Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

Chuyên đề tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm may len dệt kim ở thị trường Đông Âu của công ty TNHH Đông Đô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (486.32 KB, 56 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp
MỞ ĐẦU
Dệt may là 1 ngành kinh tế lớn của Việt Nam với trên 2000 doanh nghiệp, sử
dụng khoảng 2 triệu lao động, kim ngạch xuất khẩu luôn đứng thứ 2 sau dầu khí,
chiếm khoảng 15% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Để phát triển ngành
Dệt May, Nhà nước khuyến khích mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu
tư thông qua các hình thức hợp tác kinh doanh, công ty liên doanh, công ty liên kết,
cổ phần hóa các doanh nghiệp, doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài.
Công ty trách nhiệm hữu hạn Đông Đô là đơn vị sản xuất kinh doanh hàng
dệt may len được thành lập theo quyết định số 313 QĐ/UB ngày 31/3/1998 của
UBND tỉnh HÀ TÂY giấy phép kinh doanh số 044524 ngày 31/3/1998 của sở kế
hoạch và đầu tư ngành nghề kinh doanh: sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu máy
móc thiết bị nguyên liệu len sợi tổng hợp khác.
Trải qua chặng đường hơn 10 năm xây dựng và phát triển. Công ty len Đông
Đô đã khẳng định được thương hiệu và chất lượng của mình trong lĩnh vực hàng dệt
may len.
Trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH Đông Đô đã cho em thấy
rằng giá trị xuất khẩu của Công ty vào thị trường Đông Âu vẫn chưa xứng tầm
với hình ảnh của công ty. Do vậy em đã chọn đề tài : “Nâng cao năng lực cạnh
tranh sản phẩm may len dệt kim ở thị trường Đông Âu của công ty TNHH Đông
Đô.”
Em xin chân thành cảm ơn Công ty Đông Đô đã tạo điều kiện giúp đỡ, cung
cấp tài liệu để em thực hiện bản báo cáo này
Em xin chân thành cám ơn Th.S Nguyễn Thị Hoài Dung đã góp ý, sửa đổi để
em hoàn thiện đề tài này.
Trần Quang Phục Lớp: Công nghiệp 47B
1
Chuyên đề tốt nghiệp
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH ĐÔNG ĐÔ
I. Giới thiệu chung về công ty


1. Thông tin chung
Tên công ty: công ty TNHH Dệt Len Đông Đô
Tên tiếng Anh: Dong Do Fashion
2. Hình thức pháp lý: công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn 4 thành viên
Kể từ ngày 08/3/2008 tất cả mọi giao dịch của Đông Đô được thực hiện
thông qua ngân hàng “Hanoi building commercial joint stock bank, Hadong
branch”.
Với mã số tài khoản (USD) 170 432 173 000 000 25-5
3. Địa chỉ giao dịch
Trụ sở: Khu CN An Khánh – Hoài Đức – Hà Tây
Điện thoại: 043.4845920
Fax: 043.4561565
Email:
Webside:
4. Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu
nguyên liệu len sợi tổng hợp và các sản phẩm về len. Hiện nay mặt hàng kinh doanh
chính của công ty là sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu áo dệt kim đan ngang.
Do yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh, năm 2006 sổ Kế hoạch đầu tư
tỉnh Hà Tây cho phép Công ty bổ sung thêm ngành nghề là: Kinh doanh nội thất và
chế biến lâm sản.
II. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Đông Đô
1. Lịch sử hình thành
Công ty Đông Đô là đơn vị sản xuất hàng dệt may len được thành lập theo
quyết định số 313 QĐ/UB ngày 31/3/1998 của UBND tỉnh Hà Tây giấy phép kinh
Trần Quang Phục Lớp: Công nghiệp 47B
2
Chuyên đề tốt nghiệp
doanh số 044524 ngày 31/3 năm 1998 của sở Kế hoặch – Đầu tư với ngành nghề
kinh doanh: sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu máy móc thiết bị nguyên liệu len
sợi tổng hợp khác.

Sự hình thành của công ty được hình thành dựa trên 3 yếu tố cơ bản sau:
Thứ nhất, sự chuyển biến công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà Nước từ cơ
chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế Kinh tế thị trường có sự quản lý của
Nhà Nước. Với cơ chế mới này đã tạo cơ hội mới cho các Doanh nghiệp trong nước
phát triển hơn.
Thứ hai, phát huy ưu thế của làng nghề xã La Phù. Đây là cái nôi của mặt
hàng dệt len. Nếu được chú trọng và tổ chức phát triển thì sẽ huy động được khả
năng, tay nghề của các hộ gia công vào guồng hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty.
Thứ ba, sự quan tâm của hội đồng thành viên, sự thống nhất, năng động và
đổi mới của ban Giám Đốc cùng tập thể cán bộ quản lý, toàn thể nhân viên trong
công ty đoàn kết, nhiệt tình và gắn bó với công việc, quyết tâm xây dựng công ty
thành một DN phát triển và bền vững.
2. Quá trình xây dựng và trưởng thành
Ngày 31/3/1998 công ty được thành lập, có tư cách pháp nhân nhưng chưa
có mặt bằng để hoạt động và chỉ có 4 thành viên.
Ngày 1/7/1998 công ty thuê diện tích của xí nghiệp chăn nuôi An Khánh với
tổng diện tích là: 6.772m2. Với phương thức kinh doanh là gia công các mặt hàng
quần len và thị trường chủ yếu là Liên bang Nga và Ukraina, chỉ với 7 cán bộ, 40
lao động thời vụ, 200 lao động gia công.
Năm 2000, nhận thấy thị trường quần len đang ngày càng bị thu nhỏ, kinh
doanh không có hiệu quả, công ty đã chuyển sang mặt hàng áo len mang tính thời
trang và mở rộng thị trường sang Ba Lan và Cộng Hòa Séc. Với mặt hàng này bước
đầu công ty đã gặp nhiều khó khăn với những lô hàng không đảm bảo qui cách sau
khi hoàn thiện giặt sấy.
Trần Quang Phục Lớp: Công nghiệp 47B
3
Chuyên đề tốt nghiệp
Năm 2003, sau khi giải quyết tiền đền bù đất với công ty giống lợn Miền
Bắc, công ty Đông Đô đã đầu tư và xây dựng kiên cố 6000m2 nhà xưởng đạt tiêu

