Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Tiểu luận kỹ năng dạy học - tổ chức một tiết thao giảng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 22 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA HĨA HỌC
-----oOo-----

Chuyên đề: KỸ NĂNG DẠY HỌC
ĐỀ TÀI

GVHD: PGS. TS. Trịnh Văn Biều
HVTH: Trần (Cao học K.20)
Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học Hóa học

Thành phố Hồ Chí Minh


Tháng 7/2010

2


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................3
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ THAO GIẢNG....................................................4
1.1. Khái niệm....................................................................................................4
1.2. Tác dụng......................................................................................................4
1.3. Tiêu chí đánh giá và xếp loại tiết thao giảng.............................................4
1.3.1. Tiêu chí đánh giá..................................................................................4
1.3.2. Cách cho điểm từng phần....................................................................5
1.3.3. Cách xếp loại........................................................................................6
Chương 2. TỔ CHỨC THAO GIẢNG................................................................7
2.1. Chuẩn bị......................................................................................................7
2.1.1. Chọn bài................................................................................................7


2.1.2. Chọn lớp dạy........................................................................................7
2.1.3. Thiết kế giáo án....................................................................................7
2.1.3.1. Những nội dung cần có trong một giáo án...................................8
2.1.3.2. Các tiêu chí để xác định những mục tiêu của bài học.................8
2.1.3.3. Các tiêu chí để lựa chọn và cấu trúc nội dung bài học................8
2.1.3.4. Một số lưu ý khi soạn giáo án điện tử..........................................9
2.1.4. Thiết kế phiếu học tập và phiếu ghi bài..............................................9
2.1.5. Chuẩn bị thí nghiệm...........................................................................10
2.1.6. Chuẩn bị phòng và thiết bị dạy học..................................................11
2.1.7. Học sinh..............................................................................................11
2.1.8. Giáo viên.............................................................................................11
2.1.9. Dạy thử................................................................................................12
2.2. Thực hiện một tiết thao giảng..................................................................12
2.2.1. Các bước tiến hành một tiết thao giảng............................................12
2.2.2. Một số vấn đề cần lưu ý.....................................................................14
2.3. Rút kinh nghiệm sau thao giảng..............................................................15
2.4. Một số tình huống xảy ra trong tiết thao giảng......................................16
KẾT LUẬN..........................................................................................................19
TÓM TẮT ...........................................................................................................20
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................22

3


4


MỞ ĐẦU
Thao giảng là hoạt động của tổ chuyên môn, là việc làm rất quen thuộc của
giáo viên. Tuy nhiên, mỗi khi nhắc đến “thao giảng” khơng ít giáo viên đều cảm

thấy lo lắng, vì khơng phải giáo viên nào cũng dễ dàng hoàn thành tốt một tiết thao
giảng.
Vậy làm thế nào để chuẩn bị tốt một tiết thao giảng, cách tổ chức, thực hiện
nó như thế nào?
Tơi hy vọng đề tài này sẽ giúp chúng ta tự tin hơn khi 9ứng trước một tiết
thao giảng.

5


Chương 1. TỔNG QUAN VỀ THAO GIẢNG
1.1. Khái niệm về thao giảng [5], [8], [10]
Thao giảng là hoạt động chuyên mơn của q trình giảng dạy, nhằm thực
hiện một tiết dạy mẫu trong phạm vi cấp tổ, cấp trường, cấp tỉnh thành, cấp ngành
để đánh giá chất lượng giáo viên.
Thao giảng là việc thực hiện một bài lên lớp có sự tham dự của giáo viên
khác.
Tiết thao giảng thường được thực hiện trong những trường hợp sau:
- Thi cử (thi giáo viên giỏi các cấp, cuộc thi Viên phấn vàng, giải thưởng Võ
Minh Đức, hội thi chào mừng ngày lễ nào đó,…).
- Thanh tra giáo viên.
- Minh họa chuyên đề.
- Trao đổi, học tập kinh nghiệm lẫn nhau giữa các giáo viên.
Ở trường phổ thông qui định một năm học giáo viên thực hiện từ 3 – 4 tiết
thao giảng.

1.2. Tác dụng của tiết thao giảng [10]
- Nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên.
- Đánh giá được thực chất trình độ, năng lực giảng dạy của giáo viên.
- Giáo viên học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.

