Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

HƯỚNG DẪN TIẾN HÀNH CÁC THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH HÓA HỌC LỚP 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.03 KB, 38 trang )

CHƯƠNG IV. HƯỚNG DẪN TIẾN HÀNH CÁC THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH
HÓA HỌC LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.
Bài thực hành số 1.
Bài 6 – 8: TÍNH AXIT BAZƠ.
PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI ION TRONG DUNG DỊCH CÁC CHẤT ĐIỆN LI
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức
Củng cố các kiến thức về axit – bazơ và điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong
dung dịch các chất điện li
2. Về kĩ năng
Rèn luyện kĩ năng tiến hành thí nghiệm trong ống nghiệmvà với lượng nhỏ hóa chất
II. Dụng cụ thí nghiệm và hóa chất cần chuẩn bị cho một nhóm thực hành.
1. Dụng cụ thí nghiệm:
- Mặt kính đồng hồ hoặc đế sứ: 1
- Ống nghiệm 6
- Cặp gỗ (cặp ống nghiệm bằng gỗ)2
- Giá để ống nghiệm: 1
- Chậu thủy tinh 1
- Chổi rửa ống nghiệm 1
- Thìa thủy tinh lấy hóa chất rắn. 2
2. Hóa chất:
Các dung dịch chứa trong lọ thủy tinh đậy bằng nút thủy tinh kèm ống hút nhỏ giọt.
- Dung dịch HCl 0,10M - Dung dịch Na
2
CO
3
đặc
- Dung dịch NH
4
Cl 0,10M - Dung dịch CaCl
2


đặc
- Dung dịch CH
3
COONa 0,10M - Dung dịch phenolphtalein
- Dung dịch NaOH 0,10M - Dung dịch ZnSO
4
1M
- Giấy đo độ pH
III. Các hoạt động trong giờ thực hành của học sinh.
Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại ngắn gọn cách tiến hành các thí nghiệm và nhấn
mạnh những điểm cần chú ý về kĩ năng (có thể tóm tắt bằng bảng phụ hoặc chiếu lên màn
hình)
Giáo viên chia học sinh trong lớp thành các nhóm thực hành, mỗi nhóm từ 4 – 5 học sinh.
Phân công nhóm trưởng điều hành, phân công công việc trong nhóm. Cụ thể:
- Một học sinh chuẩn bị và tiến hành thí nghiệm 1
- Một học sinh chuẩn bị và tiến hành thí nghiệm 2 phần a,b
- Một học sinh chuẩn bị và tiến hành thí nghiệm 2 phần c
- Một học sinh chuẩn bị và tiến hành thí nghiệm 2 phần d
Nếu nhóm học sinh đông hơn thì phân công 2 em phụ trách một thí nghiệm từ chuẩn bị,
tiến hành, nhận xét.
1. Thí nghiệm 1: Tính axit – bazơ
a. Chuẩn bị:
- Lấy 4 mảnh giấy chỉ thị pH và đặt vào mảnh kính đồng hồ ở 4 vị trí cách nhau
(hoặc đặt vào 4 hõm nhỏ của đế sứ).
- Các lọ dung dịch các chất: HCl 0,10M, NH
4
Cl 0,10M, CH
3
COONa 0,10M và
NaOH 0,10M.

- Giấy đo độ pH chuẩn.
b. Tiến hành:
Nhỏ lên một mảnh giấy chỉ thị pH trong kính đồng hồ 1 giọt dung dịch HCl 0,10 M. So
sánh màu của mẩu giấy với mẫu giấy đo độ pH chuẩn, xác định giá trị pH của dung dịch.
Tiếp tục nhỏ một giọt lần lượt các dung dịch NH
4
Cl, CH
3
COONa, NaOH lên các mảnh
giấy chỉ thị pH đặt trong mảnh kính, so sánh màu của các mảnh giấy chỉ thị pH với giấy
đo độ pH chuẩn, ghi giá trị pH tương ứng của từng dung dịch. Giải thích
a. Quan sát hiện tượng và giải thích.
- Nhỏ dung dịch HCl 0,10M lên giấy chỉ thị pH, giấy chuyển sang màu ứng với
pH≈ 1. Môi trường axit mạnh do HCl điện li hoàn toàn trong dung dịch.
HCl → H
+
+ Cl
-

- Nhỏ dung dịch NH
4
Cl lên giấy chỉ thị pH, giấy chuyển sang màu ứng với pH≈ 5.
Môi trường axit yếu do muối NH
4
Cl tạo bởi gốc axit mạnh và gốc bazơ yếu. Khi
tan trong nước, gốc bazơ yếu bị thủy phân làm cho dung dịch có tính axit yếu.
Qúa trình xảy ra trong dung dịch:
NH
4
Cl → NH

4
+
+ Cl
-
NH
4
+
+ HOH == NH
3
+ H
3
O
+
- Nhỏ dung dịch CH
3
COONa lên giấy chỉ thị pH, giấy chuyển sang màu ứng với
pH≈ 9. Môi trường bazơ yếu. Muối CH
3
COONa tạo bởi gốc bazơ mạnh và gốc
axit yếu, khi tan trong nước gốc axit yếu bị thủy phân làm cho dung dịch có tính
bazơ.
Quá trình xảy ra trong dung dịch:
CH
3
COONa → CH
3
COO
-
+ Na
+

CH
3
COO
-
+ HOH === CH
3
COOH + OH
-
- Nhỏ dung dịch NaOH lên giấy chỉ thị pH, giấy chuyển sang màu ứng với pH≈ 13.
Môi trường kiềm mạnh do NaOH điện li hoàn toàn trong dung dịch.
NaOH → Na
+
+ OH
-
.
b. Những vấn đề cần lưu ý học sinh:
- Cần chuẩn bị luôn 4 mảnh giấy chỉ thị pH và đặt vào mảnh kính đồng hồ nhưng
cách xa nhau.
- Chỉ nhỏ 1 giọt của từng dung dịch vào các mảnh giấy chỉ thị pH, không nhỏ nhiều
để tránh hiện tượng các dung dịch chảy ra và lẫn vào các dung dịch khác làm màu
của giấy chỉ thị không chính xác.
- Tiến hành thí nghiệm tốt nhất trong hõm nhỏ của đế sứ, mỗi hõm nhỏ sẽ chứa
một mảnh giấy chỉ thị pH để nhận các dung dịch khác nhau nên có nhỏ 3 – 4 giọt
dung dịch cũng không ảnh hưởng đến độ chính xác của thí nghiệm.
2. Thí nghiệm 2: Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li.
a. Chuẩn bị:
- Ống nghiệm và giá để ống nghiệm, kẹp gỗ.
- Các lọ đựng dung dịch các chất: Na
2
CO

3
đăc, CaCl
2
đặc, NaOH, HCl, ZnSO
4
,
phenolphtalein.
b. Tiến hành, hiện tượng và giải thích.
Thí nghiệm 2a.
Tiến hành: Dùng kẹp gỗ cặp ống nghiệm ở vị trí 1/5 chiều dài ống (kể từ miệng ống),
lấy vào ống nghiệm khoảng 1ml dung dịch Na
2
CO
3
nhỏ tiếp vào ống nghiệm khoảng 1ml
dung dịch CaCl
2
. Nhận xét hiện tượng xảy ra.
Hiện tượng và giải thích:
- Trong ống nghiệm có kết tủa trắng của muối CaCO
3
xuất hiện do dung dịch
Na
2
CO
3
tác

dụng với dung dịch CaCl
2

tạo ra chất ít tan.
Phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra:
CaCl
2
+ Na
2
CO
3
→ 2NaCl + CaCO
3

Phương trình ion rút gọn:
Ca
2+
+ CO
3
2-
→ CaCO
3

Thí nghiệm 2b.
Tiến hành:
Gạn lấy kết tủa trong ống nghiệm ở thí nghiệm 1a rồi nhỏ từ từ dung dịch HCl vào kết tủa
và lắc nhẹ. Nhận xét các hiện tượng xảy ra.
Hiện tượng và giải thích:
- Nhỏ dung dịch axit HCl vào kết tủa, kết tủa tan dần và có khí thoát ra khỏi dung
dịch.
- Phương trình hóa học của phản ứng xảy ra trong thí nghiệm:
CaCO
3

+ 2HCl → CaCl
2
+ CO
2
↑ + H
2
O
Phương trình ion rút gọn:
CaCO
3
+ 2H
+
→ Ca
2+
+ CO
2
↑ + H
2
O
Thí nghiệm 2c.
Tiến hành:
Cho vào ống nghiệm 2ml dung dịch NaOH loãng. Nhỏ vào đó 2 giọt dung dịch
phenolphtalein và lắc nhẹ.Dung dịch chuyển màu hồng tím. Nhỏ từ từ từng giọt dung
dịch HCl loãng vào ống nghiệm trên, vừa nhỏ vừa lắc ống nghiệm cho đến khi mất màu
hoàn toàn.
Hiện tượng và giải thích:
- Dung dịch NaOH có môi trường kiềm nên làm cho phenolphtalein chuyển màu
hồng.
- Nhỏ dung dịch axit HCl vào dung dịch phản ứng trung hòa giữa axit HCl và
NaOH đã xảy ra tạo thành dung dịch muối trung hòa NaCl và nước. Môi trường

trung tính nên dung dịch phenolphtalein không có màu.
- Phương trình hóa học của phản ứng xảy ra trong thí nghiệm:
NaOH + HCl → NaCl + H
2
O
Phương trình ion rút gọn:
H
+
+ OH
-
→ H
2
O
Thí nghiệm 2d. (Hóa học 11 nâng cao)
Tiến hành:
Cho vào ống nghiệm 1ml dung dịch ZnSO
4
, nhỏ từ từ từng giọt dung dịch NaOH khoảng
5 – 6 giọt, có kết tủa của Zn(OH)
2
tạo ra. Nhỏ tiếp dung dịch NaOH cho đến dư, vừa nhỏ
NaOH vừa lắc ống nghiệm. Quan sát các hiện tượng xảy ra.
Hiện tượng và giải thích:
- Khi nhỏ dung dịch NaOH vào dung dịch ZnSO
4
có kết tủa màu xám trắng tạo ra
đó là Zn(OH)
2
.
- Nhỏ tiếp dung dịch NaOH đến dư vào kết tủa, kết tủa tan ra do Zn(OH)

2
có tính
lưỡng tính đã tác dụng tiếp với dung dịch NaOH dư

tạo thành dung dịch muối tan
Na
2
ZnO
2
.
- Phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra trong thí nghiệm:
Phương trình hóa học của phản ứng điều chế Zn(OH)
2
:
2NaOH + ZnSO
4
→ Na
2
SO
4
+ Zn(OH)
2

Phương trình in rút gọn: 2OH
-
+ Zn
2+
→ Zn(OH)
2
Phương trình hóa học của phản ứng hòa tan Zn(OH)

2
:
Zn(OH)
2
+ 2NaOH → Na
2
ZnO
2
+ 2H
2
O
Phương trình ion rút gọn:
Zn(OH)
2
+ 2OH
-
→ ZnO
2
2-
+ 2H
2
O
d. Những vấn đề cần lưu ý học sinh:
- Chú ý khi lấy dung dịch axit, dung dịch NaOH không để dung dịch dây ra tay, quần áo.
- Chú ý quan sát các chất từ trạng thái ban đầu trước khi thí nghiệm và trong khi tiến
hành thí nghiệm.
- Ghi chép đầy đủ các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm từ khi bắt đầu cho hóa chất vào
đến khi kết thúc thí nghiệm.
Kết thúc thí nghiệm giáo viên nhắc nhở học sinh phân công:
- Dọn dẹp chỗ làm việc và rửa sạch các dụng cụ thí nghiệm.

