Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

Hoàn thiện hoạt động giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty cổ phần vận tải và thuê tàu – VIETFRACHT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (274.76 KB, 50 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Quang Huy
MỤC LỤC
Nguyễn Hoàng Lớp: TMQT 50
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Quang Huy
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, trong bối cảnh hội nhập kinh tế với các nước trong khu vực
cũng như trên toàn thế giới đã tạo cơ hội mới cho các nhà hoạt động sản xuất
kinh doanh tại Việt Nam phát triển. Bên cạnh đó, việc giao lưu buôn bán quốc
tế ngày càng được mở rộng với xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế đã tạo ra
một thị trường rộng lớn đầy hứa hẹn cho ngành vận tải, vận chuyển hàng hoá
xuất nhập khẩu.
Việt Nam đã là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO, chính
vì vậy trong thời gian tới qui mô của hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế sẽ
tăng mạnh cả chiều rộng và chiều sâu. Thực tế cho thấy trong nhiều năm qua
những quốc gia có cảng biển là những quốc gia có lợi thế cạnh tranh để phát
triển kinh tế và hội nhập với nền kinh tế quốc tế.Việt Nam với điều kiện địa
lí, thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu. Với 3200km
bờ biển cùng nhiều cảng biển đã tạo điều kiện cho việc phát triển ngành vận
tải biển và thực sự ngành vận tải đã đóng vai trò quan trọng trong việc trao
đổi, lưu thông hàng hoá giữa Việt Nam với các nước khác trong khu vực và
trên thế giới.
Với ưu thế như chuyên chở được khối lượng hàng hoá lớn trên những
tuyến đường dài với giá cước rất thấp nên vận tải biển luôn giữ vị trí hàng đầu
trong sự lựa chọn các phương thức vận tải của các nhà kinh doanh xuất nhập
khẩu. Hiện nay, hơn 3/4 khối lượng hàng hoá ngoại thương quốc tế và trên
80% khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam được vận chuyển
bằng đường biển.
Có được điều kiện địa lý thuận lợi như trên và xét ưu thế của từng
phương thức vận tải, vận tải biển là phương thức chủ yếu với vai trò quan
trọng không thể thay thế trong việc vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu tại
Việt Nam.


Nguyễn Hoàng Lớp: TMQT 50
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Quang Huy
Giao nhận hàng hoá là một khâu quan trọng trong công tác vận chuyển
hàng hoá. Nó góp phần thúc đẩy quá trình vận chuyển hàng hoá từ người bán
đến người mua diễn ra nhanh chóng và thuận tiện, đem lại hiệu quả cho các
hợp đồng buôn bán ngoại thương. Do vậy dịch vụ giao nhận đã trở thành một
bộ phận không thể thiếu trong các hoạt động thương mại quốc tế nói riêng và
ngành giao thông vận tải nói chung.
Trước tình hình đó, Công ty cổ phần Vận tải và thuê tàu ( Vietfracht ) ,
một trong những công ty hàng đầu của Việt Nam về vận tải biển được Nhà
nước cho phép kinh doanh loại hình dịch vụ giao nhận. Và hoạt động giao
nhận đã đóng góp phần không nhỏ vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
chung của công ty. Chính vì thế, không ngừng hoàn thiện và nâng cao hiệu
quả kinh doanh của hoạt động giao nhận là một vấn đề cần thiết. Và đây cũng
là nội dung chính chuyên đề thực tập của em với đề tài: “ Hoàn thiện hoạt
động giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty cổ
phần vận tải và thuê tàu – VIETFRACHT ”.
Chuyên đề thực tập của em gồm 2 chương:
CHƯƠNG I: Thực trạng hoạt động giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu
bằng đường biển tại Công ty vận tải và thuê tàu – VIETFRACHT
Chương II: Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động giao nhận hàng hoá
xuất nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty Vận tải và thuê tàu Vietfracht.
Nguyễn Hoàng Lớp: TMQT 50
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Quang Huy
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG
HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY VẬN
TẢI VÀ THUÊ TÀU – VIETFRACHT
1. Vài nét giới thiệu về Công ty cổ phần Vận tải và thuê tàu

(Vietfracht)
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
1.1.1. Sơ lược về Công ty
1.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
- Công ty cổ phần Vận tải và thuê tàu Vietfracht tiền thân là Tổng công
ty vận tải Ngoại thương được thành lập theo quyết định số 103/BNGT/TCCB
của Bộ Ngoại Thương ( nay là Bộ Công thương) vào ngày 18/02/1963.
- Tháng 10 năm 1984, công ty được chuyển từ Bộ Ngoại thương sang Bộ
Giao thông vận tải trực tiếp quản lý và được đổi tên thành “ Tổng công ty
Thuê tàu và môi giới hàng hải ” trực thuộc Bộ Giao thông vận tải.
- Ngày 11/10/1991, Công ty được đổi tên thành “ Tổng công ty vận tải
và thuê tàu ”( Vietfracht)
- Ngày 1/06/ 1993, Công ty được thành lập lại và đổi tên thành “Công ty
vận tải và thuê tàu”.
- Ngày 9/10/2003, theo quyết số 207/2003/QĐ-TTg, Công ty Vận tải và
thuê tàu vinh dự được thủ tướng Chính Phủ chọn là một trong 21 DNNN đầu
tiên thí điểm chuyển sang tổ chức và hoạt động theo mô hình công Mẹ- Công
ty con.
- Ngày 24/02/2005, Theo chỉ thị của Bộ Chính trị và căn cứ vào tình
hình thực tế của đơn vị, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững, hiệu quả trong
tình hình mới, Ban lãnh đạo công ty đã nhất trí kiến nghị và đã được BGTVT
Nguyễn Hoàng Lớp: TMQT 50
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Quang Huy
cho phép công ty vận tải và Thuê tàu tiến hành cổ phần hoá toàn công ty.
- Ngày 02/10/2006 là một dấu mốc quan trọng trong quá trình hình thành và
phát triển của công ty, bởi lẽ công ty đã hoàn thành việc cổ phần hóa và chính
thức đổi tên thành Công ty Cổ phần Vận tải và thuê tàu hoạt động theo Luật
doanh nghiệp.
Tên tiếng Việt của công ty là: “Công ty Cổ phần Vận tải và thuê tàu”

