Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

Hoàn thiện công tác tuyển dụng tại công ty cổ phần may Bắc Giang – xí nghiệp may Lục Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (513.53 KB, 53 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
MỤC LỤC
SV: Đặng Văn Hiển Lớp: QTKT tổng hợp 50C
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH, BẢNG, BIỂU
SƠ ĐỒ:
SV: Đặng Văn Hiển Lớp: QTKT tổng hợp 50C
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐÂU
Nền kinh tế Việt Nam trong gần một thập niên trở lại đây được thế giới đánh
giá là nền kinh tế ổn định và sự phát triển vượt bậc trong thời gian tới. Điều đó
được thể hiện bằng việc Việt Nam gia nhập vào tổ chức kinh tế thế giới WTO từ
ngày 11/01/2007, Việt Nam có điều kiện hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, thu
hút đầu tư nước ngoài, phát triển kinh tế, đẩy mạnh xuất khẩu do các rào cản thương
mại như hạn ngạch dệt may vào Hoa Kỳ đã được dỡ bỏ. Nhưng đổi lại, Việt Nam
phải cam kết mở cửa thị trường, giảm thuế và các hàng rào bảo hộ khác (Riêng thuế
nhập khẩu hàng dệt may đã giảm khoảng 2/3, cụ thể hàng may mặc từ 50% giảm
xuống còn 20%, vải từ 40% xuống 12%, sợi xuống còn 5%).
Dệt may là 1 ngành kinh tế lớn của Việt Nam với trên 2000 doanh nghiệp, sử
dụng khoảng 2 triệu lao động, kim ngạch xuất khẩu luôn đứng thứ 2 sau dầu khí,
chiếm khoảng 15% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Năm 2007 ngành đạt
kim ngạch xuất khẩu 7,75 tỷ USD. Trong 9 tháng đầu năm 2008, mặc dù gặp rất
nhiều khó khăn do suy thoái kinh tế tại Hoa Kỳ dẫn đến mức tiêu dùng và nhập
khẩu dệt may giảm mạnh tại Hoa Kỳ và nhiều nước khác; cạnh tranh quốc tế ngày
càng tăng lên; lạm phát trong nước tăng cao, ngành công nghiệp dệt và phụ trợ còn
yếu, dẫn đến 71% nguyên phụ liệu phải nhập khẩu từ nước ngoài Năm nay toàn
ngành phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 9,3 tỷ USD, đưa Việt Nam vào top
10 nước xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới.
Để thực hiện được mục tiêu chung như vậy, với đặc thù của ngành cần số
lượng lao động trực tiếp rất lớn. vì vậy việc tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực
hiện nay đang là vấn đề nan dải cho ngành may mặc.


Xuất phát từ vấn đề nan dải này, cũng như từ sự quan trọng to lớn của nguồn
lao động đối với nền kinh tế của một quốc gia nói chung và của doanh nghiệp nói
riêng. Đồng thời, xuất phát từ thực tế của đơn vị thực tập, sự thuận lợi trong lấy dữ
liệu và phân tích dữ liệu và ý nghĩa vô cùng to lớn của công tác tuyển dụng nhân sự
tôi quyết định chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác tuyển dụng tại công ty cổ phần
may Bắc Giang – xí nghiệp may Lục Nam” là chuyên đề thực tập của mình.
SV: Đặng Văn Hiển Lớp: QTKT tổng hợp 50C
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chuyên đề gồm 3 phần:
Phần 1: Tổng quan về xí nghiệp may Lục Nam – công ty cổ phần may
Bắc Giang
Phần 2: Thực trạng công tác tuyển dụng tại xí nghiệp may Lục Nam
Phần 3: Đề xuất, kiến nghị
Qua chuyên đề này, tôi mong rằng sẽ mô tả được một cách tổng quan nhất về
tình hìn hoạt động sản xuất kinh doanh, chi tiết và cụ thể về tình hình quản trị nhân
sự tại xí nghiệp, đặc biệt là công tác tuyển dụng nhân sự tại xí nghiệp. Nhằm hoàn
thiện công tác này ở xí nghiệp may Lục Nam.
Để hoàn thành chuyên đề này, em đã được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình
của TS. Đặng Ngọc Sự và sự giúp đỡ nhiệt tình của ông Nguyễn Hữu Hùng –GĐ xí
nghiệp cùng với sự giúp đỡ của các anh chị khác trong xí nghiệp.
Tuy chuyên đề của em đã được hoàn thành nhưng do trình độ, kinh nghiệm
và kiến thức chuyên môn còn nhiều hạn chế. Em rất mong nhận được sự góp ý,
nhận xét của thầy để bản báo cáo được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
SV: Đặng Văn Hiển Lớp: QTKT tổng hợp 50C
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
PHẦN 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
1. Lịch sử ra đời và sự phát triển của công ty

