Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

Nâng cao hiệu quả xuất khẩu mặt hàng hóa chất tại Công ty cổ phần Bột giặt và Hóa chất Đức Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.66 MB, 74 trang )

Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai & GV. Nguyễn Bích Ngọc
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
o0o
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan chuyên đề: “Nâng cao hiệu quả xuất khẩu mặt hàng hóa chất tại Công ty
cổ phần Bột giặt và Hóa chất Đức Giang” của em được thực hiện nghiêm túc dưới sự hướng dẫn của
TS Ngô Thị Tuyết Mai và giảng viên Nguyễn Bích Ngọc, cùng với việc tham khảo các sách báo,
Internet và nhiều tài liệu liên quan đến đề tài. Số liệu dẫn chứng trong chuyên đề được lấy từ các báo
cáo, tổng hợp tài liệu chính thức của công ty cổ phần bột giặt và hóa chất Đức Giang – đơn vị mà em đã
thực tập.
Em xin cam đoan chuyên đề được thực hiện mà không có sự sao chép từ tài liệu nào khác.
Nếu sai phạm, em xin chịu mọi hình thức kỉ luật của Khoa và Nhà trường.
Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2012
Sinh viên
Phạm Duy Khánh
Sinh viên Phạm Duy Khánh - CQ501356 1
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai & GV. Nguyễn Bích Ngọc
LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy giáo, cô giáo của trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã
trang bị cho em những kiến thức, kỹ năng trong suốt 4 năm học vừa qua để em có thể hoàn thành được
chuyên đề: “Nâng cao hiệu quả xuất khẩu mặt hàng hóa chất tại Công ty cổ phần Bột giặt và Hóa
chất Đức Giang”.
Em xin chân thành cảm ơn TS Ngô Thị Tuyết Mai và giảng viên Nguyễn Bích Ngọc đã tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình thực hiện chuyên đề này.
Em cũng xin cảm ơn tới các cô, chú trong ban giám đốc, các anh, chị của Phòng Kinh doanh và
Xuất nhập khẩu – Công ty cổ phần bột giặt và hóa chất Đức Giang đã giúp đỡ em trong thời gian thực
tập tại cơ quan, tạo điều kiện cho em hoàn thành chuyên đề này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2012
Sinh viên


Phạm Duy Khánh
MỤC LỤC
Sinh viên Phạm Duy Khánh - CQ501356 2
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai & GV. Nguyễn Bích Ngọc
Danh mục các bảng……………………………………………………………………………… 4
Danh mục các hình……………………………………………………………………………… 5
Danh mục các chữ viết tắt …………………………………………………………………… 6
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục
Sinh viên Phạm Duy Khánh - CQ501356 3
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai & GV. Nguyễn Bích Ngọc
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
ASEAN Association of South East Asia Nation Hiệp hội các nước Đông Nam Á
CHTA Chemical Harmonize Trade
Agreement
Thỏa thuận Hài hòa thương mại
Hóa chất
CNH Công nghiệp hóa
DGC Ducgiang Chemicals & Detergent
Powder Joint Stock Company
Công ty cổ phần bột giặt và hóa
chất Đức Giang
ĐHĐCD Đại hội đồng cổ đông
GDP Gross Domestic Product Tổng thu nhập quốc nội
HĐH Hiện đại hóa
HĐQT Hội đồng quản trị
KNXK Kim ngạch xuất khẩu
MFN Most Favored Nation Nguyên tắc tối huệ quốc
NK Nhập khẩu

QĐ Quyết định
USD United States Dollar Đôla Mỹ
VND Vietnam Dong Việt Nam Đồng
VAT Value Add Tax Thuế giá trị gia tăng
WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới
XK Xuất khẩu
Sinh viên Phạm Duy Khánh - CQ501356 4
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai & GV. Nguyễn Bích Ngọc
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Cơ cấu doanh thu thuần toàn công ty theo hoạt độngError: Reference source
not found
Bảng 1.2 Chi phí sản xuất Error: Reference source not found
Bảng 1.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Error: Reference source
not found
Bảng 2.1 Thị trường xuất khẩu hóa chất của Việt Nam năm 2010 và 2011 Error:
Reference source not found
Bảng 2.2 Cơ cấu kim ngạch XK mặt hàng hóa chất của công tyError: Reference source
not found
Bảng 2.3 Thị trường xuất khẩu chính của công ty Error: Reference source not found
Bảng 2.4 Các hợp đồng lớn đã ký kết Error: Reference source not found
Bảng 2.5 Cơ cấu hình thức xuất khẩu mặt hàng hóa chất của công ty . Error: Reference
source not found
Bảng 2.6 Kết quả hoạt động xuất khẩu của công ty Error: Reference source not found
Bảng 2.7 Một số chỉ tiêu kết quả đạt được của công tyError: Reference source not found
Bảng 3.1 Danh sách nhà cung cấp nguyên vật liệu chủ yếuError: Reference source not
found
Bảng 3.2 Trang thiết bị máy móc nhà xưởng Error: Reference source not found
Sinh viên Phạm Duy Khánh - CQ501356 5
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai & GV. Nguyễn Bích Ngọc
DANH MỤC CÁC HÌNH

Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần bột giặt và hóa chất Đức Giang Error:
Reference source not found
Sơ đồ 1.2 Cơ cấu bộ máy quản lý công ty cổ phần bột giặt và hóa chất Đức GiangError:
Reference source not found
Sơ đồ 2.1 Quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm LAS Error: Reference source not
found
Sơ đồ 2.2 Quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm Phốt pho vàng Error: Reference
source not found
Biểu đồ 2.1 Tỷ lệ xuất khẩu qua các quốc gia năm 2010 Error: Reference source not
found
Biểu đồ 2.2 Tỷ lệ xuất khẩu qua các quốc gia năm 2011 Error: Reference source not
found
Biểu đồ 2.3 Cơ cấu hình thức xuất khẩu mặt hàng hóa chất của công tyError: Reference
source not found
Biểu đồ 2.4 Một số chỉ tiêu kết quả đạt được của công ty Error: Reference source not
found
Sinh viên Phạm Duy Khánh - CQ501356 6
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai & GV. Nguyễn Bích Ngọc
Lời nói đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ trước đến nay, hóa chất được xem như là một phần không thể thiếu
trong tất cả các lĩnh vực của kinh tế, xã hội. Từ nông nghiệp đến công nghiệp,
dịch vụ hay y tế, giáo dục, quốc phòng, các sản phẩm hóa chất luôn được tồn tại
dưới nhiều hình thức, nhiều tác dụng khác nhau, chứng tỏ vai trò đa dạng phong
phú của nó trong đời sống. Cùng với tốc độ tăng trưởng ổn định của nền kinh tế
Việt Nam, thị trường hoá chất có sự phát triển khả quan, hứa hẹn tạo ra lợi tức
hấp dẫn thu hút đầu tư.
Mặc dù theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu nhưng kinh tế Việt Nam vẫn vươn
lên khá mạnh mẽ trong thời kỳ suy thoái kinh tế thế giới nhờ được nhu cầu nội
địa hỗ trợ. Việt Nam đã thực thi các biện pháp tài khoá thận trọng và thắt chặt