Tên tiếng Anh: Transport and Chartering Cooperation. Tên viết tắt:
Vietfracht. Trụ sở chính của Công ty tại 74 Nguyễn Du, Hà Nội.
- Vietfracht là đơn vị đầu tiên trong ngành hàng hải thực hiện phương
thức thuê mua tàu (hire- purchase), Vietfracht cũng đã xây dựng và phát triển
đội tàu vận tải biển viễn dương “Cờ xanh ” (panama) đầu tiên của Việt Nam
với gần 20 chiếc hoạt động trên khắp thế giới, tổng trọng tải là 180000 DWT.
Năm 1994, khi bàn giao đội tàu VF từ Bộ Ngoại Thương sang Bộ GTVT, giá
trị đội tàu lúc đó là trên 40 triệu USD.
- Vietfracht còn là đơn vị đầu tiên của Việt Nam đầu tư ra nước ngoài
trong lĩnh vực vận tải biển. Năm 1991, Vietfracht đã được phép của Chính
phủ và Bộ GTVT góp vốn thành lập Công ty liên doanh Vận tải biển Thế kỷ
(CSS) tại Singapore nhằm vận chuyển hàng hoá giữa Việt Nam và Singapore
mặc dù lúc này Việt Nam đang trong thời kỳ cấm vận. Đây là một trong số rất
ít các liên doanh với nước ngoài kinh doanh đạt hiệu quả cao.
Bên cạnh đó, Vietfracht còn tích cực tham gia vào một số các tổ chức
quốc tế như:
- Hiệp hội hàng hải quốc tế và Ban Tích (BIMCO).
- Liên đoàn quốc tế những Hiệp hội giao nhận (FIATA)
- Liên đoàn những Hiệp hội quốc gia về đại lý và môi giới hàng hải
(FONASBA)
Nguyễn Hoàng Lớp: TMQT 50
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Quang Huy
- Hiệp hội Chủ tàu các nước thuộc Hội các nước Đông Nam Á (FASA)
- Diễn đàn Chủ tàu châu Á (ASF)
Vietfracht là một trong những thành viên sáng lập của nhiều tổ chức
quốc gia như:
- Hiệp hội Chủ tàu Việt Nam (VSA),
- Hiệp hội Đại lý và môi giới hàng hải Việt Nam (VISABA),
- Hiệp hội Giao nhận kho vận Việt Nam (VIFFAS)

- Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI).
Gần 50 năm tồn tại và phát triển, Vietfracht được biết đến là một trong
những công ty hàng hải hàng đầu của Việt Nam hoạt động trên nhiều lĩnh vực
toàn cầu. Công ty luôn cho rằng cần phải cải tiến chất lượng dịch vụ để đáp
ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. Kết quả là, công ty đã đạt được
nhiều phần thưởng và danh hiệu cao quí của Nhà nước và Chính phủ như :
Huân chương Lao động hạng Nhất, Huân chương Độc lập hạng Ba, Đơn vị
anh hùng thời kỳ đổi mới. Công ty xác định trong giai đoạn 2005 - 2015 sẽ
đưa công ty lên “một tầm cao mới”. Mở rộng hợp tác kinh doanh, cùng với đa
dạng hoá dịch vụ, tập trung phát triển nguồn nhân lực, đầu tư nâng cấp
phương tiện vận tải, cải thiện kết cấu hạ tầng, phương tiện làm việc và hệ
thống thông tin liên lạc; tham gia góp vốn thành lập các công ty liên doanh,
công ty liên kết và các công ty con. Vietfracht luôn mong muốn không ngừng
tăng cường và tích cực hợp tác, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh với
tất cả bạn hàng trên toàn thế giới.
1.1.2.2. Cơ cấu tổ chức và hình thức sở hữu vốn của Công ty
- Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty
Nguyễn Hoàng Lớp: TMQT 50
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Quang Huy
- Hình thức sở hữu vốn:
Vốn điều lệ Công tu ngày ngày được cấp chứng nhận thành lập
(02/10/2006) là 150.000.000.000 đồng, được chia thành 15.000.000 cổ phần,
mệnh giá của mỗi cổ phần là 10.000 đồng. Các cổ đông sáng lập bao gồm:
Tên cổ đông Tỷ lệ sở hữu Số cổ phần
Vốn nhà nước 51% 7.653.200
Cổ đông khác 49% 7.348.800

Đến cuối năm 2011, vốn chủ sở hữu Công ty đã lên đến gần 760 tỷ đồng,
Nguyễn Hoàng Lớp: TMQT 50