1.1.Giới thiệu chung
Tên tiếng việt : Công ty cổ phần may Bắc Giang – xí nghiệp may Lục Nam
Tên giao dịch : BAGARCO
Loại hình kinh doanh: Xí nghiệp
Ban lãnh đạo : GĐ: Nguyễn Hữu Hùng (0944989898; 0935488888)
Địa chỉ : TT Đồi Ngô, huyện Lục Nam, Tỉnh Bắc Giang
Điện thoại : 02402224546
Fax : 02403589590
Giấy phép kinh doanh: 2013000322
Mã số thuế : 2400111910-002
Lĩnh vực kinh doanh : gia công, sản xuất và kinh doanh các sản phẩm may
mặc tiêu thụ nội địa và xuất khẩu, kinh doanh thiết bị và nguyên phụ liệu dệt may,
đào tạo công nhân may
1.2.Quá trình hình thành và phát triển
Công ty may Bắc giang hiện nay là một doanh nghiệp nhà nước hạch toán
kinh doanh độc lập .
Tháng 07 năm 1972 Xí nghiệp may Hà Bắc, tiền thân của công ty cổ phần
may Bắc giang, được thành lập với tổng số vốn hoạt động do nhà nước cấp, số
lượng công nhân hơn 200 người.
Tới nay, công ty đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau:
Từ năm 1972 đến năm 1986.
Trong cơ chế bao cấp , Xí nghiệp may Hà Bắc sản xuất theo kế hoạch nhà
nước giao, mặt hàng chủ yếu là may mặc phục vụ tiêu dùng trong tỉnh và quân trang
cho quân đội. Thời kỳ này mới thành lập nên nhà xưởng , thiết bị máy móc còn lạc
hậu, đơn sơ, máy chủ yếu là của Liên Xô. Sản xuất của Xí nghiệp phụ thuộc vào kế
hoạch giao, chính vì vậy sự năng động sáng tạo cũng như phát triển của Xí nghiệp
rất thấp.
SV: Đặng Văn Hiển Lớp: QTKT tổng hợp 50C
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Từ năm 1986 đến năm 1991:
Nhà nước xoá bỏ cơ chế quản lý bao cấp bước sang nền kinh tế thị trường .
Lúc này do chưa thích nghi được với cơ chế thị trường nên Xí nghiệp đã gặp không
ít khó khăn như: Sản xuất đình trệ, không có hiệu quả, hàng sản xuất nội địa không
tiêu thụ được , thị trường xuất khẩu chưa có và với công nghệ lạc hậu không đáp
ứng được. Do đó, đơn vị đã luôn bị thua lỗ, công nhân thất nghiệp phải làm thêm
nghề phụ để nâng cao thu nhập .
Tháng 04 năm 1991
Xí nghiệp may Hà Bắc đang trực thuộc Sở thương mại Hà Bắc được chuyển
về Liên Hiệp thương nghiệp Hà Bắc và hạch toán phụ thuộc. Đứng trước những khó
khăn trên, đơn vị đã mạnh dạn đầu tư mới máy móc thiết bị với tổng số vốn hơn 1
tỷ đồng, sửa chữa, nâng cấp nhà xưởng. Xí nghiệp đã nhập máy móc thiết bị tiên
tiến, chủ yếu là của Nhật, lắp đặt dây truyền sản xuất hàng xuất khẩu mà bước đầu
chỉ làm gia công những mặt hàng xuất sang Nhật Bản, Canađa, Hồng Kông Do
tồn tại nhiều năm bao cấp nên trình độ quản lí của cán bộ cũng như tay nghề của
công nhân còn chưa cao, nên năng suất lao động thấp dẫn đến thu nhập của người
lao động chưa ổn định. Nhưng bước đầu Xí nghiệp đã tìm được chỗ đứng cho mình
và dần dần thoát khỏi tình trạng thua lỗ, đời sống người lao động dần được cải
thiện.
Đến năm 1997
Xí nghiệp may Hà Bắc được Uỷ Ban nhân dân Tỉnh quyết định thành lập
"Công ty may Bắc giang” chính thức hạch toán độc lập với số vốn là gần 1.700 triệu
đồng .Số vốn ban đầu không lớn, số lượng công nhân còn ít, công ty đã đầu tư thêm
một xí nghiệp may Việt Yên với hơn 700 lao động mới, chuyên sản xuất hàng xuất
khẩu. Đồng thời công ty đầu tư mở rộng xí nghiệp may Kế về chiều sâu với công
nghệ tiên tiến nhằm đáp ứng được yêu cầu sản xuất hiện nay trên thị trường .
Cuối năm 2002
Do địa bàn hoạt động, và do chủ trương của UBND tỉnh công ty đã nhượng
bán Xí nghiệp may Việt Yên cho công ty nước ngoài đồng thời tiếp tục lập dự án
mở rộng SX. Năm 2003 công ty tiếp tục đầu tư mở rộng xí nghiệp may Kế giai đoạn

SV: Đặng Văn Hiển Lớp: QTKT tổng hợp 50C
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
II tăng thêm 700 lao động , năm 2004 tăng thêm 900 lao động .
Ngày 25/03/2005
Trước sự đổi mới và phát triển của thị trường căn cứ vào tình hình kinh tế và
xu thế hội nhập của đất nước, công ty đã thực hiện cổ phần hoá theo quyết định số
352/QĐ-CT của UBND tỉnh Bắc Giang. Và ngày 01/04/2005 Công ty cổ phần
may Bắc Giang chính thức đi vào hoạt động .
Năm 2007
Với việc Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức
thương mại thế giới WTO đã đem lại cho chúng ta nhiều cơ hội như thu hút được
nhiều vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng thị trường xuất khẩu, học hỏi được các kinh
nghiệm quản lý, tiếp thu được những tiến bộ của khoa học kĩ thuật, được hưởng các
quyền lợi và nghĩa vụ trong sân chơi chung quốc tế… trước tình hình đó ban quản
trị công ty nhận thấy đây là cơ hội để công ty mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường
xuất khẩu. Vì vậy Công ty cổ phần May Bắc Giang có kế hoạch đầu tư xây dựng Xí
nghiệp May Lục Nam, giải quyết việc làm cho khoảng 3.000 lao động (địa điểm tại
thị trấn Đồi Ngô - Lục Nam). Đã được UBND tỉnh Bắc Giang chấp thuận tại giấy
chứng nhận đầu tư số 20121000004 ngày 9-2-2007. Với: Số chuyền may 40
chuyền ;Công suất: 180.000 jacket/ tháng; Sản phẩm chính Jacket, quần, áo lông
vũ; Lao động 2,800 người ; Thiết bị 2,026 chiếc ; Tổng diện tích 60,000 m
2
; Diện
tích nhà xưởng: 20,000 m
2
đến ngày 22-10-2007 thì hoàn thành
Từ khi có quyết định thành lập công ty, với số lao động là 2680 người . Tới
nay đã lên đến 3150 người , thu nhập ổn định , đời sống của người lao động được
nâng cao . Công ty liên tục phát triển.

