NCS Nguyễn Anh Thuấn – Sở GD&ĐT Hải Phòng
Một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của người hiệu trưởng là quản lý dạy
– học trong nhà trường nhằm đạt được chất lượng giáo dục.
Dạy là một quá trình tích cực, trong đó người dạy chia sẻ thông tin với người học
nhằm cung cấp và giúp người học xử lý thông tin để đạt tới mục tiêu thay đổi hành vi.
Dạy được tiến hành với ý nghĩa gợi ý, hỗ trợ và tư vấn cho người học. Học là quá trình
biến thông tin thành tri thức của nhằm thay đổi hành vi một cách tổng hợp. Quy trình dạy
– học là một quá trình tương tác có chủ định giữa các yếu tố nhằm tạo ra sự thay đổi hành
vi của người học, hướng tới những mục tiêu dạy – học cao hơn. Dạy – học là quá trình
kiến tạo tích cực, được tiến hành trong các chủ thể phức hợp và theo tình huống. Hoạt
động dạy – học được xem là hoạt động đặc trưng nhất, là con đường giáo dục tiêu biểu
nhất. “Chất lượng dạy – học được hiểu là sự phù hợp hay vượt trội với mục tiêu và đáp
ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội”. Hiệu trưởng là người giữ vai trò quản lý cao
nhất trong nhà trường, và đóng góp nhiều vai trò khác nhau trong đó có quản lý dạy –
học. Bài viết này, chúng tôi muốn nhấn mạnh: quản lý dạy – học được hiểu là quản lý
được thực hiện trong trường học đối với hoạt động dạy – học.
Ảnh minh họa (Nguồn: Trường
THPH Triệu Sơn 5 Thanh Hóa)
1. Vai trò của người hiệu trưởng trường phổ thông đối với quản lý dạy – học
Hiệu trưởng là nhà quản lý trường học với tư cách tổ chức hành chính, sự nghiệp và nhân
sự, tác nghiệp hoặc chuyên môn; là người lãnh đạo thực hiện chương trình giáo dục qua
con người và tổ chức người thuộc nhà trường. Vai trò của hiệu trưởng bao gồm: tư vấn và
hướng dẫn chuyên môn cho các giáo viên, cho các nhà giáo dục ngoài nhà trường; nhà tư
vấn cho phụ huynh và học sinh nhà trường; vai trò là người học tích cực, thường xuyên,
đi đầu và có hiệu quả trong phát triển nghề nghiệp và phát triển cá nhân; vai trò là nhà
nghiên cứu, ứng dụng triển khai các hoạt động khoa học phục vụ dạy – học; là người đi
đầu trong mọi hoạt động đổi mới nội dung dạy học, phương pháp dạy học (PPDH); kiên
trì tổ chức thực hiện đổi mới PPDH; chăm lo các điều kiện, phương tiện phục vụ đổi mới
PPDH; định kỳ tổ chức hợp lý việc lấy ý kiến của giáo viên, học sinh về chất lượng giảng
dạy của từng giáo viên trong trường; đánh giá sát đúng trình độ, năng lực và sự phù hợp
của từng giáo viên; kịp thời động viên, khen thưởng, tạo động lực cho những giáo viên
thực hiện đổi mới PPDH.
2. Mục tiêu quản lý dạy – học của người hiệu trưởng
Hiệu trưởng quản lý dạy – học nhằm: đảm bảo việc học của học sinh; đảm bảo và không
ngừng nâng cao chất lượng dạy – học trong nhà trường, bao gồm: đảm bảo kế hoạch dạy
– học, tuyển sinh đúng số lượng, chất lượng theo quy định. Đảm bảo chất lượng quá trình
dạy – học bằng việc: tiến hành các hoạt động dạy – học theo đúng chương trình, đảm bảo
yêu cầu nội dung các môn học; xây dựng đội ngũ đồng bộ chất lượng ngày càng cao;
hoàn thiện, nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện, kỹ thuật phục
vụ tốt hoạt động dạy – học; xây dựng và hoàn thiện môi trường giáo dục lành mạnh,
thống nhất; thường xuyên cải tiến công tác quản lý dạy – học theo tinh thần dân chủ hóa,
phân cấp trong nhà trường, đảm bảo tiến trình đồng bộ có trọng điểm, chất lượng hoạt
động dạy – học.
3. Nội dung quản lý dạy – học của người hiệu trưởng trường phổ thông
3.1. Quản lý các chủ thể dạy – học
Quản lý các chủ thể bên ngoài nhằm định hướng và tạo điều kiện cho hoạt động dạy –
học có chất lượng;quản lý các chủ thể bên trong nhà trường nhằm cụ thể hóa các chủ
trương, đường lối, chính sách giáo dục thành các kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra để
đưa hoạt động dạy – học đạt mục tiêu đề ra.
- Quản lý dạy đối với giáo viên: Thảo luận, bàn bạc với giáo viên về dạy – học. Người
hiệu trưởng cần xây dựng lòng tin trong giáo viên; phát triển những nhóm chuyên môn
trong nhà trường; thúc đẩy sự hợp tác giữa các đồng nghiệp; hỗ trợ huấn luyện giáo viên
về dạy – học; thường xuyên quan sát, dự giờ; thực hiện việc trao quyền cho giáo viên;
duy trì tính rõ ràng, minh bạch trong nhà trường. Thúc đẩy phát triển chuyên môn của
giáo viên bằng việc tổ chức nghiên cứu quá trình dạy – học; sẵn sàng hỗ trợ để thực hiện
những kỹ năng mới, chấp nhận rủi ro để đổi mới và sáng tạo; cung cấp những chương
trình phát triển đội ngũ giáo viên hiệu quả; áp dụng nguyên tắc phát triển và tiến bộ;
tuyên dương, hỗ trợ, tạo điều kiện cho hoạt động của giáo viên bằng cách cung cấp nguồn
lực và thời gian chấp nhận phản hồi và đề xuất. Thúc đẩy sự phản ánh của giáo viên: Phát
triển kỹ năng phản ánh của giáo viên nhằm xây dựng kiến thức chuyên môn và phát triển
sự hiểu biết chính trị – xã hội; làm gương và phát triển những kỹ năng nghiên cứu nhận
xét của giáo viên; mang tính định hướng yêu cầu; sử dụng dữ liệu để đo lường, đánh giá,
và phê bình việc dạy – học; mở rộng quyền tự chủ cho giáo viên. Để trở thành nhà quản
lý dạy – học thành công, hiệu trưởng cần: 1/ Bàn luận một cách cởi mở và thường xuyên
với giáo viên về vấn đề dạy – học; 2/ Cung cấp các nguồn lực, thời gian và sự liên kết
đồng nghiệp cho giáo viên; 3/ Trao quyền hợp pháp cho giáo viên; 4/ Hiểu và nắm bắt
được những thách thức thay đổi; 5/ Lãnh đạo dẫn dắt và thực hiện các hoạt động quản lý
cụ thể.
- Quản lý hoạt động học đối với học sinh: Quản lý hoạt động học của học sinh thông qua
giáo viên: quản lý việc xây dựng ý thức, động cơ học tập, việc bồi dưỡng các phương
pháp học tập tích cực cho học sinh; xây dựng và thực hiện những quy định về nền nếp
học tập cho học sinh; theo dõi, đánh giá – khen thưởng việc thực hiện nền nếp. Các công
việc cụ thể: quản lý hồ sơ học sinh; chuyển giao hồ sơ học sinh cuối cấp; cấp giấy xác
nhận; tuyển sinh đầu cấp; học sinh chuyển đến, chuyển đi; học sinh không được lên lớp;
học sinh bỏ học, thôi học; giải quyết học sinh học lại; chuyển lớp; kỷ luật học sinh; đăng
ký môn, chủ đề tự chọn; xếp lớp; theo dõi chuyên cần; đánh giá, xếp loại học sinh; quản
lý học nghề; phụ đạo học sinh yếu, kém; bồi dưỡng học sinh giỏi; tổ chức kiểm tra định
kỳ; xét kết quả học tập, xếp loại hạnh kiểm học sinh cuối năm; theo dõi thi đua, khen
thưởng học sinh; tổ chức rèn luyện trong hè; kiểm tra lại môn học; quản lý học sinh năng
khiếu; quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp; giáo dục học sinh cá biệt; quản lý học sinh
diện chính sách; tổ chức thi nghề phổ thông; xét công nhận tốt nghiệp/hoàn thành chương
trình (đối với cấp THCS); tổ chức thi tốt nghiệp (đối với cấp THPT).
