Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Nghiên cứu các biện pháp chăn nuôi lợn trong các hộ gia đình từ đó tìm ra những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả chăn nuôi lợn ở huyện Nam Sách

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (934.46 KB, 62 trang )

Lời mở đầu
1.Tính cấp thiết của đề tài
Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, ngành chăn nuôi
nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng luôn luôn có vị trí và vai trò quan trọng
bởi vì việc tăng nhanh thu nhập của người dân Việt Nam đã dẫn đến việc tiêu
thụ ngày càng nhiều các sản phẩm động vật mà trong đó phải kể đến là nguồn
thực phẩm chủ yếu từ thịt lợn. Chăn nuôi có thể nói là ngành kinh tế quan
trọng đúng góp cho nhu cầu ăn uống của từng người hiện nay và chăn nuôi
của Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể về quy mô cũng như hình thức
chăn nuôi để có những sản phẩm có chất lượng , năng suất cao . Để hiểu và
nắm rõ tình hình chăn nuôi và hiệu quả kinh tế đem lại cho người chăn nuụi
thỡ cần phải có những phân tích chi tiết về những biện pháp chăn nuôi cũng
như có những đỏnh giá tổng quan tình hình chăn nuôi tại địa phương , điển
hình là tại huyện Nam Sách - Hải Dương.
Bên cạnh những thuận lợi của ngành chăn nuôi mang lại thỡ cũn có rất
nhiều khó khăn như thị trường không ổn định , giá cả lên xuống thất thường ,
nguồn vốn eo hẹp, thủ tục vay rườm rà , đất đai chật hẹp hay như dịch bệnh
.v.v đã làm cho chăn nuôi nhỏ lẽ , phân tán. Do vậy mà cần phải có những
nghiên cứu về quy mô cũng như hình thức chăn nuôi cụ thể để có những đỏnh
giá về hiệu quả chăn nuôi của kinh tế Hộ trong giai đoạn hiện nay.
2.Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
* Mục tiêu chung
Nghiên cứu các biện pháp chăn nuôi lợn trong các hộ gia đình từ đó tìm ra
những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả chăn nuôi lợn ở huyện Nam Sách
* Mục tiêu cụ thể
+ Đỏnh giá thực trạng chăn nuôi lợn trong các hộ gia đình tại huyện
Nam Sách
+ Đỏnh giỏ cỏc biện pháp phát triển chăn nuôi lợn của các hộ gia
đình tại huyện Nam Sách
+ Xác định hiệu quả kinh tế chăn nuôi bò sữa trong các hộ gia đình
tại huyện Nam Sách


+ Khuyến nghị một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi
lợn trong các hộ gia đình tại huyện Nam Sách
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là : Điều tra các biện pháp phát
triển chăn nuôi lợn , phân tích hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn trong các hộ gia
đình tại huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương
* Phạm vi nghiên cứu
+ Về không gian: Chọn huyện Nan Sách tỉnh Hải Dương ( 5 Hợp tác xã
chăn nuụi)là nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi và mô hình Hợp tác xã chăn nuôi
đã được phổ biến rộng. Là địa phương có khí hậu thuận lợi cho chăn nuôi với quy
mô lớn và đã có quá trình chăn nuôi trong nhiều thập kỷ qua
+ Về thời gian: Bao gồm số liệu phân tích thực trạng điều tra từ năm
2002, 2003 và số liệu điều tra về biện pháp chăn nuụi thỏng 3, 4 năm 2007.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp điều tra số liệu
+ Phương pháp chọn điểm nghiên cứu: Huyện Nam Sỏch thuục tỉnh
Hải Dương: điều tra tại 5 Hợp tác xã chăn nuụi.(HTX chăn nuôi)
- HTX chăn nuôi Hiệp Cát ( xó Hiệp Cát huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương)
- HTX chăn nuôi Hợp Tiến ( xã Hợp Tiến huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương)
- HTX chăn nuôi Nam Sách ( xó Hợp Tiến, xã Nam Tân, xã An Bỡnh,
xó Phú Điền, xã Nam Hưng huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương)
- HTX chăn nuôi Cộng Hòa ( xã Cộng Hoà huyện Nam Sách tỉnh Hải
Dương )
- HTX chăn nuôi Nam Hưng ( xã Nam Hưng huyện Nam Sách tỉnh Hải
Dương)
+ Phương pháp thu thập thông tin: Bao gồm số liệu của trung tâm phát triển
Nông thôn _ Viện Chính sách & Chiến lược PTNNNT, các công trình khoa học
đã công bố, luận văn tốt nghiệp khoá 41, 44 khoa Kinh tế NN- trường ĐH Kinh tế
quốc dân, và số liệu điều tra chăn nuôi lợn tháng 3, 4/2007.
4.2. Phương pháp phân tích số liệu:

+ Phương pháp thống kê mô tả: Thông qua quan sát, thông tin , số liệu
tìm hiểu thực tế , qua các số liệu thứ cấp, được tiến hành mô tả sự phát triển
và thay đổi của đàn lợn ở các hộ chăn nuôi trong 5 HTX trong địa bàn huyện
Nam Sách
+ Phương pháp so sánh: Để thấy được tác động và ảnh hưởng của các
biện pháp chăn nuôi đến năng suất lợn của các hộ , em dùng phương pháp so
sánh tình hình chăn nuôi, quy mô và sản lượng giữa các HTX với nhau và
giữa các hộ trong HTX và ngoài HTX.Thụng qua kết quả so sánh sẽ cho thấy
được sự thay đổi của các hộ chăn nuôi trong các HTX .
5. Nội dung của đề tài
+ Chương một: Cơ sở khoa học và phát triển chăn nuôi lợn của hộ gia đình
+ Chương hai: Thực trạng phát triển chăn nuôi lợn năm 2003-2004 tại
Nam Sách - Hải Dương
+ Chương ba: Định hướng và giải pháp phát triển chăn nuôi lợn tại
huyện Nam Sách – Hải Dương
Chương một: Cơ sở khoa học và phát triển chăn nuôi lợn
trong hộ gia đình
1.Các khái niệm
1.1.Khái niệm về HTX chăn nuôi
Liên minh HTX quốc tế (ICA) được thành lập từ tháng 8/1895 tại thủ
đụ Luân Đôn đã định nghĩa về HTX như sau : “ HTX là một tổ chức tự trị của
những người tự nguyện liên hiệp lại để đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng
chung của họ về kinh tế , xã hội và văn hó thông qua xí nghiệp cùng sở hữu
và quản lý dân chủ ”. Định nghĩa này được hoàn thiện vào năm 1995 tại đại
hôi liên minh HTX quốc tế lần thứ 31 tổ chức tại Manchester ( Anh ) như sau:
“ HTX là những hiệp hội tự chủ của những người tự nguyện liên kết lại với
nhau để đáp ứng những nguyện vọng và nhu cầu chung của họ về văn hoá . xã
hội, kinh tế thông qua một tổ chức do chớnh cỏc thành viên cùng làm chủ và
kiểm tra theo nguyên tắc dân chủ ”
Luật HTX ở Việt Nam định nghĩa như sau : “ HTX là tổ chức kinh tế tự