7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Quang Huy
một con số khá ấn tượng thể hiện hiệu quả kinh doanh của Công ty đã đạt
được thành công nhất định trong thời gian qua.
1.1.2. Nhiệm vụ, chức năng:
Công ty có những nhiệm vụ và chức năng sau
+ Nhiệm vụ:
- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch vận tải hàng hóa xuất nhập
khẩu.
- Tự tạo nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh của mình và sử dụng có
hiệu quả các nguồn vốn đó, làm tròn nghĩa vụ với nhà nước.
- Tuân thủ các chế độ chính sách, chế độ quản lý kinh tế, quản lý kinh
doanh trong hoạt động xuất nhập khẩu và giao dịch đối ngoại.
- Tạo việc làm và thu nhập cho cán bộ nhân viên toàn công ty.
+ Chức năng:
- Đại lý tàu biển:
Vietfracht đang là tổng đại lý cho nhiều hãng tàu trên thế giới (tàu
chuyên tuyến và tàu chuyến) với các chủng loại tàu : tàu chở container, tàu
chở hàng khô, hàng rời, hàng đông lạnh, dầu sản phẩm, dầu thô, tàu rô-rô, tàu
chở khách. Công ty cung cấp mọi dịch vụ đại lý cho tàu ghé vào các cảng
Việt Nam bao gồm : làm thủ tục cho tàu ra, vào cảng, thu xếp việc bốc dỡ
hàng, sửa chữa tàu, cung cấp thông tin, tìm hàng cho tàu, đại lý bảo vệ quyền
lợi của chủ tàu, thay đổi thuyền viên, cung ứng tàu biển…
- Môi giới hàng hải:
Môi giới hàng hải là một nghề truyền thống của Vietfracht. Với kinh
nghiệm lâu năm và mối quan hệ rộng rãi với chủ tàu, người vận chuyển và
người thuê vận chuyển chúng tôi đã môi giới thành công nhiều chuyến tàu và
Nguyễn Hoàng Lớp: TMQT 50
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Quang Huy

nhiều lô hàng (hàng khô, hàng đông lạnh, hàng lỏng), môi giới thuê tàu định
hạn ở trong và ngoài nước. Ngoài ra quý khách hãy liên hệ với chúng tôi khi
có nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hoá vì chúng tôi có thể giới thiệu nhà cung
cấp hàng cũng như người mua hàng cuối cùng.
- Giao nhận và Logistics:
Giao nhận đường biển và đường hàng không.
• Tư vấn về chứng từ xuất nhập khẩu;
• Thu xếp kho bãi (ngắn hạn và dài hạn);
• Thu tiền khi giao hàng (COD);
• Thu xếp công nhân bốc dỡ hàng, kho hàng, kiểm đếm;
• Kiểm tra hàng đông lạnh đóng trong công-te-nơ trước khi tàu khởi
hành;
• Giao nhận hàng mọi ngày trong tuần;
• Đóng gói, đóng kiện, ghi ký mã hiệu hàng hoá;
• Xử lý hàng đặc biệt: hàng siêu trường, siêu trọng, hàng dễ hư hỏng và
hàng có giá trị cao;
• Phát chuyển nhanh (chứng từ, hàng hoá).
Làm thủ tục hải quan, làm trọn bộ chứng từ, thu xếp bảo hiểm, vận tải đa
phương thức.
• Nhận hàng, giao hàng tận nơi theo yêu cầu của khách hàng (door to
door); trong nước và quốc tế (kể cả hàng lẻ).
Gom hàng và phân phối hàng.
• Gom và vận chuyển hàng lẻ đến tất cả những địa điểm trong và ngoài
nước;
• Phân chia hàng lẻ và hàng công trình;
Nguyễn Hoàng Lớp: TMQT 50
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Quang Huy
• Xác báo đã giao hàng cho khách hàng (hàng nhập) - P.O.D.
- Kinh doanh kho vận:

- Vận tải đường biển:
Với trên 40 năm kinh nghiệm, Vietfracht đang quản lý, khai thác và sở
hữu đội tàu chở hàng khô (dry cargo) với đội ngũ thuyền viên và cán bộ đáp
ứng được yêu cầu của khách hàng. Trong thời gian tới chúng tôi tiếp tục đầu
tư, phát triển đội tàu nhằm nâng cao năng lực vận chuyển để có thể phục vụ
khách hàng tốt hơn nữa.
Khu vực kinh doanh đội tàu: Đông Nam và Bắc Á.
1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh giao nhận hàng hóa của Công
ty
1.2.1. Hoạt động giao nhận mang tính thời vụ:
Hoạt động giao nhận mang tính thời vụ không phải là đặc thù của riêng
Vietfracht mà cũng là của hầu hết các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
này. Hoạt động giao nhận ở đây phần lớn là giao nhận hàng hóa quốc tế nên
phụ thuộc phần lớn vào số lượng của hàng hóa xuất nhập khẩu. Mà lượng
hàng hóa xuất nhập khẩu cũng mang tính thời vụ nên đương nhiên hoạt động
giao nhận hàng hóa cũng mang tính thời vụ là một tất yếu.
- Vào thời điểm đầu năm hoạt động giao nhận thường giảm sút la do
khối lượng hàng hóa vận chuyển giảm mạnh.
- Trong những tháng tiếp theo khoảng tháng 2, tháng 3 các doanh nghiệp
sản xuất mới bắt đầu lên kế hoạch sản xuất kinh doanh. Họ thường nhập khẩu
một số máy móc hay nguyên liệu để phục vụ cho dây chuyền sản xuất nên
hoạt động giao nhận trong thời kỳ này còn rất hạn chế. Nhưng đến tháng 4 khi
các doanh nghiệp nhà máy bắt đầu tung các sản phẩm ra thị trường thì hoạt
động giao nhận lại trở nên rất sôi động. Nhu cầu vận chuyển hàng hóa trong
Nguyễn Hoàng Lớp: TMQT 50
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Quang Huy
thời kỳ này tăng mạnh cả đối với mặt hàng xuất khẩu lẫn nhập khẩu .
- Đến một thời gian sau khoảng tháng 9, tháng 10 lại là mùa hàng xuống,
hoạt động giao nhận lại giảm mạnh la do trong thời gian này người dân đặc