chuẩn Quốc tế, 300m2 công trình phụ trợ và 2000m2 sân đường. Tiếp đó công ty đã
đầu tư các trang thiết bị, máy móc, phương tiện kể cả hệ thống làm mát đảm bảo
môi trường cảnh quan, cải thiện điều kiện làm việc của cán bộ và công nhân. Trong
năm này và những năm kế tiếp, công ty tiếp tục sản xuất mặt hàng áo len, đặc biệt,
công ty bắt đầu sản xuất các loại áo len chất lượng cao và mở rộng thị trường sang
các nước ở Đông Âu.
Năm 2007, công ty đã xây dựng thành công 1 dự án, thuê các chuyên gia
nước ngoài xây dựng, hoàn thiện một số mặt hàng đặc biệt được khách hàng ưa
chuộng và đã mở ra triển vọng lớn cho các năm tới. Số lượng lao động trong công
ty đã tăng lên đáng kể. Trong đó: lao động thời vụ là 397 người, lao động làm gia
công là 900 người, đặc biệt số lượng cán bộ có chuyên môn và được đào tạo đã tăng
lên đến 35 người trong đó có 15 người có trình độ Đại học, 10 người có trình độ cao
đẳng và 10 người có trình độ trung cấp. Bên cạnh đó công nhân cũng được đào tạo
cơ bản và có chuyên môn.
2.1. Xây dựng thực hiện chiến lược sản xuất kinh doanh
Ngay sau khi thuê được mặt bằng khuôn viên khu vực cũ của nông trường
An Khánh việc làm đầu tiên của công ty là: khởi động khôi phục hoang hóa, lầy lội,
tôn tạo sàn đường, sửa chữa nhà cửa để đón tiếp bạn hàng đến giao dịch đỡ quản
ngại. Tư tưởng được quán triệt thấu suốt: đón tiếp khách hàng là đón tiếp những
người bạn mang đến hơi ấm và niềm vui cho mình.
Thông qua sản xuất kinh doanh chiến lược chăm sóc khách hàng có ý nghĩa
rất quan trọng và rất nhiều vấn đề phải được thực hiện nhằm tạo sự tin cậy lẫn nhau
đó là: “giá cả hợp lý; tình cảm thiện chí; đảm bảo chất lượng đồng đều; giao hàng
theo kế hoạch hợp đồng ”. Một vấn đề có tính nguyên tắc khác: không bao giờ được
làm dối làm ẩu. Có đơn hàng bị lỗ (do giá cả ) vẫn phải sòng phẳng và đảm bảo chất
lượng thời gian giao hàng, giữ mối quan hệ tốt đẹp. Chính vì vậy khách hàng còn
Trần Quang Phục Lớp: Công nghiệp 47B
4
Chuyên đề tốt nghiệp
giới thiệu bạn bè, người quen đến với công ty. Chúng tôi coi đó là niềm hạnh phúc

trong kinh doanh.
2.2. Xây dựng tổ chức cán bộ, tạo việc làm cho người lao động.
Về tổ chức: Công ty có hội đồng thành viên (gồm các thành viên góp vốn).
Ban giám đốc công ty là một tập thể điều hành thực hiện nghị quyết, quyết định của
hội đồng thành viên. Sau khi thành lập bước đầu kinh doanh mặt hàng quần len còn
đơn giản nên chỉ có 2 phòng, 1 phân xưởng đó là: phòng kinh doanh, phòng tài vụ
và phân xưởng kiểm soát đóng gói. Quá trình sản xuất năm 2001 sản xuất kinh
doanh mặt hàng áo len là chủ yếu; tổ chức bộ máy cũng tăng lên 3 phòng,3 phân
xưởng nữa đó là: phòng sản xuất, phòng tài chính – tồng hợp và phòng kỹ thuật,
phân xưởng dệt phân xưởng may, phân xưởng giao gia công. Nhờ vậy tỷ lệ tăng
trưởng là 300% ( 9/3) đơn vị. Đến nay cơ cấu tổ chức công ty gồm có:
1. Hội đồng thành viên (bao gồm các thành viên góp vốn)
2. Ban giám đốc công ty
3. Phòng kế hoạch sản xuất
4. Phòng kinh doanh và xuất nhập khẩu
5. Phòng kỹ thuật và quản lý chất lượng
6. Phòng tài chính kế toán
7. Phòng TC – HC
8. Phân xưởng dệt
9. Phân xưởng gia công
10. Phân xưởng may
11. Phân xưởng thành phẩm
Về cán bộ : lúc đầu chỉ có 7 cán bộ kể cả bảo vệ, trong đó có 2 đại học, 4
trung cấp và cao đẳng; 40 lao động thời vụ; 200 lao động gia công.
Đến nay lao động thời vụ 397 người 992%, lao động gia công 900 người
tăng 450%. Quá trình xây dựng là quá trình đào tạo bồi dưỡng đội ngũ chuyên môn
kỹ thuật nên công ty đã có một đội ngũ chuyên môn nhiệt huyết lăn lộn với công
Trần Quang Phục Lớp: Công nghiệp 47B
5
Chuyên đề tốt nghiệp