SV: Đặng Văn Hiển Lớp: QTKT tổng hợp 50C
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
2. Tổ chức bộ máy và lĩnh vực sản xuất
Sơ đồ 1. Tổ chức bộ máy
Nguồn:
SV: Đặng Văn Hiển Lớp: QTKT tổng hợp 50C
Giám đốc kỹ
thuật
Kế toán trưởngPhó tổng giám
đốc
Giám đốc điều
hành
Phòng
kho
vận
Phòng
kế hoạch
- XNK
Phòng kỹ
thuật -
chất lượng
Phòng tổ
chức hành
chính
Phòng kế
toán
XN
may
lục

nam
XN
may
số 1
XN
may
số 2
XN
may
số 3
XN
may
số 4
XN
may
số 5
XN
may
số 6
Phó tổng giám
đốc
Đại hội đồng cổ
đông
Ban kiểm soát
Hội đồng quản trị
Tổng giám đốc
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1 - Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ là cơ quan quyền lực cao nhất của ABIC,
họp mỗi năm một lần nhằm đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh năm trước của

Công ty, quyết định phương hướng và nhiệm vụ kinh doanh của năm tới, thông qua
báo cáo tài chính và kế hoạch phân phối lợi nhuận năm tiếp theo, quyết toán ngân
sách năm trước và xây dựng kế hoạch ngân sách năm tới, bổ nhiệm và miễn nhiệm
thành viên HĐQT.
2 - Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản trị cao nhất của Công ty. HĐQT có
đầy đủ quyền hạn để thay mặt ĐHĐCĐ quyết định các vấn đề liên quan đến chiến
lược phát triển trong tương lai, phương hướng hoạt động hiện tại, lợi nhuận và hoạt
động phân phối lợi nhuận của Công ty. Thành phần HĐQT hiện nay bao gồm:
Ông. Nguyễn Hữu Phải
Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc
ĐT: 0913257130
Ông. Trần Huy Học
Phó chủ tịch HĐQT, Phó tổng giám đốc
ĐT: 0904057567 - 0240.851429
Ông. Hoàng Văn Lược
Uỷ viên HĐQT, Kế toán trưởng
ĐT: 0913258132 - 0240.854645
Ông. Lưu Tiến Chung
Uỷ viên HĐQT, Giám đốc điều hành
ĐT: 0903434218 - 0240.558546
Ông. Nguyễn Văn Thiện
Uỷ viên HĐQT, Giám đốc Kỹ thuật
ĐT: 0904022776 – 0240.557026
3 - Ban điều hành:
Tổng giám đốc : Ông Nguyễn Hữu Phải
Phó Tổng giám đốc : Ông Trần Huy Học
Tổng giám đốc là người đại diện theo Pháp luật của Công ty, có trách nhiệm
điều hành mọi hoạt động kinh doanh của Công ty; lập các loại báo cáo tài chính
SV: Đặng Văn Hiển Lớp: QTKT tổng hợp 50C
9

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
phản ánh trung thực và đầy đủ tình hình tài chính cũng như kết quả hoạt động kinh
doanh và tình hình lưu chuyển tiền tệ của Công ty; chịu trách nhiệm đảm bảo sổ
sách kế toán được ghi chép một cách đầy đủ, phản ánh chính xác tình hình tài chính
của Công ty. Đảm bảo an toàn cho tài sản của Công ty và thực hiện các biện pháp
thích hợp để ngăn chặn và phát hiện hành vi gian lận và sai phạm.
4 - Ban kiểm soát: Do ĐHĐCĐ bầu ra, thay mặt cho cổ đông kiểm soát mọi
hoạt động kinh doanh của Công ty. Ban kiểm soát có 03 thành viên gồm:
Trưởng Ban kiểm soát : Bà. Võ Hà Hằng
Thành viên Ban kiểm soát: Ông. Trần Minh Hoàn
Thành viên Ban kiểm soát: Bà. Hoàng Thị Quyên
- thành viên Ban kiểm soát có nhiệm vụ giám sát hoạt động của HĐQT,
kiểm soát hoạt động điều hành của Ban điều hành và hoạt động kinh doanh của cả
Công ty, thẩm định báo cáo tài chính của Công ty.
Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức xí nghiệp may lục nam
Nguồn:
1 - Ban điều hành:
Giám đốc : Ông . Nguyễn Hữu Hùng
Giám đốc là người chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị, trước tổng công
SV: Đặng Văn Hiển Lớp: QTKT tổng hợp 50C
Phòng
kho vận
Phòng kỹ
thuật -
chất lượng
Phòng tổ
chức hành
chính
Phòng kế
toán