3.2. Quản lý quá trình dạy – học
Quản lý quá trình dạy – học là quản lý: việc thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung,
đổi mới phương pháp, sử dụng các phương tiện dạy – học; tổ chức dạy – học; quản lý
chất lượng dạy – học. Đó là những tác động đến: đổi mới nhận thức của giáo viên về dạy
– học và đổi mới hoạt động dạy – học trong nhà trường.
- Quản lý việc thực hiện chương trình dạy – học: Chương trình dạy – học do bộ giáo dục
ban hành là công cụ chủ yếu để hiệu trưởng quản lý, lãnh đạo và giám sát công tác dạy –
học trong nhà trường thông qua các tổ chuyên môn. Chương trình cũng là căn cứ để giáo
viên dựa vào đó mà tiến hành tổ chức công tác dạy – học, lập kế hoạch dạy và tiến hành
tổ chức công tác dạy học của mình. Hiệu trưởng cần yêu cầu giáo viên nghiên cứu, nắm
vững, thực hiện chương trình môn học mà mình phụ trách, đồng thời cũng cần hiểu,
nghiên cứu chương trình các môn có liên quan để thiết lập được mối quan hệ liên môn
trong quá trình dạy – học. Qua đó giúp học sinh dễ dàng có bức tranh chung về thế giới
và tạo cho học sinh có quan điểm phức hợp hệ thống cũng như có tư duy linh hoạt, mề
dẻo khi học các môn học. Hiệu trưởng cần thực hiện những biện pháp quản lý việc thực
hiện chương trình dạy – học của giáo viên một cách nghiêm túc đảm bảo tiến độ kế hoạch
năm học.
- Quản lý nội dung dạy – học: Theo Nguyễn Ngọc Bảo và Trần Kiểm thì: Nội dung dạy –
học là một hệ thống những tri thức, những cách thức hoạt động, những kinh nghiệm hoạt
động sáng tạo và thái độ cảm xúc – đánh giá đối với thế giới phù hợp về mặt sư phạm và
được định hướng về mặt chính trị. Hiệu trưởng phải có trách nhiệm quản lý nội dung dạy
– học. Ở bậc học phổ thông, học sinh cần được trang bị những kiến thức, kỹ năng, thái độ
ở mức độ phổ thông, cần thiết cho người lao động bình thường. Nhiệm vụ cung cấp nội
dung học vấn phổ thông về căn bản được hoàn thành ở cấp học này. Cùng với việc xác
định ở mức độ phù hợp nội dung giáo dục phổ thông cho học sinh, cần coi trọng, dành
thời gian và điều kiện thích đáng cho việc phát triển ở họ các kỹ năng, kỹ xảo, hình thành
năng lực tư duy và hành động, giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức, niềm tin, thái độ.
- Quản lý phương pháp dạy – học: Hiệu trưởng quản lý phương pháp dạy – học bằng việc
thực hiện những công việc: Thứ nhất, xây dựng kế hoạch hoạt động đổi mới PPDH một
cách khoa học và thực tế.Thứ hai, tổ chức hoạt động đổi mới PPDH một cách chặt
chẽ. Thứ ba, tăng cường chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH. Thứ tư, thường xuyên kiểm
tra đánh giá hoạt động đổi mới PPDH. Thứ năm, kịp thời động viên, tạo động lực cho cán
bộ, giáo viên, nhân viên trong hoạt động đổi mới PPDH.
- Quản lý việc sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện – kỹ thuật phục vụ dạy –
học: Để quản lý tốt các điều kiện vật chất cho việc dạy – học, người hiệu trưởng cần: xây
dựng nội quy và kế hoạch nguồn kinh phí trang bị sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị,
phương tiện – kỹ thuật phục vụ dạy – học; quản lý việc bồi dưỡng kỹ năng sử dụng các
phương tiện – kỹ thuật; quản lý tổ chức cuộc thi sáng kiến cải tiến kỹ, sản xuất các
phương tiện phục vụ dạy – học; khen thưởng, động viên giáo viên sử dụng kỹ thuật hiện
đại trong dạy học và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện – kỹ
thuật; quản lý các trang thiết bị phục vụ dạy – học, hoạt động các phòng bộ môn, phòng
chức năng, thư viện; quản lý việc sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện – kỹ
thuật phục vụ dạy – học và đánh giá hiệu quả sử dụng.
4. Chất lượng quản lý dạy – học của người hiệu trưởng trường phổ thông
4.1. Chất lượng
Crosby (1984): “Chất lượng là sự phù hợp với yêu cầu”. Peter Newby (1999) quan niệm
“Chất lượng là sự đạt được các mục tiêu”, và “Chất lượng giáo dục có được chính từ
trong quá trình giáo dục”. Chất lượng là cả một quá trình. Chất lượng giáo dục là sự thỏa
mãn mục tiêu là chưa đủ, mục tiêu phải được xây dựng thỏa mãn yêu cầu của xã hội.
Mục tiêu gồm: các chỉ tiêu mục tiêu (kết quả, thành tích, hiệu quả, thành quả,…), các chỉ
tiêu quá trình (trạng thái, hoạt động,…); và các chỉ tiêu điều kiện.
4.2 Tiếp cận quá trình đối với chất lượng quản lý dạy – học của người hiệu trưởng
- Chất lượng quản lý dạy – học được đánh giá bằng “đầu vào”
Chất lượng quản lý dạy – học của người hiệu trưởng đánh giá ở năng lực (kiến
thức, kỹ năng và thái độ), đặc biệt là năng lực quản lý dạy – học của người hiệu trưởng.
Đó là quan điểm nguồn lực, coi nguồn lực năng lực chính là chất lượng. Quan niệm này
bỏ qua sự tác động của quá trình quản lý dạy – học, chỉ dựa vào sự đánh giá “đầu vào” và
phỏng đoán chất lượng “đầu ra”.
- Chất lượng quản lý dạy – học được đánh giá ở “việc thực hiện hoạt động” quản lý dạy –
học
Chất lượng được đánh giá ở quá trình (những hoạt động, trạng thái) quản lý dạy –
học của hiệu trưởng thể hiện ở: công tác kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đối với dạy
– học.
Chất lượng thực hiện các hoạt động quản lý của hiệu trưởng đối với: giáo viên,
học sinh, đổi mới phương pháp, nội dung giáo dục và cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy –
học,…
- Chất lượng quản lý dạy – học được đánh giá bằng “đầu ra” của quá trình quản lý dạy –
học
Chất lượng được thể hiện ở “Đầu ra” ở đây là kết quả quản lý dạy – học của người hiệu
trưởng, đó là: kết quả học tập, rèn luyện của học sinh; sự thay đổi của giáo viên, cơ sở vật
chất, môi trường dạy – học; khả năng, năng lực cung cấp các hoạt động quản lý của
người hiệu trưởng. Theo quan niệm này: Mối liên hệ giữa “đầu vào” và “đầu ra” không
được xem xét đúng mức, cách đánh giá “đầu ra” có thể khác nhau.
