại tín dụng cho cá nhân như: cho vay trả góp
mua nhà, nền nhà, sửa chữa nhà; cho vay sinh hoạt tiêu dùng; cho vay mua ô tô dựa
trên chính ô tô mua; cho vay tín chấp dựa trên thu nhập người vay, cho vay du học,
v.v Cỏc dịch vụ ngân hàng do ACB cung cấp có hàm lượng công nghệ cao, phù hợp
với xu thế ứng dụng công nghệ thông tin và nhu cầu khách hàng tại từng thời kỳ.

Nguyễn Tiến Khánh Lớp NHK – K10
7
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng
- Là một ngân hàng bán lẻ, ACB cũng cung cấp danh mục đa dạng các sản
phẩm ngân quỹ và thanh toán. Với hệ thống công nghệ thông tin tiên tiến, các dịch
vụ thanh toán, chuyển tiền được xử lý nhanh chóng, chính xác và an toàn với nhiều
tiện ích cộng thêm cho khách hàng. Thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ và
vàng cũng là những mảng kinh doanh truyền thống của ACB từ nhiều năm nay.
ACB đang từng bước giới thiệu các sản phẩm phái sinh cho thị trường. Danh
mục các sản phẩm phái sinh ACB cung cấp bao gồm: mua bán ngoại tệ giao ngay
hoặc có kỳ hạn, quyền chọn mua bán ngoại tệ và vàng.ACB tiên phong trong hợp
tác với công ty Bảo hiểm Nhân thọ Prudential và Công ty Bảo hiểm Nhân thọ AIA
để đưa ra sản phẩm liên kết là dịch vụ tư vấn bảo hiểm qua ngân hàng.
- ACB cũng là ngân hàng đi đầu cung cấp dịch vụ quản lý tiền gửi cho các
công ty chứng khoán.
Với nguồn vốn huy động khá lớn, ACB hoạt động mạnh trên thị trường mở và
thị trường liên ngân hàng. ACB tham gia đấu thầu và mua các loại trái phiếu Chính
phủ hoặc trái phiếu đô thị với doanh số hàng nghìn tỷ đồng/năm. Các hoạt động này
góp phần làm tăng thu nhập đáng kể cho Ngân hàng. ACB cũng thực hiện đầu tư
vào các doanh nghiệp bằng hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua ACBS.Chất
lượng các sản phẩm dịch vụ của ACB được các khách hàng đón nhận, được nhiều
tổ chức trong và ngoài nước bình bầu đánh giá cao qua các năm. Nhiều giải thưởng
lớn do khách hàng và các tổ chức quản lý nhà nước, các đối tác nước ngoài dành
cho ACB là một minh chứng quan trọng cho điều này.
1.2.2. Thị trường và khách hàng
Ô Mạng lưới chi nhánh: 285 chi nhánh và phòng giao dịch
Ô Công ty trực thuộc
- Công ty Chứng khoán ACB (ACBS).
- Công ty Quản lý và khai thác tài sản Ngân hàng Á Châu (ACBA).
- Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Á Châu (ACBL).

- Công ty Quản lý Quỹ ACB (ACBC)
Ô Công ty liên kết
- Công ty Cổ phần Dịch vụ Bảo vệ Ngân hàng Á Châu (ACBD).
- Công ty Cổ phần Địa ốc ACB (ACBR).
Nguyễn Tiến Khánh Lớp NHK – K10
8
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng
Ô Công ty liên doanh
- Công ty Cổ phần Sài Gòn Kim hoàn ACB- SJC (góp vốn thành lập với SJC).
Ô Khách hàng
- Khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng của ngân hàng rất tốt vì vậy số lượng
khách hàng của ngân hàng tăng lên đáng kể hàng năm.Cỏc dịch vụ của ngân hàng
ngày càng hoàn thiện nhằm thu hút sự quan tâm của khách hàng.
- Nhóm khách hàng chính của ngân hàng:
+ Khách hàng cá nhân
+ Khách hàng doanh nghiệp
+ Các tổ chức tín dụng khác
1.2.3. Công nghệ,cơ sở vật chất và trang thiết bị của ngân hàng
1.2.3.1. Quy trình nghiệp vụ
Các quy trình nghiệp vụ chính được chuẩn hoá theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000.
Ô Công nghệ
- ACB bắt đầu trực tuyến hóa cỏc giao dịch ngân hàng từ tháng 10/2001 thông
qua hệ quản trị nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ (TCBS- The Complete Banking
Solution), có cơ sở dữ liệu tập trung và xử lý giao dịch theo thời gian thực. ACB là
thành viên của SWIFT (Society for Worldwide Interbank Financial
Telecommunication), tức là Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn
Thế giới, bảo đảm phục vụ khách hàng trên toàn thế giới trong suốt 24 giờ mỗi
ngày. ACB sử dụng dịch vụ tài chính Reuteurs, gồm Reuteurs Monitor: cung cấp
mọi thông tin tài chính và Reuteurs Dealing System: công cụ mua bán ngoại tệ.
- Trong năm 2008 ACB đã nâng cấp giải pháp ngân hàng toàn diện(TCBS) từ

