Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC TIẾN HÓA VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.2 KB, 9 trang )


1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN




ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
TIẾN HÓA VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC

1. Thông tin về giảng viên:
− Họ và tên: Trịnh Đình Đạt
− Chức danh, học hàm, học vị: PGS. TS.
− Thời gian, địa điểm làm việc: Giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6, địa điểm Bộ
môn Di truyền học, Khoa Sinh học, ĐHKHTN, ĐHQGHN.
− Địa chỉ liên hệ: Bộ môn Di truyền, Khoa Sinh học, ĐHKHTN- ĐHQGHN, 334
Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
− Điện thoại: email:
− Các hướng nghiên cứu chính: Di truyền học, Đa dạng di truyền hệ isozym,
ADN ở động vật (Ong, Muỗi, Sâu tơ, Sâu xanh, Mối )
− Thông tin về trợ giảng: ThS. Nguyễn Văn Sáng, Bộ môn Di truyền học, Khoa
Sinh học, ĐHKHTN, ĐHQGHN. Tel: email:
2. Thông tin về môn học:
− Tên môn học: Tiến hóa và đa dạng sinh học ( phần tiến hóa 1,5/3 tín chỉ)
− Mã môn học:
− Số tín chỉ: 3
− Giờ tín chỉ đối với các hoạt động học tập: 45
+ Nghe giảng lý thuyết trên lớp: 20
+ Làm bài tập trên lớp: 0/0
+ Thảo luận trên lớp: 12/45


+ Thực hành trong phòng thí nghiệm: 0
+ Thực tập thực tế ngoài trường: 0
+ Tự học: 3/45
− Đơn vị phụ trách môn học:
+ Bộ môn: Bộ môn Di truyền học
+ Khoa: Khoa Sinh học

2
− Môn học tiên quyết: Di truyền học cơ sở, Hóa sinh học, tế bào học, Vi sinh vật
học ( thực vật học, sinh thái học)
− Môn học kế tiếp: không
3. Mục tiêu của môn học:
Mục tiêu về kiến thức: Cung cấp cho sinh viên năm thứ 3, 4 các ngành sinh học
và công nghệ sinh học những lý thuyết cơ bản về các học thuyết tiến hóa nguồn gốc sự
sống, sự tiến hóa xét ở mức độ gen-enzym, mức độ phân tử và mức độ nhiễm sắc thể,
những kiến thức cơ bản về đa dạng sinh học; về tầm quan trọng của đa dạng sinh học
đối với môi trường, đối với cuộc sống của con người; về các nguyên nhân trực tiếp và
nguyên nhân sâu xa của sự mất mát đa dạng sinh học; các biện pháp bảo tồn đa dạng
sinh học.
Mục tiêu về kỹ năng: Trang bị cho sinh viên kỹ năng phân tích số liệu, bằng
chứng khoa học về nguồn gốc tiến hóa, kỹ năng thu thập, khai thác tư liệu về tiến hóa
và đa dạng sinh học trên internet, tạp chí khoa học v.v , kỹ năng phân tích và cập nhật
các kiến thức tiến hóa mới trên thế giới. Xây dựng khá năng khái quát hóa về quá trình
vận động và quy luật tiến hóa trong tự nhiên.
4. Tóm tắt nội dung môn học
Lý thuyết cơ bản về các học thuyết tiến hóa nguồn gốc sự sống, sự tiến hóa xét ở
mức độ gen-enzym, mức độ phân tử và mức độ nhiễm sắc thể, các nhân tố tiến hóa, sự
phát sinh chủng loại và cơ chế hình thành loài trong quá trình tiến hóa của sinh vật trên
trái đất. Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về đa dạng sinh học; về tầm
quan trọng của đa dạng sinh học đối với môi trường, đối với cuộc sống của con người;

về các nguyên nhân trực tiếp và nguyên nhân sâu xa của sự mất mát đa dạng sinh học;
các biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học.
5. Nội dung chi tiết môn học
Chương 1. MỞ ĐẦU
1.1. Giới thiệu chương trình, cách học và cách thức kiểm tra đánh giá.
1.2. Học thuyết khoa học và sự hình thành học thuyết khoa học.
Chương 2. MỘT SỐ HỌC THUYẾT TIẾN HÓA CHÍNH
2.1. Một số thuyết tiến hóa trước Darwin:
2.2. Học thuyết Darwin:
2.3. Các học thuyết tiến hóa sau Darwin

