Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

SKKN PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC LỒNG GHÉP GDKN SỐNG TRONG MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 1 Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.9 KB, 38 trang )

"PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC LỒNG GHÉP GDKN SỐNG TRONG
MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 1 Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN XXX
A - PHẦN MỞ ĐẦU
I - LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Hiện nay, giáo dục kỹ năng sống đang là vấn đề được quan tâm của Bộ
giáo dục và đào tạo và chính thức đưa vào giảng dạy trong nhà trường.
Giáo dục kỹ năng sống không phải là một môn học mới mà nó bao
trùm toàn bộ các hoạt động giáo dục. Trẻ cần việc làm, thông qua giải quyết
những tình huống, chứ không phải nhồi nhét, áp đặt, giáo điều. Trẻ cần học
cách sống thực và hành động ngay trong cuộc sống thực tại nhà trường chứ
không phải học để chuẩn bị vào đời. Chính vì thế giáo dục kỹ năng sống cần
bắt đầu từ nhỏ, trong gia đình, từ từng hành vi cá nhân đơn giản nhất, theo đó
hình thành tính cách và nhân cách. Gia đình và nhà trường cần phối hợp chặt
chẽ trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
Khác việc GDKN sống trong môn đạo đức nhằm mục đích bước đầu
trang bị cho học sinh các kỹ năng sống cần thiết, phù hợp với lứa tuổi tiểu
học, giúp các em biết sống và ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ với
những người thân trong gia đình, với thầy, cô giáo, bạn bè và những người
xung quanh, với cộng đồng quê hương, đất nước và với môi trường tự nhiên,
giúp các em bước đầu biết sống tích cực, chủ động, có mục đích, có kế hoạch,
tự trọng, tự tin. có kỷ luật, biết hợp tác, giản dị, tiết kiệm, gọn gàng, ngăn nắp,
vệ sinh để trở thành con ngoan trong gia đình. HS tích cực của nhà trường
và công dân tốt của xã hội.
Với những lý do trên bản thân tôi chọn "Phương pháp dạy học lồng
ghép GDKN sống trong môn đạo đức lớp 1 ở trường tiểu học Thị Trấn XXX"
làm đề tài nghiên cứu của mình và từ đó định hướng mục tiêu giảng dạy cho
bản thân giúp các em học sinh thực sự "Mỗi ngày đến trường là một ngày
vui".
1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
1
+ Đối tượng:


Học sinh từ khối 1 đến khối 5.
2. Phạm vi nghiên cứu:
- 30 học sinh lớp 1B
- 28 học sinh lớp 1A
3. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra - Phương pháp đối chứng
- Phương pháp phát vấn gợi mở - Phương pháp thực nghiệm
- Phương pháp hỏi đáp, phân tích - Phương pháp thực tiễn
- Phương pháp thuyết trình
B - PHẦN NỘI DUNG
I - THUC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CỦA "PPDH LỒNG GHÉP GDKN SỐNG
TRONG MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 1 Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN XXX
1.1) Thực trạng:
1.1.1) Khái quát tình hình địa phương:
Thị Trấn XXX là trung tâm văn hoá, kinh tế, chính trị của huyện XXX.
Tổng số dân hơn 4000 người được chia thành 7 tiểu khu. Con em trên địa
bàn Thị Trấn phần đa là kinh doanh, dịch vụ buôn bán. Số còn lại là con nông
nghiệp.
Kinh tế phát triển, dân trí cao, phần đa phụ huynh quan tâm giáo dục
đạo đức cho con cái. Một bộ phận mãi mê làm ăn phó mặc cho nhà trường
dạy dỗ và thậm chí không đầu tư, coi thường việc học và hình thành phát triển
nhân cách cho con mình.
1.1.2) Khái quát về tình hình nhà trường tiểu học Thị Trấn XXX.
2
* Tổng số CB, GV, NV: 18 đ/c
Trong đó: - GV trực tiếp đứng lớp: 13 đ/c
(9 GV văn hoá; 3 GV đặc thù; 1 GV ngoại ngữ)
- CBQL: 3 đ/c (ĐH 3/3 đạt 100%).
- GV: + ĐH: 11/13 đ/c (85%)
+ THSP: 2/13 đ/c (15%)

* Kết quả giảng dạy và giáo dục học kỳ I năm học 2010 - 2011:
- Tổng số 230 học sinh. Học 2 buổi/ ngày 100%
- Về văn hoá: + Khá, giỏi: 68%
+ TB: 28%
+ Yếu kém: 4%
- Về hạnh kiểm: 100% thực hiện đầy đủ
- Tổng số tiết dạy môn đạo đức lớp 1
2 tiết/ tuần trong đó: 1 tiết chính khoá
1 tiết buổi 2 (ngoại khoá hoặc rèn kỹ năng chuẩn
mực hành vi đạo đức).
1.2) Thực trạng của: Phương pháp dạy học lồng ghép GDKN sống
trong môi trường Đạo đức lớp 1 ở trường tiểu học Thị Trấn XXX.
1.2.1) Thuận lợi:
Phương pháp lồng ghép GDKN sống trong các môn học nói chung và
môn Đạo đức lớp 1 nói riêng có nhiều thuận lợi. Đó là:
- GDKN sống hiện nay được Bộ GD - ĐT chính thức đưa vào giảng
dạy trong các nhà trường.
- Phòng GD-ĐT, bộ phận chuyên môn tiểu học triển khai sâu rộng, nội
dung giảng dạy, GDKN rõ ràng, cụ thể và xem đây là một trong những yếu tố
không thể thiếu được trong từng môn học.
- BGH nhà trường tiểu học Thị Trấn phổ biến kế hoạch, phương pháp,
hình thức dạy học lồng ghép GDKN sống đến toàn thể giáo viên và từ đó theo
3
dõi sát sao, chỉ đạo kịp thời, điều chỉnh thường xuyên kết quả GDKN sống
đến từng cá nhân học sinh.
- Giáo viên căn cứ vào tình hình lớp, nội dung bài học, đặc điểm. Học
sinh và định hướng cũng như thực hiện GDKN sống một cách có hiệu quả.
- Học sinh tiếp thu và hình thành kỹ năng sống một cách nhẹ nhàng,
thân thiện và vui vẻ.
1.2.2) Khó khăn:

- Phương pháp dạy học lồng ghép GDKN sống trong môn Đạo đức gắn
liền với hoạt động hàng ngày của học sinh nhưng việc giảng dạy chống khô
khan, chán, học sinh không phải thụ động tiếp thu, đây là một việc làm khó
đối với một bộ phận giáo viên nhất là giáo viên nhiều tuổi.
- Một số giáo viên khó khăn khi lựa chọn nội dung, phương pháp,
hình thức giảng dạy GDKN sống vào bài học. Giáo viên nhầm tưởng đây là
một môn học tách biệt, chưa biết khéo léo "Lồng ghép" vào bài dạy một cách
nhịp nhàng.
- Khả năng diễn thuyết, hình thức tổ chức (nhất là Đạo đức tiết 2 hoặc
ngoại khoá), còn rời rạc, dập khuôn, máy móc không lôi cuốn được học sinh
"Vào cuộc" và từ đó hạn chế việc hình thành chuẩn mực, hành vi và "Kỹ năng
sống" (Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng xử) của học sinh.
- Cơ sở vật chất còn thiếu thốn đây cũng là một trong những khó khăn
giáo viên thường gặp phải trong việc thực hiện ý đồ GDKN sống cho học
sinh.
1.3) Hiệu quả của "Phương pháp dạy học lồng ghép GDKN sống
trong môn Đạo đức lớp 1 ở trường tiểu học Thị Trấn XXX".
Như chúng ta đã biết chương trình môn đạo đức nói chung, đạo đức lớp
1 nói riêng bao gồm các hệ thống chuẩn mực hành vi đạo đức và pháp luật cơ
bản, phù hợp với bản thân, với người khác, với công việc, với cộng đồng, đất
nước, nhân loại và với môi trường tự nhiên.
4
Vì lẽ đó khi dạy lồng ghép GDKN sống vào môn đạo đức lớp 1 học
sinh sẽ hình thành các kỹ năng giao tiếp ứng xử (với ông bà, cha mẹ, anh chị
em, bạn bè, thầy cô giáo và mọi người xung quanh). Kỹ năng bày tỏ ý kiến
của bản thân, kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề phù hợp với lứa tuổi
(trong các tình huóng đạo đức ở gia đình, nhà trường và xã hội), kỹ năng giữ
gìn vệ sinh cá nhân, kỹ năng tự phục vụ và quản lý thời gian, kỹ năng thu
thập và xử lý thông tin về các vấn đề trong thực tiễn đời sống ở nhà trường, ở
cộng đồng có liên quan đến chuẩn mực hành vi đạo đức.

Không những thế khi dạy lồng ghép GDKN sống vào các môn học đó
không những thể hiện được nội dung mà còn thể hiện được phương pháp dạy
học đặc trưng của từng môn, từ đó phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo
của học sinh. Thông qua tiết học đạo đức giáo viên tổ chức cho học sinh thực
hiện các hoạt động học tập phong phú, đa dạng như : Kể chuyện theo tranh,
quan sát tranh ảnh, băng hình, tiểu phẩm, múa hát, đọc thơ, vẽ tranh, tô màu
tranh giúp học sinh chiếm lĩnh tri thức mới, tạo cơ hội để học sinh thực
hành, trải nghiệm nhiều kỹ năng sống cần thiết, phù hợp với lứa tuổi.
Do các đặc trưng trên nên có thể khẳng định đạo đức là môn học có
tiềm năng to lớn trong việc GDKN sống cho học sinh tiểu học và " phương
pháp lồng ghép GDKN sống trong môn Đạo đức lớp 1 ở trường tiểu học Thị
Trấn Nông Cống" là một trong những môn học mang lại hiệu quả cao cho
giáo viên trong quá trình giáo dục và học sinh trong quá trình học tập.
1.4) Các giải pháp thực hiện:
1.4.1) Giải pháp 1:
Nắm vững tầm quan trọng việc GDKN sống cho học sinh trong nhà
trường phổ thông.
- Kỹ năng sống thúc đẩy sự phát triển cá nhân và xã hội.
- GDKN sống là yêu cần cấp thiết đối với thế hệ trẻ đặc biệt là đổi mới
phương pháp dạy học.
5
- GDKN sống nhằm thực hiện yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông và
đổi mới phương pháp dạy học.
- GDKN sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông là xu thế chung
của các nhà trường nói chung và trường tiểu học Thị Trấn nói riêng.
1.4.2) Giải pháp 2:
Khả năng giáo dục kỹ năng sống trong môn Đạo đức lớp 1 ở trường
tiểu học Thị Trấn XXX.
- Môn Đạo đức lớp 1 nhằm giáo dục học sinh bước đầu biết cách sống
và ứng xử phù hợp với các chuẩn mực xã hội. Dạy môn Đạo đức lớp 1 là kết

hợp hài hoà giữa trang bị kiến thức với bồi dưỡng tình cảm, niềm tin và hình
thành kỹ năng, hành vi cho học sinh.
Bản thân môn Đạo đức lớp 1 đã chứa đựng nhiều nội dung liên quan
đến kỹ năng sống như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng bày tỏ ý kiến, kỹ năng ra
quyết định và giải quyết vấn đề phù hợp với lứa tuổi, kỹ năng giữ gìn vệ sinh
cá nhân, kỹ năng tự phục vụ và quản lý thời gian, kỹ năng thu thập và xử lý
thông tin
- Phương pháp lồng ghép GDKN sống nhằm mục đích đổi mới phương
pháp dạy học đặc trưng của bộ môn. Các phương pháp và kỹ năng dạy học
tích cực như: Học nhóm, theo dự án, nghiên cứu trường hợp điển hình, giải
quyết vấn đề, đóng vai, trò chơi động não, hỏi chuyện chuyên gia, phòng
tranh tạo cơ hội cho học sinh thực hành, trải nghiệm và thể hiện bản thân,
hình thành kỹ năng sống cần thiết và phù hợp với lứa tuổi.
1.4.3) Giải pháp 3:
Xác định nội dung dạy học lồng ghép và địa chỉ GDKN sống trong
môn Đạo đức lớp 1 ở trường tiểu học Thị Trấn XXX.
Bắt đầu từ năm học XXX ngành giáo dục đưa GDKN sống vào dạy học
lồng ghép trong các môn học, trong đó có môn Đạo đức lớp 1.
- Môn Đạo đức có khả năng giáo dục nhiều KN sống cho học sinh như:
+ Kỹ năng giao tiếp
6
+ Kỹ năng nhận thức
+ Kỹ năng xác định giá trị
+ Kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề
+ Kỹ năng tư duy, phê phán
+ Kỹ năng từ chối
+ Kỹ năng hợp tác
+ Kỹ năng đặt mục tiêu
+ Kỹ năng tìm kiến thức và xử lý thông tin về các vấn đề, hiện tượng
trong đời sống thực tiễn có liên quan đến các chuẩn mực đạod dức, pháp luật