chủ do những người lao động có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện cùng góp
vốn , góp sức lập ra theo quy định của pháp luật để phát huy sức mạnh tập thể
và của từng xã viên nhằm giúp đỡ lần nhau thực hiện có hiệu quả hơn các
hoạt động sản xuất , kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống , góp phần phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước ”
Ở Việt Nam, trong lĩnh vực nông nghiệp HTX được định nghĩa như
sau: “ HTX nông nghiệp là tổ chức kinh tết tự chủ , do nông dân và những
người lao động có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện cùng góp vốn , góp sức
lập ra theo quy định của pháp luật để phat huy sức mạnh của tập thể và của
từng xã viên nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động dịch vụ hỗ
trợ cho kinh tế hộ gia đình của các xã viên và kinh doanh trong lĩnh vực sản
xuất , chế biến , tiêu thụ sản phẩm nông lâm nghiệp , nuôi trồng thuỷ sản và
kinh doanh các ngành nghề khác ở nông thôn, phục vụ cho sản xuất nông
nghiệp HTX có ít nhất 7 xã viên ”
Tóm lại, khái niệm về HTX ở mổi giai đoạn lịch sử có những nột
riêng , cú sự diễn đạt khác nhau nhưng quan niệm về HTX ở hầu hết các giai
đoạn trên đều có những điểm chung , đều khẳng định HTX là tổ chức kinh tế
của những cá nhân , tập thể tự nguyện liên kết với nhau với mục đích chung
nhằm hỗ trợ , giúp đỡ lẫn nhau tiến hành công việc kinh doanh có hiệu quả
nhất theo nguyên tắc HTX, HTX là tổ chức kinh tế mang tính xã hội , trong
HTX yếu tố con người được nhấn mạnh , chứ không phải là yếu tố vốn , HTX
cũng là tổ chức tự nguyện – các thành viên tham gia đều có quyền lợi như
nhau , họ tham gia vào HTX để bảo vệ lợi ích cho chính họ
Vậy , HTX chăn nuôi là loại hình HTX tập trung những người lao động
để cùng sản xuất – chăn nuôi , loại hình này trong những năm gần đõy có vị
trí rất quan trọng bởi nó góp phần tăng quy mô đàn lợn nuôi và nâng cao chất
lượng sản phẩm chăn nuôi.
1.2.Khái niệm về hiệu quả
Trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của con người đều nhằm tới
mục đích là hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên , kết quả hoạt động đó không chỉ duy

nhất đạt được về mặt kinh tế , đồng thời tạo ra nhiều kết quả có liên quan đến
đời sống kinh tế , xã hội, môi trường .
Xột trên một góc độ về nội dung của hiệu quả kinh tế thì : Hiệu quả
kinh tế là kết quả đạt được về mặt chất lượng quá trình sản xuất kinh doanh.
Trong nông nghiệp hiệu quả kinh tế biểu hiện về mặt năng suất cây trồng , vật
nuôi hay giá trị sản xuất (doanh thu) thì hiệu quả kinh tế mang lại trên một
đồng vốn hay năng suất đất đai. v.v . Trong chăn nuôi lợn thì hiệu quả kinh tế
thể hiện ở các chỉ tiêu : giá trị sản xuất,lói, thu nhập dòng, giá thành sản
phẩm, .v.v trên chi phí chăn nuụi tớnh trờn một đơn vị ( con)
Nếu xột trờn góc độ môi trường thì : Hiệu quả môi trường là khả năng
cải tạo bảo vệ môi trường sinh thái ngày càng tốt hơn , đồng thời duy trì và
phát triển tài nguyên môi trường về đất đai , nguồn nước , không khí , cân
bằng sinh thái ngày càng tốt hơn. Biểu hiện là việc chống ô nhiễm , bảo vệ
không khí , nguồn nước, bảo vệ sản phẩm sạch , không có chất tăng trọng từ
đó nâng cao chất lượng sản phẩm thịt khi đưa ra thị trường tiêu thụ
Trong 2 loại hiệu quả trờn thỡ hiệu quả kinh tế có vai trò quan trọng
nhất bởi sản xuất sản phẩm thì phải đạt hiệu quả kinh tế và khi đã đạt được
hiệu quả kinh tế sẽ là cơ sở để nâng cao hiệu quả mội trường.
2. Vị trí và vai trò của chăn nuôi lợn.
2.1.Vị trí của chăn nuôi
Chăn nuôi là một trong hai ngành sản xuất chủ yếu của nông nghiệp
Việt Nam , trong chăn nuụi thì đối tượng sản xuất là các loại động vật nuôi
nhằm cung cấp các sản phẩm (thịt , trứng , sữa ) đáp ứng cho nhu cầu sử dụng
của con người. Ngành chăn nuụi luụn cung cấp những sản phẩm có giá trị kinh
tế cao và hàm lượng dinh dưỡng đầy đủ . Có thể nhận ra rằng , khi xã hội ngày
càng phát triển, đời sống của con người ngày một được nâng lên thì nhu cầu sử
dụng thực phẩm cũng tăng theo , và con người ngày càng đòi hỏi phải sành sỏi
hơn trong vấn đề ăn uống , sản phẩm sạch chất lượng đảm bảo và cao cấp.
Trong một số ngành công nghiệp chế biến thì chăn nuôi cũng đúng góp một
phần không nhỏ trong việc cung cấp những nguyên liệu đầu vào để tạo ra được

những sản phẩm đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng.
2.2Vai trò của chăn nuôi
2.2.1. Nghành chăn nuôi cung cấp nhiều thực phẩm quý, có thành phần
dinh dưỡng cao cho nhu cầu của con người.
Gần 60% lượng dạm và 30% năng lượng con người thu được là từ sản
phẩm sản xuất ra trong nghành chăn nuôi , do đú viờc tiêu thụ ngày càng
nhiều sản phẩm từ chăn nuôi cho nhu cầu đời sống của người dân cho thấy sự
tiến bộ trong việc cải thiện đời sống sinh hoạt và mức sống của người dân đã
từng bước được nâng lên đáp ứng mọi nhu cầu của công cuộc xây dựng và
bảo vệ đất nước. Trong xu thế hiện tại , sản xuất từng ngày có những bước
tiến vượt bậc thì nghành chăn nuôi cũng không ngừng phát triển làm tăng khả
năng đáp ứng cho nhu cầu sử dụng của xã hội
2.2.2. Chăn nuôi và trồng trọt luụn cú mối quan hệ mật thiết với nhau.
Sự gắn bó này là do quy trình công nghệ , những vấn đề về kinh tế và
tổ chức sản xuất quyết định . Ngành chăn nuôi cung cấp không chi sản phẩm
cho người tiêu dùng mà con cung cấp phân bón và sức kéo cho ngành trồng
trọt , nó làm tăng độ phì nhiêu của đất , đáp ứng nhu cầu tăng thâm canh
.Nguồn phân bón dồi dào từ chăn nuôi không những có khả năng cung cấp
dinh dưỡng cho cây trồng mà còn góp phần vào việc cải tạo môi trường đất
đai. Điều này cũng phù hợp với mô hình sinh thái bền vững trong thời gian tới
đõy . Sức kéo của đại gia súc cũng đúng gúp khụng nhỏ trong công tác làm
đất , chăm sóc cây trồng kịp thời vụ , vận tải hàng hoá. Đặc biệt là trong nông
thôn với trình độ canh tác còn thấp thì sức kéo là thành phần không thể thiếu ,
tuy vậy trong những năm gần đõy với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật thì sức
kéo của đại gia súc không còn quan trọng với nhưng khu vực cú trình độ canh
tác được cơ giới hoá.
2.2.3. Chăn nuôi cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp nhẹ và
nhiều ngành công nghiệp khác
Do phát triển chăn nuôi không những đảm bảo cân đối trong nội bộ
ngành nông nghiệp mà cũn tác động tới các ngành công nghiệp khác. Đối với