việc, vững vàng về chuyên môn bước đầu làm được hành chất lượng cao, khách
hàng ở thị trường khó tính chấp nhận.
Đối với công nhân 10 năm qua công ty đã mở được hàng chục lớp thợ dệt,
thợ may cái chính là tạo cho người lao động nâng cao tay nghề cùng đội ngũ cán bộ
công ty tiên phong đi vào cái mới. Kỳ vọng lớn của công ty là tạo được nhiều việc
làm và ngày càng ổn định hơn. Năm 2000 công việc thời vụ chỉ đạt 6 tháng/ năm;
năm 2004- 2005 kéo dài hơn 8 tháng/ năm; năm 2007 công nhân dệt, công nhân
may làm việc liên tục cả năm có mức thu nhập khá ổn định so với các năm trước.
Có thể nói đây là niềm vui của công ty của cán bộ và người lao động.
2.3. Công tác xây dựng cơ sở vật chất
Sau khi làm thủ tục thuê toàn bộ khuôn viên khu văn phòng cũ của nông
trường An Khánh. Một vấn đề gay cấn nổi cộm, nhà văn phòng sập sệ, dột nát
không thể sử dụng cho công việc sản xuất kinh doanh. Công ty Đông Đô buộc phải
sửa chữa cải tạo cơi nới. Trong thời gian cuối năm 1998 đến năm 2001 công ty đã
đầu tư và xây dựng với số tiền là 537289000 đồng. Song đó chỉ là chắp vá tạm thời,
người lao động vẫn phải làm việc trong điều kiện chật chội, nóng bức. Lãnh đạo
công ty Đông Đô luôn day dứt bởi lẽ điều kiện làm việc của công nhân còn rất thấp,
thu nhập chưa đáp ứng được sự mong mỏi của anh chị em.
Cơ hội mở rộng diện tích của công ty phải chờ đến năm 2003 mới có điều
kiện hoàn thành. Được sự chấp thuận của công ty giống lợn Miền Bắc, trực tiếp là
xí nghiệp chăn nuôi gia súc đã thỏa thuận với công ty Đông Đô nhận tiền đền bù
quyền sử dụng đất. Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tây giao đất cho công ty thuê ổn định
với thời hạn 50 năm. Dù vậy công ty cũng phải bỏ ra một số tiền không nhỏ để mở
rộng diện tích công ty, giải phóng điều kiện làm việc cho công nhân. Sau khi được
sở xây dựng phê duyệt, cấp giấy phép xây dựng. Tuy còn khó khăn về tài chính,
nhưng với sự quyết tâm của tập thể cán bộ công nhân viên toàn công ty, công ty đã
vay mượn đầu tư xây dựng kiên cố 6000m2 nhà xưởng, 300m2 công trình phụ trợ
và 2000m2 sàn đường. Đầu tư máy móc thiết bị phương tiện kể cả hệ thống làm mát
Trần Quang Phục Lớp: Công nghiệp 47B
6

Chuyên đề tốt nghiệp
bảo đảm môi trường cảnh quan. Mà điều quan trọng công ty hướng đến là tạo điều
kiện làm việc ngày càng tốt hơn cho anh chị em cán bôk công nhân trong công ty.
Một số hạng mục sau đó cũng nhanh chóng hoàn thành như: văn phòng làm
việc, nhà xe, nhà ăn và một số công trình khác. Niềm vui lớn của công ty là đã xây
dựng hoàn chỉnh nhà xưởng làm việc theo tiêu chuẩn quốc tế. Công ty cũng hi vọng
tập thể cán bộ công nhân toàn công ty bảo vệ tốt nơi làm việc của mình để làm việc
hiệu quả hơn, nâng cao năng suất lao động, nâng cao thu nhập để cải thiện đời sống
góp phần phát triển công ty tiếp tục đi lên.
Trải qua 10 năm một chặng đường xây dựng và trưởng thành, công ty
Đông Đô đã vượt trên tất cả những khó khăn trở ngại chồng chất để ngày càng phát
triển mạnh hơn bền vững hơn. Đó là thành quả cố gắng không ngừng, không quản
ngại khó khăn của không chỉ hội đồng thành viên mà còn của cả toàn bộ tập thể cán
bộ công nhân viên trong toàn công ty TNHH Đông Đô.
III. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 1 số năm gần
đây
1. Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty:
Vì vậy bước sang năm 2007 công ty Đông Đô đã xây dựng một dự án, thuê
chuyên gia tư vấn từ nước ngoài, với số tiền đầu tư rất lớn. Không phụ lòng mong
mỏi của tập thể cán bộ công nhân viên, công sức bỏ ra đã được đền đáp xứng đáng.
Dự án thành công và đi vào hoạt động hiệu quả. Sản lượng áo len đạt 989.684 chiếc
trong năm 2007, bước đầu đã thu hút được một số khách hàng, kể cả những khách
hàng khó tính. Chính điều đó đã mở ra một triển vọng, một tương lai phát triển
mạnh mẽ cho công ty và cho cả người lao động.
Trần Quang Phục Lớp: Công nghiệp 47B
7
Chuyên đề tốt nghiệp
Bảng 1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Đv: vnd

Năm ∑ Tài sản Doanh thu thuần
Lợi nhuận sau
thuế
Nộp ngân sách
Nhà Nước
Thu nhập bình
quân
2003 6.512.063.247 12.443.221.963 53.561.047
68.987.365 720.000
2004 12.805.617.318 22.804.377.944 108.432.563
98.678.750 860.000
2005 11.666.531.321 34.933.579.873 197.602.019
128.849.785 1.000.000
2006 18.005.848.703 36.533.133.164 193.466.188
285.876.548 1.280.000
2007 26.464.462.143 27.909.904.520 263.646.963
646.605.448 1.350.000
2008 33.268.570.460 38.467.982.683 469.874.335
875.656.210 1.560.000

( Nguồn: báo cáo kết quả hđsxkd công ty Đông Đô)
Trần Quang Phục Lớp: Công nghiệp 47B
8
Chuyên đề tốt nghiệp
Biểu đồ 1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh công ty Đông Đô 2003 - 2007
Biểu đồ 2. Doanh thu và lợi nhuận.
(Nguồn: phòng kế toán – công ty Dệt Len Đông Đô)
Trần Quang Phục Lớp: Công nghiệp 47B
9
Chuyên đề tốt nghiệp