tiền tệ để giải quyết vấn đề lạm phát và thâm hụt ngân sách. Tăng trưởng trong
ngành công nghiệp đã thúc đẩy nền kinh tế trong năm năm qua và xu hướng này
sẽ còn tiếp tục vì đây là ưu tiên trong các kế hoạch phát triển của Việt Nam. Tuy
nhiên, ngành công nghiệp hóa chất chưa hoàn toàn thoát ra khỏi những ảnh hưởng
của suy thoái như đã chứng minh rằng một số dự án lớn của ngành đã bị hoãn lại.
Đầu tư vào ngành công nghiệp hóa chất mới nổi của đất nước bắt đầu được cải
thiện vào đầu những năm 2000, đặc biệt sau năm 2005 khi Chính phủ công bố kế
hoạch phát triển tổng thể 15 năm về ngành công nghiệp hoá chất. Theo Quyết
định số 207/2005/QĐ-TT ngày 18/08/2005 của Thủ tướng chính phủ về việc phê
duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam, ngành hóa
chất đang từng bước được chú trọng, ngày càng phù hợp với đời sống và đáp ứng
không chỉ nhu cầu trong nước mà còn có thể xuất khẩu ra nước ngoài. Là một
thành viên của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), Việt Nam có quan hệ
thương mại vững chắc với nhiều quốc gia. Việt Nam đã ký kết hiệp định thương
mại tự do với các nước lớn ở châu Á và Việt Nam là thành viên của Thoả thuận
Hài hoà thương mại hoá chất (CHTA) của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Có thể nói, thời điểm này chính là cơ hội cho phát triển ngành công nghiệp hóa
chất của Việt Nam.
Tuy nhiên, việc phát triển ngành hóa chất cũng đòi hỏi có sự quan tâm gắt
gao đến vấn đề an toàn, vệ sinh môi trường, đảm bảo sức khỏe không chỉ của
công nhân, người dân địa phương mà của toàn xã hội. Đặc biệt, vấn đề xuất khẩu
hóa chất ra nước ngoài cũng rất cần được chú trọng đến sự an toàn, bởi đây là mặt
hàng nhạy cảm cả về chất lượng cũng như đóng gói, bao bì, vận chuyển, được
yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩt kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Làm tốt những vấn
đề này không chỉ giúp nâng cao uy tín cho xuất khẩu hóa chất của nước ta mà còn
giúp cho môi trường được đảm bảo, sức khỏe con người được ổn định.
Sinh viên Phạm Duy Khánh - CQ501356 7
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai & GV. Nguyễn Bích Ngọc
Vì vậy, việc nghiên cứu tìm ra những giải pháp góp phần nâng cao hiệu
quả xuất khẩu mặt hàng hóa chất Việt Nam trên thị trường thế giới nói chung và

cụ thể cho từng doanh nghiệp xuất khẩu hóa chất nói riêng là vô cùng quan trọng,
cần thiết và cấp bách hiện nay.
Với những kiến thức đã được học tập và một số thực tế nghiên cứu tại thị
trường, cùng với việc thực tập tại công ty cổ phần Bột giặt và Hóa chất Đức
Giang, em đã lựa chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả xuất khẩu mặt hàng hóa
chất tại Công ty cổ phần Bột giặt và Hóa chất Đức Giang” làm chuyên đề thực
tập.
2. Mục đích
Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích đưa ra phương hướng và giải pháp cụ thể
nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu hóa chất của công ty cổ phần bột giặt và hóa
chất Đức Giang. Để thực hiện được mục đích trên, trước hết cần tiến hành những
nhiệm vụ sau:
- Đầu tiên nghiên cứu một cách tổng quát về cơ cấu bộ máy quản lí và tình
hình sản xuất kinh doanh của công ty.
- Sau đó, nghiên cứu thực trạng hoạt động xuất khẩu mặt hàng hóa chất tại
công ty, tiến hành đánh giá hiệu quả xuất khẩu, đánh giá những thuận lợi và khó
khăn hiện có của công ty.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung vào phân tích hiệu quả xuất khẩu các mặt hàng hóa chất
của công ty hiện đang sản xuất và xuất khẩu ra thị trường.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Mặc dù công ty còn có các hoạt động kinh doanh trên nhiều
lĩnh vực như chứng khoán, bất động sản, bán buôn bán lẻ, nhưng do thực tế khách
quan cũng như thời gian nghiên cứu có hạn nên chuyên đề thực tập chỉ đề cập đến
phạm vi hoạt động xuất khẩu các mặt hàng hóa chất (bao gồm sản phẩm Phốt pho
vàng; Axit photphoric; Natri tripolyphotphat; LAS) của công ty cổ phần Bột giặt
và Hóa chất Đức Giang
Về thời gian: chuyên đề sẽ tập trung nghiên cứu các hoạt động xuất khẩu
mặt hàng hóa chất của công ty trong khoảng thời gian từ năm 2008 đến hết quý I

năm 2012.
Sinh viên Phạm Duy Khánh - CQ501356 8
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai & GV. Nguyễn Bích Ngọc
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm
phương pháp luận. Đồng thời, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích
tổng hợp cũng được sử dụng để luận giải các vấn đề lý luận và thực tiễn. Những
nhận định, đánh giá, đề xuất đều dựa trên cơ sở khoa học, dẫn chứng cụ thể mang
tính thực tiễn.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài các phần như mục lục, lời nói đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ
lục, chuyên đề được trình bày trong 3 chương:
Chương I: Tổng quan về Công ty cổ phần Bột giặt và Hóa chất Đức Giang
Chương II: Thực trạng xuất khẩu mặt hàng hóa chất tại công ty cổ phần Bột
giặt và Hóa chất Đức Giang
Chương III: Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu mặt
hàng hóa chất tại công ty cổ phần Bột giặt và Hóa chất Đức Giang
Sinh viên Phạm Duy Khánh - CQ501356 9
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai & GV. Nguyễn Bích Ngọc
CHƯƠNG I:
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BỘT GIẶT VÀ
HÓA CHẤT ĐỨC GIANG
I.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BỘT GIẶT VÀ HÓA CHẤT
ĐỨC GIANG
I.1.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty
Quá trình hình thành:
- Công ty được bắt đầu khởi công xây dựng vào giữa năm 1957 với quy
mô là một xưởng thực nghiệm của Viện Công nghiệp thực phẩm trực thuộc Bộ
Công thương.
- Đến cuối năm 1959 công trình hoàn thành và đưa vào hoạt động.