- Đổ toàn bộ các chất trong các ống nghiệm sau khi thí nghiệm xong vào chỗ qui định.
- Ống nghiệm đã rửa sạch được úp trong giá để ống nghiệm.
- Các hóa chất được xếp theo hàng (nhãn ghi tên các hóa chất quay ra phía ngoài) vào
các khay đựng hóa chất và dụng cụ của nhóm.
Viết tường trình thí nghiệm vào vở thí nghiệm.
Tường trình thí nghiệm được viết riêng theo từng cá nhân.
Nội dung tường trình gồm:
- Tên bài thực hành:
- Trình bày ngắn gọn cách tiến hành thí nghiệm, mô tả hiện tượng quan sát được,
giải thích, viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra trong thí nghiệm ở
dạng phân tử và ion rút gọn.
Thí nghiệm 1: Tính axit – bazơ.
Thí nghiệm 2: Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li.
Trình bày với từng thí nghiệm nhỏ 2a, 2b, 2c, 2d theo trình tự như trên.
Bài thực hành số 2.
Bài 14 – 18. TÍNH CHẤT CỦA MỘT SỐ HỢP CHẤT NITƠ
PHÂN BIỆT MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN HÓA HỌC.
I. Mục tiêu của bài học:
1. Về kiến thức:
- Củng cố kiến thức về tính chất của amoniac, tính oxi hóa mạnh của axit nitơric và muối
kali nitrat khi nóng chảy.
- Biết cách phân biệt một số loại phân bón hóa học.
2. Về kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng thực hành thí nghiệm với lượng nhỏ hóa chất trong ống nghiệm.
- Cách tiến hành thí nghiệm đảm bảo an toàn, chính xác.
II. Chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm và hóa chất cho một nhóm thực hành.
1. Dụng cụ thí nghiệm:
- Ống nghiệm 10 - Giá để ống nghiệm 1
- Bộ giá thí nghiệm 1 - Đèn cồn 1
- Kẹp gỗ 1 - Kẹp sắt 1

- Cốc thủy tinh 50ml 1 (đựng các núm bông tẩm dung dịch NaOH)
- Chậu thủy tinh to 1 (đựng một ít cát)
- Diêm 1
- Thìa thủy tinh lấy hóa chất rắn 3
2. Hóa chất:
- Dung dịch amoniac - Dung dịch phenolphtalein
- Dung dịch AlCl
3
- Dung dịch HNO
3
đặc
- Dung dịc HNO
3
loãng - Dung dịch NaOH
- Dung dịch AgNO
3
- Giấy quỳ tím
- KNO
3
tinh thể - Than gỗ
- (NH
4
)
2
SO
4
tinh thể - Nước cất
- KCl tinh thể - Đồng mảnh
- Ca(H
2

PO
4
)
2
(supephotphat kép) dạng bột
- Các núm bông tẩm dung dịch NaOH
III. Các hoạt động của học sinh trong giờ thực hành.
Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại ngắn gọn cách tiến hành các thí nghiệm và nhấn
mạnh các điểm cần chú ý về kĩ năng (có thể tóm tắt bằng bảng phụ hoặc chiếu lên màn
hình)
Giáo viên chia học sinh trong lớp thành các nhóm thực hành, mỗi nhóm từ 4 đến 5 học
sinh. Phân công nhóm trưởng điều hành, phân công công việc trong nhóm. Cụ thể:
- Một học sinh chuẩn bị và tiến hành thí nghiệm 1
- Một học sinh chuẩn bị và tiến hành thí nghiệm 2
- Một học sinh chuẩn bị và tiến hành thí nghiệm 3
- Hai học sinh chuẩn bị và tiến hành thí nghiệm 4
Nếu học sinh đông, nhóm học sinh từ 6-8 học sinh thì phân công số học sinh phụ trách
một thí nghiệm tăng lên.
Giáo viên cần chú ý:
- Cần đảm bảo để mọi học sinh đều được tự tay chuẩn bị và tiến hành ít nhất một
thí nghiệm trong một bài thực hành.
- Không nên để tình trạng chỉ một học sinh tiến hành tất cả các thí nghiệm còn cả
nhóm chỉ quan sát. Mọi học sinh đều quan sát và tự tay ghi chép hiện tượng thí
nghiệm.
- Không nên để tình trạng một học sinh ghi chép hiện tượng sau đó cả nhóm sử
dụng chung và cùng nhau làm tường trình rồi cá nhân chép lại.
- Vai trò nhóm trưởng cũng phải thay đổi để mọi học sinh đều được thực hiện vai
trò này.
1. Thí nghiệm 1: Thử tính chất của dung dịch amoniac (Hóa học 11 nâng cao)
a. Chuẩn bị:

- Dụng cụ: Giá đựng ống nghiệm, ống nghiệm, kẹp gỗ.
- Các lọ hóa chất: Dung dịch amoniac, phenolphtalein, dung dịch muối AlCl
3
.
b. Tiến hành:
Lấy dung dịch amoniac vào hai ống nghiệm nhỏ, mỗi ống khoảng 1ml và đặt vào giá thí
nghiệm. Nhỏ 1-2 giọt dung dịch phenolphtalein vào ống thứ nhất và nhận xét sự chuyển
màu của dung dịch trong ống nghiệm. Xác định môi trường của dung dịch amoniac, giải
thích.
Nhỏ 5-6 giọt dung dịch muối nhôm clorua vào ống nghiệm thứ hai. Quan sát và nhận xét
hiện tượng xảy ra trong ống nghiệm, giải thích.
c. Quan sát hiện tượng xảy ra và giải thích:
Hiện tượng:
- Khi nhỏ1-2 giọt dung dịch phenolphthalein vào ống nghiệm chứa 1 ml dung dịch
NH
3
, dung dịch chuyển từ không màu sang màu hồng.
- Khi nhỏ 5-6 giọt dung dịch muối nhôm clorua vào ống nghiệm chứa 1ml dung
dịch NH
3
, xuất hiện kết tủa keo màu trắng.
Giải thích:
- Khi nhỏ dung dịch phenolphthalein vào dung dịch NH
3
, dung dịch chuyển màu
hồng là do dung dịch amoniac có môi trường kiềm. Khi tan trong nước, một phần
nhỏ các phân tử amoniac kết hợp với ion H
+
của nước, tạo thành ion amoni (NH
4

+
)
và giải phóng ion hiđroxit (OH
-
) đã làm chuyển màu dung dịch phenolphtalein.
Phương trình hóa học của phản ứng xảy ra:
NH
3
+ H
2
O === NH
4
+
+ OH
-

- Khi nhỏ thêm 5-6 giọt dung dịch muối nhôm clorua vào ống nghiệm chứa dung
dịch NH
3
thấy xuất hiện kết tủa keo màu trắng của Al(OH)
3
do dung dịch amoniac
có tính kiềm yếu đã tác dụng với muối nhôm tạo hiđroxit không tan.
Phương trình hóa học của phản ứng:
AlCl
3
+ 3NH
3
+ 3H
2

O → Al(OH)
3
↓ + 3NH
4
Cl
2. Thí nghiệm 2: Tính oxi hóa của axit nitric.
a. Chuẩn bị:
Dụng cụ: Ống nghiệm, giá để ống nghiệm, kẹp gỗ, đèn cồn, kẹp sắt, diêm.
Các dung dịch: Axit nitric đặc, axit nitric loãng, đồng mảnh, các núm bông tẩm dung
dịch NaOH (đựng trong cốc thủy tinh).
b. Tiến hành:
Thí nghiệm 2a.
Dùng kẹp gỗ cặp ống nghiệm và lấy vào ống nghiệm 1ml dung dịch HNO
3
đặc rồi cho
tiếp một mảnh nhỏ đống kim loại. Dùng kẹp sắt lấy một núm bông đã tẩm dung dịch
NaOH đậy lên miệng ống nghiệm và đặt vào giá thí nghiệm. Quan sát màu của khí thoát
ra, màu của dung dịch thu được, miếng đồng trong dung dịch. Giải thích và viết phương
trình hóa học.
Thí nghiệm 2b.
Dùng kẹp gỗ cặp ống nghiệm và lấy vào ống nghiệm 1ml dung dịch HNO
3
loãng rồi cho
tiếp một mảnh đồng nhỏ. Dùng kẹp sắt lấy một núm bông đã tẩm dung dịch NaOH đậy
lên miệng ống nghiệm. Châm đèn cồn và đun nhẹ ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn.
Quan sát mảnh đồng, màu của khí bay ra và màu của dung dịch. Giải thích và viết
phương trình hóa học.
c. Quan sát hiện tượng và giải thích.
Thí nghiệm 2a.
Hiện tượng:

- Cho mảnh đồng vào ống nghiệm chứa dung dịch HNO
3
đặc, phản ứng xảy ra ngay
lập tức, mảnh đồng tan ra, có khí màu nâu đỏ thoát ra mạnh.
- Dung dịch chuyển sang màu xanh tươi của muối Cu(NO
3
)
2
.
Giải thích:
- Khi cho đồng vào axit nitric đặc, axit nitric bị khử đến NO
2
là khí màu nâu thoát
ra, đồng bị oxi hóa tạo muối đồng (II) nitrat làm cho dung dịch có màu xanh.
Phản ứng xảy ra mạnh ngay ở điều kiện thường.
Phương trình hóa học của phản ứng:
Cu + 4HNO
3
đặc → Cu(NO
3
)
2
+ 2NO
2
↑ + 2H
2
O
Xanh lam nâu đỏ
Thí nghiệm 2b.
Hiện tượng:

- Khi cho mảnh đồng vào ống nghiệm chứa dung dịch HNO
3
loãng phản ứng xảy ra
chậm gần như không có hiện tượng gì.
- Đun nóng ống nghiệm, mảnh đồng tan dần, có khí không màu bay ra, dung dịch
chuyển màu xanh.
Giải thích:
- Khi cho mảnh đồng vào HNO
3
loãng phản ứng xảy ra chậm ở điều kiện thường
nên không quan sát rõ các hiện tượng.
- Khi đun nóng nhẹ phản ứng xảy ra mạnh hơn, axit nitric loãng bị khử đến NO là
khí không màu. Đồng bị oxi hóa thành Cu
2+
, dung dịch chuyển màu xanh lam của
muối Cu(NO
3
)
2
.
Phương trình hóa học của phản ứng:
3Cu + 8HNO
3
(loãng) → 3Cu(NO
3
)
2
+ 2NO + 4H
2
O.

Xanh không màu
d. Những vấn đề cần lưu ý học sinh:
- Khi thí nghiệm với axit nitric chỉ lấy một lượng nhỏ (trong khoảng 0,5 – 1ml, tối
đa là 1ml) không lấy nhiều vì sản phẩm của phản ứng có các khí độc NO, NO
2

đậy ngay miệng ống nghiệm bằng núm bông đã tẩm dung dịch NaOH để khử các
khí này không để thoát ra ngoài.
- Cẩn thận khi lấy axit nitric đặc, nhất thiết phải dùng kẹp gỗ để cặp ống nghiệm.
Không cầm ống nghiệm bằng tay khi lấy bất kì một loại hóa chất nào. Không để
axit dây ra tay, quần áo.
- Nếu bị axit dây ra tay phải rửa ngay bằng nước nhiều lần rồi rửa tiếp bằng dung
dịch NaHCO
3
hoặc dùng bông tẩm dung dịch này đắp lên chỗ bỏng axit cho đến
khi thấy hết rát thì rửa lại bằng nước. Nếu vết bỏng lớn thì xử lí như trên rồi đưa
ngay đến cơ sở y tế xử lí tiếp.
3. Thí nghiệm 3: Tính oxi hóa của muối kali nitrat nóng chảy.
a. chuẩn bị:
- Ống nghiệm chịu nhiệt, bộ giá thí nghiệm, chậu cát, kẹp sắp, đèn cồn, thìa thủy
tinh.
- Lọ đựng muối KNO
3
, than củi.
b. Tiến hành:
Dùng thìa thủy tinh lấy muối KNO
3
cho vào một ống nghiệm chịu nhiệt, khoảng 3-4 thìa
thủy tinh. Cặp ống nghiệm chứa KNO
3

thẳng đứng trên giá thí nghiệm rồi đặt giá thí
nghiệm vào trong chậu cát. (hình vẽ 2.1)
Hình vẽ 2.1. Thí nghiệm tính oxi hóa của muối KNO
3
nóng chảy.
Dùng đèn cồn đốt nóng ống nghiệm cho muối kali nitrat nóng chảy hoàn toàn.Tiếp tục
đun nóng ống nghiệm, đồng thời dùng kẹp sắt kẹp một mẩu than gỗ nhỏ (bằng hạt ngô
nhỏ) đốt trên ngọn lửa đèn cồn cho nóng đỏ một phần. Khi muối KNO
3
bắt đầu phân hủy
có các bọt khí nhỏ xuất hiện (sôi lăn tăn) thì bỏ mẩu than đã nóng đỏ vào. Quan sát sự
cháy tiếp tục của mẩu than.Giải thích hiện tượng và viết phương trình hóa học.
c. Quan sát hiện tượng và giải thích:
Hiện tượng:
- Khi đun muối kali nitrat nóng chảy hoàn toàn, đun tiếp thì có bọt khí thoát ra
- Khi cho mẩu than đã hơ nóng đỏ một phần vào muối kali nitrat nóng chảy và phân
hủy thì mẩu than cháy đỏ rực trong ống nghiệm và nhảy lung tung trên mặt chất
lỏng.
Giải thích:
- Khi đun muối KNO
3
nóng chảy hoàn toàn, đun tiếp thì có bọt khí thoát ra là do
muối kali nitrat bị nhiệt phân tạo thành muối kali nitrit và giải phóng khí oxi.
Phương trình hóa học của phản ứng xảy ra:
2KNO
3
t
0
→ 2KNO
2

+ O
2
- Cho mẩu than nóng đỏ vào muối KNO
3
nóng chảy, mẩu than cháy đỏ rực là do
cacbon đã tác dụng với oxi do KNO
3
bị nhiệt phân hủy ra tạo thành khí CO
2
.
Khí thoát ra đẩy cho mẩu than cháy đỏ rực nhảy lung tung trên mặt chất lỏng.
Phương trình hóa học của phản ứng xảy ra:
C + O
2
→ CO
2
.
Như vậy ở nhiệt độ cao, muối kali nitrat nóng chảy và phân hủy ra oxi nên có tính oxi
hóa mạnh.
d. Những vấn đề cần lưu ý học sinh:
- Đặt giá thí nghiệm trong chậu cát để đề phòng phản ứng xảy ra mạnh, nhiệt tỏa ra lớn
có thể gây nứt vỡ ống nghiệm.
- Phải đun cho KNO
3
nóng chảy hoàn toàn và có bọt khí thoát ra chứng tỏ muối KNO
3
đã
bắt đầu phân hủy giải phóng oxi thì mới cho mẩu than hơ nóng đỏ vào.
- Kết hợp quá trình đun nóng muối KNO
3

thì cũng đốt nóng mẩu than, chỉ cần mẩu than
nóng đỏ một phần là có thể cho vào muối KNO
3
đã phân hủy.
- Khi cho mẩu than vào thấy phản ứng xảy ra mạnh, mẩu than cháy đỏ rực thì có thể bỏ
đèn cồn.
4. Thí nghiệm 4: Phân biệt một số loại phân bón hóa học.
a. Chuẩn bị.
Dụng cụ: Ống nghiệm, giá để ống nghiệm, kẹp gỗ, đèn cồn, diêm, thìa thủy tinh.
Các lọ hóa chất: amoni sunfat, kali clorua, supephotphat kép, nước cất, dung dịch NaOH,
dung dịch AgNO
3
, giấy quỳ tím.
b. Tiến hành thí nghiệm:
Lấy các lọ đựng các mẫu phân bón hóa học sau: amoni sunfat, kali clorua, supephotphat
kép, dùng thìa thủy tinh lấy mỗi loại 2 thìa thủy tinh cho vào từng ống nghiệm riêng rẽ.
Quan sát dạng tinh thể, màu sắc của các dạng phân bón hóa học trên.
Cho vào mỗi ống nghiệm 4 – 5 ml nước cất và lắc nhẹ ống nghiệm cho đến khi các chất
tan hết. Quan sát mức độ tan của các loại phân bón trong nước.
Quan sát trạng thái và mức độ tan trong nước của các loại phân bón hóa học ta thấy:
- Amoni sunfat có dạng tinh thể nhỏ, không màu, tan nhanh trong nước.
- Kali clorua có dạng tinh thể nhỏ, không màu, tan nhanh trong nước.
- Supephotphat kép Ca(H
2
PO
4
)
2
có dạng bột, màu xám, tan chậm hơn trong nước.
Thí nghiệm 4a. Phân đạm amoni sunfat.

Lấy khoảng 1ml dung dịch của mỗi loại phân bón vừa pha chế vào từng ống nghiệm
riêng biệt. Cho vào mỗi ống nghiệm khoảng 0,5 ml dung dịch NaOH rồi đun nóng nhẹ và
đạt lên miệng mỗi ống nghiệm một mảnh giấy quỳ tím ẩm. Quan sát mảnh giấy quỳ tím ở
miệng ống nghiệm nào chuyển sang màu xanh thì ống nghiệm đó chứa dung dịch amoni
sunfat. Viết phương trình hóa học và giải thích.
Thí nghiệm 4b. Phân kali clorua và supephotphat kép.
Lấy khỏang 1ml dung dịch vừa pha chế của hai loại phân bón còn lại vào hai ống nghiệm
riêng rẽ. Nhỏ 2-3 giọt dung dịch AgNO
3
vào từng ống nghiệm. Quan sát hiện tượng xảy
ra trong hai ống nghiệm. Phân biệt hai loại phân bón trên. Giải thích và viết phương trình
hóa học của các phản ứng.
c. Quan sát hiện tượng và giải thích.
Thí nghiệm 4a
Hiện tượng:
- Khi cho dung dịch NaOH vào các ống nghiệm đựng riêng rẽ dung dịch của 3 loại
phân bón trên và đun nóng từng ống nghiệm, trên miệng ống có mảnh giấy quỳ
tím ẩm thì chỉ có ống nghiệm chứa dung dịch muối amoni sunfat giấy quỳ tím
mới chuyển màu xanh
- Giấy quỳ tím ở trên miệng các ống nghiệm chứa các dung dịch kali clorua và
supephotphat kép vẫn không thay đổi màu.
Giải thích:
Ống nghiệm chứa muối amoni sunfat và dung dịch NaOH đun nóng có khí amoniac thoát
ra bay lên và làm xanh giấy quỳ tím. Do đó ta phân biệt được phân bón amoni sunfat với
hai loại phân bón KCl và supephotphat kép.
Phương trình hóa học xảy ra:
(NH
4
)
2

SO
4
+ 2NaOH → Na
2
SO
4
+ 2NH
3
↑ + 2H
2
O
Phương trình ion rút gọn: NH
4
+
+ OH
-
== NH
3
+ H
2
O
Thí nghiệm 4b
Hiện tượng:
- Khi nhỏ dung dịch AgNO
3
vào hai ống nghiệm đựng riêng rẽ dung dịch kali
clorua và dung dịch supephotphát ta thấy trong một ống nghiệm có kết tủa màu
vàng và một ống nghiệm có kết tủa trắng.
- Ống nghiệm có kết tủa màu trắng chứa dung dịch muối kali clorua vì có tạo ra
muối AgCl.