Phân
xưởng 1
Giám đốc
Phân
xưởng 2
Phân
xưởng 3
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
ty, trước pháp luật về mọi hoạt động hằng ngày của xí nghiệp. Đứng đầu xí nghiệp
chịu trách nhiệm chung về quá trình sản xuất kinh doanh của xi nghiệp. Giám đốc
trực tiếp chỉ đạo giám sát các phòng ban và các phân xưởng.
2 - Các phòng ban bao gồm:
- Phòng kế toán: Quản lý toàn bộ vốn của xí nghiệp, chịu trách nhiệm
trước giám đốc về chế độ thực hiện hạch toán kinh tế, các khoản chi tiêu của công
ty. Thường xuyên theo dõi các khoản thu chi, hướng dẫn các phòng ban làm đúng
thủ tục thanh toán với khách hàng. Đồng thời tính toán giá thành đơn vị sản phẩm,
xác định kết quả kinh doanh rồi báo cáo cho giám đốc theo đúng định kì.
-Phòng kho vận: Lập kế hoạch khai thác, thu mua và vận chuyển vật tư về
kho để phục vụ sản xuất. Xây dựng kế hoạch cung cấp vật tư cho từng phân xưởng
sản xuất theo từng thời kì, đồng thời nắm vững vật tư xuất cho sản xuất, lượng tồn
kho và thiếu hụt dự tính theo kế hoạch, từ đó có thể đáp ứng kịp thời cho sản xuất.
Bên cạnh đó,là nơi lưu giữ,bản quản sản phẩm, xây dựng kế hoạch bán hàng, thực
hiện kiểm tra chất lượng sản phẩm để có thể điều phối lượng vật tư xuất nhập.
- Phòng tổ chức hành chính: có chức năng tham mưu cho Ban điều hành
Công ty trong việc chỉ đạo điều hành các phòng tại văn phòng Công ty để thực hiện
chương trình, kế hoạch công tác, quy chế làm việc và trực tiếp tổ chức thực hiện các
công tác như: công tác tổng hợp, thư ký, công tác pháp chế, công tác hành chính
quản trị, công tác tuyên truyền, quảng cáo, công tác quan hệ quốc tế, đối ngoại,
khánh tiết.

- Phòng kỹ thuật – chất lượng: có chức năng đảm bảo về mặt kỹ thuật của
các đơn hàng. Thực hiện việc ra mẫu, tạo mẫu, hướng dẫn các phân xưởng sản xuất
các đơn hàng, bảo dưỡng, bảo trì máy móc thiết bị đảm bảo cho quá trình sản xuất
thông suốt. Kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu nhập về và sản phẩm sản xuất ra.
3. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật
3.1. Đặc điểm sản phẩm
Các sản phẩm của công ty hiện nay 100% xuất khẩu ra nước ngoài. Với các
sản phẩm cao cấp như : áo lông vũ, áo dán đường may, áo jacket, áo đua moto,áo
dạ, áo trượt tuyết và quần áo các loại khác
SV: Đặng Văn Hiển Lớp: QTKT tổng hợp 50C
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Hình 1: các sản phẩm chính
* Áo lông vũ
* Áo dán đường may
* Áo Jacket

* Áo Đua moto
* Quần áo các loại
SV: Đặng Văn Hiển Lớp: QTKT tổng hợp 50C
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
3.2. Thị trường
3.2.1. Đặc điểm thị trường
Công ty hiện nay đang chú trọng vào những thị trường lớn với 20 đối tác nước
ngoài thường xuyên cung cấp hợp đồng sản xuất. Sản phẩm của công ty hiện tiêu
thụ tại châu Âu, châu Á, thị trường mỹ với kim ngạch xuất khẩu hàng năm trên 60
triệu USD
Bảng 1 : Tỉ trọng các thị trường tiêu thụ chính:
Mỹ EU Hàn Quốc Thị trường khác

35 % 40 % 20% 5%
Biểu đồ 1 : biểu đồ cơ cấu tỉ trọng thị trường

Nguồn:
Từ bảng biểu ta thấy mặc dù thị trường thế giới đang gặp phải những khó khăn
và nững biến động lớn. Từ khủng hoảng kinh tế thế giới và hiện là khủng hoảng nợ
công tại EU , nhưng tỷ trọng xuất khẩu của công ty vào các thị trường này vẫn
tương đối cao cụ thể là EU là 40% và Mỹ là 35%.
SV: Đặng Văn Hiển Lớp: QTKT tổng hợp 50C
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Bảng 2 : Các nhãn hiệu chính công ty đang sản xuất:
Nhãn hiệu Sản phẩm Thị trường
Bush, Sympatex, Voegele,
Rupper, Cabano,
Dressmaster, EWMills, Rip
Curl, Berghaus, Nicolas
Scholz,
Áo jacket, áo khoác, áo lông vũ, áo
dán đường may, áo jilê, áo dạ, quần
áo trượt tuyết
EU
Kirten, K & K, Marcona, C
& A
jacket, jilê, áo khoác
EU
Weatherproof, PVH,
Cosco, Rothschild, Jc
penny, Federate
Jacket, áo dạ, quần áo trượt tuyết