Bảng 2: Kết quả HĐSXKD trong 3 năm
Đv: VND
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Doanh thu BH và DV 34.935.064.430 36.533.133.164 27.909.904.520
Các khoản giảm trừ
- Chiết khấu TM
- Giảm giá
- Hàng trả lại 1.484.557
155.765.362
155.765.362
556.570.808
556.570.808
Doanh thu thuần BH và DV 34.933.579.873 36.377.367.802 27.353.333.712
Giá vốn hàng bán 33.528.929.645 34.916.813.588 25.540.848.540
Lợi nhuận gộp 1.460.554.214 1.812.485.172
Doanh thu HĐTC 36.462.241 35.281.098
Chi phí tài chính 101.135.473 27.002.359
Chi phí bán hàng 193.034.201 211.123.972 167.080.542
Chí phí quản lý DN 943.506.805 928.678.922 1.282.827.726
Lợi nhuận thuần từ HDKD 269.646.602 256.138.088 370.855.643
Thu nhập khác 4.800.646 147.075.415
Chi phí khác 151.754.720
Lợi nhuận khác 4.800.646 (4.679.305)
Lợi nhuận trước thuế 275.447.248 256.138.088 366.176.338
Thuế TNDN 76.845.229 71.718.665 102.529.375
Lợi nhuận sau thuế 197.602.019 184.419.423 263.646.963
(Nguồn: bảng KQHĐSXKD công ty Đông Đô)
Trần Quang Phục Lớp: Công nghiệp 47B
10
Chuyên đề tốt nghiệp

2. Nhận xét
Qua bảng trên ta thấy lợi nhuận thuần trong 3 năm khá cao, công ty làm ăn
có lãi. Mặc dù năm 2006 lợi nhuận có giảm so với năm 2005 đó là do công ty xúc
tiến hoạt động bán hàng, làm chi phí bán hàng tăng lên. Tuy nhiên số lượng và tốc
độ giảm không đáng kể. Công ty làm ăn vẫn có lãi và duy trì mức lợi nhuận cao ổn
định ngày càng phát triển hơn. Lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2007 tăng
79.227.540 đồng so với năm 2006 tương ứng tốc độ tăng 42,96%, đây là tín hiệu
đáng mừng đối với công ty. Đó là do công ty đã tập trung sản xuất các lô hàng chất
lượng cao hơn, lợi nhuận thu được lớn hơn, đồng thời tiết kiệm trong sản xuất làm
giảm giá vốn hàng bán. Bên cạnh đó còn phải kể đến chi phí bán hàng giảm đã làm
cho lợi nhuận của công ty tăng.
Ta thấy rằng doanh thu và lợi nhuận của Doanh nghiệp tăng theo từng
năm. Doanh thu năm 2005 tăng gấp 1,53 lần doanh thu năm 2004. Điều này thể
hiện một sự tăng trưởng vượt trội, Đông Đô đã có phương án kinh doanh đúng
đắn khi lựa chọn mặt hàng áo len chất lượng cao và mở rộng vào thị trường của
các nước như: Hàn Quốc, Italia, Pháp… Tương ứng, lợi nhuận sau thuế cũng
tăng gấp 1,82 lần so với năm 2004. Đây thực sự là một năm kinh doanh có hiệu
quả của Đông Đô. Nhưng đến năm 2006 Doanh thu của công ty tăng chậm lại,
chỉ tăng 4,5% so với năm 2005, trong khi lợi nhuận thu về lại giảm 2,1% chứng
tỏ chi phí của năm 2006 cao hơn. Có điều đó là do trong năm 2006 có sự cạnh
tranh khốc liệt từ các công ty trong và ngoài nước đặc biệt là các đối thủ đến từ
Trung Quốc, vì vậy để nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm công ty đã
tăng các khoản chi phí như: quảng cáo, marketing, tìm hiểu thị trường tiêu thụ
mới, các chi phí khác nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm như: chi phí nguyên
vật liệu,… Và với chiến lược mới đó, Đông Đô đã gặt hái được nhiều thành quả
trong năm 2007, mặc dù doanh thu thu về giảm 23,6% so với năm 2006 nhưng
lợi nhuận lại tăng lên 36,28%. Con số này đã nói lên được rằng hướng đi nâng
Trần Quang Phục Lớp: Công nghiệp 47B
11
Chuyên đề tốt nghiệp

cao chất lượng sản phẩm, cần thực hiện theo tiêu chuẩn quốc tế là đúng đắn và
phù hợp. Điều này còn được thể hiện rõ hơn trong năm 2008, Doanh thu tăng
37,83%, tương ứng với lợi nhuận tăng 78,22% so với năm 2007.
Nhìn vào biểu đồ 1.1 ta có thể thấy được cột lợi nhuận còn rất thấp chứng tỏ
chi phí cho sản xuất là rất cao, phần lớn chi phí này được trả cho các nhà cung cấp
các yếu tố đầu vào. Bên cạnh đó, với phương thức kinh doanh chính của Đông Đô
là gia công nên lợi nhuận thu về là còn thấp, chỉ là một phần nhỏ trong tổng số lợi
nhuận đơn hàng thu được ( chiếm khoảng 15-20% ).
Trần Quang Phục Lớp: Công nghiệp 47B
12
Chuyên đề tốt nghiệp
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM
MAY LEN DỆT KIM Ở THỊ TRƯỜNG ĐÔNG ÂU CỦA
CÔNG TY TNHH ĐÔNG ĐÔ
I. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng đến năng lực cạnh
tranh sản phẩm may len dệt kim ở thị trường Đông Âu của công ty
1. Đặc điểm về sản phẩm
Phương thức sản xuất chính của công ty là gia công. Vậy gia công là gì?
Gia công là một hình thức xuất khẩu quốc tế của Doanh nghiệp công nghiệp.
Theo phương thức này, Doanh nghiệp công nghiệp (bên nhận gia công) nhận
nguyên vật liệu do bên nước ngoài đặt hàng giao cho, sử dụng lao động và cơ sở vật
chất kỹ thuật của mình để tổ chức sản xuất sản phẩm theo đơn đặt hàng của khách
hàng bên nước ngoài (mặt hàng, số lượng, chất lượng và thời gian giao hàng). Sau
khi giao hàng bên nhận gia công được thanh toán theo chủng loại, số lượng, và đơn
giá đã thoả thuận.
Hình thức gia công này được áp dụng nhiều trong ngành sử dụng nhiều lao
động trong đó có Dệt may và giày dép, bởi nó mang lại nhiều lợi ích như sau:
Thứ nhất, bên giao gia công có được hàng hoá cung ứng cho thị trường
nhưng không phải thành lập doanh nghiệp sản xuất.