Phương trình hóa học xảy ra:
KCl + AgNO
3
→ AgCl↓ (trắng) + KNO
3
Phương trình ion rút gọn: Cl
-
+ Ag
+
→ AgCl↓
- Ống nghiệm có kết tủa màu vàng chứa dung dịch supephotphat kép vì có tạo ra
muối Ag
3
PO
4
.
Phương trình hóa học xảy ra:
Ca(H
2
PO
4
)
2
+ 6AgNO
3
→ 2Ag
3
PO
4
↓ (vàng) + Ca(NO

3
)
2
+ 4HNO
3
Phương trình ion rút gọn: H
2
PO
4
-
+ 3Ag
+
→ Ag
3
PO
4
↓ + 2H
+
Như vậy dùng dung dịch AgNO
3
ta phân biệt được hai loại phân bón hóa học là
KCl và Ca(H
2
PO
4
)
2
.
d. Những vấn đề cần lưu ý học sinh:
- Dùng 3 thìa thủy tinh sạch để lấy ba loại phân bón ra các ống nghiệm riêng rẽ để

đảm bảo không bị lẫn các loại với nhau thì việc phân biệt mới đảm bảo chính xác.
- Các thí nghiệm phân biệt các loại phân bón hóa học có kết quả rõ nên không cần
lấy nhiều hóa chất.
Kết thúc thí nghiệm giáo viên cần nhắc nhở học sinh:
Dọn dẹp rửa dụng cụ thí nghiệm:
- Các hóa chất là sản phẩm của các thí nghiệm cần đổ vào nơi qui định chung cho
các nhóm.
- Hai ống nghiệm làm thí nghiệm với axit nitơric cần cho dung dịch nước vôi vào
ngâm một lúc để khử hết axit, NO
2
trong ống trước khi rửa sạch bằng nước.
- Các ống nghiệm sạch được úp trong giá để ống nghiệm.
- Các hóa chất được sắp xếp theo từng loại vào nơi qui định chung cho cả lớp.
Viết tường trình thí nghiệm vào vở thực hành theo nội dung:
1. Tên bài thực hành:
2. Trình bày cách tiến hành thí nghiệm, mô tả hiện tượng quan sát được, giải
thích, viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra trong thí nghiệm:
- Thí nghiệm 1: Thử tính chất của dung dịch amoniac
- Thí nghiệm 2: Tính oxi hóa của axit nitơric
- Thí nghiệm 3: Tính oxi hóa của muối kali nitrat nóng chảy.
- Thí nghiệm 4: Phân biệt một số loại phân bón hóa học được trình bày theo hình
thức bảng.
Hãy điền các kết quả của thí nghiệm 4 vào bảng sau đây:
Thứ
tự
Tên phân
bón hóa
học
Dạng
bề

ngoài
Màu
sắc
Tính tan
trong
nước
Cách xác định
bằng phản ứng
hóa học
Các phương trình
hóa học
1
2
3
Ghi chú: Nếu yêu cầu học sinh trình bày tường trình thí nghiệm vào giấy thì cần yêu cầu
học sinh viết tên học sinh và lớp cụ thể.
Bài thực hành số 3.
Bài 28 – 38. PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH NGUYÊN TỐ.
ĐIỀU CHẾ VÀ TÍNH CHẤT CỦA METAN.
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức:
- Biết cách xác định sự có mặt của các nguyên tố C, H và halôgénc trong hợp chất hữu
cơ.
- Biết phương pháp điều chế và thử một số tính chất của metan.
2. Về kĩ năng:
Tiếp tục rèn luyện các kĩ năng thực hành như:
- Lắp dụng cụ điều chế chất khí
- Nung nóng ống nghiệm chứa chất rắn.
- Thí nghiệm với lượng nhỏ hóa chất.
- Quan sát, nhận xét, giải thích các hiện tượng xảy ra.

II. Dụng cụ thí nghiệm và hóa chất cần chuẩn bị cho một nhóm thực hành.
1. Dụng cụ thí nghiệm.
- Ống nghiệm 10 - Giá để ống nghiệm 1
- Bộ giá thí nghiệm 1 - Đèn cồn 1
- Kẹp gỗ 1 - Ống nhỏ giọt 2
- Nút cao su một lỗ đậy vừa miệng ống nghiệm 2
- Ống dẫn khí hình chữ L (I
1
: 5 cm, I
2
: 20 cm) 2
- Nút cao su một lỗ đậy vừa ống nghiệm có ống vuốt nhọn xuyên qua 1
- Capsun sứ ( để trộn hóa chất rắn)
- Thìa thủy tinh lấy hóa chất rắn 2
- Kẹp lấy hóa chất rắn 1
- Diêm 1
- Mảnh kính đồng hồ hoặc đế sứ. 1
2. Hóa chất:
Các chất rắn đựng trong lọ thủy tinh có nút kín:
- Đường kính (hoặc tinh bột, naphtalen v. v…).
- CuO
- Bột CuSO
4
khan
- CH
3
COONa khan đã được nghiền nhỏ
- Vôi tôi xút (NaOH rắn và CaO rắn)
Các chất lỏng và dung dịch đựng trong lọ thủy tinh đậy bằng nút thủy tinh kèm ống nhỏ
giọt:

- CH
3
Cl hoặc CCl
4
hoặc đoạn vỏ nhựa dây điện
- Dung dịch KMnO
4
loãng
- Dung dịch nước brom
- Dung dịch nước vôi trong
Các vật liệu cần thiết:
- Nắm bông.
- Đoạn dây điện lõi bằng đồng dài 30 cm (lõi nhỏ và cứng) hoặc đoạn dây đồng
đường kính 0,5 mm.
III. Các hoạt động của học sinh trong giờ thực hành.
Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại ngắn gọn cách tiến hành các thí nghiệm và nhấn
mạnh những điểm cần chú ý trong từng thí nghiệm (có thể dùng bảng phụ hoặc chiếu lên
màn hình)
Giáo viên chia học sinh trong lớp thành các nhóm thực hành mỗi nhóm 4 – 5 học sinh.
Phân công nhóm trưởng điều hành, phân công trong nhóm, cụ thể:
- Hai học sinh cùng phối hợp chuẩn bị và tiến hành thí nghiệm 1
- Một học sinh chuẩn bị và tiến hành thí nghiệm 2
- Hai học sinh chuẩn bị và tiến hành thí nghiệm 3
Thí nghiệm 1: Xác định sự có mặt của C, H trong hợp chất hữu cơ.
a. Chuẩn bị:
- Các hóa chất: Đường kính, CuO, CuSO
4
khan, dung dịch nước vôi trong, bông.
- Các dụng cụ: Ống nghiệm, giá đựng ống nghiêm, nút cao su có ống dẫn khí chữ L
xuyên qua, giá thí nghiệm, đèn cồn, thìa lấy hóa chất rắn, capsun sứ, diêm,

b. Tiến hành:
Lấy khoảng 0,2 – 0,3 gam đường kính (3 – 4 thìa thủy tinh) đã nghiền nhỏ và 1gam bột
CuO (khoảng 2 thìa thủy tinh) vào capsun sứ và trộn đều. Cho hỗn hợp vào đáy ống
nghiệm khô. Cho tiếp 1 gam bột CuO để phủ kín hỗn hợp. Lắp ống nghiệm lên giá thí
nghiệm, miệng ống nghiệm hơi chúc. Lấy một ít bông đặt vào capsun sứ sạch, dùng thìa
thủy tinh lấy các hạt CuSO
4
khan rắc lên lớp bông, lại đặt một ít bông lên trên và lại rắc
sunfat đồng khan lên. Dùng kẹp lấy hóa chất kẹpbông đã có CuSO
4
khan lại và đưa vào
ống nghiệm cách miệng ống khoảng 1/3 chiều dài ống nghiệm. Đậy ống nghiệm bằng nút
có ống dẫn khí xuyên qua, đầu ống dẫn khí được sục vào ống nghiệm chứa 2 -3 ml dung
dịch nước vôi trong. Dụng cụ được lắp như hình vẽ 3.1.
Hình vẽ 3.1. Xác định sự có mặt của C, H trong đường kính.
Dùng đèn cồn hơ nóng đều toàn bộ ống nghiệm, sau đó tập trung đun nóng mạnh phần
chứa hỗn hợp phản ứng. quan sát hiện tượng xảy ra tại núm bông có rắc CuSO
4
khan,
dung dịch nước vôi trong và hỗn hợp phản ứng sau thí nghiệm.
Giáo viên cần lưu ý:
- Cần chuẩn bị sẵn CuSO
4
khan cho học sinh bằng cách: Nghiền nhỏ các tinh thể
CuSO
4
.5H
2
O (màu xanh) bằng cối chày sứ rồi sấy khô trong capsun sứ. CuSO
4

khan (màu trắng) chuẩn bị trước giờ thực hành cần được bảo quản trong bình làm
khô hoặc trước giờ thực hành phải nung lại.
- Cần nung lại CuO để đảm bảo cho cacbonat bazơ đồng được chuyển hoàn toàn
thành CuO và loại nước do CuO đã hấp phụ nước trong không khí ẩm
c. Quan sát hiện tượng xảy ra và giải thích.
Hiện tượng:
Khi nung hỗn hợp một lúc quan sát thấy:
- Bột CuSO
4
trong lớp bông màu trắng chuyển sang màu xanh.
- Dung dịch nước vôi trong xuất hiện kết tủa trắng.
- Sau thí nghiệm một phần hỗn hợp còn lại trong đáy ống nghiệm có màu đỏ.
Giải thích:
- Khi đun nóng hỗn hợp đường saccarozơ với CuO, phản ứng hóa học đã xảy ra:
- C
12
H
22
O
11
+ 24CuO → 24Cu + 12CO
2
+ 11H
2
O.
- Bột đồng sunfat (màu trắng) chuyển màu xanh do hơi nước vừa mới sinh ra đã tác
dụng với CuSO
4
tạo thành CuSO
4