Mỹ
Mile stone, Siam, rosner Jacket, lông vũ, dán seam EU
Crocodise Áo lông vũ, áo Jacket Hàn quốc
Unionbay, AE & O Quần dài, quần soóc, váy M ỹ
Carefore Quần dài, quần soóc EU
Spyder, Burton Jacket, áo dán đường may Mỹ
SHIFT, trango Áo đua môtô, quần EU
Nguồn:
Với việc hàng may mặc của Việt Nam đang ngày càng có chỗ đứng trên thị
trường thế giới. Công ty cổ phần may Bắc Giang nằm trong top 10 doanh nghiệp
may mặc hàng đầu của Việt Nam và được nhà nước chao tặng huân chương lao
động hạng nhì vào
ngày 4-6-2011. Với những thành công đã đạt được năm 2011 công ty đã
khởi công xây dựng xưởng sản xuất thứ 3 tại xí nghiệp may Lục Nam.
3.2.2. Đặc điểm công nghệ
- Quy trình tạo ra sản phẩm:
Từ khi nhận được đơn hàng của khách hàng, đơn hàng sẽ được chuyển
xuống phòng kế hoạch. Phong kế hoạch sẽ có nhiệm vụ nhận mẫu sản phẩm của
khách hàng và xây dựng kế hoạch sản xuất. Sau đó mẫu sẽ được đưa xuống phòng
kỹ thuật và kế hoạch sản xuất được đưa xuống xưởng sản xuất.
Phòng kỹ thuật khi nhận được mẫu sản phẩm từ phòng kế hoạch sẽ có nhiêm
vụ ra mẫu. Ra mẫu là việc chia mẫu thành các phần theo những đường chỉ may của
mẫu mà đối tác gửi cho. Tiêp theo là làm mẫu sơ đồ trên máy tính, giáp mẫu, làm
mẫu cứng và may mẫu . Sau khi đã hoàn thành sơ đồ mẫu và mẫu cứng được
SV: Đặng Văn Hiển Lớp: QTKT tổng hợp 50C
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
chuyển xuống tổ sản xuất
Phân xưởng sản xuất có nhiệm vụ nhận mẫu từ phòng kỹ thuật, nhận vải,
nguyên phụ liệu từ kho. Đưa vải vào nhà cắt để cắt vải theo sơ đồ. Sau đó vải được

đưa xuống chuyền may. Phân xưởng sản xuất nhận được kế hoạch sản xuất từ
phòng kỹ thuật sẽ phân công cho các chuyền may sản xuất mã hàng đó.
Mỗi chuyền sản xuất có từ 40 – 45 công nhân có nhiệm vụ nhận vải, nguyên
phụ liệu từ kho và nhà cắt để may thành một sản phẩm hoàn chỉnh. Sau khi sản
phẩm được may xong sẽ có nhân viên thu hóa kiểm hàng, kiểm tra chất lượng sản
phẩm. Từ đây sản phẩm được đưa lên kho để là hơi, đóng gói, đóng thùng và bảo
quản. chờ có lệnh th́ xuất hàng sau khi đã được khác hàng kiểm tra chất lượng
Tóm lại quy trình sản xuất được thể hiện qua sơ đồ sau đây
Sơ đồ 3 : quy trình sản xuất sản phẩm

Nguồn : phòng tổ chức hành chính
Với quy trình sản xuất như trên các xí nghiệp trong công ty không riêng gì xí
nghiệp may Lục Nam được bố trí những máy móc thiết bị sau ( như bảng dưới đây) :
SV: Đặng Văn Hiển Lớp: QTKT tổng hợp 50C
Phân xưởng sản xuất
Phòng kỹ thuật
Phòng kế hoạch
Đơn hàng
kho
Chuyền may
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Bảng 3: Máy móc thiết bị
Loại máy nhãn hiệu XN 1 XN 2 XN 3 XN 4 XN 5 XN 6
XN Lục
nam
toàn công
ty
Máy may
1 kim thường brother/ juki 84 84 84 84 168 72 448 1.024

1 kim tự động cắt
chỉ
brother/ juki 132 132 132 132 264 60 704 1.556
1 kim vừa may
vừa xén
brother 30 30 30 30 60 12 160 352
máy 2 kim brother/ juki 42 42 42 42 84 24 224 500
máy vắt sổ brother/ juki 24 24 24 24 48 12 128 284
Thùa bằng brother 1 1 1 1 2 1 4 11
thùa tròn brother 1 1 1 1 2 1 4 11
máy kansai kansai 1 1 1 1 2 1 8 15
máy đính bọ brother/ juki 2 2 2 2 4 2 16 30
máy đính cúc brother/ juki 2 2 2 2 4 2 16 30
máy dập cúc TSSM 8 8 8 8 16 6 64 118
máy may băng
nhám
brother 1 - 1 1 1 - 4 8
máy trần đè brother 1 1 1 1 2 1 4 11
máy Zíc zắc Juki 1 1 1 1 2 1 8 15
máy dán đường
may
Golden
master
1 1 1 1 2 2 4 12
Máy vắt gấu Maier unitas 1 1 1 1 2 1 2 9
máy cuốn ống brother 1 1 1 1 1 1 2 8
Hệ thống là
là form Veit 1 1 1 1 2 1 4 11
bàn là hơi Namoto 22 22 22 22 80 18 180 366
Máy cắt + ép

mex

Ép mex Hashima 1 1 1 1 2 1 4 11
SV: Đặng Văn Hiển Lớp: QTKT tổng hợp 50C
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Cắt vòng 1 1 1 1 2 1 4 11
Cắt phá Juki, Ikaka 4 4 4 4 7 3 16 42
Thiết bị khác
Máy kiểm vải 1 1 1 1 1 1 5 11
máy đai thùng
carton
TSSM 1 1 1 1 2 1 5 12
máy nén khí 2 2 2 2 5 2 4 19
Giác mẫu vi tính
Lectra/
gerber
1 1 1 1 1 1 4 10
Tổng cộng: 367 366 367 367 766 228 2.026 4.487
Nguồn:
Đây là những máy móc thiết bị hiện đại, đang được các công ty lớn trong
ngành may mặc sử dụng. nó là sản phẩm của những thương hiệu nổi tiến thế giới
như Juki, Hashima…
SV: Đặng Văn Hiển Lớp: QTKT tổng hợp 50C
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
3.3. Đặc điểm nguồn nhân lực
3.3.1. Đặc điểm về lao động
- Nhân viên hành chính, chuyên môn: nhân viên hành chính của xí nghiệp
gồm 30 người là những người có trình độ học vấn cao từ cao đẳng trở lên, chuyên