biệt là người Châu Âu dành thời gian cho du lịch. Cũng trong thời điểm này
các nhà sản xuất, các nhà kinh doanh lại bắt đầu xây dựng lên kế hoạch cho
những mặt hàng mới để phục vụ Giáng sinh và tết cổ truyền.
- Nhưng đến gần thời điểm cuối năm nhu cầu của người dân tăng mạnh.
Ở Châu Âu nhu cầu cho hàng hóa của lễ Giáng sinh, năm mới còn người dân
Châu Á là nhu cầu hàng hóa phục vụ cho dịp lễ tết cổ truyền của dân tộc nên
hoạt động giao nhận lại bắt đầu trở nên khẩn trương bận rộn nhất trong năm.
Lượng hàng hóa giao nhận cuối năm thường với khối lượng lớn, đa dạng về
mẫu mã và chủng loại là thời cơ tốt nhất cũng như bận rộn nhất đối với người
làm hoạt động giao nhận .Nhu cầu giao nhận hàng hóa trong thời kỳ này cũng
tăng rất nhiều lần so với trước.
Vietfracht cũng nắm rất rõ về tính thời vụ của hoạt động giao nhận từ
đó giúp cho Công ty lên kế hoạch sản xuất kinh doanh hiệu quả và tiết kiệm
nhất.
1.2.2. Phương tiện phục vụ cho hoạt động giao nhận hàng hóa bằng
đường biển:
Thương hiệu Vietfracht được khẳng định trên thị trường vận tải biển
trong và ngoài nước với đội tàu cờ xanh (treo cờ phương tiện–Panama) gồm
20 tàu với tổng trọng tải 163.958 DWT hoạt động trên khắp thế giới. Thực
hiện quyết định của Nhà nước, sau khi chuyển từ Bộ Ngoại thương sang Bộ
GTVT và bàn giao toàn bộ đội tàu cờ xanh cho Tổng cục Đường biển vào
năm 1984 để tập trung vào dịch vụ môi giới thuê tàu, trên cơ sở kinh nghiệm
và nội lực của mình, Vietfracht vẫn tiếp tục duy trì và phát triển đội tàu.
Nguyễn Hoàng Lớp: TMQT 50
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Quang Huy
Một số tàu lớn của Vietfracht
Tên tàu Công suất Ngày mua
Thăng Long 8.934DWT tháng 10/2010
Blue Lotus 14.187DWT tháng 07/2011

Nguồn: www.vla.info.vn/
Chính vì có đội tàu nên Công ty có thể chủ động vào mùa hàng lên
không bị rơi vào tình trạng bi động như các Công ty giao nhận khác khi họ
phải chủ động tìm kiếm thuê tàu. Vietfracht cũng vừa là người chuyên chở
vừa là người giao nhận nên các Công ty có thể chủ động về thiết bị cho khách
hàng trong mọi trường hợp từ đó tạo được uy tín trên thị trường trong nước
cũng như Quốc tế.
Ngoài ra Vietfracht còn cung cấp một hệ thống kho bãi với các trang
thiết bị hiện đại tại nhiều nơi trên lãnh thổ Việt Nam như: Hải Phòng, Đà
nẵng, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương…
Đội xe vận tải của Vietfracht hoạt động chính xác, an toàn, giúp cho
việc đóng hàng vào công-te-nơ tại kho của khách hàng, kho giao nhận hàng lẻ
(CFS), hoặc kéo công-te-nơ ra bến cảng (CY) kịp thời. Với gần 50 năm kinh
nghiệm, Vietfracht đang quản lý, khai thác và sở hữu đội tàu chở hàng khô
(dry cargo) với đội ngũ thuyền viên và cán bộ đáp ứng được yêu cầu của
khách hàng. Trong thời gian tới Vietfracht tiếp tục đầu tư, phát triển đội tàu
nhằm nâng cao năng lực vận chuyển để có thể phục vụ khách hàng tốt hơn
nữa. Trong thời gian tới, Công ty đang tập trung đầu tư mua sắm, xây dựng
thêm nhiều phương tiện, trang thiết bị. Có thể nói khối lượng và hàng hóa
giao nhận nói chung và giao nhận bằng đường biển nói riêng nhờ thế sẽ được
đẩy mạnh.
2. Thực trạng hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng
đường biển
Nguyễn Hoàng Lớp: TMQT 50
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Quang Huy
2.1. Tổ chức hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế của Công ty
2.1.1. Hoạt động nghiên cứu thị trường
Trước đây Vietfracht chỉ có một số thị trường giới hạn trong các nước
thuốc khối xã hội chủ nghĩa. Nhưng hiện nay cùng với việc mở rộng quan hệ

hợp tác của Việt Nam Vietfracht ngày càng có bước chuyển biến tích cực
vươn mình ra các thị trường giao nhận trên thế giới.
Một số thị trường có lượng hàng hóa giao nhận lớn và ổn định của
Vietfracht là:
- Khu vực Đông Nam Á bao gồm các nước trong khối Asean nhưng chủ
yếu vẫn là Thái Lan, Singapore, Phillipin…
- Khu vực Đông Bắc Á chủ yếu bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hồng
Kông…
- Khu vực Châu Âu: Các nước chủ yếu trong khối EU.
- Khu vực Châu Mỹ: Canada, Mỹ, Cuba
Ta có thể nhận thấy rằng đây hầu hết là những nước có cảng biển lớn,
thuận lợi cho việc tàu bè qua lại, neo đậu. Tuy nhiên ngay cả những nước
không có cảng biển thì Vietfracht cũng làm dịch vụ vận chuyển hàng hóa từ
cảng chính vào sâu trong nội địa. Chính vì vậy mà thị trường giao nhận hàng
hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển của Vietfracht ngày càng được mở rộng.
Đánh giá về thị trường giao nhận
Từ khi bắt đầu hoạt động cho đến nay, Vietfracht ngày càng mở rộng
phạm vi thị trường giao nhận, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách
hàng.
Cơ cấu thị trường giao nhận hàng hóa bằng đường biển tại
Vietfracht
Nguyễn Hoàng Lớp: TMQT 50
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Quang Huy
(Đơn vị : triệu VND)
Năm 2009 2010 2011
Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ
trọng
Châu Âu 3008,1
4