3
Chương 3. NGUỒN GỐC SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT
3.1. Một số giả thuyết về nguồn gốc sự sống trên trái đất: Thuyết trời sinh, sự
sống xuất hiện từ ngoài trái đất, thuyết Oparin.
3.2. Sự hình thành các hợp chất hữu cơ đơn giản từ các chất vô cơ: Thí nghiệm
của Miller và những bằng chứng về sự xuất hiện của các hợp chất hữu cơ
đầu tiên trên trái đất.
3.3. Quá trình trùng phân (polyme hoá): Quá trình hình thành các đại phân tử
protein và axít nucleic đầu tiên. Các protein nhiệt. Protein có trước hay các
axit nucleic có trước ? ARN có trước hay ADN có trước ?
3.4. Quá trình hình thành các cấu trúc sống đầu tiên: Các giọt Coaserva và các
siêu giọt.
3.5. Một số giả thuyết về sự hình thành các tế bào eucariote nguyên thủy:
Thuyết nội cộng sinh về sự hình thành ty thể, lục lạp.
Chương 4. TIẾN HÓA CỦA HỆ GEN XÉT Ở MỨC ĐỘ PHÂN TỬ
4.1. Giá trị C (c value) ở các loài sinh vật: Hàm lượng ADN trong hệ gen đơn
bội của các loài trong bậc thang tiến hóa. ADN lặp lại và các loại ADN
không mã hóa trong hệ gen của các sinh vật eucariote.
4.2. Sự tiến hóa về cấu trúc của gen: Gen phân mảnh (interrupted gene) ở sinh

vật eucariote (nhân thực). Cấu trúc chung của một gen. Sự khác biệt giữa
gen phân mảnh ở sinh vật eucariote và gen không phân mảnh ở procariote.
Một locut gen mới được hình thành như thế nào? Sự tiến hóa của họ các
gen hemoglobin của động vật có vú.
4.3. Gen nhẩy và vai trò của gen nhẩy trong quá trình tiến hoá: Khái niệm về
gen nhẩy. Trình tự xen (insertion sequence), các gen nhẩy đơn giản và gen
nhảy hỗn hợp. Gen nhẩy - tác nhân đột biến nội sinh (intrinsic mutagent).
Nhân tố P ở ruồi dấm.
Chương 5. SỰ TIẾN HÓA CỦA HỆ GEN XÉT Ở MỨC ĐỘ NHIỄM SẮC THỂ
5.1. Thay đổi về số lượng nhiễm sắc thể
5.2. Thay đổi về kích thước
5.3. Vai trò của chuyển đoạn nhiễm sắc thể trong quá trình tiến hoá
5.4. Vai trò của lặp đoạn nhiễm sắc thể trong quá trình tiền hóa
5.5. Vai trò của đảo đoạn nhiễm sắc thể trong quá trình tiến hoá
5.6. Sự hình thành các nhiễm sắc thể giới tính và các cơ chế xác định giới tính

4
Chương 6. QUẦN THỂ VÀ CÁC NHÂN TỐ TIẾN HOÁ
6.1. Quần thể là đơn vị tiến hoá: Các đặc điểm đặc của quần thể xét về góc độ
di truyền.
6.2. Định luật Hardy - Weinberg và sự bảo toàn tần số alen trong các quần thể
ngẫu phối
6.3. Các nhân tố tiến hóa
Chương 7. NGHIÊN CỨU CHỦNG LOẠI PHÁT SINH DỰA TRÊN CÁC
KỸ THUẬT SINH HỌC PHÂN TỬ
7.1. Loài và vấn đề phân loại học: Khái niệm về loài hình thái, loài sinh học.
7.2. Các kỹ thuật nghiên cứu chủng loại phát sinh:
Chương 8. LOÀI VÀ CÁC CƠ CHẾ HÌNH THÀNH LOÀI
8.1. Hình thành loài liên chỗ (liên khu)
8.2. Hình thành loài khác chỗ (khác khu)

8.3. Các cơ chế cách ly và vấn đề hình thành loài
8.4. Nhịp độ tiến hóa: Tiến hóa nhảy vọt và tiến hóa từ từ
Chương 9. ĐA DẠNG SINH HỌC
9.1. Phương pháp học tập môn Đa dạng sinh học (nghe giảng, thảo luận, ghi
chép, sử dụng sách, giáo trình và tài liệu tham khảo)
9.2. Đa dạng sinh học là gì?
9.3. Đa dạng về di truyền
9.4. Đa dạng về loài
9.5. Đa dạng về hệ sinh thái
9.6. Sự phân bố của đa dạng sinh học
9.7. Sự tuyệt chủng của các loài và giá trị về kinh tế
9.8. Công dụng và giá trị của đa dạng sinh học
Chương 10. NHỮNG TÁC ĐỘNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐA DẠNG SINH HỌC
10.1. Hiện trạng mất mát đa dạng sinh học và sự tuyệt chủng
10.2. Nguyên nhân của sự tuyệt chủng (khai thác quá mức, nơi cư trú bị phá
hủy, ô nhiễm và suy thoái môi trường)
10.3. Đa dạng sinh học trong phát triển nông nghiệp
10.4. Sự du nhập của các loài ngoại lai và sự lây lan dịch bệnh

