Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Tiểu luận kỹ năng dạy học-Tổ chức câu lạc bộ hóa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 29 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
PHÒNG SAU ĐẠI HỌC
TIỂU LUẬN KĨ NĂNG DẠY HỌC HÓA HỌC
ĐỀ TÀI
TỔ CHỨC
CÂU LẠC BỘ HÓA HỌC
GVHD: PGS.TS. Trịnh Văn Biều
HVTH: Lưu Thị Thu Huyền
Cao học Khóa 23
Chuyên ngành: LL & PPDH Hóa Học
Thành phố Hồ Chí Minh – tháng 6/ 2013
Tổ chức câu lạc bộ hóa học Lưu Thị Thu Huyền
2
Tổ chức câu lạc bộ hóa học Lưu Thị Thu Huyền
MỤC LỤC
1. Câu lạc bộ Hóa học năm học 2011-2012 trường THPT Trần Khai Nguyên, tp.HCMC 18
ÂU LC BỘ HÓA HỌC (KỲ 1) - LÀM NƯỚC RỬA CHÉN 18
2. Câu lạc bộ Hóa học năm học 2011-2012 trường cấp 2-3 Hòa Bình, tỉnh Vĩnh Long 19
3
MỞ ĐẦU
Tổ chức CLB là một loại hình hoạt động ngoại khóa rất đặc trưng ở
trường THPT. Nó có tác dụng tích cực đối với sự hoàn thiện nhân cách
của học sinh. Vì vậy việc tăng cường tổ chức cho HS tham gia các hoạt
động CLB là một phương hướng quan trọng để góp phần nâng cao hiệu
quả giáo dục toàn diện của nhà trường.
Đề tài “Tổ chức hoạt động câu lạc bộ hóa học” sẽ giúp cho chúng
ta có những hiểu biết đúng đắn về ý nghĩa, vai trò, chức năng của CLB
hóa học, những loại hình, những nội dung và cách tổ chức quản lí hoạt
động CLB hóa học để ứng dụng vào việc tổ chức hoạt động ngoại khóa ở
nhà trường một cách có hiệu quả.
Tổ chức câu lạc bộ hóa học Lưu Thị Thu Huyền


1. KHÁI QUÁT VỀ CÂU LẠC BỘ
1.1. Khái niệm câu lạc bộ
• Theo Từ điển Bách Khoa Việt Nam, tập 1: Câu lạc bộ là một phương thức tổ
chức hoạt động xã hội nhằm tiến hành các hoạt động chính trị, xã hội, khoa học,
giải trí…Tổ chức CLB thuộc thể chế văn hóa, có tính quần chúng sinh hoạt theo
chuyên đề nhất định để bồi dưỡng và giáo dục …về một lĩnh vực nào đó.
• Câu lạc bộ là tập hợp những người có cùng sở thích, cùng quan điểm, và
cùng nhau giao lưu trong một môi trường.[7]
• Hoạt động CLB ở trường học là một loại hình hoạt động ngoại khóa. Đây là
một loại hình hoạt động tự nguyện, tập hợp những HS cùng sở thích, sở trường
hoặc năng khiếu về một lĩnh vực hoặc chuyên đề. Như vậy, CLB là nơi để HS
học tập, sinh hoạt, rèn luyện, vui chơi, giải trí… Hoạt động CLB có tính chất
quần chúng rộng rãi, khuyến khích mọi HS tham gia.
• Câu lạc bộ hóa học ở các trường phổ thông là một loại
hình câu lạc bộ học thuật, là một trong những hình thức
hoạt động ngoại khóa. Là nơi tập hợp những người có
chung niềm đam mê hóa học, có cùng nhu cầu nguyện
vọng được chia sẻ tri thức, giao lưu học hỏi, phát triển
năng khiếu sở thích thông qua các hoạt động học tập,
sinh hoạt, rèn luyện, vui chơi, giải trí.
1.2. Mục đích, ý nghĩa của câu lạc bộ
Câu lạc bộ là nơi có những hoạt động phong phú, phù hợp với nhu cầu lợi
ích của thanh thiếu niên, tạo môi trường cho sáng kiến tài năng và năng khiếu
của thanh thiếu niên được bộc lộ, phát triển. Bên cạnh định hướng giá trị mới,
tạo điều kiện cho thanh thiếu niên trưởng thành về mọi mặt. Câu lạc bộ nhằm
những mục đích sau:
 Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và giáo dục đạo đức, truyền thống dân
tộc cho thanh thiếu niên.
4
Tổ chức câu lạc bộ hóa học Lưu Thị Thu Huyền