.5H
2
O.
- Khí CO
2
tạo ra đã tác dụng với dung dịch nước vôi trong Ca(OH)
2
tạo thành
CaCO
3
kết tủa.
CO
2
+ Ca(OH)
2
→ CaCO
3
↓ + H
2
O
- Trong hỗn hợp phản ứng có đồng được giải phóng tạo nên màu đỏ tại lớp hỗn hợp
sát thành ống nghiệm. Như vậy oxit đồng đã bị khử thành đồng.
Kết luận: Trong đường trắng có nguyên tố C và H. Khi tiến hành tương tự với các hợp
chất hữu cơ khác ta cũng xác định được trong hợp chất hữu cơ có nguyên tố C và H.
Chú ý: Cũng có thể cho học sinh tiến hành theo phương án đơn giản hơn như sau.
Đốt một nắm bông bằng ngón tay cái trong capsun sứ. Dùng cặp gỗ cặp ống nghiệm sạch,
khô và úp chúc miệng ống nghiệm trên ngọn lửa của miếng bông đang cháy (hình vẽ
3.2).
Hình 3.2. Xác định C,H có trong bông
Sau một thời gian quan sát có những giọt nước nhỏ đọng lại trên thành ống nghiệm. Lật

ngửa ống nghiệm lên và nhỏ vào ống nghiệm 1 – 2ml dung dịch nước vôi trong. Quan sát
thấy nước vôi trong vẩn đục, có CaCO
3
tạo ra. Như vậy trong bông có nguyên tố C và H.
d. Những vấn đề cần lưu ý học sinh để tiến hành thí nghiệm nhanh chóng, thành
công:
- Cần trộn thật kĩ hỗn hợp đường kính trắng (hoặc hợp chất hữu cơ) với CuO
- Lấy đường kính khô, có thể làm khô đường bằng cách đặt trong bình làm khô
hoặc để trong tủ lạnh.
- Khi hơ nóng đều toàn bộ ống nghiệm cần lưu ý không để chạm bấc đèn cồn vào
thành ống nghiệm tránh gây nứt vỡ ống nghiệm.
- Đưa điểm nóng nhất của ngọn lửa đèn cồn (khỏang 1/3 chiều cao ngọn lửa tính từ
trên xuống) tiếp xúc với phần đáy ống nghiệm có chứa hỗn hợp chất.
- Kết thúc thí nghiệm, giữ nguyên ống nghiệm, không lắc để quan sát lớp đồng đỏ
tạo ra trong hỗn hợp ở phần sát với thành ống nghiệm tiếp xúc với ngọn lửa nhiều
nhất.
2. Thí nghiệm 2: Nhận biết halogen trong hợp chất hữu cơ (áp dụng cho lớp học
sinh học theo chương trình nâng cao).
a. Chuẩn bị:
- Lấy đoạn dây điện lõi bằng đồng dài khoảng 30 cm, tách bỏ phần vỏ một đoạn dài 15
cm và cuộn đọan dây đồng này thành các vòng lò xo xếp xít nhau dài khoảng 5 cm (phần
còn vỏ để cầm).
- Lấy vào ống nghiệm 1 – 2ml hợp chất CHCl
3
(hoặc CCl
4
, C
6
H
5

Br). Nếu không có các
hợp chất này thì chuẩn bị vỏ bọc dây điện.
- Đèn cồn bấc tốt, đủ cồn, ngọn lửa cháy đều và to.
b. Tiến hành
Tay cầm đoạn dây đồng (phần còn vỏ dây điện) đốt nóng phần dây đồng cuộn hình lò xo
trên ngọn lửa đèn cồn. Ngọn lửa nhuốm màu xanh, đốt nóng tiếp cho đến khi ngọn lửa
đèn cồn không còn bị nhuốm màu xanh lá mạ.
Nhúng phần lò xo của dây đồng vào ống nghiệm đựng hợp chất CHCl
3
(hoặc các hợp
chất hữu cơ có chứa halogen) rồi lại đưa lên ngọn lửa đèn cồn đốt tiếp phần lò xo này.
Quan sát màu ngọn lửa đèn cồn, giải thích.
c. Quan sát hiện tượng, giải thích
Hiện tượng:
- Đốt nóng phần lò xo của đoạn dây đồng, ngọn lửa đèn cồn nhuốm màu xanh lá
mạ do đồng tác dụng với oxi của không khí ở nhiệt độ cao tạo ra CuO. Quá trình
phản ứng hóa học này làm cho ngọn lửa có màu xanh.
- Đốt nóng dây đồngcho đến khi ngọn lửa đèn cồn không còn nhuốm màu xanh là
khi đó CuO tạo ra đã phủ kín bề mặt đoạn dây đồng.
- Nhúng phần lò xo đã được phủ CuO đang nóng đỏ vào ống nghiệm chứa CHCl
3
hoặc các hợp chất hữu cơ chứa halogen khác hay áp vào đoạn vỏ nhựa dây điện
rồi lại đốt trên ngọn lửa đèn cồn, ngọn lửa có màu xanh lá mạ đặc trưng.
Giải thích:
Khi đốt nóng đoạn dây lò xo đã nhúng vào hợp chất CHCl
3
, hợp chất hữu cơ bị phân hủy,
clo tách ra dưới dạng HCl. Chính HCl đã tác dụng với CuO phủ trên bề mặt đoạn dây
đồng tạo thành CuCl
2

và nước. Các phân tử CuCl
2
phân tán vào ngọn lửa làm cho ngọn
lửa có màu xanh lá mạ. Hiện tượng này có liên quan đến kiến thức về quang phổ phát xạ
3. Thí nghiệm 3: Điều chế và thử một vài tính chất của metan.
a. Chuẩn bị:
- Hỗn hợp vôi tôi xút, muối CH
3
COONa khan để điều chế metan.
- Các hóa chất: Dung dịch KMnO
4
, dung dịch nước brom để thử tính chất của metan
- Các dụng cụ: Giá thí nghiệm, ống nghiệm, giá để ống nghiệm, đèn cồn, nút cao su có
ống dẫn khí thước thợ xuyên qua, nút cao su có ống vuốt nhọn xuyên qua, mảnh kính
đồng hồ hoặc.
Chú ý:
Giáo viên nên chuẩn bị sẵn vôi tôi xút và CH
3
COONa khan cho các nhóm thực hành.
Cách làm như sau:
- Dùng cối và chày sứ nghiền nhỏ vôi sống trộn nhanh và thật đều với xút rắn (dạng
hạt) theo tỉ lệ 3:2 về khối lượng ta được vôi tôi xút.
- Nung muối CH
3
COONa trong capsun sứ để được muối khan.
- Trộn nhanh vôi tôi xút với CH
3
COONa khan theo tỉ lệ 2:3 về khối lượng. Hỗn
hợp phản ứng này cần được để trong bình làm khô để tránh hiện tượng xút bị chảy
rữa ra do hút nước từ không khí ẩm. Nếu không có bình hút ẩm thì khi nào học

sinh chuẩn bị làm thí nghiệm này thì giáo viên mới trộn hỗn hợp và phát cho các
nhóm.
Khi trộn vôi tôi xút thì không lấy vôi bột có sẵn (vôi tỏa) vì vôi bột có sẵn là do vôi sống
(CaO) đã tác dụng với không khí (CO
2
, H
2
O) và tạo ra hỗn hợp CaCO
3
và Ca(OH)
2
nên
không còn tác dụng như vôi sống.
b. Tiến hành:
Nghiền nhỏ 1 gam CH
3
COONa cùng với 1,5 – 2 gam vôi tôi xút (CaO + NaOH rắn) rồi
cho vào đáy ống nghiệm. Lắp ống nghiệm lên giá thí nghiệm, ống nghiệm nằm ngang
miệng hơi chúc xuống. Đậy ống nghiệm bằng nút cao su có ống dẫn khí xuyên qua (hình
vẽ 3.3).
Lấy hai ống nghiệm, cho vào ống thứ nhất 2ml dung dịch KMnO
4
loãng (1%), cho vào
ống thứ hai 2ml dung dịch nước brom và để vào giá đựng ống nghiệm. Đưa đầu ống dẫn
khí từ ống nghiệm đựng hỗn hợp phản ứng sục vào dung dịch KMnO
4
.
Dùng đèn cồn hơ nóng đều toàn bộ ống nghiệm, sau đó đun nóng mạnh phần ống nghiệm
có chứa hỗn hợp phản ứng và thực hiện lần lướt các thao tác sau:
- Quan sát dòng khí đi vào dung dịch thuốc tím và màu sắc của dung dịch.

- Đưa ống dẫn khí sục vào dung dịch nước brom, quan sát dòng khí đi vào dung dịch và
màu sắc của dung dịch.
Hình vẽ 3.3. Điều chế và thử tính chất của metan.
- Tháo nút cao su có ống dẫn khí ở miệng ống nghiệm và thay bằng nút có ống vuốt nhọn.
- Đưa que diêm đang cháy tới đầu ống dẫn khí vuốt nhọn, quan sát màu ngọn lửa (hình vẽ
3.4).
- Đưa mặt kính đồng hồ hoặc mặt đế sứ lên phía trên ngọn lửa của metan đang cháy và
quan sát bề mặt mảnh kính.
Hình vẽ 3.4. Điều chế và đốt cháy metan.
Chú ý: Có thể hướng dẫn học sinh dùng cặp gỗ cặp ống nghiệm và úp ống nghiệm lên
trên ngọn lửa metan đang cháy. Quan sát thành ống nghiệm xác định có những giọt nước
nhỏ ngưng tụ. Sau đó lật ngửa ống nghiệm và nhỏ vào 2ml dung dịch nước vôi trong.
Quan sát dung dịch nước vôi trong xuất hiện kết tủa trắng của CaCO
3
tạo ra. Cách tiến
hành này xác định được sản phẩm cháy trong không khí của metan: Có nước và khí
cacbon đioxit tạo ra.
c. Quan sát hiện tượng và giải thích
Hiện tượng:
- Đốt nóng mạnh hỗn hợp phản ứng có khí metan thoát ra.
- Đưa đầu ống dẫn khí sục vào dung dịch KMnO
4
, dung dịch không bị mất màu
tím.
- Đưa đầu ống dẫn khí sục vào dung dịch brom, dung dịch không bị mất màu vàng
cam.
- Đưa que diêm đang cháy tới đầu ống dẫn khí vuốt nhọn, khí metan tạo ra từ ống
nghiệm bốc cháy với ngọn lửa xanh nhạt (hoặc màu vàng do thủy tinh làm ống
vuốt là thủy tinh thường có chứa muối natri silicat nên màu ngọn lửa metan cháy
đã nhuốm màu của ion natri).