5
Chương 11. ĐA DẠNG SINH HỌC Ở VIỆT NAM VÀ BẢO TỒN
11.1. Đặc điểm và tình trạng hiện nay về đa dạng sinh học ở Việt Nam
11.2. Các cảnh quan, các hệ sinh thái và sự phân vùng địa lý sinh học Việt nam
11.3. Các nguyên nhân suy thoái đa dạng sinh học ở Việt nam
11.4. Bảo vệ đa dạng sinh học (bảo vệ nguyên vị, bảo vệ chuyển vị, khu bảo tồn
và vườn quốc gia)
11.5. Sự suy thoái rừng ở Việt Nam
Chương 12. BẢO TỒN SINH HỌC
12.1. Bảo tồn quần thể và loài
12.2. Bảo tồn quần xã và phát triển bền vững

12.3. Sinh thái học phục hồi
* Thảo luận (xêmina) về chủ đề: Xác lập các vấn đề ưu tiên bảo tồn đa dạng sinh học
của một trong số các trung tâm đa dạng sinh học của Việt Nam: Hoàng Liên Sơn, Bắc
Trường Sơn, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ).
- Thu thập số liệu và xử lý
- Viết tiểu luận
- Nộp tiểu luận
- Thảo luận ở lớp
Xem phim CD-R về tiến hoá
1. Tiến hoá quần thể (tiến hoá nhỏ)
2. Nguồn gốc của các loài (tiến hoá lớn)
3. Đa dạng của thực vật và động vật
6. Học liệu:
Học liệu bắt buộc:
1. Bài giảng về lý thuyết tiến hoá của PGS.TS. Trịnh Đình Đạt
2. Evolution, 3rd edition của Ridley. Nxb. Blackwell Science, 2004
3. Bài giảng đa dạng sinh học của GS. TSKH. Nguyễn Nghĩa Thìn
Học liệu tham khảo:
4. Đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên của Lê Trọng Cúc. Nxb. ĐHQG Hà
Nội, 2002.
5. Đa dạng sinh học và tài nguyên thực vật của Nguyễn Nghĩa Thìn. Nxb. ĐHQG
Hà Nội, 2005

6
6. Evolution của Monroe W. S. Nxb. Jones and Bartett, USA 1996
7. Evolution: an introduction của Stephen C. Nxb. OXFORD Univ. 2003
8. Tiến hoá sau Darwin của Nguyễn Ngọc Hải
9. Quần thể, loài và tiến hoá của E. Mayr. Bản dịch năm 1981
7. Hình thức tổ chức dạy học:
7.1. Lịch trình chung:

Nội dung
Hình thức tổ chức dạy học môn học
Tổng
Lên lớp
Thực hành,
thí nghiệm,
điền dã
Tự học, tự
nghiên cứu
Lý thuyết Bài tập Thảo luận
Chương 1
1




1
Chương 2
2

1

0,5
4,5
Chương 3
2

1

1

5
Chương 4
2

2


5
Chương 5
2

1


2
Chương 6
2

1


2
Chương 7
3

1


4
Chương 8

3

1


5
Chương 9
3




3
Chương 10
3




3
Chương 11
2

2


4
Chương 12
3


2


5
Tự học
2



1,5
1,5
Tổng
30
0
12
0
3
45

7.2. Lịch trình tổ chức dạy học cụ thể:
Tuần Nội dung chính
Yêu cầu sinh viên
chuẩn bị
Hình thức tổ
chức dạy học
Ghi
chú
1
Chương 1: mục 1.1 và 1.2
− Nhập môn: Giới thiệu chương

trình, cách học và cách thức
kiểm tra đánh giá.
− Học thuyết khoa học và sự
hình thành học thuyết khoa học.
Đọc trước tài liệu
[1]: tr. 1÷12; [2] tr.
1÷19.
Lý thuyết