 Tạo điều kiện cho thanh thiếu niên giao tiếp, ứng
xử, vui chơi giải trí lành mạnh (chơi mà học), bày tỏ
quan điểm, tâm tư nguyện vọng trong công tác và trong
cuộc sống.
 Giúp hội viên giải quyết các vấn đề khó khăn,
vướng mắc trong hoạt động, lao động, công tác và
trong cuộc sống hàng ngày.
 Giúp tổ chức Đoàn, Hội, Đội tập hợp đoàn kết
các tầng lớp, các đối tượng thanh thiếu niên thông qua
các hoạt động của câu lạc bộ như; văn hoá, văn nghệ
học tập, lao động nghề nghiệp và các hoạt động xã hội
khác, góp phần đổi mới nâng cao chất lượng hoạt
động của Đoàn và phong trào thanh thiếu niên.
Mục đích, ý nghĩa hoạt động của CLB nhằm phát huy năng lực, năng
khiếu, sở trường… của học sinh, tạo điều kiện để học sinh phát triển định hướng
của mình. Mặt khác cũng nhằm trang bị cho các em những tri thức kỹ năng cần
thiết đề vận dụng vào thực tiễn đời sống xã hội, góp phần phát triển và hoàn
thiện nhân cách của mình.
1.3. Chức năng của câu lạc bộ
CLB có các năng sau:
 Giáo dục rèn luyện hội viên.
Câu lạc bộ thanh thiếu niên là một trong những phương thức hoạt động sinh
động có hiệu quả Đoàn, Hội, Đội là công cụ để giáo dục
chính trị, tư tưởng văn hoá, giáo dục truyền thống và giáo
dục thẩm mỹ cho thanh thiếu niên. Đồng thời là môi
trường tiên tiến để hội viên tự điều chỉnh nhận thức, hành
vi, rèn luyện phấn đấu trưởng thành.
 Tổ chức, giao tiếp, ứng xử.
5
Tổ chức câu lạc bộ hóa học Lưu Thị Thu Huyền

Qua các loại hình sinh hoạt khác nhau của câu lạc bộ, thanh thiếu niên có dịp
giúp nhau học tập, trao đổi kinh nghiệm trong cuộc
sống, phát huy mặt tốt cái đẹp, cải thiện uốn nắn các
biểu hiện tiêu cực, lỗi thời lạc hậu, kích thích tính chủ
động, sáng tạo, tính tích cực xã hội, xây dựng nếp
sống văn minh thanh lịch tiến bộ.
 Nâng cao nhận thức và rèn luyện kỹ năng.
Trên cơ sở nhu cầu, nguyện vọng, sở thích của từng đối tượng thanh niên với
những điều kiện, hoàn cảnh nghề nghiệp khác nhau. Câu lạc bộ có trách nhiệm
từng bước thoả mãn, đáp ứng nhằm nâng cao nhận thứ
về mọi mặt trong học tập, lao động và trong công tác
cho thanh thiếu niên. Đồng thời giúp họ rèn luyện
những kỹ năng cơ bản trong học tập, công tác và trong
quan hệ xã hội.
Như vậy CLB có 3 chức năng cơ bản:
 Chức năng giáo dục.
 Chức năng giao tiếp.
 Chức năng vui chơi, giải trí.
1.4. Nguyên tắc hoạt động của CLB
 Hiệu quả giáo dục là một trong những nguyên tắc quan trọng của câu lạc
bộ. Mọi hoạt động của câu lạc bộ phải đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của các cấp
bộ Đoàn, phải được định hướng giá trị nhằm giáo dục thanh thiếu niên theo lý
tưởng của Đảng hướng tới chân, thiện, mỹ.
 Đảm bảo tính thiết thực và quần chúng rộng rãi. Xuất phát từ nhu cầu, lợi
ích của thanh thiếu niên và đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi.
Câu lạc bộ giúp thanh thiếu niên giải quyết những băn
khoăn vướng mắc, nâng cao hiểu biết về mọi mặt. Câu lạc
bộ phải đáp ứng được nhu cầu của mọi đối tượng thanh
6
Tổ chức câu lạc bộ hóa học Lưu Thị Thu Huyền