- Giáo viên tích lũy được nhiều kinh nghiệm.
- Tuyển chọn đội ngũ giáo viên giỏi đi thi ở các cấp lớn hơn.

1.3. Tiêu chí đánh giá và xếp loại tiết thao giảng [2]
1.3.1. Tiêu chí đánh giá

Các

Các yêu cầu
6

Điểm


mặt

0-2
1. Chính xác khoa học (khoa học bộ mơn và quan điểm tư

Nội

tưởng, lập trường chính trị).

dung 2. Hợp logic, đảm bảo tính hệ thống, làm bật trọng tâm.

Phương
pháp

3. Liên hệ thực tế, giáo dục đạo đức, tư tưởng.
4. Sử dụng và kết hợp hợp lý các phương pháp phù hợp với

đặc trưng bộ môn, với nội dung bài học.
5. Kết hợp tốt các phương pháp trong hoạt động dạy học.
6. Sử dụng và kết hợp các phương tiện, thiết bị dạy học phù

Phương hợp với nội dung của kiểu bài lên lớp.
tiện

7. Trình bày bảng hợp lí, chữ viết, hình vẽ, lời nói rõ ràng,
chuẩn mực, giáo án hợp lí.
8. Thực hiện linh hoạt các khâu lên lớp, phân phối thời gian
hợp lí ở các khâu, các phần.

Tổ chức 9. Tổ chức và điều khiển học sinh học tập tích cực, chủ động
phù hợp với nội dung của kiểu bài, với đối tượng, học sinh

Kết quả

hứng thú học tập.
10. Đa số học sinh hiểu bài, nắm vững trọng tâm, biết vận
dụng kiến thức.

1.3.2. Cách cho điểm từng phần
Mỗi mục tối đa 2 điểm, cụ thể:
- Tốt: 2 điểm.
- Khá: 1,5 điểm.
- Trung bình: 1 điểm.
- Yếu, kém: 0 điểm.

1.3.3. Cách xếp loại
Giỏi

Khá

Các yêu cầu đạt 2 điểm
1,4,6,9
1,4,9
7

Điểm tổng cộng
17 – 20
13 – 16,5


Trung bình
Yếu

1,4
9,5 – 12,5
Khơng đạt 3 loại trên.

8


Chương 2. TỔ CHỨC THỰC HIỆN TIẾT
THAO GIẢNG
2.1. Chuẩn bị trước khi thao giảng
2.1.1. Chọn bài [5]
- Nên chọn những bài mà bản thân giáo viên thích, tâm đắc.
- Chọn bài phù hợp với sở trường bản thân.
- Chọn bài có thí nghiệm minh họa (đặc thù bộ mơn hóa học).
- Nên chọn bài có nhiều nội dung, ý tưởng hay để thiết kế giáo án điện tử hoặc

có thể đưa ra nhiều câu hỏi, tình huống có vấn đề để học sinh giải quyết nhằm gây
hứng thú học tập.
- Chọn bài có nội dung ngắn gọn, phù hợp với thời lượng một tiết học.

2.1.2. Chọn lớp dạy [5]
- Nên chọn lớp có nhiều đối tượng học sinh, năng động, tích cực hoạt động.
- Nếu giáo viên có sử
dụng phiếu học tập, phiếu
ghi bài; cho học sinh hoạt
động nhóm, làm thí nghiệm
hay cho học sinh báo cáo
theo chủ đề nên chọn lớp đã
quen với các hoạt động này.
- Không nên chọn lớp q
thụ động vì:


Sẽ có rất ít, thậm chí

khơng có học sinh phát biểu ý kiến xây dựng bài.


Lớp học kém sinh động.

9


Trong một số trường hợp ta không được chọn lớp, hoặc tiếp xúc với lớp lạ ta cần
tìm hiểu kĩ trình độ của các em qua giáo viên dạy lớp,các kiến thức liên hệ đã học
trước đó, nắm được tên của một số em học sinh giỏi, năng động.