ngành công nghiệp chế biến thì chăn nuôi giữ một vai trò tồn tại của các xí
nghiệp, các nhà máy chế biến sản phẩm của nghành chăn nuụi vỡ nó cung cấp
nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy này hoạt động. Ngược lại thông qua các
nhà máy chế biến lại cung cấp thức ăn cho ngành chăn nuôi . Trước đõy chăn
nuôi chỉ được coi là một ngành phụ , tận dụng của trồng trọt do đó vai trò của
chăn nuụi không được thể hiện , hiện nay khi xã hội phát triển, đời sống của
người dân ngày càng khỏ thỡ chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính trong
nông nghiệp do đó mà vai trò của chăn nuôi trở nên quan trọng hơn
2.2.4. Chăn nuôi phát triển sẽ cung cấp nhiều sản phẩm cho xuất khẩu,
đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của các nước trên thế giới
Vai trò của ngành chăn nuôi cũng được nâng lên một bước khi dạng sản
phẩm xuất khẩu thay đổi từ sản phẩm thô sang sản phẩm qua chế biến , giúp
cho ngành có khả năng thâm nhập vào những thị trường khó tính như Mỹ ,
Nhật , EU Việc xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi nói riêng và hàng hóa nói
chung còn tạo điều kiện mở rộng quan hệ kinh tế , ngoại giao với các nước
nhằm trao đổi các trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho công cuộc xây dựng đất
nước theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
2.2.5. Chăn nuôi là ngành kinh doanh có thể thu được nhiều lãi
Chăn nuụi có điều kiện tăng năng suất cao và sử dụng hợp lý cá loại đất
đai , ngành chăn nuôi có thể tận dụng triệt để các loại phế phẩm của ngành
trồng trọt và chế biến nông sản , đó là những sản phẩm có giá trị dinh dưỡng
thấp được tổng hợp thành các loại thức ăn có giá trị hàm lượng dinh dưỡng
cao thông qua các công tác chế biến cung cấp cho gia súc . Có thể nói đó là
nhân tố làm cho giá thành của sản phẩm của ngành chăn nuôi hạ xuống từ đó
sẽ có được khả năng phát triển nhanh chóng và rộng rãi tạo điều kiện thuận
lợi cho việc tăng thu nhập ,từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần
cho người dân.
Mặt khác , ngành chăn nuôi còn là ngành cung cấp những sảm phẩm
mang tính văn hoá phục vụ cho nhu cầu giải trí hay bảo vệ mùa màng như chó
mèo bắt chuột

Có thể thấy với những vai trò nổi bật trờn thỡ ngành chăn nuôi nói
chung và chăn nuôi lợn nói riêng có một vỡ trớ quan trọng trong sản xuất kinh
doanh nông nghiệp và trong đời sống xã hội , khi mà nền nông nghiệp được
từng bước thay đổi mình để hoà nhập cạnh tranh trong môi trường nông
nghiệp thế giới thì ngành chăn nuụi luôn đóng vai trò chủ đạo , cấp thiết của
nông nghiệp nước nhà. Phát triển chăn nuôi và phối hợp đúng đắn với ngành
trồng trọt đó sẽ là cơ sở để phát triển nông nghiệp toàn diện ,bền vững trên cơ
sở sử dụng hợp lý , đầy đủ ruộng đất và sức lao động và các tư liệu sản xuất
khác. Chăn nuôi lợn trong giai đoạn hiện nay không còn mới mẻ nhưng luôn
tồn tại nhũng bức xúc xung quanh ngành chăn nuôi, việc nghien cứu sẽ từng
bước tháo gỡ khó khăn và tìm ra được hướng đi đúng và hiệu quả cho chăn
nuôi lợn nói riêng và toàn ngành chăn nuôi nói chung
2.3.Vai trò của ngành chăn nuôi lợn ở Huyện Nam Sách_ Hải Dương.
Chăn nuôi là một trong hai ngành sản xuất chủ yếu của nông nghiệp Việt
Nam , sản phẩm chính của chăn nuôi không những đáp ứng được nhu cầu tiêu
dùng của con người mà còn là nguồn nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp
chế biến và là nguồn hàng quan trọng cho mổi quốc gia. Theo thống kê ngành
chăn nuôi và thú y Việt Nam trong 10 năm qua được đầu tư rất ít chỉ chiếm 4%
so với tổng đầu tư cho nông nghiệp . Tuy nhiên , tốc độ phát triển chăn nuụi luôn
đạt trên mức 4.4% /năm tương đương với phát triển của trồng trọt (4.4%/năm)và
cao hơn tốc độ phát triển dịch vụ nông nghiệp (3,2%/năm), đúng góp 19% giá trị
xản xuất nông nghiệp trong nền nông nghiệp với giá trị tổng sản phẩm năm 2000
là 24.960 tỷ đồng ( tương đương 1,65 tỷ USD ). Bên cạnh đó chăn nuôi lợn đúng
gúp khụng nhỏ và kết quả trên với tốc độ tăng trưởng khá : số đầu lợn năm 2000
đạt 20,19 triệu con , đến năm 2002 là 23,17 triệu con , sang đến năm 2004 đã đạt
26,14 triệu con , tốc độ tăng bình quân từ năm 2000-2004 là 5,89%. Chăn nuôi
chủ yếu chỉ tập trung: Miền Bắc có Đồng Bằng Sông Hồng , Đông Bắc và Bắc
Trung Bộ; Miền Nam có : Đông Nam Bộ , Đồng Bằng Sông Cửu Long và
Duyên Hải Miền Trung
Bảng 1: Số lượng lợn theo địa phương

Đơn vị tính : Triệu con
Nguồn : Hội thảo quốc gia về khoa học và phát triển chăn nuôi _ Bộ Nông nghiệp
TT
Khu vực
Số lượng lợn giai đoạn 2000-2004
Năm 2000 2001 % tăng so 2002 % tăng so 2003 % tăng so 2004
% tăng
so
Tỷ lệ tăng
với năm với năm với năm
với năm bình quân
trước trước trước
trước 2000-2004
Cả nước 20.2 21.8
7.97
23.2
6.28
24.88
7.38
26.14
5.06 5.89
Miền Bắc 12.7 14.17
11.4
14.9
5.43
15.89
6.36
16.32
2.71 5.66
1 Đồng Bằng SH 5.4 5.92

9.63
6.31
6.59
6.76
7.13
6.9
2.07 5.56
2 Đông Bắc 3.51 3.87
10.26
4.01
3.62
4.23
5.49
4.39
3.87 5.01
3 Tây Bắc 0.87 1.03
18.39
1.05
1.94
1.1
4.76
1.18
7.27 7.13
4 Bắc Trung Bộ 2.94 3.35
13.95
3.57
6.57
3.8
6.44
3.85