đã học.
+ Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm
+ Tự tin, tự trọng.
Địa chỉ GDKN sống trong môn đạo đức lớp 1 được lồng ghép vào từng
bài cụ thể. Vì thế GV phải nghiên cứu kỹ trước khi giảng dạy cho học sinh.
1.4.4) Giải pháp 4:
Xác định phương pháp, hình thức tổ chức thực hiện GDKN sống trong
từng bài học, tiết dạy môn Đạo đức lớp 1
- Nắm vững cách tiếp cận, phương pháp dạy học lồng ghép GDKN
sống trong môn Đạo Đức lớp 1.
- Nghiên cứu một số phương pháp dạy học tích cực để sử dụng GDKN
sống cho học sinh qua môn Đạo đức lớp 1.
- Khai thác một số kỹ thuật dạy học tích cực khơi dậy khái niệm sống
cho học sinh qua từng bài học, tiết dạy.
- Thực hiện có hiệu quả các bước lên lớp giờ đạo đức lồng ghép GDKN
sống cho học sinh.
- Tổ chức các hoạt động học tập, đa dạng hoá các hình thức dạy học
phong phú, cuốn hút học sinh ham mê học tập từ đó hình thành kỹ năng sống
cho các em.
1.4.5) Giải pháp 5:
7
Xác định những khó khăn, biện pháp khắc phục để từ đó đổi mới
"Phương pháp dạy học lồng ghép GDKN sống trong môn Đạo đức lớp 1 ở
trường tiểu học Thị Trấn XXX".
- Khó khăn về việc lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức
dạy học lồng ghép GDKN sống trong môn Đạo đức lớp 1.
- Kỹ năng sống của học sinh đang thiếu hụt nhiều
- Sự phức tạp của xã hội hiện đại ảnh hưởng đến nhân cách của HS.
- Môi trường, gia đình không chú trọng đến việc hình thành khái niệm
sống cho học sinh.

- Cách đánh giá, bệnh thành tích cũng ảnh hưởng không nhỏ đến khái
niệm sống của học sinh.
- Khó khăn về cơ sở vật chất, năng lực của giáo viên, thời gian, kinh
phí để GDKN sống cho học sinh.
II - BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC LỒNG GHÉP GDKN
SỐNG TRONG MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 1 Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN XXX.
* Biện pháp 1: Xác định tầm quan trọng và mục tiêu của phương pháp
dạy học lồng ghép GDKN sống trong môn Đạo đức lớp 1.
* Yêu cầu:
- Học sinh hiểu được tầm quan trọng của việc hình thành kỹ năng sống
cho mỗi cá nhân.
+ Thực tế cho thấy, có khoảng cách giữa nhận thức và hành vi của con
người, có nhận thức đúng chưa chắc đã có hành vi đúng.
+ Kỹ năng sống là những nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành
thái độ, hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh. Người có KN sống phù hợp
sẽ luôn vững vàng trước những khó khăn, thử thách. Biết ứng xử, giải quyết
vấn đề một cách tích cực, phù hợp.
+ Thiếu KN sống của cá nhân là một nguyên nhân làm nảy sinh nhiều
vấn đề xã hội.
8
+ GDKN sống là yêu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ nói chung và học
sinh lớp 1 nói riêng.
- Nắm vững mục tiêu của GDKN sống trong môn đạo đức lớp 1:
+ Trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị, thái độ và kỹ năng phù
hợp. Trên cơ sở đó hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành
mạnh, tích cực, loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan
hệ, các tình huống và hoạt động hàng ngày.
+ Tạo cơ hội thuận lợi để học sinh thực hiện tốt quyền, bổn phận của
mình và phát triển hài hòa thể chất, trí tuệ, tinh thần đạo đức.
* Tổ chức thực hiện:

- Phân loại theo 4 mức độ (mẫu 1) thông qua trò chơi: "Ném bóng".
+ Mục tiêu: Học sinh thể hiện tự tin trước đông người, có kỹ năng tự
giới thiệu tên và sở thích của mình với người khác. Nhớ tên, sở thích của một
số bạn trong nhóm; biết được trẻ em có quyền có họ tên.
Rèn cho học sinh kỹ năng lắng nghe tích cực:
+ Cách tiến hành: Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm 5 học
sinh. Phổ biến cách chơi như sau: Mối nhóm đứng thành vòng tròn, một em
trong nhóm cầm quả bóng tung cho một bạn. Bạn nhận được bóng sẽ giới
thiệu tên mình và những điều mình thích (sở thích) với bạn trong nhóm. Cứ
lần lượt hết vòng. Trò chơi quay lại yêu cầu các em nhớ tên các bạn và sở
thích mỗi bạn trong nhóm.
Ví dụ:
Vòng 1: Tôi xin tự giới thiệu tên tôi là sở thích của tôi là tôi
rất vui khi được làm quen với các bạn.
Vòng 2: Trong nhóm của tôi gòm bạn, thích học
đàn, bạn tích học vẽ, bạn thích học toán. Bạn tích đá
bóng
Mẫu 1: Mức độ thể hiện KN sống trong lớp 1B Trường Tiểu học Thị trấn.
9
T.số
HS
Tự giới thiệu
về bản thân, sở
thích cá nhân
Giới thiệu được
về mình, về các
bạn biết sở
thích bạn trong
tổ
Không tự giới

thiệu về bạn và
sở thích của
các bạn
Không nói
được cả hai ý
SL TL SL TL SL TL SL TL
30 8 27% 8 27% 9 29% 5 17%
Thông qua bảng thống kê mức độ thể hiện KN sống (mẫu 1) của học
sinh lớp 1B ta thấy: 27% có kỹ năng sống hoàn thiện; 27% đã hình thành kĩ
năng sống; 29% không để ý đến vấn đề xung quanh và 17% không thể hiện
được bản thân.
- Thống kê mức độ hiểu, biết, làm giữa nhận thức và hành vi thông qua
hoạt động: kể về trường, lớp em.
+ Mục tiêu: Học sinh biết tên trường, tên lớp, biết trẻ em có quyền
được đi học. Bổn phận, trách nhiệm và nghĩa vụ của người học sinh.
+ Cách tiến hành: Phát phiếu theo mẫu (mẫu 2), học sinh tự đánh dấu x
vào ô em chọn.
Mẫu 2: Thống kê khoảng cách giữa nhận thức và hành vi (tỷ lệ được
tính cho mỗi yêu cầu là 100%)
T.số
HS
Yêu cầu 1:
Biết tên
trường, tên
lớp
Yêu cầu 2:
Nêu được 4
nhiệm vụ của
người HS
Yêu cầu 3:

Thực hiện
được cả 4
nhiệm vụ
Yêu cầu 4:
Thực hiện
được 1 - 3
nhiệm vụ
Yêu cầu 5:
Không thực
hiện được
nhiệm vụ nào
SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL
30 30 100% 18 60% 8 27% 19 63% 3 10%
Thông qua bảng thống kê giữa nhận thức và hành vi (mẫu 2) ta thấy sự
chênh lệch rất rõ: 60% (18 em) biết được 4 nhiệm vụ của người học sinh
nhưng chỉ có 27% (8 em) thực hiện được cả 4 nhiệm vụ (nhận thức và hành vi
song song với nhau). Số còn lại nhận thức và hành vi không đi đôi với nhau
(nhận thức đúng nhưng hành vi chưa đúng).
10
- Thống kê mức độ diễn đạt của học sinh. Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng
bộc lộ mình (kỹ năng sống) của học sinh lớp 1B (mẫu 3).
Mẫu 3: Thống kê mức độ hoàn thiện kỹ năng sống của học sinh lớp
1B.
Tổng số
HS
Thể hiện KN sống
thành thạo (giao
tiếp, thể hiện, bộc
lộ)
Có thể hiện KN

sống nhưng chưa
thành thạo
Không thể hiện được
KN sống (không tự
bộc lộ, thể hiện, hạn
chế giao tiếp)
SL TL SL TL SL TL
30 8 27% 17 56% 5 17%
Thông qua bảng thống kê mức độ hoàn thiện kỹ năng sống ta thấy có
27% thể hiện được KN sống trong giao tiếp, 56% chưa thành thạo, chưa thể
hiện được mình và 17% không hề thể hiện được bản thân.
2.2. Biện pháp 2: Nghiên cứu khả năng giáo dục kỹ năng sống, tính
cấp thiết của GDKN sống cho học sinhlớp 1 và từ đó lồng thép vào giảng dạy
thông qua các bài đạo đức lớp 1.
* Yêu cầu:
- Nắm vững những KN sống quan trọng, cần giáo dục, tính cấp thiết
của việc giáo dục KN sống cho học sinh lớp 1.
- Biết được các nhóm KN cần giáo dục.
- Lồng ghéo giáo dục KN sống vào từng bài đạo đức cụ thể để dạy cho
học sinh lớp 1.
* Tổ chức thực hiện:
- Trao đổi, thảo luận về vấn đề dạy học lồng ghép giáo dục KN sống,
mức độ cần thiết phải giáo dục KN sống cho học sinh nói chung và học sinh
lớp 1 nói riêng với đồng nghiệp của mình. Từ đó rút ra kết luận (mẫu 4).
Mẫu 4: Thống kê mức độ cần thiết của việc giáo dục KN sống thông
qua dạy học ở 4 trường (Tiểu học Thị trấn, Tiểu học Vạn Thiện, Tiểu học Vạn
Hòa, Tiểu học Minh Thọ)
11
GV
Tính cấp thiết của

PP dạy lồng ghép
GDKN sống trong
môn đạo đức
Có thể hiện dạy lồng
ghép GDKN sống
hoặc không cần thiết
Không cần thiết vì
từ trước đến nay đã
có nhưng không rõ
ràng
SL TL Sl TL SL TL
20 15 75% 3 15% 2 10%
Thông qua bảng thống kê mức độ cần thiết của PPDH lồng ghép giáo
dục KN sống trong môn đạo đức cho học sinh lớp 1 ta thấy 75% giáo viên xét
thấy tính cấp thiết của nó, 15% còn lưỡng lự và 105 cho rằng từ tứơc đến nay
vẫn dạy nhưng chưa gọi thành tên giáo dục KN sống mà tiềm ẩn trong bài
dạy.
- Giáo viên giảng dạy cần nghiên cứu, phân loại và nắm vững các nhóm
kĩ năng giáo dục KN sống cho học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 1
nói riêng. Cụ thể:
+ Các kỹ năng công cụ cơ bản (đọc, viết, tính toán)
+ Các kỹ năng tư duy có phê phán, phân tích và ra quyết định trong một
số tình huống cụ thể.
+ Kỹ năng tự tin (có kiến thức, tin vào khả năng cá nhân mình, tin vào
những điều tốt đẹp).
+ Kỹ năng trung thực (không nói dối, không đối phó, không làm điều gì
không muốn với bạn).
+ Các kỹ năng: Tôn trọng, yêu mến, tự phục vụ (quan tâm đến bản thân
và người khác, yêu mến chăm sóc vật nuôi trong nhà, cây cối ở gia đình, nhà
trường, tự ăn, mặc, tự vệ sinh, tự sắp xếp đồ dùng học tập, tự giác học bài

+ Các kỹ năng: Giao tiếp trong gia đình và môi trường, kỹ năng sử
dụng các vật dụng thông thường, kỹ năng giữ gìn quần áo
+ Các kỹ năng: Xử lý, tiết kiệm (thời gian , địên, nước, đồ chơi, ăn
uống )
+ Các kỹ năng: Chấp hành luật lệ ATGT, vui chơi giải trí, vui chơi học
tập.
12
Mẫu 5: Thống kê mức độ thực hiện 8 nhóm kỹ năng trên của học sinh
lớp 1B.
Tổng
số HS
Thực hiện
tương đối từ 5 -
8 nhóm KN
Thực hiện từ 3
- 5 nhóm KN
Thực hiện được
từ 1 - 3 nhóm
KN
Không thực
hiện được
nhóm KN nào
SL TL % SL TL % SL TL % SL TL %
30 8 27 9 29 10 34 3 10
Nắm vững nội dung 14 bài đạo đức ở lớp 1. Từ đó lồng ghép GDKN
sống vào giảng dạy trên cơ sở nhóm kỹ năng cơ bản qua đó hình thành chuẩn
mực, hành vi cho HS.
2.3) Biện pháp 3:
Xác định nội dung dạy lồng ghép, phương pháp dạy lồng ghép GDKN
sống trong môn đạo đức lớp 1 ở trường tiểu học Thị Trấn XXX.