2.1.3. Thiết kế giáo án [1], [3], [5], [8]
Đây là bước chuẩn bị quan trọng nhất có ảnh hưởng to lớn đến thành cơng
của tiết thao giảng, vì giáo án được xem như một kịch bản của vở kịch hay một bộ
phim. Kịch bản có hay, thú vị thì bộ phim mới hay.
Có hai loại giáo án: giáo án dạng text và giáo án điện tử.
Tùy theo đặc điểm bài đã chọn, lớp dạy mà giáo viên chọn thiết kế giáo án
loại nào, lựa chọn phương pháp, phương tiện nào để thiết kế các hoạt động phù
hợp với đối tượng học sinh.
2.1.2.1. Những nội dung cần có trong một giáo án
Hiện nay có nhiều cách trình bày giáo án khác nhau. Tuy nhiên, dù trình bày
dưới hình thức nào thì một giáo án cũng cần có những nội dung sau:
- Những mục tiêu cần đạt được.
- Những trọng tâm của bài học.
- Dàn ý nội dung bài học.
- Các phương pháp dạy học sử dụng ở mỗi phần của bài.
- Các tài liệu và phương tiện dạy học cần sử dụng.
- Các hoạt động dạy học của thầy và trò.
- Hệ thống các câu hỏi và bài tập.
- Cách tạo động cơ, hứng thú học tập cho học sinh và việc duy trì nó trong
suốt tiết học.
2.1.3.2.

Một số lưu ý khi soạn giáo án điện tử

- Nếu có sử dụng giáo án điện tử cần lựa chọn nội dung trình chiếu, thiết kế
hình thức phù hợp với nội dung bài học, hấp dẫn để gây hứng thú cho học sinh.
Làm nổi bật tính ưu việt của cơng nghệ thơng tin nhưng khơng lạm dụng gây rối
mắt, làm mất tập trung.


10


- Không nên quá nhiều màu sắc làm phân tán sự chú ý của học sinh vào nội
dung bài học.
- Chỉ chọn các hiệu ứng đơn giản.
- Có sự cân đối, hài hòa về bố cục và màu sắc.
- Những nội dung quan trọng (khái niệm, nguyên tắc, công thức,…) thì chọn
màu sắc nổi bật, đóng khung.
- Cần soạn trước thật kỹ một thời gian để chỉnh sửa, có thể nhờ đồng nghiệp
bạn bè xem qua để góp ý.
2.1.3. Chuẩn bị thí nghiệm [5], [8]
- Nội dung thí nghiệm phù hợp với bài học, giúp học sinh nắm vững kiến
thức trọng tâm bài giảng.
- Số lượng thí nghiệm trong một bài nên vừa phải,
khơng nên đưa q nhiều thí nghiệm.
- Chọn thí nghiệm có thời gian thực hiện nhanh,
hiện tượng rõ ràng.
- Thí nghiệm phải đơn giản, dụng cụ phải gọn
gàng, đảm bảo tính khoa học, tính thẩm mỹ.
- Thí nghiệm phải đảm bảo an tồn.
- Tự mình sắp xếp dụng cụ và hóa chất trước khi lên lớp. Nếu cho học sinh
làm thí nghiệm theo nhóm phải soạn sẵn các khay dụng cụ, hóa chất cho từng
nhóm.
- Nếu thí nghiệm nào phức tạp hay diễn ra quá lâu, giáo viên có thể lắp sẵn
trước bộ dụng cụ hoặc điều chế trước các hóa chất phụ.
- Giáo viên có thể chuẩn bị sẵn phim thí nghiệm để phịng trừ nếu thí nghiệm
khơng thành cơng.
- Làm thử thí nghiệm nhiều lần trước khi biểu diễn trên lớp để đảm bảo thí
nghiệm thành công, cần chú ý phối hợp lời giảng khi tiến hành thí nghiệm, cần dự

kiến trước thời gian làm thí nghiệm.

11


2.1.4. Chuẩn bị phòng và thiết bị dạy học
- Phòng học thống mát, sạch sẽ, đầy đủ ánh sáng,
khơng gần nhà vệ sinh.
- Bàn ghế xếp ngay ngắn, hợp lý và phải đủ chỗ cho
giáo viên đến dự giờ.
- Phương tiện, đồ dùng dạy học đầy đủ, phù hợp với
nội dung bài học (hình vẽ, biểu đồ, sơ đồ,…).
- Máy vi tính, máy chiếu,… phải đảm bảo chất lượng. Cần kiểm tra trước
phong màn, các đường liên kết trong bài.
2.1.5. Chuẩn bị cho học sinh

-

Chia nhóm học sinh

-

Hướng dẫn cách chuẩn bị bài: Chuẩn bị những kiến thức có liên quan đến
bài mới (xem lại khái niệm, tính chất của một chất nào đó đã học…).