- Tháng 11 năm 1963 được Nhà nước nâng cấp lên thành nhà máy mang
tên Nhà máy Hóa chất Đức Giang theo Quyết định số 387/BCNNh/CBLĐ ngày
08 tháng 11 năm 1963 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nhẹ.
- Ngày 13 tháng 02 năm 1993 được thành lập lại tại Quyết định số
71/CNNg - TC của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nặng theo tinh thần Nghị định số
388-HĐBT ngày 20 tháng 11 năm 1991 của Hội đồng Bộ trưởng.
- Ngày 11 tháng 6 năm 1996 được đổi thành Công ty Hóa chất Đức Giang
theo Quyết định số 1526/QĐ-TCCB của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp.
- Chuyển đổi thành Công ty cổ phần Bột Giặt và Hóa chất Đức Giang kể
từ ngày 05 tháng 03 năm 2004 theo các Quyết định số 135/2003/2003/QĐ-BCN
ngày 26 tháng 8 năm 2003 và số 10/2004/QĐ-BCN ngày 13 tháng 02 năm 2004
của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp.
Quá trình phát triển:
- Những năm đầu: Chỉ là xưởng thực nghiệm sản xuất các hóa chất nhỏ.
- Những năm 1970: Sản xuất thêm các sản phẩm như phèn đơn, phèn kép,
bột nhẹ.
- Những năm 1980: Sản xuất thêm các sản phẩm hóa chất tinh khiết, kem
giặt và một số hóa chất nhỏ.
- Những năm 1990: Sản xuất thêm bột giặt, silicat, axit phốt pho ríc,
tripoly phốt phát.
- Đầu những năm 2000: Sản xuất các loại sản phẩm mới như LAS, Phốt
pho vàng.
Sinh viên Phạm Duy Khánh - CQ501356 10
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai & GV. Nguyễn Bích Ngọc
- Tuy nhiên, sau năm 2000 hầu hết các sản phẩm sản xuất theo công nghệ
lạc hậu, chất lượng kém, giá thành cao và gây ô nhiễm môi trường đã được loại
bỏ. Hiện nay, công ty còn 4 loại sản phẩm chính là P4, LAS, STPP, H3PO4.
Thông tin chung về Công ty
Tên tiếng Việt : Công ty cổ phần Bột giặt và Hoá chất Đức Giang
Tên tiếng Anh : Ducgiang Chemicals & Detergent Powder Joint Stock

Company
Tên viết tắt : DGC
Trụ sở : 18/44 phố Đức Giang, phường Thượng Thanh, Long
Biên, Hà Nội
Điện thoại : (04) 8 271 620
Website : www.ducgiangchem.vn
Email:
Logo :
Vốn điều lệ : năm 2012 là 66.000.000.000 ( sáu mươi sáu tỷ) đồng.
I.1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty
Cơ cấu tổ chức của công ty được trình bày theo hình dưới đây:
Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức của Công ty CP Bột giặt và Hóa chất Đức Giang
(Nguồn: Bản cáo bạch chào bán cổ phần của DGC năm 2011)
Sinh viên Phạm Duy Khánh - CQ501356 11
CÔNG TY CP BỘT GIẶT VÀ
HOÁ CHẤT ĐỨC GIANG
Chi
nhánh
Bình
Dương
Phân
xưởng
Chất hoạt
động bề
mặt
Phân
xưởng
Chất tẩy
rửa
Phân

xưởng
Axít
phôtpho
ric
Phân
xưởng
Hoá chất
tinh khiết
Phân
xưởng
Hoá chất
kỹ thuật
Phân
xưởng
Cơ điện
XDCB
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai & GV. Nguyễn Bích Ngọc
Công ty cổ phần Bột giặt và Hoá chất Đức Giang thực hiện mô hình quản
lý gồm: 01 Công ty con; 01 Chi nhánh; 06 phân xưởng trực thuộc và 01 đơn vị
liên kết kinh doanh (Công ty cổ phần phốt pho vàng Lào Cai).
Chi nhánh Bình Dương:
Địa chỉ: Khu công nghiệp Đồng An – Xã Bình Hoà - Huyện Thuận An -
Tỉnh Bình Dương. Điện thoại/ Fax: 0650 756576.
Phân xưởng Chất tẩy rửa
Công ty có 2 phân xưởng sản xuất Xà phòng bột, xà phòng kem, nước rủa
chén, nước giặt, nước xả làm mềm vải, nước lau sàn nhà, nước Javel, nước cọ
toilet và sản xuất Tripoly Phốtphát Natri có công nghệ sản xuất giống nhau, một
phân xưởng đặt tại trụ sở 18/44 Đức Giang, Long Biên, Hà Nội và một phân
xưởng đặt tại Chi nhánh Bình Dương. Công suất mỗi phân xưởng là 12.000
tấn/năm. Sản phẩm chính là Xà phòng bột.