phiên bản 2000 lên phiên bản 2010 với khả năng xử lý và quản ly gấp từ 5 đến 10
lần trước đú.Đõy là một bước quan trọng trong chương trình nâng cấp năng lực
công nghệ thông tin ngân hàng để đảm bảo quá trình phát triển mạnh mẽ và bền
vững của ngân hàng.
- Là thành viên của SWIFT (Society for Worldwide Interbank Financial
Telecommunication), tức là Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn
Thế giới, bảo đảm phục vụ khách hàng trên toàn thế giới trong suốt 24 giờ mỗi
Nguyễn Tiến Khánh Lớp NHK – K10
9
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng
ngày. ACB sử dụng dịch vụ tài chính Reuteurs, gồm Reuteurs Monitor: cung cấp
mọi thông tin tài chính và Reuteurs Dealing System: công cụ mua bán ngoại tệ.
- Các tiến bộ ấy đã làm vị thế của ACB tiếp tục được củng cố và nâng
cao.ACB đang tiến gần với các ngân hàng thuơng mại nhà nước và duy trì khoảng
cách so với các ngân hàng thương mại cổ phần khác về quy mô tổng tài sản.
Ô Cơ sở vật chất và trang thiết bị
- Hệ thống ngân hàng được trang bị máy móc hiện đại (máy tính cá nhân, máy
in, mỏy fax,mỏy photo…),đảm bảo mỗi nhân viên đều có 1 máy tính để hỗ trợ trong
công việc,xử lý công việc nhanh và hiệu quả.
- Ứng dụng công nghệ hiện đại trong việc tiến hành các giao dịch thường ngày
tiêu biểu đó là thông qua hệ thống quản trị nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ TCBS (The
complete Banking Solution).Vỡ vậy hệ thống máy móc để thực hiên kế hoạch đó rất
hiện đại đáp ứng tốt khả năng phục vụ khách hàng lẻ và khách hàng doanh nghiệp.
- Nơi làm việc của nhân viên cũng là nơi tiếp xỳc,tiến hành giao dịch với
khách hàng nờn cỏc phũng ban,hội sở,chi nhánh được trang bị đầy đủ tiện nghi
(máy lạnh, quạt giú…).
1.2.3.2. Lao động và điều kiện lao động
- Tính đến ngày 31/12/2010 tổng số nhân viờn của Ngân hàng Á Châu là
7.255 người. Cán bộ có trình độ đại học và trên đại học chiếm 93%, thường xuyên
được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ tại trung tâm đào tạo riêng của ACB.

- Mức lương bình quân của nhân viên
Bảng 1 : Mức lương bình quân của nhân viên qua các năm
STT Năm Mức lương (1000Đ/Tháng)
1 2005 4.628
2 2006 5.756
3 2007 8.456
4 2008 8.688
5 2009 9.333
6 2010 9.667
(Theo báo cáo từ phòng tổng hợp năm 2010)
Qua bảng số liệu trên ta thấy mức lương của nhân viên tăng lên đáng kể so với
các năm trước.Năm 2009 mức lương của nhân viên tăng 645.000Đ so với năm 2008
Nguyễn Tiến Khánh Lớp NHK – K10
10
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng
.Nhưng năm 2010 do ảnh hưởng chung của phục hồi chậm chạp sau khủng hoảng
kinh tế toàn cầu nên ACB cũng gặp không ít khó khăn vì vậy việc lương nhân viên
không tăng mạnh so với năm trước.Nhưng so với các ngân hàng khỏc thỡ mức
lương của nhân viên vẫn thuộc nhóm cao.
- Chính sách đào tạo
Đào tạo và phát triển nhân viên là một trong các công tác ưu tiên của ACB.
Chính sách đào tạo của ACB có mục tiêu xây dựng và phát triển đội ngũ nhân viên
thành thạo về nghiệp vụ, có đạo đức trong kinh doanh, chuyên nghiệp trong phong
cách làm việc và nhiệt tình phục vụ khách hàng. Nhân viên trong hệ thống ACB có
cơ hội tham dự các lớp huấn luyện đào tạo nghiệp vụ theo nhu cầu công việc bên
trong và bên ngoài Ngân hàng, được tài trợ chi phí. Ngoài ra, với sự hỗ trợ của các
cổ đông nước ngoài, ACB có chế độ cử cán bộ tham gia các khóa đào tạo và thực
tập tại nước ngoài.
+ Ở ACB các chương trình dào tạo đều xuất phát từ nhu cầu thực tế.ACB
khuyến khích nhân viên chủ động trong học tập và phát triển nghề nghiệp của bản

thõn.Phũng phát triển nguồn nhân lực và trung tâm đào tạo đóng vai trò hỗ trợ và
hướng dẫn việc học tập và đào tạo của nhân viên.
ACB đa dạng hoỏ cỏc chương trình đào tạo giúp cho nhân viên có nhiều cơ
hội học tập và phỏt triển.Cỏc phương thức học tập cho nhân viên gồm có : học trên
lớp,học tập ngay tại công việc thực tế,học tập từ các nguồn khỏc,tự học trên trang
web ( e-learning).
- Chế độ khen thưởng
Chế độ khen thưởng cho nhân viên của ACB gắn liền với kết quả hoạt động
kinh doanh và chất lượng phục vụ. ACB cú cỏc chế độ cơ bản như sau:
+ Chế độ phụ cấp, bảo hiểm xã hội
Tất cả nhân viên chính thức của ACB đều được hưởng các trợ cấp xã hội phù
hợp với Luật Lao động. Ngoài ra, tùy lĩnh vực công tác mà nhân viên ACB còn
nhận được phụ cấp độc hại, phụ cấp rủi ro tiền mặt, phụ cấp chuyên môn, v.v.
+ Chế độ khác
Nguyễn Tiến Khánh Lớp NHK – K10
11
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng
Hàng năm, ACB thực hiện chế độ nghỉ mát, đồng phục cho nhân viên. Ngoài
ra, ACB có những chính sách đãi ngộ nhân viên như xây căn hộ chung cư bán trả
góp, tổ chức khám bệnh định kỳ và thành lập câu lạc bộ sức khỏe.
1.2.3.3. Vốn kinh doanh
-Vốn điều lệ
Vốn điều lệ kể từ ngày 31 tháng 12 năm 2010 là 9.376.965.060.000 đồng.
(Chín nghìn ba trăm bảy mươi sáu tỷ chín trăm sáu lăm triệu không trăm sáu mươi
nghìn đồng).
- Trong bối cảnh dự trữ bắt buộc tăng và cạnh tranh găy gắt trong huy động
tiền gửi khỏch hàng,trỏi phiếu trung và dài hạn phát hành với lãi suất thấp đã góp
phần ổn định nguồn vốn hoạt động của ACB,đỏp ứng cả 2 yêu cầu là tăng trưởng
nguồn vốn và đảm bảo hiẹu quả.Việc đa dạng hoá cả tài sản có và tài sản nợ là bước
tiến trong quỏ trỡnh xây dựng kết cấu bảng tổng kết tài sản của ACB ngày một an