* Yêu cầu:
- Nắm vững nội dung và địa chỉ GDKN sống trong môn đạo đức lớp 1,
biết cách lựa chọn nội dung dạy lồng ghép GDKN sống trong môn đạo đức
lớp 1.
- Chọn, lựa mục tiêu và các khái niệm sống cơ bản được giáo dục để
giảng dạy cho học sinh.
* Tổ chức thực hiện:
- Nghiên cứu, tìm hiểu và thảo luận với đồng nghiệp về nội dung giáo
dục sắp xếp các kỹ năng có khả năng giáo dục nhiều KN sống cho học sinh.
Cụ thể:
+ Kỹ năng giao tiếp: Chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, nói lời yêu cầu đề nghị,
bày tỏ sự cảm thông chia sẻ, bày tỏ ý kiến, tiếp khách đến nhà, ứng xử khi đến
nhà người khác, khi gặp đám tang, khi gọi điện và nhận điện thoại
+ Kỹ năng tự nhận thức: Biết xác định và đánh giá bản thân (đặc điểm,
sở thích, thói quen, năng khiếu, điểm mạnh, điểm yếu).
13
+ Kỹ năng xác định giá trị (có tình cảm và niềm tin vào các chuẩn mực
hành vi đạo đức đã học).
+ Kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề (bước đầu biết lựa chọn
và thực hiện cách ứng xử phù hợp đối với một số tình huống đạo đức đơn
giản, phổ biến trong cuộc sống hàng ngày).
+ Kỹ năng tư duy phê phán (biết nhận xét, đánh giá các ý kiến, hành
động lời nói, việc làm, các hiện tượng trong đời sống hàng ngày đối chiếu với
các chuẩn mực đã học).
+ Kỹ năng từ chối: Biết cách hợp tác với bạn bè và những người làm
những điều sai trái. Biết cách hợp tác với bạn bè và những người xung quanh,
thực hiện các hoạt động tập thể, hoạt động cộng đồng).
+ Kỹ năng đặt mục tiêu (biết đặt kế hoạch học tập, rèn luyện theo các
chuẩn mực đã học).
+ Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về các vấn đề, hiện tượng trong

đời sống thực tiễn có liên quan đến các chuẩn mực đạo đức, pháp luật đã học.
+ Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm (biết nhận và thực hiện trách nhiệm
bản thân).
+ Kỹ năng tự tin, tự trọng.
- Lựa chọn mục tiêu lồng ghép GDKN sống vào nội dung bài học đạo
đức lớp 1 các KN sống trên được chuyển tải trong quá trình dạy học các bài
đạo đức cụ thể được trình bảy trong ma trận dưới đây:
Tên bài dạy Mục tiêu
Các KN sống cơ bản
được giáo dục
Bài 1: Em là học
sinh lớp một
1. HS biết được:
- Trẻ em có quyền có họ tên, có
- Kỹ năng tự giới thiệu
về bản thân.
14
quyền được đi học.
- Vào lớp 1 có thêm nhiều bạn
mới, có thầy cô giáo mới, học
thêm nhiều điều mới lạ.
2. HS có thái độ:
- Vui vẻ, phấn khởi đi học, tự hào
đã trở thành học sinh lớp 1.
- Biết yêu quí bạn bè, thầy cô
giáo, trường lớp
- Kỹ năng thể hiện sự tự
tin trước đông người.
- Kỹ năng lắng nghe tích
cực

- Kỹ năng trình bày suy
nghĩ, ý tưởng về ngày đầu
tiên đi học, về trường,
lớp, thầy giáo, cô giáo,
bạn bè
Bài 2:
Gọn gàng, sạch sẽ
1. HS hiểu:
- Thế nào là ăn mặc gọn gàng sạch
sẽ.
- ích lợi của việc ăn mặc gọn gàng
sạch sẽ.
2. HS biết giữ gìn vệ sinh cá nhân,
đầu tóc, quần áo, gọn gàng sạch
sẽ.
- Kỹ năng ra quyết định,
giải quyết vấn đề gọn
gàng, sạch sẽ.
- Kỹ năng phê phán đánh
giá những hành vi không
gọn gàng sạch sẽ.
Bài 3:
Giữ gìn sách vở,
đồ dùng học tập
1. HS hiểu:
- Trẻ em có quyền được học hành.
- Giữ gìn sách vở, ĐDHT, giúp
các em thực hiện tốt quyền được
học của mình.
2. HS biết yêu quý và giữ gìn sách

vở, DĐHT.
- Kỹ năng tự tin, tự trọng,
giữ gìn sách vở, DĐHT.
- Kỹ năng suy nghĩ, tư
duy, phê phán với những
hành vi thiếu cẩn thận,
cẩu thả.
Bài 4:
Gia đình em
1. HS hiểu:
- Trẻ em có quyền có gia đình, có
cha mẹ được cha mẹ yêu thương,
chăm sóc.
- Trẻ em có bổn phận lễ phép,
vâng lời cha mẹ, ông bà, anh chị.
- Kỹ năng giới thiệu
những người thân trong
gia đình.
- Kỹ năng ra quyết định
và giải quyết vấn đề để
thể hiện lòng kính yêu
15
2. HS biết:
- Yêu quý gia đình của mình.
- Yêu thương kính trọng, lễ phép
với ông bà.
- Quý trọng nhiều bạn, biết lễ phép
cha mẹ, vâng lời ông bà, cha mẹ.
đối với ông, bà , cha mẹ.
Bài 5:

Lễ phép với anh
chị, những người
em nhỏ.
1. HS hiểu:
- Đối với anh chị em cần lễ phép
đối với em nhỏ cần nhường nhịn,
có như vậy anh chị em mới hoà
thuận, cha mẹ với vui lòng.
2. HS biết cư xử lễ phép với anh,
chị, nhường nhịn em nhỏ trong
gia đình.
- Kỹ năng ứng xử, giao
tiếp với anh chị em trong
gia đình.
- Kỹ năng ra quyết định
và giải quyết vấn đề thể
hiện lễ phép, nhường
nhịn.
Bài 6:
Nghiêm trong khi
chào cờ
1. HS hiểu:
- Trẻ em có quyền có quốc tịch.
- Quốc kỳ Việt Nam là lá cờ đỏ, ở
giữa có ngôi sao vàng 5 cánh.
- Quốc kỳ tượng trưng cho đất
nước, cần trân trọng giữ gìn.
2. HS biết:
- Tự hào mình là người Việt Nam
- Phân biệt tư thế đứng chào cờ,

nghiêm trong giờ chào cờ.
- Kỹ năng ra quyết định
và giải quyết vấn đề để
thể hiện sự nghiêm trong
khi chào cờ.
- Kỹ năng phê phán, đánh
giá những hành vi, cử chỉ
không tốt, thiếu nghiêm
trong khi chào cờ.
Bài 7:
Đi học đều và
đúng giờ
1. HS hiểu:
- ích lợi của việc đi học đều và
đúng giờ.
2. HS biết:
Thực hiện việc đi học đều và đúng
giờ.
- Kỹ năng giải quyết vấn
đề đi học đều và đúng giờ
- Kỹ năng quản lý thời
gian đi học đều và đúng
giờ.
16
Bài 8:
Trật tự trong
trường học
1. HS hiểu:
- Cẩn thận giữ gìn trật tự trong giờ
học và khi ra, vào lớp.

- Giữ gìn trật tự trong giờ học khi
ra, vào lớp là thực hiện tốt quyền
trẻ em.
2. HS biết:
Giữ trật tự khi ra vào lớp.
- Kỹ năng ra quyết định
- Biết giữ trật tự trong
trường học.
- Kỹ năng giao tiếp, ứng
xử trong nhà trường.
Bài 9:
Lễ phép, vâng lời
thầy giáo, cô giáo
1. HS hiểu:
Thầy cô giáo là những người
không quản khó nhọc, chăm sóc
dạy dỗ em. Vì vậy các em cần lễ
phép vâng lời với thầy, cô giáo.
Kỹ năng giao tiếp, ứng
xử, lễ phép với thầy giáo,
cô giáo.
Bài 10:
Em và các bạn
1. HS hiểu:
- Trẻ em có quyền học tập, có
quyền được vui chơi, có quyền kết
giao bạn bè.
2. HS biết:
Hành vi cư xử đúng với bạn bè.
- Kỹ năng thể hiện sự tự

tin, tự trọng.
- Kỹ năng phê phán, đánh
giá những hành vi cư xử
chưa tốt với bạn bè.
Bài 11:
Đi bộ đúng luật
1. HS hiểu:
- Phải đi bộ trên vỉa hè, nếu đường
không có vỉa hè phải đi sát lề
đường.
- ĐI bộ đúng quy định là đảm bảo
an toàn cho bản thân.
2. HS biết: Đi bộ đúng quy định
- Kỹ năng an toàn khi đi
bộ
- Kỹ năng phê phán đánh
giá những hành vi đi bộ
không đúng quy định
Bài 12:
Cảm ơn và xin lỗi
1. HS hiểu:
- Khi nào cần cảm ơn, xin lỗi
- Vì sao cần cảm ơn, xin lỗi
2. HS biết:
- Kỹ năng giao tiếp, ứng
xử với mọi người
- Biết cảm ơn và xin lỗi
phù hợp trong từng tình
17
- Tôn trọng, chân thành khi giao

tiếp
- Quý trọng những người biết cảm
ơn, xin lỗi
huống cụ thể.
Bài 13:
Chào hỏi và tạm
biệt
1. HS hiểu:
- Cần chào hỏi khi gặp gỡ, tạm
biệt khi chia tay.
- Cách chào hỏi, tạm biệt, ý nghĩa
của nó.
2. HS biết:
- Tôn trọng, lễ phép với mọi người
- Biết chào hỏi, tạm biệt trong
từng tình huống
- Kỹ năng giao tiếp, ứng
xử với mọi người.
- Biết chào hỏi khi gặp gỡ
và tạm biệt khi chia tay.
Bài 14:
Bảo vệ hoa và cây
nơi công cộng
1. HS hiểu:
- Lợi ích của cây và hoa nơi công
cộng.
2. HS biết:
- Bảo vệ cây và hoa nơi công
cộng
- Kỹ năng ra quyết định

và giải quyết vấn đề trong
tình huống, bảo vệ hoa
màu và cây nơi công
cộng.
- Kỹ năng tư duy phê
phán.
2.4. Biện pháp 4:
Xác định phương pháp, hình thức thực hiện dạy lồng ghép GDKN sống
vào từng bài cụ thể. Cách thức soạn, giảng GDKN sống trong bài đạo đức lớp
1.
* Yêu cầu:
- Giáo viên nắm vững phương pháp dạy học lồng ghép GDKN sống
trong từng bài cụ thể. Lên kế hoạch giảng dạy (kế hoạch bài dạy cá nhân).
- Đổi mới cách soạn giáo án theo: Phương pháp dạy học lồng ghép
GDKN sống trong môn đạo đức lớp 1 ở trường tiểu học Thị Trấn XXX).
18
* Tổ chức thực hiện:
- Nghiên cứu, lên kế hoạch, đưa ra phương pháp, hình thức tổ chức dạy
học lồng ghép GDKN sống cho từng bài. Cụ thể:
Tên bài dạy
PP kỹ thụât dạy học tích
cực có thể sử dụng
Hình thức, tổ chức dạy học
có thể sử dụng
Bài 1:
Em là học sinh lớp 1
Tổ chức trò chơi, thảo luận
nhóm, động não, trình bày 1
phút.
Chia nhóm, giao nhiệm vụ

"Chúng em biết 3".
Bài 2:
Gọn gàng, sạch sẽ
Thảo luận nhóm, tổ chức trò
chơi, xử lý tình huống, trình
bày 1 phút.
Chia nhóm "Hỏi chuyên
gia"; "Hoàn tất nhiệm vụ"
Bài 3:
Giữ gìn sách vở,
ĐDHT
Thảo luận nhóm, động não,
xử lý tình huống
"Viết tích cực"; "Nói cách
khác"
Bài 4:
Gia đình em
Thảo luận nhóm, đóng vai,
xử lý tình huống
Chia nhóm "Mảnh ghép"
"Hỏi và trả lời"
Bài 5:
Lễ phép với anh chị,
nhường nhịn em nhỏ
Thảo luận nhóm, đóng vai,
xử lý tình huống
"Nói cách khác", đóng vai,
người học trình bày.
Bài 6:
Nghiêm trong khi