33,54 2947,97 36,62 3183,37 35,70
Khu vực
ASEAN
1777,98 19,78 1741,46 20,14 1880,28 20,67
Đông Bắc Á 2994,23 33,33 2934,12 29,94 3168,72 30,04
Châu Mỹ 662,24 7,37 648,76 7,34 700,66 7,28
Khu vực
khác
540,15 6,01 529,34 5,96 571,68 6,31
Tổng 8982,74 100 8801,65 100 9504,71 100
Nguồn: www.vietfracht.com.vn/
Thị trường giao nhận hàng hóa ở Vietfracht khá rộng lớn, Vietfracht
cung cấp dịch vụ của mình ở hầu hết các châu lục trên thế giới. Tuy nhiên
Vietfracht cũng tập trung vào một số khu vực chính như: ASEAN, Đông Bắc
Á, Châu Âu, Châu Mỹ…
Đối với khu vực Châu Âu, đây là một trong những khu vực thi trường
giao nhận lớn của Vietfracht, chủ yếu là mặt hàng may mặc vào khối EU. Đây
cũng là một trong những thị trường mà Vietfracht có lợi thế về kinh nghiệm,
mối quan hệ bạn hàng, các luồng tuyến, mức cước đã được xây dựng hoàn
chỉnh, đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. EU cũng là một thị trường rộng
lớn, một khối kinh tế phát triển vững mạnh, ổn định vào bậc nhất thế giới
cũng là cơ hội để Vietfracht mở rộng hoạt động của mình trong lĩnh vực giao
nhận hàng hóa bằng đường biển.
Ngoài EU thì khu vực ASEAN cũng là một thị trường vô cùng quen
thuộc với Vietfracht. Các tàu của Vietfracht thường xuyên có lượng hàng
Nguyễn Hoàng Lớp: TMQT 50
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Quang Huy
chuyên chở qua khu vực này. Thị trường ASEAN có lợi thế về khoảng cách
địa lý, các điều kiện về văn hoá, xã hội, luật pháp, kinh tế tương đối tương

đồng với Việt Nam.Tuy nhiên đây là thị trường có nhiều ưu thế nên dễ làm và
mức độ rủi ro cũng ít. Chính vì điều này nên Vietfracht gặp phải sự cạnh
tranh rất gay gắt của các Công ty giao nhận hàng hóa khác. Điều này làm cho
giá trị giao nhận hàng hóa bằng đường biển của Vietfracht tại khu vực
ASEAN chỉ chiếm khoảng 20%.
Về khu vực Đông Bắc Á, bạn hàng của Vietfracht thường tập trung vào
một số nước như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông…Nhưng bù lại đối với
thị phần này tỷ trọng giao nhận hàng hóa lại chiếm một tỷ trọng đáng kể gần
30% trong thị trường giao nhận hàng hóa bằng đường biển của Công ty. Đây
cũng chính là khu vực thị trường có khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu lớn
của Việt Nam nên khôi lượng hàng hóa giao nhận ở Vietfracht đương nhiên
cũng khá lớn. Bên cạnh đó đây là mảng thị trường mà Vietfracht có nhiều bạn
hàng thường xuyên và ổn định. Chính vì vậy trong thời gian tới Vietfracht cần
tiếp tục khai thác và phát triển thị trường này.
Còn đối với các khu vực khác nơi mà Vietfracht có ít bạn hàng, khối
lượng hàng hóa giao nhận cũng hạn chế thì cũng không nên bỏ qua, xem nhẹ.
Vietfracht nên mở rộng bạn hàng, mở rộng thị trường, khẳng định thương
hiệu của mình để trở thành Công ty giao nhận có uy tín không chỉ trong nước
mà còn vươn ra thị trường quốc tế.
2.1.2. Nghiệp vụ thực hiện quá trình giao nhận
2.1.2.1. Giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển:
Qui trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu được tiến hành theo các bước
Nguyễn Hoàng Lớp: TMQT 50
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Quang Huy
sau:
Bước 1: Nhận hàng từ người xuất khẩu (người gửi hàng)
Người gửi hàng và Vietfracht sẽ phải thoả thuận về các phương thức và
địa điểm nhận hàng. Người gửi hàng hay người xuất khẩu có thể trực tiếp
mang hàng đến nơi nhận hàng bằng phương tiện vận chuyển của mình hay sử

dụng dịch vụ vận chuyển nội địa của Công ty. Vietfracht có một đội xe tải
chuyên dụng cho vận chuyển nội địa trước khi vào chặng vận tải chính.
Sau khi người giao nhận nhận hàng thì hàng hóa đã thuộc trách nhiệm
của người giao nhận. Đối với hàng hóa là gửi hàng nguyên Container thì trách
nhiệm của người giao nhận còn được giảm nhẹ. Nhưng đối với hàng hóa gửi
thành những lô hàng lẻ thì trách nhiệm của người giao nhận lại đòi hỏi yêu
cầu cao hơn. Lúc này những dịch vụ mà Vietfracht thực hiện có thể là tái chế
hàng hóa , đóng gói hàng hóa cho phù hợp với phương thức vận chuyển. Sau
khi đã nhận hàng Vietfracht có trách nhiệm bảo quản hàng hóa chờ giao cho
người chuyên chở.
Bước 2: Thuê người chuyên chở hàng hóa :
Người giao nhận thường được uỷ thác thuê tàu để chuyên chở hàng hóa
bằng đường biển. Tuỳ theo từng điều kiện giao hàng cụ thể đã nêu trong hợp
đồng thì người gửi hàng hoặc người nhận hàng đứng ra thuê người chuyên
chở.
Vì Vietfracht có đội tàu nên nếu tuyến đường đi quốc tế nhất là đối với
những nước đi Đông Bắc Á hay Đông Nam Á thì Vietfracht cũng có chức
năng là người chuyên chở hàng hóa. Đây là mặt vô cùng thuận lợi của
Vietfracht so với các Công ty giao nhận khác. Tuy nhiên nếu Vietfracht được
uỷ thác thuê tàu thì sẽ phải làm nhiều bước hơn. Nếu là tuyến đường cũ
thường xuyên có hàng đi Công ty phải liên hệ với các hãng tàu để nhận thông
Nguyễn Hoàng Lớp: TMQT 50
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Quang Huy
báo về giá cước, xin chỗ lưu khoang hàng hóa, thuê container…Còn nếu là
tuyến đường mới chưa có giá thì Công ty phải liên hệ với nhiều hãng tàu khác
nhau để chọn hãng tàu nào có giá cước tốt nhất rồi thông báo với khách hàng.
Người giao nhận thường được uỷ thác thuê tàu vì họ luôn có lượng hàng lớn
và ổn định, có mối quan hệ làm ăn lâu dài với các hãng tàu nên được hưởng
ưu đãi về giá. Đây chính là lợi thế của người giao nhận hàng hóa mà các