Thứ hai, bên nhận gia công giải quyết được việc làm cho người lao động,
sử dụng được cơ sở vật chất hiện có, có cơ hội dần thâm nhập trực tiếp vào thị
trường quốc tế. Bên cạnh đó, doanh nghiệp nhận gia công không phải tìm kiếm thị
trường đầu ra cho sản phẩm của mình.
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mà gia công mang lại thì các doanh
nghiệp Việt Nam cũng phải chấp nhận những bất lợi không nhỏ: cách bức với người
Trần Quang Phục Lớp: Công nghiệp 47B
13
Chuyên đề tốt nghiệp
tiêu dùng hàng hoá, nhiệm vụ sản xuất; kinh doanh phụ thuộc vào bên gia công và
đặc biệt là mức lợi nhuận thu được rất là thấp. Do đó, nhiều Doanh nghiệp Việt
Nam coi thực hiện gia công là một bước đệm để dần dần chuyển sang hình thức
mua nguyên liệu và bán sản phẩm.
Do đó đặc điểm của từng đơn đặt hàng là không giống nhau. Sản phẩm chính
mà công ty kinh doanh là quần len và hiện nay là áo dệt kim đan ngang. Tùy từng
yêu cầu của khách hàng cho mỗi loại sản phẩm mà công ty luôn cố gắng đáp ứng và
hoàn thành đúng thời hạn giao sản phẩm. Có những đơn hàng với mẫu thiết kế, kiểu
dáng, và chất liệu loại vải đều do phía đối tác đặt hàng cung cấp và công ty chỉ dệt,
may và hoàn thành sản phẩm. Có những đơn hàng công ty được yêu cầu làm tất cả,
từ khâu thiết kế, mẫu mã đến chọn chất liệu len cho phù hợp với sản phẩm. Tuy
nhiên, do chưa có đội ngũ nhân viên thiết kế nên công ty hiện đang phải thuê các
nhà thiết kế từ bên ngoài. Hiện nay dệt gia công tại công ty chiếm đến 80 – 85% và
phần còn lại sản lượng được dệt tại công ty.
Trần Quang Phục Lớp: Công nghiệp 47B
14
Chuyên đề tốt nghiệp
Sơ đồ 1: Quy trình sản xuất sản phẩm dệt kim đan ngang
Trần Quang Phục Lớp: Công nghiệp 47B
Xí nghiệp
dệt

XN
XLH
T
Các
XN
may
Chuẩn bị sợi
Dệt
Kiểm tra, hoàn
thiện, phân loại
Nhập kho
vải mộc
Kiểm
tra
Tiền
xử lý
Tẩy- giặt
Nhuộm-
Giặt
Làm mềm
tách nước
Định dạng
khổ ướt
Sấy
Kiểm tra
phân loại
Compact
Là, cán
vải
Định hình

Nhập
kho vải
thành
phẩm
Kiểm
tra vải
Cắt
May
In thêu
Kiểm tra
phân loại

Hoàn thiện
nhãn mác,
bao gói
Kiểm tra
xuất xưởng
Nhập kho
thành phẩm
Giao hàng
(Nguồn: Công ty TNHH Đông Đô)
15
Chuyên đề tốt nghiệp
Với đặc điểm công nghệ như trên, quy trình sản xuất được kiểm soát chặt
chẽ từng khâu, từng công đoạn. Sản phẩm là áo dệt kim đan ngang đòi hỏi yêu cầu
về nguyên vật liệu ban đầu rất cao, công nghệ sản xuất sản phẩm đòi hỏi phải nhập
từ nước ngoài với số vốn đầu tư ban đầu lớn. Bên cạnh đó cần phải có đội ngũ
chuyên môn am hiểu về máy móc thiết bị và công nghệ, nhằm sử dụng máy móc
thiết bị một cách hiệu quả nhất. Do đó vấn đề đặt ra cho công tác quản lý và sử
dụng TSCĐ là làm sao thu hồi vốn đầu tư một cách nhanh nhất. Sử dụng máy móc

