MỤC LỤC MỤC LỤC
MỤC LỤC MỤC LỤC 1
LỜI MỞ ĐẦU 3
1. Lý do ch n t i.ọ đề à 3
2. M c ích v nhi m v c a t i.ụ đ à ệ ụ ủ đề à 4
2.1. M c ích c a t i.ụ đ ủ đề à 4
2.2. Nhi m v c a t i.ệ ụ ủ đề à 4
3. i t ng v ph m vi nghiên c u. Đố ượ à ạ ứ 4
Ph m vi nghiên c u: ánh giá th c tr ng v a ra các gi i pháp ạ ứ Đ ự ạ à đư ả
nh m t ng c ng qu n lý thu thu xu t kh u, thu nh p kh u t i Chi ằ ă ườ ả ế ấ ẩ ế ậ ẩ ạ
c c H i quan Tân Thanh.ụ ả 5
4. Ph ng pháp nghiên c u.ươ ứ 5
5. B c c t i. ố ụ đề à 5
CHƯƠNG 2: 20
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ XUẤT KHẨU,
NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN TÂN THANH 20
1. Tình hình ho t ng xu t nh p kh u trên a b n qu n lý c a Chi ạ độ ấ ậ ẩ đị à ả ủ
c c H i quan Tân Thanh .ụ ả 20
2. C c u t ch c b máy thu thu xu t kh u, nh p kh u t i Chi c c ơ ấ ổ ứ ộ ế ấ ẩ ậ ẩ ạ ụ
H i quan Tân Thanh.ả 24
2.1 C c u t ch c b máy Chi c c H i quan Tân Thanh .ơ ấ ổ ứ ộ ụ ả 24
2.2 Th c tr ng công tác qu n lý thu thu xu t kh u, thu nh p kh u t i ự ạ ả ế ấ ẩ ế ậ ẩ ạ
Chi c c H i quan Tân Thanh ụ ả 27
2.2.1 Đánh giá chung về công tác quản lý thu thuế xuất khẩu, nhập
khẩu tại Chi cục Hải quan Tân Thanh 27
2.2.2 Kết quả thực hiện công tác chuyên môn nghiệp vụ trong quản
lý thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu của Chi cục Hải quan Tân Thanh :
32
2.3. Nh ng k t qu v nh ng t n t i trong t ch c thu thu xu t, nh p ữ ế ả à ữ ồ ạ ổ ứ ế ấ ậ
kh u t i Chi c c H i quan Tân Thanh:ẩ ạ ụ ả 50
2.3.1 Những kết quả đạt được: 50
2.3.2 Những tồn tại trong tổ chức thu thuế xuất nhập khẩu: 55
2.3.3 Nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại và vướng mắc trên: 57
CHƯƠNG 3: 59
1
MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ, NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN
LÝ THU THUẾ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI
QUAN TÂN THANH 59
1. M c tiêu qu n lý thu thu xu t kh u, nh p kh u t i Chi c c H i quanụ ả ế ấ ẩ ậ ẩ ạ ụ ả
Tân Thanh 59
2. Nh ng gi i pháp ch y u nh m t ng c ng qu n lý thu thu xu t ữ ả ủ ế ằ ă ườ ả ế ấ
kh u, nh p kh u t i Chi c c H i quan Tân Thanh:ẩ ậ ẩ ạ ụ ả 61
2.1 Những giải pháp chung của ngành Hải quan 61
2.2 Một số giải pháp cụ thể nhằm tăng cường quản lý thu thuế xuất
khẩu, nhập khẩu tại Chi Cục Hải quan Tân Thanh: 62
2.2.1. T ng c ng công tác ch ng buôn l u v gian l n th ng ă ườ ố ậ à ậ ươ
m i:ạ 62
2.2.2. Nâng cao trình nh n th c ch tr ng, chính sách c a độ ậ ứ ủ ươ ủ
ng v Nh n c Đả à à ướ 63
2.2.3. C ng c ki n to n t ch c b máy c a Chi C c H i quan ủ ố ệ à ổ ứ ộ ủ ụ ả
Tân Thanh 64
2.2.4. y m nh c i cách th t c h nh chính, c bi t l c i cách Đẩ ạ ả ủ ụ à đặ ệ à ả
th t c H i quan:ủ ụ ả 65
2.2.5. T ng c ng công tác o t o, giáo d c v n hoá, chính tr , t ă ườ đà ạ ụ ă ị ư
t ng v qu n lý cán b :ưở à ả ộ 67
2.2.6. T ng c ng ph i h p v i các l c l ng h u quan trong qu n ă ườ ố ợ ớ ự ượ ữ ả
lý thu thu xu t kh u, nh p kh u : ế ấ ẩ ậ ẩ 68
2.2.7. T ng c ng công tác ki m tra, thanh tra nghi p v :ă ườ ể ệ ụ 69
2.3. M t s ki n nghộ ố ế ị 69
2.3.1 Kiến nghị đối với Lãnh đạo Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan:
69
2.3.2 Kiến nghị đối với Lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn 70
KẾT LUẬN 72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
2
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Phát triển và hội nhập là một trong những xu thế lớn của thời đại. Ngày
nay, khu vực hoá, quốc tế hoá, tham gia vào các liên minh kinh tế quốc tế là
xu thế phát triển kinh tế khách quan của hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Không một quốc gia nào có thể tồn tại độc lập trong khuôn khổ một nền kinh
tế khép kín, tự cung, tự cấp như trước đây. Sự luân chuyển của các nguồn lực
kinh tế bị bó hẹp, hạn chế trong biên giới quốc gia và sự kiểm soát của các
chính sách điều chỉnh kinh tế theo ý chí của nhà nước làm cho sự phân bố
hiệu quả của các nguồn lực kinh tế thế giới bị giảm sút đồng thời tạo nên sự
chênh lệch tương đối giữa các quốc gia.
Xuất phát từ quan điểm đó, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX,
Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện chính sách kinh tế “mở cửa”, phát triển nền
kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện phương châm “Việt Nam
sẵn sàng làm bạn với tất cả các nước”. Sau hơn 10 năm thực hiện chính sách
đổi mới, hoạt động kinh tế, đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư, du
lịch phát triển mạnh mẽ. Để đạt được kết quả đó các cấp, các ngành đã phải
hết sức nỗ lực phấn đấu, trong đó phải kể tới đóng góp không nhỏ của ngành
Hải quan. Hoàn thiện quy trình thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu nhằm tạo môi
trường thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, đảm bảo quản lý thu thuế xuất
khẩu, nhập khẩu, phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng, ổn định và bền vững
trong thời kỳ phát triển mới của đất nước.