7
2
Chương 2: mục 2.1÷2.3
− Một số học thuyết tiến hóa
chính (trước Darwin, thuyết
Darwin, sau Darwin).
Đọc trước tài liệu
[1]: tr. 12÷25
Lý thuyết
3
Chương 3: mục 3.1÷ 3.5
− Nguồn gốc sự sống trên
trái đất
Đọc trước tài liệu
[1]: tr. 25÷43
Lý thuyết
4
Chương 4: mục 4.1÷4.3
− Tiến hóa của hệ gen xét
ở mức độ phân tử


Đọc trước tài liệu
[1]: tr. 44÷50
Lý thuyết
5
Chương 5. mục 5.1÷5.6
− Sự tiến hóa của hệ gen xét ở
mức độ nhiễm sắc thể
Đọc trước tài liệu
[2]: tr. 181÷224
Lý thuyết, tự
học có trợ giúp
của giảng viên

6
Chương 6: mục 6.1÷6.3
− Quần thể và các nhân tố
tiến hoá
Đọc trước tài liệu
[2]: tr. 480÷514;
Lý thuyết, tự
học có trợ giúp
của giảng viên

7
Chương 7 mục 7.1÷7.2
− Nghiên cứu chủng loại phát
sinh dựa trên các kỹ thuật sinh
học phân tử
Sinh viên tự tìm tài
liệu bài báo, phần

mềm
Bài tập, tự học
có trợ giúp của
giảng viên

8
Chương 8: mục 8.1÷7.3
− Loài và các cơ chế hình thành
loài
Đọc trước tài liệu
[2]: tr. 521÷565
Lý thuyết
9
Chương 9: mục 9.1÷9.8
− Đa dạng sinh học
Đọc trước tài liệu
[3]
Lý thuyết
10
Chương 10: mục 10.1÷10.4
− Những tác động ảnh hưởng
đến đa dạng sinh học
Đọc trước tài liệu
[3]
Lý thuyết
11
Chương 11: mục 11.1÷11.5
− Đa dạng sinh học ở Việt Nam
và bảo tồn
Đọc trước tài liệu

[3]
Lý thuyết
12
Chương 12: mục 12.1÷12.3
− Bảo tồn sinh học
Đọc trước tài liệu
[3]
Lý thuyết
13 Thảo luận (xêmina) về chủ đề
Sinh viên chuẩn bị
xêmina theo nhóm
3-5 người với các
chủ đề tự chọn cho
trước
Bài tập có
hướng dẫn của
giảng viên


8
14 Thảo luận (xêmina) về chủ đề
Sinh viên chuẩn bị
xê mina theo nhóm
3-5 người với các
chủ đề tự chọn cho
trước
Bài tập có
hướng dẫn của
giảng viên



15
Xem phim CD-R về tiến hoá
Bài tập có
hướng dẫn của
giảng viên


8. Yêu cầu của giảng viên đối với môn học:
− Các giờ tín chỉ lý thuyết và bài tập, xêmina phải được thực hiện ở phòng
học chuẩn có máy tính và phương tiện trình chiếu.
− Lên lớp lý thuyết, hướng dẫn bài tập có thể có xen kẽ với thực hành trao đổi
dữ liệu, hướng dẫn tính toán nên sinh viên phải luôn mang theo sách giáo
khoa, sách tham khảo, tài liệu hướng dẫn, phương tiện lưu trữ thông tin, tính
toán
− Các sinh viên phải thực hiện bài tập và thực hành theo đúng lịch trình.
− Phần tự học, sinh viên phải tổng kết tài liệu do giáo viên quy định.
− Sinh viên phải tích lũy đủ các điểm kiểm tra đánh giá theo quy định môn học.
9. Phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá môn học:
9.1. Các loại điểm kiểm tra và trọng số của từng loại điểm
− Phần tự học, tự nghiên cứu, bài tập: 20%
− Kiểm tra – đánh giá giữa kỳ: 20%
− Kiểm tra- đánh giá cuối kỳ: 60%
9.2. Lịch thi và kiểm tra (kể cả thi lại)
− Thi giữa kỳ: tuần thứ 8
− Thi cuối kỳ: sau tuần 15
− Thi lại: sau kỳ thi chính từ 3-5 tuần
9.3. Tiêu chí đánh giá các loại bài tập và nhiệm vụ mà giảng viên giao cho sinh viên:
− Nộp báo cáo từng bài tập đúng thời gian quy định


9
− Phần tự học sinh viên phải tổng kết tài liệu và giáo viên đánh giá (Gồm tính
tích cực thực hiện, khả năng chuẩn bị, mức độ tham gia và khả năng làm
việc theo nhóm)
− Đánh giá theo thang điểm 10/10

×