thiếu niên. Phát huy năng lực sáng tạo, ý thức làm chủ của hội viên trong mọi
hoạt động của câu lạc bộ.
 Đảm bảo tính tự nguyện, tự quản và sử dụng thời gian rỗi.
Câu lạc bộ hình thành và hoạt động trên cơ sở nhu cầu nguyện vọng và tự
nguyện tự giác của thanh thiếu niên. Các nội dung hoạt động do hội viên sáng
tạo đề xuất phong phú và thường xuyên đổi mới dựa trên vai trò tự quản của
thanh thiếu niên; Duy trì hoạt động không ảnh hưởng đến học tập, lao động và
công tác của thanh thiếu niên.
1.5. Một số loại hình CLB hiện nay
 Câu lạc bộ tình bạn, tình yêu:
Đối tượng tham gia câu lạc bộ là đoàn viên, thanh niên dưới độ tuổi kết hôn
hoặc chưa lập gia đình, cán bộ Đoàn trực tiếp chỉ đạo hoặc làm cóo vấn cho câu
lạc bộ, các cộng tác viên như các nhà tâm lý, giáo dục, sư
phạm, các vị lão thành cách mạng có tâm huyết với thế
hệ trẻ.
Câu lạc bộ tình bạn, tình yêu góp phần giáo dục đoàn
viên thanh niên có nhận thức đúng đắn về tình bạn, tình
yêu. Quan hệ giao tiếp trong cộng đồng, thực hiện nếp
sống văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao, vui chơi giải
trí, đặc biệt là nhu cầu giao lưu tình cảm, giúp đoàn
viên thanh niên khắc phục nhược điểm, những suy nghĩ
lệch lạc trong quan hệ tình bạn, tình yêu, trang bị kiến
thức cần thiết để nam nữ thanh niên bước vào cuộc
sống gia đình.
 Câu lạc bộ gia đình trẻ:
Đối tượng tham gia câu lạc bộ này là những đôi vợ chồng trẻ tích cực tự
nguyện, những chuyên gia tâm lý giáo dục, y tế và những cộng tác viên tích cực
có cuộc sống gia đình hạnh phúc, những cán bộ Đoàn có kinh nghiệm trong lĩnh
vực đời sống gia đình. Câu lạc bộ gia đình trẻ giúp các thành viên có nhận thức
7

Tổ chức câu lạc bộ hóa học Lưu Thị Thu Huyền
đúng đắn để tạo dựng đời sống gia đình hạnh phúc.
Thực hiện tốt kế hoạch hoá gia đình, nuôi con khoẻ, dạy
con ngoan, sống vệ sinh, lành mạnh. Ngoài ra câu lạc
bộ còn góp phần tạo điều kiện cho các gia đình giúp
nhau sản xuất, kinh doanh, nâng cao thu nhập.
 Câu lạc bộ bạn gái:
Đối tượng tham gia là các nữ thanh niên chưa lập gia đình, một số chuyên gia
tâm lý, giáo dục, y tế, một số cộng tác viên có thể là nam thanh niên hoặc nữ
thanh niên có gia đình. Câu lạc bộ bạn gái trước hết đáp ứng nhu cầu, nguyện
vọng của nữ thanh niên trong giao tiếp ứng xử, trong
đời sống tinh thần. Câu lạc bộ bạn gái góp phần giáo
dục cho mọi thành viên của câu lạc bộ về giới tính,
trang bị kiến thức về nữ công gia chánh, những hiểu
biết cơ bản khi bước vào cuộc sống gia đình. Giúp
các bạn gái tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong cuộc sống "muốn biết
nhưng ngại hỏi".
 Câu lạc bộ phòng chống các tệ nạn xã hội:
Đối tượng tham gia là những đoàn viên, thanh niên cán bộ Đoàn tự nguyện,
tích cực trong phong trào chống các tệ nạn xã hội,
những cộng tác viên có chuyên môn trong lĩnh vực y
tế, công an, giáo dục những đối tượng đã mắc các tệ
nạn xã hội nhưng quyết tâm phấn đấu từ bỏ lỗi lầm.
Câu lạc bộ phòng chống các tệ nạn xã hội nhằm
mục đích trang bị những hiểu biết cơ bản cho thanh thiếu niên về các tệ nạn xã
hội (nguyên nhân, hậu quả của nó và cách phòng chánh). Góp phần tạo môi
trường lành mạnh giúp thanh niên phòng tránh các tệ nạn xã hội. Bên cạnh đó
câu lạc bộ tạo điều kiện để mỗi thành viên là một tuyên truyền viên tích cực về
phòng chống các tệ nạn xã hội trong cộng đồng. Câu lạc bộ còn là chỗ dựa cho
8