toàn và vững mạnh hơn.
- Tổng nguồn vốn
Nguồn vốn là yếu tố đầu vào trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng
thương mại, nó quyết định sự thành công của ngân hàng.ACB đã xác định tạo vốn
là khâu mở đầu, tạo ra khả năng vốn vững chắc cả về VND và ngoại tệ, coi vốn
trong nước là quyết định vốn nước ngoài là quan trọng.
Bảng 2 : Tổng nguồn vốn của ACB qua các năm
STT Năm Tổng nguồn vốn(triệu đồng)
1 2006 44.351.767
2 2007 85.420.757
3 2008 105.306.130
4 2009 167.881.047
5 2010 205.102.950
Nguồn : Bản cáo bạch ngân hàng Á Châu 2010
Tổng nguồn vốn của ACB tăng mạnh qua các năm đó là tín hiệu đáng mừng vì
qua đó có thể thấy rõ ngân hàng làm ăn có hiệu quả và tốc độ tăng trưởng tăng.Tổng
nguồn vốn năm 2010 tăng 37.221.903 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 22,2%
so với năm 2009.Năm 2010 toàn bộ nền kinh tế thế giới phục hồi chậm chạp nhưng
ACB vẫn đạt được những thành công về lợi nhuận rất đáng khen ngợi .Đó là nhờ
Nguyễn Tiến Khánh Lớp NHK – K10
12
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng
ngân hàng đưa ra những chính sách hợp lý để đối phó với những biến động của nền
kinh tế.
Với phương châm đó ACB đã thực hiện đa dạng hoá nguồn vốn bằng nhiều
hình thức và kênh huy động khác nhau từ mọi nguồn vốn trong nước và ngoài nước.
Ngân hàng đã mở rộng phạm vi huy động vốn, đa dạng các hình thức huy động như
phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, đa dạng các loại kỳ hạn, đa dạng hoá lãi suất …
nhằm thu hút vốn tối đa phục vụ nhu cầu đầu tư và phát triển kinh tế.
Nhờ áp dụng nhiều chính sách đa dạng nói trên, trong vài năm qua vốn huy

động của ACB đó cú những chuyển biến tích cực, cơ cấu nguồn vốn cũng có sự
thay đổi theo chiều hướng thuận lợi.
1.3. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng Á Châu
- Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Ngân hàng.
- Hội đồng quản trị: do ĐHĐCĐ bầu ra, là cơ quan quản trị Ngân hàng, có
toàn quyền nhân danh Ngân hàng để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích,
quyền lợi của Ngân hàng, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. HĐQT
giữ vai trò định hướng chiến lược, kế hoạch hoạt động hàng năm; chỉ đạo và giám
sát hoạt động của Ngân hàng thông qua Ban điều hành và các Hội đồng.
- Ban kiểm soát: do ĐHĐCĐ bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra hoạt động tài chính
của Ngân hàng; giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, kế toán; hoạt động của
hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ của Ngân hàng; thẩm định báo cáo tài chính
hàngnăm; báo cáo cho ĐHĐCĐ tính chính xác, trung thực, hợp pháp về báo cáo tài
chính của Ngân hàng.
- Các Hội đồng: Do HĐQT thành lập, làm tham mưu cho HĐQT trong việc
quản trị ngân hàng, thực hiện chiến lược, kế hoạch kinh doanh; đảm bảo sự phát
triển hiệu quả, an toàn và đúng mục tiêu đã đề ra. Hiện nay, Ngân hàng có 04 Hội
đồng, bao gồm:
+ Hội đồng nhân sự có chức năng tư vấn cho Hội đồng quản trị các vấn đề về
chiến lược quản lý và phát triển nguồn nhân lực của Ngân hàng để phát huy cao
nhất sức mạnh của nguồn nhân lực, phục vụ hiệu quả cho nhu cầu phát triển của
Ngân hàng.
Nguyễn Tiến Khánh Lớp NHK – K10
13
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng
+ Hội đồng tín dụng có chức năng xét cấp tín dụng, phê duyệt hạn mức tiền
gửi của Ngân hàng tại các tổ chức tín dụng khác, phê duyệt việc áp dụng biện pháp
xử lý nợ và miễn giảm lãi; quyết định về chính sách tín dụng và quản lý rủi ro tín
dụng trên toàn hệ thống.
+ Hội đồng đầu tư có chức năng thẩm định các dự án đầu tư và đề xuất ý kiến

cho cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư.
+ Hội đồng ALCO có chức năng quản lý cấu trúc bảng tổng kết tài sản của
Ngân hàng, xây dựng và giám sát các chỉ tiêu tài chính, tín dụng phù hợp với chiến
lược kinh doanh của Ngân hàng.
- Tổng Giám đốc: là người chịu trách nhiệm trước HĐQT và trước pháp luật
về hoạt động hàng ngày của Ngân hàng. Giúp việc cho Tổng Giám đốc là cỏc Phú Tổng
Giám đốc, các Giám đốc khối, Kế toán trưởng và bộ máy chuyên môn nghiệp vụ.
1.4. Tình hình kinh doanh của ngân hàng Á Châu
1.4.1. Phân tích một số chỉ số tài chính
Chỉ tiêu ROE và ROA
Bảng 3: Khả năng sinh lời(%)
Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
LN trước thuế/Vốn
CSH bình
quân(ROE)
44.3% 39,3
%
46,8
%
53,8
%
36,7
%
31,8
%
27,3
%
LN trước thuế/TTS
bình quân(ROA)
2,1