thiết bị một cách hiệu quả nhất tránh tình trạng máy móc nhập khẩu về không sử
dụng được. Đồng thời công tác tính khấu hao phải tính đến hao mòn vô hình vì
công nghệ sản xuất dễ bị sao chép, lac hậu so với thế giới.
2. Đặc điểm nguyên vật liệu
Do sản phẩm chính của Đông Đô là mặt hàng áo len dệt kim đan ngang nên
nguyên liệu chủ yếu là sợi và bông. Với phương thức kinh doanh là gia công nên
chủ yếu nguồn nguyên liệu để sản xuất được các bên đối tác cung cấp. Bên cạnh đó,
các nhà cung ứng nguyên liệu trong nước như: sợi Huế, Dệt 8/3, sợi Hà Nội, nhưng
nhiều hơn hết vẫn là sợi và bông được nhập từ Trung Quốc và Thái Lan. Đây cũng
là xu hướng chung của các Doanh nghiệp Dệt may Việt Nam là nhập nguyên liệu từ
nước ngoài, bởi nguyên liệu trong nước chưa đáp ứng được cho các Doanh nghiệp
này cả về mặt số lượng và chất lượng.
Công ty Đông đô luôn coi trọng việc tìm mua các nguyên liệu với chất liệu
tốt nhất, an toàn nhất và sang trọng nhất để có thể làm ra các sản phẩm có chất
lượng cao. Nguyên liệu có thể từ nhập khẩu từ nước ngoài và có thể mua trong
nước với nhiều chất liệu đa dạng về mầu sắc, tính năng phù hợp cho từng loại sản
phẩm và thời tiết khác nhau.Quý khách hàng đến với Công ty có thể lựa chọn nhiều
chất liệu khác nhau sao cho phù hợp với thiết kế sản phẩm của mình.
Nguyên liệu chính dùng để sản xuất ra sản phẩm dệt kim đan ngang gồm 3
loại chính: nguyên liệu tự nhiên, hóa học và sợi hóa học.
Trần Quang Phục Lớp: Công nghiệp 47B
16
Chuyên đề tốt nghiệp
Nhóm chất liệu tự nhiên:

Sợi 100% Cotton
Sợi được làm từ bông, có các loại chải
thô (CD), Chải kỹ (CM) và chải thô pha chải
kỹ (SM); các chi số sợi thường dùng là 20/2,
30/2.

Sợi Cotton cho ra sản phẩm có chất
lượng cao, đẹp và ấm áp, chất liệu cotton đang
được thịnh hành và sử dụng rộng rãi do là sợi
tự nhiên nên có độ thấm mồ hôi cao, thoáng
khí và cho ra sản phẩm bền và đẹp đây cũng
chính là lý do khiến giá của nó đắt hơn các
chất liệu khác như Acrylic thường

Sợi 100% Cashmere
Sợi được làm từ lông cừu mà được chăn
thả tự nhiên trên đồng cỏ hoặc được nuôi trong
chuồng trại công nghiệp, tuỳ loại cừu ở mỗi
vùng sinh sống mà cho ra các chất liệu sợi
khác nhau.Các chi số thường dùng là 32/2,
24/2
Sợi Cashmere cho ra sản phẩm có chất
lượng rất cao, Áo khi sờ vào mềm mại, mịn
màng, mặc rất ấm và vẫn sang trọng tất nhiên
giá cũng cao hơn các chất liệu khác rất nhiều.

Sợi làm từ tơ tằm tự nhiên, cho sản
phẩm chất lượng cao và quý phái, sản phẩm
làm từ tơ tằm được mịn, mát và nhẹ nhàng
thanh thoát.
Do chất liệu sợi tốt và đẹp nên giá
thành khá cao so với các chất liệu thông
thường khác.
Trần Quang Phục Lớp: Công nghiệp 47B
17
Chuyên đề tốt nghiệp

Sợi 100% tơ tằm (Silk)

Sợi 100% làm từ sữa bò
Sợi làm từ sữa bò nguyên chất, qua
công nghệ chế biến đặc biệt được kéo thành
sợi, sợi cho ra sản phẩm chất lượng cao, thẩm
mỹ, thời trang, sản phẩm được nhẹ nhàng
thanh thoát, mềm mại uyển chuyển phù hợp
với nhiều thiết kế chuyên nghiệp.
Do công nghệ chế biến đặc biệt nên giá
thành khá cao so với các chất liệu thông
thường khác.
Chi số thường dùng là 32/2

Sợi 100% làm từ hạt đỗ
tương
Sợi làm từ hạt đỗ tương tự nhiên, qua
công nghệ chế biến đặc biệt được kéo thành
sợi, sợi cho ra sản phẩm chất lượng cao, thẩm
mỹ, thời trang, sản phẩm được nhẹ nhàng
thanh thoát, mềm mại uyển chuyển phù hợp
với nhiều thiết kế chuyên nghiệp.
Do công nghệ chế biến đặc biệt nên giá
thành khá cao so với các chất liệu thông
thường khác.
Chi số thường dùng là 32/2

Trần Quang Phục Lớp: Công nghiệp 47B
18
Chuyên đề tốt nghiệp


Sợi 100% làm từ tre
(Bamboo)
Sợi làm từ cây tre tự nhiên, qua công
nghệ chế biến đặc biệt được kéo thành sợi, sợi
cho ra sản phẩm chất lượng cao, mềm mại,
thoáng mát.
Do công nghệ chế biến đặc biệt nên giá
thành khá cao so với các chất liệu thông
thường khác.
Chi số thường dùng là 32/2

Nhóm chất liệu nhân tạo:

Sợi 100% Acrylic
Là loại sợi nhân tạo sản phẩm của công
nghệ hoá dầu, phổ biến và tiện dụng trên thị
trường, sợi Acrylic có nhiều ưu điểm như nhẹ,
an toàn với sức khoẻ con người và môi trường,
độ chịu lực tốt, bền và đẹp. Các chi số thường
dùng là 26/2, 28/2, 32/2.
Sợi Acrylic cho sản phẩm đẹp, đa dạng
về kiểu dáng và giá thành phù hợp

Sợi 100% Polyester
Sợi là sản phẩm của công nghệ hoá dầu,
có độ dai và độ chịu lực tốt

Sợi 100% Nylon
Sợi là sản phẩm của công nghệ hoá dầu,

có độ dai và độ chịu lực tốt nên được dùng kết
hợp với các sợi khác để cho ra sản phẩm đẹp và
bền.
Trần Quang Phục Lớp: Công nghiệp 47B
19
Chuyên đề tốt nghiệp
Sợi 100% Visco
Là sản phẩm làm từ gỗ cây, sợi cho ra
sản phẩm có chất lượng cao, sang trọng.
Sợi làm lên sản phẩm đẹp, thời trang nên
giá thành tương đối cao hơn các loại sợi thông
thường khác.
Nhóm chất liệu hỗn hợp, pha trộn:
Sợi Cotton – Acrylic
Tỷ lệ 50/ 50; 30/ 50
Được pha trộn giữa hai loại chất liệu Cotton và
Acrylic nên nó thừa hưởng các đặc tính tốt của cả hai
loại sợi này, cho ra nhiều sản phẩm chất lượng cao,
đẹp và thời trang và đạt được các yêu cầu kỹ thuật
khắt khe.
Các chi số thường dùng: 20/2, 30/2

Sợi Visco - Nylon
Do được pha trộn với sợi nylon nên cho ra sản
phẩm bền chắc hơn.