Tổ chức câu lạc bộ hóa học Lưu Thị Thu Huyền
tổ chức Đoàn, Hội trong công tác đoàn kết tập hợp thanh niên, giáo dục thanh
niên chậm tiến.
 Các loại hình câu lạc bộ thể dục thể thao:
 Câu lạc bộ bóng đá
 Câu lạc bộ bóng chuyền
 Câu lạc bộ cầu lông
 Câu lạc bộ bóng bàn
 Câu lạc bộ võ thuật
Các loại hình này đáp ứng nhu cầu cho từng đối tượng thanh niên, một mặt
rèn luyện sức khoẻ, phát triển năng lực, giáo dục tinh thần thể dục thể thao.
 Các loại hình câu lạc bộ văn hoá, văn nghệ:
 Câu lạc bộ những người yêu thơ
 Câu lạc bộ tiếng hát tuổi xanh
 Câu lạc bộ âm nhạc
 Câu lạc bộ đàn ghi ta
 Các loại hình câu lạc bộ nghề nghiệp, giải quyết công việc làm cho
thanh niên:
 Câu lạc bộ tiếng nước ngoài (Anh, Nga, Pháp, Nhật )
 Câu lạc bộ làm vườn
 Câu lạc bộ may
 Câu lạc bộ cán bộ Đoàn
 Câu lạc bộ khoa học kỹ thuật trẻ
 Câu lạc bộ toán học
 Câu lạc bộ tin học
 Câu lạc bộ hóa học
 …
9
Tổ chức câu lạc bộ hóa học Lưu Thị Thu Huyền
Việc xác định loại hình câu lạc bộ cho phù hợp với từng đối tượng thanh

niên dựa trên cơ sở nhu cầu, lợi ích chính đáng và nghề nghiệp của họ là việc
quan trọng, góp phần xây dựng và duy trì câu lạc bộ có hiệu quả.
2. NỘI DUNG, HÌNH THỨC TỔ CHỨC CÂU LẠC BỘ
2.1. Nội dung sinh hoạt của CLB
 Giáo dục chân, thiện, mỹ cho thanh thiếu niên.
 Phổ biến những kiến thức khoa học công nghệ.
 Nâng cao nhận thức về mọi mặt trong cuộc sống gắn với những chủ đề
nhất định, tuỳ thuộc vào từng đối tượng, loại hình như câu lạc bộ cụ thể.
 Hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao.
 Nêu gương người tốt việc tốt.
 Tổ chức cắm trại, tham quan, dã ngoại, các hoạt động vui chơi giải trí
lành mạnh.
 Hỗ trợ thanh niên trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, lập nghiệp.
2.2. Hình thức tổ chức của CLB
 Tuyên truyền, cổ động; triển lãm, báo tường, panô, phát thanh
 Toạ đàm, hội thảo, diễn đàn, sinh hoạt chủ đề, thảo luận về một đề tài đã
được lựa chọn.
 Diễn giảng; sử dụng mạng lưới cộng tác viên, báo cáo viên.
 Truyền thông; hoạt cảnh, tạp chí miệng, kể chuyện
 Lễ hội quần chúng; diễu hành, mít tinh, cắm trại, dạ hội.
 Biểu diễn văn nghệ.
 Thi đấu thể thao.
 Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, thi thanh lịch, thi tay nghề, thi hùng biện
Nội dung và hình thức tổ chức câu lạc bộ rất đa dạng và phong phú.
3. THÀNH LẬP CLB VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CLB HÓA HỌC
3.1. Thành lập câu lạc bộ hóa học
 Chuẩn bị thành lập CLB
10
Tổ chức câu lạc bộ hóa học Lưu Thị Thu Huyền
 Khảo sát, nắm bắt nhu cầu nguyện vọng của HS.

 Bàn bạc để thống nhất loại hình CLB.
 Thành lập Ban chủ nhiệm CLB.
 Hoàn tất mọi thủ tục xin phép thành lập CLB Tuyên truyền vận
động Tuyên truyền vận động HS tham gia CLB và lập danh sách thành viên
CLB.
 Chuẩn bị cơ sở vật chất, kinh phí cần thiết để ra mắt CLB.
 Chuẩn bị những văn bản và những nội dung cần thiết cho buổi ra
mắt CLB.
 Chuẩn bị và thông báo thời gian, địa điểm ra mắt CLB.
 Mời đại biểu và những người tham dự.
 Tổ chức buổi ra mắt CLB
 Khai mạc, tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu.
 Đọc quyết định thành lập CLB.
 Đọc quyết định và ra mắt Ban Chủ nhiệm CLB.
 Giới thiệu nội quy, quy chế của CLB.
 Công bố nội dung, chương trình hoạt động của CLB trong thời gian
tới.
 Đại diện Ban Giám hiệu nhà trường phát biểu ý kiến, giao nhiệm vụ
cho Ban Chủ nhiệm CLB.
 Tổ chức sinh hoạt văn hóa, văn nghệ chào mừng buổi ra mắt.
 Duy trì hoạt động thường xuyên của CLB:
 Ban Chủ nhiệm CLB phân công nhiệm vụ cho từng thành viên,
thành lập các tiểu ban của CLB, xác định mục tiêu, nhiệm vụ cho từng tiểu ban.
 Lập kế họach hoạt động cho từng tháng, từng quý của CLB.
 Chỉ đạo các tiểu ban lập kế họach cụ thể cho tiểu ban.
 Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra từng tiểu ban để CLB đi vào nề
nếp và hoạt động có hiệu quả.
11
Tổ chức câu lạc bộ hóa học Lưu Thị Thu Huyền
3.2. Tổ chức câu lạc bộ hóa học