%
2,0
%
2,0
%
3,3
%
2,6
%
2,1
%
1,51
%
Nguồn: Bản cáo bạch năm 2010 và Báo cáo tài chính các năm - Ngân hàng Á Châu
- Ngân hàng Á châu (ACB) công bố đạt 3.102.248 triệu đồng lợi nhuận trước
thuế trong năm 2010, ngân hàng này đã hoàn thành gần đạt mức kế hoạch lợi nhuận
năm 2010. ( Đạt 86.17% nhưng với điều kiện kinh tế thế giới phục hồi chậm sau suy
thoái và các quy định khắt khe của ngân hàng nhà nước thì mức lợi nhuận ngân
hàng đạt được là khá cao)
+ Lợi nhuận cơ bản bình quân trên cổ phiếu (EPS) năm 2010 của ACB đạt
2.861 đồng/cổ phiếu; ROE (hệ số thu nhập trên vốn cổ phần) bình quân 27.3%;
ROA (hệ số thu nhập trên tài sản) bình quân đạt 1,51% và hệ số an toàn vốn (CAR) ngày
Nguyễn Tiến Khánh Lớp NHK – K10
14
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng
31/12/2010 là 8,9% mặc dù CAR bị giảm từ 10,5% xuống 8,9% nhưng đó là do để đảm
bảo cho sự phù hợp với thay đổi quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Ô Chỉ tiêu khả năng thanh toán
- Khả năng thanh toán là một tiêu chí quan trọng được ngân hàng nhà nước sử
dụng trong việc đánh giá xếp loại các tổ chức tín dụng.Số liệu qua các thời kỳ cho

thấy khả năng thanh toán của ACB luôn duy trì ở mức an toàn cao và theo xu hướng
cải thiện.Cụ thể là tỷ lệ khả năng chi trả qua các năm đều trên mức 100%,nguồn vốn
ngắn hạn sử dụng để cho vay trung dài hạn thấp hơn nhiều so với mức cho phép của
Ngân hàng nhà nước là 40%.
Bảng 4 : Khả năng thanh toán
Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 2009 30/9/2010
Tỷ lệ khả năng chi
trả(lần)
4,41 4,76 3,67 5,99 20,07 11.87 4.147
Tỷ lệ nguồn vốn NH sử
dụng để cho vay TDH
0% 0% 0% 0% 0% 0% 0%
- Ngoài ra, ACB đã hết sức nỗ lực để tiếp tục thực hiện tốt chính sách quản lý
chất lượng tín dụng và giữ cho tỷ lệ nợ xấu (từ nhóm 3 trở đi) trên tổng dư nợ ở
mức 0,34%, thấp hơn nhiều so với mức bình quân của toàn ngành ngân hàng là
3,5%. Đây cũng có thể xem là một thành công của ACB nếu đặt trong bối cảnh môi
trường kinh doanh năm 2010.
Với những nỗ lực trên, ACB tiếp tục được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xếp
loại A theo Quy chế xếp loại các tổ chức tín dụng cổ phần theo các tiêu chí CAMEL
trong năm 2010.
- Sở dĩ ACB có thể đảm bảo được khả năng thanh khoản của mình là nhờ vào
các yếu tố sau:
+ Tuân thủ nghiờm cỏc quy định của NHNN về tỷ lệ an toàn vốn và thanh
khoản trong hoạt động ngân hàng.
+ Duy trì tỷ lệ tối thiểu 25% giữa giá trị các tài sản có có thể thanh toán ngay
và các tài sản nợ sẽ đến hạn thanh toán trong thời gian một tháng tiếp theo.
Nguyễn Tiến Khánh Lớp NHK – K10
15
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng
+ Duy trì tỷ lệ tối thiểu bằng một (1) giữa tổng tài sản có có thể thanh toán

