Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường châu Phi giai đoạn 2001 – 2012 và tầm nhìn đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (570.58 KB, 58 trang )

Chuyên đề thực tập GVHD: GS.TS Đỗ Đức
Bình
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ
BỘ MÔN KINH TẾ QUỐC TẾ
  
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
Đề tài:
XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG
CHÂU PHI GIAI ĐOẠN 2001-2012 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020
Giảng viên hướng dẫn : GS.TS ĐỖ ĐỨC BÌNH
Họ và tên sinh viên : NGUYỄN THỊ NGA
Mã Sinh Viên : CQ507297
Chuyên ngành : Kinh tế quốc tế
Lớp : Kinh tế quốc tế 50B
Hệ : Chính Quy
Thời gian thực tập : 06/02/2012 => 21/05/2012 (Đợt 1 )
Hà Nội, tháng 05/2012
SV: Nguyễn Thị Nga 3 Lớp: Kinh Tế Quốc Tế 50B
Chuyên đề thực tập GVHD: GS.TS Đỗ Đức
Bình
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ
BỘ MÔN KINH TẾ QUỐC TẾ
  
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
Đề tài:
XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG
CHÂU PHI GIAI ĐOẠN 2001-2012 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020
Giảng viên hướng dẫn : GS.TS ĐỖ ĐỨC BÌNH
Họ và tên sinh viên : NGUYỄN THỊ NGA


Mã Sinh Viên : CQ507297
Chuyên ngành : Kinh tế quốc tế
Lớp : Kinh tế quốc tế 50B
Hệ : Chính Quy
Thời gian thực tập : 06/02/2012 => 21/05/2012 (Đợt 1 )
Hà Nội, tháng 05/2012
SV: Nguyễn Thị Nga 4 Lớp: Kinh Tế Quốc Tế 50B
Chuyên đề thực tập GVHD: GS.TS Đỗ Đức
Bình
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những điều sau:
1. Những nội dung trong bài Chuyên đề này là do tôi thực hiện dưới sự hướng
dẫn trực tiếp của GS.TS Đỗ Đức Bình – Khoa Thương mại và kinh tế quốc tế -
Trường Đại học kinh tế quốc dân và TS. Trần Thị Lan Hương – Viện nghiên
cứu Châu Phi - Trung Đông.
2. Những trích dẫn trong Chuyên đề này đều được ghi rõ nguồn, tên tác giả,
công trình nghiên cứu và Nhà xuất bản (hoặc Website).
3. Mọi sao chép không hợp lệ hay vi phạm trong này, tôi sẽ chịu hoàn toàn
trách nhiệm.
Sinh viên
Nguyễn Thị Nga
SV: Nguyễn Thị Nga 5 Lớp: Kinh Tế Quốc Tế 50B
Chuyên đề thực tập GVHD: GS.TS Đỗ Đức
Bình
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập từ ngày 06/02/2012 đến hết ngày 21/05/2012,
em đã nhận được sự hướng dẫn của Thầy giáo, Ban lãnh đạo và các anh chị
công tác tại Viện nghiên cứu châu Phi – Trung Đông .
Trước hết, em xin trân trọng cảm ơn Thầy giáo, GS.TS Đỗ Đức Bình và
Thầy Lê Tuấn Anh – Khoa Thương mại và kinh tế quốc tế, Trường Đại học

kinh tế quốc dân, đã tận tâm hướng dẫn và nhắc nhở để em từng bước hoàn
thành chuyên đề của mình.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo Viện nghiên cứu
châu Phi – Trung Đông, đặc biệt là TS. Bùi Nhật Quang – Viện trưởng, TS.
Trần Thị Lan Hương – Trưởng phòng - Thư lý tòa soạn Tạp chí nghiên cứu
Châu Phi và Trung Đông, cùng các anh chị công tác tại Thư viện Châu Phi –
Trung Đông đã giúp đỡ em rất nhiều và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho
em trong quá trình thực tập tại quý cơ quan.
Sau cùng là lời cảm ơn chân thành đến Gia đình – những người đã luôn
bên cạnh và mang lại cho em những điều quý giá nhất.
Em xin chân thành cảm ơn!
SV: Nguyễn Thị Nga 6 Lớp: Kinh Tế Quốc Tế 50B
Chuyên đề thực tập GVHD: GS.TS Đỗ Đức
Bình
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU…………………………………………………………8
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT………………………………………………………9
LỜI MỞ ĐẦU……………………………………………………………… ……10
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT THỊ TRƯỜNG CHÂU PHI GIAI ĐOẠN 2001 –
2012 VÀ KINH NGHIỆM CỦA TRUNG QUỐC TRONG XUẤT KHẨU HÀNG
HÓA SANG KHU VỰC CHÂU PHI……………………… …………12
1.1. KHÁI QUÁT THỊ TRƯỜNG CHÂU PHI GIAI ĐOẠN 2001 – 2012 16
1.1.1. Chính sách thương mại của châu Phi giai đoạn 2001 – 2012 16
1.1.2. Thực trạng thương mại của châu Phi giai đoạn 2001 – 2012 16
1.1.3. Một số đánh giá thị trường châu Phi 17
1.2. KINH NGHIỆM CỦA TRUNG QUỐC VỀ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA SANG THỊ
TRƯỜNG CHÂU PHI VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM 18
1.2.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc 18
1.2.2. Bài học cho Việt Nam 20
2.1. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT

NAM SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU PHI 22
2.1.1. Ảnh hưởng từ châu Phi 22
2.1.2. Ảnh hưởng từ Việt Nam 23
2.1.3. Lợi thế và hạn chế của Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa sang thị trường
châu Phi 25
2.2. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG
CHÂU PHI GIAI ĐOẠN 2001 – 2012 26
2.2.1. Kim ngạch xuất khẩu 26
BẢNG 2.1. KIM NGẠCH XUẤT KHẨU VIỆT NAM – CHÂU PHI VÀ TỶ TRỌNG SO
VỚI TỔNG KIM NGẠCH XUẤT KHẨU CẢ NƯỚC 2001 – T2/2012 27
SV: Nguyễn Thị Nga 7 Lớp: Kinh Tế Quốc Tế 50B
Chuyên đề thực tập GVHD: GS.TS Đỗ Đức
Bình
Biểu 2.1. Kim ngạch xuất khẩu Việt Nam – châu Phi 27
giai đoạn 2001 – T2/2012 27
2.2.2. Một số thị trường xuất khẩu 28
BẢNG 2.2. KIM NGẠCH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM – NAM PHI 28
GIAI ĐOẠN 2001 – T2/2012 28
Biểu 2.2. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam – Nam Phi 29
giai đoạn 2001 – T2/2012 29
BẢNG 2.3. KIM NGẠCH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM – AI CẬP PHI 30
GIAI ĐOẠN 2001 – T2/2012 30
Biểu 2.3. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam – Ai Cập 30
giai đoạn 2001 – T2/2012 30
BẢNG 2.4. KIM NGẠCH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM – ALGERIA 31
GIAI ĐOẠN 2001 – T2/2012 31
Biểu 2.4. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam – Algeria 32
giai đoạn 2001 – T2/2012 32
2.2.3. Một số mặt hàng xuất khẩu 32
BẢNG 2.5. NHỮNG THỊ TRƯỜNG NHẬP KHẨU GẠO LỚN NHẤT CỦA VIỆT NAM

TẠI CHÂU PHI NĂM 2011 34
BẢNG 2.6. NHỮNG THỊ TRƯỜNG NHẬP KHẨU HÀNG DỆT MAY LỚN NHẤT CỦA
VIỆT NAM TẠI CHÂU PHI NĂM 2011 36
Biểu 2.6. Những thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam tại châu
Phi năm 2011 36
BẢNG 2.7. NHỮNG THỊ TRƯỜNG NHẬP KHẨU HÀNG THỦY HẢI SẢN LỚN NHẤT
CỦA VIỆT NAM TẠI CHÂU PHI NĂM 2011 37
Biểu 2.7. Những thị trường nhập khẩu hàng thủy hải sản lớn nhất của Việt Nam tại
châu Phi năm 2011 37
SV: Nguyễn Thị Nga 8 Lớp: Kinh Tế Quốc Tế 50B
Chuyên đề thực tập GVHD: GS.TS Đỗ Đức
Bình
2.2.4. Hình thức xuất khẩu 38
2.3. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM SANG THỊ
TRƯỜNG CHÂU PHI GIAI ĐOẠN 2001 – 2012 39
2.3.1. Ưu điểm 39
2.3.3. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong xuất khẩu hàng hóa Việt Nam
sang thị trường châu Phi giai đoạn 2001 – 2012 41
3.1. DỰ BÁO XU HƯỚNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM SANG THỊ
TRƯỜNG CHÂU PHI ĐẾN NĂM 2020 44
3.1.1. Triển vọng của Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa sang thị trường châu Phi
44
3.1.2. Cơ hội và thách thức của Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa sang thị trường
châu Phi 45
3.1.3. Dự báo xu hướng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường châu Phi
đến năm 2020 47
3.2. QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG
THỊ TRƯỜNG CHÂU PHI 47
3.2.1. Quan điểm về xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường châu Phi 47
3.2.2. Định hướng xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường châu Phi 48

3.3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC TRONG VẤN ĐỀ XUẤT KHẨU
HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU PHI ĐẾN NĂM 2020 49
3.3.1. Chú trọng tăng cường các chính sách ngoại giao kinh tế với các nước châu Phi
49
3.3.2. Định hướng chiến lược đối với việc phát triển thị trường châu Phi 50
3.3.3. Nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại và kết hợp hoạt động xúc
tiến đầu tư vào thị trường châu Phi 50
3.3.4. Thực hiện các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp có hiệu quả 50
3.3.5. Hoàn thiệncác chính sách thương mại tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt
Nam cũng như châu Phi có cơ hội trao đổi kinh tế thuận lợi hơn 51
3.4. KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG XUẤT KHẨU
HÀNG HÓA SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU PHI ĐẾN NĂM 2020 51
SV: Nguyễn Thị Nga 9 Lớp: Kinh Tế Quốc Tế 50B
Chuyên đề thực tập GVHD: GS.TS Đỗ Đức
Bình
3.4.1. Xây dựng chiến lược kinh doanh và chiến lược mặt hàng phù hợp 51
3.4.2. Kết hợp đầu tư mở rộng tại các thị trường châu Phi 51
3.4.3. Đẩy mạnh hợp tác với Chính phủ và các cơ quan xúc tiến thương mại của Việt
Nam và mở các showroom tại thị trường châu Phi 51
3.4.4. Chú ý nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu 52
3.4.5. Chủ động đối phó với tình trạng lừa đảo thương mại 52
3.4.6. Doanh nghiệp kinh doanh phải mạnh bạo khai thác thị trường tiềm năng 52
KẾT LUẬN…………………………………………… …………… …….48
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………… ………… ………50
SV: Nguyễn Thị Nga 10 Lớp: Kinh Tế Quốc Tế
50B
Chuyên đề thực tập GVHD: GS.TS Đỗ Đức
Bình
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Kim ngạch xuất khẩu Việt Nam – châu Phi và tỷ trọng so với tổng kim
ngạch xuất khẩu cả nước 2001 – T2/ 201 2 ……………………………………….…
Error: Reference source not found
Bảng 2.2. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam – Nam Phi giai đoạn 2001
– T2/2012 …………………………………………………………………….………
Error: Reference source not found
Bảng 2.3. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam – Ai Cập Phi giai đoạn 2001 –
T2/2012 ……………………………………………………………………
…. Error: Reference source not found
Bảng 2.4. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam – Algeria giai đoạn 2001 –
T2/2012 ……………………………………………………………………….
……. Error: Reference source not found
Bảng 2.5. Những thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam tại châu Phi năm
2011 … Err
or: Reference source not found
Bảng 2.6. Những thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam tại
châu Phi năm 2011 ………………………………………………… ……………
… Error: Reference source not found
Bảng 2.7. Những thị trường nhập khẩu hàng thủy hải sản lớn nhất của Việt Nam tại
châu Phi năm 2011 ……………………………………………
… Error: Reference source not found
DANH MỤC BIỂU
Biểu 2.1. Kim ngạch xuất khẩu Việt Nam – châu Phi giai đoạn 2001 –
T2/ 201 2 …. Error: Reference source not found
Biểu 2.2. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam – Nam Phi giai đoạn 2001 –
T2/2012 …………………………………………………………………………… Er
ror: Reference source not found
Biểu 2.3. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam – Ai Cập giai đoạn 2001 –
T2/2012 …………………………………………………………………………… Er
ror: Reference source not found