khách hàng nhỏ lẻ sẽ không có được.
Bước 3: Tổ chức giao hàng lên tàu:
• Trước khi tàu đến cảng bốc hàng
Hành trình của một con tàu thường là chở hàng đến cảng, dỡ hàng ra và
lưu lại cảng khoảng 1-3 ngày. Sau đó hàng mới lại tiếp tục được xếp lên tàu
rồi khởi hành. Trước khi tàu chuẩn bị cập cảng hãng tàu sẽ ước chừng để gửi
Thông báo thời gian dự kiến tàu sẽ vào cảng cho người giao nhận. Thời gian
lâu hay chóng phải phụ thuộc vào tuyến đường dài hay ngắn. Ngoài ra nó còn
phụ thuộc vào sự thoả thuận của hãng tàu và của người giao nhận.
Khi nhận được Thông báo thời gian dự kiến tàu sẽ cập cảng, nhân viên
giao nhận của Vietfracht pgải làm một số công việc như sau:
Xin kiểm nghiệm, kiểm dịch cho hàng hóa đặc biệt với hàng hóa là nông
sản thực phẩm thì đây là bước vô cùng quan trọng không thể thiếu. Người
giao nhận sẽ lấy giấy kiểm nghiệm, kiểm dịch của cơ quan chức năng có thẩm
quyền cấp.
Kê khai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu để tiến hành thông quan
cho hàng hóa.
- Nộp thuế xuất khẩu (nếu có) cho hàng hóa.
- Đưa ra chỉ dẫn xếp hàng cho hãng tàu đồng thời nhận thông báo xếp
hàng do hãng tàu cung cấp.
Nguyễn Hoàng Lớp: TMQT 50
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Quang Huy
- Lập Cargo List (bảng kê khai hàng hóa) gồm 5 bản để gửi cho cảng và
gửi cho tàu. Nội dung bắt buộc của Cargo List bao gồm: tên Công ty xuất
nhập khẩu, tên người nhập khẩu, tên hàng, ký mã hiệu, số lượng, trọng lượng.
Đối với hàng xuất đóng trong Container thì cùng với bản danh mục hàng
hóa, người giao nhận phải xin hãng tàu lệnh giao vỏ Container rỗng để đưa
cho khách hàng về đóng hàng. Sau đó người giao nhận phải làm thủ tục hải
quan, niêm phong cặp chì cho hàng hóa.

Nếu là hàng nhỏ lẻ không đủ để đóng trong Container thì sau khi nhận
hàng từ người gửi hàng người giao nhận phải cung cấp cho người gửi hàng
vận đơn gom hàng ( House Bill of Lading). Vận đơn là bằng chứng đã nhận
hàng của người giao nhận để tập hợp các lô hàng lẻ và đóng vào Container
sau khi hải quan đã kiểm tra.
• Khi tàu vào tới cảng:
Tàu khi đã vào cảng , dỡ hết hàng và sẵn sàng cho việc xếp hãng thì
hãng tàu sẽ gửi thông báo sẵn sàng xếp dỡ (Notice of Readiness- NOR). Sau
khi nhận được thông báo sẵn sàng xếp dỡ nhân viên giao nhận của Vietfracht
sẽ kiểm tra xem thực tế tàu đã sẵn sàng xếp dỡ hay chưa và ký chấp nhận vào
NOR.
Khi tàu cập cảng thì nhân viên giao nhận của Vietfracht thường phải làm
một số bước sau đây:
- Tổ chức chuyên chở hàng hóa ra cảng nếu hàng còn ở trong kho.
- Căn cứ vào bảng kê khai hàng hóa tàu sẽ làm nhiệm vụ là lên sơ đồ xếp
hàng (Cargo plan). Người giao nhận cùng với cảng lên kế hoạch giao hàng và
xếp hàng lên tàu.
- Trong thời gian xếp hàng người giao nhận phải luôn có mặt ở tàu để
theo dõi và giải quyết các vấn đề phát sinh. Hàng xếp lên tàu yêu cầu đảm bảo
Nguyễn Hoàng Lớp: TMQT 50
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Quang Huy
kỹ thuật, trách hư hỏng tổn thất trong lúc bốc xếp. Nếu hàng hóa bị tổn thất
hay hư hỏng trong quá trình xếp dỡ người giao nhận phải cùng cảng và các
bên liên quan lập các biên bản cần thiết để làm bằng chứng giải quyết.
Bước 4: Lập bộ chứng từ:
- Khi hàng hóa đã được xếp lên tàu nếu đóng vai trò là người uỷ thác
mhười giao nhận phải lấy được biên lai thuyền phó (Mate’s Receipt – MR) để
đổi lấy vận đơn. Để giúp cho việc thanh toán được nhanh chóng lấy được tiền
hàng một cách dễ dàng thì vận đơn phải sạch, đã xếp hàng lên tàu và cước trả