1.32 6.19
Miền Nam 7.47 7.63
2.14
8.23
7.86
8.99
9.23
9.28
9.23 6.29
5 DHMT 1.72 1.92
11.63
2.03
5.73
2.14
5.42
2.22
3.74 5.81
6 Tây Nguyên 1.12 1.11
-0.89
1.19
7.21
1.33
11.76
1.49
12.03 6.61
7 Đông Nam Bộ 1.65 1.65
0
1.86
12.73
2.07

11.29
2.4
15.94 9.09
8 Đông Bằng SCL 2.98 2.95
-1.01
3.15
6.87
3.45
9.52
3.71
7.54 4.9
Huyện Nam Sách thuộc tỉnh Hải Dương là một huyện có lợi thế về
chăn nuôi lợn thịt , ngoài việc tập huấn các vấn đề cơ bản cho người chăn
nuôi để khi thác có hiệu quả thỡ cũn cần phải tổ chức tốt công tác dịch vụ về
thú y, về con giống và nguồn thức ăn chăn nuôi để người chăn nuôi yên tâm
sản xuất
Có thể thấy rằng ngành chăn nuôi lợn thịt tuy có nhiều thuận lợi song
cũng là ngành gặp không ít khó khăn với độ rủi ro cao . Khó khăn trước mắt
là về tài chính còn hạn chế , thứ hai là về trình độ hạn hẹp, sự hiểu biết về
khoa học – kĩ thuật chăn nuụi cũn hạn chế nên chưa thể khai thác tối đa lợi
thế chăn nuôi, ngoài ra khó khăn về dịch bệnh không có thuốc chữa cũng làm
cho người chăn nuôi nhiều khi phải trong cảnh nợ tiền vay ngân hàng bởi dịch
bệnh làm đàn lợn chết không có khả năng thu hồi vốn.Như vậy , để phát triển
chăn nuôi lợn thì ngoài việc người chăn nuôi cần phải nắm rõ đặc điểm của
ngành , đặc điểm của lợn để tìm tòi vận dụng , khống chế sao cho chăn nuôi
đạt hiệu quả cao nhất ,bên cạnh đó nhà nước và địa phương cần phải có những
chính sách hỗ trợ tạo điều kiện cho người chăn nuôi cũng là động lực quan
trọng giúp cho sự phát triển của ngành chăn nuôi và toàn ngành nông nghiệp.
3. Đặc điểm kinh tế kĩ thuật phát triển chăn nuôi lợn ở Việt Nam
Ngành nông nghiệp nói chung và ngành chăn nuôi lợn nói riêng là hoạt

động kinh tế phụ thuục rất lớn vào điều kiện tự nhiên , mà điều kiện tự nhiên
lại diễn ra bất thường và phức tạp. Điều này đã quy định tính đa dạng của
hoạt động sản xuất trong chăn nuôi lợn và nó đòi hỏi các hình thức kinh tế
hợp tác trong chăn nuôi lợn không thể theo một khuôn mẫu hay một hình thức
tổ chức nhất định mà cần xem xét một cách đầy đủ , kỹ lưỡng các đặc điểm
của sản xuất chăn nuôi lợn để có những cái nhìn đỏnh giá tổng quan hơn.
Đối tượng của sản xuất chăn nuôi lợn là sinh vật sống: Sinh vật cú cỏc
quy luật sinh trưởng và phát triển riêng, đòi hỏi sự tác động , chăm sóc đỳng
lúc , đúng kỹ thuật phù hợp với yêu cầu của từng loại vật nuôi để nó sinh
trưởng, phát triển thuận lợi cho năng suất ,sản lượng cao nhất . Từ đó trong tổ
chức sản xuất , cần gắn bó chặt chẽ giữa người lao động với đối tượng sản
xuất chăn nuôi lợn , hợp tác cả về mặt thời gian, không gianvà biện pháp kỹ
thuật tác động.
Quá trình sản xuất xen kẽ nhau về mặt thời gian nhưng vẫn phải đảm
bảo chu kỳ sinh trưởng dẫn đến tính thời vụ ( theo lứa hoặc vụ sản xuất)trong
sản xuất. Đặc điểm này quy định trong chăn nuôi lợn không thể tổ chức theo
lối dây chuyền sản xuất hàng loạt như trong công nghiệp, mà hợp tác sản xuất
phải trên cơ sở phát huy thế mạnh và tận dụng hết khả năng , năng lực sản
xuất của từng đợn vị thành viên với tổ chức kinh tế hợp tác.
Các sản phẩm của chăn nuôi lợn thường là sản phẩm tươi sống khó bảo
quản trong kho , chuồng trại và trong quá trình vận chuyển cần phải được tiêu
thụ nhanh. Trong điều kiện sản xuất hàng hoá khối lượng sản xuất ra sẽ rất
nhiều, các sản phẩm này nếu không được tiêu thụ kịp thời sẽ rất nhanh giảm
chất lượng hoặc ảnh hưởng đến chu kỳ sản xuất sau. Vì vậy các hộ sản xuất ,
các đơn vị sản xuất cần tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác với các cơ sở
giết mổ tập trung và chế biết tiêu thụ sản phẩm.
4. Một số chỉ tiêu nghiên cứu đỏnh giá kết quả và hiệu quả phát triển
chăn nuôi lợn
4.1. Chỉ tiêu kết quả và chi phí.
4.1.1. Giá trị sản xuất ( GO ): Giá trị sản xuất được tính theo 1 chu kỳ sinh

sản . Chỉ tiêu này được tính theo số lượng sản phẩm nhân với giá cả tương
ứng với từng loại sản phẩm. Trong chăn nuôi lợn thịt thì sản phẩm tạo ra là
tổng trọng lượng(kg) lợn nuôi trong một chu kỳ (lứa). Ngoài ra lượng phân
cũng là nguồn thu được tính và giá trị GO
Nếu giá trị sản xuất kí hiệu là : GO thì công thức tính là:
n
GO=∑Qi × Pi
i =1
Trong đó : GO : là giá trị sản xuất
Qi : Tổng trọng lượng sản phẩm (kg)
Pi : Giá bán lợn tạI thờI điểm khảo sát
4.1.2. Chi phí trung gian (IC)
Chi phí trung gian là toàn bộ chi phí vật chất thường xuyên và dịch vụ
được sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm trong một lứa lợn nuôi.
Chi phí trung gian bao gồm các chi phí : thức ăn . thú y, giống .v.v Chi phí
dịch vụ là những khoản chi phí hộ gia đình bỏ tiền ra thuê mướn như dịch vụ
thú y, dịch vụ thuê lao động.
n
IC= ∑ Cj
i=1
4.1.3. Chi phí cố định
Chi phí cố định là những khoản chi phớ khụng biến đổi như : khấu hao
con giống, chuồng trại, lãi vay ngân hàng. Khấu hao chuồng trại, con giống
là phần giá trị tham gia vào sản phẩm hàng năm hay từng lứa và được tách ra
hằng năm
4.1.4. Thu nhập hỗn hợp (MI)
Là phần thu nhập của hộ bao gồm lãi và công lao động gia đình nằm
trong giá trị sản xuất sau khi trừ đi chi phí trung gian.
MI= GO – ( IC + KHTS + T )
Trong đú:MI : Thu nhập hỗn hợp