Phân xưởng Axít phốtphoric
Công ty có 2 phân xưởng sản xuất Axit Phốtphoríc có công nghệ sản xuất
giống nhau, một phân xưởng đặt tại trụ sở 18/44 Đức Giang, Long Biên, Hà Nội
và một phân xưởng đặt tại Chi nhánh Bình Dương. Công suất mỗi phân xưởng là
12.000 tấn/năm. Sản phẩm chính là gồm hai dòng: Axit Phốtphoríc kỹ thuật 85%
và Axit Phốtphoríc 85% dùng trong thực phẩm.
Các phân xưởng khác
Tại trụ sở 18/44 Đức Giang, Long Biên, Hà Nội, ngoài các phân xưởng nêu
trên công ty còn có các phân xưởng như: Phân xưởng Chất hoạt động bề mặt,
Phân xưởng Hoá chất tinh khiết, Phân xưởng Hoá chất kỹ thuật, Phân xưởng Cơ
điện XDCB.
Đơn vị liên kết kinh doanh: Công ty cổ phần Phốt pho vàng Lào Cai
Địa chỉ: Cụm công nghiệp Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai
I.1.3. Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty
Công ty cổ phần Bột giặt và Hoá chất Đức Giang được tổ chức và hoạt
động theo Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH đã được Quốc hội nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005, cùng với các
Điều lệ Tổ chức và Hoạt động của công ty và các văn bản pháp luật khác có liên
quan.
Tổ chức bộ máy quản lý công ty công ty cổ phần bột giặt và hoá chất Đức
Giang được mô tả theo sơ đồ sau đây:
Sinh viên Phạm Duy Khánh - CQ501356 12
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai & GV. Nguyễn Bích Ngọc
Sơ đồ 1.2 Cơ cấu bộ máy quản lý công ty cổ phần Bột giặt và Hóa chất Đức
(Nguồn: Bản cáo bạch chào bán cổ phần của DGC năm 2011)
Đại hội đồng cổ đông
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, họp ít
nhất mỗi năm một lần. ĐHĐCĐ quyết định những vấn đề được luật pháp và điều
lệ công ty quy định. ĐHĐCĐ thông qua các báo cáo tài chính hàng năm của công
ty và ngân sách tài chính cho năm tiếp theo, bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành

viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát của công ty.
Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh
công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty, trừ những
vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị của công
ty có 05 thành viên, mỗi nhiệm kỳ tối đa của từng thành viên là 03 năm. Chủ tịch
Hội đồng quản trị do HĐQT bầu ra.
Sinh viên Phạm Duy Khánh - CQ501356 13
ĐẠI HỘI ĐỒNG
CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN
TRỊ
BAN KIỂM SOÁT
TỔNG GIÁM ĐỐC
Phòng
TC-HC
Phòng
Kế Toán
Phòng
KD - XNK
Phòng
KT - KCS
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai & GV. Nguyễn Bích Ngọc
Ban kiểm soát
Ban kiểm soát là cơ quan có chức năng hoạt động độc lập với Hội đồng
quản trị và Ban Giám đốc, Ban kiểm soát do ĐHĐCĐ bầu ra và thay mặt
ĐHĐCĐ giám sát mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, giám sát
việc chấp hành chế độ hạch toán kế toán, thẩm định báo cáo tài chính hàng năm
báo cáo trực tiếp ĐHĐCĐ. Ban kiểm soát của công ty có 03 thành viên.
Tổng Giám đốc

Tổng giám đốc là người điều hành mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty và chịu trách nhiệm trước pháp luật và HĐQT về việc thực hiện các
quyền, nhiệm vụ được giao theo quy định của Điều lệ công ty. Tổng giám đốc do
HĐQT bổ nhiệm và là người đại diện theo pháp luật của công ty. Giúp việc cho
Tổng giám đốc là các Phó Tổng giám đốc, các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ.
Phòng Tổ chức - Hành Chính
Có chức năng tham mưu giúp HĐQT và Tổng giám đốc công ty thực hiện
các công việc cụ thể sau:
- Công tác tổ chức và công tác cán bộ;
- Công tác đào tạo;
- Công tác thi đua, khen thưởng và kỷ luật;
- Công tác hành chính văn phòng.
Phòng Kế toán
Là bộ phận giúp Tổng giám đốc tổ chức bộ máy Tài chính - kế toán - tín
dụng. Mặt khác giúp Giám đốc kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh tế - tài
chính trong công ty theo các quy định về quản lý tài chính của Nhà nước và công
ty cổ phần.
Phòng Kinh doanh - Xuất nhập khẩu
Là bộ phận chức năng giúp việc cho HĐQT và Tổng giám đốc trong các
lĩnh vực cụ thể sau:
- Công tác kinh doanh - xuất nhập khẩu;
- Công tác đấu thầu, mua sắm máy móc;
- Công tác hợp đồng kinh tế;
- Công tác kế hoạch.
Sinh viên Phạm Duy Khánh - CQ501356 14
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai & GV. Nguyễn Bích Ngọc
Phòng Kỹ thuật - KCS
Là bộ phận chức năng trợ giúp Tổng giám đốc trong các lĩnh vực cụ thể
sau:
- Nghiên cứu, hướng dẫn và hỗ trợ ứng dụng công nghệ, các tiến bộ kỹ

thuật, các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, biện pháp hợp lý hóa sản xuất trong
các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty; nghiên cứu để sản xuất
các sản phẩm mới.
- Quản lý kỹ thuật, chất lượng và tiến độ các công trình đấu thầu, nhận
thầu thi công hoặc các công trình do công ty làm chủ đầu tư;
- Quản lý về an toàn bảo hộ lao động trong công ty;
- Tìm kiếm, phát triển thị trường và tiếp thị đấu thầu các công trình trong
phạm vi ngành nghề kinh doanh của công ty;
- Lập và trình duyệt các dự án đầu tư của công ty.
Nhìn chung mô hình tổ chức hiện tại của công ty đã đáp ứng được với yêu
cầu của nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty. Với việc phân cấp mạnh của
công ty đối với các đơn vị trực thuộc đã tạo điều kiện cho các đơn vị phát huy
tính chủ động sáng tạo trong công tác quản lý và điều hành sản xuất, trong việc
phát triển thị trường, cũng như trong việc thực thi định hướng phát triển chung
của công ty. công ty vẫn giữ được vai trò trung tâm điều phối hoạt động của các
đơn vị thông qua quy chế quản lý chung.
I.1.4. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của công ty
I.1.4.1. Chức năng của công ty
Ngành nghề kinh doanh:
- Sản xuất và buôn bán nguyên liệu và các mặt hàng hóa chất (trừ hóa
chất Nhà nước cấm).
- Sản xuất và buôn bán các mặt hàng cao su, sơn, chất dẻo, phân bón, sắt,
thép, kim loại màu.
- Sản xuất, buôn bán máy móc, thiết bị điện và các linh kiện của chúng,
vật liệu điện, dụng cụ cơ khí.
- Sản xuất và buôn bán các mặt hàng nhiên liệu khoáng, dầu khoáng và
các sản phẩm chưng cất từ chúng; các chất chưa bi tum; các loại sáp
khoáng chất.
- Cho thuê nhà xưởng.
Sinh viên Phạm Duy Khánh - CQ501356 15

Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai & GV. Nguyễn Bích Ngọc
I.1.4.2. Nhiệm vụ của công ty
Nhiệm vụ chủ yếu của công ty là xây dựng và tổ chức các hoạt động sản
xuất kinh doanh, nghiên cứu khả năng sản xuất và nhu cầu của thị trường, giải
quyết những vấn đề vướng mắc trong sản xuất kinh doanh để các hoạt động của
công ty đạt hiệu quả cao nhất. Ngoài ra, công ty còn có nhiệm vụ thực hiện theo
đúng chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước đã đề ra cho ngành
hóa chất nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung, theo từng thời kì và giai đoạn
phát triển cụ thể.
I.1.4.3. Quyền hạn của công ty
Công ty cổ phần bột giặt và hoá chất Đức Giang được tổ chức và hoạt động
theo Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005, Điều lệ Tổ chức và
Hoạt động của công ty và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
I.2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG
NĂM GẦN ĐÂY
I.2.1. Hoạt động kinh doanh chủ yếu
Sản phẩm chính
- Phốt pho vàng (P4):
Đặc điểm: Công thức hoá học P
4;
Trọng lượng phân tử là 123,90; Chất
lượng loại kỹ thuật 99,9% (TC28:2005/HCĐG); Dạng bên ngoài và đặc điểm là
thể rắn màu vàng nhạt hoặc màu vàng. Tỷ trọng 1,83, điểm chảy 44,1
0
C, điểm sôi
281
0
C, không tan trong nước nhưng tan trong benzene, ete và cacbon disunfua.
Sử dụng: Được dùng để sản xuất phốt pho đỏ, axit phọtphoric, photpho

triclorua, photpho oxytriclorua, photphopentoxit và photpho pentasunfua; Sử
dụng trong sản xuất thuốc trừ sâu gốc photpho hữu cơ và một số chất độc. Phốt
pho vàng còn được sử dụng rộng rãi làm nguyên liệu trong một số ngành công
nghiệp.
- Axit Photphoric (H3PO4):
Đặc điểm: Công thức hoá học H
3
PO
4;
Trọng lượng phân tử là 98,0; Chất
lượng loại dung trong kỹ thuật và trong thực phẩm có hàm lượng H
3
PO
4
không
nhỏ hơn 85%; Dạng bên ngoài và đặc điểm là chất lỏng trong suốt, không màu,
có vị chua. Tỷ trọng 1,697 (20
0
C).
Sử dụng: Được dùng để làm nguyên liệu sản xuất Natri Tripolyphốtphát và
các muối phốtphát khác; dùng trong công nghiệp thực phẩm, vi sinh, thức ăn chăn
nuôi gia súc,…
Sinh viên Phạm Duy Khánh - CQ501356 16
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai & GV. Nguyễn Bích Ngọc
- Natri Tripolyphotphat (Na5P3O10):
Đặc điểm: Công thức hoá học Na
5
P
3
O

10;
Trọng lượng phân tử là 367,88;
Chất lượng loại kỹ thuật TC03:2005/HCĐG; Dạng bên ngoài và đặc điểm là bột
màu trắng.
Sử dụng: Được dùng trong công nghiệp sản xuất các chất giặt rửa, công
nghiệp thực phẩm và vi sinh,…
- Linear alkylbenzensunfonic acid (LAS):
Đặc điểm: Công thức hoá học C
n
H
2n+1
C
6
H
4
SO
3
H (n khoảng 12)
;
Trọng
lượng phân tử trung bình 322; Chất lượng loại kỹ thuật TC04:2005/HCĐG; Dạng
bên ngoài và đặc điểm thể lỏng sệt, đồng nhất, màu nâu sáng.
Sử dụng: Được dùng làm chất tạo bọt trong sản xuất các chất giặt rửa.
- Bột giặt:
Đây là sản phẩm đã có thương hiệu lâu năm trong người tiêu dùng và được
Công ty tái nghiên cứu sản xuất đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
Bột giặt Đức Giang với hàm lượng chất hoạt động bề mặt không nhỏ hơn
18%, đảm bảo đánh bật mọi vết bẩn khó tẩy nhất mà lại không hại đến da tay.
Thành phần chính: LASNa, STTP, Sodiumcarbonate, Natrisunfate, Chất tẩy trắng
quang học, Hương liệu.

Các sản phẩm của Công ty có chất lượng cao đáp ứng được các yêu cầu
khắt khe về tiêu chuẩn kỹ thuật phục vụ cho phòng thí nghiệm các nhà máy,
trường học, viện nghiên cứu, bệnh viện, người tiêu dùng,…
I.2.2. Kết quả kinh doanh của công ty những năm gần đây
Sản lượng sản phẩm được thống kê theo bảng cơ cấu doanh thu thuần toàn
công ty theo hoạt động sau đây:
Sinh viên Phạm Duy Khánh - CQ501356 17
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai & GV. Nguyễn Bích Ngọc
Bảng 1.1 Cơ cấu doanh thu thuần toàn công ty theo hoạt động
Đơn vị tính: tỷ đồng
TT Khoản mục
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Quý I/2012
Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị %
1 Phốtpho vàng (P
4
) 69 29,9% 83 35% 201 48% 829 76,1% 175 76,6%
2
Bột giặt và chất tẩy
rửa
80 34,6% 77 33% 144 35% 135 12,4% 30 13,1%
3 LAS 50 21,6% 46 20% 34 8% 21 1,9% 4 1.8%
4 Nước rửa chén 2 0,9% 2 1% 8 2% 12 1,1% 0,4 0,2%
5 H
3
PO
4
10 4,3% 8 3% 16 4% 14 1,3% 2 0.9%
6 Hoá chất tinh khiết 2 0,9% 3 1% 4 1% 5 0,5% 1 0,4%
7 Hoá chất kỹ thuật 3 1,3% 5 2% 3 1% 3 0,3% 1 0,4%
8