chào cờ
Động não, xử lý tình huống,
trình bày 1 phút
Nêu vấn đề, đóng vai "Hoàn
tất nhiệm vụ"
Bài 7:
Học đều và đúng giờ
Thảo luận nhóm, động não,
xử lý tình huống
Đóng kịch ngắn, hỏi đáp, trò
chơi, thảo luận.
Bài 8:
Trật tự trong trường
học
Thảo luận nhóm, động não
trò chơi
Cá nhân, "Viết tích cực";
"Đọc tích cực"
Bài 9:
Lễ phép với thầy
giáo, cô giáo
Thảo luận nhóm, đóng vai,
động não
"Nói cách khác", phân tích,
đặt vấn đề
19
Bài 10:
Em và các bạn
Thảo luận nhóm, đóng vai tổ
chức trò chơi, trình bày 1

phút
"Đọc hợp tác"; "Hỏi chuyên
gia"; "Chúng em biết 3".
Bài 11:
Đi bộ đúng quy cách
Trò chơi, thảo luận nhóm,
động não.
"Mảnh ghép"; "Hoàn tất một
nhiệm vụ"; "nói cách khác".
Bài 12:
Cảm ơn và xin lỗi
Trò chơi, thảo luận nhóm,
đóng vai, xử lý tình huống,
động não.
"Nói cách khác"; phân tích
phim; "Hỏi chuyên gia".
Bài 13:
Chào hỏi và tạm biệt
Trò chơi, thảo luận nhóm,
đóng vai, xử lý tình huống,
động não.
"Hỏi và trả lời"; "chúng em
biết 3"; "Khăn trải bàn".
Bài 14:
Bảo vệ hoa và cây nơi
công cộng
Thảo luận nhóm, động não
xử lý tình huống.
Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ
"Viết tích cực".

Sau khi nghiên cứu đưa ra phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
lồng ghép GDKN sống trong môn đạo đức. Giáo viên lên kế hoạch giảng
dạy và tiếp tục nghiên cứu các bước thực hiện, một bài GDKN sống theo 4
bước (4 giai đoạn ) sau:
+ Bước 1: (Giai đoạn 1): Khám phá
- Mục tiêu: Kích thích sự tìm hiểu xem các em đã biết gì về những khái
niệm, kỹ năng, kiến thức sẽ được học.
Giúp HS đánh giá, xác định thực trạng (KT, KN) của HS trước khi giới
thiệu vấn đề mới.
* Vai trò của giáo viên và học sinh:
Giáo viên đóng vai trò lập kế hoạch, khởi động, đặt câu hỏi, nêu vấn
đề, ghi chép. HS cần chia sẻ, trao đổi, phản hồi, xử lý thông tin, ghi chép
+ Bước 2: (Giai đoạn 2): Kết nối
20
* Mục tiêu: Giới thiệu, KT và KN mới thông qua việc tạo "kết nối" liên
kết giữa cái "đã biết" và "chưa biết" cầu nối này sẽ kết nối hiện có của
học sinh với bài học mới.
* Vai trò của GV và HS:
GV đóng vai trò của người hướng dẫn, HS là người phản hồi trình bày
quan điểm, ý kiến. Đặt câu hỏi, trả lời.
+ Bước 3: (Giai đoạn 3): Thực hành/ luyện tập
* Mục tiêu: Tạo cơ hội cho người học thực hành vận dụng KT và KN
mới vào bối cảnh, hoàn cảnh, điều kiện có ý nghĩa. Định hướng để HS thực
hành đúng cách. Điều chỉnh những hiểu biết và kỹ năng còn sai lệch.
* Vai trò của GV và HS:
GV đóng vai trò người hướng dẫn, hỗ trợ. HS đóng vai trò thực hiện,
người khám phá.
+ Bước 4: (Giai đoạn 4): Vận dụng.
* Mục tiêu: Tạo cơ hội cho HS tích hợp, mở rộng và vận dụng KT, KN
có được vào tình huống, bối cảnh mới.

* Vai trò của GV và HS:
GV đóng vai trò người hướng dẫn và người đánh giá. HS đóng vai trò
người lập kế hoạch, người sáng tạo, thành viên nhóm, người giải quyết vấn
đề, người trình bày và người đánh giá.
Qua 4 bước thực hiện một bài dạy theo hướng GDKN sống. GV sử
dụng lồng ghép vào thiết kế bài dạy đạo đức lớp 1 một cách phù hợp.
- Người GV trong quá trình giảng dạy cần sử dụng một số kỹ thuật dạy
học tích cực như:
+ Kỹ thuật chia nhóm + Kỹ thuật các "mảnh ghép"
+ Kỹ thuật giao nhiệm vụ + Kỹ thuật động não
+ Kỹ thuật đặt câu hỏi + Kỹ thuật trình bày "1 phút"
+ Kỹ thuật "khăn trải bàn" + Kỹ thuật "chúng em biết 3"
+ Kỹ thuật phòng tranh + Kỹ thuật "hỏi và trả lời"
21
+ Kỹ thuật công đoạn + Kỹ thuật "hỏi chuyên gia"
+ Kỹ thuật "hoàn tất nhiệm vụ + Kỹ thuật "bản đồ tư duy"
+ Kỹ thuật "viết tích cực + Kỹ thuật "nói cách khác
+ Kỹ thuật "đọc hợp tác" + Phân tích phim
+ Tóm tắt nội dung tài liệu theo nhóm.
2.5) Biện pháp 5: Biện pháp khắc phục khó khăn trong việc đổi mới
phương pháp dạy học lồng ghép GDKN sống trong môn đạo đức lớp 1 trường
Tiểu học Thị Trấn Nông Cống.
* Yêu cầu:
- Xác định những nguyên nhân dẫn đến khó khăn có thể xảy ra trong
phương pháp dạy học lồng ghép GDKN sống.
- Biện pháp khắc phục
* Tổ chức thực hiện:
- Khó khăn trong việc chọn lựa nội dung, phương pháp, hình thức tổ
chức dạy học lồng ghép GDKN sống trong môn đạo đức lớp 1.
Mẫu 6: Thống kê những khó khăn thường gặp phải từ phía giáo viên