ngay trong khoảng thời gian bảy (7) ngày làm việc tiếp theo và tổng tài sản nợ phải
thanh toán trong khoảng thời gian bảy (7) ngày làm việc tiếp theo.
+ Tuân thủ các hạn mức thanh khoản quy định trong chính sách quản lý rủi ro
thanh khoản do Hội đồng ALCO quy định.
Tổng hợp và phân tích động thái của khách hàng gửi tiền, xây dựng kế hoạch
sử dụng vốn cho hoạt động tín dụng.
Ô Báo cáo kết quả kinh doanh
Năm 2010 là một năm nhiều biến động của kinh tế thế giới. Hoạt động kinh
doanh ngân hàng nói chung và ACB nói riêng vẫn đnag bị chi phối từ chính sách
tiền tệ thắt chặt của Nhà nước và bị đe dọa từ nguy cơ hiệu ứng domino của cuộc
khủng hoảng nợ Châu Âu.
Tỷ giá USD/VNĐ vẫn chịu áp lực tăng, do chênh lệch về lạm phát của Mỹ
và Việt Nam khá cao ( 1,24% so với 8,19% vào thời điểm cuối tháng 7/2010), nhu
cầu tiêu dùng toàn cầu giảm cản trở xuất khẩu và các nguồn thu USD ròng từ cán cân
vốn đang chậm lại so với các năm trước, thâm hụt cán cân tổng thể tăng. Tuy nhiên,
trong ngắn hạn, để giải quyết vấn đề cung cầu ngoại tệ, việc buộc các doanh nghiệp
xuất khẩu bán ngoại tệ cho ngân hàng sẽ được ưu tiên sử dụng hơn so với các biện
pháp điều chỉnh tỷ giá, nhằm tránh vòng tròn kỳ vọng – điều chỉnh – kỳ vọng…
Ở Việt Nam, tăng trưởng kinh tế cả năm 2010 đạt 6,7% vượt mục tiêu kế
hoạch (6,5%), thuộc vào nhóm nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao của thế giới.
Tuy nhiên, chất lượng tăng trưởng thấp, kinh tế vĩ mô thiếu ổn định. Chỉ số giá tiêu
dùng tăng, thêm vào đó NHNN kiên quyết trong việc đặt quản lý rủi ro trở thành
vấn đề bắt buộc của các ngân hàng, nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh khi NHNN
tháo bỏ các rào cản đối với các NH nước ngoài và hội nhập trong lĩnh vực ngân
hàng. Điều này đã được ghi trong Luật NHNN và Luật các TCTD sẽ được thực hiện
vào 2011. Việc NHNN kiên quyết nâng những hệ số an toàn hoạt động tối thiểu lên
cao có thể dẫn đến sự sụt giảm lợi nhuận trước mắt của các ngân hàng.
Nguyễn Tiến Khánh Lớp NHK – K10
16
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng

Những biến động khó lường nêu trên của môi trường kinh doanh làm cho việc
cân bằng cả 3 mục tiêu lợi nhuận, an toàn và tăng trưởng của các ngân hàng thương
mại trong đó có ACB rất khó khăn.
Nhìn lại hoạt động của ACB năm 2010
Trong bối cảnh chung nêu trên, trên cơ sở tham vấn ý kiến Hội đồng sáng lập,
Hội đồng quản trị và Ban điều hành ACB đã quyết định phải hy sinh một phần mục
tiêu tăng trưởng để tập trung quản lý rủi ro, đảm bảo lợi nhuận.
Về quy mô hoạt động, tổng tài sản của tập đoàn đến cuối năm 2010 tăng
37.221 tỷ đồng (+22,17%) so với đầu năm, đạt 205.102 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu
cũng tăng khá so với đầu năm, từ 10.106 tỷ đồng lên 11.376 tỷ đồng Mặc dù có
nhiều biến động thanh khoản trên thị trường trong năm 2010, nhưng nhìn chung
nguồn vốn huy động của tập đoàn ACB luôn đảm bảo mức tăng trưởng phù hợp.
Tính đến 30/9/2010, tổng vốn huy động của tập đoàn là 164.284 tỷ đồng, tăng
29.781 tỷ đồng so với cuối năm 2009. Trong đó, tiền gửi khách hàng vẫn là nguồn
huy động chủ yếu, chiếm khoảng 78,6% tổng vốn huy động của tập đoàn. So với
cuối 2009, tiền gửi của khách hàng trong nước là 130.149 tỷ đồng, số liệu qua các
thời điểm cho thấy ACB luôn duy trì được tỷ trọng nguồn tiền gửi khách hàng ở
mức cao ( khoảng 80%). Và đặc biệt năm 2009 huy động tiền gửi khách hàng của
ACB đạt tốc độ tăng trưởng gấp 1,6 lần của ngành ( 45% so với 27%), nguồn vốn
huy động phân theo kỳ hạn của ACB có sự thay đổi theo hướng nguồn vốn trung,
dài hạn ngày càng chiếm tỷ trọng cao hơn. Nếu như các năm 2005,2006,2007 tỷ lệ
nguồn vốn ngắn hạn dao động trong khoảng 80% thì đến năm 2008 tỷ lệ này còn
51% và số liệu tương ứng cuối 2009 và 30/09/2010 chỉ còn lần lượt là 48% và 44%(
Theo bản cáo bạch ACB 2010)
Về hoạt động sử dụng vốn, do nhiều nguyên nhân cả khách quan và chủ quan
(mà chủ yếu là thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt của nhà nước và kiểm soát chất
lượng tín dụng trong điều kiện kinh tế đang gặp khó khăn), tổng dư nợ cho vay
khách hàng của tập đoàn 30/9/2010 là 80.906 tỷ đồng, tăng 18.544 tỷ đồng, tương
đương 29,73% so với đầu năm.
Nguyễn Tiến Khánh Lớp NHK – K10

17
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng
Để đối phó với những biến động khó lường về môi trường kinh doanh, vấn đề
quản lý rủi ro được đặt lên hàng đầu. Hệ số an toàn vốn luôn được ACB duy trì ở
mức cao và đến cuối năm 2010 đạt 8,9%. Rủi ro tín dụng cũng luôn được Ngân
hàng kiểm soát chặt chẽ để duy trì chất lượng tín dụng. Cụ thể, tỷ lệ nợ nhóm 3 đến
nhóm 5 trên tổng dư nợ thời điểm cuối năm 2010 của tập đoàn là 0,34% càng ngày
càng giảm và thấp hơn rất nhiều so với bình quân chung của toàn ngành (3,5%).
Đây có thể xem là một thành công của tập đoàn trong điều kiện kinh tế đi xuống
ảnh hưởng đến hầu hết đối tượng khách hàng vay. Ngoài ra, hoạt động quản lý rủi
ro thị trường tiếp tục được thực hiện tốt, giúp ACB duy trì được sự cân bằng cần
thiết giữa rủi ro và lợi nhuận. Bên cạnh đó, ACB đã thành lập Khối Vận hành độc
lập so với các khối kinh doanh để bước đầu xây dựng hệ thống quản lý vận hành
một cách quy củ và an toàn.
Bảng 5: Số liệu kiểm toán cho thấy: Đơn vị : tỷ đồng
Chỉ tiêu Kế hoạch
2010
Thực hiện
2010
Tỷ lệ thực
hiện/kế
hoạch
2010 (%)
Thực hiện
năm 2009
Tỷ lệ tăng
trưởng so
sánh năm
2009 (%)
Tổng tài sản 210.000 205.103 97,67 167.881 22,17