Biểu 2.4. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam – Algeria giai đoạn 2001 –
T2/2012 …………………………………………………………………………… Er
ror: Reference source not found
SV: Nguyễn Thị Nga 11 Lớp: Kinh Tế Quốc Tế
50B
Chuyên đề thực tập GVHD: GS.TS Đỗ Đức
Bình
Biểu 2.5. Những thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam tại châu Phi năm
2011 ……………………………………………………………………………… Er
ror: Reference source not found
Biểu 2.6. Những thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam tại châu
Phi năm 2011 ………………………………………………………………………
Error: Reference source not found
Biểu 2.7. Những thị trường nhập khẩu hàng thủy hải sản lớn nhất của Việt Nam tại
châu Phi năm
2011 …………………………………………………………………. Error: Reference
source not found
SV: Nguyễn Thị Nga 12 Lớp: Kinh Tế Quốc Tế
50B
Chuyên đề thực tập GVHD: GS.TS Đỗ Đức
Bình
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nghĩa
AC Ai Cập
AL Algeria
ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
CH Guinea Cộng hòa Guinea
CP Châu Phi
D/P Nhờ thu theo phương thức thanh toán giao chứng từ
EU Liên minh châu Âu

GSP Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập
KN Kim ngạch
KNXK Kim ngạch xuất khẩu
KNXK VN – AC Kim ngạch xuất khẩu Việt Nam – Ai Cập
KNXK VN – AL Kim ngạch xuất khẩu Việt Nam – Algeria
KNXK VN – CP Kim ngạch xuất khẩu Việt Nam – Châu Phi
KNXK VN – NP Kim ngạch xuất khẩu Việt Nam – Nam Phi
L/C Thư tín dụng chứng từ
NP Nam Phi
T2/2012 Tháng 2 năm 2012
VN Việt Nam
USD Dollar Mỹ
WTO Tổ chức thương mại thế giới
SV: Nguyễn Thị Nga 13 Lớp: Kinh Tế Quốc Tế
50B
Chuyên đề thực tập GVHD: GS.TS Đỗ Đức
Bình
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính tất yếu của việc nghiên cứu đề tài
1.1. Cơ sở lý luận
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa thương mại như hiện
nay, thương mại quốc tế trở thành một tất yếu khách quan đối với sự phát triển
kinh tế của mỗi quốc gia, và Việt Nam không thể đứng ngoài quy luật này
được. Và xuất khẩu là một trong những hoạt động chủ yếu mang lại nguồn thu
ngoại tệ và góp phần thúc đẩy kinh tế một quốc gia, đối với Việt Nam cũng
vậy. Tuy nhiên, ngoài các thị trường truyền thống, các quốc gia cần phải xúc
tiến mở rộng thị trường xuất khẩu ra các khu vực vốn chưa được chú trọng
nhiều. Đây được coi là một trong những điều kiện tất yếu để phát triển kinh tế
và đồng thời phát triển các quan hệ kinh tế đối ngoại của bất kỳ quốc gia nào.
Xuất khẩu Việt Nam hiện nay cũng đang được mở rộng và đa dạng hóa, trong