 Bước 1: Chuẩn bị nội dung và hình thức hoạt động CLB tương ứng với
các chủ đề từng tháng.
 Bước 2: Lập kế họach triển khai hoạt động CLB, phân công trách nhiệm.
 Ấn định thời gian tổ chức.
 Thông báo rộng rãi đến từng thành viên được phân công việc và
thành viên CLB.
 Bước 3: Tổ chức thực hiện kế hoạch đã định.
 Các thành viên đã được phân công trách nhiệm khẩn trương hoàn
thành các công việc được giao.
 Trân trọng những sáng kiến dù nhỏ của mỗi thành viên.
 Linh hoạt điều chỉnh các nội dung hoạt động sao cho phù hợp với
các điều kiện cụ thể.
 Nhanh chóng giải quyết những yêu cầu phát sinh.
 Bước 4 : Tổ chức hoạt động theo chương trình, nội dung đã hoạch định.
 Khai mạc: Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, giới thiệu chương
trình.
 Từng buớc tiến hành nội dung hoạt động theo chương trình, xen kẽ
các nội dung sao cho buổi sinh hoạt sôi nổi, hấp dẫn tránh nhàm chán, đảm bảo
thời gian quy định.
3.3. Một số kinh nghiệm tổ chức hoạt động CLB hóa học
 Các hoạt động cần được lên lên kế hoạch sớm, chuẩn bị kĩ càng.
 Ngoài các thành viên trong câu lạc bộ nên khuyến khích xây dựng thêm
đội ngũ cộng tác viên để đa dạng hóa thêm nội dung và hình thức trong hoạt
động của câu lạc bộ.
 Kết hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm để phổ biến và giới thiệu hoạt
động của câu lạc bộ đến tất cả học sinh trong trường.
 Tin học hóa trong hoạt động: lập diễn đàn hoạt động câu lạc bộ, địa chỉ
mail liên lạc của các thành viên trong câu lạc bộ…
12
Tổ chức câu lạc bộ hóa học Lưu Thị Thu Huyền

 Kết hợp chặt chẽ với tổ bộ môn để được giúp đỡ về mặt chuyên môn.
4. MỘT SỐ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA CLB HÓA HỌC
4.1. Thảo luận chuyên đề về hóa học
 Cách thức hoạt động
Một tháng một lần, thảo luận về một đề tài cụ thể.
Tiến hành theo một trong 2 cách:
Cách 1: Cử đại diện thuyết trình là khách mời (giáo viên của trường, hay trường
bạn, học sinh giỏi…) trình bày trong thời gian quy định.
 Học sinh thảo luận với thuyết trình viên bằng hệ thống câu hỏi
(đã chuẩn bị).
 Người chủ đạo chương trình sẽ có nhiệm vụ đúc kết, nhận định
đúng sai, nêu những phát hiện mới.
 Tổng kết bằng cách động viên thực nghiệm cá nhân (nếu có thể),
gợi ý một đề tài thảo luận mới để có hướng nghiên cứu trao đổi về sau.
Cách 2: là tự thảo luận trao đổi (vẫn có khách mời là giáo viên…). Để có chất
lượng, nội dung thảo luận phải được xác định trước đó, các thành viên cũng phải
chuẩn bị các vấn nạn, vướng mắc có liên quan. Kết thúc thảo luận như cách 1.
 Nội dung
Các chủ đề có thể trao đổi:
 Lịch sử các nhà hóa học.
 Lịch sử các phát minh sáng chế, lịch sử tìm ra các nguyên tố,
các đơn chất và các hợp chất hóa học.
 Hóa học và đời sống (những ứng dụng mà hóa học mang lại)