Sản phẩm và dịch
vụ khác
15 6,5% 11 5% 7 2% 70 6,4% 14 6,6%
Cộng 231 100% 235 100% 417 100% 1.089 100% 228,4 100%
(Nguồn: BCTC hợp nhất đã kiểm toán năm 2011, BCTC Quý I/2012 của DGC)
Từ bảng 1.1 ta có thể thấy, Phốt pho vàng là mặt hàng chủ lực của công ty
với giá trị về doanh thu luôn chiếm phần lớn qua các năm. Đặc biệt, năm 2011 và
quý I năm 2012 doanh thu về mặt hàng này gia tăng đột biến, chiếm gần 80% giá
trị trong tổng doanh thu của toàn công ty. Chỉ tính riêng quý I/2012, giá trị về
doanh thu của mặt hàng P4 đã vượt xa so với các năm 2008 và 2009. Nguyên
nhân của việc này là do cuối năm 2010 và trong năm 2011 công ty đã ký kết được
2 hợp đồng với các tập đoàn lớn với giá trị lên đến hơn 1 triệu USD, tạo được uy
tín cho việc ký kết nhiều hợp đồng sau đó. Xếp sau trong các mặt hàng chủ lực
của công ty là bột giặt và chất tẩy rửa, tuy năm 2010 chiếm 35% tổng doanh thu
và đến năm 2011 giảm mạnh chỉ còn chiếm hơn 12% song mặt hàng này vẫn
được coi là mặt hàng chủ yếu bởi tỉ lệ vẫn cao hơn nhiều so với các mặt hàng hóa
chất khác. Ngoài ra, các mặt hàng LAS, H3PO4, hóa chất tinh khiết, hóa chất kỹ
thuật tuy chỉ chiếm phần nhỏ trong tổng doanh thu song lại là những mặt hàng
xuất khẩu chủ yếu của công ty.
Tuy doanh thu từ các mặt hàng hóa chất là rất lớn song chi phí sản xuất để
cho ra những sản phẩm trên là không nhỏ. Bảng 1.2 dưới đây sẽ cho biết chi phí
sản xuất của công ty, và tỷ lệ phần trăm chi phí so với doanh thu qua các năm:
Sinh viên Phạm Duy Khánh - CQ501356 18
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai & GV. Nguyễn Bích Ngọc
Bảng 1.2 Chi phí sản xuất
Đơn vị tính: triệu đồng
Khoản
mục
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Quý I/2012
Giá trị %/DT Giá trị %/DT Giá trị %/DT Giá trị %/DT Giá trị %/DT

Giá vốn
hàng
bán
189.215 84,27 211.704 90,01 345.706 80,14 655.250 85,46 193.150 87,65
Chi phí
tài chính
1.989 1,23 2.822 1,20 12.242 1,69 12.152 1,73 2.575 1,11
Chi phí
bán
hàng
1.822 1,74 1.868 0,79 31.321 4,31 25.521 3,75 4.296 2,06
Chi phí
quản lý
8.165 2,56 7.874 3,35 14.525 2,00 13.262 2,00 6.878 3,78
Cộng
chi phí
201.191 89,8 224.268 95,35 402.483 88,14 706.185 92,95 206.899 94,60
(Nguồn: BCTC hợp nhất đã kiểm toán năm 2011, BCTC Quý I/2012 của DGC)
Có thể thấy chi phí sản xuất của công ty bao gồm 4 khoản mục, trong đó
chi phí để sản xuất các mặt hàng hay giá vốn hàng bán là lớn nhất, luôn chiếm
hơn 80% so với doanh thu. Tổng chi phí qua các năm luôn ở mức 90% so với
doanh thu, đặc biệt năm 2009 chi phí sản xuất tăng cao do giá cả thị trường biến
động mạnh, giá nguyên liệu đầu vào tăng dẫn đến lợi nhuận của công ty bị thu
hẹp. Nhìn chung sự chênh lệch giữa doanh thu và chi phí là không nhiều nên công
ty vẫn cần sử dụng những khoản vốn vay để duy trì và mở rộng sản xuất. Nguyên
nhân giá các mặt hàng không thu được lợi nhuận cao là do công ty chủ yếu kinh
doanh và xuất khẩu các mặt hàng hóa chất thô như Phốt pho vàng, LAS, H3PO4
còn các mặt hàng hóa chất tinh chế lại chỉ xuất khẩu được với số lượng ít. Điều
này cũng cho thấy được sự khó khăn trong đổi mới và phát triển dây chuyền công
nghệ sản xuất các mặt hàng tinh chế, cùng với sự cạnh tranh rất lớn từ phía các

công ty khác.
Sinh viên Phạm Duy Khánh - CQ501356 19
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai & GV. Nguyễn Bích Ngọc
Có thể theo dõi kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo
bảng số liệu dưới đây:
Bảng 1.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Quý I/2012
Tổng giá trị tài sản 159.694 188.173 227.637 294.507 309.208
Doanh thu thuần 231.092 235.186 417.170 1088.684 228.410
Lợi nhuận gộp về
bán hàng và cung
cấp dịch vụ
28.385 30.378 45.619 45.559 12.675
Doanh thu hoạt động
tài chính
6.436 5.115 37.469 11.136 2.000
Lợi nhuận từ hoạt
động kinh doanh
20.117 26.132 52.116 27.206 7.341
Lợi nhuận khác 500 839 1.252 903 309
Lợi nhuận trước
thuế
23.010
26.396 52.733 99.809
16.714
Lợi nhuận sau thuế 19.331 22.013 48.716 73.357 13.890
( Nguồn: BCTC hợp nhất đã kiểm toán năm 2011, BCTC Quý I/2012 của DGC)
Tổng giá trị tài sản tăng dần qua các năm cho thấy công ty vẫn đang duy trì
và mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, là một tín hiệu tốt trong giai đoạn nền

kinh tế đang có nhiều sự bất ổn như hiện nay. Lợi nhuận sau thuế vẫn gia tăng
đều qua các năm, tuy năm 2011 có sụt giảm do yếu tố chi phí gia tăng song công
ty vẫn giữ vững được mức lợi nhuận, không bị sụt giảm quá nhiều.
I.3. VỊ THẾ VÀ TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG NGÀNH
I.3.1. Vị thế
Hai mảng hoạt động chính của công ty là sản xuất chất tẩy rửa và phốt pho
vàng. Sản lượng phốt pho vàng của DGC chiếm hơn 20% thị phần của cả nước.
Công ty con của DGC là công ty cổ phần hóa chất Đức Giang – Lào Cai cũng là
doanh nghiệp có công suất sản xuất phốt pho vàng lớn nhất cả nước với tổng công
suất hai xưởng là 10.000 tấn/năm.
Về hoạt động sản xuất chất tẩy rửa, DGC chiếm khoảng 1,5% thị phần toàn
quốc. DGC có thị phần khiêm tốn trong thị trường chất tẩy rửa với các đối thủ
cạnh tranh lớn như LIX, NET, Unilever.
- Công ty cổ phần bột giặt và hoá chất Đức Giang (tiền thân là Công
Sinh viên Phạm Duy Khánh - CQ501356 20
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai & GV. Nguyễn Bích Ngọc
ty Hoá chất Đức Giang) là công ty có truyền thống sản xuất Hoá dược tinh khiết
cung cấp cho thị trường Việt Nam 47 năm qua. Thương hiệu Hoá chất Đức Giang
có uy tín nhất định trên thị trường.
- Có dự án do Liên hợp quốc tài trợ hiện còn hệ thống chưng cất cồn
tuyệt đối, hệ chưng cất dung môi, hệ chưng cất axit HCl, HNO
3
, hệ sản xuất
NH
4
OH còn hoạt động được.
- Các kỹ sư và công nhân lành nghề đã được đào tạo và thực hành tại
các phân xưởng, các nhà máy của công ty.
- Có mặt bằng nhà xưởng rộng, phòng KCS thuân tiện cho việc khôi
phục và sản xuất Hoá chất tinh khiết, Hoá dược.