môn tốt, có nhiều năm kinh nghiệm, có ý thức, nhiệt tình trong công việc, nắm khá
vững kiến thức nghiệp vụ và năng động. Tác phong làm việc chuyên nghiệp, nhân
viên tuân thủ khá tốt quy định của Công ty như đi làm đúng giờ, làm đủ thời gian
quy định trong ngày, phân bổ thời gian hợp lý cho từng công việc, làm đúng trách
nhiệm và phận sự của mình, có sự liên kết, hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong giải quyết các
công việc chung.
- Lao động phổ thông: hiện nay với việc mở thêm xưởng may thứ 3, xí nghiệp
đã có 3000 công nhân may làm việc tại 60 chuyền. Là những người còn trẻ, có lòng
yêu nghề, trung thực, nghiêm túc, có sức khỏe tốt, tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên.
Lao động đa số là con em dân cư thuộc huyện lục nam và các vùng lân cận.
Bảng 4: cơ cấu lao động của doanh nghiệp
Năm
Tổng số

lao động
Tính chất Trình độ
Trực tiếp gián tiếp Đại học Cao đẳng Phổ thông
2009 2700 2500 40 35 176 2500
2010 2850 2630 40 36 180 2640
2011 3150 3000 40 40 150 2820
Nguồn: phòng kế toán
3.3.2. Đặc điểm về điều kiện sản xuất
Môi trường làm việc tại xí nghiệp là một môi trường an toàn, trang thiết bị
máy móc hiện đại. mỗi phòng ban có máy móc thiết bị chuyên dùng riêng. Công
nhân trong xưởng sản xuất có trang thiết bị bảo hộ phù hợp
Làm việc tại xí nghiệp công nhân viên sẽ được hưởng những mức thu nhập
hấp dân năm 2011 với công nhân là 3triệu đồng/ người/ tháng, với các nhân viên
quản lý và nhân viên trong các phòng ban là 5triệu đồng/ người/ tháng. Ngoài ra xí
nghiệp còn có các khoản tặng thưởng và các chính sách ưu đãi như cho vốn sản
xuất không lấy lãi với những lao động xuất thân trong gia đình có hoàn cảnh khó

khan.
SV: Đặng Văn Hiển Lớp: QTKT tổng hợp 50C
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
PHẦN 2 : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ
TẠI XÍ NGHIỆP MAY LỤC NAM – CÔNG TY CỔ PHẦN MAY
BẮC GIANG
1. Kết quả sản xuất kinh doanh
1.1. Doanh thu
Doanh thu là số tiền thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp trong mộ thời kì nhất định (thường là 1 năm). Doanh thu của doanh nghiệp
bao gồm: Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh thu từ hoạt động tài
chính, doanh thu từ hoạt động khác.
Bảng 5 Báo cáo hoạt động xuất khẩu hàng hóa năm
Mã số
Đơn vị
tính
Tổng số
Lượng sp
(1000sp)
Giá trị
(1000USD)
A B C D 1 2
Tổng trị giá (1+2) (FOB) 1000USD
1 Xuất khẩu trực tiếp " 2.983,00 9.795,00
Tr.đó: XK ủy thác cho DN khác "



Mặt hàng (*)/nước hàng đến

a
Nước hàng đến

Hàn Quốc 1.658,00 3.256,00

Mỹ 85,00 895,00

Singapo 95,00 100,20

Nhật Bản 665,00 3.560,00

Thị Trường Châu Âu 480,00 1.983,80
b
Mặt hàng

+
Áo Jacket các loại 1.855,00 7.836,00
+
Áo sơ mi + quần các loại 1.128,00 1.959,00


2
Ủy thác xuất khẩu 1000USD
Từ báo cáo xuất khẩu năm 2011ta thấy giá trị xuất khẩu năm của doanh
nghiệp cao 9,795 triệu USD. Trong đó thị trường hàn quốc chiếm tỉ trọng số lượng
SV: Đặng Văn Hiển Lớp: QTKT tổng hợp 50C
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
hàng xuât khẩu lớn nhất 1658 nghìn sản phẩm trị giá 3.256 triệu USD. Trong khi đó
thị trường Nhật có giá trị hàng xuất khẩu lớn nhất 3.56 triệu USD. Ta cũng thấy

công ty đang xâm nhập vào các thị trường mới như singapo.
Bảng 6: doanh số và chi phí của xí nghiệp 2008 – 2011
Năm
Chỉ tiêu
Năm
2008

Năm
2009

Năm
2010

Năm
2011

1.Doanh thu(nghìn USD) 7326 7863 8261 9795
2.Giá trị TSCĐ BQ trong năm(nghìn USD) 6320 6797 7195 7644
3.Vốn lưu độmg BQ trong năm(nghìn USD) 4523 4892 5672 5763
4.Số lao động BQ trong năm (người) 2680 2700 2850 3150
5.Tổng chi phí SX trong năm 6846 7025 7243 7637
Nguồn : phòng kế toán
Biểu đồ 2 : Biểu đồ doanh thu của xí nghiệp giai đoạn 2008 – 2011
SV: Đặng Văn Hiển Lớp: QTKT tổng hợp 50C
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Qua bảng 4 và biểu đồ trên ta thấy sự thay đổi doanh thay đổi doanh thu qua
các năm tương đối đều nhau. Năm 2008 có doanh thu là 7,326triệu USD ,năm 2008
xí nghiệp đạt doanh thu cao như vậy mặc dù mới đưa vào sản xuất là do xí nghiệp
được trang bị máy móc hiện đại, công nhân có tay nghề cao để ssản xuất những đơn