 Kinh nghiệm về giải bài tập Hóa…
 Các tin tức thời sự về hóa học.
 Để có những chủ đề cụ thể, có thể vào trang web sau:
/> />13
Tổ chức câu lạc bộ hóa học Lưu Thị Thu Huyền
/> />




/>
/> Các yêu cầu để đảm bảo hình thức thảo luận đạt kết quả tốt
 Đề tài thảo luận thiết thực, mang lại lợi ích cụ thể cho học tập trước
mắt và sinh hoạt đời sống.
 Các thành viên phải có sự chuẩn bị tốt (kiến thức chuyên sâu, hệ
thống câu hỏi…).
14
Tổ chức câu lạc bộ hóa học Lưu Thị Thu Huyền
 Hình thức tổ chức phải thường xuyên thay đổi để tránh nhàm chán.
 Thảo luận trong sự ổn định và trật tự, những câu hỏi lệch hướng
chủ đề và những câu trả lời chưa được thống nhất nên tạm hoãn để đảm bảo thời
gian, nội dung chương trình.
4.2. Báo, tạp san, tri thức hóa học
 Vai trò
Đây là một hình thức rất có lợi (cho việc học tập trước mặt, cho việc nghiên
cứu về lâu dài). Hình thức này vừa mang lại thư giãn, vừa mở rộng hiểu biết của
đông đảo học sinh (lại không mất thời gian). Tuy nhiên, ở đây đòi hỏi đến kinh
phí thực hiện, nhất là nội dung chất lượng của báo.
 Cách thức hoạt động
 Phát hành tập san tri thức hóa học 1 tháng/ 1 kì (thời gian phát
hành báo, tập san tùy vào điều kiện của từng CLB)
 Ban chủ nhiệm CLB chịu trách nhiệm sản xuất và công tác
viên là thành viên CLB ở các chuyên mục chuyên riêng biệt, có thể mời thêm
học sinh trường bạn để tham gia CLB như vậy bài viết sẽ phong phú hơn.
 Vận động quảng cáo để bán được cho các đối tượng học sinh
không phân biệt lớp, không phân biệt trường), không sử dụng hình thức ép mua.
Số lượng phát hành nhiều, giá thành sẽ hạ (2000 – 3000đ /1 tập)

 Hoàn thành không nhằm đến lợi ích kinh tế, chỉ nhằm vào việc
phổ cập, nâng cao tri thức.
 Nội dung
Tập san tri thức hóa học của CLB Hóa học của trường bao gồm các mục:
 Khoa học tổng quát: tin tức thời sự về giáo dục, về hóa học …
 Hóa học vui: thí nghiệm đố vui, trò chơi giải ô chữ, truyện vui
về hóa học.
 Tiếng anh chuyên ngành: các bài viết bằng tiếng anh, có cả lời
dịch và cung cấp hẳn một số từ chuyên ngành mới.
15
Tổ chức câu lạc bộ hóa học Lưu Thị Thu Huyền
 Văn thơ: các bài văn bài thơ, bài vè về trường học, về mối
quan hệ thầy và trò, về đời sống các mặt, và cả các bài thơ về hóa học.
 Hóa học và đời sống khoa học kĩ thuật: những ứng dụng của
hóa học trong đời sống, giới thiệu các chất, hợp chất mới…
 Kinh nghiệm giải bài tập Hóa học: một số phương pháp giải
bài tập hóa học, một số đề thi hóa học của các năm, đề thi ôn tập…(có lời giải
vào số báo tiếp theo).
 Góc tâm tình: lời nhắn nhủ dễ thương dành tặng cho những
người thân yêu…ví dụ như: gời lời chúc mừng sinh nhật đến bạn nào đó trong
lớp, hay là lời cảm ơn sau khi được giúp đỡ…
 Mục giúp bạn vượt khó: nêu lên một số hoàn cảnh khó khăn
của các bạn trong trường và ngoài trường, kêu gọi sự giúp đỡ, quyên góp…cả về
tinh thần lẫn vật chất.
 Đạo đức lối sống: giới thiệu những khuôn mặt sáng giá của
trường những bài học kinh nghiệm, và phương pháp học tập tốt.
 Yêu cầu
 Trang bìa phải đẹp và lôi cuốn.
 Cách trình bày đơn giản nhưng đẹp, với trang trí các hoa tiết
họa văn.