4.3. Quan niệm chất lượng quản lý dạy – học của người hiệu trưởng trường phổ thông
Quan niệm về chất lượng quản lý dạy – học của người hiệu trưởng dựa trên nền
tảng của quan niệm về chất lượng nói chung. Đó là chất lượng hoạt động của người hiệu
trưởng trong việc quản lý dạy – học đáp ứng yêu cầu quản lý dạy – học, sao cho hoạt
động dạy – học trong nhà trường đáp ứng mục tiêu dạy – học và luôn hướng tới mục tiêu
cao hơn. Hiệu trưởng là người thực hiện tốt nhiệm vụ, trách nhiệm và dẫn dắt nhà trường
trở thành nhà trường chất lượng. Chất lượng quản lý được đo bằng chất lượng công việc
và tín nhiệm của người đó. Chất lượng quản lý dạy – học thể hiện ở: năng lực quản lý dạy
– học, hoạt động quản lý dạy – học, và kết quả quản lý dạy – học. Chất lượng quản lý dạy
– học là một quá trình do lao động quản lý dạy – học của người hiệu trưởng mang lại, nó
có tác dụng trong toàn bộ quá trình quản lý dạy – học. Theo chúng tôi, “Chất lượng quản
lý dạy – học của người hiệu trưởng là sự phù hợp hay vượt trội mục tiêu quản lý đáp ứng
yêu cầu ngày càng cao của quản lý dạy – học trong nhà trường”.
4.4. Các dấu hiệu đặc trưng cơ bản của chất lượng quản lý dạy – học
Chất lượng phải đáp ứng mục tiêu quản lý dạy – học (các chỉ tiêu điều kiện, các
chỉ tiêu quá trình, các chỉ tiêu mục tiêu), chất lượng bao hàm chất lượng lao động quản
lý, chất lượng tác động đến quá trình quản lý dạy – học, đối tượng quản lý dạy – học,
hướng tới “khách hàng” và thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của “khách hàng”. (khách hàng ở
đây là những đối tượng được thụ hưởng chất lượng).
4.5. Thành tố của chất lượng quản lý dạy – học của người hiệu trưởng
- Thành tố thứ nhất, Năng lực quản lý dạy – học của người hiệu trưởng
Theo Nguyễn Lộc (2005): “Năng lực là tổ hợp hữu cơ các thành tố kiến thức, kỹ
năng và thái độ”. Hệ thống năng lực của hiệu trưởng, bao gồm: năng lực chuyên môn,
năng lực quan hệ con người và năng lực tầm nhìn.
Năng lực chuyên môn gồm: năng lực chuyên môn theo ngành, năng lực chuyên môn hỗ
trợ và năng lực chuyên môn về quản lý.
Năng lực quan hệ con người: Về bản chất, người quản lý thực hiện công việc thông qua
những người khác, do vậy năng lực hiểu biết, tác động đến người khác, ở hình thức cá
nhân hoặc tập thể đóng vai trò hết sức quan trọng (thể hiện bằng giao tiếp). Người Do
Thái đã tổng kết “năng lực chuyên môn chỉ giúp phát huy được năng lực của một người,
tận dụng được một cơ hội. Còn năng lực giao tiếp xã hội thì phát huy được sức mạnh của
vô số người, tận dụng được vô số cơ hội”.
Năng lực tầm nhìn: càng ở bậc quản lý cấp cao, người quản lý càng cần có năng lực tầm
nhìn cao hơn, vì nó giúp họ đưa ra các phân tích, dự báo và phán đoán trong bối cảnh
phức tạp, điều hành đảm bảo giáo dục ổn định và phát triển bền vững. Năng lực tầm nhìn
bao gồm: Năng lực tầm nhìn dài hạn và Năng lực tầm nhìn cập nhật.
Nếu chia người hiệu trưởng theo ba cấp độ là cấp thấp, cấp trung và cấp cao thì tỉ trọng
giữa ba năng lực này thay đổi theo từng cấp bậc, cụ thể ta có thể biểu diễn sự so sách ba
năng lực này theo bảng như sau:
Cấp độ quản lý Năng lực chuyên môn
Năng lực quan hệ con
người
Năng lực tầm nhìn
Cấp thấp 3/10=30% 4/10=40% 3/10=30%
Cấp trung 2/10=20% 4/10=40% 4/10=40%
Cấp cao 1/10=10% 4/10=40% 5/10=50%
- Phẩm chất, năng lực của người hiệu trưởng đáp ứng xu thế đổi mới giáo dục trong thế
kỷ XXI
Theo Trần Kiểm: mối quan tâm hàng đầu của người hiệu trưởng là giá trị sự
tương tác giữa con người với nhau, phải xây dựng mạng lưới các quan hệ, có giao tiếp
tốt, phản hồi nhanh; người hiệu trưởng phải có kỹ năng xử lý thông tin, biết thuyết phục
hơn là ra lệnh; quyết đoán trên cơ sở thu hút nhiều người động não, trung thực và liêm
khiết; Cuối cùng, người hiệu trưởng phải biết tư suy sáng tạo và hành động hiệu quả.
- Kỹ năng quản lý hiện đại của hiệu trưởng
Để đáp ứng yêu cầu hiện nay, người hiệu trưởng cần có các kỹ năng quản lý: lập
kế hoạch chiến lược, xây dựng nhóm, quản lý thay đổi, khích lệ giáo viên, khảo sát, phân
tích, thống kê,…
- Năng lực lãnh đạo, quản lý dạy – học
Người hiệu trưởng cần có năng lực: phát triển đội ngũ, khơi dậy sự sáng tạo, tận
tụy của cán bộ giáo viên; khuyến khích các thành viên trong nhà trường làm lãnh đạo;
xây dựng, thực hiện các chế độ chính sách đối với dạy – học; hiểu biết mục tiêu, yêu cầu,
nội dung, chương trình, phương pháp dạy – học, hiểu biết quy trình dạy – học với sự kết
hợp tốt các phương pháp dạy – học; thu hút được nguồn nhân lực có chất lượng cao, gắn
kết mối quan hệ giáo viên với học sinh.
- Năng lực quản lý các nguồn lực phục vụ dạy – học
Đó là: năng lực quản lý nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất và trang thiết bị; quản
lý, ứng dụng công nghệ và năng lực thực hiện nhiệm vụ.
- Thành tố thứ hai, hoạt động quản lý dạy – học của người hiệu trưởng
Để quản lý dạy – học, người hiệu trưởng thực hiện các chức năng: kế hoạch dạy – học, tổ
chức dạy – học, chỉ đạo dạy – học, kiểm tra dạy – học. Thực hiện các nội dung quản lý
dạy – học đối với: giáo viên, học sinh, phương pháp dạy – học, nội dung dạy – học và cơ
sở vật chất phục vụ dạy – học. Điều hành: các hoạt động dạy – học, các quan hệ dạy –
học, các nguồn lực phục vụ dạy – học, các tác động khách quan đến dạy – học, công tác
quản lý của bản thân và chủ thể quản lý và thực hiện các biện pháp tạo động cơ dạy – học
để hướng đến “khách hàng “.
- Thành tố thứ ba, kết quả quản lý dạy – học của người hiệu trưởng
Kết quả quản lý dạy – học của người hiệu trưởng thể hiện ở: chất lượng giáo dục, kết quả
học tập của học sinh; chất lượng giáo viên, cơ sở vật chất, môi trường giáo dục, việc tổ
chức khoa học lao động quản lý,vv…Sự hài lòng của “khách hàng”.
Chất lượng quản lý dạy – học của người hiệu trưởng trường phổ thông vừa là mục tiêu
vừa là điều kiện quan trọng để tạo ra những bước đột phá nâng cao chất lượng dạy – học
trong nhà trường. Vấn đề này cần được xem xét, nghiên cứu và quan tâm một cách đúng
mức.
Tài liệu tham khảo
Câu 5: Nêu và phân tích khái niệm quá trình dạy học và các
nhiệm vụ dạy học. Cho ví dụ về cách thực hiện các nhiệm vụ
dạy học trong một bài dạy ở một môn học cụ thể?
Posted by thienhaxanh2405 on 15th March and posted in Bài tập, Câu hỏi ôn tập
5.1.Nêu và phân tích khái niệm quá trình dạy học:
Khi trả lời cho câu hỏi thế nào là quá trình dạy học, thường chúng ta nhận được câu giải
đáp: Đó là quá trình người giáo viên truyền thụ tri thức và hình thành kỹ năng, kỹ xảo
cho người học.
Câu trả lời như vậy đã đúng đắn hay chưa?
Trả lời như vậy là hoàn toàn chưa đúng. Câu trả lời đó mới đề cập đến quá trình dạy chứ
chưa phản ánh quá trình học, đó là chưa đề cập đến chức năng của hoạt động dạy trong
thời đại ngày nay.