- Đưa mặt kính đồng hồ hoặc mặt đế sứ lên phía trên ngọn lửa metan cháy, có các
giọt nước nhỏ ngưng tụ lại.
Giải thích:
- Khí metan thoát ra khi đun nóng mạnh hỗn hợp CH
3
COONa và vôi tôi xút.
Phương trình hóa học của phản ứng xảy ra:
CaO, t
0
.
CH
3
COONa + NaOH → CH
4
↑ + Na
2
CO
3
- Khí metan không làm mất màu dung dịch KMnO
4
và dung dịch nước brom chứng
tỏ khí metan không tác dụng với chúng, không xảy ra phản ứng hóa học.
- Đốt khí metan cháy tạo ra khí CO
2
và H
2
O, tỏa nhiều nhiệt.
CH
4
+ 2O

2
→ CO
2
+ 2H
2
O
d. Những vấn đề cần lưu ý học sinh:
- Cần nghiền nhỏ và trộn đều hỗn hợp phản ứng (CH
3
COONa khan và vôi tôi xút).
- Khi đã trộn hỗn hợp cần tiến hành thí nghiệm ngay, không để hỗn hợp lâu trong
không khí, xút rắn sẽ hút nước trong không khí và chảy rữa ra. Khi đun nóng thì
khí thoát ra chậm và ít, đồng thời ống nghiệm cũng dễ bị vỡ do NaOH tiếp xúc
trực tiếp với thành ống nghiệm sẽ phá hủy mạnh thủy tinh khi đun nóng mạnh.
- Cần đun nóng mạnh hỗn hợp phản ứng thì metan mới thoát ra nhanh, mạnh và
mới đốt cháy được.
- Khi dẫn metan sục vào các dung dịch thuốc tím và dung dịch brom không nên để
quá lâu. Cần chuẩn bị trước các dung dịch này trước khi tiến hành thí nghiệm điều
chế mean.
Khi các nhóm học sinh đã tiến hành xong các thí nghiệm, cần nhắc nhở học sinh phân
công nhau:
- Dọn dẹp, lau sạch chỗ thí nghiệm, xếp dọn hóa chất về nơi qui định.
- Rửa sạch dụng cụ thí nghiệm, ống nghiệm rửa và úp trong giá để ống nghiệm, dọn
dụng cụ về nơi qui định.
Viết tường trình thí nghiệm vào vở thí nghiệm với nội dung như sau:
- Bài thực hành:
- Trình bày tóm tắt cách tiến hành thí nghiệm, mô tả hiện tượng thí nghiệm quan sát
được, giải thích, viết phương trình hóa học xảy ra trong các thí nghiệm:
Thí nghiệm 1: Xác định sự có mặt của C, H trong hợp chất hữu cơ.
Thí nghiệm 2: Nhận biết halogen trong hợp chất hữu cơ (áp dụng với chương trình

hóa học nâng cao)
Thí nghiệm 3: Điều chế và thử một vài tính chất của metan.
Bài thực hành số 4
Bài 34: ĐIỀU CHẾ VÀ TÍNH CHẤT CỦA ETILEN, AXETILEN (Hóa học 11)
Bài 45: TÍNH CHẤT CỦA HIĐROCACBON KHÔNG NO (Hóa học 11 nâng cao).
I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức:
- Củng cố các kiến thức về một số tính chất vật lí và hóa học của etilen và axetilen.
- Nắm được phương pháp điều chế etilen và axetilen.
2. Về kĩ năng:
- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng thực hành thí nghiệm hóa hữu cơ.
- Biết cách làm việc với các dụng cụ thí nghiệm với lượng nhỏ hóa chất trong hóa hữu cơ.
II. Dụng cụ thí nghiệm và hóa chất cần chuẩn bị cho một nhóm thực hành.
1. Dụng cụ thí nghiệm:
- Ống nghiệm 10
- Giá để ống nghiệm 1
- Bộ giá thí nghiệm 1
- Đèn cồn 1
- Ống nghiệm nhánh 1
- Capsun sứ 1
- Chày sứ nhỏ 1
- Diêm 1
- Kẹp gỗ 1.
- Cốc thủy tinh 50 ml 1
- Ống nhỏ giọt 1
- Ống hình trụ 20 – 25 cm 1
- Mảnh kính đồng hồ hoặc mảnh sứ trắng 1
- Nút cao su một lỗ đậy miệng ống nghiệm 2
- Ống dẫn khí chữ L (I
1

: 5cm, I
2
: 20 cm) 2
- Ống dẫn khí đầu vuốt nhọn 1
- Nút cao su có ống dẫn khí đầu vuốt nhọn xuyên qua 1
- Ống dẫn khí bằng cao su
2. Hóa chất:
Các dung dịch chứa trong lọ thủy tinh đậy bằng nút thủy tinh kèm ống hút nhỏ giot:
- Ancol etylic khan
- H
2
SO
4
đặc
- Dung dịch KMnO
4
loãng (1%)
- Dung dịch nước brom
- Nước cất
- Dung dịch AgNO
3
(2%)
- Dung dịch NH
3
đặc
- Dầu thông
- Dung dịch NaOH.
Các hóa chất rắn đựng trong lọ thủy tinh có nút kín:
- CaC
2

(đất đèn ngâm ngập trong dầu hỏa)
- Một quả cà chua chín đỏ
- Một ít bông
III. Các hoạt động của học sinh trong giờ thực hành.
Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại ngắn gọn cách tiến hành các thí nghiệm và nhấn
mạnh những điểm cần chú ý. Giáo viên có thể viết vào bảng phụ hoặc chiếu lên màn
hình.
Giáo viên chia học sinh trong lớp thành từng nhóm thực hành, mỗi nhóm từ 4 – 5 học
sinh để tiến hành thí nghiệm. Phân công nhóm trưởng điều hành công việc, học sinh phụ
trách tiến hành từng thí nghiệm. Cụ thể với chương trình hóa học 11 nâng cao:
- Một (hoặc 2) học sinh chuẩn bị và tiến hành thí nghiêm 1
- Một học sinh chuẩn bị và tiến hành thí nghiệm 2 a, b.
- Một học sinh chuẩn bị và tiến hành thí nghiệm 2c
- Một học sinh chuẩn bị và tiến hành thí nghiệm 3
Với chương trình hóa học 11:
- Hai học sinh chúẩn bị và tiến hành thí nghiệm 1.
- Hai học sinh chuẩn bị và tiến hành thí nghiệm 2.
1. Thí nghiệm 1. Điều chế và thử tính chất của etilen.
a.Chuẩn bị:
- Các hóa chất: ancol etylc khan, axit H
2
SO
4
đặc, dung dịch KMnO
4
, dung dịch brom,
dung dịch NaOH, bông, đá bọt.
- Các dụng cụ: Ống nghiệm, giá để ống nghiệm, giá thí nghiệm, nút cao su có ống dẫn khí
chữ L, ống thủy tinh hình trụ, đèn cồn, ống nghiệm nhánh, ống dẫn khí đầu vuốt nhọn,
mảnh kính đồng hồ hoặc mảnh sứ.

b. Tiến hành:
Cho 2ml ancol etylic khan vào ống nghiệm khô, cho tiếp vài viên đá bọt hoặc vài mảnh
thủy tinh nhỏ. Cho tiếp từ từ 4 ml dung dịch H
2
SO
4
đặc vào ống nghiệm đồng thời lắc
đều. Lắp ống nghiệm chứa hỗn hợp phản ứng lên giá thí nghiệm, đậy ống nghiệm bằng
nút cao su có ống dẫn khí sục vào ống nghiệm nhánh có chứa dung dịch NaOH thay cho
bình lọc khí (hình vẽ 4.1). Dùng một đoạn ống dẫn bằng cao su nối nhánh ống nghiệm
nhánh với ống dẫn khí, đầu ống dẫn khí sục vào ống nghiệm chứa 2ml dung dịch brom.
Chuẩn bị một ống nghiệm chứa 2ml dung dịch KMnO
4
loãng và đặt vào giá để ống
nghiệm.
Hình vẽ 4.1. Điều chế và thử tính chất của etilen (Hóa học 11 nâng cao)
Có thể lắp dụng cụ thí nghiệm như hình vẽ 4.2, thay ống nghiệm nhánh đựng dung dịch
NaOH làm bình rửa khí đơn giản bằng ống hình trụ có chứa bông tẩm dung dịch NaOH
đặc (sách giáo khoa hóa học 11). Ông nghiệm nhánh đựng dung dịch NaOH hoặc ống trụ
đựng bông tẩm dung dịch NaOH đặc đều có tác dụng tách bỏ CO
2
, SO
2
được tạo ra cùng
với etilen và SO
2
cũng làm mất màu dung dịch nước brom và dung dịch KMnO
4
. Đồng
thời các bộ phận này còn có tác dụng ngưng tụ hơi ancol etylic bay ra cùng hỗn hợp khí.