-

Hướng dẫn cách hoạt động: đặc biệt khi áp dụng các phương pháp mới mà
học sinh chưa quen, giáo viên cần hướng dẫn kỹ lưỡng cách thức thực hiện
( thảo luận nhóm, dạy học theo góc, dạy học hợp đồng…)


-

Chuẩn bị tâm lý hợp tác tốt với giáo viên: Đối với các lớp do mình dạy thì
sẽ thường đưa ra các phần thưởng , điểm cộng khuyến khích. Đối với các
lớp mới gặp lần đầu, ngồi phần thưởng cần phải có động tác đánh vào lịng
tự trọng: Thầy (Cơ) được biết lớp các em là một trong những lớp năng
động có kết quả tốt của trường , thầy (cô) mong rằng các em sẽ thể hiện
điều đó cho cơ và các gv dự giờ thấy.

12


2.1.6. Chuẩn bị cho giáo viên [3],[5],[8]
- Học thuộc giáo án, nắm kỹ các trình tự hoạt
động diễn ra trong tiết dạy, dự trù trước các tình
huống khác có thể diễn ra.
- Nếu cho học sinh lên báo cáo phải xem trước
các bài báo cáo để chỉnh sữa những chỗ sai.
- Giáo viên cần chuẩn bị tâm lý nhẹ nhàng,
thoải mái.
- Trang phục đẹp, lịch sự và thoải mái để tăng thêm phần tự tin.

2.1.7. Dạy thử

Mục đích của việc dạy thử là để gv thuộc giáo án, dự trù được các tình
huống, và điều chỉnh thời gian, các câu hỏi, cách trình bày bảng… cho
phù hợp
2.2.


Thực hiện một tiết thao giảng

2.2.1. Các bước tiến hành một tiết thao giảng [1], [6]
Đây là hoạt động cụ thể của giáo viên nhằm thực hiện toàn bộ kế hoạch bài
giảng đã vạch ra và thể hiện đầy đủ tính khoa học và tính nghệ thuật trong cơng
tác giảng dạy cũng như thể hiện tầm hiểu biết, hứng thú, niềm tin, tính cách nói
chung của người giáo viên.
 Thực hiện một tiết thao giảng như một tiết dạy trên lớp với đầy đủ các bước
của một bài lên lớp.
1. GV và HS chào đón các thành viên dự giờ.
Lời chào mừng ngắn gọn nhưng trang trọng “ Hân hoan chào mừng quý
thầy cô đến tham dự tiết học của lớp chúng ta ngày hôm nay”. Dự trù 1
bài hát tập thể, hoặc bài nhạc trong khi chờ đợi người dự giờ đến đông đủ.
13


2. GV ổn định tổ chức lớp.
GV cần chờ cho toàn bộ người tham dự vàhọc sinh ổn định chỗ ngồi rồi mới
bắt đầu vào bài giảng.
3. Kiểm tra bài cũ (nếu có).
4. Vào bài.
- Lơi cuốn sự chú ý của học sinh.
- Thông báo mục tiêu học tập.
- Giới thiệu nội dung chính của bài.
- Thơng báo các học liệu cần thiết để thực hiện nội dung bài học.
- Tổ chức các tình huống học tập để dẫn dắt học sinh vào nội dung của bài.
5. Giáo viên tổ chức một chuỗi các hoạt động để học sinh tham gia lĩnh hội
kiến thức mới, rèn luyện các kỹ năng.
6. Tổng kết bài học.
- Củng cố cần dự trù nhiều câu hỏi, tình huống để bảo bảm thời gian

- Hệ thống và đánh giá sơ lược kết quả học tập của học sinh (hệ thống bài
bằng bảng tổng kết, cho học sinh trả lời nhanh các câu hỏi trắc nghiệm, trị chơi ơ
chữ,…).
- Giao nhiệm vụ học tập về nhà cho học sinh.
- Giáo viên nhận xét tiết học, nhận xét phần báo cáo, hoạt động nhóm của
học sinh.
7. Chào tạm biệt các thành viên dự giờ.