Trên con đường tìm kiếm câu trả lời, chúng ta cũng gặp những giải đáp như sau:…”Dạy
học là quá trình hoạt động hai mặt do thầy giáo (dạy) và học sinh (học) nhằm thực hiện
các mục đích dạy học. Nhiệm vụ dạy học trong nhà trường không chỉ đảm bảo một trình
độ học vấn nhất định mà còn góp phần hình thành nhân cách con người của xã hội cộng
sản chủ nghĩa”.(Bách khoa Giáo dục học – Maxcơva).
Quan niệm trên về quá trình dạy học đã phản ánh tính chất hai mặt của quá trình này: quá
trình dạy của giáo viên và quá trình học của học sinh. Hai quá trình này không tách rời
nhau mà là một quá trình hoạt động chung nhằm hình thành nhân cách của con người
mới, đáp ứng được yêu cầu của thời đại. Trong quá trình họat động chung đó, người giáo
viên đóng vai trò lãnh đạo, tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức của học sinhđể giúp
họ tự khám phá ra tri thức. Tất nhiên người giáo viên còn có chức năng cung cấp cho
người học tri thức, nhưng chỉ khi nào thật cần thiết. Song chức năng này không phải là
chức năng chính yếu của toàn bộ quá trình dạy. Người giáo viên phải suy nghĩ để giúp
học sinh sử dụng những tri thức, những kinh nghiệm mà họ thu thập được qua các
phương tiện thông tin đại chúng, qua cuộc sống, kết hợp với tri thức giáo viên cung cấp
cho để tạo nên sự hiểu biết của bản thân mình.
Phối hợp với hoạt động đó của giáo viên, học sinh tự giác, tích cực, chủ động, tự tổ chức,
tự điều khiển hoạt động nhận thức của mình nhằm nắm vững tri thức, hình thành kỹ năng,
kỹ xảo, phát triển năng lực nhận thức, đặc biệt là năng lực tư duy sáng tạo, hình thành cơ
sở thế giới quan khoa học và những phẩm chất đạo đức của con người mới. Chính học
sinh chứ không phải người nào khác phải tự mình làm ra sản phẩm giáo dục. Tính chất
hành động của họ có ảnh hưởng quyết định tới chất lượng tri thức mà họ tiếp thu.
Từ đó có thể rút ra định nghĩa quá trình dạy học như sau: Quá trình dạy học là quá trình
mà dưới sự lãnh đạo, tổ chức, điều khiển của người giáo viên, người học tự giác, tích cực,
chủ động tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động của mình nhằm thực hiện những nhiệm vụ
dạy học.
5.2.Các nhiệm vụ dạy học:
Dựa trên cơ sở mục đích dạy học và mục tiêu của trường PT, sự tiến bộ của cuộc cách
mạng khoa học – công nghệ, đặc điểm của lứa tuổi học sinh ở các cấp học ở trường PT,
người ta đề ra ba nhiệm vụ dạy học sau:
* Nhiệm vụ 1: Làm cho học sinh nắm vững hệ thống những tri thức PT cơ bản, hiện đại.
phù hợp với thực tiễn nước ta về tự nhiên, xã hội và tư duy, đồng thời rèn luyện cho họ
hệ thống kỹ năng, kỹ xảo tương ứng.
Để tồn tại và phát triển, loài người không ngừng tác động vào thế giới khách quan, nhờ
vậy mà tích luỹ và khái quát những kinh nghiệm dưới dạng những khái niệm, định luật,
định lý, học thuyết, tư tưởng mà người ta gọi là những tri thức. Những tri thức đó có tính
chất xã hội.
Dưới góc độ xã hội học, tri thức phải có tính chất cá nhân, nghĩa là phải chuyển những tri
thức xã hội thành tài sản cá nhân. Vì vậy khái niệm tri thức đối với nhà sư phạm bao giờ
cũng gắn liền với khái niệm nắm vững. Nắm vững tri thức bao gồm hiểu, nhớ, vận dụng
trong hoàn cảnh đã biết và hoàn cảnh mới chưa biết.
Đối với học sinh PT, chỉ đòi hỏi họ nắm vững tri thức cơ bản được lựa chọn từ vốn tri
thức vô cùng to lớn của loài người. Tri thức PT cơ bản là những tri thức tối thiểu, cần
thiết cho tất cả mọi người, dù sau này họ có làm bất cứ nghề gì, họ cần phải có để trực
tiếp đi vào hoạt động sản xuấtvà các dạng hoạt động khác, để có một cuộc sống có văn
hoá phong phú, để đi vào các loại trường và có thể tiếp tục tự học.
Tri thức PT cơ bản cần bồi dưỡng cho thế hệ trẻ phải là những tri thức hiện đại, nghĩa là
những tri thức mới và phù hợp với chân lý khách quan. Đồng thời tri thức PT cơ bản đó
phải phù hợp với thực tiễn đất nước ta, với trình độ nhận thức của học sinh để giúp họ
giải quyết những vấn đề đất nước đặt ra, và qua đó, giúp họ tìm được việc làm phù hợp
sau này.
Tri thức PT cơ bản đó phải đảm bảo tính hệ thống, nghĩa là một mặt phải đảm bảo tính
logic nội tại của từng môn học, mặt khác phải đảm bảo mối liên hệ chặt chẽ giữa những
tri thức của những môn học khác nhau, đặc biệt là những môn lân cận nhau.Trên cơ sở
những tri thức đã nắm vững, cần rèn luyện để hình thành cho họ những kỹ năng, kỹ xảo
nhất định, bao gồm kỹ năng, kỹ xảo chung và kỹ năng, kỹ xảo chuyên biệt của từng môn
học. Điều quan trọng là phải hình thành cho người học kỹ năng tự học để từ đó chuyển
hoá thành tiềm lực nhận thức – đó mới là chiếc chìa khoá vàng để họ bước vào kho tàng
tri thức.
* Nhiệm vụ 2: Phát triển trong học sinh năng lực hoạt động trí tuệ và hoạt động thực
hành, đặc biệt là năng lực tư duy sáng tạo.
Năng lực hoạt động trí tuệ được đặc trưng bởi hai mặt sau: Năng lực vận dụng các thao
tác trí tuệ và sự tích luỹ các tri thức cơ bản, thiết yếu nhất. Trong quá trình nắm tri thức
diễn ra sự thống nhất giữa một bên là những tri thức với tư cách là cái được phản ánh và
một bên là thao tác trí tuệ với tư cách là phương thức phản ánh. Những tri thức nắm được
là nhờ các thao tác trí tuệ, và ngược lai, các thao tác trí tuệ được hình thành và phát triển
trong quá trình nắm tri thức. Vì vậy, phát triển năng lực trí tuệ được đặc trưng bởi sự tích
luỹ vốn tri thức cơ bản và thiết yếu nhất, sự thành thạo và độ vững chắc của những thao
tác trí tuệ. Nó được thể hiện trong các phẩm chất trí tuệ sau:
1.Tính định hướng của hoạt động trí tuệ nghĩa là nhanh chóng và chính xác xác định con
đường tối ưu để đạt được mục đích hoạt động trí tuệ.
2. Bề rộng của hoạt động trí tuệ thể hiện ở chỗ học sinh có thể tiến hành hoạt động trong
nhiều lĩnh vực liên quan mật thiết với nhau.
3. Chiều sâu của hoạt động trí tuệ thể hiện ở chỗ học sinh tiến hành hoạt động trí tuệ và
càng ngày càng nắm sâu sắc bản chất sự vật và hiện tượng.
4. Tính linh hoạt của hoạt động trí tuệ thể hiện ở chỗ tiến hành hoạt động trí tuệ không
những nhanh mà còn di chuyển nhạy bén hoạt động từ tình huống này sang tình huống
khác.
5. Tính mềm dẻo của hoạt động trí tuệ thể hiện ở chỗ hoạt động tư duy của học sinh được
tiến hành theo hướng xuôi lẫn ngược cũng được.