 Các bài viết dễ hiểu và có ích lợi thiết thực đối với học tập nói
chung và môn Hóa nói riêng.
 Thay đổi hình thức và nội dung nhanh chóng để phù hợp với
nhu cầu của bạn đọc.
 Tăng cường các cách tự tạo kinh phí để có thể hạ giá thành
thật thấp có thể bằng đăng mẫu quảng cáo của các công ty, xí nghiệp, hoặc là
quảng cáo tập san đến nhiều trường để tăng số lượng xuất bản…
4.3. Bản tin CLB hóa học
 Nội dung
 Các thông báo của trường, của CLB…
16
Tổ chức câu lạc bộ hóa học Lưu Thị Thu Huyền
 Những thông tin khoa học, giáo dục mới nhất, quan tâm đặc
biệt đến môn hóa.
 Những bài thơ, văn, chuyện, vè…
 Những bài viết của các bạn học sinh.
 Cách thức hoạt động
 Cách trang trí bảng tin thì một học kì đổi một lần. Việc trang
trí này giao cho thành viên khéo tay, có khiếu thẩm mỹ, vẽ đẹp….
 Các tin tức thời sự, kiến thức khoa học mới được cập nhật
hàng ngày, thông báo của trường lớp và cả thông báo của CLB cũng được niêm
yết trên bảng tin.
 Yêu cầu
 Bảng tin phải để nơi dễ thấy, dễ tiếp cận nhất để HS có thể
tiện lợi nắm bắt.
 Thông tin trên bảng tin phải được thay đổi thường xuyên, nội
dung phải phong phú…để thu hút người xem.
 Hình thức, bố cục các bài viết trên bảng tin phải đẹp, hấp
dẫn, nhưng không quá tốn kém cho việc mua đồ trang trí.
 Thường xuyên lau chùi, vệ sinh bảng tin, tránh tình trạng bụi

bám, hay vết dơ trên bảng tin.
 Các bài viết, nội dung đưa lên bảng tin phải được thông qua
kĩ càng, không đưa những bài viết vô bổ, không có ý nghĩa giáo dục, không
cung cấp thêm kiến thức.
4.4. Giao lưu với câu lạc bộ hóa học của trường khác
 Cách thức hoạt động
 Để mở rộng mối quan hệ và trao đổi kiến thức thì nên tổ chức
giao lưu với trường khác ít nhất 1học kì /1 lần. Có thể giao lưu với trường bạn
hay các công ty xí nghiệp khác liên quan đến việc phục vụ hiểu biết về nghề
nghiệp sau này.
17
Tổ chức câu lạc bộ hóa học Lưu Thị Thu Huyền
 Cùng nhau sinh hoạt hoặc tổ chức các cuộc thi đố vui hóa học
với quy mô nhỏ hoặc lớn để củng cố, ôn tập, mở rộng kiến thức…
 Nội dung
 Không chỉ những kiến thức hóa học mà có thể là tổ chức một
buổi sinh hoạt tập thể, các trò chơi …
 Yêu cầu
 Xem xét kĩ để chọn lựa phù hợp không
gian và thời gian tổ chức giao lưu.
 Nếu là CLB chủ nhà phải chuẩn bị hình
thức, nội dung sinh hoạt thật hấp dẫn và lôi cuốn.
 Không tốn quá nhiều chi phí cho việc tổ
chức giao lưu vì quỹ CLB có hạn.
• Một số ví dụ về buổi sinh hoạt CLB hóa học:
1. Câu lạc bộ Hóa học năm học 2011-2012 trường THPT Trần Khai
Nguyên, tp.HCMC
ÂU LC BỘ HÓA HỌC (KỲ 1) - LÀM NƯỚC RỬA CHÉN
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THPT TRẦN KHAI NGUYÊN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Tổ: Hóa học Tp. Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 10 năm 2011
KẾ HOẠCH
V/v Tổ chức Câu lạc bộ Hóa học (kỳ 1)
I. Mục đích
– Thực hiện nhiệm vụ sinh hoạt chuyên đề ở tổ bộ môn theo quy định của BGH
trường THPT Trần Khai Nguyên.
– Tạo sân chơi bổ ích cho các em học sinh, đặc biệt là các em học sinh yêu thích
môn Hóa.
II. Nội dung sinh hoạt CLB Hóa học kỳ 1 (tháng 10/2011)
1. Đối tượng: Học sinh khối 12 (mỗi lớp 2 học sinh) yêu thích môn Hóa, đăng ký
danh sách cho GVBM.
2. Thời gian: 7 giờ 30 ngày 16 tháng 10 năm 2011 (chủ nhật).
3. Địa điểm: Phòng thí nghiệm Hóa.
4. Nội dung: Điều chế nước rửa chén hương chanh, hương trà xanh.
5. Chuẩn bị: (dự kiến 5 nhóm)
– Nguyên liệu chế biến 3,2 lít nước rửa chén:
18
Tổ chức câu lạc bộ hóa học Lưu Thị Thu Huyền
+ 10 gam NaOH hòa tan trong 2,4 lít nước.
+ 6 gam HEC hòa tan trong 100 ml nước.
+ 4 gam LAURIN hòa tan trong 100 ml nước.
+ 200 gam LAS hòa tan trong 200 ml nước.
+ 40 gam Na
2
CO
3
hòa tan trong 100 ml nước.
+ 40 gam Na
2
SO