Sợi Cotton - Đỗ
tương
Sợi cho ra sản phẩm rất đẹp, mịn và mềm mại,
ấm áp và nhẹ nhàng


Cashmere - Tơ tằm
Sản phẩm chất lượng cao, và rất đẹp cho nhiều
thiết kế phức tạp và thời trang.

Cashmere - Nylon
Có độ chịu lực cao hơn sợi cashmere nguyên chất
đạt được các yêu cầu về kỹ thuật và giảm giá thành
so với sợi cashmere nguyên chất.

Tơ tằm - Nylon
Sợi pha giữa hai chất liệu này làm cho sợi có
nhiều ưu điểm hơn và đạt được các yêu cầu cao về
kỹ thuật so với sợi tơ tằm nguyên chất.
Trần Quang Phục Lớp: Công nghiệp 47B
20
Chuyên đề tốt nghiệp
Do nguồn cung ứng bông trong nước còn nhiều hạn chế nên công ty hầu như
phải nhập bông từ nước ngoài, đây cũng là một khó khăn cho công ty trong việc
cung ứng đầu vào cho quá trình sản xuất. Do đó để giảm bớt khó khăn và để giảm
chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm công ty cần phải tìm kiếm thêm các nhà
cung ứng khác để đảm bảo cho chất lượng đầu vào tránh tình trạng lệ thuộc vào một
số nhà cung ứng.
3. Đặc điểm về thị trường và khách hàng
Tám quốc gia Đông Âu có tổng diện tích 1.275.000km2 chiếm 12% diện tích
Châu Âu, đều là những nước có diện tích nhỏ ( lớn nhất là Ba Lan: 312.600 km2,
nhỏ nhất là Anbani:28.700km2 ), nằm liền kề nhau từ bờ biển Bantich ở phía bắc
đến bờ Hắc Hải ở phía đông và ven bờ Ðởa Trung Hải ở phía TN&N. Tiếp giáp với
nhiều nước Châu Âu& Thổ Nhĩ Kỳ ở Châu Á nên các nước Đông Âu có vị trí thuận
lợi để giao lưu buôn bán với các nước khác ở Châu Âu &các khu vực khác trên thế

giới.
Các nước Đông Âu có đủ các dạng địa hình cơ bản: núi, cao nguyên, bình
nguyên. Các hệ thống núi Cac-pat, Bancang, Anpơ - Đinarich không cao lắm, có
nhiều thung lũng sông và đèo cắt ngang nên giao thông trong nước và giữa các
nước không gặp trở ngại lớn. Các khu vực núi có tiềm năng kinh tế lớn, chứa đựng
nguồn tài nguyên khoáng sản quan trọng và nhiều phong cảnh đẹp thu hút khách du
lịch.
Trên các cao nguyên có những đồng cỏ rộng lớn thuận lợi cho việc phát triển
chăn nuôi như cao nguyên Transynvania, Do- ru-gia, cao nguyên Rumani, cao
nguyên Bungari, các cao nguyên miền nam Balan và miền TN CH Sec ,xen kẻ
giữa các miền đồi núi và cao nguyên là các đồng bằng thuộc Balan, Đông Đức,
Hungari, Bungari, Rumani.
Nằm ở khu vực khí hậu ôn đới hải dương & ôn đới lục địa với đặc điểm địa
hình như trên các nước Đông Âu có khả năng và điều kiện thuận lợi để phát triển
nền nông nghiệp ôn đới. Nhiều hệ thống sông lớn chảy qua như Đa-nuyp, Enbơ,
Trần Quang Phục Lớp: Công nghiệp 47B
21
Chuyên đề tốt nghiệp
Ođơ, Vixla, tạo thành những hệ thống giao thông đướng sông khá thuận lợi, là
nguồn cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt và là nguồn thuỷ năng lớn.
Các nước Đông Âu có dân số tương đối đông chiếm khoảng 22% đân số
Châu Âu. Các nước đều có mức độ dân số dân số cao hơn mật đô trung bình toàn
châu. Trừ Anbani các nước còn lại có tỷ lệ gia tăng dân số hàng năm thấp
(Hunggari -0,2%), một số nước có tỉ lệ thị dân khá cao > 60% dân số (CHDC Đức,
Bungari, Tiệp Khắc).
- Hình thức giao thương truyền thống với các nước này sẽ bị phá vỡ và
hướng theo chuẩn mực chung của EU, đặc biệt là những yêu cầu khắt khe về hình
thức, chất lượng, điều kiện vệ sinh, môi trường, nhãn mác, bao bì của sản phẩm.
Trước đây, quan hệ thương mại của Việt Nam và 10 thành viên mới của EU chỉ là
tự phát, được thực hiện bởi các doanh nghiệp quy mô nhỏ, đặc biệt là Việt kiều.