đó châu Phi là một thị trường đang được xúc tiến phát triển. Do đó, việc
nghiên cứu quan hệ thương mại với các đối tác, đặc biệt là các đối tác tiềm
năng là một vấn đề rất cần thiết hiện nay.
1.2. Thực tiễn
Một thực tế là từ trước đến nay, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn giữ quan hệ
thương mại với các đối tác truyền thống như Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc mà
chưa có nhiều chuyển biến trong việc tìm kiếm và khai thác những thị trường
tiềm năng khác, như thị trường châu Phi – một thị trường không khó tính đối
với Việt Nam, là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam khai phá. Và xuất
khẩu của Việt Nam sang thị trường châu Phi được nhận định là một hướng đi
đúng của chúng ta trong tương lai, góp một phần không nhỏ trong việc thúc
đẩy kinh tế đất nước về nhiều mặt.
Trên cơ sở đó, tôi chọn đề tài “Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị
trường châu Phi giai đoạn 2001 – 2012 và tầm nhìn đến năm 2020” nhằm
SV: Nguyễn Thị Nga 14 Lớp: Kinh Tế Quốc Tế
50B
Chuyên đề thực tập GVHD: GS.TS Đỗ Đức
Bình
nghiên cứu thực trạng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường châu
Phi và đề xuất một số giải pháp tăng cường hoạt động xuất khẩu sang thị
trường này có hiệu quả.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề tài này được chọn để nghiên cứu với mục đích tìm hiểu về thực trạng xuất
khẩu của Việt Nam sang thị trường châu Phi, từ đó đề xuất một số giải pháp
đối với Nhà nước và kiến nghị với các doanh nghiệp nhằm đẩy mạnh xuất
khẩu vào thị trường này.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam
sang thị trường châu Phi.
3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Thị trường: 3 thị trường xuất khẩu của Việt Nam ở châu Phi: Nam Phi, Ai
Cập, Algeria
- Mặt hàng: gạo, dệt may, thủy hải sản
- Thời gian: số liệu nghiên cứu từ năm 2001 đến năm hết tháng 2 năm 2012
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Việc nghiên cứu đề tài được thực hiện từ quá trình thu thập, tổng hợp và đánh
giá các thông tin liên quan và ý kiến của các chuyên gia từ những nguồn đáng
tin cậy.
5. Kết cấu đề tài
Đề tài được chia thành các phần như sau: phần Mở đầu, 3 phần nội dung chính
(Chương 1, Chương 2, Chương 3) và phần Kết luận.
6. Cơ quan thực tập: Viện nghiên cứu châu Phi – Trung Đông
Địa chỉ: 37 Kim Mã Thượng – Ba Đình – Hà Nội
SV: Nguyễn Thị Nga 15 Lớp: Kinh Tế Quốc Tế
50B
Chuyên đề thực tập GVHD: GS.TS Đỗ Đức
Bình
CHƯƠNG 1.
KHÁI QUÁT THỊ TRƯỜNG CHÂU PHI GIAI ĐOẠN 2001 – 2012 VÀ
KINH NGHIỆM CỦA TRUNG QUỐC TRONG XUẤT KHẨU HÀNG
HÓA SANG KHU VỰC CHÂU PHI
1.1. KHÁI QUÁT THỊ TRƯỜNG CHÂU PHI GIAI ĐOẠN 2001 – 2012
1.1.1. Chính sách thương mại của châu Phi giai đoạn 2001 – 2012
Từ năm 2000, châu Phi theo đuổi chính sách hội nhập kinh tế quốc tế để hòa
nhập vào thế giới đang ngày càng phát triển: Nỗ lực xúc tiến hội nhập thương
mại nội vùng châu Phi.
Theo đó, các nước ký nhiều thỏa ước và mở rộng không gian kinh tế cho các
hoạt động sản xuất, thương mại và công nghiệp của khu vực.
Đến nay, chính sách thương mại của châu Phi có nhiều điểm thông thoáng hơn
đối với hàng hóa các nước ngoài khu vực. Tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập và

nhiều điểm phức tạp dẫn đến hạn chế sự phát triển thương mại toàn châu lục.
1.1.2. Thực trạng thương mại của châu Phi giai đoạn 2001 – 2012
1.1.2.1. Kim ngạch xuất – nhập khẩu
Năm 2001, kim ngạch thương mại của châu Phi là 137,6 tỷ USD, năm 2004 là
210 tỷ USD và đến năm 2011 đạt khoảng 1.500 tỷ USD. Tốc độ tăng kim
ngạch thương mại của châu lục này hàng năm đều cao, trên 30%/năm.
1.1.2.2. Một số hàng hóa xuất – nhập khẩu chủ yếu
1.1.2.2.1. Một số hàng hóa xuất khẩu chủ yếu
Châu Phi là một điểm đến hấp dẫn với các nhà đầu tư bởi sự giàu có về tài
nguyên thiên nhiên. Đây cũng là những mặt hàng xuất khẩu chính của họ,
gồm: kim cương, uranium, boxit, dầu mỏ, khí đốt, gỗ,…
1.1.2.2.2. Một số hàng hóa nhập khẩu chủ yếu
Các nước châu Phi nhập khẩu chủ yếu là hàng lương thực - thực phẩm (nông
sản, thủy hải sản), hàng tiêu dùng (dệt may, vải sợi, giày dép, đồ điện tử,…)
SV: Nguyễn Thị Nga 16 Lớp: Kinh Tế Quốc Tế
50B
Chuyên đề thực tập GVHD: GS.TS Đỗ Đức
Bình
và các máy móc nông nghiệp, linh kiện điện tử khác,… Trong đó, gạo, cà phê,
hạt tiêu, tôm cá và hàng dệt may chiếm tỷ trọng lớn.
1.1.2.3. Một số thị trường châu Phi trọng điểm
1.1.2.3.1. Nam Phi
Đây là thị trường lớn nhất châu Phi với kim ngạch thương mại hàng năm luôn
chiếm tỷ trọng cao nhất. Các đối tác chính của Nam Phi là EU, Mỹ, Nhật Bản,
Trung Quốc, Ấn Độ.
1.1.2.3.2. Ai Cập
Ai Cập là thị trường lớn thứ hai châu Phi với các đối tác lớn là EU, Mỹ, Trung
Quốc, Ấn Độ.
Nigeria, Algeria, Morrocco, Bờ Biển Ngà,… là những thị trường trọng điểm
sau hai thị trường kể trên.

1.1.3. Một số đánh giá thị trường châu Phi
1.1.3.1. Tiềm năng của thị trường châu Phi
1.1.3.1.1. Châu Phi là một thị trường có sức tiêu thụ lớn và không khắt khe
Châu Phi rộng lớn với hơn 1 tỷ dân, có sức mua lớn với sản phẩm chủ yếu là
hàng lương thực - thực phẩm và hàng tiêu dùng, những mặt hàng lợi thế với
các nước đang phát triển nói chung. Trong đó đa số người dân không đòi hỏi
quá cao về chất lượng sản phẩm. Vì thế việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu này
không phải quá khó khăn với các nước đang phát triển.
1.1.3.1.2. Châu Phi là một châu lục đang trên đà tăng trưởng mạnh
Tăng trưởng của các quốc gia châu Phi theo dự báo sẽ ngày càng tăng. Do đó
thu nhập người dân tăng, kéo theo nhu cầu tiêu dùng ngày càng lớn, và yêu
cầu chất lượng sản phẩm ngày càng cao. Đây là dấu hiệu tốt cho các doanh
nghiệp muốn tham gia xuất khẩu vào thị trường này.
SV: Nguyễn Thị Nga 17 Lớp: Kinh Tế Quốc Tế
50B
Chuyên đề thực tập GVHD: GS.TS Đỗ Đức
Bình
1.1.3.2. Tồn tại của thị trường châu Phi
1.1.3.2.1. Nền kinh tế quy mô nhỏ
Nền kinh tế các nước châu Phi hầu hết hoạt động với quy mô nhỏ. Đây thực
sự là một trở ngại đối với các doanh nghiệp nước ngoài khi muốn hợp tác làm
ăn với đối tác ở đây bởi sự thiếu thốn các điều kiện cần thiết như vốn, công
nghệ thông tin liên lạc, vận chuyển,… hay trình độ chuyên môn của các nhà
lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp,…
1.1.3.2.2. Chính sách, luật pháp thương mại phức tạp
Hệ thống chính sách của châu Phi nói chung, chính sách thương mại nói riêng,
còn quá nhiều phức tạp, nhiều rào cản và không phù hợp với các tiêu chí, quy
định của WTO, không chỉ đối với các nước phát triển và nước công nghiệp
đang phát triển, mà còn đặc biệt khó khăn đối với các nước đang phát triển có
nhiều điểm hạn chế tương đồng như Việt Nam, do đó gây ra không ít khó