hàng có giá trị lớn Năm 2009 giảm doanh thu là 7,863 triệu USD .Năm 2010
doanh thu có tăng với doanh thu là 8,261 triệu USD. Năm 2011 là năm mà xí
nghiệp có mức doanh thu cao nhật, đạt 9,795 triệu USD là do trong năm này doanh
nghiệp đã nhận được những đơn hàng lớn với giá trị lên tới hàng triệu USD.
1.2. Lợi nhuận
Lợi nhuận chính là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí. Lợi nhuận cũng
là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh trong công ty.
Biểu đồ 3 : biểu đồ lợi nhuận và doanh thu của xí nghiệp giai đoạn 2008- 2011
( Đơn vị : nghìn USD )
Nhìn vào biểu đồ ta thấy, lợi nhuân năm 2008, 2009, 2010 có sự tăng khá
nhanh và đặc biệt vào năm 2011 lợi nhuận đã đạt mức 2 triệu USD. Năm 2008
lợi nhuân là 480 nghìn USD . Lợi nhuân 2009, 2010 tương ứng là 838 và 1018
nghìn USD.
SV: Đặng Văn Hiển Lớp: QTKT tổng hợp 50C
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1.3. Thị phần
Bảng 7: thị phần của công ty
( Đơn vị: triệu USD)
2008 2009 2010 2011
Công ty 32 40 43,2 59,7
Toàn thị trường 6800 9100 11200 13500
Nguồn: phòng kế toán
Từ bảng 4 ta thấy thị phần của doanh nghiệp trên thị trường ngày càng tăng.
Với việc doanh nghiệp đươc trao tặng huân chương lao động hạng nhì của nhà
nước, đã thể hiện doanh nghiệp là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong
ngành may mặc Việt Nam. Nằm trong top 10 doanh nghiệp may mặc hàng đầu Việt
Nam, uy tín ngày càng lên cao.trong tương lai doanh nghiệp sẽ phấn đấu để chiếm
lĩnh những thị trường lớn , đạt kim ngạch xuất khẩu cao.
Bảng 8 : thị phần của xí nghiệp với toàn công ty

(Đơn vị: triệu USD)
2008 2009 2010 2011
Xí nghiệp 7,276 7,863 8,261 9,795
Công ty 32 40 43,2 59,7
Từ bảng 5 ta thấy xí nghiệp luôn chiếm tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu lớn
trong toàn công ty. Với việc được trang bị máy móc thiết bị hiện đại, đội ngũ lao
động lành nghề. Xí nghiệp luôn là con chim đầu đàn trong công ty, đảm nhận những
đơn hàng quan trọng và có giá trị cao
1.4. Thương hiệu
Công ty Cổ phần May Bắc Giang tiền thân là Xí nghiệp may Hà Bắc trước
đây được thành lập tháng 7-1972. Nhiệm vụ chính ở thời kỳ này của công ty là
ngoài sản xuất quần áo các loại phục vụ nhu cầu thiết yếu của nhân dân, xí nghiệp
còn được giao may một số trang phục cho quân đội như: Quần áo bộ đội, ba lô, áo
trấn thủ, vỏ chăn, mũ tai bèo … Mặc dù điều kiện sản xuất còn gặp nhiều khó khăn,
cơ sở vật chất nhà xưởng thiếu thốn, máy móc thiết bị cũ, lạc hậu, đời sống của
người lao động khó khăn Song với tinh thần đoàn kết vì sự nghiệp xây dựng
CNXH, vì đồng bào miền Nam ruột thịt, hàng năm công ty đã hoàn thành kế hoạch
SV: Đặng Văn Hiển Lớp: QTKT tổng hợp 50C
22
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
trên giao, sản xuất được từ 4 đến 4,5 triệu sản phẩm, giải quyết việc làm thường
xuyên cho 500 lao động.
Sau 40 năm thành lập và phát triển, công ty trở thành một trong những doanh
nghiệp hàng đầu của Tập đoàn Dệt may Việt Nam. Trong quá trình 40 năm xây
dựng phát triển đó, ngoài việc công ty đã được bạn hàng quốc tế biết đến là một
doanh nghiệp sản xuất, gia công hàng may mặc hàng đầu của Việt Nam. Công ty đã
được Nhà nước, các cấp bộ, ngành Trung ương, tỉnh trao tặng nhiều phần thưởng
cao quý cho các tập thể và cá nhân: Huân chương Lao động hạng Ba, hạng Nhì,
Bằng khen, Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ… Riêng ông Nguyễn Hữu Phải
được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba, 2 lần vinh dự là đại biểu