Luật Hải quan ra đời đã đánh dấu một bước ngoặt lớn trong cải cách
thủ tục hải quan. Vì vậy thực hiện tốt Luật Hải quan và cải cách quy trình thu
thuế xuất khẩu, nhập khẩu sẽ giúp phần đưa hoạt động xuất nhập khẩu theo
định hướng của nhà nước. Trong giai đoạn hiện nay, hoạt động xuất nhập
khẩu qua biên giới tỉnh Lạng Sơn phát triển nhanh chóng. Tại cặp chợ biên
3
giới của huyện Văn Lãng là một nơi như thế. Nơi đây đã góp phần tích cực
đến sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Văn Lãng nói riêng cũng như
tỉnh Lạng Sơn nói chung và nhằm thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Lạng
Sơn là một tỉnh miền núi biên giới vùng cao nên điều kiện kinh tế - xã hội
nhìn chung còn chậm phát triển do đó nguồn thu từ thuế xuất khẩu, nhập khẩu
được coi là một nguồn thu rất quan trọng và chủ yếu của ngân sách nhà nước
(NSNN). Vì vậy quản lý thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu là một trong những
nhiệm vụ trọng tâm và thường xuyên của Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn nói
chung và của Chi cục Hải quan Tân Thanh nói riêng.
2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài.
2.1. Mục đích của đề tài.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế, tầm quan trọng của công tác thu thuế xuất
khẩu, nhập khẩu và sự cần thiết phải cải cách thủ tục hải quan, kết hợp với
những kiến thức lĩnh hội được trong quá trình đào tạo và thời gian thực tập tại
Chi cục Hải quan Tân Thanh em chọn đề tài: "Một số giải pháp nhằm tăng
cường hiệu quả công tác quản lý thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu tại Chi
cục Hải quan Tân Thanh - Cục Hải quan Lạng Sơn" để nghiên cứu và làm
báo cáo thực tập.
2.2. Nhiệm vụ của đề tài.
Trên cơ sở thực tế, tập hợp, xử lý các nguồn dữ liệu, phân tích và đánh
giá một cách khách quan, khoa học về thực trạng và đưa ra các giải pháp
nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu tại
Chi cục Hải quan Tân Thanh
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: Những lý luận khoa học về việc quản lý thuế
xuất khẩu, nhập khẩu tại Chi cục Hải quan Tân Thanh
4
Phạm vi nghiên cứu: Đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp
nhằm tăng cường quản lý thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu tại Chi
cục Hải quan Tân Thanh.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng,
tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm về phát triển kinh tế của Đảng làm nền
tảng, kết hợp với phân tích, thống kê và ứng dụng thực tiễn để có cơ sở đề
xuất giải pháp, đồng thời báo cáo cũng sử dụng phương pháp tổng hợp, đối
chiếu so sánh, phương pháp lôgic.
5. Bố cục đề tài.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
của đề tài gồm 3 chương:
- Chương 1: Tổng quan về thuế xuất nhập khẩu
- Chương 2: Thực trạng công tác quản lý thu thuế xuất khẩu, nhập
khẩu tại Chi cục Hải quan Tân Thanh.
- Chương 3: Một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả công tác
quản lý thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu tại Chi cục Hải quan Tân Thanh.
CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU
1. Sự ra đời của thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
Nghiên cứu về sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người chúng ta
thấy rằng thuế ra đời, phát triển cùng với sự ra đời, phát triển của Nhà nước.
Để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của mình thì Nhà nước đã dùng quyền
lực bắt buộc mọi thành viên trong xã hội đóng góp một phần sản phẩm, thu
nhập của họ cho Nhà nước và đó chính là thuế. Đến lượt nó, thuế là một công
cụ đảm bảo, cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của Nhà nước. Ngày nay
cùng với sự phát triển của nền kinh tế, sự hoàn thiện và gia tăng quyền lực
của Nhà nước đã đòi hỏi những khoản chi tiêu lớn hơn của Nhà nước, mặt
khác từ đó cũng cho phép Nhà nước can thiệp sâu hơn và có hiệu quả hơn đối
5
với hoạt động của đời sống kinh tế. Chính từ nguyên nhân đó mà hàng loạt
sắc thuế ra đời trong đó có thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu( gọi tắt là thuế
XNK). Trong điều kiện nền kinh tế còn tự cung, tự cấp thì thuế XNK chưa
xuất hiện. Nó chỉ xuất hiện khi mà nền kinh tế phát triển, giao lưu buôn bán
giữa các nước xuất hiện, mở rộng…thì vấn đề thuế XNK mới được nói đến
chính thức. Nhà nước đã dùng quyền lực của mình để bắt buộc mọi cá nhân,
tổ chức có hoạt động trao đổi, buôn bán hàng hoá với nước ngoài phải nộp
một phần doanh thu của họ cho Nhà nước và đó chính là thuế XNK. Mức
động viên của thuế XNK vào NSNN ít hay nhiều là tuỳ thuộc vào đường lối
phát triển kinh tế của mỗi nước trong từng thời kỳ nhất định. Buổi đầu ra đời
thì thuế XNK chỉ nhằm tăng thu cho NSNN. Nhưng khi mà nền kinh tế phát
triển thì những vấn đề như sản xuất nội địa, chủ quyền quốc gia, tỷ giá hối
đoái, CCTTQT( Cán cân thanh toán quốc tế)…thì thuế XNK không những
nhằm tăng thu cho NSNN mà còn để bảo hộ nền sản xuất trong nước trước
những ảnh hưởng của quá trình hội nhập. Ở đây chúng ta chỉ đề cập đến thuế
NK vì thuế XK chủ yếu có thuế suất 0-5%. Tuỳ từng giai đoạn, thời kỳ mà
Nhà nước có những bước đi phù hợp với sự phát trển chung của đất nước,
cũng như những cam kết quốc tế, liên kết kinh tế Khu vực, Thế giới và Hiệp
định thương mại song phương về kinh tế mà Việt Nam tham gia để có những
cơ chế, chính sách về thuế XNK phù hợp nhằm phát huy nội lực, tranh thủ
ngoại lực nhằm đạt được kết quả đã định trước.
2. Khái niệm, đặc điểm của thuế XNK.
a) Khái niệm
Cho đến nay đang tồn tại nhiều khái niệm về thuế nói chung, thuế XNK
nói riêng. Do đó dưới từng góc độ xem xét với từng người nghiên cứu, mục
đích nghiên cứu thì nó lại có những cách nhìn nhận khác nhau nhưng chỉ xoay
quanh một bản chất mà thôi. Cho nên để có cái nhìn về thuế XNK, chúng ta
hãy xem xét các khái niệm về thuế dưới các góc nhìn khác nhau:
6
-Theo các nhà kinh điển: Thuế là cái mà Nhà nước thu của dân nhưng
không bù lại và thuế cấu thành nên phần thu của Nhà nước, nó được lấy
ra từ sản phẩm của đất đai và lao động trong nước, xét cho cùng thì
thuế được lấy ra từ Tư bản hay thu nhập của người chịu thuế( Tư bản là
tiền nhưng tiền chưa chắc đã là Tư bản).
-Trên góc độ phân phối thu nhập: Thuế là hình thức phân phối và phân
phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân nhằm hình thành nên quỹ
tiền tệ tập trung lớn nhất của Nhà nước để đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho việc
thực hiện các chức năng của Nhà nước.