Dư nợ 96.000 87.195 90,83 62.358 39,83
Huy động vốn
( Trong đó:Huy động
từ tiền gửi khách hàng)
191.000
170.000
175.462
137.881
91,87
81,11
129.699
108.992
35,28
26,51
Lợi nhuận trước thuế 3.600 3.102 86,17 2.838 9,30
Tỷ lệ nợ xấu < 1% 0.34% 0,41%
Theo báo cáo kiểm soát 2010 Ngân hàng Á Châu
- Lợi nhuận trong năm 2010 ACB đạt 86,17% kế hoạch, tăng 9,3% so với lợi
nhuận năm 2009;
- Tổng tài sản, đạt 97,67% kế hoạch, tăng 39,83% so với dư nợ năm 2009;
- Dư nợ đạt 90.83% kế hoạch tăng 39,83% so với dư nợ năm 2009
- Chỉ tiêu huy động, đạt 91,87% kế hoạch, tăng 35,28% so với huy động năm 2009
Nguyễn Tiến Khánh Lớp NHK – K10
18
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng
- Tỷ lệ nợ xấu ( nợ từ nhóm 3- nhóm 5) là 0.34% trên tổng dư nợ, so với cuối
năm 2009 chất lượng tín dụng tăng cao hơn
- Tuân thủ các hệ số an toàn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước như: hệ
số an toàn vốn, tỷ lệ góp vốn mua cổ phần, tỷ lệ đầu tư tài sản cố định, tỷ lệ cho vay
trung và dài hạn, …

- Quản lý thanh khoản : tuân thủ tất cả các chỉ tiêu về tỷ lệ khả năng chi trả
theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước và tuân thủ các hạn mức về thanh khoản dự phòng.
Tương ứng với kết quả kinh doanh nói trên, tập đoàn ACB tiếp tục hoàn thành
tốt nghĩa vụ thuế đối với ngân sách nhà nước. Cụ thể, năm 2010 tập đoàn nộp ngân
sách 767 tỷ đồng, cao hơn 131 tỷ đồng so với giá trị nộp ngân sách năm 2009 của
tập đoàn (636 tỷ đồng).
Theo đó ACB vẫn duy trì vị thế ngân hàng đứng đầu khối ngân hàng thương
mại cổ phần về lợi nhuận,tổng tài sản và tiền gửi khách hàng.
1.4.2. Những thuận lợi và khó khăn của ngân hàng
1.4.2.1. Thuận lợi
- Từ khi Việt nam trở thành thành viên chính thức của WTO đã mở ra rất
nhiều cơ hội cho tất cả các ngành kinh tế đặc biệt là lĩnh vực ngõn hàng.Vỡ khi đú
cỏc ngân hàng trong nước sẽ hợp tác liên kết với các ngân hàng quốc tế cụ thể là
tiến hành các giao dịch dễ dàng hơn,hay vay của các tổ chức tín dụng quốc tế.Ngõn
hàng sẽ tích cực chủ động khai thác các nguồn lực hỗ trợ từ bên ngoài và tận dụng
cơ hội,thời cơ thích hợp để thúc đẩy hợp tác song phương và đa phương với các
ngân hàng của các quốc gia khác.
Năm 2010 nền kinh tế đang trên đà hồi phục, những tín hiệu lạc quan từ nền
kinh tế thúc đẩy mạnh mẽ sự tăng trưởng ngành ngân hàng
- ACB có vị thế cao hơn so với các ngân hàng thương mại cổ phần khác vì
ACB là ngân hàng dẫn đầu về tổng tài sản,vốn huy động,cho vay và lợi nhuận.
Nguyễn Tiến Khánh Lớp NHK – K10
19
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng
Bảng 6 : Vị thế của ACB so với một vài NHTMCP lớn vào cuối 2009
Chỉ tiêu ACB Sacombank Eximbank Techcombank MBank
Tổng tài sản 167.881 104.019 65.448 92.582 69.008
Huy động TG
Khách hàng
108.992 76.701 46.989 63.034 40.257