trước (nếu người xuất khẩu phải trả tiền cước.Nếu là trường hợp những lô
hàng lẻ thì người giao nhận phải lập vận đơn gom hàng.
- Tiếp theo người giao nhận phải lập một bộ chứng từ thanh toán gửi cho
chủ hàng gồm: vận đơn và một số loại chứng từ khác như hoá đơn thương
mại, hợp đồng mua bán ngoại thương, Packing List…
- Nếu có yêu cầu mua bảo hiểm thì người giao nhận còn phải liên hệ với
Công ty bảo hiểm để mua bảo hiểm cho hàng hóa. Ngoài ra người giao nhận
phải thông báo cho người gửi hàng biết ngày tàu rời cảng để họ thông báo cho
người nhận hàng. Đứng ra thanh toán cho cảng các chi phí khác như chi phí
bốc hàng, bảo quản, lưu kho, tính toán thưởng phạt xếp dỡ nếu có.
- Người giao nhận sẽ tiến hành kết toán chi phí giao nhận với người gửi
hàng.
2.1.2.2. Giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển
Khi Vietfracht nhận được yêu cầu giao nhận một lô hàng nhập khẩu, thì
nhân viên giao nhận của Công ty phải tiến hành các bước sau:
Bước 1: Trước khi tàu cập cảng:
Người nhận hàng hoặc đại lý của mình cung cấp các thông tin cần thiết
về lô hàng như:
Nguyễn Hoàng Lớp: TMQT 50
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Quang Huy
- Thông tin về tàu: tên tàu, quốc tịch của tàu, thời gian dự kiến tàu đến
cảng dỡ hàng.
- Bản lược khai hàng hóa (Cargo Manifest) để biết tình hình của hàng
hóa.
Chủ hàng phải cung cấp cho người giao nhận vận đơn gốc và các chứng
từ khác của hàng hóa như: giấy phếp nhập khẩu, giấy chứng nhận phẩm chất
hàng hóa, bao bì, ký mã hiệu.
Bước 2: Khi tàu đã cập cảng:
Khi nhận được được Giấy báo hàng đến do hãng tàu fax đến, người giao

nhận sẽ lập giấy báo hàng gửi cho chủ hàng để chủ hàng chủ động chuẩn bị
phương tiện lấy hàng. Khi tàu cập cảng nhân viên giao nhận của Vietfracht
phải thực hiện các bước công việc như sau:
- Xin kiểm dịch, kiểm nghiệm cho hàng hóa nếu cần.
- Khai hải quan hàng nhập khẩu.
- Đối với hàng hóa nguy hiểm hay hàng đặc biệt người giao nhận phải
tiến hành phối hợp với các bên liên quan như cảng, hải quan, phòng cháy
chữa cháy để lên kế hoạch phòng ngừa.
Người giao nhận được sự uỷ thác của chủ hàng sẽ mang vận đơn gốc
hoặc bản sao vận đơn ( nếu là vận đơn Surrendered hoặc vận đơn Express
Cargo Bill) đến hãng tàu để đổi lấy lệnh giao hàng.
Bước 3: Tổ chức nhận hàng từ tàu và giao cho chủ hàng
Người giao nhận cùng với cảng nhận hàng từ tàu và lập các biên bản
như: biên bản giám định sắp xếp hàng trong hầm tàu do cảng và thuyền
trưởng lập, biên bản kết toán với tàu (Report on receipt of cargo), giấy chứng
nhận hàng thiếu (Certificate of Shortlanded cargo) nếu số hàng nhận thực ít
hơn trong vận đơn.
Nguyễn Hoàng Lớp: TMQT 50
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Quang Huy
Sau khi hàng hoá được dỡ xuống nếu bị hư hỏng thì lập biên bản hàng
đổ vỡ hư hỏng (Cargo Outturn Report – COR). Nếu nghi ngờ có tổn thất hàng
hóa lập thư dự kháng (Letter of reservation – LR) để chứng minh người nhận
hàng đã có thông báo tổn thất không rõ rệt cho người chuyên chở và gửi cho
tàu hoặc đại lý của tàu trong vòng 3 ngày kể từ ngày dỡ xong hàng.
Người giao nhận khi lấy lệnh giao hàng xong phải đóng phí lưu kho, lưu
bãi, phí xếp dỡ rồi mang lệnh giao hàng đó xuống kho để nhận hàng và làm
thủ tục hải quan. Nếu là hàng nguyên Container có thể mượn về kho riêng để
dỡ hàng nhưng phải nộp tiền đặt cọc mượn vỏ hoặc nếu không thì dỡ hàng
ngay tại cảng.

Người giao nhận sẽ giúp chủ hàng mời giám định, khiếu nại đòi bồi
thường nếu có tổn thất xảy ra đối với hàng hóa. Bước cuối cùng người giao
nhận sẽ kết toán chi phí giao nhận với chủ hàng.
Nghiệp vụ GNVT năm 2011 có lợi nhuận chỉ bằng 71% năm trước do
môi trường kinh doanh kém thuận lợi, lượng hàng hoá XNK giảm, cạnh tranh
mạnh, trong khi đó cơ sở vật chất phục vụ dịch vụ này còn thiếu.
Khâu marketing tuy đã được đầu tư về nhân lực nhưng cũng chưa phát
huy được hiệu quả như mong muốn. Bên cạnh đó, một số khách hàng nước
ngoài đã chuyển sang liên doanh (như Dimerco, Hankyu Hanshin) đang dần
tách ra tự làm hoặc thuê các đơn vị có cơ sở vật chất mạnh hơn để thực hiện
dịch vụ giao nhận - theo lộ trình chung về mở cửa hội nhập kinh tế của Việt
Nam. Do vậy mảng GNVT khó có điều kiện phát triển bền vững, nếu
không được chú trọng đầu tư thêm.
2.1.3. Biểu mức cước phí Dịch vụ giao nhận hàng hóa của Công ty
Thời điểm hiện tại, các doanh nghiệp vận tải đường biển do ảnh hưởng
của việc tăng giá xăng trên thế giới cũng như trong nước đã liên tục tăng giá
Nguyễn Hoàng Lớp: TMQT 50
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Quang Huy
cước vận chuyển giao nhận hàng hóa.
2.2. Kết quả Kinh doanh và Doanh thu từ hoạt động giao nhận
của Công ty
Kết quả kinh doanh của Công ty 3 năm gần đây
( Đơn vị: tỷ đồng )