Phẩm chất hàng hóa cũng thấp, giá trị thấp, buôn bán không chính quy. Khi mà 10
nước này tham gia vào thị trường EU 25, toàn bộ hoạt động đó cơ bản sẽ chấm dứt.
Đây là một khó khăn, nhưng về lâu dài sẽ giúp cho doanh nghiệp Việt Nam lớn
mạnh thêm và hội nhập tốt hơn với thương mại thế giới.
Trải qua chặng đường phát triển (10 năm) nhờ sự nỗ lực, phấn đấu không
ngừng của tập thể cán bộ, nhân viên toàn công ty, Đông Đô đã đạt được những
thành tựu đáng kể. Trong những năm đầu công ty đã có được chiến lược kinh doanh
tốt khi nhận thấy được nhu cầu đang tăng của mặt hàng quần len, do đó Đông Đô đã
chuyên sản xuất vào loại hàng này và đã thành công, mặt khác khách hàng chính
của công ty là người Việt kiều có thu nhập thấp và trung bình ở nước ngoài nên chất
lượng, kiểu dáng, mẫu mã chưa đòi hỏi phải cao và cầu kỳ. Do đó ban đầu bước vào
thị trường quần len giao gia công dệt, kiểm soát đóng gói sang thị trường Liên
Bang Nga và Ukraina sản lượng lên đến 850.000 chiếc, đạt doanh số
6.653.0000.000 đồng. Năm 1999 ban Giám Đốc Đông Đô đã nhận ra được khách
hàng tiêu thụ quần len đang tăng, cần tranh thủ thời cơ, mở rộng thị trường và nâng
mức sản lượng quần len lên đến 1.560.000 chiếc, tương ứng với mức tăng 183,5%.
Bên cạnh đó Công ty Đông Đô quyết định thử sức mình với mặt hàng áo len
Trần Quang Phục Lớp: Công nghiệp 47B
22
Chuyên đề tốt nghiệp
thời trang để có thể hiểu được kỹ thuật và tìm kiếm giá trị mới ở đó. Đông Đô đã
sản xuất thử 97.700 chiếc áo và mở rộng thị trường sang Hà Lan, công hòa Sec với
mức doanh thu lên đến 12. 967.916.000 đồng, tương ứng với mức tăng 194,9%.
Phương châm tăng nhanh sản lượng nhằm tận dụng tối đa công suất sản xuất và sức
mua của thị trường được duy trì cho đến năm 2001. Năm 2001 là năm làm ăn phát
đạt và có hiệu quả rất lớn của công ty. Cũng trong giai đoạn này ban giám đốc công
ty đã nhận định được rằng thị trường quần len sẽ bị thu nhỏ lại do có sự cạnh tranh
của các Doanh nghiệp Trung Quốc mà hàng La Phù chưa thể cạnh tranh được cả về
giá cả, chất lượng và mẫu mã.
Công ty Đông Đô xác định mặt hàng áo len là chủ đạo do kỹ thuật của mặt

hàng này phức tạp và lợi nhuận cũng cao hơn, lâu dài và bền vững hơn, quần len chỉ
làm nền cho mặt hàng này. Do đó công ty quyết định giảm lượng sản xuất quần len
xuống chỉ đủ mức theo yêu cầu của khách hàng, tăng sản lượng áo len lên. Nếu năm
1999 sản lượng áo len chỉ đạt 97.700 chiếc thì đến năm 2001 sản lượng đã được
nâng lên 289.270 chiếc, tương ứng với mức tăng 296,07%. Đồng thời với việc nâng
mức sản lượng là việc mở rộng thị trường sang các nước Liên Bang Nga, Ukraina,
Hàn Quốc, Italia, Pháp… Đến năm 2006 công ty nhận thấy thị trường áo len ở
Đông Âu chủ yếu là làm theo thời vụ, sản lượng ít, lợi nhuận thu về chưa cao, mặt
khác trên thị trường này xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh mới cả trong và ngoài
nước đặc biệt là các mặt hàng của Trung Quốc với chất lượng, kiểu dáng đẹp hơn.
Một câu hỏi lớn đã đặt ra cho ban lãnh đạo công ty là làm cách nào để có thể
đứng vững trên thị trường này? Và trong thời điểm này Đông Đô sẽ phải nâng cao
chất lượng sản phẩm, và tạo ra nhiều kiểu dáng mới. Có như thế mới chinh phục
được khách hàng khó tính, tăng uy tín cho doanh nghiệp đồng thời thu hút được
nhiều khách hàng mới, tạo việc làm và tăng thêm thu nhập cho công nhân.
- Khách hàng mục tiêu của công ty là những người Việt kiều có thu nhập
thấp và trung bình với thị trường chính là Đông Âu.
- Sản phẩm thường được xuất khẩu sang thị trường Pháp (chiếm 30-
40%) và các thị trương còn lại chiếm 60 – 70%.
Trần Quang Phục Lớp: Công nghiệp 47B
23
Chuyên đề tốt nghiệp
Thị phần của Đông Đô được thể hiện qua bảng sau:
Trần Quang Phục Lớp: Công nghiệp 47B
24
Chuyên đề tốt nghiệp
Bảng 3: Sản lượng xuất khẩu của công ty Đông Đô
STT Quốc gia Tỷ trọng
1 Pháp 40%
2 Hungary 20%

3 Thổ Nhĩ Kỳ 10%
4 Séc 10%
5 Phần Lan 10%
6 Rumani 10%

(Nguồn:)
Biểu đồ 3 :Sản lượng xuất khẩu của công ty Đông Đô
( Nguồn:)
Qua bảng thị phần trên ta cũng thấy được thị trường chủ yếu của Đông Đô là
Đông Âu. Với đối tượng khách hàng có thu nhập thấp và trung bình thì đây chưa
hẳn là những khách hàng khó tính. Trong khi đó, Dệt len Mùa Đông đã phần nào
chinh phục được những khách hàng khó tính ở các nước như: Mỹ, Nhật Bản, Hàn
Quốc với những mặt hàng chất lượng cao, mẫu mã, kiểu dáng thời trang và đa dạng.
Hiện Đông Đô đang chiếm 10% hàng dệt len xuất khẩu trong kim ngạch
hàng xuất khẩu của Việt Nam.
Hiện nay khi nền kinh tế thế giới đang rơi vào khủng hoảng nên hoạt động
kinh doanh của công ty đang gặp không ít khó khăn. Thị trường tiêu thụ ở nước
Trần Quang Phục Lớp: Công nghiệp 47B
25

×