Một số hoạt động học sinh trong giờ thao giảng

14


2.2.2. Một số vấn đề cần lưu ý
 Nội dung bài giảng
- Vào bài nên hấp dẫn, gây hứng thú cho học sinh.
- Hệ thống câu hỏi dẫn dắt phải logic, phù hợp với đối tượng học sinh.
- Phải có câu chuyển giữa các phần của bài học.
- Phần củng cố phải sáng tạo, không tẻ nhạt, nhàm chán.
- Phải có phần hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.
 Giáo viên
- Tư thế, tác phong phải đúng mực; ngôn ngữ rõ ràng, trong sáng, truyền
cảm, nhịp điệu nói phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể, biết cách thay đổi giọng
nói.
- Để điều chỉnh thời gian hợp lí cần trang bị một đồng hồ hay nhờ học sinh,
đồng nghiệp canh thời gian giúp, ra dấu hiệu cho ta khi còn khoảng từ 5 -10 phút.
- Nên chuẩn bị cả hai loại giáo án: dạng text và giáo án điện tử để phòng khi
cúp điện giáo viên sẽ chủ động hơn, khơng bị lúng túng gây ảnh hưởng tiến trình
bài dạy.
- Giáo viên chú ý tạo bầu khơng khí lớp học vui vẻ, tạo tâm lý thoải mái cho

học sinh.
- Giáo viên phải ln giữ bình tĩnh trong mọi trường hợp như: học sinh
không thuộc bài hay trả lời sai,…
- Không nên đứng một chỗ trên khu vực bàn giáo viên, nên đi quanh lớp khi
cần thiết: khi học sinh thảo luận nhóm, khi đàm thoại với học sinh,…
- Phải bao quát mọi đối tượng học sinh trong lớp, không chỉ yêu cầu 1,2 học
sinh riêng biệt nào đó phát biểu.
- Chú ý đứng đúng tư thế khi viết bảng, nên chia bảng trước khi vào tiết học.
- Chú ý cách sử dụng các hóa chất và dụng cụ thí nghiệm.
- Thí nghiệm phải được đặt ở vị trí tất cả học sinh trong lớp đều quan sát
được. Lưu ý phải có thí nghiệm đối chứng.

15


2.3.

Rút kinh nghiệm sau thao giảng [5]
- Tôn trọng ý kiến của giáo viên dự giờ (nhất là những giáo viên lớn tuổi, có

nhiều kinh nghiệm).
- Tiếp thu ý kiến một cách nhẹ nhàng, thoải mái.
- Nói lên chính kiến của mình khi cần thiết nhưng khơng gây gắt.
- Có thể dẫn những người khác về cùng phía mình với những cụm từ “Theo ý
tôi (em)…các thầy cô xem giúp có đúng khơng?”.

 Những lỗi giáo viên thường hay mắc phải khi thao giảng
- Phân phối thời gian không hợp lí.
- Hiện tượng thí nghiệm khơng rõ ràng.
- Ít liên hệ thực tế.

- Trình bày bảng chưa hợp lí.
- Chưa kết hợp việc ghi bảng với trình chiếu powerpoint.
- Học sinh khơng ghi được bài, học sinh cịn nói leo.
- Giọng nói thiếu truyền cảm.
- Chưa làm nổi bật trong tâm bài học.
- Chưa phát huy tác dụng của giáo án điện tử.
2.4.

Một số kinh nghiệm khi tổ chức thực hiện tiết thao giảng

2.4.1. Lập kế hoạch chi tiết
Sau khi chọn lớp chọn bài phải tiến hành soạn giáo án và lập kế hoạch chi tiết các
bước chuẩn bị:
- Phòng học, bàn ghế, trang thiết bị.
- Dụng cụ thí nghệm.
- Các câu hỏi , bài tập, nội dung cần học sinh chuẩn
bị.
- Bảng, phấn, bảng nhóm, phiếu học tập….
Nhớ báo cho Ban lãnh đạo nhà trường để tìm sự ủng
hộ về nhân lực và tài chính, đồng thời ên kế hoạch cho trường.

16


2.4.2. Tìm sự hỗ trợ của bạn bè và đồng nghệp
Đối với những tiết thao giảng có quy mơ lớn địi hỏi sự chuẩn bị rất kĩ lưỡng, việc
tìm sự hỗ trợ của bạn bè và đồng nghiệp sẽ giúp chúng ta giảm áp lực và sẽ góp
phần quan trọng để hoàn thiện tiết thao giảng.
Đồng nghiệp sẽ giúp chúng ta rất nhiều trong cơng tác:
- Góp ý cho giáo án hay hơn

- Chuẩn bị dụng cụ, phương tiện dạy học
- Động viên chúng ta về mặt tinh thần….
Khi nhờ cậy sự giúp đỡ ta cần thể hiện thái độ chân thành và nên cảm ơn sau khi
nhận sự giúp đỡ đó.
2.4.3. Xử lý một số tình huống trong tiết thao giảng.
Tình huống 1 : Giáo viên đặt câu hỏi mà học sinh không giơ tay phát biểu.