- Đã được công nhận đạt hệ thống tiêu chuẩn chất lượng ISO
9001:2000 do tập đoàn GLOBAL - Anh Quốc cấp.
- Trụ sở công ty gần trung tâm, cảnh quan và điều kiện làm việc tốt có
thể thu hút được các kỹ sư có trình độ về làm việc.
I.3.2. Triển vọng
Với một nền kinh tế đang tăng trưởng như hiện nay thì nhu cầu về các sản
phẩm trong lĩnh vực hoạt động của công ty đang có tốc độ tăng trưởng khá cao và
ổn định, khoảng 50%/năm. Trong khi đó, năng lực sản xuất trong nước chưa đáp
ứng được nhu cầu đó mà chủ yếu phải nhập khẩu từ Trung Quốc, Đức, Pháp,
Mỹ, Bên cạnh đó, đây là ngành có lợi nhuận ổn định mà vốn đầu tư không quá
nhiều, tốc độ thu hồi vốn nhanh (khoảng 2 - 3 năm). Việc duy trì và tiếp tục tìm
ra đường lối phát triển đúng đắn sẽ giúp công ty ngày càng mở rộng và vững
mạnh trên thị trường.
Sinh viên Phạm Duy Khánh - CQ501356 21
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai & GV. Nguyễn Bích Ngọc
CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG HÓA CHẤT TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN BỘT GIẶT VÀ HÓA CHẤT ĐỨC GIANG
TRONG THỜI GIAN QUA
2.1. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG HÓA CHẤT Ở VIỆT NAM
Ngành hóa chất không phải là một ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
Tuy nhiên, qua mỗi năm kim ngạch xuất khẩu hóa chất đều có xu hướng tăng lên.
Theo số liệu thống kê, tổng kim ngạch xuất khẩu hóa chất của Việt Nam năm
2011 đạt 240 triệu USD, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 0,25% trong
tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước năm 2011.
Nhật Bản dẫn đầu thị trường về kim ngạch xuất khẩu hóa chất của Việt
Nam năm 2011 đạt 47 triệu USD, tăng 21,5% so với cùng kỳ, chiếm 21,5% trong
tổng kim ngạch.
Phần lớn thị trường xuất khẩu hóa chất của Việt Nam năm 2011 đều có tốc
độ tăng trưởng mạnh, chỉ một số ít có độ suy giảm: Trung Quốc đạt 19,5 triệu

USD, giảm 47,7% so với cùng kỳ, chiếm 8,8% trong tổng kim ngạch; thứ hai là
Anh đạt 3,2 triệu USD, giảm 31,8% so với cùng kỳ, chiếm 1,5% trong tổng kim
ngạch.
Ngược lại, một số thị trường xuất khẩu hóa chất của Việt Nam năm 2011
có tốc độ tăng trưởng mạnh: Thái Lan đạt 5,3 triệu USD, tăng 965,2% so với
cùng kỳ, chiếm 2,4% trong tổng kim ngạch; tiếp theo đó là Malaysia đạt 4 triệu
USD, tăng 83,1% so với cùng kỳ, chiếm 1,9% trong tổng kim ngạch; Đài Loan
đạt 8,7 triệu USD, tăng 70,2% so với cùng kỳ, chiếm 4% trong tổng kim ngạch;
sau cùng là Campuchia đạt 3 triệu USD, tăng 37% so với cùng kỳ, chiếm 1,4%
trong tổng kim ngạch. Các thị trường khác như Ấn Độ, Hoa Kỳ, Hà Lan đều là
những thị trường lớn nhập khẩu hóa chất của Việt Nam.
Nhìn chung, xuất khẩu hóa chất của Việt Nam còn theo hình thức nhỏ lẻ,
các đơn hàng không có sự đồng đều và không mang tính chu kỳ. Do đó qua các
năm mới có sự chênh lệch đáng kể về kim ngạch xuất khẩu. Chính bởi thế nên
xuất khẩu hóa chất mới chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu
hàng hóa của Việt Nam.
Kim ngạch xuất khẩu hóa chất của Việt Nam năm 2010 và 2011 được thể
hiện ở bảng dưới đây:
Sinh viên Phạm Duy Khánh - CQ501356 22
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai & GV. Nguyễn Bích Ngọc
Bảng 2.1 Thị trường xuất khẩu hóa chất của Việt Nam năm 2010 và 2011
Thị trường
Kim ngạch XK 2010
(USD)
Kim ngạch XK 2011
(USD)
% tăng, giảm KN so
với cùng kỳ
Nhật Bản 38.944.985 47.328.084 + 21,5
Séc x 29.000.595 x

Ấn Độ 22.930.696 28.086.872 + 22,5
Trung Quốc 37.170.764 19.457.657 - 47,7
Hoa Kỳ 12.630.523 13.562.556 + 7,4
Philipine x 8.813.953 x
Đài Loan 5.108.459 8.695.551 + 70,2
Hà Lan 3.133.348 8.529.294 + 12,6
Anh 4.683.553 8.192.777 - 31,8
Hàn Quốc x 7.946.426 x
Mianma x 6.851.962 x
Thái Lan 495.588 5.278.799 + 965,2
Italia x 5.130.774 x
Malaysia 2.238.267 4.098.374 + 83,1
Campuchia 2.236.749 3.065.536 + 37
Indonesia x 1.858.695 x
Tổng 206.009.981 240.032.609 + 6,8
(Nguồn: trang web về thông tin thị trường Việt Nam - www.vinanet.com.vn)
Mặt hàng hóa chất chính xuất khẩu chủ yếu là các sản phẩm dùng làm
nguyên liệu trong công nghiệp hóa dầu, hóa dược, vi sinh, thực phẩm,…; các mặt
hàng hóa chất dùng làm phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, chất bảo quản
trong nông nghiệp.
Hiện tại hóa chất xuất khẩu vẫn chỉ chiếm một tỉ trọng ít ỏi trong tổng kim
ngạch xuất khẩu của cả nước, song ngành hóa chất Việt Nam vẫn là một ngành
chiến lược trọng tâm, đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, cả về mặt
cung cấp đầu vào cho các ngành khác và cả sản xuất ra hàng loạt sản phẩm gia
dụng. Tuy vậy, ngành này vẫn chưa phát triển tương xứng với một ngành công
nghiệp hiện đại, do thiếu vốn, thiếu công nghệ hiện đại và khả năng quản lý, và
không đáp ứng được nhu cầu của thị trường nội địa. Kế hoạch mở rộng tiểu ngành
hóa dầu có thể là động lực chính thúc đẩy sự phát triển của ngành trong tương lai.
Nhu cầu thị trường sẽ tăng đáng kể trong trung hạn.
Thuế quan đối với ngành này tương đối thấp, lại ít rào cản với FDI, ngoài