6. Tính độc lập của hoạt động trí tuệ thể hiện ở chỗ học sinh tự mình đề xuất cách giải
quyết và tự giải quyết vấn đề.
7. Tính nhất quán của hoạt động trí tuệ thể hiện ở tính logic, sự thống nhất của tư tưởng
chủ đạo từ đầu đến cuối, không có mâu thuẫn.
8. Tính phê phán của hoạt động trí tuệ thể hiện ở chỗ học sinh biết phân tích, biết đánh
giá các quan điểm, lý luận, phương pháp của người khác và đồng thời đưa ra được ý kiến
riêng của mình và bảo vệ ý kiến đó.
9. Tính khái quát của hoạt động trí tuệ thể hiện ở chỗ khi giải quyết mỗi loại nhiệm vụ
nhận thức nhất định ở học sinh sẽ hình thành mô hình giải quyết những nhiệm vụ cùng
loại.
Tất cả những phẩm chất hoạt động trí tuệ có quan hệ chặt chẽ với nhau nhằm đảm bảo
cho hoạt động đó đạt được kết quả.
Về năng lực thực hành cần hình thành cho học sinh thể hiện ở chỗ học sinh phát hiện
được vấn đề và biết vận dụng tri thức giải quyết tốt những nhiệm vụ của từng môn học,
những vấn đề do thực tiễn đề ra. Đặc biệt phải hình thành cho họ phương pháp tự học để
có thể tiếp tục học suốt đời, để có thể sẵn sàng thích ứng; đồng thời phải chú ý hình thành
cho người học phương pháp tự đánh giá để họ luôn biết nhìn nhận đúng đắn trình độ hiện
có của bản thân, từ đó có khát vọng và quyết tâm vươn lên chiếm lĩnh đỉnh cao của tri
thức.
* Nhiệm vụ 3: Trên cơ sở vũ trang tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo và phát triển năng
lực hoạt động trí tuệ và thực hành mà hình thành cho học sinh cơ sở thế giới quan khoa
học, lý tưởng và những phẩm chất đạo đức của con người mới.
+ Thế giới quan là hệ thống những quan điểm về thế giới, về những hiên tượng trong tự
nhiên, xã hội.
Người ta phân biệt thế giới quan giai cấp và thế giới quan cá nhân. Thế giới quan giai cấp
là ý thức xã hội của giai cấp. Thế giới quan cá nhân là hệ thống những quan điểm về tự
nhiên, về xã hội và về bản thân được hình thành ở mỗi cá nhân. Nó quy định xu hướng
chính trị, đạo đức, phẩm chất tư tưởng khác. Nó là biểu hiện của toàn bộ nhân cách, nó
chi phối cách nhìn nhận, thái độ và hành động của mỗi cá nhân. Trong xã hội có giai cấp,
thế giới quan cá nhân mang tính giai cấp. Chính vì thế trong quá trình dạy học cần phải
quan tâm đầy đủ đến việc hình thành cơ sở thế giới quan khoa học cho học sinh để họ có
suy nghĩ đúng, có thái độ và hành động đúng.
+ Lý tưởng là biểu tượng của con người về cái mà họ cảm thấy rất đẹp và mong muốn đạt
tới. Vì vậy nó là lẽ sống của con người. Nó có sức lôi cuốn mạnh mẽ toàn bộ cuộc sống
của cá nhân vào những hoạt động để vươn tới mục tiêu cao cả đã định.
Bồi dưỡng cho học sinh lý tưởng cách mạng là phải giúp họ có ước mơ, hoài bão cao đẹp,
có phương hướng sống đúng đắn. Trước mắt, phải giúp họ có nhu cầu học, ham học, có
cái tâm chịu học, tinh thần sang tạo, ý thức rõ ràng trách nhiệm học tập của mình đối với
Tổ quốc, với nhân dân, với gia đình và đối với bản thân mình mà phấn đấu, hoàn thành
tốt nhiệm vụ học tập và tu dưỡng của bản thân.
* Ba nhiệm vụ dạy học nêu trên có mối liên hệ mật thiết với nhau, tác động hỗ trợ lẫn
nhau để hoàn thành mục đích giáo dục. Nếu không có khối lượng tri thức cơ bản, đúng
đắn và phương pháp nhận thức thì sẽ không phát triển được trí tuệ và cũng thiếu cơ sở để
hình thành thế giới quan khoa học, lý tưởng và niềm tin. Phát triển trí tuệ vừa là kết quả,
vừa là điều kiện của việc nắm tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và hình thành thế giới quan, lý
tưởng và những phẩm chất đạo đức khác. Phải có trình độ phát triển nhận thức nhất định
mới giúp học sinh biết cách nhìn nhận, biết tỏ thái độ và biết hành động đúng, mới biến
tri thức thành niềm tin, lý tưởng. Nhiệm vụ thứ ba vừa là kết quả, vừa là mục đích của hai
nhiệm vụ trên. Nó là yếu tố kích thích và chỉ đạo việc nắm tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và
phát triển năng lực nhận thức.
Đúng vậy! Tri thức không thể thiếu được trong thành phần của học vấn song nó không
phải là thành phần duy nhất và cốt lõi. Cái sinh ra tri thức chủ yếu không chỉ từ tri thức
mà bao gồm cả thái độ, niềm tin, lý tưởng, lòng ham học hỏi, thái độ cầu thị, khiêm tốn…
Chính vì vậy mà từ những năm 80, cấu trúc và thành phần của học vấn đã quay ngược trở
lại: Thái độ – kỹ năng – kiến thức. Trong khi đó vào những năm 60, cấu trúc của nó như
sau: Kiến thức – kỹ năng – thái độ.
5.3. Cho ví dụ về cách thực hiện các nhiệm vụ dạy học trong một bài dạy ở một môn học
cụ thể:
Ví dụ dạy bài “Những biến chuyển về kinh tế, chính trị, xã hội của Việt Nam từ 1919 đến
1930”, môn Lịch sử 12; Với bài dạy này cần thực hiện 3 nhiệm vụ như sau:
+ Nhiệm vụ 1:
Cần trang bị cho học sinh hiểu biết sự thay đổi về kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước
trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp. Đó là sự phân hoá
xã hội ngày càng thêm sâu sắc, là cuộc sống của nhân dân ngày càng thêm lầm than, cực
khổ (trừ bọn bè lũ tay sai); Đó còn là sự phát triển què quặt về văn hoá – giáo dục…
+ Nhiệm vụ 2:
Trên cơ sở nắm vững những tri thức cơ bản đó, bằng các thao tác tư duy, cần giúp cho
học biết phân tích, tổng hợp, đánh giá, bình luận… các vấn đề xung quanh bài học; Qua
đây nhằm giúp học sinh rèn luyện hoạt động trí tuệ và hiểu sâu sắc hơn các sự kiện lịch
sử. Học sinh phải suy nghĩ để trả lời các câu hỏi như: “Tại sao thực dân Pháp lại đẩy
mạnh khai thác ở Việt Nam ngay sau chiến tranh thế giớ lấn thứ nhất? Tại sao chúng lại
hạn chế phát triển công nghiệp nặng ở nước ta? Chúng hạn chế phát triển giáo dục là
nhằm mục đích gì?”…
+ Nhiệm vụ 3:
Qua bài học, củng cố thêm cho học sinh lòng yêu nước, biết trân trọng những giai đoạn
lịch sử khó khăn của đất nước để mà thêm yêu quý hiện tại , thêm quyết tâm cho những
hoài bão cao đẹp trong tương lai. Bài học còn khơi dậy ở học sinh lòng tự hào dân tộc –
một dân tộc anh hùng đã “Rũ bùn đứng dậy sáng loà”…
Phần 2: Lý Luận dạy học
Mục đích – Yêu cầu
* Tri thức: Sinh viên nắm vững những tri thức cơ bản, hiện đại, phù hợp với thực tiễn về
lý luận dạy học, cụ thể là:
- Hệ thống các khái niệm cơ bản, nhiệm vụ, bản chất, đặc điểm, động lực, logic của quá
trình dạy học.
- Các quy luật cơ bản của quá trình dạy học.
- Nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức quá trình dạy học.