Dùng đèn cồn đun nóng hỗn hợp phản ứng, điều chỉnh ngọn lửa đèn cồn sao cho hỗn hợp
không bị trào lên ống dẫn khí. Quan sát màu sắc hỗn hợp phản ứng.
Quan sát khí etilen sục vào dung dịch nước brom chứa trong ống nghiệm, sự thay đổi
màu của dung dịch.
Dẫn khí etilen sục tiếp vào dung dịch KMnO
4
chứa trong ống nghiệm, quan sát sự chuyển
màu của dung dịch.
Hình vẽ 4.2. Điều chế và thử tính chất của etilen (Hóa học 11).
Thay ống dẫn khí chữ L bằng ống dẫn khí có đầu vuốt nhọn, châm lửa đốt khí thoát ra ở
đầu ống vuốt nhọn (hình vẽ 4.3). Quan sát ngọn lửa và đưa mảnh kính đồng hồ hoặc
mảnh sứ lại gần ngọn lửa. Nhận xét.
Hình vẽ 4.3. Điều chế và đốt cháy etilen.
c. Quan sát hiện tượng và giải thích
Hiện tượng:
- Đốt nóng hỗn hợp phản ứng hỗn hợp đen dần, có khí thoát ra.
- Khí tạo ra sục vào dung dịch nước brom, dung dịch chuyển từ màu vàng cam
thành không màu.
- Sục tiếp khí vào dung dịch KMnO
4
, dung dịch mất dần màu tím, có vẩn đục màu
nâu đen
- Đốt khí thoát ra ở đầu ống vuốt, khí etilen cháy sáng, có giọt nước nhỏ ngưng
đọng trên mảnh kính đồng hồ (hoặc mảnh sứ).
Giải thích:
- Đốt nóng hỗn hợp phản ứng, ancol etylic bị tách nước tạo ra khí etilen, đồng thời
một phần ancol etylic bị tách nguyên tố H, O giải phóng C bởi axit H
2
SO
4

đặc
nóng nên dung dịch có màu đen. Đồng thời một phần C bị axit H
2
SO
4
đặc oxi hóa
ở nhiệt độ cao tạo ra khí CO
2
, SO
2
thoát ra cùng với khí etilen. Các phương trình
hóa học của các phản ứng xảy ra trong thí nghiệm:
H
2
SO
4
đặc, 170
0
C
C
2
H
5
OH → CH
2
= CH
2
+ H
2
O

C + 2H
2
SO
4
→ CO
2
+ 2SO
2
+ 2H
2
O
Khí thoát ra khỏi ống nghiệm đựng hỗn hợp phản ứng gồm C
2
H
4
, CO
2
, SO
2
và một số
hợp chất hữu cơ khác. Khí SO
2
có tính khử nên tác dụng được với dung dịch nước brom
và dung dịch KMnO
4
(làm mất màu các dung dịch này) nên cần cho đi qua ống nghiệm
nhánh đựng dung dịch NaOH (hoặc lớp bông tẩm dung dịch NaOH đặc) để tách bỏ khí
CO
2
, SO

2
và một số hợp chất hữu cơ khác khỏi khí etilen.
- Sục khí etilen sạch vào dung dịch nước brom, dung dịch chuyển từ màu vàng da
cam sang không màu do etilen đã tham gia phản ứng cộng với brom tạo thành hợp
chất 1,2-đibrometan không màu.
Phương trình hóa học của phản ứng:
CH
2
= CH
2
+ Br
2
(dd) → CH
2
Br – CH
2
Br
- Sục khí etilen sạch vào dung dịch KMnO
4
, dung dịch mất dần màu tím và có kết
tủa nâu đen của MnO
2
.
Phương trình hóa học của phản ứng:
3CH
2
= CH
2
+ 4H
2

O + 2KMnO
4
→ 3HO-CH
2
-CH
2
-OH + 2MnO
2
+ 2KOH
- Đốt khí etilen cháy, ngọn lửa sáng, tỏa nhiều nhiệt tạo thành khí CO
2
và H
2
O nên
có giọt nước nhỏ đọng trên mảnh kính đồng hồ.
Phương trình hóa học của phản ứng:
C
2
H
4
+ 3O
2
→ 2CO
2
+ 2H
2
O
d. Những vấn đề cần lưu ý học sinh:
- Chú ý khi sử dụng axit H
2

SO
4
đặc không để axit dây ra tay bắn ra quần áo, phải nhỏ từ
từ axit vào rượu và lắc nhẹ. Nếu bị bỏng axit sunfuric đặc cần xối nước ngay lập tức vào
chỗ bỏng, sau đó rửa bằng dung dịch NaHCO
3
và đưa đến cơ sở y tế gần nhất.
- Khi đun hỗn hợp phản ứng không để bấc đèn chạm vào thànhống nghiệm dễ gây nứt vỡ
ống nghiệm.
- Phải cho hỗn hợp khí mới điều chế đi qua dung dịch NaOH (hoặc qua ống trụ chứa
bông tẩm dung dịch NaOH đặc) để loại bỏ khí CO
2
, SO
2
trước khi cho qua dung dịch
nước brom và thuốc tím.
- Không đốt trực tiếp khí etilen thoát ra từ ống nghiệm điều chế vì ở nhiệt độ 170
0
C thì
ancol etylic bay hơi ra cùng chất khí và cũng bị cháy rất mạnh cùng khí etilen.
- Khí etilen thoát ra nhanh nên cần chuẩn bị trước các ống nghiệm đựng dung dịch nước
brom, dung dịch KMnO
4
, ống dẫn khí có đầu vuốt nhọn trước khi tiến hành đun hỗn hợp
phản ứng.
2.Thí nghiệm 2: Điều chế và thử tính chất của axetilen.
a.Chuẩn bị
- Các hóa chất: Nước cất, dung dịch KMnO
4
, dung dịch AgNO

3
, dung dịch NH
3
, CaC
2
,
- Các dụng cụ: Ống nghiệm, giá thí nghiệm, nút cao su có ống dẫn khí chữ L, nút cao su
có ống vuốt nhọn xuyên qua, giá để ống nghiệm.
b. Tiến hành:
Thí nghiệm 2a: Cho vào ống nghiệm 3 – 4 ml nước cất và lắp thẳng đứng trên giá thí
nghiệm. Đậy ống nghiệm bằng nút cao su có ống dẫn khí xuyên qua.
Lấy một ống nghiệm khác, cho vào ống nghiệm 1ml dung dịch AgNO
3
, nhỏ từ từ dung
dịch NH
3
vào dung dịch AgNO
3 và
lắc nhẹ. Trong ống nghiệm sẽ có kết tủa nâu đen của
AgOH thì nhỏ tiếp NH
3
đến khi kết tủa tan hết tạo ra dung dịch phức tan trong suốt.
Đưa đầu ống dẫn khí từ ống nghiệm cặp trên giá thí nghiệm sục vào dung dịch AgNO
3
trong NH
3
rồi mở nút ống nghiệm cho vào 1 – 2 mảnh đất đèn (CaC
2
) bằng hạt ngô và
đậy nhanh nút lại (hình vẽ 4.4a). Quan sát hiện tượng xảy ra trong ống nghiệm.

Hình vẽ 4.4a Hình vẽ 4.4b
Hình vẽ 4.4. Điều chế và thử tính chất của axetilen.
Thí nghiệm 2b. Lắp dụng cụ điều chế axetilen tương tự thí nghiệm 2a nhưng thay ống
nghiệm đựng 2ml dung dịch AgNO
3
trong NH
3
bằng ống nghiệm đựng 2ml dung dịch
KMnO
4
. Quan sát dòng khí axetilen sục vào dung dịch và sự thay đổi màu sắc của dung
dịch (hình vẽ 4.4b).
Thí nghiệm 2c. Lấy vào ống nghiệm 3 – 4 ml nước cất và lắp thẳng đứng trên giá thí
nghiệm. Cho 1-2 mẩu đất đèn (CaC
2
) bằng hạt ngô vào ống nghiệm và đậy nhanh bằng
nút có ống dẫn khí đầu vuốt nhọn. Châm lửa đốt khí sinh ra ở đầu vuốt nhọn (hình vẽ
4.5).
Hình vẽ 4.5. Điều chế và đốt cháy axetilen.
Quan sát màu ngọn lửa rồi đưa một mảnh sứ trắng (hoặc mảnh kính đồng hồ) lại gần
ngọn lửa. Nhận xét.
c. Quan sát hiện tượng và giải thích.
Hiện tượng:
- Cho vài mẩu đất đèn bằng hạt ngô vào ống nghiệm chứa nước thấy có khí thoát ra
ngay lập tức, dung dịch đục dần có kết tủa trắng.
- Khí axetilen tạo ra sục vào ống nghiệm chứa dung dịch AgNO
3
trong NH
3
tạo ra

kết tủa màu vàng nhạt
- Khí axetilen sục vào ống nghiệm chứa dung dịch KMnO
4
, màu tím của dung dịch
mất dần và có kết tủa màu nâu đen của MnO
2

- Đốt khí axetilen cháy ngọn lửa màu vàng, có nhiều muội đen. Đưa mảnh sứ trắng
gần ngọn lửa có những giọt nước nhỏ ngưng đọng và muội đen bám vào mảnh sứ.
Giải thích:
- Khi cho vài mảnh đất đèn vào ống nghiệm chứa nước, CaC
2
tác dụng ngay với
nước tạo ra khí axetilen. Axetilen không tan trong nước thoát ra khỏi dung dịch.
Sản phẩm phản ứng còn tạo ra Ca(OH)
2
ít tan trong nước nên có kết tủa trắng,
dung dịch vẩn đục. Phương trình hóa học của phản ứng xảy ra:
CaC
2
+ 2H
2
O → Ca(OH)
2
+ C
2
H
2

- Khi sục khí axetilen vào dung dịch AgNO

3
trong NH
3
thì axetilen đã tác dụng với
phức tan của bạc tạo ra kết tủa màu vàng nhạt của Ag – C ≡ C – Ag. Các ion bạc
đã thay thế nguyên tử hiđro trong phân tử axetilen. Phương trình hóa học của các
phản ứng xảy ra trong thí nghiệm:
AgNO
3
+ 3NH
3
+ H
2
O → [Ag(NH
3
)
2
]OH + NH
4
NO
3
(phức chất tan trong nước)
HC ≡ CH + [Ag(NH
3
)
2
]OH → Ag – C ≡ C - Ag↓ + 2H
2
O + 4NH
3

(kết tủa màu vàng nhạt)
Hoặc: CH ≡ CH + 2AgNO
3
+ 2NH
3
→ Ag – C ≡ C – Ag↓ + 2NH
4
NO
3
(bạc axetilua)
- Khi sục khí axetilen vào dung dịch KMnO
4
, dung dịch mất màu tím. Axetilen bị
oxi hóa ở liên kết ba tạo ra hỗn hợp các sản phẩm phức tạp, còn KMnO
4
thì bị khử
thành MnO
2
không tan (kết tủa màu nâu đen).
- Đốt axetilen trong không khí, axetilen cháy ngọn lửa màu vàng có nhiều muội đen
do không đủ oxi nên axetilen cháy không hoàn toàn, còn dư cacbon và có nước,
khí CO
2
tạo ra. Axetilen cháy tỏa nhiều nhiệt nên được dùng trong đèn xì axetilen
– oxi để hàn và cắt kim loại. Phương trình hóa học của phản ứng:
2C
2
H
2
+ 5O