khăn cho các doanh nghiệp nước ngoài khi muốn tiếp cận thị trường này.
1.2. KINH NGHIỆM CỦA TRUNG QUỐC VỀ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA SANG THỊ
TRƯỜNG CHÂU PHI VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
1.2.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc
1.2.1.1. Chính sách tiếp cận và khai thác thị trường tốt
Từ những năm 50 của thế kỷ trước, Trung Quốc đã thực hiện chính sách
hướng về Châu Phi và đã xây dựng quan hệ ngoại giao với hầu hết các nước ở
châu lục này, đặt Đại sứ quán tại 49/54 nước.
Về vấn đề khai thác thị trường, Trung Quốc khá khôn ngoan ở chỗ đã theo
đuổi 4 yêu cầu chiến lược ở châu Phi: Giành quyền tiếp cận các nguồn tài
nguyên; tăng cường ảnh hưởng chính trị; phát triển thị trường cho người lao
động Trung Quốc; và giành quyền tiếp cận các thị trường châu Phi. Do các
công ty dầu mỏ quốc tế đến từ các nước phương Tây đã đạt được quyền tiếp
cận một số mỏ dầu tiềm năng nhất của châu Phi, Trung Quốc phải tập trung
vào những nơi ít cạnh tranh hơn, năng suất không cao hoặc rủi ro cao hơn. Do
SV: Nguyễn Thị Nga 18 Lớp: Kinh Tế Quốc Tế
50B
Chuyên đề thực tập GVHD: GS.TS Đỗ Đức
Bình
tính chất trao đổi – cho vay để lấy quyền tiếp cận dầu, nên Trung Quốc thường
là nhà đầu tư duy nhất, hoặc chủ yếu tại các dự án này. Với chiến lược này,
Bắc Kinh sẵn sàng làm việc với các chính phủ mà các nước phương Tây xa
lánh vì lý do chính trị, như Sudan, để tiếp cận các nguồn tài nguyên thiên
nhiên. Trong những năm qua, các công ty của Trung Quốc đã ký hoặc dự kiến
ký hợp đồng thăm dò ở gần như tất cả các nước châu Phi có tiềm năng về dầu
mỏ. Trung Quốc có các dự án chính dài hạn ở Angola, Sudan, Congo. Từ đó
sẽ đương nhiên tạo ra những ràng buộc về các hợp đồng thương mại theo
chiều ngược lại.
1.2.1.2. Chính sách mặt hàng xuất khẩu phù hợp nhu cầu thị trường châu
Phi

Hầu hết các khu vực ở châu Phi đều tụt hậu xa so với các châu lục khác trên
thế giới khi tiến hành công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Trong khi đó, châu Phi
lại gánh chịu nhiều tác động tiêu cực từ khí thải và hiệu ứng nhà kính của các
nước phát triển, dẫn tới tình trạng hạn hán và sa mạc hóa. Do đó, sự có mặt
của những hàng hóa mang nhãn hiệu Trung Quốc chất lượng vừa phải, nhiều
mẫu mã, đa chức năng, giá cả lại rẻ, rất phù hợp với yêu cầu không cao và khả
năng chi trả của phần lớn người dân nơi đây.
1.2.1.3. Kết hợp mở rộng đầu tư, tăng cường viện trợ và ngoại giao với châu
Phi
Về đầu tư, hiện nay Trung Quốc là nước đầu tư vào châu Phi lớn nhất và
“hăng hái” nhất với hàng nghìn doanh nghiệp, hàng nghìn công trình và tổng
số vốn lên đến hàng trăm tỷ USD. Điều này không chỉ góp phần cải thiện đáng
kể hệ thống cơ sở hạ tầng, cải thiện nền kinh tế mà còn giải quyết được vấn đề
việc làm – vốn là một vấn đề rất lớn đối với người dân châu lục này.
Về viện trợ và ngoại giao với châu Phi, Trung Quốc đang thực hiện sự phối
hợp theo cách thức mà không nước phương Tây nào làm được. Cách thức
Trung Quốc hợp tác với châu Phi có nhiều ưu thế. Trước hết nó nhanh và dứt
SV: Nguyễn Thị Nga 19 Lớp: Kinh Tế Quốc Tế
50B
Chuyên đề thực tập GVHD: GS.TS Đỗ Đức
Bình
điểm. Những cuộc đàm phán diễn ra trong vài ba tuần, trong khi để đạt được
các khoản vay của các tổ chức tài chính quốc tế đòi hỏi nhiều năm. Ngoài ra,
“văn hóa phong bì” trong nhiều trường hợp cho phép “bôi trơn” các hợp đồng
lớn hiệu quả cao với chi phí thấp hơn thực tế. Hiện nay Trung Quốc đang là
nước cho châu Phi vay nhiều nhất với nhiều ưu đãi và những điều kiện “dễ
thở” nhất, do đó đã có một chỗ đứng khá vững chắc đối với người dân châu
Phi khi được coi là một đối tác lớn, lâu dài và đáng tin cậy.
Vì thế những “cuộc đổ bộ” về đầu tư và viện trợ đã vạch đường rõ ràng cho
hàng loạt cuộc đổ bộ “oanh liệt” của hàng hóa mang nhãn mác “Trung Quốc”