* Kỹ năng: Hình thành cho sinh viên những kỹ năng vận dụng những tri thức lý thuyết
đã học vào thực tế học tập, giảng dạy của bản than nhằm đem lại kết quả tốt nhất, đáp
ứng yêu cầu của quá trình dạy học.
* Thái độ: Giúp sinh viên có thái độ học tập đúng đắn để hoàn thành tốt nhất các nhiệm
vụ học tập, luôn tìm thấy niềm vui trong quá trình tìm tòi, học hỏi tri nhằm thúc đẩy quá
trình học tập.
Chương 2: Tính quy luật và nguyên tắc dạy học
Posted by thienhaxanh2405 on 15th March and posted in Bài học, Lý luận dạy học
1. Tính quy luật của quá trình dạy học
1.1. Khái niệm
- Quy lật của QTDH chính là mối liên hệ chủ yếu bên trong của những hiện tượng dạy
học quy định sự thể hiện tất yếu và sự phát triển của chúng.
- Tính quy luật được hiểu như là quy luật được nhận thức chưa đủ chính xác, chưa diễn
dạt được một cách chặt chẽ về mặt định tính và định lượng.
- Đối với lĩnh vực tri thức GDH nói chung và LLDH nói riêng, những tri thức chính xác
của các định luật được vạch ra chưa đạt được mức độ quy luật nên tốt hơn là sử dụng
khái niệm tính quy luật.
1.2. Những quy luật của QTDH
a) Tính quy luật về tính quy định của xã hội đối với QTDH.
b) Tính quy luật và mối liên hệ giữa dạy học và GD.
c) Tính quy luật về mối quan hệ giữa dạy học và phát triển trí tuệ.
d) Tính quy luật về sự thống nhất và quy định lẫn nhau giữa các thành tố của QTDH.
2. Nguyên tắc dạy học
2.1. Khái niệm về nguyên tắc dạy học
Nguyên tắc dạy học là hệ thống xác định những yêu cầu cơ bản, có tính chất xuất phát để
chỉ đạo việc xác định và lựa chọn nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học
phù hợp với mụcđích GD, với nhiệm vụ dạy học và với những tính quy luật của QTDH.
2.2. Hệ thống các nguyên tắc dạy học (NTDH)
2.2.1. Cơ sở xác định các NTDH
- Căn cứ vào mục đích GD
- Căn cứ vào tính quy luật của QTDH
- Căn cứ vào những đặc điểm tâm sinh lý của học sinh
- Căn cứ vào những kinh nghiệm xây dựng hệ thống các nguyên tắc dạy học.
2.2.2. Hệ thống các NTDH cụ thể
* Nguyên tắc 1: Đảm bảo sự thống nhất giữa tính khoa học và tính giáo dục trong dạy
học
+ Nội dung NT: Trong QTDH phải trang bị cho HS những tri thức khoa học chân chính,
phản ánh những thành tựu khoa học, công nghệ và văn hoá hiện đại, phải dần dần giúp
HS tiếp cận với những PP học tập- nhận thức và thói quen suy nghĩ, làm việc một cách
khoa học. Qua đó dần dần hình thành cơ sở thế giới quan khoa học, tình cảm và những
phẩm chất đạo đức cao quý của con người hiện đại.
+ Biện pháp thực hiện:
- Trang bị cho HS những tri thức khoa học chân chính, hiện đại nhằm giúp họ nắm vững
những quy luật phát triển của tự nhiên, xã hội, tư duy, có cách nhìn, có thái độ và hành
động đúng với hiện thực.
- Tạo điều kiện cho HS có những hiểu biết sâu sắc về thiên nhiên, XH, con người và
những truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
- Bồi dưỡng cho HS ý thức và năng lực phân tích, phê phán một cách đúng mức mhững
thông tin đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, những quan niệm khác nhau
về một vấn đề.
- Vận dụng sáng tạo, linh hoạt các PPDH, các hình thức tổ chức dạy học khác nhau, giúp
HS dần làm quen với hoạt động nghiên cứu KH ở mức độ đơn giản, rèn luyện cho họ
những phẩm chất, tác phong của người nghiên cứu khoa học.
* Nguyên tắc 2: Đảm bảo sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, học đi đôi với hành,
nhà trường gắn liền với đời sống, với những nhiệm vụ phát triển của đất nước.
+ Nội dung nguyên tắc: Trong QTDH phải làm cho HS nắm vững tri thức, những cơ sở
khoa học kỹ thuật, văn hoá một cách có hệ thống, thông qua đó giúp họ ý thức được tác
dụng của tri thức lý thuyết đối với đời sống, với thực tiễn xây dựng và bảo vệ đất nước,
hình thành cho họ kỹ năng vận dụng chúng ở các mức độ khác nhau.
+ Biện pháp thực hiện:
- Cần lựa chọn những môn học và những tri thức cơ bản phù hợp với điều kiện hiện nay
của đất nước, cần phản ánh thực tiễn xã hội vào nội dung DH.
- Giúp người học nắm vững tri thức lý thuyết, thấy rõ nguồn gốc và vai trò của tri thức đó
đối với thực tiễn, phải vạch ra được phương hướng ứng dụng tri thức khoa học vào hoàn
cảnh cụ thể của đất nước, của địa phương.
- Sử dụng các PPDH sao cho khai thác được tốt nhất vốn kinh nghiệm của HS, tạo cơ hội
để các em có thể thực hành vận dụng tri thức ấy vào đời sống thực tiễn.
- Kết hợp linh hoạt các HTTC DH khác nhau, tổ chức dạy học gắn với lao động sản xuất
và hoạt động công ích.
* Nguyên tắc 3: Đảm bảo tính hệ thống và tính tuần tự trong dạy học
+ Nội dung NT: Trong QTDH, phải làm cho người học lĩnh hội những tri thức, kỹ năng,
kỹ xảo trong mối liên hệ logic và tính kế thừa, phải giới thiệu cho họ hệ thống những tri
thức khoa học hiện đại, mà hệ thống đó được xác định không chỉ nhờ vào cấu trúc của
logic khoa học mà cả tính tuần tự phát triển những khái niệm và định luật trong ý thức
của học sinh.
+ Biện pháp:
- Xây dựng hệ thống môn học, chương, chủ để và những tiết học phụ thuộc vào lý thuyết,
từ đó làm cơ sở cho sự khái quát.
- Phải tính tới mối liên hệ giữa các môn học, mối liên hệ giữa tri thức trong bản thân của
từng môn học và tích hợp tri thức cảu các môn học.
- Hình thành cho HS thói quen lập kế hoạch học tập, nghiên cứu một cách hợp lý, khoa
học.
* Nguyên tắc 4: Đảm bảo sự thống nhất giữa tính tự giác, tính tích cực, tính độc lập,
sáng tạo của HS và vai trò chủ đạo của GV trong QTDH
+ Nội dung NT: Trong QTDH phải phát huy cao độ tính tự giác, tính tích cực, tính độc
lập, sáng tạo của người học và vai trò chủ đạo của GV, tạo nên sự cộng hưởng của hoạt
động dạy và học.
+ Biện pháp :
- Quan tâm đến việc GD cho HS ý thức đầy đủ và sâu sắc mục đích, nhiệm vụ học tập nói
chung và từng môn học nói riêng để họ xác định đúng động cơ và thái độ học tập.
- Khuyến khích, tạo điền kiện để HS mạnh dạn trình bày ý kiến, ý tưởng và những thắc
mắc; đề cao tinh thần hoài nghi khoa học, óc phê phán, tác phong độc lập suy nghĩ.
- GV nên thường xuyên sử dụng PPDH nêu và giải quyết vấn đề ở các mức độ khác nhau
với các hình thức khác nhau.
- Sử dụng phối hợp, sáng tạo các HTTC DH.
- Tạo cơ hội và điều kiện để HS thể hiện được những ý tưởng, sáng kiến, quan điểm của
mình về các vấn đề trong học tập và thực tiễn cuộc sống.