2
→ 4CO
2
+ 2H
2
O
d. Những vấn đề cần lưu ý học sinh:
- Phản ứng điều chế axetilen từ CaC
2
và nước xảy ra ngay lập tức vì vậy cần chuẩn bị đầy
đủ các dung dịch AgNO
3
trong NH
3
, dung dịch KMnO
4
để thử tính chất của axetilen và
lắp dụng cụ xong thì mới mở nút ống nghiệm chứa nước và cho đất đèn vào.
- Khi tiến hành thí nghiệm 2a, đã quan sát rõ sự tạo ra kết tủa vàng nhạt của bạc axetilua
mà khí axetilen vẫn thoát ra mạnh thì đưa luôn ống dẫn khí sục vào dung dịch KMnO
4

quan sát hiện tượng. Nếu khí thoát ra yếu thì có thể cho thêm một vài mảnh đất đèn vào
ống nghiệm điều chế để tiến hành luôn thí nghiệm 2b.
- Đất đèn CaC
2
tác dụng ngay với hơi nước trong không khí nên phải ngâm ngập CaC
2
trong dầu hỏa để bảo quản nên chỉ khi tiến hành thí nghiệm mới lấy đất đèn ra khỏi dầu
hỏa.

- Có thể tiến hành luôn thí nghiệm 2c bằng cách cho thêm đất đèn vào ống nghiệm điều
chế axetilen và thay nút có ống dẫn khí chữ L bằng nút có ống dẫn khí vuốt nhọn để đốt
khí axetilen. Như vậy cần cho nước nhiều hơn (5-6 ml) vào ống nghiệm điều chế axetilen
ngay từ thí nghiệm 2a. Không cho quá nhiều nước (1/2 ống nghiệm) vì khí axetilen thoát
ra mạnh sẽ đẩy dung dịch tràn lên theo ống dẫn khí sang các dung dịch thử tính chất của
axetilen.
3. Thí nghiệm 3: Phản ứng của tecpen với nước brom (Hóa 11 nâng cao).
a. Chuẩn bị:
- Các hóa chất: Dầu thông, dung dịch nước brom, nước ép cà chua chín đỏ.
- Các dụng cụ: Ống nghiệm, giá để ống nghiệm, cặp gỗ, ống nhỏ giọt, cốc thủy tinh 50ml,
Capsun sứ, chày sứ.
Giáo viên cần chuẩn bị nước cà chua cho học sinh bằng cách: Cắt nhỏ một quả cà chua
chín đỏ cho vào capsun sứ và dùng chày sứ nhỏ nghiền nhỏ, lọc lấy nước vào cốc thủy
tinh nhỏ.
b. Tiến hành:
Thí nghiệm 3a: Lấy vào ống nghiệm 2ml dung dịch nước brom, nhỏ tiếp 2 – 3 giọt dầu
thông, lắc kĩ hỗn hợp dung dịch rồi để yên trên giá để ống nghiệm. Quan sát và giải thích.
Thí nghiệm 3b: Lấy vào ống nghiệm 2ml dung dịch nước brom, nhỏ từ từ dung dịch nước
trong của quả cà chua chín đỏ được nghiền nátvà lắc nhẹ. Quan sát sự đổi màu và giải
thích.
c. Quan sát hiện tượng, giải thích.
Hiện tượng:
- Khi cho một vài giọt dầu thông vào dung dịch nước brom, dầu thông nổi trên mặt
dung dịch. Lắc mạnh hỗn hợp và để yên thấy dung dịch mất màu, hỗn hợp đồng
nhất màu trắng đục.
- Khi nhỏ dung dịch nước trong của quả cà chua chín đỏ được nghiền nát vào dung
dịch nước brom, dung dịch brom bị mất màu vàng cam và chuyển thành không
màu.
Giải thích:
- Dầu thông làm mất màu dung dịch nước brom và tan trong dung dịch là do

tecpinen C
10
H
16
có trong dầu thông thuộc loại hiđrocacbon không no có chứa các
liên kết đôi đã tác dụng với dung dịch nước brom tạo hợp chất tan.
- Cho nước trong của quả cà chua chín vào dung dịch nước brom đã làm dung dịch
brom mất màu (chuyển màu vàng cam thành không màu) là do trong nước ép cà
chua có caroten C
40
H
56
một loại hiđrocacbon không no có chứa các liên kết đôi.
Caroten đã tham gia phản ứng cộng hợp với dung dịch nước brom tạo ra hợp chất
tan.
d. Những vấn đề cần lưu ý học sinh:
- Cần lắc mạnh hỗn hợp dầu thông với dung dịch nước brom thì phản ứng mới xảy
ra nhanh vì dầu thông ít tan trong nước.
- Thao tác lắc dung dịch trong ống nghiệm: Tay phải cầm kẹp gỗ cặp ống nghiệm,
tay trái xòe ra và đập nhẹ đáy ống nghiệm vào lòng bàn tay trái. Không được xóc
mạnh ống nghiệm hoặc tay cái bịt miệng ống và lật úp ống nghiệm.
Khi các nhóm học sinh đã tiến hành xong các thí nghiệm, cần nhắc nhở học sinh phân
công nhau:
- Dọn dẹp, lau sạch chỗ thí nghiệm, xếp dọn hóa chất về nơi qui định.
- Rửa sạch dụng cụ thí nghiệm, ống nghiệm rửa và úp trong giá để ống nghiệm, dọn
dụng cụ về nơi qui định.
Viết tường trình thí nghiệm vào vở thí nghiệm với nội dung như sau:
- Bài thực hành:
- Trình bày tóm tắt cách tiến hành thí nghiệm, mô tả hiện tượng thí nghiệm quan sát
được, giải thích, viết phương trình hóa học xảy ra trong các thí nghiệm:

Thí nghiệm 1: Điều chế và thử tính chất của etilen
Thí nghiệm 2: Điều chế và thử tính chất của axetilen
Thí nghiệm 3: Phản ứng của tecpen với nước brom (Hóa học 11 nâng cao).

Bài thực hành số 5
Bài 50. TÍNH CHẤT CỦA MỘT SỐ HIĐROCACBON THƠM
(bài thực hành dành cho chương trình hóa học 11 nâng cao)
I. Mục tiêu.
1. Về kiến thức:
- Củng cố tính chất vật lí của benzen.
- Củng cố tính chất vật lí và một số tính chất hóa học của toluen.
2. Về kĩ năng:
Tiếp tục rèn luyện kĩ năng tiến hành thí nghiệm và quan sát thí nghiệm hóa học hữu cơ.
II. Dụng cụ thí nghiệm và hóa chất cần chuẩn bị cho một nhóm thực
hành.
1. Dụng cụ thí nghiệm:
- Ống nghiệm 10
- Giá để ống nghiệm 1
- Đèn cồn 1
- Cặp gỗ 1
- Ống nhỏ giọt 3
- Thìa thủy tinh 1
2. Hóa chất:
Các dung dịch chứa trong lọ thủy tinh đậy bằng nút thủy tinh kèm ống hút nhỏ giọt:
- Dung dịch nước brom
- Benzen
- Dầu thông
- Hexan
- Dung dịch KMnO
4

(1%)
- Toluen
Các chất rắn đựng trong lọ thủy tinh đậy nút kín:
- Iôt tinh thể
III. Các hoạt động của học sinh trong giờ thực hành
Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại ngắn gọn cách tiến hành các thí nghiệm và nhấn
mạnh những điểm cần chú ý. Giáo viên có thể viết vào bảng phụ hoặc chiếu lên màn
hình.
Giáo viên chia học sinh trong lớp thành từng nhóm thực hành, mỗi nhóm từ 4 – 5 học
sinh để tiến hành thí nghiệm. Phân công nhóm trưởng điều hành công việc, học sinh phụ
trách tiến hành từng thí nghiệm. Có thể phân công:
- Hai học sinh chuẩn bị và tiến hành thí nghiệm 1
- Hai học sinh chuẩn bị và tiến hành thí nghiệm 2.
1. Thí nghiệm 1: Tính chất của benzen
a. Chuẩn bị:
- Dụng cụ: Ống nghiệm, giá để ống nghiệm, cặp gỗ.
- Hóa chất: Dung dịch nước brom, benzen, dầu thông, hexan
Chú ý: Giáo viên cần chuẩn bi dung dịch nước brom (pha brom lỏng trong nước) cho các
nhóm học sinh. Khi lấy brom lỏng cần tiến hành trong tủ hốt hoặc nơi thoáng gió. Phải
đeo khẩu trang, đi găng tay và chú ý không để brom dây ra da, quần áo vì brom là chất
độc, rất dễ gây bỏng. Dùng ống hút dài để lấy brom cho vào lọ đựng nước, các dụng cụ
lấy brom cần ngâm trong nước vôi trước khi rửa sạch chúng.
b. Tiến hành:
Lấy ba ống nghiệm như nhau, cho vào mỗi ống 2ml dung dịch nước brom và đặt vào giá
để ống nghiệm. Cho tiếp vào ống thứ nhất 5 giọt benzen, vào ống thứ hai 5 giọt dầu
thông, vào ống thứ ba 5 giọt hexan. Lắc mạnh từng ống nghiệm rồi lại đặt vào giá để ống
nghiệm. Quan sát và giải thích.
c. Quan sát hiện tượng và giải thích:
Hiện tượng:
- Cho 5 giọt benzen vào dung dịch nước brom, có sự phân lớp, benzen không màu

nổi trên mặt dung dịch nước brom có màu vàng da cam. Lắc mạnh dung dịch rồi
để yên một lúc quan sát thấy lớp trên có màu đỏ nâu nhạt, lớp dưới không màu.
- Cho 5 giọt dầu thông vào dung dịch nước brom, dầu thông có màu vàng nhạt nổi
trên mặt dung dịch nước brom màu vàng da cam. Lắc mạnh dung dịch, nước brom
mất màu, dung dịch đồng nhất màu trắng đục.

×