-Trên góc độ Pháp lụât: Thuế là khoản đóng góp theo quy định của
Pháp luật mà Nhà nước bắt buộc mọi tổ chức, cá nhân phải có nghĩa vụ nộp
vào cho NSNN.
Thuế XNK sẽ được hiểu như sau: Thuế XNK là một phần thu nhập mà
các cá nhân và tổ chức phải có nghĩa vụ đóng góp cho Nhà nước theo quy
định của Pháp luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu( gọi tắt là thuế XNK)
thông qua hoạt động XNK hàng hoá để hình thành nên quỹ tiền tệ tập trung
NSNN nhằm thực hiện chức năng quản lý Nhà nước.
b) Đặc điểm của thuế XNK
*) Thuế XNK cũng mang những đặc điểm của thuế nói chung:
-Thứ nhất, mang tính cưỡng chế và pháp lý cao: Đây là một đặc điểm
đã được thể chế hoá trong Hiến pháp. Việc nộp thuế là nghĩa vụ của mọi công
dân, tổ chức kinh tế. Nếu họ không nộp tức là họ đã vi phạm Pháp luật của đất
nước đó. Đây là một đặc điểm phân bịêt rõ nhất với những khoản đóng góp tự
nguyện tức là những khoản đóng góp không mang tính bắt buộc, cưỡng ép.
-Thứ hai, thuế không mang tính hoàn trả trực tiếp: Đây là một đặc
điểm để chúng ta phân biệt với phí và lệ phí. Phí và lệ phí thì được hoàn trả
sau khi người nộp nộp một số tiền nh phí cầu đường, lệ phí trước bạ. Phí gắn
với hàng hoá công cộng, còn lệ phí gắn với dịch vụ công cộng. Khác với
những khoản vay, Nhà nước thu thuế của các tổ chức và cá nhân nhưng sau
7
một thời gian nào đó họ sẽ không được trả lại số tiền mà họ đã nộp. Số tiền đó
sẽ được tập hợp và chủ yếu hình thành nên NSNN để Nhà nước chi tiêu cho
những hoạt động của mình, cũng như chi cho đầu tư phát triển, chi tiêu công
cộng…Lợi ích mà người nộp thuế nhận được không phụ thuộc vào số thuế mà
họ nộp mà phụ thuộc vào những hoạt động cụ thể và thu nhập của họ.
*) Bên cạnh những đặc điểm chung đó thì thuế XNK cũng có những đặc điểm
riêng là:
-Một là, thuế XNK được phép đánh vào hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
qua biên giới; kể cả hàng hóa đưa vào KCX( Khu chế xuất) và từ KCX
đưa vào tiêu thụ trong nước.
-Hai là, thuế XNK là một loại thuế gián thu bởi vì người nộp thuế và
người chịu thuế là hai đối tượng hoàn toàn khác nhau. Người nộp thuế
là các cá nhân, tổ chức thực hiện hoạt động XNK hoặc người được uỷ
quyền; còn người chịu thuế là người tiêu dùng hàng hóa đó.
-Ba là, thuế XNK không phân biệt đối tượng chịu thuế là giàu hay
nghèo mà cứ tiêu dùng một lượng hàng hoá như nhau thì số thuế mà họ
phải trả là như nhau.
-Bốn là, đối với Việt Nam là một nước đang phát triển nên nguồn thu từ
thuế trực thu là rất nhỏ và hạn chế; chính vì vậy mà nguồn thu từ thuế
gián thu là cơ bản trong đó thu từ hoạt động XNK là tương đối ổn định
và quan trọng.
3. Vai trò của thuế XNK
a) Thuế XNK cũng mang vai trò của thuế nói chung:
-Thứ nhất, thuế là nguồn thu chủ yếu cho NSNN: Chúng ta biết rằng
NSNN được hình thành với hơn 90% là từ thuế, ngoài ra còn có những
khoản đóng góp tự nguyện của các cá nhân và tổ chức phi Chính phủ,
Chính phủ nước ngoài.
-Thứ hai, thuế tham gia vào quá trình điều tiết vĩ mô nền kinh tế: Vai
trò này được xuất hiện khi mà nền kinh tế chuyển sang nền kinh tế thị
8
trường từ nền kinh tế KHH( Kế hoạch hoá) tập trung, quan liêu, bao
cấp và mệnh lệnh hành chính. Ở nền kinh tế thị trường Nhà nước chỉ
đưa ra các chuẩn mực, hành lang pháp lý để hướng các hoạt động sản
xuất, hoạt động xã hội…đi theo nhằm đạt được các mục tiêu đặt ra. Khi
Nhà nước muốn khuyến khích hay hạn chế một sản phẩm, ngành nghề
nào thì Nhà nước sẽ dùng công cụ thuế để làm điều đó. Cụ thể, khi Nhà
nước muốn khuyến khích mặt hàng A chẳng hạn mà trong nước chưa
sản xuất được hoặc có sản xuất nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu thì
Nhà nước sẽ giảm thuế NK xuống một cách đáng kể, thậm chí giảm
xuống chỉ còn 0%. Còn nếu không khuyến khích thì Nhà nước sẽ làm
ngược lại tức đánh thuế NK cao hơn bình thường vào hàng hoá NK đó,
do vậy giá cả hàng hoá NK sẽ tăng tương đối so với hàng cùng loại sản
xuất trong nước, dẫn tới khả năng cạnh tranh giảm. Đây là một vai trò
rất quan trọng của thuế trong một loạt các công cụ như tài chính, tín
dụng, chính sách tiền tệ, chính sách tài khoá, lãi suất…
- Thứ ba, thuế là một công cụ điều hoà thu nhập, thực hiện công bằng
XH trong phân phối: Trước hết phải thấy rằng có hai loại công bằng là
công bằng theo chiều dọc và công bằng theo chiều ngang. Công bằng
theo chiều ngang tức là những đối tượng có điều kiện tương tự nhau sẽ
nộp thuế như nhau. Còn công bằng theo chiều dọc là những đối tượng
có điều kiện hơn thì sẽ phải nép thuế nhiều hơn như biểu thuế suất áp
dụng với thu nhập cá nhân. Trong nền kinh tế thị trường thì sự phân
hoá giàu nghèo ngày càng rõ rệt và có xu hướng gia tăng nên việc dùng
thuế suất luỹ tiến áp dụng với thu nhập có được để giảm khoảng cách
giàu nghèo là điều rất cần thiết hơn bao giờ hết để tạo sự công bằng và
chỉ có Nhà nước làm được việc này thông qua công cụ thuế.