* Nguyên tắc 5: Đảm bảo sự thống nhất giữa tính trực quan với sự phát triển tư duy lý
thuyết
+ Nội dung NT: NT này đòi hỏi trong QTDH có thể cho HS tiếp xúc trực tiếp với sự vật,
hiện tượng hay hình tượng của chúng, từ đó hình thành những khái niệm, quy luật, lý
thuyết; hoặc ngược lại, có thể bắt đầu từ việc lĩnh hội những tri thức lý thuyết trước rồi
xem xét những sự vật, hiện tượng cụ thể sau. Khi vận dụng nguyên tắc này người GV
phải chú ý luôn đảm bảo mối quan hệ qua lại giữa tư duy cụ thể và tư duy trừu tượng.
+ Biện pháp:
- Sử dụng phối hợp nhiều phương tiện trực quan khác nhau với tư cách là phương tiện và
nguồn nhận thức.
- Kết hợp việc trình bày các phương tiện trực quan với lời nói sinh động, diễn cảm, giàu
hình tượng để giúp HS có thể hình thành được những biểu tượng mới từ những cái đã có.
- Khi sử dụng phương tiện trực quan, cần chú ý giúp HS hình thành và rèn luyện óc quan
sát nhạy bén, linh hoạt.
- Sử dụng phối hợp các HTTC DH khác nhau, GV nên thường xuyên đề ra cho HS những
bài tập nhận thức đòi hỏi phải thiết lập được mối quan hệ giữa cái cụ thể và trừu tượng
hay ngược lại…
* Nguyên tắc 6: Đảm bảo tính vững chắc của tri thức và sự phát triển năng lực nhận
thức của HS
+ Nội dung NT: Trong QTDH phải làm cho HS nắm vững nội dung bài dạy với sự căng
thẳng tối đa tất cả trí lực của họ, đặc biệt là sự tưởng tượng, trí nhớ, tư duy sáng tạo, năng
lực huy động tri thức cần thiết để thực hiện hoạt động nhận thức- học tập đề ra.
+ Biện pháp thực hiện:
- Giúp HS kết hợp hài hoà giữa ghi nhớ có chủ định và ghi nhớ không chủ định trong quá
trình lĩnh hội tài liệu học tập.
- Hình thành cho HS kỹ năng tìm những tri thức có tính chất tra cứu khác nhau để tránh
việc học thuộc lòng một cách máy móc.
- GV thường xuyên đặt ra những bài tập nhận thức đòi hỏi HS phải suy nghĩ tích cực để
giải quyết.
- GV tiến hành kiểm tra, đánh giá và hình thành cho HS thói quen tự kiểm tra, tự đánh giá
một cách toàn diện, tích cực…
* Nguyên tắc 7: Đảm bảo tính vừa sức và chú ý tới những đặc điểm lứa tuổi, đặc điểm cá
biệt và tính tập thể của việc dạy học
+ Nội dung NT: Trong QTDH, khi lựa chọn nội dung, PP và HTTC DH phải không
ngừng nâng cao dần mức độ khó khăn trong học tập, gây nên sự căng thẳng về mặt trí
lực, thể lực một cách vừa sức, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, đặc điểm cá biệt.
+ Biện pháp:
- Xác định mức độ tính chất khó khăn trong QTDH để thiết lập những cách thức chủ yếu
tạo nên động lực học tập, mở rộng khả năng độc lập nhận thức của HS, suy nghĩ những
biện phấp tiến hành chung cho cả lớp và từng HS.
- Phối hợp các hình thức lên lớp, hình thức độc lập hoạt động của HS và hình thức học
tập nhóm…
* Nguyên tắc 8: Đảm bảo tính cảm xác tích cực của việc dạy học
+ Nội dung NT: Trong QTDH, Gv phải tạo cho người học sự hấp dẫn, hứng thú, lòng
ham hiểu biết và có tác động mạnh mẽ đến tình cảm của họ.
+ Biện pháp thực hiện:
- Thực hiện tốt mối liên hệ giữa dạy học với cuộc sống, với thực tiễn xây dựng đất nước
và với kinh nghiệm của mỗi HS.
- Tăng cường hoạt động tích cực tìm tòi, đỏi hỏi HS phải suy nghĩ, phát hiện.
- Sử dụng các phương tiện nghệ thuật (tác phẩm văn học, âm nhạc, kịch…) trong QTDH,
đây chính là các phương tiện tác động mạnh mẽ đến tình cảm HS.
- Sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, truyền cảm của GV để tác động đến tâm hồn HS.
- Phối hợp linh hoạt các hình thức hoạt động của từng HS, nhóm HS và tập thể lớp…
* Nguyên tắc 9: Chuyển quá trình dạy học sang quá trình tự học
+ Nội dung NT: Trong QTDH, cần hình thành cho người học nhu cầu, năng lực, phẩm
chất tự học để có thể chuyển dần quá trình dạy học sang quá trình tự học. Điều này có
nghĩa là người học có thể tự mình tìm ra kiến thức, tự thể hiện mình và hợp tác với bạn,
tự tổ chức hoạt động học tập, biết cách tự kiểm tra, tự đánh giá, tự điều chỉnh hoạt động
học tập của chính bản thân mình.
+ Biện pháp:
- Thông qua PP giảng dạy của GV mà thúc đẩy HS học tập và nghiên cứu độc lập, tích
cực, sáng tạo.
- Chú ý hình thành cho HS kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng tổ chức, kiểm tra, đánh giá,
điều chỉnh hoạt động tự học của mình.
- Giúp HS hiểu rõ ý nghĩa của hoạt động tự học trong thời đại ngày nay, nêu cho các em
những tấm gương sáng về tự học để các em học tập…
3. Mối liên hệ giữa các NTDH
- Các NTDH có mối liên quan mật thiết với nhau. Nội dung của từng nguyên tắc đan
kết với nhau, hỗ trợ nhau nhằm chỉ đạo QTDH đạt được hiệu quả.
- Trong QTDH, tuỳ từng nội dung và những điều kiện dạy học nhất định mà nhấn mạnh
hơn một NT nào đó, tuy nhiên, điều này không có nghĩa là coi nhẹ những nguyên tắc
khác mà cần kết hợp các NT thành một thể hoàn chỉnh mới đạt được hiệu quả cao trong
dạy học.
1
PHẦN THỨ HAI: LÝ LUẬN DẠY HỌC
CHƯƠNG I
QUÁ TRÌNH DẠY HỌC
I. KHÁI NIỆM VỀ QUÁ TRÌNH DẠY HỌC
1. Quá trình dạy học được xem như là một hệ thống toàn vẹn
? Hiểu hệ thống là gì
? Kể tên các thành tố của quá trình dạy học và nêu rõ mối quan hệ giữa chúng.
2
2. Quá trình DH là sự thống nhất biện chứng của 2 thành tố cơ bản là HĐ dạy và HĐ học
? Nêu những đặc điểm cơ bản về HĐ dạy và HĐ học
* Những đặc điểm cơ bản về HĐ dạy của GV:
HĐ dạy đó là HĐ lãnh đạo, tổ chức, điều khiển HĐ học tập của HS, giúp HS tìm tòi
khám phá tri thức, thể hiện:
+ Đề ra MĐ, yêu cầu học tập
+ XD kế hoạch HĐ dạy và dự tính HĐ tương ứng của HS
+ Tổ chức thực hiện HĐ dạy của mình và HĐ học tập tương ứng của học sinh
+ Kích thích tính tự giác, tích cực, độc lập, chủ động, sáng tạo…
+ Theo dõi, kiểm tra, đánh giá, kết quả học tập của học sinh
3
* Đặc điểm hoạt động học của học sinh:
- Là HĐ tự giác, tích cực, chủ động, tự tổ chức, tự điều khiển HĐ HT của mình nhằm
khám phá và lĩnh hội tri thức.Thể hiện:
+ Tính tự giác: Ý thức đầy MĐ, nhiệm vụ học tập
+ Tính tích cực nhận thức được thể hiện ở thái độ tích cực tái hiện, tìm tòi và sáng tạo
+ Tính chủ động nhận thức: Sẵn sàng hoàn thành những nhiệm vụ học tập
- Tính tự giác, tích cực, chủ động trong học tập của học sinh khi có sự tác động trực tiếp
của giáo viên thể hiện:
+ Tiếp nhận nhiệm vụ, KH học tập do giáo viên đề ra
+ Giải quyết nhiệm vụ
+ Tự điều chỉnh HĐ học tập của bản thân
4
Tính tự giác, tích cực, chủ động trong học tập của học sinh khi không có sự tác động trực
tiếp của giáo viên thể hiện:
+ Tự lập KH thực hiện các nhiệm vụ học tập
+ Tự lựa chọn các phương pháp, phương tiện học tập
+ Tự kiểm tra đánh giá và tự điều chỉnh quá trình học tập
? Tại sao nói HĐ D và HĐ H có quan hệ thống nhất biện chứng
+ Trong quá trình dạy học, HĐ dạy và HĐ học luôn tác động qua lại và phối hợp chặt chẽ
với nhau. Nếu thiếu một trong hai HĐ thì không diễn ra QTDH.