vào châu Phi một cách quá dễ dàng.
1.2.1.4. Xây dựng quan hệ tốt với các nước châu Phi không kể dân chủ hay
nhân quyền nhằm tranh thủ sự ủng hộ của châu Phi trong thương mại
Khác với Mỹ và các nước Phương Tây, Trung Quốc hiểu được nhu cầu của
các nước Châu Phi và có thể bảo vệ lợi ích của châu lục này trên trường quốc
tế. Trung Quốc đã xây dựng quan hệ với các nước châu Phi không phân biệt
dân chủ hay nhân quyền. Đó là lý do vì sao nước này nhận được sự ủng hộ
của các nước Châu Phi, không như Mỹ. Sự ủng hộ này đã giúp Trung Quốc
giành chiến thắng trong các hợp đồng kinh doanh, đặc biệt trong lĩnh vực dầu
khí, tài nguyên thiên nhiên từ Sudan, Angola, Nigeria và Gabon.
1.2.2. Bài học cho Việt Nam
1.2.2.1. Bài học thành công của Trung Quốc
1.2.2.1.1. Chính sách tiếp cận thị trường
Trung Quốc đã bước vào thị trường này rất sớm và hành động rất táo bạo và
đã thu được những kết quả nhất định.
1.2.2.1.2. Chính sách mặt hàng phù hợp
Hàng hóa Trung Quốc vào thị trường châu Phi hầu như đều đáp ứng được nhu
cầu vừa phải của người dân nơi đây, nên tạo được sức cạnh tranh rất lớn so
với các nước khác trong khu vực.
SV: Nguyễn Thị Nga 20 Lớp: Kinh Tế Quốc Tế
50B
Chuyên đề thực tập GVHD: GS.TS Đỗ Đức
Bình
1.2.2.1.3. Kết hợp mở rộng đầu tư, khai thác, chính sách ngoại giao với xuất
khẩu ồ ạt vào thị trường châu Phi
Đây là một cách làm không mới nhưng vẫn hiệu quả bởi vì Trung Quốc biết
cách tạo được một hình tượng đẹp đẽ trong lòng người dân nên đã khẳng định
được vị trí của mình tại thị trường này.
1.2.2.2. Bài học chưa thành công của Trung Quốc
Việc Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng kinh tế ra phạm vi toàn cầu là điều dễ

hiểu bởi nền kinh tế nước này phụ thuộc rất lớn vào các nguồn nguyên liệu
nhập khẩu. Tuy nhiên việc nước này bất chấp tất cả để đạt được mục đích đã
gây ra nhiều mâu thuẫn với người dân châu Phi, đặc biệt trong các chính sách
xuất khẩu tại chỗ.
1.2.2.2.1. Sử dụng lao động Trung Quốc thay vì là các lao động nước bản địa
như các nước phương Tây thường làm.
Chính điều này gây bức xúc cho nhiều người dân nơi này, bởi trong lúc tài
nguyên của họ bị Nhà nước bán cho nước ngoài, thì họ lại là những người thất
nghiệp, cuộc sống thậm chí còn tệ hơn trước.
1.2.2.2.2. Việc giành được hợp đồng khai thác và thực hiện các dự án này
Các công ty Trung Quốc thường “đi cửa sau” và lấy danh viện trợ để giành
được các hợp đồng trong cuộc cạnh tranh với các đối thủ khác. Ngoài ra, các
doanh nghiệp Trung Quốc thường chỉ quan tâm đến các lợi ích thu được mà ít
chú ý tới những hậu quả về môi trường, hệ sinh thái trong các dự án. Những
điều này ngày càng khiến cho quan hệ giữa nhiều người dân châu Phi với
Trung Quốc tồi tệ hơn.
Nhìn chung, Trung Quốc ít nhiều phải trả giá cho những tham vọng mở rộng
ảnh hưởng và vị thế của minh ra quy mô toàn cầu, mà trong lúc này là sự nổi
dậy của những người dân châu Phi.
SV: Nguyễn Thị Nga 21 Lớp: Kinh Tế Quốc Tế
50B
Chuyên đề thực tập GVHD: GS.TS Đỗ Đức
Bình
CHƯƠNG 2.
THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM
SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU PHI THỜI GIAN QUA
2.1. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT
NAM SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU PHI
2.1.1. Ảnh hưởng từ châu Phi
2.1.1.1. Chính sách và pháp luật của Nhà nước