Dư nợi cho vay 62.358 59.657 38.382 42.093 29.588
LN trước thuế 2.838 2.175 1.533 2.253 1.505
Nguồn:Cụng khai báo cáo tài chính của các ngân hàng trên báo chí
Với tốc độ tăng trưởng cao về huy động vốn và dư nợ cho vay liờn tục trong 3
năm gần đây ACB tạo dần khoảng cách với các đối thủ cạnh tranh chính trong hệ
thống ngân hàng thương mại cổ phần.Vỡ vậy trong môi trường cạnh tranh găy gắt
ACB có những lợi thế về quy mô so với đối thủ cạnh tranh,mà đó là yếu tố quan
trọng quyết định sự thành công của ngân hàng.
-ACB có nguồn vốn chủ sở hữu cao là nguồn vốn ổn định của ngân hàng.Với
tỷ lệ nguồn vốn cao nên ACB đảm bảo hệ số an toàn hoạt động CRA(tỷ lệ vốn chủ sở
hữu/Tài sản có rủi ro).Số tiền gửi của cỏ nhõn,tổ chức hàng năm rất lớn nên ACB có lợi
thế chi phí vốn do khi đó chi phí vốn thấp nên ngân hàng sẽ có những lợi thế trong việc
thu phí dịch vụ thấp hơn ngân hàng khác nhưng vẫn đảm bảo có lợi nhuận.
- Hiện nay nhu cầu khách hàng sử các dịch vụ ngân hàng là rất lớn(nhu cầu
vay vốn,nhu cầu sử dụng dịch vụ trả lương qua ngân hàng của các doanh nghiệp
vừa và nhỏ,nhu cầu mua trả góp tiờu dung ),đú là lượng khách hàng tiềm năng đối
với ngân hàng mà ACB có thể khai thác và thu hút khách hàng trong tương lai.
1.4.2.2. Khó khăn
-Hiện các ngân hàng đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn: Tỷ lệ tăng
trưởng tín dụng bị thắt chặt; lãi suất đầu ra bị khống chế, trong khi đầu vào hiện vẫn
đứng ở mức cao; đặc biệt các khoản nợ xấu (hậu quả của việc ồ ạt cho vay các lĩnh
vực rủi ro như: Chứng khoán, BĐS… từ năm 2007) và tỷ lệ này ngày càng tăng lên.
- Lạm phát gia tăng, thâm hụt thương mại và phát sinh nợ xấu. Nguy cơ lạm
phát gia tăng trở lại có thể không lớn vì giá cả vật tư nguyên liệu đang giảm rất
mạnh, khó gây áp lực lạm phát chi phí đẩy. Nguy cơ nợ xấu có thể trở thành vấn đề
của trung hạn. Theo thống kê và dự báo nợ xấu năm 2009 chiếm khoảng 4% tổng
Nguyễn Tiến Khánh Lớp NHK – K10
20
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng
dư nợ của nền kinh tế, năm 2010 có thể tăng lên gần 5%, song vẫn thấp hơn mức dự

kiến trong chiến lược phát triển ngành ngân hàng giai đoạn 2006-2010. Điều này
cho thấy nợ xấu vẫn nằm trong tầm kiểm soát của ngân hàng Trung ương và các
ngân hàng thương mại. Với khoản trích lập dự phòng rủi ro hiện nay của các ngân
hàng thương mại và dự kiến sẽ tăng thêm trong thời gian tới, có thể bù đắp được
60%-70% nợ xấu nêu trên.
Nguyễn Tiến Khánh Lớp NHK – K10
21
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng
Chương 2
THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ TÍN DỤNG GIỮA NGÂN
HÀNG Á CHÂU VÀ CÁC DOANH NGHIỆP
2.1. Các loại hình tín dụng
2.1.1. Tài trợ vốn lưu động
2.1.1.1.Cho vay tài trộ thương mại trong nước
"Đáp ứng nhu cầu bổ sung vốn lưu động"
-Doanh nghiệp đang có nhu cầu bổ sung nguồn vốn lưu động để thanh toán
các chi phí trong nước phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước, ACB
sẽ đáp ứng nhu cầu củađoanh ngiệp nhanh chóng và hiệu quả nhất.
-Tiện ích
+ Có thể vay và trả nợ nhiều lần trong hạn mức tín dụng được cấp.
+ Lãi suất vay cạnh tranh ,thủ tục nhanh chóng, thuận tiện.
+ Được tham gia các chương trình tài trợ đặc biệt do ACB phối hợp với các tổ
chức quốc tế thực hiện nhằm hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ (các
chương trình: SMEDF, SMEFP, SMEHG, SMESC)
- Đối tượng:là tổ chức kinh tế đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
- Đặc điểm:
Loại tiền vay: VND, Vàng SJC 999.9, Vàng ACB.
Thời gian vay: Lên đến 12 tháng
Phương thức vay: Vay luân chuyển theo hạn mức tín dụng, vay món từng lần.
Lãi suất vay: Theo quy định của ACB trong từng thời kỳ.

- Bảo đảm tiền vay: Có thể dùng một hoặc nhiều biện pháp bảo đảm tiền vay
phù hợp quy định của nhà nước được ACB chấp nhận.
- Điều kiện:
+ Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
+ Có khả năng tài chính bảo đảm khả năng trả nợ trong thời hạn cam kết.
Nguyễn Tiến Khánh Lớp NHK – K10
22
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng
+ Có phương án sản xuất, kinh doanh khả thi, có hiệu quả, phù hợp với quy
định của pháp luật.
+ Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của ACB và của
pháp luật
+ Không thuộc các trường hợp không cho vay theo quy định hiện hành của ACB.
2.1.1.2. Cho vay bổ sung vốn kinh doanh trả góp
"Vay trung hạn – bổ sung vốn lưu động ngắn hạn – trả góp dần nợ vay"
- Là hình thức tài trợ nhu cầu vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp bằng nguồn vốn vay trung hạn, giúp doanh nghiệp yên tâm
sản xuất kinh doanh với nguồn vốn ổn định.
-Ưu điểm:Bổ sung nguồn vốn lưu động trong ngắn hạn phục vụ sản xuất kinh
doanh bằng nguồn vốn vay trung hạn.
- Tiện ích:
+ Trả góp dần nợ gốc - giảm bớt gánh nặng về tài chính.
+ Dễ dàng theo dõi các khoản phải trả Ngân hàng trong tháng.
+ Chỉ làm thủ tục vay vốn một lần trong suốt thời gian vay.
- Đối tượng: là Công ty TNHH, Công ty Cổ phần hoặc Hợp tác xã.
- Điều kiện:
+ Vốn điều lệ: tối đa 10 tỷ đồng.
+ Doanh thu hoạt động: tối đa 20 tỷ đồng.
+ Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
+ Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.

+ Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của ACB.
Đặc trưng:
Loại tiền vay: VND, Vàng SJC 999.9, Vàng ACB.
Thời gian vay: Trên 12 tháng đến tối đa 36 tháng.
Phương thức vay: vay món từng lần.
- Phương thức trả nợ: + Trả nợ gốc: định kỳ hàng tháng hoặc hàng hai tháng
hoặc hàng quý.+ Trả nợ lãi: hàng tháng.
+ Trả nợ gốc: định kỳ hàng tháng hoặc hàng hai tháng hoặc hàng quý.
+ Trả nợ lãi: hàng tháng.
Nguyễn Tiến Khánh Lớp NHK – K10
23
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng
2.1.1.3.Thấu chi tài khoản
"Chi vượt số dư tài khoản, đáp ứng nhu cầu vốn thiếu hụt tạm thời"
- Doanh nghiệp có nhu cầu bổ sung vốn lưu động thiếu hụt tạm thời như: Cần
tiền gấp để trả lương, nộp thuế, thanh toán hóa đơn điện thoại hoặc thanh toán tiền
mua nguyên vật liệu…trong khi chờ tiền thanh toán từ đối tác.
ACB sẽ cung cấp cho doanh nghiệp một hạn mức thấu chi để doanh nghiệp có
thể chi vượt số tiền có trong tài khoản tiền gửi thanh toán không kỳ hạn, đáp ứng
nhu cầu vốn ngắn hạn của doanh nghiệp một cách nhanh nhất.
- Ưu điểm : Sử dụng vượt số tiền thực có trên tài khoản tiền gửi thanh toán
không kỳ hạn mở tại ACB.
- Tiện ích:
+ Đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp với thủ tục
hồ sơ nhanh chóng, linh hoạt.
+ Doanh nghiệp có thể rút vốn ở bất kỳ chi nhánh nào của ACB hoặc ngay tại
văn phòng của doanh nghiệp qua dịch vụ homebanking mà không cần liên hệ nơi
quản lý hồ sơ vay của doanh nghiệp.
+ Không cần chứng minh mục đích sử dụng vốn vay.
Giảm tối đa lãi vay phải trả thông qua hệ thống thu vốn vay tự động.

+ Lãi suất cạnh tranh và phí hợp lý.
- Đối tượng: là tổ chức kinh tế có tài khoản tiền gửi thanh toán không kỳ hạn
tại ACB
- Đặc điểm:
Loại tiền vay: VND
Thời gian của hạn mức thấu chi: Tối đa 12 tháng
Phương thức vay: vay theo hạn mức thấu chi.
Lãi suất vay: theo quy định của ACB tại từng thời điểm.
Mức phí: áp dụng theo quy định của ACB tại từng thời điểm.
- Phương thức trả nợ vay:
+ Trả lãi: Trả tự động qua tài khoản tiền gửi thanh toán vào ngày 15 hàng tháng.
Nguyễn Tiến Khánh Lớp NHK – K10
24
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng
+ Trả vốn gốc: Trả tự động vào cuối mỗi ngày làm việc nếu Quý khách có số
dư Có trên tài khoản tiền gửi thanh toán không kỳ hạn và số dư Nợ trên tài khoản
cho vay thấu chi.
Sử dụng các phương tiện rút vốn trên tài khoản tiền gửi thanh toán như: Giấy
rút tiền mặt, ủy nhiệm chi, sộc…
- Điều kiện: Doanh nghiệp thỏa các tiêu chí do ACB quy định về:
Mở và giao dịch tài khoản tại ACB.
Tình hình tài chính.
Uy tín thanh toán.
2.1.2. Tài trợ xuất khẩu
2.1.2.1.Tài trợ xuất khẩu trước khi giao hàng
"Tài trợ xuất khẩu ACB - Hiệu quả, thiết thực"
- Khi Quý doanh nghiệp:
+ Không muốn đánh mất cơ hội kinh doanh, từ chối các đơn hàng xuất khẩu
chỉ vì lý do tài chớnh.
+ Mở rộng sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường.

+ Muốn thay thế các giải pháp tài chính hiện hữu bằng một giải pháp hiệu quả hơn.
- Đối tượng:Cỏc Quý doanh nghiệp xuất khẩu
- Đặc điểm:Tài trợ bổ sung vốn lưu động để sản xuất, gia công, chế biến, kinh
doanh hàng xuất khẩu
- Tiện ích:
+ Tài trợ các hợp đồng xuất khẩu với nhiều phương thức thanh toán khác
nhau: T/T, D/P, D/A, L/C,CAD.
+ Tài trợ linh hoạt từ khi thu mua nguyên vật liệu cho đến khi nhận được tiền
thanh toán của đối tác nhập khẩu.
+ Tỷ lệ tài trợ cao. Quý doanh nghiệp được cấp hạn mức tín dụng để có thể sử
dụng một cách chủ động và thuận tiện.
+ Luôn đảm bảo cho Quý doanh nghiệp có được ngân lưu thực sự khỏe mạnh.
+ Thủ tục đơn giản, thuận tiện.
+ Được các chuyên gia giàu kinh nghiệm của ACB tư vấn miễn phí về các vấn
đề liên quan để Quý doanh nghiệp có phương án tối ưu nhất.
Nguyễn Tiến Khánh Lớp NHK – K10
25

×