-Thứ tư, thuế còn là một công cụ kiểm tra, kiểm soát các hoạt động sản
xuất kinh doanh: Vai trò này được xuất hiện từ chính quá trình tổ chức
thực hiện các Luật thuế. Để thu được thuế và thực hiện đúng các Luật
9
thuế đã ban hành thì cơ quan thuế và các cơ quan có liên quan phải
bằng mọi biện pháp nắm vững số lượng các cơ sở kinh doanh; quy mô;
mặt hàng được phép sản xuất kinh doanh Từ công tác thu thuế sẽ phát
hiện ra những hành vi vi phạm Pháp luật, đồng thời từ đó cũng tìm ra
được những khó khăn, vướng mắc của họ để tìm cách tháo gỡ vướng
mắc đó, cũng như trừng trị thẳng tay những đối tượng có hành động sai.
Như vậy thuế mới là công cụ kiểm tra, kiểm soát các hoạt động sản
xuất kinh doanh có hiệu quả nhất.
b) Vai trò riêng của thuế XNK
Ngoài những vai trò chung của thuế, thuế XNK còn có những vai trò
riêng.Tuy nhiên việc thể hiện vai trò này như thế nào còn phụ thuộc vào sự
phát triển kinh tế của mỗi đất nước trong từng thời kỳ, giai đoạn cụ thể:
-Một là, tập trung vào NSNN thông qua hoạt động XNK: Chỉ thông qua
hoạt động XNK hàng hoá thì thuế XNK mới xuất hiện. Để tập trung
một cách cao nhất nguồn thu từ hoạt động XNK vào NSNN thì chúng
ta phải bao quát hết nguồn thu, phải thu đúng, thu đủ. Một câu hỏi được
đặt ra ở đây là liệu như thế đã đủ chưa khi mà vấn đề cốt lõi chúng ta
chưa đề cập đến là khả năng nộp thuế. Nó liên quan trực tiếp đến quá
trình phân phối lại được tạo ra từ hoạt động XNK của các cá nhân, tổ
chức. Chúng ta đều ít nhiều biết rằng thuế XNK là phần doanh thu
được lấy ra từ thu nhập của hoạt động XNK hàng hoá. Nhà nước với
quyền lực đặc biệt của mình đã bắt buộc mọi cá nhân, tổ chức phải nộp
một phần thu nhập của mình cho Nhà nước từ hoạt động XNK hàng
hoá. Nếu Nhà nước huy động quá mức số thu nhập được tạo ra từ hoạt
động XNK hàng hoá của các cá nhân, tổ chức có hoạt động XNK hàng
hoá thì họ sẽ cảm thấy rằng những gì mà mình tạo ra được lại phần lớn
bị Nhà nước lấy đi cho nên sẽ chuyển sang kinh doanh ngành nghề
khác hoặc nếu còn tiếp tục thì họ sẽ tìm mọi cách để lách Luật dẫn đến
trèn lậu thuế, dẫn đến thất thu từ thuế XNK lớn. Một vấn đề đặt ra nữa
10
là liệu Nhà nước phải làm như thế nào để điều hoà mối quan hệ lợi ích
giữa Nhà nước và các cá nhân, tổ chức có hoạt động XNK hàng hoá.
Từ đó có thể thu được số thuế XNK lớn nhất mà không ảnh hưởng đến
việc nuôi dưỡng nguồn thu. Nếu gọi T
mxnk
: là tổng số thu bằng thuế
XNK tối đa có thể tập trung vào NSNN, GDP: là tổng sản phẩm quốc
nội thì T
mxnk
/ GDP: gọi là khả năng thu thuế: Đây là một khái niệm để
chỉ ranh giới phân chia hợp lý thu nhập giữa cá nhân, tổ chức có hoạt
động kinh doanh XNK hàng hóa với Nhà nước. Nếu Nhà nước động
viên thuế chưa đạt khả năng thu thuế thì Nhà nước chưa tập trung đầy
đủ nguồn lực xã hội. Ngược lại khi Nhà nước động viên quá mức, tức
vượt khả năng thu thuế thì sẽ làm bào mòn khả năng tích luỹ để tái sản
xuất, làm giảm số thu thuế trong tương lai. Trong quản lý thuế người ta
thường đề cập đến nỗ lực thu thuế= T
txnk
/T
mxnk
= N trong đó T
txnk
là số
thuế XNK thực tế thu được. Nếu N<1 thì Nhà nước có thể áp dụng các
biện pháp tăng thu mà không sợ làm ảnh hưởng đến quan hệ phân phối
giữa Nhà nước với các cá nhân, tổ chức có hoạt động XNK hàng hóa
như mở rộng diện thu, tăng thuế suất hoặc áp dụng cả hai biện pháp
trên. Nếu N=1 thì không có gì phải bàn cãi ở đây vì nó đã thể hiện bộ
máy quản lý thu thuế XNK đã hoạt động quá hiệu quả nhưng trường
hợp này hầu như không xảy ra. Nếu N>1 tức Nhà nước đã huy động
vượt quá khả năng nộp thuế và tất yếu sẽ dẫn đến những phản ứng đáng
tiếc nh đã nói ở trên.
-Hai là, điều tiết và kiểm soát hoạt động XNK hàng hoá: Trong một
nền kinh tế mở như hiện nay khi mà xu hướng liên kết hợp tác kinh tế
giữa các nước, các Khu vực đã trở thành vấn đề sống còn với một quốc
gia, một Khu vực thì không thể thiếu được hoạt động buôn bán, trao đổi
hàng hoá giữa các nước với nhau. Hàng hoá được trao đổi, buôn bán
với đủ chủng loại, số lượng, kích cỡ, mẫu mã khác nhau… Có loại
hàng hoá được Pháp luật cho phép lưu thông nhưng cũng có những
11
hàng hoá bị Pháp luật cấm như ma tuý, băng đĩa lậu có nội dung không
lành mạnh…Có những loại hàng hoá thiết yếu, hàng phục vụ cho
ANQG( An ninh quốc gia), y tế, hàng viện trợ nhân đạo…nói chung là
đủ cả. Do đó việc tổ chức, quản lý hoạt động XNK hàng hoá; một mặt
Nhà nước thu được thuế từ hoạt động này; mặt khác qua quá trình quản
lý Nhà nước kiểm soát được hoạt động XNK hàng hoá để từ đó có
những điều chỉnh phù hợp với thực tiễn phát triển của nền kinh tế. Việc
điều chỉnh đối với hoạt động XNK có thể thông qua các biện pháp phi
thuế quan như hạn ngạch, các quy định về tiêu chuẩn hàng hoá như
chất lượng, đóng gói, mẫu mã…nhưng một công cụ rất hữu hiệu là
thông qua thuế XNK. Để khuyến khích những mặt hàng chưa sản xuất
được hoặc những mặt hàng sản xuất được nhưng chưa đáp ứng được
yêu cầu trong nước, những mặt hàng để làm nguyên liệu đầu vào cho
quá trình sản xuất, những mặt hàng nhằm đổi mới công nghệ…thì Nhà
nước hạ thuế suất thuế NK xuống, thậm chí xuống 0%. Còn nếu không
khuyến khích NK, bảo hộ nền sản xuất trong nước thì Nhà nước tăng
thuế suất thuế NK lên. Khi Nhà nước muốn hạn chế XK sản phẩm thô,
sản phẩm chưa qua chế biến thì Nhà nước tăng thuế suất thuế XK lên;
còn nếu khuyến khích những mặt hàng đã qua chế biến, những mặt
hàng có hàm lượng chất xám cao, những mặt hàng công nghiệp…thì
Nhà nước sẽ hạ thuế suất thuế XK xuống còn 0%. Như vậy công cụ
thuế XNK cũng rất có ích cho điều tiết hoạt động XNK.