Phần lớn các quốc gia tại châu Phi còn nằm trong nhóm các nước chậm phát
triển, luật lệ cùng với cơ chế và chính sách kinh doanh còn đang trong quá
trình tiếp tục được hình thành, không ít nội dung có quy định phức tạp, hệ
thống cơ sở hạ tầng lạc hậu, hệ thống ngân hàng chưa phát triển, thông tin liên
lạc còn hạn chế nên nảy sinh một số khó khăn nhất định, khiến cho các
doanh nghiệp Việt Nam nói chung còn e ngại khi giao dịch, mở rộng hợp tác
kinh doanh với các đối tác và xâm nhập thị trường này.
2.1.1.2. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp
Khả năng thanh toán của khu vực này được cho là còn nhiều hạn chế, các
doanh nghiệp tại đây thường chọn phương thức trả chậm hoặc cấp tín dụng
khi thực hiện các hợp đồng thương mại. Hơn nữa, các quốc gia tại Châu Phi
rất ít khi sử dụng thư tín dụng L/C trong thanh toán, càng không quen dùng
thương mại điện tử hay thư điện tử, điện thoại trong giao dịch… mà thường áp
dụng thanh toán bằng tiền mặt, D/P, đặt cọc trước… Với thói quen đó, sẽ có
rất nhiều rủi ro đối với các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp Việt
Nam nói riêng khi tham gia vào thị trường này.
2.1.1.3. Các yếu tố chính trị - xã hội
2.1.1.3.1. Nền chính trị bất ổn
SV: Nguyễn Thị Nga 22 Lớp: Kinh Tế Quốc Tế
50B
Chuyên đề thực tập GVHD: GS.TS Đỗ Đức
Bình
Nhiều nước châu Phi có nền chính trị phức tạp và tồn tại nhiều bất ổn xã hội,
do đó các doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có doanh nghiệp Việt Nam, ngại
hợp tác làm ăn với các doanh nghiệp ở đây, đặc biệt các quốc gia khu vực Bắc
Phi.
2.1.1.3.2. Cơ sở hạ tầng
Hệ thống cơ sở hạ tầng lạc hậu ở các quốc gia châu Phi đã gây ra một số khó
khăn nhất định đối với các đối tác nước ngoài. Các doanh nghiệp Việt Nam
nói chung còn e ngại khi giao dịch, mở rộng hợp tác kinh doanh với các đối

tác và xâm nhập thị trường này.
2.1.1.3.3. Hệ thống thông tin liên lạc
Thông tin liên lạc yếu kém lạc hậu cũng là một vấn đề cản trở sự phát triển
quan hệ thương mại giữa châu Phi với các châu lục khác nói chung và với
Việt Nam nói riêng. Thông tin về các đối tác và thị trường châu Phi được cung
cấp qua số lượng ít ỏi các cơ quan thương vụ của Việt Nam tại các nước này ,
cộng với những khó khăn trong liên lạc với chính đối tác khiến các doanh
nghiệp Việt Nam khó kiểm chứng thông tin, do đó dễ bị trở thành nạn nhân
của tình trạng lừa đảo thương mại đang ngày càng phổ biến tại châu lục này.
2.1.2. Ảnh hưởng từ Việt Nam
2.1.2.1. Ảnh hưởng từ Nhà nước
2.1.2.1.1. Chính sách về xuất khẩu
Các chính sách của Nhà nước về xuất khẩu nói chung, và chính sách đối với
châu Phi nói riêng đương nhiên có ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu sang
thị trường này. Cho đến nay, hệ thống chính sách về xuất khẩu của Việt Nam
vẫn còn những hạn chế nhất định tác động làm giảm tính cạnh tranh của hoạt
động này. Tuy nhiên, riêng đối với thị trường châu Phi, từ khi xác định đây là
một thị trường tiềm năng mà Việt Nam cần khai thác, Chính phủ đã có những
chính sách hỗ trợ nhằm tăng cường hoạt động xuất khẩu hàng hóa sang châu
Phi có hiệu quả.
SV: Nguyễn Thị Nga 23 Lớp: Kinh Tế Quốc Tế
50B
Chuyên đề thực tập GVHD: GS.TS Đỗ Đức
Bình
2.1.2.1.2. Luật pháp về xuất khẩu
Luật pháp Việt Nam vẫn được cho là thiếu tính khách quan và còn nhiều bất
cập, trong khi ngay tại các nước châu Phi cũng xảy ra điều tương tự. Điều này
có ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường kinh doanh và các điều kiện hợp tác
làm ăn của cả hai bên.
2.1.2.1.3. Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực luôn là một yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến mọi hoạt
động kinh tế, trong đó có thương mại. Để tạo được quan hệ xuất khẩu nói
riêng với châu Phi, Việt Nam nhất định phải có đội ngũ cán bộ hiểu rõ về thị
trường này, ra các quyết sách phù hợp và đủ nỗ lực tham gia vào quá trình
khai thác thị trường mới như thế.
2.1.2.2. Ảnh hưởng từ doanh nghiệp
2.1.2.2.1. Định hướng của doanh nghiệp
Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chưa sẵn sàng cho việc thâm
nhập một thị trường mới đầy khó khăn như châu Phi mặc dù con số doanh
nghiệp tham gia làm ăn với đối tác châu Phi đã tăng. Các doanh nghiệp chủ
yếu đi theo lối mòn sẵn xuất khẩu sang các thị trường truyền thống mà không
chủ động khai thác thị trường mới trong khi các thị trường truyền thống đã
bão hòa. Điều này có ảnh hưởng lớn đến mục tiêu xuất khẩu sang thị trường
này của Việt Nam.
2.1.2.2.2. Nguồn tài chính của doanh nghiệp
Nguồn tài chính của các doanh nghiệp trong nước là một trong những yếu tố
quyết định việc liệu họ có thể thâm nhập sâu vào thị trường mới này hay
không trong khi có rất nhiều điều kiện bất lợi và những đối thủ mạnh trước
mắt.
2.1.2.2.3. Vấn đề tiếp cận thông tin
SV: Nguyễn Thị Nga 24 Lớp: Kinh Tế Quốc Tế
50B
Chuyên đề thực tập GVHD: GS.TS Đỗ Đức
Bình
Vấn đề tiếp cận thông tin của một thị trường mới và phức tạp như châu Phi,
đối với doanh nghiệp rất quan trọng, qua đó họ mới xác định được cụ thể thị
trường, đối tác, sản phẩm hàng hóa xuất khẩu,…Thông tin càng chính xác và
chi tiết thì việc ra quyết định càng dễ dàng hơn và việc tiến hành hoạt động
xuất khẩu cũng thuận lợi hơn.
2.1.3. Lợi thế và hạn chế của Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa sang thị