+ Chúng diễn ra đồng thời với cùng một ND và hướng tới cùng một MĐ. Tuy nhiên
QTDH chỉ đạt KQ tối ưu khi người dạy và người học thực hiện tốt chức năng của mình
5
Biểu hiện cụ thể về mối quan hệ thống nhất giữa HĐ dạy và HĐ học:
+ Trên cơ sở các nhiệm vụ học tập do giáo viên đề ra, học sinh tự đưa ra các nhiệm vụ
học tập cho bản thân
+ HS ý thức được nhiệm vụ, có nhu cầu giải quyết nhiệm vụ và tiến hành giải quyết
nhiệm vụ dưới sự chỉ đạo của GV.
+ Giáo viên và học sinh cùng thu các tín hiệu ngược để tự đánh giá, điều chỉnh HĐ của
mình.
+ Giáo viên đưa ra các yêu cầu mới cho học sinh và học sinh cũng tự đề ra các yêu cầu
mới cho bản thân.
3. QTDH là gì?
Quá trình dạy học là một quá trình dưới sự lãnh đạo, tổ chức, điều khiển của người giáo
viên, người học tự giác, tích cực, chủ động tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động học tập
của mình nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy học.
6
Câu hỏi 1: Trong quá trình dạy học, vai trò của người thầy với hoạt động dạy là:
a. Người tổ chức quá trình dạy học
b. Người điều khiển quá trình dạy học
c. Người giữ vai trò chủ đạo trong quá trình dạy học
d. Người lãnh đạo quá trình dạy học
Câu hỏi 2: Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
QTDH là một ……của QTSP, cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức KH về tự
nhiên, XH và một hệ thống KNHĐ sáng tạo, tạo nên văn hóa cuộc sống cá nhân (… bộ
phận…)
7
II. BẢN CHẤT CỦA QUÁ TRÌNH DẠY HỌC
? Bản chất của quá trình dạy học là gì? Tại sao?
Bản chất của quá trình dạy học là quá trình nhận thức độc đáo của học sinh dưới vai trò
chủ đạo của giáo viên.
Qúa trình nhận thức của học sinh có tính độc đáo vì:
+ Không phải là quá trình tìm ra cái mới cho nhân loại
+ Không diễn ra theo con đường mò mẫm, thử và sai như QTNT chung của loài người
hay các nhà khoa học.
Nó diễn ra theo con đường đã được khám phá với chương trình và ND DH đã được gia
công sư phạm. (=> KQ)
8
+ Du?c ti?n h�nh theo cỏc khõu c?a QTDH
+ Hỡnh th�nh du?c ? h?c sinh TGQ, d?ng co, ph?m ch?t nhõn cỏch phự h?p
+ Di?n ra du?i s? lónh d?o, t? ch?c, di?u khi?n c?a giỏo viờn v?i nh?ng DK su ph?m nh?t
d?nh.
Cõu h?i: D?c di?m n�o du?i dõy th? hi?n tớnh d?c dỏo trong ho?t d?ng nh?n th?c c?a h?
c sinh so v?i ho?t d?ng nh?n th?c c?a cỏc nh� khoa h?c:
a. L� quỏ trỡnh ph?n ỏnh th? gi?i khỏch quan v�o ý th?c HS
b. L� quỏ trỡnh di t? tr?c quan sinh d?ng d?n tu duy tr?u tu?ng, t? tu duy tr?u tu?ng d?n
th?c ti?n. (d?c dỏo)
c. L� quỏ trỡnh nh?n th?c cỏi m?i d?i v?i b?n thõn h?c sinh
d. L� quỏ trỡnh huy d?ng cỏc thao tỏc tu duy ? m?c d? cao nh?t
9
III. NHIỆM VỤ CỦA QUÁ TRÌNH DẠY HỌC
Cơ sở để xác định các nhiệm dạy học
- Mục tiêu đào tạo
- Sự tiến bộ khoa học và công nghệ
- Đặc điểm tâm sinh lý học sinh
- Đặc điểm hoạt động dạy học của nhà trường
? Tại sao khi xác định các nhiệm dạy học cần phải căn cứ vào các vấn đề trên
10
2. Nhiệm vụ dạy học
2.1. Điều khiển, tổ chức HS nắm vững hệ thống tri thức phổ thông cơ bản, hiện đại, phù
hợp với thực tiễn đất nước về tự nhiên, XH – NV, đồng thời rèn luyện cho họ hệ thống
KNKX tương ứng
? Tri thức KH bao gồm những gì
? Tri thức phổ thông cơ bản là gì
? Hệ thống các KN cần hình thành cho HS phổ thông là gì
2.2. Tổ chức điều khiển HS hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất trí tuệ, đặc biệt là
năng lực tư duy độc lập, sáng tạo
? Tìm hiểu mối quan hệ giữa việc lĩnh hội hệ thống tri thức khoa học và các thao tác trí
tuệ của người học sinh
? Nghiên cứu nắm vững các phẩm chất của hoạt động trí tuệ (9 phẩm chất)
11
a. Tính định hướng của hoạt động trí tuệ
b. Bề rộng của hoạt động trí tuệ
c. Chiều sâu của hoạt động trí tuệ
d. Tính linh hoạt trong hoạt động trí tuệ
e. Tính mềm dẻo của hoạt động trí tuệ
g. Tính độc lập trong hoạt động trí tuệ
h. Tính nhất quán trong hoạt động trí tuệ
i. Tính phê phán của hoạt động trí tuệ
k. Tính khái quát của hoạt động trí tuệ
? Hãy tìm hoặc tự xây dựng các tình huống để minh họa cho các phẩm chất của hoạt
động trí tuệ. ( Thảo luận nhóm)
12
1. Dưới sự hướng dẫn của GV, sau khi giải được một số bài toán về chuyển động, bạn Hà
đã tự rút ra cho mình một phương pháp chung để từ đó vận dụng giải các bài tập toán
cùng loại.
Điều đó đã thể hiện Hà có phẩm chất nào của hoạt động trí tuệ?
2. Trên cơ sở những kiến thức cơ bản về dạng toán “tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của
chúng”, bạn Hà không những giải quyết tốt các bài tập trong sách giáo khoa mà còn có
khả năng giải quyết tốt cả những bài tập mới lạ trong sách nâng cao.
Điều đó đã thể hiện Hà có phẩm chất nào của hoạt động trí tuệ?
3. Trong nhiều tình huống, với các nhiệm vụ đặt ra, Hà luôn có khả năng xem xét chúng
theo các hướng xuôi ngược khác nhau, có lúc tư duy giải quyết vấn đề theo hướng quy
nạp, nhưng có lúc lại tư duy theo hướng diễn dịch. Nhờ đó Hà đã dễ dàng thích ứng với
các chiều hướng nhận thức khác nhau.
Điều đó đã thể hiện Hà có phẩm chất nào của hoạt động trí tuệ?
13
2.3. Tổ chức, điều khiển học sinh hình thành cơ sở thế giới quan khoa học, những phẩm
chất đạo đức nói riêng và phẩm chất nhân cách nói chung
? Thế giới quan và vai trò của nó
? Mối quan hệ giữa 3 nhiệm vụ dạy học