- Ba là, bảo hộ nền sản xuất trong nước: Đây là một vai trò riêng có mà
chúng ta không phải bàn cãi. Có điều chúng ta bảo hộ phải có chọn lọc;
đánh thuế NK làm sao để người tiêu dùng được hưởng lợi từ những
hàng hoá rẻ, chất lượng cao, mẫu mã đẹp, phong phú về chủng loại của
hàng hoá nước ngoài. Từ đó nó sẽ hối thúc các doanh nghiệp trong
nước tăng cường đầu tư để đổi mới công nghệ, phương pháp quản lý
nhằm nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm…để cạnh tranh với
12
hàng hoá NK. Nhưng một điều chúng ta phải lưu ý rằng khi tham gia
AFTA chóng ta phải giảm thuế suất thuế NK xuống chỉ còn 0-5% vào
năm 2006. Do đó vai trò bảo hộ của thuế NK sẽ giảm xuống tương đối
nhưng đó không hẳn là tín hiệu xấu bởi vì có như vậy các doanh
nghiệp của ta mới phát huy được tính tự chủ, năng động, sáng tạo nếu
như các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển. Còn về phía Nhà
nước phải có quan điểm bảo hộ rõ ràng, có chọn lọc, có lịch trình thời
gian cụ thể thì mới giải quyết căn bản tình trạng hiện nay là bảo hộ một
cách tràn lan, không có thời gian cụ thể, bảo hộ mang tính hình thức
không đem lại hiệu quả như mong muốn.
-Bốn là, khẳng định chủ quyền quốc gia: Vai trò này được thể hiện ở
chỗ mọi hàng hoá nước ngoài khi NK vào Việt Nam đều phải kê khai,
xuất trình kiểm tra và nộp thuế( nếu có). Mọi biện pháp đối xử phân
biệt với hàng hoá Việt Nam ở nước ngoài, hiện tượng bán phá giá hàng
hoá nước ngoài tại thị trường Việt Nam thì đều bị trả đũa thông qua áp
dụng thuế XNK bổ sung, thuế chống bán phá giá… Nhưng để làm được
điều này trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay quả thật rất khó.
4. Các yếu tố của thuế XNK
a) Tên gọi của sắc thuế: Mỗi sắc thuế có một tên gọi riêng. Thông
thường tên gọi của sắc thuế thể hiện đối tượng của sắc thuế hoặc mục tiêu áp
dụng sắc thuế đó. Ví dụ như thuế XNK đánh vào hoạt động XNK hàng hoá.
b) Đối tượng nộp thuế: Là các cá nhân, tổ chức kinh doanh hàng hoá
XNK. Đối tượng nộp thuế thể hiện phạm vi áp dụng của một chính sách thuế
cụ thể. Trong đó có những sắc thuế mà phạm vi áp dụng rất rộng như
VAT( Thuế GTGT) nhưng cũng có những sắc thuế mà phạm vi áp dụng hẹp
như thuế XNK. Có những đối tượng chỉ kê khai và nộp một loại thuế trong
một thời gian nhất định nhưng cũng có những đối tượng phải kê khai và nộp
nhiều loại thuế cùng lúc như thuế XNK, thuế TTĐB, thuế GTGT…Chúng ta
lưu ý rằng đối tượng nộp thuế của thuế XNK là những cá nhân, tổ chức có
13
hoạt động kinh doanh hàng hoá XNK. Còn đối tượng chịu thuế là người tiêu
dùng hàng hóa XNK đó.
c) Cơ sở thuế: Là đối tượng tác động của một chính sách thuế. Cơ sở
thuế này có thể là các khoản thu nhập nhận được trong một khoảng thời gian
nhất định nhưng cũng có thể là tổng tài sản do cá nhân hoặc tổ chức nắm giữ.
Đối với thuế XNK thì cơ sở thuế là phần doanh thu được tạo ra từ hoạt động
kinh doanh XNK hàng hoá của các cá nhân, tổ chức.
d) Thuế suất: Là yếu tố quan trọng nhất, có thể coi nó là linh hồn của
một sắc thuế. Nó phản ánh mức độ điều tiết trên cơ sở thuế. Do đó thuế suất
thể hiện quan điểm của Nhà nước về việc động viên, khuyến khích hay hạn
chế sử dụng, sản xuất, kinh doanh một sản phẩm, ngành nghề, lĩnh vực nhất
định. Thuế suất là mức thu được ấn định trên một cơ sở thuế bằng những
phương pháp thích hợp. Từ đó có những loại thuế suất sau:
-Thuế suất cố định: Tức mức thu được ấn định bằng một lượng tuyệt
đối trên cơ sở thuế. Tuy nhiên do tính chất không đảm bảo công bằng
mặc dù nó đơn giản song hiện nay nó rất ít được áp dụng.
-Thuế suất tỷ lệ: Mức thu được quy định bằng một tỷ lệ % của cơ sở thuế
và không thay đổi theo quy mô của cơ sở thuế. Hiện nay nó được áp dụng
phổ biến trong nhiều sắc thuế ở nước ta còng như nhiều nước trên thế giới.
-Thuế suất luỹ tiến: Mức thu được quy định bằng một tỷ lệ % trên cơ sở
thuế nhưng tăng dần theo quy mô của cơ sở thuế. Có hai loại thuế suất luỹ
tiến là thuế suất luỹ tiến từng phần và thuế suất lũy tiến toàn phần:
-Thuế suất luỹ tiến từng phần: Áp dụng với mức thuế suất tăng
dần theo từng phần tăng lên của cơ sở thuế.
-Thuế suất luỹ tiến toàn phần: Biểu thuế luỹ tiến toàn phần cũng
bao gồm nhiều bậc thuế suất tương ứng với mỗi mức cơ sở thuế nhưng
toàn bộ cơ sở thuế được áp dụng một mức thuế suất chung tương ứng
-Thuế suất luỹ thoái: Ngược lại thuế suất luỹ tiến tức trong khi
cơ sở thuế tăng lên thì thuế suất lại giảm đi.
14
Ngoài những yếu tố cơ bản trên thì trong mỗi sắc thuế còn quy định về giá
tính thuế, những vấn đề về giảm thuế, ưu đãi thuế… nhằm thực hiện chính
sách xã hội, phát triển kinh tế. Ở thuế XNK thì thuế suất được áp dụng là thuế
suất thông thường, thuế suất ưu đãi và thuế suất ưu đãi đặc biệt.