trường châu Phi
2.1.3.1. Lợi thế
2.1.3.1.1. Lợi thế từ phía Nhà nước
a. Quan hệ chính trị truyền thống tốt đẹp giữa Việt Nam và các quốc gia châu
Phi đã đặt nền móng cho sự phát triển các quan hệ kinh tế giữa hai bên và
được coi là lợi thế lớn nhất của Việt Nam. Trên cơ sở quan hệ này, nhiều Hiệp
định, cam kết, bản ghi nhớ có lợi cho thương mại hai bên đã được ký kết. Đây
là một thuận lợi cho xuất khẩu Việt Nam sang thị trường này.
b. Đội ngũ chuyên gia Việt Nam và châu Phi đã có những hợp tác đáng kể
trong trao đổi kinh nghiệm phát triển kinh tế. Nhờ đó hai bên hiểu nhau hơn,
nên sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất định cho các doanh nghiệp Việt Nam muốn
làm ăn với châu Phi.
2.1.3.1.2. Lợi thế từ phía doanh nghiệp
a. Các doanh nghiệp có khả năng cung cấp được hầu hết sản phẩm theo nhu
cầu người dân châu Phi do chủ yếu là hàng lương thực - thực phẩm và hàng
tiêu dùng cần thiết. Hơn nữa, giá cả lại phù hợp với đa số dân cư ở đây nên
việc xuất khẩu hàng hóa sang thị trường này giảm được những áp lực cạnh
tranh từ các nước phát triển.
b. Các doanh nghiệp Việt Nam có khả năng huy động nguồn hàng tốt nên có
thể đáp ứng được các đơn đặt hàng khi cần thiết.
2.1.3.2. Hạn chế
2.1.3.2.1. Hạn chế từ phía Nhà nước
SV: Nguyễn Thị Nga 25 Lớp: Kinh Tế Quốc Tế
50B
Chuyên đề thực tập GVHD: GS.TS Đỗ Đức
Bình
a. Hoạt động xúc tiến thương mại của Việt Nam và châu Phi chưa tốt, dẫn đến
việc các doanh nghiệp không nắm được đầy đủ thông tin, không quảng bá và
đưa hàng hóa của mình vào thị trường này một cách hiệu quả được.
b. Việc cập nhật và cung cấp thông tin cho doanh nghiệp còn rất hạn chế do

mạng lưới cơ quan thương vụ đặt tại châu lục này quá ít. Điều này dẫn đến
tình trạng các doanh nghiệp trong nước dễ bị mắc phải các vụ lừa đảo thương
mại ở thị trường này.
2.1.3.2.2. Hạn chế từ phía doanh nghiệp
a. Quy mô sản xuất - xuất khẩu nhỏ khiến các doanh nghiệp bỏ lỡ những đơn
đặt hàng giá trị lớn.
b. Sự thiếu hiểu biết cặn kẽ về thị trường này (tập quán, văn hóa kinh doanh,
lối sống,…) là nguyên nhân làm giảm sự cạnh tranh của các doanh nghiệp
Việt Nam.
2.2. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG
CHÂU PHI GIAI ĐOẠN 2001 – 2012
2.2.1. Kim ngạch xuất khẩu
Trong những năm gần đây, kim ngạch thương mại Việt Nam – Châu Phi liên
tục tăng trưởng nhanh từ 218,1 triệu USD năm 2001 và đạt đến con số 3,5 tỷ
USD vào năm 2011. Một điểm đáng chú ý trong xuất khẩu của Việt Nam sang
thị trường này là sự gia tăng đáng kể về kim ngạch từ năm 2007 (684 triệu
USD) lên 1,33 tỷ USD năm 2008 (đây là năm đầu tiên kim ngạch xuất khẩu
của Việt Nam sang châu Phi đạt trên 1 tỷ). Sự gia tăng nhanh chóng của trao
đổi thương mại giữa Việt Nam với các nước Châu Phi thể hiện tiềm năng
trong thương mại cũng như sự năng động của doanh nghiệp hai bên. Mặc dù
có sự tăng trưởng kim ngạch đáng kể, Châu Phi vẫn là khu vực mà Việt Nam
có mức độ trao đổi thương mại thấp nhất so với các khu vực thị trường khác
trên thế giới. Tỷ trọng buôn bán với Châu Phi trong tổng kim ngạch ngoại
thương của Việt Nam tăng từ 0,7% ( năm2001) và cũng chỉ chiếm 3,5% vào
SV: Nguyễn Thị Nga 26 Lớp: Kinh Tế Quốc Tế
50B
Chuyên đề thực tập GVHD: GS.TS Đỗ Đức
Bình
năm 2011. Đặc biệt, nếu xét tỷ trọng của Việt Nam trong kim ngạch thương
mại của Châu Phi thì con số này còn rất nhỏ bé.

Bảng 2.1. Kim ngạch xuất khẩu Việt Nam – châu Phi và tỷ trọng so với
tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước 2001 – T2/2012
(Đơn vị: Tỷ USD)
Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2T/2012
KNXK
VN-CP
0,1749 0,127 0,2291 0,4075 0,6475 0,610 0,6835 1,33 1,55 1,79 3,4
0,2375
Tổng
KNXK
của VN
15 16,7 20,2 26,5 32,4 39,8 48,6 62,7 57,1 72,2 96,9 15,37
Tỷ trọng
(%)
1,16 0,76 1,14 1,54 2 1,5 1,4 2,11 2,65 2,53 3,5 1,55
(Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam)
Biểu 2.1. Kim ngạch xuất khẩu Việt Nam – châu Phi
giai đoạn 2001 – T2/2012
(Nguồn: Xây dựng từ số liệu của Tổng Cục hải quan Việt Nam)
Nhìn chung, trong quan hệ thương mại với các quốc gia châu Phi, Việt Nam
trong thế xuất siêu, giá trị xuất khẩu thường cao gấp nhiều lần so với giá trị
nhập khẩu từ các nước này.
SV: Nguyễn Thị Nga 27 Lớp: Kinh Tế Quốc Tế
50B

×