Tổng
số GV
Khó khăn về
việc lồng ghép
mục tiêu với
GDKN sống
Khó khăn về
lựa chọn nội
dung
Khó khăn về
đổi mới
phương pháp
dạy lồng ghép
Khó khăn về
lựa chọn kỹ
thuật dạy học
SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%
20 3 15 8 40 6 30 3 15
Qua bảng thống kê ta thấy số GV khó khăn trong việc lựa chọn nội
dung và đổi mới phương pháp dạy lồng ghép chiếm 70%. Đây chính là mấu
chốt giúp người dạy thực hiện được ý đồ dạy lồng ghép GDKN sống.
- Những khó khăn chủ quan, khách quan từ phía học sinh.
Mẫu 7: Thống kê những khó khăn từ phía học sinh lớp 1
22
Tổng
số HS
Kỹ năng sống
thiếu, hụt nhiều
Khả năng diễn
đạt của HS kém

HS ngại giao
tiếp
Sự trải nghiệm
của HS ít
SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%
30 8 27 10 34 6 19.5 6 19.5
Thông qua bảng kê cho ta thấy khó khăn từ phía học sinh rất nhiều
song chủ yếu có 4 khó khăn cơ bản ảnh hưởng đến phương pháp GDKN sống
cho học sinh lớp 1 qua môn Đạo đức.
- Khó khăn từ nhiều phía tác động đến việc GDKN sống cho HS.
Mẫu 8: Khó khăn từ nhiều phía tác động đến HS lớp 1
Tổng
số GV
Sự phức tạp
của XH ảnh
hưởng đến
nhân cách HS
NT, GĐ không
chú trọng đến
GDKNsống
cho HS
Cách đánh giá
theo bệnh
thành tích ảnh
hưởng đến HS
Khó khăn về
CSVC ảnh
hướng đến HS
SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%
20 5 25 7 35 4 20 4 20

Qua bảng thống kê trên ta thấy sự phức tạp của xã hội, sự thờ ơ của
nhà trường, gia đình, cách đánh giá, nhìn nhận theo bệnh thành tích và thiếu
CSVC tất cả đều ảnh hưởng đến phương pháp GDKN sống trong môn đạo
đức lớp 1.
III - DẠY THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG QUÁ TRÌNH
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC LỒNG GHÉP GDKN SỐNG TRONG MÔN
ĐẠO ĐỨC Ở LỚP 1 TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN NÔNG CỐNG.
1. Dạy thực nghiệm:
Sau khi nghiên cứu thực trạng cũng như đưa ra giải pháp, tìm ra biện
pháp. Thấy được khó khăn tìm biện pháp khắc phục phương pháp dạy học
lồng ghép GDKN sống trong môn đạo đức lớp 1. Bản thân tôi tiến hành dạy
thực nghiệm 2 giờ đạo đức lớp 1.
23
* Giờ thứ nhất: Dạy học không lồng ghép GDKN sống (Giáo án 1).
Bài dạy: bài 13: Chào hỏi và tạm biệt (tiết 1)
Ngày dạy: 1/2/XXX (Buổi sáng)
Người dạy: XXX
Lớp dạy: 1A
Địa điểm: Trường tiểu học Thị Trấn XXX
Tổng số: 28 HS
* Giờ thứ hai: Dạy học lồng ghép GDKN sống (Giáo án 2)
Bài dạy: Bài 13: Chào hỏi và tạm biệt (tiết 1)
Ngày dạy: 1/2/XXX1 (buổi chiều)
Người dạy: XXX
Lớp dạy: 1B
Địa điểm: Trường tiểu học Thị Trấn XXX
Tổng số: 30 HS.
2. Kết quả đạt được:
Mẫu 9: Kết quả bài dạy (tỉ lệ mỗi yêu cầu được tính 100%)
Giờ thứ nhất

1A (không
lồng ghép
GDKN sống)
Biết khi nào
cần chào hỏi,
khi nào tạm
biệt
Biết ý nghĩa
chào hỏi, tạm
biệt
Biết cảm ơn,
xin lỗi trong
tình huống cụ
thể
Xử lý trong các
tình huống
khác
SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%
28 HS 28 93 25 83 28 93 24 80
Giờ thứ hai 1B
(có lồng ghép
GDKN sống)
30 HS 28 93 25 83 28 93 24 80
Nhìn vào bảng số liệu cho ta thấy khi dạy học thông thường khả năng
nhận biết, xử lý tình huống không đạt được quá nửa.
24
Khi dạy theo phương pháp dạy học lồng ghép DGKN sống trong môn
đạo đức lớp 1 khả năng nhận biết, xử lý tình huóng, giao tiếp khi cần thiết rất
cao (80% trở lên).
Mẫu 10: Thống kê kỹ năng sống cơ bản giáo dục trong bài dạy (bài 13)

Giờ
Tổng
số HS
Kỹ năng giao
tiếp
Kỹ năng ứng
xử
Kỹ năng ứng
xử tình huống
Kỹ năng hợp
tác
SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%
Thứ nhất 28 13 45 10 36 11 39 11 39
Thứ hai 30 28 93 28 93 26 87 25 83
So sánh giữa 2 giờ dạy ta thấy giờ thứ hai (phương pháp dạy học lồng
ghép GDKN sống) khả năng hình thành các kỹ năng (giao tiếp, ứng xử, xử lý
tình huống, hợp tác) đạt từ 87% trở lên. Giờ dạy thứ nhất kỹ năng sống của
HS thiếu hụt trầm trọng.
3. Bài học kinh nghiệm:
Phương pháp dạy học lồng ghép GDKN sống trong môn đạo đức ở lớp
1 trường Tiểu học Thị Trấn XXX đã góp phần to lớn vào việc giáo dục học
sinh bước đầu biết cách sống và ứng xử phù hợp với các chuẩn mực xã hội.
Kết hợp hài hoà giữa việc trang bị kiến thức với bồi dưỡng tình cảm, niềm tin
và hình thành kỹ năng hành vi cho học sinh. Giúp các em bước đầu biết sống
tích cực, chủ động, có mục đích, có kế hoạch, tự trọng, tự tin, có kỷ luật, biết
hợp tác, giản dị, tiết kiệm, gọn gàng, ngăn nắp, vệ sinh để từ đó trở thành
con ngoan trong gia đình. HS tích cực của nhà trường và công dân tốt của xã
hội.
Muốn đạt được kết quả cao người giáo viên giảng dạy phải lưu ý thiết
kế những giờ học đạo đức lồng ghép GDKN sống sao cho các em được "làm"

để học, được "trải nghiệm" như trong cuộc sống thực của các em. Giáo viên
phải:
- Hiểu rõ mục tiêu của bài: Cần hình thành cái gì cho học sinh.
25

×