5. Căn cứ tính thuế
Căn cứ tính thuế XK, thuế NK là số lượng hàng hoá, giá tính thuế và
thuế suất của mặt hàng XK, NK.
a) Số lượng hàng hóa XK, NK
Số lượng hàng hoá XK, NK làm căn cứ tính thuế là số lượng từng mặt
hàng thực tế XK, NK.
b) Giá tính thuế, tỷ giá tính thuế và đồng tiền nộp thuế
*) Giá tính thuế được tính bằng đồng Việt Nam( VND) và được thực hiện như
sau:
-Đối với hàng hoá XK, NK theo hợp đồng mua bán hàng hoá:
+Đối với hàng hoá XK: Là giá bán cho khách hàng tại cửa khẩu xuất
bán( giá FOB), không bao gồm phí bảo hểm( I) và chi phí vận tải (F).
Căn cứ để xác định giá bán cho khách hàng là hợp đồng mua bán hàng
hóa với đầy đủ nội dung chủ yếu của một bản hợp đồng theo quy định
tại Luật thương mại phù hợp với các chứng từ hợp pháp, hợp lệ có liên
quan đến việc mua bán hàng hoá.
+Đối với hàng hoá NK:
-Hàng hoá NK theo hợp đồng mua bán thuộc đối tượng áp dụng
của Thông tư số 118/TT-BTC ngày 8/12/2003 của Bộ Tài chính
hướng dẫn Nghị định số 60/2002/NĐ-CP ngày 6/6/2002 của
Chính phủ về việc xác định trị giá tính thuế đối với hàng hóa NK
theo nguyên tắc của Hiệp định thực hiện Điều 7 Hiệp định chung
về thuế quan và thương mại GATT thì giá tính thuế được xác
định theo hướng dẫn tại Thông tư số 118/TT-BTC nêu trên.
15
-Hàng hoá NK theo hợp đồng mua bán hàng hoá nhưng không
thuộc đối tượng áp dụng của Thông tư số 118/TT-BTC ngày
8/12/2003 của Bộ Tài chính thì giá tính thuế là giá thực tế phải
thanh toán mà người mua đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán
cho người bán về hàng hóa NK. Tổng cục Hải quan hướng dẫn
cụ thể việc xác định giá tính thuế nêu tại điểm này.
-Một số trường hợp đặc biệt được hướng dẫn như sau:
-Trường hợp 1: Máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải đi thuê thì giá tính thuế
NK là giá thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải thực trả theo hợp đồng
đã ký với nước ngoài phù hợp với các chứng từ hợp pháp, hợp lệ có liên quan
đến việc đi thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải.
-Trường hợp 2: Máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải đưa ra nước ngoài để
sửa chữa thì giá tính thuế khi NK trở lại Việt Nam là chi phí sửa chữa thực
phải trả theo hợp đồng đã ký với nước ngoài phù hợp với các chứng từ hợp
pháp, hợp lệ có liên quan đến việc sửa chữa máy móc, thiết bị, phương tiện
vận tải.
Giá thuê thực phải trả hoặc chi phí thực phải trả tại trường hợp 1, 2 nêu
trên nếu chưa bao gồm chi phí vận tải( F) và phí bảo hiểm( I) thì phải cộng
chi phí vận tải và chi phí bảo hiểm để xác định giá tính thuế NK. Trường hợp
hàng hoá NK được các Doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam cung cấp dịch
vụ bảo hiểm và vận tải hàng hoá thì giá tính thuế NK không bao gồm khoản
thuế GTGT đối với phí bảo hiểm và chi phí vận tải.
-Trường hợp 3: Hàng hoá NK có bao gồm hàng hoá bảo hành theo hợp đồng
mua bán hàng hoá( kể cả trường hợp hàng hoá gửi sau) nhưng giá ghi trên
hợp đồng mua bán hàng hoá không tính thanh toán riêng đối với số hàng hoá
bảo hành thì giá tính thuế là giá bao gồm cả trị giá hàng hoá bảo hành.
-Trường hợp 4: Hàng hoá NK thuộc đối tượng được miễn thuế, tạm miễn
thuế, đã đưa vào sử dụng tại Việt Nam nhưng sau đó được cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền cho phép chuyển nhượng hoặc thay đổi mục đích được miễn
16
thuế, tạm miễn thuế trước đây, phải nép thuế thì giá tính thuế NK được xác
định trên cơ sở giá trị còn lại của hàng hoá tính theo thời gian sử dụng và lưu
lại tại Việt Nam( tính từ thời điểm NK đến thời điểm tính thuế).
-Đối với hàng hoá XK, NK không theo hợp đồng hàng hoá hoặc hợp
đồng không phù hợp theo quy định tại Luật Thương mại thì giá tính
thuế XK, NK do Cục Hải quan địa phương quy định. Tổng cục Hải
quan hướng dẫn cụ thể phương pháp xác định giá tính thuế theo nguyên
tắc phù hợp với giá giao dịch trên thị trường nhằm chống gian lận
thương mại qua giá.
*) Tỷ giá tính thuế:
-Tỷ giá làm cơ sở để xác định giá tính thuế đối với hàng hoá XK, NK là
tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ Liên Ngân hàng do
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố được đăng trên báo Nhân dân
hàng ngày. Trường hợp vào các ngày không phát hành báo Nhân dân
hoặc có phát hành nhưng không thông báo tỷ giá hoặc thông tin không
đến được cửa khẩu trong ngày thì tỷ giá tính thuế của ngày hôm đó
được áp dụng theo tỷ giá tính thuế của ngày liền kề trước đó.
-Đối với các đồng ngoại tệ không có giao dịch trên thị trường ngoại tệ
Liên Ngân hàng thì xác định theo nguyên tắc tỷ giá tính chéo giữa tỷ
giá đồng đôla Mỹ với các ngoại tệ khác trên thị trường quốc tế do Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam công bố.
*) Đồng tiền nộp thuế: Thuế XK, NK được nộp bằng đồng Việt
Nam( VND). Trường hợp đối tượng nộp thuế muốn nộp bằng ngoại tệ thì phải
nộp bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công
bố.
c) Thuế suất
*) Thuế suất thuế XK: Đã được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tại
Biểu thuế thuế XK.
17
*) Thuế suất thuế NK: Đã bao gồm thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc
biệt và thuế suất thông thường, cụ thể như sau:
-Thuế suất ưu đãi: Là thuế suất áp dụng cho hàng hoá NK có xuất xứ từ
nước hoặc khối nước có thoả thuận về đối xử tối hệ quốc trong quan hệ
thương mại với Việt Nam. Mức thuế suất ưu đãi được quy định cụ thể
cho từng mặt hàng tại Biểu thuế suất ưu đãi.
Điều kiện để được áp dụng thuế suất ưu đãi:
• Hàng hoá NK phải có giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá( C/O)
từ nước hoặc khối nước có thoả thuận về đối xử tối hệ quốc trong
quan hệ thương mại với Việt Nam. Nước hoặc khối nước đó phải
nằm trong danh sách các nước hoặc khối nước do Bộ Thương
mại thông báo đã có thoả thuận về đối xử tối hệ quốc trong quan
hệ thương mại với Việt Nam.
• Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa( C/O) phải phù hợp với quy
định của Pháp luật hiện hành.
-Thuế suất ưu đãi đặc biệt: Là thuế suất được áp dụng cho hàng hoá NK
có xuất xứ từ nước hoặc khối nước mà Việt Nam và nước hoặc khối
nước đã có thoả thuận về thuế NK theo thể chế Khu vực thương mại tự
do, Liên minh thuế quan hoặc để tạo thuận lợi cho giao lưu thương mại
biên giới và trường hợp ưu đãi đặc biệt khác. Thuế suất ưu đãi đặc biệt
áp dụng cho từng loại mặt hàng cụ thể theo quy định trong thoả thuận.
Điều kiện để được áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt:
• Hàng hoá NK phải có chứng nhận xuất xứ( C/O) từ nước hoặc khối
nước đã có thoả thuận ưu đãi đặc biệt về thuế NK đối với quy định
của Pháp luật hiện hành.
• Hàng hoá NK phải là những mặt hàng quy định cụ thể trong danh
mục hàng hoá được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt cho từng nước
hoặc khối nước do Chính phủ hoặc các cơ quan được Chính phủ uỷ
quyền công bố.
18
• Các điều kiện khác nếu có để được áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt
thực hiện theo quy định cụ thể tại các văn bản hướng dẫn riêng cho
từng nước hoặc khối nước mà Việt Nam cam kết về thuế suất ưu đãi
đặc biệt.
Đối với các trường hợp chưa xuất trình được(C/O) theo đúng quy định khi
làm thủ tục Hải quan, cơ quan Hải quan vẫn tính theo mức thuế suất ưu đãi
hoặc thuế suất ưu đãi đặc biệt theo cam kết và kê khai của đối tượng nép thuế.
Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày đăng ký Tê khai hàng hoá NK, đối tượng
nộp thuế phải xuất trình C/O theo đúng quy định cho cơ quan Hải quan.
Trường hợp không xuất trình được C/O theo đúng quy định thì cơ quan Hải
quan tính lại thuế và xử phạt vi phạm theo quy định hiện hành.
-Thuế suất thông thường là thuế suất được áp dụng cho hàng hoá NK
có xuất xứ từ nước hoặc khối nước mà Việt Nam không có thoả thuận
về đối xử tối hệ quốc hoặc không có thoả thuận ưu đãi đặc biệt về thuế
NK.
Thuế suất thông thường cao hơn 50% so với thuế suất ưu đãi của từng mặt
hàng theo quy định tại Biểu thuế NK ưu đãi và được tính như sau:
(Thuế suất thông thường= Thuế suất ưu đãi( 1+ 50%))
-Hàng hoá NK trong một số trường hợp thuộc diện phải chịu thuế bổ
sung( theo Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế XK,
thuế NK ngày 20/5/1998).
Thuế bổ sung, thuế suất theo hạn ngạch thuế quan, thuế tuyệt đối được
thực hiện theo văn bản hướng dẫn riêng.
6. Phương pháp tính thuế XNK
Có 4 phương pháp:
a) Phương pháp 1: Phương pháp tính thuế theo đơn vị hàng hoá tức
số thuế XNK được ấn định cụ thể trên một đơn vị hàng hoá XK,
NK mà không quan tâm đến trị giá của hàng hoá XNK đó. Đơn
vị ở đây có thể là cái, chiếc, m
3
, cuộn, tấn…
19
b) Phương pháp 2: Phương pháp tính thuế theo đơn vị tức số thuế
XNK được ấn định theo tỷ lệ % của giá trị hàng hoá XNK. Trong
đó tỷ lệ % ở đây cao hay thấp tuỳ thuộc vào từng loại hàng hoá
XNK.
c) Phương pháp 3: Phương pháp tính theo hạn ngạch NK, XK tức
số thuế XNK được ấn định theo mức hạn ngạch XK, NK. Nếu số
lượng hàng hoá vượt qua hạn ngạch đó thì thuế suất thuế XNK
có thể được điều chỉnh tăng lên hay giảm đi là tuỳ thuộc vào
từng loại hàng hoá XK, NK.
d) Phương pháp 4: Phương pháp kết hợp giữa phương pháp 1 và
phương pháp 2 tức theo phương pháp này thì ngoài việc phải nộp
thuế theo % của trị giá hàng hoá XK, NK còn phải nộp thêm
một khoản thuế trên một đơn vị hàng hoá XK, NK.
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ XUẤT KHẨU,
NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN TÂN THANH
1. Tình hình hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn quản lý của Chi cục
Hải quan Tân Thanh .
Sau khi hai nước Việt Nam - Trung Quốc bình thường hoá quan hệ, từ
cho phép thăm thân, trao đổi hàng hoá thiết yếu, đến ký kết hiệp định thương
mại, tạo cho Lạng Sơn có điều kiện thuận lợi phát triển thương mại - dịch vụ,
nhất là kinh tế cửa khẩu và đã tự khẳng định được vai trò đầu cầu quan trọng
kết nối thị trường trong nước với thị trường Trung Quốc. Tại địa bàn xã Tân
Thanh huyện Văn Lãng nơi diễn ra hoạt động buôn bán của cặp chợ đường
biên: Chợ Tân Thanh (Việt Nam) và Chợ Pò Chài (Trung Quốc) cũng là một
nơi diễn ra các hoạt động kinh tế thương mại như thế.
20
Hoạt động xuất nhập khẩu qua biên giới Việt - Trung nhìn chung đã
diễn ra trước khi hai nước bình thường hoá quan hệ, nhưng thực sự chỉ sôi
động từ năm 1991 một số hiệp định quan trọng đã được ký kết: Hiệp định
thương mại giữa hai nước, Hiệp định tạm thời giải quyết công việc vùng biên
giới (hai Hiệp đinh này được ký tại Bắc Kinh trong chuyến đi thăm chính
thức Trung Quốc lần thứ nhất của Tổng bí thư Đỗ Mười và Thủ tướng Võ
Văn Kiệt ngày 5- 11- 1991). Đặc biệt là từ năm 1992 với việc ký Hiệp định
Hợp tác kinh tế Việt Nam –Trung Quốc ( tại Hà Nội nhân dịp phó Thủ tướng
kiêm ngoại trưởng Trung Quốc Tiền Kỳ Tham sang thăm Việt Nam), Hiệp
định về thanh toán và hợp tác giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân
hàng nhân dân Trung Quốc (Hiệp định này được ký ngày 26-5-1993 tại Bắc
Kinh) cùng với một số văn bản pháp lý khác, quy mô thương mại hai nước đã
gia tăng nhanh chóng.
Chi cục Hải quan Tân Thanh thường xuyên có sự theo dõi nắm bắt
thông tin trên địa bàn, địa phương, trong và ngoài nước để kịp thời xử lý và rà
soát giải quyết các vướng mắc tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp
và thương nhân hoạt động xuất nhập khẩu.