ra ngành hóa chất còn đang tìm kiếm và khuyến khích các nguồn đầu tư khác. Do
đó, tác động trực tiếp của việc tự do hóa (như gỡ bỏ thuế) cho lĩnh vực này cần
được giảm tới mức tối thiểu. Tuy nhiên, vẫn cần nhiều đầu tư nước ngoài, và việc
tiếp tục cải thiện những lĩnh vực chung có ảnh hưởng đến FDI (bao gồm cả
Sinh viên Phạm Duy Khánh - CQ501356 23
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai & GV. Nguyễn Bích Ngọc
những khía cạnh như quyền thành lập, quản lý kinh tế vĩ mô, can thiệp về mặt
hành chính, minh bạch và xử lý lợi nhuận để lại,…) sẽ góp phần cải thiện đáng kể
bối cảnh chung toàn ngành trong tương lai.
Về mặt tác động, do mức thuế MFN và CEPT thấp, ít mức thuế trần, và
môi trường FDI nhanh chóng được mở rộng, nên có thể giảm thiểu tác động của
tự do hóa các rào cản thuế và phi thuế. Phí tổn của thuế quan sau giai đoạn gia
nhập WTO đối với hóa chất cơ bản và phân bón là 16 triệu USD trong tổng kim
ngạch nhập khẩu 400 triệu USD trong năm 2007. Phí tổn đối về mặt thuế quan
sau giai đoạn gia nhập WTO với ngành hóa chất đặc biệt và nhựa là 153 triệu
USD. Tác động của tự do hóa mạnh hơn đến nền kinh tế nói chung, đối với ngành
này, còn tương đối khiêm tốn và lợi ích có được là tăng thêm đầu tư. Có khoảng
21 triệu người Việt Nam sống dựa vào ngành nông nghiệp có thể được lợi từ việc
bỏ thuế phân bón.
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG HÓA CHẤT CỦA
CÔNG TY
2.2.1. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu
Có thể theo dõi tình hình xuất khẩu hóa chất của công ty theo bảng sau
đây:
Bảng 2.2 Cơ cấu kim ngạch XK mặt hàng hóa chất của công ty
Đơn vị tính: tỷ đồng
TT Khoản mục
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Quý I/2012
Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị %
1 Phốtpho vàng

48,64 62%
77,8 63,4% 188,36 84,8% 777,01 96,8% 165,23 97,4%
2 HC tinh khiết
2,17 2,5%
1,2 0,8% 1,05 0,4% 3,82 0,5% 1,07 0,6%
3 H
3
PO
4
6,83 8,9%
4 3,3% 8,32 3,6% 11,57 1,5% 3,14 1,8%
4 LAS
21,37 26,6%
40,95 32,5% 24,68 11,2% 10,98 1,2% 0,40 0,2%
Tổng
79,01 100%
122,9 100% 223,41 100% 803,38 100% 170,84 100%
(Nguồn: BCTC hợp nhất đã kiểm toán năm 2011, BCTC Quý I/2012 của DGC)
Các mặt hàng xuất khẩu của công ty là: P4, H3PO4, LAS, hóa chất tinh
khiết. Trong đó Phốt pho vàng (P4) là mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao nhất,
chiếm khoảng 60% - 80% tỉ trọng xuất khẩu hàng hóa của công ty từ năm 2008
đến năm 2010, bởi đây là mặt hàng chủ lực từ trước đến nay. Đặc biệt các đơn đặt
hàng xuất khẩu về mặt hàng này đã gia tăng đột biến vào năm 2011 và quý I năm
2012 làm cho giá trị xuất khẩu tăng mạnh, từ 188 tỷ năm 2010 đã lên đến 777 tỷ
vào năm 2011 và quý I năm 2012 là 165 tỷ, chiếm 97% tỉ trọng hàng xuất khẩu,
chứng tỏ uy tín và thương hiệu của công ty trong việc sản xuất và cung ứng mặt
hàng Phốt pho vàng đã được cải thiện đúng đắn và hiệu quả. Ngoài ra, mặt hàng
LAS (chất tạo bọt trong sản xuất xà phòng) cũng được xuất khẩu chủ yếu song đã
giảm dần qua các năm. Điều này có thể giải thích do sự cạnh tranh lớn của các
Sinh viên Phạm Duy Khánh - CQ501356 24

Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai & GV. Nguyễn Bích Ngọc
hãng hóa chất và bột giặt lớn đang bão hòa thị trường trong và ngoài nước của
Việt Nam.
2.2.2. Thị trường xuất khẩu chủ yếu
Thị trường xuất khẩu chủ yếu đối với mặt hàng hóa chất của công ty vẫn là
các thị trường có nền kinh tế phát triển nhanh như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật
Bản Tuy vẫn còn vấp phải những cạnh tranh khốc liệt của thị trường thế giới
nhưng công ty đã gây dựng được những mối quan hệ làm ăn mang tầm đối tác,
tạo điều kiện thúc đẩy phát triển xuất khẩu sâu rộng hơn sau này.
Có thể theo dõi giá trị xuất khẩu mặt hàng hóa chất của công ty sang một
số thị trường trọng điểm ở bảng dưới đây:
Bảng 2.3 Thị trường xuất khẩu chính của công ty
Đơn vị tính: tỷ đồng
Thị trường Giá trị XK 2010 Giá trị XK 2011
Trung Quốc 109,892 418,215
Nhật Bản 55,900 157,169
Đài Loan 18,144 99,010
Ấn Độ 31,075 104,787
Khác 7,012 32,150
(Nguồn: BCTC hợp nhất đã kiểm toán năm 2011, BCTC Quý I/2012 của DGC)
Biểu đồ 2.1 Tỷ lệ xuất khẩu qua các quốc gia năm 2010
Sinh viên Phạm Duy Khánh - CQ501356 25

×