Xử lý: Giáo viên cần giữ bình tĩnh, gọi một em học sinh khá-giỏi hoặc bạo dạn để
trả lời. Sau khi học sinh trả lời, nếu đúng giáo viên cần khen ngơi (có thể bằng một
tràng pháo tay) để kích thích tinh thần cho các em khàc.
Tình huống 2 : Giáo viên làm thí nghiệm biểu diễn nhưng khơng thành cơng

Xử lý:
17


- Trước tiên cần mạnh dạn phân tích lí do tại sao thí nghiệm khơng thành cơng
- Cách 1 : giáo viên chuuyển lí do khơng thành cơng đó thành kinh nhiệm nhắc
nhở cho học sinh , hoặc trở thành một bài tập tình huống cho học sinh phát
hiện lỗi sai của thí nghiệm.
- Cách 2 : sau khi pân tích lỗi sai, giáo viên làm lại thí nghiệm ( hoặc cho hs
xem đoạn phim thí nghiệm)
Tình huống 3: Học sinh hỏi giáo viên câu hỏi khó, khơng giải đáp được hoặc giải
đáp mất nhiều thời gian

Xử lý: - Trước hết GV cần khen ngợi tinh thần học hỏi của học sinh đó.Sau đó có
thể tham khảo ý kiến cả lớp và chuyển nó thành một bài tập về nhà cho h5c sinh .
Đây cũng là biện pháp kéo dài thời gian cho gv chuẩn bị câu trả lời.

18



KẾT LUẬN
Thao giảng không chỉ là hoạt động của tổ chun mơn mà cịn là hoạt động
thường niên của các trường, các Sở Giáo dục và Đào tạo. Hoạt động này thường
được diễn ra để đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên.
Qua mỗi lần thao giảng giúp giáo viên học hỏi và chia sẻ nhiều kinh nghiệm
cho nhau từ đó góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy.
Để tổ chức, thực hiện một tiết thao giảng được tốt giáo viên cần chuẩn bị
trước thật kỹ về mọi mặt: chọn bài, chọn lớp, thiết kế giáo án,...
Mỗi giáo viên cần đầu tư nhiều hơn nữa cho hoạt động giảng dạy, phải xem
mỗi tiết học trên lớp đều là tiết thao giảng.

19


TĨM TẮT
Thao giảng là hoạt động chun mơn của q trình giảng dạy để đánh giá
chất lượng giáo viên.

Tiêu chí đánh giá tiết thao giảng
Các mặt

Các yêu cầu

Điểm
0–2

1. Chính xác khoa học (khoa học bộ môn và quan điểm tư tưởng, lập
Tuyển chọn đội

Nội trường chính trị).
2.
Hợp
logic,
đảm
bảo
tính
hệ
thống,
làm
bật
trọng
tâm.
ngũ GV giỏi
dung
3. Liên hệ thực tế, giáo dục đạo đức, tư tưởng.
4. Sử dụng và kết hợp hợp lý các pp phù hợp với đặc trưng bộ môn,
Phương với nội dung của bài.
pháp 5. Kết hợp tốt các phương pháp trong hoạt động dạy học.
6. Sử dụng và kết hợp các phương tiện, thiết bị dạy học phù hợp với
Phương nội dung của kiểu bài lên lớp.
tiện 7. Trình bày bảng hợp lí, chữ viết, hình vẽ, lời nói rõ ràng, chuẩn
mực,giáo án hợp lí.
8. Thực hiện linh hoạt các khâu lên lớp, phân phối thời gian hợp lí ở
các khâu, các phần.
Tổ chức 9. Tổ chức và điều khiển học sinh học tập tích cực, chủ động phù hợp
với nội dung của kiểu bài, với đối tượng, học sinh hứng thú học tập.
10. Đa số học sinh hiểu bài, nắm vững trọng tâm, biết vận dụng kiến
Kết quả thức.


Chuẩn bị là khâu quan trọng nhất, góp phần tạo nên thành cơng cho tiết thao
giảng. Cần chuẩn bị kỹ các yếu tố sau:
20



×