Chuyển khẩu, tạm nhập tái xuất, gia công, sản xuất hàng xuất khẩu đã
mở rộng kéo theo một loạt các hình thức quản lý hoạt động và thu thuế xuất
khẩu, nhập khẩu, đầu tư cơ sở hạ tầng ra đời, phát sinh và phát triển, đây vừa
là cơ hội, điều kiện cho huyện Văn Lãng - Lạng Sơn phát triển kinh tế - xã hội
nói chung, cũng vừa là những thách thức không nhỏ cho các nhà hoạch định
chính sách xuất nhập khẩu, các ngành quản lý hoạt động xuất nhập khẩu,
trong đó có ngành Hải quan.
Cơ cấu hàng xuất khẩu: chủ yếu là hoa quả và nông sản. Hầu như
những mặt hàng trên đều có thuế suất thuế xuất khẩu 0% do chính sách
khuyến khích xuất khẩu của Đảng và Nhà nước ta.
Cơ cấu hàng nhập khẩu qua Chi cục Hải quan Tân Thanh bao gồm 2
nhóm hàng sau đây:
21
- Nhóm 1: Hàng tiêu dùng, may mặc, dược liệu, điện tử, đồ chơi…
- Nhóm 2: Lương thực, thực phẩm, giống cây trồng, hoa quả
Bảng 1.1: Kim ngạch xuất khẩu( XK ), nhập khẩu( NK) qua địa bàn Chi
cục Hải quan Tân Thanh
Đơn vị tính: USD
Năm
Kim ngạch
2008 -2009 2009 – 2010 2010 - 2011 2011 - 2012
Tồng kim
ngạch XNK
397.283.438 429.030.683 621.803.612 639.043.713
Kim ngạch NK 153.529.007 146.707.683 128.796.896 121.806.345
Kim ngạch XK 143.101.567 153.691.590 180.543.029 196.461.610
Kim ngạch các
loại hình khác
100.652.864 128.631.410 303.463.687 320.775.758
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm - Chi cục Hải quan Tân Thanh)
Bảng 1.2: Kim ngạch của loại hình kinh doanh xuất nhập khẩu
Đơn vị tính: USD
Năm
Loại Hình
2008 –
2009
2009 - 2010 2010 - 2011 2011 - 2012
Mặt
hàng
chủ yếu
Xuất kinh doanh 20.536.128 20.815.310 31.756.959 26.986.668
Nhập kinh doanh
153.529.00
7
146.707.68
3
128.796.896 121.806.508
Xuất biên giới 122.565.439
132.876.28
0
148.786.07
0
169.479.942
Nhập biên giới 92.582 714.668 194.009 225.907
Tạm nhập tái
xuất
68.660.325 156.909.990
Tạm nhập 60.480.274 4.869 19.039
Tái xuất 37.276.553 57.963.856 154.307.295 162.399.320
Tạm xuất tái
nhập
6.845 20.168 3.437
22
Mặt hàng
chủ yếu
là hàng
nông sản,
quả tươi,
đồ gỗ mỹ
nghệ,
hàng tiêu
dùng.
Thuốc
lá,rượu(
dùng
trong
NBMT)
XSXN 427.415
Nhập biên miễn
thuế
1.438.141 1.066.998 859.757 350.568
Nhập đầu tư 1.172.797 207.548 45.998,65 455.496
TXTL 2.473 1.215
TNTL 1.971
Nhập phi mậu
dịch
192.517 1.857
Nhập tái xuất 156.991.892
NT 3.462
SXXK 24.314
Tổng
397.283.43
8
429.030.68
3
621.803.61
2
639.043.713
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm - Chi cục Hải quan Tân Thanh)
23
2. Cơ cấu tổ chức bộ máy thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu tại Chi cục Hải
quan Tân Thanh.
2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy Chi cục Hải quan Tân Thanh .
Chi cục Hải quan Tân Thanh, tiền thân là Đội Kiểm soát Hải quan Tân
Thanh được thành lập và hoạt động từ năm 1989. Nhiệm vụ của đơn vị chủ
yếu là thực hiện công tác quản lý nhà nước về hải quan trên địa bàn thuộc xã
Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn. Đến đầu năm 2002, thực hiện
Luật Hải quan, Hải quan các cửa khẩu đổi thành các Chi cục Hải quan cửa
khẩu trực thuộc Cục Hải quan tỉnh. Đội Kiểm soát Hải quan Tân Thanh được
đổi tên thành Chi cục Hải quan Tân Thanh. Lực lượng Hải quan khi mới
thành lập có biên chế ít, nhiệm vụ chủ yếu là công tác chống buôn lậu.
Đứng trước yêu cầu về sự phát triển của đất nước theo xu thế hội nhập quốc
tế, để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và công tác hiện đại hóa hải quan, đội ngũ
cán bộ, công chức Hải quan Tân Thanh, đã được đào tạo nâng cao trình độ,
kiến thức về mọi mặt, đồng thời được bổ sung những cán bộ, công chức đào
tạo cơ bản, chính quy, đúng chuyên ngành. Cho đến nay, Chi cục Hải quan
Tân Thanh có tổng số 81 cán bộ, công chức và hợp đồng lao động, hiện công
tác tại 6 tổ, đội gồm: 3 Đội Nghiệp vụ, Đội Tổng hợp, Đội Giám sát và Tổ
Kiểm soát chống buôn lậu.
24
* Mô hình 1: Hệ thống tổ chức của Chi cục Hải quan Tân Thanh
* Về biên chế, tổ chức bộ máy và trình độ cán bộ:
Biên chế của Chi cục Hải Quan Tân Thanh tính đến ngày 15/ 03/ 2012 là 81
người.Trong đó có 70 cán bộ công chức, 07 nhân viên hợp đồng, 04 nhân viên
25
Ban lãnh đạo Chi cục
Chi cục trưởng:
Phùng Quang Hội
Phó Chi
cục
trưởng:
Nguyễn
Quang
Bách
Phó Chi
cục
trưởng:
Vy
Mạnh
Hồng
Phó Chi
cục
trưởng:
Hà Đức
Chinh
Phó Chi
cục
trưởng:
Chu Bá
Toàn
(kiêm
Đội
trưởng)
Phó Chi
cục
trưởng:
Bế Thái
Hưng
(kiêm
Đội
trưởng)
Đội
Nghiệp
Vụ
Đội
Tổng
Hợp
Đội
Giám
Sát
Tổ KS
CBL
Đội
NV Na
Hình
Đội
NV Nà
Nưa
Lãnh
đạo đội:
2 người
Nhân
viên: 17
người
Lãnh đạo
đội: 2
người
Nhân
viên: 17
người
Lãnh đạo
đội: 2
người
Nhân
viên: 17
người
Lãnh đạo
tổ: 1
người
Nhân
viên: 7
người
Lãnh
đạo đội:
1 người
Nhân
viên: 5
người
Lãnh
đạo đội:
Nhân
viên: 5
người