GO : Giá trị sản xuất
IC : Chi phí trung gian
KHTS : Khấu hao tài sản
T : Thuế
4.1.5. Lợi nhuận (lãi) Pr
Là phần giá trị sản xuất sau khi trừ đi chi phí trung gian , khấu hao, thuế,
lao động gia đình( hoặc thu nhập hỗn hợp trừ đi giá trị lao động gia đình)
Pr = MI – L × Pi
Trong đó: Pr : Là lợi nhuận
MI : Là thu nhập hỗn hợp
L : Là số lượng lao động gia đình
Pi : Giá trị ngày công lao động
( Lao động gia đình được xác định theo thời điểm điều tra và giá trị
ngày công được xã hội thừa nhận tại thời điểm điều tra)
4.2. Các chỉ tiêu hiệu quả
4.2.1. So sánh với tổng chi phí( CPSX)
- Giá trị tổng sản phẩm / Chi phí sản xuất
- Giá trị gia tăng (VA)/ Chi phí sản xuất
- Thu nhập hỗn hợp(MI)/Chi phí sản xuất
4.2.2. Hiệu quả tớnh trờn một ngày lao động
- Giá trị tổng sản phẩm/1ngày lao động
- Giá trị gia tăng(VA)/1ngày lao động
- Thu nhập hỗn hợp(MI)/1ngày lao động
4.3. Một số chỉ tiêu về xã hội
- Các mối quan hệ của nhóm ( bên trong và bên ngoài)
- Tạo việc làm và tăng thu nhập cho nông hộ
- Nâng cao mức sống của người dân
- Tác động đến thể chế chính sách
5. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn
5.1.Tình hình chăn nuôi lợn ở Việt Nam

* Giai đoạn 1960 – 1972 : Trong thời kỳ này HTX nông nghiệp mới
được xây dựng và phát triển ,để khuyến khích phát triển chăn nuôi kinh tế hộ
gia đỡnh,HTX đã giành quỹ đất 5% để chia cho các hộ gia đình ( gọi là đất
5%) .Đổi lại cá hộ gia đình phải nộp một khối lượng lợn nghĩa vụ nhất định
cho HTX và Nhà nước theo lao động. Mặt khác HTX còn đổi thóc lấy lợn để
khuyến khích phát triển chăn nuôi . Trong tất cả các HTX nông nghiệp đề cử
người đi học chuyờn môn về chăn nuôi và thú y để về xã phục vụ xã viên.Đến
năm 1962,1963 hầu hết các HTX đều tiến hành thành lập trại chăn nuôi tạp
thể với mục đích xây dựng thành các trung tâm chăn nuôi trong cỏc xã để
thúc đẩy chăn nuôi gia đình phát triển. Lúc này các trại chăn nuôi tập thể làm
nhiệm vụ cung ứng giống cho các hộ gia đình và làm cầu nối giữa HTX và
Nhà nước trong việc mua bán , trao đổi sản phẩm giữa người chăn nuôi và
Nhà nước . Mặt khác , để khuyến khích phát triển chăn nuôi của nông hộ thì
Nhà nước đã khuyến khích nông dân bán lợn cho Nhà nước bằng việc bán lại
hàng tiêu dùng cho người chăn nuôi hoặc HTX mua lợn thịt của nông dân với
giá 6kg thóc /1kg lợn hơi. Chớnh vỡ lý do này mà trong chăn nuôi lợn đã tăng
lên nhanh chóng cả về số hộ nuôi lợn và số đầu lợn. Sau một thời gian , sản
phẩm lợn thịt vượt quá khả năng tiêu thụ của HTX và các cơ quan Nhà
nước , do vậy đã xuất hiện nhiều tiêu cực trong việc mua bán sản phẩm đã
dẫn đến nông dân gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm, lúc này tư
thương kinh doanh lợn thịt đã có điều kiện phát triển mạnh mẽ để tiêu thụ sản
phẩm cho nông dân , những người có sản phõm không bán được cho Nhà
nước và HTX . Mặc dù bỏn cho tư thương luôn thua thiệt về giá so với bán
cho Nhà nước và HTX nhưng nông dân có thể bán bất kỳ lúc nào và thanh
toán tiền nhanh chóng
* Giai đoạn 1973 – 1988: Đõy là thời kỳ bắt đầu có sự khủng hoảng
của HTX, chăn nuôi tập thể không phát triển. Sự tồn tại của các trang trại
chăn nuôi tập thể lúc này chủ yếu dựa vào quỹ đất 5% nhưng chăn nuôi trong
các hộ gia đình vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ, số lượng lợn nuôi trung bình
2 con/hộ/năm . Sản phẩm lợn thịt được sản xuất ra đã vượt xa khả năng thu

mua của HTX và Nhà nước . Do đó lúc này thị trường mổ lợn tự do của tư
nhân đã phát triển mạnh mẽ . Đến những năm 1980 , chăn nuôi tập thể do
HTX đảm nhận đã bị tan rã , chăn nuôi hộ gia đình tiếp tục phát triển . Sau
nhiều năm được HTX , Nhà nước , tư thương mua lợn dễ dàng với giá cao,
đến lúc này nông dân thực sự khó khăn trong việc bán sản phẩm chăn nuôi
lợn của mỡnh.Số đầu lợn bị giảm nhẹ , tuy nhiên công tác tiêm phòng vẫn
được duy trì và hoạt động tốt với tỷ lệ tiêm phòng vẫn đạt từ 80 –95% tổng
đàn với sự bao cấp của HTX và Nhà nước, đàn lợn đực giống tại các địa
phương được quản lý tương đối tốt.
* Giai đoạn từ 1988 đến nay: Sau khoán 10(1988) , các HTX chuyển
sang làm dịch vụ sản xuất nhưng các dịch vụ sản xuất chăn nuụi thỡ không có
HTX nào đảm nhận thực hiện. Lúc này hoạt động chăn nuôi của các nông hộ
hoàn toàn bị cô độc , ít được sự quan tâm của các cấp chính quyền và HTX
như thời kỡ cũn bao cấp . Mặc dù vậy , các hộ nông dân vẫn tiếp tục phát
triển chăn nuôi với mức đầu tư dinh dưỡng cao hơn( với sự ra đời và phát
triển của các công ty chế biến thức ăn gia súc ) và giống lợn nuôi có tỷ lệ máu
ngoại cao hơn.
Trên phạm vi cả nước , từ khi có nghị quyết 10 ,sản xuất nông nghiệp
đã có những sự phát triển mạnh mẽ và đạt được những thành tựu đáng khích
lệ trong sản xuất , chế biến và xuất khẩu lương thực , thực phẩm và một số
hàng hoỏ khác.
5.2. Các nhân tố ảnh hưởng
5.2.1. Nhân tố tự nhiên
Các yếu tố tự nhiên như: Vị trí địa lý , địa hình đất đai , nguồn nước,
thời tiết khí hậu …đều tác động làm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh
trưởng và phát triển cũng như quá trình chăm sóc , thu hoạch sản phẩm, chế
biến và tiêu thụ nông sản phẩm. Đối với sinh trưởng và phát triển của lợn thì
khí hậu, thời tiết, nguồn nước, thổ nhưỡng đất đai đều có những ảnh hưởng
lớn không chỉ là khả năng tăng trọng nhanh hay chậm của lợn , khả năng tiêu
thụ và phõn hoỏ thức ăn mà còn ảnh hưởng đến sức khoẻ , chất lượng con