4
hòa tan trong 100 ml nước.
+ Màu vàng/xanh (ít) hòa tan trong 100 ml nước.
+ Mùi chanh/trà xanh (1 lọ) hòa tan trong 100 ml nước.
– Dụng cụ: xô 4 lít, đũa khuấy, cân, chai nhựa (để chứa).
2. Câu lạc bộ Hóa học năm học 2011-2012 trường cấp 2-3 Hòa Bình,
tỉnh Vĩnh Long
CLB Hóa học
Nhằm bồi dưỡng kiến thức và kĩ năng làm bài tập hoá học thông qua sinh hoạt
câu lạc bộ, đồng thời tạo nơi giao lưu học hỏi trao đổi kinh nghiệm học tập giữa
HS – HS, HS - GV
Sáng chủ nhật, ngày 06/5/2012, tại hội trường, nhóm bộ môn Hóa học của nhà trường
đã phối hợp tổ chức Câu lạc bộ Hóa học năm học 2011-2012 với chủ đề: "Hóa học
và Cuộc sống" với sự tham gia của đông đảo các em học sinh khối 12.
Ngoài ra, cùng đến dự buổi sinh hoạt CLB có thầy Trịnh Văn Ngoãn - HT nhà trường,
cô Huỳnh Ngọc Mỹ Xuyên - PHT, thầy cô tổ Hóa - Sinh và GVCN các lớp 12 tham
gia buổi sinh hoạt.
Mở màn buổi sinh hoạt là phần "Ảo thuật vui" do các bạn học sinh lớp 12A1 thực
hiện:
19
Tổ chức câu lạc bộ hóa học Lưu Thị Thu Huyền
Chiếc đũa thần - Đốt đèn không cần lửa

Dùng nước tạo ra lửa
Tiếp theo chương trình buổi sinh hoạt, các học sinh của 7 lớp 12 cùng tranh tài hiểu
biết về kiến thức hóa học qua 3 vòng thi:
- Vòng 1: CHUNG SỨC
Có 3 lượt chơi. Mỗi lớp là 1 đội được chia thành 4 nhóm. Ở mỗi lượt chơi, các đội cử
đại diện lên bốc thăm 1 câu hỏi về lớp phát cho 4 nhóm cùng thảo luận trong thời gian
20

Tổ chức câu lạc bộ hóa học Lưu Thị Thu Huyền
1 phút. Khi hết thời gian BTC quay số chọn ngẫu nhiên một học sinh trong lớp lên sân
khấu viết kết quả và giải thích vào bảng phụ trong thời gian 30 giây, trả lời đúng mỗi
câu 5 điểm, giải thích đúng 5 điểm.
Cùng thảo luận:

21
Tổ chức câu lạc bộ hóa học Lưu Thị Thu Huyền
22
Tổ chức câu lạc bộ hóa học Lưu Thị Thu Huyền
Ghi kết quả thảo luận:
23
Tổ chức câu lạc bộ hóa học Lưu Thị Thu Huyền
- Vòng 2: "HIỂU Ý ĐỒNG ĐỘI"
Quay số để chọn ra mỗi đội 2 HS tham gia, có 3 từ khoá, 1 HS diễn tả và 1 HS dự
đoán từ khoá. Mỗi từ khoá đoán đúng sẽ được 5 điểm. Thời gian cho mỗi đội là 60
giây.
24
Tổ chức câu lạc bộ hóa học Lưu Thị Thu Huyền
- Vòng thi cuối cùng: "HÓA HỌC VÀ CUỘC SỐNG"
Chọn ngẫu nhiên HS lên chọn hình (7 HS của 7 lớp lên sân khấu nhận bảng phụ và bút
lông để ghi đáp án). Thời gian suy nghĩ và trả lời mỗi câu là 15 giây.
Xen lẫn giữa các vòng thi, BTC còn cung cấp một số thông tin bổ ích liên quan đến
hóa học và đời sống cho học sinh, phần quay số may mắn dành cho khán giả tham dự
buổi sinh hoạt,
25

×