Nhìn lại 3 năm qua, thấy rõ kết quả kinh doanh các năm sau đều cao hơn năm
trước cả về Doanh thu và Lợi nhuận trước thuế, trong đó năm 2011 có kết quả
cao (doanh thu 552,21 tỷ đồng; lợi nhuận 113,95 tỷ đồng)vượt hẳn so với các
năm trước (doanh thu 297,47 tỷ đồng; lợi nhuận 25,74 tỷ đồng năm 2010 và
doanh thu 262,11 tỷ đồng; lợi nhuận 16,71 tỷ đồng năm 2009). Đó là kết quả

của sự chỉ đạo sâu sát, quyết liệt của ban lãnh đạo Công ty, sự tìm tòi, định ra
các giải pháp kinh doanh tình thế, là kết quả của toàn thể CBCNV trong việc
nỗ lực cố gắng, phấn đấu vượt khó trong SXKD, nhằm duy trì và phát triển
Công ty
Nguyễn Hoàng Lớp: TMQT 50
22
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Quang Huy
trong những hoàn cảnh rất khó khăn.
2.2.1. Doanh thu từ dịch vụ giao nhận
Kết quả sản xuất kinh doanh nghiệp vụ Giao nhận vận tải
( Đơn vị: tỷ đồng )
Nguồn: Báo cáo thường niên Vietfracht 2010
Giao nhận vận tải là một trong các nghiệp vụ kinh doanh chính của
Vietfracht và cũng chịu ảnh hưởng tương đối lớn của cuộc khủng hoảng, đồng
thời luôn phải chịu sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường, nhiều khách hàng
đồng loạt yêu cầu giảm giá dịch vụ, hoặc kéo dài thời gian thanh toán,… Do
vậy, mặc dù doanh thu khá nhưng chi phí cũng lớn, dẫn tới mức lợi nhuận
(lãi) không cao.
Cụ thể: doanh thu năm 2009 đạt khoảng 62,011 tỷ đồng cao hơn 14,357
tỷ đồng so với năm 2008 nhưng lãi lại thấp hơn lãi năm 2008 là 1,906 tỷ đồng
(lãi 2008 là 6,362 tỷ đồng)
Nguyễn Hoàng Lớp: TMQT 50
23
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Quang Huy
Năm 2010 doanh thu từ hoạt động GNVT của Công ty giảm xuống còn
50,569 tỷ đồng; lãi là 3,795 tỷ đồng. Năm 2011 doanh thu từ hoạt động
GNVT tăng lên 93,875 tỷ đồng; lãi là 7,01 tỷ đồng
Biểu đồ Cơ cấu doanh thu năm 2011 (%):
Nguồn: Báo cáo thường niên Vietfracht 2011
2.2.2. Cơ cấu dịch vụ giao nhận

Tại Công ty cổ phần vận tải và thuê tàu – Vietfracht, giao nhận hàng hóa
xuất nhập khẩu luôn chiếm khoảng 40% sản lượng giao nhận hàng hóa. Hàng
năm khối lượng hàng hóa mà Công ty giao nhận qua các biển Việt Nam vào
khoảng 48.000 tấn với tốc độ tăng dần qua các năm. Trong giai đoạn 4 năm
trở lại đây, khối lượng hàng hóa giao nhận đường biển của Công ty như sau:
Nguyễn Hoàng Lớp: TMQT 50
24
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Quang Huy
Sản lượng giao nhận hàng hóa XNK bằng đường biển của Vietfracht
(Đơn vị: tấn)
Năm
Chỉ tiêu
2008 2009 2010 2011
Sản lượng giao nhận
đường biển
47347,65 50756,6 45173,4 51949,1
Chỉ số phát triển (%) - 107,2% 89,2% 115,04%
Tổng sản lượng giao
nhận toàn Công ty
1894379 2115027 1941552 2296150
Tỷ trọng (%) 40,01 41,67 42.98 44,2
Nguồn: www.vietfracht.com.vn
Qua bảng trên ta thấy năm 2008, sản lượng giao nhận hàng hóa xuất
nhập khẩu bằng đường biển đạt 47347,65 tấn chiếm tỷ trọng 40,01% trong
tổng sản lượng giao nhận toàn Công ty. Đến năm 2009 sản lượng giao nhận
hàng hóa vẫn tăng cao. Năm 2010 do tình hình kinh tế thế giới bất ổn dẫn đến
sản lượng giao nhận giảm xuống chỉ còn 45173,4 tấn chiếm tỷ trọng 42,98%
tổng sản lượng.
Nhưng trong năm tiếp theo nhờ Công ty đã có kế hoạch phát triển đúng
đắn, tìm ra phương hướng nâng cao hiệu quả của dịch vụ giao nhận hàng hóa

nên sản lượng giao nhận đường biển tăng lên đáng. Đây là dấu hiệu đáng
mừng đánh dấu một mốc nền kinh tế đã dần hồi phục trở lại.
2.2.3. Cơ cấu hàng hóa giao nhận
Đóng vai trò là người giao nhận Vietfracht không thể lựa chọn riêng bất
cứ một loại hàng nào mà mặt hàng giao nhận tuy thuộc vào yêu cầu của khách
hàng. Tuy nhiên một số mặt hàng chủ yếu trong dịch vụ giao nhận hàng hóa
bằng đường biển có thể kể đến là hàng dệt may. chè, gạo, vải thô nguyên liệu,
thiết bị y tế, thiết bị văn phòng, ô tô, xe máy, gia súc…
Nguyễn Hoàng Lớp: TMQT 50
25

×