lợn. Đặc biệt đối với lợn nuôi thịt thì muốn sinh trưởng khoẻ mạnh, phát triển
nhanh đều thì yêu cầu thời tiết khí hậu phải mát mẻ thoáng , có tính cân đối sẽ
cho năng suất cao, nếu như nhiệt độ quỏ núng hay quá lạnh sẽ ảnh hưởng rất
lớn đến tốc độ tăng trọng và rất dễ mắc những bệnh thường gặp ở lợn như Ho.
Do vậy mà trong chăn nuôi lợn thương phẩm đòi hỏi phải có kĩ thuật chăm
sóc cẩn thận chu đáo , chống nóng , thoáng mát mùa hè, ấm kớn, mùa đông là
rất cần thiết nhằm hạn chế những yếu tố bất lợi đến việc nâng cao năng suất
chất lượng thịt lợn và tăng hiệu quả kinh tế
Khí hậu thời tiết còn ảnh hưởng tới sản xuất và cung cấp thức ăn,tỡnh
hình dịch bệnh và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Nếu thời tiết khí hậu thuận lợi
tạo điều kiện cho con lợn có không khí thoáng mát, chuồng trại sạch sẽ , mầm
mống gây bệnh không có chỗ tồn tại và công tác tiêu thụ sản phẩm thuận tiện
hơn.
Bên cạch đó , nguồn nước cho lợn uống cũng rất quan trọng.Nước vừa
là nước uống , vừa là pha trộn với thức ăn do đó nếu nguồn nước sạch thỡ
tránh cho lợn không bị bệnh , lợn đẹp và tăng trọng nhanh,mặt khác nhu cầu
tắm rữa cho lợn và vệ sinh chuồng trại cũng cần một khối lượng lớn do đó khi
lên kế hoạch chăn nuôi cũng cần phải lưu ý tính toán kỹ những yếu tố điều
kiện tự nhiên sao cho tạo được điều kiện thuận lợi nhất cho công tác chăm sóc
và nuôi dưỡng đàn lợn nhằm đem lại nguồn thu nhập cao cho người chăn nuôi
5.2.2. Nhân tố kinh tế - xã hội
5.2.2.1. Nhân tố kinh tế
Đất đai,vốn sản xuất, thị trường tiêu thụ , cơ sở vật chất - kỹ thuật, giá
thức ăn , công tác thỳ y… có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu
quả kinh tế chăn nuôi lợn thương phẩm .Đất đai thuận lợi tạo điệu kiện mở
rộng chuồng trại chăn nuôi , vốn cho sản xuất tạo điều kiện cho đầu tư mua
con giống , xây sữa chuồng trại, mua cám, và đặc biệt thị trường tiêu thụ có ý
nghĩa quyết định đến mở rộng và phát triển chăn nuôi lợn.
Đất đai là vấn đề đầu tiên khi chăn nuôi, người chăn nuôi đa phần ở
nông thôn, diện tích đất đai nhiều thuận lợi cho xây dựng chuồng trại nhưng

tập trung trong khu dân cư do vậy luôn gặp khó khăn trong việc xử lý chất
thải. Có đất quy hoạch ,đó là vấn đề hiện nay người chăn nuôi ở nông thôn
cần nhất bởi có đất quy hoach tạo thành một khu chăn nuôi tách riêng khu dân
cư như thế không ô nhiễm nguồn nước hay không khí cho dân cư.
Vốn là điều kiện kiên quyết để chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói
riêng , có vốn mới mua được con giống ,đặc biệt là mua được cám với giá rẻ.
Có vốn mới mở rộng chăn nuôi, xây dựng thêm chuồng trại, đầu tư trang thiết bị
cho chăn nuôi. Vốn ban đầu cho chăn nuôi lợn là rất lớn , đa phần người chăn
nuôi phải vay vốn với lãi suất cao ,thời gian thu hồi vốn nhanh và thủ tục vay
còn phức tạp, do vậy để đầu tư cho chăn nuôi cần phải nghiên cứu và các hộ
chăn nuôi phải có tiềm lực về kinh tế , có hiểu biết về khoa học hay kinh nghiêm
chăn nuôi để giảm thiểu tối đa mức độ rủi ro trong chăn nuôi.
Giá thức ăn cho lợn khá cao , chất lượng thức ăn chưa được kiểm soát,
chi phí thức ăn trong giá thành sản phẩm chăn nuôi chỉ chiếm 70% ( số liệu
thống kê năm 2002). Chất lượng thức ăn tại các nhà máy ở Việt Nam có chất
lượng khác nhau và giá bán cũng khác nhau. Hệ thống nhà máy sản xuất thức
ăn công nghiệp còn thiếu , quy mô lớn chưa nhiều ,điều kiện giảm giá thành
thức ăn cũn luụn gặp khó khăn đã đưa đến mức giá cao ( cao hơn các nước
xung quanh từ 20% đến 30% )
Thị trường tiêu thụ sản phẩm là nơi để người chăn nuôi có thể thu về
giá trị sức lao động đã bỏ ra ( vốn + lãi) để có thể quay vòng chăn nuôi tái sản
xuất . Chăn nuôi lợn với đặc thù của sản phẩm là tỷ lệ nạc do vậy thị trường
tiêu thụ luôn đòi hỏi chất lượng con lợn cao, do đó ngành chăn nuôi lợn thịt
đòi hỏi Nhà nước và người chăn nuôi phai có tầm nhìn dài hạn về thị trường
tiêu thụ sản phẩm để đảm bảo khả năng hoàn vốn và có lãi để người chăn nuôi
yên tâm xoay vòng vốn và mở rộng sản xuất.
Hệ thống giống vật nuôi là nguồn cung cấp cho thị trường những con
lợn có chất lượng. giống chuẩn cho con lợn đẹp ,nạc nhiều và giá thành bán
tren thị trường cao,được người tiêu dùng chấp nhận. Theo số liệu thống kê
năm 2005 thì cơ cấu giống trong chăn nuôi lợn ở Việt Nam thì lợn đực chỉ