dự Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc. Tháng 5-2011 được Chủ tịch nước phong
tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới.
Với vinh dự này công ty đang ngày càng cố gắng phấn đấu để xứng đáng
với danh hiệu mà nhà nước phong tặng. và đó cũng là lợi thế, uy tín mà doanh
nghiệp đã có để tạo tiền đề thâm nhập vào các thị trường mới và ngày càng được
nhiều bạn hàng biết tơi hơn
2 Thực trạng tuyển dụng nhân lục tại xí nghiệp may Lục Nam
Do đặc thù của Công ty là doanh nghiệp sản xuất qua mô vừa và nhỏ và
hoạt động trong lĩnh vực hàng may mặc nên công tác tuyển mộ được tiến hành
tương đối đơn giản, tiêu chuẩn công việc không đòi hỏi quá cao. Công tác tuyển
dụng do phòng tổ chức hành chính của Công ty phụ trách.
Khi Công ty xuất hiện nhu cầu và kế hoạch nhân sự trong từng giai đoạn,
Công ty có kế hoạch tuyển dụng và hoàn thiện công tác tuyển dụng nhằm nâng cao
chất lượng lao động trong doanh nghiệp.
Công tác tuyển dụng được giao cho các bộ phận tự đề xuất nhu cầu và tiêu
chuẩn công việc lên phòng Tổ chức hành chính xem xét và đề nghị lên lãnh đạo
Công ty. Công tác tuyển dụng của Công ty được phân thành hai cấp:
Hội đồng quản trị tuyển dụng những lao động do chính mình trực tiếp quản
lý. Đó là giám đốc công ty, các phó giám đốc, các trưởng và phó phòng ban, xí
nghiệp trên cơ sở đề nghị của Hội đồng cơ sở và Giám đốc Công ty. Quyết định
SV: Đặng Văn Hiển Lớp: QTKT tổng hợp 50C
23
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
tuyển dụng sẽ do Hội đồng quản trị ra quyết định.
Giám đốc Công ty tuyển các đối tượng còn lại. Giám đốc Công ty có thể uỷ
quyền cho các Giám đốc xí nghiệp, Trưởng các phòng ban tiến hành tuyển dụng.
Những đối tượng này sau khi được tuyển dụng sẽ được Giám đốc Công ty ký quyết
định tuyển dụng.
* Hợp đồng được sử dụng tại Công ty bao gồm:
Hợp đồng thời vụ dưới một năm

Hợp đồng có thời hạn từ một đến ba năm
Hợp đồng không xác định thời hạn.
* Điều kiện để ký hợp đồng:
Có trình độ tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ vững vàng đảm bảo hoàn thành
định mức lao động và khối lượng công việc được giao.
ý thức tổ chức kỷ luật tốt, không vi phạm các nội quy, qui chế, các qui định
của Công ty.
Có sức khoẻ tốt.
* Quy trình bổ sung và tiếp nhận lao động trong Công ty:
Đối với tổ sản xuất, Phân xưởng: Công ty định biên mỗi tổ sản xuất (tổ may)
hiện nay khi đủ công nhân là từ 60 lao động trở lên có mặt thường xuyên (kể cả ban
quản lý tổ như tổ trưởng, tổ phó. Cụm trưởng). Căn cứ vào kế hoạch sản xuất và
tình hình trang thiết bị hiện có, thực trạng của tổ nếu thấy thiếu lao động thì các tổ,
các phân xưởng xin bổ sung lao động theo trình tự sau:
Tổ trưởng sản xuất, quản đốc phân xưởng lập phiếu xin bổ sung lao động, nói
rõ lý do, yêu cầu về số lượng lao động, khả năng chuyên môn cần bổ sung.
Trường hợp có nguồn lao động các tổ sản xuất chưa đủ định biên lao động thì
phòng tổ chức hành chính cân đối và bố trí lao động về phân xưởng, quản đốc phân
xưởng sẽ bố trí về các tổ sản xuất.
Đối với phòng chuyên môn: Căn cứ vào yêu cầu công việc và tình hình lao
động hiện có của đơn vị để lập phiếu xin bổ sung lao động, cần nói rõ lý do, yêu cầu
bổ sung về số lượng lao động, chất lượng lao động cũng như thời gian cần bổ sung
lao động.
SV: Đặng Văn Hiển Lớp: QTKT tổng hợp 50C
24
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Đối với lao động phòng tổ chức hành chính:
Nhận phiếu yêu cầu bổ sung của các bộ phận
Tổng hợp nhu cầu lao động của các bộ phận
Kiểm tra và cân đối nguồn lực lao động trong công ty, cụ thể cần tiến hành

các công việc sau:
•Lập danh sách dự kiến người lao động nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí hàng
năm ( lập ngay từ đầu năm)
•Lập danh sách theo dõi lao động nữ thực hiện chế độ thai sản, nghỉ đẻ (06
tháng một lần), nghỉ cho con bú, nghỉ dưỡng thai (định kỳ hàng tháng và thông báo
cho các bộ phận có liên quan).
•Lập danh sách theo dõi nghỉ việc riêng không lương dài hạn (theo quý), ngắn
hạn (theo tháng khi kết thúc tháng làm việc)
+ Đề xuất phương án bổ sung, điều động và báo cáo lãnh đạo Công ty quyết
định.
+ Sau khi thống nhất, làm thủ tục điều động và ký hợp đồng lao động cho
người lao động hoặc cho thực tập tại phân xưởng.
2.1 Công tác tuyển dụng
2.1.1 Nguyên tắc tuyển dụng
Xuất phát từ lợi ích chung của Công ty. từ nhu cầu thực tiễn của xí nghiệp,
cũng như căn cứ vào khối lượng công việc và yêu cầu cụ thể của công việc qua từng
giai đoạn, thời kỳ của Công ty.
Căn cứ vào phẩm chất và năng lực cá nhân nhân viên.
Khi một bộ phận nào đó trong Công ty có nhu cầu về nhân lực ở một vị trí nào
đó thì trưởng phòng hoặc quản đốc xí nghiệp sẽ xem xét, lựa chọn trong số các nhân
viên của mình ai có đủ khả năng và phù hợp với công việc thì sẽ báo cáo với phòng
tổ chức hành chính và giám đốc Công ty. Trong trường hợp ở bộ phận đó không có
ai có thể đảm nhận được vị trí đó thì trưởng phòng hoặc quản đốc xí nghiệp sẽ gửi
phiếu yêu cầu lên phòng tổ chức hành chính, phòng tổ chức hành chính sẽ căn cứ
vào phiếu yêu cầu đó để xem xét thực tế nhu cầu có đúng và cần thiết không. Khi
xác nhận rằng yêu cầu đó chưa cần thiết phải thay đổi hay không phù hợp hoặc
SV: Đặng Văn Hiển Lớp: QTKT tổng hợp 50C
25

×