chiếm 5-7% trong đó : đực lai là 30-32%, đực thuần là 68-70%. Còn lợn nái
chiếm tới 93- 95% trong đú: Nái lai là 63-65%, Nái thuần là 35-37%. Trong
đàn nái ngoại thuần thỡ nỏi Yorshire và Landrance chiếm tỷ lệ từ 80-90%, nái
Duroc và Pietrain chỉ chiếm 2-3%, số còn lại là nỏi khỏc.
Tình hình dịch bệnh cũn khú kiểm soát , hệ thống kiểm soát còn nhiều
hạn chế do thiếu các phương tiện máy móc trang thiết bị, nhân lực và nhận
thức của người chăn nuụi cũn hạn chế . Công tác thanh tra, kiểm tra còn chưa
thường xuyên, hiệu quả của công tác này còn chưa cao do đó người chăn nuôi
đa phần là tự kiểm soát phàng bệnh cho đàn lợn nuôi của mỡnh,và không
tránh khỏi lợn cho ăn chất tăng trọng ,lợn bị dịch bệnh được đưa ra bán ngoài
thị trường.
5.2.2.2. Nhân tố xã hội
Nguồn lao động,tập quán , kinh nghiêm sản xuất và trình độ kỹ thuật
chăm súc nuụi dưỡng của người chăn nuôi lợn đó là những nhân tố xã hội có
ảnh hưởng lớn đến phương thức chăn nuôi và năng suất ,hiệu quả kinh tế.
Thực tế cho thấy rằng ở địa phương nào có tập quán ,kinh nghiệm và người
chăn nuụi cú trình độ hiểu biết thì nơi đó chất lượng đàn lợn luôn cao,lợn đẹp,
không bệnh tật và hiệu quả kinh tế cao hơn so với những nơi thiếu kinh
nghiệm,thiếu trình độ.
Nguồn lao động chăn nuôi lợn không đòi hỏi phải cú trình độ cao
nhưng phải biết chăm sóc và nuôi dưỡng đúng quy trình để có con lợn ‘sạch’
và chất lưọng. Để nâng cao năng suất và chất lượng thịt đòi hỏi người chăn
nuôi phải không ngừng học hỏi kinh nghiệm , thường xuyên trao đổi kiến
thức , tham gia cỏc khoá đào tạo kỹ thuật để có thể tiến hành chăn nuôi mang
lại hiệu quả cao hơn
Tập quán kinh nghiệm sản xuất đó là những cái đã có từ rất lâu , có những
nơi có tập quán ,kinh nghiệm chăn nuôi mang lại hiệu quả cao đó như công tác
chọn giống, công tác chăm sóc , cho ăn, công thức cho ăn hay như cách phòng
chống bệnh và điều rị bệnh cho lợn. Đó là những tập quán kinh nghiệm mà cần
phải được nhân rộng và phát huy , ngược lại có những tập tục ,kinh nghiệm

không đúng, không phù hợp thì cần có giải pháp khắc phục loại bỏ.
Các chính sách kinh tế xã hội ở nước ta đang trong giai đoạn hoàn thiện từ
một nền kinh tế hành chính quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường , do vậy mà
những chính sách đó phải tạo điều kiện thuận lợi cho chăn nuôi lợn , những
chính sách đó đòi hỏi Nhà nước cần phải có sự quan tâm đúng mức và được phổ
biến sâu rộng xuống từng người dân. Vai trò định hướng của Nhà nước là rất
quan trọng bởi nó là tiền đề cho các bước tiếp theo để cho ngành nông nghiệp
nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng phát triển một cách bền vững.
Túm lại,cỏc yếu tố tự nhiên , kinh tế , xã hội có ảnh hưởng tích cực
hoặc tiêu cực đến chăn nuôi lợn ,nhưng nếu người chăn nuôi biết phát huy
được những mặt thuận lợi đó và hạn chế những mặt khó khăn thì trong một
thời gian tới chăn nuôi lợn thịt sẽ phát triển mạnh hơn nữa , trở thành ngành
mang lại ngoại tệ lớn cho nước ta.
5.2.3. Nhân tố kỹ thuật và quản lý
* Về Quy mô chăn nuôi :
Theo kết quả điều tra tình hình chăn nuôi tại hộ gia đình năm 2006 ta
có bảng số liệu như sau:
Bảng 2: Quy mô chăn nuôi lợn thịt của hộ gia đình năm 2006
Chỉ tiêu ( 45 hộ)
Đơn vị Hộ giầu Hộ trung bình
Hộ
nghèo
Diện tích chăn nuôi % 28.68 71.32 0
Số đầu lợn/ô chuồng Con/ô 13.73 8.05 0
Giống lợn 7/8 và 3/4 Siêu nạc và 7/8 0
Loại thức ăn
Cám công
nghiệp HH + Phối trộn 0
Chi phí/con 1000đ/con 1140000 883000 0
Nguồn: Số liệu điều tra các hộ chăn nuôi tại huyện Nam Sách năm 2006 -2007

Quy mô chăn nuôi của các hộ gia đình trong huyện Nam Sách chủ yếu
tập trung ở những hộ kinh tế trung bình,và giầu cũn hộ nghèo hầu như không
chăn nuôi lợn thịt mà có chăn chỉ chăn nuôi lợn nái để bán con giống. Trong
đó diện tích chăn nuôi của các hộ trung bình chiếm 71.32% trong tổng số diện
tích chăn nuôi của các hộ cũn các hộ giầu chỉ có 28.68% . Về khả năng chăn
nuôi và mật độ thả cũng như khả năng chăm sóc cho ăn nhìn tổng thể các hộ
giầu đều vượt trội hơn so với các hộ trung bình , điều đó có thể lý giải một
phần ở chổ các hộ giầu có khả năng tài chớnh vượt trội hơn các hộ trung
bình , do đó họ luôn có xu hướng chăn nuôi với quy mô lớn và đầu tư cao để
giảm thời gian chăm sóc , quay vòng chăn nuôi nhiều hơn, tạo nguồn thu nhập
lớn. Cũn các hộ trung bình , tuy với diện tích chăn nuôi nhiều nhưng đa phần
vốn thiếu nên khả năng chăn nuôi thấp , đầu tư cho con lợn ít , và chăm sóc
chủ yếu theo cách lấy ngắn nuôi dài. Từ bảng 2 ta dễ nhận thấy con lợn 7/8
mỏu ngoại được chăn nuôi là chủ yếu trong nông hộ, tuy nhiên ở những hộ
giầu thì ngoài con lợn 7/8 mỏu ngoại ra thì cũn lại là 3/4 nhưng ở những hộ
trung bình lại tập trung vào con lợn siêu nạc cho năng suất cao, điều đó xuất
phát từ nhu cầu mong muốn tăng hiệu quả kinh tế chăn nuôi của những hộ
này.
* Về hình thức chăn nuôi:
Bảng 3: Hình thức chăn nuôi lợn thịt trong hộ gia đình năm 2006
Chỉ tiêu(45 hộ) Đơn vị Hộ giầu Hộ trung bình
Hộ
nghèo
Nuôi tận dụng % 0 6.67 2.22
Nuôi bán công
nghiệp % 6.67 33.33 0
Nuôi công nghiệp % 20 31.11 0
Nguồn : Số liệu điều tra các hộ chăn nuôi tại huyện Nam Sách năm 2006-2007
Từ bảng số 3 ta nhận thấy rằng các hộ nghèo chăn nuôi không phải là
nghề chớnh nên đa phần là nuôi tận dụng những sản phẩm phụ dư thừa có

trong gia đình ( chiếm 2.22% trong tổng số các hộ điều tra). Ở những hộ giầu
thì lại nuôi theo hình thức công nghiệp là chớnh ( 20% ) bởi sụ tiện lợi trong
chăn nuôi và tiết kiệm tối đa thời gian và lao động , cũn nuôi bán công nghiệp
chie chiếm 6.67% trong tổng số hộ điều tra. Ở những hộ kinh tế trung bình thì
khả năng chăn nuôi công nghiệp và bán công nghiệp tương đối như nhau ,
điều này có thể hiểu như sau ; các hộ trung bình khả năng vốn chăn nuôi thấp
nhưng họ có khao khát làm giầu nên có những hộ vay vốn ngõn hang hay vay
ngoài để mua cám chăn nuôi theo hướng công nghiệp nhằm nõng cao năng
suất và thu hồi vốn nhanh, bên cạnh đó cũng có những hộ vừa cho ăn theo
hướng công nghiệp nhưng họ có nhiều thời gian nhàn rỗi nên phối trộn thêm
các loại thức ăn tổng hợp khác nhằm tăng thêm dinh dưỡng và giảm giá thành
thức ăn chăn nuôi.
6. Kinh nghiệm của một số địa phương chăn nuôi lợn
6.1. Mô hình chăn nuôi lợn của anh Trần Văn Minh
Đó là trang trại chăn nuôi của gia đình anh Trần Văn Minh và chị Phạm
Thị Vân ở xã Quảng Tùng ( huyện Quảng Trạch- Quảng Bình ) . Trong những
tháng đầu năm 2007 , khi mà dịch lở mồm long móng gia súc đang diễn ra khá
nghiêm trọng thì cơ sở chăn nuôi của gia đình anh chị vẫn không hề bị ảnh
hưởng , đó là do anh chị đã làm tốt công tác phòng bệnh. Đõy là một trong
những cơ sở chăn nuôi gia đỡnh có quy mô và loại lớn của tỉnh Quảng Bình .
Với ý tưởng phát triển một trang trại chăn nuôi theo hướng công nghiệp
, từ đầu năm 2006, vợ chồng anh đã dồn hết vốn liếng , vay bạn bè đầu tư xây
dựng chuồng trại . Hệ thống chuồng trại được xây dựng theo mô hình chăn
nuôi công nghiệp có sức nuụi trờn 1000 đầu lợn thịt . Sau khi hoàn thành hệ
thống chuồng trại , anh chị đầu tư nuôi 120 con lợn nái , 700 con lợn thịt và
hàng trăm con lợn giống . Tính trung bình mổi ngày anh chị bỏ ra gần 4triệu
đồng để đầu tư nguồn thức ăn cho đàn lợn , tính cả tháng là hơn 100 triệu
đồng… Như vậy tính ra từ khi lập trang trại đến nay , vợ chồng anh chị đã
đầu tư khoảng 3 tỷ đồng . Cơ sở có năng lực cung cấp lợn giống với số lượng
lớn và chất lượng đảm bảo , riêng lợn thịt không đáp ứng kịp nhu cầu tiêu thụ

của thị trường , nhất là vào các dịp cao điểm. Để đảm bảo cho đàn lợn phát
triển tốt nhất về chất lượng lẫn số lượng , căn cứ vào quy mô trang trại vợ
chồng anh chị đã tiến hành phân loại đàn lợn để nhằm có phương pháp chăm
sóc tốt nhất , thích hợp cho từng giai đoạn phát triển của lợn. Nhờ vậy mà lợn
giống và lợn thịt từ trang trại của anh chị luôn có chất lượng cao , giá cả lại
hợp lý nên ngày càng được thị trường chấp nhận ưa chuộng
6.2. Mô hình chăn nuôi lợn của gia đỡnh ông Nguyễn Hoài Phong
Ông Nguyễn Hoài Phong ở xã HợpTiến ( thôn Cao Đôi xã Hợp Tiến
huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương). Là Bộ đội về hưu , hai ông bà cùng với
diện tích 7200m
2
đất chuyển đổỉ đã canh tác trên mảnh đất đó làm giầu và trở
thành một hộ làm kinh tế điển hình của Huyện . Trên mảnh đất 7200m
2
ông,
bà đào ao thả cá và chăn nuôi lợn, trong đó ông dành 600m
2
để xõy chuồng
trại chăn nuôi , hằng năm với diện tích như vậy ông thả bình quõn từ 300 đến
350 con /năm , nếu hạch toán doanh thu thì bình quõn hằng năm ông bà thu
về trên dưới 100 triệu đồng tiền lói từ bán lợn thịt. Ông cho biết ngoài cách
cho ăn theo một khẩu phần nhất định của từng loại lợn và chế độ ăn khác
nhau thì công tác tiêm phòng cho đàn lợn hết sức quan trọng. Ngoài lợn mẹ
1năm 2 lần tiêm định kì các loại vaccine thì con lợn con sinh ra cũng phải
tiêm phòng đầy đủ để đảm bảo sinh trưởng khoẻ mạnh và chống chịu được
bệnh tật. Mặt khác ông thiết kế các ô chuồng rất khoa học, bình quõn 1con
lợn/1m
2
và chuồng luôn mát về mùa hè , ấm vào mùa đông vì thế mà con lợn
của ông đẹp và được lái thương đánh giá cao. Phõn lợn được ông lấy một

phần vào bioga cũn lại cho xuống ao nuôi cá vừa tiết kiệm được tiền mua thức
ăn cho cá, vừa tăng gia sản xuất vừa có chất đốt. Là một mô hình kinh tế giỏi
nên gia đình ông luôn được lấy làm mô hình kinh tế cho các đoàn nông dõn
tham quan học hỏi kinh nghiệp và phương pháp chăn nuôi.
Chương hai: Thực trạng phát triển chăn nuôi lợn
năm 2003-2004 tại huyện Nam Sách _ Hải Dương
1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Nam Sách có ảnh hưởng
đến phát triển chăn nuôi lợn
1.1. Điều kiện tự nhiên
Nam sách là huyện đồng bằng,nằm giữa châu thổ sông Hồng,ở phía bắc
của tỉnh Hải Dương. Phía bắc giáp huyện Chí Linh, phía nam giáp thành phố Hải
Dương và huyện Thanh Hà, phía đụng giáp huyện Kim Thành và huyện Kinh
Môn, phía tây giáp huyện Cẩm Giàng và huyện Lương Tài ( tỉnh Bắc Ninh)
Diện tích tự nhiên của huyện là 132.8km
2
, chiếm 8.2% diện tích tự
nhiên của tỉnh Hải Dương. Nam Sách nằm trong vùng trọng điểm phía Bắc_
một trong 3 vùng năng động nhất của Việt Nam hiện nay, gần thành phố Hải
Dương, Hà Nội , Hải phòng và Hạ Long nên Nam Sách có nhiều thuận lợi
trong việc liên kết trao đổi , giao lưu hàng hoá , công nghệ, lao động kỹ thuật.
Huyện được bao bọc bởi 3 con sông lớn là sông Thái bình , sông Kinh Thầy
và Hữu sông Lai Vu. Nam Sỏch cú cỏc trục đường quốc lộ 5A, 183 và tuyến
đường sắt Hà Nội - Hải Phòng chạy qua,cựng với các tuyến đường sông cho
phép huyện có vị trí thuận lợi trong giao lưu kinh tế với bên ngoài. Huyện
nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, với đặc trưng nóng ẩm, mưa vào
mùa hè và hanh khô vào mùa đụng, ít chịu ảnh hưởng của bão,đõy là một điều
kiện thuận lợi cho phát triển một hệ thống sinh thái đa dạng và bền vững,
thuận lợi cho phát triển nông nghiệp nói chung . Khí hậu và số giờ nắng trong
năm trên địa bàn tương đối thích hợp, cùng với đặc điểm đất đai phì nhiêu ,
địa hỡnh khỏ bằng phẳng nên có rất nhiều điều kiện thâm canh cây lúa

nước,cõy ăn quả và các loại rau mầu cây thực phẩm khác. Tài nguyên nước
của huyện dồi dào,bao gồm nguồn nước mặt và nước ngầm ,đảm bảo yêu cầu

×